Với tốc độ phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng ngày càng
cao, thì khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường, CTNH ngày càng lớn.
Trước những thách thức của sự gia tăng chất thải công nghiệp rắn công nghiệp,
nhằm kiểm soát tốt lượng chất thải phát sinh cũng như giảm thiểu tác động của chất
thải công nghiệp đến môi trường thì việc xây dựng quy trình chuyển giao phế liệu,
chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại từ các doanh nghiệp từ Trạm
trung chuyển CTNH của KCN cho các chủ xử lý, tiêu hủy là vấn đề cấp bách.
155 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông
thường và chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2010 của UBND
tỉnh Đồng Nai về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
112
- Quyết định phê duyệt ĐTM các khu công nghiệp trong đó có quy định việc xây
dựng các Trạm trung chuyển chất thải rắn tại các KCN.
Trong đó, trực tiếp liên quan đến chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các
KCN là Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Nai về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
thông thường và chất thải nguy hại đối với các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, trong chỉ thị chưa quy định cụ thể về cơ chế phối hợp và
giám sát kiểm tra việc thực hiện quản lý CTR thông thường và CTNH tại các KCn
giữa các Sở, Ban ngành, UBND các cấp liên quan và các bên liên quan khác (Ban
quản lý các KCN, Công ty kinh doanh hạ tầng, các doanh nghiệp trong KCN, các
đơn vị dịch vụ vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH).
4.3.1.2. Nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có
những nội dung chính như sau:
Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường, CTNH, cải thiện chất lượng môi
trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho
phát triển bền vững. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các công ty
kinh doanh hạ tầng KCN, CCN và các doanh nghiệp trong KCN, CCN chấn chỉnh
ngay hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường,
CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
(1). Giao nhiệm vụ Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn toàn
tỉnh tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao CTR thông thường và
CTNH trong phạm vi KCN, CCN do Công ty làm chủ đầu tư với nội dung và lộ
trình như sau:
+ Đối với 21 KCN và 14 CCN đã đi vào hoạt động, khẩn trương thực hiện chậm
nhất đến tháng 12/2010:
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
113
- Bổ sung ngành nghề hoạt động và giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải
nguy hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập
hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Bố trí nhân sự, địa điểm trung chuyển, kho lưu giữ, trang thiết bị, dụng cụ thu
gom, tập trung CTR thông thường, CTNH và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất
thải đã được phân loại tại nguồn từ các doanh nghiệp trong KCN, CCN.
- Chủ động hợp đồng với các doanh nghiệp trong KCN, CCN về phân loại, thu
gom, lưu giữ CTNH, CTR thông thường và hợp đồng với các đơn vị có chức năng
xử lý, tiêu hủy CTR thông thường, CTNH phát sinh trong KCN, CCN.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng lộ trình đảm bảo 100% doanh
nghiệp thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo đúng quy định và hợp đồng với
đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và đề xuất biện pháp xử lý các
doanh nghiệp trong KCN, CCN không thực hiện đúng quy định.
+ 8 KCN và 29 CCN chưa đi vào hoạt động: nghiêm túc thực hiện Điều 36 –
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi
trường và Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.
Trong đó, tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao CTR thông thường,
CTNH theo quy định trước khi KCN, CCN đi vào hoạt động chính thức.
(2). Các doanh nghiệp trong KCN, CCN có trách nhiệm:
- Bố trí, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị thu gom và lưu giữ CTR thông
thường, CTNH. Thực hiện phân loại triệt để chất thải tại nguồn phù hợp với mục
đích tái chế, xử lý và tiêu hủy.
- Hợp đồng với Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, CCN thu gom, vận chuyển
CTR thông thường, CTNH theo đúng quy định, chậm nhất đến tháng 12/2010.
(3). Ban Quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm:
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
114
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát và kiểm tra việc
thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường,
CTNH của các doanh nghiệp trong KCN, CCN và Công ty kinh doanh hạ tầng theo
đúng quy định.
(4). Sở Giao thông vận tải (GTVT) có trách nhiệm:
Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh
ban hành quy định về tuyến và thời gian vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh theo
đúng các quy định về BVMT trong vận chuyển CTNH và các quy định về giao
thông đường bộ.
(5). Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Đẩy nhanh tiến độ lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch Quản lý
CTR đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp liên quan quy hoạch chi tiết các khu
xử lý CTR thông thường, CTNH liên huyện và các điểm tái chế chất thải thông
thường trên địa bàn huyện. Đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch xử lý các bãi
rác tạm gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.
(6). Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan giám sát và kiểm tra việc
thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH, CTR thông thường đối với
khu, CCN trên địa bàn toàn tỉnh.
- Định kỳ hàng quý, báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện việc
quản lý CTNH, CTR thông thường. Những khó khăn vướng mắc và đề xuất biện
pháp xử lý tiếp theo.
(7). UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách
nhiệm:
- Xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTR thông thường,
CTNH các doanh nghiệp ngoài Khu, CCN, khu dân cư trên địa bàn. Đồng thời, lập
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
115
kế hoạch đóng cửa các bãi rác tự phát không phù hợp quy hoạch và ô nhiễm môi
trường. Kế hoạch xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm tồn lưu tại các
khu vực này.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các quy định BVMT các cơ sở thu mua phế liệu và các doanh nghiệp trên
địa bàn theo phân cấp.
- Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp
thời phát hiện, đề xuất xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về
BVMT, nhất là các hoạt động thu gom, xử lý CTR thông thường, CTNH và các bãi
chôn lấp CTR không đúng quy định.
Như vậy, Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai đã đề ra các trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan quản lý liên quan trong
công tác quản lý CTR thông thường và CTNH tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa được quy định cụ thể
và hệ thống. Do đó, cần thiết phải cải thiện mô hình tổ chức phân loại, thu gom, lưu
giữ CTR trong KCN để cho công tác quản lý môi trường được thống nhất và hợp lý
với điều kiện đặc thù của tỉnh Đồng Nai.
4.3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Xây
Dựng, Sở Công Thương, Sở GTVT, Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp, UBND
Huyện Thị trong việc quản lý CTR thông thường và CTNH [11]
4.3.2.1. Hiện trạng quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng
Nai
Chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 11/03/2010
nhưng đến thời điểm hiện nay (tính đến tháng 03/2011) vẫn đang trong quá trình
thực hiện. Tính đến hết tháng 03/2011, hiện trạng quản lý CTR thông thường và
CTNH tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với sự quản lý của các cơ quan chức
năng liên quan có thể trình bày ngắn gọn như sau:
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
116
Hiện tại, các doanh nghiệp trong các KCN có phát sinh CTR và CTNH sẽ tự liên
hệ với đơn vị thu gom và xử lý. Cụ thể như sau:
a. Đối với CTRCN thông thường:
- CTR sinh hoạt: hợp đồng với các đơn vị dịch vụ môi trường đô thị;
- CTR có thể tái chế: bán cho các đơn vị thu mua;
- CTR công nghiệp không thể tái chế: hợp đồng thuê đơn vị thu gom và xử lý.
b. Đối với CTNH: hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom:
Tất cả các hoạt động này được Sở TN&MT quản lý thông qua việc doanh
nghiệp trong các KCN kê khai và đăng ký chủ nguồn thải. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp trong KCN cũng phải báo cáo trực tiếp cho cơ quan quản lý trực tiếp là Ban
Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai. Chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN chưa có
vai trò chính trong việc quản lý CTRCN, CTNH. Như vậy, tình hình quản lý
CTRCN thông thường và CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong các KCN
được Sở TN&MT và Ban quản lý các KCN tỉnh nắm trực tiếp.
Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy từng loại CTRCN thông
thường và CTNH được các đơn vị thu gom, xử lý thực hiện thông qua hợp đồng
kinh tế với các doanh nghiệp trong KCN.
Việc xây dựng, điều hành và quản lý các cơ sở hạ tầng (bãi chôn lấp, khu tái
chế, nhà máy xử lý CTNH…) được Sở Xây dựng thực hiện. Quá trình vận chuyển
và quy định tuyến đường vận chuyển được Sở GTVT quản lý.
Sau cùng các Sở ban ngành liên quan và Ban Quản lý các KCN báo cáo với
UBND tỉnh.
Như vậy, có thể thấy việc vận hành bộ máy quản lý CTRCN, CTNH chưa có sự
ràng buộc và kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan là Công ty kinh doanh hạ
tầng KCN, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai và các
cơ quan liên quan khác. Điều này sẽ gây ra việc không kiểm soát được nguồn phát
thải CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
117
Toàn bộ các mối quan hệ của hệ thống quản lý CTRCN thông thường và CTNH
trong các KCN tỉnh Đồng Nai được tóm lại tại hình 4.5.
4.3.2.2. Mối liên quan giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong việc quản lý
CTR thông thường và CTNH (Chỉ thị số 04/CT-UBND)
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã
đề ra các trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan quản lý liên quan trong công tác quản
lý CTR thông thường và CTNH tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong chỉ thị bổ sung vai trò quản lý của các Đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng
KCN. Khi đó, các Đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN phải có trách nhiệm tổ
chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao CTR thông thường và CTNH trong
phạm vi KCN, CCN do Công ty làm chủ đầu tư. Với việc tập trung như vậy sẽ góp
phần kiểm soát chặt chẽ hơn lượng CTR thông thường và CTNH phát sinh tại KCN.
Đồng thời, cũng thúc đẩy quá trình thu gom và xử lý CTR và CTNH trong các KCN
cũng như việc xử lý CTR và CTNH được kiểm soát chặt chẽ do các đơn vị thu gom
và xử lý được lựa chọn kỹ lưỡng. Chỉ thị cũng nêu rõ vai trò của địa phương nơi các
KCN đang hoạt động. Nhiệm vụ chính là các Phòng TN&MT địa phương sẽ kết
hợp giám sát, thanh tra các hoạt động thu gom, xử lý CTR thông thường, CTNH và
các bãi chôn lấp CTR. Với việc tham gia giám sát của địa phương, quá trình quản lý
hoạt động liên quan đến CTR thông thường và CTNH sẽ được kiểm soát chặt chẽ
hơn. Mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý theo Chỉ thị số 04/CT-UBND được tóm
tắt trong sơ đồ mối liên hệ tại hình 4.6.
4.3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong
việc quản lý CTRCN thông thường và CTNH
Trên cơ sở xem xét tình hình thực tế và năng lực xử lý CTRCN thông thường và
CTNH phát sinh tại các KCN tỉnh Đồng Nai, việc thực hiện Chỉ thị số 04 cần được
xem xét điều chỉnh như sau:
- CTR thông thường sẽ được các doanh nghiệp trong các KCN tự liên hệ với các
đơn vị chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định.
118
Sổ đăng ký chủ nguồn thải
Quá trình và tuyến vận chuyển
KCN
DN
Đơn vị thu gom
DN DN
DN DN
Đơn vị thu mua
Đơn vị xử lý CTNH
CTR không
tái chế
CTR tái chế
CTNH
Khu xử lý/Bãi chôn lấp
Khu tái chế
NM xử lý
Vận chuyển
Vận chuyển
Vận chuyển
BQL KCN Sở TN&MT Sở GTVT Sở Xây dựng
UBND Tỉnh
Hình 4.5 : Hiện trạng quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai
119
Thiết kế, xây dựng, giám sát, kiểm tra Phối hợp thực hiện Giám sát, kiểm tra
Quá trình và tuyến vận chuyển
KCN
DN
Đơn vị thu gom
DN DN
DN DN
Đơn vị thu mua
Đơn vị xử lý CTNH
CTR không
tái chế
CTR tái chế
CTNH
Khu xử lý/Bãi chôn lấp
Khu tái chế
NM xử lý
Vận chuyển
Vận chuyển
Vận chuyển
BQL KCN Sở TN&MT Sở GTVT Sở Xây dựng
UBND Tỉnh
Hình 4.6 : Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTR thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai theo
Chỉ thị số 04/CT-UBND
Công ty kinh doanh hạ tầng
KCN
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 120
- CTNH sẽ được Công ty kinh doanh hạ tầng KCN tập kết, phân loại, lưu chứa
và trực tiếp chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy CTNH thông
qua các hợp đồng kinh tế.
Mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTRCN thông thường và
CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai sau khi điều chỉnh Chỉ thị số 04 cho phù hợp với
tình hình thực tế được mô tả tại hình 4.7:
Dựa vào sơ đồ mô tả mối liên hệ giữa các bên liên quan trong vấn đề quản lý
CTRCN thông thường và CTNH tại hình 4.7, có thể khái quát về cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong việc quản lý CTRCN thông thường
và CTNH như sau:
Các bên liên quan đến hoạt động quản lý CTRCN thông thường và CTNH có thể
chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm phát sinh CTR và CTNH: gồm có các doanh nghiệp trong các KCN và
Công ty kinh doanh hạ tầng KCN.
+ Nhóm thu gom và xử lý CTR và CTNH gồm có: các đơn vị dịch vụ thu gom –
xử lý, đơn vị thu mua phế liệu và đơn vị dịch vụ xử lý CTNH.
+ Nhóm quản lý gồm có các cơ quan quản lý từ các Sở ban ngành liên quan như:
Ban quản lý các KCN, Sở TN&MT, Sở GTVT, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai,
UBND huyện, Thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
Trong đó, các bên liên quan có liên hệ chặt chẽ với nhau và các đối tượng trong
từng nhóm cũng có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Các mối liên hệ giữa các
nhóm đối tượng này cần được cụ thể hóa bằng văn bản được công bố và áp dụng
trong quá trình quản lý CTRCN thông thường và CTNH.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Nai trong việc quản lý
CTR thông thường và CTNH theo các bước sau:
Bƣớc 1: Xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và năng lực
của các doanh nghiệp liên quan đến việc phát sinh, thu gom và xử lý CTR
thông thƣờng và CTNH.
121
Thiết kế, xây dựng, giám sát, kiểm tra Phối hợp thực hiện Giám sát, kiểm tra
Quá trình và tuyến vận chuyển
KCN
DN
Đơn vị thu gom
DN DN
DN DN
Đơn vị thu mua
Đơn vị xử lý CTNH
CTR không
tái chế
CTR tái chế
CTNH
Khu xử lý/Bãi chôn lấp
Khu tái chế
NM xử lý
Vận chuyển
Vận chuyển
Vận chuyển
BQL KCN Sở TN&MT Sở GTVT Sở Xây dựng
UBND Tỉnh
Hình 4.7 : Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai
được đề xuất điều chỉnh so với Chỉ thị số 04/CT-UBND
Công ty kinh doanh hạ tầng
KCN
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 122
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có liên quan
đến việc phát sinh, thu gom và xử lý CTR thông thường và CTNH được đề ra cụ thể
trong Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Nai.
Bƣớc 2: Xây dựng hệ thống quản lý việc thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRCN thông thƣờng và CTNH
Hệ thống quản lý việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN thông thường và
CTNH được tóm tắt trong sơ đồ tại hình 4.7.
Bƣớc 3: Xác định cách thức thực hiện nhiệm vụ đối với từng cơ quan quản
lý và các doanh nghiệp có liên quan trong việc quản lý CTRCN thông thƣờng
và CTNH
Cách thức thực hiện nhiệm vụ đối với từng cơ quan quản lý và các doanh nghiệp
có liên quan trong việc quản lý CTRCN thông thường và CTNH được trình bày cụ
thể như sau:
(1). Các doanh nghiệp trong các KCN:
Các doanh nghiệp trong các KCN có trách nhiệm sau đây:
- Phân loại CTR thông thường và CTNH phát sinh tại cơ sở theo từng loại riêng
biệt: CTRCN thông thường do sinh hoạt của công nhân (CTRCN-SH), CTR có thể
tái chế (phế liệu), CTRCN thông thường do dây chuyền sản xuất (CTRCN-SX) và
CTNH. CTNH được tiếp tục phân loại theo từng mã CTNH đã được đăng ký trong
sổ chủ nguồn thải với Sở TN&MT.
- Đối với CTRCN thông thường (CTR có khả năng tái chế, CTRCN-SH,
CTRCN-SX) : Chủ động hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua phế liệu tái chế,
thu gom, xử lý CTRCN-SH, thu gom, xử lý CTRCN-SX. Các doanh nghiệp được
hợp đồng này phải có giấy phép hoạt động thu gom xử lý và thu mua. Lượng
CTRCN thông thường này được thống kê khối lượng theo từng tháng và nêu rõ
doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom, thu mua và xử lý. Bảng biểu thống kê khối
lượng CTR thông thường phát sinh và doanh nghiệp thu mua được báo cáo định kỳ
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 123
hàng tháng hoặc quý cho Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, BQL các KCN và Sở
TN&MT tỉnh Đồng Nai.
- Đối với CTNH: sau khi được phân loại theo mã CTNH tại từng doanh nghiệp
trong KCN sẽ được vận chuyển về Trạm trung chuyển CTRCN, CTNH của từng
Công ty kinh doanh hạ tầng KCN. Kinh phí xử lý CTNH này sẽ được thống nhất
giữa doanh nghiệp trong KCN và Công ty kinh doanh hạ tầng KCN theo đơn giá
được UBND tỉnh phê duyệt. Khối lượng CTNH phát sinh tại doanh nghiệp trong
KCN cũng được thống kê và báo cáo hàng tháng hoặc quý cho Công ty kinh doanh
hạ tầng KCN, Ban Quản lý các KCN và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai.
Như vậy, Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, Ban Quản lý các KCN và Sở
TN&MT tỉnh Đồng Nai sẽ nắm được các số liệu báo cáo về khối lượng CTRCN
thông thường và CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN theo từng chủng
loại cụ thể.
(2). Công ty kinh doanh hạ tầng KCN:
Công ty kinh doanh hạ tầng KCN sẽ xây dựng Trạm trugn chuyển CTRCN,
CTNH là nơi tập kết CTNH đã được phân loại từ các doanh nghiệp trong KCN của
mình và nắm số liệu thống kê CTRCN thông thường và CTNH phát sinh của tất cả
các doanh nghiệp trong KCN. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra, giám sát quá trình thu gom và vận chuyển CTRCN thông thường của
các doanh nghiệp trong KCN.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại CTNH tại các doanh nghiệp trong
KCN.
- Xây dựng Trạm trung chuyển CTNH, kèm theo thiết bị thu gom, vận chuyển
để tiếp nhận CTNH phát sinh từ tất cả các doanh nghiệp trong KCN.
- Xây dựng hệ thống xử lý CTNH hoặc hợp đồng với các đơn vị có chức năng
và giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH.
- Thống kê lượng CTRCN thông thường và CTNH phát sinh tại KCN và báo cáo
định kỳ hàng quý cho Ban Quản lý các KCN và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 124
Như vậy, toàn bộ khối lượng CTNH của từng doanh nghiệp trong KCN sẽ được
Công ty kinh doanh hạ tầng KCN phân loại, thu gom, vận chuyển và tự xử lý, tiêu
hủy hoặc chuyển giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý và tiêu
hủy đúng quy định. Ban Quản lý các KCN và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai sẽ quản lý
được các số liệu về lượng CTRCN thông thường và CTNH phát sinh từ các doanh
nghiệp trong KCN theo từng chủng loại cụ thể.
(3). Các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và
CTNH:
+ Đối với CTRCN thông thường:
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy trực tiếp với các doanh nghiệp
nằm trong KCN có yêu cầu theo đúng chức năng đã đăng ký về thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR thông thường.
- Tuân thủ tuyến đường vận chuyển CTRCN thông thường do Sở GTVT vạch ra.
- Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý báo cáo cho Ban Quản lý các KCN và Sở
TN&MT tỉnh Đồng Nai về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN
thông thường.
+ Đối với CTNH:
- Hợp đồng xử lý, tiêu hủy CTNH với Chủ kinh doanh hạ tầng KCN (Trạm
trung chuyển CTNH của KCN) khi có yêu cầu theo đúng chức năng và giấy phép
hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH.
- Tuân thủ tuyến đường vận chuyển CTNH do Sở GTVT vạch ra.
- Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý báo cáo cho Ban Quản lý các KCN và Sở
TN&MT tỉnh Đồng Nai tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH.
(4). Đơn vị vận hành các khu xử lý, bãi chôn lấp, khu tái chế, nhà máy xử lý
CTRCN thông thường và CTNH:
- Tiếp nhận và xử lý CTRCN thông thường và CTNH phát sinh từ các KCN trên
địa bàn tỉnh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Công ty kinh doanh hạ tầng KCN
(Trạm trung chuyển), các doanh nghiệp trong KCN, các đơn vị dịch vụ thu gom,
vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH (nếu có yêu cầu).
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 125
- Thống kê khối lượng CTRCN thông thường và CTNH tiếp nhận, báo cáo định
kỳ hàng tháng cho Sở TN&MT và Sở Xây dựng.
(5). Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai:
Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai là cơ quan quản lý CTRCN thông thường
và CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong các KCN và từ các doanh nghiệp
kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và kiểm tra, giám sát quá trình thu gom, vận chuyển,
xử lý và tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thu gom, phân loại, lưu chứa CTRCN thông
thường và CTNH của các doanh nghiệp trong KCN.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý,
tiêu hủy CTNH của các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng về tình hình quản lý CTRCN thông thường và CTNH
của tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho Sở TN&MT và UBND tỉnh
Đồng Nai.
(6). Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai:
Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai quản lý chung các hoạt động quản lý CTR thông
thường và CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Kiểm tra, giám sát quá trình thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý,
tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH của các doanh nghiệp trong KCN.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý, tiêu hủy
CTNH của các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị dịch vụ vận chuyển, xử lý và tiêu
hủy CTRCN thông thường và CTNH.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các khu xử lý, bãi chôn lấp, khu tái chế, nhà
máy xử lý CTRCN thông thường và CTNH.
- Thống kê khối lượng CTR thông thường và CTNH của tất cả các nguồn trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai và báo cáo cho UBND tỉnh Đồng Nai định kỳ 6 tháng và
hàng năm.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 126
(7). Sở GTVT tỉnh Đồng Nai:
Sở GT-VT tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm quy định về tuyến và thời gian vận
chuyển CTR thông thường và CTNH trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định về
BVMT trong vận chuyển CTNH và các quy định về giao thông đường bộ.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển CTR thông thường và CTNH trên địa
bàn tỉnh.
- Quản lý lượng xe vận chuyển CTR thông thường và CTNH trên địa bàn tỉnh.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng cho Sở TN&MT và UBND tỉnh Đồng Nai.
(8). Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai:
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm quy hoạch chi tiết các khu xử lý
CTR thông thường, CTNH liên huyện và các điểm tái chế CTR thông thường trên
địa bàn huyện. Đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch xử lý các bãi rác tạm gây
ô nhiễm môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các khu xử lý CTR thông thường, CTNH liên
huyện, các bãi rác tạm và các điểm tái chế CTR thông thường.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng tình hình hoạt động của các khu xử lý CTR thông
thường, CTNH liên huyện, các bãi rác tạm và các điểm tái chế chất thải thông
thường cho Sở TN&MT và UBND tỉnh Đồng Nai.
Bƣớc 4: Xây dựng hệ thống đánh giá công tác quản lý CTR thông thƣờng
và CTNH, khen thƣởng và xử phạt
Để công tác quản lý giữa các bên liên quan có sự phối hợp tốt cần thiết phải đặt
ra thời gian tổng hợp các báo cáo cũng như cách thức tiến hành kiểm tra, giám sát
giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Các báo cáo về khối lượng CTRCN thông thường và CTNH từ các doanh
nghiệp trong KCN, công ty kinh doanh hạ tầng KCN, các đơn vị dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTR thông thường và CTNH, các đơn vị vận hành
khu xử lý, bãi chôn lấp, khu tái chế, nhà máy xử lý gửi về cho các cơ quan quản lý
trước ngày 5 mỗi tháng đầu quý.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 127
- Các báo cáo về khối lượng CTRCN thông thường và CTNH từ Ban Quản lý
các KCN, Sở GTVT, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai gửi về cho Sở TN&MT trước
ngày 10 mỗi tháng đầu quý.
- Sở TN&MT tổng hợp số liệu về khối lượng CTR thông thường và CTNH báo
cáo cho UBND tỉnh trước ngày 15 mỗi tháng đầu quý.
Các trường hợp không thực hiện báo cáo đúng thời gian quy định sẽ chịu trách
nhiệm trước các cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên.
Bƣớc 5: Quy định về thời điểm và quy trình quản lý CTR thông thƣờng và
CTNH
- Quy trình quản lý CTR thông thường và CTNH được ban hành thành quy chế
và phổ biến đến các bên liên quan.
- Thời điểm thực hiện: thực hiện sau khi hoàn tất các nội dung sau đây:
+ Phân loại CTR thông thường và CTNH tại các doanh nghiệp trong KCN.
+ Xây dựng hệ thống các Trạm trung chuyển CTNH tại các công ty kinh doanh
hạ tầng KCN.
+ Lập danh sách các đơn vị dịch vụ có chức năng thu gom và xử lý CTR thông
thường và CTNH.
+ Xây dựng xong mạng lưới vận chuyển CTRCN thông thường và CTNH.
+ Xây dựng xong các khu xử lý, bãi chôn lấp, khu tái chế, nhà máy xử lý
CTRCN thông thường và CTNH.
+ Xây dựng xong quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại, thu gom và
xử lý CTR thông thường và CTNH.
Bƣớc 6: Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi bổ sung
Quy chế cần được viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Trước khi ban hành chính
thức, cần họp phổ biến và lấy ý kiến của các bên liên quan. Sau khi áp dụng, quy
chế cần liên tục được xem xét, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh về tình
hình quản lý và xử lý CTR thông thường và CTNH và những yêu cầu mới.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 128
4.3.3. Đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý CTRCN
thông thường và CTNH phát sinh từ các KCN [7]
Để có thể vận hành hệ thống quản lý CTRCN thông thường và CTNH phát sinh
từ các KCN cần thiết phải có các hoạt động giám sát và kiểm tra từng công đoạn.
Cụ thể như sau:
4.3.3.1. Giám sát và kiểm tra quá trình phân loại tại nguồn
a. Tại các doanh nghiệp trong các KCN
- Việc kiểm tra được tiến hành ngẫu nhiên tại các cơ sở phát sinh CTRCN thông
thường và CTNH.
- Thành phần đoàn kiểm tra gồm có đại diện Công ty kinh doanh hạ tầng KCN,
đại diện Ban Quản lý các KCN, đại diện Sở TN&MT.
- Nội dung kiểm tra: khối lượng CTRCN thông thường và CTNH phát sinh, việc
thu gom, phân loại, lưu giữ và hợp đồng thu gom CTRCN thông thường và CTNH.
- Thời gian kiểm tra: định kỳ mỗi quý một lần.
- Mỗi đợt kiểm tra phải có văn bản ghi nội dung kiểm tra.
b. Tại các công ty kinh doanh hạ tầng KCN
- Việc kiểm tra được tiến hành tại tất cả các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN.
- Thành phần đoàn kiểm tra gồm có đại diện Ban Quản lý các KCN, đại diện Sở
TN&MT.
- Nội dung kiểm tra: khối lượng CTR thông thường và CTNH phát sinh, việc thu
gom, phân loại, lưu giữ và hợp đồng thu gom và xử lý CTNH.
- Thời gian kiểm tra: định kỳ 6 tháng một lần.
- Mỗi đợt kiểm tra phải có văn bản ghi nội dung kiểm tra.
4.3.3.2. Giám sát
a. Quá trình vận chuyển CTR thông thường
- Việc kiểm tra được tiến hành ngẫu nhiên tại tất cả các doanh nghiệp thu gom,
vận chuyển và xử lý CTR thông thường.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 129
- Thành phần đoàn kiểm tra gồm có đại diện công ty kinh doanh hạ tầng KCN,
đại diện Ban Quản lý các KCN, đại diện Sở TN&MT, đại diện Sở GTVT.
- Nội dung kiểm tra: khối lượng CTR thông thường và tuyến đường vận chuyển.
- Thời gian kiểm tra: định kỳ 6 tháng một lần.
- Mỗi đợt kiểm tra phải có văn bản ghi nội dung kiểm tra.
b. Quá trình vận chuyển CTNH
- Việc kiểm tra được tiến hành tại tất cả các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển
và xử lý CTNH.
- Thành phần đoàn kiểm tra gồm có đại diện Công ty kinh doanh hạ tầng KCN,
đại diện Ban Quản lý các KCN, đại diện Sở TN&MT, đại diện Cảnh sát Môi
trường, đại diện Sở GTVT.
- Nội dung kiểm tra: khối lượng CTNH và tuyến đường vận chuyển.
- Thời gian kiểm tra: định kỳ 6 tháng một lần.
- Mỗi đợt kiểm tra phải có văn bản ghi nội dung kiểm tra.
4.3.3.3. Giám sát và kiểm tra quá trình tiếp nhận và xử lý
a. Quá trình tiếp nhận và xử lý CTR thông thường
- Việc kiểm tra được tiến hành tại tất cả các khu xử lý, bãi chôn lấp, khu tái chế,
nhà máy xử lý CTR thông thường.
- Thành phần đoàn kiểm tra gồm có đại diện Sở TN&MT, đại diện Sở Xây dựng.
- Nội dung kiểm tra: khối lượng CTR thông thường và hoạt động nơi tiếp nhận.
- Thời gian kiểm tra: định kỳ 6 tháng một lần.
- Mỗi đợt kiểm tra phải có văn bản ghi nội dung kiểm tra.
b. Quá trình tiếp nhận và xử lý CTNH
- Việc kiểm tra được tiến hành tại tất cả các khu xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh.
- Thành phần đoàn kiểm tra gồm có đại diện Sở TN&MT, đại diện Cảnh sát Môi
trường, đại diện Sở Xây dựng.
- Nội dung kiểm tra: khối lượng CTNH và hoạt động nơi tiếp nhận.
- Thời gian kiểm tra: định kỳ 6 tháng một lần.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 130
- Mỗi đợt kiểm tra phải có văn bản ghi nội dung kiểm tra.
4.3.3.4. Đối chiếu và kiểm tra số liệu báo cáo
Việc đối chiếu số liệu báo cáo từ các cấp sẽ được thực hiện tại các cơ quan quản
lý trực tiếp như sau:
- Đối với Công ty kinh doanh hạ tầng KCN: đối chiếu số liệu báo cáo về khối
lượng CTRCN thông thường và CTNH phát sinh trong KCN. Sau đó, gửi kết quả
đối chiếu về Ban Quản lý các KCN và Sở TN&MT.
- Đối với Ban Quản lý các KCN: Đối chiếu số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp
trong KCN và báo cáo từ các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN về khối lượng
CTRCN thông thường và CTNH phát sinh trong KCN trên địa bàn tỉnh. Sau đó, gửi
kết quả đối chiếu về Sở TN&MT.
- Đối với Sở TN&MT: Đối chiếu số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp trong
KCN, báo cáo khối lượng tiếp nhận tại các nơi tiếp nhận và xử lý CTR thông
thường và CTNH báo cáo từ các công ty kinh doanh hạ tầng KCN và Ban Quản lý
các KCN về khối lượng CTR thông thường và CTNH phát sinh trong KCN trên địa
bàn tỉnh. Sau đó, làm rõ các số liệu không hợp lý giữa các báo cáo đối chiếu của
Công ty kinh doanh hạ tầng KCN và Ban Quản lý các KCN bằng cách cân bằng
khối lượng CTR thông thường và CTNH phát sinh trong các KCN.
4.3.3.5. Giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình
Đối với việc kiểm tra và thực hiện quy trình, định kỳ 6 tháng đại diện các bên
liên quan hợp giao ban tại Sở TN&MT dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm rà
soát lại quy trình thực hiện đối với từng cấp quản lý và điều chỉnh, bổ sung quy
trình nếu có phát sinh các vấn đề mới.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 131
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất
thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai” được thực hiện và đã đạt được
một số kết quả có thể tóm tắt như sau:
+ Với tốc độ phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng ngày càng
cao, thì khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường, CTNH ngày càng lớn.
Trước những thách thức của sự gia tăng chất thải công nghiệp rắn công nghiệp,
nhằm kiểm soát tốt lượng chất thải phát sinh cũng như giảm thiểu tác động của chất
thải công nghiệp đến môi trường thì việc xây dựng quy trình chuyển giao phế liệu,
chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại từ các doanh nghiệp từ Trạm
trung chuyển CTNH của KCN cho các chủ xử lý, tiêu hủy là vấn đề cấp bách. Đề
tài đã xây dựng được các quy trình chuyển giao phế liệu, quy trình chuyển giao
CTRCN thông thường từ các doanh nghiệp trực tiếp cho các đơn vị dịch vụ xử lý,
quy trình chuyển giao CTNH từ các doanh nghiệp cho Trạm trung chuyển CTNH
thuộc Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, quy trình chuyển giao CTNH từ Trạm
trung chuyển CTNH cho các đơn vị có giấy phép hành nghề xử lý CTNH. Trong
trường hợp khối lượng CTNH phát sinh từ một doanh nghiệp nào đó tương đối lớn,
thì Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN không cần thu gom về Trạm trung chuyển CTNH
của KCN, mà có thể liên hệ với đơn vị có giấy phép hành nghề xử lý CTNH đến thu
gom trực tiếp từ kho của doanh nghiệp có phát sinh CTNH.
+ Đề tài đã trình bày về hiện trạng các mối quan hệ giữa các sở, ban ngành có
chức năng quản lý nhà nước về CTR và CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với Ban
Quản lý các KCN, công ty kinh doanh hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong KCN,
các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và
CTNH.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 132
+ Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ phối hợp theo Chỉ thị 04/CT-UBND của
UBND tỉnh Đồng Nai. Đề tài đã đề xuất, kiến nghị một vài điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện thực tế của tỉnh Đồng Nai. Đó là, các công ty kinh doanh hạ tầng
KCN chỉ tập trung đều tư xây dựng Trạm trung chuyển CTNH của KCN, còn phế
liệu và CTRCN thông thường sẽ do các doanh nghiệp trong KCN trực tiếp ký hợp
đồng với các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN thông thường,
nhưng định kỳ phải báo cáo cho công ty kinh doanh hạ tầng KCN
+ Đề tài cũng đã đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý
CTRCN thông thường và CTNH tại các KCN
5.2. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chất thải rắn, chất
thải nguy hại tại Đồng Nai
+ Trong năm 2011, bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch; tiếp tục
phối hợp các ngành, các cấp liên quan Chỉ thị 04/CT.UBND ngày 11/3/2010 của
UBND tỉnh Đồng Nai về việc chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển
và xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường và CTNH đối với các KCN, CCN trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
+ Đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường cho phép mời chuyên gia tư vấn, xây dựng
và áp dụng hệ thống thông tin quản lý chất thải để nâng cao chất lượng công tác
quản lý, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và trao đổi số liệu về CTNH, CTR thông
thường tại địa phương.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01]. UBND tỉnh Đồng Nai (2010). Báo cáo định hướng qui hoạch phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
[02]. UBND tỉnh Đồng Nai (2011). Báo cáo về việc triển khai các khu xử lý chất
thải theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
[03]. Ngô Thành Đức (2007). Luận văn cao học “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản
lý chất thải nguy hại phù hợp cho các KCN – KCX thành phố Hồ Chí Minh”
[04]. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Hồng Trân và Trịnh Ngọc Đào (Đại học Bách
Khoa, Đại học Quốc Gia Tp.HCM). Tính toán tải lượng, dự báo phát sinh chất thải
nguy hại từ 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất
các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải nguy hại.
[05]. Chi cục BVMT Đồng Nai/Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC). Báo
cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai 5 năm (2006-2010).
[06]. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa/Trung tâm Công
nghệ Môi trường (ENTEC). Thu thập và tổng hợp báo cáo dữ liệu phục vụ công tác
nghiên cứu quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Biên Hòa,
2008.
[07]. Chi cục BVMT Đồng Nai/Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC). Điều
tra, đánh giá các nguồn thải, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai. Biên Hòa, 2010.
[08]. GS.TS Lâm Minh Triết và PGS.TS Lê Thanh Hải. Giáo trình quản lý chất thải
nguy hại.
[09]. Nguyễn Thị Thu Hằng, Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc Gia
Tp.HCM). Đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu, xây dựng mô hình dịch vụ nhằm
thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại khu
vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu”,
Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2007.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện 134
[10]. Nguyễn Xuân Trường, Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc Gia
Tp.HCM). Luận văn tiến sỹ kỹ thuật “Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi
nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam”, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008
[11]. Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông
thường và chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
[12]. Các website:
ra%CC%81c-tha%CC%89i-ra%CC%81n-va%CC%80-ti%CC%80nh-
hi%CC%80nh-xu%CC%89-ly%CC%81-ra%CC%81c-tha%CC%89i-ra%CC%81n-
o%CC%89-ha%CC%80-no%CC%A3i
cac-ph%C6%B0%C6%A1ng-phap-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-CTNH
thai-nguy-hai.2.html
135
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của chủ dự án
& ĐTM được duyệt
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : BẢNG THỐNG KÊ TIẾN ĐỘ ĐẦU TƢ CỦA CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025
ĐVT: tấn/ngày
S
T
T
Địa điểm/Chức năng Chủ đầu tƣ đã đƣợc giới thiệu địa điểm
Diện tích (ha)
Hiện
trạng,
công
suất xử
lý
Đến năm 2015 Đến năm 2020 Đến năm 2025
Theo
ĐTM
Theo
quy
hoạch
hiện
hành [1]
Theo quy
hoạch dự
kiến điều
chỉnh [2]
CTRSH CNKNH CTNH Tổng CTRSH CNKNH CTNH Tổng CTRSH CNKNH CTNH Tổng
A Theo Quy Hoạch
1 Vĩnh Tân (CTRSH,CTKNH)
1. Cty TNHH MTV DVMTĐT Đồng Nai
(Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế)
30 81 650 350 0 1000 1000 700 300 2000 1000 700 300 2000
2
Quang Trung
(CTRSH,CTKNH,CTNH)
2. Cty CP Dịch vụ Sonadezi 130 100 130 2,4 240 - 82 322 280 - 102 382 320 - 122 442
3
Tây Hòa
(CTRSH,CTKNH,CTNH)
3. Cty TNHH Tài Tiến 9,8 10 9 13,7 100 - 50 150 100 - 50 150 200 - 50 250
4
Xuân Mỹ
(CTRSH,CTKNH,CTNH)
4. Cty TNHH TM MT Thiên Phước 20 20 20 100 220 40 360 200 220 60 480 400 220 100 720
5
Bàu Cạn
(CTRSH,CTKNH,CTNH)
5. Cty TNHH TM DV Phúc Thiên Long 93,6
100 100
450 160 100 710 450 160 100 710 450 160 100 710
6. Cty TNHH Tân Thiên Nhiên 10,2 - 150 39 189 - 300 55 355 - 450 75 525
6 Phú Thanh (CTRSH) 7. Cty TNHH TM XD Đa Lộc 5 10 20 70 - - 70 100 - - 100 150 150
7 Túc Trưng (CTRSH) Chưa có nhà đầu tư 10 20
8 Xuân Tâm (CTRSH) Chưa có nhà đầu tư 10 20
Tổng quy mô đầu tƣ xây dựng 268,6 240 279 16,1 1610 880 312 2802 2130 1380 667 4177 2520 1530 747 4797
Dự báo phát sinh [2] 2772 3085 503 6360 3341 4471 728 8540 3967 7338 1195
1249
9
Tỷ lệ (%) 58,1 28,5 62,0 44,1 63,7 30,9 91,7 48,9 63,5 20,9 62,6
B Không nằm trong quy hoạch
Địa điểm Chủ dự án Diện tích Công suất CTRSH CNKNH CTNH Tổng Ghi Chú
1 Biên Hòa
Cty TNHH MTV DVTMĐT Đồng Nai
15
500(*)
(*): chuyển về Cty
Đồng Xanh xử lý
200 tấn/ngày Cty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh 5 400 400
2 Vĩnh Cửu Cty TNHH Tân Phát Tài 10,5 Theo giấy phép
hành nghề quản lý
CTNH
3 Biên Hòa Cty TNHH Đại Lam Sơn 5,9
4 Biên Hòa Khu xử lý Hóa lý Cty CPDV Sonadezi 32,6
Tổng 20 500 400,0 49,0 449,0
Ghi chú:
ĐTM: đánh giá tác động môi trường
CTRSH: chất thải rắn sinh hoạt
CTKNH: công nghiệp không nguy hại
CTNH: chất thải nguy hại
[1]: theo QĐ số 7480/QĐ.UBND ngày 26/07/2006 của UBND tỉnh
[2]: theo Tờ Trình số 51/TTr-SXD ngày 09/04/2011 của Sở Xây dựng
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
136
Phụ lục 2 : Bảng dự báo phát sinh CTNH tại các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm
2020 [4]
S
T
T
Khu công nghiệp
Diện tích
cho thuê
hiện tại
(ha)
Diện tích
quy hoạch
đến năm
2020 (ha)
Tổng lƣợng
CTNH
hiện tại
(tấn/tháng)
Tổng lƣợng
CTNH đến
năm 2020
(tấn/tháng)
1 Biên Hòa I 248,48 284,48 361,074 468,633
2 Biên Hòa II 261,00 261,00 379,267 492,246
3 Amata (gđ I & II) 229,71 250,25 333,799 471,971
4 Nhơn Trạch I 279,41 311,25 406,020 587,017
5 Nhơn Trạch III (gđ I & II) 328,48 461,7 477,325 870,200
6 Gò Dầu 136,70 136,7 198,643 257,816
7 Loteco 71,58 71,58 104,015 134,999
8 Hố Nai (gđ I & II) 139,46 301,13 202,654 567,931
9 Sông Mây (gđ I & II) 135,39 158,1 196,739 298,176
10 Nhơn Trạch II 260,51 260,51 378,555 485,154
11 Long Thành 215,98 357,06 313,847 673,415
12 Tam Phước 219,12 219,12 318,410 404,999
13 An Phước 91,00 171,626
14 Nhơn Trạch V 184,03 205,00 267,420 386,630
15 Dệt may Nhơn Trạch 92,75 121,00 134,778 228,206
16 Định Quán 44,90 44,90 65,245 71,290
17 Nhơn Trạch VI 220,29 379,086
18 Nhơn Trạch II – Nhơn Phú 57,84 108,01 84,049 203,706
19 Nhơn Trạch II – Lộc Khang 27,00 42,54 39,234 80,230
20 Xuân Lộc 30,85 63,88 44,829 120,477
21 Thạnh Phú 58,15 122,19 84,499 230,450
22 Bàu Xéo 306,53 328,08 445,429 618,758
23 Tân Phú 4,26 34,98 6,190 65,972
24 Agtex Long Bình 26,48 27,62 38,478 52,091
TỔNG CỘNG 4880,499 8321,079
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
137
Phụ lục 3 : Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ban bí thư Trung ương
Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị
(Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 Quy định về khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003.
Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án
ưu tiên cấp quốc gia về Bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/08/2004
về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam)
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-
NG/TW của Bộ Chính trị.
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến
năm 2010.
- Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường LVHTSĐN đến năm 2020”.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
138
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 12/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 về danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục Chất thải nguy hại;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ
về Quản lý Chất thải rắn;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 về Quy định quản lý và bảo
vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 về việc Quy định Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- Chương trình hành động số 05-Ctr/TU ngày 20/02/2006 của Ban thường vụ
Tỉnh ủy Đồng Nai (khóa VIII) thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
139
của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước.
- Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 05/01/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai thực
hiện chương trình hành động số 05/CTr/TU ngày 20/02/2006 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Đồng Nai.
- Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đồng Nai về việc thông
qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông
thường và chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 3699/QĐ-UNND ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2010.
- Quyết định số 80/QĐ-TNMT ngày 20/01/2010 của Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2010.
- Quyết định số 81/QĐ-TNMT ngày 20/01/2010 của Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 cho Chi cục Bảo vệ Môi
trường.
- Quyết định số 224/QĐ-TNMT ngày 29/03/2010 của Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường về việc chương trình công tác năm 2010 của Chi cục Bảo vệ Môi
trường.
- Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 10/03/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Thông báo số 58/TB-TNMT ngày 14/04/2010 của Sở Tài nguyên và Môi
trường về việc kết luận của Giám đốc Sở tại cuộc họp trao đổi, giải quyết những
khó khăn vướng mắc trong hoạt động của Chi cục Bảo vệ môi trường.
Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lƣu trữ chất thải
rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai
GVHD : PGS.TS Hoàng Hƣng SVTH : Đặng Doãn Chí Thiện
140
- Quyết định phê duyệt ĐTM các khu công nghiệp trong đó có quy định khu vực
trung chuyển chất thải tại các KCN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai.pdf