Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh

 Cần xây dựng hệ thống quản lý CTRYT có tính chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong một số lĩnh vực quản lý, có sự phân công hợp lý và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Quản lý tốt các nguồn CTRYT phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện.  Hệ thống hóa các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, lưu trữ một cách đồng bộ, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý CTRYT theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

pdf102 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bệnh viện, bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường tại các khoa trong bệnh viện như công tác thu gom, vận chuyển và lưu chứa chất thải…  Dự trừ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.  Tổ chức huấn luyện cho nhân viên nhận thức về công tác bảo vệ môi trường.  Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ hàng quý hoặc hàng năm và đề xuất khen thưởng đối với tập thể đơn vị hoàn thành tốt. KHỐI PHÒNG CHỨC NĂNG BAN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIÁM ĐỐC KHỐI LÂM SÀNG KHỐI CẬN LÂM SÀNG Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 60 5.2 NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN Chương trình quản lý môi trường là một kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu về môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và thân thiện với môi trường hơn. Do đó đòi hỏi tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường bệnh viện giao trách nhiệm thực hiện cho các khoa phòng, theo dõi và đánh giá kết quả chặt chẽ nghiêm khắc để có thể rút được kinh nghiệm và sau đó có kế hoạch hành động, thay đổi cho phù hợp với mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế, công tác khám và chữa bệnh cũng như công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bảo vệ môi trường tại bệnh viện. 5.2.1 Hệ thống quản lý hành chánh (giải quyết vấn đề A, bảng 4.3) 5.2.1.1 Hoàn thiện công tác quản lý hành chính đối với chất thải Trước tiên, bệnh viện cần quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ thu gom rác, cụ thể như sau:  Chuyên nghiệp hóa bộ phận thu gom rác, như không được ém rác, chất rác quá cao.  Giám sát kỹ việc vận chuyển, phải đảm bảo lượng rác vừa đủ trong xe để đậy nắp kín trong quá trình vận chuyển.  Nếu lượng rác thải quá nhiều có thể tăng thêm số lần lấy rác trong ngày và suy xét việc nâng cao mức thu nhập cho nhân viên vận chuyển để khuyến khích họ thực hiện tốt hơn. Thứ hai là vấn đề giám sát lượng rác thải y tế phát sinh tại mỗi khoa. Hiện nay có nhiều người sống bằng nghề thu lượm các loại chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Các vật liệu dùng một lần, đặc biệt là chất nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn đối Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 61 với những người thu gom chất thải vì các chất nhựa này là những loại nhựa tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái chế. Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tượng thất thoát. Vì thế, mỗi khoa nên có một nhân viên chịu trách nhiệm giám sát lượng chất thải đã qua sử dụng, lượng rác thải chưa sử dụng hết tại khoa và ghi nhận cụ thể rõ ràng để so sánh đối chiếu với kho lưu giữ và nhà chứa rác sau mỗi tháng một lần. Như vậy sẽ đảm bảo tốt khối lượng dụng cụ y tế mà kho lưu giữ đã bàn giao đến từng khoa và tránh được tình trạng thất thoát rác không mong muốn trong bệnh viện. 5.2.1.2 Kiểm soát ô nhiễm do chất thải Khoa Chống Nhiễm Khuẩn thực hiện việc giám sát các hoạt động như:  Công tác phân loại rác tại nguồn ở các khoa.  Phương thức quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và thải bỏ) được tiến hàmh chặt chẽ trong bệnh viện. 5.2.1.3 Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm Ban Môi trường áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua Trưởng khoa và các hình thức chế tài như phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc đối với các Trưởng khoa không hướng dẫn nhân viên tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện do Ban môi trường đề ra. Trong khoa nhân viên vi phạm sẽ bị khiển trách và có hình thức xử phạt theo cấp và mức độ tại khoa. 5.2.2 Cải thiện vệ sinh môi trƣờng bệnh viện Việc nâng cao chất lượng cho công tác vệ sinh môi trường bệnh viện phải được mọi người đồng tình và cùng tham gia thực hiện và phải chi tiết cụ thể, được xây dựng trên cơ sở kiểm tra giám sát từ thực tế thông qua việc ghi nhận lại những vấn đề đang diễn ra hằng ngày và phải mang tính khách quan. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 62 Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh nhân và thân nhân cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện tại, tình trạng người nuôi bệnh vứt rác thải vào khu vực thoát nước dọc lang cang tại các dãy phòng của bệnh viện là rất phổ biến tuy đã có nhân viên hộ lý nhắc nhở thường xuyên. Vì vậy Tổ Chống nhiễm khuẩn cần có chương trình tuyên truyền cụ thể và biện pháp xử phạt tài chính thích đáng để họ nhận thức đúng đắn hơn hành vi sai phạm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh chung cho bệnh viện. 5.2.3 Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trƣờng CTRYT bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao. CTRYT có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe con người. Việc tiếp xúc các CTRYT có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong CTRYT có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn… Vì thế, việc nâng cao công tác bảo vệ môi trường nói chung, cũng như nhận thức về tác hại của CTRYT nói riêng giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện. Phòng tổ chức bệnh viện có kế hoạch đưa ra các chương trình giáo dục tuyên truyền cho tất cả mọi người ra vào bệnh viện ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh chung và bảo vệ môi trường bệnh viện. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, những tác động hay ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra giúp cho tất cả mọi người ý thức về vai trò trách nhiệm của bản thân để giúp cho việc bảo vệ môi trường bệnh viện được tốt hơn, trong lành tạo không gian khám và chữa bệnh hiệu quả hơn. Các biện pháp có thể sử dụng như sau đây. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 63 5.2.3.1 Giáo dục cộng đồng Có kế hoạch đưa các chương trình giáo dục, tuyên truyền dành cho tất cả mọi người ra vào bệnh viện, bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện. Việc thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phân loại rác đã sử dụng để ngăn ngừa ô nhiễm. Làm tốt việc này sẽ nâng cao chất lượng điều trị và tiết kiệm chi phí trong vấn đề thải bỏ, xử lý và khắc phục hậu quả về sau. Cách thức có thể thực hiện như sau:  Tổ chức các khóa giáo dục, tập huấn hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường cho các cấp quản lý nồng cốt, cán bộ bệnh viện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các cuộc thi, biểu dương, khen thưởng.  Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến từng người ra vào bệnh viện, hướng dẫn tất cả mọi người thực hiện các yêu cầu về phân loại rác tại nguồn, giữ gìn vệ sinh chung trong toàn bệnh viện.  Tuyên truyền thông qua sử dụng những hệ thống thông tin, biểu ngữ, băng rôn trong bệnh viện. Nội dung tuyên truyền cần thực hiện nổi bật các khía cạnh: - Tính bức xúc liên quan đến chất thải rắn tại bệnh viện. - Những tác động đến môi trường và xã hội của chất thải rắn. - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ các tác động xấu. - Các thành phần chất thải có thể tái sinh, tái chế. - Có thể đưa ra một số khẩu hiệu như sau " Thực hiện công tác tự đánh giá bệnh viện để cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ " hay " Giữ gìn vệ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 64 sinh vì sức khỏe bạn và gia đình bạn" hoặc " Không xả rác nơi công cộng và hành lang cang bệnh viện", "Bảo vệ cây xanh hoa kiểng là bảo vệ chính bản thân mình"…  In ấn tài liệu học tập, tờ bướm, hình ảnh… về việc phân loại rác hay công tác bảo vệ môi trường.  Tổ chức thông tin nhanh và sinh hoạt định kỳ về công tác phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Thông qua giáo dục cộng đồng, ý thức bản thân của mỗi cá nhân được nâng cao, việc đó phải được được thiết lập ngay từ cấp lãnh đạo đến nhân viên bệnh viện cũng như từ người nhà bệnh nhân đến bệnh nhân trong công tác bảo vệ môi trường. Hạn chế được thói quen cũ trong sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư, năng lực chuyên môn của cấp độ quản lý được nâng cao. Các chương trình phải tổ chức có tính bền vững lâu dài chứ không phải là hoạt động trên cơ sở đối phó, mang tính phong trào, chung chung chưa đi sâu vào nguyên nhân và hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường sống. 5.2.3.2 Nâng cao năng lực tổ chức Nâng cao năng lực tổ chức trước hết phải tăng cường hơn sự hiểu biết của người quản lý về vai trò trách nhiệm của mình để đưa ra những giải pháp phù hợp. Kế tiếp tiến hành cải tiến việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, báo cáo kết quả triển khai hoạt động cũng như tiến độ thực hiện thông qua quá trình thu thập các số liệu, thông tin có liên quan trong vấn đề vệ sinh môi trường bệnh viện. Sau đó phân tích các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mục tiêu đề ra. Cụ thể như sau:  Tăng cường hơn công tác giám sát không chỉ riêng tại các khoa phòng trong vấn đề phân loại rác, mà kết hợp thêm việc theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển, nhà lưu giữ rác hay công tác vệ sinh cho khuôn viên xung quanh bệnh viện. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 65  Nghiêm cấm người nhà bệnh nhân nấu ăn tại hành lang, ngoài vườn hay trong buồng bệnh, vứt bất cứ thứ gì xuống khu thoát nước lang cang bệnh viện.  Tổ chống nhiễm khuẩn tăng cường thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các khoa trong bệnh viện bằng các văn bản hướng dẫn, diễn thoại…với nội dung chỉ đạo công tác chuyên môn, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, giữ cho hệ thống quản lý vận hành tốt.  Rà soát những tài liệu phù hợp với hệ thống quản lý môi trường, cập nhật thường xuyên các quy định, văn bản pháp luật mới trong quy chế quản lý bệnh viện.  Có thể đưa ra các tiêu chí để cải tiến công tác quản lý như nâng cao năng lực khám chữa bệnh, giám sát tỉ lệ ô nhiễm, lên lịch công tác thực hiện bao nhiêu lần trong tuần…  Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm: đơn vị chịu trách nhiệm về môi trường trong bệnh viện có thể áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua của mỗi khoa nếu vi phạm hay hình thức chế tài như phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc đối với việc không tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện.  Trực tiếp vận hành chương trình, định kỳ tiến hành công tác đánh giá tổng kết hiệu quả triển khai thực hiện chương trình. 5.3 CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR TẠI BỆNH VIỆN Mặc dù Tổ chống nhiễm khuẩn đã hướng dẫn kỷ về trình tự phân loại rác, thu gom cho đến vận chuyển đến từng khoa phòng nhưng nhìn chung việc thực hiện vẫn còn sơ suất. Do đó, bệnh viện cần nâng cao nhiều hơn công tác quản lý CTRYT để khắc phục và hoàn hiện hơn công tác quản lý hiện nay. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 66 5.3.1 Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn(giải quyết vấn đề B, bảng 4.3) Chất thải rắn sinh hoạt tại bệnh viện hiện nay chỉ được thu gom và vận chuyển chung trong túi màu xanh về nhà lưu giữ và đem vận chuyển đến bãi chôn lấp của thành phố để xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình thu gom không hề được phân loại tại nguồn (phân loại sơ cấp) như là CTRYT, sau đó chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại thứ cấp lần thứ nhất trong quá trình thu gom của công ty chịu trách nhiệm và phân loại lần thứ hai tại bãi chôn lấp do công ty trúng thầu mua phế liệu thực hiện. Do đó, có thể gây khó khăn cho công tác thu gom và vận chuyển của thành phố và không tận dụng triệt để nguồn chất thải rắn có thể tái chế và tái sử dụng lại. Vì vậy, việc tận dụng rác sinh hoạt là việc làm cần thiết, tiết kiệm chi phí xử lý rác cũng như nguyên vật liệu đựng chất thải để hoàn thiện hơn công tác quản lý chất thải phát sinh tại bệnh viện. Mục tiêu là hình thành hệ thống phân loại rác tại nguồn phát sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt và nâng cao nhận thức của tất cả mọi người ra vào bệnh viện. Yêu cầu của chương trình phân loại và tận dụng chất thải sinh hoạt tại nguồn là:  Sự đồng tình tham gia của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân, người thăm nuôi hay những người ra vào bệnh viện.  Nâng cao hơn nhận thức của mọi người trong bệnh viện trong việc tận dụng rác và bảo vệ môi trường.  Tập huấn, tuyên truyền về cách phân loại chất thải cho nhân viên chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển.  Trang bị thêm thùng rác tại các khoa phòng, buồng bệnh cho sự phân loại rác sinh hoạt. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 67  Có thể lên kế hoạch thực hiện trước tại một khoa tiêu biểu, sau đó sẽ áp dụng cho toàn bệnh viện.  Theo dõi, kiểm tra và ghi nhận kết quả triển khai thực hiện. Rác sinh hoạt bao gồm nhiều thứ như giấy các loại (như giấy văn phòng, bao bì, carton, giấy vệ sinh…), nilon, giẻ lau, thực phẩm, vỏ trái cây, lá cây, kim loại ( vỏ đồ hợp, vỏ thùng đựng…). Có rất nhiều thứ có thể tận dụng được, đem bán cho các công ty tái chế được phép tái sử dụng lại. Rác thải được phân loại thành hai nhóm tận dụng được (rác tái chế) và không tận dụng được. Đối với nhóm tận dụng được: giấy, vỏ, đồ hộp, túi nylon, linh kiện máy móc…thì bệnh viện tận dụng cho vào túi màu trắng theo phân loại chất thải y tế được tái chế. Đối với nhóm không tận dụng được: thực phẩm, lá cây,…thì vẫn cho vào túi màu xanh và đem về nhà lưu giữ chất thải của bệnh viện. 5.3.2 Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị lƣu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT (giải quyết vấn đề C, E, bảng 4.3) Về công tác lưu giữ và thu gom chất thải, cần thực hiện một số khắc phục như sau:  Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thu gom tại khoa bằng cách sắp xếp thùng chứa rác y tế đúng màu quy định của Bộ y tế trong quy chế quản lý chất thải y tế tại mỗi khoa phòng.  Trang bị thùng đựng vật sắc nhọn cứng, không có khả năng gây thủng.  Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng. Về công tác vận chuyển rác bệnh viện cần nhanh chóng thực hiện một số việc như sau: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 68  Tăng cường các loại xe chuyên dụng sử dụng cho việc thu gom vận chuyển rác y tế.  Quá trình vận chuyển phải kín tức là rác bỏ vào thùng vừa đủ và phải đậy nắp lại an toàn.  Với quy mô giường bệnh và bệnh nhân vào khám và chữa bệnh nên suy xét việc tăng thêm số lần lấy rác trong ngày. Hiện tại thùng rác mà bệnh viện sử dụng cho mục đích sinh hoạt chung bố trí tại khu vực bên ngoài hay lưu giữ tại các khoa phòng cũng như vận chuyển về nhà lưu giữ đều là những thùng dung tích 120 lít có nắp đậy và bánh xe, chưa có thùng chứa dành riêng cho rác tái chế. Vì thế, có thể sử dụng loại thùng rác có cùng kích thước bằng với thùng rác hiện tại của bệnh viện nhưng có 3 ngăn để phân loại vật liệu tái chế, màu sắc khác biệt, trên mỗi thùng cần phải có ghi chú cụ thể là thùng nào chứa rác tái chế và thùng nào chứa rác không tận dụng được. Vị trí bổ sung thùng rác cho mục đích tái chế sẽ được đặt sát bên các thùng rác hiện tại, cụ thể các nơi như sau: tại các lối cầu thang đi lên các khu vực khám và chữa bệnh, căn tin, phía ra vào công viên trong bệnh viện, tại phía cổng hướng vào khu siêu âm chẩn đoán hình ảnh xét nghiệm, hướng các khoa và phòng tổ chức của bệnh viện, khu vực thể thao, trước cửa nhà vệ sinh… Bệnh viện có 13 khoa, mỗi khoa đều trang bị 2 thùng rác màu cam và 2 thùng rác màu xanh cho việc lưu giữ chất thải tại khoa và cho quá trình vận chuyển rác về nhà lưu giữ. Theo như biện pháp đề xuất, bệnh viện cần thay thế thùng rác hiện tại bằng thùng rác đúng chuẩn, cụ thể là trang bị tại mỗi khoa 2 thùng rác màu vàng cho việc phân loại, lưu giữ và vận chuyến CTRYT theo hình minh họa 5.1 sau đây. Riêng loại thùng sử dụng để chứa vật sắc nhọn, bệnh viện có thể thay thế thùng mũ hiện tại không đúng chuẩn bằng loại vật liệu đúng chuẩn chất lượng, màu vàng theo quy định cũng như biểu tượng nguy hại sinh học rõ ràng. Hiện tại trên thị Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 69 trường có hai dạng hộp an toàn đựng vật sắc nhọn, loại bằng mũ và loại bằng bìa carton cứng theo hình 5.2 minh họa bên dưới. Do đó, việc trang bị loại hộp đựng vật sắc nhọn tùy theo giá cả, quyết định của ban lãnh đạo cũng như kinh phí của bệnh viện. Hình 5.2: Thùng chứa rác y tế tại khoa phòng và vận chuyển về nhà chứa rác (Nguồn: Công ty cổ phần vật tư thiết bị môi trường) Hình 5.3: Thùng đựng vật sắc nhọn trong bệnh viện (Nguồn: Công ty cổ phần vật tư thiết bị môi trường) 5.3.3 Xây dựng lại nhà chứa rác (giải quyết vấn đề D) Xây dựng lại nhà chứa rác với quy mô khối lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện. Hiện tại lượng rác sinh hoạt gấp hơn nhiều lần lượng rác y tế. Vì vậy khu vực chứa rác sinh hoạt và y tế cần xây dựng diện tích đủ lớn để đảm bảo sức chứa và thời gian lưu giữ tối đa trước khi Công ty Môi trường đô thị vận chuyển đem xử lý là việc cần thiết. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 70 Bên ngoài nhà chứa rác có hàng rào bảo vệ kiên cố không để cho súc vật, các loài gậm nhấm và côn trùng xâm nhập tự do. Nền nhà bên trong khu vực lưu giữ nên xây có độ dốc để dễ thoát nước vào ống thoát nước, hạn chế ẩm ướt. Khu đất phải được quy hoạch nơi đất cao hoặc phải đôn nền cao sao cho không bị ngập nước. Nhà chứa rác phân ra hai khu vực riêng biệt là rác y tế và rác sinh hoạt. Bên dưới các khu vực chứa rác cũng như nhà rửa dụng cụ đều lắp đặt sàn cống thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển rác đem đi xử lý và cho lần chứa rác kế tiếp luôn sạch sẽ, lượng nước thải sẽ theo hệ thống cống về hầm chứa nước thải xử lý của bệnh viện. Ngoài ra, hệ thống điện phải lắp đặt an toàn để tránh trường hợp chập mạch, gây cháy nổ. Mô hình nhà lƣu giữ rác cho bệnh viện đƣợc đề xuất nhƣ sau: Hình 5.4: Mô hình nhà lưu giữ rác của bệnh viện Lối vào Lối ra Khu vực chứa rác sinh hoạt Khu vực chứa rác y tế Khu vực rửa dụng cụ Phân loại Nhà điều hành và sàn cân Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 71 Tính toán: Khối lượng rác tính theo tấn được liệt kê theo bảng 5.1 sau: Bảng 5.1: Lƣợng CTR bình quân tại bệnh viện tính theo tấn Loại (Tấn) Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn y tế Năm 429.9 46.28 Tháng 35.83 3.85 Ngày 1.1778 0.128 Ca 0.589 0.0634 Dự trù cho 1 ngày dự trữ rác: - Khối lượng rác sinh hoạt: 1177.8 kg/ngày - Khối lượng rác y tế: 128 kg/ngày Chọn loại thùng 120L: - Kích thước (mm): 505* 555* 1005 - Sức chứa: 48 kg → Số thùng chứa rác cần: - Rác sinh hoạt: 1177.8/ 48 = 25 (thùng) - Rác y tế: 128/ 48 = 3 (thùng) → Diện tích cần: - Rác sinh hoạt: 25* (0.505* 0.555) = 7 (m2) - Rác y tế: 3* (0.505* 0.555) = 0.48 (m2) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 72 Dựa vào diện tích thực tế của bệnh viện và nhu cầu mở rộng bệnh viện trong tương lai, ta chọn kích thước nhà chứa rác tính thêm đường đi có kích thước như sau: 3m 1.5 m 4m Thuyết minh nguyên tắc hoạt động (hình 5.3) Thùng rác vận chuyển chất thải từ các khoa phòng trong bệnh viện theo lối đi riêng về nhà lưu giữ, chất thải được cân tại nhà cân ở lối vào. Tất cả các số liệu sẽ được vi tính hóa bằng hệ thống vi tính trong nhà cân. Nhà cân cũng là nơi giao nhận các các chứng từ chất thải để quản lý chặt chẽ số lượng và chủng loại rác ra vào nhà lưu giữ chất thải, để tránh tình trạng đem rác y tế ra ngoài bán cho các cơ sở tái chế trái phép. Đối với chất thải y tế, bên trong khu vực chứa rác y tế cần phải lắp đặt máy lạnh với nhiệt độ luôn được giữ ở mức 2-100C nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài hệ thống đèn chiếu sáng, cần lắp đặt thêm đèn tia cực tím để sát trùng môi trường, kết hợp việc thông khí tốt để đảm bảo khu vực chứa rác luôn khô ráo và sạch sẽ. Đối với chất thải sinh hoạt, sau khi phân loại tại nguồn phát sinh, về nhà lưu giữ sẽ được nhân viên phân loại lại bằng tay và cho các loại khác nhau vào bao màu Khu vực chứa rác sinh hoạt Khu vực chứa rác y tế Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 73 khác nhau, rồi đưa đến vị trí lưu giữ trong khu vực chứa rác sinh hoạt, chờ vận chuyển đem đi xử lý. Rác sau khi đưa vào từng khu vực chứa riêng, thùng vận chuyển sẽ được rửa sạch sẽ trước khi vận chuyển đợt rác tiếp theo tại nhà rửa dụng cụ. 5.4 GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN (giải quyết vấn đề F, bảng 4,3) Hiện tại toàn bộ rác y tế của bệnh viện ĐKKVHM được Công ty Môi trường Đô Thị Thành phố Hồ Chí Minh thu gom và xử lý an toàn tại lò thiêu Bình Hưng Hòa. Nhìn chung, công tác xử lý rác y tế của bệnh viện đang được thực hiện tốt, không ảnh hưởng đến môi trường không khí. Bệnh viện chỉ quan tâm khâu thu gom, lưu chứa mà không phải tiến hành xử lý. Trong những năm tới việc chủ động xử lý rác y tế của bệnh viện cần phải được đặt ra, đặc biệt khi khối lượng rác nguy hại của các bệnh viện thành phố sẽ tăng cao những năm tới, dẫn đến khả năng quá tải của lò thiêu Bình Hưng Hòa hoặc trong trường hợp lò thiêu gặp sự cố không hoạt động được. Vì vậy, theo tác giả, ngay từ bây giờ bệnh viện nên phối hợp với các bệnh viện khác trong quận (Ví dụ: Bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Pham Ngọc Thạch, Trung Tâm Y tế quận 5, … ) xây dựng một hệ thống lò đốt rác để chủ động hơn trong việc xử lý CTRYT. Rác y tế phát sinh trong các bệnh viện quận có những thành phần và tính chất giống nhau nên rất thuận lợi trong quá trình xử lý rác theo hình thức xử lý tập trung. Vấn đề đầu tư vốn xây dựng của các bệnh viện sẽ dựa vào tỷ lệ khối lượng rác thải ra của các bệnh viện trong quận. Bên cạnh đó, giải pháp trên phải được sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y tế. Đối với bệnh viện ĐKKVHM, ngoài thực hiện giải pháp trên bệnh viện còn phối hợp phân loại rác thải tại nguồn theo đúng quy định của Bộ Y tế và kết hợp tái chế rác thải “sạch” không bị nhiễm khuẩn. Tập hợp rác thải “sạch” để tái chế đem lại lợi ích cho bệnh viện mà không ảnh hưởng đến Luật Bảo vệ Môi trường. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 74 5.5 GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BỆNH VIỆN Ngoài ra, trong điều kiện nguồn kinh phí còn eo hẹp, tình trạng xử lý chất thải bệnh viện vẫn sẽ rất khó khăn nếu không có được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước cũng như sự phối hợp của toàn xã hội. Trong những năm tới, do sự gia tăng dân số, mức sống của người dân được nâng cao, bệnh viện đang phát triển và mở rộng... lượng rác thải bệnh viện sẽ tiếp tục tăng. 5.5.1 Quản lý tốt nội vi Đây là nhóm giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm dễ thực hiện nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Dựa vào các tiêu chí sau:  Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên làm việc trong bệnh viện.  Cải tiến và hợp lý hóa hoạt động chuyên môn tại bệnh viện.  Tăng cường công tác bảo vệ môi trường bệnh viện. 5.5.2 Giải pháp kinh tế Hiện tại BVĐKKVHM không có kinh phí hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, an toàn cho nhân viên y tế. Tất cả các hoạt động phục vụ bệnh nhân trong bệnh viện đều phải chờ kinh phí từ Bộ Y tế để sữa chữa cơ sở vật chất hay mua sắm dụng cụ, máy móc, trang thiết bị. Do thường xuyên thiếu kinh phí, các yêu cầu cấp bách đặt ra luôn bị chậm trễ, khó thực hiện thành công. Vì vậy, nhà nước cần ưu tiên nguồn kinh phí cho ngân sách sự nghiệp môi trường. 5.5.3 Giải pháp kêu gọi đầu tƣ Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Tích cực nghiên cứu khoa học, đúc kết và rút kinh nghiệm lâm sàng, áp dụng có hiệu quả các phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới vào bệnh viện, tranh thủ sự giúp đỡ của các đối tác, thiết lập nhiều mối quan hệ cho các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng trang thiết bị, công tác bảo vệ môi trường bệnh viện, ngăn ngừa ô nhiễm, công tác chống nhiễm khuẩn, an toàn cho nhân viên y tế. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 75 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Sau thời gian ba tháng làm đồ án tốt nghiệp tôi đã thu thập số liệu, điều tra, khảo sát thực tế tình hình quản lý CTRYT tại BVĐKKV Hóc Môn và đã đạt được một số kết quả nhất định như sau: Thứ nhất: đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm môi trường chung và công tác quản lý CTRYT tại BVĐKKV Hóc Môn:  Có thể nói công tác kiểm soát chất lượng môi trường tại bệnh viện đã có biện pháp quản lý nhưng công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm chặc chẽ. Sự kết hợp giữa Trưởng ban quản lý với các khoa, phòng trong việc giải quyết chất thải bệnh viện chưa đồng bộ.  Chất thải y tế thải ra khối lượng khá lớn xảy ra tình trạng thất thoát chất thải mà bệnh viện khó có thể kiểm soát.  Hệ thống trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTR còn thiếu, chưa đồng bộ theo đúng quy định của Bộ Y tế.  Nhà lưu giữ CTRYT xuống cấp, diện tích nhỏ không đủ chứa khối lượng chất thải ngày càng gia tăng, nên rác sinh hoạt được đổ đóng phía ngoài nhà lưu giữ. Thứ hai: khi thực hiện đề tài này tôi mong muốn hoàn thiện hơn và khắc phục những bất cập nhằm hạn chế ô nhiễm giúp hệ thống quản lý môi trường bệnh viện phù hợp:  Đẩy mạnh sự hợp tác, đồng bộ giữa Trưởng ban quản lý với các phòng, khoa, đồng thời nâng cao các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, tăng cường Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 76 công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường.  Cần xây dựng hệ thống quản lý CTRYT có tính chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong một số lĩnh vực quản lý, có sự phân công hợp lý và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Quản lý tốt các nguồn CTRYT phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện.  Hệ thống hóa các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, lưu trữ một cách đồng bộ, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý CTRYT theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 6.2 KIẾN NGHỊ Để hoàn thiện hơn trong công tác quản lý CTRYT bệnh viện cần nhanh chóng khắc phục một số khuyết điểm còn tồn tại, khống chế tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra làm mất vẻ mỹ quan sinh hoạt, ảnh hưởng đến năng suất khám và chữa bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian điều trị. Do đó, trước tiên bệnh viện cần phải thực hiện một số việc sau:  Cần nhanh chóng chuẩn hóa trang thiết bị chứa chất thải theo đúng màu sắc quy định của Bộ y tế trong vấn đề quản lý chất thải y tế.  Cần trang bị thêm các dụng cụ thu gom, vận chuyển rác y tế.  Tiếp theo nhanh chóng xây dựng và mở rộng nhà lưu giữ chất thải với diện tích phù hợp với lượng rác thải y tế và sinh hoạt tại bệnh viện, khắc phục tình trạng rác sinh hoạt để phía ngoài nhà lưu giữ gây mất mỹ quan và phát sinh mùi hôi côn trùng gây bệnh.  Cần có cán bộ chuyên trách cho lĩnh vực môi trường tại bệnh viện để quản lý chuyên sâu trong vấn đề bảo vệ môi trường bệnh viện tốt hơn. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ KHCN&MT, Cục môi trường, năm 1998, Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội. 2. Bộ Y tế. Quy chế quản lý chất thải y tế, Bộ y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, Hà Nội, 2007. 3. Bộ Y tế - Tổ chức Y tế Thế giới, tháng 3 năm 2005, Hội nghị đánh giá thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế, chống nhiễm khuẩn bệnh viện. 4. Bộ Y tế, năm 1998, Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 5. Bùi Thanh Tâm, năm 2002, Quản lý vệ sinh môi trường bệnh viện, Hội thảo về quản lý môi trường trong ngành y tế. 6. Lê Thị Hồng Tân, tháng 2 năm 2005, Nghiên cứu- đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng. 7. Lê Thị Vy. Nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường tại bệnh viện Chợ Rẫy và đề xuất hệ thống quản lý môi trường phù hợp. Luận văn Thạc sỹ Quản lý môi trường. Viện Môi trường – Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. 8. Trịnh Thi Thanh. Sức khỏe môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. 9. Phạm Văn Kiên. Thiết kế lò đốt rác thải y tế nguy hại cho bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên. Luận văn Đại học. Kỹ thuật - Công nghệ & Quản lý môi trường, Viện khoa học và Công nghệ Môi trường- Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 2002. 10. Trang web. www.cpv.org.VN 11. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 1 PHỤ LỤC A Phụ lục 1: QUY CHẾ BỆNH VIỆN Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện trong phần IV “Quy chế chuyên môn” ngày 19/9/1999 trong đó quy định công tác xử lý chất thải tại bệnh viện. QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Chất thải bệnh viện bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí; là những chất thải được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh hoạt. Chất thải bệnh viện có đặc tính lý học, hoá học và sinh học vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn lây bệnh; vì vậy xử lý và kiểm soát nghiêm ngặt chất thải là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. 2. Khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát việc xử lý chất thải trong toàn bệnh viện. 3. Nơi tập trung, bể chứa chất thải của bệnh viện phải có mái che, có tường bao quanh và ở phía Tây Bắc của bệnh viện. QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Xử lý chất thải rắn a. Mọi người làm phát sinh ra chất thải rắn phải tự y thu gom, phân loại bỏ vào đúng nơi quy định. b. Chất thải rắn được phân làm 4 loại và đựng trong túi nylon hoặc hộp cứng theo quy đinh: - Túi nylon màu xanh đựng chất thải sinh hoạt chung không độc - Túi nylon màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn - Hộp cứng màu vàng đựng các vật sắc nhọn - Túi nylon màu đen đựng các chất hoá học, chất phóng xạ và thuốc gây độc c. Hộ lý các khoa, buồng bệnh có trách nhiệm: - Đặt thùng rác kèm theo túi nylon tại các vị trí quy định Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 2 - Tập trung rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa - Buộc túi nylon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn ghi rõ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn - Thu gom bỏ rác vào thùng nếu có rơi vãi ra ngoài - Cọ rửa thùng đựng rác hàng ngày d. Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm: - Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến bể chứa rác của bệnh viện, không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển - Vận chuyển chất thải ngày 2 lần: buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết - Tập trung riêng và vận chuyển đến nhà đại thể để chôn hoặc đốt chất thải là các mô, cơ quan nội trạng hoặc các phần của cơ thể người bệnh cắt ra e. Xử lý chất thải: - Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:  Bảo đảm bệnh viện có lò đốt chất thải đúng tiêu chuẩn công nghệ  Bảo đảm các điều kiện xử lý chất thải  Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lý theo hợp đồng - Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm:  Chôn sâu cách mặt đất 50cm hoặc đốt tại nơi quy định chất thải nhiễm khuẩn  Tẩy uế, xử lý cơ học sau đó đốt hoặc chôn sâu cách mặt đất 50cm chất thải và các vật sắc nhọn  Phân huỷ, hoá học hoặc xử lý theo quy định chất thải hoá học, các chất phóng xạ và thuốc gây độc  Xử lý các dụng cụ sử dụng lại như thùng chứa, xe đẩy theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 3 2. Xử lý chất thải lỏng a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm: bảo đảm bệnh viện có hệ thống cống rãnh và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý chất thải là các hoá chất lỏng được thải ra từ các buồng xét nghiệm, X-quang, các khoa lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước mưa. b. Viên chức đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm: định kỳ nạo vét hệ thống cống rãnh, bể chứa bảo đảm thông thoát không bị tắc nghẽn. Xử lý chất thải bằng phương pháp lý học, hoá học hoặc sinh học trước khi cho chảy vào sông suối, ao hồ tự nhiện c. Nghiêm cấm mọi ngưòi trong bệnh viện: đổ các chất thải nguy hiểm vào hệ thống nước thải công cộng khi chưa khử độc tính. 3. Xử lý chất thải khí: Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:  Bảo đảm xây dựng hệ thống lò đốt rác, lò hơi đạt tiêu chuẩn công nghệ  Các buồng xét nghiệm hoá sinh phải có hệ thống (hotte) chụp hút khí thải theo quy định 4. Tổ chức thực hiện a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:  Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân trong dây chuyền xử lý chất thải  Bảo đảm cung cấp đủ phương tiện làm việc, phương tiện phòng hộ, hoá chất để xử lý chất thải và đảm bảo an toàn cho người lao động.  Bảo đảm việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho viên chức làm việc trong dây chuyền xử lý chất thải b. Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản hướng để mọi viên chức thực hiện xử lý chất thải theo quy đinh. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 4 c. Các viên chức làm việc trong dây chuyền lý chất thải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kỹ thuật, bảo hộ lao động và bảo quản sử dụng các phương tiện. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 5 Phụ lục 2: Qui chế “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ” ĐIỀU 5 : Bảo đảm các điều kiện vệ sinh 1. Nhà cửa phải thoáng khí, sáng sửa, được chiếu sáng chủ yếu bằng ánh sáng thiên nhiên. Hướng gió chủ đạo chủ yếu là hướng Nam hoặc Đông Nam. 2. Hệ thống cung cấp nước sạch, bao gồm nước cấp của nhà máy nước, hoặc hệ thống cấp nước riêng của đơn vị, bảo đảm xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh nước uống. Tiêu chuẩn nước theo đầu người từ 150-300 lít/ngày đối với bệnh viện. Đối với các trường Đại học, Trung học có nội trú lượng nước cần thiết từ 60- 150 lít đầu người. 3. Hệ thống cống thải nước thải: Có công trình xử lý nước thải theo quy định của từng loại trước khi dẫn vào hệ thống cống ngầm chung. 4. Diện tích xây dựng và cây xanh theo Quy chuẩn cây dựng 1996 của Bộ xây dựng. 5. Khi thiết kế có đủ các công trình vệ sinh, nhà vệ sinh, nhà tắm bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh. Có hệ thống thu gom xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải độc hại nguy hiểm. ĐIỀU 6 : Khi xây dựng mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp các cơ sở dịch vụ nghiên cứu, đào tạo, sản xuất thì phải theo đúng các thủ tục cần thiết đã được quy định trong điều 18, Điều lệ vệ sinh ban hành ngày 21/10/1991. Điều 7 : Phải có tường rào ngăn cách với khu vực dân cư chung quanh, có chế độ vệ sinh quét dọn hàng ngày sạch rác, sạch lá cây. Thảm cỏ, cây cảnh phải được chăm sóc cắt xén bảo đảm vệ sinh và mỹ quan, chỉ trồng những cây có bóng mát, không có hoa, quả có mùi thu hút côn trồng. ĐIỀU 8 : Đường đi lại giữa các khu vực được lát gạch hay lát bêtông. Đối với bệnh viện có đặt thùng rác công cộng ở lối đi lại nối liền giữa các khu nhà và ở các khu vực ngồi đợi ở phòng khám bệnh. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 6 ĐIỀU 9 : Hệ thống cống thải nước mưa phải thông thoáng, không có chỗ ứ đọng nước, lầy lội sau khi trời mưa. ĐIỀU 10 : Các khu vực được ngăn cách riêng là nhà đại thể của bệnh viện và nhà tang lễ, khu xử lý rác, lò đốt rác, khu xử lý nước thải, khu nhà vệ sinh. ĐIỀU 11 : Đối với bệnh viện: Trật tự, vệ sinh các khoa và buồng bệnh. Thực hiện theo Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện đã được quy định trong Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định của Bộ Y tế 1895/1997/BYT/QĐ ngày 19/09/1997. ĐIỀU 12 : Các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, chẩn đoán điều trị có sử dụng các trang bị phương tiện X quang, cộng hưởng từ, phóng xạ đều phải thực hiện đầy đủ về bảo hộ lao động, an toàn bức xạ theo quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa y học hạt nhân, khoa ung bướu (điều trị tia xạ) trong Quy chế bệnh viện, và Thông tư Liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 của Liên bộ Khoa học công nghệ và môi trường Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ trong y tế. ĐIỀU 13 : Các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất có sử dụng các hóa chất nằm trong danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động phải được khai báo với cơ quan Thanh tra Bộ Y tế hoặc Thanh tra sở Y tế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27/03/1999 hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động. ĐIỀU 14 : Các khoa phòng vi sinh của các viện nghiên cứu, bệnh viện, cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành phố, Đội YTDP quận huyện đều phải thực hiện đúng nội quy trong việc giữ gốc giống các chủng vi sinh vật gây bênh cho người, tiêu hủy các bệnh phẩm, xác súc vật thí nghiệm, khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 7 ĐIỀU 15 : Các Viện nghiên cứu y học có sử dụng các loại động vật, côn trùng trong quá trình nghiên cứu phải có nội quy nuôi, giữ vật thí nghiệm, tiêu hủy các loại bệnh phẩm loại bỏ sau khi thí nghiệm. ĐIỀU 16 : Các bệnh viện, Viện nghiên cứu, Trung tâm Y tế quận huyện. Phòng khám đa khoa, Phòng khám bệnh chuyên khoa, Nhà hộ sinh, Trạm y tế, các dịch vụ y tế tư nhân, Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, phải thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ- BYT ngày 27/08/1999. ĐIỀU 17 : Đối với chất thải có chứa vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành. ĐIỀU 18 : Đối với các cơ sở sản xuất chế biến dược liệu, sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vắc sin, sinh phẩm, sản xuất thiết bị y tế phải có các công trình xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo được các tiêu chuẩn Việt Nam về vệ sinh môi trường đã ban hành gồm: tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ theo TCVN 5939-1995, tiêu chuẩn khí thải công nghiệp theo TCVN 5945-1995, nước thải công nghiệp tiêu chuẩn thải theo TCVN 5945-1995 ĐIỀU 19 : Các đơn vị nói trên phải có hồ sơ xử lý các chất thải độc hại, nguy hiểm. Sơ đồ các công trình xử lý chất thải và phương pháp xử lý. ĐIỀU 20 : Bộ Y tế chỉ đạo công tác quản lý môi trường ngành Y tế 2. Phối hợp với Bộ khoa học công nghệ và môi trường, các Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố, chỉ đạo thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo sản xuất của ngành Y tế. 3. Tham gia tư vấn với Bộ xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh xử lý nước thải, rác thải bệnh viện và các cơ sở y tế. 4. Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ sau: - Vụ Y tế dự phòng: Là đấu mối giúp Bộ trưởng Y tế trong trong tác quản lý môi trường ngành Y tế, đề xuất chiến lược, chương trình hành động, nghiên Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 8 cứu khoa học, các tiêu chuẩn vệ sinh, điều tra cơ bản, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường tại các cơ sơ y tế. - Các Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Y học lao động và môi trường viện Pasteur, Viện vệ sinh Y tế công cộng, có nhiệm vụ nghiên cứu bảo vệ môi trường trong ngành Y tế theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Là nơi tập huấn cho các cơ sở y tế thuộc khu vực viện phụ trách. - Vụ khoa học đào tạo, Vụ trang thiết bị nghiên cứu, sản xuất và nhập chuyển giao công nghệ tiên tiến về bảo vệ môi trường cho các cơ sở y tế - Các cơ sở Y tế xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đơn vị hàng năm, ngân sách thực hiện, trình Ủy ban nhân dân xét duyệt và chỉ đạo các đơn vị thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả. - Các trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thành phố, Đội Y tế dự phòng quận huyện; Có trách nhiệm kiểm tra định kỳ, lập hồ sơ vệ sinh cho các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất. ĐIỀU 21 : Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất trong ngành Y tế phải thực hiện các yêu cầu sau: - Lập tổ bảo vệ môi trường nằm trong Ban vệ sinh an toàn của đơn vị. - Nhóm bệnh viện: Lãnh đạo phụ trách hậu cận với các thành viên: trưởng phòng Y vụ, phòng quản trị, một số Y tá trưởng của các khoa phòng, đại diện Công đoàn. - Nhóm Viện-Trường: Lãnh đạo với các thành viên Trưởng phòng tổng hợp kế hoạch (Viện) Trưởng phòng giáo vụ, Phòng quản trị, Trưởng ban quản lý nội trú, đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên. - Nhóm sản xuất: Lãnh đạo và các thành viên trong Ban vệ sinh an toàn lao động ĐIỀU 22 : Nhiệm vụ của Tổ bảo vệ môi trường đơn vị: - Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 9 - Tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Bộ Y tế về bảo vệ môi trường. - Tổ chức truyền thông giáo dục cho cán bộ CNV chức. - Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ công tác bảo vệ môi trường - Thực hiện thống kê báo cáo định kỳ theo tiêu chuẩn. ĐIỀU 23 : Ban chỉ đạo công tác Quản lý bảo vệ môi trường Bộ Y tế 1. Trưởng ban là Thứ trưởng phụ trách công tác y tế dự phòng, chỉ đạo các hoạt động của đơn vị trực thuộc và địa phương. 2. Phó trưởng ban là Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng. 3. Các thành viên: Lãnh đạo Vụ Điều trrị, Vụ khoa học đào tạo, Cục quản lý dược Việt Nam, Vụ pháp chế, Ban thanh tra vệ sinh BộY tế, Viện trưởng các Viện VSDT Hà Nội, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện vệ sinh y tế công cộng. 4. Phương thức hoạt động của ban: - Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm. - Tổng hợp tình hình hiện trạng môi trường và những vấn đề nảy sinh, đề xuất các biện pháp xử lý. - Ngoài các cuộc họp theo định kỳ, khi có yêu cầu, theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng sẽ triệu tập họp bất thường để cùng xem xét giải quyết. Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ nội dung cho các buổi họp để đạt kết quả tốt. ĐIỀU 24 : Tổ chức cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ môi trường trong ngành Y tế đã được quy định trong Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành. ĐIỀU 25 : Người có hành vi gây tổn hại đến việc bảo vệ môi trường trong ngành Y tế theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bồi thường vật chất, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 10 ĐIỀU 26 : Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định ban hành. Các cơ sở dịch vụ khám bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo sản xuất thuộc quản lý của ngành Y tế và các Bộ ngành thực hiện Quy chế này. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 11 Phụ lục 3: CÁC VĂN BẢN QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI 1. Các văn bản luật và nghị định Luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội thông qua ngày 12/12/2005. Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 2. Thông tư và quyết định Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế. Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành quy chế bệnh viện. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 12 Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24/10/2006 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế. 3. Tiêu chuẩn (TCVN) TCVN 5937:2005 chất lượng không khí xung quanh do Bộ Khoa học và công nghệ (BKH&CN) ban hành về tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Hiện nay được thay thế QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. TCVN 5938:2005 chất lượng không khí do BKH&CN ban hành về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. TCVN 6705:2000: chất thải rắn hông nguy hại. Phân loại do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành. TCVN 6706:2000: chất thải rắn nguy hại. Phân loại do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành. TCVN 5949:1998: Âm học- Tiếng ồn khu vực cộng đồng và dân cư. TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn tiếng ồn do Bộ Y tế ban hành năm 2003. TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vi khí hậu do Bộ Y tế ban hành năm 2003. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 13 TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Hóa chất – Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc do Bộ Y tế ban hành năm 2003. TCVN 7382:2004 : Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải. QCVN 14:2008 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt thay thế cho TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: TRẦN MỸ VY 14 PHỤ LỤC B MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Biểu tượng nguy hại sinh học: Biểu tượng chất phóng xạ: (Hình vẽ màu đen trên nền đỏ) Biểu tượng chất gây độc tế bào: Biểu tượng chất thải có thể tái chế:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_0864.pdf