Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn “ Đánh giá hiệu quả đào tạo tại
công ty Cổ phần Ánh Dương Xanh”, tôi xin kết luận như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống cơ sở lí luận về đào tạo cũng như hiệu quả đào
tạo nguồn nhân lực
Thứ hai, tìm hiểu được thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tạo công ty, tiếp cận
thông qua hệ thống tài liệu các phòng ban cũng như ý kiến đánh giá của nhân viên
trong công ty. Luận văn đã nêu ra được những cái đạt được sau khi tham gia đào tạo,
nhưng cũng làm rõ những cái hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân và đưa ra
hướng giải quyết nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả đào tạo.
Thứ ba, cũng từ những gì thu được từ thực tế, ngay bây giờ tôi nên xác định rõ
nhiệm vụ, mục tiêu của mình, luôn luôn phải nâng cao kiến thức, kĩ năng, khả năng
nghiệp vụ để bản thân không ngừng vươn lên, cũng như để đóng góp cho nơi tôi làm
việc sau này, cho xã hội.
Con người ngày càng có vai trò quan trọng trong một tổ chức. Con người được
coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức vì con người là nhân tố hạt
nhân, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực để duy trì và phát triển một tổ chức trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Nhận
thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công ty CP
Ánh Dương Xanh đã ra sức phấn đấu vì mục tiêu chung của tập thể và lấy mục tiêu
đào tạo nâng cao hiệu quả đào tạo là mục tiêu trọng tâm để phát triển đội ngũ cán bộ,
công nhân viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn có những hạn chế chưa thể khắc phục
được bởi tôi còn thiếu kinh nghiệm, có nhiều ý kiến chủ quan của cá nhân mà trong
khi thời gian nghiên cứu lại hạn hẹp khiến cho bài làm có thể thiếu tính logic và hạn
chế về khả năng áp dụng vào thực tế. Ngoài ra luận văn còn có nhiều thiếu sót mà sinh
viên như tôi chưa thể thấy được. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 116
Đại học Kinh t
117 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4027 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Ánh Dương Xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông có sự
khác nhau trong cách đánh giá giữa các nhóm nhân viên khác nhau. Tuy nhiên ở nhóm
nhân tố _GIÁO VIÊN ĐÀO TẠO, nhân viên có thu nhập khác nhau sẽ đánh giá khác
nhau. Ở nhóm nhân tố 5_ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO, nhân viên có trình độ học vấn khác
nhau có cách đánh giá khác biệt. Trước khi tiến hành kiểm định cụ thể từng nhân tố,
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 89
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định phân phối chuẩn của các biến quan sát bằng
kiểm định Kolmogow Sminov.
Do nhóm nhân tố 1, 3, 4 hay cụ thể là PHƯƠNG PHÁP VÀ CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO, NỘI DUNG ĐÀO TẠO, THỜI GIAN ĐÀO TẠO không có sự khác
nhau trong cách đánh giá của từng nhóm nhân viên. Nghĩa là không có sự khác biệt
giữa các nhóm. Vì vậy ta chỉ tiếp tục kiểm định phân phối chuẩn nhóm nhân tố 2 và 5
Bảng25: Kiểm định phân phối chuẩn với các biến thuộc nhân tố 2 và 5.
Nhân tố Biến quan sát Sig
Giáo viên đào tạo Nhiệt tình, gần gũi, thân thiện 0,000
Quan tâm học viên 0,000
Giáo viên có trình độ chuyên môn cao 0,000
Địa điểm đào tạo Hầu như trong công ty 0,000
Rộng rãi, thoáng mát, thoải mái 0,000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Nếu sig < 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
Do đó, Nhân tố Giáo viên đào tạo và Địa điểm đào tạo không có phân phối chuẩn
Từ đó kết luận khi xem xét trên cả nhóm thì có vài nhóm nhân tố có sự khác
biệt nhưng khi xem xét trên từng biến quan sát thì chưa có căn cứ để cho rằng có sự
khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác nhau.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 90
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Dựa vào phương trình 5 yếu tố tác động thì ta có thể dễ dàng thấy được
PHƯƠNG PHÁP & CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, THỜI GIAN ĐÀO TẠO, ĐỊA
ĐIỂM ĐÀO TẠO là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến phản ứng của học viên sau khi
tham gia khóa học.
Đối với PHƯƠNG PHÁP & CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Bảng 26: Thống kê mô tả ý kiến của học viên đối với PP & Chương trình đào tạo
Đvt: Số lượng: Người
Tỉ lệ: %
PHƯƠNG PHÁP &
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO
1 2 3 4 5
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Đa dạng, nhiều hình
thức
7 5,5 28 21,9 42 32,8 43 33,6 8 6,2
Dễ hiểu, dễ tiếp thu 9 7 20 15,6 54 42,2 38 29,7 7 5,5
Truyền đạt những kĩ
năng cần thiết
4 3,1 15 11,7 58 45,3 40 31,2 11 8,6
Luôn đổi mới 8 6,2 19 14,8 63 49,2 25 19,5 13 10,2
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Chú thích :
1: Hoàn toàn không đồng ý
2: Không đồng ý
3: Trung lập
4: Đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy được Phương pháp & Chương trình đào tạo
chưa đáp ứng hết được nhu cầu đào tạo cũng như mong muốn của học viên. Cụ thể vẫn
có rất nhiều học viên chưa hài lòng về Phương pháp và chương trình đào tạo ở những
đặc điểm như sau: Đa dạng nhiều hình thức; Dễ hiểu, dễ tiếp thu; Truyền đạt những kĩ
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 91
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
năng cần thiết; Luôn đổi mới. Mặc dù phần trăm Không đồng ý không cao lắm (3-7%)
và Hoàn toàn không đồng ý (11-20%), song đây cũng là mức đáng báo động. Gần một
nửa học viên được điều tra có ý kiến Trung lập, còn lại khoảng 35-40% chọn mức
Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý. Trên thực tế, trong giai đoạn 2010-2013, việc đào tạo
nguồn nhân lực trong công ty diễn ra liên tục và không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu
của nhân viên nói riêng cũng như nhu cầu của công ty nói chung nhưng do Tổng công
ty mới thành lập thêm chi nhánh ở Đà Nẵng nên việc đào tạo cũng chưa được chú
trọng nhiều, nhất là ở Phương pháp & chương trình đào tạo. Hầu như công ty chỉ áp
dụng những phương thức và chương trình đào tạo đơn giản, dễ thực hiện, hay phổ biến
hiện nay trên địa bàn như kèm cặp chỉ bảo bởi người quản lí có kinh nghiệp hơn hay
tham gia các bài giảng, hội nghị, hội thảo về pháp luật, quyền lợi người lao động; tâm
lí khách hàng, cách ứng xử khi gặp khó khănNhư vậy chỉ có 2 phương thức được áp
dụng thường xuyên, do đó không thể nói Phương pháp & chương trình đa dạng được
càng không thể Luôn đổi mới mặc dù có nhiều Phương pháp & chương trình mới được
áp dụng song rất hiếm,rất ít học viên chưa thấy và chưa cảm nhận rõ được đó là
Phương pháp gì?. Cũng nói thêm trước khi được tham gia tuyển dụng vào đào tạo thì
hầu như nhân viên hay các học viên đã có sẵn một số kĩ năng nhất định nào đó để đảm
bảo rằng khi tham gia khóa học họ sẽ không bỡ ngỡ cũng như theo đuổi kịp chương
trình đào tạo đưa ra và cũng giúp cho công ty có được hiệu quả đào tạo nhờ đầu vào ổn
định. Từ đó, các phương pháp và chương trình trở nên Dễ hiễu, dễ tiếp thu; Truyền đạt
những kĩ năng cần thiết.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 92
Đạ
i h
ọc
K
n
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Mặc khác ý kiến đánh giá của nhân viên về yếu tố này như sau:
Bảng 27: giá trị trung bình của nhân tố PP & chương trình đào tạo
Descriptive Statistics
N
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Da dang, nhieu hinh thuc 128 1 5 3,13 1,007
De hieu, de tiep thu 128 1 5 3,11 0,974
Truyen dat nhung ki nang can
thiet
128 1 5 3,30 0,901
Luon doi moi 128 1 5 3,12 0,996
Valid N (listwise) 128
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Đa số nhân viên đều TRUNG LẬP với các ý kiến về PP & CT đào tạo. Những
nhận xét phần trên cộng với ý kiến đánh giá trung bình của nhân viên thì công ty nên
tập trung hơn và phải có nhưng thay đổi tích cực hơn cho PP & CT đào tạo để đáp ứng
nhu cầu của học viên và mang đến hiệu quả cao hơn cho đào tạo năng lực lao động.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 93
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Đối với THỜI LƯỢNG ĐÀO TẠO và ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
Bảng 28: thống kê mô tả ý kiến của nhân viên
đối với Thời lượng đào tạo & Địa điểm tổ chức
Đvt: Số lượng: Người
Tỉ lệ: %
THỜI LƯỢNG ĐÀO
TẠO
1 2 3 4 5
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Thời gian đủ để truyền
tải nội dung
0 0 1 8 44 34,4 55 43 28 21,9
Thời điểm bắt đầu và
kết thúc khóa học phù
hợp với điều kiện của
học viên
0 0 0 0 36 28,1 65 50,8 27 21,1
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
Hầu như trong công ty
hoặc những nơi gần trụ
sở công ty
0 0 0 0 31 24,2 81 63,3 16 12,5
Rộng rãi, thoáng mát,
thoải mái
0 0 0 0 33 25,8 62 48,4 33 25,8
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Nhận xét:
Đối với bảng số liệu Thời lượng đào tạo và Địa điểm tổ chức, học viên có ý
kiến rất tích cực. Ở mức đồng ý chiếm % cao nhất. Cụ thể về Thời lượng đào tạo, nhân
viên trong công ty được đào tạo từ 1-2 tháng, đây là khoảng thời gian khá phù hợp để
nhân viên có thể học hỏi những kĩ năng và kinh nghiệm làm việc để nhanh chóng hòa
nhập với công việc cũng như với môi trường mà mình sẽ làm việc. Nếu việc đào tạo
thực hiện trong một thời gian kéo dài sẽ gây sức ì, tâm lí chán nản, lại tốn nhiều thời
gian và chi phí trong khi ai cũng muốn mình nhanh chóng tiếp xúc với công việc
chính, mà khi được tuyển dụng vào công ty cũng như tham gia vào khóa đào tạo thì
hầu như những học viên đó đã có cho riêng mình những kĩ năng cần thiết để đạt yêu
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 94
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
cầu trúng tuyển vào vị trí làm việc nên thời gian đào tạo như thế là phù hợp, là đủ để
bổ sung thêm những gì còn thiếu sót hay bổ sung thêm kinh nghiệm để học viên có thể
làm việc dễ dàng hơn, thành thạo hơn. Ở mức ĐỒNG Ý, Thời gian đủ để truyền tải nội
dung chiếm 43%, Thời điểm bắt đầu và kết thúc khóa học phù hợp với điều kiện của
học viên chiếm 50,8% hay có thể nói giá trị trung bình của 2 yếu tố này lần lượt là
3,86 và 3,93. Các yếu tố này các tác động tích cực đến phản ứng của học viên sau khi
tham gia khóa học.
Bảng 29: giá trị trung bình của nhân tố Thời lượng đào tạo
Thống kê mô tả
N
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Thoi gian du de truyen tai
noi dung
128 2 5 3,86 0,761
Thoi diem bat dau va ket
thuc phu hop voi dieu kien
cua toi
128 3 5 3,93 0,701
Valid N (listwise) 128
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Đối với việc đào tạo bằng chỉ dẫn kèm cặp thì được thực hiện trong suốt quá
trình làm việc, như thế học viên từng bước từng bước quan sát, trao đổi, học hỏi và
làm thử khi có sự giám sát, hướng dẫn chỉ dạy của người quản lí cũng như những
người có kinh nghiệp hơn, cũng có nghĩa việc sai sót sẽ được điều chỉnh kịp thời nếu
như xảy ra. Đối với việc đào tạo bằng các lớp hội thảo, hội nghịthì hầu như được tổ
chức vào ngày nghỉ hoặc ban đêm, như thế giúp cho học viên có thể chủ động giờ giấc
của mình để tham gia đầy đủ mà không trùng với thời gian làm việc trên công ty. Như
vậy thời gian co thể chủ động được đối với công ty và đối với học viên.
Vì số lượng đào tạo của công ty không quá nhiều, nếu chia ra các lớp theo thời
gian thì tương đối ít nên công ty đã dành ra 1 phòng họp nhân viên để thực hiện việc
dạy học mà không thuê hay phân bố một phòng học rộng hơn, quy mô lớn hơn. Phòng
này đảm bảo được Rộng rãi, thoáng mát, thoải mái. Mặc khác nếu đào tạo thực tế dành
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 95
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
cho lái xe, sửa chữa kĩ thuật, bảo dưỡng ôtô thì sẽ có không gian là bãi đậu xe, đỗ xe
của công ty. Do đó, rất nhiều ý kiến của học viên về Địa điểm tổ chức đào tạo là
ĐỒNG Ý; chiếm hơn 63,3% đối với Hầu như trong công ty hoặc những nơi gần trụ sở
công ty; hơn 48,4% đối với ý kiến Rộng rãi, thoáng mát, thoải
Bảng 30: Giá trị trung bình của nhân tố Địa điểm tổ chức đào tạo
Thống kê mô tả
N Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Hau nhu trong cong ty hoac
nhung noi gan tru so
128 3 5 3,88 0,597
Rong rai, thoang mat ,thoai
mai
128 3 5 4,00 0,721
Valid N (listwise) 128
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
2.3.4.6 Giải thích kết quả thu được:
Nếu một chương trình được tổ chức tốt , có sự chuẩn bị kĩ càng tốt thì kết quả
mang lại sẽ càng cao. Một tiêu chí được đánh giá chủ quan theo ý kiến của học viên tự
đánh giá mình được các nhà quản lí quan tâm đó là Mức độ tiếp thu khóa học.
Bảng 31: Mức độ tiếp thu
Muc do tiep thu
Tần số % % hợp lệ % Tích lũy
giá trị Kem 3 2,3 2,3 2,3
Kha 41 32,0 32,0 34,4
Tot 73 57,0 57,0 91,4
Toi khong biet 11 8,6 8,6 100,0
Total 128 100,0 100,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 96
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Mức độ tiêp thu cao nhất là Tốt với 73 người chiếm 57%, ở mức độ Khá có 41
người chiếm 32%. Khi họ cho rằng mức độ tiếp thu của mình là Khá và Tốt có nghĩa
rằng họ đã thu nhận được một lượng kiến thức và kĩ năng nhất định nào đó, họ biết,
hiểu những gì mình được trao dồi và những gì mình sẽ làm cho công việc sắp tới ở
công ty. Cụ thể như Nhân viên lái xe sẽ biết được mình sẽ phải làm gì khi xe tắt máy
nửa chừng, hay xảy ra tranh cãi đối với khách hàng, Nhân viên bảo dưỡng sửa chữa
sẽ phải làm những gì trước khi xe ra khỏi bãi để đảm bảo an toàn khi xe chạy, Nhân
viên chấm công lương phải làm như thế nào để siết chặt việc nhân viên phải có mặt
đầy đủ khi bắt đầu vào giờ làm việc?... Cũng dễ thấy rằng đội ngũ nhân viên trong
công ty còn khá trẻ nên tinh thần học hỏi, năng động và dễ tiếp thu những gì mà
chương trình truyền đạt và muốn hướng tới.
Trong đó, vẫn còn 3 người cho rằng mức độ tiếp thu của họ ở mức kém, và 11
người không biết họ học được gì từ khóa đào tạo. Có lẽ họ chưa thực sự chú tâm vào
những gì mình được học. Dù rất khó nhưng công ty cũng nên chú trọng, tìm hiểu nhu
cầu cũng như mong muốn của những học viên này để việc đào tạo có hiệu quả hơn.
Có thể nói hiệu quả đào tạo được nhận xét đánh giá bởi người quản lí nhưng
người học viên cũng có tiếng nói riêng của mình về những gì mình được học, được
đào tạo, nêu lên những cảm nghĩ của mình sau khi được đào tạo và đã bắt tay vào làm
việc được một khoảng thời gian xác định nào đó. Những cảm nghĩ và cảm nhận đó có
thể là : Thực hiện và phối hợp công việc tốt hơn; Năng suất và chất lượng cao hơn;
Giảm lỗi và sai sót trong công việc; Doanh số tăng; Cảm thấy gắn bó hơn với đồng
nghiệp, phòng ban, công ty; Không có một sự thay đổi nào cả
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 97
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
Hu
ế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Bảng 32 : Một vài thay đổi sau khi tham gia các khóa đào tạo
Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ
%
Thực hiện và phối hợp công việc tốt hơn 84 65,6
Giảm lỗi và sai sót trong công việc 86 67,2
Doanh số tăng 58 45,3
Chất lượng công việc tăng dần 78 60,9
Cảm thấy gắn bó hơn với đồng nghiệp, phòng ban và công ty 69 53,9
Muốn được tham gia nhiều chương trình khác chuyên sâu
hơn
52 40,6
Tôi không thấy có một sự thay đổi nào cả 5 3,9
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS)
Qua khảo sát cho thấy được việc đào tạo cũng có được một số kết quả nhất
định. Kết quả này cần phải được chú trọng bởi những tiêu chí này dù không thể hiện
hết được hiệu quả đào tạo nhưng nó cho thấy được một số khía cạnh mà những học
viên_ người được đào tạo thấy rõ nhất, và đây cũng như là mục tiêu để họ tiếp tục học
hỏi, phấn đấu cho công việc của mình và cho cả công ty. Đáng chú trọng hơn cả là
những tiêu chí: Thực hiện và phối hợp công việc tốt hơn với 65,6%( 84 người chọn);
Giảm lỗi trong công việc với 67,2%(86 người chọn); Chất lượng công việc tăng dần
chiếm 60,9%(78 người chọn); Cảm thấy gắn bó hơn với đồng nghiệp, phòng ban và
công ty chiếm 53,9%(69 người chọn). Quả thực trong quá trình hướng dẫn kèm cặp,
học viên được học những gì về công việc của mình đồng thời được tiếp xúc, trực tiếp
thực hiện công việc của mình, do đó khi xảy ra lỗi sai sót trong công việc đã được điều
chỉnh kịp thời và được nhắc nhở cẩn thận mặc khác công việc sẽ thực thực hiện một
cách thành thục hơn, nhanh nhẹn hơn, dễ dàng hơn, hiển nhiên học viên sẽ biết được
những gì mình cần phải làm do đó 3 tiêu chí: Thực hiện và phối hợp công việc tốt
hơn (84/128 người), Giảm lỗi và sai sót trong công việc (86/128 người), chất lượng
công việc tăng dần(78/128 người), được thực hiện tốt sau khi đào tạo chu đáo là hiển
nhiên, là dễ thấy được. Ngoài ra còn có rất nhiều tiêu chí nhưng nó không thể hiện rõ
được hiệu quả đào tạo hay chỉ những người quản lí, những người cấp cao mới thấy và
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 98
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
biết được hiệu quả này đó là Doanh số tăng. Việc đào tạo không những nhằm giúp đáp
ứng được nhu cầu công việc mà mục đích chính là giúp cho doanh số tăng nhưng tăng
theo hướng tích cực hay hướng tiêu cực là còn dựa vào quá trình đào tạo và hướng dẫn
theo sát của những người quản lí, những người chủ chốt trong công ty. Chỉ có 52/128
người muốn tham gia đào tạo chuyên sâu hơn, có thể vì tham vọng thăng tiến trong
công việc, một vị trí làm việc ưa thích khác trong công ty hay đơn thuần chỉ để cống
hiến hêt tâm huyết cho công việc của họ mà thôi. Có 5 người cho rằng “Tôi không
thấy có một sự thay đổi nào cả”, có lẽ họ chưa thực sự thấy được mục đích cũng như
hiệu quả đào tạo. Những người này thường rất thụ động, không linh hoạt, không tích
cực trong mọi hoạt động, họ ít chú trọng đến những gì mình đã đang và sẽ làm. Dù
việc đào tạo có ra sao đi nữa thì ít nhiều ảnh hưởng của nó đến công ty và nhân viên
cũng sẽ thể hiện ra, việc đào tạo những người này khiến cho hiệu quả của đào tạo giảm
đi nhiều.
2.3.5 Báo cáo kết quả học tập, đào tạo của học viên trong công ty CP Ánh
Dương Xanh
Thực ra, việc đánh giá kết quả đào tạo có những ý nghĩa rất thực tiễn. Đánh giá
kết quả đào tạo cho ra những thông tin để đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo, để khắc
phục các sai sót và cải tiến. Mặt khác, đánh giá dựa trên những mục tiêu cụ thể và gắn
với các kết quả, các mục tiêu đào tạo thì sẽ tạo ra động lực tốt cho việc học hỏi và ứng
dụng, cải thiện hiệu quả công việc.
Bảng 33: Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty qua 2 năm 2012-2013
Chức danh 2012 2013
QLNS chấm công lương Không đạt Đạt
Cán bộ kĩ thuật Đạt Đạt
Cán bộ chủ quản khác Không đạt Không đạt
Nhân viên kinh doanh Đạt Đạt
Nhân viên lái xe Đạt Đạt
Nhân viên kế toán Đạt Đạt
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự và pháp chế)
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 99
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Nhận xét: Nhìn vào bảng, ta thấy được năm 2013 thực hiện công tác đào tạo tốt
hơn năm 2012. Năm 2013, những chức danh như QLNS chấm công lương, cán bộ kĩ
thuật, nhân viên kinh doanh, nhân viên lái xe, nhân viên kế toán đều Đạt những yêu
cầu đề ra đối với công tác đào tạo, chỉ có Cán bộ chủ quản khác vẫn ở mức Chưa đạt.
Rõ ràng trong việc đào tạo năm 2013 thì % tham gia khóa đào tạo như sau:
• Nhân viên lao động trực tiếp _ Nhân viên lái xe: 97%
• Nhân viên lao động gián tiếp_ Nhân viên văn phòng: 89%
Theo tiêu chuẩn và tiêu chí đặt ra của công ty thì số lượng Nhân viên lao động
trực tiếp hay nhân viên lái xe phải tham gia và hoàn thành được 90%, nhân viên văn
phòng là 80%, điều đó cho thấy rằng kết quả đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra và có thể
nói là vượt chỉ tiêu. Về mặt chất lượng thì đã đảm bảo nhưng chất lượng cần phải chú
trọng hơn.
Theo thống kê của Phòng hành chính sự nghiệp hầu hết tất cả học viên đều nắm
bắt được những gì mà khóa học muốn truyền tải và mang lại. Hơn 94% học viên hoàn
thiện được những công việc trong khóa học, đạt được chứng chỉ cũng như những kĩ
năng cần thiết cần trang bị sau khi hoàn thành khóa học. Cụ thể, học viên sẽ biết được
công việc của mình là gì? Để thực hiện được công việc đó cần phải hoàn thành những
nghĩa vụ gì và kiến thức, kĩ năng nào được sử dụng.
Còn lại một phần trăm nhỏ không đạt là do trình độ Tiếng Anh chưa đủ, nghiệp
vụ chưa nắm vững và chưa thực sự tập trung vào khóa học.
Thời lượng dành cho các khóa đào tạo hầu như không nhiều như đã đưa ra trong kế
hoạch của công ty. Tất cả các khóa đào tạo đều ngắn hơn và hoàn thành sớm hơn với
thời gian đã quy định. Điều đó cũng dễ thấy rằng tâm lí giáo viên và nhân viên đều
muốn kết thúc khóa học để nhanh bắt tay vào công việc của mình, tiếp xúc trực tiếp
với thực tế công việc, tự mình có thể thực hiện những gì mình đã được học.. Ví dụ cụ
thể, thời lượng dành cho nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên quản lí là 1,5 tháng
nhưng trong bảng Module thì thời lượng đào tạo chỉ là vài ngày hay chỉ trọn vẹn trong
1 tháng.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 100
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Bảng 34: Module dự kiến khóa học dành cho nhân viên kinh doanh
Module Thời gian
dự kiến
Đầu tư Địa điểm
1. Kĩ năng giao tiếp
với khách hàng
6-7-
8/3/2013
7.000.000vnd 277 Nguyễn Hữu Thọ,
Phường Hòa Cường Bắc,
Quận Hải Châu, TP Đà
Nẵng
2. Kĩ năng thiết lập
và tổ chức kế
hoạch kinh
doanh
22/3-22-
4/2013
10.000.000.vnd
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
Tuy là kết thúc sớm và ngắn hơn so với thời gian đã quy định nhưng đa số các
lớp học đều đảm bảo được lượng kiến thức truyền tải cũng như kĩ năng thực hành cần
đảm bảo sau khóa học. Có lẽ 50-90 phút/buổi học không đủ để truyền tải quá nhiều nội
dung nhưng chương trình cùng với giáo viên đã tóm gọn được phần nào nội dung
trong những tình huống thực tế ngắn gọn, lôi cuốn.
Phương pháp giảng dạy:
Phần lớn trong công ty là nhân viên lái xe, và chính nhân viên lái xe cũng là
người trực tiếp làm việc với khách hàng, mang lại doanh thu và uy tín cho công ty nên
công ty tập trung đào tạo rất nhiều cho họ. Mặc dù khi tuyển dụng vào công ty ở vị trí
nhân viên lái xe thì họ đã có một số kĩ năng nhất định song để hiệu quả làm việc cao
hơn với chuyên môn vững vàng hơn thì công ty đã tạo điều kiện cho họ tham gia nhiều
chương trình đào tạo với phương pháp huấn luyện trực tiếp với tinh thần tương đối
thoải mái, hay cụ thể hơn ở phương pháp này việc chỉ đạo là trên hết, tuy người giáo
viên_người chỉ đạo phải nói nhiều để truyền đạt kiến thức nhưng những kĩ năng của
người lái xe sẽ nhanh chóng tăng lên rõ rệt.
Ngoài ra hằng năm công ty còn tổ chức các khóa kiểm tra tập huấn lái xe taxi
chở khách vào những tháng cuối năm nhằm kiểm tra lại kĩ năng của các nhân viên.
Thường là vào tháng 12 của mỗi năm.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 101
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Đối với những nhân viên văn phòng thì hầu như họ tham gia khóa học chỉ để ôn
lại hay bổ sung những nghiệp vụ cần thiết cho công việc của họ mà thôi. Những kĩ
năng này họ đã được học trong quá trình đào tạo ngành nghề, ví dụ như khả năng làm
việc nhóm, kĩ năng sử dụng các phần mềm, áp dụng mô hình mới trong công tácDo
đó phương pháp huấn luyện trợ giúp được dùng phần nhiều, Khi đó người huấn luyện
trong vai trò hướng dẫn hoặc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người được huấn
luyện. Họ động viên và chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế của nhân viên. Đối với
phương pháp này người huấn luyện phải đặt nhiều câu hỏi và lắng nghe để hỗ trợ.
Sau khi hoàn thành khóa học thì học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn
thành. Và nếu nhân viên nào hoàn thành tốt sẽ có thưởng cũng như có nhiều cơ hội
thăng tiến trong công việc cũng như làm gương và động lực cho những nhân viên
khác.
Hình 3: Chứng nhận hoàn thành
khóa tập huấn LÁI XE ÔTÔ CHỞ KHÁCH.
Có thể nói công ty Ánh Dương Xanh là một công ty mới thành lập, việc đào tạo
nhân viên càng trở nên phức tạp hơn. Vì hầu hết số lao động đều mới, chưa có tác
phong công nghiệp, chưa hiểu được Văn hóa doanh nghiệp và thậm chí còn chưa hiểu
lẫn nhau. Đào tạo là việc đầu tư ngắn hạn nhưng mang lại lợi ích lâu dài. Thông qua
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 102
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
cách gợi ý, hướng dẫn, phản hồi của người huấn luyện mà kết quả của người được
huấn luyện được tăng lên rõ rệt. Khi kỹ năng của nhân viên được phát triển thì việc
giám sát sẽ ít hơn, tăng thêm thời gian vàng cho các nhà quản trị.
Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhìn chung, đội ngũ nhân viên công ty
đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Trình độ kiến
thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi dần với cơ
chế mới, đáp ứng được nhu cầu phát triển chiến lược của công ty trong giai đoạn thăng
tiến cũng như cạnh tranh trên thị trường, tạo ra văn hóa tổ chức với tinh thần năng
động, trung thành và tạo sự thỏa mãn trong công việc, nâng cao hiệu suất, hiệu quả cả
công việc lẫn trong đời sống của người học viên được đào tạo và đào tạo đóng vai trò
quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động, ổn định việc kinh doanh dịch vụ của công ty.
Qua những kết quả đó, đào tạo cũng góp phần đem lại một số thành tựu, danh
tiếng về cho công ty và quan trọng hơn cả là lòng tin yêu của khách hàng . Minh
chứng về những danh hiệu :
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 103
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Hình 4: Những chứng nhận của công ty Cp Ánh Dương Xanh
Ngoài ra còn có rất nhiều danh hiệu xứng đáng khác.
2.3.6 Ðánh giá hiệu quả đào tạo :
2.3.6.1.1 Tỉ lệ nghỉ việc:
Thực tế thấy được, dù thế nào chăng nữa thì tỷ lệ nghỉ việc cao cũng ảnh hưởng
rất nhiều đến các chỉ số kinh doanh của công ty. Những ảnh hưởng trực tiếp ở đây là:
Tăng chi phí tuyển dụng, tuyển chọn và chi phí đào tạo tính trên đầu người. Ảnh
hưởng gián tiếp là làm tăng khối lượng công việc cho những người ở lại, làm giảm
năng suất lao động do những ảnh hưởng tâm lý. Đặc biệt là những phản ứng dân
chuyền tức là nhân viên ra đi hàng loạt, hay còn gọn là hiệu ứng tâm lí. Đây cũng
chính là trường hợp của ảnh hưởng gián tiếp.
Đó là lí do mà công ty CP Ánh Dương Xanh coi đào tạo là một yếu tố hết sức
quan trọng.
Sơ đồ 7: Thống kê tỉ lệ nghỉ việc qua 2 năm 2012-2013
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự và pháp chế)
Nhận xét:
Theo công bố Khảo sát Lương và Phúc lợi năm 2013 của công ty tư vấn nhân
sự Mercer và đại diện tại Việt Nam Talentnet về tình hình nhân sự nghỉ việc trong
những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ nghỉ việc năm 2013 giảm khoảng 2-3% so với năm
ngoái. Đại diện Mercer và Talentnet nhận định, trong những năm gần đây, tình hình
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 104
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
kinh tế thay đổi khiến cả chủ doanh nghiệp và người lao động thận trọng hơn trong
vấn đề tuyển dụng mới và thay đổi công việc. Và thực tế tại công ty CP Ánh Dương
Xanh, tỉ lệ nghỉ việc giảm từ năm 2012 qua 2013, giảm đi 0,5%. Mặc dù con số giảm
đi không cao nhưng đây cũng là con số và xu hướng đáng mừng. Theo quan sát và tìm
hiểu thì hầu như nghỉ việc là nhân viên lái xe.Thực tế nhận thấy rằng, công việc lái xe
áp lực rất cao. Một phía về công việc phải thường tỉ lệ nghỉ việc giảm từ năm 2012 qua
2013, giảm đi 0,5%. Mặc dù con số giảm đi không cao nhưng đây cũng là con số và xu
hướng đáng mừngxuyên di chuyển trên đường, ngồi trong taxi hàng nhiều giờ, tiếp xúc
với khách hàng một cách tích cực và phải đạt doanh số mà ban quản lí đưa ra hàng
tháng. Rất nhiều khó khăn mà một nhân viên lái xe gặp phải , chỉ khi ở vị trí của họ,
con người mới hiểu được. Và một số lí do khác khiến họ nghỉ, bỏ việc nửa chừng để
tìm kiếm một công việc có điều kiện làm việc tốt hơn, ở một môi trường hấp dẫn hơn.
Khó khăn là thế nên họ luôn mong có thể được làm việc trong một toà nhà với
đầy đủ những tiện nghi làm việc, được có nhiều mối quan hệ, được thể hiện mình,
được tôn trọng ở một khía cạnh khác. Trong công ty rất hạn chế kiểu quản lý độc đoán
do đó tần số vắng mặt của nhân viên cũng ít và giảm đi. Những người cấp trên phải có
kỹ năng lắng nghe, lập những mục tiêu thực tế cần đạt tới, kỹ năng truyền thông linh
hoạt, hấp dẫn. Nói cách khác, nếu cấp trên là người có uy quyền, thích la hét, đổ lỗi
cho người khác và khiến mọi người phải nhất nhất đi theo con đường của họ thì sớm
muộn nguồn lao động trong công ty sẽ biến động mạnh, tỉ lệ nghỉ bỏ việc nửa chừng sẽ
tăng cao và việc tuyển dụng lại là điều hết sức khó khăn. Nếu so với tỉ lệ nghỉ bỏ việc
trung bình của cả nước thì tỉ lệ bỏ việc của nhân viên công ty CP Ánh Dương Xanh ở
mức nguy hiểm, nhưng nếu so sánh với tỉ lệ chung của nghành Vận tải giao nhận thì ở
mức khá ổn. Tỉ lệ bỏ việc của nghành vận tải nói riêng là 12,4% vào năm 2013, như
thế là công ty đã có những cố gắng rất nhiều để tỉ lệ nghỉ bỏ việc chỉ có 11,8%.
Để giảm đi tỉ lệ nghỉ bỏ việc, cần phải đào tạo nâng cao kĩ năng và nhu cầu kiến thức
cho nhân viên thì cấp trên nên được khó khăn công việc chung và cả công viêc riêng là
như thế nào?, việc khích lệ cũng là một cách làm tích cực nhằm giảm tỉ lệ nghỉ làm ở
nhân viên. Khích lệ để nhân viên giảm ngày nghỉ làm không giống như khen ngợi hay
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 105
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
thưởng cho nhân viên vì đi làm đầy đủ. Một lời khích lệ sẽ mang lại cho nhân viên sự
thúc đẩy để tránh những lần nghỉ không cần thiết.
Các loại chương trình khích lệ mà các công ty đang sử dụng thì rất nhiều. Một
số cho phép nhân viên được nghỉ theo số ngày nghỉ ốm mà họ không sử dụng cuối mỗi
quý. Một số tổ chức thì cho một nhân viên đi làm đầy đủ được nghỉ thêm hai ngày mỗi
tháng. Một số thưởng cho nhân viên một bữa liên hoan, một giấy chứng nhận, hoặc
thậm chí một thẻ cào trúng thưởng và những phần quà thiết thực trong cuộc sống.
Ví dụ: Ngày 10-12, tại Lễ hội truyền thống của Công ty Cổ phần Ánh Dương
Xanh Việt Nam (hãng taxi Vinasun Green) đã tổ chức vinh danh và khen thưởng
những tài xế taxi gương mẫu vì thành tích nhiều lần trả lại tài sản giá trị cho khách.
Trong năm 2013, đội ngũ taxi Vinasun Green-Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng
đã 23 lần phát hiện tiền mặt, tư trang hành khách bỏ quên, với tổng trị giá hơn 120
triệu đồng. Nhân kỷ niệm 3 năm có mặt tại thị trường Đà Nẵng, hãng taxi Vinasun
Green cũng trao các giải Xuất sắc, Doanh thu cao, Bảo quản xe tốt, Lái xe an toàn,
Vượt khó cho 13 tài xế, tổ trưởng.(theo báo danang.vn)
Hình 3 :Taxi Vinasun Green khen thưởng cho 3 tài xế trung thực
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 106
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Hay nếu sự vắng mặt của nhân viên liên quan đến những vấn đề về sức khoẻ hoặc
một người trong gia đình anh ta bị ốm chẳng hạn, gợi ý tổ chức công đoàn và các hội, các
nhóm trong tổ chức... xem xét để giúp nhân viên này trở lại làm việc đầy đủ trong thời
gian sớm nhất. đó là công việc mà công ty vẫn thường làm để đảm bảo chính sách làm
việc được đầy đủ và giữ vững sự ổn định nguồn lao động trong công ty.
Ngoài ra, nhân viên lái xe là nguồn lao động có tỉ lệ nghỉ việc rất cao, khi tiếp xúc
với những nhân viên lái xe đó, tôi còn thu thập được một số thông tin . Và tôi phát hiện ra
rằng, tỉ lệ nghỉ việc kia do có khá nhiều nguyên nhân tế nhị khác như: nhân viên không
hài lòng về một vấn đề cụ thể, không hợp với sếp, quản lý độc đoán, thiếu tế nhị, không
được tin tưởng, đánh giá thiên vị, chủ quan, thiếu công bằng, không biết lắng nghe ý kiến
cấp dướiMột trong những nguyên nhân quan trọng khác nằm ở cơ hội thăng tiến. Nhân
viên ra đi vì không được hứa hẹn, không được động viên, không được đào tạo và chỉ rõ
những việc mình cần làm để có thể được thăng tiến. Vì vậy, công ty nên chú trọng hoen
về cơ hội thăng tiến cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên lái xe.
Trong công tác thưởng và động viên từng cá nhân để có kết quả học tập cũng
như thực hiện công việc cao, thì ngược lại ai có nhiều sai sót gây ảnh hưởng đến việc
kinh doanh của công ty sẽ bị kỉ luật, giảm trừ lương trong tháng hoặc là tiền thưởng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân ra đi của nhân viên không hẳn
chỉ vì chế độ chính sách, mà chủ yếu ở vấn đề những người thực hiện các chế độ chính
sách đó. Chúng ta hãy thử nhìn lại mình xem đã sâu sát với nhân viên chưa? Đã truyền
đạt một cách thấu đáo các chế độ chính sách đến nhân viên chưa? Đã công bằng khi
đánh giá chưa? Đã thực hiện đúng những lời hứa của chính mình khi tuyển dụng họ.
Với những phân tích trên, để giữ người và giảm tỷ lệ nghỉ việc, chúng ta cần
phải tuyển đúng người và tiếp tục đào tạo và phát triển họ một cách liên tục. Cần
có một chương trình phát triển nghề nghiệp, các chương trình đào tạo kỹ năng. Đầu tư
cho việc đào tạo và nâng cấp nhân viên sẽ là một phương thức đầu tư hiệu quả nhất
cho các công ty có định hướng lâu dài .những chính sách và việc làm của chúng ta
phải hướng đến nhân viên, phải tin tưởng họ, cho họ quyền được phát biểu. Các chế
độ chính sách phải rõ ràng, thông suốt, tránh những cuộc họp đóng kín cửa, những bất
công, không rõ ràng, minh bạch trong chế độ chính sách. Tổ chức các buổi hội thảo để
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 107
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
trao đổi, đối thoại về chế độ, chính sách, về các định hướng của công ty, từ đó lắng
nghe ý kiến của người lao động. Người lao động qua đó sẽ tin tưởng hơn vào công ty
cũng như được ghi nhận những đóng góp. Cuối cùng sự tin cậy và lòng trung thành là
giá trị tài sản đáng quý mà công ty đáng có được khi thực hiện tốt những điều nói trên,
nhất là đào tạo đúng và đủ nhu cầu của nhân viên.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 108
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
1.1 Xu hướng phát triển
Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, công ty CP Ánh Dương Xanh
đã, đang và sẽ tập trug chú trọng cho việc đào tạo nguồn nhân lực theo xu hướng, nhu
cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang rất khó
khăn, có rất nhiều doanh nghiệp đang phải thu hẹp phạm vi, cắt giảm nhân sự, thậm
chí nhiều nơi còn phải giảm lương...Điều đó làm cho nhân viên không những cảm thấy
mình không được thăng tiến, phát triển mà còn cảm thấy mình đang đi lùi, bị xún
chức. Tâm lí đó ảnh hưởng nặng nề đến nhân viên, khiến cho tinh thần họ sa sút, thiếu
động lực làm việc.
Biết rằng nguồn nhân lực chất lượng cao không phải là tập hợp những người có
trình độ hay học vị cao mà là những người lao động giỏi về chuyênn môn, nghiệp vụ,
có tính kỉ luật và ý thức cao trong từng công việc mà ho đảm nhận, dù cho đó là người
thợ chữa chữa máy móc hay là người nhân viên lái xe.
Mỗi doanh nghiệp lại phát triển với một lĩnh vực và đặc thù văn hóa riêng biệt,
hệ thống quản lí khác biệt. Điều này đặt ra vấn đề lớn về thích ứng với môi trường
doanh nghiệp cho nhân sự. Do vậy, việc đào tạo, hướng dẫn ngay từ đầu về văn hóa
công ty, phong cách quản trị sẽ làm cho học viên, nhân viên nhanh chóng thích nghi và
phát huy được hiệu quả công việc và hiệu quả sau đào tạo. Đồng thời, hoạt động này
còn giúp công ty giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa công ty mình_đây là điều rất
quan trọng trong xu hướng phát triển kinh doanh hiện nay.Nhiều doanh nghiệp hiện
nay vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, họ sẵn sàng cắt giảm lương, bồi dưỡng, trang
thiết bị lao động, bảo hiểm y tế, xã hội... điều đó dẫn đến cuộc sống người nhân viên
gặp nhiều khó khăn cũng như không được quan tâm đúng mức. Người lao động thiếu
thốn đi những nhu cầu cơ bản, mà một khi những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng
thì người lao động không thể có những nhu cầu cao hơn cho công việc cũng như cho
nhu cầu thể hiện bản thân mình.
Các doanh nghiệp nói chung và công ty CP Ánh Dương Xanh không còn chạy
theo cơn sốt về thiếu lao động mà đang tập trung đối xử với người học viên và nhân
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 109
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
viên của công ty mình như thế nào để họ có động lực làm việc cho tốt . Doanh nghiệp
nên từng bước:
• Xóa bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa lao động chân tay và lao động trí óc hay
giữa lao động thừa hành và lao động quản lí, nhất là những chương trình và điều kiện
đào tạo nhân viên...
• Sẽ tạo điều kiện thay đổi, luân chuyển công việc làm nhiều lần để giúp cho
nhân viên phát huy được khả năng lao động của mình.
• Những người quản lí, những người cấp cao trong doanh nghiệp nên tìm cách
dỡ bỏ rào cản những đặc điểm nhân cách cá nhân với nghề nghiệp từng học viên,từng
nhân viên trong doanh nghiệp. Mỗi một cá nhân ở những môi trường khác nhau sẽ có
những nhu cầu khác nhau, nên tạo điều kiện họ đáp ứng và phát triển những nhu cầu
đó.
• Nên đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra liên tục và suốt quá trình làm việc. Nên kết
hợp đào tạo kỹ năng với đào tạo các năng lực mềm như tư duy, thích nghi, biến đổi...
• Định hướng giá trị nghề nghiệp của họ trong đó kết hợp hài hòa giữa lợi ích,
nhu cầu cá nhân, giá trị tinh thần, hứng thú say mê trong đào tạo cũng như trong công
việc.
1.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo:
Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhìn chung, đội ngũ cán bộ ở công ty đã
có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Trình độ kiến
thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi dần với cơ
chế mới và đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của NLĐ, ổn định công việc kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế không nhiều cán bộ (kể cả cán bộ quản lí đào tạo) chưa
đáp ứng được yêu cầu công việc; năng lực, kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và
thực tiễn của nhiều cán bộ công đoàn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện
nay... Những yếu kém đó là do một số cán bộ lãnh đạo các cấp chưa coi trọng đúng
mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, chưa đáp ứng
được nhu cầu công việc và cũng chưa đánh giá được chất lượng sau đào tạo, hiệu quả
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 110
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
đào tạo. Nội dung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, chương trình đào tạo tuy
đã được cải tiến song vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng cán bộ cơ sở, phương thức
đào tạo chưa đa dạng hoá. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở các cấp chưa
được thực hiện đồng bộ, mới chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên cấp thấp, chưa chú
ý bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức thực hiện cho cấp cao.
• Về giáo viên:
Thông thường khi nói đến giáo viên là người ta nghĩ đến những người được đào
tạo bài bản, có học vị cao và chuyên nghiệp. Nhưng trong đào tạo nhân viên thì không
hẳn đã là như vậy. Giảng viên trong đào tạo là người hướng dẫn cho học viên học tập,
rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc bồi dưỡng đào tạo là cung cấp
kiến thức ở mức cần thiết, rèn tập kỹ năng đến mức có thể. Như vậy, giảng viên phải là
những người có kiến thức, có kỹ năng, đối với lĩnh vực mình giảng dạy phải chuyên
sâu, tốt và thành thạo. Không nên có giảng viên giảng dạy trong khóa bồi dưỡng về
nghiệp vụ tổ chức nhân viên mà họ chưa bao giờ làm công tác tổ chức đó, họ chưa tổ
chức quản lý bất kỳ một khóa học nào mà lại đi hướng dẫn bồi dưỡng học viên về
công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cần có quy chế về tổ chức, sử dụng và bồi dưỡng thường
xuyên đối với giảng viên kiêm chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng học viên.
Nên đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách công tác đào tạo:
- Tổ chức các khóa học chuyên môn kĩ năng, kiến thức định kì để các giáo viên
hay người được giao trách nhiệm đào tạo cập nhật thông tin đào tạo trong và ngoài
nước, tiếp thu những phương pháp, cách thức mới.
- Tổ chức thi định kì riêng cho các nhân viên làm công tác đào tạo nhân lực
trong từng chuyên môn nghiệp vụ.
- Phải có sự quan tâm động viên, theo dõi sát sao của giám đốc đối với các
nhân viên _giáo viên đào tạo đó.
- Nhân viên được cử đi đào tạo phải nhiệt tình, ham học hỏi và được sự tín
nhiệm của mọi người trong công ty, như thế việc đào tạo mới có hiệu quả.
• Nội dung: Nội dung đào tạo phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Học kĩ năng cơ bản hay kiến thức cơ bản của công việc
- Học kinh nghiệm hay lý thuyết
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 111
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
- Phân loại rõ kiến thức được đào tạo(cơ sở, cơ bản, kĩ thuật chuyên sâu, riêng
có của công ty)
Chắc hẳn rằng dù là công ty nào đi chăng nữa thì cũng khó có đủ thời gian và
kinh phí để thực thi một chương trình đào tạo lớn cho toàn thể nhân viên trong công
ty. Do đó phải xác định từ sớm những chương trình đào tạo cần đặt trọng tâm. Công ty
cũng nên xác định những kĩ năng nào thực sự cần thiết cho nhân viên cũng như cho
công ty. Nên dặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: “Chương tình đào tạo này cuối cùng sẽ đem
lại cho Công ty những gì?”. Nội dung chuyên sâu hay đơn giản cũng sẽ đóng vai trò
quan trọng trong quyết định sự thành công của việc đào tạo. Sau khi khóa học kết thúc,
nội dung này sẽ trở thành ý thức, nguồn dữ liệu quý giá, kinh nghiệm cho học viên,
nhân viên trong công ty.
Việc học và đào tạo của công ty phải chuyên sâu vào từng nghành nghề, công
việc, như thế mới đáp ứng được nhu cầu kĩ năng việc làm, mặc khác phải có sự thay
đổi sâu sắc theo hướng nâng cao chuyên môn, điều tối thiểu là hạn chế việc trùng lặp
lại các kiến thức cũ. Công ty rất coi trọng việc gắn chặt lý thuyết với những gì thực tế
tại công ty, tức là tạo mọi điều kiện để nhân viên có thể học hỏi từ chính công việc họ
sẽ làm chứ không phải qua lời nói lý thuyết suôn. Bên cạnh đó còn đề cập đến việc tổ
chức các lớp kĩ năng xã hội trang bị thêm cho các học viên các kỹ năng sinh hoạt cộng
đồng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, các buổi huấn luyện, kiểm tra giúp
các học viên có thêm nhiều hơn những cơ hội học tập và phát huy năng lực của bản
thân mình.
• Đa dạng các hình thức đào tạo:
Vì phương pháp đào tạo chủ yếu của công ty là đào tạo trong công việc, sử dụng
nhân viên mới kèm nhân viên cũ nên nhiều khi nhân viên mới được học được cả cái
hay cũng như cái dở của nhân viên cũ. Nhân viên mới bị ảnh hưởng khá nhiều bởi sự
hướng dẫn của những người đi trước, của những nhân viên cũ. Chính vì vậy, công ty
nên tạo thói quen cho các thành viên với các quy tắc, quy định riêng của công ty, giúp
họ định hướng tốt hơn trong công việc.
Mặc khác công ty nên lựa chọn đa hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo trong
công việc và đào tạo ngoài công việc, đào tạo nghề, phương pháp luân chuyển trong
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 112
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
công việc. Vì khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên thì nhân viên mới sẽ phải làm quen
với văn hóa trong doanh nghiệp, phương thức làm việc trong công ty, làm quen với
môi trường kinh doanh mới lúc đó công ty sẽ phải đào tạo lại từ đầu do đó hình thức
đào tạo trong công việc là hết sức cần thiết và phù hợp với khả năng tài chính công ty
mà người học thì cũng được tiếp xúc trực tiếp với công việc, với những kĩ năng cần
thiết cho công việc. Đào tạo như thế mang tính kinh tế cao mà chi phí lại thấp.
Với hình thức luân chuyển trong công việc cũng rất quan trọng bởi đây như là
phương pháp thường xuyên cho nhân viên kinh doanh thuyên chuyển địa bàn hoạt
động để cho họ thích nghi với biến động thị trường, tránh trường hợp nhân viên quen
với thị trường sinh ra chủ quan, không để tâm đến sự biến động của thị trường và nhu
cầu khách hàng. Không những thế phương pháp này còn giúp cho nhân viên có nhiều
kinh nghiệm làm việc trong những môi trường khác nhau. Những kinh nghiệm đó sẽ
giúp cho họ có khả năng thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra công ty
nên thường xuyên cử nhân viên đi học các khóa học ngắn hạn về chuyên môn nghiệp
vụ như khóa học về quyết toán thuế, kĩ năng quản lí trung và cao cấp
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo thì nhất thiết công ty phải lựa chọn
phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ mà học viên đào tạo. Ví dụ như đào tạo công nhân bảo dưỡng, sửa
chữa xe thì phải chọn phương pháp đào tạo tại chỗ, đào tạo nghề hay tại các trường
chuyên môn nghiệp vụ cao thì chúng mới ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đào tạo được.
- Các chương trình, phương pháp đào tạo nên hợp thức hóa thực tế cả về đối
tượng và nội dung. Nghĩa là nên đưa những gì thực tế vào trong khóa học, hạn chế tối
đa lý thuyết chay
- Phải có đầy đủ tài liệu để các học viên có thể tự nghiên cứu, tự học hỏi
- Cán bộ tham gia đào tạo nên tham gia các hình thức đào tạo qua mạng.
- Nên có cơ chế phù hợp ràng buộc giữa người đào tạo và người được đào tạo
để dễ dàng phối hợp lẫn nhau thực hiện mục tiêu đào tạo
• Thời gian và địa điểm đào tạo:
Thời gian:
- Nêu rõ tổ chức đào tạo theo kì, theo năm
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 113
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
- Thời gian khóa học kéo dài, nêu rõ cho khóa học lý thuyết, thực hành, hội
nghị, hội thảo
- Thời gian thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể phải được hoạch định và công bố rõ
ràng
• Học viên:
Học viên không chỉ đơn thuần là người được cử đi học ngồi với nhau. Thuận lợi
nhất cho khóa bồi dưỡng ngắn hạn phát triển kỹ năng làm việc là một nhóm từ 20-30
học viên cùng làm một công việc, cùng chức danh và có nhu cầu đào tạo như nhau. Mà
thỉnh thoảng các lớp học hay các buổi hội nghị, hội thảo chuyên đề có các nhiều đối
tượng “hỗn tạp”, gồm từ những trưởng phòng, nhân viên lái xe đến nhân viên chuyên
viên, nghiệp vụ cùng học thì thực ra không mấy hiệu quả. Vì công việc của họ rất khác
nhau, như có người thực hiện quản lý một ngành, có người phụ trách công tác kế
hoạch, cũng có người chỉ đảm trách việc đánh máy vi tính, nên nhu cầu đào tạo rất
khác nhau, mà dồn tất cả vào một lớp để tham dự thì sự quan tâm chú ý đến bài giảng
của họ sẽ rất khác nhau và cực kỳ khiêm tốn. Nhưng sao họ vẫn đến lớp học? Họ buộc
phải đến, họ muốn có cái chứng chỉ để bảo đảm rằng họ có đầy đủ các yêu cầu của
ngạch đề ra. Vậy những chứng chỉ đó có hiệu quả, việc đào tạo có đạt được mục đích.
Rõ ràng, học tập theo kiểu này là thực sự khóa khăn, mang tính ép buộc và phụ
thuộc, học viên làm khổ người quản lý lớp (phải nghĩ cách để quản lý họ), làm khổ
giảng viên (nói ít người nghe), họ tự làm khổ họ (nghe những cái chưa cần) và gây
lãng phí vì hiệu quả đào tạo không cao.
Do đó, công ty nên, nhất là những người quản lí nên tìm hiểu nhu cầu đào tạo,
tìm hiểu phẩm chất, năng lực, ý chí phấn đấu vươn lên và cả điều kiện cá nhân của học
viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Nhu cầu thay đổi không chỉ ở từng vị trí cấp quản
trị mà còn ở từng người. Quan tâm đến nhu cầu cũng như nguyện vọng của người lao
động sẽ giúp những học viên có một khóa học hiệu quả hơn.
Ngoài ra nên đặt kỉ luật học tập, đào tạo lên hàng đầu sao cho nhân viên thực
hiện một cách tự nguyện và tự giác. Như thế giúp cho thời gian lao động cũng như thời
gian đào tạo có hữu ích hơn, quy trình đào tạo sẽ được đảm bảo. Ngoài ra tăng cường
kỷ luật còn là một biện pháp giáo dục, rèn luyện tính cách con người, phát huy tinh
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 114
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
thần trách nhiệm, ý thức tập thể góp phần xây dựng tổ chức kỉ cương trật tự. Kỉ luật
lao động phải kết hợp với bầu không khí thân thiện, hợp tác trong đào tạo.
• Đánh giá đúng hiệu quả sau mỗi kì đào tạo:
- Đánh giá sự thay đổi sau khi được đào tạo, khóa học mang lại những gì?
- Phản ứng của học viên ra sao?công tác này không được làm quoa loa, đánh
giá đúng và trung thực.
- Phân tích kết quả công việc của nhân viên sau khi tham gia khóa học
- Chú trọng đến chỉ tiêu chi phí hay nói đúng hơn kết quả kinh doanh, cụ thể
từng chỉ tiêu, đánh giá đúng sự thể hiện của chúng
• Nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác đào tạo:
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ cho công tác đào tạo, không
mang nặng quá nhiều lý thuyết.
- Chủ động thỏa thuận với bên cơ sở đào tạo, hoặc với nhân viên đào tạo về
thời gian lịch học cũng như các thiết bị cần có.
• Vấn đề kinh phí cho học viên và bồi dưỡng nhân viên_giáo viên đào tạo:
Từ trước đến nay thì vấn đề về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên đều
do công ty chi trả. Tuy nhiên muốn nâng cao chất lượng của công tác đào tạo thì
những người lãnh đạo cần phải quan tâm hơn nữa. Công ty nên có nhiều hơn chương
trình khuyến khích về vật chất cũng như tinh thần vì đây là một trong những động lực
rất lớn để thúc đẩy hoạt động đào tạo này, người đi dạy thì nhiệt tình, người học cũng
hào hứng hơn. Nếu làm tốt công tác này thì hiệu quả đào tạo chắc chắn sẽ được nâng
lên rất nhiều. Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và thăng tiến, khoản tiền này thì
công ty có thể trích trong phúc lợi xã hội, trong quỹ Công đoàn hoặc trong lương của
nhân viên.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 115
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn “ Đánh giá hiệu quả đào tạo tại
công ty Cổ phần Ánh Dương Xanh”, tôi xin kết luận như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống cơ sở lí luận về đào tạo cũng như hiệu quả đào
tạo nguồn nhân lực
Thứ hai, tìm hiểu được thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tạo công ty, tiếp cận
thông qua hệ thống tài liệu các phòng ban cũng như ý kiến đánh giá của nhân viên
trong công ty. Luận văn đã nêu ra được những cái đạt được sau khi tham gia đào tạo,
nhưng cũng làm rõ những cái hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân và đưa ra
hướng giải quyết nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả đào tạo.
Thứ ba, cũng từ những gì thu được từ thực tế, ngay bây giờ tôi nên xác định rõ
nhiệm vụ, mục tiêu của mình, luôn luôn phải nâng cao kiến thức, kĩ năng, khả năng
nghiệp vụ để bản thân không ngừng vươn lên, cũng như để đóng góp cho nơi tôi làm
việc sau này, cho xã hội.
Con người ngày càng có vai trò quan trọng trong một tổ chức. Con người được
coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức vì con người là nhân tố hạt
nhân, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực để duy trì và phát triển một tổ chức trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Nhận
thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công ty CP
Ánh Dương Xanh đã ra sức phấn đấu vì mục tiêu chung của tập thể và lấy mục tiêu
đào tạo nâng cao hiệu quả đào tạo là mục tiêu trọng tâm để phát triển đội ngũ cán bộ,
công nhân viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn có những hạn chế chưa thể khắc phục
được bởi tôi còn thiếu kinh nghiệm, có nhiều ý kiến chủ quan của cá nhân mà trong
khi thời gian nghiên cứu lại hạn hẹp khiến cho bài làm có thể thiếu tính logic và hạn
chế về khả năng áp dụng vào thực tế. Ngoài ra luận văn còn có nhiều thiếu sót mà sinh
viên như tôi chưa thể thấy được. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô.
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH 116
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Trường ĐH Kinh tế Huế GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
SVTH: Hà Thu Thảo K44AQTKDTH
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cong_tac_dao_tao_nguon_nhan_luc_tai_cong_ty_co_phan_anh_duong_xanh_149.pdf