Bảo vệ môi trường đang là một nhiệm vụ quan trọng cùng với việc phất
triển của đất nước. Môi trường là một phần rất quan trọng của cuộc sống sinh
hoạt, sản xuất của con người. Công tác bảo vệ môi trường đang đối mặt với
những khó khăn và thử thách. Vì bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ
của riêng ai nó là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành, các thành phần
kinh tế, của quần chúng dân cư hay của tất cả cộng đồng. Đặc biệt là trong
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên.
Như vậy, qua một số nguyên nhân cơ bản như trên mà chúng ta thấy
được xu hướng tiếp tục gia tăng chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ. Chất
thải có thành phần ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại. Một yêu
cầu cần đặt ra là cần phải phân loại rác. Nếu việc phân loại rác tại nguồn mà
được thực hiện sẽ đem rất nhiều lợi ích cả về mặt quản lý, mô trường, kinh tế
và xã hội.
2.6 Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
trên địa bàn quận Tây Hồ.
Các mô hình tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn trên địa bàn quận Tây Hồ bao gồm:
73
+ Công ty CPMTĐT Tây Đô thực hiện công việc thu gom, vận chuyển chất
thải rắn tại các phường trên quận Tây Hồ.
Ngoài ra công ty còn thuê thêm phương tiện vận chuyển bên ngoài để vận
chuyển rác với chi phí thấp hơn khi công ty thực hiện việc vận chuyển.
+ Các đợt vệ sinh phong trào: Công ty kết hợp với UBND các phường phát
động các phong trào tổng vệ sinh môi trường vào các buổi chiều thứ 6, sáng
thứ 7 hàng tuần và nhân dịp các ngày lễ tết.
+ Các đội vệ sinh tự quản trên địa bàn các phường. Các đội vệ sinh này sẽ
tự xử lý một phần chất thải mà họ thu gom được. Nhờ vậy mà đã tiết kiệm
được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải cho ngân sách nhà nước.
2.6.1 Xã hội hoá trong khâu thu gom rác thải tại quận Tây Hồ:
Việc thu gom rác thải được thực hiện chủ yếu bởi các lực lượng sau:
+ Thu gom do công ty CPMTĐT Tây Đô thực hiện trên các địa bàn theo sự
chỉ đạo của thành phố.
+ Các đội vệ sinh môi trường tự quản của từng phường, các đợt vệ sinh
phong trào do công ty kết hợp với UBND các phường phát động.
Căn cứ pháp lý, phạm vi và mục tiêu công ty cùng với UBND quận ký kết
hợp đồng duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường: Yên Phụ, Thuỵ
Khuê, Bưởi, Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng.
●Thời gian vệ sinh đường phố ban ngày từ 6h đến 16h30 chia làm 2 kíp:
kíp 1 từ 6h đến 10h30, kíp 2 từ 13h đến 16h30.
● Thời gian tua vỉa và quét gom rác thủ công trên các trục đường chính
+ công nhân đi tua vỉa và quét gom rác thủ công vào chièu từ 16h30 đến
22h30.
+ Vào ngày lễ tết và những ngày diễn ra các sự kiện lớn thì phân ca làm tăng
giờ. Công ty bố trí công nhân đi sớm ca sản xuất về muộn vào cuối ca, chuyển
công nhân ca đêm sang duy trì ngày, bổ xung thêm lao động cho các tổ sản
73
xuất đảm bảo duy trì hết các tuyến phố quy định. Tăng cường lao động, tổ
chức duy trì tốt tại các khu vực diễn ra các đợt hoạt động. Bố trí công nhân
trực liên tục để kịp thời xử lý các chất thải phát sinh. Tại các tuyến phố chính,
khu vực trung tâm thì tăng cường lao động thi công duy trì và bố trí thêm
phương tiện quét hút, rửa đường đảm bảo chất lượng vệ sinh. Thực hiện các
chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục để thực hiện và xử lý kịp thời
các tình huống phát sinh. Phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức, các cơ quan đoàn
thể để họ có thể nắm rõ nội dung các hoạt động, sự kiện đó. Tổ chức tuyên
truyền nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Đối với trường hợp mưa, bão, lũ:
Tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân đổ rác, đảm bảo thu gom tối đa lượng
rác nhà dân, hạn chế việc dân vứt rác xuóng nước.
Tại những khu vực ngập, bố trí lao động trực 24/24h, nước rút đến đâu làm
vệ sinh đến đó. Khi nước rút hết bố trí xe rửa đường.
Trong mùa lá rụng tăng cường lao động thủ công, đối với các trục đường
chính, bố trí xe hút hoạt động tăng ca.
● Công ty CPMTĐT Tây Đô kết hợp với UBND phường tiến hành công tác
tổng vệ sinh vào các buổi chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần theo chỉ thị của
UBND thành phố Hà Nội.
● Công nhân làm việc tại công ty CPMTĐT Tây Đô được trang bị đầy đủ
các đồ bảo hộ lao động cũng như các phương tiện phục vụ công việc đảm bảo
an toàn vệ sinh cũng như sức khoẻ của công nhân.
73
Sơ đồ 2.1: Chu trình thu gom rác thải của công ty
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Rác thải tại các
hộ gia đình
Rác thải tại nơi
công cộng
Rác thải các khu
tập thể
Công nhân đi thu gom rác bằng xe
gom rác tại các địa điểm trên
Công nhân đẩy rác đến các điểm
cẩu theo quy định
Bãi rác Nam Sơn.
73
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ khâu thu gom, vận chuyển rác của công ty CPMTĐT
Tây Đô
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Khâu thu gom và vận chuyển rác
Duy trì vệ sinh ban
ngày
Duy trì vệ sinh ban đêm
Duy trì
đường
phố ban
ngày
Duy trì
rác vụn
Duy
trì dải
phân
cách
Thu rác
vệ sinh
nhà dân
và vệ
sinh
đường,
ngõ
Thu rác
nhà dân,
đường
phố
Quét gom
rác hè,
đường phố,
tua vỉa, nạo
vét cống,
hàm ếch,
dọn đất góc
cây, cột
điện (sau
22h) Xe ô tô chuyên dụng
vận chuyển rác Xe ô tô chuyên dụng
vận chuyển rác
(chuyến 1)
Xe ô tô chuyên
dụng vận chuyển
rác (chuyến 2)
Xê ô tô chuyên dụng vận
chuyển rác (chuyến 1)
Nhặt
rác
vòng
cuối
Vệ sinh
dụng cụ
Đặt thùng
chứa tại
điểm cố
định
Xe ô tô chuyên
dụng
Bãi quy định của
thành phố
73
Bảng 2.7 Khối lượng rác thải thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ
giai đoạn 2004-2008
2004 2005 2006 2007 2008
khối
lượng %
khối
lượng %
khối
lượng %
khối
lượng %
khối
lượng %
MH cộng
đồng tự
quản 1.787 14,9 2.989 20,7 3.012 18,9 3.289 18,6 3.381 18,1
VS phong
trào 1.200 10 1.878 13 2.268 13,23 1.989 11,2 2.235 11,9
Công ty
CPMTĐT
Tây Đô 8.987 75,1 9.569 66,3 10.654 68,68 12.425 70,2 13.104 70
Tổng
cộng 11.974 100 14.436 100 15.934 100 17.703 100 18.720 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty CPMTĐT Tây Đô
Nhận xét: Khối lượng rác thải thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ ngày
càng tăng từ 11.974 tấn năm 2004 lên 18.720 tấn năm 2008 tăng 156.33%.
Khối lượng rác thu gom được từ mô hình xã hội hoá cũng tăng nhanh. Tổng
khối lượng chất thải thu được từ các đợt vệ sinh phong trào và mô hình cộng
đồng tự quản tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối. Giá trị tương đối
về khối lượng thu gom được từ mô hình XHH trung bình khoảng 30%, con số
này có thể thay đổi giữa các năm. Còn đối với giá trị tuyệt đối tổng khối
lượng chất thải thu gom thông qua mô hình XHH đạt trung bình mỗi năm là
4.805,6 tấn, và cũng có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo.
73
2.6.2 Xã hội hoá khâu vận chuyển tại quận Tây Hồ:
Việc vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ do công ty CPMTĐT
Tây Đô đảm nhiệm. Công ty có 21 xe chuyên dụng để vận chuyển rác. Công
ty thực hiện vận chuyển 8 chuyến /ngày trên địa bàn quận Tây Hồ, còn lại
công ty thuê 2 chuyến /ngày với chi phí thấp hơn chi phí của công ty.
Ở các khu vực tự quản thỉ rác được thu gom sau đó tập trung tại địa điểm
quy định và các phương tiện của công ty CPMTĐT Tây Đô đén vận chuyển.
Bảng 2.8 Khối lượng rác thải được vận chuyển trên địa bàn quận Tây
Hồ giai đoạn 2004-2008.
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Khối lượng 10.685 12.987 14.658 15.569 16.308
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty CPMTĐT Tây Đô
Nhận xét: Khối lượng rác thải thu gom được ngày càng tăng do đó nhu cầu
về vận chuyển rác trên địa bàn cũng ngày một tăng năm 2004 khối lượng rác
vận chuyển được trên địa bàn là 10.685 tấn đến năm 2008 là 16.308 tấn tăng
152.63%. Một khối lượng rác mà thu gom được đã được cộng đồng tự xử lý
tại địa phương bằng biện pháp chôn lấp.
2.6.3 Xã hội hoá trong khâu xử lý rác thải:
- Phần chính rác thải thu gom được tập kết tại các điểm quy định gọi là các
điểm cẩu sau đó được các phương tiện vận chuyển của công ty CPMTĐT Tây
Đô vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn để thuê xử lý
- Một phần rác thải được xử lý luôn tại địa bàn quận khi cộng đồng thu gom
được bằng cách chôn lấp luôn.
Bảng 2.9 : Khối lượng rác được xử lý bởi cộng đồng năm 2004-2008 trên
địa bàn quận Tây Hồ (tấn).
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Khối lượng 1.989 2.198 2.256 2.421 2.512
73
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty CPMTĐT Tây Đô.
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy được khối lượng rác được cộng đồng
tự xử lý cũng khá cao, nhờ đó mà nó đã tiết kiệm được một phần ngân sách
cho nhà nước. Trong 5 năm khối lượng đó tăng từ 1.989 tấn lên tới 2.512 tấn
vào năm 2008, tương ứng mỗi năm tăng 104,6 tấn.
2.7 Tiểu kết chương 2:
Trong chương 2 đi nghiên cứu về các điều kiện của quận Tây Hồ như vị trí
địa lý, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng, y tế. Bên cạnh đó
chương này cũng cho thấy được thực trạng phát sinh, công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn quận Tây Hồ. Từ thực trạng đó ta thấy
được việc áp dụng mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn trên địa bàn quận là phù hợp và đã mang lại hiệu quả cả về kinh
tế, quản lý, xã hội và môi trường. Việc thực hiện mô hình này và thực trạng
vận hành mô hình cho thấy nó là cần thiết và công việc tiếp theo là đánh giá
về các hiệu quả trên và từ đó rút ra kết luận và những giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của mô hình này.
73
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ
CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN,
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô:
3.1.1 Khái quát về công ty
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, tổ 45, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội.
- Công ty tiền thân là Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 trực thuộc Công
ty môi trường đô thị Hà Nội. Từ ngày 02/11/2005 xí nghiệp chuyển thành
công ty cổ phần môi trường Tây Đô có vốn nhà nước chi phối.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103008724 do phòng đăng
kí kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/01/2007.
- Vốn điều lệ: 9 tỷ đồng.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: ông Nguyễn Xuân Huynh.
- Giám đốc công ty: ông Phan Anh Tuấn.
Bảng 3.1. Đội ngũ lãnh đạo của công ty CPMT Tây Đô:
Chức vụ Họ và tên Giới tính Trình độ
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Huynh Nam Kỹ sư
Giám đốc Phan Anh Tuấn Nam Kỹ sư
Kế toán trưởng Nguyễn Kim Thu Nữ Cử nhân
Phó phòng kinh doanh Nguyễn Lê Minh Nam Cử nhân
Trưởng phòng tổ chức-
hành chính
Nguyễn Thủy Ngân Nữ Cử nhân
Nguồn: Công ty CPMTĐT Tây Đô.
73
3.1.2 Các hoạt động kinh doanh
3.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
- Thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải bao gồm: chất thải sinh
hoạt đô thị, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng…
- Dịch vụ vệ sinh làm sạch, đẹp nhà cửa, công trình công cộng cải tạo
môi trường sinh thái.
- Sản xuất, kinh doanh và các sản phẩm hàng hóa từ nguồn phế thải tái
chế, tái sử dụng phế thải.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Đào tạo các nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi
trường.
- Vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa.
- Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm
vũ trường, karaoke, bar).
- Dịch vụ cho thuê kho bãi.
- Kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng.
- Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
- Thi công trồng mới và duy trì chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh,
đường phố và cây xanh cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Duy trì và cải tạo, làm vệ sinh môi trường mặt hồ nước.
- Quản lý, duy trì, vận hành và bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị.
- Thi công, lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: cấp thoát nước
hè đường.
3.1.2.2 Các dự án đang thực hiện
- Thu gom, vận hành và xử lý các rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Cầu Giấy, quận Tây Hồ, các khu vực huyện Đông Anh.
73
- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác công nghiệp tại các khu công nghiệp
Vĩnh Phúc, Cầu Diễn, Sài Đông – Gia Lâm, Đại An – Hải Dương…
- Làm sạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Sài
Đồng – Gia Lâm, Trung tâm hội nghị Quốc Gia, khách sạn Sheraton, khách
sạn Thắng Lợi, khách sạn Sofitel Plaza.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cấp thoát nước, khu đô thị mới Mỹ
Đình.
- Trồng và chăm bón cây cảnh tại khu đô thị mới Ciputra, Trung tâm hội
nghị Quốc Gia.
- Tưới rửa đường và quét hút bụi đường phố Tây Hồ - Cầu Giấy; khu đô
thị mới Ciputra, khu công nghiệp Cầu Diễn.
- Cung cấp vật liệu, vận chuyển đất, bùn cho công trình Biệt thự vàng
Thụy Khê, dự án kè Hồ Tây, cống hóa Xuân La – Tây Hồ.
- Thi công các công trình thoát nước địa bàn Cầu Giấy, địa bàn quận Tây
Hồ.
- Bảo dưỡng sửa chữa hè đường, phố, khu đô thị mới Nam Thăng Long
Ciputra.
- Vận chuyển phế thải xây dựng giải phóng mặt bằng Ngã Tư Sở - vành
đai 3.
3.2 Mô hình thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ.
Từ năm 2005, khi Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 chuyển thành công ty cổ
phần môi trường đô thị Tây Đô, cũng là lúc bắt đầu phối hợp với các phường,
các đơn vị hành chính của quận, các trường học, các đơn vị cơ quan cùng tổ
chức các đợt vệ sinh phong trào vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần. Các
phường tự tổ chức các đội vệ sinh tự quản làm vệ sinh hàng tuần đảm bảo vệ
sinh chung trong toàn quận.
73
Bảng 3.2: Khối lượng rác thu gom được trong các đợt vệ sinh phong
trào trên quận Tây Hồ năm 2008.
Thời gian Khối lượng rác thu gom được
(tấn)
Tháng 1 252
Tháng 2 220
Tháng 3 145
Tháng 4 152
Tháng 5 175
Tháng 6 165
Tháng 7 157
Tháng 8 192
Tháng 9 159
Tháng 10 198
Tháng 11 199
Tháng 12 221
Cả năm 2.235
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008- Công ty CPMTĐT Tây Đô.
73
Bảng 3.3 Khối lượng rác thu gom được trong các mô hình vệ sinh tự
quản trên quận Tây Hồ năm 2008.
Thời gian Khối lượng rác thu gom được (tấn)
Tháng 1 303
Tháng 2 285
Tháng 3 281
Tháng 4 248
Tháng 5 267
Tháng 6 288
Tháng 7 279
Tháng 8 270
Tháng 9 282
Tháng 10 279
Tháng 11 289
Tháng 12 310
Cả năm 3.381
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008- Công ty CPMTĐT Tây Đô
Nhận xét: Thông qua 2 bảng tổng kết kết quả thực hiện mô hình xã hội hoá
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ
đạt kết quả tốt. Trong năm 2008 khối lượng rác thu gom được trong các đợt
vệ sinh phong trào là 2.235 tấn, trong mô hình vệ sinh tự quản là 3.381 tấn,
như vậy tổng khối lượng chất thải thu gom được từ mô hình xã hội hoá là
5.616 tấn. Thực trạng phát sinh chất thải là vào thời điểm cuối năm và đầu
73
năm lượng chất thải là rất lớn so vói lượng thải trung bình của cả năm và cũng
chính vì thế mà lượng thu gom được là cũng lớn vào thời điểm này.
Trong mô hình vệ sinh tự quản này được hỗ trợ công cụ sản xuất để thực
hiện việc thu gom rác là 53 chiếc xe gom và 106 chiếc xẻng.
Tổng giá trị hỗ trợ trong mô hình này là:
Giá của một chiếc xe gom là: 1.635.000 đồng/chiếc.
Giá của một chiếc xẻng là: 15.000 đồng/chiếc.
Như vậy tổng giá trị hỗ trợ cho mô hình này là:
=1.635.000 đồng/chiếc*53 chiếc + 15.000 đồng/chiếc*106 chiếc xẻng
= 88.245.000 đồng hay 88,245 triệu đồng.
Từ các kêt quả trên ta thấy trong năm 2008 khối lượng rác thu gom được từ
các mô hình trên là:
Công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô: 13.104 tấn.
Các đợt vệ sinh phong trào : 2.235 tấn.
Mô hình cộng đồng tự quản : 3.381 tấn.
Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ % khi lượng rác thu được từ các mô hình năm 2008
trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008
Tỷ lệ % khối lượng rác thu gom từ các
mô hình năm 2008
Công ty
70%
VS phong trào
12%
MH tự quản
18%
CÔNG TY MH XHH VS phong trào MH XHH MH tự quản
73
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
3.3 Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ
3.2.1 Hiệu quả về kinh tế
3.2.1.1 Chi phí thu gom:
Cnc= lương +phụ cấp
Csx= Ccc+ Cbh
Trong đó:
Cnc: chi phí nhân công trực tiếp
Csx: chi phí sản xuất
Cql: chi phí quản lý với Cql= 10% chi phí lương công nhân.
Ccc: chi phí công cụ
Cbh: chi phí bảo hộ
▲Chi phí nhân công trực tiếp:
Toàn bộ công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô có 212 người trong bộ
phận lao động trực tiếp. Bao gồm 2 đội vệ sinh môi trường trên 2 quận Tây
Hồ và Cầu Gíấy, trong đó đội vệ sinh môi trường quận Tây Hồ có 3 tổ môi
trường đó là tổ môi trường số 1, tổ môi trường số 2, tổ môi trường số 3.
Như vậy, 3 tổ môi trường trong đội vệ sinh môi trường quận Tây Hồ này có
81 người. Sẽ phải tính chi phí nhân công trực tiếp trong lĩnh vực thu gom của
81 người.
Lương cơ bản của công nhân lĩnh vực thu gom:
W= 2.04 * 540.000 đồng/người/tháng * 81 người * 12tháng
= 1.070.755.200đồng.
Bảo hiểm xã hội mà công nhân được hưởng tính theo hệ số lương:
Ctg= Cnc+ Csx+Cql
73
BHXH=19%*W=19%*1.070.755.200 đồng= 203.443.488đồng.
Các loại phụ cấp mà công nhân được hưởng là: T
+Phụ cấp trách nhiệm đối với 3 đội trưởng của các đội môi trường là:
T1=0.2*540.000đồng/tháng*3người*12tháng=3.888.000đồng.
+Phụ cấp lưu động của 81 công nhân:
T2= 20%*540.000đồng/tháng*81người*12tháng=104.976.000 đồng.
Tổng tiền phụ cấp là:
T=T1+T2= 3.888.000 + 104.976.000= 108.864.000đồng.
Như vậy chi phí nhân công trực tiếp là:
Cnc=W+BHXH+T= 1.070.755.200+203.443.488+108.864.000
= 1.383.062.688(đồng)
▲Chi phí sản xuất:
Chi phí công cụ: dụng cụ, phương tiện
Bảng 3.4 Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân năm 2008
STT Dụng cụ lao động SL/năm Đơn giá Thành tiền
(đồng)
1 Xẻng 3 15.000 45.000
2 Chổi ngắn 24 5.000 120.000
3 Chổi dài 24 8.500 204.000
4 Kẻng gõ rác 1 25.000 25.000
5 Cán chổi, cán xẻng 10 4.000 40.000
Tổng cộng 434.000
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
+ Chi phí về dụng cụ lao động năm 2008 là:
434.000đồng/người/năm*81người= 35.154.000 đồng.
73
+Chi phí phương tiện là: chi phí về xe gom rác
40 chiếc* 1.635.000đồng/chiếc/18 tháng*12 tháng=43.600.000đồng.
(Giá trị của mỗi chiếc xe gom được khấu hao trong 18 tháng)
Như vậy: Tổng chi phí dụng cụ, phương tiện lao động trong năm 2008 là:
Ccc= 35.154.000 +43.600.000= 78.754.000đồng
Chi phí bảo hộ lao động
Bảng 3.5: Bảng về chi phí bảo hộ lao động năm 2008 công ty CPMTĐT
Tây Đô.
STT Dụng cụ bảo hộ SL/năm Đơn giá
(đồng)
Thành
tiền (đồng)
1 Quần áo bảo hộ 2 bộ 120.000 240.000
2 Áo phản quang 1 chiếc 135.000 135.000
3 Khẩu trang 12 chiếc 3.500 42.000
4 Găng tay 12 đôi 6.000 72.000
5 Giầy vải 6 đôi 20.000 120.000
6 Quần áo mưa 1 bộ 85.000 85.000
7 Mũ 1 cái 35.000 35.000
8 Ủng cao su 1 đôi 60.000 60.000
Tổng cộng 789.000
Nguồn: Theo báo cáo của công ty CPMTĐT Tây Đô.
Cbh= 789.000đồng/người/năm* 81 người=63.909.000đồng.
Vậy Csx=Ccc+Cbh=78.754.000đồng+63.909.000đồng=142.663.000đồng
▲Chi phí quản lý:
Cql=10%*chi phí lương công nhân= 10%*1.383.062.688đồng
=138.306.268,8đồng.
**Khâu thu gom của công ty CPMTĐTTĐ trên quận Tây Hồ năm 2008 là
73
Ctg=Cnc+Csx+Cql=1.383.062.688+142.663.000+138.306.268,8
Bảng 3.6 Tổng hợp chi phí khâu thu gom năm 2008 quận Tây Hồ của
CTCPMTĐT Tây Đô
STT Chi phí Thành tiền
1 Chi phí nhân công trực tiếp 1.383.062.688đồng
- Lương
- BHXH
- Phụ cấp
1.070.755.200đồng
203.443.488đồng
108.864.000đồng.
2 Chi phí sản xuất 142.663.000đồng
- Dụng cụ
-Phương tiện
- Bảo hộ
35.154.000đồng.
43.600.000đồng
63.909.000đồng
3 Chi phí quản lý 138.306.268,8đồng
4 Tổng cộng 1.664.031.957 đồng
Nguồn: Do tác giả tự tổng hợp.
Khối lượng mà CTCPMTĐT TĐ thu gom được năm 2008 là 13.104 tấn.
Từ bảng chi phí trên ta tính toán ra được chi phí để thu gom 1 tấn rác thải là:
Ctg/13.104tấn=1.664.031.957đồng/13.104tấn= 126.986,5657 đồng/tấn
Phân tích về hiệu quả kinh tế của khâu thu gom là:
Mô hình thực hiện xã hội hoá khâu thu gom chất thải quận Tây Hồ thông
qua các mô hình sau:
Tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường có sự tham gia của
cộng đồng dân cư, đoàn thể:
=1.664.031.957 đồng
73
Do phong trào này năm 2008 thu gom được 2.235 tấn (theo số liệu bảng)
nên nó đã đạt được hiệu quả là tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước.
Chi phí tiết kiệm được là: = khối lượng chất thải thu gom được*chi phí thu
gom 1 tấn của công ty = 2.235tấn*126.986,5657 đồng/tấn
= 283.814.974,3 đồng.(1)
Các mô hình cộng đồng tự quản tại các phường của quận:
Các đội vệ sinh môi trường cộng đồng tự quản tại 8 phường trên địa bàn
quận Tây Hồ năm 2008 thu gom được 3.381 tấn chất thải rắn. Nếu do công ty
thu gom thì mất chi phí là:
=khối lượng chất thải thu gom được*chi phí thu gom 1 tấn của
công ty =3.381tấn*126.986,5657đồng/tấn = 429.341.578,6đồng
Do trong mô hình này là được hỗ trợ kinh phí là 88.245.000 đồng.
Như vậy trong mô hình này nó tiết kiệm một khoản cho ngân sách nhà nước
là
429.341.578,6đồng -88.245.000 đồng= 341.096.578,6đồng (2)
Từ (1) và (2) ta thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình xã hội hoá trên địa
bàn quận Tây Hồ năm 2008 trong khâu thu gom là:
= 283.814.974,3đông + 341.096.578,6đồng = 624.911.552,9 đồng.
3.2.1.2. Chi phí vận chuyển:
Vận chuyển tại quận Tây Hồ gồm :
Công ty CPMTĐT Tây Đô vận chuyển 10 chuyến/ngày đêm
Thuê vận chuyển ngoài là 2chuyến/ ngày đêm.
Cvc= C kh+ Cbd + Cnl + Cnc + Cbh +Cpd
73
Cvc: chi phí vận chuyển; Ckh: chi phí khấu hao; Cbd: chi phí bảo
dưỡng, sửa chữa và thay thế; Cnl: chi phí nguyên liệu; Cnc: chi phí nhân
công; Cbh: chi phí bảo hộ; Cpd: chi phí phí đường.
▲Chi phí khấu hao:
Hiện nay chất lượng phương tiện của công ty còn khá tốt. 1 số xe sử dụng
từ năm 2002 còn khoảng 80% và một số được sử dụng từ năm 1998 còn
khoảng 60%.
Theo CTCPMTĐT Tây Đô mỗi năm chi phí khấu hao cho phương tiện vận
chuyển trung bình là 507.560.000đồng (Ước tính cho riêng quận Tây Hồ)
▲Chi phí sửa chữa bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế:
Căn cứ vào số km xe chạy tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa.
- Xe chạy từ 3.000-5.000km tiến hành bảo dưỡng cấp 1 như kiểm tra xiết
chặt ốc, bôi trơn dầu mỡ
- Xe chạy từ 5.000-9.000 km tiến hành bảo dưỡng cấp 2 như thoát dời các
chi tiết hệ thống phanh, điện, hệ thống treo, .. bảo dưỡng cấp 2 phải cao hơn
bảo dưỡng cấp 1.
* Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tế để xác định việc bảo dưỡng mặc dù
chưa đi được 3.000km như việc hỏng đâu thì sửa đấy.
- Do công ty không có GARA để xe nên cũng ảnh hưởng một phần đến việc
bảo quản xe.
- 1 năm công ty tiến hành sơn lại phương tiện 1 lần để bảo quản xe tốt hơn.
Theo công ty CPMTĐT Tây Đô chi phí bảo dưỡng xe vận chuyển trung
bình 1 năm là:
Chi phí bảo dưỡng thường xuyên là
250.000đồng/xe/tháng* 8xe *12 tháng=24.000.000đồng
Chi phí sữa chữa định kỳ:
4.500.000đồng/xe/năm * 8xe= 36.000.000đồng
73
Chi phí sửa chữa lớn là
12.000.000đồng/xe/năm * 8xe= 96.000.000đồng.
Chi phí thay thế săm, lốp:
8bộ * 13.000.000đồng/bộ=104.000.000đồng
Vậy tổng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phương tiện vận chuyển là
Cbd = 24.000.000+36.000.000+96.000.000+104.000.000
= 260.000.000đồng/năm
▲Chi phí nhiên liệu gồm chi phí về dầu điezen và nhớt
Dầu điezen 28lít/chuyến * 8chuyến/ngày* 365ngày*
11.500đồng = 940.240.000đồng (3)
Chi phí về nhớt 9.5lít/3.000km
Cự ly vận chuyển trung bình là 1 chuyến là: 70km/chuyến (cả 2 lượt)
Như vậy trong 1 năm số km đi là:
70km/chuyến* 8chuyến/ngày* 365 ngày= 204.400.000 km/ năm
Như vậy chi phí về nhớt là:
(204.400.000km * 9.5lít)/3.000km* 27.500đồng/lít= 17.799.833 đồng(4)
Từ (3) và (4) ta tính được tổng chi phí nhiên liệu trung bình năm 2008 của
công ty là: 940.240.000đồng+ 17.799.833 đồng=958.039.833 đồng.
▲Chi phí nhân công:
Chi phí lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân lái xe và phụ xe.
Đối với lái xe và phụ xe công ty căn cứ vào sản lượng ngày công của hoạt
động bao nhiêu chuyến vận chuyển mà xác định lương cho công nhân lái xe
và phụ xe.
+ Đối với công nhân lái xe: Lương trung bình của một công nhân lái xe là
2.000.000đồng/tháng.
Như vậy chi phí lương cho 8 lái xe là: 8 người*2.000.000đồng/tháng
*12tháng =192.000.000 đồng/năm.
73
+Đối với phụ xe: Lương trung bình đối với mỗi công nhân phụ xe là
1.750.000 đồng/ tháng.
Như vậy lương cho 8 công nhân phụ xe là
8 người*1.750.000đồng/ tháng*12tháng= 168.000.000 đồng/năm.
Tổng chi phí lương cho 8 công nhân lái xe và 8 công nhân phụ xe trung bình
trong 1 năm là:
192.000.000 đồng/năm+ 168.000.000 đồng/năm= 360.000.000 đồng/năm.
Chi phí phụ cấp: khi tính lương người ta có xét đến một số loại phụ cấp
như phụ cấp đi lại, phụ cấp ca 3 hưởng 30% lương.
Chi phí phụ cấp cho 8 công nhân lái xe và 8 công nhân phụ xe là
30% * 360.000.000 đồng/năm= 108.000.000 đồng/năm.
Tổng chi phí lương và phụ cấp đối với 8 công nhân lái xe và 8 công nhân
phụ xe trung bình trong 1 năm là:
360.000.000đồng/năm+ 108.000.000đồng/năm= 468.000.000 đồng/năm.
▲ Chi phí bảo hộ:
Chi phí bảo hộ trung bình đối với 1 công nhân lái xe, phụ xe là 570.000
đồng/ năm. Vậy tổng chi phí bảo hộ là:
16người* 570.000 đồng/năm= 9.120.000đồng/năm.
▲Chi phí phí đường:
Mức phí là 55.000 đồng/chuyến.
Số chuyến vận chuyển trong 1 năm là
8 chuyến/ngày* 365 ngày= 2.920 chuyến/năm.
Như vậy tổng chi phí về phí đường là
55.000 đồng/chuyến* 2.920 chuyến /năm= 160.600.000 đồng/năm.
Chi phí vận chuyển trung bình trong năm 2008 của công ty khi thực hiện
vận chuyển rác trên quận Tây Hồ là:
73
Cvc= 525.560.000đồng + 260.000.000đồng + 958.039.833 đồng +
468.000.000 đồng + 9.120.000đồng + 160.600.000 đồng
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chi phí vận chuyển của công ty CPMTĐT Tây
Đô năm 2008:
STT Chi phí Thành tiền
1 Chi phí khấu hao (Ckh) 507.560.000
2
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa,
thay thế (Cbd) 260.000.000
3 Chi phí nhiên liệu (Cnl) 958.039.833
4 Chi phí nhân công (Cnc) 486.000.000
5 Chi phí bảo hộ lao động (Cbh) 9.120.000
6 Chi phí phí đường (Cpđ) 160.600.000
7 Tổng cộng 2.381.319.833
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Tổng khối lượng thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008 là:
18.720 tấn/ năm trong đó:
Công ty CPMTĐT Tây Đô vận chuyển được là: 13.183 tấn.
Công ty thuê phương tiện vận chuyển ngoài là: 3.125 tấn.
Số còn lại đã được cộng đồng tự xử lý là 2512 tấn.
Vậy chi phí trung bình để công ty vận chuyển 1 tấn rác là:
2.381.319.833 đồng /13.183 tấn= 180.635,6545 đồng/tấn.
=2.381.319.833 đồng/năm.
73
Với khối lượng rác mà công ty đã thuê phương tiện ngoài trở là 3.125 tấn mức
giá là 169.500đồng/tấn. Như vậy trong khâu vận chuyển đã tiết kiệm được
một khoản cho ngân sách nhà nước là:
=3.125tấn*(180.635,6545đồng/tấn -169.500đồng/tấn)
= 34.798.920,31đồng/năm.
Kết luận: Hiệu quả kinh tế của việc vận hành mô hình xã hội hoá công tác
vận chuyển rác thải áp dụng tại quận Tây Hồ đã tiết kiệm cho ngân sách nhà
nước một khoản chi phí là 34.798.920,31 đồng/năm. Không những nó mang
hiệu quả về mặt tiết kiệm chi phí mà nó còn mang ý nghĩa là việc huy động
vốn trong quần chúng nhân dân đầu tư mua sắm các phương tiện vận chuyển
giúp nhà nước giảm gánh nặng đầu tư trong công tác này. Từ đó mà phần
ngân sách đó dùng vào các mục tiêu kinh tế khác của đất nước.
3.2.1.3 Chi phí xử lý:
Trong đó: Cxl: chi phí xử lý
M khối lượng rác
P chi phí trung bình theo đơn giá của thành phố
Với chi phí trung bình xử lý rác theo đơn giá của thành phố là:
14.590đồng/tấn.
Do cộng đồng xử lý được 2.512 tấn nên tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
một khoảng chi phí là:
2.512 tấn* 14.590 đồng/tấn= 36.650.080đồng.
Kết luận: Hiệu quả kinh tế mà từ việc vận hành mô hình xã hội hoá công
tác xử lý rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ là tiế kiệm được một khoản chi phí
để xử lý là: 36.650.080đồng.
Cxl= M*P
73
Kết luận chung: Hiệu quả kinh tế mà mô hình xã hội hoá công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ là:
624.911.552,9 đồng + 34.798.920,31đồng +36.650.080đồng
= 696.360.553,2 đồng/năm.
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình
XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn
quận Tây Hồ năm 2008
Nguồn:Tác giả tự tổng hợp.
3.2.2 . Hiệu quả về xã hội:
_ Tạo việc làm cho lao động của địa phương với mức lương trung bình hàng
tháng là 600.000 đồng. Mô hình này khi được đưa vào vận hành không những
đã giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động chân tay của địa phương
giúp họ có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, mà nó còn mang một ý
nghiã quan trọng về mặt xã hội. Đó là do một số lượng dân nghèo thất nghiệp
khi họ có việc làm tạo ra thu nhập thì làm giảm bớt đi một số tệ nạn xã hội
như trộm cắp…
- Tạo ra lợi ích kinh tế cho các tổ chức, các nhân, các thành phần kinh tế
tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Từ mô hình
STT Các khâu thực hiện của mô
hình XHH
Hiệu quả kinh tế (chi
phí tiết kiệm)
1 Khâu thu gom 624.911.552,9 đồng
2 Khâu vận chuyển 34.798.920,31đồng
2 Khâu xử lý 36.650.080đồng
4 Tổng cộng 696.360.553,2 đồng
73
cụ thể trên ta thấy được nó đem lại lợi ích kinh tế cho cả phía công ty MTĐT,
phía người dân và các nhà có phương tiện vận chuyển…
- Giảm gánh nặng ngân sách của nhà nước cho công tác này cụ thể như phần
trên đã tính toán được thì một khoản ngân sách được tiết kiệm khoảng
696.360.533,2 đồng. Phần ngân sách tiết kiệm đó dùng cho các mục tiêu khác
hay đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương.
_ Người dân tích cực hơn trong công tác vệ sinh môi trường, giúp cộng
đồng dân cư trên địabàn quận Tây Hồ thấy được vai trò và trách nhiệm to lớn
của mình trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải nói riêng. Từ đó chất lượng môi trường được
cải thiện và từng bước tiến tới xã hội không còn chất thải…
3.2.3. Hiệu quả về môi trường:
- Công ty CPMTĐT Tây Đô phối hợp với các phường, các tổ chức, các cơ
quan, các khu hành chính trên địa bàn quận tổ chức tốt công tác vệ sinh môi
trường theo định kỳ hoặc cử người làm vệ sinh hàng ngày. Kết quả là 8/8
phường đều tổ chức thực hiện.
- Công ty cũng phối hợp với UBND các phường, các đơn vị hành chính, các
cơ quan đơn vị tổ chức tốt việc tổng vệ sinh môi trường phục vụ tết Nguyên
Đán hay các ngày lễ lớn trọng đại của đất nước. Duy trì vệ sinh tốt trong suốt
mỗi đợt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
- Mở rộng các khu vực được cung cấp các dịch vụ thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải. Tổng lượng chất thải được thu gom bởi cộng đồng dân cư năm
2008 là 5.616 tấn. Việc đó đã giúp nhà nước tiết kiệm một phần ngân sách
nhà nước có thể từ khoản ngân sách này sẽ đầu tư thêm cho việc cải thiện môi
trường, nhờ vậy mà hiệu quả về mặt môi trường được nâng lên.
- Khối lượng rác được thu gom, vận chuyển xử lý nhiều hơn trên tất cả địa
bàn các phường làm giảm lượng rác bị tồn đọng gây mất vệ sinh. Trong
73
những năm trước do công tác thu gom, vận chuyển chưa được triệt để lượng
rác ứ đọng nhiều, nhưng trong những năm gần đây tình hình này được cải
thiện. Môi trường sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn các phường trong
lành, nhờ đó mà sức khoẻ của người dân được đảm bảo.
- Từng bước cải thiện môi trường trên các phường xanh- sạch-đẹp, một
lượng chất thải rắn được thu gom và xử lý ngay từ hộ gia đình nên rác chưa bị
bốc mùi khó chịu gây mất vệ sinh.
- Khối lượng thu gom được qua xã hội hoá công tác này năm 2008 là 5.616
tấn và có xu hướng tăng lên trong các năm tới. Ngoài ra khối lượng rác được
vận chuyển bằng cách thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài cũng tăng lên
và với chi phí thấp hơn chi phí sản xuất của công ty.
3.2.4 Hiệu quả về quản lý:
-Tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn thực hiện mô hình xã hội hoá
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả hơn. Công tác quản lý chất
thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ được nâng lên một bước đáng kể, hiệu quả
quản lý cao hơn.
- Nhờ có sự vận hành của mô hình XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn mà không những quản lý về chất thải có hiệu quả mà còn đạt
hiệu quả cao về mặt quản lý kinh tế, xã hội và môi trường. Quản lý về mặt thu
phí, tình hình thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn quận ngày càng có hiệu
quả cao hơn, nguồn phí thu được tăng lên góp phần vào các mục tiêu cải thiện
môi trường của quận. Quản lý về mặt môi trường cũng đạt hiệu quả cao,
lượng chất thải được quản lý nhiều hơn, môi trường trên địa bàn được quan
tâm nhiều hơn trong ý thức của từng người. Về mặt xã hội, mô hình này góp
phần quản lý xã hội tốt hơn, nó cũng gián tiếp tác động một phần nào đó đến
tình hình gia tăng của các tệ nạn xã hội.
73
-Có sự phối hợp quản lý về chất thải rắn từ phía công ty môi trường đô thị đến
các cơ quan, đoàn thể, các thành phần kinh tế và từng cá nhân trong địa bàn
thực hiện.
3.4 Giải pháp và đề xuất:
3.4.1.Giải pháp
Việc xã hội hóa chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự
phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành
phần kinh tế và sự tham gia rộng rãi của nhân dân... Để công tác xã hội hóa
công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói riêng vá công tác bảo vệ
môi trường nói chung có được thành công, thì rất cần đến sự hợp thành của
tổng hòa những giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và thống nhất nhận thức
chung về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói
riêng và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung.
Đây là việc cần thiết để tạo sự đồng thuận xã hội cao, cũng như để ngăn
chặn những lệch lạc và lạm dụng trong quá trình triển khai các hoạt động xã
hội hóa cung cấp dịch vụ đô thị. Nội dung thông tin, tuyên truyền không chỉ
xoay quanh việc giải thích chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hóa công
tác này, mà quan trọng hơn là cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng về các quy hoạch, kế hoạch, dự án xã hội hóa các dịch vụ
đô thị, để cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài khu vực kinh tế
nhà nước tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, cập nhật các thông tin này, từ đó hình
thành các quyết định đầu tư cần thiết, đúng định hướng.
Cần có quy định bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành (hiện
vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là cơ quan chủ quản một số doanh
nghiệp nhà nước đang cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường) cung cấp thông
73
tin theo yêu cầu cho các đơn vị kinh tế ngoài nhà nước có nhu cầu tham gia
vào mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Thứ hai, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom, xử lý, vận
chuyển chất thải rắn và cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
đang và sẽ tham gia xã hội hóa các dịch vụ đô thị trong các khâu trên.
Có thể nói ở một mức độ nào đó kết quả hoạt động xã hội hóa công tác này
phụ thuộc chặt chẽ với mức độ tự do hóa các hoạt động kinh doanh dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Hiện nay với xu hướng chung thì
khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngày càng sâu, rộng hơn vào nhiều lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có các dịch vụ đô thị mà cụ thể là các
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nước ta cũng cần ngày càng
mở rộng cửa, thực hiện tự do hóa kinh doanh trong các dịch vụ liên quan
trong các khâu của công tác này. Tuy nhiên, cần có cơ chế quản lý để tránh
việc cung cấp các dịch vụ này diễn ra theo kiểu mạnh thành phần kinh tế nào
thì bên ấy làm, cạnh tranh tự do, tự phát, thiếu sự hợp tác, gắn kết giữa các
doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế.
Thực tế đã cho thấy rằng, các công ty cổ phần đa sở hữu là loại hình tổ chức
có hiệu quả các hoạt động kinh tế, có lợi thế cho phép đáp ứng nguyên lý chia
sẻ rủi ro kinh doanh, vượt qua các hạn chế về nguồn lực và thị trường của
từng nhà kinh doanh đơn lẻ, độc lập, cũng như cho phép sự tham gia của xã
hội ở mức cao nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
thông qua sự tham gia cổ phần của các cổ đông. Đó cũng chính là điểm mạnh
của việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Vì vậy, cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước đang cung ứng dịch vụ môi trường và thành lập các công ty cổ phần
mới (thậm chí các tập đoàn) tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ môi
trường là một khuynh hướng cần được xem xét lựa chọn trong cách thức tổ
chức xã hội hóa các dịch vụ liên quan đến công tác này. Điều này không chỉ
73
góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa, mà còn đưa xã hội hóa lên một tầm
cao và sắc thái mới, đầy đủ, trực tiếp hơn.
Thứ ba, hoàn thiện môi trường pháp lý, điều chỉnh chính sách, nâng cấp các
ưu đãi tài chính và tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Các chủ trương, chính sách về xã hội hóa công tác này hay công tác bảo vệ
môi trường nói chung nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy
phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm
khắc cả về tài chính, lẫn hành chính, đối với các hành vi vi phạm từ các phía
có liên quan. Khuyến khích tài chính và ưu đãi cần thiết để thúc đẩy xã hội
hóa công tác này:
Giảm thiểu các nghĩa vụ tài chính như thuế, phí và các chi phí tham gia thị
trường của doanh nghiệp tham gia xã hội hóa.
Mở rộng quyền thu và phạt tài chính của doanh nghiệp gắn với chất lượng
dịch vụ môi trường do mình cung cấp.
Áp dụng rộng rãi và nghiêm túc hình thức đấu thầu công khai và
bình đẳng việc cung cấp các dịch vụ môi trường theo đơn đặt hàng ổn định.
Các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước cần chủ động sử dụng công cụ
ngân sách hoặc các quỹ tài chính có nguồn gốc ngân sách để trực tiếp hỗ trợ
có thời hạn và điều kiện cho doanh nghiệp, như hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ
trợ đào tạo, hỗ trợ bù giá chênh lệch trong kinh doanh và hỗ trợ sắp xếp lao
động trong các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn hoặc chịu ảnh hưởng bất lợi trực tiếp từ xã hội
hóa .
Thứ tư, thể chế hóa sự tham gia giám sát của xã hội và dân chủ hóa quá
trình xã hội hóa đầu tư vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn.
73
Sự cần thiết của việc tăng cường dân chủ hóa, mở rộng sự giám sát trực tiếp
của người dân, báo chí và các cơ quan giám sát xã hội các cấp khác như Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể thành viên Mặt trận tổ quốc và cơ quan
báo chí, thông tin đại chúng đối với các hoạt động của đời sống kinh tế - xã
hội, làm được điều này sẽ nâng cao hiệu quả của việc thực hiện mô hình xã
hội hoá. Thể chế hóa việc giám sát xã hội, đảm bảo dân chủ và xử lý kịp thời
các phát hiện sai phạm quy định về xã hội hóa là một trong các điều kiện và
động lực mạnh mẽ và quan trọng hàng đầu để quá trình xã hội hoá công tác
thu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát triển đúng hướng, đúng
mục tiêu...
Thứ năm, thực hiện phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi
phí phải gánh chịu cho mục đích đảm bảo hiệu quả cao của công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Trước hết, cần bảo đảm yêu cầu: người sản sinh ra phế thải và các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài chính về
hậu quả do mình gây ra, theo mức lũy tiến tương ứng với sự gia tăng các hậu
quả đó.
Người được hưởng lợi từ việc sử dụng những sản phẩm và dịch vụ
trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thì phải trả tiền,
cũng với mức lũy tiến theo mức thụ hưởng.
Đồng thời, các biện pháp tài chính được đưa ra, tăng áp dụng công
nghệ cao không có chất thải hoặc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên nhiên
liệu không gây ô nhiễm.
Thứ sáu, lồng ghép giải quyết vấn đề công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn với công tác xoá đói, giảm nghèo, gắn kết lợi ích công tác này
với lợi ích và cuộc sống mưu sinh hàng ngày của người dân, nhất là dân
nghèo.
73
Không thể cô lập và tách rời công tác này với các hoạt động sản xuất kinh
doanh và công tác xoá đói, giảm nghèo. Vì mô hình xã hội hoá công tác này
cần có sự tham gia của chính những người dân trên địa bàn. Điều cần lưu ý là
các công cụ tài chính phải được sử dụng mềm dẻo, hợp lý nhằm hạn chế thấp
nhất mặt trái của chúng dẫn đến kìm hãm phái triển kinh tế, làm gia tăng đói
nghèo hoặc buộc người dân vi phạm chúng do những bức bách của nhu cầu
mưu sinh.
Vì vậy, cần có kế hoạch dài hạn chủ động rà soát, điều chỉnh, thay thế, nâng
cấp, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý về về công tác, cụ thể hoá
cho từng nhóm tác nhân, hành vi xả thải; cho từng loại chất thải (chất thải
công nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng…; cho từng
đối tượng chấp hành cụ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động tạo ra chất
thải. Quy định rõ cả những tiêu thức, chỉ tiêu, định mức, định lượng và định
tính cho các vi phạm bảo vệ môi trường và mức xử phạt tương ứng. Cần khẩn
trương xây dựng, hoàn chỉnh và công khai hoá các quy định pháp lý cho sự
tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân, kể cả công ty nước ngoài) vào các hoạt động trên, cũng như
các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ môi trường.
Các quy định pháp lý liên quan đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn cần được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp quản lý
các hoạt động trong từng khâu trên cho các quận, huyện, xã, phường và cơ sở
trực tiếp hoạt động trên địa phương. Sự phân cấp nhiệm vụ, yêu cầu về vệ
sinh môi trường được khép kín, tập trung và bao quát, tạo thuận lợi cho sự
chủ động của địa phương, cơ sở, cũng như phát huy sức mạnh, lợi thế, năng
lực, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ sở được phân cấp trong tổng thể mạng
lưới, guồng máy hoạt động trong các khâu của thành phố; đồng thời, cần gắn
với sự phân cấp đầy đủ, đồng bộ về kinh phí, về quyền hạn, quyền lợi.
73
Ngoài ra, cần có những quy định cụ thể về yêu cầu, nội dung, phương thức,
chế độ kiểm tra, giám sát, kế toán và kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo mục
tiêu, yêu cầu và hiệu quả của các hoạt động quản lý chất thải, xã hội hoá và
phân cấp vệ sinh môi trường. Đặc biệt, cần thành lập và phân bố thuận lợi,
đồng thời thông báo rộng rãi cho nhân dân biết và tiếp cận dễ dàng với các cơ
quan tiếp nhận và xử lý các tranh chấp, khiếu kiện và tố giác về các hành vi
xâm hại đối với vấn đề phát sinh chất thải diễn ra hàng ngày trên từng khu
phố, quận, huyện, xã, phường, khu vực dân cư và các khu chức năng, khu,
cụm công nghiệp tập trung và làng nghề ở địa phương. Các cơ quan này phải
có trách nhiệm và đủ quyền hạn tiếp nhận, giải quyết theo chế độ "một cửa"
tất cả các khiếu kiện và nguyện vọng bằng miệng trực tiếp, điện thoại hoặc
đơn thư về các hoạt động quản lý môi trường của nhân dân và các tổ chức,
doanh nghiệp có liên quan.
Thứ bảy, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ, nhân viên tham gia vào
mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Cùng với việc tăng cường thông tin - tuyên truyền giáo dục nhận thức rộng
rãi trong nhân dân, cần quan tâm đúng mức đến đội ngũ người lao động, cán
bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiêu chuẩn hóa, phân công rõ trách nhiệm,
quyền hạn và đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, lẫn tinh thần cho từng người,
từng chức danh cụ thể.
3.4.2. Đề xuất một số kiến nghị.:
- Tiếp tục đẩy mạnh các mô hình xã hội hoá các công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn từng phường. Các mô hình này cần
có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, tư nhân các hội phụ nữ, hội thanh niên,
hội nông dân…
73
- Tiến hành phân loại rác ngay từ các hộ gia đình để có thể tận dụng các loại
chất thải có thể tận dụng trong các mục đích khác như làm thức ăn gia súc,
phân hữu cơ. Từ đó làm giảm chi phí trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề rác thải, rác thải cũng là một
nguồn tài nguyên phải tận dụng chúng.
- Vè mặt cơ chế chính sách:
+ Về mặt quản lý: Xây dựng và ban hành cơ chế quản lý chất thải rắn cần có
những quy định cụ thể về việc tổ chức quản lý thống nhất và kiểm tra, kiểm
soát lực lượng thu gom rác trên các phường.
+ Về khâu thu gom và vận chuyển chất thải rắn: cần có những quy định cụ
thể về tuyến thu gom ổn định, khu vực cần ổn định, khối lượng và chất lượng
vận chuyển
+ Về khâu xử lý rác tại chỗ: tại các khu vực có các phong trào vệ sinh tự
quản cần đưa ra các cơ chế về việc xây dựng các bãi chôn lấp đảm bảo đúng
theo các yêu cầu kĩ thuật về vị trí, cách bố trí, các yêu cầu về mặt bằng đồng
thời phải tuân thủ các chỉ dẫn khi chôn lấp rác…
- Về cơ chế tài chính:
+ Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng đô thị công cộng nói chung và vào lĩnh vực
VSMT nói riêng như: chu kỳ kinh doanh dài, thời gian thu hồi vốn lâu, tỷ suất
lợi nhuận không cao. Có các chính sách cụ thể, hợp lý, ổn định khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Các chính sách đó có thể là:
* Cho các tổ chức làm công tác VSMT vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo
dài thời hạn cho vay.
* Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cho các đơn vị kinh
doanh trong lĩnh vực này.
73
* Nhà nước nên trích một phần chi phí tiết kiệm được từ việc vận
hành mô hình hỗ trợ cho mô hình này về trang thiết bị, công cụ và dụng cụ.
* Quy định mức phí VSMT cho các khu vực dân cư do các đội VSMT
tự quản đảm nhiệm. Mức phí này là bao nhiêu phụ thuộc vào điều kiện từng
nơi nhưng mức phí này cũng phải ít nhất là bằng với mức quy định của nhà
nước, giúp tăng thu nhập cho các vệ sinh viên có thế thì họ mới hăng hái tham
gia vào mô hình XHH.
+ Tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động công ích được chủ động về mặt tài
chính, lấy thu bù chi, đảm bảo lợi nhuận phù hợp của họ, đảm bảo hài hoà 3
lợi ích đó là lợi ích nhà nước, lợi ích của người làm dịch vụ, lợi ích người
hưởng dịch vụ.
Trên đây là một số kiến nghị chung và kiến nghị về cơ chế chính sách để có
thể khuyến khích trong việc vận hành mô hình XHH công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn có hiệu quả.
3.5 Tiểu kết chương 3:
Qua việc phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình XHH công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ cho thấy
được hiệu quả trên tất cả các mặt kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường. Việc
vận hành mô hình này là cần thiết, cần áp dụng rộng rãi hơn nữa. Muốn vậy
cần có những giải pháp và cơ chế chính sách phù hợp, cụ thể để nâng cao
năng lực vận hành và khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành phần
kinh tế, các hiệp hội, cộng đồng dân cư.
73
PHẦN KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường đang là một nhiệm vụ quan trọng cùng với việc phất
triển của đất nước. Môi trường là một phần rất quan trọng của cuộc sống sinh
hoạt, sản xuất của con người. Công tác bảo vệ môi trường đang đối mặt với
những khó khăn và thử thách. Vì bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ
của riêng ai nó là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành, các thành phần
kinh tế, của quần chúng dân cư hay của tất cả cộng đồng. Đặc biệt là trong
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Mục tiêu của XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn là
giảm dần sự bao cấp của nhà nước và phát triển sự đóng góp cũng như huy
động nguồn vốn hiện có trong dân. Để đạt được mục tiêu này thì công tác
quản lý, tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong công tác này là vô
cùng cần thiết và đóng vai trò quan trọng bởi mục đích cuối cùng của nó
chính là phát triển bền vững. Cần phải đẩy mạnh sự hoạt động của các mô
hình vệ sinh tự quản tại các khu vực đường, phố. Tại đó công ty phối hợp với
các phường, chính quyền địa phương sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ tạo ra
được các hiệu quả tích cực trên tất cả các mặt kinh tế, quản lý, xãhội và môi
trường.
Từ việc phân tích tính toán trong chuyên đề này chúng ta có thể thấy việc
vận hành mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn manglại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, quản lý và môi trường. Xuất
phát từ chính các lợi ích đó mà Đảng và nhà nước ta cần phải chú trọng hơn
nữa trong công tác này.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thu An (2005), "Hợp tác xã môi trường Thành Công -Mô hình cần được
nhân rộng", Tạp chí môi trường số 5/2005.
2. Báo cáo 5 năm hoạt động (2004-2008) công tác xã hội hoá VSMT của công
ty MTĐT Tây Đô.
3. Báo cáo tình hình thực hiện: đề án thí điểm xã hội hoá công tác thu gom,
một phần vận chuyển rác thải sinh hoạt tại thành phố Hà Nội.
4. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010- Hà Nội 4/2003.
5. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (1999), "Áp dụng công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường ở Hà Nội", NXB Chính trị quốc gia.
6. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003), "Giáo trình kinh tế và quản lý môi
trường", NXB Thống kê.
7. Cục thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội 2008.
8. Dự án: "Xây dựng mô hình tổ thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ
An", UBND thị xã Cửa Lò, Nghệ An.
9. Đề án: "Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải trên điạn bàn quận Long Biên", UBND quận Long Biên, năm 2000.
10. Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà
Nội, năm 2001.
11. Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội,
năm 1999.
12.GS.TS Nguyễn Đình Hương (2006), "Giáo trình kinh tế chất thải", NXB
Giáo dục, Hà Nội.
73
13. TS. Trần Thanh Lâm (2003), "Đẩy mạnh xã hội hoá bảo vệ môi trường
trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước", Tạp chí bảo vệ môi trường số 9/2003,
Cục Môi Trường, Hà Nội.
14. Nghị định số 52/2004/NĐ-UBND Thành phố Hà Nội về mức phí vệ sinh
môi trường.
15.Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính Trị về "Bảo vệ môi trường trong
thời đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước",Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội ngày
15/11/2004.
16. Nhập môn phân tích lợi ích -chi phí, trường đại học kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia, năm 2003.
17. TS Trương Mạnh Tiến, TS Nguyễn Văn Tài (2001), "Bảo vệ môi trường
cộng đồng", Tạp chỉ bảo vệ môi trường số 9/2001, Cục môi trường Hà Nội.
18. Tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động trong 5 năm 2004-2008 của công ty
CPMTĐT Tây Đô.
73
PHỤ LỤC
73
73
73
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_moi_truong_1__7976.pdf