MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng ( bình quân mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu [3]. Các dịch vụ hậu cần nghề cá không được bảo đảm, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác không được bốc dỡ và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiệm vụ quản lý cảng cá, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi đi biển cũng chưa được chú trọng. Vấn đề quản lý cảng cá gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ được tầm quan trong của việc phát triển cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá, ngày 07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam. Đến nay ngành thủy sản đã hình thành được 66 cảng cá và 137 bến cá [3]. Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường.
Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng. Đến tháng 6 năm 2009, cả nước có 130.963 tàu thuyền đang tham gia hoạt động khai thác hải sản [14]. Đây là áp lực tướng đối lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong tình trạng xuống cấp.
Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn cho công tác quản lý cảng. Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng. Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi thải chất bẩn, nước thải.
Năm 2006, Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, đây chỉ là quy chế mẫu, mỗi địa phương lại có Quy chế quản lý cảng cá khác khau. Do đó, vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
Từ thực trạng quản lý cảng cá hiện nay, tôi chọn Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu, đánh giá. Tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý cảng, xây dựng phương hướng phát triển cảng cá Lạch Bạng nói riêng và cảng cá trên cả nước nói chung.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tổng quan về cảng cá Việt Nam . 3
1.1.1. Cơ sở hạ tầng: 3
1.1.2.Tổ chức quản lý cảng cá. 3
1.1.3. Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường. 4
1.1.4. Phối hợp trong công tác quản lý cảng: 5
1.1.5. Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá: 6
1.2. Chức năng và vai trò của cảng cá. 6
1.2.1. Chức năng của cảng cá. 6
1.2.2. Vai trò của cảng cá. 7
1.2.2.1. Đối với kinh tế xã hội 7
1.2.2.2. Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa. 7
1.2.2.3. Tạo việc làm 8
1.2.2.4. Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ. 9
1.2.2.5. Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá. 9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa. 10
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh. 10
1.3.1.2. Địa hình. 10
1.3.2. Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh. 11
1.3.2.1. Cơ cấu đội tàu khai thác. 11
1.3.2.2. Chiều dài và công suất tàu cá. 12
1.3.3. Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa. 12
1.3.3.1. Ngư trường khai thác. 12
1.3.3.2. Thành phần loài 13
1.3.3.3. Trữ lượng và khả năng khai thác. 14
1.3.3.4. Sản lượng. 14
1.4 . Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới. 15
1.5. Nghiên cứu trong nước về quản lý cảng cá. 18
1.6. Đánh giá chung. 19
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Nội dung nghiên cứu. 21
2.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chứ cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần và đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng 21
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 21
2.1.2.1. Số liệu điều tra. 21
2.1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động. 21
2.1.3. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng và thảo luận. 21
2.1.3.1. Đề xuất về hoàn thiện bộ máy tổ chức. 21
2.1.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá. 21
2.1.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực. 21
2.1.3.4. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 21
2.2.1. Điều tra số liệu thứ cấp. 21
2.2.2. Điều tra số liệu sơ cấp. 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu. 22
2.2.3.1. Phương pháp điều tra theo mẫu. 22
2.2.3.2. Phương pháp khảo sát, do đạc trực tiếp. 22
2.3. Phương pháp sử lý số liệu. 22
2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động. 22
2.4.1. Năng suất bốc dỡ của cảng. 22
2.1.2. Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá. 24
2.4.3. Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần. 24
2.4.4. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá. 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1.1. Khái quát về cảng cá Lạch Bạng. 27
3.1.1.1. Vị trí cảng. 27
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng. 27
3.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 28
3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý cảng. 28
3.2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên. 30
3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng. 31
3.3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá. 31
3.3.2. Thực trạng cơ sở hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng. 33
3.4.1. Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng. 34
3.4.2. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng. 37
3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 38
3.5.1. Kết quả điều tra phỏng vấn. 38
3.5.1.1. Tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa. 38
3.5.1.2. Lưu lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng. 40
3.5.1.4. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 43
3.5.1.5. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng. 45
3.5.1.6. An ninh trật tự. 47
3.5.2. Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 47
3.5.2.1. Đối với tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa. 47
3.5.2.2. Đối với lưu lượng hàng hóa qua cảng. 48
3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng. 48
3.5.2.4. Đối với nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 48
3.5.2.6. Đối với an ninh trật tự. 49
3.6. Ý kiến đề xuất. 50
3.6.1. Đối với cảng cá Lạch Bạng. 50
3.6.1. 1. Về cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng. 50
3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực. 53
3.6.1.3. Về cơ sở hạ tầng cảng cá. 53
3.6.1.4.Về dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu cho tàu thuyền đi khai thác. 55
3.6.1.5. Về hoạt động trong khu vực cảng cá. 55
3.6.1.6. Về phương tiện vận chuyển trong khu vực cảng cá. 56
3.6.1.7. Về đối tượng kinh doanh, buôn bán trong khu vực cảng. 56
3.6.2. Đối với các cơ quan quản lý. 56
3.6.2.1. Cải cách hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá. 56
3.6.2.2. Thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp. 57
3.6.2.3. Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009. 11
Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa. 12
Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009. 15
Bảng 3.1 . Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng. 31
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng. 32
Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng. 33
Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng. 35
Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng. 35
Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010. 37
Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại 39
cảng cá Lạch Bạng năm 2010. 39
Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 40
Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (Pc). 42
Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (Tbx). 42
Bảng 3.11: Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (Png) 43
Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Pt) 43
Bảng 3.13: Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q). 44
Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác. 45
Bảng 3.15: Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng. 46
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hóa . 28
Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa. 29
Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng. 36
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mục
Năm
2008
2009
2010
I
Tổng thu
221,55
270,86
323,57
1.1
Thu phí, lệ tàu thuyền, phương tiện
67,37
169,02
187,31
1.2
Thu hoat động kinh doanh nước
68,87
40,03
90,01
1.3
Thanh lý tài sản
16,78
1.4
Ngân sách cấp bù lương
68,52
61,81
46,25
II
Tổng chi
247,81
252,86
298,56
2.1
Nộp BHXH, BHYT
68,52
61,81
46,25
2.2
Thuế nộp NS nhà nước
11,68
2.3
chi khác
49,47
78,84
111,19
2.4
chi lương
118,14
112,20
141,12
III
Lợi nhuận
-26,27
18,01
25,01
Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng
- Qua bảng (3.15) cho thấy doanh thu của cảng cá Lạch Bạng từ năm 2008 đến năm 2010 rất thấp. Chi phí cho các hoạt của cảng cao hơn danh thu. Do dó, cảng không có lợi nhận. Hằng năm, ngân sách tỉnh phải cấp bù lương trả cho cán bộ quản lý cảng.
- Doanh thu của cảng cá chủ yếu dựa vào nguồn thu từ hoạt động thu phí tàu thuyền và phương tiện ra vào cảng cá, trung bình 423,7 triệu/năm chiếm 51,9% tổng doanh thu của cảng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nước trung bình 198,92 triệu/năm chiếm 24,4%.
- Chi phía của cảng cá chủ yếu là chi lương cho cán bộ công nhân viên trung bình 371,46 triệu/năm, chiếm 46,5% tổng chi của cảng, chi phía cho các hoạt động khác của cảng như sửa chữa, mau sắm trang thiết bị khác phục vụ quản lý chiếm 30% tổng chi của cảng.
3.5.1.6. An ninh trật tự
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, tại cảng cá chưa xảy ra các trường hợp làm mất an ninh trật tự. Ban quản lý cảng cá đã xây dựng được quy chế làm việc tốt, đảm bảo được sự hoạt động ổn định của cảng cá và đảm bảo được an ninh an toàn trong khu vực cảng cá. Cảng cá đã từng bước tạo được niềm tin đối với những người sử dụng cảng, các tổ chức cá nhân đầu tư tại cảng cá, tạo sự yên tâm, thoải mái cho người hoạt động kinh doanh.
Vào những ngày mưa bão, áp thấp nhiệt đới, hàng trăm tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào cảng neo đậu tránh bão, kéo theo hàng trăm lao động biển vào bờ. Do đặc điểm của nghề biển, nên phần lớn chủ phương tiện khai thác thủy sản, chủ nậu vựa đều sử dụng lao động ngoài tỉnh. Số lao động này đa phần lý lịch không rõ ràng, không đăng ký tạm trú với Cảng. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, cũng như ngăn chặn đối tượng xấu lợi dụng địa bàn cảng để hoạt động, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của cộng đồng sử dụng cảng. Tuy nhiên, cảng cá đã phối hợp tốt với các ban ngành, chính quyền địa phương, công an, cảnh sát đường thủy trong công tác đảm bảo an ninh trong và ngoài khu vực cảng cá, tổ chức quản lý tốt đội bốc xếp của cảng vừa giúp giải quyết công an việc làm cho người lao động tại địa phương. Không có tình trạng tranh giành mua bán giữa các đầu nậu thu mua hải sản hay tranh giành địa bàn trong việc bốc dỡ hàng hóa, sản phẩm.
3.5.2. Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng.
3.5.2.1. Đối với tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa
- Kết quả bảng (3.7) cho thấy số lượng tàu thuyền qua cảng/tháng rất lớn. Trong 5 chuyến điều tra, trung bình 53 tàu/ngày vào cảng, tương đương 1.572 tàu/tháng. Tàu thuyền vào cảng chủ yếu tập trung ở nhóm công suất từ 50-250CV. Trong
- Cầu cảng hoạt động với 100% công suất thiết kế. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn tàu thuyền phải cập vào các bến khác hoặc kè bờ dọc cảng cá để bốc dỡ hàng hóa do cầu cảng chỉ cho phép 20 tàu cập bến/ngày.
- Công tác điều độ tại cảng cá Lạch Bạng phù hợp với điều kiện thực tế của cảng. Điều đó làm giảm được thời gian chờ tàu và tăng khả năng bốc giỡ hàng hóa, giải phóng tàu nhanh chóng, qua đó làm giảm tổn thất về chất lượng của hải sản được bốc dỡ tại cảng.
3.5.2.2. Đối với lưu lượng hàng hóa qua cảng
- Bảng (3.8) cho thấy, lương lượng hàng quá qua cảng lơn, trung 3.779,8 tấn/tháng.
- Đối tượng hàng hóa qua cảng khác nhau. Tuy nhiên đối tượng chính là sản lượng cá chiếm đến 96,2%/ tổng lượng thủy sản qua cảng. Nước đá chiếm 73,1% tổng lượng hàng hóa qua cảng,
- Mặc dù công tác bốc dỡ chủ chủ yếu bằng nhân lực. Tuy nhiên, việc điều độ bốc dỡ và giải phóng hàng bốc dỡ trên mặt cầu cảng nhanh đã làm tăng được hiệu suất bốc dỡ của cảng.
3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng
Với tổng chiều dài cầu cảng 90m gồm 5 bến cập tàu so sánh với kết quả tính toán Bảng (3.12) cho thấy năng lực bốc dỡ của một bến rất cao 60,441 tấn/bến/ngày đêm, tương đương 655,034 tấn/tháng. Từ số lượng tàu thuyền qua cảng trung bình 1572 tàu/ tháng, lượng hàng qua cảng 3,779.8 tấn/tháng thấy rằng hiệu quả hoạt động của bến cập tàu rất cao.
Ứng với loại tàu lựa chọn tính toán là 90CV, lượng hàng qua cảng 3,779.8 tấn/tháng. So với hiện trạng bến cập tàu của cảng cá tại thời điểm hiện tại là 5 bến với chiều dài tuyến bến là 90 m cho thấy năng suất bốc dỡ khá cao. Vì vậy lượng hàng hóa vượt ngưỡng so với thiết kế ban đầu của cảng là 629.967 tấn/tháng tương đương khoảng 7.559,6 tấn hàng hóa/năm.
Từ các yếu tố tính toán trên có thể kết luận rằng công tác điều độ tàu thuyền ra vào cảng, công tác điều độ bốc dỡ hàng hóa tại cầu cảng thực sự khoa học và có hiệu quả cao.
3.5.2.4. Đối với nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt
- Qua bảng (3.14) cho thấy lượng dầu trung bình mà tàu thuyền cần lấy tại cảng là 1.013,12 tấn/tháng, lượng đá cây tàu cần lấy tại cảng là 259.085,43 tấn/ tháng, lượng nước ngọt tàu thuyền cần lấy là 2.065,35 khối.
- Từ kết quả khảo sát thực tế tại cảng bảng (3.14) so sánh với thực tế khả năng cung cấp dịch vụ hậu cần của cảng cá Lạch Bạng bảng (3.3) cho thấy: Khả năng cung cấp về dầu cho tàu cá của cảng cá Lạch Bạng hiện tại là 30 tấn dầu/ngày tương đương 900 tấn/tháng, so với kết quả tính toán về lượng dầu tàu cần lấy tại cảng là 1.013,12 (Bảng 3.14) có sự sai khác không lớn. Vì vậy, hiện nay, việc cung cấp dầu của cảng cá Lạch Bạng có thể đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền.
- Khả năng cung cấp đá cây: Với khả năng cung cấp và 1000 cây đá/ngày, tương đương 30.000 cây đá/tháng thì khả năng cung cấp về nước đá của cảng cá Lạch Bạng chưa đáp ứng được. Bảng (3.14) cho thấy lượng đá cây tầu cần lấy trên tháng là 154.595,78 cây. Vì vậy, hiệu quả cung câp đá cây cho tàu thuyền khai thác chưa cao. Cảng cá cần kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy nước đá trên cảng để đáp ứng nhu cầu của tàu thuyền khai thác.
Bảng (3.13) cho thấy, lượng nước cần cung cấp cho hoạt động của cảng Lạch Bạng là 515,91m3/ngày đêm. So sánh với khả năng cung cấp nước thực tế của cảng là 200 m3/ngày đêm bảng (3.3). Như vậy, hệ thống cung cấp nước ngọt cho hoạt động của cảng cá Lạch Bạng không đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất tại cảng. Vì vậy, cảng cần nâng cấp bể chứa nước cung như đường dẫn nước vào cảng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và cung cấp cho nhu cầu của tàu thuyền khai thác hải sản.
3.5.2.5. Đối với doanh thu cảng cá
Qua Bảng (3.15) cho thấy, cảng cá Lạch Bạng doanh thu không đủ bù chi, lương cán bộ công nhân viên không đảm bảo, tỉnh phải cấp bù lương cho cán bộ cảng cá. Nghiên cứu cho thấy, cảng cá chỉ thu phí từ tàu thuyền, hàng hóa và phương tiện đường bộ qua cảng cá, các loại phí như; cho thuê mặt bằng để làm nhà xưởng, các cơ sở kinh doanh nước đá và xăng dầu trong cảng cá do Sở Tài chính thu phí. Trong khi đó thu phí từ các hoạt động cho thuê, kinh doanh tại cảng được xác định là nguồn thu chính. Sự chồng chéo giữa các ngành và cấp quản lý dẫn đến hiệu quả hoạt động và doanh thu của cảng không cao. Vì vậy, cần thống nhất quản lý cảng, giao vùng đất, vùng nước cảng cá cho Ban quản lý cảng quản lý và thu các loại phí trên cảng. Từ đó có nguồn kinh phí để tái đầu tư cho cơ sở hậu cần cũng như cơ sở hạ tầng cảng cá nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho tàu thuyền khai thác hải sản ra vào cảng cá.
3.5.2.6. Đối với an ninh trật tự
Tổ bảo vệ và thu phí cảng đảm nhận việc giữ gìn an ninh trong cảng cá. Các hoạt động của người mua bán cá cũng như các phương tiện đường bộ như ô tô, xe máy được quản lý chặt chẽ và được bố trí nơi đậu đỗ bên trong cầu cảng để tránh ảnh hưởng tới các hoạt động bốc dỡ và phân loại sản phẩm tại cầu cảng.
Mặc dù, với lượng tàu thuyền ra vào cảng cá tăng theo các năm (Bảng 3.5 ), Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã tổ chức tốt công tác điều hành giúp tàu thuyền vào cập cảng và rời cảng an toàn. Công tác đảm bảo an ninh an toàn tại cảng cá được ban quản lý thực hiện tốt. Đây là cơ sở để cảng tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư tại cảng cũng như tham gia vào các hoạt động khác của cảng cá.
3.6. Ý kiến đề xuất
3.6.1. Đối với cảng cá Lạch Bạng
3.6.1. 1. Về cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng
Cơ cấu lại ban quan lý cảng cá Lạch Bạng, tăng thêm nhân lực để các cán bộ quản lý tập trung vào chuyên môn chính, tránh tình trạng kiêm nhiệm quản lý. Đối với quy mô cảng cá cũng như lĩnh vực hoạt động tại cảng như hiện nay thì mô hình tổ chức của Ban quản lý cảng cá là tương đối phù hợp và có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện, cảng cá mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và phục vụ thì mô hình hoạt động của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng cần phải có sự thay đổi và hoàn thiện để đạt hiệu quả quản lý cao hơn. Với xu hướng hội nhập và xu hướng hiện đại hóa các lĩnh vực thuộc hậu cần nghề cá, đáp ứng cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ thì mô hình tổ chức quản lý cảng cá cần có sự thay đổi. Có thể áp dụng các mô hình như cảng cá tự quản, trong đó vai trò của Giám đốc cảng mang yếu tố quyết định đối với sự phát triển của cảng cá. Đối với cảng cá tự quản, Ban quản lý cảng sẽ tự chịu trách nhiệm về chức năng cảng, chiến lược phát triển cảng và các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại cảng.
Từ những nghiên cứu thực tiễn và hiện trạng quản lý cảng cá Lạch Bạng tác giả đề xuất cơ cấu tổ chức cảng cá Lạch Bạng như sau:
- Bộ phần điều hành chung:
Giám đốc cảng cá, phó giám đốc điều hành và các trưởng bộ phận trực thuộc. Giám đốc cảng cá sẽ quản lý và nhận báo cáo trực tiếp của trưởng các bộ phận, như vậy sẽ không có hiện tượng đứt gẫy mệnh lệnh hoặc chậm trễ các mệnh lệnh trong điều hành quản lý của Giám đốc cảng.
- Bộ phận kỹ thuật:
Bộ phận kỹ thuật: Bao gồm bộ phận vận hành, sửa chữa, duy tu các công trình và trang thiết bị của cảng cá, trong đó có các bộ phận nhỏ như bộ phận điện, máy móc, kho hàng .v.v. Mỗi bộ phận nhỏ sẽ hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Bộ phẫn kỹ thuật ngoài việc đảm đảm sự hoạt động của các trang thiết bị, hạ tầng cảng còn là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc cảng đề ra các biện pháp quản lý các trang thiết bị của cảng tốt hơn.
- Bộ phận điều độ, an ninh, thu phí:
Thực hiện chức năng điều độ tàu thuyền, phương tiện ra vào cảng, thu phí phương tiện
và đảm bảo an ninh tại cảng cá được Ban giám đốc quy định. Bộ phận điều độ, an ninh, thu phí gồm các bộ phận như sau:
* Bộ phận kiểm soát giao thông tàu thuyền: Kiểm soát sự hoạt động của tàu thuyền trong vùng nước cảng cá, điều độ việc cập cầu và rời cầu sao cho hiệu quả và an toàn.
* Bộ phận quản an ninh và an toàn cảng: Chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn tại cảng cá, phòng cháy chữa cháy v.v.
* Bộ phận pháp lý: chịu trách nhiệm về các thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động của cảng cá.
Bộ phận điều độ, an ninh, thu phí sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động của tàu thuyền và phương tiện ra vào cảng cá, chịu trách nhiệm về an ninh an toàn tại cảng. Hàng tháng lập kế hoạch hoạt động, căn cứ vào tình hình thực tế của cảng để phân công nhân sự đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể. Báo cáo tình hình thực tế và tình hình triện khai nhiệm vụ cho Giám đốc cảng cá. Tham mưu cho Giám đốc cảng về các biện pháp quản lý, điều độ, an ninh và pháp lý tại cảng
- Bộ phận hành chính – kế toán:
* Bộ phận hành chính: Chịu trách nhiệm về công việc hành chính và các vấn đề liên quan, tham mưu cho Giám đốc cảng thực hiện nội quy cảng cá, quản lý nhân sự vào các giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính tại cảng cá.
* Kế hoạch tài chính; Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ kế toán của cảng, liên quan đến việc lập kế hoạch hoạt động của cảng cá. Cung cấp và cho thuê các dịch vụ cảng cá như thuê mặt bằng, nhà xưởng, kho lưu trữ vào bảo quản cá vv. Giúp Giám đốc cảng cá về tài chính, lập kế hoạch chi tiêu, cân đối ngân sách sửa chữa các công trình cảng
- Bộ phận Maketing: Quảng bá nâng cao hình ảnh của cảng cá, tìm kiếm khách hàng và xây dựng kế hoạch kinh doanh các dịch vụ tại cảng cá.
- Bộ phận tin học:
Chịu trách nhiệm về quản trị về hệ thống mạng trong cảng, cập nhật các số liệu thống kê về tàu thuyền và hàng hóa qua cảng và lập báo cáo.
- Bộ phận môi trường: Thực hiện các nhiệm vụ về tuyên truyền và bảo vệ môi trường cảng, thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường cảng cá, thu gom rác thải, chất thải để sử lý, chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh trong cảng.
Trưởng các bộ phận trực thuộc bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ cảng sẽ nhận lệnh trực tiếp từ Giám đốc cảng cá và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả công việc được giao.
Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đề xuất
Phó Giám đốc điều hành
Bộ phận Maketinh
Bộ phận tin học
Bộ phận môi trường
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận
điện, nước
Bộ phận
sửa chữa máy móc
Bộ phận kho hàng
Bộ phận
Sửa chữa, duy tu, giám sát
Bộ phận
Điều độ, an ninh, thu phí
Bộ phận
Kiểm điều độ, kiểm soát tàu thuyền, thu phí
Bộ phận
An ninh, an toàn cảng, thu phí
Bộ phận
pháp lý
Bộ phận hành chính – kế toán
Bộ phận hành chính, nhân sự, mua sắm trăng thiết bị
Bộ phận
kế toán,
sổ sách
Giám đốc
cảng cá
3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của cảng còn thiếu, cán bộ quản lý chủ yếu từ các ngành khác chuyển sang, hầu hết cán bộ quản lý cảng là cán bộ trẻ. Do đó, kinh nghiệm quản lý cảng còn yếu. Vì vậy, quản lý cảng cá hiện nay là dựa vào kinh nghiệm của từng cảng, các cán bộ làm quản lý cảng cá hầu hết chưa được đào tạo về nghiệp vụ quản lý cảng. Để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và sức khỏe có thể làm việc tốt trong môi trường làm việc đặc thù như cảng cá thì cảng cá phải chú trọng khâu tuyển chọn ban đầu, đồng thời phải thiết lập chương trình đào tạo cho từng bộ phận, thường xuyên tập huấn cho các bộ phậm nhằm nâng cao năng lực quản lý và làm chủ các trang thiết bị của cảng cá. Đối với cảng cá Lạch Bạng, trong hoạt động của cảng cá, các bộ phận của cảng cần thường xuyên rút kinh nghiệm, các trường hợp, các tình huống khẩn cấp cần phải được đúc kết thành các bài học điển hình để truyền đạt cho nhân viên và phổ biến cho những người sử dụng, tham gia vào các hoạt động của cảng biết. Để đảm bảo nhân sự cho cơ cấu Ban quản lý cảng, cảng cần phải đào tạo số lượng nhân sự như sau:
Bảng 3.20: Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng
TT
Chức danh
Trưởng
bộ phận
Cán bộ thuộc bộ phận
Tổng
1
Giám đốc
1
-
1
2
Phó giám đốc
1
-
1
3
Bộ phận kỹ thuật
1
8
9
4
Bộ phận điều độ, an ninh, phu phí
1
12
13
5
Bộ phận hành chính – kế toán
1
4
5
6
Bộ phận Maketing
1
1
2
7
Bộ phận tin học
1
1
2
8
Bộ phận môi trường
1
1
2
Tổng
8
27
35
3.6.1.3. Về cơ sở hạ tầng cảng cá
Xây dựng chương trình, chiếc lược phát triển cảng cá. Trình các ngành các cấp liên quan về kế hoạch hoạt động và kế hoạch phát triển cảng. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong khu cảng nhằm tận dụng vốn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của các tổ chức cá nhân, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước.
Tham mưu cho Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa và các Ban Nghành của địa phương xây dựng các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cảng cá.
Bên cạnh đó, hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động của cảng trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh nhằm tranh thủ nguồn vốn của tỉnh tái đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, đồng thời tạo phương hướng và chiến lược hoạt động cho cảng trong năm tiếp theo.
Xây dựng quy chế quản lý cảng cá, đề nghị tỉnh giao cùng đất cảng cũng như quy định vùng nước cảng cá và giao cho Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng quản lý, từ đó có cơ sở để quản lý tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng.
Để đảm bảo phục vụ tàu thuyền khai thác hải sản cũng như các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động cảng được tốt hơn. Trước mắt, cảng cá cần cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở hậu cần cảng cá như sau:
Cảng cá Lạch Bạng cần xây mới cầu tàu cho tàu cập bến, đầu tư nâng cấp cầu cảng cũ để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng mái che trước cầu cảng để cá trong quá trình bốc dỡ không bị ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên gây ương thôi cá.
Xây dựng bãi tập kết và nhà phân loại hải sản để tăng giá trị các sản phẩm thủy sản khai thác.
Đầu tư xây dựng các kho lạnh chứa cá để có nơi lưu giữ các trước khi bán cho các nhà máy chế biến hoặc chợ đên nơi tiêu thu.
Mở rộng đường giao thông nội bộ trong cảng, quy địn rõ nơi đậu đỗ các phương tiện đường bộ để rễ ràng quản lý và thu phí.
Nạo vét luông lạch ra vào cảng cá, tạo điều kiện cho tàu thuyền có thể vào cảng cá khi có nước ròng.
Xây dựng thêm các phao neo, trụ neo để tàu thuyền neo đậu sau khi bốc dỡ sản phẩm khai thác.
Cải tạo và nâng cấp nhà máy sử lý nước thải của cảng để đảm bảo nước thải được sử lý trước khi đưa ra môi trường.
Cảng cá Lạch Bạng cần phải nỗ lực cải thiện hệ thống cung ứng dịch vụ hậu cần của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của tàu thuyền khai thác. Các dịch vụ tại cảng cá phải chú trọng vào nhu cầu của tàu thuyền khai thác như xăng dầu, nước đá, muối, lương thực thực phẩm, ngư cụ, nhu cầu bốc dỡ và tiêu thụ sản phẩm khai thác. Dịch vụ cảng phải được cải tiến để cung cấp kịp thời về số lượng và chất lượng, giá cả phù hợp, phương thức thanh toán nhanh chóng thuận tiện. Từ đó sẽ tạo niềm tin cho ngư dân về sự phục vụ của cảng, thu hút thêm nhiều tàu thuyền vào cập bến.
Để đạt được mục tiêu phát triển, Cảng Lạch Bạng cần xác định các lĩnh vực hậu cần tại cảng cần ưu tiên kêu gọi đầu tư như:
Dịch vụ cung cấp nước ngọt: Hiện nay cảng cá Lạch Bạng chỉ cung cấp được 200 m3/ ngày đêm. Tuy nhiên, lượng nước cần cung cấp cho cảng cá là 515.91 m3/ ngày đêm vì vậy cảng cá Lạch Bạng cần đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước cho cảng cá và cho tàu thuyền khai thác hải sản.
Dịch vụ mua bán nguyên vật liệu, ngư cụ khai thác: cần xây dựng chính sách khuyến khích các đơn vị kinh doanh mở các cửa hàng kinh doanh ngư cụ tại cảng cá.
Dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, bảo dưỡng trang thiết bị tàu thuyền: Xây dựng kế hoạch phát triển cảng cá trong đó dành quỹ đất cho dây dựng cơ sở đóng sửa tàu thuyền vì hiện tại khu vực cảng không có dịch vụ này.
3.6.1.4.Về dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu cho tàu thuyền đi khai thác
Đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần, cần có các quy định cụ thể về hình thức đấu thầu một cách công khai, minh bạch để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đầu tư và tránh được các tiêu cực. Mặt khác nếu cảng cá có đủ tiềm lực về kinh tế và có khả năng làm các dịch vụ như vậy cũng có thể đầu tư trên khu vực cảng của mình để kinh doanh dịch vụ.
Cần có chính sách ưu đãi về thuế, về mặt bằng để các doanh nghiệp đầu tư vào cảng cá, một mặt là tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển mặt khác là khi tàu vào cảng cá lấy xăng dầu, nước đá và các nhu yếu phẩm thì cảng cá có thể thu được phí cập cảng của tàu thuyền.
3.6.1.5. Về hoạt động trong khu vực cảng cá
Xây dựng nội quy của cảng cá áp dụng cho tàu thuyền hành trình và neo đậu trong khu vực cảng cá để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, phòng chống cháy nổ qua đó ổn định hoạt động của cảng cá. Quy định nơi neo đậu của tàu thuyền theo mức công suất như: nơi neo đậu cho tàu theo mức công suất hoặc theo chiều dài tàu. Như vậy, khi tàu khác hành trình thì sóng của tàu đó sẽ không gây ra những va đập giữa tàu nhỏ và tàu lớn gây hư hỏng cho tàu nhỏ. Quá đó cũng dễ dàng đối phó với các trường hợp cháy nổ.
3.6.1.6. Về phương tiện vận chuyển trong khu vực cảng cá
Xây dựng khu đậu đỗ phù hợp cho các loại ô tô, xe máy, xe thô sơ khác vào cảng vận chuyển hàng hóa để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và dễ dàng trong quản lý và thu phí các phương tiện này.
3.6.1.7. Về đối tượng kinh doanh, buôn bán trong khu vực cảng
Cần có những quy định cụ thể đối với các đối tượng này ví dụ như: Quy định khu vực kinh doanh buôn bán, quy định về lệ phí phải đóng cho cảng cá, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm .v.v. bắt buộc đối tượng này phải thực hiện. Muốn thực hiện được như vậy thì nhà nước phải có chế tài xử phạt mang tính chất răn đe thêm vào đó là tổ chức tập huấn, tuyên truyền để những người buôn bán, kinh doanh này hiểu về các quy định cả nhà nước và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
3.6.2. Đối với các cơ quan quản lý
3.6.2.1. Cải cách hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá
- Xây dựng các hành lang pháp lý để phát triển cảng cá
Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự hoạt động của cảng cá. Đặc biệt là xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực hậu cần trong cảng cá như : Dịch vụ nước, đá, kinh doanh xăng dầu, vận chuyển hàng hóa, giao nhận, ký gửi các loại sản phẩm thủy sản tại cảng .vv.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động của các lĩnh vực tại cảng cá, các tổ chức cá nhân tham gia vào các hoạt động cảng cá có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các hoạt động đầu tư kinh doanh tại cảng. Qua đó làm cơ sở để điều chỉnh sự hoạt động nhịp nhàng của cảng cá, quản lý con người, các phương tiện ra vào cảng và quản lý tàu thuyền từ khi tàu thuyền vào cập cảng đến khi rời cảng.
Xây dựng các đề án, dự án về xã hội hóa việc đầu tư cảng cá nhằm tạo điều kiệm thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư hạ tầng nghề cá tại cảng. Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý cảng cá có quyền kêu gọi đầu tư và tự chủ trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại cảng cá mà đơn vị quản lý.
Thực hiện triệt để các hình thức đầu tư như BOT, BT và BOO và PPP. Xây dựng cơ chế đấu thầu, có thể cho tư nhân đấu thầu toàn bộ cảng cá để tư nhân chủ động khai thác cảng và các dịch vụ cảng. Xây dựng hệ thống quản lý cảng, trong đó cảng vụ cảng cá của tỉnh sẽ đảm nhận việc quản lý nhà nước về lĩnh vực cảng do hiện nay cảng cá là đơn vị sự nghiệp, không có chức năng quản lý nhà nước.
3.6.2.2. Thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp
Trước tình hình hội nhập, cảng cá cũng phải tự cải tổ và dần hoàn thiện hệ thống, đó là xu thế tất yếu. Sự phát triển của cảng cá trong tương lai sẽ có sự hợp tác buôn bán hàng hóa thủy sản giữa các nước, sẽ có tàu thuyền nước ngoài vào các cảng cá Việt Nam để mua bán hàng hóa thủy sản. Từ đó sẽ xuất hiện các nhiệm vụ, các yêu cầu quản lý mới như: hải quan, y tế, nhập cư.v.v. Vì vậy, cần thiết phải thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp để đáp ứng các yêu cầu mới của tình hình thực tế
3.6.2.3. Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước
Bên cạnh các giải pháp quản lý cảng của nhà nước, các Bộ, Ngành chủ quản cũng cần phải có các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến cảng cá như: môi trường tại cảng, an ninh, an toàn tại cảng, giao thông tàu thuyền trong khu vực cảng. Nói cách khác, muốn cảng cá hoạt động tốt đảm bảo sự hoạt động nhuần nhuyễn và an toàn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành khác nhau như Bộ Giao thông Vận tải, Cảnh sát đường thủy, Bô tài nguyên và Môi trường.v.v.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu cho Chính phủ xây dựng các quy định, văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho cảng cá, tạo cơ sở pháp lý cho cảng cá chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động và phát triển. Đầu tư xây dựng các công trình cảng cá mới tại các vùng, các miền có nghề cá trọng điểm, đầu tư các trang thiết bị bốc dỡ vào bảo quản sản phẩm tại cảng cá một cách đồng bộ để đảm bảo được sản phẩm khai thác sẽ không bị giảm chất lượng sau khi bốc dỡ tại cảng.
Xây dựng chính sách kêu gọi các thành phầm kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực hậu cần nghề cá như sản xuất ngư cụ, đóng tàu, các thiết bị bảo quản sản phẩm khai thác tại cảng cá.
Chủ trì trong việc thúc đẩy và triển khai các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực cảng cá như chống đánh bắt bất hợp pháp tại cảng. Tuyên truyền phổ biến các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
Phối hợp với các Bộ ngành khác trong việc đảm bảo an ninh, an toàn giao thông khu vực cảng cá, tạo sự an tâm và tin cậy đối với những đối tác, với tổ chức cá nhân buôn bán, đầu tư vào khu vực cảng cá.
Ngành thương mại
Xúc tiến các hoạt động thương mại quốc tế về thủy sản, tìm kiếm thị trường mới. Thường xuyên cung cấp các thông tin về giá cả các loại mặt hàng hải sản tại thị trường trong và ngoài nước để ngư dân biết. Qua đó giảm tình trạng ép giá của nậu vựa đối với các sản phẩm khai thác của ngư dân.
Nghiên cứu các biện pháp cụ thể xây dựng mô hình bán đấu giá sản phẩm khai thác tại cảng cá. Quản lý chặt chẽ các chợ đầu mối, xây dựng mô hình phâm phối sản phẩm phù hợp, đảm bảo các sản phẩm hải sản đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, giá cá phù hợp.
Phát triển và từng bước hiện đại các chợ truyền thống, đầu tư xây dựng các chợ đầu mối trọng điểm, áp dụng tiêu chuẩn các chợ hải sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
KẾT LUẬN
Vùng biển tỉnh Thanh Hóa có nguồn lợi hải sản phong phú và có điều kiện để phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản. Trên thực tế, tàu thuyền khai thác trong tỉnh cũng đã có sự phát triển cá kể cả về chất lượng và số lượng. Tàu thuyền trong tỉnh tăng theo các năm cả về công suất tàu và chiều dài tàu. Đây là một áp lực lớn ảnh hưởng đến các cảng cá trong tỉnh nói chung và cảng cá Lạch Bạng nói riêng. Cảng cá cần có các giải pháp về kế hoạch hoạt động cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại cảng để phục vụ cho tàu thuyền tốt hơn.
Cơ cấu tổ chức cảng cá tương đối gọn nhẹ, các bộ phận quản lý cảng nhận lệnh từ Giám đốc cảng cá. Do đó, các công tác được triển khai nhanh chóng, thuận lợi.
Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã làm tốt công tác quản lý cảng cá, các công tác như điều độ tàu cập cảng, xắp xếp các phương tiện đường bộ ra vào cảng khoa học nên không xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Cảng cá đã phối hợp tốt với các đơn vị liên quan đảm bảo được an ninh an toàn tại cảng cá. Tổ chức tốt các tổ dịch vụ như tổ dịch vụ nước ngọt, nước đá và bốc dỡ đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ cho tàu thuyền.
Với số lượng cán bộ công nhân viên 14 người, việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Dó đó các nhân viên thường phải làm kiêm nhiệm. Cán bộ quản lý cảng chưa qua đào tạo về quản lý cũng như về ngành thủy sản, hầu hết cán bố đều từ các ngành học khác chuyển sang làm quản lý do đó công tác quản lý còn nhiều trở ngại, chủ yếu quản lý cảng bằng kinh nghiệm thực tế, chưa có tính khoa học.
Tàu thuyền qua cảng Lạch Bạng liên tục tăng theo các năm, số lượng tàu thuyền vào cảng cá tăng từ 8.964,0 chiếc năm 2008 lên 15.420,0 chiếc năm 2010 và sự thay đổi về kích thước tàu thuyền vào cập cảng. Số lượng tầu thuyền có công suất lớn từ 150 CV trở lên vào cập cảng năm sau lớn hơn năm trước gây áp lực lớn đối với cảng cá.
Lượng tàu thuyền về cảng lớn từ 20 - 50 tàu làm cho cảng thường xuyên bị quá tải cục bộ tại thời điểm tàu về bến nhiều từ 1h – 6 h sáng và từ 4h đến 8h chiều. Thời gian chờ cập cảng của tàu lâu làm giảm chất lượng sản phẩm khai thác.
Bến cập tàu hoạt động với hiệu quả cao, công suất hoạt động đạt 100% so với thiết kế.
Lưu lựng hàng hóa qua cảng lớn, năng suất bốc dỡ hàng hóa cao. Hiện nay, năng suất bốc dỡ đã vượt ngưỡng so với thiết kế. Công tác điều hành cảng và điều độ tàu thuyền trong cảng được thực hiện khoa học. Do đó đã phát huy hết khả năng của cầu cảng, cảng Lạch Bạng hoạt động với hiệu quả cao. Trung bình cảng tiếp nhận 53 tàu/ngày. Lượng hàng qua cảng 655,034 tấn/tháng.
Hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng cao. Tuy nhiên, hiện nay cảng còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Cơ sở hạ tầng cảng cá đang xuống cấp nghiêm trọng. Cầu tàu 90 m của cảng cá Lạch Bạng đang xuống cấp nghiên trọng. Mặt cầu hiện nay đã bị nứt, nún sụt do nhiều năm không được duy tu bảo dưỡng.
- Các đệm va được nắp đặt ở cầu cảng để tránh va đập giữa tàu thuyền và cầu cảng khi tàu vào cập cảng đã hỏng và không được tái trang bị
- Tại cầu cảng, đèn chiếu sáng không có tàu thuyền phải sử dụng ánh sáng của tàu để bốc dỡ cá về ban đêm, các tàu thuyền khai thác hầu hết đều bốc dỡ hải sản thủ công (bằng tay), không có thiết bị vận chuyển chuyên dụng. Hải sản phận loại phải đổ lên các tấm bạt để tiến hành phân loại. Thiếu các trang thiết dùng cho lưu giữ hải sản trong quá trình bốc dỡ và phân loại.
- Hệ thống sử lý nước thải có công suất nhỏ và không còn hoạt động được do không có kinh phí sửa chữa, nâng cấp.
- Nước rửa cá và các chất thải khác được xả xuống vùng nước trước cảng phát là nguyên nhân phát sinh ô nhiễm tại cùng nước cảng cá. Tại cầu cảng, hệ thống thoát nước thường xuyên bị tắc do các chất cặn, mùn bã do xác cá chết gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia hoạt động tại cảng và cư dân xung quanh, đây cũng là nguồn gây bệnh và gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại cảng cá.
- Dich vụ hậu cần trong cảng như nhà phân loại hải sản, các cơ sở kinh doanh ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho tàu thuyền thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền khai thác hải sản.
- Cảng không có các thiết bị bốc dỡ sản phẩm, thiết bị nâng hạ làm cho thời gian bốc dỡ thủy sản tăng lên làm giảm chất lượng sản phâm thủy sản đánh bắt
Cơ sở dịch vụ hậu cần tại cảng còn thiếu, dich vụ cung ứng ngư lưới cụ tại cảng chưa thực hiện được, dịch vụ cung cấp nước ngọt và xăng dầu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiện nay, Ban quản lý cảng cá phải phối hợp với các đơn vị bên ngoài để dùng xe chở nước, chở xăng dầu vào cảng để phục vụ tàu thuyền. Do đó, cảng không chủ động được trong việc cung ứng các dịch vụ cho tàu thuyền.
Lượng nước ngọt cung cấp cho các hoạt động sản xuất tại cảng thiếu so với yêu cầu thực tế. Lượng nước ngọt cần cung cấp cho cảng mỗi giờ là 32,24 m3/giờ, lương nước cảng có khả năng cung cấp là 200 m3 tương đương với khả năng cung cấp 12.5 m3/giờ. Như vậy lượng nước mà cảng phải mua ngoài khoảng 19.74 m3/giờ. Vì vậy cảng cá cần nâng cấp bể chứa nước cung như đường dẫn nước vào cảng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất tại cảng.
Doanh thu của cảng cá Lạch Bạng không đủ bù chi, lương cán bộ công nhân viên không đảm bảo, tỉnh phải cấp bù lương cho cán bộ cảng cá. Hằng năm, tỉnh không cấp kinh phí cho cảng. Doanh thu cảng thấp nên cảng cá Lạch Bạng không có kinh phí để tái đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình cảng.
Để phát triển cảng cá thành trung tâm dịch vụ nghề cá làm tiền đề phát triển kinh tế xã hội khu vực Lạch Bảng. Cảng cá cần nỗ lực phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ cảng, chủ động kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân đầu tư vào khu vực cảng cá. Xây dựng hệ thống thông tin tại cảng để kịp thời thống tin về tình hình ngư trường, giá cả và thông tin thời tiết cho tàu thuyền nghề cá, đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho chông tác quản lý cảng cá, giảm thiểu lưu trữ hồ sơ giấy tờ.
Cơ chế quản lý cảng cá còn nhiều chồng chéo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cảng nhưng việc thu phí các doanh nghiệp hoặc phê duyệt các đơn vị đầu tư vào cảng cá do tỉnh Thanh Hóa quyết định. Do đó về hiệu quả kinh tế, cảng cá Lạch Bạng chưa đạt được mục tiêu quản lý, doanh thu cảng từ thu phí tàu thuyền và phương tiện ra vào cảng không đủ bù cho các khoản chi.
Bộ Nông nghiệp và Phát chưa có Nghị định về quản lý cảng cá để thống nhất trong quản lý cảng gây chồng chéo giữa các ngành các cập tại địa phương trong công tác quản lý cảng cá, đây là rào cản lớn cho quản lý và phát triển cảng. Vì vậy, cần xây dựng hành lang pháp lý để cảng cá hoạt động tốt. Xây dựng các chính xách khuyến khích đầu tư vào cảng cá, để cảng cá trở trành trung tâm phát triển kinh tế của các địa phương nghèo ven biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Nga, Nguyễn Như Tiệp (2004), Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, Nhà Xuất bản NN.
2. Trần Minh Quang (1998) Cảng chuyên dụng,, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
3. Chương trình hành động về quản lý cảng cá (2009) Dự án Scafi, Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản (1991), Phương án quy hoạch khai thác hải sản, cơ khí và hậu cần dịch vụ nghề cá vùng đồng băng sông hồng giai đoạn 1991-2000.
5. Viện kinh tế về quy hoạch thủy sản (1996), Dự án lập quy hoạch tụ điểm nghề cá Việt Nam, Hà Nội
6. Bộ thủy sản (1999), Chương trình khai thác hải sản xa bờ thời kỳ (1999- 2010).
7. Bộ thủy sản (2005), “Tình hình quản lý cảng cá ở Việt Nam và Kinh nghiệm quản lý cảng cá Cát Lở Vũng Tàu”, Kỷ yếu hôi thảo toàn quốc về Khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.
8. Bộ thủy sản (2006), Quyết định 20/QĐ-BTS/2006 ban hành về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
9. Quốc hội (2003), Luật thủy sản. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10. Báo cáo tóm tắt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (2008), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
11. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2008), Dự án nâng cấp mở rộng cảng cá Lạch Bang.
12. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2008), Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản.
13. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2009), Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp và mở rộng cảng cá Lạch Bạng, Đánh giá tác động môi trường.
14. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2009), Báo cáo tổng kết ngành thủy sản Thanh Hóa.
15. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Dự án điều tra thực trạng công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá.
16. Báo cáo tháng 6- 2010 (2010), Tình hình công tác đăng ký đăng kiểm tàu cá – Phòng quan lý tàu cá – Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2010.
17. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010) Báo cáo tình hình hoạt động cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão .
18. Chính phủ (2010), Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 đến năm 2030.
19. Chính phủ (2010), Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020
20. Roland B. Scheffczyk ,1999. Cảng cá Cát Bà Cẩm nang đào tạo và quản lý, Ngân hàng phát triển Châu Á
21. Hafnarhandbók, 2000-2002. Port of Akureyri: Port Manual. Akureyri.
22. Kagoshima university, 2002. Fishing ports in Japan.
23. Sciortino, 2010. Fishing habor planning contruction and management. FAO/
24 .
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG CÁ
(Đối tượng, chủ tàu, ngư dân)
I. Thông tin tàu thuyền
Tàu thuyền……………………………………………Nghề khai thác……………
1. Tên chủ tàu/ tên tàu…………………………………………………………….
2. Số đăng ký……………………… Công suất………………
3. Chiều dài……………….Chiều rộng……………………Mớn nước..……………
II. Thông tin về nhu cầu hậu cần tại cảng
1. Lượng dầu mỗi lần tàu lấy (tấn/lít)……………………………………………
2. Lượng nước đá mối lần tàu lấy (cây/tấn)………………………………………
3. Lượng nước ngọt (khối)……………………………….……………………….
III. Thông tin về trang thiết bị bốc dỡ và vận chuyển
1. Tàu bốc dỡ có cần cầu không?..............................................................................
2. Khi vào cảng bốc dỡ cá thường cần bao nhiêu người?...........................................
3. Khi bốc dỡ thì bốc từng hầm cá hay bốc cùng một lúc tất cả các hầm?
4. Khi bốc dỡ cần mấy dây chuyền bốc dỡ…………………………………….........
5. Số lượng người/dây bốc dỡ……………………………………………………
6. Cá bốc dỡ phân loại ở đâu?.....................................................................................
7. Anh chị có mua xăng dâu của công tuy nhà nước không?.......................................
9. Công ty tư nhân có cho nợ tiền dầu, nước đá không? …………Khi nào phải trả?...............................................................................................................................
10. Số lượng tàu vào cảng 1 đợt về bến khoảng bao nhiêu chiếc?..............................
11. Cảng có cung cấp đủ nước, đá, xăng dầu không?.................................................
12. Cảng có các dịch vụ ngư lưới cụ có phù hợp không?...........................................
13. Công tác bốc dỡ có gặp khó khăn không?........................Nguyên nhân................
14. Hệ thống điện chiếu sáng ở cảng có phù hợ không?.............................................
15. Thuận lợi và khó khăn gì khi ra vào cảng cá?.......................................................
16. Tàu vào cảng bốc dỡ có thuận lợi cho việc bán cá mua dầu và nước đá không?..........................................................................................................................
IV. Môi trường cảng cá
1. Chất thải như túi linon thường vứt ở đâu?............................................................
2. Có được tập huấn về bảo vệ môi trường không?...................................................
V. An toàn lao động và giao thông tại cảng
1. Anh/ chị có được tập huấn về an toàn khi giao thông trog cảng cá không? ……………………………………………………………………………………
2. Anh/chị có được tập huân về an toàn khi neo đậu tại cảng và ra vào cản cá không?..........................................................................................................................
3. Anh/chị có được tập huấn về phòng chống cháy nổ không?..................................
4. Người tham gia các hoạt động mua bán trong cảng cá có đươc tập huấn về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm không?..................................................
5. Tàu thuyền có hay bị va chạm, đâm nhau, chìm đắm trong khu vực cảng cá không?.............................Số lượng tàu tai nạn/năm?..........................................
Cảm ơn anh chị đã giúp đỡ./.
…………..Ngày………tháng……….năm ……..
Cán bộ phỏng vấn
Phụ lục 1.2
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG CÁ
(Đối tượng cán bộ cảng cá)
I. Thông tin về cảng cá
1. Ban quản lý cảng phân ra làm mấy bộ phận?.......................................................
2. Chức năng của các bộ phận ra sao? ……………………………………………
3. Có khó khăn gì với tổ chức cảng cá hiện tại? …………………………………
II Về hoạt động quản lý tàu thuyền ra vào cảng
Tàu thuyền ra vào cảng cá bốc dỡ có gặp khó khăn gì không về luông lạch, nới neo đậu, hậu cần phục vụ ………………………………………………………..
Quản lý tàu thuyền và điều độ cảng gặp khó khăn gì khi hoạt động?....................
Sau khi bốc dỡ tàu thường neo đậu ở khu vực nào?..........................................................................................................................
Tàu có thường xuyên vào cảng lấy dầu và nước đá không?....................................................................................................................
6. Tàu bốc dỡ có cần cầu không?.............................................................................
7. Khi vào cảng bốc dỡ cá thường cần bao nhiêu người?.........................................................................................................................
8. Cá bốc dỡ phân loại ở đâu?................................................................................
III. Dịch vụ hậu cần tại cảng cá
Theo anh chị hoạt động của cảng cá, hệ thống dịch vụ của cảng có đáp ứng được nhu cầu của ngư dân không?..........................................................................................................................
Số lượng tàu vào cảng 1 đợt về bế?.......................................................................
Kho nước đá có đủ sức chưa không?....................................................................
Cảng tiêu thụ hết bao nhiêu khối nước ngọt……………………………………
Các dịch vụ ngư lưới cụ có phù hợp không?.......................................................
Công tác bốc dỡ có gặp khó khăn không?............................................................
Cơ sở hậu cần trong cảng cá có đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền không? .................................................................................................................
Hệ thống điện chiếu sáng có phù hợ không?......................................................
19.Không có mái che có ảnh hưởng đến việc bốc dỡ không?..................................
10.Thuận lợi và khó khăn gì khi tàu thuyền và phương tiện ra vào cảng cá?.................................................................................................................................
11.Tàu vào cảng bốc dỡ có thuận lợi cho việc bán cá mua dầu và nước đá không?
IV. An ninh, an toàn tại cảng cá
Cảng có tập huấn về an toàn khi giao thông cho chủ tàu thuyền trưởng không?.........................................................................................................................
Cảng có huấn về an toàn khi neo đậu tại cảng và ra vào cản cá không?..........................................................................................................................
Có được tập huấn về phòng chống cháy nổ không…………………………………………………………………………………
Người tham gia các hoạt động mua bán trong cảng cá có đươc tập huấn về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm không?..........................................................................................................................
Tàu thuyền có hay bị va chạm, đâm nhau, chìm đắm trong khu vực cảng cá không?..........................................................................................................................
Số lượng tàu tai nạn/năm?...................................................................................
Có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành không?...........................................
V. Môi trường cảng cá
Chất thải như túi linon thường vứt ở đâu?...........................................................
Cảng có tập huấn về bảo vệ môi trường cho người sử dụng cảng không?........................................................................................................................
Hệ thống sử lý nước thải rác thải có đáp ứng được yêu cầu không?.......................
Rác thải có được thu gom và sử lý không?.......................................................
VI. Bảo vệ nguồn lợi
1. Cảng có tập huấn cho ngư dân có tập huấn cho ngư dân về bảo vệ nguồn lợi không?..........................................................................................................................
2. Các tàu thuyền có nghề khai thác bị cấm có được phát hiện tại cảng không?..........................................................................................................................
3. Cảng có tập huấn về chống đánh bắt bất hợp pháp không?...............................
VII. Thông tin tại cảng
1. Thông tin về ngư trường có được thông báo cho ngư dân không?......................
2. Giá cả sản phẩm có được thông báo cho ngư dân không?..................................
3. Các nậu vựa có được quản lý không?.................................................................
4. Thu phí tàu thuyền/tháng?...............................................................................
5. Thu phí nậu vựa và các tàu thuyền/ tháng?.........................................................
6 . Số lượng xe máy , xe thô sơ/ ngày……………………………………………
7. Số lượng ô tôi/ ngày……………………………………………………………
8. Đường ra vào cảng có thuận lợi cho vận chuyển cá không?................................
9. Ngư dân thường đi đâu sử chữa tàu thuyền?…………………………………
Cảm ơn anh chị đã giúp đỡ./.
…………..Ngày………tháng……….năm ……..
Cán bộ phỏng vấn
Phụ lục 1.3
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN VỀ TÀU THUYỀN VÀ
HÀNG HÓA QUA CẢNG LẠCH BẠNG
(Ngày…………tháng………….năm…………..)
TT
Danh mục
Đvt
Số lượng
Ghi chú
I
Tàu thuyền trong tỉnh
Lượt
1
Ne < 20 CV
nt
1
Ne 20 – <50 CV
nt
1
Ne 50 – <90 CV
nt
1
Ne 90 – <150 CV
nt
2
Ne 150 – <250 CV
nt
2
Ne 250 – <400 CV
nt
2
Ne > 400 CV
nt
2
Tàu khác
nt
II
Tàu thuyền ngoại tỉnh
1
Ne < 20 CV
nt
1
Ne 20 – <50 CV
nt
1
Ne 50 – <90 CV
nt
1
Ne 90 – <150 CV
nt
2
Ne 150 – <250 CV
nt
2
Ne 250 – <400 CV
nt
2
Ne > 400 CV
nt
2
Tàu khác
nt
III
Sản lượng thủy sản
Tấn
2
Sản lượng cá
nt
2
Sản lượng mực
nt
2
Sản lượng tôm
nt
2
Sản lượng hàng thủy sản khác
nt
IV
Sản lượng thủy sản
Tấn
2
Sản lượng cá
nt
2
Sản lượng mực
nt
2
Sản lượng tôm
nt
2
Sản lượng hàng thủy sản khác
nt
V
Hàng hóa qua cảng
Tấn
3
Nước đá
*
3
Xăng dầu
*
3
Hàng khác
Tấn
Phụ lục 1.4: Bảng tổng hợp tàu thuyền và hàng hóa qua cảng cá theo điều tra tại cảng cá
Số liệu tàu thuyền lấy mẫu tại cảng cá năm 2010
TT
Danh mục
Đvt
Tháng 2
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 7
Tháng 12
I
Tàu thuyền
Lượt
2440
1994
1102
1137
1187
1.1
Ne < 20 CV
nt
185
163
119
102
108
1.2
Ne 20 – <50 CV
nt
251
227
210
185
194
1.3
Ne 50 – <90 CV
nt
637
315
266
228
236
1.4
Ne 90 – <150 CV
nt
528
474
362
304
321
1.5
Ne 150 – <250 CV
nt
489
469
130
303
313
1.6
Ne 250 – <400 CV
nt
245
241
1.7
Ne > 400 CV
nt
105
105
15
15
15
1.8
Tàu khác
nt
II
Sản lượng thủy sản
Tấn
2600
1851
2275
2022
2161
2.1
Sản lượng cá
nt
2465
1725
2230
1968
2106
2.2
Sản lượng mực
nt
75
69
10
10
10
2.4
Sản lượng hàng thủy sản khác
nt
60
57
35
44
45
III
Hàng hóa qua cảng
Tấn
1994
1707
1395
1507
1387
3.1
Nước đá
*
1600
1350
1000
1050
900
3.2
Xăng dầu
*
264
232
275
322
345
3.3
Hàng khác
Tấn
130
125
120
135
142
TT
Tổng lượng hàng qua cảng
Đvt
4594
3558
3670
3529
3548
Phục lục 1.5: Danh sách các tàu cá điều tra phỏng vấn về nhu cầu của tàu thuyền khai thác
STT
Tàu cá
Đặc tính tàu cá
Nghề khai
thác chính
Sốđăng ký
Họ và tênChủ tàu
Máy chính
Kích thước (m)
Nguyên vật liệu cho chuyến biển
TổngCS
Loại máy
Năm sx
DàiLmax
RộngBmax
Mớn nước(D)
Dầu(tấn)
Đá(cây)
Nước(khối)
1
TH-1315-TS
Trần Ngọc Tuân
90
Mitsubishi
máy cũ
17
4,8
1,8
1
200
2
Vây thưa
2
TH-90306-TS
Nguyễn Văn Thái
90
Isuzu
máy cũ
15,5
4
1,65
2.2
200
4
Vây
3
TH-90185-TS
Nguyễn Văn Khanh
90
Yanmar
1980
15
4,5
1.8
1.5
150
4
Vây
4
TH-90186-TS
Nguyễn Văn Thảo
90
Yanmar
máy cũ
16
4,5
1,8
2
100
2
Vây
5
TH-90176-TS
Nguyễn Văn Tôn
90
Yanmar
máy cũ
15
4
1,75
1
200
4
Vây
6
TH-90182-TS
Nguyễn Văn Trung
90
Mitsubishi
1997
16
4,4
1,95
0.5
300
4
Vây
7
TH-90179-TS
Nguyễn Văn Nhất
110
Mitsubishi
1997
14
3,8
1,9
1
400
4
Vây
8
TH-90189-TS
Nguyễn Văn Điểm
90
Isuzu
máy cũ
17
4,5
2
1
200
3
Vây
9
TH-90313-TS
Nguyễn Công Chánh
90
Isuzu
máy cũ
17,5
4,6
1,9
1.5
200
2
Vây
10
TH-90188-TS
Nguyễn Văn Chức
90
Isuzu
máy cũ
16
4,2
1,8
1
150
3
Vây
11
TH-90122-TS
Nguyễn Văn Nở
90
Yanmar
1996
15
4,4
1,9
2
200
4
Vây
12
TH-90190-TS
Nguyễn Văn Nở
90
Yanmar
1996
15,5
4
1,9
2
200
4
Vây
13
TH-90187-TS
Nguyễn Văn Trình
90
Yanmar
máy cũ
17
4,6
1,9
1
200
2
Vây
14
TH-90183-TS
Nguyễn Văn Thân
90
Mitsubishi
máy cũ
18
4,85
2,15
1.5
300
2
Vây
15
TH-90137-TS
Trần Văn Thành
90
Isuzu
máy cũ
16
4,6
2,2
2
200
4
Vây
16
TH-90139-TS
Lê Văn Liên
90
Isuzu
máy cũ
15
4
1,9
1
200
2
Vây
17
TH-90134-TS
Nguyễn Văn Yên
90
suzuki
1996
15
4
1,9
1
250
2
Vây
18
TH-90138-TS
Nguyễn Ngọc Bút
120
kumatsu
máy cũ
15
4
1,8
1
300
4
Vây
19
TH-90124-TS
Hoàng Văn Quang
90
Yanmar
máy cũ
16
4,6
2
1
200
2
Vây
20
TH-90181-TS
Nguyễn Văn Công
90
Yanmar
1996
15,5
4,4
1,75
1.5
200
3
Vây
21
TH-90305-TS
Nguyễn Văn Công
110
Yanmar
1997
17
4,5
1,9
1
250
4
Vây
22
TH-90180-TS
Trần Văn Công
90
Hino
máy cũ
15,8
4,2
1,8
1
200
2
Vây
23
TH-90129-TS
Nguyễn Văn Công
90
Isuzu
máy cũ
16
4,2
2
1
150
2
Vây
24
TH-2521-TS
Nguyễn Huy Hiểu
96
Yanmar
máy cũ
16,1
4,7
2,1
6
100
4
Giã kéo
25
TH-2532-TS
Phạm Văn Thông
95
Yanmar
máy cũ
15,5
4,5
2,2
6
100
4
Giã kéo
26
TH-90371-TS
Phạm gia Thành
90
Yanmar
máy cũ
18,5
4,1
2
2.5
200
4
Vây
27
TH-90060-TS
Dương Văn Kính
90
Yanmar
máy cũ
17,5
4,8
2
1.2
150
2
Vây
28
TH-90055-TS
Nguyễn Văn Liên
100
Yanmar
máy cũ
17,5
4,8
2,1
2
200
4
Vây
29
TH-90059-TS
Nguyễn Trọng Loan
105
Yanmar
máy cũ
16,1
4,4
2,35
2
300
4
Vây
30
TH-90047-TS
Nguyễn Trọng Huệ
105
Yanmar
máy cũ
16,5
4,6
1,95
2
350
2
Vây
31
TH-90343-TS
Ngô Văn Khấn
105
Yanmar
máy cũ
15,4
4,05
1,95
2.5
400
2
Vây
32
TH-90358-TS
Cao Sỹ Thái
168
Yanmar
máy cũ
18
4,6
2
3
200
6
Vây
33
TH-90030-TS
Trần Văn Phụng
90
Yanmar
máy cũ
18,8
5,2
2,15
1
100
2
Mành
34
TH-90372-TS
Lê phạm Xuyên
260
Yanmar
máy cũ
18,5
5
2,5
1
100
6
Lưới rê
35
TH-90368-TS
Dương Văn Huân
155
Yanmar
máy cũ
18
4,8
2,4
1.5
200
6
Lưới rê
36
TH-90378-TS
Nguyễn Xuân Mạnh
168
Yanmar
máy cũ
18
4,6
2
2
200
6
Lưới rê
37
TH-30369-TS
Nguyễn Thiết Nhủ
238
Volvopenta
máy cũ
22,98
5,3
2,4
2
600
6
Giã kéo
38
TH-90370-TS
Nguyễn Thiết Nhủ
238
Volvopenta
máy cũ
22,98
5,3
2,4
2
600
6
Giã kéo
39
TH-90374-TS
Lê Xuân Du
168
Yanmar
máy cũ
18
4,6
2
2
400
6
Lưới rê
40
TH-90375-TS
Nguyễn Văn Tiến
155
6HA-THE
1995
18,1
4,7
2,5
1.5
400
4
Lưới rê
41
TH-90380-TS
Lê Văn Thế
110
Isuzu
máy cũ
15,5
4,5
2,25
1
400
4
Lưới rê
42
TH-90381-TS
Lê Văn Bình
155
Yanmar
máy cũ
18,1
4,76
2,5
1.5
600
4
Lưới rê
43
TH-90380,-TS
Trương Đình Sòng
168
Yanmar
máy cũ
18,1
4,8
3,2
1
600
6
Lưới rê
44
TH-90465-TS
Lê Hình Khích
165
Yanmar
máy cũ
19
5
2,5
2
200
4
Vây
45
TH-90464-TS
Nguyễn Hữu Cường
168
Yanmar
máy cũ
18,1
4,76
2,2
2.5
400
4
Vây
46
TH-90479-TS
Phạm Gia Sơn
120
Yanmar
máy cũ
18,2
4,2
1,8
3
500
2
Vây
47
TH-90450-TS
Nguyễn Hửu Giãng
190
Yanmar
máy cũ
18,4
5
2,5
2
400
2
Vây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá.doc