MỤC LỤC
Luận văn dài 99 trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 3
1.1.2.1 Căn cứ khoa học 3
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn 3
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 5
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
1.4.1 Không gian nghiên cứu 6
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 6
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 6
1.4.4 Hạn chế nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 8
2.1.2 Khái niệm khác 10
2.1.3 Vai trò của nông nghiệp, đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp
và vai trò của CLB KN đối với sự phát triển kinh tế-xã hội 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 14
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 15
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ QUI MÔ 19
3.1.1 Vị trí địa lý 19
3.1.2 Qui mô 19
3.2 ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN 19
3.2.1 Khí hậu thời tiết 19
3.2.2 Nguồn nước-thủy văn 20x
3.2.3 Tình hình lũ 21
3.2.4 Ảnh hưởng phèn 22
3.2.5 Ảnh hưởng mặn 22
3.2.6 Địa hình 23
3.2.7 Thổ nhưỡng 23
3.3 DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG 24
3.4 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 25
3.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN PHƯỚC GIAI ĐOẠN (2003-2007) 27
3.5.1 Phân tích giá trị sản xuất trồng trọt (theo giá hiện hành) 28
3.5.2 Phân tích giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 30
3.5.3 Phân tích giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp 32
3.5.4 So sánh tỷ trọng GTSX của các ngành trong GTSX nông nghiệp 33
[B]CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG 35
4.1. TỔNG QUAN VỀ CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG 35
4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Khuyến nông 35
4.1.2. Vài nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Câu lạc bộ Khuyến nông huyện Tân Phước 36
4.1.3. Cơ cấu tổ chức của mạng lưới Khuyến nông cơ sở và nội dung hoạt động của Câu lạc bộ Khuyến nông 37
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ 39xi
4.2.1 Tình hình tổ chức các hoạt động của CLB KN 39
4.2.2 Tình hình hoạt động, sản xuất của CLB 42
4.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB 42
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG HUYỆN 66
5.1 XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN 68
5.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 70xii
5.3. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂU LẠC BỘ 73
5.3.1 Kết quả, hiệu quả đạt được 73
5.3.2 Hướng phát triển của CLB 73
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
6.1 KẾT LUẬN 75
6.2 KIẾN NGHỊ 76
6.2.1 Đối với huyện 76
6.2.2 Đối với trạm 77
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động câu lạc bộ Khuyến nông tại huyện Tân Phước - Tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất, kinh doanh giỏi. Hàng năm, Câu lạc bộ Khuyến nông giới thiệu nhiều thành viên xuất sắc tham gia các cuộc thi nhà nông đua tài, hội thi Khuyến nông viên giỏi,... Qua khảo sát, năm
2008 có 60% hội viên được khuyến nông tạo điều kiện tham dự các cuộc thi trên và có nhiều cá nhân được trao tặng danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
* Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải đương đầu với việc lựa chọn các kỹ thuật mới để đem lại hiệu quả cao nhất trên đơn vị diện tích đất của mình. Những thông tin từ cán bộ khuyến nông, trung tâm truyền bá kỹ thuật, kinh nghiệm từ các hộ nông dân khác gợi ý cho người sản xuất nên áp dụng các kỹ thuật mới như giống mới, diệt cỏ dại và sâu bệnh bằng hóa chất, liều lượng phân bón cần thiết nên sử dụng, làm đất bằng cơ giới trong việc sản xuất lúa đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nông dân góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và đặc biệt là giảm đáng kể chi phí sản xuất. Qua khảo sát có 83,33% nông dân là hội viên đạt được hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất, cụ thể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao cho nền kinh tế, hạn chế các tác hại về môi trường do bón phân, phun thuốc hóa học quá mức,…
* Một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng của khuyến nông là thông tin đến nông dân về giá cả thị trường nông phẩm, thông tin sâu bệnh, thời tiết một cách kịp thời. Tuy nhiên, qua khảo sát chỉ có 30% nông dân là hội viên được thông tin kịp thời, 60% còn lại tự cập nhật và tìm kiếm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nguyên nhân do sự phát triển như vũ bảo của các phương tiện thông tin đại chúng: internet, báo đài và cùng với kiến
thức ngày càng được nâng lên thì người nông dân dễ dàng tìm kiếm được nguồn
thông tin nhanh, chính xác!
* Câu lạc bộ Khuyến nông còn là cầu nối tạo nên sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động Khuyến nông với các đoàn thể, đặc biệt là hội nông dân đến với nông dân, thắt chặt tình đoàn kết giữa xóm giềng với nhau.
4.2.3.4 Phân tích hiệu quả mô hình sản xuất lúa vụ Đông Xuân của
nông dân là thành viên của Câu lạc bộ Khuyến nông
* Phân tích các yếu tố đầu vào
- Giống: Theo xu thế phát triển của xã hội và tiêu dùng của thị trường nông sản không ngừng nâng cao, trong đó chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng lúa gạo xuất khẩu là khâu giống. Hiện nay nông dân đã chấp nhận sử dụng giống nguyên chủng, xác nhận làm lúa giống dù giá lúa giống cao hơn, áp dụng phương pháp sạ cấy theo qui trình của trung tâm Khuyến nông với lượng giống từ 10-15 kg/công, kỹ thuật bón phân cân đối, hợp lí, bón phân theo bảng so màu lá lúa, ứng dung IPM,..nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa sẽ làm cho lợi nhuận cao hơn.
- Nông dược: phần lớn nông dân sử dụng thuốc không đúng với đối tượng sâu bệnh, thường sử dụng theo cảm tính làm cho khoản chi phí này cao. Do đó tùy từng đối tượng phòng trị mà áp dụng theo phương pháp 4 đúng: đúng lúc, đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng. Đặt biệt khuyến khích bà con nên áp dụng phương pháp IPM, hạn chế sử dụng nông dược chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Việc chuẩn bị đất tốt trước khi gieo sạ cũng có ý nghĩa lớn trong việc diệt trừ nấm bệnh và cỏ dại.
- Phân bón: Trong cơ cấu chi phí sản xuất lúa gạo hiện nay, chi phí phân bón (chủ yếu là phân hóa học) chiếm tỷ trọng nhiều nhất, trung bình trên 38,4%. Tuy nhiên trong thời gian qua giá phân bón tăng liên tục, giá phân đạm tăng đột biến, hiện tại phân DAP đã đạt mức 1000 USD/tấn. Tại thị trường trong nước giá phân bón tiếp tục tăng mạnh lên mức cao mới do tác động của phân bón nhập khẩu tăng cao.
Bên cạnh đó cũng xuất hiện hiện tượng phân dõm, phân giã gây thiệt hại cho bà con nông dân, gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt chi phí và sản lượng của nông hộ
- Lao động: Do thời gian gần đây, hầu hết số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn điều đi làm ở khu vực thành thị hay là xuất khẩu lao động … do đó làm cho lực lượng lao động trẻ ở nông thôn trở nên khan hiếm làm cho chi phí thuê mướn lao động ở nông thôn trở nên cao hơn so với thời gian trước đây bình quân chi phí thuê trên một ngày công là 60 ngàn đồng/ nam & 45 ngàn đồng/ nữ
- Vốn: Nguồn vốn chủ yếu của nông hộ để sản xuất lúa vụ Đông xuân trên
địa bàn huyên là đi vay tín dụng từ các ngân hàng.
- Xăng dầu: Giả cả xăng dầu trong thời gian gần đây biến động liên tục theo hướng bất lợi cho người nông dân, giá xăng dầu tăng làm tăng thêm gánh nặng chi phí sản xuất cho người nông dân, làm giảm đi một khoản lợi nhuận của họ.
a/ Hàm sản xuất:
Y = a + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5.
Trong đó:
Y là sản lượng (Tấn).
X1 là vốn (1000Đ).
X2 là lao động (ngày).
X3 là hạt giống (1000Đ).
X4 là diện tích (ha).
X5 là phân bón (1000Đ)
* Kết quả chạy mô hình
reg Y X1 X2 X3 X4 X5
Source SS df MS Number of obs = 24
F( 5, 18) = 41.36
Model 1806.6343 5 361.326878 Prob > F = 0.0000
Residual 157.26647 18 8.73702611 R-squared = 0.9199
Adj R-square = 0.8977
Total 1963.90086 23 85.3869938 Root MSE = 2.9558
Y Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval]
X1 .0004471 .0000325 13.78 0.000 .0003789 .0005152
X2 .0073092 .0957457 0.08 0.940 -.1938451 .2084634
X3 -.0120339 .0051856 -2.32 0.032 -.0229283 -.0011394
X4 6.533001 4.877867 1.34 0.197 -3.715017 16.78102
X5 .0145167 .0001365 1.06 0.002 -.0001416 .0004318
cons .3378936 1.446361 0.23 0.818 -2.700798 3.376585
* Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng:
Y = 0.3378936 + 0.0004471X1 +0.0073092X2 - 0.0120339X3 +
6.533001X4 + 0145167X5
* Giải thích mô hình:
- R2 = 91,99%, có nghĩa là 91,99% biến động của sản lượng được giải thích
bởi vốn, lao động, hạt giống, diện tích và phân bón.
- Ta thấy Prob > F=0, nên mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.
* Giải thích ý nghĩa từng biến trong phương trình hồi quy:
- Ta thấy P-value của biến X1 =0, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 1% thì sự thay đổi của vốn sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi lao động tăng/giảm 1% thì sản lượng tăng/giảm 0,0004471%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X3 = 3,2%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 5% thì sự thay đổi của giống sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi giống tăng/giảm 1% thì sản lượng giảm/tăng 0,0120339%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X5 = 0,2%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 1% thì sự thay đổi của phân bón sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi phân bón tăng/giảm 1% thì sản lượng tăng/giảm 0,0145167,với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Biến lao động (X2), biến diện tích (X4) không có ý nghĩa trong mô hình vì P-value của chúng lớn hơn 10%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 10% thì sự thay đổi của lao động và diện tích sẽ không làm thay đổi sản lượng, nếu các yếu tố khác là không đổi.
b/ Phân tích các nhân tố chi phí ảnh hưởng đến sản lượng:
Chi phí là các khoản không mong đợi của người sản xuất khi sản xuất bất kì loại sản phẩm nào. Tuy nhiên chúng ta không thể không có chi phí vì không có chi phí là không có các yếu tố đầu vào, không thể phát sinh ra quá trình sản xuất, mà chúng ta chỉ có thể hạn chế chi phí thôi. Người sản xuất sẽ cố gắng hạn chế chi phí đến mức tối thiểu để lợi nhuận có thể tối đa. Trong mô hình trồng lúa vụ Đông Xuân ở huyện Tân Phước, có những chi phí sau:
Y = a + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5+ a6X6 + a7X7+a8X8
Trong đó:
Y: là sản lượng (tấn). X1: Diện tích (ha).
X2: Chi phí lãi vay (1000 đồng)
X3: Chi phí giống (1000 đồng).
X4: Chi phí cày bừa đất (1000 đồng). X5: Chi phí lao động (1000 đồng). X6: Chi phí thu hoạch (1000 đồng).
X7: Chi phí chăm sóc (chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí tưới tiêu,làm cỏ) (1000 đồng).
X8: Chi phí khác (1000 đồng).
* Kết quả chạy mô hình
reg Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8
Source SS f MS Number of obs = 23
F( 8, 14) = 131.45
Model 1641.3983 8 205.174787 Prob > F = 0.0000
Residual 21.8524335 14 .56088811 R-squared = 0.9869
Adj R-squared = 0.9794
Total 1663.25073 22 75.6023059 Root MSE = 1.2494
Y Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval]
X1 7.850905 2.587969 3.03 0.009 2.300264 13.40155
X2 .0000593 .0007974 0.07 0.942 -.001651 .0017696
X3 .0091097 .0027765 3.28 0.005 .0031547 .0150647
X4 .0013591 .0004789 2.84 0.013 .0003319 .0023863
X5 -.001718 .0009423 -1.82 0.090 -.003739 .0003029
X6 -.0044138 .0013621 -3.24 0.006 -.0073352 -.0014924
X7 -.9271269 .0000745 -1.24 0.094 -.0002525 .0000671
X8 .0137546 .0069135 1.99 0.067 -.0010734 .0285825
_cons .7128394 .773082 0.92 0.372 -.9452565 2.370935
* Mô hình hồi quy các nhân tố chi phí ảnh hưởng đến sản lượng
Y=0.7128394+7.850905X1+0.0000593X2+0.0091097X3+0.0013591X4-
0.001718X5-0.0044138X6-0.9271269X7+0.0137546X8
* Giải thích mô hình:
- R2 = 98,69%, có nghĩa là 98,69% biến động của sản lượng được giải thích bởi diện tích, chi phí lãi vay, chi phí giống, chi phí cày bừa đất, chi phí lao động, chi phí thu hoạch, chi phí chăm sóc và chi phí khác.
- Ta thấy Prob > F=0, nên mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.
* Giải thích ý nghĩa từng biến trong phương trình hồi quy:
- Ta thấy P-value của biến X1 = 0,9%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 1% thì sự thay đổi của diện tích sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi diện tích tăng/giảm 1% thì sản lượng tăng/giảm 7,850905%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X3 = 0,5%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 1% thì sự thay đổi của chi phí giống sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi chi phí giống tăng/giảm 1% thì sản lượng giảm/tăng 0,0091097%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X4 = 1,3%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 5% thì sự thay đổi của chi cày bừa đất sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi chi phí cày bừa đất tăng/giảm 1% thì sản lượng tăng/giảm 0,0013591%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X5 = 9,0%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 10% thì sự thay đổi của chi phí lao động sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi chi phí lao động tăng/giảm
1% thì sản lượng giảm/tăng 0,001718%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X6 = 0,6%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 1% thì sự thay đổi của chi phí thu hoạch sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi chi phí thu hoạch tăng/giảm
1% thì sản lượng giảm/tăng 0,0044138%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X7 = 9.4%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 10% thì sự thay đổi của chi phí chăm sóc sẽ
làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi chi phí chăm sóc tăng/giảm 1% thì sản lượng giảm/tăng 0,9271269%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X8 = 6,7%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 10% thì sự thay đổi của chi phí khác sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng. Cụ thể khi chi phí khác tăng/giảm 1% thì sản lượng tăng/giảm 0,0137546%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Các biến chi phí lãi vay (X2) không có ý nghĩa trong mô hình vì P-value của chúng lớn hơn 10%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 10% thì sự thay đổi của chi phí lãi vay sẽ không làm thay đổi sản lượng, nếu các yếu tố khác là không đổi.
c/ Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình lúa vụ Đông Xuân
* Phân tích các chỉ tiêu kinh tế :
Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VỤ ĐÔNG XUÂN (1 ha)
Khoản mục
Chi phí tiền mặt
Tỷ trọng(%)
CPCB đất (1000Đ)
965,58
5,983
CP giống (1000Đ)
641,28
3,973
CP lãi vay NH (1000Đ)
261,59
1,621
CP sạ (1000Đ)
81,85
0,507
CP giậm (1000Đ)
675,95
4,188
CP thuốc cỏ (1000Đ)
836,18
5,181
CP phân bón (1000Đ)
9.012.09
55,838
CP thuốc BVTV (1000Đ)
1.468,05
9,096
CP tưới tiêu (1000Đ)
342,45
2,122
CP thu hoạch (1000Đ)
1.453,69
9,007
CP vận chuyển (1000Đ)
277,12
1,717
CP khác (1000Đ)
123,82
0,767
Tổng chi phí (1000đ)
16,139,65
100,00
LĐ gia đình (ngày công)
64,00
Năng suất (Tấn)
7,86
Giá bán (1000Đồng/kg)
3,58
Doanh thu (1000đ)
27.314,04
Thu nhập (1000đ)
11.600,71
Lợi nhuận(1000đ)
11.174,39
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực tế 30 hộ vào tháng 4, 2009
Từ kết quả bảng trên cho thấy từng mức chi phí trong tổng chi phí sản xuất, chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí phân bón chiếm khoản 55.838% trong tổng chi phí, kế đến là chi phí thuốc BVTV chiếm 9.096%. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển đồng thời trả lại cho đất lượng chất bị mất sau mổi vụ. Bên cạnh đó do quá trình canh tác độc canh cây lúa nên đất ngày càng kém màu mở, tình hình dịch hại sâu bệnh phát triển, để cải thiện đất canh tác người nông dân thường sử dụng biện pháp quen thuộc nhất là bón phân và phun thuốc, nên đây là 2 loại chi phí mà nông hộ đầu tư nhiều nhất trong vụ. Tiếp theo là chi phí thu hoạch, chiếm khoản 9.007%. Trong cơ cấu chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất là chi phí gieo sạ chỉ có 0.507% trong tổng chi phí. Còn các chi phí còn lại thường không chiếm tỷ trọng cao, chỉ ở mức trung bình.
Trung bình nông hộ bỏ ra khoản 426.320 đồng công lao động gia đình trên
1ha, và doanh thu trung bình đạt được là 27314.04 ngàn đồng, khi đã trừ ra chi
phí sản xuất thì nông hộ còn lại lợi nhuận 11174.39 ngàn đồng, kết quả này chỉ đạt mức trung bình do giá cả vật tư nông nghiệp không ngừng tăng cao trong khi đó giá bán 1tấn lúa tươi chỉ ở mức 3580 ngàn, với năng suất trung bình đạt 7.53 tấn/ha.
* Phân tích các tỷ số tài chính
Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỤ ĐÔNG XUÂN
Khoản mục
Giá trị
Tổng chi phí(1000đ/ha)
16.139,65
Lao động gia đình(ngày)
64,00
Doanh thu(1000đ/ha)
27.314,04
Lợi nhuận(1000đ/ha)
11.174,39
Tỷ suất doanh thu/chi phí(lần)
1,69
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí(lần)
0,69
Tỷ suất doanh thu/lao động gia đình(1000Đ/ngày công)
427,00
Tỷ suất lợi nhuận/lao động gia đình(1000Đ/ngày công)
175,00
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu(lần)
0,41
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực tế 30 hộ vào tháng 4, 2009
Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của người nông dân vào vụ Đông
Xuân kết quả đạt được như sau:
Nếu họ bỏ ra một đồng chi phí thì họ sẽ thu được khoản 1,69 đồng doanh thu trong đó có 0,69 đồng lợi nhuận
Tỷ số lợi nhuận/doanh thu là 0,409 có nghĩa là nếu người nông dân có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất lúa Đông Xuân thì lợi nhuận của họ sau khi trừ đi chi phí sản xuất là 0,409 đồng
Chỉ tiêu doanh thu/ngày công lao động gia đình là 427 ngàn đồng và chỉ tiêu lợi nhuận/ngày công lao động gia đình của hộ ở vụ Đông Xuân là 175 ngàn đồng cho ta thấy được trung bình mỗi ngày tham gia sản xuất nông hộ tạo ra được mức doanh thu 427 ngàn đồng, trong đó lợi nhuận đạt được là 175 ngàn đồng, điều này có nghĩa là nếu so sánh với giá lao động ở tại địa phương khoản
55000 đồng/ngày thì người nông dân tự sản xuất lúa đem lại doanh thu cao hơn
so với đi làm thuê.
d/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận :
* Hàm lợi nhuận vụ Đông Xuân
Y = a + a1 X1 + a2 X2 + a3 X3 + a4 X4 + a5 X5+ a6 X6+a7X7
Trong đó:
Y: Lợi nhuận (1000 đồng).
X1: Doanh thu (1000 đồng).
X2: Chi phí lãi vay ( 1000 đồng).
X3: Chi phí giống (1000 đồng).
X4: Chi phí cày bừa đất (1000 đồng).
X5: Chi phí lao động (1000 đồng).
X6: Chi phí chăm sóc (Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, làm cỏ, tưới tiêu)
(1000 đồng).
X7: Chi phí khác (1000 đồng).
* Kết quả chạy mô hình
reg Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7
Source SS df MS Number of obs = 30
F( 7, 22) = 746.88
Model 6.0054e+09 7 857910629 Prob > F = 0.0000
Residual 25270543.6 22 1148661.07 R-squared = 0.9958
Adj R-squared = 0.9945
Total 6.0306e+09 29 207953274 Root MSE = 1071.8
Y Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval]
X1 1.137463 .0314219 36.20 0.000 1.072298 1.202628
X2 -.0424549 .6142616 -0.07 0.946 -1.316355 1.231446
X3 2.679927 1.391616 1.93 0.067 -.2061082 5.565963
X4 -3.380969 .3602491 -9.39 0.000 -4.12808 -2.633859
X5 -2.919454 .3881023 -7.52 0.000 -3.724329 -2.114579
X6 -.9686885 .0560825 -17.27 0.000 -1.084997 -.8523804
X7 -2.632899 4.691365 -0.56 0.580 -12.36219 7.096396
cons -3.43125 .5129575 1.71 0.002 -190.9069 1977.381
* Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Y=893.2369+1.137463X1-0.0424549X2+2.679927X3-3.380969X4-
2.919454X5-0.9686885X6-2.632899X7
* Giải thích mô hình
- R2 = 99,58%, có nghĩa là 99,58% biến động của lợi nhuận được giải thích bởi doanh thu, chi phí lãi vay, chi phí giống, chi phí cày bừa đất, chi phí lao động, chi phí chăm sóc, chi phí khác.
- Ta thấy Prob > F=0, nên mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.
* Giải thích ý nghĩa từng biến trong phương trình hồi quy
- Ta thấy P-value của biến X1 = 0, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Doanh thu có ảnh rất lớn đến lợi nhuận, có thể nói đây là một trong những nhân tố quyết định đến lợi nhuận của việc sản xuất lúa. Như Kết quả mô hình thì khi doanh thu tăng/giảm 1% thì lợi nhuận tăng/giảm 1,137463%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X3 = 6,7%, nên biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Giống có ảnh lớn đến lợi nhuận, trong thời kỳ hội nhập hiện nay hướng đến việc trồng giống xác nhận, giống có khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu,có thể nói đây là một trong những nhân tố quyết định đến lợi nhuận của việc sản xuất lúa. Như Kết quả mô hình thì khi chi phí giống tăng/giảm 1% thì lợi nhuận tăng/giảm 2,679927%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X4 = 0, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Chi phí cày bừa là chi phí không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa. Kết quả chạy mô hình cho thấy khi chi phí cày bừa tăng/giảm 1% thì lợi nhuận giảm/tăng
3,380969%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Ta thấy P-value của biến X5 = 0, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Trong quá trình sản xuất không thể nào không có lao động, nó ảnh hưởng tương đối lớn đến lợi nhuận. Kết quả mô hình cho thấy rằng khi chi phí lao động tăng/giảm 1% thì lợi nhuận giảm/tăng 2,919454 %, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. biến
- Ta thấy P-value của X6 = 0, nên biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Đây là khoản chi phí luôn luôn tồn tại trong quá trình sản xuất lúa, khi sản xuất chúng ta luôn không mong muốn khoản chi phí này, tuy nhiên trong thực tế chúng ta không thể từ chối khoản chi phí này. Như kết quả mô hình cho thấy khi chi phí chăm sóc tăng/giảm 1% thì lợi nhuận giảm/tăng 0,9686885%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Các biến chi phí lãi vay (X2), chi phí khác không có ý nghĩa trong mô hình vì P-value của chúng lớn hơn 10%. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 10% thì sự thay đổi chi phí lãi vay và chi phí khác sẽ không làm thay đổi lợi nhuận, nếu các
yếu tố khác là không đổi.
lxii
- Ngoài ra lợi nhuận còn giảm 3,43125% do sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài khác (chẳng hạn như chính sách của nhà nước tác động đến sự thay đổi của giá), nếu các yếu tố khác không đổi. Ở đây hệ số tự do có ý nghĩa ở mức 1% vì P-value = 0,002 <1%
4.2.3.5. Hiệu quả về mặt xã hội khi người dân tham gia vào Câu lạc bộ
Khuyến nông.
- Nông dân được tiếp cận với nhiều mô hình, kỹ thuật canh tác mới, nắm bắt kịp thời tiến bộ kỹ thuật, giúp cải thiện, giảm thiệt hại, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
- Câu lạc bộ Khuyến nông là môi trường tốt để nông dân thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo tình đoàn kết giữa những người sản xuất với nhau.
- Câu lạc bộ Khuyến nông là nơi góp tiếng nói chung của nông dân đến các ban ngành chức năng có liên quan trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, là nơi nông dân phát biểu ý kiến, rèn luyện khả năng giúp nông dân mạnh dạng hơn trước đám đông.
- Qui trình sản xuất tập trung, đầu ra sản phẩm dễ tiêu thụ.
- Tham gia vào Câu lạc bộ khuyến nông, nông dân được thông tin kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác hơn tình hình sâu rầy, dịch bệnh để có biện pháp xử lí phòng, trị hiệu quả.
- Nâng cao được trình độ dân trí trở thành người nông dân trí thức trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Khi có dịch xảy ra nông dân được hỗ trợ thuốc trừ sâu, dầu bơm rầy góp phần khắc phục thiệt hại một cách nhanh chóng để nông dân có điều kiện tiếp tục đầu tư tái sản xuất cho kịp mùa vụ.
- Thay đổi nhận thức, thói quen của họ về cách làm việc, suy nghĩ cũng như trong đời sống sinh hoạt.
4.2.3.6. Một số nguyên nhân người dân không tham gia vào câu lạc bộ
khuyến nông
- Tâm lý bảo thủ với kinh nghiệm của mình
- Trình độ hạn chế, khả năng tiếp thu chậm lại không thích sự đóng góp của người xung quanh, chỉ làm những gì họ muốn.
- Ban chủ nhiệm kiêm nhiều công việc của xã nên không thể chỉ dẫn những
sai sót của người dân một cách kịp thời
- Đời sống người dân hiện còn nhiều khó khăn, đa phần thiếu vốn và vì công việc nhà nên nhiều người không tham gia vào CLB.
4.2.3.7. Những thuận lợi và khó khăn của CLB KN
* Thuận lợi
Ban chủ nhiệm đoàn kết tốt, nhiệt tình trong công tác và sự nhiệt tình ham học hỏi của các thành viên CLB KN
Được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của BGĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, của huyện uỷ- UBND huyện Tân Phước, Đảng ủy- UBND xã nhất là về kinh phí sinh hoạt, sự hoạt động nhịp nhàng, sôi nổi có hiệu quả của Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư huyện, sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nông dân. Đội ngũ BCN của Câu lạc bộ thường xuyên được tập huấn, rèn luyện nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác Khuyến nông, chuyển giao KHKT cho nông dân, nhờ công tác lâu năm trên địa bàn, có kinh nghiệm trong mọi hoạt động Khuyến nông- Khuyến ngư...Tất cả đã góp phần thuận lợi chung cho mọi hoạt động phong trào Khuyến nông- khuyến ngư trong suốt thời gian qua góp phần đưa phong trào từng bước đi lên, đời sống bà con ngày càng phát triển, cụ thể trong năm 2008 đa số bà con là thành viên CLB KN được bình chọn nông dân sản xuất giỏi các cấp
* Khó khăn
- Nhìn chung hoạt động lệ thuộc nhiều vào sự năng nổ, nhiệt tình của chủ nhiệm CLB. Hoạt động của phần lớn các CLB trong thời gian qua chưa đúng là một tổ chức tự nguyện như tinh thần hướng dẫn của trung tâm Khuyến nông Tiền Giang về việc tổ chức sinh hoạt CLB KN.
- Các thành viên CLB hoạt động chưa đều tay do điều kiện kinh tế gia đình.
- Bên cạnh những tổ khuyến nông hoạt động mạnh, sôi nổi vẫn còn tồn tại
một số tổ khuyến nông hoạt động còn yếu.
- Số thành viên CLB có tăng nhưng chưa cân xứng.
- Liên kết chưa chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan như hội nông dân,
ban nông nghiệp xã.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO KHẢ
NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG HUYỆN
Hoạt động Khuyến nông thời gian qua được công nhận đã đóng góp tích cực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn. Kết quả đó là sự nổ lực phấn đấu của những người làm công tác Khuyến nông, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể có liên quan, đặc biệt là sự đóng góp công sức của các CLB KN.
Do mới được chú trọng, mới được quan tâm nên có rất ít văn bản hướng dẫn nội dung hoạt động về nề nếp nói chung, cho mạng lưới khuyến nông cơ sở nói riêng, cụ thể là nhà nước chỉ đạo chủ trương thành lập câu lạc bộ khuyến nông rộng khắp các xã- thị trấn, vừa nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vừa giúp cho nông dân sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm giàu, chính vì chưa được hướng dẫn cụ thể cho nên sau khi thành lập xong câu lạc bộ khuyến nông, hầu hết các huyện thị đều tự mài mò tìm ra phương thức hoạt động cho mình.
Chính vì chưa có phương pháp hoạt động khoa học, hiệu quả cho nên có nơi câu lạc bộ khuyến nông mới được UBND xã- thị trấn ra quyết định thành lập chỉ vài tháng thì tan rã, phải tốn nhiều công sức củng cố lại, có nơi không tổ chức thành lập được câu lạc bộ khuyến nông nên có xu hướng, quan niệm rằng mạng lưới câu lạc bộ khuyến nông là không cần thiết! Do chưa hiểu hết ý nghĩa của việc thành lập và xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở, chưa thấy hết vai trò nhiệm vụ quan trọng của nó trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kinh tế thị trường, nhiều nông dân có đất không biết xác định trồng cây gì, nuôi con gì đem lại hiệu quả kinh tế, không biết trồng trọt chăn nuôi làm sao đúng khoa học kỹ thuật. Cho nên khuyến nông là cần thiết cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Câu lạc bộ khuyến nông là cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học với người nông dân trực tiếp sản xuất. Quyết định của UBND tỉnh chỉ đạo 100% xã, thị trấn
phải thành lập cho được câu lạc bộ khuyến nông đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
của đông đảo nhân dân và đã được nông dân đồng tình hưởng ứng.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn cho câu lạc bộ khuyến nông hoạt động, giúp Ban chủ nhiệm câu lạc bộ tìm ra phương thức hoạt động có hiệu quả sao cho thu hút ngày càng đông nông dân tham gia sinh hoạt đều đủ hàng tháng nhằm mục đích bàn thảo công việc làm ăn, phát triển sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì để cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông tự tìm phương thức nội dung hoạt động cho nên nhiều nơi nội dung sinh hoạt còn chung chung và mơ hồ, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của bà con nông dân. Từ đó làm lu mờ dần vai trò quan trọng của mạng lưới khuyến nông cơ sở dẫn đến kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, kinh tế hộ gia đình không những không được nâng lên mà thu nhập người nông dân cũng không có gì thay đổi, đôi khi còn bị mắc cạn trên dòng thác của nền kinh tế thị trường.
Trước tình đó ngành khuyến nông cần phải ngồi lại bàn thảo để tìm ra lối đi riêng cho mạng lưới khuyến nông cơ sở đó là tìm ra phương thức nội dung cho câu lạc bộ khuyến nông hoạt động một cách ý nghĩa thiết thực nhất, có lợi nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình đi thực tập thực tế tại địa phương, tham gia các buổi sinh hoạt câu lạc bộ và trao đổi trực tiếp với nông dân, với cán bộ khuyến nông tôi rút ra được 3 phương thức hoạt động sau:
1. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông định kỳ mỗi tháng một lần theo một chuyên đề nhất định. Tức là ở xã A, tháng 01 sinh hoạt chuyên đề cây khóm, tháng 02 cây lúa, tháng 3 chăn nuôi heo,…
2. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông định kỳ mỗi tháng một lần theo hai hay nhiều chuyên đề tổng hợp có định hướng. Tức là xã A tháng 01 sinh hoạt chuyên đề kinh tế tổng hợp vườn- ao- chuồng; hay khóm với chăn nuôi gia súc, gia cầm; chuyên đề lúa- cá,… Theo định hướng là vùng đó cây trồng nào chủ lực thì sinh hoạt nhiều nội dung, dành nhiều thời gian bàn thảo hay ngày hôm đó xem số người sản xuất cây gì, con gì nhiều thì đầu tư thời gian nhiều, nói
nhiều về vấn đề đó miễn sao ai đi tham gia sinh hoạt đều có phần ý nghĩa trong
buổi họp.
3. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông dưới hình thức tập huấn- hội
thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Nhìn thoáng qua thấy rằng phương thức nào cũng áp dụng được, đều đem lại hiệu quả hoạt động cho công tác khuyến nông và đều giúp ích cho người nông dân. Nhưng cũng trong những phương thức hoạt động đó đều tỏ rõ cái ưu và cái nhược của nó ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào chung về trước mắt cũng như lâu dài của mạng lưới khuyến nông. Duy trì và phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở là cần thiết. Tìm ra biện pháp chung nhất, hiệu quả nhất là một yêu cầu tất yếu, khách quan mà ngành khuyến nông phải làm đi liền với đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn
5.1. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN
- Phương án 1: Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông định kỳ hàng tháng một lần với nội dung một chuyên đề nhất định, có nhiều ưu điểm nhưng cũng bộc lộ không ít nhược điểm, khó khăn; có nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít hộ không đồng tình
+ Ưu điểm: phương án này có lợi thì với một chuyên đề thì tức nhiên được đào sâu, nói kỹ, đầy đủ thời gian cho nông dân bàn thảo một cây trồng hay một vật nuôi nào đó. Với một chuyên đề thì rõ ràng hiệu quả cao đối với nông dân sản xuất đúng ngành nghề với chuyên đề bàn thảo.
+ Nhược điểm: phương án này gặp khó khăn ở chỗ không thể tổ chức liên tục tháng nào cũng có một chuyên đề được, vì mỗi vùng, mỗi địa phương trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại con,…nghĩa là tháng 01 cây khóm, tháng 02 cây lúa, tháng 03 chăn nuôi heo,…Và như vậy đến 5- 6 tháng sau, có khi đến cả năm mới trở lại cây khóm (chuyên đề của tháng 01) thì bất cặp vô cùng ở chỗ sâu bệnh, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, thị trường, giá cả,…không được thông tin bàn thảo và giải quyết kịp thời. Sinh hoạt với nội dung một chuyên đề dễ gây nhàm chán cho những thành viên khác ngành nghề vì thấy mình tham dự ngày ấy là thừa, hoài nghi lần sinh hoạt sau có ích gì không? Nên họ dần dần mất lòng tin và số lần tham gia sinh hoạt sẽ thưa dần. Hơn nữa cán bộ khuyến nông, kỹ thuật
chuyên môn lại ít nhưng không thể tập trung cho một xã và không thể thực hiện
cùng lúc nhiều xã cùng một chuyên đề.
- Phương án 02: duy trì sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông định kỳ mỗi tháng một lần theo hai hay nhiều chuyên đề tổng hợp có định hướng cụ thể. Tuỳ theo lịch trình sinh hoạt bố trí địa điểm và số lượng thành viên tham gia mà quyết định chủ đề nội dung sinh hoạt cho phù hợp. Ví dụ như ở xã A ngày sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông và địa điểm họp đã định ở kỳ trước nên có nhiều thành viên tham dự có thể gồm: 20 thành viên chuyên trồng lúa, 10 thành viên trồng cây ăn trái, 30 thành viên trồng khóm. Trong đó có 30% hộ chăn nuôi heo, 50% chăn nuôi gà, cá,…Như vậy không thể tổ chức một loại cây, một loại con nào mà phải tổng hợp lại phân loại ưu tiên về người, về diện tích cây con, ưu tiên cây con trong chủ trương định hướng qui hoạch của Nhà nước,…
Mặc dù dành nhiều thời gian bàn thảo các vấn đề được ưu tiên, song phương án này cũng không quên đề cập đến những hộ nông dân có canh tác chủng loại cây, con thứ yếu để cho họ thấy mình có ích và cần thiết trong cuộc họp.
Lãnh đạo câu lạc bộ khuyến nông cơ sở phải điều hành, chủ trì cuộc họp làm sao đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dân, phù hợp định hướng của Nhà nước, chủ trương của chính quyền địa phương, giảm bớt rũi ro trong cơ chế thị trường.
Phương thức này có lợi ở chỗ hàng tháng ai cũng có thể tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông, sẵn sàng đóng góp cho phong trào thêm sinh động và hiệu quả. Phương án này không cần viết thư mời đến từng hộ nông dân nhưng nông dân vẫn đảm bảo tham gia đông đủ, dễ phát huy phương thức tuyên truyền thông tin ứng dụng, phát huy tốt vai trò nông dân, nông dân dạy nông dân, thông tin trao đổi kịp thời các vấn đề có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, đến đời sống xã hội, cộng đồng dân cư, giá cả thị trường nông sản, vật tư nông nghiệp…
Dùng nông dân sản xuất giỏi truyền đạt kinh nghiệm cho nhau nghe, cán bộ kỹ thuật giữ vai trò quản lý nội dung chương trình cuộc họp sao cho có logic. Từ đó dẫn đến cuộc sinh hoạt của câu lạc bộ đạt kết quả tốt đẹp
Tuy nhiên phương thức sinh hoạt theo chuyên đề tổng hợp đòi hỏi cán bộ
khuyến nông, chủ nhiệm câu lạc bộ phải thực sự giỏi mới điều khiển tốt cuộc
họp. Nâng cao dân trí là một đòi hỏi tất yếu khách quan, cán bộ cùng nông dân phải tự rèn luyện phấn đấu vươn lên.
Để phương pháp này được ứng dụng tốt đòi hỏi chính quyền địa phương phải có đầu tư, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để nông dân phát huy dân chủ ở cơ sở, có như thế mới bầu ra được chủ nhiệm và ban chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông thật sự tài giỏi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về kiến thức sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Phương án 3: là phương thức hoạt động câu lạc bộ khuyến nông dưới hình thức hội thảo do cán bộ kỹ thuật chủ trì
Ưu điểm của phương án này là nội dung truyền đạt được kỹ hơn, sâu hơn với chỉ có một đề tài, phát huy tốt vai trò của cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật. Kinh phí được cộng hưởng tăng cường nhưng dễ xảy ra tiêu cực, không phát huy vai trò tích cực ban chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông, nông dân trong vùng sản xuất không chuyên canh mà đa canh do thị trường giá cả nên khó huy động được người dân tham gia.
5.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Từ những ưu điểm và nhược điểm của 3 phương án nêu trên tôi xin được kiến nghị đưa vào thực hiện phương án 02. Dưới đây là những lợi thế của phương án này:
- Tập hợp được rộng rãi bà con nông dân tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông, là cầu nối quan trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, là nơi mà các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể có thể gởi gấm chương trình hoạt động của mình góp phần thực hiện nhiệm vụ chung.
- Nông dân tham gia ai nấy đều có cảm giác phấn khởi và cho rằng sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông là cần thiết và có lợi. Có thể thu hút ngày càng đông nông dân tham gia sinh hoạt câu lạc bộ bởi vì khi sinh hoạt các vấn đề được bàn thảo là những công chuyện làm ăn rất đời thường, là cuộc trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa nông dân tiên tiến, nông dân sản xuất giỏi với nhau, giữa nông dân sản xuất giỏi với nông dân chưa đạt được danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, giữa cán bộ kỹ thuật với nông dân. Phương thức này thực sự là một trường học lớn,
thiết thực cho nhà nông có dịp đua tài, có dịp học hỏi, phấn đấu xây dựng kinh tế gia đình. Rõ ràng phương án này vừa giúp cho nông dân nâng cao hiểu biết, vừa tạo thêm niềm vui, giao lưu bầu bạn, đặc biệt là tạo nên tình đoàn kết trong cộng đồng người dân. Cũng đừng quên rằng phương thức còn một số khó khăn, nếu như lãnh đạo chính quyền địa phương không tạo điều kiện để phát huy tốt “dân chủ cơ sở” thì việc bầu chọn cơ cấu bố trí người vào ban chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông theo nguyện vọng của tập thể thì khó mà làm tròn nhiệm vụ đầu tàu gương mẫu trong lao động sản xuất, trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ban chủ nhiệm không chỉ giỏi về sản xuất kinh doanh mà còn giỏi về phương pháp kỹ năng truyền đạt và có uy tín trong công chúng. Việc này tuy vậy mà khó thực hiện, khó áp dụng nếu như cấp uỷ và chính quyền địa phương nơi đó còn cổ hủ, bố trí cơ cấu theo kiểu xem nặng lý lịch thì có hại vô cùng. Cán bộ khuyến nông cũng vậy, không ngừng trao dồi về nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng khuyến nông và đạo đức tác phong không những để làm gương cho dân mà còn thể hiện đúng mình là một công chức nhà nước pháp quyền.
Rõ ràng phương án 02 dễ được chấp nhận hơn phương án 01 và phương án
03 đơn giản vì để áp dụng được phương án 01 và 03 chỉ khi nào nhà nước dồi dào kinh phí và nông dân sản xuất theo kiểu chuyên canh vùng quy hoạch thì mới đề nghị phổ biến. Còn hiện nay nếu chủ trương ứng dụng phương án 01và 03 thì có những mặt hạn chế sau:
- Trong phương án 1: tạo ra xu hướng trông chờ, ỷ lại, có thư mời nhắc nhở mới đi, đôi khi không muốn đi vì không biết đến đó có bàn thảo điều mà họ cần không?
- Trong phương án 3: không thể duy trì vì nếu lồng ghép như vậy lợi sẽ ít hơn hại, trước hết làm mất đi vai trò lãnh đạo quản lý của ban chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông, gây tình trạng thiếu chủ động cứ trông chờ, ỷ lại nhờ vào khả năng truyền dạy của câu lạc bộ khuyến nông.
Nhìn chung nếu chọn phương án 2 thì giúp cho mạng lưới khuyến nông cơ sở thể hiện rõ vai trò hữu ích của mình. Câu lạc bộ khuyến nông là nơi tập hợp quần chúng rộng rãi, được Nhà nước cho phép tổ chức thành lập, là nơi tập trung
dân chủ, bình đẳng, nông dân gia nhập câu lạc bộ dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác, thấy câu lạc bộ khuyến nông có ích thì làm đơn xin gia nhập và khi cảm thấy không còn có ích thì xin ra khỏi câu lạc bộ; không gò bó ép buộc cho nên làm công tác khuyến nông cần thiết phải làm sao xây dựng cho mạng lưới khuyến nông cơ sở ngày càng lớn mạnh và hiệu quả hoạt động ngày càng cao, có như thế mới thu hút ngày càng nhiều người tham gia, mới duy trì tốt phong trào
Hiện nay Nhà nước đang dốc toàn lực chăm lo đời sống nhân dân nhất là nông dân vì họ dễ bị rũi ro trong cơ chế thị trường khi giá cả hàng hoá nông sản chưa ổn định như hiện nay. Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ của nhà nước là ưu tiên việc khuyến khích, tạo điều kiện cho ngành Khuyến nông làm sao tập hợp được rộng rãi người lao động nông nghiệp để tạo ra cơ hội lớn cho họ làm giàu. Dân giàu thì nước mạnh và chỉ có phương thức sinh hoạt Khuyến nông theo kiểu linh hoạt sáng tạo như vậy mới chiếm nhiều ưu thế để thành công và hiệu quả
Muốn thực hiện tốt phương án 02 Trung tâm Khuyến nông cần sớm quyết định ban hành văn bản chỉ đạo cho Khuyến nông 9 huyện, thị thành trong tỉnh xuống cơ sở giúp củng cố lại mạng lưới câu lạc bộ khuyến nông để câu lạc bộ Khuyến nông sớm đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu quả
Trạm Khuyến nông các huyện, thị thành trong tỉnh kết hợp với hội nông dân, UBND xã, thị trấn củng cố lại ban chủ nhiệm câu lạc bộ Khuyến nông và hỗ trợ kinh phí cho câu lạc bộ hoạt động
Ban chủ nhiệm lập ra kế hoạch nội dung hoạt động Khuyến nông hàng tháng với chuyên đề kinh tế tổng hợp có định hướng. Tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương mà bố trí nội dung sinh hoạt cho phù hợp. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế có liên quan như các công ty, nhà máy phân bón, thuốc trừ sâu,…và của thành viên câu lạc bộ Khuyến nông để tổ chức sinh hoạt, báo cáo điều hành, trao đổi kinh nghiệm và kêu gọi lòng hảo tâm hiếu khách khi gia đình đứng ra đăng cai làm điểm tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Khuyến nông rồi từ đó nhân rộng ra đánh giá kết quả nhưng cũng không quên thường xuyên kiểm tra để xét thi đua nhằm nâng cao phong trào sâu rộng trong nông thôn.
- Hiệu quả của các giải pháp
được nhiều phong trào thiết thực từ đó tập hợp được rộng rãi bà con nông dân tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Vì đây là trường học lớn, thiết thực cho nhà nông có dịp đua tài, học hỏi, phấn đấu xây dựng kinh tế gia đình vừa tạo thêm niềm vui, giao lưu bầu bạn, tạo nên tình đoàn kết trong cộng đồng người dân.
5.3. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÂU LẠC BỘ
5.3.1. Kết quả, hiệu quả đạt được
- Người nông dân thấy được vai trò có ích của CLB
- Phát triển giống có hiệu quả đạt năng suất cao
- Chú ý đến vấn đề bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, áp dụng kỹ thuật để tăng năng suất
- Nông dân đoàn kết, tiếp tục tham gia nâng sự hiểu biết
5.3.2. Hướng phát triển của CLB
- Củng cố lại ban chủ nhiệm
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
sắn
- Phát triển thêm cây trồng, tạo thêm ngành nghề như chăn nuôi tằm ăn lá
- Đối với lúa không nâng diện tích nhưng phải tăng năng suất, cố gắng áp
dụng xạ lúa theo hàng và giảm giá thành chi phí
- Tổ chức hợp tác về đầu tư nông nghiệp, tổ tiêu thụ sản phẩm
- Mở rộng qui mô nuôi trồng thuỷ sản
- Xây dựng mô hình kinh tế thích hợp, tổ chức tham quan các mô hình có hiệu quả
- Phát triển đàn bò sữa
- Kết hợp với ngân hàng cho vay
- Duy trì sinh hoạt đều và hướng nhiều người cùng tham gia.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Huyện Tân Phước là một huyện mới được thành lập, do khá lạc quan về tiềm năng, chưa lường hết những khó khăn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nên mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư rất nhiều để đưa dân nghèo vào khai hoang, lập nghiệp trên vùng đất mới. Tuy bước đầu có mang lại những hiệu quả nhất định, nhưng đời sống người dân ở đây vẫn còn khó khăn.
- Thuận lợi:
+ Được Đảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển. Giá bán một số loại nông sản cao và tương đối ổn định, kích thích người dân bỏ vốn đầu tư thâm canh, gia tăng năng suất, sản lượng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh hơn.
+ Thành viên trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ được huấn luyện kỹ năng
công tác Khuyến nông, trình độ chuyên môn về sản xuất nông nghiệp
- Khó khăn: Tuy nhà nước không còn thu thuế sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, giá cả đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng cao, lao động nông thôn đa số không còn gắng bó với nghề nông mà dịch chuyển dần qua các ngành kinh tế khác (vì thu nhập cao hơn). Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, lũ lụt triền miên, hạn hán thất thường, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, sâu hại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Chi phí hoạt động sản xuất nông nghiệp không ổn định, sản xuất còn manh mún, chất lượng chưa đồng đều, chưa an toàn sinh học…nên khó cạnh tranh với nông sản cùng loại của nước ngoài.
Trong thời gian tới, để kinh tế nông nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững, cần chủ động cạnh tranh với nông sản hàng hoá của các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm chung được đặt ra cho toàn ngành nông nghiệp của huyện là phải chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng nông sản có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình hiện đại hoá khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản
gắn với quá trình củng cố xây dựng các tổ chức kinh tế hợp tác và hợp tác xã; xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn. Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng, độ đồng đều cao để gắng với việc phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu. Qua đó cho thấy vai trò của khuyến nông ngày càng được khẳng định, trong cơ chế thị trường nông dân phải liên kết cùng nhau sản xuất, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau tạo ra nông sản có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Nhìn chung nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng và Nhà nước các cấp, các Viện Trường hoạt động của Câu lạc bộ Khuyến nông đã có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả, đời sống của các thành viên cũng đã có sự cải thiện. Nhưng do ngân sách đầu tư cho công tác Khuyến nông có hạn nên phong trào phát triển chưa ngang tầm với yêu cầu của phong trào sản xuất nông nghiệp và công tác Khuyến . Nguyên nhân có thể đánh giá một cách chủ quan là: do đây là một tổ chức xã hội quần chúng tự nguyện, Ban chủ nhiệm hoạt động bằng nhiệt tình, chế độ ưu đãi và thù lao còn rất hạn chế, lực lượng BCN thường xuyên bị xáo trộn nên chất lượng công việc đạt được chưa cao.
6.2. KIẾN NGHỊ
Để câu lạc bộ khuyến nông khắc phục được những khó khăn trên đề tài đưa
ra một số kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với huyện
- Nhà nước tăng cường ngân sách đủ cho hoạt động của phong trào Khuyến nông cơ sở.
- Các viện, trường kịp thời phối hợp chuyển giao các tiến bộ Khoa học kỹ
thuật vào sản xuất cho nông dân thông qua mạng lưới Khuyến nông
- Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong mối liên kết bốn Nhà.
- Nhà nước tăng cường hơn nữa kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp để tăng khả năng cường khả năng cạnh tranh
- Thúc đẩy công tác tín dụng có hiệu quả, cần có chính sách hợp lý hơn trong việc xét duyệt cho vay để tạo điều kiện cho người nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay đủ cho sản xuất nông nghiệp.
6.2.2. Đối với trạm
- Chú trọng đến việc chuyển giao khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, khuyến
khích các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
- Nghiên cứu cải tiến các giải pháp kỹ thuật theo phương pháp 3 giảm, 3 tăng, như thay đổi phương thức sạ bằng nông cụ sạ hàng, sạ thưa, dùng bảng so màu lá lúa, bón phân hợp lý, sử dụng thuốc theo phương pháp 4 đúng,các biện pháp xử lý, bảo quản nông sản sau thu hoạch để sản xuất ra nông sản chất lượng, an toàn và hiệu quả.
- Cung ứng lượng và loại phân bón hợp lý nhằm duy trì năng suất cao và
ngăn chặn sự thoái hoá của đất đai.
- Huy động mọi nguồn lực địa phương đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài như kết hợp với các công ty, nhà máy phân bón, thuốc trừ sâu,… để ổn định và phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân trên vùng đất mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
1. Nguyễn Thị Cành (2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu
khoa học kinh tế, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh.
2. Võ Thị Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh
và kinh tế, NXB Thống kê, TP.HCM.
3. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống kê, trường Đại
học Cần Thơ.
4. Niên giám thống kê huyện Tân Phước năm 2007.
5. Trần Thụy Ái Đông, Bài giảng kinh tế sản xuất, Đại học Cần Thơ.
6. Trương Đông Lộc, Bài giảng quản trị tài chính, Đại học Cần Thơ.
7. Tống Khiêm, Sổ tay Khuyến nông dùng cho Khuyến nông viên cơ sở, nhà xuất bản Thông Tấn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
8. Nguyễn Cao Doanh, kinh nghiệm tổ chức và hoạt động câu lạc bộ Khuyến
nông, nhà xuất bản Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông Trung ương.
9. Các báo cáo về công tác Khuyến nông ở huyện Tân Phước trong năm 2007..
10. Các đề tài luận văn của các anh chị khóa trước. Các trang web:
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO THÀNH VIÊN THAM GIA CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG
I. PHẦN GIỚI THIỆU
Xin chào Quý bà con tôi là sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh gía tình hình hoạt động của câu lạc bộ Khuyến nông Huyện Tân Phước, Tiền Giang”. Quý bà con vui lòng dành thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý bà con.
II.THÔNG TIN CHUNG
1. Tên họ người trả lời……………Tuổi:………..
2. Ấp……………….Xã……………
3. Số nhân khẩu trong gia đình ………. Trong đó, Nam 1
4. Trình độ văn hoá:…………….
5. Tổng diện tích canh tác của hộ:…………ha
6. Quý bà con đang canh tác trên loại đất gì: Chua1 Mặn1 Phèn1 phù sa
7. Quý bà con đang sản xuất là loại cây trồng (vật nuôi) gì:……………
8. Giống cây trồng (vật nuôi) Quý bà con đang sản xuất có được cán bộ
khuyến nông khuyến khích trồng (chăn nuôi) không?
9. Đối với sản xuất nông nghiệp, Quý bà con có vay vốn từ Ngân hàng Nhà
nước không? Có 1 Không 1
10. Câu lạc bộ Khuyến nông có hỗ trợ gì trong các dự án vay sản xuất
Kỹ thuật: Có 1 Không 1, Thị trường: Có 1 Không 1
11. Số tiền vay vốn từ hệ thống NHNN là bao nhiêu? ………Đồng. Lãi suất
hàng tháng là bao nhiêu?......... %.
12. Vốn vay có đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của bà con chưa? Đủ 1 Chưa 1
13. Quý bà con có được hỗ trợ giúp vốn để sản xuất khi tham gia vào câu lạc bộ khuyến nông không? Có 1 Không 1
14. Bà con tiếp thu kiến thức sản xuất nông nghiệp từ đâu?
Kinh nghiệm bản thân 1
Tổ chức khuyến nông. 1
- Thông qua CLB Khuyến nông- Khuyến ngư
- Cán bộ kỹ thuật
- Nông dân sản xuất giỏi
- Các phương tiện thông tin đại chúng về khuyến nông
- Tài liệu
15. Bà con đã tham gia sản xuất được bao nhiêu năm?
………… năm
16. Bà con tham gia câu lạc bộ Khuyến nông được bao lâu?
…………
1 7. Cán bộ kỹ thuật các trạm KN, Khuyến ngư, BVTV, Thú y cùng tham
gia sinh hoạt thường xuyên với CLB KN hay không? Có 1 Không 1
18. Bà con có tiếp xúc trực tiếp với cán bộ khuyến nông không?
Có 1 Không 1
Nếu có, tiếp xúc, trao đổi bao nhiêu lần trong năm? …………..Lần.
19. Hình thức cán bộ khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến Ông
(bà) là gì?
§ Sách, báo, sổ tay khuyến nông
§ Hội thảo
§ Trình diễn kỹ thuật
§ Tham quan mô hình
§ Trao đổi trực tiếp với cán bộ khuyến nông
20. Gia đình quý bà con có được trung tâm khuyến nông chọn làm nơi thí điểm ứng dụng các kỹ thuật nông nghiệp không? Có 1 Không 1
21. Theo bà con việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản
xuất có làm tăng năng suất từ sản xuất nông nghiệp không?
§ Có. 1 , năng suất tăng:……….tấn/ha
§Không. 1
Nếu không, theo ông (bà), lí do là tại sao?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
22. Theo bà con việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản
xuất có nâng chất lượng nông sản không? Có 1 Không 1
23. Khi xảy ra dịch hại trên cây trồng (vật nuôi) cán bộ kỹ thuật có kịp thời đến xử lý ngăn chặn không? Có 1 Không 1
24. Ông (bà) có theo dõi về giá cả thị trường nông phẩm, thông tin sâu
bệnh, thời tiết không? Có 1 Không 1
25. Theo dõi trên phương tiện thông tin nào?
§ Tivi.
§ Radio.
§ Đài tiếng nói địa phương.
§ Báo.
§ Phương tiện khác.
§ Thông qua các cuộc họp báo hàng tháng của Câu lạc bộ khuyến nông
26. Tham gia CLB KN bà con có được thông tin kịp thời giá cả thị trường, nơi tiêu thụ không? Có 1 Không 1
27. Bà con có tham gia tập huấn, hội thảo khuyến nông, trình diễn kỹ thuật
và hội thảo đầu bờ không? Có 1 Không 1
Bao nhiêu lần trong năm?......... Lần.
28. Theo bà con khi tham gia vào câu lạc bộ Khuyến nông có tạo tình đoàn
kết giữa xóm giềng không? Có 1 Không 1
29. Bà con có thích tham gia vào CLB KN không?
Có, vì sao:..............................................................................................
................................................................................................................ Không, vì sao:........................................................................................
................................................................................................................ III. THÔNG TIN VỀ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009
Khoản mục chi phí
Lượng sử
dụng
Đơn giá
Thành tiền
1.Chuẩn bị đất
- Chi phí thuê mướn
- Công lao động gia đình
2. Gieo trồng
Chi phí giống
Chi phí gieo trồng
Chi phí tuyển chồi
- Chi phí thuê mướn
- Công lao động gia đình
3. Chăm sóc
3.1. Làm cỏ
Chi phí thuê làm cỏ
Lao động gia đình tham gia
3.2. Phân bón
Chi phí phân bón sử dụng
Chi phí thuê mướn người bón
Lao động gia đình cho bón phân
3.4. Tưới tiêu
Chi phí thuê mướn tưới tiêu
Chi phí nhiên liệu
Lao động gia đình tham gia
4. Thu hoạch
Chi phí thuê thu hoạch
Chi phí vận chuyển
Lao động gia đình tham gia
6. Chi phí khác
Diện
tích (ha)
Năng suất (Tấn/ha)
Sản lượng (Tấn)
Giá bán thấp nhất (1000đ/tấn)
Giá bán cao nhất (1000đ/tấn)
Giá bán thời điểm (1000đ/tấn)
IV.NHẬN XÉT:
Ông (bà) đánh giá những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị đối với hoạt động
của câu lạc bộ khuyến nông
Thuận lợi:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Khó khăn:…………………………………………………………
………………………………………………………………………….. Kiến nghị:……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý bà con!
Trân trọng kính chào!
Xác nhận Chữ ký nông dân Người thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53573 KILOBOOKS.COM.doc
- 53573 KILOBOOKS.COM.pdf