Đối với các cơ quan nhà nước
Hiện nay chăn nuôi lợn thịt luôn trải qua những cơn sốt giá cũng như giảm giá,
chính quyền địa phương nói riêng và nhà nước cần có biện pháp thiết thực nhằm ổn
định phần nào giá thịt lợn.
- Cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao, quan tâm và tổ
chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn dễ dàng cho hiệu quả
cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
- Xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân được vay vốn phục vụ sản xuất chăn
nuôi lợn thịt, đặc biệt là các hộ khá do hiệu quả đạt được cao hơn.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả cá để tận dụng sản
phẩm lẫn nhau, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình ứng dụng công nghệ xử lý chất
thải bằng Bioga để đảm bảo môi trường trong sạch.
- Trong điều kiện hiện nay, cần loại thải những con giống kém chất lượng giữ lại
những con giống tốt, có chất lượng thịt cao. Đồng thời phải giảm giá các loại thức ăn
đầu vào, giảm chi phí trung gian trong khâu tiêu thụ sản phẩm
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Ân đức – Hoài ân – Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ân Đức
Trong những năm trở lại đây ngành chăn nuôi của xã Ân Đức có sự thay đổi rõ
rệt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhiều hộ gia đình đã nhận
thức được rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế. Do đó chăn
nuôi lợn đã và đang trở thành nghề chính góp phần làm tăng thu nhập và tạo việc làm
cho nhiều nông dân. Những mô hình làm giàu từ chăn nuôi lợn cũng dần được nhân
rộng trong địa bàn xã.
Bảng 2.4. Tình hình phát triển đàn lợn của xã Ân Đức giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2013
Cơ
cấu
Năm
2014
Cơ cấu
Năm
2015
Cơ cấu
Tổng đầu
lợn
Con 17.193 100% 15.704 100% 16.816 100%
Lợn nái Con 4.470 26% 3.800 24,19% 6.383 37,95%
Lợn thịt Con 12.723 74% 11.904 75,81% 10.433 62,05%
Nguồn: Theo số liệu xã Ân Đức cung cấp
Tình hình phát triển đàn lợn của xã qua 3 năm 2013 - 2015 có nhiều biến động,
tổng đầu lợn có xu hướng tăng trong khi số lượng lợn thịt giảm. Nguyên nhân là do
trong năm 2014, nhiều hộ trang trại lớn phát sinh dịch bệnh như bệnh ỉa chảy, bệnh tai
xanh; mặt khác giá cả lợn thịt trên thị trường giảm cũng là một nguyên nhân khiến
sản lượng giảm so với năm trước. Đến năm 2015, số lượng lợn đã bắt đầu tăng mạnh
trở lại, so với tổng sản lượng của toàn huyện thì số đầu lợn của xã chiếm 7,23%. Tính
từ năm 2013 đến năm 2015, lượng thịt lợn bình quân xuất chuồng mỗi năm gần 11.687
con, cho chất lượng thịt tốt. Những năm gần đây, bên cạnh chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong việc phát triển chăn nuôi còn có một số nhà máy thức ăn
thành lập trên địa bàn thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 38
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
2.2.2. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra
Bảng 2.5. Tình hình chung về các hộ điều tra ở xã Ân Đức
Chỉ tiêu
ĐVT
QMN
QMV
QML
BQ
Chung
1. Tổng số hộ điều tra hộ 20 20 20 20
2. Chủ hộ
- Tuổi BQ của chủ hộ tuổi 53,65 49,65 36,7 48,25
- Trình độ văn hoá của chủ hộ
Tổng % 100 100 100 100
+ Cấp I % 40 15 5 20
+ Cấp II % 50 45 45 46,67
+ Cấp III % 10 40 50 33,33
-Số hộ qua lớp tập huấn CNLT hộ 20 20 20 20
3. Tổng số lợn Con/hộ 710 1497 2855 1687,33
- Lợn thịt Con/hộ 585 1315 2560 1486,67
- Lợn nái Con/hộ 125 182 295 200,67
4. Một số chỉ tiêu BQ
- BQ nhân khẩu Khẩu/hộ 3,15 3,4 3,7 3,41
- BQ lao động LĐ/hộ 2,35 2,4 2,65 2,46
- BQ lao động NN LĐ/hộ 2,35 2,25 2,25 2,28
- Số đầu lợn thịt Con/hộ 29,25 65,75 128 74,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua quá trình điều tra 60 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã, có thể thấy việc ra quyết
định sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ.
Tuổi của chủ hộ có tác động rất lớn hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.
Những chủ hộ trẻ tuổi dễ tiếp thu những kiến thức khoa học kĩ thuật mới, họ không sợ
rủi ro và sẵn sàng áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất. Ngược lại, những
chủ hộ là người trung tuổi nhìn chung thờ ơ với việc áp dụng kĩ thuật mới, họ chỉ dựa
vào kinh nghiệm sản xuất và những kiến thức chủ quan của mình là chính. Các chủ hộ
chăn nuôi quy mô lớn có tuổi trung hình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi với quy mô
vừa và nhỏ. Trình độ văn hoá của các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn cũng cao hơn ở hai
nhóm quy mô vừa và nhỏ. Cụ thể, ở nhóm chăn nuôi quy mô lớn các chủ hộ đều là
người học vấn cao, số người có trình độ cấp 3 chiếm 50%, cấp 2 chiếm 45% và cấp 1
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 39
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
chiếm 5% trong tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ này ở 2 nhóm hộ kia thấp hơn nhiều, chẳng
hạn số người học cấp 2 chiếm 45% ở quy mô vừa và 50% ở quy mô nhỏ. Tỷ lệ người
có trình độ cấp 3 ở nhóm hộ quy mô nhỏ rất thấp chỉ chiếm 10% tổng số hộ điều tra.
Đây là hai yếu tố quyết định sự khác nhau về mức độ đầu tư cũng như quy mô chăn
nuôi của hộ.
Các hộ chăn nuôi có quy mô lớn có số lợn nuôi nhiều hơn rất nhiều so với các hộ
chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ. Chẳng hạn số lợn thịt/hộ của hộ quy mô lớn là
128 con, trong khi đó ở các nhóm hộ có quy mô vừa và quy mô nhỏ thấp hơn nhiều chỉ
ở mức 29,25 và 65,75 con.
Số lao động thực tế ở các hộ có quy mô lớn là nhỏ nhất, tiếp đến là quy mô vừa,
cuối cùng là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có số lượng lao động thấp nhất. Đối với
chăn nuôi lợn thịt việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, có thể tận
dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi của gia đình tham gia chăn nuôi.
2.2.3. Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra
Qua bảng 2.5, cho thấy kiểu chuồng thiết kế theo kiểu hiện đại được khá nhiều
hộ chăn nuôi với quy mô vừa và quy mô lớn đầu tư xây dựng, bởi kiểu chuồng này tạo
điều kiện tốt nhất cho vật nuôi phát triển. Kiểu chuồng lạc hậu hầu như chỉ những hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống mới còn sử dụng.
Về nguồn giống, thì một số hộ ngoài chăn nuôi lợn thịt còn nuôi thêm lợn nái nên
có thể tự cung cấp giống cho gia đình, khi con giống tới thời gian xuất bán thì hộ chọn
những con giống tốt để lại nuôi và bán đi những con kém chất lượng, quá trình chọn
lọc thường diễn ra tốt hơn ở các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán
công nghiệp. Khi nguồn cung cấp giống của gia đình không đủ thì các hộ chăn nuôi
thường mua giống trong dân hoặc mua con giống tại trung tâm giống vật nuôi,cây
trồng.
Về tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi thì hiện nay hầu hết các hộ chăn
nuôi đều kết hợp sử dụng cả hai loại thức ăn là thức ăn xanh và thức ăn tinh. Nguồn
thức ăn xanh chủ yếu là sản phẩm từ trồng trọt của gia đình và một số ít đi mua, vì xã
Ân Đức là một xã thiên về nông nghiệp vì vậy nguồn thức ăn xanh hầu như rất sẵn có
và giá bán cũng khá rẻ. Tuy nhiên thức ăn tinh thì lại là vấn đề khá là khó khăn với các
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 40
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
hộ chăn nuôi trong vấn đề lựa chọn, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại
thức ăn chăn nuôi với giá cả và chất lượng khác nhau. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận
dụng thường dễ bằng lòng với các loại thức ăn có giá rẻ, họ không có nhiều kiến thức
để có thể nhận biết được loại nào tốt, phù hợp mà lựa chọn mua thường dựa vào giá và
tham khảo ý kiến hàng xóm. Ngược lại, với những hộ chăn nuôi với quy mô vừa, lớn
họ thường lựa chọn kỹ hơn về loại thức ăn để làm sao vừa giảm bớt chi phí vừa đảm
bảo chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi. Một điều đáng lo sợ đối với các hộ chăn nuôi
hiện nay là trên thị trường xuất hiện tràn lan các loại thức ăn chăn nuôi kém chất
lượng.
Một số loại thức ăn chăn nuôi đang được người tiêu dùng sử dụng
Về tình hình vốn đầu tư cho chăn nuôi thì kết quả điều tra cho thấy có nhóm hộ
chăn nuôi với quy mô lớn có tới 12 hộ phải đi vay vốn để đầu tư cho sản xuất, và 7 hộ
với quy mô vừa, 10 hộ với quy mô nhỏ. Điều này cho thấy nguồn vốn sẵn có của các
hộ chưa thể đáp ứng được yêu cầu vốn cho chăn nuôi nhất là các hộ chăn nuôi với quy
mô lớn và vừa do mức vốn đầu tư khá cao.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 41
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Bảng 2.6. Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML
1. Tình hình chuồng trại 20 20 20
- Kiểu chuồng
+ Hiện đại Hộ 6 16 20
+ Lạc hậu Hộ 14 4 0
- BQ vốn đầu tư cho chăn nuôi Tr.đ/hộ 7,9 40,7 58,5
- Vốn tự có Hộ 10 13 8
- Vốn đi vay Hộ 10 7 12
2. Tình hình sử dụng thức ăn
- Thức ăn thô xanh Hộ 20 20 20
- Thức ăn tinh hỗn hợp Hộ 20 20 20
3. Tình hình sử dụng thuốc thú y
- Thuốc phòng Hộ 8 15 20
- Thuốc chữa Hộ 6 7 0
4.Nguồn giống
+ Tự có Hộ 14 12 13
+Giống đi mua Hộ 6 8 7
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân
2.2.4. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra (bình quân /hộ)
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô chăn nuôi
BQ
Phương thức chăn
nuôi
BQ
QMN QMV QML TT BCN CN
Số đầu lợn xuất
chuồng BQ/năm
Con 62,50 131,50 261 151,67 54,37 125,41 216 146,92
Trọng lượng xuất
chuồng BQ/năm
Kg 78,75 84,25 86,75 83,25 77,50 84,16 86,75 82,80
Trọng lượng giống
BQ/con
Kg 7,90 8,80 9,35 8,68 7,43 8,58 9,35 8,45
Thời gian nuôi/lứa Tháng 4,17 3,62 3,45 3,74 4,15 3,72 3,45 3,77
Số lứa nuôi trong
năm
lứa 2,72 2,87 3,37 2,98 2,40 3,04 3,37 2,93
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân
Xét theo quy mô chăn nuôi
Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn có sự đầu tư vốn lớn, có yêu cầu kỹ thuật
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 42
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
nghiêm ngặt về chất lượng con giống cũng như yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nuôi
dưỡng, điều kiện về sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy mà các hộ chăn
nuôi với quy mô lớn có số lượng đầu lợn xuất chuồng bình quân/năm đạt 261 con, cao
hơn nhiều so với các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Với các hộ chăn nuôi vừa thì số lợn
xuất chuồng bình quân/năm là 131,5 con, thời gian nuôi kéo dài hơn 5 ngày so với các
hộ nuôi với quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô nhỏ có số lợn xuất chuồng bình quân/năm
là thấp nhất chỉ 62,5 con, thời gian nuôi kéo dài hơn 20 ngày so với quy mô lớn, số lứa
bình quân/hộ trong 1 năm chỉ có 2,72 lứa trong khi đó quy mô vừa là 2,87 lứa/năm,
quy mô lớn đạt 3,37 lứa/năm (bảng 2.7).
Bên cạnh số lợn xuất chuồng bình quân/năm và số lứa thì trọng lượng giống
bình quân của các hộ quy mô nhỏ cũng thấp hơn so với hai quy mô còn lại, do hộ chăn
nuôi với quy mô nhỏ có vốn đầu tư ít hơn, yêu cầu về con giống cũng không đòi hỏi
cao như quy mô vừa và quy mô lớn. Trọng lượng giống nhập bình quân của hộ chăn
nuôi với quy mô nhỏ là 7,9 kg/con, quy mô vừa là 8,8 kg/con và cao nhất là quy mô
lớn với trọng lượng 9,35 kg/con.
Ta có thể thấy có sự khác biệt trong các chỉ tiêu giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và
quy mô lớn. Còn những hộ chăn nuôi với quy mô vừa thì họ thường có một sự đầu tư
nhất định, tuy không có hệ thống chuồng trại với những trang thiết bị hiện đại, cùng 1
chế độ chăm sóc đảm bảo quy trình như quy mô lớn, nhưng họ cũng đã có sự kết hợp
giữa việc tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt trong gia đình với nguồn thức ăn đậm
đặc bổ sung thích hợp nhằm đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho lợn trong suốt quá
trình nuôi. Do đó mà các chỉ tiêu về trọng lượng xuất chuồng bình quân, số lứa, về thời
gian nuôi cũng đạt ở mức khá cao.
Như vậy, các chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô khác nhau cho
thấy chăn nuôi theo quy mô lớn là vượt trội hơn chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cả về
trọng lượng xuất chuồng bình quân/con, số lứa nuôi trong năm nhưng thời gian
nuôi/lứa ở quy mô lớn lại ít nhất đây chính là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng đến
kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
Xét theo phương thức chăn nuôi
Với những phương thức chăn nuôi khác nhau thì mức đầu tư vốn khác nhau, các
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 43
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau. Được thể hiện trong bảng 2.7.
Do áp dụng quy trình kỹ thuật hiện đại, chế độ chăm sóc tốt nên chăn nuôi theo
phương thức công nghiệp cho trọng lượng xuất chuồng lớn đạt 86,75 kg/con. Phương
thức chăn nuôi truyền thống chủ yếu được nuôi ở các hộ nghèo, chế độ chăm sóc kém
nên trọng lượng xuất chuồng thấp chỉ đạt 77,5kg/con, thời gian nuôi/lứa kéo dài 124
ngày.
2.2.5. Tình hình chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra
Xét theo quy mô chăn nuôi
Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng chúng ta
không thể không quan tâm tới chi phí sản xuất. Cụ thể, tình hình đầu tư chi phí sản
xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô
ĐVT : (1000đ)
Chỉ tiêu
Quy mô chăn nuôi
BQ QMN QMV QML
I. Chi phí trung gian 3100,78 3140,27 3246,67 3255,10
1.Giống 840,50 1032,50 1227,50 1085,80
2. Thức ăn 1875 1748,50 1675 1799,50
Thức ăn tự có 98,75 87,42 83,75 89,97
Thức ăn đi mua 1876,25 1661,07 1591,30 1709,52
3. Điện nước 68,50 63,87 61,19 65,73
4. Thú y 136,98 127,74 122,37 131,47
4. Lãi ngân hàng/năm 179,80 167,66 160,61 172,55
II. Khấu hao TSCĐ 114,20 119,25 120,50 118
III. Chi phí lao động
- Lao động công gia đình 179,79 167,66 160,62 172,55
Tổng chi phí 3394,77 3427,18 3527,79 3545,60
Nguồn: Số liệu tổng hợp
Qua bảng 2.8 ta thấy mức độ đầu tư chi phí cho các nhóm hộ khác nhau là rất
khác nhau. Trong đó chi phí cho 100kg lợn hơi xuất chuồng của hộ chăn nuôi lợn theo
quy mô lớn là lớn nhất với 3527,79 ngàn đồng, sau đó đến quy mô vừa và thấp nhất là
quy mô nhỏ với 3394,77 ngàn đồng.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 44
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Trong chăn nuôi lợn thịt đầu tư chi phí thức ăn là chủ yếu (với cả 3 quy mô đều
chiếm hơn 47% tổng chi phí). Hộ chăn nuôi quy mô lớn là 1675 nghìn đồng (chiếm
47,55%), quy mô vừa là 1748,5 nghìn đồng (chiếm 51,01%), quy mô nhỏ là 1875
nghìn đồng (chiếm 55%).
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do những hộ chăn nuôi quy mô lớn cho lợn ăn
cám công nghiệp, lợn nhanh lớn, khả năng tăng trọng cao, do đó rút ngắn thời gian
nuôi/lứa so với các cách nuôi khác với cùng một giống lợn.
Với các nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ thường nuôi để tận dụng thức ăn
thừa của gia đình và sản phẩm phụ của trồng trọt như ngô, khoai, sắn nên không tính
đến hiệu quả kinh tế, dẫn đến thời gian nuôi/lứa kéo dài, mức tăng trọng/tháng thấp.
Tuy nhiên, hình thức này được nuôi khá phổ biến và ít nhiều có những lợi ích nhất
định đặc biệt là tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và lao động nhàn
rỗi.
Bên cạnh chi phí về thức ăn thì chi phí về giống cũng là một trong những chi
phí cao trong tổng chi phí của chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ. Hộ chăn nuôi quy mô
lớn thường mua giống tốt, có trọng lượng lớn nên chi phí giống là 1227,5 nghìn đồng
(chiếm 34,85% tổng chi phí), hộ chăn nuôi quy mô vừa là 1032,5 nghìn đồng
(chiếm 30,12% tổng chi phí), hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 840,50 nghìn đồng
(chiếm 24,65% tổng chi phí).
Chi phí điện nước và chi phí thú y, tiêm phòng dịch bệnh tuy chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng chi phí nhưng đóng vai trò rất quan trọng.Với các hộ chăn nuôi quy mô lớn,
họ tự tìm hiểu cách tiêm phòng cho heo nên chi phí thuê thú y thấp hơn quy mô vừa và
nhỏ. Mức đầu tư cho 100kg lợn hơi với quy mô lớn là 122,37 nghìn đồng, quy mô vừa
là thấp hơn với 127,74 nghìn đồng và quy mô nhỏ là cao nhất với 136,98 nghìn đồng.
Đồng thời cần tính đến chi phí lao động gia đình, chi phí lao động cho 100 kg lợn
hơi xuất chuồng thì chi phí lao động cho hộ quy mô lớn thấp hơn cả (160,62 nghìn
đồng), sau đó đến quy mô vừa và cao nhất là quy mô nhỏ (179,79 nghìn đồng).
Tóm lại, sự chênh lệch về chi phí chăn nuôi lợn thịt giữa các nhóm hộ thuộc quy
mô chăn nuôi khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn
thịt của các hộ đó.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 45
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Xét theo phương thức chăn nuôi
Tình hình đầu tư chi phí theo phương thức chăn nuôi khác nhau cũng có sự khác
biệt rất rõ. Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.9.
Bảng 2.9. Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt xét theo
phương thức chăn nuôi
Chỉ tiêu
ĐVT
Phương thức chăn nuôi
BQ TT BCN CN
I. Chi phí trung gian 1000đ 3310,71 3225,01 3246,67 3255,10
1.Giống 1000đ 952,50 1056,66 1227,50 1085,80
2. Thức ăn 1000đ 1956,25 1798,75 1675 1799,50
Thức ăn tự có 1000đ 97,81 89,93 83,75 89,97
Thức ăn đi mua 1000đ 1858,43 1708,81 1591,30 1709,52
3. Điện nước 1000đ 71,46 65,71 61,19 65,73
4. Thú y 1000đ 142,92 131,41 122,37 131,47
4. Lãi ngân hàng/năm 1000đ 187,58 172,48 160,61 172,55
II. Khấu hao TSCĐ 1000đ 115,50 117,58 120,50 118
III. Chi phí lao động 1000đ
- Lao động công gia đình 1000đ 187,58 172,48 160,62 172,55
Tổng chi phí 1000đ 3613,79 3515,07 3527,79 3545,60
Nguồn:Số liệu tổng hợp
Về chi phí giống: Chăn nuôi theo phương thức truyền thống tận dụng thức ăn sẵn
có của gia đình, do ít vốn thường mua giống lợn lai trọng lượng nhỏ nên chi phí giống
thấp hơn cả. Chi phí giống BQ cho 100 kg lợn hơi xuất chuồng theo phương thức
truyền thống là thấp nhất (952,5 nghìn đồng), sau đó đến các hộ chăn nuôi theo
phương thức bán công nghiệp và theo phương thức công nghiệp là cao nhất với 1227,5
nghìn đồng.
Chi phí thức ăn trung bình chung cho tất cả các nhóm hộ cho 100 kg lợn hơi xuất
chuồng là 1799,50 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
có chi phí thức ăn cao nhất và công nghiệp là thấp nhất, do các hộ chăn nuôi với
phương thức truyền thống có thời gian nuôi lâu, trọng lượng giống lại thấp, chăn nuôi
với chế độ dinh dưỡng không khoa học nên tiêu tốn nhiều thức ăn.
Nhìn chung tổng chi phí cho 100 kg lợn hơi chung cho các nhóm hộ nông dân
tương đối cao 3545,60 nghìn đồng. Hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống có
tổng chi phí cao nhất là 3613,79, tiếp theo là hộ chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp và thấp nhất là hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp. Nguyên nhân
là do các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống còn tận dụng các phế phẩm, phụ
phẩm trong sinh hoạt, sản xuất của gia đình, mức đầu tư về kỹ thuật, trang thiết bị chăn
nuôi chỉ ở một mức nhất định nên chưa thực sự đạt được hiệu quả cao, vì vậy mà thời
gian nuôi còn kéo dài, dẫn đến thời gian nuôi kéo dài, hao tốn chi phí.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 47
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
2.2.6. Kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô và phương thức
chăn nuôi.
Xét theo quy mô chăn nuôi:
Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo
quy mô chăn nuôi
Chỉ tiêu ĐVT
Quy mô chăn nuôi BQ
Chung Nhỏ Vừa Lớn
1.Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3875,5 4059,5 4278 4071
2. Tổng chi phí 1000đ 3394,77 3427,18 3527,79 3545,60
3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3100,78 3140,27 3246,67 3255,10
4. Giá trị tăng thêm (VA) 1000đ 774,72 919,23 1031,33 815,90
5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 660,52 799,98 910,83 697,90
6. Giá trị công lao động 1000đ 179,79 167,66 160,62 172,55
Ngày công Công 4 3,35 3,21 3,45
7. Lợi nhuận (Pr) 1000đ 480.78 632,32 750,21 525,35
8. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi
phí
GO/TC lần 1,14 1,18 1,21 1,14
MI/TC lần 0,19 0,23 0,25 0,19
VA/TC lần 0,22 0,26 0,29 0,23
Pr/TC lần 0,14 0,18 0,21 0,14
9. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi
phí trung gian
GO/IC lần 1,25 1,29 1,31 1,25
MI/IC lần 0,21 0,25 0,28 0,21
Pr/IC lần 0,15 0,20 0,23 0,19
10.Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày
công lao động
GO/L 1000đ 968,87 1211,79 1332,71 1180
VA/L 1000đ 193,68 274,39 321,28 236,49
MI/L 1000đ 165,13 238,80 283,74 202,28
Pr/L 1000đ 120,19 188,75 233,71 152,27
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng 3.1, ta thấy: trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt
là 4071 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi quy mô lớn là cao nhất với 4278 nghìn
đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi quy mô vừa và thấp nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
với 3875,5 nghìn đồng. Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hợp của hộ quy mô lớn cũng cao
nhất với 910,83 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi theo quy mô vừa và thấp nhất là
hộ quy mô nhỏ. Với thời gian nuôi/lứa ngắn hơn nên hộ chăn nuôi quy mô lớn có giá
trị công lao động thấp nhất 160,62 nghìn đồng, sau đó là quy mô vừa với 167,66 nghìn
đồng và cao nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với 179,79 nghìn đồng. Từ đó, hộ chăn
nuôi quy mô lớn có lợi nhuận cao nhất 750,21 nghìn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ với 480,78 nghìn đồng.
Hộ chăn nuôi quy mô lớn có kết quả cao hơn so với hai quy mô còn lại, là do hộ
đã chủ động đầu tư trang thiết bị cũng như vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu
chuẩn kỹ thuật, đồng thời đầu tư mua con giống tốt, có trọng lượng cao nên khả năng
thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy lợn mau lớn, có mức tăng trọng cao,
rút ngắn thời gian nuôi, từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi và đem lại lợi nhuận cao
hơn so với hai quy mô còn lại.
Xét hiệu quả sử dụng lao động, ta thấy: giá trị sản phẩm bình quân chung là
1180 ngàn đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân chung là 228,58 ngàn đồng. Trong đó,
thu nhập hỗn hợp trên công lao động ở hộ chăn nuôi quy mô lớn cao nhất là 283,74
ngàn đồng có nghĩa là khi bỏ ra một công lao động sẽ thu về được 283,74 ngàn đồng
thu nhập hỗn hợp; hộ chăn nuôi quy mô vừa và thấp nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Xét hiệu quả của chi phí sản xuất, ta thấy: giá trị sản phẩm tính trên một đồng chi
phí bình quân chung là 1,14 lần, có nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí sản xuất sẽ tạo ra
1,14 đồng giá trị sản phẩm. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung
gian với hộ chăn nuôi quy mô lớn là 0,25 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất
sẽ thu về được 0,25 đồng thu nhập hỗn hợp. Chỉ tiêu này là cao nhất ở hộ quy mô lớn,
sau đó đến hộ quy mô vừa và thấp nhất ở hộ quy mô nhỏ.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Xét theo phương thức chăn nuôi
Bảng 3.2. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo
phương thức chăn nuôi
Chỉ tiêu ĐVT
Phương thức chăn nuôi BQ
Chung TT BCN CN
1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3881,25 4025 4278 4071
2. Tổng chi phí 1000đ 3613,79 3515,07 3527,79 3545,60
3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3310,71 3225,01 3246,67 3255,10
4. Giá trị tăng thêm (VA) 1000đ 570,54 799,99 1031,33 815,90
5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 455,04 682,41 910,83 697,90
6. Giá trị công lao động 1000đ 187,58 172,48 160,62 172,55
Ngày công công 3,75 3,45 3,21 3,45
7. Lợi nhuận (Pr) 1000đ 267,46 509,93 750,21 525,35
8. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng
chi phí
GO/TC lần 1,07 1,14 1,21 1,14
MI/TC lần 0,12 0,19 0,25 0,19
VA/TC lần 0,15 0,22 0,29 0,23
Pr/TC lần 0,07 0,14 0,21 0,14
9. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng
chi phí trung gian
GO/IC lần 1,17 1,24 1,31 1,25
MI/IC lần 0,13 0,21 0,28 0,21
Pr/IC lần 0,08 0,15 0,23 0,19
10.Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày
công lao động
GO/L 1000đ 1035 1166,66 1332,71 1180
VA/L 1000đ 152,14 231,88 321,28 236,49
MI/L 1000đ 121,34 197,80 283,74 202,28
Pr/L 1000đ 71,32 147,80 233,71 152,27
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng 3.2, ta thấy: trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt
là 4071 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là cao nhất
với 4278 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất là hộ chăn
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
nuôi truyền thống với 3881,25 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hợp của hộ chăn nuôi công nghiệp cũng cao nhất với
910,83 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi theo bán công nghiệp và thấp nhất là hộ
chăn nuôi truyền thống. Với thời gian nuôi/lứa ngắn hơn nên hộ chăn nuôi công
nghiệp có giá trị công lao động thấp nhất 160,62 nghìn đồng, sau đó là bán công
nghiệp và cao nhất là hộ chăn nuôi truyền thống. Từ đó, hộ chăn nuôi công nghiệp có
lợi nhuận cao nhất 750,21 nghìn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi truyền thống.
Hộ chăn nuôi công nghiệp có kết quả cao hơn so với hai phương thức còn lại, là
do hộ có trình độ kỹ thuật cao hơn, chủ động đầu tư trang thiết bị cũng như vệ sinh
chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đầu tư mua con giống tốt,
có trọng lượng cao nên khả năng thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy lợn
mau lớn, có mức tăng trọng cao, rút ngắn thời gian nuôi, từ đó giảm chi phí trong chăn
nuôi và đem lại lợi nhuận cao hơn so với hai phương thức kia.
Xét hiệu quả sử dụng lao động, ta thấy: giá trị sản phẩm bình quân chung là
1180 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân chung là 202,28 nghìn đồng. Trong đó,
thu nhập hỗn hợp trên công lao động ở hộ chăn nuôi công nghiệp là cao nhất là 283,74
nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất là hộ chăn nuôi
truyền thống.
Xét hiệu quả sử dụng đồng vốn, ta thấy: giá trị sản phẩm tính trên một đồng chi
phí trung gian bình quân chung là 1,25 lần. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng
chi phí trung gian với hộ chăn nuôi công nghiệp là 0,28 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng
chi phí sản xuất sẽ thu về được 0,28 đồng thu nhập hỗn hợp. Chỉ tiêu này là cao nhất ở
hộ chăn nuôi công nghiệp, sau đó đến hộ chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất ở hộ
chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
2.2.7. Thị trường tiêu thụ thịt lợn của các hộ điều tra
Thị trường tiêu thụ
Qua quá trình tìm hiểu tại địa bàn xã Ân Đức cho thấy thị trường tiêu thụ thịt lợn
của xã chủ yếu là bán cho tư thương và giết mổ tại nhà. Cụ thể, có tới hơn 91,67% các
hộ chăn nuôi lợn gọi tư thương đến bán và giết mổ tại nhà là 8,33%. Bán cho người
môi giới để họ đem về các lò giết mổ nhỏ trong xã và các lò lớn, các đầu mối thu gom
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 51
Đạ
i h
ọc
K
in
ế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
ngoài xã là hình thức được áp dụng phổ biến trên địa bàn xã, với hình thức bán này
người mua lợn thịt có lợi nhuận cao hơn vì giảm sự hao hụt khi vận chuyển, đồng thời
giảm công vận chuyển và một số công lao động khác. Hiện nay, các hộ chăn nuôi chỉ
có một số ít hộ chăn nuôi giết mổ tại nhà vì loại hình này thường kèm theo hộ là người
đi bán sản phẩm sau giết mổ hoặc bán cho các mối làm ăn lâu dài. Hộ đem ra chợ bán
là không có, vì tốn công vận chuyển và một số chi phí khác (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Thị trường tiêu thụ thịt lợn
Thị trường tiêu thụ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)
Bán cho tư thương 55 91,67
Giết mổ tại nhà 5 8,33
Đem ra chợ bán 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân
Như vậy, trên địa bàn xã thị trường tiêu thụ thịt lợn chủ yếu là gọi chủ mổ đến và
giết mổ lợn tại nhà. Với hình thức bán cho người giết mô người chăn nuôi dễ bán lợn
và cũng đỡ mất công vận chuyển hơn. Còn với hình thức giết mổ tại nhà thì người
chăn nuôi bỏ công lao động ra nhưng lại đỡ đi các khoản phí giao dịch khi bán cho tư
thương, lợi nhuận cũng cao hơn.
Kênh tiêu thụ
Đây là các kênh tiêu thụ lớn nhất hiện nay ở huyện Hoài Ân trong đó bao gồm cả
xã Ân Đức. Ở 3 kênh trên, quá trình tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian nghĩa là
giá thành đến tay người tiêu dùng tương đối cao. Điều này như đã trở thành thông lệ
mua bán với người dân trong xã, những người chăn nuôi với quy mô lớn trong xã đã
chủ động trong sản xuất và tìm kiếm thị trường. Sản phẩm thịt lợn khi đến thời kỳ
được bán, phần lớn các hộ đem bán cho các lò mổ hoặc gọi những người đi buôn bán
lợn thịt ở các chợ đến hộ gia đình mua lợn tự giết mổ rồi đem đi bán cho người tiêu
dùng trong và ngoài tỉnh.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Sơ đồ 1.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra tại xã Ân Đức
Lượng lợn thịt được thu gom và tiêu thụ hàng ngày cũng khá lớn, nhất là tới kỳ
thu hoạch. Nhưng một thực tế là chưa hề có bất kỳ một tổ chức, đoàn thể nào đứng ra
thu gom lợn cho nông hộ mà đa số các hộ đến thời kỳ bán lợn thì gọitư thương hoặc
người thu gom quen thuộc đến bán. Bên cạnh đó, lượng thịt lợn đem xuất khẩu của các
nông hộ chăn nuôi lợn thịt chưa nhiều và đây vẫn là kênh tiêu thụ thấp hơn so với kênh
tiêu thụ từ người chăn nuôi lợn thịt qua người môi giới đến cơ sở giết mổ và cuối cùng
đến tay người tiêu dùng. Đây là kênh có lượng tiêu thụ thịt lợn lớn nhất tại xã.
2.2.8.1. Phương thức xác định giá bán
Sau quá trình chăm sóc nuôi dưỡng vất vả, con lợn đến thời kỳ xuất bán cũng là
lúc người chăn nuôi gặp phải không ít khó khăn về xác định giá bán, những hộ chăn
nuôi với quy mô nhỏ và vừa thường hay bị tư thương giá. Cụ thể được thể hiện qua
bảng 3.4
Qua bảng 3.4, cho thấy: Trong số các hộ điều tra, có 20 hộ bán lợn theo giá của
thị trường thông qua đài báo, ti vi (chiếm 33,33%). Đây chủ yếu là các hộ chăn nuôi
quy mô lớn và theo hướng công nghiệp.
Người
chăn
nuôi
lợn thịt
Người
thu
gom
Cơ sở chế biến,
xuất khẩu
Cơ sở
giết
mổ lớn
Người giết
mổ
Thị trường
xuất khẩu
N
gười
tiêu
dùng
n
gười
Người
bán
buôn
Người
bán lẻ
Người
tiêu
dùng
5 %
67%
18%
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 53
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Phương thức xác định giá
bán của hộ
Số lượng
(hộ)
Cơ cấu
(%)
- Thông tin trên đài, báo, tivi 20 33.33
- Khuyến nông cơ sở 17 28,33
- Tư thương 15 31,67
- Hàng xóm 8 13,33
Bảng 3.4. Phương thức xác định giá bán
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân
Có 17 hộ xác định giá bán thông qua khuyến nông cơ sở (chiếm 28,33%),
những hộ này chăn nuôi theo quy mô vừa và theo hướng bán công nghiệp. Có 15 hộ
xác định giá bán qua tư thương, phần lớn các hộ này chăn nuôi quy mô nhỏ và theo
hướng truyền thống, thấp nhất là số hộ xác định giá bán thông qua hàng xóm và
nhóm hộ này thường bị tư thương ép giá bán.
2.2.8.2. Biến động giá cả sản phẩm thịt lợn
Chăn nuôi là ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất của hộ nông dân nên ở bất
kỳ thời điểm nào thì hộ vẫn chăn nuôi và có sản phẩm bán ra thị trường. Trong chăn
nuôi lợn, giá cả sản phẩm chăn nuôi là nhân tố được nhiều người quan tâm nhất, giá
cả sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng
đến sự phát triển của ngành.
Giá bán sản phẩm thấp, chăn nuôi không có lãi các hộ sẽ giảm quy mô chăn nuôi
và ngược lại, giá cả sản phẩm chăn nuôi cao, thu nhập từ chăn nuôi lớn, lãi cao thì hộ
nông dân sẽ hăng hái mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, giá cả sản phẩm luôn biến động và
không tuân theo quy luật, do đó người chăn nuôi rất khó dự đoán chính xác để đưa ra
quyết định sản xuất.
Giá thịt lợn hơi năm 2014 đến 2015 có sự biến đổi không ngừng. Nhìn chung so
với năm 2014, giá thịt lợn hơi năm 2015 giảm đều tất cả các tháng, trong đó phải kể
đến tháng 8 và tháng 9, giá thịt lợn hơi rớt thê thảm. Nguyên nhân là do thị trường
Trung Quốc ngừng thu mua, gây ra tình trạng ùn ứ thịt lợn hơi, dẫn đến giá giảm. Sự
biến động giá cả sản phẩm thịt lợn đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của hộ nông
dân, tạo ra sự nghi ngờ về rủi ro trong chăn nuôi lợn.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TẠI XÃ ÂN ĐỨC
3.1. Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã
Căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã trong nhưng năm vừa
qua, cùng với định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt của toàn huyện trong nhưng
năm tới, xã đã xác định một số mục tiêu trong chăn nuôi như sau:
Mục tiêu chung là phát triển chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt đảm bảo
đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt của thị trường với sản lượng và chất lượng ngày
càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Mở rộng quy mô chăn nuôi với con giống chủ lực là lợn thịt hướng nạc, tăng
cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi, áp dụng quy
trình nuôi heo sạch để bảo vệ lợi ích của người chăn nuôi và nâng cao chất lượng đàn
heo.
Đưa chăn nuôi lợn của xã lên là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, phát
triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng thương hiệu heo huyện Hoài Ân.
3.2. Phân tích ma trận SWOT về hiệu quả chăn nuôi lơn thịt ở xã Ân Đức
huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định
Qua kết quả phân tích đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu, thực trạng phát
triển chăn nuôi và HQKT CNLT ở chương 2, tôi nhận thấy một số điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức như sau:
Điểm mạnh
- UBND các cấp đã chú trọng công tác quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi.
- Có nhiều vùng đất đai tương đối rộng lớn, gần sông ngòi nên thuận lợi cho phát
triển chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại.
- Các sản phẩm phụ trong nông nghiệp tương đối dồi dào, đa dạng nên có thể
- sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
- Nguồn lao động tương đối dồi dào, cần cù và chịu khó; trình độ quản lý và kinh
nghiệm CNLT của người dân ngày càng được nâng lên.
Điểm yếu
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
- Vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, chưa có kỹ năng chăn nuôi
khoa học, hiệu quả còn thấp.
- Giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả
chăn nuôi cũng như tâm lý người chăn nuôi lợn thịt.
- Nguồn lực để hỗ trợ, khuyến khích phát triển CNLT còn hạn chế.
- Người chăn nuôi còn thiếu các điều kiện cần thiết như vốn, con giống, kỹ thuật,
thông tin về thị trường và chính sách nên chưa mạnh dạn đầu tư, không có kế hoạch
chăn nuôi dài hạn.
- Khí hậu thời tiết khắc nghiệt đã gây khó khăn cho hoạt động chăn nuôi
Cơ hội
- Chính phủ và Chính quyền địa phương đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn
nuôi đến năm 2020.
- Hợp tác quốc tế về kiểm soát dịch bệnh, VSATTP, ứng dụng và chuyển giao
khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng được tăng cường.
- Lạm phát được kiểm soát tốt hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế hồi phục, thu nhập
của người dân ngày càng cao nên nhu cầu về thịt lợn ngày lớn.
- Ngành chăn nuôi đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh theo hướng chăn nuôi
trạng trại, công nghiệp và ưu tiên phát triển đàn lợn.
- Kinh nghiệm chăn nuôi và trình độ quản lý của người chăn nuôi ngày càng
được nâng lên.
Thách thức
- Chăn nuôi nhỏ lẽ chiếm tỷ trọng cao, khả năng đầu tư, trình độ thâm canh, kiểm
soát dịch bệnhcủa khu vực này còn hạn chế.
- Giá cả cũng như chất lượng các yếu tố đầu vào biến động thất thường, khó kiểm
soát; giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định, khó tiên liệu và rất nhạy cảm trước thông
tin dịch bệnh và quan hệ cung cầu nên rủi ro trong CNLT là rất lớn.
- Nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn tiềm ẩn.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại
xã Ân Đức.
* Giải pháp về vốn
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Hầu hết các hộ nông dân được điều tra đều khẳng định rằng vốn là khâu quan
trọng và là tiền đề cho việc quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công
nghiệp và bán công nghiệp. Thực tế, hiện nay việc cho vay vốn của các ngân hàng
không còn khó khăn, các thủ tục vay đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng
cho vay còn rất ít và với thời gian vay ngắn. Cộng thêm khó khăn là các hộ có tài sản
thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay của ngân hàng. Nên hầu hết các hộ chăn nuôi lợn
thịt theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn đều phải mua chịu
giống và thức ăn với lãi suất cao.Vì vậy, để tạo điều kiện tốt cho các hộ mở rộng quy
mô chăn nuôi, chúng tôi có đề nghị một số giải pháp sau:
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với số lượng phù
hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn (nhiều hơn 1 năm), tài
sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản
xuất.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông
dântại địa phương để góp vốn sản xuất.
- Tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát
triển sản xuất.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan
đến sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn
nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ
chức cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến,) nhằm huy động
vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản
phẩm.
* Giải pháp về giống
Hiện nay, thị trường cung cấp giống rất phong phú với các giống lợn như lợn thịt
hướng nạc, lợn lai kinh tế,có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ các trang trại chăn
nuôi trong vùng, do các thương nhân buôn bán trong và ngoài huyện, giống từ công ty
giống Trung Ương, từ trung tâm giống của huyện tuy nhiên việc lựa chọn xác định
giống lợn nuôi rất khó khăn với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này, tôi đề ra
một số giải pháp nhằm cung cấp giống chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, theo sơ đồ
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
Sơ đồ 1.2. Nguồn cung cấp giống
- Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu: cần đưa các giống có chất lượng
cao, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ mua bán của các tổ chức cá
nhân.
- Đối với cấp huyện, xã là nơi trung gian tiếp cận cho cán bộ, tạo điều kiện tốt
cho các hộ lựa chọn giống tốt có hiệu quả kinh tế cao.
- Với các hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau,
mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát
triển .
* Giải pháp về thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Chi phí thức ăn chiếm
khoảng trên 60 % tổng chi phí. Vì vậy, giảm chi phí thức ăn, bình ổn giá thức ăn chăn
nuôi là biện pháp chủ yếu nhằm giảm giá thành sản phẩm, làm tăng hiệu quả chăn
nuôi. Giải pháp tốt về thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất
lượng tốt với giá thành hạ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
* Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh
- Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi của vật nuôi thông qua sự
Công ty giống, trung tâm
giống Trung Ương
Trung tâm giống cơ sở
Trung tâm giống địa phương
Hộ nuôi lợn
thịt
Hộ nuôi lợn
thịt
Hộ nuôi lợn
nái
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
vận động của cán bộ khuyến nông cơ sở và ý thức của chính hộ chăn nuôi, nhất là các
loại bệnh nguy hiểm: lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi đảm bảo
chăn nuôi có hiệu quả.
* Giải pháp về thông tin
Để các hộ nông dân phát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá cả đầu vào, đầu
ra, khoa học kỹ thuật, vấn đề dịch bệnh nhằm giúp các hộ có thêm thông tin về thị
trường và định hướng trong sản xuất.
- Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi cho đi tham quan, giới
thiệu mô hình chăn nuôi tiên tiến để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích luỹ kiến thức
phục vụ cho chăn nuôi của gia đình.
* Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi
Để chống ép giá giải quyết vấn đề về vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi cũng như vấn
đề về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chúng ta có thể xây dựng các tổ hợp tác chăn nuôi
như sau:
- Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn con cũng như giữa công ty thức ăn
với hộ chăn nuôi lợn thịt.
- Tổ hợp tác giữa công ty chế biến thực phẩm hoặc các công ty thực hiện xuất
khẩu thịt lợn với các hộ nông dân.
Từ các tổ hợp tác này chúng ta có thể hỗ trợ nhau về vốn, giống, kỹ thuật chăn
nuôi, đặc biệt thông qua các hình thức hợp tác này chúng ta có thể hình thành lên các
hình thức tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn cho
người chăn nuôi.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Chăn nuôi là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi
lợn thịt chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Ân Đức là
xã có tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn thịt dồi dào, các điều kiện tự nhiên- kinh tế-
xã hội đều rất thuận lợi. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Ân Đức là một việc làm
cấp thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, phù hợp
với lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần thực hiện công nghiệp -
hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Hiện nay có tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với trình độ nhận thức của người
chăn nuôi đã được nâng cao, vì vậy mà chăn nuôi lợn thịt đạt hiệu quả kinh tế cao đối
với các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán
công nghiệp. Do đó cần có sự đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi trong nông hộ, loại bỏ
dần phương thức nuôi nhỏ lẻ, tận dụng.
Trong chăn nuôi lợn thịt, hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn và theo phương thức
công nghiệp là vượt trội hơn cả.
Về quy mô chăn nuôi, hộ chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả sử dụng đồng vốn
của thu nhập hỗn hợp là cao nhất, cụ thể đạt 0,28 lần, có nghĩa là nếu bỏ ra một đồng
vốn sản xuất thì thu về được là 0,28 đồng thu nhập hỗn hợp. Hệ số này cao hơn so với
hộ chăn nuôi theo quy mô vừa và thấp nhất là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Hiệu quả
sử dụng lao động của thu nhập hỗn hợp đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn là 283,74
đồng, có nghĩa là khi bỏ ra một công lao động sẽ thu về được 283,74 đồng thu nhập
hỗn hợp, chỉ tiêu này cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất
là quy mô nhỏ.
Về phương thức chăn nuôi, thì hiệu quả sử dụng đồng vốn của hộ chăn nuôi theo
phương thức công nghiệp là cao nhất, thấp nhất là hộ chăn nuôi theo phương thức
truyền thống chỉ đạt 1,17 lần. Hiệu quả sử dụng lao động của thu nhập hỗn hợp của hộ
chăn nuôi theo phương thức truyền thống là thấp nhất chỉ đạt 121,34 trong khi đó hộ
chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là 283,74, cao nhất trong cả ba nhóm hộ.
Tóm lại, để nâng cao HQKT CNLT cần có các giải pháp tích cực, đồng bộ và
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 60
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
hữu hiệu như giải pháp về vốn, giải pháp về con giống, giải pháp về thị trường tiêu
thụ
3.2. Kiến nghị
Đối với các cơ quan nhà nước
Hiện nay chăn nuôi lợn thịt luôn trải qua những cơn sốt giá cũng như giảm giá,
chính quyền địa phương nói riêng và nhà nước cần có biện pháp thiết thực nhằm ổn
định phần nào giá thịt lợn.
- Cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao, quan tâm và tổ
chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn dễ dàng cho hiệu quả
cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
- Xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân được vay vốn phục vụ sản xuất chăn
nuôi lợn thịt, đặc biệt là các hộ khá do hiệu quả đạt được cao hơn.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả cá để tận dụng sản
phẩm lẫn nhau, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình ứng dụng công nghệ xử lý chất
thải bằng Bioga để đảm bảo môi trường trong sạch.
- Trong điều kiện hiện nay, cần loại thải những con giống kém chất lượng giữ lại
những con giống tốt, có chất lượng thịt cao. Đồng thời phải giảm giá các loại thức ăn
đầu vào, giảm chi phí trung gian trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thường xuyên cho các hộ gia đình,
khuyến khích lực lượng bác sỹ thú y về tuyến xã để có thể đáp ứng kịp thời tình hình
phòng và chữa bệnh cho đàn lợn. Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển
các đại lý thuốc thú y để tránh được tình trạng độc quyền như hiện nay.
Đối với các hộ gia đình
- Các hộ cần mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quan tâm hơn nữa
đến công tác thú y, cũng như lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn.
- Các hộ chăn nuôi cần phải tăng cường tiếp cận với thông tin thị trường, tránh
tình trạng chăn nuôi chạy theo phong trào dẫn tới bị tư thương ép giá. Theo dõi dự báo
được nhu cầu thị trường từ đó có sự điều chỉnh quy mô, cơ cấu chăn nuôi phù hợp.
- Cơ sở cần mạnh dạn đầu tư thêm con giống, nên mua con giống đảm bảo, tại
các trung tâm giống, tăng cường lượng thức ăn tổng hợp. Phối trộn thức ăn phải tuân
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
thủ tiêu chuẩn khẩu phần ăn. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ
điển hình. Đầu tư cơ sở chuồng trại đủ tiêu chuẩn nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi
lợn ngoại vì đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tăng trưởng lợn thịt.
- Sau mỗi vụ thu hoạch, cơ sở chăn nuôi nên tiến hành khử trùng chuồng trại
bằng thuốc diệt tạp và vôi bột, sau đó có thời gian để trống chuồng, phơi nắng dụng cụ
chăn nuôi để đảm bảo phòng chống dịch bệnh tốt. Các cơ sở chăn nuôi theo loại hình
tập trung phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh như hố
sát trùng, tường rào
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt, nhận thức đúng đắn khi có
dịch bệnh xảy ra.
SVTH: Võ Đức Thắng - Lớp K46C KH-ĐT 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Ân Đức - huyện Hoài Ân - tỉnh Bình Định
đến năm 2020.
2. Báo cáo kinh tế- xã hội huyện Hoài Ân qua các năm.
3. Tạp chí số 10 – 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4.
lon-thit-cua-cac-ho-nong-dan-xa-ngoc-lu-binh-luc-ha-nam-49905/
5. Luận án tiến sỹ kinh tế “ Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
“ của T.S Nguyễn Lê Hiệp.
6.
2014-va-du-bao-2015-6362.html
SVTH: Võ Đức Thắng-Lớp K46C KH-ĐT
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra
I- Những thông tin cơ bản của hộ điều tra
1- Họ và tên chủ hộ:.
- Tuổi: Giới tính:
- Trình độ văn hoá.
- Đã qua lớp tập huấn chăn nuôi lợn:
+ Có
+ Không
- Nghề nghiệp của chủ hộ:
+ Cán bộ, công chức
+ Nông dân
+ Thành phần khác
2- Thôn .
3- Số nhân khẩu: người
4- Tổng số lao động của nhà: người. Trong đó:
- Lao động nam: người - Lao động nữ: người
- Lao động chính: người; - Lao động phụ .. người
- Lao động nông nghiệp.......người;
II- Thông tin về chăn nuôi lợn của hộ trong năm 2016:
1- Chuồng trại:
Kiểu chuồng: + Hiện đại + Lạc hậu
2- Số đầu lợn và giống
- Tổng số đầu lợn:...............................con
Trong đó: Nái...............................con
Thịt...............................con
Giống...........................con
3- Hình thức mua vật tư chăn nuôi:
- Mua bằng tiền mặt - Mua chịu Lãi chịu.......%
SVTH: Võ Đức Thắng-Lớp K46C KH-ĐT
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
4- Phương thức chăn nuôi:
- Truyền thống
- Bán công nghiệp
- Công nghiệp
5- Tiêu thụ sản phẩm:
- Bán trực tiếp cho người giết mổ Lượng bán là bao nhiêu %?...............
- Bán cho ngưòi môi giới Lượng bán là bao nhiêu %?.............
- Hình thức bán khác Lượng bán là bao nhiêu %?.............
6- Hộ xác định giá bán bằng cách nào:
- Thông tin trên đài, báo
- Tư thương
- Hàng xóm
- Khác
7- Hình thức bán:
- Bán tại nhà
- Mang đi bán
8- Thông tin về chăn nuôi:
- Số lứa/năm.......................................................................
- Số đầu lợn xuất chuồng BQ/năm......................................
- Thời gian nuôi/lứa...............................................................
- Trọng lượng giống nhập BQ/con.........................................
- Trọng lượng xuất chuồng BQ/con........................................
- Tiêu tốn lượng thức ăn/1kg tăng trọng................................
9- Tình hình đầu tư chi phí của hộ cho lứa lợn gần đây nhất:
Loại chi phí ĐVT Thành tiền
1. Giống 1000đ
2. Thức ăn 1000đ
- Thức ăn tự có 1000đ
- Thức ăn đi mua 1000đ
SVTH: Võ Đức Thắng-Lớp K46C KH-ĐT
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp
3. Thú y 1000đ
4. Lao động công gia đình 1000đ
5. Điện nước 1000đ
6. Khấu hao TSCĐ 1000đ
7. Chi phí khác 1000đ
8. Tổng 1000đ
III. Ý kiến phỏng vấn
1. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu của gia đình trong chăn nuôi hiện nay là gì?
- Giống: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
- Vốn: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
- Tiêu thụ: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
-Kỹ thuật: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
- Dịch bệnh: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
- Giá cả: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
- Khuyến nông: Thuận lợi Bình thường Khó khăn
2. Ông (bà) nuôi lợn nhằm mục đích gì
- Tận dụng nguồn thức ăn thừa
- Tận dụng thời gian lúc nông nhàn
- Tăng thu nhập
- Lấy phân bón ruộng
- Phát huy hết khả năng sử dụng đất
3. Ông (bà) có nguyện vọng gì để giải quyết khó khăn trong chăn nuôi
- Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
- Được vay vốn
- Được hỗ trợ dịch vụ
- Được hỗ trợ, đào tạo kiến thức trong chăn nuôi
ý kiến khác......................................................................................................
.........................................................................................................................
Người điều tra Người được phỏng vấn
SVTH: Võ Đức Thắng-Lớp K46C KH-ĐT
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vo_duc_thang_1992.pdf