Đánh giá hiệu quả kinh tế- Xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam

Đồng thời mở các lớp, chương trình tập huấn, hướng dẫn người dân về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hành vi vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm các nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, việc rửa tay bằng xà phòng có thể giúp giảm gần một nửa các ca bệnh tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc nhiểm khuẩn đường hô hấp. Thế nhưng, thực tế là chỉ khoảng 12% người dân nông thôn Việt Nam có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

pdf79 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- Xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền thanh của xã duy trì hoạt động ngày 3 buổi, tiếp âm đài 3 cấp và phát tin phục vụ công tác địa phương; vẽ băng zôn , khẩu hiệu hưởng ứng các phong trào của Đảng của chính phủ; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao trong xã thu hút đông đảo người dân trong xã tham gia. - Về công tác xây dựng nếp sống văn hóa : Tính đến thời điểm12/2007, toàn xã đã xây dựng được 9 nhà văn hóa thôn; đã có 6 thôn 4 đơn vị được công nhận là đơn vị văn hóa, làng văn hóa. Đình Gòi Hạ đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa. - Về công tác chính sách xã hội : Thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định đối với các đối tượng chính sách. Tiếp tục vận động nhân dân tham gia quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, khuyến tài. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm , xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo, tăng số hộ khá giả trong xã. Năm 2007, phối hợp với liên minh các hợp tác xã của tỉnh Hà Nam hỗ trợ mở lớp nâng cao tay nghề cho 165 lao động trong ngành mây giang đan; phối hợp với công ty Hiệp Hưng trong việc cung cấp lao động tham gia làm hàng xuất khẩu… - Về cơ sở hạ tầng : 36 Cấp điện : Xã An Nội có tổng cộng là 6 trạm biến áp với tổng công suất là 1190KVA. Hiện nay, 100% số hộ gia đình đã có điện và 100% sử dụng điện Cấp nước : đã đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Giao thông : Mạng lưới giao thông ở đây tương đối thuận lợi cho việc trao đổi , buôn bán, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với bên ngoài. Hệ thống huyện lộ và đường trục xã , đường thôn , xóm chất lượng tốt, hầu hết đã được dải nhựa và bê tông. Trên địa bàn xã đã có đủ các loại phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Hệ thống thông tin liên lạc: Mọi dịch vụ về thông tin liên lạc , bưu điện , viễn thông trong nước và quốc tế đều thực hiện dễ dàng, thuận lợi trên địa bàn xã. Hệ thống thông tin liên lạc của xã đã có những chuyển biến lớn. Toàn xã đã có trên 90% số hộ gia đình đã lắp đặt máy điện thoại cố định. Ngoài ra, điện thoại không dây đã được phủ sóng toàn tỉnh, số người sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng. Mạng phủ sóng phát thanh, truyền hình, thông tin liên lạc vô tuyến cũng đã được mở rộng ở các thôn. Xã có 1 bưu điện văn hóa xã phục vụ tốt công tác chuyển phát bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền. 2.2. Dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 2.2.1.Bối cảnh trước khi có dự án. Xã An Nội thuộc huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là một trong những xã có điều kiện vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Trước khi có dự án về xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã, thì số hộ gia đình được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn rất hạn chế , số hộ gia đình trong xã có nhà vệ sinh 2 ngăn là rất ít , chỉ chiếm khoảng 14% tổng số hộ gia đình trong xã; số hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại là 8%; đa số các hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn hoặc không có nhà vệ sinh, thường đi vệ sinh bừa bãi ra vườn, gần hồ, 37 ao; … Tỷ lệ số hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn chiếm 70% tổng số hộ gia đình trong xã; tỷ lệ số hộ gia đình không có nhà vệ sinh là 8%. Việc sử dụng một ngăn và không có nhà vệ sinh được coi là ô nhiễm môi trường nặng nhất. Không có nhà vệ sinh thì đương nhiên người ta sẽ có thói quen bạ đâu... xả đấy, không kể đó là đồng ruộng, vườn tược, mà ngay cả hồ ao, nơi mà có cả những người đến đó để tắm giặt, nhặt rau vo gạo... Đối với những gia đình sử dụng loại nhà tiêu một ngăn, họ luôn phải chịu đựng những mùi nồng nặc khó chịu được bốc lên từ khu vệ sinh và đương nhiên trở thành địa điểm lý tưởng cho các loại ruồi muỗi tập trung. Đó cũng chính là nguồn gốc sản sinh ra các ổ bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường như : tiêu chảy, giun sán, kiết lỵ, đau mắt hột… Theo số liệu thống kê từ trạm y tế xã An Nội, trước năm 2000, tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường trong xã chiếm một tỷ lệ cao : toàn xã có khoảng hơn 600 người mắc bệnh tiêu chảy hằng năm, chiếm 9% tổng số người trong xã; tỷ lệ số người mắc bệnh giun sán là 40%; tỷ lệ số người mắc bệnh đau mắt hột là 20%; tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến da (ví dụ như ghẻ, ngứa, mụn nhọt, vàng da..) là 20%; tỷ lệ số người bị mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là 25%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 32%. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề , sự lan tràn các bệnh dịch trong xã, được sự tài trợ của một tổ chức ở Phần Lan đã triển khai dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã An Nội- Bình Lục- Hà Nam. 2.2.2.Mô tả khái quát về dự án - Xây dựng nhà vệ sinh nông thôn ở xã An Nội nằm trong hạng mục chính của dự án do chính phủ Phần Lan tài trợ. Các dự án thể theo nhu cầu của địa phương xây dựng trên các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế địa phương. Các tiểu dự án nằm trong cấu phần của dự án Phần Lan là : các dự án xây dựng các cơ sở vật chất cho các trường mầm non, các dự án cung cấp các trang thiết bị giáo dục cho trường học, các trang thiết bị về 38 y tế cho trạm y tế xã; các dự án xây dựng nhà vệ sinh, dự án cung cấp nước sạch cho người dân như xây dựng trạm bơm, xây dựng các bể chứa nước, các giếng nước khơi trong các hộ gia đình; các dự án về tu sửa đường, đèn và một số công trình công cộng khác trong xã; thực hiện các dự án về dạy nghề …. - Quy mô dự án : Dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn với tổng số vốn là 640.640.000 VND chiếm 4% tổng số vốn của cả dự án Phần Lan - Thời gian tiến hành : dự án xây dựng nhà vệ sinh do Phần Lan tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2000 và bắt đầu từ năm 2001 đi vào hoạt động. Với tổng số nhà vệ sinh do dự án Phần Lan tài trợ tại xã An Nội là 560 nhà vệ sinh. - Phạm vi và đối tượng được thụ hưởng của dự án : là các hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện của dự án đề ra như phải là các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Dự án sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí để xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn bao gồm các chi phí sau : nguyên vật liệu , nhân công, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh. - Các hoạt động chính của dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội là: + Thiết kế clip hướng dẫn xây dựng và vận hành nhà vệ sinh. + Hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh + Tập huấn cho đội thợ trong việc xây dựng nhà vệ sinh theo đúng quy cách của bản thiết kế. + Vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh như vận động khuyến khích người dân trong xã tăng cường sử dụng nhà vệ sinh, xóa bỏ tập tục thói quen đi vệ sinh bừa bãi; tập huấn cho người dân trong xã về việc sử dụng nhà vệ sinh cho đúng cách và hợp vệ sinh. Ngoài ra, dự án còn phối hợp với chính quyền nhân dân cấp xã tổ chức các chương trình khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan đến vệ sinh cá nhân hằng ngày như thói quen khi rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh… - Ủy ban nhân dân xã An Nội sẽ tiến hành nhiệm vụ sau : 39 + Tiến hành thực hiện dự án đồng thời cũng là người quản lí giám sát các hoạt động của dự án tại xã như : giám sát việc mua sắm thiết bị, giám sát tiến độ của dự án + Huy động thêm sự đóng góp của những người được hưởng lợi + Lập báo cáo tiến độ và báo cáo kết thúc dự án + Sử dụng kinh nghiệm của dự án thí điểm để khuyến khích nhân rộng các thành tựu và các kết quả của dự án ra toàn xã - Mục đích của dự án : là khuyến khích người dân trong xã sử dụng nhà vệ sinh hợp sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã, cải thiện điều kiện vệ sinh và chất lượng môi trường trong xã. 2.2.3. Đặc trưng của mô hình nhà vệ sinh 2 ngăn xây dựng tại xã An Nội. So với nhà vệ sinh một ngăn thì mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn do Phần Lan tài trợ có những ưu điểm hơn hẳn như nó tách riêng phân và nước tiểu . Đặc trưng cơ bản của vệ sinh 2 ngăn này là ngăn ngừa ô nhiễm và bệnh tật liên quan tới phân người, quản lý nước tiểu và phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải và phải thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng. Nó xử lí phân và nước tiểu trong điều kiện kỵ khí. Nhà vệ sinh kiểu này, không những chỉ sản sinh ra năng lượng dưới dạng khí mà còn đảm bảo tái sử dụng các chất dinh dưỡng một cách vệ sinh, an toàn cũng như bảo vệ nguồn nước . - Thiết kế của nhà vệ sinh do Phần Lan tài trợ : + Là nhà vệ sinh 2 ngăn, có mái bằng + Kích thước khung xây dựng nhà vệ sinh bao gồm:  Chiều cao là 2,2 m  Chiều dài là 1,8m  Chiều rộng là 1,2m 40 + Các nguyên vật liệu chính để xây dựng nhà vệ sinh do chính phủ Phần Lan tài trợ toàn bộ như : gạch , cát đen, cát vàng, đá, thép, xi măng, vôi, bệ xí, cửa nhà vệ sinh.... Bảng 2.1 : Nguyên vật liệu cho việc xây dựng nhà vệ sinh. Nguyên vật liệu Số lượng Gạch 1000 viên Cát đen 3 khối Cát vàng 1 khối Thép 10kg Xi măng 3 tạ = 300kg Đá 1 khối Vôi 3 tạ Bế xí 1 cái Cửa nhà vệ sinh 1 cái Nguồn : Báo cáo của dự án Phần Lan 2.2.4.Các kết quả do dự án mang lại 2.2.4.1.Về khía cạnh kinh tế - Tăng sản lượng nông nghiệp : Nhờ việc xây dựng nhà vệ sinh với hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh làm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Đất đai canh tác trở nên màu mỡ, phì nhiêu hơn. Diện tích đất trồng lúa và các cây hoa màu, cây ăn quả ngày càng được mở rộng Bảng 2.2 : Diện tích gieo cấy qua các năm 2004-2008 Diện tích gieo cấy Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đơn vị (ha) 1.187,5 1.265,4 1.346,8 1.363,12 1.445,18 Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã An Nội. 41 Sản lượng lúa gia tăng hằng năm. Năm 2001 là năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động, đã thu được những kết quả khá khả quan, sản lượng lúa cả năm 2001 là 5.435tấn/ năm. Đến năm 2004, sản lượng lúa đạt 6.032 tấn/năm. Năm 2007, là 7.494 tấn/năm. Bảng 2.3 : Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội Sản lượng lúa Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đơn v(tấn) 5.435 5.784 6.485 6.530 6.844 7.375 7.494 Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã An Nội. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng Hình 2.3 :Biểu đồ về sản lượng lúa hằng năm của xã trong giai đoạn 2001-2008 Tấn Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả - Thu nhập của người dân trong xã tăng lên qua các năm sau khi tiến hành xây dựng nhà vệ sinh . Tỷ lệ số hộ nghèo trong xã có xu hướng giảm. Trước năm 2000, số hộ nghèo trong xã chiếm gần 32% . Nhưng từ sau khi thực hiện dự án số hộ nghèo trong xã giảm đi còn 24 năm 2003. và cho đến nay, số hộ nghèo trong xã còn 12% (2007). 42 Hình 2.3 : Biểu đồ về tỷ lệ hộ nghèo của xã An Nội trong giai đoạn 2000-2007 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ số hộ nghèo (% ) Đơn vị (%) Nguồn: Sự tổng hợp của tác giả 2.2.4.2.Về khía cạnh xã hội - Về mặt y tế: Dự án xây dựng nhà vệ sinh góp phần cải thiên điều kiện sức khỏe cho người dân. Các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường ở trong xã giảm một cách đáng kể như bệnh tiêu chảy, giun sán, tả, kiết lỵ, bệnh đau mắt hột, các bệnh về da... Sau khi dự án xây dựng nhà vệ sinh được thực hiện xong, mỗi năm tỷ lệ số người mắc các bệnh này trong xã giảm từ 0,5- 3%. Cụ thể: Tỷ lệ số người mắc bệnh tiêu chảy từ 20% năm 2000, khi dự án đi vào hoạt động mỗi năm tỷ lệ này giảm trung bình khoảng 0,5 %. Tỷ lệ số người mắc bệnh giun từ 40% vào năm 2000, những khi dự án đi vào hoạt động năm 2001, mỗi năm tỷ lệ này giảm trung bình khoảng 2%. Tỷ lệ số người mắc bệnh đau mắt hột từ 20% vào năm 2000, những khi dự án đi vào hoạt động năm 2001-2008,mỗi năm tỷ lệ này trung bình giảm khoảng 1,5%. Và dự đoán trong giai đoạn từ 2009- 2015 thì mỗi năm tỷ lệ này giảm 1%. Tỷ lệ số người 43 mắc bệnh liên quan đến da như ghẻ, ngứa... khi dự án đi vào hoạt động mỗi năm giảm khoảng 1%. Hình 2.4: Biểu đồ về tỷ lệ một số bệnh chính liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2001-2008 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 (% ) tỷ lệ số người mắc bệnh giun tỷ lệ số người mắc bệnh ghẻ tỷ lệ số người mắc bệnh dau mắt hột tỷ lệ số người mắc bệnh tiêu chảy Nguồn: Sự tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả - Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong xã có xu hướng giảm. Trung bình mỗi năm từ sau khi thực hiện dự án thì tỷ lệ này mỗi năm giảm từ 2% so với năm trước: từ 32% năm 2000, xuống còn 24% vào năm 2004 và xuống còn 18% vào năm 2007. - Về mặt giáo dục: Trước khi có dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã, thì dân trí ở đây còn thấp, người dân chủ yếu đi vệ sinh một cách bừa bãi, chưa có ý thức về vấn đề vệ sinh. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Số lượng trẻ em đi học còn ít. Nhưng từ khi dự án đi vào thực hiện năm 2001, thì tỷ lệ số học sinh đến trường cao hơn trước, 100% số trẻ em trong độ tuổi ở xã được đến trường, số trẻ em học trung học cơ sở chiếm khoảng 80%, số học sinh học trung học phổ thông chiếm 60%. 2.2.4.3. Về khía cạnh môi trường. Dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn thực hiện tại xã An Nội góp phần cải thiện điều kiện môi trường nơi đây, tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí giảm một cách đáng kể so với trước khi thực hiện dự án. 44 - Đối với môi trường không khí: dự án góp phần ngăn chặn tình trạng ô nhiễm mùi do phân người gây ra làm ô nhiễm không khí. - Đối với môi trường nước : dự án góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước mặt như ao, hồ, kênh, rạch...cũng như chất lượng nguồn nước ngầm - Đối với môi trường đất : dự án góp phần làm thay đổi kết cấu của đất, giảm sự thoái hóa của đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. 45 CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TẠI XÃ AN NỘI- HUYỆN BÌNH LỤC- TỈNH HÀ NAM 3.1. Đánh giá hiệu quả môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. Dùng phương pháp danh mục trọng số để đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng nhà vệ sinh đến môi trường sinh thái tại xã An Nội so với trước khi có dự án xây dựng ta làm tuần tự theo những bước sau: + Xác định các nhân tố môi trường chịu tác động trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh + Đánh giá mức độ tác động vào các nhân tố môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh.  Những tác động tích cực ký hiệu là (+)  Những tác động tiêu cực ký hiệu là (-) + Cho điểm các tác động môi trường trước và sau khi xây dựng. Những tác động tích cực cho điểm dương, còn những tác động tiêu cực cho điểm âm. Bảng 3.1 : Mức độ tác động vào các nhân tố môi trường Ký hiệu Mức độ tác động Điểm ++ + Kr 0 - -- Tác động rất tích cực Tác động tiêu cực Không rõ tác động Không tác động Tác động tiêu cực Tác động rất tiêu cực 3 2 0 0 -2 -3 Nguồn : Sự đánh giá của tác giả 46 + Đánh giá tầm quan trọng của các tác động môi trường theo điểm : Mức điểm được xét theo khía cạnh : Những nhân tố môi trường chịu nhiều tác động do hoạt động dự án đem lại cho điểm cao. Những nhân tố môi trường chịu ít tác động do hoạt động dự án đem lại thì cho điểm thấp. Bảng 3.2: Đánh giá tầm quan trọng của các tác động Tầm quan trọng Điểm Rất quan trọng 4 Quan trọng 3 Tương đối quan trọng 2 Ít quan trọng 1 Nguồn : Sự đánh giá của tác giả - Đánh giá tác động của dự án dựa vào công thức sau: i m i i m i iiI WVWVE 2 11 1 )()(    Trong đó: IE : là tác động môi trường. 1)( iV : là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi có dự án. 2)( iV : là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi không có dự án. iW : là trọng số tương đối ( tầm quan trọng) của nhân tố i. m : là tổng số các thông số môi trường. Thông qua quá trình điều tra khảo sát, phỏng vấn người dân tại địa phương, tôi xin đánh giá mức độ tác động của môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh như sau: 47 Bảng 3.3 : Về đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh Nội dung Trước khi có dự án Sau khi có dự án Các tác động Tầm quan trọng Mức độ tác động Điểm E1 Mức độ tác động Điểm E2 Chất lượng không khí 4 -- -3 -12 ++ 3 12 Độ phì nhiêu của đất 3 -- -3 -9 ++ 3 9 Chất lượng nước 3 -- -3 -9 ++ 3 9 Tăng thu nhập cho người dân 2 - -2 -4 + 2 4 Tăng năng suất cây trồng 3 - -2 -6 ++ 3 9 Tiết kiệm chi phí sản xuất 3 - -2 -6 ++ 3 9 Tiết kiệm thời gian 2 - -2 -4 + 2 4 Cải thiện điều kiện sức khỏe 4 -- -3 -12 ++ 3 12 Nâng cao trình độ dân trí 3 - -2 -6 ++ 3 9 Tạo công ăn việc làm 2 0 0 0 + 2 4 Môi trường cảnh quan 4 -- -3 -12 ++ 3 12 Hệ sinh thái 1 - -2 -2 + 2 2 tổng -82 95 Nguồn: Sự tổng hợp và xử lý của tác giả 48 - Từ bảng danh mục các điều kiện môi trường ta có : + Tác động môi trường khi chưa có dự án : E1 = -82 + Tác động môi trường khi có dự án : E2 = 95 => ∆E = 95-82= 13 >0 Vậy việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn là hoạt động đem lại cho môi trường sinh thái tại xã tốt hơn so với trước thông qua hàng loạt các tác động tích cực đến môi trường sinh thái nơi đây. 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. 3.2.1. Lựa chọn thông số để tính toán. Chọn biến thời gian thích hợp: Phân tích kinh tế các dự án phải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết các chi phí và lợi ích của dự án. - Thời gian tồn tại ( sống) hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dựa vào đó dự án được thiết kế. Ở đây, thời gian xây dựng của dự án là năm 2000, dự kiến ngay từ năm 2001 thì dự án đã mang lại hiệu quả. Thời gian tồn tại của dự án ước tính khoảng 14 năm : bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2015. Tất cả các chỉ tiêu tính toán thường được đưa về thời điểm bắt đầu thực hiện dự án để so sánh là năm 2000 - Tỷ lệ chiết khấu : giúp ta có thể so sánh các chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian. Chiết khấu có một vai trò hết sức quan trọng , bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy sử dụng tỷ lệ chiết khấu sai sẽ cho giá trị sai. Quan trọng hơn nữa là sự thay đổi về tỷ lệ chiết khấu sẽ có thể làm thay đổi lợi ích ròng xã hội của một phương án cho biết từ dương sang âm( hay ngược lại) , hay làm thay đổi thứ tự của nhiều phương án lựa chọn. Trong việc sử dụng chiết khấu, cần đảm bảo 2 điều kiện tiên quyết là : 49 Một biến số đưa vào tính toán chiết khấu ( ví dụ: chi phí tài nguyên, lợi ích đầu ra…) phải được quy về cùng một hệ đơn vị tiền tệ. Phải thừa nhận giả định rằng, giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại là lớn hơn một đơn vị chi phí hoặc lợi ích trong tương lai. Ở đây, căn cứ vào các dự án đầu tư trong nước , ta chọn tỷ lệ chiết khấu r= 10%. 3.2.2. Xác định các chi phí và lợi ích của dự án - Chi phí của dự án: C = C1+ C2+ C3 C1: chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh ( như gạch, cát, thép, cát, đá…), bệ xí, cửa C2 : chi phí nhân công cho việc xây dựng nhà vệ sinh C3: chi phí vận chuyển nguyên vật liệu Các chi phí của dự án được đánh giá thông qua phương pháp giá trị thị trường. - Lợi ích của dự án: được đánh giá thông qua công thức sau : B = Bv+ Buv Bv : lợi ích của dự án có thể lượng hóa được bằng tiền Buv : lợi ích của dự án không thể lượng hóa được bằng tiền + Lợi ích của dự án có thể lượng hóa được bằng tiền - Lợi ích thu được do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ( B1): được đánh giá thông qua phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật ( COI- Cost of Illness Approach). Theo phương pháp này, chi phí tế bảo vệ sức khỏe gồm toàn bộ chi phí y tế như : chi phí chăm sóc, khám chữa bệnh, thuốc men.. của người bệnh. - Lợi ích thu được do tiết kiệm được thời gian (B2) : thời gian nghỉ việc liên quan đến bệnh tật chính là chi phí cơ hội, đó là khoảng thời gian mất đi mà trong khoảng thời gian đó người ta có thể tạo những giá trị từ hoạt động, 50 công việc hằng ngày.Phương pháp phổ biến dùng đế xác định giá trị của thời gian mất đi là phương pháp tiếp cận thu nhập bình quân đầu người (HCA). - Lợi ích do giảm chi phí mua phân hóa học ( B5): phân người được ủ vừa diệt giun, sán, ký sinh trùng đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe cho người sử dụng , đồng thời vừa dùng trong tưới tiêu thay thế việc sử dụng phân bón hóa học, không những tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tăng năng suất cây trồng , mang lại hiệu quả kinh tế. Phương pháp phổ biến dùng để đánh giá lợi ích này là dựa vào giá trị thị trường. Bảng 3.5 : Các phương pháp dùng để đánh giá chi phí và lợi ích có thể lượng hóa được của dự án Phương pháp đánh giá Chi phí Chi phí nguyên vật liệu Dựa vào giá thị trường Chi phí nhân công Dựa vào giá thị trường Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu Dựa vào giá thị trường Lợi ích Lợi ích do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe Phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật ( COI) Lợi ích do tiết kiệm được thời gian Phương pháp tiếp cận thu nhập bình quân trên đầu người ( HCA) Lợi ích do giảm chi phí mua phân bón hóa học Dựa vào giá thị trường Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả + Lợi ích của dự án không thể lượng hóa bằng tiền:  Giảm sự bạc màu, cằn cỗi của đất, gia tăng độ phì nhiêu cho đất  Giảm mức độ thiệt hại và nâng cao năng suất cho cây trồng.  Gây ảnh hưởng đến mức thu nhập trong tương lai do chết sớm.  Gia tăng tỷ lệ số trẻ em đến trường đặc biệt là các em bé gái. 51  Gia tăng tính văn hóa, kín đáo, sạch sẽ cho cộng đồng chung, được đa số tập thể trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ.  Những tác động về giáo dục do tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. 3.2.3. Đánh giá dự án 3.2.3.1. Chí phí của dự án xây dựng nhà vệ sinh : + Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh là : Bảng 3.6: Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh Nguyên vật liệu Số lượng VND /1 đơn vị Chi phí Gạch 1000 viên 280 280000 Thép 10 kg 6700 67000 Cát vàng 1 khối 45000 45000 Cát đen 3 khối 15000 45000 Xi măng 3 tạ 65000 195000 Vôi 3 tạ 15000 45000 Đá 1 khối 45000 45000 Cửa sắt 1 cái 210000 210000 Bệ xí 1 cái 40000 40000 Tổng 972000 Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả Từ bảng trên , ta thấy, chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh C1= 972.000 VNĐ + Chi phí nhân công để xây dựng 1 nhà vệ sinh là : C2 = 8 công * 14.000VND/ngày = 112.000VND + Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh là : C3= 60.000 VND Vậy chi phí để xây dựng một nhà vệ sinh là : C= C1+ C2+ C3 = 972.000+ 112.000+60.000 = 1.144.000VND => Tổng chi phí để xây dựng 560 nhà vệ sinh là : 52 1.144.000* 560= 640.640.000 VNĐ = 640,64 triệu đồng 3.2.3.2. Lợi ích của dự án thu được qua các năm: Dự án xây dựng 560 nhà vệ sinh trong xã, tức là có 560 hộ gia đình trong xã được hưởng lợi từ dự án này. Giả định trung bình 1 hộ gia đình ở đây có khoảng 5 người/ hộ, như vậy, tổng số người dân trong xã được hưởng lợi từ dự án xây dựng nhà vệ sinh này là : 560 hộ * 5 người/ hộ = 2800 người. Năm 2000, tổng số dân trong xã là : 7150 người.  Tỷ lệ số người dân trong xã được hưởng lợi từ dự án là : %16,39%100* 7150 2800  - Căn cứ theo các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm của UBND xã An Nội thì dân số của xã trong giai đoạn 2000- 2008 là : Bảng 3.7 : Dân số của xã An Nội qua các năm từ 2000- 2008 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số người trong xã 7150 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 Nguồn: UBND xã An Nội Từ đó, ta đó ta có thể dự đoán tỷ lệ gia tăng dân số hằng năm trong giai đoạn từ 2009- 2015 của xã An Nội ước tính trung bình là : 0,8% . - Giả định trong giai đoạn 2000- 2015, tỷ lệ lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng CPI là 7%. Lợi ích thu được do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ( B1) - Việc xây dựng nhà vệ sinh cải thiện được tình trạng bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường ở đây. Nhưng trong quá trình tính toán , tôi chỉ liệt kê những bệnh chính, chủ yếu chịu sự tác động của việc xây dựng nhà vệ sinh như: bệnh tiêu chảy, giun sán, đau mắt hột, bệnh liên quan đến da( ghẻ ngứa, mụn nhọn…), tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. 53 B1= Số người mắc bệnh i * tỉ lệ số người mắc * Chi phí trung bình bệnh i liên quan đến NVS cho 1 ca bệnh i - Theo nghiên cứu những tác động kinh tế của khu vệ sinh ở Việt Nam- năm 2008 thì người ta tính toán mức chi phí trung bình cho 1 ca bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường ở nông thôn năm 2007 bao gồm các chi phí như chi phí khám, chi phí thuốc men, chi phí đi lại, chi phí thăm viếng…như sau: Bảng 3.8 : Chi phí trung bình cho một ca bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh Bệnh liên quan đến vệ sinh Chi phí trung bình cho 1 ca bệnh ( đơn vị : 1000 VND) Bệnh tiêu chảy 90 Bệnh đau mắt hột 325 Bệnh giun 32 Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa..) 60 Suy dinh dưỡng ở trẻ em 380 Nguồn : Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008 - Theo báo cáo về nghiên cứu những tác động kinh tế của khu vệ sinh ở Việt Nam, năm 2008 thì sự đóng góp của việc cải thiện khu vệ sinh trong việc giảm tỷ lệ các bệnh chính, chủ yếu liên quan đến điều kiện vệ sinh nghèo nàn được thể hiện trong bảng sau : 54 Bảng 3.9 : Sự đóng góp của việc cải thiện điều kiện vệ sinh trong việc giảm tỷ lệ các bệnh : Bệnh liên quan đến vệ sinh Sự đóng góp của điều kiện vệ sinh Bệnh tiêu chảy 88% Bệnh đau mắt hột 80% Bệnh giun 100% Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa..) 80% Suy dinh dưỡng ở trẻ em 48% Nguồn : Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008. + Căn cứ vào các báo cáo y tế của trạm y tế xã An Nội, ở đây ta giả định rằng, trong giai đoạn từ 2009- 2015 tỷ lệ các ca bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh giảm như sau: Bảng 3.10 : Dự báo tỷ lệ các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2009- 2015. Bệnh liên quan đến vệ sinh Tỷ lệ giảm hằng năm Bệnh tiêu chảy 0,5% Bệnh đau mắt hột 1% Bệnh giun 2% Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa..) 1% Suy dinh dưỡng ở trẻ em 2% Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả. Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 55 Bảng 3.11 : Lợi ích do giảm chi phí bệnh tiêu chảy Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số người trong xã (người) 7150 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 7959 8023 8087 8152 8217 8283 8349 Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 Số người hưởng lợi từ dự án (người) 2800 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269 Chi phí 1 ca bệnh 1000VND 58.2 62.6 67.3 72.4 77.8 83.7 90.0 96.3 103.0 110.3 118.0 126.2 135.1 144.5 154.6 Khi không có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 Số người mắc bệnh (người) 252 256 258 262 265 271 274 276 278 281 283 285 287 290 292 294 Khi có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 5.5 5 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 Số người mắc bệnh (người) 242 229 218 206 196 183 169 155 140 126 111 96 80 65 49 Số ca bệnh giảm (ca) 14 29 44 59 75 91 107 124 140 157 174 192 209 227 245 Lợi ích do xây dựng NVS( 52.8%) (ca) 8 15 23 31 40 48 57 65 74 83 92 101 110 120 129 Chi phí chữa trị giảm 1000VND 437.3 947.6 1550.4 2254.8 3096.6 4038.8 5103.0 6288.8 7630.7 9144.7 10849.4 12765.5 14915.7 17325.0 20020.8 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000VND 397.6 783.2 1164.8 1540.1 1922.8 2279.8 2618.6 2933.8 3236.2 3525.7 3802.6 4067.5 4320.6 4562.2 4792.8 Tổng 1000VND 41948.2 * Giả định : Lợi ích của việc xây dựng nhà vệ sinh chiếm 60% * 88% = 52,8% Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 56 Bảng 3.12 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh giun Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số người trong xã 7150 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 7959 8023 8087 8152 8217 8283 8349 Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 Số người hưởng lợi từ dự án (người) 2800 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269 Chi phí cho 1 ca bệnh giun 1000 VND 20.93 22.50 24.20 26.02 27.97 30.08 32.00 34.24 36.64 39.20 41.95 44.88 48.02 51.39 54.98 Khi chưa có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 Số người mắc bệnh giun (người) 1120 1138 1147 1163 1180 1206 1219 1227 1237 1247 1257 1267 1277 1287 1297 1308 Khi có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh giun (%) 40 36 32 28 26 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 Số người mắc bệnh giun (người) 1120 1024 917 814 767 723 670 614 557 499 440 380 319 257 195 131 Số ca bệnh giảm ca 114 229 349 413 482 548 614 680 748 817 887 958 1030 1103 1177 Lợi ích do giảm chi phí bệnh tật 1000 VND 2381.4 5160.0 8442.0 10743.0 13489.3 16493.7 19636.4 23292.0 27405.6 32021.8 37194.1 42981.5 49448.7 56666.8 64713.7 Lợi ích do xây dựng NVS (70%) 1000 VND 1667.0 3612.0 5909.4 7520.1 9442.5 11545.6 13745.5 16304.4 19183.9 22415.2 26035.9 30087.1 34614.1 39666.7 45299.6 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000 VND 1515.4 2985.1 4439.8 5136.3 5863.0 6517.2 7053.6 7606.1 8135.9 8642.0 9125.4 9586.7 10026.5 10445.5 10844.4 Tổng 107923.0 * Giả định : Lợi ích do việc xây dựng NVS chiếm 70% * 100% = 70% Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 57 Bảng 3.13: Lợi ích do giảm chi phí bệnh đau mắt hột Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số người trong xã (người) 7150 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 7959 8023 8087 8152 8217 8283 8349 Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 Số người hưởng lợi từ dự án (người) 2800 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269 Chi phí cho 1 ca bệnh 1000 VND 193 207 223 239 257 277 298 320 342 366 392 419 449 480 514 550 Khi không có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Số người mắc bệnh (người) 560 569 573 582 590 603 609 614 618 623 628 633 638 644 649 654 Khi có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 20 18.5 17 15.5 14 12.5 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 Số người mắc bệnh (người) 560 526 487 451 413 377 335 307 278 249 220 190 160 129 97 65 Số ca bệnh giảm (ca) 0 43 86 131 177 226 274 307 340 374 408 443 479 515 551 588 Lợi ích do xây dựng NVS ( 40%) (ca) 17 34 52 71 90 110 123 136 150 163 177 192 206 221 235 Chi phí chữa trị giảm 1000 VND 3534 7658 12528 18221 25023 32636 39273 46584 54811 64044 74388 85963 98897 113334 129427 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000 VND 3213 6329 9413 12445 15538 18422 20153 21732 23245 24692 26073 27390 28647 29844 30984 Tổng 1000 VND 298119 * Giả định : Sự đóng góp của việc xây dựng NVS chiếm 50% * 80% = 40% Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 58 Bảng 3.14 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh ghẻ, ngứa Nội dung Đơn vị Năm 200 0 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số người trong xã (người) 715 0 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 7959 8023 8087 8152 8217 8283 8349 Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 Số người hưởng lợi từ dự án (người) 280 0 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269 chi phí cho 1 ca bệnh 1000VN D 39 42 45 48 52 56 60 64 69 74 79 84 90 96 103 Khi không có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 Số người mắc bệnh (người) 448 455 459 465 472 482 487 491 495 499 503 507 511 515 519 523 Khi có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Số người mắc bệnh (người) 448 427 401 378 354 332 305 276 247 218 189 158 128 97 65 33 Số ca mắc bệnh giảm (ca) 28 57 87 118 151 183 215 247 281 314 348 383 418 454 490 Lợi ích do có NVS (40%) (ca) 11 23 35 47 60 73 86 99 112 126 139 153 167 182 196 Chi phí chữa trị giảm 1000VN D 441. 8 957. 2 1566. 0 2277. 6 3127. 9 4079. 5 5154. 6 6352. 4 7707. 8 9237. 1 10959. 0 12894. 5 15066. 4 17500. 0 20223. 0 Lợi ích chiết khấu 1000VN D 401. 6 791. 1 1176. 6 1555. 6 1942. 2 2302. 8 2645. 1 2963. 4 3268. 9 3561. 3 3841.1 4108.6 4364.2 4608.3 4841.2 Tổng 1000VN D 42371.9 * Giả đinh : Lợi ích do việc xây dựng nhà vệ sinh chiếm 50% * 80% = 40% Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 59 Bảng 3.15 : Lợi ích do giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng Nội dung Đơn vị Nă m 200 0 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số hộ gia đình hưởng lợi từ dự án (hộ) 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 Số trẻ em hưởng lợi từ dự án (%) 560 564 569 574 578 583 587 592 597 602 606 611 616 621 626 631 Chi phí cho 1 ca bệnh giun 1000 VND 246 264 284 306 329 353 380 407 435 466 498 533 570 610 653 Khi chưa có dự án Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 Số trẻ em SDD (người) 179 181 182 184 185 186 188 189 191 193 194 196 197 199 200 202 Khi có dự án Tỷ lệ số trẻ em SDD (%) 32 30 28 26 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 Số trẻ em SDD (người) 179 169 159 149 139 128 117 107 95 84 73 61 49 37 25 13 Số ca bệnh giảm (ca) 11 23 34 46 58 70 83 95 108 121 134 148 161 175 189 Lợi ích do có NVS (28.8%) (ca) 3 7 10 13 17 20 24 28 31 35 39 43 47 50 55 Lợi ích do giảm tỷ lệ SDD 1000 VND 799. 4 1732. 8 2817. 3 4071. 4 5516. 1 7174. 5 9072. 3 11182. 8 13569. 0 16261. 1 19292. 5 22699. 7 26523. 3 30807. 5 35601. 1 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000VN D 726. 7 1432. 1 2116. 7 2780. 8 3425. 1 4049. 8 4655. 5 5216.9 5754.6 6269.4 6761.9 7232.8 7682.8 8112.6 8522.6 Tổng 1000VN D 74740.3 * Giả định : Lợi ích do việc xây dựng NVS chiếm 60% * 48% = 28,8% Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 60 => Lợi ích thu được của việc giảm tỷ lệ các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh là : B1 = 41.948,21+107.922,98+298.119,16+42.371,93+74.740,3 = 565.102,58 nghìn đồng ≈ 565,103 triệu đồng. - Lợi ích thu được do tiết kiệm được thời gian (B2): Giả định rằng: + Thời gian làm việc của một người/ ngày là 8h/ ngày. + Các bệnh này đều trong giai đoạn nghiêm trọng phải nghỉ làm. Căn cứ theo báo cáo nghiên cứu những tác động kinh tế của khu vệ sinh ở Việt Nam – năm 2008, thì thời gian phải nghỉ do mắc các bệnh này được giả định như sau: Bảng 3.16: Số ngày nghỉ làm đối với các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh Các bệnh liên quan đến vệ sinh Số ngày phải nghỉ làm Bệnh tiêu chảy 5 Bệnh đau mắt hột 3 Bệnh giun 1 Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa..) 2 Suy dinh dưỡng ở trẻ 7 Nguồn : Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008 - Công thức tính toán : B2= Số người mắc bệnh * số ngày nghỉ do * giá trị thời gian liên quan đến nhà VS bị bệnh Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 61 Bảng 3.17 : Lợi ích do tiết kiệm được thời gian Nội dung Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị thời gian 1000 VND 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 Bệnh đau mắt hột Số người mắc bệnh người 43 86 131 177 226 274 307 340 374 408 443 479 515 551 588 Số ngày nghỉ bệnh ngày 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 1806 4128 7074 10620 14916 19728 23946 28560 33660 39168 45186 51732 58710 66120 74088 Bệnh tiêu chảy Số người mắc bệnh người 14 29 44 59 75 91 107 124 140 157 174 192 209 227 245 Số ngày nghỉ bệnh ngày 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 980 2320 3960 5900 8250 10920 13910 17360 21000 25120 29580 34560 39710 45400 51450 Bệnh giun Số người mắc bệnh người 114 229 349 413 482 548 614 680 748 817 887 958 1030 1103 1177 Số ngày nghỉ bệnh ngày 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 1596 3664 6282 8260 10604 13152 15964 19040 22440 26144 30158 34488 39140 44120 49434 Bệnh ghẻ ngứa Số người mắc bệnh người 28 57 87 118 151 183 215 247 281 314 348 383 418 454 490 Số ngày nghỉ bệnh ngày 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 784 1824 3132 4720 6644 8784 11180 13832 16860 20096 23664 27576 31768 36320 41160 Tổng giá trị thời gian tiết kiệm được 1000VND 3570 8272 14166 21240 29810 39432 49036 59752 71520 84384 98430 113868 130188 147840 166698 Tổng giá trị thời gian tiết kiệm được sau khi chiết khấu 1000VND 3245. 5 6836. 4 10643. 1 14507. 2 18509. 7 22258. 3 25163. 2 27874. 7 30331. 5 32533. 7 34499. 1 36281. 9 37710. 8 38930. 9 39906. 2 Tổng 1000VN D 379232.1 Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 62 Từ bảng trên ta thấy, lợi ích do việc tiết kiệm thời gian là : B2 = 379.232,13 nghìn đồng ≈ 379,232 triệu đồng  Lợi ích do giảm chi phí mua phân hóa học ( B5) Việc bón phân hóa học chỉ là biện pháp trước mắt để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu chỉ bón đơn thuần phân hóa học thì về lâu dài đất sẽ bị bạc màu, cằn cổi, sức sản xuất của đất giảm dù lượng phân được bón vào càng tăng. Để đảm bảo một nền nông nghiệp phát triển bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn tăng được năng suất cây trồng nên sử dụng chất thải của con người , ủ thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng. Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở nước ta, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, lân và kali. Đây cũng là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi phối hướng sử dụng phân bón. Theo Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Hà Nam: 1ha lúa cần 650 kg phân lân ( P2O5); 105 kg phân kali (K2O); 195 kg phân đạm urê. - Theo báo cáo về nghiên cứu những tác động kinh tế của điều kiện vệ sinh ở nông thôn Việt Nam, năm 2008 thì một người thải ra 0,15 kg phân và 1,5 kg nước tiểu trung bình một ngày. Tổng khối lượng phân và nước tiểu trung bình một người thái ra trong một ngày là : 0,15+1,5=1.65 kg/ người/ngày. Trung bình một hộ gia đình ở xã có khoảng 5 người . =>Tổng khối lượng phân và nước tiểu mà một hộ thải trong một ngày là: 1,65* 5 = 8,25 kg/ hộ/ ngày. Trung bình một tháng có 30 ngày => 3 tháng có 30*3 = 90 ngày. Vậy, tổng khối lượng phân và nước tiểu mà một hộ thải ra sau 3 tháng là : 8,25* 90= 742,5 kg/hộ/3 tháng. Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 63 - Qua điều tra khảo sát tại địa phương, và phỏng vấn một số hộ gia đình trong xã thì : + 100% số hộ gia đình được dự án Phần Lan xây dựng nhà vệ sinh sử dụng lượng chất thải con người như : phân, nước tiểu , qua quá trình ủ phân dùng đế bón cho cây trồng thay thế một phần phân bón hóa học. Quá trình ủ phân được tiến hành trong 3 tháng . Để có thể ủ thành phân hữu cơ và diệt hết vi trùng, vi khuẩn có trong phân người ta sử dụng thêm một số nguyên liệu trong quá trình ủ như gio bếp, trấu, vôi bột, lân … + Khối lượng phân bón hóa học trước và sau khi sử dụng phân hữu cơ được ủ từ phân người là : Bảng 3.18 : Lượng phân bón hóa học sử dụng trước và sau khi sử dụng phân bón hữu cơ. Lượng phân bón hóa học sử dụng (kg) Không sử dụng phân hữu cơ Sử dụng phân hữu cơ Khối lượng phân bón hóa học giảm 1 sào 1 sào 1 sào Đạm 7 6 1 Kali 3 3 0 Lân NPK 20 10 10 Nguồn : Sự điều tra và tổng hợp của tác giả. + Trung bình một khẩu ( người) trong xã được phân 2 sào ruộng.  Một hộ gia đình có 5 người có : 2 *5 = 10 sào. Việc phân chia ruộng này, khoảng hơn 10 năm tiến hành phân chia một lần. Giả sử, từ năm 2000- 2015 không tiến hành phân chia lại ruộng nên mặc dù có sự gia tăng dân số trong những năm đó thì diện tích lúa được phân cũng không thay đổi. Như vậy, tổng diện tích lúa được phân cho 560 hộ gia đình là : 560* 5* 2 = 5.600 sào. - Theo nguồn báo cáo của Cục Quản Lí Giá - Bộ Tài Chính thì giá phân bón hóa học trong giai đoạn 2000- 2007 vẫn duy trì ở mức ổn định, mỗi năm tăng khoảng 5- 12%. Riêng năm 2008, thì giá phân bón hóa học tăng cao vọt do Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 64 những biến động của thị trường thế giới. Nhưng trong những tháng đầu năm 2009, giá phân bón hóa học đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2008. Giả định rằng, giá phân bón hóa học từ năm 2009- 2015 tăng khoảng 7% năm. Trần Bích Hồng Lớp: KTMT - K47 65 Bảng 3.19 : Lợi ích của việc giảm chi phí hóa học Nội dung Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng diện tích lúa của 560 hộ (sào) 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 Khối lượng phân đạm giảm (kg) 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 5600 Giá phân đạm 1000VND/kg 2.60 3.00 3.40 3.80 4.20 4.70 5.10 8.00 6.00 6.40 6.85 7.33 7.84 8.39 8.90 Chi phí mua phân đạm giảm 1000VND 14560 16800 19040 21280 23520 26320 28560 44800 33600 35840 38360 41048 43904 46984 49840 Khối lượng phân NPK giảm (kg) 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 56000 Giá phân NPK 1000VND/kg 1.3 1.35 1.4 1.55 1.7 1.9 2.1 3.7 3.5 3.75 4 4.3 4.6 4.9 5.3 Chi phí mua phân NPK giảm 1000VND 72800 75600 78400 86800 95200 106400 117600 207200 196000 210000 224000 240800 257600 274400 296800 Chi phí mua phân hóa học giảm 1000VND 87360 92400 97440 108080 118720 132720 146160 252000 229600 245840 262360 281848 301504 321384 346640 Lợi ích của việc giảm chi phí hóa học sau khi chiết khấu 1000VND 79418.2 76363.6 73208.1 73820.1 73715.8 74917.0 75003.2 117559.9 97372.8 94782.0 91955.6 89805.5 87335.0 84630.5 82982.9 Tổng 1000VND 1272869.9 Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả 66 Từ bảng trên , ta thấy lợi ích của việc giảm chi phí mua phân bón hóa học là: B3 = 1.272.869,93 nghìn đồng ≈ 1.272,869 triệu đồng. Tổng lợi ích thu được từ dự án xây dựng nhà vệ sinh có thể đo lường được là: B = B1+ B2+ B3 = 565,103 +379,232 +1.272,869 = 2.217,204 triệu đồng.  NPV = B – C  NPV = 2.217,204 - 640,64  NPV = 1.576,564 ( triệu đồng) >0  Dự án có tính khả thi. Với những phân tích và tính toán ở trên ta thấy, đây là một dự án đảm bảo cho sự phát triển bền vững vì nó mang lại hiệu quả kinh tế giảm các chi phí về mắc các bệnh cho người dân ở đây, vừa mang lại hiệu quả xã hội thông qua việc giảm tỷ lệ các bệnh, từng bước xóa đói giảm nghèo, và nó cũng mang lại hiệu quả môi trường thông qua việc làm cho môi trường thôn , xóm trở nên xanh, sạch đẹp hơn. Nói tóm lại, Dự án xây dựng nhà vệ sinh là một dự án mang lại cả hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho cộng đồng dân cư sống ở đây. 67 KIẾN NGHỊ Những lợi ích của việc xây dựng nhà vệ sinh tại tại xã An Nội- huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam mang lại có một ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường ở nơi đây, đặc biệt là những lợi ích trong việc cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân trong xã. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn và nhân rộng mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn này ra toàn xã và các xã lân cận khác , tôi xin đề xuất một số các kiến nghị sau: - Xã hội hóa về vệ sinh môi trường cần được chú trọng và được triển khai rộng rãi hơn nữa. Đẩy mạnh ứng dụng của công nghệ biogas : Song song với việc xây dựng hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh , trong các hộ gia đình đặc biệt là các hộ làm kinh tế chăn nuôi với số lượng gia súc , gia cầm lớn, ổn định hay các hộ làm nghề chế biến tinh bột kết hợp với chăn nuôi... nên xây dựng các hầm biogas để tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong gia đình. Tuy nhiên, việc xây dựng hầm biogas một cách ồ ạt , không đảm bảo kỹ thuật, không tính toán đến rò rỉ độc hại, an toàn cháy nổ sẽ gây ra những hậu quả không lường hết được. Chính vì vậy, để đẩy mạnh việc xây dựng hầm biogas cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân thấy được những lợi ích của công nghệ khí sinh học, giới thiệu về các loại hầm biogas, cách sử dụng và bảo quản hầm ; sự hỗ trợ về kĩ thuật và tiền mặt cho những hộ gia đình có nhu cầu xây dựng. - Phối hợp , lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh môi trường vào trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, y tế, giáo dục, KHHGĐ của xã :  Trong các trường học, tổ chức cho học sinh tham gia tổng vệ sinh , lồng ghép chương trình giáo dục về vệ sinh môi trường vào trong chương trình giáo dục về môi trường.  Công tác thông tin- giáo dục- truyền thông về vệ sinh môi trường phải được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục hơn nữa bằng nhiều hình thức khác nhau như : truyền thông trực tiếp, truyền thông xã hội, tiếp thị 68 xã hội... nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh, những ảnh hưởng tiêu cực của thói quen đi vệ sinh bừa bãi. Đồng thời mở các lớp, chương trình tập huấn, hướng dẫn người dân về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hành vi vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm các nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, việc rửa tay bằng xà phòng có thể giúp giảm gần một nửa các ca bệnh tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc nhiểm khuẩn đường hô hấp. Thế nhưng, thực tế là chỉ khoảng 12% người dân nông thôn Việt Nam có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. - Về mặt nguồn vốn đầu tư : Ngoài việc nhận được nguồn vốn viện trợ của chính phủ Phần Lan, đồng thời chính quyền địa phương cũng nên kêu gọi sự đóng góp của các cơ quan ,tổ chức, cá nhân liên quan trong vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn đặc biệt là kêu gọi hợp tác trong lĩnh vực hợp tác quốc tế , cũng như sự đóng góp của nhân dân để nhân rộng mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh. - Chính quyền địa phương cần phải có những chính sách khuyến khích đầu tư đối với việc nhân rộng mô hình nhà vệ sinh ra toàn xã .  Những chính sách khuyến khích đầu tư đối với các dự án tài trợ cho việc xây dựng nhà vệ sinh nói riêng và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nói chung.  Những chính sách ưu đãi đối với người dân để khuyến khích xây dựng nhà vệ sinh như : chính sách vay vốn, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi , thời gian cho vay vốn dài hạn ...Từ đó, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân , và nâng cao chất lượng sống cho người dân. - Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hợp tác với khu vực tư nhân để huy động khả năng chuyên môn và nguồn lực như khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp các giải pháp vệ sinh môi trường chi phí thấp cho các hộ gia đình nông thôn. 69 KẾT LUẬN Xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là ở những vùng miền núi, nông thôn, những nơi có điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế, và là nơi có tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Nó sẽ cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân ở đó , và giảm phần lớn các loại bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường. Do đó, việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn cần được nhân rộng ra các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, để cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Văn Căn (2003),Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nôn thôn: Những bước đi ban đầu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 2/2003 2. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống Kê Hà Nội,2003. 3. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 4. Ths. Lê Anh Tuấn, Thiết kế định hình nhà vệ sinh nông thôn, Nxb Đại học Cần Thơ, 2005. 5. Trần Võ Hùng Sơn ( chủ biên), Nhập môn phân tích chi phí- lợi ích, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001. 6. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn(2005). Tiếng Anh : 70 1. Carroll R.F. (1977). Low-Cost Sanitation - Compost Toilet for Hot Climates. Building Research Establishment, Garson, Watford, UK. 2. Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008. 3. Peter Morgan (1994). Rural Water Supplies and Sanitation. Blair Reserach Laboratory, Ministry of Health, Harare. The MacMillan Press, Ltd. 71 Các trang Web : 1. truong-nong-thon-khoang-cach-giua-muc-tieu-va-thuc-te.htm 2. 4 3. 4. 5. 6. f 7. 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_26__6332.pdf
Luận văn liên quan