Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dầu hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử dụng. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Tào Sơn là một xã nằm ở cửa ngõ phía đông của huyện Anh Sơn, nằm giữa hai thị trấn Anh Sơn và Đô Lương. Cách cả hai thị trấn khoảng 12km về phía Tây và Đông. Là một xã thuần nông điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Việc thu hẹp đất do nhu cầu chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động rất đáng kể đối với nông hộ. Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất có thể.
Xuất phát từ thực tế trên, đươc sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.Trần Thị Thu Hà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục đích
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất những giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
- Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%
4,7
5
Lao động
Người
2.193
Lao động nông nghiệp
Người
1.776
Lao động CN-XDCB
Người
142
Lao động TM-DV
Người
83
Lao động khác
Người
192
Nguồn[13]
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Hệ thống giao thông của xã ngày càng được mở rộng và không ngừng được hoàn thiện về chất lượng. Đến năm 2009 trên địa bàn xã có 46.6 km đường giao thông. Trong đó tỉnh quản lý 6 km ( đường 7B), xã quản lý 40,6 km.
Chiều dài đường giao thông mặc dù lớn xong chất lượng đường còn thấp. Hiện nay, có 4 km đường đã được nhựa hoá và 3,5 km đường bê tông là các đường giao thông liên xóm, đường 7B đang được nhựa hóa. Trong khi đó giao thông trong nội bộ , đặc biệt là giao thông nội đồng là đường cấp phối.
+ Thủy lợi: Xã có đập lớn với dung tích 1,64 triệu m3 và 6 đập nhỏ. Hiện nay trên địa bàn xã có 2 trạm bơm điện có công suất 410 m3/h, 13 km kênh mương trong đó có 6,9 km được kiên cố hóa, đạt tỷ lệ 53,08 %.
+ Điện: Lưới điện đã đưa đến tận các thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Cả xã có 2 trạm điện, cung cấp đủ cho 100 % hộ trong xã sử dụng.
4.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%
13,2
2
Thu nhập bình quân
Triệu/người/năm
8,8
3
Cơ cấu kinh tế
%
Trong đó: Nông – Lâm – Ngư
%
70,2
Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
%
10
Thương mại – Dịch vụ
%
19,8
Nguồn [11]
4.1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Ngành nông nghiệp: Năm 2009 giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 13,2 tỷ đồng, chiếm 55,23 % tỷ trọng các ngành kinh tế.
Xã Tào Sơn có tổng diện tích tự nhiên 2027,68 ha, chiếm 3,36 % diện tích của toàn huyện. Trong đó đất nông nghiệp là 1755,58 ha chiếm 86,58 % diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Nông nghiệp của xã tập trung vào hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
Năm 2009 toàn xã có 562,42 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 32,04 % diện tích đất nông nghiệp.
- Trồng trọt: Lúa là cây trồng chủ lực của xã, tổng diện tích gieo trồng năm 2009 là 316,06 ha, sản lượng 1668 tấn, năng suất đạt 40,8 tạ/ha.
Trong thời gian gần đây xã đã tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh đồng bộ, nâng cao chất lượng giống lúa nên năng suất lúa bình quân trên địa bàn đạt 40,8 tạ/ha ( năm 2009). Xã đã chuyển một số diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác phù hợp hơn.
Những năm qua, mặc dù tình hình gặp nhiều khó khăn nhưng chính quyền địa phương đã chỉ đạo, tổ chức điều hành đúng quy trình, áp dụng gieo trồng các loại cây trồng mới nhằm phá vỡ tính độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị lớn làm tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Nhờ đó các loại cây như ngô, lạc, rau đậu các loại, đặc biệt là dưa hấu, dưa chuột, bí xanh với nhiều hình thức xen canh luân canh hợp lý, diện tích tương đối cao, cụ thể diện tích cây trồng trong năm 2009 là: ngô 157 ha; lạc 23 ha; rau đậu các loại 177 ha. Góp phần cải thiện cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.
- Chăn nuôi: Trong những năm gần đây địa phương đã đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi. Kết quả tổng đàn lợn trong năm 2009 là 2.781 con đạt 100 % so với kế hoạch năm, hiện nay đàn bò có 1.052 con ( trong đó bò lai sihn 121 con đạt 11,50 %), đàn trâu có 884 con, tổng đàn trâu, bò đạt 74 % so với kế hoạch. Được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương đã duy trì tốt việc chăn nuôi gia cầm trên địa bàn và không để xảy ra dịch bệnh. Tổng đàn gia cầm là 23.901 con. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, vay vốn các dự án để chăn nuôi tăng thu nhập. Tuy nhiên, trong năm qua, sau đợt rét đậm, rét hại đã xảy ra các loại bệnh như: lở mồm lông móng ở trâu bò; dịch tai xanh ở lợn; dịch cúm gia cầm ở gà, vịt đã làm cho số lượng gia súc, gia cầm giảm đáng kể.
- Thuỷ sản: Xã đã tổ chức mở rộng vùng nuôi cá, chuyển đổi các vùng đất khó sản xuất sang nuôi cá. Đến nay trên địa bàn xã có tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 70 ha, sản lượng ước đạt 80 tấn đạt tỷ lệ 94 % tăng 33 % so với cùng kỳ. Chủ yếu nuôi ở đập Khe Chung và một số ao hồ của người dân.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của xã khá lớn 1191,40 ha. Trong đó có 867,90 ha đất rừng sản xuất, 323,50 ha đất rừng phòng hộ được khoanh nuôi và bảo vệ. Hàng năm địa phương đã thực hiện biện pháp chăm sóc và bảo vệ nên các khu rừng phát triển tương đối tốt.
+ Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh, phát huy được tác dụng tích cực trong việc phục vụ sản xuất và đời sống. Đến năm 2009 trên địa bàn của xã hiện có 42 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 71 hộ kinh doanh thương mại, hàng năm thu hút hàng trăm lao động trong và ngoài xã, đã huy động được hàng tỷ đồng nhàn rỗi trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
+ Thương mại và dịch vụ: Thương mại và dịch vụ chiếm 19,8 % trong tỷ trọng kinh tế của xã, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các hoạt động chủ yếu trên địa bàn xã diễn ra tập trung ở chợ trung tâm. Ngoài ra còn diễn ra ở 2 chợ phụ tại đơn vị 8+9 và đơn vị 5.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
- Những thuận lợi:
+ Với vị trí là xã cửa ngõ của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, địa bàn xã phân bố dọc theo sông Lam và quốc lộ 7B nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng trong khu vực.
+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho việc phát triển của các loại cây trồng.
+ Có điều kiện đất đai và nguồn nước thuận tiện cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó, tạo thuận lợi cho phát triển nền sản xuất nông, lâm sản theo hướng tập trung thành những vùng chuyên canh lớn trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
- Những khó khăn:
+ Xã chịu ảnh hưởng chung của khí hậu thời tiết của khu vực miền Trung, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.Đặc biệt, lại nằm trong vùng hoạt động của hiệu ứng Phơn Tây-Nam ( gió Lào). Hàng năm trên địa bàn xã thường xảy ra lụt bão, ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ và hệ thống cây trồng.
+ Phân bố tài nguyên nước không đồng đều giữa hai vụ ( quá nhiều vào mùa mưa, thiếu hụt vào mùa khô) .
+ Tài nguyên đất trên ít đa dạng về chủng loại nên đã hạn chế đáng kể đến việc đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn xã.
4.1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Những thuận lợi:
+ Xã có hệ thống giao thông khá phát triển , phục vụ tốt cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa nông sản với thị trường bên ngoài.
+ Mạng lưới thủy lợi với hệ thống các đập lớn nhỏ, trạm bơm điện và hệ thống kênh mương đã được bê tông hóa phần lớn nên có thể đảm bảo khá tốt nguồn nước tưới cho sản xuất xã.
+ Thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của xã.
+ Nguồn cung cấp điện khá tốt và là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp ( chế biến nông, lâm sản…).
- Những khó khăn:
+ Thu nhập của người dân chỉ đạt mức trung bình nên thiếu vốn cho sản xuất là một trong những nguyên nhân còn hạn chế sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
+ Tỷ lệ hộ lao động nông nghiệp còn cao.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2009 thì tổng diện tích tự nhiên đất đai trong ranh giới hành chính của xã là 2.027,68 ha.
Đất nông nghiệp: 1.755,58 ha, chiếm 86,58 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: 211,78 ha, chiếm 10,44 % tổng diện tích đất tự nhiên
Đất chưa sử dụng: 60,32 ha, chiếm 2,98 % tổng diện tích đất tự nhiên.
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ TÀO SƠN
TT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích đất tự nhiên
2.027,68
100
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
1.755,58
86,58
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
562,42
32,04
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
450,31
1.1.1.1
Đất trồng lúa
CHN
316,06
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
316,06
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
134,25
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
112,11
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.191,40
67,95
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
867,90
1.2.1.1
Đất có rừng tự nhiên sản xuất
RSN
493,90
1.2.1.2
Đất có rừng trồng sản xuất
RST
42,40
1.2.1.3
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
RSK
307,25
1.2.1.4
Đất trồng rừng sản xuất
RSM
24,35
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
323,50
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
1,76
0,10
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
2
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
60,32
2,98
2.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
39,34
2.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
20,98
2.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
Nguồn [13]
Số liệu ở bảng trên cho thấy quỹ đất nông nghiệp của xã năm 2009 chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng diện tích tự nhiên của xã ( 86,58). Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp là rất cao ( 67,95 %). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 32,04 %. So với diện tích đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm một diện tích rất nhỏ ( 0,10 %). Phần lớn lao động trong xã đều sản xuất nông nghiệp, vì vậy bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị đất đai bằng việc sử dụng các loại giống, cây trồng mới có năng suất, chất lượng và tăng định mức đầu tư trên một đơn vị hợp lý là những giải pháp cần thiết cho người nông dân.
Đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được sử dụng để trồng cây hàng năm, nhưng cơ cấu không đa dạng mà chủ yếu là lúa, lạc, sắn. Trong điều kiện vốn và kỹ thuật của nông dân còn hạn chế thì việc trồng cây hàng năm là một hướng đi đúng vì người dân có kinh nghiệm sản xuất, chi phí đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, một cơ cấu cây trồng nghèo nàn sẽ làm gia tăng rủi ro trong thu nhập của người dân khi xẩy ra thiên tai như hạn hán và lũ lụt.
4.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã
Là xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp, cho nên tại đây các loại hình sử dụng đất cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 1.755,58 ha, chiếm 86,58 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất lúa có diện tích là 316,06 ha chiếm 18,00 % diện tích đất nông nghiệp và 56,19 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất nuôi cá nước ngọt là 1,76 ha chiếm 0,1 % diện tích đất nông nghiệp.
Cơ cấu giống cây trồng chính trên địa bàn xã bao gồm:
-Lúa: giống Khang Dân, Nhị ưu 986, Nhị ưu 725, Khải Phong, QƯ1.
-Ngô: B.06, LVN14, CP888, C.919, NK66.
-Lạc: L14, giống địa phương.
-Khoai lang: giống địa phương.
-Sắn: KM94, giống địa phương.
-Dưa hấu: Hắc mỹ nhân 0386, Hắc mỹ nhân 755 An Tiêm 109, An Tiêm 108
- Dưa chuột: 365, 103...
- Các loại cây ăn quả như: chè thực phẩm, vải, cam, quít, và các loại cây ăn quả khác...
Trên đất nông nghiệp hiện đang có một số loại hình sử dụng đất sau:
Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính
STT
Loại cây trồng
Kiểu sử dụng
1
Lúa
Chuyên canh ( Lúa xuân - Lúa mùa ).
Luân canh ( Lúa – Ngô đông ).
2
Ngô
Chuyên canh
Luân canh ( Ngô – Lúa, Ngô – Lạc ).
3
Lạc
Luân canh ( Lạc – Ngô ).
4
Sắn
Chuyên canh
(Nguồn: Điều tra và thu thập)
4.3.2. Hiệu quả sản xuất của đất
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai. Nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4: Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị tổng sản lượng NLN
Triệu đồng
14.487,9
13.741,7
13.081,5
Diện tích đất nông nghiệp
Ha
1.768,25
1761,74
1.755,58
Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Triệu đồng / ha
8.1934
7.8000
7.4513
Nguồn[9], [10], [11], [13].
Theo bảng 4.16 cho thấy giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đang giảm dần theo các năm. Do sản lượng bị giảm sút nhất là cây lúa cây trồng chủ lực của xã. Làm cho giá trị sản lượng nông nghiệp giảm, mặc dù diện tích đất nông nghiệp tăng dần qua các năm. Do vậy cần bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và cần chú trọng các biện pháp phòng tránh thiên tai và dịch bệnh phù hợp với địa phương.
4.3.3. Hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất phản ánh khả năng khai thác sức sản xuât của đất đai của người dân địa phương thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ sử dụng đất và hệ số sử dụng đất.
4.3.3.1. Cơ cấu sử dụng đất
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Tào Sơn năm 2009
Nguồn [13]
Tào Sơn là một xã nông nghiệp với 86,58 % diện tích đất nông nghiệp. Lao động và thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Trong khi đó một diện tích đất chưa sử dụng khá lớn ( 2,98 %) chưa được khai thác triệt để. Tuy nhiên, đây là loại đất khó khai thác chỉ được khai thác một diện tích nhỏ cho nông nghiệp đó là trồng rừng và nuôi trông thủy sản nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, nên có thể đưa phần lớn diện tích vào sử dụng với mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy, trong tương lai đất nông nghiệp sẽ không tăng thêm mà còn bị giảm xuống do quá trình đô thị hóa. Điều đó sẽ dẫn đến một điều là cơ cấu sử dụng đất sẽ bất hợp lý. Trong tương lai cần có chính sách bảo vệ hoặc có thể mở rộng những diện tích có thể sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân.
4.3.3.2. Tỷ lệ sử dụng đất:
Bảng 4.5: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Diện tích đất nông nghiệp
ha
1.768,25
1761,74
1.755,58
Tổng diện tích đất tự nhiên
ha
2.027,68
2.027,68
2.027,68
Tỷ lệ sử dụng đất
%
87,20
86,88
86,58
Nguồn [13]
Là một xã bán sơn địa tỷ lệ sử dụng đất của xã ở mức khá. Nhưng đang có nguy cơ giảm dần qua các năm.
Nguyên nhân có xu hướng giảm như vậy là do quá trình đô thị hoá và gia tăng dân số làm cho một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác như : đất ở, đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình công cộng…Kéo theo tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Việc đất nông nghiệp giảm như vậy có tác động to lớn đối với người dân trong xã vì khoảng 80% dân số của xã là sản xuất nông nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nếu tiếp tục giảm như vậy sẽ không đảm bảo an ninh lương thực cho xã.
Tuy nhiên, việc giảm như vậy cũng hợp lý đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm qua và trong tương lai vì nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật tạo tiền đề cho sự phát triển, góp phần nâng cao mức sống của người dân, thay đổi bộ mặt xã hội. Do vậy, bên cạnh những kết quả đạt đựơc thì thời gian tới UBND xã cần cố gắng để có những biện pháp cải tạo, phục hoá đất chưa sử dụng thông qua kế hoạch hằng năm đưa quỹ đất chưa sử dụng đem vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhằm khai thác triệt để quỹ đất hiện có phù hợp với tiềm năng của địa phương.
4.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất được biểu hiện trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định với một khối lượng sản phẩm tạo ra xác định.
4.3.2.1. Mức đầu tư của hộ nông dân trên một đơn vị diện tích.
Trong các hoạt động kinh tế, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nó là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình kế hoạch của mình. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.
Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái của cả vùng.
* Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng Lúa:
Biểu đồ 4.2 : Mức đầu tư cho LUT trồng lúa
( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)
( Nguồn: điều tra nông hộ )
Từ biểu đồ cho thấy:
So với mức đầu tư quy định của xã thì nhóm nghèo chỉ đạt 94,19 % so với mức đầu tư của xã. Nhóm trung bình đạt 99,70 %, nhóm khá – giàu có mức đầu tư cao hơn hẳn đạt 105,21 % so với quy định.
* Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng Ngô:
Biểu đồ 4.3 : Mức đầu tư cho LUT trồng ngô
( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)
( Nguồn: điều tra nông hộ)
Từ biểu đồ cho thấy:
Đối với loại hình sử dụng đất trồng ngô, nhóm nghèo có mức đầu tư 10.762 triệu đồng/ha so với mức quy định của xã chỉ đạt 96,09 %. Nhóm trung bình so với quy định của xã thì cao hơn là 100,38 %. Nhóm khá – giàu cao hơn nữa đạt 102,59 % so với quy định của xã.
* Mức đầu tư của LHSDĐ trồng lạc:
Biểu đồ 4.4: Mức đầu tư cho LUT trồng lạc
( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)
( Nguồn: điều tra nông hộ )
Từ biểu đồ cho thấy:
Có sự chênh lệch giữa mức đầu tư của các nhóm hộ so quy định của xã. Nhóm nghèo có mức đầu tư thấp hơn so với quy định chỉ bằng 97,59 %. Nhóm trung bình cao hơn so với quy định đạt 101,09 %. Nhóm khá – giàu đạt 103,34 % so với quy định.
* Mức đầu tư của LHSDĐ trồng sắn:
Biểu đồ 4.5: Mức đầu tư cho LUT trồng Sắn
( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)
( Nguồn: điều tra nông hộ )
Từ số liệu ở biểu đồ có thể thấy: mức đầu tư của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Cũng như có sự chênh lệch giữa mức đầu tư của từng nhóm hộ với mức đầu tư quy định của xã.
Cụ thể:
Nhóm nghèo có mức đầu tư bằng 94,05 % so với quy định của xã.
Nhóm trung bình đạt 96,62 % so với quy định.
Nhóm khá – giàu đạt 106,08 % so với quy định.
Qua số liệu điều tra cho thấy giữa các nhóm hộ mức đầu tư có sự chênh lệch. Trong các loại chi phí thì giống nhau về giống, công lao động. Nhưng khác nhau về chi phí đầu tư nên chỉ so sánh về mức đầu tư giữa các nhóm hộ.
Do khả năng kinh tế của các nhóm hộ khác nhau nên có sự chênh lệch về mức đầu tư. Cùng với sự chênh lệch mức đầu tư giữa các nhóm hộ thì giữa mức đầu tư quy định của xã với các nhóm hộ cũng có sự khác nhau.
* Nhóm nghèo
Đây là nhóm có mức đầu tư thấp nhất. sở dĩ như vậy là do khả năng kinh tế của hộ không cho phép đầu tư cao. Tuy hợp tác xã cho tạm ứng lân và giống nhưng các chi phí khác như đạm, kali, thuốc bảo vệ thực vật thì thường mua ở đại lý nên khả năng chủ động không cao. Do các đại lý thường ít cho nợ, hoặc có cho thì hộ cũng không đầu tư cao vì thời hạn trả nợ thường lấy vào dịp thu hoạch. Nên do tâm lý các hộ không dám đầu tư như hộ trung bình và khá, giàu.
* Nhóm trung bình
Cũng giống như nhóm nghèo các hộ trong nhóm trung bình cũng được tạm ứng lân và giống. Đây là nhóm có khả năng chủ động trong việc mua vật tư ở mức trung bình, khá. Người dân chủ động hơn nên việc đầu tư cũng thuận tiện hơn.
* Nhóm khá – giàu
Đây là nhóm có mức đầu tư cao nhất. khả năng kinh tế của nhóm này rất thuận lợi cho việc đầu tư. Khả năng chủ đông của hộ rất cao. Nếu cần đầu tư vào những thời điểm như thúc đòng, bón lót… thì hộ đầu tư kịp thời và thường cao hơn các nhóm khác. Hơn nữa, nhận thức của hộ trong việc đầu tư cũng khác hơn, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn các hộ trong nhóm nghèo và trung bình.
Tuy nhiên, nhìn chung tình hình đầu tư của người dân vẫn chưa hợp lý và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Người dân thường quan tâm nhiều hơn đến các loại đất tốt và hạn chế đầu tư đối với loại đất xấu. Không chỉ vậy, do nhận thức của người dân chưa cao nên họ đã lạm dụng về phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất bị thoái hoá và kết quả sản xuất vì vậy đem lại không cao. Do đó, việc đầu tư hợp lý là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
4.3.2.2 . Diện tích, năng suất, của một số loại cây trồng chính
Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính
Bảng 4.6: Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính
Loại cây
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Cây lúa
378,9
54
415,6
50,9
413
40,8
Cây ngô
134
38
171,7
36
210
40
Cây lạc
26
23
22,3
23
23
24
Cây sắn
56
270
60
280
53
300
Nguồn [9], [10], [11]
Biểu đồ 4.6: So sánh bình quân năng suất lúa của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
( Đơn vị tính: tạ/ha)
Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]
So với bình quân năng suất của toàn huyện và toàn tỉnh thì năng suất lúa bình quân của xã có sự thay đổi qua các năm.
Năm 2007 đạt 108,35 % cao hơn năng suất bình quân của huyện và 115,56 % so với bình quân năng suất của tỉnh.
Năm 2008 năng suất bình quân của xã cao hơn bình quân của huyện và tỉnh, đạt 115,68 % so với bình quân năng suất của huyện nhưng gần bằng bình quân năng suất của tỉnh đạt 99,73 %.
Năm 2009 năng suất bình quân của xã thấp hơn chỉ đạt 80,03 % so với bình quân của huyện và 83,15 % so với bình quân năng suất toàn tỉnh.
Nguyên nhân:
- Xã có đất phù sa nội đồng được bồi đắp hàng năm phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
- Có hệ thống công trình thủy lợi và giao thông nội đồng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa.
- Năm 2008 tuy năng suất bình quân của huyện giảm xuống nhưng năng suất bình quân của xã vẫn cao hơn do sau khi gieo trồng lại thì được sự chăm sóc của người dân nên năng suất cao hơn.
- Năm 2009 năng suất giảm và thấp hơn so với bình quân của huyện, tỉnh do bệnh “ vàng lùn, lùn xoắn lá ” làm năng suất của xã giảm mạnh.
Biểu đồ 4.7: So sánh bình quân năng suất ngô của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
( Đơn vị tính: tạ/ha)
Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]
Bình quân năng suất ngô của xã năm 2007 chỉ đạt 86,96 % so với bình quân năng suất của huyện nhưng lại cao hơn bình quân năng suất toàn tỉnh đạt 109,83 %.
Năm 2008 năng suất giảm so với năm 2007 chỉ đạt 82,32 % so với bình quân năng suất toàn huyện và 103,75 % bình quân chung toàn tỉnh.
Năm 2009 bình quân năng suất của xã, huyện và tỉnh đều tăng lên. Năng suất bình quân của xã đạt 83,72 % so với bình quân năng suất toàn huyện và 110,19 % so với bình quân năng suất toàn tỉnh.
Nguyên nhân:
- Xã có một diện tích bãi bồi ven sông Lam và diện tích đất màu nội đồng thích hợp cho trồng ngô.
- Người dân đã đưa giống mới vào sản xuất nên cho năng suất cao.
- Những năm gần đây còn gieo trồng ngô đông trên đất lúa, điều kiện đất mới, ít sâu bệnh nên năng suất cao hơn.
- Bình quân năng suất của xã thấp hơn bình quân năng suất của huyện là do bãi bồi ven sông Lam bị ngập lụt hàng năm khó khăn trong việc bố trí mùa vụ cũng như thu hoạch của người dân.
Biểu đồ 4.8: So sánh bình quân năng suất lạc của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
( Đơn vị tính: tạ/ha)
Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]
Bình quân năng suất lạc của xã cao hơn hẳn so với bình quân năng suất của huyện và tỉnh.
Năm 2007 đạt 117,65 % so với bình quân năng suất của huyện và 116,22 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.
Năm 2007 đạt 121,05 % so với bình quân năng suất của huyện và 105,31 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.
Năm 2007 đạt 117,07 % so với bình quân năng suất của huyện và 107,82 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.
Nguyên nhân:
- Xã có điều kiện đất đai phù hợp với loại hình sử dụng đất trồng lạc: bãi bồi ven sông Lam, đất phù sa nội đồng được bồi đắp hàng năm.
- Đây là cây trồng lâu năm nên người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.
- Hiện nay, người dân đưa vào sản xuất loại giống lạc mới L14 cho năng suất cao.
* Cây sắn
Biểu đồ 4.9: So sánh bình quân năng suất sắn của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
( Đơn vị tính: tạ/ha)
Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]
Năm 2007 đạt 79,64 % so với bình quân năng suất của huyện và 71,25 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.
Năm 2008 đạt 81,39 % so với bình quân năng suất của huyện và 90,32 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.
Năm 2009 đạt 87,72 % so với bình quân năng suất của huyện và 93,75 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.
Nguyên nhân:
- Là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng dài nên người dân ít chăm sóc.
- Đất trồng sắn chủ yếu là đất kém màu mỡ, không trồng được loại cây khác người dân mới trồng sắn.
- Giống chủ yếu là giống địa phương nên năng suất thấp.
- Sắn chủ yếu để dùng trong chăn nuôi ít dùng để bán nên người dân không chú trọng đầu tư.
b. Năng suất của một số cây trồng chính ở quy mô nông hộ
* Cây lúa
Biểu đồ 4.10: So sánh bình quân năng suất lúa giữa các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã
( Đơn vị tính: tạ/ha)
( Nguồn điều tra nông hộ )
Năng suất của các nhóm hộ có sự chênh lệch và chênh lệch với năng suất bình quân của xã. Sở dĩ như vậy bởi mức đầu tư của các hộ khác nhau nên năng suất cũng khác nhau.
Tuy mức đầu tư giữa các nhóm hộ không chênh lệch là mấy nhưng năng suất lại có sự chênh lệch đáng kể, nhất là giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. So với bình quân năng suất của xã thì nhóm nghèo chỉ đạt 92,60 %, trong khi đó nhóm giàu đạt 100,81 %. Nhóm trung bình năng suất cũng thấp hơn bình quân năng suất của xã chỉ đạt 94,26 %.
* Cây ngô
Biểu đồ 4.11: So sánh bình quân năng suất ngô giữa các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã
( Đơn vị tính: tạ/ha)
( Nguồn điều tra nông hộ)
Cây trồng chính của xã sau cây lúa là ngô. Chiếm diện tích lớn thứ hai sau cây lúa. Cũng như cây lúa năng suất của cây ngô cũng có sự khác nhau giữa bình quân năng suất của xã với các nhóm hộ và giữa các nhóm hộ với nhau.
Năng suất của nhóm nghèo so với bình quân năng suất của xã đạt 97,93 %, nhóm trung bình cao hơn đạt 102,83 %, nhóm khá – giàu cao nhất đạt 107,73 %.
* Cây lạc
Biểu đồ 4.12: So sánh bình quân năng suất lạc giữa các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã
( Đơn vị tính: tạ/ha)
( Nguồn điều tra nông hộ)
Trong những năm gần đây nhân dân đã thay thế giống lạc địa phương bằng giống lạc L14 cho năng suất cao, khả năng chống chịu khá vào gieo trồng đại trà. Năng suất của nhóm giàu cao nhất đạt 103,25 % so với bình quân năng suất của xã, nhóm nghèo chỉ đạt 84,38 %, nhóm trung bình đạt 92,23 %.
* Cây sắn
Biểu đồ 4.13: So sánh bình quân năng suất sắn giữa các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã
( Đơn vị tính: tạ ha)
( Nguồn điều tra nông hộ )
Năng suất sắn tăng dần qua các năm. Do người dân đã đưa vào sản xuất loại giống mới trên một số diện tích.
Nhóm khá – giàu sở dĩ năng suất cao hơn các nhóm khác bởi một số hộ trong nhóm đã thay thế loại giống địa phương bằng giống sắn KM14 nên năng suất cao hơn hẳn. Nên đạt 100,77 % so với bình quân năng suất của xã. Nhóm trung bình đạt 95,83 %, nhóm nghèo chỉ đạt 87,73 %.
Bảng 4.7. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lúa
Nhóm hộ
Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%)
Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%)
Nghèo
94,19
92,06
Trung bình
99,70
94,26
Khá – giàu
105,21
100,81
Từ bảng cho ta thấy:
Mức đầu tư có giá trị % cao hơn giá trị % của năng suất, giữa các nhóm hộ khác nhau thì mức chênh lệch cũng khác nhau.
Bảng 4.8. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây ngô
Nhóm hộ
Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%)
Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%)
Nghèo
97,59
97,93
Trung bình
101,09
102,83
Khá – giàu
103,34
107,73
Từ bảng trên cho thấy:
Bình quân năng suất có giá trị % cao hơn % của mức đầu tư trung bình , giữa các nhóm hộ thì mức chênh lệch cũng khác nhau.
Bảng 4.9. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lạc
Nhóm hộ
Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%)
Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%)
Nghèo
97,59
84,38
Trung bình
101,09
92,23
Khá – giàu
103,34
103,25
Từ bảng trên cho thấy:
Bình quân năng suất có giá trị % cao hơn % của mức đầu tư trung bình , giữa các nhóm hộ thì mức chênh lệch cũng khác nhau.
Bảng 4.10. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây sắn
Nhóm hộ
Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%)
Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%)
Nghèo
94,05
87,73
Trung bình
96,62
95,83
Khá – giàu
106,08
100,77
Từ bảng trên cho thấy:
Bình quân năng suất có giá trị % thấp hơn % của mức đầu tư trung bình , giữa các nhóm hộ thì mức chênh lệch cũng khác nhau. * Nguyên nhân:
- Khoảng cách từ khu dân cư đến ruộng khá xa nhất là đối với các xóm 1, 10, 8, 9. Giao thông nội đồng còn kém gây ra khó khăn cho người dân khi sản xuất cũng như thu hoạch. Nhất là phát hiện bệnh không kịp thời ảnh hưởng đến năng suất.
- Do nhóm khá – giàu có tiềm lực về vốn nên họ luôn đầu tư đúng thời vụ và từng thời kỳ sinh trưởng của cây, cũng như khi có bệnh dịch thì họ chủ động trong việc phun thuốc, dập dịch…Còn nhóm nghèo cũng đầu tư tuy có ít hơn, nhưng do khi cần thì không bón đến lúc bón thì cây hấp thụ không tối đa, do đó năng suất không bằng các nhóm còn lại. Vì đầu tư ban đầu thì được tạm ứng từ hợp tác xã nhưng đến thời kỳ chăm sóc thì thường mua ở đại lý. Đại lý thường không cho nợ vì vậy nhóm nghèo gặp khó khăn làm việc bón phân, phun thuốc không đúng thời điểm làm năng suất giảm đáng kể.
4.3.2.3 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính
a. Giá trị sản xuất của một số loại hình sử dụng đất chính của xã
Trên địa bàn xã có nhiều loại hình sử dụng đất nhưng chỉ có 5 loại hình luân canh phổ biến nên chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của 5 loại hình là: Lúa đông xuân – lúa mùa, lúa hè thu – ngô đông, ngô đông xuân – ngô hè thu, lạc đông xuân – ngô hè thu và chuyên canh sắn.
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ
( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm )
Loại hình sử dụng đất
Chi phí sản xuất
Nhóm nghèo
Nhóm trung bình
Nhóm khá- giàu
Lúa Đông xuân – lúa mùa
16,370
17,328
18,286
Lúa hè thu– ngô đông
13,747
14,707
15,416
Ngô đông xuân – ngô hè thu
11,124
12,086
12,582
Lạc đông xuân– ngô hè thu
16,289
17,164
17,664
Chuyên canh sắn
4,251
4,367
4,637
( Nguồn: Điều tra và thu thập)
Số liệu ở bảng cho thấy:
* Cùng loại hình sử dụng đất thì chi phí sản xuất có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu. Do nhóm khá giàu có chủ động hơn về nguồn vốn.
* Cùng nhóm hộ nhưng chi phí sản xuất giữa các loại hình sử dụng đất khác nhau thì khác nhau.
Các nhóm hộ đều có mức đầu tư cao nhất ở loại hình sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa mùa, thấp nhất ở loại hình sử dụng đất trồng sắn. Vì lúa là cây trồng chủ lực của xã nên người dân tập trung đầu tư.
Bảng 4.12. Giá trị sản xuất của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ
( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm )
Loại hình sử dụng đất
Giá trị sản xuất
Nhóm nghèo
Nhóm trung bình
Nhóm khá- giàu
Lúa Đông xuân – lúa mùa
29,744
30,768
32,904
Lúa hè thu – ngô đông
32,499
33,893
35,843
Ngô đông xuân – ngô hè thu
33,376
34,709
36,905
Lạc đông xuân – ngô hè thu
37,877
40,659
43,705
Chuyên canh sắn
15,792
17,250
18,138
( Nguồn: Điều tra và thu thập )
Số liệu ở bảng cho thấy:
* Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị sản xuất có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu.
* Cùng nhóm hộ nhưng giá trị sản xuất giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau.
Các nhóm hộ đều có giá trị sản xuất cao nhất ở loại hình sử dụng đất lạc đông xuân – ngô hè thu, thấp nhất ở loại hình sử dụng đất trồng sắn.
Do lạc có giá thành cao dễ tiêu thụ, ngô luân canh với lạc cho năng suất cao hơn nên giá trị sản xuất cao hơn.
Bảng 4.13. Giá trị gia tăng của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ
( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm )
Loại hình sử dụng đất
Giá trị gia tăng
Nhóm nghèo
Nhóm trung bình
Nhóm khá- giàu
Lúa Đông xuân – lúa mùa
13,374
13,440
14,618
Lúa hè thu – ngô đông
18,752
19,186
20,427
Ngô đông xuân – ngô hè thu
21,353
22,623
24,323
Lạc đông xuân – ngô hè thu
21,588
23,495
25,799
Chuyên canh sắn
11,541
12,613
13,343
( Nguồn: Điều tra và thu thập )
Số liệu ở bảng cho thấy:
* Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị gia tăng có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu.
* Cùng nhóm hộ nhưng giá trị gia tăng giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau cao nhất ở loại hình sử dụng đất lạc đông xuân – ngô hè thu, thấp nhất ở loại hình chuyên canh sắn.
Là loại hình cho giá trị sản xuất cao nhất nên lạc đông xuân – ngô hè thu cho giá trị gia tăng cao nhất, tuy có chi phí đầu tư thấp nhất nhưng loại hình chuyên canh sắn không mang lại lợi nhuận cao bởi giá thành thấp nên cho giá trị gia tăng thấp nhất.
b. Giá trị ngày công
Qua điều tra và tính toán giá trị ngày công của một số cây trồng ở Tào Sơn thể hiện qua bảng 4.13, 4.14, 4.15:
Bảng 4.14. Giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ
( Đơn vị tính: 1000đ/ha)
Loại hình sử dụng đất
Giá trị ngày công
Nhóm nghèo
Nhóm trung bình
Nhóm khá- giàu
Lúa Đông xuân – lúa mùa
44,58
44,80
48,73
Lúa hè thu – ngô đông
75,01
79,26
81,71
Ngô đông xuân – ngô hè thu
89,95
94,26
101,35
Lạc đông xuân – ngô hè thu
98,13
106,80
117,27
Chuyên canh sắn
115,41
126,13
133,43
Từ số liệu ở bảng cho ta thấy:
* Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị ngày công tăng từ nhóm nghèo đến trung bình và cao nhất là nhóm khá – giàu.
* Cùng nhóm hộ nhưng giá trị ngày công giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau cao nhất ở loại hình sử dụng đất chuyên canh sắn, thấp nhất ở loại hình lúa Đông xuân – lúa mùa.
- Giá trị ngày công của sắn là cao nhất trong các loại hình sử dung đất. Sở dĩ cao như vậy là do mức đầu tư thấp không phải đầu tư giống hoặc có cũng không đáng kể, năng suất lại cao. Nên lợi nhuận cao mà công lao động lại ít. Chủ yếu chỉ tốn công lúc gieo trồng và thu hoạch trong khi đó thời gian sinh trưởng của sắn là 9 – 11 tháng. Tuy cho giá trị ngày công cao nhưng đây là loại hình không được người dân áp dụng nhiều vì giải quyết lao động ít, quay vòng vốn chậm.
- Loại hình lúa Đông xuân – lúa hè thu là loại hình sử dụng đất phổ biến ở xã nhưng lại cho giá trị ngày công thấp nhất vì:
+ Do chi phí đầu tư cho lúa như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao trong khi đó giá cả nông sản không được cao lắm.
+ Lúa trồng xa khu dân cư với lại địa hình phức tạp nên khó khăn trong việc vận chuyển lúa sau khi thu hoạch.
+ Công chăm sóc nhiều ( 300 công) trong khi đó chi phí đầu tư cao mà giá trị sản xuất lại thấp.
4.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.
Xem xét loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất. Góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, cũng như vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Theo kết quả điều tra, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động của gia đình. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở các hộ được phỏng vấn hầu hết thường từ 2 đến 4 người, nhưng đa số là 3 người. Ở những hộ nghèo thiếu lao động là 1 người. Tuy nhiên, với những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn thì việc sử dụng lao động gia đình không thể đáp ứng được nhất là ở những thời điểm có nhu cầu lao động cao. Đặc điểm rõ nét của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên rất cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Do đó thường vào mùa vụ số lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
* Loại hình sử dụng đất trồng lúa đông xuân – lúa hè thu:
Sản xuất lúa cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh. Khả năng đáp ứng lao động là 300 công/ha/năm( tập trung vào một số thời điểm như làm đất, chăm bón và thu hoạch), đạt ở mức khá. Việc đầu tư công lao động trong loại hình sử dụng đất này không thường xuyên, vẫn còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu làm đất, gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi.
Mặt khác đây là cây trồng truyền thống của dân ta bao đời nay nên người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Trong thực tế, sản xuất lúa trên địa bàn xã với năng suất tương đối nhưng chưa mang tính hàng hoá, chủ yếu giải quyết nhu cầu lao động và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Có thể nói loại hình sử dụng đất có hiệu quả xã hội chưa cao.
* Loại hình sử dụng đất lúa – ngô đông:
Đây là loại hình mới được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây. Trên một số chân đất không thể trồng 2 vụ lúa vào thời điểm vụ đông thì đưa cây ngô vào sản xuất. Vừa tăng diện tích canh tác, vừa giải quyết công lao động cho người dân. Hơn nữa, cho giá trị sản xuất lại cao hơn trồng thuần lúa nên tăng thu nhập cho người dân.
* Loại hình sử dụng đất ngô đông xuân – ngô hè thu:
Ngô là loại cây trồng chỉ đứng sau cây lúa nhất là vùng bãi bồi ven sông Lam, đây là cây trồng chính. Là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, khá phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của địa phương nên được người dân chú trọng đầu tư. Mặt khác, sản xuất ngô đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nâng cao đời sống của người dân.
Loại hình sử dụng đất này thu hút nguồn nhân lực tại chỗ ở mức khá ( 240 công/ha/năm) tập trung vào thời điểm như chăm sóc, thu hoạch. Cho thu nhập cao nhưng không yêu cầu cao về lao động nên người dân có thể đầu tư thời gian nhàn rỗi vào sản xuất ngành nghề khác. Vì vậy, loại hình sử dụng đất này có tính bền vững về mặt xã hội.
* Loại hình sử dụng đất lạc - ngô:
Đây là loại hình sử dụng đất sử dụng khá nhiều công lao động (220 công/ha/năm). Loại hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhân dân trong những năm gần đây và thu hút được khá nhiều lao động dư thừa trong nhân dân. Thu nhập từ loại hình sử dụng đất lạc – ngô trong những năm qua đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xã hội.
* Loại hình sử dụng đất trồng Sắn:
Sắn là loại cây có thời gian sinh trưởng dài 9-11 tháng nên không thể luân canh với các loại cây trồng khác. Do vậy, đây là loại hình có yêu cầu về lao động ít nhất 100 công/ha/năm. Chỉ chủ yếu tập trung vào thời gian gieo trồng và thu hoạch. Nên đây là loại hình có tính bền vững về xã hội thấp.
4.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là bền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Đánh giá tính bền vững về mặt môi trường là một việc làm quan trọng, qua đó giúp cho ta biết được phương thức canh tác đã hợp lý hay chưa, vấn đề sử dụng đất còn gì bất cập hay không? Và từ đó ta có thể hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực của loại hình sử dụng đất đó gây ra cho môi trường xung quanh.
* Hệ số sử dụng đất:
Biểu đồ 4.14: Hệ số sử dụng đất giai đoạn 2007-2009
( Đơn vị tính: lần)
Hệ số sử dụng đất hay còn gọi cách khác là số vụ /năm, là một xã bán sơn địa thì dựa vào bảng cho ta biết hệ số sử dụng đất của xã ở mức trung bình. Nguyên nhân là do:
- Hầu hết là diện tích đất trồng lúa trồng được 2 vụ còn lại các diện tích trồng màu khác chỉ trồng được 1 vụ do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Đất đai không đa dạng nên khó khăn trong việc bố trí cây trồng làm giảm diện tích gieo trồng.
- Địa hình thường bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
- Người dân thiếu vốn để đầu tư sản xuất.
- Người dân còn thiếu kiến thức về khoa học kĩ thuật.
- Phần lớn diện tích đất đai là đồi núi, nên diện tích đất canh tác ít.
Trong tương lai, khi dân số ngày càng tăng lên dẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng lớn. Do vậy vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất là điều rất cần thiết, trong thời gian tới cần có sự thay đổi cây trồng phù hợp để nâng số vụ gieo trồng trong năm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chọn lựa những giống cây trồng có giá trị và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nâng cao hệ số sử dụng đất.
4.4. Đề xuất sử dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp
*. Giải pháp về chính sách
- Về phía nhà nước: có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ giá vật tư cho nông dân.
- Về phía chính quyền xã: có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất.
*. Giải pháp về thị trường
- Củng cố hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.
- Thành lập các tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các điểm thu mua tại các thôn.
- Tăng cường nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường trong huyện và các vùng khác trong tỉnh.
*. Giải pháp về tín dụng
- Thành lập các tổ tín dụng
- Kết hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay.
- Ưu tiên phân bố cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội và có lãi suất hợp lý.
*. Giải pháp kỹ thuật
- Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao các công nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.
- Xây dựng các mô hình thâm canh sản xuất có hiệu quả và nhân rộng các mô hình trên địa bàn xã.
- Tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất hợp lý, đặc biệt là các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Hợp tác xã nên nghiên cứu kỹ giống trước khi đưa vào sản xuất tránh hiện tượng giống bị bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất như giống lúa QƯu 1 bị bệnh “ vàng lùn, lùn xoắn lá ” năm 2009.
*. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn xã. Cụ thể ở cánh đồng Lôi Thần, Cây Trồng.
- Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi từ trạm bơm nước về các xứ đồng ( nhất là ở địa bàn xóm 12) và xứ đồng Hương Điền, Trọt.
- Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã. Cụ thể ở xóm 2, xóm 11 và xóm 12.
4.5. ĐỀ XUẤT NHỮNG LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CÓ TRIỂN VỌNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.5.1. Cơ sở đề xuất các loại hình có triển vọng tại địa phương
- Những khó khăn trong việc sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ và của địa phương.
- Tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã.
- Hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất.
- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.
- Các quy định của pháp luật về đất đai và các chủ trương, chính sách của huyện, xã.
- Dựa vào trình độ thực tế của các nông hộ tại địa phương
4.5.2. Đề xuất các loại hình có triển vọng của địa phương
Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý không những giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mà còn hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các yếu tố thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất và sản lượng cao, giảm thiểu chi phí nâng cao thu nhập của người dân, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tào Sơn, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, đồng thời căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất, hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đem lại và trình độ thâm canh của người dân địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất như sau:
- Loại hình sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa mùa với các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai trong vùng như: Giống lúa Khải Phong, Nhị Ưu 725, Nhị Ưu 986, ở các diện tích đất chủ động tưới tiêu nhằm góp phần ổn định an ninh lương thực.
- Loại hình sử dụng đất lúa Hè thu – ngô đông vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân, vừa tăng tỷ lệ sử dụng đất.
- Loại hình sử dụng đất ngô Đông xuân – ngô Hè thu với các giống ngô cho năng suất cao như: LVN14, NK66…nhất là trên diện tích bãi bồi ven sông Lam.
- Loại hình sử dụng đất lạc Đông xuân – ngô Hè thu đây là loại hình cho giá trị kinh tế cao nên cần phải duy trì vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An , tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Thuận lợi
+ Xã Tào Sơn có tuyến quốc lộ 7B chạy qua nên khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.
+ Có diện tích đất đai khá rộng là điều kiện cơ bản và tốt nhất để sản xuất nông nghiệp. Đất đai tương đối màu mỡ nên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng nông lâm nghiệp, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau.
+ Có diện tích ao, hồ, sông, suối khá lớn tạo cho vùng có một nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu tương đối đầy đủ.
+ Nguồn lao động của xã khá dồi dào, có kinh nghiêm, cần cù, chịu khó sản xuất. Đồng thời có đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã nhiệt tình hết lòng giúp đỡ bà con trong xã.
+ Với lợi thế cửa ngõ của huyện Anh Sơn giáp với huyện Đô Lương nên việc tiêu thụ sản phẩm làm ra dễ dàng như rau và các loại thực phẩm. Đây là một điều kiện – yếu tố cơ bản để định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Khó khăn
+ Tào Sơn là xã có diện tích đất đai chủ yếu là rừng núi, địa hình không bằng phẳng, bậc thang kết hợp với thời tiết ngày càng khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt...ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
+ Giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, giao thông đường lối xóm chưa được bê tông hoá nhiều. Đặc biệt, giao thông tại xóm 6, xóm 8 và xóm 9 của xã là khó khăn nhất.
+ Ngành nghề dịch vụ có vươn ra song còn rất ít, tỷ lệ lao động chưa có việc làm còn ở mức cao. Lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa có trình độ còn chiểm tỷ lệ khá lớn.
+ Chưa có dịch vụ bao tiêu sản phẩm, giá cả mùa vụ biến động liên tục còn phụ thuộc vào tư thương. Một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng giá, trì trệ trong chuyển đổi.
+ Cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp làm ra không có cơ sở để chế biến, bảo quản mà chỉ dựa vào kỹ thuật thủ công.
5.1.2. Về tình hình sản xuất nông nghiệp
- Các mặt đạt được:
+ Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình sản xuất nông nghiệp xã nhà đã có những tiến bộ rõ rệt. Nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao phẩm chất tốt đã được đưa vào gieo trồng, bên cạnh đó kết hợp với phương thức canh tác hợp lý nên đã mang lại hiệu quả khá cao.
+ Biết kết hợp những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng hợp lý, tăng diện tích các cây trồng chính của địa phương.
+ Tiềm năng đất đai được khai thác từng bước có hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng lên qua các năm.
+ Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng ngô đông cho năng suất cao.
+ Đưa vào sản xuất một số loại giống mới phù hợp với điều kiện của xã cho thu nhập cao.
- Các mặt còn hạn chế
+ Cơ cấu cây trồng chưa phát triển đa dạng ra toàn xã mà chỉ phát triển theo vùng.
+ Một số vùng đất còn bỏ hoang hay là sản xuất kém hiệu quả vẫn chưa có kế hoạch chuyển đổi.
+ Hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng chưa đáp ứng hết nhu cầu tưới tiêu của diện tích gieo trồng, nên tỷ lệ sử dụng đất còn thấp.
+ Đất đai sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất.
+ Việc sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp, tính hàng hoá rất thấp. Việc tiếp cận thị trường và phát triển nền sản xuất hàng hoá còn lúng túng, bị động.
+ Diện tích sản xuất cây hàng năm còn thấp.
5.2.Kiến nghị
- Đối với các cấp chính quyền:
+ Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về việc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện việc phân vùng sản xuất theo hướng tập trung.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách về dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào sản xuất.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ địa phương nhất là cán bộ làm công tác khuyến nông tại các hợp tác xã.
+ Cần quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng bê tông hoá, đảm bảo đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất trong vụ hè thu, xúc tiến tìm đầu ra cho thị trường hàng nông sản.
- Đối với người nông dân: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân cần tích cực tham gia các chương trình khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong việc sản xuất từ sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Tích cực tham gia và ủng hộ các chủ trương chính sách của địa phương về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các mô hình luân canh xen canh mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.doc