Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3 6. Câu hỏi nghiên cứu: 4 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 8. Bố cục và nội dung của luận văn 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan 6 1.1. Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục 6 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài 10 Chương 2: Lịch sử hình thành, phát triển Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện trong Học viện 22 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của Học viện 22 Hành chính 2.2. Thư viện Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện 24 Chương 3: Phương pháp luận triển khai nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 28 3.1. Phương pháp luận triển khai nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu 29 3.1.2. Thiết kế công cụ khảo sát 30 3.1.3. Triển khai nghiên cứu 32 3.2. Kết quả nghiên cứu 37 3.2.1. Phân tích các số liệu 37 3.2.2. Kết quả thống kê tần suất trả lời của sinh viên 41 3.2.3. Phân tích kết quả khảo sát bằng môi hình Rasch 44 3.2.4. Kết quả nghiên cứu 50 3.2.5. Kết luận chương 3 58 Chương 4: Kết luận và khuyến nghị 59 4.1. Kết luận 59 4.2. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị 61 PHỤ LỤC 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tem 36: Tìm thông tin trên mạng Internet. Khi được hỏi “Khi không tìm được tài liệu bạn cần ở thư viện, bạn thường tìm ở nguồn nào khác?” thì có 412 sinh viên lựa chọn phương án “tìm thông tin trên mạng Internet”, đạt 88.2%. Sự phù hợp của các câu hỏi với mô hình Rasch: Quan sát ma trận dưới đây ta thấy sau khi loại bỏ đi item số 17 (hỏi về mức độ đáp ứng về tài liệu của thư viện đối với nhu cầu học tập) có các phương án trả lời quá phân tán, thì tất cả các câu hỏi còn lại đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (từ 0.77 đến 1.30). Điều này có nghĩa là sau khi điều chỉnh thì 40 câu hỏi còn lại trong phần I của bảng hỏi đã đạt yêu cầu và có độ tin cậy rất cao (99%). KHAI THAC THU VIEN ---------------------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) 28/ 2/10 15:42 all on ktthuvien (N = 467 L = 40 Probability Level= .50) ---------------------------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .00 SD 1.97 SD (adjusted) 1.96 Reliability of estimate .99 46 KHAI THAC THU VIEN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on thuvien (N = 467 L = 59 Probability Level= .50) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+------ 1 item 1 . | * . 2 item 2 . *| . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . | * . 6 item 6 . |* . 7 item 7 . | * . 8 item 8 . * | . 9 item 9 . *| . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . | * . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . * . 18 item 18 . | * . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . *| . 22 item 22 . * | . 23 item 23 . | * . 24 item 24 . * | . 25 item 25 . | * . 26 item 26 . | * . 27 item 27 . |* . 28 item 28 . * . 29 item 29 . |* . 30 item 30 . * | . 31 item 31 . | * . 32 item 32 . * | . 33 item 33 . * | . 34 item 34 . * | . 35 item 35 . | * . 36 item 36 . * . 37 item 37 . * . 38 item 38 . * . 39 item 39 . *| . 40 item 40 . * . 41 item 41 . *| . =========================================================================================================== 47 2. Những đề xuất cải tiến hoạt động thư viện Yêu cầu phải thay đổi thực trạng thư viện của sinh viên sau khi tính toán được thể hiện trong biểu đồ sau: CAI TIEN THU VIEN ------------------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) all on ctthuvien (N = 467 L = 19 Probability Level= .50) ------------------------------------------------------------------------------------------- 4.0 | | Rất cần thiết (45%) Cần thiết (32%) Tương đối cần thiết (16%) | XXXX | | | | | | 3.0 XX | | | | XX | | XXXX | | | 2.0 XXX | XXXXX | | 57.3 XXXXXXX | XXXXXXXXXXX | 51.3 53.3 XXXXXXXXXX | 60.3 XXXXXXX | XXXXXXXXXXXX | 42.3 50.3 58.3 XXXXXXXXXXX | 1.0 XXXXXXXXXXXXXXX | 55.3 56.3 59.3 61.3 XXXXXXXXXXXXXXXXXX | 49.3 54.3 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 46.3 XXXXXXXX | 45.3 57.2 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 51.2 XXXX | 47.3 53.2 XXXXXXXXXXXXXXXXX | 48.3 60.2 XXXXXXXXXXXXXXX | 43.3 52.3 XXXXXXXXXXXX | 42.2 50.2 58.2 XXXXXX | 59.2 .0 XXXXXX | 55.2 56.2 61.2 XXXX | 49.2 54.2 X | 46.2 57.1 X | 45.2 51.1 53.1 | 60.1 | 47.2 | 48.2 50.1 | 42.1 43.2 52.2 58.1 | 56.1 59.1 61.1 -1.0 | 49.1 54.1 55.1 | | 45.1 46.1 | | 47.1 | | 48.1 52.1 | 43.1 | -2.0 | ------------------------------------------------------------------------------------------- Each X represents 2 students =========================================================================================== Biểu đồ 3.5. Mô tả yêu cầu cải tiến thư viện 48 Theo biểu đồ trên ta thấy có 93% sinh viên mong muốn thư viện thay đổi từ các hoạt động cho đến cơ sở vật chất, trong đó có 45% sinh viên cho rằng thư viện Rất cần thiết phải thay đổi. Các ý kiến cho rằng không cần phải thay đổi thực trạng của thư viện chỉ chiếm 7%. Sự phù hợp của các câu hỏi với mô hình Rasch: CAI TIEN THU VIEN ---------------------------------------------------------------------------------------------- Case Estimates all on ctthuvien (N = 467 L = 19 Probability Level= .50) ---------------------------------------------------------------------------------------------- Summary of case Estimates ========================= Mean .94 SD .70 SD (adjusted) .62 Reliability of estimate .77 CAI TIEN THU VIEN -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on ctthuvien (N = 467 L = 19 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+--- 42 item 42 . | * . 43 item 43 . | * . 44 item 44 . | * . 45 item 45 . * | . 46 item 46 . *| . 47 item 47 . * | . 48 item 48 . | * . 49 item 49 . * | . 50 item 50 . * | . 51 item 51 . * | . 52 item 52 . * | . 53 item 53 .* | . 54 item 54 . |* . 56 item 56 . * | . 57 item 57 . * | . 58 item 58 . * | . 59 item 59 . * | . 60 item 60 . | * . 61 item 61 . * | . =========================================================================================================== Quan sát ma trận trên ta thấy sau khi loại bỏ đi item số 55 (hỏi về mức độ cần thiết phải thông báo danh mục sách mới sau khi sách nhập kho) có các phương án trả lời quá phân tán, thì tất cả các câu hỏi còn lại đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (từ 0.77 đến 1.30). Điều này có nghĩa là sau khi điều chỉnh thì 19 câu hỏi còn lại trong phần II của bảng hỏi đã đạt yêu cầu và có độ tin cậy khá cao (77%). 49 3.2.4. Kết quả nghiên cứu Hiện tại thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính (buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30; riêng Phòng đọc sách tự chọn mở cửa cả buổi tối đến 20h30) và nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật. Thời gian thư viện mở cửa cũng là lúc sinh viên đi học hoặc đi làm thêm nên có thể đã hạn chế sinh viên tới thư viện. Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để thấy được mối liên hệ giữa số giờ trung bình trong tuần sinh viên khai thác thư viện và việc thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5. Bảng 3.2. Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ Mở cửa thư viện vào giờ nghỉ (%) Thời lượng Tuong doi Khong can thiet can thiet Can thiet Rat can thiet Khong can thiet Khong bao gio .0 .0 2.6 1.6 1.8 1-5 gio 73.3 87.5 73.9 70.0 73.0 6-10 gio 6.7 .0 16.3 22.3 17.8 11-15 gio 6.7 7.5 5.9 3.2 4.6 Tren 15 gio 13.3 5.0 1.3 2.8 2.9 Trong bảng kiểm chéo trên ta thấy 70% số sinh viên thường đến thư viện từ 1-5 giờ một tuần cho rằng thư viện rất cần thiết phải mở cửa vào các giờ nghỉ trưa và chiều tối. Ta xem bảng kiểm định Chi-bình phương để biết ý nghĩa của kiểm định. Bảng 3.3. Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ Giá trị df Mức ý nghĩa quan sát Pearson Chi-bình phương 24.308(a) 12 .018 Likelihood Ratio 29.788 12 .003 Linear-by-Linear Association .025 1 .874 N of Valid Cases 455 50 Trong bảng kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.018. Điều này có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 98.2%. Bảng 3.4. Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ Mở cửa thư viện vào ngày nghỉ (%) Thời lượng Tuong doi can thiet Can thiet Rat can thiet Khong can thiet Khong can thiet Khong bao gio .0 3.1 3.5 .8 1.8 1-5 gio 82.4 76.9 73.0 70.7 72.6 6-10 gio 17.6 6.2 14.8 22.8 18.2 11-15 gio .0 10.8 5.2 3.1 4.6 Tren 15 gio .0 3.1 3.5 2.7 2.9 Trong bảng kiểm chéo trên ta thấy 70.7% số sinh viên thường đến thư viện từ 1-5 giờ một tuần cho rằng thư viện rất cần thiết phải mở cửa vào các ngày nghỉ cuối tuần. Ta xem bảng kiểm định Chi-bình phương để biết ý nghĩa của kiểm định. Bảng 3.5. Kiểm định Chi-bình phương về Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ Giá trị df Mức ý nghĩa quan sát Pearson Chi-bình phương 21.961(a) 12 .038 Likelihood Ratio 23.645 12 .023 Linear-by-Linear Association .720 1 .396 N of Valid Cases 456 Trong bảng kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.038. Điều này có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 96.2%. Như vậy ta có đủ bằng chứng để nói rằng việc thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ đã làm hạn chế thời gian tới thư viện của sinh viên. Nếu thư viện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ thì chắc chắn thời lượng sinh viên tới thư viện sẽ tăng lên. Qua quan sát tại chỗ, tác giả thấy sinh viên thường tranh thủ tới thư viện vào giờ nghỉ gải lao giữa các tiết học, sau khoảng 5 – 10 phút, 51 sinh viên lại ùa ra khỏi các phòng phục vụ của thư viện gây mất trật tự và khai thác thư viện như vậy thật không hiệu quả. Kết quả phỏng vấn cán bộ thư viện cho biết hiện tại thư viện chưa thể thực hiện được việc mở cửa thư viện vào giờ nghỉ và ngày nghỉ do còn liên quan đến vấn đề nhân sự. Hiện tại nhân sự của thư viện với 10 cán bộ không đủ để thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ. Bảng 3.6. Thực tế sinh viên tới các phòng phục vụ Tỉ lệ % a. Phòng mượn sách 64.9 b. Phòng đọc sách tại chỗ 43.7 c. Phòng đọc báo, tạp chí 33.8 d. Phòng ngoại văn 0.2 Trong các phòng phục vụ của thư viện, sinh viên tới Phòng mượn sách đông nhất và có rất ít sinh viên tới đọc sách ở Phòng ngoại văn (0.2%). Phỏng vấn cán bộ thư viện cho biết sách ngoại văn thư viện có được chủ yếu là sách biếu tặng của Quỹ Châu Á, chỉ có một số ít là sách mua nên sách có nội dung mở rộng nhiều, ít sách có nội dung liên quan đến chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, do trình độ ngoại ngữ hạn chế nên sinh viên ít tìm đọc các tài liệu ngoại văn. Sau đây là loại hình tài liệu mà sinh viên thường tìm đọc. Bảng 3.7. Loại tài liệu sinh viên tìm đọc Tỉ lệ % a. Sách tham khảo, sách chuyên khảo 91.2 b. Tác phẩm văn học 30.6 c. Tạp chí chuyên ngành 30.4 d. Báo, tạp chí giải trí 46.5 e. Các tài liệu in ấn khác 6.0 Theo như bảng trên thì chủ yếu sinh viên năm cuối đến thư viện là tìm sách tham khảo, sách chuyên khảo. Có tới 91.2% sinh viên tìm loại tài liệu này, còn các loại tài liệu khác như báo/tạp chí chuyên ngành và giải trí, tác phẩm văn học… chỉ chiếm 8.8%. Theo quan sát thực tế của chúng tôi, sinh viên tới thư 52 viện tập trung đông nhất ở hai phòng mượn sách và đọc sách tại chỗ để tìm đọc/mượn các sách liên quan đến môn học. Sử dụng bảng tần suất để xem sinh viên năm cuối đánh giá thư viện đáp ứng nhu cầu tài liệu của họ ở mức độ nào. Bảng 3.8. Tần suất đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu của thư viện Số lượng Tỉ lệ (%) khong dap ung 92 19.7 dap ung mot phan 342 73.2 dap ung dung nhu mong doi 21 4.5 nhieu hon mong doi 8 1.7 Total 463 99.1 Theo bảng tần suất trên thì có tới 73.2% số sinh viên tham gia trả lời cho rằng thư viện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của họ. Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để xem mối liên hệ giữa mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện và những khó khăn mà họ gặp phải khi tới thư viện. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 3.9 và 3.10. Bảng 3.9. Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện Mức độ đáp ứng Những khó khăn (%) 6a 6b 6c 6d 6e khong dap ung 22.5 25.8 23.6 24.7 20.1 dap ung mot phan 73.0 71.6 71.8 70.7 77.2 dap ung dung nhu mong doi 3.1 1.3 3.9 3.4 1.5 nhieu hon mong doi 1.4 1.3 .7 1.1 1.2 Trong đó: 6a. Số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn 6b. Nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ 6c. Không được tra cứu tài liệu trên máy tính 6d. Phòng ốc chật chội, không thoải mái 6e. Thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ 53 Theo bảng trên ta thấy 73% sinh viên cho rằng thư viện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của họ là do số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn và có tới 77.2% cho rằng nguyên nhân là do thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ. Ta sẽ xem thêm bảng kiểm định Chi-bình phương để xem ý nghĩa của kiểm định. Bảng 3.10. Kiểm định Chi-bình phương về Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện Mức ý nghĩa quan sát 6a 6b 6c 6d 6e Pearson .008 .000 .004 .176 .000 Chi-bình phương Likelihood Ratio .085 .000 .004 .178 .000 Linear-by-Linear Association .017 .000 .000 .031 .009 N of Valid Cases 463 463 463 463 463 Trong bảng kiểm định ta thấy Pearson Chi-BÌnh phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) rất nhỏ, từ 0 đến 0.176. Phương án 6d có sig.>0.01, điều này có nghĩa là kiểm định này không có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là vấn đề phòng ốc chật chội, không thoải mái không ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu thông tin của sinh viên. Các phương án còn lại có giá trị Sig. rất nhỏ, từ 0 đến 0.008. Như vậy thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tài liệu của bạn đọc là do số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn, nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ, không được tra cứu tài liệu trên máy tính, thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ. Kiểm định này có ý nghĩa với độ tin cậy lớn hơn 90%. Những thông tin thu được từ việc phỏng vấn cán bộ thư viện cho biết có một số đầu sách với số lượng ít, không đủ để phục vụ bạn đọc. Khi giáo viên giới thiệu cho sinh viên những cuốn sách có liên quan đến môn học, sinh viên tới thư viện mượn thì có đầu sách không có, có đầu sách không đủ số lượng cho sinh viên mượn nên tình trạng sinh viên không mượn được sách khá nhiều. 54 Về vấn đề mở cửa vào giờ nghỉ, ngày nghỉ và trợ giúp sinh viên thì qua phỏng vấn cho thấy hiện tại nhân sự của toàn bộ thư viện là 10 cán bộ, trong đó chỉ có sáu cán bộ phục vụ bạn đọc tại ba phòng phục vụ đã nêu ở trên, bốn cán bộ còn lại làm công tác chuyên môn và lúc cần thì tăng cường cho các phòng phục vụ nên thường xuyên trong tình trạng quá tải, không thể thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ được. Còn việc tra cứu trên máy tính thì qua quan sát tác giả thấy thư viện hiện đã trang bị một phòng máy tính phục vụ tra cứu nhưng do chưa thực hiện tin học hóa thư viện nên phòng này vẫn chưa đưa vào hoạt động. Bây giờ ta xem xét các nguồn thông tin khác ngoài thư viện trường mà sinh viên khai thác. Bảng 3.11. Các nguồn thông tin sinh viên khai thác ngoài thư viện trường Tỉ lệ % a. Thư viện các trường khác 15.2 b. Các thư viện công cộng 14.1 c. Các cơ quan 3.9 d. Internet 96.4 e. Không tìm nguồn nào khác 0.4 Theo bảng thống kê này thì hầu hết sinh viên tìm tài liệu trên Internet khi không tìm được tài liệu mình mong muốn ở thư viện trường (96.4%). 4.3.2. Cải tiến hoạt động thư viện Trong phần II của bảng khảo sát dành cho sinh viên có 20 nội dung đề xuất cải tiến thư viện và sinh viên chọn một trong bốn mức độ từ “Rất cần thiết” đến “Không cần thiết”. Và biểu đồ thống kê ý kiến của các sinh viên về mức độ cần thiết phải cải tiến thư viện như sau 55 45% 32% 16% 7% 0 10 20 30 40 50 Series1 1 2 3 4 Biểu đồ 3.6. Thống kê tần suất yêu cầu thay đổi thực trạng thư viện Xem bảng tần suất trả lời của sinh viên sau đây để thấy được cụ thể sinh viên mong muốn thư viện thay đổi như thế nào. Chi tiết xin xem phần II của Phụ lục 3A. Bảng 3.12. Tần suất yêu cầu thay đổi thư viện nhiều nhất MỨC ĐỘ (%) STT NỘI DUNG CẦN THAY ĐỔI Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cân thiết 1 Thư viện cần có khuôn viên riêng để tránh ồn ào 41.5 33.4 15.0 8.8 2 Tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (số đầu sách, số lượng sách/đầu) 64.9 30.0 3.4 1.3 3 Tăng thêm sách báo có nội dung giải trí 22.7 36.0 34.3 5.8 4 Có các tài liệu điện tử (chuyên môn, giải trí) 52.0 26.3 15.2 5.6 5 Tăng thêm cán bộ thư viện 24.8 25.1 19.5 29.3 3. Rất cần thiết 2.Cần thiết 1.Tương đối cần thiết 0. Không cần thiết 2 0 3 1 56 6 Mở cửa thư viện vào giờ nghỉ 53.3 33.2 9.0 3.2 7 Mở cửa thư viện vào các ngày nghỉ 55.9 25.5 13.9 3.6 8 Có phòng tự học 71.7 19.7 7.5 1.3 9 Thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính 60.6 29.8 7.7 1.5 10 Các máy tính được nối mạng Internet 67.9 22.7 6.6 2.4 11 Thông báo danh mục sách mới ngay sau khi sách nhập kho 39.2 45.6 12.0 2.4 12 Có dịch vụ tìm tin 33.8 40.3 19.3 6.2 13 Có dịch vụ đánh máy 28.7 28.9 29.1 12.0 14 Liên kết nối mạng với các thư viện trong nước 46.3 30.2 19.1 4.1 15 Liên kết nối mạng với các thư viện ngoài nước 27.8 24.8 31.7 15.2 16 Tăng số lượng sách được mượn mỗi lần 35.1 43.9 11.3 9.2 17 Tăng thời gian được giữ sách mượn 43.7 36.0 11.6 8.4 18 Giảm mức bồi thường khi làm mất sách 38.5 26.6 17.8 16.3 19 Có hộp thư góp ý 47.3 35.1 13.9 3.2 20 Định kỳ khảo sát ý kiến độc giả 42.8 35.5 16.7 3.6 Như vậy, có tổng số 93% sinh viên mong muốn thư viện thay đổi, tập trung nhiều nhất vào các nội dung như: Tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (cả số đầu sách và số lượng sách/1 đầu), có phòng tự học, thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính và các máy tính được nối mạng Internet. Xem bảng tần suất ở trên ta thấy: - Có 64.9% sinh viên cho rằng tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (số đầu sách, số lượng sách/đầu) là Rất cần thiết. 57 - Có 98.7% sinh viên yêu cầu có phòng tự học, như vậy, nhu cầu về việc có phòng riêng để sinh viên tự học là rất cao. - Có 98.5% sinh viên yêu cầu phải thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính. - Có 97.6% sinh viên mong muốn các máy tính được nối mạng Internet. Qua quan sát thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên tới thư viện và mang theo tài liệu riêng để học, nhưng quy định của Phòng đọc sách tự chọn là chỉ được mang giấy trắng nên dẫn đến tình trạng một là sinh viên ra về vì không được mang tài liệu vào phòng và hai là sinh viên giấu cán bộ để mang tài liệu vào. Hiện nay, Học viện không bố trí phòng tự học cho sinh viên và diện tích sử dụng của thư viện cũng không thể bố trí phòng tự học cho sinh viên được. 3.2.5. Kết luận chương 4 Chương 4 là một quy trình, từ xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế công cụ khảo sát và triển khai nghiên cứu; sau đó phân tích các số liệu, xem độ tin cậy của bộ công cụ cũng như là độ tin cậy của kết quả khảo sát. Xem xét sự phù hợp của phép đo với mô hình Rasch, phân bố của các item có nằm trong khoảng đồng bộ cho phép không. Trong quá trình phân tích, tác giả đã loại bỏ đi các câu hỏi chưa phù hợp, sau đó phân tích kết quả nghiên cứu bảng phần mềm SPSS và QUEST. Việc sử dụng bảng khảo sát để đánh giá cho thấy đa số sinh viên chỉ tới thư viện khoảng 1 giờ mỗi ngày để tìm đọc và mượn sách tham khảo, sách chuyên khảo bằng tiếng Việt, còn sách ngoại văn thì chỉ có 0.2% sinh viên tìm đọc. Phân tích các số liệu cho thấy sinh viên cho rằng thời lượng lên thư viện ít là do thư viện không mở cửa vào các giờ nghỉ trưa, chiều tối và các ngày nghỉ cuối tuần và điều này khiến sinh viên cho rằng thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của họ. Có 96.4% sinh viên lựa chọn nguồn tài liệu trên Internet để tham khảo ngoài thư viện trường. 58 Về vấn đề các nội dung cần phải thay đổi trong mọi mặt hoạt động của thư viện, trang thiết bị cũng như là vấn đề nhân sự thì có 93% sinh viên muốn thư viện thay đổi. Như vậy là sinh viên không hài lòng lắm với thực trạng thư viện hiện nay. 59 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .1. Kết luận4 Trong giới hạn một luận văn thạc sĩ, đề tài đã tiến hành đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy với sự tham gia trả lời phiếu hỏi của 467 sinh viên, khảo sát được tiến hành vào đầu tháng 10/2009. Các công cụ nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn là khảo sát, phỏng vấn sâu và quan sát tại chỗ. Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn, trên cở sở những số liệu thu được sau khi đã được xử lý định lượng và định tính và phân tích trong chương 3, tác giả xin đưa ra một số những kết luận trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. 4.1.1. Về thực tế sử dụng thư viện Có 71.5% số sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy của Học viện Hành chính tới thư viện chỉ khoảng 1 giờ mỗi ngày. Thời lượng như vậy là rất ít đối với sinh viên năm cuối vì lúc này nhu cầu về tài liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp cũng như các môn học của họ là rất cao. Bằng những phép tính, thống kê, kiểm định, chúng tôi thấy rằng thực tế sinh viên tới thư viện ít như vậy có liên quan chặt chẽ với thực tế thư viện không mở cửa vào các giờ nghỉ trưa, chiều tối và các ngày nghỉ cuối tuần. Điều này có nghĩa là nếu thư viện thay đổi thời gian làm việc, mở cửa phục vụ bạn đọc vào cả giờ nghỉ và ngày nghỉ thì chắc chắn sinh viên sẽ tới thư viện nhiều hơn nhưng qua phỏng vấn cán bộ thư viện cho thấy điều kiện hiện tại của thư viện không thể thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ được do còn hạn chế về nhân sự. Sinh viên tới thư viện đa phần là tìm đọc/mượn sách tham khảo, sách chuyên khảo bằng tiếng Việt, còn sách ngoại văn thì chỉ có 0.2% sinh viên tìm 60 đọc. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ít tìm đọc sách ngoại văn là sách có nội dung mở rộng nhiều, ít sách có nội dung liên quan đến chuyên ngành đào tạo của nhà trường và trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế. Về loại hình tài liệu thì chủ yếu sinh viên tới thư viện để tìm các sách tham khảo, sách chuyên khảo. Còn các loại tài liệu khác như các tác phẩm văn học, báo tạp chí giải trí và các tài liệu in ấn khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ (8.8%). Như vậy, cần tăng cường bổ sung sách chuyên khảo, sách tham khảo cả về số đầu sách và số lượng sách trên mỗi đầu để có thể phục vụ hết được số lượng sinh viên khá lớn trong trường. Có 73.2% sinh viên được hỏi cho rằng thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của họ. Như vậy, thư viện đã hoạt động chưa hiệu quả do vẫn còn phục vụ hoàn toàn thủ công nên không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin đa dạng của bạn đọc. Ngoài thư viện trường, có 96.4% sinh viên lựa chọn nguồn tài liệu trên Internet để tham khảo. Như vậy, sinh viên có một nhu cầu bức thiết về một hệ thống máy tính có nối mạng Internet trang bị cho thư viện để phục vụ cho sinh viên sử dụng. 4.1.2. Cải tiến hoạt động của thư viện Về vấn đề các nội dung cần phải thay đổi trong mọi mặt hoạt động của thư viện, trang thiết bị cũng như là vấn đề nhân sự thì có 93% số sinh viên mong muốn thư viện thay đổi. Như vậy là sinh viên không hài lòng lắm với thực trạng thư viện hiện nay. Trong đó bức thiết nhất là sinh viên mong nuốn có phòng tự học. Có 71.1% sinh viên cho rằng thư viện rất cần thiết phải có phòng tự học cho sinh viên. Đây là nơi họ nghiên cứu, trao đổi những thông tin, kiến thức về các môn học cũng như những nội dung phục vụ cho luận văn tốt nghiệp của họ. 61 Các nội dung khác cần phải thay đổi như thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính, trang bị hệ thống máy tính nối mạng Internet, tăng thêm tài liệu liên quan đến các môn học... cũng được cho là rất cần thiết phải thay đổi. 4.2. Đề xuất các giải pháp Trên cơ sở những vấn đề kết luận nêu trên, chúng tôi đưa ra một số những giải pháp như sau: Thứ nhất, thư viện nên xem xét các điều kiện để có thể mở cửa phục vụ bạn đọc vào các giờ nghỉ và ngày nghỉ. Để thực hiện được như vậy, thư viện sẽ cần bổ sung thêm cán bộ để có thể chia hai ca làm việc một ngày. Vấn đề bổ sung nhân sự không hề đơn giản vì còn liên quan đến tổ chức nhân sự của toàn học viện, vậy về lâu dài thư viện trình Giám đốc Học viện xin bổ sung thêm cán bộ cho thư viện, bên cạnh đó, thư viện nên cân nhắc thực hiện giải pháp tình thế xin thuê lao động hợp đồng vụ việc, có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian theo từng thời điểm trong năm học. Thứ hai, bộ phận bổ sung cân nhắc để bổ sung thêm các sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách có nội dung liên quan đến các môn học của sinh viên. Khi bổ sung nên xét đến số lượng sinh viên khá lớn trong trường để bổ sung số lượng sách tương đối đủ phục vụ, tránh trường hợp sách hay, sinh viên tìm mượn nhiều mà thư viện lại có quá ít, không đủ cho sinh viên mượn. Có thể cắt giảm bớt số lượng tài liệu có nội dung giải trí. Thứ ba, xem xét bố trí phòng tự học cho sinh viên. Hiện nay thư viện nằm ở ba tầng 8, 9, 10 của một tòa nhà 11 tầng và đã sử dụng hết diện tích này để bố trí các phòng lam việc và phòng phục vụ. Vậy thư viện có thể trình Giám đốc Học viện để xin thêm phòng hoặc các tầng khác của tòa nhà này để bố trí phòng tự học cho sinh viên. Cuối cùng, thư viện nên trang bị một hệ thống máy tính nối mạng Internet cho sinh viên sử dụng. Hiện nay, thư viện đang trình lên Giám đốc Học viện một 62 Tóm lại, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, công trình này vẫn còn nhiều hạn chế: kết quả nghiên cứu này chỉ giới hạn ở thư viện trường (có thể thư viện khác không thế) và chỉ sinh viên năm cuối mà chưa nghiên cứu trong sinh viên các năm khác. Đây là mặt hạn chế lớn của luận văn, chỉ nghiên cứu được một khía cạnh nhỏ nên cần có những nghiên cứu khác để có thể áp dụng trong những phạm vi khác. 63 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1A: BẢNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHAI THÁC THƯ VIỆN HỌC VIỆN (Dùng cho sinh viên chính quy năm thứ tư) Để khảo sát về thực tế sử dụng thư viện của độc giả, vốn tài liệu và tình hình phục vụ hiện tại ở thư viện, cũng như những mong muốn của độc giả để đổi mới hoạt động thư viện theo hướng tích cực hơn (phục vụ, nhân viên, vốn tài liệu và các trang thiết bị…), mời bạn trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào những lựa chọn cho sẵn. Xin vui lòng cho biết giới tính của bạn? a. Nam b. Nữ Phần I: Thực tế khai thác thư viện 1. Số giờ trung bình trong tuần bạn khai thác thư viện? a. Không bao giờ d. 11 – 15 giờ b. 1 – 5 giờ e. Trên 15 giờ c. 6 – 10 giờ 2. Bạn thường xuyên sử dụng thư viện vào việc gì? (có thể khoanh tròn tất cả các lựa chọn). a. Tìm thông tin giải trí b. Tìm tài liệu cho bài tập về nhà c. Tìm tài liệu cho bài tập hết môn d. Tìm tài liệu cho khóa luận e. Mục đích khác: (hãy liệt kê)……………………………………............ f. Không bao giờ sử dụng (bạn cho biết lý do):…………………………... 3. Bạn thường khai thác nguồn thông tin nào của thư viện? (có thể khoanh tròn tất cả các lựa chọn) a. Sách tham khảo, sách chuyên khảo b. Tác phẩm văn học c. Tạp chí chuyên ngành d. Báo, tạp chí giải trí 64 e. Các tài liệu in ấn khác (hãy liệt kê):………………………………........ 4. Trong thư viện bạn hay sử dụng phòng nào nhất? a. Phòng mượn sách b. Phòng đọc sách tại chỗ c. Phòng đọc báo, tạp chí d. Phòng ngoại văn 5. Mức độ đáp ứng về tài liệu của thư viện đối với nhu cầu học tập của bạn? c. Đáp ứng một phần mong đợi của bạn a. Nhiều hơn bạn mong đợi d. Không đáp ứng mong đợi của bạn b. Đúng như bạn mong đợi 6. Những khó khăn bạn gặp phải khi khai thác thư viện? (có thể khoanh tròn tất cả các lựa chọn) a. Số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn b. Nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ c. Không được tra cứu tài liệu trên máy tính d. Phòng ốc chật chội, không thoải mái e. Thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ 7. Khi gặp những khó khăn nêu trên bạn thường… a. chuyển sang tìm tài liệu ở phòng khác. b. nhờ nhân viên thư viện hỗ trợ tra cứu. c. chuyển sang tìm những tài liệu có nội dung khác. d. chán nản và rời thư viện. 8. Bạn thu được những ích lợi gì từ việc khai thác thư viện? (có thể khoanh tròn tất cả các lựa chọn). a. Điểm số các môn học tăng lên. b. Tăng khả năng tự tìm kiếm thông tin. c. Tăng kỹ năng tổng hợp và phê bình thông tin. d. Tăng tính độc lập. e. Không có gì. 9. Khi không tìm được tài liệu bạn cần ở thư viện, bạn thường tìm ở nguồn nào khác? (có thể khoanh tròn tất cả các lựa chọn) a. Mượn bạn, người quen. d. Tìm ở thư viện khác. b. Mượn giáo viên. e. Tìm thông tin trên mạng Internet. c. Tìm mua ở cửa hàng sách. 65 10. Ngoài thư viện trường, bạn còn khai thác thông tin ở đâu? (có thể khoanh tròn tất cả các lựa chọn). a. Thư viện các trường khác. d. Internet. b. Các thư viện công cộng. e. Không tìm nguồn nào khác. c. Các cơ quan. Phần II: Những đề xuất để cải tiến hoạt động thư viện: Bạn hãy cho biết mức độ cần thiết phải thay đổi các hoạt động của thư viện? (Bạn hãy đánh dấu vào một trong bốn mức độ dưới đây) MỨC ĐỘ STT NỘI DUNG CẦN THAY ĐỔI Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết 1 Thư viện cần có khuôn viên riêng để tránh ồn ào 2 Có phòng tự học 3 Tăng thêm cán bộ thư viện 4 Mở cửa thư viện vào giờ nghỉ 5 Mở cửa thư viện vào các ngày nghỉ 6 Thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính 7 Các máy tính được nối mạng Internet 8 Có hộp thư góp ý 9 Có dịch vụ tìm tin 10 Có dịch vụ đánh máy 11 Tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (số đầu sách, số lượng sách/đầu) 12 Tăng thêm sách báo có nội dung giải trí 13 Có các tài liệu điện tử (chuyên môn, giải 66 trí) 14 Thông báo danh mục sách mới ngay sau khi sách nhập kho 15 Liên kết nối mạng với các thư viện trong nước 16 Liên kết nối mạng với các thư viện ngoài nước 17 Tăng số lượng sách được mượn mỗi lần 18 Tăng thời gian được giữ sách mượn 19 Giảm mức bồi thường khi làm mất sách 20 Định kỳ khảo sát ý kiến độc giả 21 Các gợi ý khác của bạn: Xin cảm ơn bạn đã tham gia! 67 PHỤ LỤC 1B: BẢNG PHỎNG VẤN (Dành cho cán bộ thư viện) Họ và tên người được phỏng vấn: Tuổi: Chức vụ: Thời gian tiến hành phỏng vấn: Địa điểm: NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI Câu hỏi 1: Xin anh/chị cho biết hàng ngày sinh viên năm cuối đến mượn/tìm đọc tài liệu chuyên môn có nhiều không? Câu hỏi 2: Tôi thấy Phòng ngoại văn rất ít người tới đọc, vậy theo anh/chị đó là do trình độ ngoại ngữ của sinh viên chưa cao hay còn lý do nào khác? Câu hỏi 3: Theo như tôi được biết thì rất nhiều sinh viên mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ, anh/chị thấy vấn đề này có thực sự cần thiết không? Những ích lợi và khó khăn khi thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ? Câu hỏi 4: Sau khi Thư viện được mở rộng như hiện nay thì anh/chị thấy phòng ốc có đủ rộng rãi cho sinh viên đến mượn/ngồi đọc không? Câu hỏi 5: Anh/chị thấy có cần thiết phải có phòng tự học cho sinh viên không? Câu hỏi 6: Với 10 cán bộ (kể cả cán bộ quản lý) đảm trách các công việc như hiện nay, anh/chị thấy đã phù hợp chưa hay cần phải có những điều chỉnh gì? 68 PHỤ LỤC 1C: BẢNG PHỎNG VẤN (Dành cho giáo viên) Họ và tên người được phỏng vấn: Tuổi: Đơn vị: Chức vụ: Thời gian tiến hành phỏng vấn: Địa điểm: NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI Câu hỏi 1: Xin thầy/cô cho biết thầy/cô có thường giao bài tập về nhà cho sinh viên/nhóm sinh viên làm không? Câu hỏi 2: Thầy/cô có thường xuyên giới thiệu các tài liệu cho sinh viên tự tìm đọc để tham khảo và mở rộng bài học không? Nếu có thì đó thường là những tài liệu trong thư viện trường hay sách mới ngoài cửa hàng? Câu hỏi 3: Theo thầy/cô đánh giá thì sinh viên có khai thác một cách hiệu quả thư viện trường cho môn học cũng như khóa luận tốt nghiệp không? Câu hỏi 4: Theo thầy/cô thì thư viện trường có đáp ứng được nhu cầu tài liệu cho cả giáo viên, học viên và sinh viên trong trường không? 69 PHỤ LỤC 1D: PHIẾU QUAN SÁT TẠI CHỖ Thời gian tiến hành quan sát: Địa điểm: STT NỘI DUNG QUAN SÁT CÓ KHÔNG 1 Giờ đóng/mở cửa có đúng với nội quy không? 2 Cách bố trí phòng có hợp lý không? 3 Có đủ rộng rãi đối với số lượng sinh viên lên học tại thư viện không? 4 Các bảng hướng dẫn có được treo hợp lý, dễ nhìn không? 5 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện có vui vẻ, hòa nhã không? 6 Số lượng cán bộ phục vụ mỗi phòng có đủ để phục vụ bạn đọc không? 7 Sinh viên tra cứu sách có dễ dàng thuận tiện không? 8 Việc mượn sách có dễ dàng không? 9 Thái độ của độc giả có thoải mái không? 10 Lý do không mượn được sách? (quá đông người, ít sách, không tra tìm được sách cần mượn…) ............................................................................... 70 PHỤ LỤC 2A: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐỂ XỬ LÝ SỐ LIỆU 1. Trước khi loại bỏ cá thể ngoại lai: Header KHAI THAC & CAI TIEN THU VIEN set width =132 ! page set logon >- Hoai.log data_file hoai.dat codes 0123459 format items (t1,61a1) recode (0123459) (0012340) ! 1 recode (0123459) (0123000) ! 17,42-61 recode (0123459) (0100000) ! 2-16,18-41 scale 1-61 ! thuvien estimate rate ! iter=100;scale=thuvien show ! scale=thuvien>- TV.map show cases!scale=thuvien; form=export; delimiter=tab >- TV.cas show cases!scale=thuvien> -TV.cas show items!scale=thuvien> -TV.itm itanal ! scale=thuvien>- TV.ita quit 2. Sau khi loại bỏ: Header KHAI THAC & CAI TIEN THU VIEN set width =132 ! page set logon >- Hoai.log data_file hoai.dat codes 0123459 format items (t1,61a1) recode (0123459) (0012340) ! 1 recode (0123459) (0123000) ! 17,42-61 recode (0123459) (0100000) ! 2-16,18-41 scale 1-16,18-54,56-61 ! thuvien estimate rate ! iter=100;scale=thuvien show ! scale=thuvien>- TV.map show cases!scale=thuvien; form=export; delimiter=tab >- TV.cas show cases!scale=thuvien> -TV.cas show items!scale=thuvien> -TV.itm itanal ! scale=thuvien>- TV.ita quit 71 PHỤ LỤC 2B: ĐỘ TIN CẬY CỦA TÍNH TOÁN SỐ LIỆU KHAI THAC & CAI TIEN THU VIEN --------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) all on thuvien (N = 467 L = 59 Probability Level= .50) --------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .03 SD 1.78 SD (adjusted) 1.77 Reliability of estimate .99 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean .98 Mean 1.01 SD .10 SD .24 Infit t Outfit t Mean -.38 Mean -.14 SD 1.82 SD 1.49 Summary of case Estimates ========================= Mean -.38 SD .47 SD (adjusted) .41 Reliability of estimate .77 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean .96 Mean 1.02 SD .31 SD .88 Infit t Outfit t Mean -.28 Mean .06 SD 1.38 SD .73 0 cases with zero scores 0 cases with perfect scores ==========================================================================I 72 PHỤ LỤC 3A: TẦN SUẤT TRẢ LỜI CỦA SINH VIÊN (Thực tế khai thác thư viện) 1. Số giờ trung bình trong tuần bạn khai thác thư viện? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Không bao giờ 10 2.1 b. 1 – 5 giờ 334 71.5 c. 6 – 10 giờ 83 17.8 d. 11 – 15 giờ 21 4.5 e. Trên 15 giờ 13 2.8 2. Bạn thường xuyên sử dụng thư viện vào việc gì? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Tìm thông tin giải trí 261 55.9 b. Tìm tài liệu cho bài tập về nhà 321 68.7 c. Tìm tài liệu cho bài tập hết môn 319 68.3 d. Tìm tài liệu cho khóa luận 150 32.1 e. Mục đích khác 38 8.1 f. Không bao giờ sử dụng 8 1.7 3. Bạn thường khai thác nguồn thông tin nào của thư viện? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Sách tham khảo, sách chuyên khảo 426 91.2 b. Tác phẩm văn học 143 30.6 c. Tạp chí chuyên ngành 142 30.4 d. Báo, tạp chí giải trí 217 46.5 e. Các tài liệu in ấn khác 28 6.0 4. Trong thư viện bạn hay sử dụng phòng nào nhất? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Phòng mượn sách 303 64.9 b. Phòng đọc sách tại chỗ 204 43.7 c. Phòng đọc báo, tạp chí 158 33.8 d. Phòng ngoại văn 1 0.2 5. Mức độ đáp ứng về tài liệu của thư viện đối với nhu cầu học tập của bạn? Số người trả lời Tỉ lệ % 73 a. Nhiều hơn bạn mong đợi 92 19.7 b. Đúng như bạn mong đợi 342 73.2 c. Đáp ứng một phần mong đợi của bạn 21 4.5 d. Không đáp ứng mong đợi của bạn 8 1.7 6. Những khó khăn bạn gặp phải khi khai thác thư viện? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn 291 62.3 b. Nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ 310 66.4 c. Không được tra cứu tài liệu trên máy tính 305 65.3 d. Phòng ốc chật chội, không thoải mái 176 37.7 e. Thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ 331 70.9 7. Khi gặp những khó khăn nêu trên bạn thường… Số người trả lời Tỉ lệ % a. chuyển sang tìm tài liệu ở phòng khác. 96 20.6 b. nhờ nhân viên thư viện hỗ trợ tra cứu. 35 7.5 c. chuyển sang tìm những tài liệu có nội dung khác. 150 32.1 d. chán nản và rời thư viện. 288 61.7 8. Bạn thu được những ích lợi gì từ việc khai thác thư viện? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Điểm số các môn học tăng lên. 132 28.3 b. Tăng khả năng tự tìm kiếm thông tin. 309 66.2 c. Tăng kỹ năng tổng hợp và phê bình thông tin. 158 33.8 d. Tăng tính độc lập. 170 36.4 e. Không có gì. 60 12.8 9. Khi không tìm được tài liệu bạn cần ở thư viện, bạn thường tìm ở nguồn nào khác? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Mượn bạn, người quen. 200 42.8 b. Mượn giáo viên. 39 8.4 c. Tìm mua ở cửa hàng sách 174 37.3 d. Tìm ở thư viện khác. 77 16.5 74 e. Tìm thông tin trên mạng Internet. 412 88.2 10. Ngoài thư viện trường, bạn còn khai thác thông tin ở đâu? Số người trả lời Tỉ lệ % a. Thư viện các trường khác. 71 15.2 b. Các thư viện công cộng. 66 14.1 c. Các cơ quan. 18 3.9 d. Internet. 450 96.4 e. Không tìm nguồn nào khác. 2 0.4 75 PHỤ LỤC 3B: TẦN SUẤT TRẢ LỜI CỦA SINH VIÊN (Cải tiến hoạt động thư viện) Các mức độ: 3: Rất cần thiết 1: Tương đối cần thiết 2: Cần thiết 0: Không cần thiết SL: Số lượng người chọn %: Tỉ lệ người chọn MỨC ĐỘ 3 2 1 0 STT NỘI DUNG CẦN THAY ĐỔI SL % SL % SL % SL % 1 Thư viện cần có khuôn viên riêng để tránh ồn ào 194 41.5 156 33.4 70 15.0 41 8.8 2 Tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (số đầu sách, số lượng sách/đầu) 303 64.9 140 30.0 16 3.4 6 1.3 3 Tăng thêm sách báo có nội dung giải trí 106 22.7 168 36.0 160 34.3 27 5.8 4 Có các tài liệu điện tử (chuyên môn, giải trí) 243 52.0 123 26.3 71 15.2 26 5.6 5 Tăng thêm cán bộ thư viện 116 24.8 117 25.1 91 19.5 137 29.3 6 Mở cửa thư viện vào giờ nghỉ 249 53.3 155 33.2 42 9.0 15 3.2 7 Mở cửa thư viện vào các ngày nghỉ 261 55.9 119 25.5 65 13.9 17 3.6 8 Có phòng tự học 332 71.7 92 19.7 35 7.5 6 1.3 9 Thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính 283 60.6 139 29.8 36 7.7 7 1.5 10 Các máy tính được nối mạng Internet 317 67.9 106 22.7 31 6.6 11 2.4 11 Thông báo danh mục sách 183 39.2 213 45.6 56 12.0 11 2.4 76 mới ngay sau khi sách nhập kho 12 Có dịch vụ tìm tin 158 33.8 188 40.3 90 19.3 29 6.2 13 Có dịch vụ đánh máy 134 28.7 135 28.9 136 29.1 56 12.0 14 Liên kết nối mạng với các thư viện trong nước 216 46.3 141 30.2 89 19.1 19 4.1 15 Liên kết nối mạng với các thư viện ngoài nước 130 27.8 116 24.8 148 31.7 71 15.2 16 Tăng số lượng sách được mượn mỗi lần 164 35.1 205 43.9 53 11.3 43 9.2 17 Tăng thời gian được giữ sách mượn 204 43.7 168 36.0 54 11.6 39 8.4 18 Giảm mức bồi thường khi làm mất sách 180 38.5 124 26.6 83 17.8 76 16.3 19 Có hộp thư góp ý 221 47.3 164 35.1 65 13.9 15 3.2 20 Định kỳ khảo sát ý kiến độc giả 200 42.8 166 35.5 78 16.7 17 3.6 77 PHỤ LỤC 4A: TÓM TẮT BIÊN BẢN PHỎNG VẤN (Dành cho cán bộ thư viện) Họ và tên người được phỏng vấn: Bùi Thị Hường Tuổi: 33 Chức vụ: Phụ trách Phòng đọc sách tự chọn Thời gian tiến hành phỏng vấn: 11h ngày 08 tháng 10 năm 2009 Địa điểm: Phòng đọc sách tự chọn – Thư viện Học viện Hành chính NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI Câu hỏi 1: Xin chị cho biết hàng ngày sinh viên năm cuối đến mượn/tìm đọc tài liệu chuyên môn có nhiều không? Trả lời: Hàng ngày sinh viên tới đây tham khảo tài liệu rất đông và đặc biệt là sinh viên năm cuối. Thời điểm này sinh viên bắt đầu đắng ký đề tài luận văn tốt nghiệp nên tới đây tham khảo tài liệu rất đông. Câu hỏi 2: Theo như tôi được biết thì rất nhiều sinh viên mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ, chị thấy vấn đề này có thực sự cần thiết không? Những ích lợi và khó khăn khi thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ? Trả lời: Mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ theo tôi là rất cần thiết vì nó phù hợp với sự phát triển của các thư viện nói riêng và các hoạt động phục vụ nói chung. Cụ thể là khi thư viện làm việc thì độc giả cũng phải đi làm, đi học; khi độc giả được nghỉ và tìm đến thư viện thì thư viện cũng nghỉ và như vậy không có được sự tương tác lẫn nhau. Nhưng để thực hiện việc này cũng khá phức tạp vì nó liên quan đến vấn đề nhân sự của Học viện. Ích lợi của việc này là khi tăng số lượng cán bộ và tăng thời gian phục vụ thì thư viện sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu tài liệu của bạn đọc. Câu hỏi 3: Sau khi Thư viện được mở rộng như hiện nay thì chị thấy phòng ốc có đủ rộng rãi cho sinh viên đến ngồi đọc không? 78 Trả lời: Hiện tại Phòng đọc sách có 110 chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái, mỗi ngày phòng tiếp đón từ 200 – 300 độc giả mà chưa thấy bị quá tải. Theo tôi với điều kiện phòng ốc, ánh sáng và trang thiết bị như hiện nay là đủ để Phòng đọc tự chọn phục vụ bạn đọc. Câu hỏi 4: Chị thấy có cần thiết phải có phòng tự học cho sinh viên không? Trả lời: Tôi thấy rất cần thiết phải có phòng tự học. Nhiều sinh viên tới phòng này mang theo tài liệu riêng để học nhưng theo quy định chúng tôi yêu cầu sinh viên đó mang tài liệu ra ngoài và sinh viên đó ra về luôn. Như vậy, độc giả tới thư viện không phải hoàn toàn để đọc sách, họ tìm tới để nghiên cứu những vấn đề của riêng họ vì thư viện là nơi lý tưởng để tư duy, nghiên cứu. Do đó tôi thấy cần bố trí phòng tự học cho sinh viên với không gian yêu tĩnh. Câu hỏi 5: Với 10 cán bộ (kể cả cán bộ quản lý) đảm trách các công việc như hiện nay, chị thấy đã phù hợp chưa hay cần phải có những điều chỉnh gì? Trả lời: Tôi thấy cần phải bổ sung thêm cán bộ thư viện vì với 10 cán bộ như hiện nay, thư viện luôn trong tình trạng quá tải và các cán bộ phải làm thêm ngoài giờ để đảm bảo công tác. Xin cảm ơn sự tham gia của chị! Người phỏng vấn Lê Thu Hoài 79 PHỤ LỤC 4B: TÓM TẮT BIÊN BẢN PHỎNG VẤN (Dành cho giáo viên) Họ và tên người được phỏng vấn: Trần Thị Kim Chung Tuổi: 34 Đơn vị: Khoa Nhà nước và Pháp luật Chức vụ: Giảng viên Thời gian tiến hành phỏng vấn: 10h30 ngày 07 tháng 10 năm 2009 Địa điểm: Phòng nghiệp vụ - Thư viện Học viện Hành chính. NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI Câu hỏi 1: Xin cô cho biết thầy có thường giao bài tập về nhà cho sinh viên/nhóm sinh viên làm không? Trả lời: Tôi rất hay giao bài tập về nhà cho sinh viên tự nghiên cứu rồi đem nộp sau vì tôi cho rằng những kiến thức sinh viên tự tìm kiếm mà có được mới đúng là kiến thức thực sự của các em, giáo viên chỉ là người định hướng và giải đáp những khúc mắc cho các em. Câu hỏi 2: Cô có thường xuyên giới thiệu các tài liệu cho sinh viên tự tìm đọc để tham khảo và mở rộng bài học không? Nếu có thì đó thường là những tài liệu trong thư viện trường hay sách mới ngoài cửa hàng? Trả lời: Khi giao bài tập về nhà, bao giờ tôi cũng giới thiệu tài liệu cho các em tham khảo. Mà nguồn tài nguyên phong phú nhất không đâu xa chính là thư viện trường. Bản thân tôi cũng thường xuyên tới thư viện để cập nhật những đầu sách mới của thư viện, từ đó có cơ sở để giới thiệu tài liệu cho các em. Câu hỏi 3: Theo cô thì thư viện trường có đáp ứng được nhu cầu tài liệu cho cả giáo viên, học viên và sinh viên trong trường không? Trả lời: Tôi thấy nguồn tài liệu của thư viện trường ta hiện nay rất phong phú nhưng do sách có nhiều đầu sách và nhiều môn loại nên không tránh khỏi 80 tình trạng bị phân tán. Tôi thấy có những cuốn sách rất hay, giới thiệu cho sinh viên nhưng tiếc là chỉ có năm cuốn, bảy cuốn mỗi đầu nên không đủ cho sinh viên các lớp mượn, đó la điều đáng tiếc. Theo tôi thư viện trường đáp ứng nhu cầu về tài liệu của giáo viên và sinh viên chỉ ở mức vừa phải. Xin cảm ơn sự tham gia của cô! Người phỏng vấn Lê Thu Hoài 81 PHỤ LỤC 5A: KẾT QUẢ QUAN SÁT TẠI CHỖ Thời gian tiến hành quan sát: 10h30 ngày 7-10-2009 Địa điểm: Phòng đọc sách STT NỘI DUNG QUAN SÁT CÓ KHÔNG 1 Giờ đóng/mở cửa có đúng với nội quy không? 2 Cách bố trí phòng có hợp lý không? 3 Có đủ rộng rãi đối với số lượng sinh viên lên học tại thư viện không? 4 Các bảng hướng dẫn có được treo hợp lý, dễ nhìn không? 5 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện có vui vẻ, hòa nhã không? 6 Số lượng cán bộ phục vụ mỗi phòng có đủ để phục vụ bạn đọc không? 7 Sinh viên chọn sách có dễ dàng thuận tiện không? 8 Thái độ của độc giả có thoải mái không? x x x x x x x x 82 PHỤ LỤC 5B: KẾT QUẢ QUAN SÁT TẠI CHỖ Thời gian tiến hành quan sát: 15h ngày 8-10-2009 Địa điểm: Phòng mượn sách, giáo trình STT NỘI DUNG QUAN SÁT CÓ KHÔNG 1 Giờ đóng/mở cửa có đúng với nội quy không? 2 Cách bố trí phòng có hợp lý không? 3 Có đủ rộng rãi đối với số lượng sinh viên lên mượn sách không? 4 Các bảng hướng dẫn có được treo hợp lý, dễ nhìn không? 5 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện có vui vẻ, hòa nhã không? 6 Số lượng cán bộ phục vụ mỗi phòng có đủ để phục vụ bạn đọc không? 7 Sinh viên tra cứu sách có dễ dàng thuận tiện không? 8 Việc mượn sách có dễ dàng không? 9 Thái độ của độc giả có thoải mái không? 10 Lý do không mượn được sách? x x x x x x x x x - Quá đông người - Ít sách - Không tra tìm được sách cần mượn 83 PHỤ LỤC 5C: KẾT QUẢ QUAN SÁT TẠI CHỖ Thời gian tiến hành quan sát: 10h ngày 9-10-2009 Địa điểm: Phòng báo, tạp chí STT NỘI DUNG QUAN SÁT CÓ KHÔNG 1 Giờ đóng/mở cửa có đúng với nội quy không? 2 Cách bố trí phòng có hợp lý không? 3 Có đủ rộng rãi đối với số lượng sinh viên lên đọc không? 4 Các bảng hướng dẫn có được treo hợp lý, dễ nhìn không? 5 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện có vui vẻ, hòa nhã không? 6 Số lượng cán bộ phục vụ mỗi phòng có đủ để phục vụ bạn đọc không? 7 Việc tìm báo có dễ dàng không? 6 Thái độ của độc giả có thoải mái không? x x x x x x x x 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Học viện Hành chính Quốc gia 45 năm xây dựng và phát triển (29-5-1959 – 29-5-2004), Hà Nội. 2. Lê Ngọc Oánh (2002), “Vai trò của thư viện đại học trong việc đổi mới và phát triển giáo dục”, Sổ tay quản lý thông tin – thư viện, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr. 92-95. 3. Phan Văn Khải, “Bài phát biểu tại Hội nghị Giáo dục đại học tại Hà Nội, từ 01-03/10/2001”, Giáo dục và thời đại, số 119, 04/10/2001. 4. Nguyễn Công Khanh. (2004). Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội. Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Nguyễn Công Khanh. (2006). Đại cương về thống kê và ứng dụng phần mềm SPSS (Tài liệu dùng cho học viên cao học). Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Lê Đức Ngọc. (2006). Nhập môn lý thuyết đo lường và xử lý số đo. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Nhiều tác giả. (2005) Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Hội đồng biên tập PGS.TS Nguyễn Phương Nga, PGS.TS Lê Đức Ngọc, TS. Nguyễn Công Khanh, TS. Nguyễn Quý Thanh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Dương Thiệu Tống (2003). Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 9. Hoàng Như Huệ (2005), Nghiên cứu, phát triển dịch vụ cung cấp thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện đại học, Khóa luận tốt nghiệp. 10. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2005), Tìm hiểu hành vi của bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp. 85 11. Đinh Thị Thu Huyền (2006), Tìm hiểu một số phần mềm thư viện tiêu biểu hiện đang được áp dụng tại các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp. Tiếng Anh 12. Joan M. Reitz (2005), Dictionary for Library and Information Science, Nxb Libraries Unlimited. 13. Dorothy Williams, Caroline Wavell & Louisa Coles (2001), Impact of School Library Services on Achievement and Learning, The Robert Gordon University. 14. Ester G. Smith, Ph.D. (2006), Student Learning through Wisconsin School Library Media Centers. 15. Keith Curry Lance, Marcia J. Rodney & Christine Hamilton-Pennell (2000), The Impact of School Library Programs and Information Literacy in Pennsylvania School, Pennsylvania Department of Education. 16. Michele Lonsdale (2003), Impact of School Libraries on Student Achievement, Australian Council for Educational Research (ACER). 17. Robert Burgin, Pauletta Brown Bracy & Kathy Brown (2003), How Quality School Library Media Programs Improve Student Achievement in North Carolina, RB software & Consulting. 86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị-h.pdf
Luận văn liên quan