Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5 Nghệ An

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng . Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định. Trong những năm qua tại thôn 1 – 5 có những hoạt động sinh kế mới, đạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần làm phong phú những phương thức sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền núi thôn 1 – 5 nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền núi khác trong tỉnh nói chung. Xuất phát từ tực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5” ( khảosát tại thôn 1 – 5 – xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An ). 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì? .vv. Trong giới hạn đề tài cho phép, tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu thu thập được liên quan đến đề tài: 2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong – Quảng Trị của Hoàng Mạnh Quân (Đại học Nông Lâm Huế) Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai. 2.2. Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01)( Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn.

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5 Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành động có chủ đích với những hành động xã hội. Khi làm việc gì, người ta cũng suy nghĩ để lựa chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực có được để đạt được kết quả tối đa với chi phi thấp nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh sự cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng phương tiện tối ưu nào mà đạt được kết quả cao trong một điều kiện nguồn lực khan hiếm. Bắt nguồn từ việc vận dụng quy luật này để giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà xã hội học áp dụng vào nhằm giải thích các hành động xã hội. Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài nghiên cứu để giải thích cho việc tại sao người dân ở địa bàn nghiên cứu lại lựa chọn phương thức sinh kế hiện tại mà không phải lựa chọn phương thức sinh kế khác, với lựa chọn phương thức đó liệu họ có đạt được hiệu quả tối đa trong cuộc sống hay không. Ngoài ra quan điểm về lụa chọn hợp lý sẽ được lồng ghép phân tích và vận dụng trong việc đưa ra các giải pháp cho một chiến lược sinh kế bền vững. Cơ sở thực tiễn khi tiếp cận về vấn đề nghiên cứu 2.1.Đặc điểm địa bàn xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn * Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Cẩm Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Anh Sơn cách trung tâm của huyện khoảng 18km. Hiện tại quản lí hành chính của xã thành 15 đội. với các xã giáp ranh: Phía bắc giáp xã Đỉnh Sơn Phía đông giáp xã Hùng Sơn Phía nam giáp xã Tường Sơn Phía tây giáp huyện Con Cuông Xã nằm trên trục đường quốc lộ 7A và nằm sát với dòng sông Lam, bên bờ kia là xã Hùng Sơn. Địa hình: Xã Cẩm Sơn là một trong những đơn vị hành chính của huyện Anh Sơn nên những đặc điểm thổ nhưỡng của xã đều có những điểm tương đồng của huyện. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với một ít đồng bằng ven sông, địa hình thoải dần về phía Đông Nam với độ dốc từ 80 - 150 vùng đồng bằng ven sông chủ yếu là những bãi bồi ven phù sa chạy dọc theo dòng sông Lam. Xã còn có vùng núi đá không có rừng cây xen kẽ với đồi núi nằm phía Bắc đây là vùng đất chưa được khai sử dụng đến của xã. Khí hậu: Xã Cẩm Sơn cũng như các địa phương khác của huyện đều chịu ảnh hưởng chung của tiểu vùng khí hậu trong vùng đó là khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh trung du miền núi. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm thường vào khoảng 220 - 280 với độ ẩm trung bình dao động 84% trong nhiều năm. Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây chè. Khí hậu của xã chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, mùa này có những dịp nhiệt độ rất cao, có những thời điểm nắng gắt và những luồng gió phơn Tây Nam ( gió Lào) nóng bức làm ảnh hưởng đến phát triển hoạt động sinh kế của người dân,đặc biệt là người dân thuần nông chuyên về sản xuất nông nghiệp. Nhưng bù lại từ tháng 6 đến tháng 8 là những tháng mưa nhiều với lượng mưa từ khoảng 1415 – 1436 mm tạo điều kiện cho các hoạt động tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nói chung với nhiệt độ này là điều kiện thuận lợi cho phát triển của cây chè, nhất là một số giống chè đặc sản của vùng. * Điều kiện kinh tế xã hội Tình hình nhân khẩu của xã: Trong những năm qua dân số và lao động của xã tương đối ổn định, có tăng trưởng nhưng tốc độ không nhanh đây là dấu hiệu đáng mừng đối với với địa phương miền núi. Số lao động dành cho nông nghiệp giảm với mức độ trung bình trên 3%, lao động khu vực phi nông nghiệp tăng lên với tốc độ trung bình đạt trên 18% nhưng mức độ tuyệt đối không cao. Cụ thể năm 2008 tổng dân số 5468 người tăng lên so với năm 2007 là 0,83%. Vào năm 2009 tỷ lệ tăng lên 0,89%. Dân số của địa phương chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp chiếm 80% tổng dân số, năm 2009 lượng khẩu trong nông nghiệp giảm còn 76,4% vào năm 2010 là 75,21%. Cơ sở vật chất kĩ thuật: Giao thông: Hệ thống giao thông của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề đi lại của người dân, một số thôn bản còn nằm cách trở bởi dòng sông Lam nên người dân còn phải sử dụng thuyền ghe để phục vụ việc đi lại, ngoài ra còn có một số thôn nằm trong núi, phải trải qua nhiều dốc, vượt nhiều núi mới đến chỗ người dân sinh sống. Điểm thuận lợi nhất của địa phương là có đường quốc lộ 7A chạy qua và phần lớn người dân của xã nằm trên trục đường quốc lộ này nên việc giao lưu, đi lại giữa các địa phương khác khá thuận tiện. 2.2. Đặc điểm tình hình chung thôn 1 - 5 Thôn 1- 5 là một thôn nằm giữa trung tâm Xã Cẩm Sơn, có đường quốc lộ 7A chạy qua địa bàn. Thôn có ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp thôn Hội Lâm Phía Nam giáp thôn Cẩm Lợi Phía Đông giáp thôn Cẩm Hòa Phía Tây giáp thôn Hòa Tiến Với vị trí địa lý như vậy tạo điều kiện thuận lợi việc giao lưu và thực hiện các hoạt động thông thương giữa các vùng khác trong thôn. Tổng diện tích của thôn là chiếm 10,08% diện tích đất tự nhiên của xã Cẩm Sơn. Địa hình: Thôn có địa hình chủ yếu là đồi núi xen kẽ đồng bằng, hai bên là dốc cao và giữa là sông Lam. Địa bàn của thôn trải dài theo quốc lộ 7A. Dạng đồng bằng ven sông: chủ yếu nằm dọc bên bờ sông Lam chiếm 5,4% diện tích đất tự nhiên. Có khoảng 30% loại đất này bị ngập lụt hằng năm là các bãi bồi ven sông chủ yếu được trồng các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Dạng địa hình đồi núi thấp: chủ yếu là dạng đồi lượn sóng độ dốc không lớn 8 – 15. Đây là dạng địa hình có diện tích lớn chiếm 56% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng diện tích có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Dạng địa hình núi đồng bằng: chủ yếu là đất thổ cư và đất trồng vườn của bà con, chiếm khoảng 26% tổng diện tích đất tự nhiên, dạng địa hình này chủ yếu sử dụng vào mục đích ở và trồng rau màu. Khí hậu: Thôn 1 – 5 nằm vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm riêng của khí hậu miền Trung. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa khí hậu nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Yếu tố khí hậu thôn 1 - 5 nhìn chung thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng vật nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, nắng nóng khô hanh là nguyên nhân gây hạn hán, lũ lụt, xói mòn bồi lấp và hủy hoại đất. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm thường vào khoảng 220 - 280 với độ ẩm trung bình dao động 84% trong nhiều năm. Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây chè. Các loại tài nguyên Tài nguyên đất Tài nguyên đất của thôn khá phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là đất phù sa và đất đồi núi. Đất phù sa: bao gồm các bãi bồi ven sông, đất phù sa được bồi tụ hằng năm. Loại đất này có diện tích lớn chiếm khoảng 18,2% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu hai bên các con sông và dưới các chân núi thấp. Đây là nguồn tài nguyên phát triển ngành nông nghiệp của thôn thích hợp với trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên hiện nay cần có những biện pháp bảo vệ tránh lũ lụt, tránh xói mòn như trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng ven sông. Đất đồi núi: chủ yếu là đất Feralit chiếm 78,2% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp. Đất Feralit bao gồm nhiều loại phong phú đa dạng phân bố theo địa hình đồi núi và độ cao khác nhau: feralit nâu vàng, feralit nâu đỏ, feralit đỏ vàng… Đây là nguồn tài nguyên tập trung để phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Bên cạnh đó hiện tượng chặt phá rừng nghiêm trọng đã làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng, vì vậy chính quyền và nhân dân phải có những biện pháp khắc phục và bảo vệ. Tài nguyên rừng Diện tích đất lâm nghiệp của thôn có khoảng 175,4ha chiếm 58,55% diện tích đất tự nhiên của thôn và chiếm 3,89% diện tích đất lâm nghiệp của cả xã. Trong đó, 78,41ha là diện tích rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ chiếm 41,57ha, diện tích đặc dụng chiếm 22,9ha. Tiềm năng về lâm nghiệp của huyện tập trung khá lớn, đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở đồi núi thấp, độ dốc nhỏ,thổ dưỡng tốt. Vì vậy cần phải bảo vệ chăm sóc tốt dể rừng tái sinh nhanh. Nhận xét: Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường cho thấy thôn có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế - xã hội theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng cho phép phát triển ngành nông – lâm nghiệp đa dạng và phát triển ngành công nghiệp chế biến làm cơ sở cho CNH – HĐH trên địa bàn thôn. Tuy nhiên thôn cũng còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Diện tích với ¾ là dồi núi, địa hình dốc bị chia cắt nhiều gây cho khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Mặt khác điều kiện khí hậu hằng năm có nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của thôn như: gió Lào Tây Nam khô, hạn hán, lũ lụt… * Điều kiện kinh tế - xã hội: Theo thống kê đến ngày 31/12/2010 dân số của thôn là 375 người với 120 hộ. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn. Mật độ bình quân cả thôn là 1,68 người/km2. Tổng dân số trong độ tuổi lao động của thôn năm 2009 là 211người chiếm 54,46% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 41,51%. Thu nhập bình quân đầu người của thôn năm 2009 là 14,6 triệu đồng/người/năm tăng hơn nhiều so với các năm trước đó. Các mục tiêu xóa đói giảm nghèo đặc biệt được thôn quan tâm, theo đánh giá thì năm 2009 tỷ lệ đói nghèo của thôn chỉ còn 24,6% giảm 9,5% so với năm 2000. Sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển tích cực, đạt được những thành tựu khả quan, tuy nhiên còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thôn, chưa hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn mang tính sản xuất hàng hóa, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công tác khuyến nông khuyến ngư phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và tiềm năng của thôn. Ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thôn chủ yếu phát triển các hệ thống chợ và buôn bán nhỏ lẻ của hộ nông dân. Ngành dịch vụ của thôn chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy cần phải kích thích phát triển sản xuất mở rộng thêm nhiều ngành dịch vụ mới đáp ứng đươc nhu cầu đời sống sinh hoạt sản xuất. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Các nguồn vốn sinh kế của thôn 1 – 5 Các tài sản sinh kế là nền tảng của cuộc sống cộng đồng, việc lựa chọn và quyết định các hoạt đông sinh kế tạo thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố chủ quan và khách quan, người dân tùy thuộc vào việc sử dụng vào nguồn vốn và lựa chọn những phương thức sinh kế cho mình tạo ra kết quả sinh kế. Từ đó kết quả sinh kế tác động ngược trở lại việc nắm giữ, xây dựng và sử dụng các nguồn vốn, các yếu tố để phát triển hoạt động sinh kế, chống chọi những tổn thương và những cú sốc. Nhằm trả lời cho vấn đề về khả năng có các nguồn vốn sẵn có khác nhau, việc sử dụng nguồn vốn và mối quan hệ của chúng với việc lựa chọn hoạt động sinh kế tạo ra kết quả sinh kế, đề mục này sẽ trình bày từng lĩnh vực nghiên cứu mang tính phân tích, mô tả, so sánh. Các nguồn lực sinh kế bao gồm: nguồn vốn con người – “ trình độ học vấn, kĩ năng, sức khỏe, kiến thức…” , nguồn vốn xã hội – “mạng lưới xã hội và các mối quan hệ xã hội” , nguồn vốn tài chính – “ tiền mặt, tín dụng, tiền vay vốn, tiền tiết kiệm,…” , nguồn vốn vật chất – “ cơ sở hạ tầng, tài sản trong gia đình, công cụ lao động…” , nguồn vốn tự nhiên – “đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên…” , chính sách thể chế và những bối cảnh tổn thương khác. Những nguồn vốn sinh kế, chính sách thể chế và những bối cảnh tổn thương có tác động rất lớn đối với hoạt động sinh kế của người dân vì nó quyết định tới sự lựa chọn đến chiến lược sinh kế riêng của họ. Nguồn vốn con người Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Đồng thời, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. Sức khỏe – là nguồn lao động là sơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kĩ năng là những yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng. Hay nói một cách khác là kết quả và hành vi sinh kế của hộ gia đình tùy thuộc nhiều vào nguồn vốn mà con người sẵn có như: lực lượng lao động trong gia đình, kĩ năng, kiến thức, nhu cầu và mục đích của từng cá nhân…vv. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 I.Tổng số hộ Hộ 120 Hộ nông nghiệp Hộ 110 Hộ phi nông nghiệp Hộ 10 II.Tổng nhân khẩu Khẩu 375 III.Tổng số lao động LĐ 211 (Theo thống kê của ban mặt trận thôn 1 – 5) H.1Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành của thôn 1 – 5 Xét về nguồn lao động, thôn 1 – 5 có một lực lượng lao động khá dồi dào với cơ cấu lao động trẻ. Số thành viên trung bình trên mỗi hộ gia đình là 4 người, và tỉ lệ nam là 49,5% và nữ chiếm 51,5%, số liệu này được thu thập dựa trên những thành viên trong gia đình hiện nay đang cư trú trên địa bàn, không bao gồm con cái đã tách ra khỏi hộ. Số con trung bình của các hộ là 3,2 con, với tình hình như vậy thì việc đầu tư cho con cái cả mặt vật chất lẫn trí tuệ trong địa bàn thôn khá thuận lợi và không gặp những trở ngại đáng kể trong vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo thống kê số liệu cho biết, lứa tuổi thanh thiếu niên hiện tại có trình độ khá cao và đồng đều có tới 98,9% được đi học hết cấp 3 và trong tổng số thanh niên trên địa bàn thôn có khoảng 30% hiện đang có trình độ cao đẳng và đại học. Chỉ có 0,4% trong tổng dân số của thôn là mù chữ. 20,2% học hết cấp 1, 35,7% học hết cấp 2. Có 39,1% dân số học hết cấp 3. Và 5,0% dân số có trình độ đại học, cao đẳng. H.2. Biểu đồ trình độ học vấn của người dân thôn 1 - 5 (Nguồn: Số liệu phân tích từ ban mặt trận thôn) Qua biểu đồ trên, nhìn chung trình độ học vấn của người dân khá cao, tỉ lệ người có trình độ chiếm chủ yếu trong tổng dân số của thôn. Chính trình độ học vấn cao như vậy nên khả năng lựa chọn nghề nghiệp cũng như lựa chọn kế sinh nhai của người dân được đảm bảo và ngày càng được cải thiện về cuộc sống trong gia đình nói riêng, và cộng đồng thôn nói chung. Tuy nhiên, với mức trình độ như vậy so với thực tế ngoài xã hội hiện nay thì người dân khó có thể tìm kiếm được một công việc có mức thu nhập cao khi mà xã hội ngayd càng hiện đại và đòi hỏi cao nguồn lao động trí tuệ, có trình độ chuyên môn. Vì vậy, người dân buộc phải lựa chọn những công việc thiên về tính chất lao động chân tay, đòi hỏi sức lực dồi dào, kĩ năng thấp mà ít đòi hỏi trình độ những công việc ấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân có trình độ ở mức chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là hiện tại dân số trong thôn trước đây xuất thân từ những gia đình thuần nông nhưng đời sống gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện học hành nâng cao dân trí, tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các bậc cha mẹ đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cho con em mình, họ ý thức được chính trình độ dân trí thấp là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói. Vì thế tất cả các gia đình trong thôn đều cho con cái mình đi học, với mục đích nâng cao trình độ cho thế hệ tương lai, tạo nguồn nhân lực có trình độ có chuyên môn nhằm phục vụ quê hương và đất nước. Có thể nói hiện tại về nguồn vốn con người, sức khỏe của người dân hiện đang là yếu tố chủ đạo quyết định hiệu quả của các hoạt động sinh kế. Mặc dù tỉ lệ dân số trong thôn có 90,4% làm trong ngành nông nghiệp nhưng đời sống của người dân không quá thấp so với mức bình quân của cả nước, bình quân lương thực/đầu người của thôn 1 – 5 là 300kg/năm. Bình quân mức thu nhập của người dân là 15 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập của cả thôn năm 2010 là 6,2 tỷ đồng. Với mức thu nhập như vậy thì có thể đánh giá được đời sống của người dân sống trên địa bàn là khá cao, và bền vững. Nguồn vốn con người là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược sinh kế hiệu quả và phát triển lâu dài. Nguồn vốn này nếu được trau dồi và chú trọng thì trong tương lai có thể khắc phục được những hạn chế của các yếu tố khác như tài chính, vật chất, tự nhiên, xã hội…Ngược lại một khi mà nguồn vốn con người không được chú trọng, ngày càng hạn hẹp thì đó sẽ là bức tường cản trở gây nên khó khăn trong đời sống của người dân. Nguồn vốn xã hội Quá trình xã hội hóa được thể hiện qua sự tương tác diễn ra hàng ngày trong lao động sản xuất cũng như các quá trình khác diễn ra trong đời sống của người dân, con người sống và tồn tại trong xã hội, trực tiếp tham gia vào mạng lưới xã hội. Dĩ nhiên sự tác động từ phía xã hội cũng là một yếu tố quyết định tới các hoạt động sinh kế của chính họ. Thôn 1 – 5 là một hệ thống xã hội nhỏ nằm trong một xã hội lớn hơn bao trùm, mỗi thành viên tham gia vào mạng lưới xã hội có những chức năng, vai trò, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Thôn có người đứng đầu quản lý là thôn trưởng và đội trưởng cùng bộ máy lãnh đạo trong thôn, như: ban mặt trận, ban đảng ủy, ban công an…Những bộ người này cùng với bộ máy lãnh đạo có trách nhiệm đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng, thông tin cho bà con các nghị quyết, thể chế chính sách, các quyền lợi của nhân dân. Những người dân trong thôn có mối liên kết, quan hệ hàng xóm, láng giềng thắm thiết do ở cạnh nhà nhau, mọi người thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với nhau những lúc khó khăn, bệnh tật. Với đặc điểm đời sống của người dân còn mang đậm cộng động làng xã của Việt Nam nên người dân trong thôn sống trong mối quan hệ cộng đồng gắn bó, cùng sống trong một môi trường, cùng có những hoạt động sinh kế giống nhau, cho nên họ thành lập lại những nhóm hội như: hội trồng chè, hội trồng dưa hấu, hội nghề cá… nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong cách làm ăn, chia sẻ giúp đỡ với nhau trong hoạn nạn, khó khăn. Theo thống kê, có 100% người dân tham gia vào hội phụ nữ, 100% số người trong độ tuổi thanh niên tham gia vào đoàn thanh niên, 100% các hộ gia đình tham gia vào hội trồng chè của thôn. Sở dĩ, tất cả người dân đều tham gia vào các tổ chức đoàn thể như vậy vì người dân được hỏi cho rằng khi họ tham gia vào các tổ chức như vậy sẽ được hưởng các quyền lợi từ các tổ chức ấy như được tham gia các buổi tập huấn về các phương thức làm ăn, được hoạt động vui chơi, phong trào ở địa phương trong những ngày lễ, ngày hội…vv. Bên cạnh việc người dân tham gia vào các tổ chức chính thức nêu trên thì một số bộ phận người dân mà chủ yếu là những hưu trí trong thôn tham gia vào các “Phường” với số lượng từ 5 – 7 người nhằm mục đích gửi tiền tiết kiệm rút theo từng quý, với hình thức này cứ trong 3 tháng thì người dân khi tham gia vào hội phường sẽ tiết kiệm được số tiền từ 5 – 7 triệu đồng. Ở mức độ mạng lưới xã hội rộng hơn, thôn được sự quan tâm của chính quyền UBND xã và được hưởng những hỗ trợ của các chương trình quốc gia 135 giai đoạn 2001 – 2005. Và giai đoạn từ năm 2006 – 2010. Bên cạnh đó, người dân còn được hưởng các quyền lợi từ các dịch vụ hỗ trợ cứu đói thường niên của nhà nước như: chương trình hỗ trợ người dân trong các đợt tết về tiền của và lương thực. Có thể nói người dân khi tham gia vào mạng lưới xã hội, và nằm trong các mối quan hệ ấy, đương nhiên các hoạt động sinh kế của thôn chịu sự tác động từ bối cảnh thể chế của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ cộng đồng mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng có vai trò gián tiếp ảnh hưởng tới các hoạt động sinh kế của người dân với tư cách là một nguồn vốn xã hội. Nguồn vốn tự nhiên Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối vơi con người trong quá trình tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với người dân thôn 1 – 5 đa số các hoạt động sinh kế của họ dựa vào nông nghiệp. Hàng ngày, con người sử dụng nguồn nước, đất, không khí để tồn tại và các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình. Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, môi trường đều có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của con người. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dung hợp lí nó một cách bền vững. Mặc dầu nằm trong huyện miền núi của tỉnh Nghệ An nhưng địa thế ban cho người dân thôn 1 – 5 một diện tích đất khá màu mỡ và dồi dào, trong địa bàn thôn diện tích đất nông nghiệp chuyên để sản xuất hoa màu cây công nghiệp dài ngày (đặc biệt cây chè) và cây ngắn ngày chiếm hơn 80% tổng diện tích đất tự nhiên, điều này mang lại điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và lựa chọn hoạt động sinh kế hiệu quả cao là trồng, chế biến chè xuất khẩu và trồng hoa màu cung cấp nhu cầu thực phẩm trong nước. Số diện tích đất còn lại là đất phù sa ven sông lam và đất trồng rừng chuyên dụng chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất của cả thôn. Loại đất Năm 2010 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 20,5 100 1.Đất nông nghiệp 16,4 80 Đất trồng cây hàng năm 1,3 7,9 Đất trồng lúa 2,1 12,8 Đất trồng hoa màu 4,3 26,02 Đất trồng chè 8,7 53,04 2.Đất thổ cư 0,5 2,43 3.Đất lâm nghiệp 3,6 17,5 H.3.Tình hình sử dụng đất của thôn 1 – 5 năm 2010 (Nguồn: Ban thống kê của xã) H.4. Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng đất của thôn năm 2010 Bên cạnh nguồn đất đai thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng cho hoạt động sinh kế của người dân, các yếu tố về các nguồn tự nhiên khác cũng như nguồn nước đều không gặp trở ngại và khó khăn trong tiếp cận. Tất cả người dân trong thôn đều được sử dụng nguồn nước sạch từ mạch nước ngầm. Ngoài nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân đầy đủ và dồi dào, thì nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng được nhu cầu của bà con. Với vị trí địa lí tiếp giáp với dòng sông Lam nên người dân tận dụng nguồn nước ngọt ấy để tưới tiêu phục vụ hoạt động sản xuất, còn nguồn nước trong các ao, hồ, kênh, rạch người dân sử dụng vào hoạt động trồng cây lúa, tưới tiêu trong vườn. Với các điều kiện thuận lợi như vậy, người dân trong thôn đã khai thác tốt nguồn lợi sẵn có từ thiên nhiên. Như vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên của thôn 1 – 5 rất dồi dào và phong phú, chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế của người dân. Người dân ở đây có đủ diện tích đất để trồng trọt, chăn nuôi, rất dồi dào về nguồn nước phục vụ cho sản xuất và các hoạt động sinh kế dựa vào ngành nông nghiệp. Nguồn vốn vật chất Vật chất là một yếu tố thiết yếu trong cuộc sông của chúng ta, nguồn vốn này bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, nhà ở, các công cụ sản xuất… Theo thống kê ở thôn 1 – 5 hiện nay, tình trạng nhà ở có 100% nhà mái ngói, nhìn chung hầu hết các ngôi nhà của thôn 1 – 5 thuộc loại kiên cố, có 99,2% thuộc nhà kiên cố. Với thực trạng nhà ở như trên thì có thể thấy môi trường sống của người dân thuộc vào dạng nhà ở an toàn, đa số nhà ở kín gió, cao ráo, thoáng mát, điều này góp phần giúp người dân có tinh thần và khỏe mạnh, đặc biệt khi thời tiết xảy ra các thiên tai, phức tạp. Trong những năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của chương trình 135 cùng với đóng góp của nhân dân, các con đường vào thôn đã được bê tông hóa phục vụ nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa dễ dàng cho bà con góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sinh kế. Tài sản vật chất trong gia đình cũng được xem như là một nguồn vốn quan trọng, nguồn vốn này được thể hiện qua biểu đồ sau: H.4. Nguồn tài sản vật chất trong gia đình ( Nguồn: Ban thống kê của thôn) Qua biểu đồ ta thấy nguồn tài sản của thôn 1 – 5 tương đối phong phú, 100% số hộ gia đình đều có tivi, 96,4% có đầu đĩa DVD…những phương tiện này một mặt góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về kinh tế - xã hội, giá cả thị trường, biến động của thời tiết. Có tới 85% số hộ có xe máy, hầu hết người dân trong thôn sản xuất nông nghiệp đều cần phải có xe máy để chở các sản phẩm từ nông nghiệp như: bắp cải, dưa hấu, đặc biệt là chè để nhập cho nhà máy chế biến chè cách đó khoảng 5km. Các tài sản khác như điện thoại bàn hay điện thoại di động đều được người dân trang bị đầy đủ để thuận tiện trong việc liên lạc tiêu thụ các sản phẩm do họ làm ra. Theo thống kê, số hộ giàu chiếm 15,1%, số hộ khá chiếm 71,2%. Số hộ trung bình chiếm 11,3%. Và số hộ nghèo chỉ chiếm 3,4%. Có 95% được UBND xã công nhận gia đình văn hóa. Với sự phát triển chung của xã hội, cùng với sự hợp lý trong lựa chọn các hoạt động sinh kế phù hợp thì đời sống vật chất của người dân thôn 1 – 5 ngày càng được nâng cao rõ rệt. Đây được xem là nền tảng vững chắc cho việc tạo lập một sinh kế bền vững. Nguồn vốn tài chính Nguồn vốn tài chính là một nguồn vốn quan trọng trong việc đầu tư các hoạt động sinh kế tạo nguồn thu nhập. Nguồn vốn tài chính được hiểu là nguồn tiền mặt được sử dụng trong các hoạt động sản xuất. Như chúng ta đã biết khi không có các nguồn vốn để làm ăn sinh sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tới việc quyết định và lựa chọn việc làm và nguồn thu nhập. Việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của người dân thôn 1 – 5 từ nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan tác động. Nhưng hầu hết họ chỉ sử dụng sức lao động bằng chân tay để tạo nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số ít hộ trong thôn là công chức nhà nước, và buôn bán dịch vụ. Thông thường, mức tiền mặt thường xuyên là từ các hoạt động sinh kế tạo ra nguồn thu nhập. Thu nhập bình quân trên đầu người của người dân thôn 1 – 5 là 15,3 triệu đồng/ năm. Hầu hết người dân có nguồn vốn tích trữ, nhưng không nhiều, mỗi tháng chỉ tiết kiệm được khoảng 400 – 500 ngàn. Bởi vậy, người dân không thể có khả năng đầu tư các hoạt động buôn bán, làm ăn lớn được mà chỉ dựa vào sức lao động của bản thân. Chính nguồn vốn tài chính không dồi dào cũng là nguyên nhân làm cho cơ hội lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân trở nên hạn chế. Có thể nói, tình trạng thiếu vốn không chỉ gặp phải ở người dân thôn 1 – 5 mà hầu hết người dân trong bộ phận hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn làm ăn, con người thiếu đi một phương tiện quan trọng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Đặc biệt khi nguồn vốn tài chính hạn hẹp đi kèm với nguồn lực con người thiếu và yếu về mặt tri thức là con đường dẫn đến nghèo đói. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các ban ngành và các tổ chức can nhà nước cũng như nước ngoài sẽ tạo nền tảng vững chắc cho người dân thôn 1 – 5 nói riêng và người dân cả nước nói chung góp phần tạo dựng một mô hình sinh kế bền vững. Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1- 5 xã Cẩm Sơn - huyện Anh Sơn – Tỉnh Nghệ An hiện nay Hoạt động sản xuất nông nghiệp Có thể nói thôn 1 – 5 có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 80% so với tổng diện tích đất tự nhiên của cả thôn. Thêm vào đó hầu hết diện tích đất để nuôi trồng và canh tác màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây hoa màu ngắn ngày. Trong thôn ngoài diện tích đất chuyên dụng dành cho trồng trọt còn có diện tích ao hồ khá lớn, có khoảng gần 30 hộ có ao hồ, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, thay vì nguồn nước ao hồ chỉ dùng cho nuôi cá thì người dân tận dụng nguồn nước ấy cho việc tưới tiêu. H.5. Biểu đồ thể hiện các hoạt động sinh kế của người dân Theo thống kê, năm 2010 cả thôn có tổng sản lượng từ nông nghiệp là 28 tấn, sản lượng lương thực của cả năm là 87,6 tấn, bình quân lương thực trên đầu người của thôn là 300kg/ người/ năm. So với mấy năm trước đây tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân tăng lên rõ rệt. Đây là kết quả của sự lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội đang ngày càng nâng cao mức sống. Hoạt động trồng trọt Trong những năm gần đây, ở thôn 1 – 5 về lĩnh vực hoạt động trồng trọt có những biến chuyển đáng kể, số hộ làm vườn trong thôn là 40 hộ, chiếm 37,03%, sản lượng lúa đạt 14 tấn, đủ cung ứng lương thực cho người dân và tăng nguồn thu nhập, sản lượng ngô trong năm 2010 đạt 15,4 tấn, đem về nguồn lợi nhuận hơn 79 triệu cho cả thôn, đáng kể đến là nguồn thu nhập từ cây chè và trồng rau màu ở địa bàn thôn. Nguồn lợi từ rau màu là 300 triệu đồng đạt 95,9% kế hoạch tăng gia sản xuất, sản phẩm từ rau màu chủ yếu được người dân địa phương làm nguồn thức ăn hàng ngày và đi bán ở chợ của xã kiếm thêm nguồn thu nhập bổ sung, cải thiện bữa ăn của người dân. Đặc biệt, ở thôn 1 – 5 phải kể đến hoạt động sinh kế dựa vào hiệu quả từ cây chè, một mô hình kinh kế trọng điểm của cả địa bàn huyện nhà. Tổng diện tích đất trồng chè của thôn hơn 11,4 ha, chiếm gần 40% diện tích đất canh tác trong nông nghiệp của cả thôn. Năm vừa qua thu nhập từ cây chè của cả thôn ước tính hơn 375 triệu đồng với sản sản lượng khoảng 15 tấn. Trung bình mỗi tháng người dân của thôn có nguồn lợi từ cây chè từ 1 – 1,5 triệu đồng. Chính sự hợp lý trong cách lựa chọn loại hình trồng cây vào canh tác trồng trọt phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu nên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong cơ cấu ngành trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân góp phần vào xây dựng mô hình sinh kế bền vững tại địa phương. Hoạt động chăn nuôi Ngoài hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực trồng trọt thì tại thôn 1 – 5 hoạt động chăn nuôi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số hộ chăn nuôi bao gồm 70 hộ chiếm 64,8%. Ở đây, người dân không chỉ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, các sản phẩm từ trồng trọt người dân tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Điều này không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí mà đồng thời bảo vệ được môi sinh sạch sẽ, trong lành. Theo quan sát và số liệu thông kê thì người dân trong thôn chủ yếu hoạt động sinh kế dựa vào nuôi heo và nuôi cá. Trong năm 2010, nguồn thu nhập của cả thôn từ nuôi heo đạt khoảng 305 triệu đồng. Và nuôi cá đạt gần 90 triệu đồng. Ở đây, người dân sử dụng hình thức chăn nuôi kết hợp theo một dây chuyền rất hợp lý, đó là sự tận dụng nguồn thức ăn cho nhau, người dân xây dựng các chuồng trại nuôi heo trên các ao hồ, mô hình này sẽ tận dụng tốt nguồn thức ăn của cá là phân của heo. Ngược lại, nguồn nước của ao hồ sẽ giúp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ mà lại tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng nguồn nước để vệ sinh cho chuồng trại. Điển hình hiệu quả từ mô hình này tiểu có 3 hộ trong thôn, sự kết hợp và tận dụng nguồn thức ăn theo kiểu mô hình ấy đã mang lại nguồn thu nhập hàng năm khá cao, trung bình mỗi năm 3 hộ này thu nhập từ chăn nuôi khoảng từ 80 - 100 triệu đồng. Bên cạnh mô hình nuôi heo và cá đạt năng suất cao thì người dân trong thôn 1 – 5 cũng đầu tư vào chăn nuôi gia cầm để cải thiện thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe phục vụ cho hoạt động sinh kế tăng nguồn thu nhập. Ngoài ra, người dân nơi đây còn chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, số lượng trâu bò trong thôn có khoảng hơn 150 con. Chủ yếu dựa vào sức kéo của nó phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời tận dụng nguồn phân từ trâu, bò để chăm bón và nhằm tăng năng suất cho cây trồng. Có thể nói tình hình sản xuất chăn nuôi của người dân thôn 1 – 5 đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, sự áp dụng khoa học và vốn tri thức bản địa đã tạo nên một mô hình sinh kế bền vững cho người dân. Hoạt động lâm nghiệp Mặc dù là một địa phương miền núi nhưng lĩnh vực hoạt động trong lâm nghiệp không phải là một thế mạnh của địa phương, người dân chỉ trồng các loại cây như: Tràm, Mỡ, Tre, Mét, Bạch Đàn,... ở các đồi thấp nằm ven thôn về hướng Tây. Tuy nhiên diện tích và số lượng không lớn, chiếm khoảng 4,6% diện tích đất canh tác của địa phương, sản lượng từ các loại gỗ ấy dùng để bán cho những thương nhân nhỏ, hoặc nhập cho các nhà máy sản xuất giấy về thu mua tại địa phương. Sở dĩ, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp không phải là thế mạnh đối với người dân thôn 1 – 5 bởi lẽ một mặt là diện tích đất của thôn không lớn lắm cho nên người dân không thể đầu tư vào hoạt động này. Mặt khác, khả năng thu hồi và xoay vốn chậm thêm vào đó là năng lực tài chính của người dân không dồi dào cho nên để đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp thực sự không phải là một lựa chọn thông minh, và hợp lý trong điều kiện có hạn của người dân. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp Cũng giống như hoạt động sinh kế dựa vào lâm nghiệp, hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở thôn 1 – 5 không phải là một ngành trọng điểm. Ngành thủ công nghiệp ở đây chỉ là làm lò gạch. Trên địa bàn chỉ có 3 lò gạch tập trung ở những nơi gần kênh mương, có nguồn đất sét dồi dào. Sản phẩm làm ra từ ngành này đủ cung ứng cho nhu cầu của người dân trong vùng để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, và xây dựng các công trình phụ cơ bản. Tuy vậy, nhưng hàng năm 3 hộ sản xuất dựa vào ngành này có nguồn thu nhập khá lớn, trung bình mỗi tháng thu nhập của họ là 4 – 5 triệu đồng, ngoài việc tạo nguồn thu nhập khá cao cho gia đình thì hoạt động sản xuất thủ công nghiệp này còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 40 - 50 lao động thanh niên có sức khỏe, điều này góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp của một số thanh niên trong vùng. Mặc dù ngành này có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của một số hộ gia đình như vậy, nhưng có thể đánh giá hoạt động sinh kế này không bền vững, bởi vì nguồn đất sét đang bị khai thác một cách bừa bãi chắc chắn trong tương lai sẽ không cung ứng đủ cho hoạt động sản xuất này. Mặt khác, khí thải từ hệ thống lò gạch rất độc hại, gây ô nhiễm môi trường không khí không nhỏ, hiện nay chưa ước tính được mức độ ảnh hưởng của nó nhưng khí thải ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bản thân công nhân làm gạch trong lò và những người dân sống xung quanh. Bởi vậy, trong tương lai, cần phải có một chiến lược, chính sách hợp lý để một mặt không ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân, mặt khác bảo vệ môi trường trong sạch. Các hoạt động sinh kế khác Với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn về các dịch vụ sử dụng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại đây cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa, theo thống kê, tại thôn có 6 hộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Đóng góp cho tổng thu nhập vào thôn khoảng 200 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ và manh mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu của người dân trong địa bàn thôn. Ngoài các hoạt động inh kế kể trên, tại thôn 1 – 5 còn có 8 hộ hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, ngành vận chuyển trong thôn chủ yếu chở các loại nguyên liệu như: cát, sỏi, gạch, đá... để xây dựng nhà cửa cũng như các công trình nhỏ khac của thôn, nguồn thu nhập từ loại hình này khoảng 500 triệu đồng/ năm của cả toàn thôn. Có thể nói các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 đa dạng và phong phú, mỗi hình thức sinh kế đều có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Nhưng tựu trung lại, có thể đánh giá rằng người dân địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất gắn liền với cây chè, cũng là sinh kế chính của người dân miền núi trong thôn. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng sẵn có trong vùng thì cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài và hợp lý mới có thể xây dựng nên một mô hình sinh kế bền vững. Kết quả sinh kế của người dân Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt được sau khi sử dụng nguồn vốn, xây dựng những cách thức, và thực hiện các hoạt động sinh kế. Cong người vận dụng các nguồn vốn dưới sự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình. Kết quả sinh kế của con người bao gồm: mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, an ninh lương thực, khả năng chống chọi với những tác động từ các điều kiện khách quan từ bên ngoài. Mức thu nhập của hộ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng các nguồn vốn có được và thực hiện các hoạt động sinh kế tạo thu nhập. Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu và thống kê chính xác về mức thu nhập của từng hộ dân, các số liệu thu thập được chỉ mang tính tương đối bởi vì đặc thù nguồn thu nhập của người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định và đồng đều. Nguồn thu nhập của người dân còn phải chịu tác động của yếu tố tự nhiên và xã hội, nhất là giá cả thị trường. Từ các hoạt động sinh kế của người dân thôn, nguồn thu nhập từ sản lượng trồng hoa màu, nguồn lợi từ cây chè vẫn giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân. Ngoài ra, các hoạt động sinh kế khác trong thôn cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, tuy vậy các ngành ấy không mang tính bền vững và phát triển lâu dài, mặc dù nguồn thu nhập từ làm lò gạch thủ công có giá trị kinh tế khá cao. Bởi vậy, chính quyền cũng như người dân cần phải có một chiến lược hợp lý, khoa học mới có thể xây dựng một mô hình sinh kế bền vững. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đai trồng hoa màu, đất trồng rừng, nguồn nước tưới tiêu...Tại địa bàn thôn đa số người dân đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc khai thác đi đôi với bảo vệ cho nên họ đã có những cách tính toán mang tính khoa học nhằm góp phần cải thiện được sự suy thoái, bạc màu của đất đai, và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, không phải người dân nào trong thôn cũng có ý thức được sự tác động ngược trở lại của một số hoạt động ảnh hưởng đến môi sinh và chất lượng của các nguồn vốn mà bấy lâu nay là thế mạnh của địa phương. Có thể đưa ra một trường hợp làm giảm diện tích đất tự nhiên và gây ô nhiễm không khí và nguồn nước từ hoạt động làm gạch thủ công, mỗi giờ hoạt động sản xuất gạch tiêu thụ hết hơn 10m3 nước, thải ra không khí một lượng chất thải rất độc hại, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân sống xung quanh. “Với tình trạng sản xuất gạch như thế này của gia đình anh C, những người dân xung quanh sống gần lò gạch bị ảnh hưởng đến đường hô hấp. Mỗi quý Bác phải đi lấy thuốc 3 lần cho vợ và con nhỏ. Em không biết đâu, khí thải từ lò gạch độc lắm, nếu hít phải nhiều thì sau này về già sẽ biến chứng về thần kinh. Mặc dù biết nguy hại đến sức khỏe như thế, nhưng giờ anh chị không có dư tiền để chuyển đi chỗ khác” ( ĐHP, nam, 37 tuổi). Đánh giá về mức độ an toàn xã hội và cuộc sống thì người dân thôn 1 – 5 đang trong tình trạng ổn định và tương đối an toàn. Người dân đa phần sống trong những ngôi nhà cố định, độ an toàn và những tiêu chí về chất lượng nhà ở nằm ở mức độ bình thường. Về chất lượng môi trường ở trên địa bàn chưa đến mức độ báo động, bởi vì gần 90% số hộ gia đình trong thôn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên sự tác động rất nhỏ đến môi trường sống xung quanh. Thực trạng việc trang bị những đồ dùng sinh hoạt trong từng hộ gia đình phần nào phản ánh được mức sống của các hộ gia đình. Người dân trong thôn hầu hết mua sắm gần như đầy đủ các phương tiện phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. So với trước đây, có thể khẳng định được cuộc sống của người dân đã khoác lên diện mạo mới về chất lượng cuộc sống của mỗi hộ gia đình trong thôn. Vấn đề sử dụng điện nước đã được chú trọng từ cách đây hơn 10 năm, đến nay 100% hộ gia đình có điện, 100% các thành viên trong thôn được sử dụng nước sạch. Như vậy, có thể nói đời sống của người dân miền núi thôn 1 – 5 tương đối cao. Các hoạt động sinh kế của người dân đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu về cuộc sống, sức khỏe, an ninh lương thực. Hay nói cách khác, chiến lược sinh kế của người dân thôn 1 – 5 tương đối bền vững và kết quả mang lại từ các hoạt động sinh kế ấy là đời sống người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN SINH KẾ BỀN VỮNG Quan điểm định hướng chiến lược sinh kế bền vững Hướng tới một chiến lược sinh kế bền vững là điều thường xuyên được nhắc đến trên các diễn đàn hội nghị quốc tế cũng như ở các hội nghị mang tầm quốc gia, đối tượng đặc biệt ở đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng một mô hình sinh kế bền vững nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triển kinh tế mà song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay, khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa của thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng, việc phát triển mô hình sinh kế bền vững cũng là một phương thức trong chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của con người, đây là một hương tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Tiếp cận này nhằm mục đích phê phán quan điểm hiện đại hóa trong lí thuyết phát triển và đặt con người trong vị trí trung tâm, hướng về cộng đồng với sự phát triển bền vững thỏa mãn ở hiện tại và đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Chiến lược sinh kế được xem như là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm sống. Kết quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố: Sự hưng thịnh hơn: bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc làm và nguồn vốn tài chính nâng cao. Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, mức sống còn được đánh giá bằng các giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng sử dụng các dịch vụ xã hội của hộ gia đình. Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vây, sự ưu tiên của họ là tập trung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình. Việc giảm tổn thương nằm trong sự ổn định giá cả thị trường, khả năng kiểm soát dịch bệnh, khả năng chống chọi với thiên tai. An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhập của người dân...vv Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc phát triển cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi trường. Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng biểu hiện của một sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các giải pháp khả thi trong lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân thôn 1 – 5 Giải pháp về phát triển nguồn lực con người Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng bền vững là một chiến lược lâu dài, cần phái có sự quan tâm nỗ lực của người dân và phía xã hội. Bởi người dân là chủ thể, đồng thời người dân cũng là sản phẩm của quá trình tham gia vào mạng lưới xã hội. Con người được sống và trưởng thành trong một môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo chiều hướng tích cực. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp và hiệu quả hơn. Thay đổi con người trước hết là thay đổi về nhận thức, đều này đòi hỏi cần phải có các chính sách cũng như các chương trình dự án nhằm nâng cao trình độ dân trí. Phải làm thay đổi sâu sắc từ cách nhìn nhận của người dân về giáp dục, làm cho họ hiểu được tri thức chính là nguồn vốn làm thay đổi cuộc sống, góp phần nâng cao địa vị của họ trong xã hội. Thay đổi nhận thức hành vi không chỉ về giáo dục ngoài xã hội mà còn phải giáo dục trong gia dình, giáo dục lối sống, nhân phẩm, phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí trong những nhóm dân cư nghèo là giải pháp lâu dài để xay dựng nguồn vốn con người, một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn cho mình hoạt động sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức hơn trong cách phân bổ chi tiêu hợp lý, khoa học hơn. Như vậy đời sống được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân cả phát triển toàn diện cả thể xác lẫn tinh thần. Giải pháp về chính sách về vốn Thiếu nguồn vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn này. Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa là trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn. Về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn từ bên ngoài với số lượng lớn. Hiện nay từ phía chính quyền địa phương đã và đang triển khai các chính sách về vốn cho người dân, sự hỗ trợ này được cụ thể hóa thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo bằng cách cho người dân vay gặp khó khăn vay vốn làm ăn ở mức lãi suất thấp. Điều này góp phần vào củng cố và hỗ trợ nguồn vốn tài chính cho người dân không đủ năng lực và điều kiện phát triển mô hình sinh kế bền vững. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế và qua quá trình tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5, có thể nhận thấy rằng đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù các hoạt động sinh kế của họ chỉ dựa vào sức lao động bằng tay, chân và một số nguồn vốn sẵn có tại địa phương. Thu nhập của người dân nằm ở mức khá so với thu nhập bình quân trên đầu người của cả nước. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan: Con người, năng lực tài chính của họ, và các yếu tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng...vv Qua quá trình tìm hiểu và phân tích theo mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đặt ra, kết quả nghiên cứu đã khẳng định những giả thuyết đưa ra là rất đúng đắn: Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện qua từng năm, các mô hình phát triển nông nghiệp trong thôn đã tận dụng và phát huy hết tiềm lực các nguồn lực sẵn có của vùng. Cho nên, hiệu quả từ các hoạt động sinh kế đã mang lại cho người dân có cuộc sống no đủ, chất lượng cuộc sống ngày càng đượ nâng cao. Việc lựa chọn các hoạt động của người dân miền núi thôn 1 – 5 phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội... Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính. Để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài và bền vững thì cần phải có những chính sách cũng như chiến lược hợp lý trong công tác quản lý và phân bổ việc sử dụng các nguồn lực tại địa phương đồng thời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của người dân trong thôn, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và thịnh vượng. Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của người dân trong thôn cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội về các nguồn lực còn yếu và thiếu, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và hữu hiệu khi các nguồn vốn sinh kế của người dân được bổ sung. Các chính sách, các dự án hỗ trợ cho người dân cần tính đến cái trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng với tư cách là chủ thể trung tâm bởi chỉ có chính họ mới có thể là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống, xây dựng mô hình sinh kế nông thôn bền vững. Một số khuyến nghị * Về xây dựng chiến lược sinh kế bền vững: - hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn nâng cao những kĩ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động sinh kế khác nói chung. Đồng thời tập trung nâng cao năng lực cho tầng lớp thanh thiếu niên để thay đổi chiến lược sinh kế trong tương lai gần. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức và tạo điều kiện để người dân tham gia vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động sinh kế tận dụng hết nguồn lực sẵn có tại địa phương. * Về xây dựng hệ thống chính sách: - Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tăng tiếp cận các thể chế chính sách cho người dân. - Nâng cao mức lương cho những người quản lí xã hội tạo điều kiện thuận lợi để họ chú tâm vào việc phát triển cộng đồng. - Xây dựng một chiến lược sinh kế và cải tạo sinh kế riêng cho người dân gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Đình 2001, Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, nxb nông nghiệp. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế của xã Cẩm Sơn, 2010. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế của Ban mặt trận thôn 1 – 5, 2010 Báo cáo tổng kết sản lượng chè năm 2010 thôn 1 – 5, Xí nghiệp chè Bãi Phủ. Bộ kế hoạch và đầu tư, sử dụng phưogn pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích, 2003. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học , Hà Việt Hùng dịch, viện xã hội học và tâm lý LĐQL, 2005 Phạm Khôi Nguyên và Tạ Đình Thi, Tài nguyên và môi trường với định hướng phát triển bền vững đất nước, tạp chí xã hội học số 2, 2005. Hoàng Mạnh Quân, Báo cáo khoa học công nghệ cấp bộ đặc điểm văn hóa kiến thức và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Darkrong – Quảng Trị, Huế. (Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam). Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), phương pháp nghiên cứu xã hội học, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Lê Kim Lan (2007), bài giảng phát triển cộng đồng, Đại học khoa học Huế. Nguyễn Mỹ Vân (2009), bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế. Viện ngân hàng thế giới, không chỉ là tăng trưởng kinh tế, nxb văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005. Trẻ em tham gia vào hoạt động sinh kế tại thôn 1 – 5. Mô hình hoạt động trồng trọt gắn liền với chăn nuôi Mô hình nuôi heo tiêu biểu của gia đình chị Sen thôn 1 -5 Đàn heo của anh Trọng tại thôn 1 - 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 Nghệ An.doc
Luận văn liên quan