Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Đất đai 1.1.1. Định nghĩa về đất đai 1.1.2. Giá đất 1.1.2.1. Định nghĩa về giá đất 1.1.2.2. Đặc điểm của giá đất 1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất 1.2. Bản đồ địa chính và bản trích đo địa chính 1.2.1. Các khái niệm 1.2.2. Mục đích 1.2.3. Yêu cầu 1.2.4. Cơ sở toán học 1.2.4.1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ 1.2.4.2. Tỷ lệ của bản đồ địa chính 1.2.4.3. Phân mảnh và số hiệu bản đồ địa chính 1.2.5. Nội dung bản đồ địa chính 1.2.6. Các phương pháp chủ yếu thành lập bản đồ địa chính 1.3. Lưới khống chế trắc địa 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Lưới khống chế mặt bằng (tọa độ) 1.3.2.1. Định nghĩa 1.3.2.2. Phân cấp 1.3.3. Đường chuyền kinh vĩ 1.3.3.1. Khái niệm 1.3.3.2. Phân loại 1.4. Phương pháp toàn đạc điện tử trong đo vẽ bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính 1.4.1. Khái niệm 1.4.2. Các bước thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử 1.4.3. Những quy định chủ yếu về đo vẽ bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử 1.5. Sơ lược về các công cụ và phần mềm chuyên dụng trong phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn 1.5.1. Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 1.5.1.1. Đặc tính cơ bản 1.5.1.2. Các chương trình ứng dụng 1.5.2. Phần mềm Microstation SE 1.5.3. Phần mềm tích hợp Famis 1.5.3.1. Giới thiệu chung 1.5.3.2. Các chức năng của phần mềm Famis 1.6. Giải tỏa bồi hoàn 1.6.1. Khái niệm 1.6.2. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng công tác giải tỏa bồi hoàn Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương tiện 2.1.1. Địa điểm thực hiện 2.1.2. Các phương tiện phục vụ cho công tác đo đạc giải tỏa bồi hoàn 2.1.3. Các nguồn tài liệu khác 2.2. Phương pháp Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Vài nét về vùng nghiên cứu 3.1.1. Huyện Cao Lãnh 3.1.2. Xã Bình Hàng Trung 3.2. Quy trình và kết quả thực hiện trong việc ứng dụng các phương pháp đo đạc bản trích đo địa chính để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn 3.2.1. Quy trình thực hiện bằng phương pháp thủ công 3.2.2. Quy trình thực hiện bằng phương pháp toàn đạc (theo công nghệ cũ) 3.2.3. Quy trình và kết quả thực hiện bằng phương pháp toàn đạc điện tử 3.3. So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với các phương pháp khác trong đo đạc phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn 3.3.1. So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với phương pháp đo đạc thủ công trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn 3.3.2. So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn 3.3.2.1. Những điểm giống nhau 3.3.2.2. Những điểm khác nhau 3.4. Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 4.2. Kiến nghị

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7468 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên bản đồ gốc làm điểm trạm đo hoặc làm điểm gốc để phát triển điểm trạm đo. - Ngoài công tác chuẩn bị chung, công việc ở trong nhà (công tác nội nghiệp) phải tiến hành song song với công việc ngoài thực địa và theo trình tự sau: + Kiểm tra mức độ đúng đắn và hoàn chỉnh của lưới khống chế đo vẽ trên toàn khu vực đo vẽ. + Kiểm tra sổ đo, tính toán lưới điểm trạm đo, nhập số liệu. + Kết quả đo chi tiết hàng ngày phải nhập vào máy và vẽ chi tiết nội dung đó trong thời gian một đến ba ngày. Sau đó, kiểm tra tiếp biên giữa các trạm đo. + Sửa chữa sản phẩm theo kết quả kiểm tra, nghiệm thu. Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất (xem phụ lục 4). Hoàn chỉnh các tài liệu để chuyển sang khâu sau. + Hồ sơ kỹ thuật thửa đất lập cho từng thửa đất trên bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã và để thành tập cho từng mảnh bản đồ theo số thứ tự thửa đất có trên mảnh bản đồ địa chính. Chiều dài cạnh thửa, toạ độ ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất đến centimét (cm). - Sản phẩm bản đồ địa chính ở dạng số và đảm bảo những yêu cầu cơ bản chuẩn dữ liệu bản đồ địa chính như: phục vụ cho việc tra cứu, hỏi, đáp nhanh chóng phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Đảm bảo cho công tác cập nhật biến động được thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi, kịp thời. Không làm giảm độ chính xác mà phải giữ nguyên độ chính xác. Đảm bảo khả năng trao đổi thông tin, phân phối quản lý thông tin (quy định sử dụng cấu trúc file DGN, DXF để đảm bảo phân phối thông tin chuẩn trên mạng cục bộ cũng như mạng diện rộng). 1.5. Sơ lược về các công cụ và phần mềm chuyên dụng trong phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn: 1.5.1. Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 : 1.5.1.1 Đặc tính cơ bản: - Hệ thống quang học nổi tiếng thế giới của Nikon cho hình ảnh sáng hơn và rõ hơn. - Hệ thống EDM đo cạnh nhanh hơn và chính xác giúp thao tác đo đạc nhanh hơn từ điểm đến điểm. - Dung lượng nguồn pin lớn 3,800 mAh có thể thao tác đo đạc trong 16 giờ mà không cần phải sạc pin. - Màn hình lớn và thể hiện đầy đủ các hình ảnh minh họa các ứng dụng tạo hình ảnh trực quan và sinh động giúp dễ dàng thao tác. Các phím chức năng được thể hiện trực tiếp trên bàn phím giúp công tác đo đạc được nhanh hơn. - Dung lượng bộ nhớ lớn 10.000 điểm và có thể tạo được 32 công việc cùng lúc trong bộ nhớ. - Ngoài ra, máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 còn có các thông số kỹ thuật khác (xem phụ lục 2) 1.5.1.2. Các chương trình ứng dụng: - Tính toán định hình. - Ứng dụng đo bình đồ (đo chi tiết). - Bố trí điểm ra thực địa. - Giao hội ngược. - Đo khoảng cách gián tiếp. - Đo độ cao không với tới. - Đo khoảng cách và giá trị offset trên mặt phẳng đứng - Đo khoảng cách và giá trị offset trên mặt phẳng nghiêng. - Đo khoảng cách và giá trị offset dọc theo đường chuẩn. - Đo khoảng cách và giá trị offset trên đuờng cong. - Ứng dụng đo Offset. - Một số ứng dụng trong chương trình cài đặt trạm máy. 1.5.2. Phần mềm Misrotastion SE: MicroSation SE là một phần mềm hỗ trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroSation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb, MSFC, Mrfelean, Mrfflag chạy trên đó. Các công cụ của MicroSation SE được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh (raster), sửa chữa, biên tập bản đồ và trình bày bản đồ. MicroSation SE còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). File dữ liệu của MicroStation SE gọi là Design file. MicroStation SE chỉ cho phép người sử dụng mở và làm việc với một Design file tại một thời điểm. File này gọi là Active Design File. Một Design file trong MicroStation SE được tạo bằng cách copy một file chuẩn gọi là Seed file. Seed file là file mà tất cả các thông số về cơ sở toán học của bản đồ về lưới chiếu, hệ tọa độ, elipsoid, hệ đơn vị đo thích hợp cho việc tính toán, khoảng làm việc và vị trí tổng quát của bản đồ trong hệ tọa độ thực sẽ được ghi lại trong một file gọi là Seed file. Seed file này là một file chuẩn mà tất cả các file bản đồ được thành lập sau này sẽ được tạo dựa trên nền file chuẩn này. Mỗi một đối tượng đồ họa xây dựng lên Design file được gọi là Element. Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích. Mỗi một element được định nghĩa bởi các thuộc tính đồ họa sau: - Tên lớp (Level): có 63 lớp, đánh số từ 1 đến 63. - Màu sắc (color): bảng màu có 256 màu, đánh số từ 0 đến 255. - Kiểu nét (Line style): có 8 loại nét cơ bản, đánh số từ 0 đến 7. - Lực nét (Line weight): có 16 loại lực nét cơ bản, đánh số từ 0 đến 15. MicroStation SE có một số thanh công cụ chính như: - Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear element tools). - Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm (Points Tools). - Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng (Polygons Tools). - Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses (Ellipses). - Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng chữ (Text). - Thanh công cụ vẽ các ký hiệu dạng cell (Cells). - Thanh công cụ trãi các ký hiệu cho các ký hiệu dạng vùng (Patterns). - Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quay đối tượng (Manipulate). - Thanh công cụ sửa chữa đối tượng (Modify). - Thanh công cụ dùng để thay đổi thuộc tính đối tượng (Change attributes). - Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tượng riêng lẻ thành một đối tượng hoặc phá bỏ liên kết đó (Groups). - Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng cách hoặc độ lớn của đối tượng (Measure). - Công cụ chọn đối tượng. - Công cụ xóa đối tượng. 1.5.3. Phần mềm tích hợp Famis: 1.5.3.1. Giới thiệu chung: “Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS) ” là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính bao gồm hai phần mềm lớn: “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính Cadastral Document Database Management System CADDB ” là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin về hồ sơ địa chính. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập Bộ Hồ sơ Địa chính. Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất… 1.5.3.2. Các chức năng của phần mềm Famis: Các chức năng làm việc với cơ sở trị đo: Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong một khu có thể lưu trong một hay nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn. Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay: - Từ các sổ điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON. - Từ Memory Card (Thẻ nhớ). - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo. - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM. Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật/ tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã: mã định nghĩa đối tượng và mã điều kiện. Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị nó trên màn hình. - Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này. Công cụ tính toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa,…các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới dạng các file số liệu khác nhau để có thể trao đổi đối với các hệ thống phần mềm khác như SDR. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính: Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: - Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống GIS khác. FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/ INFO (ESRI – USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO – USA), DXF, DWG của phần AutoCAD (AutoDesk – USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH – USA). - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như: ảnh số (IMAGESTATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC). Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bản phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Tổng cục Địa chính. Tạo vùng, tự động tính diện tích, tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời: Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính. Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. - Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống tọa độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective. - Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau. - Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ. - Liên kết cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính: Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị Hồ sơ Địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho hai phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa cơ sở dữ liệu Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính, giữa hai hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB. 1.6. Giải tỏa bồi hoàn: 1.6.1. Khái niệm: Giải tỏa bồi hoàn là thực hiện giải tỏa thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Là quá trình tiếp tục thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định thu hồi đất, thực hiện đến khi hoàn thành giải tỏa xong, bàn giao mặt bằng cho dự án sử dụng (Bùi Quốc Vương (2008), Ứng dụng Microstation trong việc hỗ trợ xây dựng phương án bồi hoàn giải phóng mặt bằng khu dân cư – thương mại, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, Luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ; Lê Văn Thanh, 1999). 1.6.2. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng công tác giải tỏa bồi hoàn: - Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. - Căn cứ Luật xây dựng do Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Căn cứ nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004 về việc thi hành Luật Đất đai. - Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH ngày 26 tháng 4 năm 2002. - Căn cứ vào Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Căn cứ vào Nghị định số123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Căn cứ vào quyết định 1268/QĐ-UBND.HC ngày 12/11/2008 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ – sạt lở giai đoạn hai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. - Căn cứ vào công văn số 372/SXD/KT.QH.NƠ ngày 25/10/2005 của sở xây dựng Đồng Tháp về công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương tiện: 2.1.1. Địa điểm thực hiện: - Được thực hiện tại cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 2.1.2. Các phương tiện phục vụ cho công tác đo đạc giải tỏa bồi hoàn: - Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352, thước dây, sổ ghi, viết, sơn, búa, đinh thép và một số dụng cụ cần thiết khác. - Máy vi tính, máy in, phần mềm Microstation SE, phần mềm Famis. 2.1.3. Các nguồn tài liệu khác: - Quy trình đo đạc bằng phương pháp thủ công. - Quy trình đo đạc bằng phương pháp toàn đạc (theo công nghệ cũ). - Quy trình đo đạc bằng phương pháp toàn đạc điện tử. - Mảnh bản đồ địa chính khu vực Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Sơ đồ mốc bồi thường. - Thu thập số liệu đo đạc và bản vẽ sơ họa của khu vực. - Thu thập số liệu phi hình học từ sổ mục kê, sổ địa chính như: danh sách chủ sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của khu vực cần giải tỏa. - Các quy định thành lập bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn. 2.2. Phương pháp: Đề tài được thực hiện từ sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp: kiểm tra, thu thập, thống kê số liệu và so sánh nhận xét đánh giá. Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Vài nét về vùng nghiên cứu: 3.1.1. Huyện Cao Lãnh: Huyện Cao lãnh nằm phía bắc sông Tiền thuộc vùng Đồng Tháp Mười, cách trung tâm tỉnh Đồng Tháp 8km về hướng Đông Nam. Tọa độ địa lý: - Từ 10019’00’’ đến 10040’40” độ vĩ Bắc. - Từ 105033’25” đến 105049’00” độ kinh Đông. Địa giới hành chính: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Tháp Mười. - Phía Nam giáp với thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành. - Phía Tây giáp huyện Thanh Bình, Tam Nông và thành phố Cao Lãnh. - Phía Đông giáp tỉnh Tiền Giang. Diện tích tự nhiên của huyện theo thống kê năm 2005 là 49082,42 ha, tổng số dân số 201237 người. Huyện chia thành 18 đơn vị hành chính, gồm 17 xã và một thị trấn (Theo Niên giám thống kê huyện Cao Lãnh, 2005). 3.1.2. Xã Bình Hàng Trung: Xã Bình Hàng Trung nằm ở phía Đông Nam của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, với tổng diện tích là 2046,70ha, chiếm 4,16% tổng diện tích tử nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1716,99ha, chiếm 83,89% so với diện tích tự nhiên của xã. Tọa độ địa lý: - Từ 10021’ đến 10027’ vĩ độ Bắc. - Từ 105043’ đến 105047’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính: - Phía Bắc giáp xã Tân Hội Trung. - Phía Nam giáp xã Tân Khánh Đông - Thị xã Sa Đéc. - Phía Đông giáp xã Bình Hàng Tây. - Phía Tây giáp xã Mỹ Hội. Xã có Quốc lộ 30 chạy qua, thuận lợi cho việc giao thông, phía Nam giáp với Sông Tiền là nguồn cung cấp phù sa và nước ngọt quanh năm cho sảm xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong xã. 3.2. Quy trình và kết quả thực hiện trong việc ứng dụng các phương pháp đo đạc bản trích đo địa chính để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn: 3.2.1. Quy trình thực hiện bằng phương pháp thủ công: Do điều kiện trước đây chưa có máy toàn đạc, máy kinh vĩ, các phần mềm hỗ trợ cho việc thành lập bản đồ cũng như bản đồ số nên công việc đo đạc thành lập bản trích đo địa chính để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Trình tự thực hiện: Bước 1: Tiến hành khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc. Bước 2: Tiến hành xác minh thực tế, đo đạc bằng thước thép thu thập số liệu đo. Bước 3: Thực hiện giải toả bằng thước, compa, viết chì, kim chích điểm. Bước 4: Biên tập bản đồ giấy. Bước 5: Tính diện tích bồi hoàn bằng cách chia làm nhiều hình đơn giản để tính 3.2.2. Quy trình thực hiện bằng phương pháp toàn đạc (theo công nghệ cũ): Bước 1: Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc. - Chuẩn bị máy, kiểm tra lại độ chính xác của máy và các thiết bị cần thiết. - Điều tra sổ bộ các thửa đất thuộc khu đo để nắm được thông tin về các thửa đất. In mảnh bản đồ khu vực cần đo. - Nhận mốc bồi thường, ranh giới của các thửa đất nằm trong khu đo. - Tiến hành chọn điểm đặt máy và đóng trạm máy sao cho phù hợp rồi tiến hành đo. Bước 2: Lập lưới khống chế đo vẽ. Bước 3: Đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định hình, địa vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra thửa đất. Quy trình thực hiện bước 1 và bước 2: - Đặt máy tại trạm đo, cân bằng và hiệu chỉnh máy. - Chọn hướng chuẩn và định hướng đo chi tiết. - Thu thập số liệu trên các trạm đo. - Tiến hành đo chi tiết các mốc giải tỏa, ranh các thửa đất trong và xung quanh khu đo, đường giao thông, sông, ao hồ, kênh rạch. - Thu thập số liệu cho mỗi điểm chi tiết bao gồm: + Khoảng cách từ điểm máy đến mia. + Góc bằng giữa hướng ban đầu và hướng điểm mia chi tiết. Tất cả các số liệu trong khi đo sẽ được ghi vào sổ đo đạc, đồng thời cũng vẽ những sơ họa để ghi nhớ các điểm cần nối với nhau. Bước 4: Đối chiếu các giá trị đo góc - cạnh và dùng các dụng cụ vẽ như thước, compa đo góc đo cạnh để vẽ các đối tượng đo được lên bản vẽ. Bước 5: Biên tập bản trích đo, bản đồ địa chính giấy. Bước 6: Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, lập bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa. Bước 7: Lập hồ sơ giao nộp sản phẩm. Hồ sơ gồm: - Bản trích đo địa chính. - Hồ sơ kỹ thuật các thửa đất bị giải tỏa. - Bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa. 3.2.3. Quy trình và kết quả thực hiện bằng phương pháp toàn đạc điện tử: Quy trình đo đạc thành lập bản trích đo địa chính cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo phương pháp toàn đạc điện tử tuân theo quy định của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2008. Dựa vào đặc điểm thực tế khu đo, phương pháp thành lập bản trích đo địa chính phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn tại cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung có một số điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương và được thực hiện qua các trình tự như sau: Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc Lập lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định hình, địa vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra thửa đất (tên chủ mục đích sử dụng, số thửa) Trút số liệu vào máy tính và xử lý số liệu Biên tập bản trích đo địa chính ở dạng số Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xuất bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa In bản đồ giấy Ghi bản đồ số trên đĩa CD Lập hồ sơ giao nộp sản phẩm Hình 3.1: Quy trình thành lập bản đồ, mảnh trích đo địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử Nguyễn Thái Hưng (2009), Quy trình thành lập bảng trích đo địa chính,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp). Bước 1: Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc. - Chuẩn bị máy, kiểm tra lại độ chính xác của máy, chuẩn bị hai gương, hai kẹp gương, một búa, một chai sơn màu đỏ, đinh thép, chân ba, thước dây và các thiết bị đo đạc cần thiết khác. - Điều tra sổ bộ các thửa đất thuộc khu đo để nắm được thông tin về các thửa đất: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, mục đích sử dụng, địa chỉ thửa đất, tên chủ sử dụng và các chủ sử dụng đất giáp ranh. - Đối chiếu bản đồ giấy và file bản đồ trên máy tính để in mảnh bản đồ khu vực ấp 4, xã Bình Hàng Trung nhằm kiểm tra và xác định sơ bộ khu đo. Mốc khu quy hoạch dự án được cắm trực tiếp ngoài thực địa do Công ty tư vấn thiết kế xây dựng thực hiện. Đơn vị trúng thầu xây dựng dự án đó có nhiệm vụ giao mốc của khu quy hoạch dự án cho người trực tiếp đo đạc khu đó, và đồng thời cung cấp bản đồ giải thửa khu vực đó. Bản đồ giải thửa trên nền địa chính cũ, từ bản đồ giải thửa đó ta tiến hành đo đạc, biên vẽ bổ sung chi tiết trên toàn bộ khu đo sao cho xác thực với thực tế ngoài thực địa. - Tiến hành nhận mốc bồi thường, xác định điểm các điểm khống chế mặt bằng hoặc những điểm định vị, ranh giới của các thửa đất nằm trong khu đo. - Tiến hành chọn điểm đặt máy và đóng trạm máy sao cho phù hợp rồi tiến hành đo. Bước 2: Lập lưới khống chế đo vẽ, đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định hình, địa vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra thửa đất (tên chủ, mục đích sử dụng, số thửa). Do diện tích khu đo tương đối nhỏ, địa hình bằng phẳng, địa vật ít, sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 với độ chính xác khá cao. Nên ta có thể xây dựng đường chuyền khép kín nhưng phải đo kĩ ít nhất là 2 lần (n=2) và đồng thời với việc đo vẽ chi tiết, mà không cần xây dựng đường chuyền khép kín trước khi đo. Quy trình thực hiện tại một trạm đo chi tiết: - Kiểm tra máy móc và dụng cụ trước khi tiến hành đo, xem đã đạt được yêu cầu theo từng loại thiết bị chưa. - Đặt máy tại trạm đo, cân bằng và hiệu chỉnh máy, đặt tên công trình. - Chọn hướng chuẩn và định hướng đo chi tiết. - Thu thập số liệu trên các trạm đo. - Tiến hành đo chi tiết các mốc giải tỏa, ranh các thửa đất trong và xung quanh khu đo, đường giao thông, sông, ao hồ, kênh gạch. Đối với các thửa đất, địa vật có độ cong thì cần phải đo bo theo đường cong. Khi đo vẽ chi tiết, khoảng cách từ máy đến điểm gương, nếu góc nghiêng lớn hơn 10 thì phải cải chính cạnh nghiêng về cạnh ngang. Do đó, tốt nhất đặt gương thẳng đứng bằng cách sử dụng bọt thủy tròn trên gương để hiệu chỉnh. Đối với những thửa đất không dựng được gương để đo góc, cạnh thì dùng thước thép đo khoảng cách và vẽ bằng phương pháp giao hội cạnh. - Khi đo vẽ ngoài thực địa phải lập bản lược đồ ở thực địa. Bản lược đồ phải có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, dùng các ký hiệu đơn giản để vẽ lên bản lược đồ hình dáng, kích thước thửa đất, kích thước nhà, cấp nhà, loại nhà, loại đất,.... ghi chú tên địa danh, địa vật, số thứ tự điểm chi tiết, điểm trạm máy, điểm định hướng. Tiện cho công tác nội nghiệp, biên vẽ bản đồ sau này tránh nhầm lẫn, sai sót. - Các cạnh của đường chuyền cần phải đo khoảng cách hai lần sau đó lấy trung bình để tránh sai số. - Trong khi đo cùng lúc tiến hành điều tra thửa đất (về hiện trạng sử dụng đất, tên chủ sử dụng) để phục vụ cho việc kiểm tra, thống kê, lập hồ sơ địa chính sau này. Thu thập số liệu cho mỗi điểm chi tiết bao gồm: - Khoảng cách từ điểm máy đến các điểm gương. - Góc bằng giữa hướng ban đầu và hướng điểm giương chi tiết. Tất cả các số liệu trong khi đo sẽ được ghi trực tiếp trong máy toàn đạc qua bộ nhớ của máy. Kết quả thực hiện đo lập lưới khống chế đo vẽ, đo đạc chi tiết cụm dân cư Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp gồm (Hình 3.2), (xem phụ lục 3): - 20 điểm trạm đo trên đường chuyền kinh vĩ. - 217 điểm chi tiết. Hình 3.2 Sơ đồ đường chuyền kinh vĩ, các điểm đo chi tiết. Bước 3: Trút số liệu vào máy tính và xử lý số liệu. Trút dữ liệu từ máy toàn đạc sang máy vi tính bằng phần mền Translt như sau: Thao tác trên máy vi tính: - Khởi động phần mềm Translt. - Chọn menu File, chọn New Job sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép chọn đơn vị của góc (Angle) là Degrees và đơn vị khoảng cách (Distance) là Meters. Chọn OK (Hình3.3). Hình 3.3: Hộp thoại Units - Chọn menu Transfer, chọn Data Recorder To PC, gồm các mục (Hình 3.4): Data Recorder : chọn đời máy Data Format : chọn Nikon Raw (chọn dữ liệu góc và cạnh). Job name : đặt tên cho job. Directories : chọn thư mục lưu trữ dữ liệu . Units : chọn đơn vị chọn là Meters. Settings : cài đặt, để cài đặt các thông số. Hình 3.4: Hộp thoại Transfer From Data Recorder To PC Tiếp theo hộp thoại Settings xuất hiện (Hình 3.5) Chọn Adjustment để hiệu chỉnh: + Map Projection : Chọn Use Map Projection In Calculations (sử dụng phép chiếu bản đồ trong tính toán). + C&R : Use C&R Coefficient In Calculations (sử dụng hệ thống hiệu chỉnh độ cong của quả đất trong tính toán). + Chọn Misc: Vertical Angle: Chọn Zenith (góc thiên đỉnh), Nadir (góc thiên văn), Horizontal (góc ngang), Compass (la bàn). Coordinate Order : Chọn ENZ (tọa độ Earth , North và cao độ Z) hay chọn NEZ (toạ độ North, Earth và cao độ Z). + Chọn mục Input/Display: Distance : Chọn Decimal Feet/ metric. Angle Notation : Chọn Azimuth. Chọn OK. Hình 3.5: Hộp thoại Settings Tiếp theo vào Communication Settings: cài đặt thông số truyền (Hình3.6). Hình 3.6: Hộp thoại Communication Settings Chọn OK, màn hình xuất hiện cửa sổ (Hình3.7), ta chờ đây. Hình 3.7: Hộp thoại Transt. Thao tác trên máy toàn đạc điện tử: Vào Menu chọn Comm. - Vào Download. - Vào Job để chọn file dữ liệu cần truyền số liệu. - Vào Comm để kiểm tra các thông số đường truyền, sao cho phù hợp với bên máy vi tính. - Format: chọn NIKON. - Data: chọn Coord. Nhấn Enter. Tiếp đó nhấn OK bên máy vi tính trước, đồng thời bên máy toàn đạc nhấn GO. - Thao tác trên máy toàn đạc điện tử được gửi qua lúc này trên màn hình xuất hiện.(Hình 3.8). Hình 3.8: Cửa sổ Translt – du.trn. Để xuất hiện số liệu ra dạng tọa độ : Vào File chọn Export job, xuất hiện cửa sổ (Hình3.9). Chọn dạng xuất (Export Format) : ASC II Coordinate. Hình 3.9: Hộp thoại Export Job. Tiếp tục vào mục Options: để chọn dạng file (Tên điểm, tọa độ N, tọa độ E, cao độ Z, mã địa vật Code), chọn dấu phẩy, hay khoảng trắng (Hình3.10). Hình 3.10: Hộp thoại ASCII Coordinate File Field Format [Export]. Chọn OK lúc này dữ liệu đã được chuyển sang. Vào Excel để mở file ra xem. Để xuất số liệu ra dạng góc cạnh: Vào File chọn Export job, xuất hiện cửa sổ (Hình3.11). Chọn dạng xuất dữ liệu (Export Format): là Land soft – Topcomp, chọn OK lúc này dữ liệu đã được chuyển sang dạng góc cạnh. Hình 3.11: Hộp thoại Export Job. Dùng phần mềm Excel để mở và xoá các hàng, cột không cần thiết để bảng dữ liệu được đơn giản chỉ lấy các giá trị góc bằng và khoảng cách. Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu đã đo. Tiến hành bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ. Tiếp tục dùng phần mềm NORTON (NC) để xử lý số liệu đã đo sau đó save lại với đuôi .asc. Bước 4: Biên tập bản trích đo địa chính ở dạng số. Dùng phần mềm MicroStation SE và Famis để nhập file vừa save có đuôi *.asc, tiến hành biên tập bản đồ như sau: - Tạo một file bản đồ trên nền seed file. - Trên nền Microstation ta kết nối Famis bằng cách gõ câu lệnh : mdl l c:/famis2008/famis.ma vào cửa sổ Command Window. - Trên Famis chọn cơ sở dữ liệu trị đo\ Nhập số liệu\ Import\ chọn file chứa số liệu cần trút. - Dùng công cụ Place line trong phần mềm MicroStation để nối các điểm lại. - Thực hiện tạo vùng (Topology) bằnh cách: + Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ\ Tạo Topology\ Tự động tìm, sửa lỗi (CLEAN). + Tạo vùng: Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ\ Tạo Topology\ Tạo vùng, để xác định mối quan hệ không gian giữa các điểm, đường , vùng (nối, liền kề, giao,…). - Kết quả sau khi biên tập bản đồ khu đo (Hình3.12). - Mở bản đồ hiện trạng của khu vực đo (Hình 3.13). Do các điểm của đường chuyền kinh vĩ không có tọa độ thật. Nên cần thông qua bước xoay bản trích đo (Hình 3.12) vào đúng toạ độ trên bản đồ (Hình3.13) bằng cách: đóng Fence khu đo cần xoay\ chọn công cụ Spin Elemen để xoay ta được bản chồng lắp giữa bản trích đo (Hình 3.12) và bản đồ (Hình3.13) nhằm làm cho bản trích đo vào đúng toạ độ (Hình3.14). Độ chính xác của khu đo phụ thuộc vào các điểm khống chế mặt bằng và những điểm định vị. Tiến hành tạo vùng (Topology) lại, tính diện tích các vùng (Topology) vừa tạo xong, rồi cập nhật số liệu, đánh số thửa. Ta được bản trích đo địa chính hoàn chỉnh (Hình 3.15). Hình 3.12: Bản trích đo địa chính cụm dân cư ấp 4 – xã Bình Hàng Trung ở dạng chưa đúng toạ độ Hình 3.13: Bản đồ giải thửa khu vực ấp 4 – xã Bình Hàng Trung. Hình 3.14: Kết quả sau khi xoay Hình 3.15: Bản trích đo địa chính cụm dân cư Ấp 4, xã Bình Hàng Trung. Từ bản trích đo địa chính này ta có thể xác định được phạm vi giải tỏa, diện tích các thửa bị giải tỏa và diện tích còn lại của các thửa đất bị giải tỏa. Bước 4: Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xuất bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất: Trên Famis, Chọn Cở sở dữ liệu bản đồ\ Bản đồ địa chính\ Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa Tiếp tục chọn loại: là hồ sơ kỹ thuật, tỷ lệ: là vừa khung và (xem hình 3.16). Hình 3.16: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất. In ra hồ sơ kỹ thuật các thửa đất ( xem phụ lục 4). Xuất bảng danh sách các thửa bị giải tỏa (Bảng 3.1) Bảng 3.1: Bảng danh sách các thửa bị giải tỏa. SốTT Tên chủ sử dụng Số tờ bản đồ cũ Số thửa cũ Số tờ bản đồ mới Số thửa mới Loại đất theo giấy Diện tích 1 Trần Văn Thọ 3 1058 8 460 LNK 698.6 2 Lê Văn Tạo 3 1018 8 568 LNK 1247.8 3 Võ Văn Ne 3 1019 8 784 LNK 1186.1 4 Võ Thị Thúy Hường 3 1020, 1023, 1024 8 557 LNK 3573.2 5 Võ Văn Nhị 3 1007, 1008, 1009 8 558 LNK 4742.8 6 Nguyễn Văn Bảnh 3 1006 8 540 LUC 1844.3 7 Nguyễn Văn Bảnh 3 1005 8 532 LUC 1.1 8 Võ Văn Ne 3 998 8 541 LNK 1.4 9 Võ Văn Chặt 3 1021, 1022 8 556 LNK 3032.9 10 Nguyễn Văn Lước 3 1025 8 539 LNK 2053.7 11 Nguyễn Văn Lước 3 1025 8 906 LNK 765 12 Nguyễn Thị Thủy 3 1025 8 525 LNK 1532.8 13 Nguyễn Thị Tro 3 1028,1029, 1047 8 536 ONT + LNK 6382.4 ONT 645 LNK 5737.4 14 Bùi Ngọc Em 3 1241 8 1056 ONT 110.4 15 Bùi Thúy Nga 3 1246 8 1055 ONT 114.2 16 Bùi Thị Hằng 3 1245 8 1054 ONT 117.9 17 Bùi Hữu Giang 3 1243 8 1053 ONT 121.7 18 Bùi Ngọc Em 3 1027 8 550 ONT 125.5 19 Bùi Ngọc Thành 3 1023 8 985 ONT 106.6 20 Bùi Ngọc Thảo 3 1244,1233, 1242 8 984 ONT 235.8 21 Nguyễn Thị Mỹ Lệ 3 1173, 1072 8 531 LNK 2043.7 22 Phan Thị Đẹp 3 1048 8 524 ONT + LNK 1532 ONT 1146 LNK 386 23 Nguyễn Thị Mộng Cầm 3 1174, 1049 8 1020 ONT 409.7 24 Tăng Quang Nghe 3 1046 8 511 LNK 2068.9 25 Lê Thị Phương Duyên 3 1049 8 499 LNK 1524.2 26 Nguyễn Văn Thanh 3 1059 8 482 LNK 653.7 27 Trần Văn Nghĩa 3 1052 8 461 LNK 669.9 28 Trần Văn Thọ 3 1041, 1042, 1043 8 462 LNK 1162.5 29 Trần Thị Mót 3 1038 8 474 LNK 1057.8 30 Trần Thành Phương 3 1037 8 483 LNK 997.5 31 Nguyễn Thị Cô 3 1031 8 862 LNK 1384.5 32 UBND Xã Quản Lý 8 507 DTL 1187.9 33 UBND Xã Quản Lý 8 588 DTL 399.6 34 UBND Xã Quản Lý 8 571 DGT 165 35 UBND Xã Quản Lý 8 510 XD 3352.3 36 UBND Xã Quản Lý 8 829 ONT+LNK 424.1 Tổng diện tích bồi thường: 47.027,5 m2 Trong đó: Đất trồng lúa (LUC): 18.454 m2. Đất trồng cây lâu năm (LNK): 36.520,4 m2. Đất ở nông thôn(ONT): 3.132,8 m2. Đất thủy lợi (DTL): 1.587,5 m2 . Đất giao thông (DGT): 165 m2. Đất xây dựng (XD): 3.352,3 m2. Đất ở nông thôn + Đất trồng cây lâu năm (ONT +LNK): 424,1 m2. Bước 5: In bản đồ giấy, ghi bản đồ số trên đĩa CD, lập hồ sơ giao nộp sản phẩm In bản trích đo địa chính (xem hình3.15). Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (xem phụ lục 3). Danh sách các thửa đất bị giải toả (xem bảng 3.1). 3.3. So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với các phương pháp khác trong đo đạc phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn : 3.3.1. So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với phương pháp đo đạc thủ công trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn : Thông qua quy trình đo đạc bản trích đo địa chính cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh bằng phương pháp toàn đạc điện tử với việc nghiên cứu quy trình đo đạc bằng phương pháp thủ công. Thấy được những điểm khác nhau giửa hai phương pháp (Bảng 3.2). Bảng 3.2: Những điểm khác nhau giữa hai phương pháp. Danh mục Phương pháp thủ công. Phương pháp toàn đạc điện tử. Phương tiện đo đạc Thước thép là chủ yếu. Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352. Nguồn dữ liệu hỗ trợ Bản đồ giấy. Bản đồ giấy, bản đồ số. Phương tiện hỗ trợ khác Bút chì, compa, thước đo khoảng cách - đo góc. Máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng. Biên tập bản đồ Mang nặng tính thủ công. Khả năng tự động hóa cao. Từ đó có thể thấy phương pháp toàn đạc điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: - Tiết kiệm thời gian hơn. - Độ chính xác cao hơn. - Thực hiện giải tỏa, tính diện tích hoàn toàn tự động dưới sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng. Trong khi đó, phương pháp cũ sử dụng phương tiện thủ công, sẽ gặp khó khăn đối với một số hình thể phức tạp. Việc sai số vị trí và diện tích sẽ ảnh hưởng đến số liệu sử dụng sau này và làm cơ sở để bồi thường. - Việc biên tập bản đồ: đối với phương pháp toàn đạc điện tử sẽ dể dàng hơn. Còn phương pháp thủ công thì khá phức tạp, cần có sự chính xác ở từng bước nếu không sẽ làm lại từ đầu, thời gian hoàn thành bản đồ và bàn giao sản phẩm chậm. - Việc lưu trữ bản đồ bằng thẻ nhớ dễ lưu trữ cũng như chuyển đổi dữ liệu, cập nhật bản đồ dễ dàng hơn. Còn phương pháp thủ công bằng giấy dể bị hư hỏng. Tuy nhiên, phương pháp toàn đạc điện tử cũng có một số nhược điểm: - Đòi hỏi phải có kinh phí cao để mua sắm phương tiện, thiết bị phục vụ đo đạc. - Cán bộ đo đạc cần có trình độ cao. - Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi khu vực đo phải có bản đồ số. 3.3.2. So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn : 3.3.2.1. Những điểm giống nhau: Phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ và phương pháp toàn đạc điện tử đều là phương pháp đo đạc trực tiếp từ thực địa. Quy trình thực hiện của hai phương pháp đều thông qua các bước: - Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc. - Lập lưới khống chế đo vẽ, cùng lúc với đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định hình, địa vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra thửa đất. - Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xuất bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa. - Lập hồ sơ giao nộp sản phẩm. 3.3.2.2. Những điểm khác nhau: Do hai phương pháp sử dụng một số phương tiện, dữ liệu ở dạng khác nhau nên sẽ có những điểm khác nhau (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Bảng so sánh giữa phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ và phương pháp toàn đạc điện tử Danh mục Phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ Phương pháp toàn đạc điện tử Phương tiện đo đạc Máy kinh vĩ Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 Nguồn dữ liệu hỗ trợ Bản đồ giấy Bản đồ giấy, bản đồ số Phương tiện hỗ trợ khác Bút chì, compa, thước đo khoảng cách - đo góc Máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng Biên tập bản đồ Mang tính thủ công Khả năng tự động hóa cao Dựa vào Bảng 3.3 ta có thể thấy ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp toàn đạc điện tử so với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ. Ưu điểm: - Thao tác trên máy đo đạc nhanh chóng. Đo khoảng cách, đo góc bằng,…được xác định bán tự động với độ chính xác khá cao. Các số liệu đo được ghi nhớ trong bộ nhớ của máy nên giảm thiểu được sai số do con người và thiết bị. Trong khi đó, theo phương pháp cũ thì đo khoảng cách, đo góc bằng, ... được xác định bằng mắt thường, đọc chỉ số trên mia rồi ghi vào sổ đo đạc, độ chính xác thuộc vào người đứng máy, do đó dễ sai số trong khi đo. Ngoài ra, nếu số lượng công việc nhiều thì việc ghi sổ dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, số liệu ở phương pháp toàn đạc điện tử sẽ đáng tin cậy hơn so với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ. - Số liệu của phương pháp toàn đạc điện tử sẽ được trút vào máy tính và được các phần mềm chuyên dụng xử lý nên việc biên vẽ các đối tượng lên bản vẽ sẽ dễ dàng, chính xác cao. Việc tính diện tích bị giải toả và in ra danh sách các chủ sử dụng của thửa đất bị giải tỏa. Còn đối với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ, số liệu sẽ được xử lý hay biên vẽ còn mang tính thủ công, phức tạp, nên độ chính xác thấp và tốn thời gian. - Đối với phương pháp toàn đạc điện tử việc chỉnh sửa lại bản đồ khu đo sẽ đơn giản do bản đồ được biên tập ở dạng số. Còn phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ sản phẩm là bản đồ giấy nếu có sai sót việc chỉnh sửa sẽ phức tạp. Khuyết điểm: Phương pháp toàn đạc điện tử đòi hòi phải có các phương tiện thiết bị hiện đại, (chi phí đầu tư lớn), cán bộ đo đạc cần có trình độ cao và chỉ ứng dụng ở những khu vực có bản đồ dạng số trong khi phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ có chi phí đầu tư phương tiện ban đầu thấp và không cần phải có bản đồ lưới. Nhận xét: Với những ưu và khuyết điểm của phương pháp toàn đạc điện tử so với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ. Ta thấy rằng phương pháp toàn đạc điện tử phù hợp với xu thế phát triển công nghệ ngày nay, còn về việc ứng dụng vào đo vẽ phục vụ cho công tác giải toả bồi thường thì rất phù hợp. Thời gian thực hiện công việc ngắn, việc tính toán diện tích chính xác, tiết kiệm chi phí và nhân lực. 3.4. Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp: Như vậy, thông qua việc thực hiện đo đạc cũng như phân tích so sánh phương pháp toàn đạc điện tử với các phương pháp khác trong thành lập bản trích đo địa chính. Ta nhận thấy khả năng ứng dụng của phương pháp toàn đạc điện tử trong đo vẽ là rất phổ biến và đạt hiệu quả cao trong việc phụ vụ công tác giải toả bồi hoàn. Trong công tác ngoại nghiệp (đo đạc ngoài thực địa), quá trình đo đạc được thực hiện một cách tự động với khả năng bắt điểm, ghi các giá trị đo như: góc bằng, khoảng cách khá chính xác với sai số không đáng kể. Ngoài ra, máy toàn đạc điện tử còn lắp đặt thẻ nhớ nên giảm nhẹ khâu ghi các giá trị đo và ứng dụng rất hiệu quả cho những khu đo lớn với nhiều giá trị đo. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời máy toàn đạc điện tử trong đó có máy NIKON DTM 352 với các thông số kỹ thuật tối ưu nên khả năng ứng dụng đo đạc linh hoạt và mang lại hiệu quả cao, có thể đo đạc được những vùng có địa hình phức tạp, nhiều địa vật che phủ khuất qua việc tăng dày lưới khống chế, cùng với một số phương pháp giao hội cạch…có thể đo được những điểm mà chúng ta không thể tới hoặc bị các địa vật che khuất. Do vậy, tiết kiệm được thời gian , nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Với máy toàn đạc điện tử, những số liệu đo được từ thực địa sẽ được chuyển qua máy tính để xử lý và sự hỗ trợ của các phần mềm khác nên công việc được thực hiện dễ dàng, nếu theo công nghệ cũ thì quá trình này rất phức tạp. Công việc biên tập bản đồ cũng trở nên đơn giản hơn nhờ vào phần mềm Microtations SE và phần mềm tích hợp đo vẽ Famis theo đúng chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các phần mềm này có khả năng đồ họa cao đồng thời quản lý các cơ sở dữ liệu tốt, có thể chuyển dữ liệu với các phần mềm khác nên việc xử lý, biên tập bản đồ trở nên đơn giản. Ngoài ra, Famis có khả năng nối các điểm tự động đây là công cụ hỗ trợ nối các điểm một cách nhanh chóng. Do khả năng sử dụng các số liệu dạng số nên bản trích đo địa chính sẽ là dạng số có thể được cập nhật lên bản đồ địa chính gốc một cách dễ dàng. Bản đồ dạng số chẳng những giúp chúng ta thấy được các thuộc tính hình học của đối tượng mà còn cả phi hình học, nếu gặp sai sót có thể chỉnh sửa dễ dàng. Việc in ra bản đồ giấy cũng rất tiện lợi. Dựa vào bản trích đo dạng số này, ta có thể thấy được phạm vi, diện tích của khu giải toả, xác định được diện tích cần bồi thường. Do phương pháp toàn đạc điện tử tạo ra sản phẩm bằng số nên việc lưu trữ file cũng như chuyển dữ liệu cho các cơ quan khác cũng đơn giản hơn. Từ đó, thấy rằng khả năng ứng dụng của phương pháp toàn đạc điện tử trong đo đạc phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là rất hiệu quả. Cho những kết quả khá chính xác về vị trí cũng như diện tích bồi thường nên tránh gây phiền hà cho người dân. Quá trình được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, nên tiết kiệp thời gian, nhân lực và kinh phí. Tuy nhiên , phương pháp toàn đạc điện tử cũng có một số hạn chế như: chi phí đầu tư phương tiện cao, về nhân lực đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, chỉ áp dụng những khu vực có bản đồ dạng số. Do điều kiện của địa phương nên việc dẫn các toạ độ quốc gia về khu đo chưa thực hiện được nhưng vẫn có sự thay thế bằng cách đặt toạ độ giả định, rồi dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và những điểm định vị để xoay chuyển mảnh bản đồ đo vào đúng toạ độ thựt của nó, vẫn đảm bảo đúng toạ độ. Với những hạn chế trên hoàn toàn có thể khắc phục được bởi các phương tiện cũng như các phần mềm ngày càng được hoàn thiện với những giao diện, thao tác đơn giản thuận tiện cho người sử dụng. Ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ số vào ngành quản lý đất đai thì bản đồ số đang được triển khai xây dựng hoàn thiện và rộng khắp. Từ những khả năng ứng dụng tốt như vậy, phương pháp toàn đạc điện tử có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như trắc địa phục vụ đo lưới địa chính cấp 1, cấp 2; lưới khống chế trắc địa cơ sở; ứng dụng trong bố trí đường dây điện, trong cấp nước bố trí đường ống nước, giao thông, thuỷ lợi…. Ngoài ra, phương pháp toàn đạc điện tử là một trong những phương pháp ứng dụng công nghệ số trong đo đạc. Nếu được kết hợp với một số công nghệ khác như: công nghệ định vị toàn cầu GPS, công nghệ viễn thám, công nghệ sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS, công nghệ ảnh số và xử lý ảnh từ máy bay để đo, vẽ bản đồ trong lĩnh vực đo đạc và vẽ bản đồ sẽ tạo nên sự hiệu quả, độ tin cậy cao của dữ liệu, giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công, các sản phẩm ngày càng đa dạng và tối ưu hơn phù hợp với xu hướng phát triển mới của công nghệ số trong đo đạc và bản đồ. Chương4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Để đáp ứng kịp nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Việc thực hiện quy hoạch, giải toả bồi hoàn để xây dựng những công trình là rất cần thiết. Ngày nay, với khối lượng công việc nhiều công tác giải toả bồi hoàn cần có một phương pháp đo đạc mới chẳng những tạo cơ sở dữ liệu vững chắc mà còn tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện quy trình đo đạc thành lập bản trích đo địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn tại cụm dân dư Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cho thấy phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp trước đây, cụ thể như: - Về mặt số liệu đo đạc thì chính xác hơn, tạo cơ sở vững chắc cho công tác giải toả bồi hoàn. - Sản phẩm bản đồ của bản trích đo được lưu dưới dạng số nên việc chỉnh lý khi sai sót về diện tích, vị trí hay in ấn bản đồ, lưu trữ, chuyển đổi trở nên đơn giản. - Về mặt thời gian, kinh phí để hoàn thành công việc được tiết kiệm. Từ những ưu điểm trên, giúp đánh giá một cách tổng quát về khả năng ứng dụng của phương pháp toàn đạc điện tử trong đo đạc phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn là phù hợp với xu hướng hiện nay, khi mà bản đồ dạng số ngày càng được sử dụng phổ biến. Do có ưu điểm sử dụng công nghệ điện tử nên độ chính xác khá cao, việc thu thập và xử lý số liệu đo đạc mang tính tự động.Với chuyên ngành về quản lý đất đai những ưu điểm này của phương pháp toàn đạc điện tử là quan trọng trong công tác đo đạc phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác. Đối với việc ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho những mục đích khác mang tính rộng lớn hơn, hay cho những khu vực khác nhau thì cần phải điều chỉnh và kết hợp với những phương pháp khác để cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp toàn đạc điện tử cũng có vài mặt hạn chế như: - Chỉ áp dụng với những khu vực có bản đồ dạng số. - Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị ban đầu cao. - Cán bộ đo đạc cần phải có trình độ cao. 4.2. Kiến nghị: Thông qua quá trình nghiên cứu, phương pháp toàn đạc điện tử cũng có những mặt hạn chế nhất định trong việc đo đạc phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn. Cần phải có biện pháp để khắc phục như: - Cần xây dựng hệ thống bản đồ số hoàn chỉnh rộng khắp với độ chính xác cao. - Việc cập nhật bản đồ địa chính phải nhanh chóng, kịp thời. - Do đầu tư mua sắp thiết bị cao nên cần bảo quản cẩn thận, kiểm tra định kỳ. Có như vậy, phương pháp toàn đạc điện tử có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả chẳng những cho công tác giải toả bồi hoàn mà còn phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác như: đo lưới địa chính cấp 1, cấp 2; lưới khống chế trắc địa cơ sở; ứng dụng trong bố trí đường dây điện, trong cấp nước bố trí đường ống nước, giao thông,… TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2009), “Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất”. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Quyết định ban hành Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:5000 và 1:10000”, Số 08/2008/QĐ-BTNMT). Chính phủ (2004), “Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất”. Chính phủ (2004), “Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. Chính phủ (2007), “Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”. Chính phủ (2007), “Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất”. Chính phủ (2009), “Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính Phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”. Phạm Văn Chuyên (2000), Đo Đạc, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội, Hà Nội. Cty TNHH Thắng Lợi (2003), Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử NIKON DTM 352 series, Thành phố Hồ Chí Minh. Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh (chủ biên), Vũ Bích Vân, Nguyễn Minh Ngọc (2004), Bản đồ học đại cương, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. Mai Thanh Điền (2005), Khả năng ứng dụng phần mềm Mapinfo để hỗ trợ phương án bồi hoàn thiệt hại đất ở P. An Hội – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Lê Quốc Khải (2005), Quy trình đo đạc giải phóng mặt bằng phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn khu hành chánh Huyện Cờ Đỏ - TP.Cần Thơ bằng máy toàn đạc điện tử GTS 226, Luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Thái Hưng (2009), Quy trình thành lập bảng trích đo địa chính,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp). Nguyễn Hữu Long (2008), Bài giảng trắc địa đại cương, Khoa Địa Lý – Đại Học Đồng Tháp, Đồng Tháp. Nguyễn Tấn Lộc (2002), Giáo trình trắc địa đại cương A, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Thạch Thảo Ly (2009), Bài giảng phân hạng và định giá đất, Khoa Địa Lý – Đại Học Đồng Tháp, Đồng Tháp. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sở xây dựng (2005), “Công văn số 372/SXD/KT.QH.NƠ ngày 25/10/2005 của Sở xây dựng về công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Đồng Tháp. Tổng cục Địa chính (2000), Quy phạm thành lập bản đồ Địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội. Lê Quang Trí (1988), Giáo trình tài nguyên đất đai, BM KHĐ & QLĐĐ khoa Nông Nghiệp & SHƯD – Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ địa chính (2009), Hướng dẫn sử dụng Microtation. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ địa chính (2009), Hướng dẫn sử dụng Famis. Uỷ ban nhân tỉnh Đồng Tháp (2008), “Quyết định 1268/QĐ-UBND.HC ngày 12/11/2008 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ – sạt lở giai đoạn hai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Đồng Tháp. Vũ Bích Vân (chủ biên), Phạm Thị Phương Liên, Nguyễn Lan Anh, Giáo trình bản đồ địa chính (2007), Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. Bùi Quốc Vương (2008), Ứng dụng Microstation trong việc hỗ trợ xây dựng phương án bồi hoàn giải phóng mặt bằng khu dân cư – thương mại, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, Luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp.doc
Luận văn liên quan