Nằm trong quần thể đảo ven bờ biển Tây Nam, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một vùng đảo giữ vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, nơi giao lưu thương mại, dịch vụ mang ý nghĩa quốc tế và khu vực. Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng như một ngư trường lớn với nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng. Nơi đây còn là khu du lịch, nhất là khu du lịch sinh thái thu hút được sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chất lượng môi trường trong sạch.
.
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6590 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Phú Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Nằm trong quần thể đảo ven bờ biển Tây Nam, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một vùng đảo giữ vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, nơi giao lưu thương mại, dịch vụ mang ý nghĩa quốc tế và khu vực. Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng như một ngư trường lớn với nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng. Nơi đây còn là khu du lịch, nhất là khu du lịch sinh thái thu hút được sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chất lượng môi trường trong sạch.
Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh kiên Giang đến năm 2020” đã được nghiên cứu và xây dựng hoàn thành theo kế hoạch của năm 2009, được Hội đồng Nhân dân tỉnh đồng ý phê chuẩn theo Nghị quyết số 58/2009/NQ-HĐND ngày 29/04/2009 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, đồng thời UBND tỉnh đã có Công văn số 518/UBND-KTTH của UBND tỉnh v/v lấy ý kiến quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
Ngày 9 tháng 11 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1197/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 theo quy hoạch chung Phú Quốc sẽ trở thành một đặc khu hành chính đặc biệt, là trung tâm động lực kinh tế của cả nước về du lịch sinh thái và dịch vụ chất lượng cao, trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học, một điểm đến hấp dẫn. Xây dựng không gian đảo Phú Quốc phát triển theo một chiến lược toàn diện, cân bằng và bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững quốc phòng an ninh. Do đó dự án thuộc vào loại phải lập báo cáo ĐMC theo quy định tại Mục I, chương III của Luật BVMT dưới sự hướng dẫn của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
2.1. Căn cứ pháp luật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004..
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị quyết đại hội Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX và các nghị quyết, chuyên đề phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ủy Kiên Giang
Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2005 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
Quyết định 18/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020.
Quyết định số 2200/QĐ-UBND_ Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Quyết định 1802 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung của huyện đảo.
Nghị quyết số 58/2009/NQ-HĐND ngày 29/04/2009 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
2.2. Căn cứ kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
a) Các tài liệu về kỹ thuật của dự án
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
Niên Giám Thống Kê tỉnh Kiên Giang năm 2007, 2008.
Hiện trạng môi trường tỉnh Kiên Giang năm 2005.
Các tài liệu thống kê về điều kiện khí tượng và thủy văn của tỉnh Kiên Giang.
b) Các bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng
QCVN 14/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
QCVN 14/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp
QCVN 08/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 10/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
QCVN 03:2008 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.1. Tên dự án
Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
Nội dung và phạm vi nghiên cứu của dự án
1.1.2.1. Nội dung
Nội dung báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 gồm.
Các mục tiêu tổng quát
Các mục tiêu cụ thể
1.1.2.1.1. Các mục tiêu tổng quát
Xây dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng Vùng nói riêng và Quốc Gia nói chung. Từng bước xây dựng trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của Quốc Gia và khu vực Đông Nam Á.
1.1.2.1.2. Các mục tiêu cụ thể
a/ Quy mô dân số
Dự báo đến năm 2010: dân số đảo Phú Quốc khoảng 110.000 – 120.000 người. Trong đó dân số đô thị khoảng từ 60.000 – 80.000 người; ngoài ra dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 7.000 người (0,5 – 0,6 triệu lượt khách/năm)
Dự báo đến năm 2020: dân số đảo Phú Quốc là 200.000 – 230.000 người; trong đó, dân số đô thị khoảng từ 160.000-180.000 người; ngoài ra dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 30.000-40.000 người (2 đến 3 triệu lượt khách/năm).
b/ Quy mô đất đai:
Quy mô sử dụng đất đai toàn đảo đến năm 2020:- Đất lâm nghiệp: khoảng 37.000 ha.Trong đó:+ Rừng đặc dụng: khoảng 31.000 ha+ Rừng phòng hộ: khoảng 6.000 ha- Đất nông nghiệp: khoảng 4.600 ha- Đất đô thị: khoảng 2.300 ha- Đất khu dân cư nông thôn: khoảng 600 ha- Đất chuyên dùng: khoảng 8.520 haTrong đó:+ Đất xây dựng du lịch: khoảng 3.800 ha+ Đất vui chơi giải trí, thể dục thể thao: khoảng 1.020 ha+ Đất công nghiệp: khoảng 100 ha+ Đất công trình hạ tầng kỹ thuật: khoảng 3.600 ha(bao gồm cả đất hồ khoảng 1.500 ha)- Đất dự trữ phát triển và quốc phòng, an ninh: khoảng 3.304 haTổng cộng: 56.324 ha
b/ Mục tiêu kinh tế
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tranh thủ các điều kiện và khả năng có thể của từng đảo để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển công nghiệp chủ yếu tập trung theo hướng phục vụ cho các ngành kinh tế dịch vụ - thương mại, nông nghiệp, thủy hải sản. Sau năm 2015 sẽ phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, định hướng xuất khẩu, phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội của Phú Quốc. Phát triển công nghiệp huyện Phú Quốc thuộc 1oại “Công nghiệp sạch” thân thiện với môi trường, tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp, ít hoặc không có phế thải độc hại.
Đến năm 2020: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện đạt 48%. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt l.461 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (GO) đạt 8,46%/năm và tốc độ tă.ng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp (VA) đạt 8%/năm.
Tập trung phát triển các ngành phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống của dân cư trên đảo như sản xuất điện, nước ngọt, chế biến và sơ chế hải sản, cơ khí sửa chửa tàu thuyền, sản xuất hàng hóa thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch … Ưu tiên phát triển các ngành ít gây ô nhiễm môi trường và không sử dụng nước ngọt .
Tận dụng nguồn nguỵên liệu thủy sản. Nâng cao hiện đại hóa các cơ sở y tế, chế biến thủy sản để sơ chế các sản phẩm đặc sản có giá trị cao, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu trong đất liền. Đến năm 2020 tổng lượng hải sản của vùng đạt 300-350 nghìn tấn, trong đó khai khác 280 – 300 nghìn tấn, giá trị sản xuất ngành hải sản đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7-8%/ năm thời kỳ 2011 -2020.
Khôi phục và phát triển các sản phẩm chế biến đã có thương hiệu như nước mắm Phú Quốc….xây dựng một số cơ sở mới với công nghệ tiên tiến, chất lượng cao để cung cấp sản phẩm thủy sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: chế biến tôm, cá, mực khô….đề nâng cao giá trị sản phẩm và giải quyết việc làm tại chỗ.
Nâng cao cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền hiện có tại Phú Quốc…Xây dựng cơ sở mới phù hợp với quy mô của vùng.
- Phát triển nông, lâm nghiệp.
Phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững sẽ phát triển chủ yếu theo hướng nông nghiệp sạch chất lượng cao, trên cơ sở ổn định diện tích đất nông nghiệp khoảng 6.600 ha (trong đó đất trồng các loại cây ăn trái 1.000 ha, rau đậu 300 ha; trồng hoa, cây cảnh; ổn định diện tích cây tiêu khoảng 1.200 ha, cây điều khoảng 3.000 ha, cây dừa khoảng 270 ha) và hình thành một số trang trại phục vụ du lịch. Chuyển diện tích cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, rau, quả ….Khuyến khích trồng rau sạch, rau an toàn và trồng hoa, cây cảnh tại các đảo có trọng điểm về du lịch như Phú Quốc...
Phát triển chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng. Lấy chăn nuôi làm hướng phát triển chính của đảo. Khôi phục và phát triển đàn trâu bò, chú trọng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao gắn với kinh tế vườn đồi rừng… đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đảo chiếm khoảng 45% . Phát triển nuôi dê, khỉ, ong mật theo hình thức bán tự nhiên bán tự nhiên trên đảo có điều kiện xuất khẩu và phục vụ du lịch. Phát triển khu sản xuất giống hải sản công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 30 ha tại An Thới, sản xuất giống các loại tôm, bào ngư, cá cảnh (bao gồm cả việc sản xuất và lưu giữ các loại giống gốc bố mẹ)... cung cấp cho Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản như trai ngọc, đồi mồi, tôm hùm, cá lồng,... vừa phục vụ du lịch (thực phẩm, đồ lưu niệm, điểm tham quan) vừa có sản phẩm xuất khẩu.Phát triển nuôi cá cảnh xuất khẩu, nghề đánh cá nổi gắn với công nghiệp chế biến nước mắm đặc sản Phú Quốc, chế biến mực cao cấp tại Dương Đông và An Thới.
Khôi phục và phát triển rừng theo hướng kết hợp giữa mục tiêu phòng hộ với mục tiêu kinh tế và tham gia vào hoạt động du lịch. Lấy bảo vệ và phát triển rừng làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tăng tỷ lệ độ che phủ của rừng lên 65% trong năm 2020, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước trên đảo. Tiếp tục thực hiện chương trình 661 để phát triển trổng rừng trên các đảo. , đưa diện tích rừng trồng từ 4.344 ha lên khoảng 6500 - 7000 ha vào năm 2010. Diện tích rừng của đảo Phú Quốc sẽ ổn định khoảng 38.000 - 39.000 ha (chiếm 68 - 69% diện tích tự nhiên. Tập trung phát triển rừng phòng hộ, kết hợp trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh để cung cấp gỗ cho nhu cầu tại chỗ. Quản lý chặt chẽ rừng đặc dụng tại các vườn quốc gia khu bảo tồn của huyện , đồng thời kết hợp với tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học.
b/ Lĩnh vực xã hội
- Về giáo dục- đào tạo
Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập THCS đúng theo độ tuổi. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường trang thiết bị giảng dạy cho hệ thống trường học hiện có, mục tiêu đên năm 2020 huyện phải có ít nhất 1- 2 trường THPT, mỗi xã đều có hệ thống trường hoàn chỉnh từ mầm non đến THCS , 100% các trường được kiên cố hóa trong đó 40-50% trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho đảo. Đầu tư xây dựng trường cao đẳng nghề và phấn đấu năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo của hệ thống đạt 40- 50%.
- Về y tế
Từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho dân trong vùng và khách du lịch, bố trí các trung tam y tế - điều dưỡng tại khu đô thị Cửa Cạn, Dương Đông, Bãi Trường đảm bảo bán kính phục vụ. Nâng cấp Bệnh viện huyện và Trung tâm y tế đa năng đủ năng lực phục vụ nhân dân tại chỗ và du khách với quy mô khoảng 500 - 1.000 giường.
- Các lĩnh vực xã hội khác
Phát triển văn hóa, thể dục thể thao và các lĩnh vực xã hội khác để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ cho các vùng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và hoạt động văn hóa thể dục thể thao của nhân dân.
c/ Cơ sở kết cấu hạ tầng.
- Giao thông
Đường hàng không: cảng hàng không quốc tế mới xây dựng tại Dương Tơ có diện tích khoảng 898ha, đạt tiêu chuẩn 4E, phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay B767, B747, có quy mô khoảng 800 ha với công suất khoảng 2,5 triệu hành khách/năm dự kiến đưa vào hoạt động sau năm. 2010.
Đường bộ: Đường trục chính Bắc – Nam (An Thới – Dương Đông – Suối Cái – Bãi Thơm) có chiều dài 38km,quy mô 4 làn xe, có dải phân cách và vỉa hè 2 bên, dải cây xanh. Tổng lộ giới 60m.
Đường vòng quanh đảo (An Thới – Cửa Lấp – Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu – Bãi Thơm – Hàm Ninh – Vịnh Đầm – Bãi Sao – An Thới), đối với đoạn đi qua các điểm đô thị và du lịch phía Tây có lộ giới 42 m (bao gồm dải cây xanh bảo vệ mỗi bên 10 m); đối với đoạn đi qua các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu du lịch có quy mô nhỏ, có lộ giới 20 m, các tuyến đường này có ý nghĩa là đường hậu cần phục vụ du lịch.
Đường thủy và cảng biển: cảng An Thới: là cảng tổng hợp phục vụ hàng hóa và hành khách, với quy mô hàng hóa thông qua cảng 450.000 tấn/năm, hành khách thông qua cảng 360.000 lượt khách/năm.
+ Cảng Dương Đông: là cảng hành khách tiếp nhận một phần lượng khách đến Phú Quốc bằng đường biển.
+ Cảng Vịnh Đầm: là cảng có chức năng trú bão cho các tàu, thuyền, đồng thời là cảng hành khách và hàng hóa với quy mô vừa
Bố trí cầu cảng đón khách tại các điểm đưa đón du thuyền các tuyến dọc theo bờ biển với quy mô nhỏ tại Dương Đông, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Hàm Ninh, Bãi Vòng.- Cấp nước
Chỉ tiêu:
+ Dân dụng: năm 2020:từ 110-120 lít/người/ngày đêm
+ Công nghiệp:25m3/ha
+ Du lịch: từ 250-300 lít/giường/ngày đêm.
Tổng nhu cầu: năm 2010 khoảng 18.000-20.000 m3/ngày đêm; năm 2020 khoảng 70.000 m3/ngày đêm.Nguồn nước:
Tại đảo Phú Quốc chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế khai thác nước ngầm. Bố trí và triển khai dự án đầu tư xây dựng 4 hồ để trữ nước phục vụ nhu cầu nước sạch trên đảo là: hồ Dương Đông với công suất khoảng 7 – 10 triệu m3, hồ Suối Lớn với công suất khảong 1,5 triệu m3, hồ Rạch Cá với công suất khoảng 1 triệu m3, hồ Cửa Cạn với công suất khoảng 33 triệu m3 – 35 triệu m3.
Sau năm 2020, khi có nhu cầu phát triển, nghiên cứu đưa nước ngọt từ đất liền ra đảo và tái sử dụng nguồn nước sau khi xử lý cung cấp bổ sung cho đảo.- Nguồn điện
Cấp điện sinh hoạt đô thị năm 2020 là 750kWh/người/năm,xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy khí đốt và nghiên cứu phương án kéo lưới điện quốc gia từ đất liền ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm. Nguồn điện cung cấp chính là tuyến cáp ngầm 110kv từ thị xã Hà Tiên
- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải, xây dựng mô hình công viên nghĩa trang.
d/ Lĩnh vực môi trường
Bảo vệ môi trường lấy phương châm phòng ngứa và hạn chế là chính. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai khác hải sản của vùng đặc biệt là ở vùng triều và vùng nước nông ven đảo, tăng cường áp dụng phương pháp tiên tiến, các mô hình sinh thái ít gây ô nhiễm môi trường vào nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Thiết lập và củng cố hệ thống rừng phòng hộ ổn định, bền vững, thếit lập các phong trào trổng rừng tại các khu du lịch, khu dân cư để bảo vệ môi trường đảo ngày càng trong sạch, xinh đẹp.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải , chất thải rắn tại trung tam đảo, các khu du lịch, khu công nghiệp tập trung ….kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các tàu thuyền hoạt động trong khu vực nhằm bảo vệ môi trường. Chủ động xây dựng phương án phú hợp để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Tiếp tục tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo môi trường dọc theo ven biển. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho mọi lớp dân cư.
* Các chương trình quan trọng
- Phát triền cảng hàng không và cảng biển quốc tế
- Các trục giao thông chính
- Cấp nước
- Cấp điện
-Thoát nước và vệ sinh môi trường
* Các dự án ưu tiên
- Phát triển ngành công nghiệp
- Phát triển cơ sở hạ tầng khu đô thị & dân cư
- Phát triển nông lâm nghiệp, kênh trục thủy lợi
- Phát triển thương mại – du lịch
- Phát triển giao thông
.- Phát triển điện, nước
1.1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐMC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1.2.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC
a) Phạm vi không gian nghiên cứu trong ĐMC
Báo cáo quy hoạch phát triển Phú Quốc được nghiên cứu trong phạm vị không gian toàn huyện với diện tích 565 km2,.bao gồm thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã là: Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, Hòn Thơm và Thổ Chu.
b/ Phạm vi thời gian cần nghiên cứu trong ĐMC
Thời gian nghiên cứu chuyên đề nhóm thực hiện trong 2 tuần
c/ Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án.
Hầu hết các hạng mục quy hoạch đều có ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên tùy vào từng yếu tố quy hoạch mà mức độ ảnh hưởng khác nhau bao gồm
- Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề: tại một số xã với nhiều loại hình sản xuất là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường: không khí, nước, đất do các chất thải sản xuất. Tuy nhiên, trong phương án quy hoạch cũng đã tính đến yếu tố bảo vệ môi trường, có bố trí các xử lý chất thải riêng cho các khu công nghiệp, các vấn đề cấp nước, thoát nước nên các tác động tới môi trường sẽ được giảm thiểu.
- Quy hoạch bãi rác thải giải quyết được vấn đề bức xúc về rác thải của
người dân nhưng đây là nguyên nhân gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nước
ngầm nghiêm trọng nếu không được xử lý
- Phát triển chăn nuôi ở quy mô tập trung lớn có thể gây nên các ô nhiễm môi trường nước, không khí do các chất thải hữu cơ.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thể gây lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước do sử dụng hoá chất, thức ăn và dịch bệnh
- Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây lương thực, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày có thể gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất do sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cây sắn có thể làm suy thoái đất
- Cải tạo, mở rộng khai thác các công trình văn hoá, xã hội, các khu du
lịch, di tích lịch sử. Quá trình khai thác, sử dụng một mặt sẽ thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, tạo thêm thu nhập cho ngành dịch vụ, nâng cao đời sống dân trí, mặt khác có thể gây ra ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt, và phát sinh các tệ nạn xã hội.
CHƯƠNG 2
MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
2.1. MÔ TẢ TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình,địa chất.
2 .1.1.1. Vị trí địa lý huyện Phú quốc
Đảo Phú Quốc rộng 565 km2 nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông, bao gồm thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã là: Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, Hòn Thơm và Thổ Chu..Đảo nằm ngoài khơi biển Đông.
2.1.1.2 Địa hình
Vùng biển Phú Quốc có địa hình có phức tạp và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.Phú Quốc có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
2.1.1.3 Địa chất
Nền địa chất đảo huyện Phú Quốc là các loại sa thạch hoặc đá macma (Jura - Creta) chua hoặc trung tính như đá Granit, Granodiorit, Andezit. Thành tạo các macma này chủ yếu là thạch anh, biotit, hocblen. Các loại đất hình thành trên nền đá sa thạch và macma chua thường nghèo dinh dưỡng.
2.1.2. Khí hậu - Thủy văn
2.1.2.1. Khí hậu
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau
+ Nhiệt độ: cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5
+ Độ ẩm: có độ ẩm trung bình 78%.
+ Hướng gió: tốc độ gió trung bình 4,5 m/s, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s.
- Mùa mưa: Mùa mưa mây nhiều, Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
+ Độ ẩm cao, từ 85 đến 90%
+ Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng.
2.1.2.2 Chế độ thủy văn
Phú Quốc có 130 km bờ biển, 4 hướng là biển của vịnh Thái Lan, do địa hình phức tạp, núi bị chia cắt liên tục nên có nhiều suối rạch, lượng mưa tập trung trong mùa mưa, do các vùng đồng bằng thiếu thảm thực vật, cũng như các đập ngăn nước nên lượng nước mặt thường chảy nhanh, tạo ra sự bào mòn và rửa trôi đất mặt, mùa khô thường bị nhiễm mặn và khô cạn. Các rạch lớn như rạch Cửa Cạn, rạch Đầm, rạch Dương Đông, rạch Tràm … là nơi thoát nước ngọt ra biển và thường để nước mặn xâm nhập vào đảo trong mùa khô
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên.
2.1.3.1 Hiện trạng môi trường nước huyện đảo Phú Quốc
a/ Chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc
Ô nhiễm môi trường nước do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ thủy văn cả về chất lượng và số lượng và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch, hoạt động y tế và hoạt động giao thông thủy... trong tương lai của 4 vùng sinh thái sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước mặt cũng như gián tiếp gây ô nhiễm suy thoái nguồn nước ngầm và xâm nhập mặn, trong đó một số khu vực sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở các khu đô thị, khu dân cư tập trung và ô nhiễm nghiêm trọng nếu không có những giải pháp ngay từ khi quy hoạch. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt do quy hoạch phát triển du lịch sẽ làm tăng lượng nước thải và chất thải rắn gây ra. Nông nghiệp phát triển, nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với hóa chất nông nghiệp thì đây là nguồn gây tác hại cực kỳ lớn đối vối chất lượng nước mặt. Phát triển nuôi thủy sản, mà đặc biệt là nuôi cá lồng bè và nuôi tôm công nghiệp đang gây ô nhiễm mạnh nhưng rất khó kiểm soát.
Phú Quốc đang bị tác động xấu bởi ô nhiễm dầu từ hoạt động của các phương tiện thủy, chất thải từ các khu vực môi trồng thủy sản, từ các hệ thống cảng cá và các cảng giao thông, từ các khu đô thị, KCN ven biển, đảo, từ hoạt động du lịch… Vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thì sự phát triển của các lĩnh vực này kéo theo ô nhiễm môi trường ngày càng lớn hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn. Biển ở Kiên Giang trở thành một “túi” chứa chất thải khổng lồ, chứa tất cả những loại chất thải chưa được xử lý từ bản thân hoạt phát triển kinh tế xã tại tỉnh Kiên Giang và từ thượng nguồn theo lưu vực sông Hậu và sông Giang Thành đổ về.
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Ký hiệu mẫu
QCVN 08:2008 (A2)
MS1
MS2
1
pH
-
7,93
6,53
6 – 8,5
2
BOD5
mgO2/l
16
27
6
3
COD
mgO2/l
53
69
15
4
DO
mgO2/l
7,14
5,06
≥ 5
5
SS
mg/l
65
40
30
6
Amoni
mg/l
0,66
1,42
0,2
7
Nitrat
mg/l
1,29
3,16
5
8
Nitrit
mg/l
0,01
0
0,02
9
Cl-
mg/l
14.083
12.309
400
10
Tổng Sắt
mg/l
0,96
2,26
1
11
Chì
mg/l
0,014
0,030
0,02
12
Dầu mỡ
mg/l
0,42
0,31
0,02
13
TổngColiform
MPN/100ml
5.700
23.000
5.000
Bảng1: Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc
Stt
Ký hiệu mẫu
Huyện, Thị
Địa điểm lấy mẫu
1
NM26
Huyện Phú Quốc
Cảng An Thới–thị trấn An Thới
2
NM27
Cầu Nguyễn Trung Trực – thị trấn Dương Đông
Bảng 2: Vị trí quan trắc nước mặt vùng biển và hải đảo
Biểu đồ1: giá trị SS trong nước mặt Biểu đồ2 : giá trị COD trong nước mặt
Qua kết quả ở bảng trên cho thấy nước mặt ở đây ô nhiễm nhẹ đến trung bình, tại vị trí NM-27 (cầu Nguyễn Trung Trực huyện đảo Phú Quốc) đã bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ do đây là nơi tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nước mắm dọc theo 2 bờ sông Dương Đông. Nguồn nước mặt trong vùng đã bị ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ, đặc biệt là tại huyện đảo Phú Quốc.
b/ Chất lượng nước ngầm khu vực Phú Quốc
Tiến hành lấy 10 mẫu nước ngầm tại tất cả các xã của huyện phân tích, nhìn chung chất lượng nước ngầm khu vực có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước mềm. Chất lượng nước trong vùng cũng chưa bị ô nhiễm bởi các chi tiêu vi sinh, dinh dưỡng và các kim loại nặng.
c/ Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ khu vực Phú Quốc
Kết quả quan trắc được cho ở bảng sau
Vị trí lấy mẫu
Các chỉ tiêu phân tích vùng Hải Đảo
pH
Coliform
SS (mg/l)
COD (mg/l)
BS5
8,106
240
172,8
5
BS16
8,112
<3
143,6
4,32
QCVN10:2008 (vùng nuôi trồng thủy
6,5-8,5
1.000
50
3
Bảng 3: Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ Phú Quốc
Stt
Ký hiệu mẫu
Huyện, thị
Vị trí lấymẫu
1
BS15
Huyện Phú Quốc
Bến tàu An Thới
2
BS16
TT. Dương Đông
Bảng4: Vị trí quan trắc nước biển ven bờ Phú Quốc
Đặc tính tự nhiên của nước biển ven bờ vùng Biển và Hải Đảo là kiềm nhẹ, chưa bị ô nhiễm vi sinh. Tuy nhiên chất lượng nước ở đây đã bị ô nhiễm chỉ tiêu chất rắn lơ lửng và COD.
2.1.3.2. Hiện trạng môi trường đất huyện đảo Phú Quốc
Phú Quốc chủ yếu là đất cất diện tích chiếm khoảng 1,36% tổng diện tích tự nhiên
Nhìn chung, đất nông nghiệp đảo Phú Quốc bị chua hóa do việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Hàm lượng đạm và dinh dưỡng khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Ảnh hưởng của các hoạt động đô thị hóa, du lịch, khai thác cảng biển… chưa tác động mạnh mẽ đến chất lượng đất ở khu vực đảo Phú Quốc.
Hiện tại, tình hình đô thị hóa của đảo chưa cao nên các tác động đến môi trường đất là không đáng kể, chủ yếu là sự thay đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp, lâm nghiệp sang mục đích dân dụng. Các tuyến đường, diện tích đất trước kia được sử dung cho công tác trồng trọt, chăn nuôi thì nay đã được bêtông hóa, nhựa hóa làm thay đổi hệ sinh thái trong đất
2.1.3.3.Chất lượng môi trường không khí
Chất lượng không khí vùng huyện đảo PHÚ QUỐC được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang quan trắc thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Vị trí lấy mẫu
Năm
Các chỉ tiêu phân tích
NO2
(µg/m3)
SO2 (µg/m3)
Bụi lơ lửng (µg/m3)
NH3 (µg/m3)
Tiếng ồn (dBA)
KK12
2005
KPH
-
-
-
-
2006
409,8
285,1
-
11.358,6
61-80
2007
204,9
KPH
-
1.514,5
69-76
2008
KPH
285,1
143,29
2.271,7
65-77
KK13
2005
-
-
-
-
-
2006
200
290
156
7.570
62-69
2007
204,9
285,1
91
2.271,7
68-75
2008
204,9
570,2
50,5
151,4
65-70
TCVN 5937-2005 (TB 1 giờ)
200
350
300
TCVN 5938-2005 (TB 1 giờ)
200
TCVN 5949-1998
75
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang)
Bảng 5: Chất lượng không khí vùng Hải Đảo
Ghi chú:
KK12: Thị trấn An Thới – huyện Phú Quốc.
KK13: Thị trấn Dương Đông – huyện phú Quốc
Chất lượng môi trường không khí khu vực huyện đảo PHÚ QUỐC cũng như các khu vực khác trong tỉnh đã bị ô nhiễm các khí độc hại NO2 và NH3. Trong đó NO2 vượt TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ) từ 1,02 lần đến 2,049 lần. Khí NH3 vượt TCVN 5938 – 2005 (TB 1 giờ) từ 11,36 lần đến 56,79 lần. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Các chỉ tiêu SO2 và bụi nhìn chung đa số đều thấp dưới tiêu chuẩn cho phép.
Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn giá trị NO2 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo PHÚ QUỐC
Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn NH3 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo PHÚ QUỐC
Về tiếng ồn nhìn chung khu vực huyện đảo PHÚ QUỐC chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Giới hạn độ ồn nhìn chung đều nằm đạt so với TCVN 5949 – 1998. Tuy nhiên mức độ ồn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây ở khu vực.
* Nhận xét chung về môi trường không khí
Nhìn chung chất lượng môi trường không khí tỉnh Kiên Giang đều đã bị ô nhiễm khí độc hại NO2 ở mức độ nhẹ và khí NH3 ở mức độ khá cao. Các chỉ tiêu SO2 và bụi lơ lửng chỉ bị ô nhiễm cục bộ. Một số điểm quan trắc có các chỉ tiêu ô nhiễm thường tập trung tại các khu vực dân cư tập trung đông đúc, hoặc là tại các chợ, bến xe, bến tàu. Do việc thu dọn vệ sinh ở các khu vực này chưa được tốt và mật độ phương tiên giao thông qua lại cao nên phát sinh khí thải gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực và đôi khi lan truyền sang các khu vực lân cận. Một số điểm khác do sơ chế thủy sản tràn lan và chất thải từ các công ty, các nhà máy trung các khu vực sản xuất công nghiệp chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra bên ngoài. Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng giảm mạnh qua các năm gần đây, đặc biệt là khí NH3. Điều này chứng tỏ môi trường không khí chung của tỉnh đang có xu hướng được cải thiện rõ rệt nhờ việc phát triển hệ thống giao thông (thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông), di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong các đô thị vào KCN, CCN tập trung và sử dụng nguồn năng lượng sạch (điện, gas) thay thế cho các nguồn chất đốt gây ô nhiễm (than, củi) như trước đây.
Ô nhiễm do tiếng ồn ở tỉnh Kiên Giang chỉ bị ô nhiễm cục bộ và ở mức độ nhẹ, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm này đang có xu hướng gia tắng trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ngày càng cải thiện tạo điều kiện cho giao thông liên vùng được mở rộng, lượng xe qua lại tấp nập hơn.
2.1.3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn
2.1.3.4.1. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn
- Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện tại, hiệu suất thu gom CTR sinh hoạt chỉ đạt hiệu quả cao ở các khu vực trung tâm, khu đô thị đạt 70 – 85%. Các vùng ven, khu vực nông thôn năng suất thu gom vẫn còn rất hạn chế do thiếu nhân lưc, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn. Đa số người dân khu vực nông thôn tự thu gom rồi đốt bỏ hoặc thải trên kênh rạch gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản ... Các loại chai lọ, vỏ bao bì đựng thuốc rất ít được người dân thu gom xử lý (chủ yếu tập trung lại đào hố chôn, bán phế liệu ...). Ngoài ra, một số nhà máy xay xát ven sông còn thải trấu, rác thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường.
Rác thải sau khi được thu gom đều được tập trung tới các bải chôn lấp. Hiện tại hầu như huyện nào cũng có bãi rác tập kết, rác thải gom vào bãi chứa rác. Các bãi rác này đều là các bãi rác hở, không có hệ thống thu gom cũng như xử lý nước rỉ rác hợp quy trình, nên khả năng phát tán nước rỉ rác vào nguồn nước ngầm và nước mặt rất lớn, mùi hôi thối từ các bãi rác còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm do phát sinh muỗi, ruồi có khả năng lây truyền các vi trùng gây bệnh.
Huyện
Bãichôn lấp
Quy mô, diện tích
Vị trí
Phương thức xử lý
∑ Lượng rác phátsinh(tấn/ngày)
Tỷ lệ thugom rác (%)
Phú Quốc
Bãi rác Đồng Cửa Cạn
3 ha
xã Cửa Dương
Bãi rác lộ thiên. Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên
92 m3/ngày
60%
Bãi rác Ruộng Muối
5 ha
Xã Dương Tơ
Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Bảng 6: Tổng hợp thông tin các bãi chôn lấp rác trên địa bàn huyện đảo PHÚ QUỐC
- Tình hình thu gom và xử lý CTR y tế
Các bệnh viện đều đã tiến hành phân loại chất thải, thu gom vận chuyển chất thải theo đúng quy chế xử lý chất thải. Tất cả các bệnh viện đều có hợp đồng xử lý rác thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, việc vận chuyển, lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường. Hiện nay bệnh viện đa khoa huyện đảo Phú Quốc đã có trang bị lò đốt chất thải rắn y tế theo công nghệ cao. Tất cả bệnh viện còn lại vẫn xử lý chất thải y tế bằng phương pháp thủ công (đốt, chôn lấp) gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Tình hình thu gom và xử lý CTR công nghiệp
Các nhà máy và xí nghiệp thu gom sơ bộ rồi đổ vào các bãi rác công cộng chiếm khoảng 30% lượng chất thải phát sinh. Hiện tại các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa có biện pháp thu gom, xử lý riêng các chất thải nguy hại, riêng rác thải sinh hoạt được hợp đồng với công ty Công trình Đô thị thu gom và xử lý.
2.1.3.4.2. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý chất thải rắn
Hiện nay huyện đảo PHÚ QUỐC đã hình thành các Công ty, HTX và DNTN đảm trách việc thu gom và vận chuyển về các điểm xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương. Tuy nhiên công tác thu gom chỉ đạt kết quả cao ở các khu vực trung tâm, các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn bỏ ngõ mà thương la do người dân tự thu gom lấy. Bên cạnh đó, việc thu gom và xử lý hầu hết chưa hợp vệ sinh, phương tiện thu gom vận chuyển lạc hậu và không đồng bộ. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn tỉnh chủ yếu được đổ tại các bãi rác hở của địa phương, phương thức xử lý thủ công, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh như được phê duyệt trong quy hoạch. Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên. Các bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh này đang là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.1.3.5. Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Phú Quốc là nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư gồm hệ thực vật Mã Lai - Inđonexia, Hymalaya - Vân Nam, Quỳ Châu (Trung Quốc) và hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện. Tổng diện tích 31.422 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha.
VQG Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều loài động thực vật, cảnh quan, địa hình có ý nghĩa về mặt khoa học, giáo dục, du lịch giải trí. Theo kết qủa điều tra thống kê được khoảng 530 loài thực vật bậc cao gồm 118 họ và 365 chi, có 155 loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa bệnh hiểm nghèo) và 23 loài phong lan (có một loài mới ghi nhận tại Việt Nam) đã được phát hiện. Khu hệ động vật cũng khá đa dạng với 26 loài thú, 84 loài chim và 29 loài bò sát. San hô ở Phú Quốc có tổng diện tích hơn 470 ha với khoảng 260 loài. Ngoài ra, trong vùng san hô Phú Quốc còn có hơn 150 loài cá cảnh, 48 loài động vật thân mềm, 25 loài da gai và có hơn 50 loài rong biển.
Khu vực này có 42 loài được ghi vào sách Đỏ trong đó có 11 loài tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe dọa và 3 loài nguy cấp.
2.1.4. Điều kiện về kinh tế
2.1.4.1. Công nghiệp - Xây dựng
Phát triển công nghiệp chủ yếu tập trung theo hướng phục vụ cho các ngành kinh tế dịch vụ - thương mại, nông nghiệp, thủy hải sản. Sau năm 2015 sẽ phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, định hướng xuất khẩu, phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội của Phú Quốc. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện đạt từ 49 - 50%. Xây dựng khu vực Vịnh Đầm huyện Phú Quốc, với quy mô 305 ha do công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Xây dựng Thương mại Sài Gòn làm chủ đầu tư. Đây là khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng kết hợp với làng nghề truyền thống. Đồng thời đây cũng là khu cảng tổng hợp kết hợp với Vịnh Đầm làm nơi trú bão cho các tàu thuyền trong khu vực.
Quy mô bến tàu khách giai đoạn 2020 có khả năng đón nhận 1,5 triệu khách/năm; trong đó xây dựng 6 bến cho tàu cao tốc, cánh ngầm và 1 bến phao neo đậu cho tàu du lịch quốc tế. Khu vực này được chia thành 3 khu chức năng:
- Tiểu khu thứ 1: chế biến thủy hải sản quy mô nhỏ và vừa, có sản phẩm trực tiếp phục vụ khách du lịch đi và đến đầu mối, cũng để góp phần tận dụng khai thác bến tàu và các cơ sở kỹ thuật hạ tầng khác của khu dịch vụ trú tránh bão cho tàu thuyền nghề cá trong thời gian có điều kiện thời tiết bình thường.
- Tiểu khu thứ 2 là khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương, làng nghề truyền thống.
-Tiểu khu thứ 3 là khu trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm thủy hải sản chế biến, hàng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống đặc trưng phục vụ khách du lịch đi và đến đầu mối.
2.1.4.2. Thương mại - Dịch vụ
Trong quý III năm 2008, ước tính có 43.000 lượt khách du lịch đến Phú Quốc tham quan, doanh thu đạt 18,578 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm có khoảng 141.100 lượt khách du lịch đến Phú Quốc, đạt 78,39% so với kế hoạch và tăng 13,79% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế là 39.950 lượt khách, đạt 82,11% so với kế hoạch và tăng 26,71% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu 9 tháng là 194,718 tỷ, đạt 77,89 % so với kế hoạch và tăng 15,70 % so với cùng kỳ. Tháng 01-2009, tổng số lượt khách đến tham quan du lịch tại Phú Quốc đạt khoảng 17.000 lượt khách, tăng 3,03% so với cùng kỳ, trong đó có 7.000 lượt khách quốc tế, tăng 7,69% so với cùng kỳ. Trong tháng 04-2009, huyện Phú Quốc đón khoảng 20.000 lượt khách du lịch, tăng 1,11% so với tháng trước và tăng 8,10% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 52 tỷ đồng. Riêng chợ đêm Dinh Cậu đã thu hút hơn 20.000 lượt khách đến ăn uống, mua sắm, đạt doanh thu 300 triệu đồng.
Năm 2009, nhiều công ty lớn ở nước ngoài đã liên lạc với tỉnh Kiên Giang đề nghị đầu tư xây dựng casino ở đảo Phú Quốc. Theo kế hoạch, Phú Quốc sẽ xây dựng một casino kết hợp với khu du lịch phức hợp trên diện tích khoảng 100 ha bao gồm: hoạt động casino, du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu thương mại… với tổng kinh phí ước khoảng 5 tỷ USD.
2.1.4.3. Nông - Lâm - Ngư nghiệp
a) Ngành sản xuất nông nghiệp
Cây lúa là cây trồng chính bình quân sản lượng lương thực quy thóc đạt khoản 1.962 kg/người/năm. Phú Quốc còn nổi tiếng với nông sản hồ tiêu.,hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ 8 tháng đầu năm 2008, Phú Quốc đã trồng mới 33,2 ha hồ tiêu, nâng diện tích cây tiêu của huyện hiện có lên 477ha, trong đó có 435 ha đang cho sản phẩm, sản lượng đạt khoảng 1.225 tấn. Năng suất tiêu ở Phú Quốc trung bình là 2000 - 3000kg/ha, mật độ trồng từ 2500 - 3000 nọc/ha.
b) Ngành sản xuất lâm nghiệp Phú Quốc có đồng bằng và rừng tự nhiên hơn 37 ngàn hecta chiếm ¾ diện tích huyện với nhiều gỗ quý, chim muông tập trung ở phía bắc và đông bắc đảo . Rừng có nhiều hệ sinh thái quý hiếm như: rừng cây gỗ lớn họ dầu, rừng tràm tập trung, rừng tràm rải rác xen lẫn đồng cỏ tranh, rừng tái sinh sau nương rẫy phục vụ cho việc khai khác và chế biến đóng góp vào ngân sách huyện.
c) Ngành sản xuất ngư nghiệp
Tháng 01-2009, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đạt khoảng 4.165 tấn, tăng 18, 66% so với tháng trước và tăng 78% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 4.115 tấn, tăng 18,59% so với tháng trước và tăng 77,5% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 50 tấn, tăng 25% so với tháng trước và tăng 66,67% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản ước đạt 20,273 tỷ đồng, tăng 33,82% so với tháng trước và tăng 14,57% so với cùng kỳ.
2.1.5. Điều kiện về xã hội
Phú Quốc hay còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, có diện tích 589,23 km2 Số dân 110.000 người (2010) , mật độ khoảng 186ngừơi/km2. Cơ cấu lao động có xu hướng giảm trong các ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản. Xu hướng giảm lao động trong các ngành Khu vực nông nghiệp tăng nhanh các ngành Khu vực phi nông nghiệp, phù hợp với xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phù hợp với quá trình phát triển, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa và đô thị hóa tuy nhiên Phú Quốc đang gặp trở ngại lớn là nguồn nhân lực thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Hiện tại, huyện Phú Quốc có khoảng 1.500 người phục vụ trong hơn 150 cơ sở du lịch nhưng có tới 80% chưa qua đào tạo chuyên môn, 20% nhân viên còn lại cũng chỉ được đào tạo ngắn hạn, trình độ nghiệp vụ còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này. Trên địa bàn huyện hiện chỉ có một trường dạy nghề tư thục; một số lớp trung cấp du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn. Về khám chữa bệnh huyện cũng gặp một số khó khăn nhất định.
2.1.6.. Mô tả diễn biến trong quá khứ của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị trên toàn đảo đã, đang và sẽ làm biến đổi các thành phần và chất lượng môi trường đất, nước, không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như tác động đến sức khỏe cộng đồng. Đảo Phú Quốc hiện đang đối phó với nhiều vấn đề về môi trường như: vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển công nghiệp, đô thị, đặc biệt là do hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, vấn đề quản lý và xử lý chất thải.
2.1.6.1. Diễn biến trong quá khứ môi trường biển
Do hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản
Xu hướng khai thác đánh bắt hải sản xa bờ sẽ phát triển mạnh. Chất thải phát sinh từ các hoạt động khai thác, sinh hoạt được thải trực tiếp xuống biển, gây ô nhiễm hữu cơ và dầu mỡ, thỉnh thoảng ở vùng này bị ảnh hưởng của sự cố dần tràn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài thủy hải sản. nay, Là nơi có diện tích rừng ngập mặn khá lớn nên khi phát triển nuôi trồng thủy sản thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước biển tại vùng khai khác và hệ sinh thái trong khu vực trong những năm sắp tới.
Chất lượng môi trường ven biển tạibến cảng Dương Đông huyện Phú Quốc đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và dầu, chất rắn lơ lững và hàm lượng vi sinh
Do hoạt động phát triển du lịch: việc phát triển du lịch đang gây nên nhiều vấn đề môi trường như làm gia tăng chất thải chưa qua xử lý vào các vùng nước ven biển
2.1.6.2. Diễn biến trong quá khứ của tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
Năm 2003, từ khi có tin tỉnh Kiên Giang sắp trình Chính phủ dự án xây dựng đảo Phú Quốc thành đảo du lịch sinh thái chất lượng cao thì những cánh rừng nơi đây bị triệt hạ dần. Người dân đua nhau bạt rừng, chiếm núi để kinh doanh du lịch. Điển hình là vụ xâm phạm rừng trên núi Hang Yến, thuộc tiểu khu 159 E rừng phòng hộ Vườn quốc gia Phú Quốc. Thực trạng người dân đốt rừng sử dụng đất rừng để trồng tiêu cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích rừng.
Biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rạn san hô chiếm đến 41% diện tích. Những loài cá trong các rạn san hô rất phong phú, các loài thuộc họ cá mú Serranidae và họ cá bướm Chaetodontidae và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rạn san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển tuy nhiên hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản không theo quy định, thiếu tổ chức, ngư dân sử dụng các loại thuốc nổ đã làm suy giảm một số loài.
2.1.6.3. Diễn biến trong quá khứ môi trường không khí
Ô nhiễm mùi từ các cơ sở chế biến thủy hải sản tại CCN, cảng cá Tắc Cậu và một số cơ sở sơ chế thủy hải sản, sản xuất nước mắm tập trung tại thị trấn An Thới và thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc.
2.1.6.4. Diễn biến trong quá khứ môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước do hoạt động giao thông thủy, chủ yếu là ô nhiễm dầu từ các tàu thuyền tập trung tại các khu vực cảng: cảng Rạch Giá, cảng cá Tắc Cậu, cảng An Thới, cảng Dương Đông.
Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nuôi trồng thủy hải sản
2.1.6.5. Diễn biến trong quá khứ môi trường đất
Nguồn ô nhiễm chính đến môi trường đất do tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.
2.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.2.1. Vấn đề ô nhiễm suy thoái môi trường nước
Tổng dân số đến năm 2020 là 340.000 người tổng lượng nước cấp 40.800 ( m3/ngày), Lượng nước thải sinh hoạt 32640 ( m3/ngày) Với lượng nước thải lớn như vậy nếu không có quy hoạch thu gom xử lý hợp lý, đây sẽ là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, tác động đến các hệ sinh thái xung quanh. Nguồn nước được cấp từ 5 hồ chứa gồm hồ Dương Đông, hồ Suối lớn, hồ Cửa cạn, hồ Rạch tram, hồ Rạch cá, ngoài ra sử dụng thêm nước mưa, nước tái sử dụng do vậy nếu không thực hiện quy hoạch thu gom, cấp nước sẽ không những ảnh hưởng từ lượng nước thải mà còn gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn nước cấp.
Mặt khác, vấn đề nhận thức chưa đầy đủ và thiếu thông tin của cộng đồng về an toàn nguồn nước mặt tại các vùng sinh thái, có thể dẫn đến tình hình khai thác quá mức thiếu kiểm soát và bảo vệ mà hậu quả là sẽ dẫn đến tình hình nước mặn xâm nhập vào đất liền, nguồn nước ngọt sẽ bị suy thoái.
2.2.2. Vấn đề gia tăng ô nhiễm môi trường không khí
Việc sử lý không triệt để các khu sản xuất thủy sản không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, theo quy mô dân số được đề cập như trên thì ô nhiễm không khí được nhận định từ các hoạt động giao thông, sinh hoạt sản xuất của nhân dân trong Đảo, mùi hôi từ các bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm cho vùng (CH4, H2S, CH3).
2.2.3. Vấn đề suy thoái môi trường biển
Theo quy hoạch phát triển, đảo Phú Quốc có tổng cộng 6 bến cảng đường biển, chiếm diện tích 130 ha vào năm 2010 và tăng lên 260 ha vào năm 2020. Sự gia tăng các cảng biển đồng nghĩa với sự gia tăng lượng tàu bè giao thông và neo đậu tại các khu vực ven vùng biển Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Việc phát triển hệ thống cảng biển và gia tăng lượng tàu thuyền trong tương lai đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất ô nhiễm vào môi trường. Đồng thời, với số lượng vận chuyển nhiều của tàu bè sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn trên biển khi đó một lượng lớn dầu sẽ tràn ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường và biến đổi các hệ sinh thái.
Sự phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng nước biển ven bờ bị suy giảm đáng kể do sự thay đổi trạng thái tự nhiên của dòng chảy, gia tăng chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
2.2.4. Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, các nguồn lợi thủy sản
Mùa khô kéo dài là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho kiểm soát việc phòng chống cháy rừng đặc biệt là vườn quốc gia Phú Quốc., sự mất rừng do nuôi trồng thủy sản.
Phú Quốc là một trung tâm du lịch sinh thái biển chất lượng cao. Theo kế hoạch phát triển năm 2010 và định hướng đến năm 2020, số khách du lịch sẽ đạt đến 2 - 3 triệu lượt người/năm thì việc thăm và lặn để quan sát rạn san hô là một trong những nhu cầu của khách du lịch sinh thái và các sản phẩm quà lưu niệm từ san hô cũng sẽ gia tăng đáng kể. Mặt khác các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch cũng sẽ tăng theo. Khi số khách du lịch lặn biển tăng cùng với việc khai thác thủy hải sản cũng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu bằng những phương tiện hủy diệt như dùng thuốc nổ, lưới vét, chất độc hóa học sẽ là nguy cơ lớn đến sự biến đổi diện tích và làm tổn thương đến rạn san hô. Tác động này không những gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành thủy sản kể cả du lịch sinh thái, mà còn gây ra những ảnh hưởng đáng kể với cộng đồng dân cư đã từng dựa vào nguồn tài nguyên biển để sinh kế, làm giảm đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài của khu vực, chẳng hạn sản lượng tôm, cá sẽ giảm, số lượng rùa biển cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng
Một điều đặc biệt không kém quan trọng là sự đa dạng sinh học của đảo Phú Quốc nằm gần khu vực các sân golf, nhất là tại 3 khu sân golf lớn tại Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Cửa Cạn. Các hoạt động chăm sóc cỏ tại các sân golf đòi hỏi phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật. Các hóa chất này chỉ được cỏ hấp thụ khoảng 10%, lượng còn lại được phát tán vào không khí hoặc theo dòng nước cuốn trôi xuống môi trường nước. Các hóa chất bón cho cỏ thường chứa hàm lượng N, K, P cao, nhất là hàm lượng đạm rất cao. Những chất này theo nước đi vào môi trường sẽ làm cho môi trường nước bị nhiễm Nitrate, môi trường nước mặt bị hiện tượng phú dưỡng hóa, xuất hiện nhiều tảo gây mùi hôi thối và tình trạng thiếu oxi cho các loài thủy sinh. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ hủy diệt trứng và ấu trùng của các loài thủy sinh làm mất cân đối của hệ sinh thái.
2.2.5. Vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường đất
Theo quy hoạch diện tích đất sẽ phân chia theo từng đơn vị không gian, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần và thế vào đó là đất dành cho công nghiệp, xây dựng nên cũng dẫn đến suy giảm về đa dạng sinh học các loài trong đất, ngoài ra còn ảnh hưởng do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá môi trường chiến lược Phú Quốc.doc