Cải cách nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là một nội dung hết sức quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính của Đảng và nhà nước ta. Một cơ quan, tổ chức muốn phát triển mạnh thì một yếu tố không thể thiếu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Họ là người trực tiếp điều hành, tổ chức, thực thi các chính sách được ban hành. Vì thế năng lực, tránh nhiệm, tinh thần làm việc của đội ngũ này quyết định rất lớn đến hiệu quả công việc. Chính vì thế chúng tôi đã chọn nội dung thứ 3 này trong 4 nội dung của cải cách hành chính để thực hiện đề tài nghiên cứu. Mặt khác, so với nhưng nơi khác thì Thị Trấn, Quảng Xương là một địa phương đã tiến hành một số những cải cách hành chính đặc biệt là trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta. Vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài này làm nội dung cho nghiên cứu của nhóm mình.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá một công tác thực nghiệm cải cách hành chính tại địa phương, cơ quan, doanh nghiệp. Xây dựng đề cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung thảo luận :
Đánh giá một công tác thực nghiệm cải cách hành chính tại địa phương, cơ quan, doanh nghiệp. Xây dựng đề cương
Bài làm :
Khái niệm : Cải cách hành chính là sự tác động có kế hoạch lên toàn bộ hay một bộ phận của hệ thống hành chính, làm cho hoạt động của nó có hiệu lực, hiệu quả, năng suất và chất lượng cao.
Đặt vấn đề :
Đảng và nhà nước ta với những đường lối, chính sách đúng đắn đã đưa dân tộc Việt Nam vượt qua được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới.Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai. Hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngày một có hiệu quả các quan hệ kinh tế - xã hội. Bộ máy nhà nước dần dần được chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, hành chính nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết tật và bất cập trước những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đó chính quyền xã, phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đứng trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ vào tình hình đất nước hiện nay Đảng, nhà nước xác định nội dung của cải cách hành chính sẽ được tiến hành trên 4 nội dung:
Thứ nhất, cải cách thể chế, thủ tục hành chính.
Thứ hai, cải cách tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương.
Thứ ba, đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
Thứ tư, cải cách tài chính công. Trong đó đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là một nội dung hết sức quan trọng của công cuộc cải cách hành chính, nhằm xây dựng nên một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Giải quyết vấn đề :
Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
I.Tổng quan về tình hình cán bộ công chức Việt Nam :
Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho tới năm 1986, về cơ bản đội ngũ cán bộ công chức cách mạng nhà nước ta có phẩm chất chính trị và trình độ nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Sau khi cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội, hoàn cảnh trong nước cũng như Quốc tế có nhiều thay đổi, đội ngũ cán bộ công chức nói riêng, bộ máy nhà nước ta nói chung cần thiết phải được đổi mới cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
20 năm qua, đội ngũ cán bộ công chức nước ta có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1986, số lượng CBCC hành chính sự nghiệp khoảng 1, 2 triệu người thì đến năm 2005 có khoảng 1, 5 triệu người. Những cải cách vừa qua tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cả về phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu chuyển từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ.
Cho đến nay, có hơn 200 chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức đang được sử dụng; góp phần quan trọng vào công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.
Mục đích của cải cách
Mục tiêu của cải cách
Thực trạng của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức:
Trong chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, có sự phân biệt khá rõ và phù hợp. Đó là đối với công chức hành chính thì bắt buộc thi tuyển, còn viên chức sự nghiệp được áp dụng cả hình thức thi tuyển và xét tuyển theo chế độ hợp đồng. Việc thi nâng ngạch đối với chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương tiếp tục được triển khai, thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
Công tác luân chuyển cán bộ đã có chuyển biến tích cực, góp phần tích cực vào việc đào tạo, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, tạo điều kiện để cán bộ trẻ trưởng thành nhanh hơn, toàn diện hơn, từng bước khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín, trì trệ, bảo thủ trong đội ngũ cán bộ. Đến nay, cả nước có trên 42.000 lượt cán bộ, lãnh đạo, quản lý được luân chuyển. Nhiều tỉnh, thành phố thực hiện việc luân chuyển, bố trí các chức danh bí thư, chủ tịch UBND cấp huyện không phải là người địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang…). Các ngành kiểm sát, tòa án, công an, quân đội thực hiện tương đối rộng rãi chủ trương này ở cấp tỉnh và cấp huyện. 36% chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự và biên phòng, 20/63 giám đốc công an tỉnh, thành phố và trên 67% trưởng công an quận huyện không phải là người địa phương. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với địa phương luân chuyển một số cán bộ cấp vụ quy hoạch thứ trưởng về làm giám đốc sở các địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng có những bước tiến rơ rệt. Việc triển khai công tác này tập trung vào thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005 đă được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn I khoảng 2.510.000 lượt người, trong đó có 407.000 lượt người đă qua đào tạo về lư luận chính trị, 894.000 lượt người đă qua đào tạo về kiến thức quản lư nhà nước, 1.076.000 lượt người đă qua đào tạo về chuyên môn, 37.000 lượt người đă qua đào tạo về ngoại ngữ và 96.000 lượt người đă qua đào tạo về tin học. Một kết quả khác đáng chú ý là sau cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, trong năm 2004 đă có gần 292.000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động. Theo đó, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các bộ, ngành Trung ương tập trung vào bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành; các trường chính trị, trường cán bộ của tỉnh, ngoài việc bồi dưỡng tiền công vụ và chuyên viên c̣n bồi dưỡng kiến thức quản lư nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xă, cho đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xă. Học viện Hành chính quốc gia thực hiện việc biên soạn chương tŕnh, giáo trình, tài liệu. Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng thì chính sách tiền lương, chế độ bảohiểm xă hội đối với cán bộ, công chức, theo chúng tôi cũng có những cải cách bước đầu. Nhìn một cách tổng thể, mặc dù chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đă từng bước được nâng lên, tuy nhiên để để đáp ứng được những nhu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện công tác đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
Các giải pháp cụ thể :
+/ Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên nghiệp hoá cao đáp ứng đòi hỏi của một nền hành chính hiện đại.
+/ Xây dựng và áp dụng chức danh, tiêu chuẩn các loại CBCC trong bộ máy hành chính, trong các tổ chức sự nghiệp. Tiến hành phân cấp quản lý biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp nhà nước và thực hiện cơ chế quản lý mới đối với biên chế sự nghiệp, thực hiện cơ chế hợp đồng với biên chế sự nghiệp để tạo sự tự chủ về nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu công chức, viên chức cho các đơn vị sự nghiệp.
+/ Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ công chức, chuyển từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển để tuyển được người thực sự có trình độ và năng lực vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Chúng ta cũng chú trọng xây dựng đội ngũ CBCC ở các vùng sâu, vùng xa, tiến hành công chức hoá từng bước đội ngũ cán bộ công chức ở cấp cơ sở, tạo mọi điều kiện xây dựng chính quyền vững mạnh ngay từ cơ sở.
+/ Đổi mới công tác quản lý CBCC và thực hiện đánh giá CBCC thường kỳ. Ban hành các chính sách, thể chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ công chức. Thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị (khoá IXk) về đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại có thời hạn và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý.
+/ Đối với việc sắp xếp tổ chức, thực hiện tinh giản biên chế, tiến hành rà soát, phân loại CBCC, thay đổi cơ cấu, đảm bảo số lượng hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 207/1999 và Nghị quyết của Chính phủ số 16/2000/NQ- CP.
+/ Thực hiện một số cải cách tiền lương để tạo động lực cho CBCC nâng cao trách nhiệm công vụ. So với tháng 12-1993, hiện nay sau hơn 10 năm mức lương tối thiểu đã điều chỉnh tăng thêm 141,7%...
+/ Ở một số địa phương thành lập “tổ phản ứng nhanh” ( điển hình như tỉnh Thanh Hóa ) luôn có người túc trực để tiếp nhận đơn thư, điện thoại phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tình trạng phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức. Nhận tin báo, Tổ phản ứng nhanh sẽ cử người xuống ngay để kiểm tra và xử lý nghiêm nếu sự việc là có thật. Đánh giá cán bộ, công chức, phải thông qua kết quả của công việc, thái độ tiếp dân, giải quyết yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của dân.
Với một số giải pháp trên có thể phần nào nâng cao được chất lượng cán bộ, công chức. Góp phần thực hiện hiệu quả công cuộc cải cách hành chính của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
II. Đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại địa phương cụ thể:
Qua điều tra, tìm hiểu chúng tôi quyết định chọn Thị Trấn thuộc huyện Quảng Xương tỉnh Thanh hóa là nơi tiến hành nghiên cứu, đánh giá.
Đề Tài : Thực trạng “đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức” tại Thị Trấn - Quảng Xương - Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015.
Lý do chọn đề tài:
Cải cách nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là một nội dung hết sức quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính của Đảng và nhà nước ta. Một cơ quan, tổ chức muốn phát triển mạnh thì một yếu tố không thể thiếu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Họ là người trực tiếp điều hành, tổ chức, thực thi các chính sách được ban hành. Vì thế năng lực, tránh nhiệm, tinh thần làm việc của đội ngũ này quyết định rất lớn đến hiệu quả công việc. Chính vì thế chúng tôi đã chọn nội dung thứ 3 này trong 4 nội dung của cải cách hành chính để thực hiện đề tài nghiên cứu. Mặt khác, so với nhưng nơi khác thì Thị Trấn, Quảng Xương là một địa phương đã tiến hành một số những cải cách hành chính đặc biệt là trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta. Vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài này làm nội dung cho nghiên cứu của nhóm mình.
Nội dung cải cách hành chính : đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
Nội dung cho mẫu phỏng vấn sâu :
Đối tượng phỏng vấn : Chủ tịch xã/phó chủ tịch xã/bí thư.
Cán bộ chính sách/văn hóa
Trưởng thôn (đại diện cho người dân)
Những câu hỏi cho mẫu phỏng vấn sâu :
Xin bác cho biết trong những năm vừa qua xã mình đã có nhũng chính sách nào về “ đổi mới nâng cao chất lượng công chức” ?
Khi có chính sách đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ thì đội ngũ cán bộ có thái độ và biểu hiện như thế nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xa_hoi_hoc_ct_4011.doc