Đánh giá mức độ tổn thương tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn

Tai biến trượt lở xảy ra tại thị xã Bắc Kạn với tần xuất và cường độ ra tăng trong mùa mưa đang là mối lo của người dân và nguyên nhân cường hóa tai biến thường liên quan tới hoạt động dân sinh đặc biệt là việc làm đường giao thông, xây dựng các điểm dân cư, kinh tế, gây ra hậu quả nặng nề, thiệt hại về người (bị thương, chết người. ) và của (sập công trình nhân sinh, công cộng ) 2. Đánh giá MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở dựa trên 3 hợp phần: mức độ nguy hiểm do trượt lở; mật độ các đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó của hệ thống TN - XH trước các yếu tố gây tổn thương. 3. Đánh giá mức độ nguy hiểm do trượt lở dựa trên các tiêu chí: tần suất, cường độ, phạm vi ảnh hưởng và các yếu tố cường hóa tai biến. Khu vực nghiên cứu được chia ra làm 4 vùng có mức độ nguy hiểm khác nhau: Vùng có mức độ nguy hiểm thấp đến trung bình là nơi dân cư thưa, nằm xa trung tâm, trượt lở ít xảy ra, hoạt động phong hóa không mạnh thuộc các xóm Bản Vẹn, Tổng Nẻng, Bản Cạu xã Huyền Tụng, khu vực Phạc Trăng, Nà Pèn, Nà Pẻn ,phân bố một phần khu vực xã Xuất Hóa, một phần phía Đông xã Huyền Tụng, dọc quốc lộ 3 khu vực thôn Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, Khuổi Lang. Vùng có mức độ nguy hiểm cao đến rất cao bao gồm khu vực có hoạt động mạnh vỏ phong hóa, kinh tế phát triển, tác động nhân sinh tới TN – MT lớn như dọc tuyến hành lang Đông – Tây của thị xã, đoạn dọc quốc lộ 3 đoạn Mai Hiên tới khu vực tổ 4 phường Phùng Chí Kiên. 4. Đánh giá mật độ đối tượng bị tổn thương được đánh giá qua sự phân bố, chức năng và vai trò của TN – MT: dân cư, cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, nhà ở, ); tài nguyên đất (nông nghiệp, lâm nghiệp ). Kết quả vùng nghiên cứu đã được chia làm 4 vùng có mức độ đối trượng khác nhau. Vùng có mật độ đối tượng thấp tới trung bình tập trung ở những nơi dân cư thưa, cơ sở hạ tầng thấp kém, chủ yếu là khu vực phát triển nông nghiệp khu Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, dọc phía Đông khu vực sông Cầu tại các thôn Tổng Nẻng, Khuối Hẻo, khu vực phía Đông phương Đức Xuân. Vùng có mật độ đối tượng tổn thương cao đến rất cao nhận định tại hành lang phía Tây thị xã bao gồm các xã Dương Quang, phường sông Cầu, trung tâm điều dưỡng, khu vực trường Cao Đẳng Sư Phạm tổ10,12 phường Phùng Chí Kiên, đoạn Bản Cạu xã Huyền Tụng tổ 2, 3, 4, phường Phùng Chí Kiên, tổ 6, 8, 7a, 7b phường Đức Xuân, cầu Bắc Kạn, tổ 1, 2, 5, 17 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là khu vực tập chung đông dân cư , cơ sở hạ tầng quan trọng.

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 điển hình là thung lũng dọc sông Cầu với hệ thống sông suối dày đặc, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Địa hình khu vực nghiên cứu có một số dạng đặc trưng sau. Kiểu địa hình đồi núi bóc mòn là điểm đặc trưng địa hình vùng nghiên cứu. Đá gốc tạo nên dạng địa hình này là các đá của hệ tầng Phú Ngữ; hệ tầng Mia lé; và hệ Đệ Tứ. Dạng địa hình này có độ cao từ 200-1000m. Dựa vào độ cao tuyệt đối, đặc điểm bề mặt, độ dốc địa hình, thì thị xã Bắc Kạn có kiểu địa hình bóc mòn có độ cao từ 200-500m. Địa hình phát triển trên các đá quaczit, đá phiến, phiến sét vôi chiếm ưu thế. Về mặt cấu trúc các thành tạo trên có nằm đơn nghiêng cắm về phía Tây Bắc. Các dãy núi thấp có phương kéo dài theo phương cấu trúc Tây Bắc – Đông Nam. Các núi có đỉnh khá tròn, nối với nhau tạo thành dải, hai sườn núi không cân đối. Sườn phía Tây Bắc thường thoải 35-40o, còn sườn phía Đông thường dốc 35-40o, còn sườn phía Đông thường dốc 45-50o. Trên bề mặt loại địa hình này thường phát triển lớp vỏ phong hóa dày. Đối với các đá phiến sét vôi, quá trình phong hóa gắn liền với quá trình hòa tan. Vì vậy, vỏ phong hóa trên các đá này thường rất mỏng, thậm chí đá gốc lộ ra rất nhiều ở dọc đường quốc lộ 3. Địa hình phát triển trên các đá cacbonat: loại địa hình này có mặt hạn chế ở phía Nam thị xã Bắc Kạn (thuộc xã Xuất Hóa), các đá cacbonat thuộc hệ tầng Mia lé, Bắc Bun. Các đá cacbonat thường lẫn nhiều tạp chất và xen lẫn các đá trầm tích lục nguyên. Vì vậy, mức độ phong hóa, hòa tan rất khác nhau tạo nên các dạng địa hình có đường cong sườn và thảm thực vật mang sắc thái riêng. 2.2.2. Địa chất Theo bản đồ địa chất tờ Bắc Kạn, tỷ lệ 1:200000 Nguyễn Kinh Quốc (1974 ) các hệ tầng bao gồm: hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1pn); hệ tầng Mia lé (D1ml); và hệ Đệ tứ (Q). a, Hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1pn) Hệ tầng Phú Ngữ do Phạm Đình Long xác lập (1968) khi đo vẽ bản đồ tờ địa chất tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1:200000. Hệ tầng Phú Ngữ lộ ra với diện tích rộng, chiếm gần như toàn diện tích nghiên cứu gồm hai phân hệ địa tầng chính sau: Phân hệ tầng dưới (O3-S1pn12): chủ yếu là đá phiến sét màu xám tro đến xám đen xen cát bột kết và cát kết phân lớp thanh(dạng sọc) màu xám lục phân lớp mỏng, mặt lớp gần láng, phong hóa cho màu vàng hoặc màu vàng nâu. Ngoài ra còn gặp các lớp đá phiến silic, đá phiến sét - silic xen với cát kết thạch anh dạng Quarzit. Phân hệ tầng trên (O3-S1pn21): gồm cát bột kết, đá phiến sét màu xám sẫm, phong hóa cho màu nâu đỏ,vàng nâu nhạt mặt lớp láng bóng với nhiều vảy sericit; đá phiến sét-silic phân lớp mỏng màu xám đen; cát bột kết, cát kết thạch anh xám vàng lục chứa vảy mica đôi khi xen cát kết felspat; đôi nơi còn gặp trong cát bột kết có xen thấu kính đá vôi hoặc sét vôi (đường Bắc Kạn đi chợ Đồn). Gần đới xâm nhập đá bị sừng hoá mạnh tạo đới sừng, cordierit, granat, andaluzit, silimanit. Bề dày chung từ 2000 – 2500m. b, Hệ tầng Mia lé (D1ml) Hệ tầng Mia Lé do J. Deprat xác lập năm 1915, mặt cắt chuẩn mô tả được quan sát ở khu vực Mia lé, tỉnh Hà Giang. Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng này phân bố dưới dạng dải dọc theo quốc lộ số 3 thuộc địa phận xã Xuất Hóa. Theo thành phần thạch học thì trong khu vực nghiên cứu chỉ lộ ra đá thuộc phân hệ tầng Mia lé dưới (D1ml1). Các đá của phân hệ tầng dưới được phân bố rộng hơn hệ tầng trên và chiếm hầu hết diện tích của hệ tầng. Thành phần thạch học từ dưới lên trên bao gồm: Đá phiến màu nêu xám, đá phiến màu xám đen, dày 150m. Cát bột kết màu xám, xen thấu kính đá vôi màu xám dày 250m. c, Hệ Đệ tứ không phân chia (Q) Trong khu vực nghiên cứu còn tồn tại các thành tạo bở rời thuộc hệ Đệ Tứ không phân chia nằm trong hầu hết các thung lũng, dọc theo lưu vực sông cầu và quốc lộ 3. Các thành tạo này một phần bị rửa trôi hoặc do các hoạt động kiến tạo đưa xuống làm nền móng cho các mặt bằng phục vụ cuộc sống con người. Các thành tạo muộn hơn phân bố ven các thung lũng và thường phát triển không liên tục. các thành tạo muộn hơn bao gồm phần thấp vẫn là các thành tạo eluvi bị laterit hóa, phủ trên nó là các trầm tích bở rời aluvi gồm sét pha cát lẫn nhiều cuội sỏi thạch anh; phần giữa là cát cuội sỏi thành phần phức tạp; phủ trên cùng là cát hạt mịn màu xám . 2.2.3. Khí hậu Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 - 220C, nhiệt độ cao tuyệt đối 420C và thấp tuyệt đối -0,90C (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Nhiệt độ tại một số khu vực của tỉnh Bắc Kạn Trạm To trung bình năm To trung bình tháng 1 To thấp tuyệt đối To cao tuyệt đối Biên độ chênh lệch tuyệt đối Thị xã Bắc Kạn 22,1 14,6 - 0,9 41,9 42,8 Chợ Đồn 20,9 13,6 -1,4 39,3 40,7 Ngân Sơn 21,1 13,5 -2,8 Ba Bể 23,2 16,1 Nguồn Địa lý Bắc Kạn (2000) Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.600 - 2.100 mm/năm phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa đạt khoảng 1300mm chiếm tới 85% - 90% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 ( Hình 2.1). Lượng mưa nhiều và xảy ra trên diện rộng là khởi nguồn chính cho các quá trình trượt lở của khu vực. Hình 2.1. Biểu đồ lượng mưa thị xã Bắc Kạn (Nguồn địa lý Bắc Kạn) Gió có 2 hướng chính là gió Đông Bắc (tháng 12 đến tháng 4 năm sau ); gió Đông Nam (tháng 5 đến tháng 11). Thị xã Bắc Kạn nằm sâu trong đất liền lại được các dãy núi che chắn, nên ít chịu ảnh hưởng của bão, thỉnh thoảng có gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp ít ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Thị xã Bắc Kạn cũng có những hạn chế nhất định về khí hậu, các tháng mùa hè mưa lớn, mưa tập trung dễ gây ra lũ ống, lũ quét, xói mòn đất đai, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh, gây hạn hán, đặc biệt ở vùng núi đá vôi. Cùng với sự đa dạng của địa hình đã hình thành những tiểu vùng sản xuất nông, lâm nghiệp với các sản phẩm đặc trưng riêng. Mùa đông lạnh tạo ra lợi thế phát triển các tập cây trồng ôn đới chất lượng cao như rau thực phẩm, cây ăn quả, cây đặc sản tạo sản phẩm hàng hóa. 2.2.3.Thủy văn Chế độ thủy văn của thị xã Bắc Kạn phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực của các sông chính trên địa bàn tỉnh. Sông Cầu chảy qua trên địa bàn thị xã dài 35 km, lưu lượng dòng chảy bình quân năm 25,3 m3/s, mùa lũ 150 m3/s, mùa khô 10-12 m3/s. Độ dốc dòng chảy trung bình 1,750. Tổng lượng nước 798 triệu m3 . Trong khu vực còn có nhiều con suối lớn nhỏ khác nhau cung cấp nước cho sông Cầu như suối Bảng Áng, Nà Pèn, Khuổi Cuồng, Khuổi Lung.... Đồng thời còn có nhiều con suối nhỏ chỉ hình thành và chảy vào mùa mưa. Chế độ thủy văn các sông suối được chia làm 2 mùa. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70 – 80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng dòng chảy của năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5-6m. Nhìn chung, thị xã Bắc Kạn có nhiều sông suối, với lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Do địa hình cao hơn các tỉnh xung quanh nên khả năng giữ nước hạn chế, không thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. 2.2.4. Tài nguyên đất Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của thị xã có 10.615 ha chiếm 2,8% diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh. Trong đó đất trồng cây lâu năm có 1.051 ha, cây hằng năm có 267 ha, đất rừng sản xuất có 9.236 ha, đất nôi trồng thủy sản 59 ha. Thu nhập chính của người dân thị xã tại những xã Dương Quang, Nông Thượng, Xuất Hóa và Huyền Tụng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp làm nguồn lợi chính. Do đó công tác mở rộng diện tích đất nông nghiệp đang được quan tâm trong khi xu hướng thay đổi mục đích sử dụng đất làm suy thoái đất nông nghiệp ngày một ra tăng. Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã đang được mở rộng. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cho thấy: tổng diện tích đất phi nông nghiệp của khu vực có 976 ha trong đó diện tích đất ở có 273 ha chiếm 28%, đất chuyên dùng có 565 ha chiếm 57,8%, đất sông suối và nước mặt chuyên dùng có 464 ha chiếm 47,5%. Với nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng thêm của các ngành kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc đầu tư, phát triển các khu dân cư: 54 ha đất nông nghiệp và 2 ha đất chưa sử dụng đã được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. 2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.3.1. Dân cư Thị xã có 8 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai và 4 xã là Dương Quang, Huyền Tụng, Nông Thượng và Xuất Hoá. Dân cư tại thị xã khoảng 33.543 người (2005). Tăng lên 37.180 (2009). Mật độ khoảng 281,7 người/km2. Cơ cấu lao động của tỉnh còn khá trẻ tỷ lệ lao động trong độ tuổi 16 - 35 chiếm khoảng 55%, nhóm lao động trong độ tuổi từ 24 - 35 chiếm trên 24%. Lực lượng lao động khá dồi dào tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh chỉ chiếm 17,66% tổng số lao động trong độ tuổi, thấp hơn mức bình quân của cả nước (22,8%) . Bảng 2.2. Dân số, mật độ dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2009 Tên đơn vị hành chính Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Diện tích Toàn tỉnh 294.660 61 4857,2 1. Thị xã Bắc Kạn 37.180 281,7 131,95 2. Huyện Pác Nặm 27.950 59 475,9 3. Huyện Chợ Đồn 48.122 52,7 912 4. Huyện Chợ Mới 36.747 60,6 606 5. Huyện Bạch Thông 30.216 55,4 545 6. Huyện Ba Bể 46.350 68,3 678 7. Huyện Ngân Sơn 27.680 41,6 644,4 8. Huyện Na Rì 37.472 43,3 864 Nguồn: Báo cáo “Kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010” 2.3.2.Nông nghiệp Trong 5, 6 năm gần đây nông nghiệp thị xã đã có những bước phát triển nhanh chóng, sản xuất nông, lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 có tốc độ tăng trưởng đạt 6,3%. Ảnh 2.2. Nông dân thị xã Bắc Kạn tích cực chuyển đổi Về trồng trọt, các loại cây trồng chính phát triển ổn định, năng suất và sản lượng cây trồng năm sau cao hơn năm trước, diện tích gieo trồng ngày càng được mở rộng. So với năm 2006, diện tích lúa năm 2010 là 720,7 ha, tăng 100 ha; diện tích trồng ngô 288,4 ha, tăng 39,6 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 là 4.387 tấn, tăng 986 tấn. Để nâng cao giá trị thu nhập, UBND thị xã đã xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ( Ảnh 2.2), nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; giao phòng chức năng phối hợp cùng các đoàn thể và UBND các xã, phường triển khai đến các thôn, tổ cho các hộ nông dân đăng ký thực hiện theo các công thức luân canh được khuyến cáo… Đến nay, nhận thức của nhân dân bước đầu đã có những chuyển biến trong sản xuất thâm canh tăng vụ; nâng cao hệ số sử dụng đất; các hộ dân được trang bị thêm kiến thức canh tác và nhiều hộ gia đình đã lựa chọn được công thức luân canh phù hợp, có hiệu quả. 2.3.3. Công nghiệp Tại thị xã Bắc Kạn có 6 cơ sở sản xuất và chế biến (Bảng 2.3), các cơ sở với việc đầu tư các trang thiết bị mới, mở rộng sản xuất đến nay đã đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn công nhân. Mặc dù thời điểm hiện tại, lạm phát đang tăng cao nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may vẫn ổn định và phát triển, doanh thu tăng nhanh từ 7,2 tỷ năm 2009 lên 14 tỷ năm 2010. Trong khi đó năm 2007 công ty nước giải khát Bắc Kạn xây dựng phân xưởng chế biến sản xuất các loại rau, củ, quả sạch công suất 10 – 15 tấn/ngày. Dự kiến xây dựng 3 phân xưởng sản xuất chính và đã xây dựng được 2 phân xưởng: Phân xưởng sản xuất bia và phân xưởng sản xuất rượu công suất: 3.000 lít/ngày. Ngoài các cơ sở sản xuất trên trên địa bàn còn có các cơ sở sản xuất và chế biến lâm sản vừa và nhỏ, các nhà máy sản xuất và lắp ráp lớn như nhà máy sản xuất, lắp ráp và đóng mới ô tô Tra-Las. Nhà máy ximăng Bắc Kạn, công ty khoáng sản Bắc Kạn. Đáng chú ý là xưởng sản xuất đá suối Viền. Tại mỏ đá suối Viền với diện tích 18ha, thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, công ty đã đầu tư một dây chuyền hiện đại từ khoan nổ đến chế biến đá thành phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng. Bảng 2.3. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn STT Tên cơ sở sản xuất công nghiệp Địa chỉ 1 Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn Tổ 1b, phường Đức Xuân, Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 2 Nhà máy xi măng Bắc Kạn Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn 3 Mỏ đá suối Viền Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn 4 Nhà máy Sản xuất,đóng mới ô tô TRA-LAS Thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn 5 Công ty Cổ phần May Chiến Thắng Tổ 8 phường Đức Xuân, thị Xã Bắc Kạn 6 Nhà máy Chế biến RQ – NGK Bắc Kạn Tổ 1A phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn Nguồn kinh tế Bắc Kạn 2005 - 2010 Trong thời gian tới nhiều công trình kinh tế lớn và kết cấu hạ tầng xẽ được xây dựng mới và nâng cấp mở rộng như làm đường Hồ Chí Minh, xây dựng các thủy điện, thủy lợi... nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ rất lớn và có mức tăng trưởng cao. Đó là cơ hội để Bắc Kạn phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn nguyên liệu sắn có, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh và cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận. 2.3.4. Lâm nghiệp Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh năm 2005 đạt 96.509 triệu đồng, trong đó: Trồng và nuôi rừng đạt 28.810 triệu đồng; khai thác gỗ, lâm sản 67.699 triệu đồng.. Mỗi năm rừng cung cấp 11.844 m3 gỗ, 15 nghìn tấn nguyên liệu giấy, 210 nghìn cây tre luồng và một số sản phẩm khác từ rừng như: măng, mộc nhĩ, nấm, nhựa thông, hạt dẻ, hoa hồi… Hàng năm, trồng rừng mới và chăm sóc rừng luôn được quan tâm. Năm 2010, thị xã trồng rừng mới được 477,15ha, độ che phủ rừng đạt 55,6%. Kết quả trên đã góp phần vào thành công của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước, nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sống, giảm thiểu tai biến (trong đó điển hình là trượt lở). 2.3.5. Giao thông vận tải Hệ thống giao thông của thị xã đang được mở rộng, trong đó: Quốc lộ: Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có 4 tuyến quốc lộ đi qua đó là quốc lộ 3 dài 125 km, đạt cấp IV miền núi; quốc lộ 3B dài 66,3 km, đạt cấp VI miền núi, mật độ đường quốc lộ mới đạt 5,6 km/100 km2. Tuy nhiên mặt đường hẹp, chất lượng đường xấu, chưa được nâng cấp thường xuyên nên giao thông vẫn còn nhiều khó khăn. Đường tỉnh: gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 256,27 km, hầu hết các tuyến đường tỉnh của thị xã Bắc Kạn đều đạt cấp VI miền núi, chất lượng đường ở mức trung bình, nhiều đoạn đường chất lượng còn xấu, gây khó khăn cho phương tiện cơ giới qua lại đặc biệt là vào mùa mưa. Đường huyện: có tổng chiều dài 598,8 km, các tuyến đường huyện của tỉnh hầu hết không đạt cấp hạng kỹ thuật nào, mặt đường thường rộng từ 3,5 - 6,5 m, mặt đường chủ yếu là đường cấp phối và đường đất. Đường giao thông xã và thôn tại khu vực đã nâng cấp được 100km, xây dựng mới 40km, các hệ thống cống, rãnh thoát nước cũng được củng cố đạt cấp phối. Theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh qua thị xã theo phương án 2 tuyến đi về, phía Tây đi theo hướng Sáu Hai- Nông Thượng- Thanh Mai- Dương Quang nhập vào quốc lộ 3 ở Km 125+900. Đoạn này dài 28km song song với quốc lộ 3 . Để bảo vệ môi trường nhân sinh đô thị, để tránh tập trung phương tiện đi vào trung tâm thị xã và đã được quy hoạch xây dựng các đường vành đai. Đường vành đai I: đi vòng phía Đông thị xã, mặt cắt đường vành đai I là 27m có vỉa hè, có giải phân cách. Đường vành đai II: đi vòng phía Tây thị xã Bắc Kạn, có mặt cắt 27m, riêng vào tỉnh ủy có mặt cắt 30m. Các đường nội thị có mặt cắt ngang 8,5m; lòng đường 5,5m; vỉa hè 2 bên x3m. Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông thị xã nhìn chung có nhiều tiến bộ như nâng cấp quốc lộ 3 thành đường cấp IV miền núi, nền 7,5m, mặt 6m. Xây dựng mới đoạn tránh thị xã 10km theo tiêu chuẩn đường đô thị, nền 27m, mặt rộng 14m, vỉa hè 6m, giải phân cách 1m ở giữa. Bên cạnh việc mở rộng đường giao thông (quốc lộ 3) hiện đại cũng đồng nghĩa với cường hóa tai biến trượt lở. Đoạn quốc lộ khoảng 30km chạy qua khu vực nghiên cứu với nhiều đoạn taluy đứng (xã Xuất Hóa, Nông Thượng, Huyền Tụng), gây nhiều hoang mang cho người dân mỗi khi mùa mưa tới. Chương 3. Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở. 3.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở 3.1.1. Đánh giá hiện trạng tai biến trượt lở Trượt lở là kiểu tai biến điển hình khu vực, nguyên nhân dẫn tới sự trượt lở phải kể tới. Sự tăng cao độ dốc hay phá hoại chân sườn dốc, mái dốc do cắt xén, khai đào hoặc sói lở, do quá trình thi công mái dốc giảm độ bề mặt của đất đá do tẩm ướt, trương nở, giảm độ chặt , phong hóa, phá hoại kết cấu tự nhiên cũng như liên quan với quá trình phát triển từ biến trong đất đá. Sự tác động của áp lực thủy tĩnh và thủy động lên đất đá trong đới hình thành sườn dốc. Các tác động bên ngoài như chất tải trên sườn dốc và khu kế cận sườn dốc, các dao động địa chấn và vi địa chấn. Ảnh 3.1. Nhà được xây sát chân mái dốc Ảnh 3.2. Người dân dọn đất chân mái dốc Hiện tượng trượt lở tại thị xã Bắc Kạn xảy ra khá phổ biến vào mưa, chủ yếu xảy ra tại các nơi có hoạt động mạnh của vỏ phong hóa, những khu vực có cấu trúc đất đá yếu, các khu vực khai đào mái dốc lấy diện tích đất làm nhà ở hay chuồng trại của người dân địa phương (Ảnh 3.1, 3.2), hoặc như những nơi khai phá tatuy mở rộng giao thông mà không có các biện pháp gia cố mái taluy. Các kết quả nghiên cứu về trượt lở trong những năm qua ở thị xã Bắc Kạn cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh đến trượt lở đóng vai trò rất quan trọng. Trượt lở chỉ phát sinh mạnh mẽ ở các tuyến đường giao thông và những khu vực khai đào mái dốc làm nhà ở. Thực tế là đường giao thông làm đến đâu thì phần đất đai hai bên đường lại được mở rộng làm quỹ đất xây dựng. Vấn đề ổn định của các taluy đường giao thông hay khu xây dựng nhà ở hầu như không được quan tâm. Do vậy, đã hình thành các tuyến đường có nguy cơ trượt lở rất cao dọc theo hầu hết các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và thậm chí một số đoạn đường nhánh, hình thành chủ yếu do dân tự khai đào. Một số vụ trượt lở điển hình xảy ra ở khu vực được ghi nhận như sau: năm 1992, trượt lở mạnh xảy ra trên quốc lộ 3 tại tọa độ 22o 03’06”vĩ độ Bắc và 105o 52’36” kinh độ Đông. Vụ trượt lở này đã gây ách tắc giao thông ở khu vực trong thời gian dài. Trong cơn bão số 2 năm 2001, mưa lớn làm nước lũ dâng cao đã gây ngập lụt ở nhiều nơi và gây trượt lở tại 11 điểm. Nhiều khối lượng trượt lên tới 16000m3 và đã gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 3 đoạn chợ Mới đi thị xã Bắc Kạn, và thị xã Bắc Kạn đi chợ Đồn. Ước tính thiệt hại về đường giao thông khoảng 2,68 tỉ đồng (Theo tin của VASC ngày 5/7/2001). Theo kết qủa khảo sát thực địa 2011, trượt lở ở khu vực nghiên cứu xảy ra khá phổ biến, phân bố thành nhiều tuyến, vùng và điểm khác nhau do sự khác biệt về cấu trúc địa chất, vỏ phong hóa, tính chất cơ lý của đất đá, đặc điểm địa hình và hoạt động nhân sinh. Cụ thể bằng khảo sát nhận định một số nơi đã xảy ra trượt lở: khu Khuổi Lang, Giao Lâm, đoạn km 139 Chiến Thắng Phủ Thông, đoạn Lủng Hoàn, đường Kon Tum (Ảnh 3.3) và dọc hành lang Đông Tây (Ảnh 3.4) của thị xã. Hiện trạng của các khối trượt mức trung bình tới cao, khoảng từ vài chục tới trăm m3 đất. Ảnh 3.3. Trượt lở tại tuyến đường Kon Tum Ảnh 3.4. Khối trượt trên hành lang phía Tây 3.1.2. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn Mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực nghiên cứu được đánh giá dựa vào các tiêu chí sau: hiện trạng tai biến trượt lở (cường độ, tần xuất, phạm vi ảnh hưởng); các yếu tố cường hóa trượt lở như: yếu tố tự nhiên (cấu trúc địa chất, độ che phủ thảm thực vật…); hoạt động nhân sinh (xây dựng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp…). Các tiêu chí đánh giá này được xác định trọng số và cho điểm trên từng ô vuông của sơ đồ hiện trạng tai biến trượt lở. Trọng số của các tiêu chí từng ô sẽ là khác nhau tùy thuộc vàophạm vi ảnh hưởng, tần suất, cường độ tai biến và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cường hóa tai biến. Tổng hợp dữ liệu theo đó các ô có nguy cơ trượt lở cao hơn sẽ được đánh trọng số cao hơn các ô có nguy cơ trượt lở thấp. Mức độ nguy hiểm bao gồm khu vực có nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao . Kết quả phân vùng mức độ nguy hiểm do trượt lở được thể hiện trên sơ đồ mức độ nguy hiểm (Hình 3.1) Vùng I: Vùng có mức độ nguy hiểm thấp chiếm diện tích không lớn bao gồm các khu vực trung tâm thị xã nơi có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, hoặc những nơi có đá gốc rắn trắc, bao gồm một phần khu vực phía Đông thị xã gồm các xóm Bản Vẹn, Tổng Nẻng, Bản Cạu xã Huyền Tụng, khu vực Phạc Trăng, Nà Pèn, Nà Pẻn xã Dương Quang, khu Nà Bản, Nà Thịnh xã Nông Thượng. Vùng II: Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình: phân bố một phần khu vực xã Xuất Hóa, một phần phía Đông xã Huyền Tụng, dọc quốc lộ 3 khu vực thôn Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, Khuổi Lang. Tổ 10, 11 phường Phùng Chí Kiên, tổ 12 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây cũng là khu vực tập trung nông nghiệp lớn của toàn thị xã. Vùng III: Vùng có mức độ nguy hiểm cao: đá gốc bị phong hóa mạnh chiếm diện tích các khu vực dọc quốc lộ 3 đoạn xã Huyền Tụng đi Cao Bằng, khu vực cầu Suối tụng, tổ 14 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Vành đai phía Đông tổ 9, 11B phường Đức Xuân, đoạn Nà Ôi xã Dương Quang, một phần phường sông Cầu, đoạn Nà Bản, bản Đồn xã Xuất Hóa. Vùng III chiếm diện tích trung bình trong tổng diện tích thị xã. Vùng IV: Vùng có mức độ nguy hiểm rất cao: bao gồm các khu vực dọc quốc lộ 3 đoạn Mai Hiên tới khu vực tổ 4 phường Phùng Chí Kiên, khu vực đường vành đai phía Tây thị xã khu trung tâm điều dưỡng, một phần thuộc phường Sông Cầu, xã Dương Quang, khu vực khai thác đá xã Xuất Hóa, đặc điểm khu vực này là nơi hoạt động nhân sinh mạnh, đất đá bị phong hóa mạnh, độ gắn kết yếu. 3.2. Đánh giá mật độ các đối tượng bị tổn thương 3.2.1. Nhận định các đối tượng bị tổn thương Các đối tượng bị tổn thương được nhận định là con người, các công trình nhân sinh (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, nhà cửa, trường học, bệnh viện, trụ sở, công trình văn hóa...) và tài nguyên đất (nông nghiệp và phi nông nghiệp...). 3.2.2. Phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương Dựa trên cơ sở phân tích chuyên gia cùng với việc điều tra khảo sát, phỏng vấn, các đối tượng bị tổn thương được đánh giá và cho trọng số theo mức độ quan trọng (phụ thuộc vào giá trị và chức năng). Sự chồng ghép các thông số này sẽ phản ánh mật độ đối tượng bị tổn thương cho khu vực đó. Kết quả nghiên cứu được phân ra làm 4 vùng với 4 mức độ từ thấp đến cao (Hình 3.2). Vùng I: Vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương thấp chiếm diện tích nhỏ tại khu vực dân cư thưa, những khu cực có đá rắn chắc phân bố ở khu vực hành lang phía Đông của thị xã khu vực Phường Đức Xuân, quốc lộ 3 đoạn suối Lũng Hoàn, cơ sở chế biến gỗ, khu vực Thác Riềng. Vùng II: Vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương trung bình phân bố khu Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, dọc phía Đông khu vực sông Cầu tại các thôn Tổng Nẻng, Khuối Hẻo, Khuổi Phái. Đặc điểm của khu vực này dân cư tập chung ít, địa hình gần sông suối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trồng lúa và tưới tiêu cây nông nghiệp. Vùng III: Vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương cao chiếm diện tích tương đối lớn khu vực nghiên cứu thuộc khu vực hành lang phía Tây thị xã bao gồm các xã Dương Quang, phường sông Cầu, trung tâm điều dưỡng, khu vực trường Cao Đẳng Sư Phạm. Dọc quốc lộ 3 đoạn từ mỏ đá suối Viền, Xí nghiệp chế biến sắn Thác Riềng tới tổ 10, tổ 12 phường Phùng Chí Kiên, đoạn Bản Cạu xã Huyền Tụng tới dọc quốc lộ 3 đường đi Cao Bằng. Đặc điểm của khu vực tập chung khá nhiều dân cư. Các khu vực mới mở rộng diện tích, khu vực đất, đá phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật lớn, tại đây thuận lợi cho việc trồng cây lâm nghiệp hằng năm và lâu năm, vì nằm xa trung tâm thị xã nên cũng thích hợp cho việc xây dựng các khu công nghiệp mở rộng, các khu tái định cư. Vùng IV: Vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương rất cao: chủ yếu tại khu vực tập chung đông dân cư, nhiều cơ sở hạ tầng, đường giao thông đó là khu trung tâm thị xã từ ngã 3 Phùng Chí Kiên với gianh giới là hai đường vành đai phía Đông và phía Tây của thị xã khu vực có các đơn vị hành chính tổ 2, 3, 4, phường Phùng Chí Kiên, tổ 6, 8, 7a, 7b phường Đức Xuân, cầu Bắc Kạn, tổ 1, 2, 5, 17 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là nơi tập trung kinh tế, văn hóa, chính trị của toàn thị xã rất thuận lợi cho việc giao thông buôn bán. 3.3. Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội 3.3.1. Nhận định và đánh giá khả năng ứng phó Khả năng ứng phó được hiểu như là những yếu tố phục hồi và chống chịu của đối tượng tổn thương trước tác động bên ngoài và tai biến. Trong nghiên cứu trượt lở tại khu vực thì các nhân tố đó gọi là các tiềm lực chống lại tai biến bao gồm tiềm lực ứng phó tự nhiên và tiềm lực ứng phó xã hội. Các đối tượng này cũng được cho điểm và xác định trọng số dựa vào giá trị và chức năng trong giảm thiểu mức độ thiệt hại do các yếu tố gây tổn thương. Tiềm lực ứng phó của tự nhiên: bao gồm các cấu trúc của đất đá, các yếu tố rừng tự nhiên, độ che phủ thảm thực vật. Trong đó cấu trúc địa chất có vai trò rất quan trọng quyết định phần lớn khả năng trượt lở khu vực. Các cấu tạo đá rắn trắc có khả năng ứng phó cao hơn đất đá có cấu tạo bở rời dễ bị thấm nước liên kết kém. Tiếp đó là lớp phủ thực vật đóng vai trò giữ đất, liên kết chúng lại với nhau bằng rễ cây. Tại những nơi có lớp phủ dày thì khả năng trượt lở sẽ thấp hơn những nơi có độ che phủ kém. Ảnh 3.5. Kè đá được xây dựng tại những khu đất mở Tiềm lực ứng phó xã hội: trong các yếu tố ứng phó cần phải kể tới các công trình xây dựng của người dân như kè đá, tường chắn, các công trình giao thông, thông tin liên lạc. Khi xảy ra trượt đất tường chắn có khả năng ngăn đất, làm giảm tốc độ khối trượt ảnh hưởng tới công trình khác của người dân. Kè đá là một biện pháp giữ khối đất đá không bị đổ lở khi taluy bị mất cân bằng trọng lực. Ngoài ra việc tăng cường tuyên truyền tác hại của trượt lở cũng giúp sự ứng phó của người dân được nâng cao,và chủ động, các cán bộ quản lý cũng có phương án dự phòng và ứng cứu vùng xảy ra tai biến, hỗ trợ, di rời người dân tới nơi an toàn. Ở khu vực nghiên cứu, công tác giáo dục đào tạo đang được đầu tư. Năm học 2005 - 2006, trên địa bàn tỉnh có 100 trường mẫu giáo, 218 trường phổ thông, trong đó tiểu học 111 trường, tiểu học và trung học cơ sở 18 trường, trung học cơ sở 76 trường, trung học cơ sở và phổ thông trung học 5 trường, phổ thông cơ sở 8 trường. Bảng 3.1. Thông tin về giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2005 - 2006 Số trường Lớp Học sinh Giáo viên Mẫu giáo 800 12510 877 Tiểu học 1542 27490 1750 Trung học cơ sở 798 25670 1476 Trung học phổ thông 302 14000 493 Nguồn: Kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) - UBND tỉnh Bắc Kạn Về đào tạo các trường chuyên nghiệp và dạy nghề từng bước được mở rộng cả về quy mô và loại hình đào tạo, trong năm học 2006 - 2007 trên địa bàn tỉnh có trên 1,20 ngàn học sinh học tại các trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng sư phạm tỉnh. Đây có thể coi là điều kiện quan trọng để đánh giá trình độ dân trí của người dân nơi đây. Đội ngũ cán bộ y tế nhìn chung được tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ; phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế bản, công tác y học dự phòng trong cộng đồng dân cư được chú trọng (Ảnh 3.7). Ảnh 3.6. Bưu điện Bắc Kạn Ảnh 3.7. Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn .Công tác phát thanh, truyền hình được củng cố và phát triển (Ảnh 3.6) cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể từ đài tỉnh đến huyện và các trung tâm cụm xã, các trạm phát sóng truyền hình, trạm truyền sóng phát thanh. Bưu điện tỉnh Bắc Kạn đã có mạng chuyển mạch trên 13 tổng đài điện tử kĩ thuật số, 02 tuyến dẫn bằng cáp quang, 100% các tuyến còn lại đều sử dụng thiết bị Viba. Mạng ngoại vi được phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại ngày càng tăng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhận định mưc phổ biến hệ thống thông tin liên lạc của khu vực. Cũng trong những năm gần đây kinh tế thị xã Bắc Kạn đã có từng bước phát triển tiến bộ đồng nghĩa với việc mở rộng diện tích, đầu tư cơ sở hạ tầng thị xã thì các công trình ứng phó tai biến cũng được đẩu tư nhiều hơn. 3.3.2. Phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội Việc phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được xây dựng dựa vào các tiêu chí ứng phó tự nhiên – xã hội nêu trên. Kết quả, khu vực nghiên cứu được phân vùng khả năng ứng phó theo mức độ tăng dần (Hình 3.3). Vùng I: Vùng có khả năng ứng phó thấp: bao gồm các khu vực như khu vực cầu Xuất Hóa, xưởng chế biến sắn, đoạn quốc lộ 3 từ Mai Hiên tới ngã 3 Phùng Chí Kiên. Đặc điểm của khu vực này là ít dân cư, mật độ che phủ thực vật thấp, quá trình phong hóa xảy ra mạnh. Vùng II: Vùng có khả năng ứng phó trung bình: khu mỏ đá suối Viền, xóm Đoàn Kết, Tân Cư, một phần xã Nông Thượng, các thôn phía Đông thị xã như Tổng Nẻng, bản Cạu, Khuổi Hẻo, khu vực phía Nam thị xã, Nà Chuông, Nà Vịt, một phần thôn Nà Pèn. Đặc điểm của khu vực là dân cư thưa, xa trung tâm, các công trình kiên cố như kè đá chưa được xây dựng mật độ rừng mức trung bình, trình độ dân trí thấp. Không có đủ khả năng ứng phó cũng như sự trợ giúp từ phía chính quyền. Vùng III: Vùng có khả năng ứng phó cao phân bố ở khu vực trung tâm thị xã, tổ 2, 3, 4, phường Phùng Chí Kiên, Tổ 7a Phường Đức Xuân, khu vực công ti ô tô, quốc lộ 3 đoạn xã Nông Thượng, và một phần đoạn đi Cao Bằng. Đặc điểm của những nơi này đó là khu vực tập chung dân cư từ mức trung bình tới rất cao. Cơ sở hạ tầng phát triển tuy nhiên chưa có kinh nghiệm và ít tiếp xúc với tai biến, khu vực có địa hình bằng phẳng hoặc có cấu tạo đá rắn chắc. Vùng IV: Vùng có khả năng ứng phó rất cao: đặc điểm của khu vực là nơi có cấu trúc đá rắn chắc như đoạn nhà máy Xi Măng Bắc Kạn, bản Bẹt, khu vực hành lang phía Đông từ cầu Bẩn tới công ty may Bắc Kạn, tổ 5, 7b, 8, 11c phường Đức Xuân, tổ 1, 2 phường Phùng Chí Kiên khu vực bệnh viện tỉnh và phía Tây thị xã khu trung tâm điều dưỡng, trường Cao Đẳng Sư Phạm, khu vực xã Dương Quang. Những nơi này là những khu được mở rộng diện tích, các công trình cơ sở gắn liền với các công trình tường, kè. Vì cũng gần trung tâm và cơ sở y tế nên việc phục hồi cũng nhanh hơn, các cơ sở hạ tầng đáp ứng khi có tai biến xảy ra. 3.4.Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở Mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường của khu vực được đánh giá dựa vào chỉ số mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở, các đối tượng bị tổn thương, và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội. Kết quả khu vực nghiên cứu được chia làm 4 vùng có mức độ tổn thương khác nhau. Vùng I: vùng có MĐTT thấp: chiếm phần nhỏ khu vực nghiên cứu một phần khu Phạc Trăng xã Dương Quang, khu Bản Vẹn xã Huyền Tụng, một phần xã Nông Thượng, đặc điểm của vùng 1 là nơi dân cư thưa, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn. Không bị ảnh hưởng mạnh bởi các hoạt động kinh tế. Khả năng ứng phó ở mức kém, địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng II: vùng có MĐTT trung bình: phân bố chủ yếu ở xã Huyền Tụng khu vực Bản Cạu, Tổng Nẻng, khu vực xã Dương Quang, một phần phường sông Cầu, một phần thuộc xã Nông Thượng, mỏ đá suối Viền, thuộc xã Xuất Hóa. Đặc điểm của vùng II là chịu ảnh hưởng của tai biến ở mức độ trung bình, dân cư thưa thớt, khả năng ứng phó thuộc cấp trung bình, các hoạt động nhân sinh không mạnh. Vùng III: vùng có MĐTT cao: chiếm diện tích lớn trong khu vực nghiên cứu, tiếp giáp với vùng có MĐTT trung bình đó là các khu Bản Đồn, xí nghiệp chế biến sắn thuộc xã Xuất Hóa, một phần thuộc xã Nông Thượng, phía Đông phường Sông Cầu, phường Phùng Chí Kiên, Phường Đức Xuân, đoạn quốc lộ 3 đường đi Cao Bằng, một phần xã Dương Quang. Đặc điểm của vùng III là nguy cơ xảy ra tai biến ở mức độ cao, chịu sức ép phát triển kinh tế tương đối lớn, khả năng ứng phó cao với hệ thống kè đá chắc trắn, người dân cũng đã có nhận thức về mức độ nguy hiểm của tai biến. Vùng IV: vùng có MĐTT rất cao: chiếm diện tích phần lớn trung tâm thị xã giới hạn bởi hai đường vành đai phía Đông và phía Tây thị xã bao gồm các đơn vị hành chính như tổ 2, 3, 4, 5 phường Phùng Chí Kiên, 11c, 7a, 7b, 6, 8 phường Đức Xuân, tổ 1, 2 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Với hệ thống giao thông tương đối tốt, dân cư tập trung đông, mức độ nguy hiểm do tai biến trượt đất ít, khả năng ứng phó ở mức trung bình. Công tác phòng tránh tai biến của các cơ sở hạ tầng vùng tốt. Tập chung nhiều công trình kiên cố, hoạt động nhân sinh diễn ra mạnh, là nơi có nguy cơ tai biến cao, đặc biệt là hệ thống đường vành đai Đông Tây. Vùng có MĐTT cao còn nhận định ở đoạn quốc lộ 3 đoạn Mai Hiên tới cầu Bẩn, tại đây mức độ nguy hiểm do tai biến trượt đất ở mức rất cao. Tuy nhiên khả năng ứng phó của khu vực lại ở mức thấp – trung bình. Chủ yếu dựa vào hệ sinh thái thảm thực vật. Kết quả đánh giá MĐTT do tai biến trượt lở tại thị xã Bắc Kạn cho thấy vùng có MĐTT cao thường là những khu vực được kết hợp mức độ nguy hiểm do tai biến cao đến rất cao với khả năng ứng phó ở mức trung bình – thấp. Những khu vực mà MĐTT thấp thường ít bị đe dọa bởi tai biến trượt lở, khả năng ứng phó cũng ở mức trung bình – thấp. Chương 4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở Thị xã Bắc Kạn là đô thị trẻ đang phát triển mạnh, tuy nhiên đang bị tổn thương cao do tai biến trượt lở. Do đó, các giải pháp phòng chống, giảm thiểu và ứng phó tai biến trượt lở trở nên cấp thiết hơn. Trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất như sau: 4.1. Biện pháp công trình 4.1.1. Giải pháp giảm lực gây trượt bằng cách điều chỉnh góc nghiêng của bờ Trong trường hợp bờ dốc đã bị trượt thường phải xử lý khối trượt bằng phương pháp hạ thấp góc dốc của bờ. Thực chất chất của phương pháp này là giảm tải trọng gây trượt. Góc nghiêng của bờ dốc sẽ được tính toán để sao cho trọng lượng bản thân của khối đá ở bờ tạo được thế cân bằng giữa lực gây trượt và lực chống trượt. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và đỡ tốn kém. Khu vực nghiên cứu có đoạn quốc lộ 3 huyết mạch chạy qua, nhiều đoạn đường có mái dốc cao và đứng như đoạn xã Nông Thượng hay khu vực Chiến Thắng Phủ Thông có nguy cơ trượt đất cao. Cần có biện pháp giảm tải và hạ thấp mái dốc bằng máy xúc, máy ủi (Ảnh 4.1). Ảnh 4.1. Mái taluy đứng trên đường Chiến Thắng Phủ Thông 4.1.2. Tăng sức chống trượt bằng giải pháp thoát nước, công trình kiên cố Hạn chế ảnh hưởng của nước mặt. Phương pháp này giảm được sự sói lở bờ dốc do dòng nước mặt gây nên, giảm sự hình thành các nêm nước trong đới đá nứt nẻ, giảm tác dụng bôi trơn đối với đất sét trong khe nứt và trên mặt lớp. Giải pháp này được áp dụng ở nhiều sườn dốc tự nhiên và nhân tạo: trồng rừng, trồng cỏ bảo vệ mái dốc khỏi sói mòn, làm các rãnh thoát nước, gom nước mặt về một hố và từ đây, nước được tự chảy hoặc bơm ra khỏi hố đào. Phương pháp này áp dụng cho các khu vực nhà dân nằm dưới chân đồi. Sức chống trượt của đá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độ ổn định của mái dốc. Để tăng khả năng chống trượt của đá có thể tăng hệ số ma sát hoặc lực liên kết: Khoan phụt vữa ximang vào các khe nứt để tăng lực liên kết và góc nội ma sát của khối đất đá. Neo ứng suất trước để tăng lực ma sát ở mặt trượt. Khi làm việc, sức căng của neo tạo ra ứng suất trong vùng khe nứt phát triển, một mặt làm đá bị nén lại, tăng hệ số ma sát. Xây dựng tường chống, tường chắn để tăng lực giữ cho khối đá: Bằng trọng lượng bản thân và hệ số ma sát nền. Dùng cọc để tăng lực liên kết của khối đá. Giải pháp này ứng dụng cho đường giao thông những nơi có vách đá là taluy. Bên cạnh đó, các tuyến đường được xây dựng cần có quy hoạch chi tiết và chú ý với việc bồi hoàn môi trường. Ví dụ như tuyến quốc lộ 3 và một số đoạn đường chạy trong thị xã sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng đã hình thành nhiều khối sạt lở trên sườn dốc, mương xói. Giải pháp khắc phục là có thể trồng cỏ vetiver hoặc trồng cây ở một số khu vực để trả lại cảnh quan môi trường. Hơn nữa, dọc các tuyến đường có rất nhiều khu dân cư được xây dựng gần chân mái dốc, bị tổn thương cao do trượt lở. Do dó, giải pháp được sử dụng phổ biến nhằm chống trượt lở là xây dựng kè chân mái dốc. Tuy nhiên, việc kè chân mái dốc trong điều kiện thực tế ở một số nơi như thị xã Bắc Kạn nhìn chung là ít phát huy tác dụng do trượt lở chủ yếu phát sinh trong tầng đất phong hóa ở trên đỉnh mái dốc (Ảnh 4.2). Để khắc phục thì cần chú ý các chi tiết sau: nhà không được xây dựng quá gần mái dốc; phần đất là sét đỏ nâu cần được san gạt xuống với góc dốc khoảng 30o ; Trường hợp nhà gần mái dốc hơn, nên xây tường chắn đất có thể sạt xuống, không nên xây kè ấp mái chân sườn dốc; có thể trồng cỏ ở phần đất sét đỏ nâu đã san gạt xuống góc dốc khoảng 30o. Ảnh 4.2. Tường chống trượt lở của người dân tại thị xã Bắc Kạn 4.2.Biện pháp phi công trình 4.2.1. Giải pháp quản lý Tăng cường hiệu lực của luật pháp và các chính sách như quản lý rừng , hoạt động khai thác rừng phải có giấy phép, quy định mức độ khai thác cho từng loại rừng. Đối với quỹ đất xây dựng cần quản lý chặt chẽ, hạn chế việc khai thác bừa bãi chiếm đất công làm nhà. Ban hành các chính sách khuyến khích mở rộng các mô hình KT – XH theo chiều hướng PTBV. Đối với đất làm các cơ sở kinh tế cần có chính sách phát triển từng vùng cho phù hợp, tại địa phương nguồn lợi thu nhập từ rừng chưa nhiều, nên khuyến khích người dân trồng rừng, hướng dẫn và cung cấp vốn cho hộ gia đình, tập thể trồng các cây rừng có giá trị và có ích cho việc giảm thiểu tai biến. Khung thời gian thu hoạch rừng cũng phải được phổ biến rõ ràng cho người dân địa phương để tránh việc người dân thu hoạch sớm dẫn tới không tận dụng được giá trị của cây, cần có công tác trồng rừng phục hồi ngay sau khi thu hoạch. Xử lý nghiêm khắc các cá nhân chặt phá rừng bừa bãi, xử phạt các hộ dân khai đào mở rộng diện tích đất ở trong vùng có nguy cơ trượt lở cao. Đối với khu vực ảnh hưởng lớn bởi trượt lở cần có chính sách ưu tiên ứng phó, hỗ trợ, di rời khi có tai biến xảy ra. Kêu gọi người dân chung tay khắc phục ảnh hưởng tai biến. Thực hiện các chương trình, dự án quản lý rủi ro trượt lở. Nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế thi công. Bờ dốc nhân tạo được hình thành do con người, thông qua sự khảo sát, thiết kế, và khai đào của con người. 4.2.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tai biến trượt lở, các phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng của tai biến bằng các biện pháp công trình. Đối với những sườn dốc cao, phức tạp hoặc có thế nằm của các yếu tố phức tạp cần phải dự báo mức độ ổn định của sườn dốc bằng các hệ thống quan trắc dịch động. Theo dõi lượng mưa khu vực để cảnh báo sớm cho người dân thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, qua đài phát thanh, tivi. Để đạt được mục tiêu phát triển cần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị sử dụng tài nguyên đất, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên cũng như văn hóa, lịch sử, giảm thiểu và ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ bên ngoài tới hệ sinh thái, sức khỏe con người và an toàn xã hội tạo tiềm lực phát triển bền vững khu vực. Các nhà quản lý và người dân cần tiếp cận các thông tin thường xuyên, các chính sách tuyên truyền phải dễ hiểu và trên tinh thần đoàn kết hợp tác khắc phục tai biến. Nhà trường và học sinh có các chương trình học và bảo về môi trường, tổ chức các buổi sinh hoạt, dã ngoại… tìm hiểu về giá trị các loại tài nguyên của khu vực. Xây dựng các phương án, tình huống ứng phó, sống chung với tai biến trong dân tránh tình trạng hoang mang khi có trượt lở xảy ra. 4.2.3. Giải pháp quy hoạch dựa trên kết quả mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường Việc nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương tai biến trượt lở tại thị xã Bắc Kạn nhằm giúp cho việc quy hoạch và sử dụng tài nguyên - môi trường một cách hợp lý. Vừa đáp ứng nhu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hướng tới công bằng, bình đẳng trong xã hội, vừa bảo vệ môi trường vừa hạn chế tai biến và bảo vệ tài nguyên, con người. Để đáp ứng mục tiêu này, đồng thời tăng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội và cũng là giảm tổn thất do tai biến, giảm mức độ tổn thương của tài nguyên - môi trường. Đó cũng chính là hướng tới sự phát triển bền vững. Quy hoạch và sử dụng hợp lý các tuyến đường giao thông, thi hành các chính sách khai thác mặt bằng xây dựng. Cần ban hành các chính sách khuyến khích mở rộng KT – XH theo chiều hướng PTBV bằng cách bổ sung thêm các chi phí xây dựng hoặc tu sửa. Đối với khu vực có mức độ tổn thương thấp: là nơi dân cư thưa, cơ sở hạ tầng thấp kém, công tác phòng chống ảnh hưởng của tai biến chưa có nên tuyên truyền tai biến đến tận nơi sinh sống của người dân, nâng cao dân trí hỗ trợ vật chất, ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Đối với khu vực có mức độ tổn thương trung bình: ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, với điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư ở mức trung bình. Nên xây dựng cơ sở khu công nghiệp xa trung tâm. Tăng cường khả năng ứng phó như trồng rừng, phát triển nông nghiệp, hỗ trợ vốn và chi phí đi đôi với chính sách quản lý giao khoán. Đối với khu vực có mức độ tổn thương cao: là những nơi dân cư hoạt động mạnh, phong hóa xảy ra nhanh. Ưu tiên các hình thức du lịch sinh thái, xây dựng các cơ sở hạ tầng áp dụng giải pháp giảm thiểu bằng các công trình kiên cố, tăng cường khả năng ứng phó như xây dựng các bệnh viện, trạm xá, thường xuyên tuyên truyền thông tin tai biến, quản lý việc khai thác TNĐC, trồng rừng và bảo vệ rừng, nâng cao ý thức người dân khu vực. Đối với khu vực có mức độ tổn thương rất cao: tại đây khả năng ứng phó cao, cần ra tăng những điểm trọng yếu nguy hiểm bằng các biện pháp công trình, hạn chế hoạt động khai thác taluy lấy đất của người dân, khuyến khích dân trồng rừng hạn chế trượt lở. Xây dựng các bệnh viện (Ảnh 4.3) trường học tăng khả năng ứng phó. Đồng thời, di dời hoàn toàn mặt bằng tránh nguy cơ trượt lở khi mùa mưa tới. Ảnh 4.3. Quả đồi đang được san lấp cho dự án xây dựng bệnh viện tại thị xã Bắc Kạn Việc mở rộng quỹ đất để phát triển tới hình thành thành phố Bắc Kạn trong thời gian tới là một xu thế tất yếu và là nguyện vọng của đông đảo người dân trong vùng. Tuy vậy thực tiễn hiện nay thì quỹ đất mới tạo ra không lớn, nguy cơ trượt lở luôn tiềm ẩn với mức độ nguy hiểm ngày càng ra tăng. Do đó đòi hỏi nhà quản lý, và quy hoạch cần có biện pháp cụ thể cho phát triển thị xã vào tương lai gần. KẾT LUẬN Tai biến trượt lở xảy ra tại thị xã Bắc Kạn với tần xuất và cường độ ra tăng trong mùa mưa đang là mối lo của người dân và nguyên nhân cường hóa tai biến thường liên quan tới hoạt động dân sinh đặc biệt là việc làm đường giao thông, xây dựng các điểm dân cư, kinh tế, gây ra hậu quả nặng nề, thiệt hại về người (bị thương, chết người.. ) và của (sập công trình nhân sinh, công cộng…) Đánh giá MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở dựa trên 3 hợp phần: mức độ nguy hiểm do trượt lở; mật độ các đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó của hệ thống TN - XH trước các yếu tố gây tổn thương. Đánh giá mức độ nguy hiểm do trượt lở dựa trên các tiêu chí: tần suất, cường độ, phạm vi ảnh hưởng và các yếu tố cường hóa tai biến. Khu vực nghiên cứu được chia ra làm 4 vùng có mức độ nguy hiểm khác nhau: Vùng có mức độ nguy hiểm thấp đến trung bình là nơi dân cư thưa, nằm xa trung tâm, trượt lở ít xảy ra, hoạt động phong hóa không mạnh thuộc các xóm Bản Vẹn, Tổng Nẻng, Bản Cạu xã Huyền Tụng, khu vực Phạc Trăng, Nà Pèn, Nà Pẻn ,phân bố một phần khu vực xã Xuất Hóa, một phần phía Đông xã Huyền Tụng, dọc quốc lộ 3 khu vực thôn Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, Khuổi Lang. Vùng có mức độ nguy hiểm cao đến rất cao bao gồm khu vực có hoạt động mạnh vỏ phong hóa, kinh tế phát triển, tác động nhân sinh tới TN – MT lớn như dọc tuyến hành lang Đông – Tây của thị xã, đoạn dọc quốc lộ 3 đoạn Mai Hiên tới khu vực tổ 4 phường Phùng Chí Kiên. Đánh giá mật độ đối tượng bị tổn thương được đánh giá qua sự phân bố, chức năng và vai trò của TN – MT: dân cư, cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, nhà ở,…); tài nguyên đất (nông nghiệp, lâm nghiệp…). Kết quả vùng nghiên cứu đã được chia làm 4 vùng có mức độ đối trượng khác nhau. Vùng có mật độ đối tượng thấp tới trung bình tập trung ở những nơi dân cư thưa, cơ sở hạ tầng thấp kém, chủ yếu là khu vực phát triển nông nghiệp khu Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, dọc phía Đông khu vực sông Cầu tại các thôn Tổng Nẻng, Khuối Hẻo, khu vực phía Đông phương Đức Xuân. Vùng có mật độ đối tượng tổn thương cao đến rất cao nhận định tại hành lang phía Tây thị xã bao gồm các xã Dương Quang, phường sông Cầu, trung tâm điều dưỡng, khu vực trường Cao Đẳng Sư Phạm tổ10,12 phường Phùng Chí Kiên, đoạn Bản Cạu xã Huyền Tụng tổ 2, 3, 4, phường Phùng Chí Kiên, tổ 6, 8, 7a, 7b phường Đức Xuân, cầu Bắc Kạn, tổ 1, 2, 5, 17 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là khu vực tập chung đông dân cư , cơ sở hạ tầng quan trọng. Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống TN – XH phân ra làm 4 vùng dựa vào tiềm lực ứng phó tự nhiên (cấu trúc của đất đá, độ che phủ thảm thực vật…), tiềm lực ứng phó xã hội (kè chống trượt lở, trình độ dân trí, hệ thống y tế, chính sách quản lý,…). Trên cơ sở đó, vùng nghiên cứu được phần thành 4 vùng có khả năng ứng phó từ thấp đến cao: Vùng có khả năng ứng phó từ thấp đến trung bình chiếm diện tích không lớn gồm khu vực khu Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, hành lang phía Đông của thị xã, quốc lộ 3 đoạn suối Lũng Hoàn,hai khu vực này dân cư tập chung ít. Vùng có khả năng ứng phó cao đến rất cao nằm trong khu vực trung tâm thị xã phường Đức Xuân, Phường Phùng Chí Kiên, khu vực bệnh viện tỉnh và phía Tây thị xã khu trung tâm điều dưỡng, trường Cao Đẳng Sư Phạm, khu vực xã Dương Quang. Với cơ sở hạ tầng đầy đủ, khi tai biến xảy ra sẽ kịp thời ứng phó. MĐTT của TN – MT do tai biến trượt lở khu vực nghiên cứu dựa vào sự chồng chập các chỉ số mức độ nguy hiểm do trượt lở, mật độ đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó hệ thống TN – XH đã phân làm 4 vùng với MĐTT khác nhau. Trong đó :vùng có MĐTT từ thấp tới trung bình phân bố ở những nơi xa trung tâm, khả năng ứng phó thấp tới trung bình gồm xóm Phạc Trăng xã Dương Quang, khu Bản Vẹn xã Huyền Tụng, một phần xã Nông Thượng, ảnh hưởng của tai biến trượt lở tới vùng này cũng ở mức trung bình. Vùng có MĐTT từ cao đến rất cao nhận định tại xã Xuất Hóa, một phần thuộc xã Nông Thượng, phía Đông phường Sông Cầu, phường Phùng Chí Kiên, Phường Đức Xuân, đoạn quốc lộ 3 đường đi Cao Bằng, một phần xã Dương Quang tổ 2, 3, 4, 5 phường Phùng Chí Kiên, 11c, 7a, 7b, 6, 8 phường Đức Xuân, tổ 1, 2 phường Nguyễn Thị Minh Khai, quốc lộ 3 đoạn Mai Hiên tới cầu Bẩn. Tại đây xảy ra hoạt động nhân sinh mạnh, mức độ nguy hiểm tai biến từ cao tới rất cao, khả năng ứng phó xã hội ở mức cao. Một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở định hướng phát triển bền vững được đề xuất gồm: giải pháp công trình (gia cố, giải pháp thoát nước, công trình kiên cố, trồng cỏ..) và phi công trình (quản lý, tuyên truyền, quy hoạch..) TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Mai Trọng Nhuận và nnk, 2001. Bản đồ địa chất môi trường biển nông ven bờ 0-30m nước Việt Nam. Mai Trọng Nhuận, 2004. Thành lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến (0-30m nước) vùng biển Phan Thiết – Hồ Tràm. Mai Trọng Nhuận, 2004. Nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững. Nguyễn Thị Hồng Huế, 2007. Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên địa chất cho phát triển bền vững vịnh Gành Rái, Bà Rịa – Vũng Tàu. luận văn Thạc Sĩ. Lê Thị Thu Hiền, 2006. Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý môi trường Hải Phòng và phụ cận. Luận án tiến sĩ địa lý. Mai Trọng Nhuận (Chủ biên), 2005. Thành lập bản đồ hiện trạng địa chất môi trường vùng biển Hồ Tràm - Vũng Tàu từ (0-30 m nước). Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Biển. Hà Nội. Đỗ Minh Đức, 2010. Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở phục phụ quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở lưu vực sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo tổng kết đề tài. Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hồng Sơn, 2007. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân sinh tới khu vực trượt lở đất tại thị xã Bắc Kạn. Báo cáo tổng kết đề tài. Lê Thanh Mẽ, Đỗ Đình Toát, 2002. Mối liên hệ giữa cấu trúc địa chất và hiện tượng trượt lở hai bờ sông Cầu khu vực tỉnh Bắc Kạn. Tuyển tập hội nghị khoa học lần 15 Đại học Mỏ Địa Chất. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn ( chủ trì) ,2007. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010. Hội địa chất và công trình môi trường Việt Nam, 2010. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học trong việc phòng chống tai biến. Đỗ Minh Đức, 2006. Phân tích ảnh hưởng của mưa đến độ ổn định mái dốc đất tàn tích (lấy ví dụ tuyến đường thị xã Bắc Kạn – Chợ Đồn). Tạp chí Khoa học – Kỹ thuật Mỏ - Địa Chất. Nguyễn Văn Bình, Tô Xuân Bản, Phạm Trường Sinh, Phan Thị Phong, 2006. Đặc điểm phong hóa và dự báo tai biến trượt lở liên quan tới vùng quy hoạch thị xã Bắc Kạn. Tuyển tập báo cáo Hội Nghị Khoa Học lần thứ 17 , Đại Học Mỏ Địa Chất, Hà Nội. Các trang web liên kết. Bản đồ địa chất tỉnh Bắc K ạn (tờ F – 48 – XVI) tỷ lệ 1: 200.000 do Nguyễn Kinh Quốc & nnk thành lập. Tài liệu tiếng Anh SOPAC, 2004. Environmental Vulnerability Index. Cutter S.L., 1996. Vulnerability to environmental hazards. Progress in human geography, 20 : 529-539. EVI: Description of Indicators .20 December 2004 Cutter, S. L., B. Boruff, and W. L. Shirley. 2001. Indicators of Social Vulnerability to Hazards. Unpublished paper. Columbia, S.C. Cutter, SL.et al. 2000, Revealing the Vulnerability of People and Places: A case study of Georgetown County, South Carolina. Annals of the Association of American Geographers, 90(4),pp. 713-737 Gabor, 1979, The assessment of community vulnerability to acute hazardous materials incidents.Published paper for emergeney planning reseach conference Ontario, Canada. IPCC fourth report 2007. Climate change 2007 Impacts, Adaptation and Vulnerability. Marco Uzielli, Ph.D.International Centre for Geohazards / NGI, 2008. Vulnerability: introductory insights. Marco Uzielli, Ph.D.International Centre for Geohazards / NGI, 2008. Quantitative estimation of vulnerability to landslides: the VIS framework

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá mức độ tổn thương tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn.doc
Luận văn liên quan