Đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Khi gặp một công trình , một phần năng lượng sóng sẽ bị tiêu tán, một phần sẽ bị phản xạ trở lại, và một phần sẽ được truyền ra phía sau kết cấu. Sóng truyền ra phía sau công trình có thể gồm sẽ gồm 2 bộ phận là sóng tràn qua công trình và sóng xuyên qua công trình, đồng thời hay không đồng thời phụ thuộc vào kích thước và hình thức kết cấu công trình. Khi công trình có đỉnh ngập trong nước thì sóng sẽ dễ dàng vượt qua đỉnh công trình. Khi công trình có đỉnh nằm nhô trên mực nước tĩnh nhưng hơi thấp thì sóng sẽ tạo ra dòng tràn qua đỉnh công trình và tái tạo sóng ở phía sau công trình. Khi công trình có độ rỗng nhất định thì sóng sẽ đi xuyên qua công trình. Sóng truyền qua sau công trình cho chiều cao bé hơn chiều cao sóng tới. Trong thiết kế công trình đê bảo vệ, việc một ít sóng truyền qua công trình bảo vệ là cho phép.

doc101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3179 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu nhập. Thu nhập là một biến quan trọng trong mô hình, một số người dân trả lời rằng nếu công việc đánh bắt của họ suông sẽ họ sẽ họ sẽ sẳn lòng trả ở bất kỳ mức nào. Bảng 4.10. Thống Kê Thu Nhập Trung Bình Trong Tháng Của Người Được Phỏng Vấn Thu nhập Số người Tỷ lệ 0-2 triệu 1 1.11 2-4 triệu 3 3.33 4-6 triệu 16 17.78 6-8 triệu 20 22.22 8-10 triệu 14 15.56 10-12 triệu 14 15.56 12-14 triệu 12 13.33 14-16 triệu 3 3.33 16-18 triệu 2 2.22 18-20 triệu 1 1.11 >20 triệu 4 4.44 Tổng 90 100.00 (Nguồn : Tổng hợp và tính toán) Độ tuổi Còn riêng đối với biến tuổi, dấu được kỳ vọng là dấu âm, càng lớn tuổi, tâm lý của người dân sẽ không quan tâm đến tương lai và thu nhập bị ràng buộc. Bảng 4.11. Thống Kê Độ Tuổi Của Người Được Phỏng Vấn Độ tuổi Số người Tỷ lệ 20-30 22 24.44 30-40 29 32.22 40-50 23 25.56 50-60 8 8.89 60-70 8 8.89 Tổng 90 100.00 (Nguồn : Tổng hợp và tính toán) 4.4. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình 4.4.1. Hồi quy mô hình logit Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong một vài trường hợp, biến phụ thuộc chỉ có thể nhận giá trị 0 hoặc 1 ví dụ như xác suất đồng ý /không đồng ý; có /không….Các phương pháp phân tích như mô hình hồi quy tuyến tính không thể áp dụng được , bởi vì biến phụ thuộc không phải là biến liên tục, mà là biến nhị phân. Để đảm bảo không xảy ra những trường hợp như vậy, người ta thường áp dụng dạng hàm logit. Phương pháp CVM được áp dụng trong đề tài với cách hỏi single bounded dichotomous, là cách hỏi “chấp nhận” hay “ không chấp nhận” với mức giá đề xuất vì vậy mô hình logit là mô hình phù hợp nhất, được ứng dụng để phân tích trong đề tài. Xác suất chấp nhận mức đóng góp để giảm thiểu các hậu quả của biển xâm thực được giả định là một hàm của các biến MGIA (mức đóng góp đề xuất), HBIET (hiểu biết), TNHAP (thu nhập trung bình của các hộ được phỏng vấn), TUOI (tuổi), HVAN (học vấn). Kết quả mô hình ước lượng được thể hiện trong bảng 4.12. Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Các biến Hệ số Thống kê z P-value HBIET 1.108608 1.979495 0.0478 MGIA -0.001173 -3.799578 0.0001 TNHAP 0.435114 3.01512 0.0026 TUOI -0.0427 -2.196601 0.028 HVAN 0.248796 2.003997 0.0451 C -0.707995 -0.647131 0.5175 Log likelihood = -29.50412 Probability(LR stat) = 2.94E-11 McFadden R-squared = 0.496290 Estimated Equation Trả lời “không” Trả lời “có” Tổng Xác suất trả lời có <=C 22 8 30 Xác suất trả lời không >C 10 50 60 Tổng số trường hợp dự đoán 32 58 90 Số trường hợp dự đoán chính xác 22 50 72 Tỷ lệ % dự đoán chính xác 68.75 86.21 80 Tỷ lệ % dự đoán không chính xác 31.25 13.79 20 Nguồn: Kết xuất Eview. Kết quả tại bảng 4.12 cho thấy các giá trị P-value tương ứng với các hệ số trong mô hình nhỏ hơn mức ý nghĩa = 5%. Như vậy, nhìn chung các hệ số đều có ý nghĩa về mặt thống kê, tức là các biến giải thích trong mô hình thực sự có ảnh hưởng đến xác suất chấp nhận hay không chấp nhận mức giá đề xuất. Dựa vào kết xuất từ Eview ,ta thấy giá trị P-value của LR rất nhỏ 2.94E-11 điều này cho thấy mô hình có ý nghĩa tổng thể về mặt thống kê. Với = 0.4963 cho thấy trong phương trình hồi quy các biến độc lập giải thích được 49.63% sự thay đổi của biến phụ thuộc (mức WTP). Với 58 người chấp nhận trả thì số người được dự đoán thực sự trả là 50 người (chiếm 86.21%), với 32 người không chấp nhận thì dự đoán trong thực tế có 22 thực sự không chấp nhận trả (68.75 %). Mức độ phù hợp của mô hình là 80%, chúng tỏ mô hình dự đoán đúng với thực tế. Qua việc kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy logit, có thể khẳng định mô hình hồi quy đã xây dựng thật sự có ý nghĩa và thỏa mãn các giả thiết của phương pháp logit. 4.4.2. Phân tích mô hình Để thấy được sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy logit, ta tiến hành tính hệ số tác động biên của từng yếu tố được trình bày trong bảng 4.13. Mức xác suất trung bình mức giá đưa ra của người tiêu dùng được tính từ phương trình: Bảng 4.13. Kết Quả Tính Tác Động Biên Và Phần Trăm Sự Thay Đổi Quyết Định Của Người Dân Biến phụ thuộc Hệ số βi Hệ số tác động biên Xác suất được ước tính khi biến độc lập tăng thêm 1 đơn vị so với mức xác suất trung bình là 69,40% trong điều kiện các biến khác không đổi HBIET 1.10861 3.0301 72,69 MGIA -0.00117 0.9988 59,83 TNHAP 0.43511 1.5451 76.95 TUOI -0.04270 0.9582 66,48 HVAN 0.24880 1.2825 72,80 Nguồn: Tổng hợp và tính toán HBIET (hiểu biết) là biến có hệ số góc = 1.108 . Dấu của hệ số phù hợp với sự kỳ vọng cho thấy rằng đối với những người dân biết đến hiện tượng biển xâm thực thì họ sẵn lòng trả nhiều hơn để bảo vệ bãi biển so với những người không nhận thức được đang có hiện tượng biển xâm thực đang xãy ra nơi họ sinh sống. Điều này phù hợp với dấu của hệ số, khi người dân có hiểu biết về hiện tượng biển xâm thực thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá đề ra tăng từ 69,40% lên 72,69% Đối với biến mức giá đề xuất (MGIA) ta kỳ vọng rằng giá càng cao thì người dân càng sẵn lòng trả thấp hơn. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bởi thu nhập của người dân nơi đây còn hạn chế, đời sống còn rất khó khăn nên khả năng chi trả có hạn. Điều này phù hợp với dấu của hệ số = -0.001173 trong mô hình. Nhưng hệ số này có ảnh hưởng đáng kể, giải thích rằng khi mức giá đề xuất tăng lên 1 đơn vị thì mức xác suất trung bình để người dân sãn lòng trả ở mức giá đó giảm từ 69,40% xuống 59,83% Với biến thu nhập (TN) ta kỳ vọng thu nhập càng tăng thì mức sẵn lòng trả sẽ cao hơn, điều này phù hợp với tâm lý của người được phỏng vấn. Dấu của hệ số = 0.435114 là phù hợp với kỳ vọng. Vì vậy khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá đề ra chỉ tăng từ 69,40% lên 76,95%. Với biến tuổi (TUOI) ta kỳ vọng rằng khi tuổi của người được phỏng vấn càng cao thì mức sẵn lòng trả sẽ thấp, với dấu được kỳ vọng là dấu âm. Vì khi người được hỏi càng lớn tuổi họ sẽ ít lo cho tương lai và thu nhập của họ bị ràng buộc, mô hình đúng với dấu kỳ vọng, với = -0.0427, giải thích rằng, khi tuổi người được phỏng vấn tăng lên 1 thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá giảm còn 66,48% Đối với biến trình độ học vấn (HVAN) ta có = 0.248796, phù hợp với dấu kỳ vọng, khi học vấn của người được phỏng vấn càng cao thì mức sẵn lòng trả càng cao, học vấn nói lên mức độ hiểu biết đến các tác động của biển xâm thực, họ hiểu rõ được các hậu quả của biển xâm thực thì khả năng trả sẽ cao hơn. Điều này cho thấy rằng khi trình độ học vấn của người được phỏng vấn tăng lên 1 thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá tăng từ 69,40% lên 72,80% 4.4.3. Xác định giá sẵn lòng trả trung bình của người dân xã Phước Thuận Qua quá trình khảo sát cho thấy bãi biển xã Phước Thuận là một vùng rất xa trung tâm,lượng khách du lịch hàng năm không đông nên ít được sự quan tâm cũng như đầu tư trong nghiên cứu và bảo vệ. Tuy nhiên, nó lại có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân vùng này vì các ngư dân sống tại đây có nguồn thu nhập chủ yếu từ biển. Chính vì vậy, đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm định giá ra giá trị của bãi biển về mặt kinh tế. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước ước lượng sơ khảo đầu tiên để mở đầu cho các nghiên cứu tiếp theo. Để định giá bước đầu ta tính mức sẵn lòng trả trung bình để thấy được giá trị thặng dư của một xã hội mà trung bình mỗi cá nhân đem lại. Từ phương trình ước lượng hồi quy, ta có công thức tính mức WTP trung bình của mô hình cụ thể như sau : WTP trung bình = Với các biến MGIA, TNHAP, HBIET, HVAN, TUOI được cố định và lấy bằng các giá trị trung bình được mô tả trong bảng 4.14, các hệ số tương ứng trong mô hình hồi quy. Ta tính mức WTP trung bình theo hệ số của biến giá đề xuất mức sẵn lòng trả. Bảng 4.14. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Tên Biến Mean Giá trị giữa Lớn Nhất Nhỏ nhất WTP 0.644444 1 1 0 MGIA 641.6667 350 2000 50 TNHAP 5.111111 5 16 1 HBIET 0.855556 1 1 0 HVAN 3.333333 3 8 1 TUOI 40.33333 38.5 70 20 (Nguồn: Tính toán từ excel) Thay các số vào phương trình ta có mức WTP trung bình theo mô hình logit như sau: WTP trung bình = ) . = 1.500.000 đồng/ hộ gia đình Vậy mức WTP trung bình là 1.500.000 đồng /hộ gia đình Tổng số hộ dân trong trong xã Phước Thuận là 3191 hộ. Như vậy giá trị mà bãi biển mang lại cho xã Phước Thuận là 4,787 tỷ đồng (bốn tỷ bảy trăm tám mươi bảy triệu đồng), số tiền thu được từ người dân đạt 40% chi phí xây dựng bờ kè mềm, biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực. Trong tương lai khi đời sống người dân được cải thiện cùng với nhận thức về tầm quan trọng của bãi biển được nâng cao, giá trị của bãi biển xã Phước Thuận đối với người dân sẽ còn cao hơn nữa. 4.5. Một số kiện nghị giúp giảm nhẹ tổn thương do biển xâm thực Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển: Việc xây dựng và ban hành các bộ Luật, văn bản qui phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều quốc gia có biển. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển: Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai; việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cũng tích cực được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển…cũng được ưu tiên chú trọng ở nhiều nước. Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM): Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Luật Quản lý đới bờ ra đời đã giúp thúc đẩy, tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan trong việc đưa ra các chương trình liên quan đến vùng ven biển và cân bằng giữa các nhóm cạnh tranh về lợi ích ở vùng ven biển. Tại Nhật Bản, quản lý tổng hợp đới bờ cũng được áp dụng rộng rãi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh thái vùng bờ thông qua công tác bảo tồn và bảo vệ, khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên biển và ven bờ đặc biệt liên quan đến các họat động đánh bắt, khai thác nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển chủ yếu, ngăn chặn những thiệt hại lớn về vật chất do triều cường, sóng to, gió lớn, lũ lụt, động đất, sóng thần và xói lở bờ biển. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao như: Chương trình quản lý tài nguyên biển châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê, Chương trình quản lý đới bờ các vùng Victoria (Úc), Cape Town (Nam Phi), Batangas và Bataan (Philippines), Bali (Indonesia)... Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ: Quản lý biển trên cơ sở quy họach, phân vùng không gian biển và đới bờ hiện là xu thế quản lý biển hiện đại được triển khai ở nhiều quốc gia. Tại Mĩ, việc xây dựng qui họach, phân vùng không gian biển và đới bờ chính là một trong những ưu tiên cần triển khai trong chính sách biển dưới thời Tổng thống Obama, Nhóm đặc nhiệm về Chính sách biển của Tồng thống đã đề xuất một khung qui họach, phân vùng không gian biển và đới bờ quốc gia nhằm tạo ra một cách tiếp cận mới, tổng hợp, toàn diện, theo khu vực nhằm để: - Hỗ trợ sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả biển, đại dương và các hồ lớn. - Bảo vệ, duy trì và khôi phục biển, đới bờ đảm bảo các hệ sinh thái có khả năng phục hồi cao, và cung cấp bền vững các dịch vụ hệ sinh thái. - Đảm bảo, duy trì khả năng tiếp cận biển, đới bờ của công chúng. - Thúc đẩy sự hỗ trợ trong sử dụng, giảm thiểu xung đột và tác động môi trường. - Tăng cường tính nhất quán, thống nhất trong quá trình ra quyết định, giảm thiểu các xung đột lợi ích, giảm chi phí, sự trì hoãn kéo dài, nâng cao hiệu quả qui hoạch... - Nâng cao tính chắc chắn và khả năng dự báo trong qui họach để đầu tư khai thác, sử dụng biển, đới bờ. - Tăng cường sự phối hợp, liên lạc liên bộ, ngành, các bên liên quan trong nước và quốc tế trong quá trình lập qui hoạch, xây dựng kế hoạch. Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển: Thực tế cho thấy lâu nay đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển. Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, việc chú trọng tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên đồng thời chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển cũng được các quốc gia hết sức quan tâm. Đến nay, tại nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia với số lượng ngư dân đông đảo như Trung Quốc, Indonesia,… đã có nhiều họat động, chương trình đa dạng sinh kế bền vững cho cư dân ven biển được triển khai như đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, xây dựng chương trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho cộng đồng dân cư… và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, ví dụ như tại Trung Quốc, số liệu thống kê cho thấy khuynh hướng giảm mạnh số ngư dân tham gia đánh bắt cá (giảm 13% từ năm 2001-2004) trong khi đó số lượng ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp qua lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng cao trong những năm gần đây. Tại Phillipine, việc thành lập các khu bảo tồn ở quần đảo Apo đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch cho cư dân ven biển, theo ước tính hơn một nửa số hộ gia đình của Apo tham gia vào công việc du lịch hoặc ở California, một số ngư dân đã tham gia công việc hỗ trợ giám sát và nghiên cứu các khu bảo tồn… Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển: Kể từ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH ra đời đến nay, nhiều quốc gia đã chú trọng, chủ động lồng ghép vấn đề BĐKH vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của mình. Tại Bangladesh, Chương trình hành động thích ứng với Chương trình hành động Quốc gia về thích ứng với BĐKH đã được xây dựng để lồng ghép biện pháp thích ứng BĐKH cụ thể vào trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như quản lý đới bờ, quản lý tài nguyên nước, chương trình phòng tránh thảm họa thiên tai. Ở nhiều quốc gia khác, Chương trình hành động Quốc gia về thích ứng với BĐKH (NAPA) cũng đã được xây dựng và triển khai tạo cơ sở thúc đẩy lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển để đẩy mạnh công tác ứng phó với BĐKH và quản lý tài nguyên môi trường biển hiệu quả hơn như: Butan, Congo, Tuvalu, Tanzania, Zambia… Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH: Bên cạnh xây dựng các công trình kĩ thuật, cơ sở hạ tầng như xây tường bảo vệ bờ biển, đê, kè sông, kè biển, xây dựng kênh mương để kiểm soát lũ lụt…để phòng tránh, giảm thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra, các giải pháp sinh học, phi công trình như tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên ven biển nhằm tạo vùng đệm vững chắc, giúp giảm nhẹ thiệt hại, nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển cũng được chú trọng triển khai, áp dụng tại nhiều quốc gia và được đánh giá như là một phương thức giảm nhẹ thiệt hại, ứng phó với BĐKH hiệu quả trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp. Tại Indonesia, Srilanka, Ấn độ, Thái Lan và Malaysia, chương trình “Đới bờ xanh (Green Coast)” nhằm khôi phục nơi cư trú tự nhiên ven biển thông qua các hoạt động trồng đước, và các cây trồng ven biển đã được triển khai và thu được nhiều kết quả tích cực giúp bảo vệ cộng đồng dân cư trước tác động của biến đổi khí hậu bao gồm bão, lũ, lụt, xâm nhập mặn và xói mòn... hoặc tại Trinidad và Tobago, sau khi triển khai dự án trồng rừng, khôi phục đất ngập nước với sự hỗ trợ của WorldBank, hàng ngàn hecta diện tích đất ngập nước đã được trồng và khôi phục, dự án đã tạo ra một cơ hội quan trọng kết hợp giữa mục tiêu giảm thiểu khí nhà kính với nhu cầu thích ứng với BĐKH, đồng thời việc khôi phục đất ngập nước cũng tạo ra một vùng đệm, lá chắn tự nhiên quan trọng trước tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng... Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển: Giáo dục, đào tạo về biển có mục tiêu chính nhằm tăng cường hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ cộng sinh giữa biển và con người. Bên cạnh đó, giáo dục, đào tạo về biển còn có mục tiêu xây dựng một đội ngũ, một nguồn nhân lực có kiến thức, kĩ năng, khả năng tư duy để quản lý, sử dụng bền vững, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển góp phần vào sự phát triển bền vững, hòa bình và thịnh vượng chung trên toàn thế giới. Giáo dục, đào tạo về biển cũng chính là việc thúc đẩy việc học tập làm quen với biển, hiểu biển, bảo vệ biển và sử dụng bền vững biển. Với vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo về biển trong việc xây dựng nguồn nhân lực biển nhằm phát triển bền vững biển, cho tới nay, chính sách thúc đẩy giáo dục, đào tạo về biển luôn là một trong những vấn đề trọng tâm được nêu trong các chính sách, chiến lược về biển tại nhiều quốc gia có biển trên thế giới. Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Để cộng đồng hiểu rõ và quan tâm hơn đến biển, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách, pháp luật liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển được các nước quan tâm, chú ý đẩy mạnh. Tại Nhật Bản, nhằm tăng mối quan tâm và sự hiểu biết sâu rộng hơn về biển trong toàn dân, chính phủ Nhật đã tích cực phổ biến tuyên truyền, thúc đẩy giáo dục xã hội và học đường về biển, tuyên truyền phổ biến rộng rãi thông tin liên quan về Luật Biển, chú trọng phổ cập hóa thông qua các hoạt động vui chơi giải trí biển. Tại Mĩ, trong chính sách biển quốc gia cũng đã xác định xác định giáo dục, đào tạo để nâng cao hiểu biết, cải thiện tình trạng thiếu hiểu biết về khoa học và môi trường thông qua con đường giáo dục chính qui và phi chính qui, cần được tăng cường với các dự án có mục tiêu, liên tục đánh giá và cải tiến chính là nền tảng quan trọng của quốc gia biển trong tương lai… CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một vấn đề nan giải với hầu hết các quốc gia trên thế giới, hậu quả của BĐKH là vô cùng to lớn, gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, tại một nước như Việt Nam có đến 3620km đường bờ biển, mực nước biển dâng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng biển xâm thực ngày một mạnh như hiện nay, tiêu biểu là tại bờ biển của xã Phước Thuận. Ngoài nguyên nhân biến đổi khí hậu gây thay đổi dòng chảy, triều cường, biển xâm thực còn do nguyên nhân của sóng, gió và dòng chảy tác động mạnh vào vùng bờ và tình trạng khai thác cát bừa bãi, không hợp lý gây xói lở ở khu vực cửa sông và vùng ven biển. Biển xâm thực gây ra những hậu quả vô cùng to lớn, làm đời sống của người dân lâm vào tình cảnh khó khăn. Vì vậy, dựa trên khuôn mẫu định giá mức sẵn lòng trả của người dân cho biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực, phương pháp CVM (Contingent Valuation Method – Định giá ngẫu nhiên)...đề tài đã xác định giá trị của bãi biển Phước Thuận đối với cư dân địa phương. Qua điều tra 90 người dân, áp dụng các kĩ thuật hồi quy và phương pháp toán học để tìm ra giá trị bãi biển xã Phước Thuận. Với mức sẵn lòng trả trung bình là 1.500.000 đồng/hộ gia đình, chúng ta có được giá trị của bãi biển qua nghiên cứu là 4,787 tỷ đồng. So sánh với thu nhập trung bình năm của người, ta thấy được tính xác thực và khả thi của nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo nhằm mục đích so sánh và lựa chọn phương án thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực. Mức sẵn lòng trả này phụ thuộc rất lớn vào việc hiểu biết của người dân về hiện tượng biển xâm thực, thu nhập và học vấn của người dân. Vì vậy để có thể bảo vệ bãi biển, cần nâng cao nhận thức của người dân bằng cách tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về lợi ích của bãi biển, các hậu quả nghiêm trọng mà biển xâm thực gây ra cho đời sống người dân và ngành du lịch của vùng…. Dù nghiên cứu định giá này còn là những ước tính sơ bộ ban đầu song nó là một công cụ để đưa vấn đề thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực bằng cách xây dựng bờ kè mềm stabiplage là khả thi nhất, với công nghệ này bãi biển sẽ được phục hồi một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến các hoạt động của người dân khu vực như neo đậu ghe thuyền, trao đổi buôn bán hay du lịch.Với công trình trên không những thực hiện ở bãi biển xã Phước Thuận nói riêng mà còn có thể thực hiện trên các tuyến bờ biển toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5.2. Kiến nghị Hơn 10 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) BR-VT đã kết hợp với nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, môi trường và động lực học vùng ven bờ, đã xác định từ Mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu) đến Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu vực bờ biển cửa sông bị xói lở và bồi lấp mạnh, đó là: bãi Thùy Vân, bãi Paradise, cửa Lấp, cửa Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu. Những năm qua, địa phương đã dùng nhiều biện pháp khắc phục nhưng không đạt hiệu quả. Một số công trình kè xây dựng đã bị sập đổ hoàn toàn, một số công trình nạo vét luồng lạch cũng nhanh chóng bị lấp đầy ( Paradise , Hồ Tràm, Cửa Lấp, Lộc An, Bến lội Bình Châu...). Tuy nhiên, cũng như các chương trình xã hội khác, nguồn vốn để thực hiện luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Dựa trên tiêu chí “nhà nước và nhân dân cùng làm”, giá trị 4,787 tỷ đồng là mức sẵn lòng đóng góp của người dân xã Phước Thuận cho việc thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực. Vì vậy, đây sẽ là kênh huy động vốn quan trọng, là nguồn kinh phí rất cần thiết, tạo tiền đề cho các chương trình bảo vệ bãi biển được thực hiện tại xã Phước Thuân, huyện Xuyên Mộc. Việc nâng cao nhận thức của người dân, về vấn đề biển xâm thực và hệ lụy của nó là việc làm cần thiết. Do đó trong thời gian tới nên có nhiều chương trình, tài liệu giới thiệu nhiều hơn, sâu rộng hơn đến với cộng đồng, có như vậy thì động lực bảo vệ môi trường từ xã hội mới được nâng cao và hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Báo cáo phát triển con người 2007/2008 (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)). Báo cáo công tác thống kê đất đai năm 2013 UBND xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, 2008 ( Bộ tài nguyên môi trường). PGS. TS. Phan Văn Tân, 2010. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự váo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài, Trường đại học khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội. Huỳnh Thị Thu Nhi, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. TIẾNG NƯỚC NGOÀI Barry Smit, Johanna Wandel and Gwen Young, 2005. Vulnerability of Communities to Environmental Change Craig E. Landry, 2011. Coastal Erosion as a Natural Resource Management Problem: The State of Economic Science and Policy. Dr.Henry de-Graft Acquah and Edward Ebo Onumah, 2011. Farmers Perception and Adaptation to Climate Change: An Estimation of Willingness to Pay. Gay D. Defiesta, 2011. Willingness to pay for a planned adaptation program to climate change of farmers in dumangas, iloilo, philippines: evidence from a contingent valuation survey. Jaimie Kim E. Bayani, Moises A. Dorado, and Rowena A. Dorado, 2009. economic vulnerability and possible adaptation to coastal erosion in san fernando city, Philippines. Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2008. Climate Change and Human Development in VietNam. Nghiên cứu điển hình phục vụ báo cáo phát triển con người. www.ngocentre.org.vnfilesdocsUNDP_Oxfam_VN_O. Hans-Martin Füssel, 2009, An updated assessment of the risks from climate change based on research published since the IPCC Fourth Assessment Report. Rawadee Jarungrattanapong, Areeya Manasboonphempool, 2011. Adaptive capacity of households and institutions in dealing with floods in chiangmai, Thailand. 56 trang. Randall B. Dunham, November 5, 1996. THE DELPHI TECHNIQUE Rawadee Jarungrattanapong, Areeya Manasboonphempool, 2009, Adaptation Strategies to Address Coastal Erosion/Flooding: A Case Study of the Communities in Bang Khun Thian District, Bangkok, Thailand Schkade, D. A. and J. W. Payne (1994). How people respond to contingent valuation questions: a verbal protocol analysis of willingness to pay for an environmental regulation. Journal of Environmental Economics and Management 26:88-109 Smit, B., and O. Pilifosova. 2003. From adaptation to adaptive capacity and vulnerability reduction. In J.B. Smith, R.J.T. Klein and S. Huq (eds.), Climate Change, Adaptive Capacity and Development. London: Imperial College Press. S. Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber, 2007. Der Klimmawandel PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn người dân xã Phước Thuận PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN VỀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HIỆN TƯỢNG BIỂN XÂM THỰC TẠI XÃ PHƯỚC THUẬN HUYỆN XUYÊN MỘC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Giới thiệu: Xin chào ông/bà, tôi là sinh viên trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đang thực tập tốt nghiệp. Hiện nay hiện tượng biển xâm thực đang xãy ra ngày một nghiêm trọng, gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Vì vậy, tôi thực hiện cuộc khảo sát này để tìm hiểu nhận thức người dân và khả năng đóng góp về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực . Những thông tin mà ông/ bà cung cấp sẽ giúp chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập. Ông/ bà có đồng ý cho tôi phỏng vấn trong khoảng 15 – 20 phút không ạ? ( Nếu đồng ý, buổi phỏng vấn xin được bắt đầu) Họ Tên Người được phỏng vấn: ……………………………………….. Địa chỉ:………………………………. ……………………………………….. Số điện thoại:………………………… Mã số phiếu:………………………… ……………………………………… Tên pv viên:………………………… ……………………………………… Ngày pv:……………………………. Thái độ và sự quan tâm đến môi trường Câu 1: Chúng tôi muốn biết quan điểm của Ông/Bà về các vấn đề mà xã hội đang phải đối diện hiện nay. Vui lòng lựa chọn 3 vấn đề quan trọng hàng đầu trong số các vấn đề sau. Xếp hạng số 1: quan trọng nhất, số 2:quan trọng thứ hai và số 3:quan trọng thứ 3. STT Vấn Đề Xếp hạng 1 Các vấn đề về giao thông (vd, ùn tắc, tai nạn giao thông…) 2 Tăng cường khả năng sản xuất nông nghiệp 3 Giúp đỡ người nghèo 4 Giáo dục 5 Dịch vụ chăm sóc y tế và kiểm soát dịch bệnh 6 Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội 7 Phòng chống lũ lụt 8 Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên 9 Khác (………………………………………………………………) Câu 2: Đối với mỗi vấn đề môi trường được liệt kê dưới đây, vui lòng cho biết theo ý kiến riêng của Ông/Bà, mỗi vấn đề là cực kỳ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, khá nghiêm trọng hoặc không có vấn đề. STT Các vấn đề môi trường Cực kỳ nghiêm trọng Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Khá nghiêm trọng Không có vấn đề gì 1 Ô nhiễm không khí (do các hoạt động giao thông, công nghiệp) □ □ □ □ □ 2 Ô nhiễm nước và hệ thống thoát nước thải không hoàn chỉnh □ □ □ □ □ 3 Ô nhiễm đất □ □ □ □ □ 4 Mất đa dạng sinh học và tuyệt chủng □ □ □ □ □ 5 Phá rừng □ □ □ □ □ 6 Biển xâm thực □ □ □ □ □ 7 Ô nhiễm tiếng ồn □ □ □ □ □ 8 Các rủi về môi trường khác (lũ lụt và hạn hán; tràn dầu; sóng thần; động đất) □ □ □ □ □ Câu 3: Ông bà có nghe thông tin về hiện tượng biển xâm thực không? o Có o Không Câu 4: Ông /bà thường nghe thông tin về hiện tượng biển xâm thực ở đâu? o Truyền hình (tivi) và đài phát thanh (radio) o Báo và tạp chí o Internet o Bạn bè, gia đình và hàng xóm o Trường học o Các thông báo, phổ biến kiến thức từ các cơ quan nhà nước/chính quyền địa phương o Các tổ chức, hội, đoàn xã hội (công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) và cộng đồng dân cư nơi sinh sống. o Khác, xin cho biết _____________________________________ Câu 5: Nếu đã từng nghe qua thì mức độ hiểu biết của ông/bà về nó như thế nào? o Rất rõ o Khá rõ oKhông rõ lắm o không biết. (Phỏng vấn viên đọc nôi dung thẻ 1) Giải thích: Biển xâm thực là một dạng tai biến tự nhiên, là kết quả của việc tăng mực nước biển toàn cầu và sự phát triển không hợp lý ở khu vực bờ biển. Hậu quả của biển xâm thực Biển xâm thực gây sạt lở đất ven biển Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của dân cư ven biển Hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên (mất đất, nhà, cây...) Phá hủy cảnh quan thiên nhiên Gây tổn thất cho ngành du lịch địa phương Câu 6: Hiện tượng biển xâm thực sẽ gây thiệt hai cho Ông/Bà và gia đình như thế nào? o Hư hại tài sản o Mất các khoản thu nhập từ hoạt động du lịch o Làm tăng chi phí của gia đình để đối phó với việc biển xâm thực o Mất các khoản thu nhập từ bãi biển o Khác, xin cho biết _____________________________________ Câu 7: Ông/bà nghĩ rằng biển xâm thực sẽ gây thiệt hại cho Ông/bà và gia đình ở mức độ nào? o Rất nhiều o Nhiều o Một chút o Rất ít o Không thiệt hại gì o Tôi cảm thấy tốt hơn khi biển xâm thực Câu 8: Ông/bà vui lòng cho biết hiện nay tại xã Phước Thuận đang nỗ lực giải quyết vấn đề biển xâm thực ở mức độ nào? o Rất nhiều o Nhiều o Một chút o Rất ít o Không làm gì Câu 9: Đánh giá của ông/bà về tầm quan trọng của việc bảo vệ bãi biển, giảm thiểu hiện tượng biển xâm thực? o Rất quan trọng o Quan trọng o Khá quan trọng o Ít quan trọng o Không quan trọng II. Kịch bản thích ứng với hiện tượng biển xâm thực và các câu hỏi Hậu quả của biển xâm thực tại xã Phước Thuận Thống kê của Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ rõ, từ mũi Nghinh Phong (TP. Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu vực bị xói lở và bồi đắp mạnh. Hiện tượng xâm thực xảy ra trải dài từ các phường 10, 11, 12 (TP. Vũng Tàu); xã Phước Tỉnh, Phước Hưng, thị trấn Long Hải (huyện Long Điền); khu vực cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ); một số xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và huyện Côn Đảo. Mùa gió chướng tháng 11 và 12, những con sóng lớn đánh vào bờ gây sạt lở cho cả vùng bờ dài khoảng 20km trong tổng số hơn 100km đường bờ biển ven bờ của tỉnh. Những ngày đầu tháng 6, ở địa điểm cũ của Đồn Biên phòng Phước Thuận, ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – nơi đang bị ảnh hưởng nặng nhất bởi hiện tượng biển xâm thực. Nước biển đã ăn sâu vào đất liền, sóng đánh làm mất chân một nửa căn nhà của cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng. Những lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào hết phần sân, mặc dù cách đây 1 năm, Đồn đã phải dời lên vị trí cao hơn cách đó khoảng 300m. Trong trường hợp một kịch bản tốt hơn, chúng tôi muốn biết Ông/Bà sẵn lòng đóng góp bao nhiêu tiền cho BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HIỆN TƯỢNG BIỂN XÂM THỰC giúp ĐẠT ĐƯỢC KỊCH BẢN này. Trước khi bước vào phần câu hỏi, chúng tôi muốn trình bày một số thông tin cho Ông/Bà. Theo đó, kịch bản nhằm thích ứng với hiện tượng biển xâm thực được xây dựng để thích ứng và làm giảm các hậu quả của hiện tượng biển xâm thực cần thực hiện biện pháp xây dựng bờ kè dọc tuyến bờ biển theo công nghệ mềm stabiplage. Công trình thực hiện với chiều dài 600m tại bờ biển xã Phước Thuận, thực hiện với 8 Stabiplage làm bằng vải địa kỹ thuật Geo Composite bên trong nhồi cát, tạo thành những con lươn đặt vuông góc với bờ. Sau khi Stabiplage cuối cùng được lắp đặt, công trình hoạt động ổn định, cửa mở được bít lại. Công trình chặn đứng xói lở đồng thời phục hồi lại bãi cát và tiến ra phía biển một cách tự nhiên , có chỗ đến 60 mét, cát tích tụ lại khoảng giữa hai hàng rào tạo thành một đường bờ và đụn cát cao, không còn hiện tượng nước biển xâm nhập phá vỡ bờ tràn vào trong đầm ngay cả trong thời gian triều cường, nước dâng và nhất là đã được thử thách qua một số cơn bão lớn. Hàng rào Ganivells cát tích tụ tự nhiên hơn 25 nghìn mét khối, độ cao trung bình của các đụn cát là trên 2 mét, có khu vực trên 3 mét. Chi phí dự kiến của công trình là 12 tỷ đồng. Kịch bản đưa ra nhằm ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân cho dự án xây dựng bờ kè theo công nghệ mềm stabiplage. Số tiền thu được chỉ được dùng cho các công việc của dự án, chi tiết thu chi sẽ được giám sát thường xuyên bởi người đại diện của UBND xã. Phương thức đóng góp là thu trực tiếp của mỗi gia đình 1 lần duy nhất. Câu 10: Theo ông/bà thì việc xây dựng bờ kè mềm này mang lại lợi ích gì? o Kinh tế (thông qua du lịch sinh thái, dịch vụ…) o Bảo tồn quỹ đất của quốc gia o Đảm bảo đời sống của các cư dân sống phụ thuộc vào bãi biển o Cải thiện cảnh quan o Không gì cả o Không biết o Khác (…………………………………………………………………………) Câu 11: Giả sử Ông/bà được đề nghị xem xét một chương trình thích ứng với biển xâm thực giúp giảm thiểu các hậu quả của biển xâm thực. Chương trình này đòi hỏi gia đình Ông/bà cũng như các hộ gia đình trên xã Phước Thuận đóng góp .................VND. (gồm 6 mức giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000, 1.000.000, 2.000.000) o Có o Không Câu 12: Ông/Bà có chắc chắn rằng câu trả lời trên sẽ là câu trả lời mà Ông/Bà sẽ đưa ra trong một cuộc trưng cầu dân ý thực sự hay không? o Hoàn toàn chắc chắn o Chắc chắn o Không chắc lắm o Hoàn toàn không chắc chắn Câu 13: Vui lòng cho biết lý do Ông/bà không ủng hộ chương trình (Vui lòng đánh giá tất cả các các phương án phù hợp) a. Chi phí là quá lớn o b. Tôi không tin số tiền sẽ được chi vào chương trình giảm thiểu biển xâm thực o c. Tôi không tin rằng chương trình sẽ thực sự giúp giảm các tác hại của biển xâm thực o d. Còn nhiều vấn đề chi tiêu khác quan trọng hơn o e. Giảm thiểu biển xâm thực đòi hỏi giải quyết trên toàn tỉnh, chỉ riêng xã Phước Thuận thực hiện thì vô ích. Tôi không tin rằng các nơi khác sẽ thực hiện chương trình này. o g. Tôi không có đủ thông tin để đưa ra quyết định o h. Tôi cảm thấy mọi chuyện rất tốt và không có vấn đề biển xâm thực gì ở đây cả o i. Khác (xin ghi rõ __________________________________________________) o Câu 14: Vui lòng cho biết lý do Ông/bà ủng hộ chương trình (Vui lòng đánh giá tất cả các các phương án phù hợp) a. Cải thiện hậu quả biển xâm thực(và những vấn đề liên quan) là việc đáng đóng góp o b. Chúng ta nên đóng góp bất kể chi phí là bao nhiêu o c. Sử dụng tiền vào mục đích này xứng đáng hơn những việc khác o d. Tôi tin tưởng biện pháp xây dựng bờ kè sẽ thực sự giúp cải thiện hậu quả o e. Tôi thực sự lo lắng cho thế hệ tương lai o f. Tôi muốn đóng góp để giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng o g. Khác (xin ghi rõ ____________________________________________) o III. Thông tin nhân khẩu Cuối cùng, chúng tôi muốn hỏi thêm Ông/Bà một số thông tin về nhân khẩu. Câu 15. Năm nay Ông/Bà bao nhiêu tuổi? .................tuổi Câu 16. Giới tính của Ông/bà? o Nam o Nữ Câu 17. Tình trạng hôn nhân của Ông/Bà £ Độc thân £ Đã lập gia đình và đang sống với vợ/chồng £ Khác Câu 18. Hiện tại có bao nhiêu thành viên trong gia đình của Ông/Bà?………..người Câu 19. Gia đình Ông /Bà có bao nhiêu thành viên dưới 18 tuổi? .....................người Câu 20. Ông/Bà có phải là người dân địa phương không? o Phải o Không Câu 21. Gia đình Ông/Bà có bao nhiêu thành viên có thu nhập? …………….. người Câu 22. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Ông/Bà? □ Mù chữ. □ THCN ( học nghề) □ Tiểu học □ Cao đẳng □ THCS (cấp II) □ Đại học □ THPT (cấp III) □ Trên đại học Câu 23. Xin vui lòng cho biết tổng số năm đi học của Ông/Bà? ……………..năm Câu 24. Tình trạng công việc hiện tại của Ông /Bà là gì? £ Đi biển £ Buôn bán £ CB, CNV £ Công nhân £ Nông dân £ Thất nghiệp £ Đang nghỉ hưu £ Công việc nội trợ £ Học sinh, Sinh viên £ Khác (………………………………………………..) Câu 25. Phương án nào sau đây mô tả chính xác nhất mức thu nhập trung bình mỗi tháng của gia đình Ông/Bà? □ Từ 0 đến dưới VND 2,000,000 □ Từ 10,000,000 đến dưới VND 12,000,000 □ Từ 2,000,000 đến dưới VND 4,000,000 □ Từ 12,000,000 đến dưới VND 14,000,000 □ Từ 4,000,000 đến dưới VND 6,000,000 □ Từ 14,000,000 đến dưới VND 16,000,000 □ Từ 6,000,000 đến dưới VND 8,000,000 □ Từ 18,000,000 đến dưới VND 20,000,000 □ Từ 8,000,000 đến dưới VND 10,000,000 □ Trên 20,000,000 VND CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ! Phụ lục 2. Mô hình hồi quy logit Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 04/13/13 Time: 09:46 Sample: 1 90 Included observations: 90 Convergence achieved after 6 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C -0.707995 1.094052 -0.647131 0.5175 HBIET 1.108608 0.560046 1.979495 0.0478 MGIA -0.001173 0.000309 -3.799578 0.0001 TNHAP 0.435114 0.144311 3.015120 0.0026 TUOI -0.042700 0.019439 -2.196601 0.0280 HVAN 0.248796 0.124150 2.003997 0.0451 Mean dependent var 0.644444 S.D. dependent var 0.481363 S.E. of regression 0.344407 Akaike info criterion 0.788980 Sum squared resid 9.963777 Schwarz criterion 0.955634 Log likelihood -29.50412 Hannan-Quinn criter. 0.856185 Restr. log likelihood -58.57363 Avg. log likelihood -0.327824 LR statistic (5 df) 58.13901 McFadden R-squared 0.496290 Probability(LR stat) 2.94E-11 Obs with Dep=0 32 Total obs 90 Obs with Dep=1 58 Phụ lục 3. Kiểm định mức độ phù hợp Dependent Variable: WTP Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 04/13/13 Time: 10:30 Sample: 1 90 Included observations: 90 Prediction Evaluation (success cutoff C = 0.5) Estimated Equation Constant Probability Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total P(Dep=1)<=C 22 8 30 0 0 0 P(Dep=1)>C 10 50 60 32 58 90 Total 32 58 90 32 58 90 Correct 22 50 72 0 58 58 % Correct 68.75 86.21 80.00 0.00 100.00 64.44 % Incorrect 31.25 13.79 20.00 100.00 0.00 35.56 Total Gain* 68.75 -13.79 15.56 Percent Gain** 68.75 NA 43.75 Estimated Equation Constant Probability Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total E(# of Dep=0) 22.40 9.74 32.14 11.38 20.62 32.00 E(# of Dep=1) 9.60 48.26 57.86 20.62 37.38 58.00 Total 32.00 58.00 90.00 32.00 58.00 90.00 Correct 22.40 48.26 70.66 11.38 37.38 48.76 % Correct 70.01 83.21 78.51 35.56 64.44 54.17 % Incorrect 29.99 16.79 21.49 64.44 35.56 45.83 Total Gain* 34.46 18.76 24.34 Percent Gain** 53.47 52.77 53.12 Phụ lục 4. Các Giá Trị Thống Kê Của Biến Điều Tra WTP MGIA TNHAP HBIET HVAN TUOI Mean 0.644444 641.6667 5.333333 0.855556 3.333333 39.85556 Median 1 350 5 1 3 38 Maximum 1 2000 16 1 8 70 Minimum 0 50 1 0 1 20 Std. Dev. 0.481363 690.8816 2.574726 0.353509 1.58646 11.88197 Skewness -0.60351 1.077835 1.839415 -2.02285 0.969664 0.733876 Kurtosis 1.364224 2.743795 8.077162 5.091908 3.549107 2.990247 Jarque-Bera 15.49747 17.67209 147.4176 77.78892 15.23441 8.078977 Probability 0.000431 0.000145 0 0 0.000492 0.017606 Sum 58 57750 480 77 300 3587 Sum Sq. Dev. 20.62222 42481250 590 11.12222 224 12565.12 Observations 90 90 90 90 90 90 Phụ lục 5. Các Kiểu Túi Của Hệ Thống Vải Địa a) Giới thiệu về vải địa kỹ thuật tổng hợp và hệ thống vải địa i) Đặc tính Vải địa kỹ thuật (Geotextiles) và vải địa kỹ thuật tổng hợp (Geosynthetics) được dùng ngày càng nhiều trong các công trình dân dụng, việc ứng các vật liệu này và các chế phẩm từ nó gọi là hệ thống vải địa (Geosystems). Việc ứng dụng hệ thống vải địa vào công trình biển sẽ rất có lợi do kết cấu công trình bằng đá và bê tông rất tốn kém trong xây dựng và duy tu bão dưỡng. Hệ thống vải địa với vật liệu mới, rẻ, nhẹ do có đủ độ bền chắc theo yêu cầu, rất thích hợp cho các vùng các nước thiếu đá. Vải địa kỹ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, từ một hoặc hai loại polymer sau polyester, polypropylene. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo , mỗi loại vải địa kỹ thuật có những đặc tính cơ lí hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi… khác nhau. Một số vật liệu polymer cơ bản được dùng để chế tạo vải địa kỹ thuật tổng hợp và một số đặc tính của nó: Một số đặc tính của vật liệu cơ bản chế tạo vải địa kỹ thuật tổng hợp Vật liệu cơ bản Khối lương riêng (kg/m3) Cường độ chịu kéo ở 200C (N/mm2) Độ căng dãn lúc bị đứt (%) Polyester (PET) Polypropylene (PP) Polyamide (PA) Polyvinychlorine(PVC) 1830 900 1140 1250 800-1200 400-1600 700-900 20-25 8-15 10-40 15-30 50-150 Nhìn chung vải Polyester tốt hơn vải Polyprolylene, còn vải Polyamide ở giữa hai loại vải trên. Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều bằng Polyester và Polyprolylene. Trong xây dựng công trình dân dụng, vải địa hay vải địa kỹ thuật tổng hợp có năm nhiệm vụ cơ bản là: cách ly, thoát nước, lọc, gia cố và bảo vệ. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ, đặc tính và ứng dụng của vãi địa kỹ thuật tổng hợp. Nhiệm vụ Đặc tính Ứng dụng Vật liệu Gia cố Bền, cứng, chắn đất, thấm ướt Cũng cố mái dốc đứng, đất đắp trên nề đất yếu PET dệt Lọc, thoát nước, cách ly Dẻo, chắn đất, thấm nước Bảo vệ bờ và đáy, bảo vệ mái dốc chống xói, chắn lớp đất phía sau kết cấu, cách ly các lớp đất khác nhau hay thoát nước PET-, PP-, PE-, PA- dệt hay không dệt Màn chắn hay bảo vệ Dẻo, chắn đất, kín nước Chống thoát nước và hồ chứa, bảo vệ móng đào và hố sâu, ngăn đất san lấp HDPE, LDPE, PVC-P, ECP, CPE Sản phẩm vải địa kỹ thuật tổng hợp thường được biết với loại dệt và loại không dệt. Loại dệt thường thấm nước nhưng lại có loại kín đất và không kín đất. Loại không dệt thì thấm nước và kín đất. Tính bền lâu Vải địa tổng hợp và các sản phẩm của nó được dùng trong công trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian tuổi thọ nhất định. Về tuổi thọ tối đa của chúng, tuy chưa có câu trả lời khẳng định, nhưng vấn đề được đề cập đến là niềm tin có hay không. Kinh nghiệm 30 năm của Hà Lan từ cuối những năm 70, thì tính chất thủy lực và cơ học trong các điều kiện khác nhau của khoảng 30 mẫu vải địa dệt thì các mẫu lâu nhất trong trong vòng 15 năm vẫn đảm bảo tốt (theo K & O, 1979). Kết luận tương tự cũng đã được nêu đối với vải địa không dệt trong dự án công trình bảo vệ bờ (Mannsbart & Christopher, 1997). Kinh nghiệm của Hà Lan cho biết, vải địa tổng hợp và hệ thống vải địa trong 30 năm vẫn đảm bảo tốt về mặt thủy lực, còn cường độ chịu kéo giảm khoảng 10%. Mặt khác, đáng quan tâm là trong những năm gần đây, chất lượng vải địa tổng hợp đã được đảm bảo và chắc chắn sẽ được nâng cao rất nhiều với các chất phụ gia và chất ổn định tia hồng ngoại UV hiện đại, do đó hiện tại những người không tin cho rằng tuổi thọ của vải địa tổng hợp chỉ khoảng 50 năm, còn những người tin tưởng thì cho là khoảng 100 năm đối với các công trình được chon và công trình ngầm. Về tính bền lâu của vải địa tổng hợp và hệ thống vải địa cần được nghiên cứu đánh giá tiếp, tuy nhiên ở mặt khác có vấn đề là người thiết kế và khách hàng vẫn có quan niệm sai về nhu cầu sử dụng vải địa tổng hợp trong những nhiệm vụ nhất định với các dạng kết cấu khác nhau và trong từng giai đoạn nhất định phục vụ dự án, thí dụ như ngoài yêu cầu kết cấu chịu lực, cần đến cường độ kéo cao để có thể chịu tải trong nặng hay chịu tải trọng va của đá rơi từ trên cao, vải địa tổng hợp với cường độ chịu kéo tương đối nhỏ cũng cần thiết cho trường hợp khi các khối mặt ngoài được đặt trên nó, cũng như nền đất sét vải địa có thể không đáp ứng các quy tắc về lọc trong thời gian dài do bị tắc nghẽn, nhưng vai trò của vải địa đã được khẳng định trong nhiệm vụ bảo vệ, cho phép gradient thủy lực cao và do đó cho phép kết cấu hở hơn của vải địa tổng hợp. Vấn đề là cần có sự lựa chọn sử dụng vải địa tổng hợp thích hợp với điều kiện thực tế, cụ thể là hình thức sử dụng, điều kiện tải trọng và tuổi thọ thiết kế. Lắp đặt và các hư hỏng Việc sử dụng thành công vải địa tổng hợp phụ thuộc nhiều vào cách lắp đặt ban đầu. Vải địa tổng hợp có thể bị hư hỏng trước, trong và sau khi lắp và phần lớn là bị hư hỏng trong thời gian lắp đặt và hư hỏng có thể đến từ mặt cơ học, mặt vật lí, hóa học, sinh học do môi trường tạo ra và tất nhiên là phụ thuộc vào loại vải địa, hình thức sử dụng và điều kiện môi trường. Các hư hỏng về mặt cơ học trước và trong khi lắp đặt có thể tránh nhờ vào sự cẩn thận lúc vận chuyển, bảo quản và lắp đặt tại hiện trường, tránh làm rách, mặt bằng trải cần làm phẳng, tránh gồ ghề, đá nhọn đâm từ phía dưới hay đá rơi từ trên xuống, tránh cho tiếp xúc với các chất kiềm, chất dầu, chất bẩn… Vải địa tổng hợp không độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường (trừ vài loại chất PVC), ảnh hưởng đến môi trường nếu có chỉ xảy ra trong quá trình lắp đặt, thay thế và hư hỏng công trình nên cần có thẩm tra, ngăn chặn. b) Ba kiểu hình dáng và ứng dụng của hệ thống vải địa Ba dạng hệ thống vải địa (geosystems) đang được ứng dụng nhiều nhất hiện nay cho các công trình biển và thủy lợi đó là dạng ống (Geotubes), dạng túi (Geobags), dạng container (Geocontainers). Dạng ống (Geotubes) Geotubes được tạo ra từ vải địa kỹ loại dệt làm thành dạng ống. Đường kính và chiều dài được xác định dựa vào yêu cầu của dự án (1-10m). Ống được bơm đầy cát lẫn nước biển bởi hệ thống bơm thủy lực. Ống vải địa tổng hợp giữ lại cát còn nước được thấm qua lớp màng chảy ra ngoài. Geotube giữ lại một cách thường xuyên vật liệu dạng hạt ở cả hai loại công trình trên cạn và dưới nước. Để geotube không bị lún do nước xói mòn người ta đặt một tấm phẳng ở bên dưới. Hình 1: Mặt cắt ngang của túi Geotube chứa đầy cát Hình 2: Mặt cắt diễn tả mối quan hệ giữa geotube và tấm phẳng Hình 3: Nước được chảy quy thành vải sau khi đã được căng đầy cát [ Nguồn ] Hình 4: Quy trình thực hiện một đoạn công trình geotube Bước 1: Tiến hành đặt tấm phẳng chống lún Bước 2: Đặt tấm vải geotube phía trên Bước 3: Tiến hành bơm bắt đầu với việc Bước 4: Khi vật liệu được bơm đầy ống nước Lắp đầy geotube bằng nước đến khi ống dần được chảy ra ngoài. Tỉ lệ giữa nước và cát Căng phồng lên đến chiều cao yêu cầu trong suốt quá trình bơm là 90% và 10% [Nguồn: ] Dạng container (Geocontainers) Geocontainer là những ô vải địa chất khổng lồ chứa số lượng lớn cát và được thả xuống nước để hình thành những gờ nước, con đê hoặc những công trình bằng đất. Chúng được tạo ra từ vải địa kỹ thuật có độ bền cao và được lắp ráp lại nhờ công nghệ khâu nối đặc biệt. Chúng có thể được thiết kê cho thủy lợi hoặc công cụ chứa. Thể tích thông thường từ 100 đến 800 m3 (nhưng có cái 1000m3 đã được lắp đặt). Geocontainer có dung tích hình học kém, thường được lắp đặt bằng sà lan tách đáy (split-bottom barge). Các công trình dưới biển như đê chắn sóng (breakwater), công trình kiểu mỏ hàn (groin), vùng chắn sóng (spoil-containment areas) có giá cả hợp lí cho thiết kế. Ứng dụng geocontainer cho đập hoặc gờ dưới nước, bảo vệ khỏi sự xói mòn của sóng, lưu trữ trầm tích. Hình 5: Mô hình lắp đặt Geo-container [ [Nguồn:] Dạng túi (Geobags) Được sản xuất từ vải địa kỹ thuật loại dệt sức bền cao, geobags đã chứng tỏ là có hiệu quả và kinh tế trong việc đặt những túi lớn giống nhau cho việc chống xói mòn cũng như các công trình dưới nước khác. Geobags có thể tích thông thường từ 0,05 đến 5m3, được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau: hình gối, hình hộp, hình nệm. Geobags ứng dụng để xây dựng đê hoặc gờ nước, các con đê tạm thời, bảo vệ đường bờ biển. Hình 6: Tiến trình lắp đặt geobags Bước 1: Sau khi được lắp đầy cát, geobags được khâu lại để chuẩn bị cho việc lắp đặt Bước 2: Dùng cần cẩu để thả những chiếc bao xuống biển [Nguồn: http//www.tencate.com/TenCate/Geosymthetics/images/application%20images/Hydraulics%20sea%Geotube.pmg] c) Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình Sóng truyền qua công trình Khi gặp một công trình , một phần năng lượng sóng sẽ bị tiêu tán, một phần sẽ bị phản xạ trở lại, và một phần sẽ được truyền ra phía sau kết cấu. Sóng truyền ra phía sau công trình có thể gồm sẽ gồm 2 bộ phận là sóng tràn qua công trình và sóng xuyên qua công trình, đồng thời hay không đồng thời phụ thuộc vào kích thước và hình thức kết cấu công trình. Khi công trình có đỉnh ngập trong nước thì sóng sẽ dễ dàng vượt qua đỉnh công trình. Khi công trình có đỉnh nằm nhô trên mực nước tĩnh nhưng hơi thấp thì sóng sẽ tạo ra dòng tràn qua đỉnh công trình và tái tạo sóng ở phía sau công trình. Khi công trình có độ rỗng nhất định thì sóng sẽ đi xuyên qua công trình. Sóng truyền qua sau công trình cho chiều cao bé hơn chiều cao sóng tới. Trong thiết kế công trình đê bảo vệ, việc một ít sóng truyền qua công trình bảo vệ là cho phép. Phụ lục 6. Một số hình ảnh biển xâm thực tại xã Phước Thuận và công nghệ mềm thí điểm tại bãi biển Lộc An Hình ảnh biển xâm thực tại xã Phước Thuận gây sạt lở ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt động du lịch Hình ảnh xây dựng bờ kè bằng công nghệ mềm stabiplage tại bãi biển Lộc An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_muc_s_n_long_tra_cua_nguoi_dan_ve_bien_phap_thich_ung_voi_hien_tuong_bien_xam_thuc_tai_xa_phuoc_thuan_huyen_xuyen_moc_tinh_ba_ria_vung_tau_le_thi_hoa_ban_200_2013_9317.doc