Đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1995-2005

Mục tiêu của đề án này là đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới thay đổi tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp trong giai đoạn 1990-2005. Để phục vụ mục tiêu này, đề án đã tiến hành điều tra, chuẩn xác lại số liệu tiêu thụ năng lượng của khu vực công nghiệp, phân chia theo các phân ngành tiêu thụ năng lượng chính trong giai đoạn 1990-2005 với phương pháp luận tổng hợp: từtrên xuống dưới và từ dưới đi lên. Cho mục tiêu đánh giá những nhân tố tác động tới thay đổi tiêu thụ năng lượng, đề án đã sử dụng phương pháp phân tích phân rã.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1995-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................22 6 1. Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề Công nghiệp là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng chính, chiếm 27% tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng năm 1990 và 31,5% năm 2005. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 1990-2005 là 6,5%/năm với giai đoạn 1990-2000 là 5,7%/năm và giai đoạn 2000-2005 là 8,1% (VNL, 2007). Với qui mô và đặc điểm về tiêu thụ năng lượng như vậy, ngành công nghiệp cần được nghiên cứu chi tiết về tiêu thụ năng lượng nhằm phục vụ cho công tác dự báo nhu cầu năng lượng và tiếp nối là công tác qui hoạch năng lượng. Trong khi việc thu thập số liệu về năng lượng được phần lớn các quốc gia trên thế giới thu thập như là một phần của công tác thống kê, ví dụ như tại Trung Quốc, việc thu thập số liệu năng lượng do Cục thống kê quốc gia (NBS) chịu trách nhiệm; ở Đức là Cơ quan thống kê (Deustat) thì ở Việt Nam số liệu năng lượng chủ yếu được Viện Năng Lượng thu thập thông qua các đề án được triển khai và thông qua phối hợp với các Cơ quan, đơn vị cung cấp và quản lý năng lượng như Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex), Tập đoàn than và khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng cục Hải quan như đề án Xây dựng ngân hàng dữ liệu năng lượng và đầu mối hợp tác với APEC giai đoạn 1990-2001 thực hiện năm 2003 (VNL, 2003), các đề án xây dựng Tổng sơ đồ phát triển hệ thống điện Việt Nam (VNL, 2006), Nghiên cứu qui hoạch tổng thể năng lượng giai đoạn 2006-2025 thực hiện năm 2007 (JICA, 2007). Tuy nhiên, việc thu thập số liệu tiêu thụ năng lượng của các phân ngành tiêu thụ năng lượng chính như thép, VLXD, hoá chất trong khu vực công nghiệp; vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ trong khu vực giao thông vận tải chưa được điều tra ở qui mô phù hợp. Cho nên đến nay chúng ta vẫn chưa phân tích và tổng hợp được chính xác cơ cấu tiêu thụ năng lượng của các thành phần tiêu thụ năng lượng chính trong mỗi khu vực tiêu thụ năng lượng và vì vậy chưa phân tích được các yếu tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của các khu vực này. Phân tích các yếu tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của một ngành cũng là một lĩnh vực nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm. Một số nghiên cứu đã được thực hiện gồm nghiên cứu của Bhattacharyya và Ussanarassamee (2005) đối với Thái Lan; Shi và Polenske (2005) đối với Trung Quốc; Tiwari (2000) đối với ấn độ; Ebohon và Ikeme (2004) đối với các quốc gia châu phi thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara). 7 1.2 Mục tiêu và giới hạn của đề tài Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra, chuẩn xác lại các số liệu tiêu thụ năng lượng của khu vực công nghiệp giai đoạn 1990-2005 phân chia theo các phân ngành tiêu thụ chính bao gồm ngành thép, vật liệu xây dựng, hoá chất, giấy và dệt may và theo loại nhiên liệu; và trên cơ sở đó đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của khu vực tiêu thụ năng lượng này, cụ thể là thay đổi cường độ năng lượng thông qua phương pháp phân tích chia tách. 1.3 Cấu trúc của đề tài Đề án được cấu trúc thành 5 chương và 4 phụ lục. Chương I trình bày mục tiêu của đề án. Chương II trình bày về việc khảo sát các số liệu tiêu thụ năng lượng của khu vực công nghiệp phân chia theo các phân ngành tiêu thụ năng lượng chính cho giai đoạn 1990-2005. Chương III trình bày về kết quả tổng hợp số liệu tiêu thụ năng lượng của các phân ngành công nghiệp. Chương IV đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp trong giai đoạn này. Chương V phân tích ý nghĩa của các kết quả của đề tài đối với công tác dự báo nhu cầu năng lượng và bảo tồn năng lượng. Chương VI đưa ra các kết luận cùng các kiến nghị. 8 2. Điều tra, khảo sát tình hình tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp phân chia theo các phân ngành chính giai đoạn 1995-2005 2.1 Phân ngành công nghiệp Trên cơ sở đặc thù về công nghệ và số liệu sơ bộ về tiêu thụ năng lượng của các phân ngành công nghiệp, đề án đã tiến hành khảo sát, tổng hợp số liệu tiêu thụ năng lượng các phân ngành tiêu thụ nhiều năng lượng sau: • Sản xuất thép và các sản phẩm luyện kim • Vật liệu xây dựng (VLXD) • Hoá chất • Giấy và bột giấy • Dệt may 2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát Hình 1: Phương pháp luận điều tra, khảo sát số liệu tiêu thụ năng lượng Phương pháp điều tra, khảo sát số liệu tiêu thụ năng lượng cho các phân ngành công nghiệp được mô tả ở Hình 1. Theo đó, đề án sẽ sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để tổng hợp dữ liệu tiêu thụ năng lượng cho các phân ngành. Cụ thể, đề án sẽ: - Phối hợp với các đơn vị sản xuất và cung ứng năng lượng để thu thập các số liệu về năng lượng mà các đơn vị này cung cấp cho các phân ngành liệt kê ở trên bao gồm Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrovietnam) và Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex) để thu thập các số liệu về các sản phẩm Petrolimex Vinacomin EVN Các đề án nghiên cứu có sẵn Cơ quan chủ quản Tiêu thụ NL của các đơn vị đại diện Số liệu tiêu thụ năng lượng của một ngành Phân tích, tổng hợp 9 dầu và khí; Tập đoàn than và khoáng sản (Vinacomin) để thu thập các số liệu về than; Tập đoàn điện lực Việt nam (EVN) để thu thập các số liệu về điện. - Phối hợp với các cơ quan, hiệp hội quản lý ngành như Tổng công ty thép, Bộ xây dựng, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty hoá chất, Tổng công ty giấy, Hiệp hội giấy, Tổng công ty dệt may, Hiệp hội dệt may…..để thu thập số liệu về số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, định mức tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ năng lượng của ngành tương ứng. - Phối hợp với Tổng cục thống kê để điều tra về giá trị sản xuất của các ngành. Ngoài ra đề án còn tiến hành điều tra chi tiết tiêu thụ năng lượng của một số đơn vị đại diện cho mỗi phân ngành nhằm xác định hiện trạng công nghệ và để kiểm chứng số liệu thu thập. Song song, đề án cũng tham khảo các đề tài, đề án đã thực hiện có liên quan đến số liệu về năng lượng. 2.3 Qui trình thu thập Trên cơ sở nhận diện các đầu mối thu thập trên, qui trình thu thập đã được thiết lập như sau: a. Thiết kế các bảng biểu điều tra tương ứng với nguồn cấp số liệu (đơn vị cung ứng năng lượng hoặc đơn vị quản lý ngành hoặc đơn vị cụ thể đại diện ngành) b. Lựa chọn các đơn vị đại diện cho mỗi phân ngành để tiến hành điều tra c. Liên hệ và gửi phiếu điều tra tới các đầu mối cung cấp số liệu d. Nhận kết quả điều tra 2.4 Các số liệu thu thập được Bảng 1 thể hiện các số liệu thu thập được từ việc phối hợp với các đơn vị cung cấp năng lượng, các đơn vị quản lý ngành và trên cơ sở khảo sát tại một số đơn vị đại diện cho mỗi ngành cũng như tham khảo các đề tài, các đề án có sẵn. Bảng 1: Các số liệu thu thập được PetroVietnam, Petrolimex, Vinacomin, EVN Các đơn vị quản lý ngành, các một số đơn vị đại diện ngành và Tổng cục thống kê Đề tài, đề án Số liệu về cung cấp than Số liệu về cung cấp các SP dầu, khí Số liệu về cung cấp điện Số liệu về sử dụng NL Giá trị sản xuất Số lượng sản phẩm Định mức tiêu thụ NL Tiêu thụ NL của một số đơn vị đại diện Số liệu tiêu thụ NL Sản xuất thép và các sản phẩm luyện kim VLXD Hoá chất Giấy và bột giấy Dệt may Ghi chú: Số liệu có đầy đủ và cho cả giai đoạn 1990-2005 Số liệu không đầy đủ và/hoặc thiếu một số năm Số liệu sơ sài Không có số liệu * Danh mục các đầu mối cung cấp số liệu được liệt kê trong phần Tài liệu tham khảo của đề án Nguồn số liệu Ngành SX 2.5 Phương pháp tổng hợp Số liệu tiêu thụ năng lượng cho các ngành được tổng hợp theo tiêu chí: số liệu tiêu thụ cho một ngành luôn được kiểm tra từ các số liệu thu được từ chiều ngược lại. Cụ thể, số liệu tiêu thụ năng lượng cho một ngành sẽ trước tiên dựa vào số liệu thống kê của các đơn vị quản lý ngành và số liệu của các đơn vị cung cấp năng lượng. Nếu các dữ liệu này khớp nhau thì tiến hành bước tiếp theo: kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu này thông qua định mức năng lượng (do các đơn vị đại diện ngành cung cấp hoặc có được từ việc tiến hành điều tra tại các đơn vị đại diện) và số lượng sản phẩm do các đơn vị ngành cung cấp và/hoặc từ Tổng cục thống kê. Nếu số liệu tổng hợp theo phương pháp từ dưới lên này khớp với số liệu do các đơn vị quản lý ngành cung cấp thì việc tổng hợp số liệu tiêu thụ năng lượng cho ngành này kết thúc. Trong trường hợp có sự khác biệt thì sự khác biệt này sẽ được làm rõ thông qua tham vấn các đơn vị quản lý ngành và đơn vị cung cấp năng lượng. Qui trình này được thể hiện dưới dạng sơ đồ khối ở hình 2 và kết quả tổng hợp được trình bày ở phần 3 của báo cáo. Hình 2: Sơ đồ khối tổng hợp số liệu Sè liÖu TTNL do ngµnh cÊp Sè liÖu TTNL do ®¬n vÞ SXNL cÊp Cã khíp kh«ng? Kh«ng Cã khíp kh«ng? Sè liÖu tiªu thô n¨ng l−îng §Þnh møc tiªu thô NL Sè l−îng s¶n phÈm Kh«ng Cã Cã Sè liÖu TTNL tæng hîp 12 3. Kết quả điều tra về tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp 3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 giai đoạn 1990-2005 đã tăng từ 47.245 tỷ lên 359.614 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trung bình 14,5 %/năm1. Trong đó, thời kỳ 5 năm sau cao hơn thời kỳ 5 năm trước, cụ thể: - giai đoạn 1990-1995 tăng bình quân 12,6% - giai đoạn 1995-2000 tăng bình quân 13,6%, và - giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 17,4% Hình 3: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 theo giá cố định năm 1994 Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất trong giai đoạn này là 7,1% vào năm 1990 và cao nhất là 19% vào năm 2005. Đóng góp của các phân ngành tới tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp được thể hiện ở Bảng 2. Theo đó, tăng trưởng của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-1995 có sự đóng góp của tất cả các ngành. Những phân ngành có tốc độ tăng trưởng cao gồm: thép, VLXD, hoá chất và giấy. Trong đó, ngành VLXD có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 8,6% vào năm 1990 và 10,8% vào năm 1995. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995-2000 cao hơn giai đoạn 1990-1995 do tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may và giấy được cải thiện. Các ngành: VLXD, hoá chất có tốc độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước những vẫn cao hơn tốc độ 1 Giá trị này không bao gồm giá trị sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt cũng như của ngành công nghiệp khai thác than và dầu thô và khí tự nhiên để đảm bảo thống nhất với số liệu năng lượng của ngành công nghiệp (không bao gồm số liệu sử dụng năng lượng của các ngành sản xuất điện, khai thác than và khí tự nhiên do tiêu dùng năng lượng không phải là tiêu dùng cuối cùng). - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 1990 1995 2000 2005 Năm G TS X (T ỷ đ ồ ng ) 13 tăng trung bình, chỉ có ngành thép là tốc độ giảm mạnh, từ 27,6%/năm giai đoạn 1990-1995 xuống còn 11,8%/năm giai đoạn 1995-2000. Giai đoạn 2000-2005 giá trị sản xuất được cải thiện ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành công nghiệp khác (các ngành công nghiệp khác ngoài các ngành được liệt kê) với tốc độ tăng trưởng 17,5%/năm và tỷ trọng chiếm gần 60% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành đạt 17,4%/năm. Bảng 2: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của các phân ngành công nghiệp Phân ngành 1990- 1995 1995- 2000 2000- 2005 1995- 2005 Thép 27,6% 11,8% 22,5% 20,5% VLXD 17,7% 14,7% 15,2% 15,9% Hoá chất 20,0% 19,0% 19,1% 19,4% Giấy và bột giấy 12,7% 15,1% 16,2% 14,7% Dệt may 12,2% 14,5% 16,4% 14,3% Khác 10,6% 12,3% 17,5% 13,4% Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp của các phân ngành công nghiệp vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Phân ngành 1990 1995 2000 2005 Thép 1,5% 2,8% 2,6% 3,2% VLXD 8,6% 10,8% 11,3% 10,3% Hoá chất 6,3% 8,6% 10,9% 11,7% Giấy và bột giấy 2,3% 2,3% 2,4% 2,3% Dệt may 15,1% 14,9% 15,4% 14,8% Khác 66,3% 60,7% 57,4% 57,7% Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng của các phân ngành đã dẫn đến sự dịch chuyển về tỷ trọng đóng góp của các phân ngành vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm ngành được liệt kê ở trên đều có tỷ trọng hoặc được cải thiện hoặc ổn định trong khi ngành công nghiệp khác (các ngành còn lại ngoài 5 ngành được liệt kê) có tỷ trọng giảm, từ 66,3% năm 1990 xuống còn 57,7% năm 2005 (Bảng 3). Ngành thép là ngành có mức độ cải thiện về tỷ trọng lớn nhất, từ 1,5% năm 1990 lên 3,2% năm 2005, theo sau là ngành hoá chất với tốc độ cải thiện tương đối đều, từ 6,3% năm 1990 lên 10,9% năm 2000 và 11,7% năm 2005. Ngành VLXD có tỷ trọng khoảng 8,6% năm 1990 tăng lên 11,3% năm 2000, và đạt tỷ trọng lớn nhất vào năm 2002, 11,9% có lẽ là do sự bùng phát của thị trường địa ốc dẫn tới nhu cầu VLXD tăng 14 mạnh. Tuy nhiên, đóng góp của ngành này lại đang giảm dần kể từ đó. Năm 2005 ngành này đóng góp 10,3% vào tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Ngành dệt may với sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu và ngành giấy và bột giấy có mức đóng góp tương đối ổn định, theo thứ tự là 15,0% và 2,3%. Điều này cho thấy sự tương đồng về phát triển của các ngành này với ngành công nghiệp nói chung. 3.2 Tiêu dùng năng lượng Tổng tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp năm 2005 là 11,988 Mtoe, chiếm 31,5% tổng tiêu dùng năng lượng. Giai đoạn 1990-2005, tiêu dùng năng lượng tăng với tốc độ trung bình 6,5%/năm, trong đó giai đoạn 1990-2000 là 5,7% và giai đoạn 2000-2005 là 8,3%. Tốc độ tiêu dùng năng lượng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp. Hệ số đàn hồi của tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp theo GDP chỉ khoảng 0,5. Trong khi tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước thì tốc độ tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp lại giảm ở giai đoạn giữa (1995-2000): 5,5% so với 5,7% giai đoạn 1990-1995 và 8,3% giai đoạn 2000-2005. Bảng 4: Tốc độ tăng sử dụng năng lượng của các phân ngành công nghiệp Phân ngành 1990- 1995 1995- 2000 2000- 2005 1995- 2005 Thép 23,3% 16,0% 18,8% 19,3% VLXD 11,9% 9,1% 10,7% 10,6% Hoá chất 25,3% 8,2% 7,3% 13,3% Giấy và bột giấy 9,0% 3,4% 8,1% 6,8% Dệt may -5,2% 11,3% 9,5% 5,0% Khác 2,8% 2,8% 6,1% 3,9% Tổng 5,7% 5,5% 8,3% 6,5% Bảng 5: Tỷ trọng tiêu dùng năng lượng của các phân ngành công nghiệp trong tổng tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp Phân ngành 1990 1995 2000 2005 Thép 0,5% 1,0% 1,6% 2,6% VLXD 24,1% 32,0% 38,0% 42,2% Hoá chất 1,0% 2,4% 2,7% 2,6% Giấy và bột giấy 2,1% 2,4% 2,2% 2,2% Dệt may 3,1% 1,8% 2,4% 2,5% Khác 69,2% 60,4% 53,1% 47,9% 15 Đóng góp của các phân ngành vào tốc độ tăng tiêu dùng năng lượng của toàn ngành công nghiệp được thể hiện ở Bảng 4. Theo đó, ngành thép là ngành có tốc độ tăng tiêu dùng năng lượng lớn nhất với tốc độ giai đoạn 1990-1995, 1995-2000 và 2000- 2005 lần lượt là 23,3%; 16% và 18,8%, tiếp sau là ngành hoá chất với tốc độ trung bình giai đoạn 1990-2005 là 13,3%. Tuy nhiên ngành có tỷ lệ tiêu dùng năng lượng lớn nhất trong các phân ngành được liệt kê lại là ngành VLXD, chiếm hơn 24% năm 1990 và 42,2% năm 2005 (Bảng 5). Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của ngành VLXD tương đối ổn định trong suốt giai đoạn, trong khoảng 9 đến trên 11 %. Ngành giấy và bột giấy có tỷ trọng tiêu dùng năng lượng không thay đổi, dao động ở mức 2,1-2,4%.Ngành duy nhất có tỷ trọng tiêu dùng năng lượng giảm là ngành dệt may, từ 3,1% năm 1990 còn 1,8% năm 1995, nhưng tỷ trọng của ngành này đang có dấu hiệu hồi phục. 3.3 Thay đổi của cường độ năng lượng Do hai xu hướng trái ngược nhau: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng với tốc độ càng ngày càng cao trong khi tiêu dùng năng lượng lại có xu hướng chậm lại ở giai đoạn giữa nên cường độ năng lượng, là thương số giữa tổng tiêu dùng năng lượng và giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giảm mạnh, từ mức 0,0987 toe/triệu đồng năm 1990 (theo giá cố định năm 1994) xuống còn 0,0333 toe/triệu đồng năm 2005. Mức giảm đã diễn ra liên tục, năm sau thấp hơn năm trước (Hình 4). Hình 4: Cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990-2005 Trong các phân ngành được phân loại, ngành VLXD là ngành có cường độ năng lượng cao nhất, tiếp sau là ngành giấy, thép, dệt may và hoá chất (Hình 2). Cường 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Năm C ư ờ ng đ ộ N L (to e/ tr iệ u đồ ng ) Thép VLXD Hoá chất Giấy Dệt may Khác Tổng 16 độ năng lượng của ngành VLXD tăng từ 0,276 toe/triệu đồng năm 1990 lên 0,307 toe/triệu đồng năm 1991, sau đó giảm mạnh và xuống mức 0,184 toe/triệu đồng năm 1997. Giai đoạn 1997-1999 cường độ năng lượng của ngành này tương đối ổn định, ở mức 0,181-0,184 toe/triệu đồng nhưng sau đó lại giảm mạnh. Năm 2005, cường độ năng lượng của ngành VLXD là 0,137 toe/triệu đồng. Ngành giấy có xu thế về cường độ năng lượng tương đối giống ngành VLXD. Cường độ năng lượng tăng năm đầu tiên, giảm mạnh sau đó, ổn định ở giai đoạn 1996-1998 và cuối cùng giảm đều. Mặc dù đứng thứ hai về cường độ năng lượng nhưng về trị tuyệt đối thì cường độ năng lượng của ngành này chỉ bằng khoảng 30% cường độ năng lượng của ngành VLXD. Ngành thép có cường độ năng lượng tương đối ổn định, dao động ở mức khoảng 0,028-0,036 toe/triệu đồng. Giai đoạn 1990-1995, cường độ năng lượng của ngành này giảm từ 0,032 toe/triệu đồng xuống 0,026 toe/triệu đồng. Giai đoạn 1995-1999, cường độ năng lượng của ngành thép tăng, đạt mức cao nhất là 0,036 toe/triệu đồng năm 1999. Tuy nhiên, kể từ năm 1999, cường độ năng lượng của ngành này bắt đầu giảm, đến năm 2005 chỉ còn 0,027 toe/triệu đồng. Ngành dệt may có cường độ giảm tới một nửa chỉ trong 4 năm từ 1990-1994 nhưng tốc độ giảm chậm lại sau đó. Ngành hoá chất là ngành duy nhất có cường độ năng lượng tăng trong giai đoạn đầu, từ 0,016 toe/triệu đồng năm 1990 lên 0,023 toe/triệu đồng năm 1993 nhưng sau đó cũng như các ngành khác cường độ năng lượng của ngành này giảm đều và đến năm 2005 chỉ còn 0,007 toe/triệu đồng. 17 4. Đánh giá những nhân tốc tác động tới nhu cầu năng lượng của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 Phần 3.2 ở trên đã cho thấy tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 tăng liên tục do hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp được mở rộng. Nhưng đáng mừng là cường độ năng lượng không tăng mà giảm dần. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết cường độ năng lượng của ngành công nghiệp giảm trong giai đoạn qua là do yếu tố nào: (i) do cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp thay đổi, và/hay (ii) do cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp thành phần thay đổi. Đây chính là lý do cho việc phân tích dưới đây. 4.1 Phân tích chia tách Phân tích chia tách (decomposition analysis) là phương pháp nghiên cứu trong đó các yếu tố ảnh hưởng tới một biến số được cô lập, được lượng hoá để giải thích cho sự thay đổi của biến số chính. Các ứng dụng của phương pháp phân tích này bao gồm: phân tích sự thay đổi về lượng phát thải khí nhà kính của một quốc gia, phân tích sự thay đổi tiêu dùng năng lượng của một ngành (WB, 2007; Cornillie và Fankhauser, 2002; EBRD, 2002). Đối với sự thay đổi của cường độ năng lượng công nghiệp, hai yếu tố đóng góp thường được xem xét gồm: (i) cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp, và (ii) cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp. Phương pháp luận phân tích được mô tả ở dưới đây (Bhattacharyya và Ussanarassamee, 2005): Gọi: E= tổng tiêu thụ năng lượng của khu vực công nghiệp (ktoe) Ei= tiêu thụ năng lượng của phân ngành công nghiệp i (ktoe) Y= tổng giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp (tỷ đồng, theo giá cố định năm 1994) Yi= giá trị sản xuất của phân ngành công nghiệp i (tỷ đồng, theo giá cố định năm 1994) yi = tỷ trọng của giá trị sản xuất của ngành công nghiệp i trong khu vực công nghiệp (yi=Yi/Y) It= cường độ năng lượng của khu vực công nghiệp (It=E/Y); t thể hiện năm (toe/triệu đồng) Ii= cường độ năng lượng của phân ngành công nghiệp i (Ii=Ei/Yi); (toe/triệu đồng) 18 Ta có cường độ năng lượng (It): YEI i it /∑= (1) hay )/)(/( ii i it YEYYI ∑= (2) và tương đương: IyI i it ∑= (3) Khi đó, thay đổi của cường độ năng lượng của năm T so với năm 0 (năm gốc), tính theo đơn vị phần trăm sẽ (Chỉ số cường độ năng lượng) được tính như sau: 0/ IID Ttot = (4) và các yếu tố tác động tới sự thay đổi này bao gồm (i) thay đổi cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp, và (ii) thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp thành phần sẽ được lượng hoá như sau: Giả sử các biến số trong Phương trình (3) có tính liên tục và được xem xét tại thời điểm t, áp dụng lý thuyết tốc độ tăng trưởng tức thời cho Phương trình (3) ta có: [ ]dtIddtydwdId ii i it /)ln(/)ln(/)ln( +=∑ (5) trong đó Wi=Ei/E là tỷ trọng của tiêu thụ năng lượng của phân ngành công nghiệp i trong tổng tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp, thể hiện tỷ trọng của phân ngành trong hàm tổng. Tích phân phương trình (5) cho khoảng từ 0 đến T ta có: [ ] [ ]dtdtIdwdtdtydwII T i i i T i i it ∫∑∫∑ += 00 0 /)ln(/)ln()/ln( (6) Lấy mũ hai bên khi đó phương trình (6) có thể thể hiện ở dạng tích số như sau: intDDD strtot = (7) trong đó: [ ] ⎭⎬ ⎫ ⎩⎨ ⎧= ∫∑ dtdtydwD T i i istr 0 /)ln(exp (8) [ ] ⎭⎬ ⎫ ⎩⎨ ⎧= ∫∑ dtdtIdwD T i i i 0 int /)ln(exp (9) Như vậy, phương trình (8) sẽ giúp lượng hoá hiệu ứng do thay đổi cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp và phương trình (9) sẽ lượng hoá hiệu ứng do thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp thành phần. 19 Trong đó hàm trọng số thường được biểu diễn một cách gần đúng bằng giá trị trung bình số học của trọng số năm 0 và năm T. Tuy nhiên, cách này thường dẫn đến phần dư nhưng có thể loại bỏ bằng cách sử dụng giá trị trung bình logarit: )/ln(/)(),( 0,,0,,,0, iTiiTiTii wwwwwwL −= (10) nhưng lại dẫn đến tổng tỷ trọng của các ngành lại khác một. Để giải quyết vấn đề này, phương trình (10) có thể qui chuẩn như sau: ∑= )/(/),( ,0,,0,* TkkTiii wwLwwLw (11) Trong đó mẫu số của vế phải là tổng của trọng số của tất cả các phân ngành. Khi đó, các tác nhân tới sự thay đổi cường độ năng lượng tổng thể được thể hiện lại như sau: [ ])/ln(exp 0,,* iTiistr yywD = , (12) [ ])/ln(exp 0,,* iTiiins IIwD = . (13) 4.2 Phân tích kết quả Phương pháp phân tích trên đã được tiến hành cho ba giai đoạn, 1990-1995, 1995- 2000 và 2000-2005 và với các phân ngành gồm sản xuất thép, VLXD, hoá chất, giấy, dệt may và ngành công nghiệp khác. Kết quả phân tích được trình bày ở dưới đây. 60% 70% 80% 90% 100% 110% 1990-1995 1995-2000 2000-2005 Giai đoạn Ch ỉ s ố C Đ N L N L SE IE Total Hình 5: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp Trong giai đoạn 1990-1995, cường độ năng lượng của ngành công nghiệp giảm từ 0,0987 toe/triệu đồng xuống 0,072 toe/triệu đồng. Như hình 5 chỉ ra, sự suy giảm cường độ năng lượng này là do tác động của hai xu hướng trái chiều nhau. Thay đổi 20 cơ cấu của ngành công nghiệp làm cường độ năng lượng tăng lên 102% trong khi thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp làm cường độ năng lượng tổng thể của ngành công nghiệp giảm xuống còn 72%. Trong giai đoạn 1995-2000, cường độ năng lượng giảm thêm 31% và cả hai hiệu ứng thay đổi cơ cấu và hiệu ứng thay đổi cường độ năng lượng đều đóng góp cho sự suy giảm này. Thay đổi cơ cấu đóng góp 1% trong khi thay đổi cường độ năng lượng đóng góp 30%. Giai đoạn 2000-2005, cường độ năng lượng của ngành công nghiệp có mức giảm lớn nhất trong cả 3 giai đoạn, 33%. Và tương tự như giai đoạn trước, sự suy giảm này do cả việc thay đổi cơ cấu và thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành đóng góp. Thay đổi cơ cấu làm cường độ năng lượng giảm 3% trong khi thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành làm giảm cường độ năng lượng tổng thể 31%. Chi tiết về các yếu tố tác động tới những sự thay đổi cường độ năng lượng được phân tích ở sau. 4.2.1 Giai đoạn 1990-1995 Hình 6 cho thấy thay đổi cơ cấu trong giai đoạn 1990-1995 chủ yếu do hiệu ứng tăng về tỷ trọng của ngành công nghiệp VLXD và hiệu ứng giảm về tỷ trọng của ngành công nghiệp khác. Hiệu ứng tổng thể không lớn do cường độ của hai hiệu ứng này tương đối cân bằng. 70% 80% 90% 100% 110% Thep VLXD Hoá chất Giấy Dệt may Khác SE IE Total Hình 6: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-1995 Trong khi đó, hiệu ứng cường độ giai đoạn này giảm do suy giảm cường độ năng lượng của phân ngành VLXD, dệt may và ngành công nghiệp khác. Hiệu ứng tổng 21 thể có giảm đôi chút do cường độ năng lượng của ngành hoá chất tăng nhẹ trong giai đoạn này. Đáng tiếc là ở cấp độ chia tách này, không thể biết được nhân tố nào làm thay đổi cơ cấu hoặc cường độ năng lượng của một ngành công nghiệp cụ thể. 4.2.2 Giai đoạn 1995-2000 Tương tự như giai đoạn 1990-1995, hiệu ứng cơ cấu trong giai đoạn thay đổi này do sự tăng về tỷ trọng của giá trị sản xuất của ngành VLXD và sự giảm về tỷ trọng của ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên do sự suy giảm của ngành công nghiệp khác lớn hơn sự giá tăng về tỷ trọng của ngành VLXD nên hiệu ứng tổng thể về cơ cấu có giá trị âm. Về trị số tuyệt đối thì sự thay đổi về tỷ trọng về giá trị sản xuất của ngành sản xuất VLXD và ngành khác trong giai đoạn này nhỏ hơn giai đoạn 1990- 1995. 70% 80% 90% 100% 110% Thep VLXD Hoá chất Giấy Dệt may Khác SE IE Total Hình 7: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp giai đoạn 1995-2000 Hiệu ứng cường độ năng lượng làm cường độ năng lượng tổng thể giảm 30% và góp phần vào sự suy giảm này là các ngành theo thứ tự đóng góp là ngành công nghiệp khác (22%), ngành VLXD (8%), hoá chất (1%), giấy (1%). Ngành thép và ngành dệt may có cường độ năng lượng không thay đổi trong giai đoạn này. 4.2.3 Giai đoạn 2000-2005 Giai đoạn này hiệu ứng cơ cấu giảm chỉ do tỷ trọng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp VLXD giảm. Các ngành khác có tỷ trọng không thay đổi. Như vậy là sau hai giai đoạn với tỷ trọng của giá trị sản xuất công nghiệp của ngành VLXD tăng, giai đoạn này tỷ trọng của ngành VLXD đã giảm xuống. 22 70% 80% 90% 100% 110% Thep VLXD Hoá chất Giấy Dệt may Khác SE IE Total Hình 8: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2005 Cường độ năng lượng của ngành công nghiệp trong giai đoạn này giảm là do sự suy giảm cường độ năng lượng của tất cả các ngành, trong đó ngành công nghiệp khác giảm 23%, ngành VLXD giảm 8%, ngành hoá chất, giấy và dệt may mỗi ngành giảm 1%. Tổng hợp lại, hiệu ứng thay đổi cơ cấu và hiệu ứng thay đổi cường độ làm giảm cường độ năng lượng tổng thể 33%. 23 5. Một số ý nghĩa của kết quả đề tài Trên đây chúng ta đã tổng hợp được số liệu tiêu thụ năng lượng của các phân ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 và cũng đã phân tích được những nhân tố dẫn đến thay đổi cường độ năng lượng trong cùng giai đoạn. Từ việc phân tích và đánh giá này, một số ý nghĩa đối với công tác bảo tồn năng lượng và dự báo năng lượng đã được rút ra: - Thứ nhất, hiệu quả sử dụng năng lượng của ngành công nghiệp của Việt Nam thấp. So với các quốc gia trong khu vực như Phillipines, Thái Lan và Malaysia cường độ năng lượng của Việt Nam cao hơn hai lần, có nghĩa Việt Nam tiêu tốn năng lượng nhiều hơn gấp đôi các nước khác để sản sinh ra cùng một đơn vị giá trị gia tăng (Bảng 6). Bảng 6: Cường độ năng lượng của ngành công nghiệp của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới năm 2000 Cường độ NL Quốc gia kgoe/USD Việt Nam 0,471 Phillipines 0,225 Thái Lan 0,178 Malaysia 0,228 Nam Triều Tiên 0,225 Nhật 0,084 Nguồn: - Số liệu về năng lượng lấy từ cơ sở dữ liệu NL của các nước APEC (APERC, 2008) - Số liệu về GDP của công nghiệp lấy từ World Development indicators của World Bank (WB, 2004) Hiệu quả sử dụng năng lượng thấp là vấn đề ở tất cả các phân ngành công nghiệp. Bảng 7 so sánh hiệu quả sử dụng năng lượng của một số phân ngành của Việt Nam với Nhật Bản. Đương nhiên sự so sánh này là khập khiễng bởi Nhật Bản từ lâu đã được biết là quốc gia đi đầu về tiết kiệm năng lượng. Theo đó, ngành sản xuất VLXD là ngành có chêch lệch về hiệu suất sử dụng năng lượng lớn nhất, hơn 7 lần có lẽ là do việc sử dụng nhiều sinh khối trong sản xuất gạch. Ngoài ra công nghệ sản xuất xi măng, sản phẩm chính của ngành sản xuất VLXD của Việt Nam cũng rất lạc hậu (Bảng 8). Công nghệ xi măng lò đứng - loại công nghệ lạc hậu nhất vẫn được áp dụng tại 53 cơ sở với tổng công suất 4,03 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống. Công nghệ lò 24 quay phương pháp ướt cũng rất lạc hậu hiện đang được áp dụng tại 3 đơn vị với tổng công suất 1,6 triệu tấn, chiếm 7% tổng công suất lắp đặt. Công nghệ lò quay phương pháp khô là công nghệ tiên tiến bắt đầu phổ biến nhưng cũng cho thấy có sự khác biệt giữa công nghệ lắp đặt trước năm 1990 và sau năm 1990. Ngành cũng có chêch lệch lớn về hiệu suất sử dụng năng lượng là ngành giấy với mức chêch lệch hơn 2 lần. Hiệu suất sử dụng năng lượng thấp của ngành giấy được giải thích là do qui mô sản xuất nhỏ, thiết bị không đồng bộ và lạc hậu. Bảng 9 so sánh tiêu hao năng lượng của hai doanh nghiệp Việt nam với mức trung bình của Ấn độ và trên thế giới. Mặc dù hai doanh nghiệp này là những doanh nghiệp có công nghệ tương đối hiện đại ở Việt Nam (thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam), nhưng cường độ năng lượng của chúng cũng vẫn còn cao hơn khoảng 2 lần so với mức trung bình ở trên thế giới. Ngành thép có hiệu suất sử dụng năng lượng khá hơn hai ngành trên do được phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây. Mặc dù vậy mức chêch lệch về hiệu suất sử dụng năng lượng cũng lên đến hơn 35%. Vấn đề của ngành thép Việt Nam là phần lớn nhu cầu phôi thép trong nước phải nhập khẩu. Điều này hạn chế phần giá trị gia tăng trong sản xuất thép và về mặt năng lượng thì kém hiệu quả bởi phôi thép lại phải gia nhiệt mới kéo/cán được thành thành phẩm: thép lá, thép dây... Trong các ngành được so sánh chỉ có ngành dệt may của Việt Nam là có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn của Nhật Bản. Lý giải cho điều này có lẽ là do đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam: sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu tới các thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ nên các thiết bị sử dụng trong ngành dệt may cũng thuộc dạng tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, với nguồn nhân công có giá thấp, việc các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều nhân công trong sản xuất cũng là một yếu tố góp phần làm giảm tiêu dùng năng lượng của ngành dệt may Việt Nam. Bảng 7: Cường độ năng lượng của một số phân ngành công nghiệp của Việt nam và Nhật Bản Cường độ năng lượng (kgoe/USD) Quốc gia Sản xuất thép & các SP luyện kim VLXD Giấy và bột giấy Dệt may Việt Nam (năm 2005, giá năm 1994) 0,300 1,499 0,340 0,063 Nhật Bản (năm 1998, giá năm 1990) 0,224 0,179 0,151 0,098 Nguồn: Số liệu về Nhật Bản lấy từ Handbook of energy and economic statistics in Japan, 2006 (IEEJ, 2006) 25 Những gợi mở trên cho thấy thực trạng công nghệ của ngành công nghiệp Việt Nam. Về mặt năng lượng nó cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng lý thuyết. Từ việc khảo sát các đơn vị sản xuất trong mỗi phân ngành một gợi mở để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các phân ngành công nghiệp đã được đề xuất như sau: đánh giá khả năng đồng phát (đối với công nghệ SX giấy và bột giấy), khả năng thu hồi nhiệt thải (công nghệ SX xi măng, công nghệ SX thép), khả năng thay thế động cơ non tải và/hoặc có hiệu suất thấp bằng động cơ có hiệu suất cao. Bảng 8: Cường độ năng lượng của một số đơn vị sản xuất xi măng của Việt Nam và của Ấn độ Công nghệ Nhiệt Điện Tổng kcal/kg clinker kWh/tấn xi măng GJ/tấn xi măng Lò đứng phương pháp khô của Ấn độ năm 2002 800 95 3,02 Lò đứng, phương pháp ướt của Ấn độ năm 2002 1300 90 4,68 Nhà máy xi măng Phú Thọ lò đứng, phương pháp ướt 1620 103,5 6,34 Nguồn: Số liệu của Ấn độ căn cứ vào “Assessment of energy use and energy savings potential in cement sector in India, 2005” (Sathare, 2005) Bảng 9: Cường độ năng lượng của một số đơn vị sản xuất giấy của Việt nam và của một số quốc gia trên thế giới Nhà máy (GJ/tấn giấy) Nhà máy giấy Bãi Bằng 94,2 Nhà máy giấy Việt Trì 64,7 Giá trị trung bình của Ấn Độ 51,6-79,9 Giá trị TB của thế giới 32-40,9 Nguồn: Số liệu của Ấn độ và các quốc gia khác căn cứ vào “India’s Pulp and Paper industry: Productivity and Energy efficiency, 2003” (Schumaker và Sathaya, 1999) - Thứ hai, đang có một sự dịch chuyển theo hướng tích cực về hiệu suất sử dụng của ngành công nghiệp. So với năm 2000, cường độ năng lượng của ngành công nghiệp năm 2005 giảm khoảng 33%. Sự dịch chuyển này do cả yếu tố thay đổi về cơ cấu của ngành công nghiệp và cải thiện hiệu suất của các phân ngành. Nắm bắt được xu thế này và nhân tố ảnh hưởng “đằng sau” sẽ rất hữu ích trong công tác dự báo nhu cầu năng lượng. 26 - Thứ ba, cũng từ sự khác biệt tương đối lớn về cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp trên cần thiết phải có sự xem xét đến định hướng phát triển của nền kinh tế trong dự báo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng bởi lâu nay chúng ta chỉ dựa vào giá trị GDP chứ chưa hoặc chưa quan tâm đúng mức tới ngành tạo ra GDP. Rõ ràng là cùng một qui mô về GDP nhưng định hướng phát triển theo hướng công nghiệp nặng sẽ dẫn đến nhu cầu năng lượng cao hơn nhiều so với phương án phát triển công nghiệp nhẹ hoặc dịch vụ. Ngoài ra, việc nắm bắt được xu hướng phát triển công nghệ, sự chuyển dịch của công nghệ, đặc biệt là của các phân ngành tiêu thụ nhiều năng lượng cũng giúp nâng cao chất lượng của dự báo. 27 6. Tóm tắt và kết luận Mục tiêu của đề án này là đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới thay đổi tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp trong giai đoạn 1990-2005. Để phục vụ mục tiêu này, đề án đã tiến hành điều tra, chuẩn xác lại số liệu tiêu thụ năng lượng của khu vực công nghiệp, phân chia theo các phân ngành tiêu thụ năng lượng chính trong giai đoạn 1990-2005 với phương pháp luận tổng hợp: từ trên xuống dưới và từ dưới đi lên. Cho mục tiêu đánh giá những nhân tố tác động tới thay đổi tiêu thụ năng lượng, đề án đã sử dụng phương pháp phân tích phân rã. Kết quả của đề án cho thấy cơ cấu tiêu thụ năng lượng của phân ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 có cơ cấu như thể hiện ở Bảng 10. Đã có sự chuyển dịch về cơ cấu tiêu thụ năng lượng giữa các phân ngành. Ngành thép, ngành VLXD và ngành Hoá chất có tỷ trọng tiêu thụ năng lượng tăng dần trong khi ngành giấy, dệt may và ngành công nghiệp khác có tỷ trọng ổn định hoặc giảm dần. Bảng 10: Cơ cấu tiêu thụ năng lượng phân chia theo phân ngành của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990-2005 Phân ngành 1990 1995 2000 2005 Thép 0,5% 1,0% 1,6% 2,6% VLXD 24,1% 32,0% 38,0% 42,2% Hoá chất 1,0% 2,4% 2,7% 2,6% Giấy và bột giấy 2,1% 2,4% 2,2% 2,2% Dệt may 3,1% 1,8% 2,4% 2,5% Ngành khác 69,2% 60,4% 53,1% 47,9% Bên cạnh đó, cũng có sự dịch chuyển về tỷ lệ đóng góp của các phân ngành công nghiệp vào giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Như chỉ ra ở Bảng 11, tương tự như đối với tiêu thụ năng lượng, ngành Thép, ngành VLXD và ngành hoá chất có tỷ trọng được cải thiện trong khi các ngành còn lại có tỷ trọng hoặc ổn định hoặc giảm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng tiêu dùng năng lượng có đặc tính khác so với tốc độ tăng giá trị sản xuất: chậm hơn và không đồng biến nên cường độ năng lượng giai đoạn 1990-2005 giảm mạnh nhưng không đều, từ mức 0,0987 toe/triệu đồng năm 1990 xuống còn 0,0333 toe/triệu đồng năm 2005. Bảng 11: Tỷ trọng đóng góp của các phân ngành công nghiệp vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 Phân ngành 1990 1995 2000 2005 Thép 1,5% 2,8% 2,6% 3,2% VLXD 8,6% 10,8% 11,3% 10,3% Hoá chất 6,3% 8,6% 10,9% 11,7% Giấy và bột giấy 2,3% 2,3% 2,4% 2,3% Dệt may 15,1% 14,9% 15,4% 14,8% Ngành khác 66,3% 60,7% 57,4% 57,7% 28 Trong giai đoạn 1990-1995, cường độ năng lượng của ngành công nghiệp giảm từ 0,0987 toe/triệu đồng xuống 0,072 toe/triệu đồng là do tác động của hai xu hướng trái chiều nhau. Thay đổi cơ cấu của ngành công nghiệp làm cường độ năng lượng tăng lên 102% trong khi thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp làm cường độ năng lượng tổng thể của ngành công nghiệp giảm xuống còn 72%. Trong giai đoạn 1995-2000, cường độ năng lượng giảm thêm 31% và cả hai hiệu ứng thay đổi cơ cấu và hiệu ứng thay đổi cường độ năng lượng đều đóng góp cho sự suy giảm này. Thay đổi cơ cấu đóng góp 1% trong khi thay đổi cường độ năng lượng đóng góp 30%. Giai đoạn 2000-2005, cường độ năng lượng của ngành công nghiệp có mức giảm lớn nhất trong 3 giai đoạn, 33%. Và tương tự như giai đoạn trước, sự suy giảm này do cả việc thay đổi cơ cấu và thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành đóng góp. Thay đổi cơ cấu làm cường độ năng lượng giảm 3% trong khi thay đổi cường độ năng lượng của các phân ngành làm giảm cường độ năng lượng tổng thể 31%. Xem xét chi tiết trong từng giai đoạn cho thấy: Thay đổi cơ cấu giai đoạn 1990- 1995 chủ yếu là do sự thay đổi về tỷ trọng của ngành VLXD (tăng 7%) và ngành công nghiệp khác (giảm 4%); giai đoạn 1995-2000: do ngành VLXD (tăng 2%), ngành hoá chất (tăng 1%) và ngành công nghiệp khác (giảm 3%); giai đoạn 2000- 2005: do ngành VLXD (giảm 4%) và ngành thép (tăng 1%). Tương tự như vậy, thay đổi cường độ năng lượng giai đoạn 1990-1995 chủ yếu là do thay đổi cường độ năng lượng của ngành VLXD (giảm 7%) và ngành công nghiệp khác (giảm 31%); giai đoạn 1995-2000: do ngành VLXD (giảm 8%) và ngành công nghiệp khác (giảm 32%); giai đoạn 2000-2005: do ngành VLXD (giảm 8%) và ngành công nghiệp khác (giảm 33%). Từ việc tổng hợp, chuẩn hoá lại số liệu tiêu thụ năng lượng của khu vực công nghiệp và so sánh với số liệu tương ứng ở một số quốc gia đề án cũng có một số gợi mở về bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên, các đề xuất cụ thể còn hạn chế do tầm bao quát của đề án quá rộng. Các kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn và dự báo năng lượng: - Thứ nhất, nó cho thấy bức tranh tiêu thụ năng lượng cho công nghiệp của Việt Nam, thực trạng về hiệu suất sử dụng năng lượng của ngành công nghiệp Việt Nam qua đó cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành công nghiệp Việt Nam. Cũng từ việc tổng hợp, chuẩn hoá được tiêu thụ năng lượng của các phân ngành công nghiệp, các phân ngành công nghiệp, cụ thể 29 hơn là các công nghệ có “vấn đề” lớn được nhận diện giúp định hướng cho việc xây dựng chính sách bảo tồn năng lượng. - Thứ hai, sự khác biệt tương đối lớn về cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp trên mang đến một thông điệp quan trọng là cần phải xem xét đến định hướng phát triển của nền kinh tế trong dự báo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng bởi lâu nay, trong công tác dự báo chúng ta chỉ quan tâm tâm nhiều đến giá trị tuyệt đối của GDP chứ chưa hoặc quan tâm chưa đúng mức tới ngành tạo ra GDP. Rõ ràng là cùng một qui mô về GDP nhưng định hướng phát triển theo hướng công nghiệp nặng sẽ dẫn đến nhu cầu năng lượng cao hơn nhiều so với phương án phát triển công nghiệp nhẹ hoặc dịch vụ. Về mặt phương pháp luận đề tài cho thấy khả năng có thể tổng hợp các số liệu tiêu thụ năng lượng của các phân ngành, mở ra khả năng áp dụng cho các ngành khác (thương mại, dân dụng, giao thông vận tải) hoặc chia tách thêm các phân ngành công nghiệp như phân ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống; sản xuất máy móc thiết bị....từ phân ngành công nghiệp khác hiện tại. Hy vọng đề tài đã cung cấp được các thông tin hữu ích về hoạt động tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp cũng như về các nhân tố tác động tới thay đổi tiêu thụ năng lượng giai đoạn 1990-2005, qua đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác dự báo năng lượng và công tác bảo tồn năng lượng trong giai đoạn tới. 30 Tài liệu tham khảo 1. Ang, B.W., Zhang, F.Q., 2000. A Survey of index decomposition analysis in energy and environmental studies. Energy 25, 1149-1176. 2. APERC( Asian Pacipic Energy Research Centre), 2008. 3. Bhattacharyya, S.C., Ussanarassamee, A., 2005. Changes in energy intensities of Thai industry between 1981 and 2000: a decomposition analysis. Energy Policy 33, 995-1002. 4. Cornillie, J., Fankhauser, S., 2002. The energy intensity of transition economies. European Bank for Reconstruction and Development. 5. Ebohon, O.J, Ikeme, A.J., 2006. Decomposition analysis of CO2 emission intensity between oil-producing and non-oil-producing sub-Saharan African countries. Energy Policy 34, 3599-3611. 6. EBRD (European Bank for Reconstruction and Development), 2002. The energy intensity of transition countries. 7. JICA (Japan International Cooperation Agency), 2007. A Study on National Energy Master Plan, Progress Report 20th, July, 2007. 8. GSO (Tổng cụ thống kê). Niên giám thống kê cho giai đoạn 1995-2005. 9. Lee, K., Oh, W., 2006. Analysis of CO2 emissions in APEC countries: A time- series and a cross-sectional decomposition using the log mean Divisia method. Energy policy 34, 2779-2787. 10. Sathare, J., Price, L., Can, S. R., Fridley, D., 2003. Assessment of energy use and energy savings potential in cement sector in India. 11. Schumaker, K., Sathaya, J., 1999. India’s Pulp and Paper industry: Productivity and Energy efficiency. 12. Shi, X., Polenske, K.R., 2005. Energy prices and Energy intensity in China: A Structural Decomposition Analysis and Econometrics Study. Massachusetts Institute of Technology, Cambridge, U.S.A. 13. Tuyet, N.T.A., Ishimara, K.N., 2006. Analysis of changing hidden energy flow in Vietnam. Energy Policy 34, 1883-1888. 14. VNL (Viện Năng Lượng), 2003. Xây dựng ngân hàng dữ liệu năng lượng và đầu mối hợp tác với APEC giai đoạn 1990-2001. 31 15. VNL (Viện Năng Lượng), 2006. Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 2006- 2015 có xét đến năm 2025, Hà Nội, Việt Nam. 16. VNL (Viện Năng Lượng), 2007. Báo cáo đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Hà Nội, Việt Nam. 17. WB (The World Bank), 2004. World Development Indicators. 18. WB (The World Bank), 2007. Growth and CO2 emissions: how do Different countries fare?. Các nguồn cung cấp số liệu Các đơn vị sản xuất và cung ứng năng lượng - Tập đoàn dầu khí (PetroVietnam) - Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex) - Tập đoàn than và khoáng sản (Vinacomin) - Tập đoàn điện lực Việt nam (EVN). Các cơ quan, hiệp hội quản lý ngành - Bộ xây dựng - Tổng công ty xi măng - Tổng cục hoá chất - Tổng công ty giấy - Hiệp hội giấy - Tổng công ty dệt may Cơ quan, viện nghiên cứu ngành - Viện vận liệu xây dựng - Viện giấy và xenlulo - Viện chiến lược phát triển công nghiệp Các đơn vị đại diện ngành Ngành thép: - Công ty CP thép Việt Ý - Công ty thép VPS-POSCO - Công ty LD SX thép Việt Nhật - Công ty gang thép Thái Nguyên 32 Ngành VLXD: - Công ty xi măng Chingfon - Công ty xi măng Hải Phòng - Công ty xi măng Hải Vân - Công ty cổ phần gốm xứ Taicera Ngành hoá chất: - Công ty phân lân Văn Điển - Công ty pin Hà Nội - Công ty cổ phần ắc qui Tia Sáng Ngành giấy: - Công ty giấy Bãi Bằng - Công ty giấy Việt Trì - Công ty giấy Sông Đuống Ngành dệt may - Công ty dệt 19/5 - Công ty cổ phần may Đức Giang - Công ty may 10 Các đề tài, đề án - Báo cáo khảo sát thực trạng tiêu thụ và quản lý NL tại các cơ sở sử dụng NL trong điểm thuộc các chuyên ngành lựa chọn - Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 33 Phụ lục Phụ lục 1: Hệ số chuyển đổi 1 TOE = 107 kcal 1 KTOE = 103 TOE 1 tấn than = 0,56 TOE 1 tấn DO = 1,02 TOE 1 tấn DO = 0,99 TOE 1 GWh điện = 0,086 TOE 1 tấn gas = 1,23 TOE 34 Phụ lục 2: Tiêu dùng năng lượng của khu vực công nghiệp phân chia theo loại nhiên liệu Đơn vị: KTOE Năm Điện Than LPG Dầu hoả FO DO SP Dầu khác Gas NLTT Tổng 1990 244,7 1019,0 0,0 4,0 211,0 233,0 151,6 5,0 2795,0 4663,4 1991 260,6 1142,0 0,0 4,0 243,0 223,0 153,2 25,2 2860,0 4911,0 1992 274,9 1301,9 0,3 3,0 273,0 223,0 154,7 17,4 2918,0 5166,2 1993 299,1 1484,1 1,0 4,0 359,0 264,0 156,3 20,7 3060,0 5648,2 1994 339,2 1691,9 2,0 7,0 384,0 274,0 157,9 22,8 2887,0 5765,8 1995 397,3 1936,8 7,0 6,0 446,0 284,0 159,5 21,2 2896,0 6153,7 1996 473,3 1948,0 10,0 9,0 549,0 355,0 161,1 20,7 2910,0 6436,1 1997 530,0 2472,0 8,0 4,0 505,0 416,0 162,8 19,8 3000,0 7117,5 1998 583,2 2452,8 34,0 6,0 659,0 426,0 164,4 19,2 3090,0 7434,6 1999 650,9 2314,0 32,0 6,0 803,0 477,0 166,1 18,9 3147,0 7614,9 2000 781,6 2339,0 92,0 9,0 823,0 591,0 167,8 19,4 3209,0 8031,8 2001 903,3 2807,0 57,0 13,0 862,0 601,9 169,5 18,0 3235,8 8667,5 2002 1090,6 2944,9 72,0 12,0 1168,0 695,0 180,0 18,0 3277,0 9457,5 2003 1315,0 3113,0 84,9 10,0 1171,0 897,0 205,0 18,0 3137,0 9950,8 2004 1539,1 3634,0 86,2 9,8 1215,5 996,8 346,9 270,0 3067,4 11165,6 2005 1961,4 4043,4 108,9 9,6 1071,4 1077,6 424,8 318,2 2973,1 11988,4 35 Phụ lục 3: Tiêu dùng năng lượng của khu vực công nghiệp phân chia theo các phân ngành tiêu thụ năng lượng chính Đơn vị: KTOE Năm Thép VLXD Hoá chất Giấy Dệt Khác Tổng 1990 22,1 1123,2 47,2 96,1 145,8 3228,9 4663,4 1991 33,2 1455,8 68,6 112,8 128,7 3111,9 4911,0 1992 35,8 1491,9 98,8 107,4 129,3 3303,0 5166,2 1993 46,7 1654,8 119,4 109,8 101,7 3615,8 5648,2 1994 48,2 1801,9 131,7 126,0 109,9 3548,1 5765,8 1995 62,9 1970,9 145,8 147,6 111,9 3714,6 6153,7 1996 85,5 2121,6 160,2 133,0 133,4 3802,4 6436,1 1997 99,3 2251,6 173,3 152,5 158,0 4282,8 7117,5 1998 106,0 2524,7 149,6 181,7 162,5 4310,2 7434,6 1999 121,5 2665,0 177,2 172,3 167,0 4311,9 7614,9 2000 132,0 3052,4 215,8 174,5 191,3 4265,8 8031,8 2001 146,7 3519,1 190,5 177,3 192,2 4441,7 8667,5 2002 204,5 4091,0 228,1 207,8 253,0 4473,0 9457,5 2003 265,5 4523,0 296,4 221,7 280,5 4363,6 9950,8 2004 292,6 4788,6 324,8 280,7 295,2 5183,7 11165,6 2005 312,8 5065,0 306,8 258,0 301,4 5744,4 11988,4 36 Phụ lục 4: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành sản xuất thép và luyện kim Đơn vị: vật lý Năm Than DO FO Điện Gas (1000 tấn) (1000 tấn) (1000 tấn) (GWh) (1000 tấn) 1990 1,23 0,00 11,50 116,59 0,00 1991 18,57 0,00 11,70 130,53 0,00 1992 16,93 0,00 12,83 158,35 0,00 1993 30,85 0,00 13,79 183,82 0,00 1994 29,83 0,00 14,90 194,39 0,00 1995 31,10 0,00 22,79 266,03 0,00 1996 32,04 0,00 38,74 339,60 0,00 1997 35,21 0,00 46,54 389,74 0,00 1998 28,72 0,00 54,31 419,93 0,00 1999 39,47 0,00 60,21 462,90 0,00 2000 42,24 0,00 64,86 513,04 0,00 2001 44,47 0,00 72,18 585,43 0,00 2002 86,35 0,00 96,93 700,35 0,00 2003 170,52 0,00 103,12 790,21 0,00 2004 166,00 0,00 98,49 1187,73 0,00 2005 179,91 0,00 107,15 1232,58 0,00 37 Phụ lục 5: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành sản xuất VLXD Đơn vị: vật lý Năm Than DO FO Điện Gas (1000 tấn) (1000 tấn) (1000 tấn) (GWh) (1000 tấn) 1990 1143,21 4,10 0,00 42,51 0,00 1991 1671,40 4,69 3,13 83,35 1,13 1992 1675,89 5,33 3,55 103,11 1,27 1993 1881,37 6,28 2,56 112,60 0,96 1994 2149,84 7,47 4,55 141,55 1,66 1995 2372,20 10,70 10,25 225,10 4,42 1996 2518,69 18,20 27,24 306,19 13,40 1997 2629,43 22,15 37,33 356,34 18,64 1998 2952,00 31,86 57,49 409,41 29,47 1999 3015,12 40,97 88,68 509,97 43,96 2000 3119,86 186,73 153,87 782,21 75,54 2001 3529,38 253,96 198,89 1064,33 98,79 2002 4010,42 321,88 272,08 1306,92 136,87 2003 4355,32 400,99 304,67 1727,03 154,22 2004 4787,69 428,66 334,28 1862,40 168,89 2005 5373,35 447,76 323,49 2033,10 162,86 38 Phụ lục 6: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành hoá chất Đơn vị: vật lý Năm Than DO FO Điện Gas (1000 tấn) (1000 tấn) (1000 tấn) (GWh) (1000 tấn) 1990 72,00 3,56 0,55 32,06 0,00 1991 92,93 3,78 4,28 98,59 0,00 1992 145,29 3,98 3,92 111,09 0,00 1993 176,79 5,01 3,72 134,99 0,00 1994 191,27 6,25 4,95 155,00 0,00 1995 211,08 7,11 5,63 171,89 0,00 1996 229,46 8,61 6,85 187,64 0,00 1997 239,82 11,30 10,28 200,82 0,00 1998 182,75 15,73 12,18 222,42 0,00 1999 207,23 20,63 17,42 266,33 0,00 2000 253,58 26,94 20,15 306,12 0,00 2001 221,39 0,03 41,08 299,77 0,00 2002 264,23 0,03 50,62 348,11 0,00 2003 337,79 0,02 62,86 523,27 0,02 2004 386,02 0,02 71,74 434,88 0,18 2005 352,56 0,01 71,60 443,85 0,20 39 Phụ lục 7: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành giấy và bột giấy Đơn vị: vật lý Năm Than DO FO Điện Gas (1000 tấn) (1000 tấn) (1000 tấn) (GWh) (1000 tấn) 1990 151,37 0,15 5,77 63,54 0,00 1991 175,09 0,14 7,91 78,95 0,00 1992 166,13 0,14 7,26 81,94 0,00 1993 170,46 0,14 7,66 76,71 0,00 1994 194,26 0,18 9,39 89,71 0,00 1995 225,82 0,24 12,07 104,45 0,00 1996 211,59 0,19 7,98 74,92 0,00 1997 238,47 0,26 10,42 97,51 0,00 1998 274,71 0,27 16,74 128,61 0,00 1999 257,08 0,31 16,56 134,70 0,00 2000 255,34 0,40 17,55 160,04 0,00 2001 256,24 0,52 19,88 158,10 0,00 2002 298,77 0,67 23,38 194,25 0,00 2003 299,65 0,84 30,85 261,57 0,00 2004 365,50 0,86 44,68 359,42 0,00 2005 337,67 0,95 38,68 344,68 0,00 40 Phụ lục 8: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành dệt may Đơn vị: Vật lý Năm Than DO FO Điện Gas (1000 tấn) (1000 tấn) (1000 tấn) (GWh) (1000 tấn) 1990 156,16 0,00 25,83 381,22 0,00 1991 137,80 0,00 22,75 337,05 0,00 1992 137,01 0,00 22,10 356,40 0,00 1993 107,91 0,00 17,47 278,52 0,00 1994 115,99 0,00 18,53 309,51 0,00 1995 116,57 0,00 18,05 334,67 0,00 1996 137,74 0,00 21,37 408,33 0,00 1997 161,47 0,00 24,26 506,26 0,00 1998 167,03 0,00 25,60 506,71 0,00 1999 171,28 0,00 26,18 525,63 0,00 2000 197,47 0,00 30,55 586,90 0,00 2001 192,90 0,00 28,98 644,86 0,00 2002 253,70 0,00 38,18 850,88 0,00 2003 276,88 0,00 40,37 993,48 0,00 2004 287,82 0,00 40,81 1088,13 0,00 2005 292,00 0,00 40,94 1132,17 0,00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tổng kết- ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2005.pdf
Luận văn liên quan