MỤC LỤC
Tóm tắt 1 trang 1
Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu 3
1. Hoàn cảnh nghiên cứu 3
2. Phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Tiêu chí đánh giá 4
Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
2. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 11
3. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước 12
4. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam 14
Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật 23
1. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung 23
2. Các văn bản pháp luật 30
Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động 43 43
1. Cơ cấu tổ chức 43
2. Thể chế tài chính 50
3. Cơ chế phối hợp liên ngành 51
4. Thể chế thanh tra 51
5. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước 52
Chương V - Đề xuất kiến nghị và giải pháp 53
1. Đối với hệ thống chính sách 53
2. Thể chế và tổ chức hoạt động 53
3. Đề xuất lộ trình thực hiện 57
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60
Danh sách các chuyên gia cung cấp thông tin 62
Danh sách các chuyên gia đã gửi bản câu hỏi và đã nhận được trả lời 65
Phụ lục 69
TÓM TẮT
Đánh giá liên ngành các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một trong các nội dung cơ bản của dự án quốc gia bảo tồn và sử dụng hữu ích các vùng đất ngập nước (ĐNN). Cho đến nay, hệ thống luật, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quyết định của Chính phủ, quyết định của các Bộ chuyên ngành, thông tư liên Bộ liên quan đến tài nguyên nước là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có sự liên kết một cách “tổng hợp”.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu là lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các ngành kinh tế - xã hội và chỉ giới hạn ở nguồn tài nguyên nước lục địa (bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất) và nước biển ven bờ. Tiêu chí của đánh giá liên ngành các chính sách, thể chế, cơ cấu tổ chức là tính hệ thống, tính thực tiến (hay tính khả thi) và tính hiệu quả.
Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (8 khái niệm), giới thiệu một số nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới và sự tiệm cận của Việt Nam, tóm lược hiện trạng tài nguyên nước ngọt và nước biển ven bờ trên toàn quốc. Một đặc điểm nổi bật của nguồn tài nguyên nước Việt Nam là khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (giữa các mùa), hai phần ba tổng lưu lượng nước các sông được bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.
Chương 3 đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật thông qua các chiến lược, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các chủ trương chính sách được tóm lược trong 6 vấn đề chính và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật mà trong đó Luật Tài nguyên nước là cơ sở pháp lý cho các văn bản khác. Tác động tích cực của các văn bản này là: có tính hệ thống cao, hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh mang tính kế thừa và nâng cao, các văn bản đã có đều nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên nước; tính thực tiễn: tạo ra một sự phối hợp liên ngành, thống nhất và đã đi vào hoạt động thực tế; hiệu quả của các văn bản này đã được thể hiện trong xây dựng cơ cấu tổ chức, và các kết quả phát triển kinh tế. Các tồn tại của hệ thống chính sách thông qua các văn bản pháp luật được tóm tắt trong 5 vấn đề: sự chồng chéo, sự song hành, chưa đầy đủ, sự liên quan giữa quản lý tài nguyên nước và ĐNN, sự thiếu cập nhật.
Chương 4 trình bày đánh giá thể chế, tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam. Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là Cục Tài nguyên nước (cấp trung ương), Phòng Tài nguyên nước (cấp tỉnh), cơ cấu tổ chức quản lý nước theo lưu vực đã được thành lập thí điểm cho ba lưu vực chính đã đi vào hoạt động từ ba năm nay. Các ưu việt của cơ cấu tổ chức này đem lại nhiều giá trị tích cực như: quản lý cấp nước, chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát bồi lắng, giao thông thủy, phát triển thủy điện – thủy lợi Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhuệ - Đáy được đưa ra phân tích. Tồn tại chính trong cơ cấu tổ chức là sự thiếu nhất quán trong chuyển giao trách nhiệm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) trong quản lý nước và lưu vực sông; thể chế tài chính cho ngành nước chưa được xem xét nghiêm túc.
Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tháo gỡ các tồn tại này theo một lộ trình nhất định.
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3441 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của pháp luật bảo vệ nguồn tài nguyên mặt của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm thực thi các chức năng quản lý này ở cấp tỉnh và huyện trong phạm vi quyền hạn của mình. Các chức năng cụ thể hơn liên quan đến sử dụng và quản lý tài nguyên nước được phân theo Bộ/ Ngành liên quan.
Bảng 6. Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ chính
Cơ quan
Trách nhiệm
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quản lý chung về tài nguyên nước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quản lý các hệ thống phòng chống lụt bão, các công trình thuỷ lợi, các vùng ĐNN, công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Bộ Công nghiệp
Xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở thuỷ điện
Bộ Xây dựng
Quy hoạch không gian và xây dựng các công trình cấp thoát nước và vệ sinh
Bộ Giao thông
Quy hoạch, xây dựng và quản lý các hệ thống giao thông thuỷ
Bộ Thuỷ sản
Bảo vệ bà khai thác các nguồn lợi thuỷ sản
Bộ Y tế
Quản lý chất lượng nước dùng cho ăn uống
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng kế hoạch và đầu tư cho ngành nước
Bộ Tài chính
Xây dựng các chính sách về thuế và phí tài nguyên nước
Luật Tài nguyên nước là một bước chuyển biến quan trọng nhằm tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nhưng mới chỉ thực thi được một phần những cải cách được đưa ra trong luật. Những văn bản pháp quy dưới luật cần thiết để thực thi nhiều mục tiêu của luật vẫn chưa được xây dựng. Các văn bản này phải nên có những điều khoản quy định việc xả thải nước thải bị ô nhiễm vào các hệ thống nước đưới đất và nước mặt, các quy định về khai thác tài nguyên nước dưới đất, các quy định về sử dụng tài nguyên nước mặt.
Thay đổi chiến lược vận hành và duy tu các hệ thống tưới và tiêu
Cơ cấu thể chế vận hành cho công tác vận hành và duy tu các hệ thống tưới tiêu không tạo nên được một khung thể chế đâyd đủ có thể nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hiện nay người sử dụng nước ít có vai trò trong hệ thống quản lý chung và có rất ít các cơ chế khuyến khích để các công ty quản lý có thể cải thiện việc cung cấp các dịch vụ. Chính phủ đã thay đổi về chiến lược và đang thúc đẩy việc giao quyền tự chủ cho các công ty thủy nông và tăng cường các nhóm sử dụng nước. Một số tỉnh đã bắt đầu chuyển giao chức năng vận hành và duy tu các hệ thống thủy lợi nhỏ cho các nhóm sử dụng nước và các cơ quan chức năng địa phương. Tuy nhiên các tiến bộ đạt được trong quá trình thực thi các chính sách mới này vẫn còn hạn chế
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5 tháng 8 năm 2002 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Theo Nghị quyết này, trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ có Bộ TN&MT được thành lập trên cơ sở Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ NN&PTNT) và Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam (Bộ Công Nghiệp).
Năm 2002, Bộ TN&MT được thành lập theo Nghị định 91/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Sau đó, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nướccũng được giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước trực thuộc Bộ TN&MT. Sự chuyển đổi này có vai trò quan trọng đối với việc phân định chức năng quản lý và các chức năng về sử dụng tài nguyên nước. Trước đây, chức năng về quản lý và sử dụng tài nguyên nước đều do Cục Quản lý Tài nguyên nước và Công trình thủy lợi trực thuộc Bộ NN&PTNT đảm nhiệm. Các bộ khác chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề cụ thể có liên quan đến tài nguyên nước
Tuy nhiên, khung pháp lý còn đang được hoàn thiện. Các thông tư hướng dẫn về thủ tục cấp phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt, cấp phép về xả thải nước thải vào hệ thống nước tự nhiên đang trong quá trình soạn thảo. Theo Nghị định 91/2002/NĐ-CP, trong cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT có các đơn vị chức năng quản lý nhà nước về môi trường là: Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Cục Bảo vệ môi trường.
Vụ Môi trường: Xây dựng các chiến lược, kế hoạch và tiêu chuẩn về môi trường, và xây dựng báo cáo hiẹn trạng môi trường hàng năm.
Cục Bảo vệ Môi trường: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 3 chi cục vùng hiện đang trong quá trình chuẩn bị thành lập.
Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách, khung pháp lý cho hoạt động đánh giá tác động môi trường và SEA, bao gồm đánh giá sau thẩm định ĐTM và đánh giá về mặt môi trường các kế hoạch phát triển lưu vực sông.
Cục Quản lý Tài nguyên Nước: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bao gồm cả Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, tiến hành kiểm kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước
Cục Địa chất và Khoáng sản: Quản lý nhà nước và tiến hành khảo sát về địa chất, tài nguyên khoáng sản, bao gồm cả nước khoáng.
Vụ Khí tượng Thuỷ văn: Quản lý nhà nước về các hoạt động khí tượng thuỷ văn, bao gồm xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn và quy trình, tiến hành khảo sát các thông số nền và quản lý dữ liệu
Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia: Phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin về khí tượng thuỷ văn , thực hiện dự báo thời tiết
Viện Nghiên cứu Địa chất và Tài nguyên khoáng sản
Viện Khí tượng Thuỷ văn
Cùng với việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Bộ, ngành, bộ phận quản lý nhà nước về môi trường theo ngành, lĩnh vực ở các bộ, ngành cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp với tình hình và tổ chức mới. ở địa phương, theo Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của liên Bộ TN&MT và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và Môi trường ở địa phương. Sở TN&MT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng quản lý TN&MT ở các quận, huyện và tương đương và cán bộ địa chính kiêm thực hiện trách nhiệm quản lý môi trường ở các xã, phường và cấp tương đương đang được hình thành và ổn định hoạt động. Trong cơ cấu tổ chức của các đơn vị quản lý TN&MT ở địa phương có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn. Các cán bộ quản lý môi trường trong các sở tại địa phương có chức trách quản lý các thành phần môi trường chung: đất, nước, không khí tức là không chuyên nhiệm về tài nguyên nước.
Tính hệ thống: về tổng thể hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng từ Trung ương đến địa phương dần từng bước được tăng cường theo hướng gắn kết hữu cơ với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa là những khoảng trống trong quản lý Tài nguyên nước ở địa phương, đặc biệt là từ cấp tỉnh trở xuống trước đây sẽ không còn khi đã có Sở TN&MT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp quận huyện và cán bộ địa chính ở cấp phường, xã. Thời gian tới, nếu thực hiện tốt theo hướng này, năng lực của hệ thống cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường chắc chắn sẽ được tăng cường.
Tính thực tiễn: Như đã phân tích ở chương 3, việc khai thác và sử dụng nước có một phạm vi rộng lớn với yếu tố đa ngành, đa mục đích. Cơ cấu tổ chức quản lý tài nguyên nước sẽ được tổng hợp từ cấp cơ sở, sát với nhu cầu sử dụng nước nhất và sẽ được điều hành từ các cấp theo hướng điều hòa lợi ích chung thông qua cơ quan trung tâm là sở TN&MT (hoặc Sở TNMT và Nhà đất) của các tỉnh trong một lưu vực sông.
Tính khả thi: cơ cấu tổ chức chung cho QLTHTNN hiện nay đã và đang hoạt động. Tuy nhiên, sự phân công trách nhiệm trong quản lý tài nguyên nước ở cấp sở, huyện thường là kiêm nhiệm và năng lực còn hạn chế. Mặt khác, trong ngành nước (cũng như các thành phần môi trường khác) rất cần những thiết bị theo dõi, kiểm soát chất lượng nước, số lượng để có thể điều chỉnh, phân phối hợp lý tài nguyên nước, nhưng điều này không phải là có thể đối với các sở do kinh phí hạn hẹp hoặc chưa được chú trọng đầu tư.
1.2. Quản lý theo lưu vực
Tháng 4/2001, Bộ NN&PTNT đã quyết định thành lập ba Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông: lưu vực sông Cửu Long; lưu vực sông Đồng Nai; lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Hiện nay cả ban quản lý lưu vực sông mới bắt đầu đi vào hoạt động. Hai sông khác là sông Cả và Srepok cũng có tài trợ của DANIDA để tiến hành thành lập tổ chức quản lý lưu vực. Trước đó, do yêu cầu khẩn thiết về việc quản lý ô nhiễm nước trên sông Cầu, ban quản lý lưu vực sông Cầu đã được sáu tỉnh ven sông nhất trí thành lập, đi vào hoạt động.
Hiện nay, Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ TN&MT đã Dự thảo nghị định Chính phủ về quản lý tổng hợp lưu vực sông (LVS). Hy vọng rằng sau khi luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2006 thì văn bản này sẽ được chính thức ban hành.
Theo nhận định của Cục Quản lý tài nguyên nước, lợi ích của quản lý lưu vực sông do các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:
Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được khai thác sử dụng.
Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.
Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng ĐNN.
Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.
Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm 80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo môi trường.
Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn như, thảm thực vật ven sông sẽ kiểm soát nhiều cơ chế môi trường của hệ sinh thái sông, và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dòng chảy cũng như nhiệt độ sông. Các vùng ĐNN cũng đóng vai trò quan trọng tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS. Quản lý LVS có thể là công cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước
Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.
Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn
Đặc điểm:
Lưu vực sông Đông Nai - Sài Gòn và vùng phụ cận ven biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lưu vực tích thủy từ vùng cao nguyên Tây Nguyên đến hết đồng bằng miền Đông Nam Bộ với tổng diện tích tự nhiên là 48.268 km2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ Campuchia) nằm rải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, tây Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần địa giới hành chính tỉnh Đăk Lăk, Ninh Thuận, Bình Thuận và Long An. Tổng cộng có tất cả 11 tỉnh nằm trong lưu vực.
Rừng:
Hệ thống rừng đầu nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Tổng diện tích rừng đầu nguồn ở lưu vực sông Đồng Nai Sài Gòn hiện còn khoảng 947.799ha, chiếm 18,66% tổng diện tích đất tự nhiên của 9 tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Trong 947.799ha rừng đầu nguồn có 278.438ha rừng đặc dụngcó ý nghĩa lớn trong việc duy trì nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn vào mùa khô và chống lũ quét vào mùa mưa, đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ nguồn gen quý và là nơi bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nhiệt đới.
Các vấn đề kinh tế - xã hội:
Vùng Đông Nam bộ có tổng diện tích 34.733 km2 dân số 12,4 triệu người. Trong đó có 6,5 triệu dân sống ở các vùng đô thị.
Lưu vực và vùng phụ cận bao gồm địa bàn của 11 tỉnh là Dak Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Chiếm 15% sản lượng nông nghiệp, 51% sản lượng công nghiệp và 39% nguồn thu dịch vụ. Tổng lượng nước chảy trung bình hàng năm là 34 tỷ m3 nước.
Các công trình thuỷ điện trên các dòng chính đã và đang xây dựng gồm Đa Nhim, trị An, Đại Ninh (Dòng chính Đồng Nai), Hàm Thuận-Đa Mi (Sông La Ngà), Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phumieng (sông Bé). Các công trình tưới nước chính đã xây dựng gồm :Dầu Tiếng (sông Sài Gòn). Các công trình thuỷ điện dự kiến gồm: Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 8, Đồng Nai 6 (sông Đồng Nai), Phước Hoà (sông Bé).
Cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với 1.842.576 ha đất canh tác trên toàn lưu vực, trong đó tưới trực tiếp cho 205.000 ha diện tích đất cây trồng với lượng nước tưới hàng năm lên đến 2.878 triệu m3. Dự báo đến năm 2025 , diện tích cây trồng đựoc tưới bằng nguồn nước sông Đồng Nai lên đến 324.000 ha với lượng nước tưới hàng năm lên đến 4.823 triệu m3.
Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung của một số tỉnh/TP trên lưu vực và vùng KTTĐPN trong hiện tại và dự báo đến năm 2020 được thể hiện trong bảng 7.
Bảng 7. Lượng cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt ở các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung của một số tỉnh/ thành phố trên lưu vực
STT
Tỉnh/TP
2005 (m3/ngđ)
2020 (m3/ngđ)
Ghi chú
1
TP.Hồ Chí Minh
1.000.000
320.000
Lượng nước ngầm khai thác tối đa là 500.000 m3/ngđ
2
Đồng Nai
300.000
1.000.000
3
Bình Dương
200.000
1.000.000
4
Bà Rịa – Vũng Tàu
70.000
800.000
5
Tây Ninh
25.000
50.000
Thị xã Tây Ninh
6
Long An
70.000
200.000
7
(*)
(*): Số tỉnh còn lại chưa kịp cập nhật số liệu
Khai thác mặt nước cho giao thông vận tải thủy, đặc biệt là trên tuyến luồng hàng hải Sài Gòn-Vũng Tàu với tổng lượng hàng hóa khô thông qua cụm cảng Sài Gòn lên tới 20,5-21,5 triệu tấn/năm (năm 2000) và dự báo sẽ tăng lên 30,5 triệu tấn/năm đến năm 2010. Nếu xét trên toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy dự báo sẽ đạt mức 90 triệu tấn/năm vào năm 2010.Các con số này cho thấy rằng, nguồn nước ở vùng họ lưu sông Đồng Nai có tiềm năng kinh tế rất lớn
Tiềm năng kinh tế của nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai còn được thể hiện qua việc khai thác sử dụng mặt nước để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tổng diện tích nuôi cá nước ngọt của 4 tỉnh vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương) là 27.394 ha với sản lượng cá nước ngọt nuôi đạt 12.997 tấn/năm; diện tích nuôi tôm là 2.828 ha với sản lượng nuôi tôm đạt 1.079 tấn/năm. Trong đó nổi bật nhất là việc sử dụng mặt nước để nuôi cá bè (hiện nay ở hồ Trị An có 867 bè, hồ Dầu Tiếng – 20 bè, hồ Thác Mơ - 50 bè, trên kênh Tây có 150 bè, khu Bến Gỗ- Biên Hòa có 50 bè).
Nhận xét:
Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn là một trong ba lưu vực sông đã thành lập ban quản lý theo quyết định của Chính Phủ, chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý quy hoạch lưu vực sông đã được xác lập bằng quyết định 14/2004/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT. Cơ cấu tổ chức quản lý quy hoạch lưu vực đã điều tiết nhằm tạo sự cân bằng giữa khai thác và sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo đảm nguồn nước trong lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kèm theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế đã gây nên những vấn đề bức xúc cần giải quyết của lưu vực:
Ô nhiễm nguồn nước: phần hạ lưu, gần các đô thị, khu công nghiệp
Thiếu nước trong mùa khô
Lũ lụt trong mùa mưa
Khai thác quá khả năng lưu lượng nước ngầm
2. THỂ CHẾ TÀI CHÍNH
2.1. Nguồn chi tài chính
Chi tiêu liên quan đến quản lý tài nguyên nước từ ngân sách Nhà nước không được phân bổ thành một mục chi riêng, nhưng nằm trong ngân sách của một số bộ khác nhau là Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT. Do sự phân định chức năng chức năng quản lý và chức năng dịch vụ trong ngành nước chưa thực sự rõ ràng, các nghiên cứu về chi tiêu cho ngành nước dựa trên các chi phí cho quản lý tài nguyên và quản lý các dịch vụ của ngành nước. Bên cạnh các khoản chi thường xuyên như lương cán bộ, hoạt động nghiên cứu… còn có các khoản đầu tư lớn cho ngành nước dành cho các công trình thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ chất lượng tài nguyên nước.
Kinh phí quản lý tổng hợp lưu vực sông được quy định trong điều 16 trong dự thảo nghị định của Chính Phủ về quản lý tổng hợp lưu vực sông. Kinh phí lập và thực hiện quy hoạch lưu vực sông do Bộ TN&MT bố trí trong dự toán hàng năm. Kinh phí thực hiện quy hoạch lưu vực sông được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng lưu vực sông và Ban quản lý lưu vực sông (điều 17) ngoài kinh phí do Bộ TN&MT phân bổ hàng năm, còn được đóng góp của các tỉnh, thành phố, nguồn đóng góp tự nguyện của các đơn vị quản lý công trình khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Ngoài ra còn nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.
2.2. Định giá nước hợp lý
Theo nguyên tắc Dublin (1992) về định giá tài nguyên nước, phục hồi chi phí, giá cả dịch vụ nước là đối tượng điều chỉnh của văn bản dưới luật và có tính chất chuyên ngành. Giá cả dịch vụ nước hợp lý có ý nghĩa rất lớn đối với các tổ chức dịch vụ nước công ích bao gồm cả nước đô thị, nước nông thôn và thủy nông. Các dịch vụ nước công ích hiện còn được ngân sách nhà nước bao cấp ở những mức độ khác nhau và do chính quyền các thành phố, tỉnh quy định. Để thực hiện thành công Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến 2020, dịch vụ nước đô thị sẽ từng bước xóa bỏ bao cấp, giá nước sẽ được tính đúng, tính đủ tiến tới trang trải chi phí đầu tư. Các tổ chức cấp nước đô thị sẽ tiến tới phải tự chủ về tài chính, thực hiện nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội, trang trải chi phí thoát nước thải sinh hoạt. Theo nghị định 34/2005/NĐ-CP, nước được quan niệm là hàng hóa kinh tế - xã hội. Đối với thủy nông, Nhà nước chỉ cấp kinh phí cho 5 trường hợp trong đó có bơm chống úng (vùng ĐNN ngoài ý muốn), chống hạn vượt định mức, thất thu thủy lợi phí do thiên tai.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 190/2004/QĐ-UB về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bản thành phố Hồ Chí Minh. Trong quyết định này quy định các đối tượng phải chịu thu phí là các hộ dân không phân biệt nguồn nước sử dụng, các cơ sở công nghiệp, các cơ sở dịch vụ. Các mức phí cũng được qui định cụ thể (250đ/m3 cho nước sinh hoạt và 400đ/m3 cho các loại khác)
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nôi ra quyết định số 48/2004/QĐ-UB về việc thu phí nước thải đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Khác với quyết định của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội không thu phí nước thải đối với các hộ gia đình chưa có hệ thống cấp nước sạch, tức là chế độ thu phí nước thải đối với nguồn nước tự khai thác chưa phải thực hiện quyết định này. Đối với các cơ sở công nghiệp phí này sẽ được tính trong phí bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất. Giá phí nước thải cụ thể không được nêu trong quyết định này.
3. CƠ CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH
Hội đồng quốc gia tài nguyên nước sau khi ra đời vào tháng 6/2000 đã có ba lần hội nghị. Hội đồng là hiện thân của yêu cầu và khả năng phối hợp liên ngành. Văn phòng hội đồng đã được tài trợ bởi dự án tăng cường năng lực của ADB.
Phối hợp quy hoạch thủy điện với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Đây là hai việc không thể tách rời nhau, trong đó hồ chứa nước đa năng là một yếu tố quan trọng.
Theo đánh giá của ngành giao thông đường thủy, kể từ sau khi Luật Tài nguyên nước và sau đó là nghị định 179/1999/NĐ-CP được ban hành thì phạm vi, chức năng và quyền hạn quản lý của ngành Đường thủy nội địa trên sông đã được xác định rõ ràng hơn. Ngành giao thông đường thủy nội địa vừa là vừa là tổ chức tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên nước phục vụ cho giao thông đường thủy, nhưng chính trong các hoạt động của mình lại có tác động đến nguồn tài nguyên nước như khi tiến hành nạo vét, thông luồng, lạch, xây dựng các kè chỉnh trị làm thay đổi dòng chảy…Với tính chất và đặc điểm sử dụng nước cho giao thông thủy, ngành giao thông đường thủy nội địa tham gia vào việc quản lý tài nguyên nước theo ba khia cạnh: (i) dưới hình thức bảo vệ luồng lạch; (ii) tham gia gián tiếp bảo vệ chất lượng nước; (iii) tự điều chỉnh trong các hoạt động đầu tư cải tạo luồng lạch, giao thông của chính minh.
Mạng lưới cộng tác vì tài nguyên nước: mạng lưới cộng tác vì nước quốc gia (Country Water Partnership - CWP) là một mạng lưới của các bên liên quan được các chuyên gia quốc tế sáng kiến đề ra nhằm đưa nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước vào thực tiễn. Mạng lưới này trước hết tập hợp các tổ chức chuyên nghiệp, chính phủ và phi chính phủ, hoạt động chủ yếu về các vấn đề chính sách chiến lược liên ngành và chuyên ngành để không trùng lặp với các dự án chuyên ngành. Mạng lưới này là kênh thích hợp để khuyến khích các tổ chức về nước của Việt Nam mau chóng hội nhập hơn với khu vực và thế giới.
4. THỂ CHẾ THANH TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Thể chế, nhiệm vụ và thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước được quy định trong chương 8 của Luật Tài nguyên nước.
Thanh tra chuyên ngành nước là nằm trong hệ thống thanh tra của các Bộ, ngành có chức năng nhiệm vụ bảo vệ sự ổn định, và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hữu hạn ở nước ta. Tổ chức này có nhiệm vụ xem xét việc lập và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Thanh tra ngành nước có nhiệm vụ phối hợp với thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành các Bộ, ngành theo cơ chế hợp tác.
Tính khả thi của thể chế thanh tra: hiện nay, việc thanh tra quá trình thực thi các quy định của Luật Tài nguyên nước chưa được thực sự có hiệu lực và đi vào cuộc sống thực tế như mong muốn [26].
5. XÂY DỰNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước là nhiệm vụ kỹ thuật đầu tiên của quản lý tài nguyên nước. Theo luật Tài nguyên nước, trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản nước mặt của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và kết quả điều tra cơ bản nước dưới đất của Cục Địa chất, Bộ NN&PTNT sẽ tổng hợp và quản lý kết quả điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Thực tế, nguồn thông tin tư liệu tài nguyên nước là khá phong phú tuy rằng chưa thật sự đầy đủ.
Chương V
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật cho chuyên ngành nước
Xây dựng văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền hạn của thanh tra ngành nước dưới dạng quyết định của Bộ chủ quản.
Sửa đổi quyết định số 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ theo hướng xác định các thành viên là cán bộ thuộc một cơ quan nào, chức vụ do một phó Thủ tướng phụ trách. Ví dụ như: Chủ Tịch hội đồng phó thủ tướng phụ trách kinh tế; Bộ trưởng Bộ TN&MT ủy viên thường trực; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ủy viên... mà không nên nêu rõ tên.
Sửa đổi Luật Tài nguyên nước và nghị định 179/1999/NĐ-CP cho phù hợp với cơ cấu quản lý tài nguyên nước theo nghị định 91/2002/NĐ-CP về phân quyền quản lý tài nguyên nước, ủy viên thường trực Hội đồng nước quốc gia cho Bộ TN&MT.
1.2. Bổ xung và tăng cường các chính sách về tài nguyên nước
Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực: tăng cường năng lực là giải pháp xuyên ngành mà dự án nào cũng đề cập. Trong tăng cường năng lực về lĩnh vực nước, do có yêu cầu trực tiệp, công tác đào tạo được thực hiện nhiều hơn công tác giáo dục. Công tác phát triển con người lâu này nhằm vào các tổ chức nước, giới chuyên nghiệp và quản lý. Trong những năm vừa qua, việc nâng cao nhận thức đã hướng đồng bộ vào các đối tượng thuộc các cấp và các giới bao gồm quản lý, quyết định chính sách, chuyên nghiệp và cộng đồng.
Truyền thông cộng đồng: huy động sự tham gia của cộng đồng hay nói cách khác là công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước.
Chính sách tài chính: Xây dựng thể chế tài chính nhằm huy động mọi nguồn vốn kể cả trong nước và quốc tế cho điều tra tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, nước ven bờ, xây dựng các công trình thủy lợi đa mục tiêu dưới dạng phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc hình thức huy động khác. Cũng như các ngành khác, trong ngân sách nhà nước nên phân định một tỷ lệ chi thích hợp cho ngành nước bao gồm cả quản lý lưu vực và thủy lợi.
2. THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
2.1. Tổ chức bộ máy
2.1.1. Quản lý nhà nước:
Hoàn tất thủ tục chuyển quyền quản lý tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT và thay đổi hệ thống cơ cấu tổ chức: thể chế để quản lý tài nguyên nước từ trước đến nay được phản ảnh theo chiều dọc, tính manh mún của các tiểu ngành, không tập hợp được sự hợp tác và phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành và cơ quan địa phương.
Chức năng quản lý tài nguyên nước, trước tiên, được giao cho Bộ NN&PTNT nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn còn chậm, việc phân công, phân cấp quản lý chưa rõ ràng giữa trung ương và địa phương đang từng bước phải kiện toàn, thì nay chức năng trên phải chuyển sang Bộ TN&MT vì vậy lại càng kéo dài tình trạng không ổn định nên chưa phát huy hết vai trò của địa phương trong công tác quản lý tài nguyên nước. Với sự hợp tác theo chiều ngang giữa các bên trong quản lý tài nguyên nước ở cấp quốc gia và giữa các tỉnh trong lưu vực sông là yếu tố quan trọng trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam.
Việc thuyên chuyển cán bộ quản lý tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT đã được thực hiện trong tháng 6-2003. Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng đã đảm nhiệm trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi Luật Tài nguyên nước. Cần xác định rõ hơn một số sắp xếp về tổ chức dưới đây:
Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước và các Ban Quy hoạch và Quản lý lưu vực các sông Hồng- Thái Bình, Đồng Nai và Cửu Long, đã được thành lập. Tuy nhiên các cơ quan này đang hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ NN&PTNT. Kiện toàn các Ban Quản lý và Quy hoạch của các lưu vực sông đã có, đồng thời thành lập các Ban Quản lý và Quy hoạch của các lưu vực sông còn lại: Hiện nay đã có ba Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông được thành lập tập trung ở hai vùng nông nghiệp lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Từ những kinh nghiệm đã được rút ra qua 3 năm thực hiện, cần kiện toàn và thành lập các ban quản lý quy hoạch lưu vực sông trên các vùng còn lại như: lưu vực sông Cả - sông Mã, lưu vực sông Hương, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn... Cơ sở khoa học để thành lập các ban quản lý lưu vực sông nên theo các tiêu chí về độ lớn (diện tích bị ảnh hưởng, dân số trong lưu vực, số lượng các chi lưu), về tính phức tạp theo thời gian, tính đa dạng của việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước.
Những cải cách về hành chính liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã thực hiện ở cấp trung ương, nhưng chưa được triển khai ở cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh chưa có động thái nào được triển khai để tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Ngoài ra còn thiếu sự chỉ đạo và yếu về năng lực
Tăng cường quản lý tổng hợp và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Ở đây, quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo Luật Tài nguyên Nước, tức là thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp theo lưu vực sông. Để việc quản lý có hiệu quả, có thể nghiên cứu thực hiện theo 4 nội dung của khung hành động được kiến nghị tại Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ hai và Hội nghị Bộ trưởng tháng 3-2000 tại Hugue (Hà Lan). Sự ưu tiên về nước phải được phản ảnh trong kế hoạch phát triển bền vững Quốc gia thông qua việc thực hiện chiến lược và kế hoạch của các ngành, đảm bảo cho người dân đều được tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh môi trường.
2.1.2. Sự phối hợp trong việc quản lý tài nguyên nước giữa các tỉnh:
Mặc dầu công tác quản lý tài nguyên nước trên toàn quốc nói chung, cụ thể là lưu vực sông Hồng đều được xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Những tỉnh thuộc các lưu vực sông đều có quan hệ với nhau trong quản lý sử dụng tài nguyên nước. Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh như hệ thống sông Nhuệ, hệ thống An - Kim - Hải, hệ thống Bắc - Nam - Hà, hệ thống Bắc - Hưng - Hải…đã có hội đồng điều hành hệ thống dành riêng trong đó có đại diện của các tỉnh liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều hành để tránh có những đối đầu trong việc điều hành và sử dụng nước. Có những công trình như hồ Núi Cốc nằm trên đất tỉnh Thái Nguyên nhưng lại phục vụ tưới cho tỉnh Bắc Giang vì vậy hàng năm Sở NN&PTNT Bắc Giang phải ký kết hợp đồng mua nước của Sở NN&PTNT Thái Nguyên…Nhưng việc điều hành và giải quyết mối quan hệ giữa các tỉnh lại do UBND các tỉnh giải quyết là chính, do đó còn những bất đồng lớn mà phải do Bộ hoặc có khi cấp cao hơn đứng ra can thiệp. Tuy vậy trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi tỉnh lại vì lợi ích riêng của mình dẫn đến còn có những bất cập gây ảnh hưởng lẫn nhau như: các tỉnh nằm ở thượng và trung lưu như Phú Thọ, Thái Nguyên trong quá trình sử dụng nước cho công nghiệp đã thải các chất độc hại và nước thải không qua xử lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nước của các tỉnh nằm dưới hạ lưu. Các tỉnh miền núi đã không kiểm soát được việc khai thác rừng, khai thác khoáng sản bừa bải đã gây ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước và bồi lắng sông, hồ ở hạ lưu. Các tỉnh đồng bằng các sông suối, kênh mương liên quan đến nhiều tỉnh cũng có sự quá tải khi tiếp nhận nguồn nước thải của các đô thị lớn và khu công nghiệp không qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước của các địa phương lân cận. Điển hình như hệ thống sông nhuệ, nguồn nước thải của thành phố Hà Nội dồn về đã gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới trong mùa khô và khả năng tiêu nước trong mùa mưa lũ phục vụ sản xuất của các tỉnh Hà Tây, Hà Nam…những vấn đề này chưa được giải quyết triệt để vì chúng ta còn thiếu nhiều chế tài xử phạt hành chính, cấp phép sử dụng nước và xả nước thải để điều chỉnh có tính chất vĩ mô giải quyết mâu thuẫn trong việc quản lý nước theo ranh giới hành chính và ranh giới thuỷ văn của hệ thống nguồn nước.
Việc xây dựng mô hình phối hợp quản lý tài nguyên nước và quản lý môi trường cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản là:
Phối hợp đa dạng ở các cấp quản lý
Phù hợp với các đối tượng điều chỉnh của hệ thống quản lý.
Các công cụ quản lý tổng hợp đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
2.2. Hoạt động triển khai tiếp theo
2.2.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước
Để có thể lập quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, hiệu quả, cần thiết phải tổ chức đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và chất lượng nước của nước mặt, nước dưới đất, nước ven bờ. Kết quả đánh giá này là một cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước và hoàn thiện mạng lưới điều tra cơ bản về tài nguyên nước. Ví dụ như đối với nước ven bờ: nước ta có đường bờ biển dài trên 3000 km. Rất nhiều vùng nước có sự đa dạng sinh học cao, có tiềm năng khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Cho đến nay, chưa có một kết quả điều tra, đánh giá tổng thể hiện trạng nguồn tài nguyên nước ven bờ và tiềm năng kinh tế của nó.
2.2.2. Phòng chống suy thoái nguồn nước
Bảo vệ rừng, khôi phục rừng tự nhiên, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp tại các vùng đồi núi, vùng rừng ngập mặn, phát triển mạnh trồng cây phân tán ở vùng đồng bằng và nông nghiệp, quy hoạch vùng cây xanh bắt buộc phải có tại tất cả các đô thị và khu công nghiệp.
Kết hợp một cách hài hoà các biện pháp công trình và phi công trình trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai về nước gây ra. Các biện pháp này phải được đề ra trong chiến lược cũng như quy hoạch phát triển tài nguyên nước quốc gia, các địa phương và các lưu vực sông.
Xem kiểm soát, xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp là một trọng tâm công tác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phòng ngừa các hiểm hoạ ô nhiễm do khai thác dầu khí và công nghiệp hoá dầu. Chuẩn bị đầy đủ các phương án về khoa học, công nghệ, pháp chế trong xử lý các sự cố.
2.2.3. Thể chế tài chính
Thực chất, ngân sách cho dành cho công tác QLTHTNN chưa được phân bổ riêng trong chương mục chi phí quốc gia. Bên cạnh các khoản chi thường xuyên như lương cán bộ, hoạt động nghiên cứu…còn có các khoản đầu tư lớn cho ngành nước dành cho các công trình thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ chất lượng tài nguyên nước. Để tài nguyên nước được quản lý một cách hiệu quả và với mức đầu tư hiệu quả cao nhất, ngân sách Nhà nước nên tập trung vào phát triển hạ tầng cơ sở thủy lợi, kênh mương; các dự án điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước cần huy động các nguồn tài trợ - tức là phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan tài trợ nước ngoài, trong nước trong sự phát triển, thực hiện các dự án và các trợ giúp khác; các công trình thủy lợi đa mục đích như hồ chứa nước của các dự án thủy điện (tất nhiên mục đích chính là kinh doanh điện) cần huy động nguồn vốn tín dụng hoặc vay vốn ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu có kỳ hạn. Các phương thức sử dụng tài chính hợp lý là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng.
2.2.4. Quan hệ quốc tế
Ba tổ chức LVS hiện nay được thành lập theo quyết định số 37, 38, 39 của Bộ NN&PTNT và bắt đầu đi vào hoạt động. Với sự trợ giúp của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), AusAID, các ban quản lý LVS đã xác định được những vấn đề ưu tiên và thành lập các nhóm công tác và tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về quản lý lưu vực cho các thành viên. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải đánh giá được hiệu quả của các chương trình này đồng thời vận động sự hợp tác giữa các quốc gia với tư cách là một thành viên trong tổ chức nước toàn cầu và tổ chức các quốc gia Châu Á vì nước. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong khi nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu của ta còn rất mỏng.
2.2.5. Thành lập ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước
Cho đến nay, nguồn thông tin, tư liệu về tài nguyên nước khá phong phú nhưng chưa được đầy đủ và phân mảng. Hầu hết các cơ quan có tham gia các dự án liên quan đến tài nguyên nước đều có một “kho” dữ liệu riêng cho một đối tượng nào đó ví dụ như: ngành Nông nghiệp chủ yếu tập trung vào các dữ liệu về nước mặt, ngành thủy sản tập trung vào số lượng và chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản, ngành giao thông là luồng lạch, ngành môi trường là chất lượng của môi trường nước... Mặc dù nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước đã được giao cho Bộ TN&MT (cụ thể là Cục Tài nguyên nước) và đã có một số dự án về thông tin môi trường đã được thực hiện, nhưng các số liệu chủ yếu tập trung vào khía cạnh môi trường. Vì vậy cần phải có một ngân hàng dữ liệu chung về tài nguyên nước, tình trạng khai thác và sử dụng, quy hoạch lưu vực, chất lượng nước... do Bộ TN&MT quản lý, chuẩn hóa và chia sẻ khi có yêu cầu.
3. ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
3.1. Lộ trình thực hiện sửa đổi về chính sách
Hoàn thiện các văn bản pháp luật cho chuyên ngành nước cần thực hiện trong 2 năm. Năm thứ nhất, lập dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước quy định cơ quan quản lý tài nguyên nước cho Bộ TN&MT để chính phủ trình Quốc hội thông qua. Năm thứ hai, Chính phủ ban hành các Nghị định, quyết định hướng dẫn thi hành các điều khoản của Luật Tài nguyên nước.
Đưa các kiến thức về sự hữu hạn của tài nguyên nước, ý thức sử dụng tiết kiệm nước vào các giờ ngoại khóa trong trường học. Hàng năm mở các buổi hội thảo chuyên đề về nước trong các cơ quan quản lý, doanh nghiệp sử dụng lượng nước lớn để nâng cao nhận thức về tài nguyên nước, quy hoạch nước hợp lý. Đây là một việc làm thường xuyên và có thể thực hiện được ngay.
Chính sách tài chính: Bộ Tài chính và Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT tổ chức họp bàn và đưa ra một dự toán chi cụ thể cho ngành nước, trình quốc hội xem xét để có thể thực hiện được vào năm tiếp theo.
3.2. Lộ trình thực hiện thay đổi về tổ chức bộ máy
3.2.1. Cơ quan quản lý tài nguyên nước:
Việc chuyển quyền quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT có thể thực hiện được ngay trong năm đề đề xuất. Các đơn vị sự nghiệp thủy lợi của Bộ NN&PTNT hoặc Bộ Thủy sản sẽ trở thành đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên. Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được giao cho Cục Quản lý Tài nguyên Nước trực thuộc Bộ TN&MT. Thay đổi quan trọng này đã cho thấy có sự phân tách giữa các chức năng về quản lý và các chức năng về dịch vụ liên quan đến tài nguyên nước.
3.2.2. Phòng chống suy thoái nguồn nước:
Tiếp tục thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng cây phân tán ở vùng đồng bằng.
Các dự án có tác động đến tài nguyên nước, khi xét duyệt phải có đánh giá tác động đến nguồn nước.
3.3.3. Thể chế tài chính:
Thực hiện theo thời gian cấp ngân sách hàng năm và có thể thực hiện được ngay bởi vì những công trình lớn (như hồ chứa nước cho thủy điện) đều đã thực hiện theo phương thức gọi vốn từ các nguồn.
3.3.4. Thành lập ngân hàng dữ liệu: Nên phân kỳ thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thu thập, phân tích, đánh giá số liệu hiện có; xác định các thông số cần thiết lưu trữ trong kho dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu để thuận tiện tham chiếu và cập nhật định kỳ.
Giai đoạn 2: Cập nhật, tổng hợp, khai thác sử dụng dữ liệu
KẾT LUẬN
Tài nguyên nước của Việt Nam là hữu hạn và phần lớn bắt nguồn từ các nước xung quanh. Do sự biến đổi của tự nhiên và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế thiếu quản lý, xu hướng suy giảm tài nguyên nước cả về chất lượng và số lượng đã xuất hiện. Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày một tăng nhanh. Để phát triển các ngành kinh tế xã hội một cách hiệu quả trong thời gian tới, cần phải thực hiện sự phát triển tài nguyên nước và chiến lược quản lý nước thông qua quản lý lưu vực sông. Điều này có thể bảo đảm sự phát triển bền vững không chỉ đối với ngành nước mà còn cho các ngành kinh tế - xã hội khác nữa. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ tới, dân số nước ta sẽ tăng lên, nền kinh tế bước sang giai đoạn mới theo hướng đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu nước cho các ngành kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ phải được hoàn thiện hơn cả về chủ trương chính sách cũng như thể chế, tổ chức. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các chính sách về quản lý tài nguyên nước dường như độc lập với hoạt động quản lý các vùng ĐNN. Các nghiên cứu đánh giá trong báo cáo sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu lực của hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức QLTHTNN phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thượng Hùng, Quan điểm bền vững trong sự nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên nước, Tạp chí Địa chất thủy văn, 241 (1997)
Phạm Xuân Sử. Tăng cường pháp lý trong quản lý tài nguyên nước. Hội thảo “quản lý điều hành hiệu quả ngành nước”
Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân. Tài nguyên nước Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 2003.
Luật Tài nguyên nước (1998)
Luật Bảo vệ môi trường (2004)
Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004)
Nghị định 179/1999/NĐ-CP
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
Quyết định số 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ
Nghị định của số 91/2002/NĐ-CP
Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Nghị định số 27/2005/NĐ-CP
Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NNvà PTNT
Nghị quyết số 41-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị
Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ TN&MT số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT
Nghị định 162/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành qui chế thu thập khai thác sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên nước
Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP
Thông tư 05/2005/TT-BTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện nghị định 34/2005/NĐ-CP
Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT về việc cấp phép thăm dò khoan nước dưới đất
Trần Thanh Xuân, Thảo luận về những giải pháp QLTHTNN ở nước ta, Tài nguyên và môi trường số 2, 12/2003.
Lê Trình, Lê Quốc Hùng. Môi trường lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ. Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam– 2003, Môi trường nước.
Báo cáo hiện trang môi trường quốc gia - Phần tổng quan năm 2005.
Lê Đức Năm. Báo cáo cập nhật các chính sách lưu vực sông 2004
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Vietnam Water Resources Sector Review. Report No 15041. WB, ADB, FAO, UNDP, NGO, Water Resources Group in Vietnam and the Government of Vietnam. May 13, 1996.
TAC Background Papers No4. Integrated Water Resources Management. Global Water Partnership. Technical Advisory Committee (TAC).
DANH SÁCH
CÁC CHUYÊN GIA TRỰC TIẾP TRAO ĐỔI CUNG CẤP THÔNG TIN
TT
Họ và tên
Học hàm/ Học vị
Lĩnh vực chuyên môn/ Chức vụ /Cơ quan
1
Trần Hiếu Nhuệ
GS.TS
Kỹ thuật nước - công nghệ môi trường/ Phó GĐ Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, ĐH Xây dựng Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; ĐT: 0913378098/ 04-8691604/04-7844968
Email: tranhieunhue@yahoo.com
2
Trần Đức Hạ
PGS.TS
Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà nội, 55 Giải phóng, Hà Nội; Tel: 0903235078/ 8693405 Email: tranduchưa@hn.vnn.vn
3
Nguyễn Việt Anh
PGS.TS
Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; ĐT: 0913209689/ 04-8698317 Email: vietanhctn@hotmail.com
4
Lều Thọ Bách
TS
Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405
5
Nguyễn Đức Toàn
ThS
Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405
6
Nguyễn Quốc Công
ThS.
Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 0989347250
Email:quoconguem@gmail.com/ congnq@yahoo.com
7
Trần Hiền Hoa
ThS. Nghiên cứu sinh TS
Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405
8
Phạm Tuấn Hùng
TS
Kỹ thuật nước - Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405
9
Lê Hiền Thảo
TS
Sinh học - Hóa học Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà nội, 55 Giải phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405
10
Phạm Văn Ninh
GS. TSKH
Môi trường biển/ GĐ Trung tâm, Trung tâm nghiên cứu và khảo sát môi trường biển; 264 Đội Cấn, Hà Nội; Tel (VP): 8326136 Tel (NR): 8325276
Email: pvninh@im01.ac.vn
11
Đặng Huy Huỳnh
GS. TSKH
Đa dạng sinh học – tài ngyên sinh vật/ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật
18 Hoàng Quốc Việt- Nghĩa Đô- Cõ̀u Giấy; Tel :8360169; Fax :8361196
12
Hồ Thanh Hải
Tiến sỹ
Đa dạng sinh học/ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật
18 Hoàng Quốc Việt- Nghĩa Đô- Cõ̀u Giấy; Tel :8360169; Fax :8361196
13
Lê Thạc Cán
GS Tiến sỹ
Viện trưởng Viện môi trường và phát triển bền vững
Tel: 2511282; Fax: 2511283; Email: VESDI@fpt.vn; thaccan@hn.vnn.vn
P311 Nhà 18 T2 Khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, đường Láng Hạ mới, Thanh Xuân Hà Nội
14
Nguyễn Chu Hồi
PGS. Tiến sỹ
Sinh vật biển - Hải dương học/ Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản; Tel: 7716578/ 7716056/ 0903436841 Fax: 7716054 Email: chuhoi.ifep@mofi.gov.vn or nchoi52@yahoo.com;
Đ/c:10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội
15
Trịnh Thị Thanh
PGS. Tiến sỹ
Công nghệ Môi trường – sinh học/–Khoa Môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên/ĐHQGHN
Đ/c: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 5583306/0913361070 Email: thanh-vnu@hn.vnn.vn
16
Phạm Xuân Sử
TS.
Cục trưởng Cục quản lý nước và công trình thủy lợi, Bộ NN&PTNT
17
Trần Hồng Hà
TS
Cục Trưởng cục Bảo vệ Môi trường – Bộ TN&MT
18
Hà Lương Thuần
PGS.TS
Viện Khoa học thủy lợi
19
Huỳnh Lê Khoa
Phó Trưởng phòng/ Hợp tác quốc tế- Cục Bảo vệ Môi trường
20
Phạm Trung Lương
PGS.TS
Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch
21
Tô Trung Nghĩa
TS
Viện Quy hoạch thủy lợi
22
Phạm Văn Mạnh
Bộ NN&PTNT
23
Hứa Chiên Thắng
Phòng Lưu vực sông và đới bờ - Cục Bảo vệ Môi trường
24
Phùng Văn Vui
Cục Phó
Cục Môi trường (VEPA)
25
Huỳnh Thế Phiên
GĐ
Vườn Quốc gia Tràm chim – Đồng Tháp
26
Huỳnh Thị Phép
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An
27
Nguyên Xuân Lý
PGS.TS
Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Thủy sản
28
Phạm Bình Quyền
PGS.TS
Trung tâm nghiên cứu TN&MT – Đại học quốc gia Hà Nội
29
Mai Trọng Nhuận
GS
Đại học Quốc gia Hà Nội
30
Lê Minh Đức
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
31
Nguyễn Chí Thành
Phân viện trưởng phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ
32
Phạm Khôi Nguyên
TS
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
33
Chu Mạnh Hùng
Bộ Giao thông Vận tải
34
Nguyễn Hòa Bình
Th.S
Chánh văn phòng – Cục Bảo vệ môi trường
35
Nguyễn Văn Tài
TS
Bộ Tài nguyên và Môi trường
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÃ GỬI BẢN CÂU HỎI
VÀ ĐÃ NHẬN ĐƯỢC TRẢ LỜI
TT
Họ và tên
Lĩnh vực chuyên môn/ Cơ quan
Cán bộ khoa học
Cán bộ quản lý
Có trả lời
Ghi chú
1
Nguyễn Hoàng Yến
Quản lý môi trường/ Hội Bảo vệ TN&MT VN
´
´
2
Phạm Bình Quyền
Sinh học nông nghiệp
´
´
3
Trần Đức Hải
Khí hậu – khí tượng thuỷ văn
´
4
Đằng Trần Duy
Môi trường đất
´
5
Phạm Ngọc Đăng
Môi trường không khí
´
´
6
Phạm Văn Ninh
Môi trường biển
´
´
7
Nguyễn Thị Kim Thái
Chất thải rắn
´
´
8
Lê Thái Bạt
Môi trường đất
´
9
Võ Trí Trung
Rừng và tài nguyên rừng
´
10
Đặng Huy Huỳnh
Đa dạng sinh học – tài nguyên sinh vật
´
´
11
Hồ Thanh Hải
Đa dạng sinh học
´
´
12
Nguyễn Thị Hồng Tú
´
13
Lê Bích Thắng
Kỹ sư ô nhiễm
´
14
Nguyễn Quỳnh Hương
SXSH – môi trường không khí
´
15
Phùng Chí Sỹ
Hoá và công nghệ môi trường
´
16
Đặng Trung Thuận
Môi trường địa lý
´
17
Hứa Chiến Thắng
Đới bờ và thẩm định
´
Quản lý Nhà nước
18
Nguyễn Khắc Kinh
Vụ trưởng Vụ thẩm định
´
´
Quản lý Nhà nước
19
Dương Văn Khanh
GĐ sở TN và MT tỉnh Thái Nguyên
´
´
Quản lý Nhà nước
21
Hoàng Thị Liên
Trưởng phòng Quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên
´
´
Quản lý Nhà nước
22
Đỗ Quang Cừ
GĐ Sở TN&MT tỉnh Hà Nam
´
´
Quản lý Nhà nước
23
Trần Xuân Đoàn
TP quản lý môi trường tỉnh Hà Nam
´
´
Quản lý Nhà nước
24
GĐ sở TN và MT TP Đà Nẵng
´
25
TP quản lý môi trường TP Đà Nẵng
´
26
Trần Văn Quang
ĐHBK Đà Nẵng
´
´
´
27
Nguyễn Ngọc Dũng
Phó GĐ Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
´
´
28
Dương Chí Công
GĐ Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
´
´
29
Nguyễn Quốc Tuấn
Phó GĐ Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội
´
´
30
Đặng Dương Bình
TP Quản lý Môi trường Hà Nội
´
´
31
Nguyễn Chu Hồi
Sinh vật biển - hải dương học
´
´
32
Hà Chu Chử
Tài nguyên rừng
´
33
Trương Mạnh Tiến
Vụ trưởng Vụ môi trường
´
´
34
Nguyễn Văn Trương
Phó Chủ tịch Hội đồng KH hội BVMT&TN VN
´
´
35
Đặng Kim Chi
Hoá môi trường
´
´
36
Trịnh Thị Thanh
Công nghệ môi trường – sinh học
´
´
37
Nguyễn Hữu Dũng
Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng
´
´
Quản lý Nhà nước
38
Nguyễn Gia Đễ
Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công nghiệp
´
´
Quản lý Nhà nước
39
Trần Anh Tấn
Vụ KHCN - Bộ Công nghiệp
´
´
Quản lý Nhà nước
40
Lê Minh Đức
Viện Chiến lược - Bộ Công nghiệp
´
´
´
Quản lý Nhà nước
41
Nguyễn Bính Thìn
Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ NN&PTNT
´
´
Quản lý Nhà nước
42
Lê Văn Tản
Bộ NN&PTNT
´
´
Quản lý Nhà nước
43
Nguyễn Văn Gián
Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Giao thông vận tải
´
´
Quản lý Nhà nước
44
Trần Thị Minh Hương
GĐ TT quan trắc MT và BVMT Thái Nguyên
´
´
Quản lý Nhà nước
45
Đặng Khánh
Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Thủy sản
´
Quản lý Nhà nước
46
Ban Công nghệ và An toàn môi trường – Tổng công ty dầu khí VN
Quản lý Nhà nước
47
Trung tâm Môi trường – Bộ Quốc phòng
Quản lý Nhà nước
48
Võ Trí Chung
Viện Môi trường và PT bền vững (VESDI)
´
´
´
49
Lâm Minh Triết
Giáo sư
´
´
50
Phan Thị Hiền
´
´
´
51
Hoàng Minh Khiên
Tiến sỹ
´
´
52
Lê Thạc Cán
Giáo sư
´
´
PHỤ LỤC
10 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km2
Sông Bằng Giang- Kỳ Cùng,
Sông Hồng - Thái Bình,
Sông Mã,
Sông Cả,
Sông Vũ Gia - Thu Bồn,
Sông Ba,
Sông Srepok,
Sông Sê San,
Sông Đồng Nai,
Sông Cửu Long.
5 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 2.500 km2 đến 10.000 km2
Sông Gianh,
Sông Thạch Hãn,
Sông Hương,
Sông Trà Khúc
Sông Côn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của pháp luật bảo vệ nguồn tài nguyên mặt của việt nam.doc