Đánh giá sơ lược tác động thuế bảo vệ môi trường đối với Việt Nam

Qua bài n ghiên cứu sơ bộ về sự tác động của Luật thuế Bảo vệ môi trườn g đối với Việt nam, mặc dù tiếp cận với Luật thuế Bảo vệ môi trườn g mới ở dạn g Dự thảo nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng việc ban hành Luật Thuế môi trường là thực sự cần thiết. Qua đó ch ún g ta cũn g nhận xét được mục tiêu quan trọng khi ban h ành Luật Thuế môi trườn g là: Đáp ứn g yêu cầu phát triển kinh tế bền vữn g, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, ph ù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và những năm tới; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùn g nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn; tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trươn g, chính sách của Đản g và Nhà nước về tiếp tục cải cách, x ây dựn g hệ thống thuế đồn g bộ, phù hợp với các qui định của Hiến ph áp, tính thống nhất và đồn g bộ với các văn bản pháp luật có liên quan kh ác; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế; các quy định trong Luật không quá phức tạp, phải rõ ràn g, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý, động viên hợp lý đón g góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồn g thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam.

pdf16 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sơ lược tác động thuế bảo vệ môi trường đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA Đ ÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC GVHD : PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG Thực hiện : NGUYỄN THỊ THU THỦY Lớp : NH đêm 6 – CHK20 Tp Hồ Chí Minh, Tháng 08 – 2012 ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ MỤC LỤC PHẦN A. MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Lí do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------------------------------ 1 2. Mục tiêu của đề tài --------------------------------------------------------------------------------------- 1 3. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 1 4. Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------- 1 PHẦN B. NỘI DUNG ---------------------------------------------------------------------------------------------- 2 Chương I: Khung lý thuyết -------------------------------------------------------------------------------------- 2 1. Lí luận chung về thuế bảo vệ môi trường ------------------------------------------------------------- 2 1.1. Khái niệm T huế ------------------------------------------------------------------------------------- 2 1.2. Khái niệm thuế bảo vệ môi trường---------------------------------------------------------------- 2 2. Tại sao đánh thuế bảo vệ môi trường ------------------------------------------------------------------ 2 3. Tác dụng của thuế bảo vệ môi trường ----------------------------------------------------------------- 3 4. Những kh ía cạnh ưu đãi của thuế bảo vệ môi trường ------------------------------------------------ 4 Chương II: Đánh giá sơ bộ tác động của thuế bảo v ệ môi trường tại Việt Nam ------------------------- 5 1. Cơ sở pháp lý của thuế bảo vệ môi trường ------------------------------------------------------------ 5 2. Đối tượng nộp th uế bảo vệ môi trường ---------------------------------------------------------------- 5 3. Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường ------------------------------------------------------------ 6 4. Tác dụng của thuế bảo vệ môi trường ----------------------------------------------------------------- 6 4.1. Các chính sách thu hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường ------------------------------ 6 4.2. Kết quả đạt được ------------------------------------------------------------------------------------ 7 5. Những tồn tại trong chính sách thuế bảo vệ môi trường -------------------------------------------- 7 Chương III: Kiến nghị-------------------------------------------------------------------------------------------- 8 1. Dựa trên các kinh ngh iệm các nước-------------------------------------------------------------------- 8 2. Dựa trên thực tiễn thực h iện ở Việt Nam -------------------------------------------------------------- 9 2.1 Giải pháp chung ------------------------------------------------------------------------------------- 9 2.2 Nguyên tắc tiếp cận khi xây dựng Luật thuế môi trường -------------------------------------- 9 Chương IV: Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------------- 10 ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 1 PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở nước ta trong những năm gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đô thị đã làm gia tăng chất thải công ngh iệp, nước thải sinh hoạt, số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công ngh iệp. Hiện trạng môi trường xuống cấp là thách thức n ghiêm trọng đối với phát triển bền vững của nước ta trong thời gian tới, nếu như không k ịp thời có các giải pháp giảm dần lượng phát thải chất độc hại. Bên cạnh đó, các ch ính sách th uế, phí hiện hành cũng có những hạn chế. Chẳng hạn, trong chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường không phải là mục tiêu chính, vì vậy chưa tác động trực tiếp đến hành vi t iêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường. Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế bền vững, ít gây ô nhiễm môi trường ngày càng được thế giới quan tâm và trở thành một trong những ưu tiên của nh iều n ước. Chính vì vậy để Việt Nam có thể hội nhập quốc tế 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá sơ lược tác động của luật thuế bảo v ệ môi trường đối với Việt Nam. T ừ đó sẽ có được cái nhìn khái quát về Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, mặt t ích cực cũng như mặt hạn chế của Luật Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ : Tham khảo luật về bảo vệ môi trường, các dự thảo về luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam, m ột số bài v iết trên các tạp chí, một số giáo trình về Thuế bảo vệ môi trường của trường Đại học Luật tại Việt Nam … 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá sơ lược về tác động của Luật Thuế Bảo vệ môi trường đối v ới Việt Nam ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 2 PHẦN B. NỘI DUNG Chương I: Khung lý thuyết 1. Lí luận chung về thuế bảo vệ m ôi trường 1.1. Khái niệm Thuế Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế nhưng có thể hiểu một cách chung nhất về thuế nh ư sau: “Thuế là khoản thu m ang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định”. 1.2. Khái niệm thuế bảo vệ m ôi trường Một cách khái quát, môi trường được hiểu là toàn bộ “các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản x uất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Khái n iệm thuế môi trường thường được tiếp cận dưới hai giác độ: Theo nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác độn g đến môi trường thông qua hành vi của mình. Dưới giác độ này, thuế môi trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nh ập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng côn g n ghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v. Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt, được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan hệ thuế giữa nhà nước và các ch ủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Như vậy, thuế m ôi trường là loại thuế mà các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường phải nộp nhằm phòng, chống ô nhiễm m ôi trường và đảm bảo phát triển bền vững. Đa ph ần các quốc gia trên thế giới đều giải thích khái niệm thuế môi trường theo nghĩa rộng, t uy nhiên ở Việt Nam, khái niệm thuế môi trường lại được hiểu theo ngh ĩa hẹp cụ thể là tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm về thuế bảo vệ môi trường như sau: “Thuế bảo vệ môi trường là loạ i thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọ i chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường ”. 2. Tại sao đánh thuế bảo vệ m ôi trường Chính phủ đã ban hành và thực thi nh iều biện pháp tài ch ính nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham gia trực t iếp các hoạt động xử lý ô nhiễm m ôi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các n guồn tài nguyên và h uy động một phần đón g góp của đối tượng x ả thải vào việc khô i phục môi trường. Các biện pháp này được thực hiện thông qua một số loại thuế nh ư Thuế Đất, Thuế Sử dụng đất nông nghiệp, Thuế Tài nguyên, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và các khoản phí, lệ phí thu đối với các hoạt động liên quan tới môi trường như: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khai thác khoáng sản, chất thải rắn. Trong Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường; Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là cần thiết, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường; khắc phục hạn chế trong chính sách thu hiện hành; tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 3 trường; bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát t riển bền vững; đồng thời đáp ứng việc thực hiện cam kết quốc tế, phù h ợp với xu thế phát triển của thế giới. 3. Tác dụng của thuế bảo vệ m ôi trường Xuất phát từ mục tiêu của Thuế bảo vệ môi trường là nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, động viên hợp lý sự đón g góp của xã hội và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nên dự kiến chỉ đưa v ào đối tượng chịu thuế một số sản phẩm gây ô nhiễm trên diện rộng. So với Dự thảo Luật Thuế môi trường được Bộ Tà i chính công bố vào cuối năm 2009, Dự thảo Luật TMT mới nhất có hàng loạ t sự điều chỉnh theo hướng thu hẹp đối tượng chịu thuế và hạ thuế suất. Việc đánh Thuế môi trường dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng kể từ ngày 1/1/2012. Hiện Việt Nam chưa có Thuế môi trường, nhưng trên thực tế, nhiều loại hàn g hoá đã phải chịu loại thuế này đánh gián tiếp qua thuế tiêu thụ đặc biệt như ôtô du lịch, xe gắn máy có côn g suất từ 125 cm3 trở lên, xăng và các sản phẩm để pha chế xăng... Dự báo khi Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường được ban hành và triển khai thực hiện thống nhất , đồng bộ thì khả năng sẽ có những tác độn g sau đây: Tăng cường trách nhiệm và nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường Cơ sở kinh tế ban hành thuế BVMT là sự cần thiết khách quan c ủa việc đưa chi phí “gây ô nhiễm môi trường” (các yếu tố ngoại ứng) và giá bán của hàng hóa. Trước đây khi chưa có thuế BVMT, chi phí này không được tính trong gia hàng hóa. Thuế BVMT sẽ giúp thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chi t rả”. Buộc các chủ thể gây ô nhiễm và các liên đới phải ch ịu trách nh iệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá. Ô nhiễm tại các trạm năng lượng dùng than là một trong những n guyên nhân gây ra các trận mưa a xít hủy ho ại đất đai, rau quả, nguồn nước, các công trình xây dựng ở nhiều n ơi, cả những nơi mà người dân khôn g h ưởng lợi trực t iếp từ trạm năng lượng này. Do không bao gồm những “chi phí ngoại ứng” nên giá bán điện đã phản ánh sai lệch chi phí và tạo r a nh ững thông tin không chính xác. Từ đó, khuyến kh ích sản x uất năng lượng vượt quá mức hiệu quả đối với nền kinh tế nói chung. Cần phải làm ngược lại, phải đưa đầy đủ các yếu tố chi phí xã hội vào giá bán điện cũng như giá cả hàng hóa, dịch vụ. Khi giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm đầy đủ chi phí xã hội, thì những đánh giá của thị trường sẽ méo mó, không chính xác, tạo cơ hội trục lợi cho cá nhân và doanh n ghiệp. Chi phí xã hội dành cho khôi phục, khắc phục , chống ô nhiễm, BVMT thường rất lớn chiếm tỷ lệ nhất định so với tổng GDP hàng năm. Tính được chính xác giá trị bằng tiền của các yếu tố ngoại ứng (là 3% hay 5% GDP) là điều không đơn giản. Các nước EU dành khoảng 4,2% GDP để giải quyết các chi phí ngoại ứng trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo nhiều dự báo, khoản chi này có xu hướng ngày càng tăng lên. Thuế BVMT sẽ đưa chi phí ngoại ứng vào giá “nội hóa các ch i phí n goại ứng”, nhờ đó chi phí xã hội và chi phí cá nhân của các nhà sản x uất t iến gần nhau h ơn. Các mức giá trở lên ch ính xác hơn, do đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết. Từ đó, tạo cơ hộ i thúc đẩy các hoạt động có h iệu quả hơn đối với các khu vực thị t rường, giao thông hoặc năn g lượng. Nội hóa các chi ph í ngoại ứng cũng sẽ dẫn đến phân bổ lại nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tạo ra các “mức giá công bằng và hiệu quả hơn” do phân phố i lại chi ph í. ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 4 Thuế BVMT còn góp phần thực hiện các mục tiêu khác về môi trường như khuyến khích các hành vi “sạch hơn”, kh uyến khích thực hiện các cuộc “cách m ạng” thân thiện với môi trường và góp phần tăng thu n gân sách. Khuyến khích sản x uất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường hơn Thuế BVMT làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa. Từ đó có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng BVMT. Đối với cả n gười tiêu dùng (muốn mua với giá thấp hơn) và nhà sản xuất (bán được nh iều sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn) thì thuế BVMT sẽ có tác dụng khuyến kh ích, điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Thúc đẩy cải cách đổi m ới công nghệ Nếu đánh thuế BVMT m à giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc n ghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con n gười. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các côn g n ghệ, chu trình và sản phẩm mới. Rõ ràng thuế BVMT có thể giúp chuyển dịch n ền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế BVMT có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự k iến trong k ế hoạch dài hạn c ủa nền công nghiệp. Tác động về mặt xã hộ i Thu thuế BVMT sẽ góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than…). Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm. Nâng cao ý thức BVMT trong đầu tư, sản x uất và tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức; kh uyến kh ích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tác động về mặt môi trường Thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm của các tổ chức, cá nhân; kh uyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường (khí Cacbon, lưu huỳnh thải ra khi sử dụng xăng, dầu, than, HCFC ảnh hưởng tới môi trường không khí và tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, gây hiệu quả nghiêm trọng đối với con người và thiên nhiên cũng nh ư tổn thất về kinh tế). Từ đó, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn với BVMT. Tăng nguồn vốn đầu tư cải tạo môi trường Với khung thuế quy định tại Luật, dự kiến số thu thuế BVMT thu sẽ tăng, tùy thuộc vào quy định mức cụ thể do UBT VQH quyết định trong giới hạn Khung quy định trong Luật. Đây là nguồn thu đáng kể, nhằm đầu tư cải tạo môi trường. Luật thuế BVMT là công cụ quan trọng, cùng với hệ thống các công cụ khác: Giáo dục, đầu tư, hành chính, … nhằm thực hiện được các mục tiêu BVMT tại Việt Nam./. 4. Những khía cạnh ưu đãi của thuế bảo vệ môi trường Ưu đãi đối với “công nghệ xanh”; Ở Việt Nam đã có một số chính sách đầu tư và hỗ trợ tài chính đối với “công nghệ xanh” trong hệ thống pháp luật bao gồm: Luật doanh nghiệp; Luật đầu tư; Luật Kho a học Côn g n ghệ; Luật bảo vệ môi trường; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quy định về thuế… ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 5 Theo Luật bảo vệ môi trường, NĐ số 4/NĐ–CP quy định các ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế… đối với hoạt độn g bảo vệ môi trường và các ưu đãi khác về hoạt độn g v à sản phẩm từ hoạt độn g bảo vệ môi t rường. Doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) chỉ phả i nộp thuế một lần, tại khâu sản xuất, bán ra hoặc tạ i khâu nhập k hẩu; Quy định này vừa được Bộ Tài chính ban h ành tại Côn g văn 9048/BT C-CST ngày 6/7/2012. Chương II: Đánh giá sơ bộ tác động của thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam 1. Cơ sở pháp lý của thuế bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường luôn được xác định là một chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều 29 Hiến pháp năm 1992 qui định: “ Các cơ quan Nhà n ước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân phả i tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài sản thiên nhiên và bảo vệ môi trường”; Điều 112 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 qui định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế bảo vệ m ôi trường”. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ quan điểm về bảo v ệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước: “Bảo vệ m ôi trường là một trong những vẫn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, ổn đ ịnh ch ính trị, an ninh quố c gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế... ”. Ngày 15/11/2010, Q uốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Thuế BVMT và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 bao gồm 4 chương, trong đó những nội dung chính của Luật nằm ở ba chương đầu được khái quát như sau: Chương 1: L uật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 giải thích nhằm làm rõ những thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ khoa học ; bên cạnh đó liệt kê về các đối tượng chịu thuế – những đối tượng gây tác độn g tiêu cực tới môi trường, sức khỏe con n gười và những đối tượng không chịu thuế – những đối tượng không n ằm trong đối tượng ch ịu thuế của Luật hoặc thuộc đối tượng ch ịu thuế của Luật nhưng rơi vào một số trường hợp nhất định. Ngoài ra, Luật còn quy định những chủ thể phải nộp thuế bảo vệ m ôi trường. Chương 2: Quy định về căn cứ t ính thuế, phương pháp tính thuế, biểu khung thuế. Việc quy định những nội dung trên giúp tạo nên sự minh bạch, rõ ràng, trong việc tính thuế bảo vệ môi trường, tạo nên sự hợp lý t rong v iệc tính thuế đối với các đối tượng chịu thuế khác nhau v à góp phần làm ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chương 3: Quy định về thời điểm tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế. Quy định thời điểm tính thuế riêng biệt cho từng loại hàng hóa để nhằm phù hợp với đặc thù riêng của mỗi loại hàng hóa v à thuận lợi cho quản lý thu thuế bảo vệ m ôi trường; quy định khai thuế, tính thuế, nộp thuế nhằm đảm bảo việc thực h iện luật này được nhanh chóng, thuận tiện, t ránh làm tăng chi phí trong việc tổ chức thực hiện luật này. Ngoài ra chúng ta biết rằng thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu vì vậy sẽ là cần thiết khi qui định một số nội dung về hoàn th uế để tránh phát sinh vướng mắc trong thực hiện. 2. Đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 6 * Xăng, dầu, mỡ nhờn: a) Xăng các loại; b) Nhiên liệu bay; c) Dầu diezel; d) Dầu hoả; đ) Dầu mazut; e) Dầu nh ờn; g) Mỡ nhờn. * Than: a) Than nâu; b) Than đá; c) Than antraxit; d) Than mỡ. * Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC). * Túi nilông thuộc diện chịu thuế. * Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng. * Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. * Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng. * Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. * Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính ph ủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 3. Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường Số thuế bảo v ệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hoá chịu thuế nh ân với mức thuế tuyệt đối qui định trên một đơn vị hàng hoá. * Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hoá tính thuế v à mức thuế tuyệt đối. * Số lượng hàng hoá tính thuế: a) Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, t iêu dùng nộ i bộ, tặng cho. b) Đối vớ i hàng hoá nhập khẩu, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá nhập khẩu. * Mức thuế tuyệt đối theo qui định tại Điều 8 của Luật này. 4. Tác dụng của thuế bảo vệ m ôi trường 4.1. Các chính sách thu hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường Chính sách về phí ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 7 Các chính sách phí hiện hành đang áp dụng vào các nguồn gây ô nhiễm, (đánh vào các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường nước, đất, không khí) nhằm mục đích thúc đẩy các đố i tượng gây ô nhiễm phải giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và đón g góp một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi t rường do các chất thải gây ra. Hiện n ay, đã có 4 khoản ph í bảo vệ môi trường đang được thực h iện như sau: a) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Được thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây nên, sử dụng n guồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả. b) Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Được thực hiện từ năm 2007, phí thu đố i với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch v ụ hoặc các ho ạt động khác. Ngoài phí bảo vệ môi trường đố i với chất thải rắn, hiện nay còn đang áp dụng thu “phí vệ sinh” l à khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom, vận ch uyển v à xử lý rác thải tại địa phương. c) Phí bảo vệ môi trường đố i với khai thác kho áng sản mới được thực h iện từ năm 2006, thu vào các hoạt động khai thác khoán g sản gồm khoáng sản kim loại và kho áng sản phi kim loại. Số thu từ phí bảo vệ môi trường được dùng cho mục đích hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường. d) Phí xăng dầu: Đang thu đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazút, dầu mỡ nhờn. Số thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Chính sách về thuế a) Thuế tiêu thụ đặc biệt: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định ưu đãi thuế đối với loại sản phẩm ít gây hại đến môi trường như xe ô tô chạy bằng năng lượng điện, năng lượng mặt trời áp dụng thuế suất ch ỉ bằng 50% và 70% mức thuế suất của xe ô tô cùng chủng loại nhưng chạy bằng xăng. Qui định ưu đãi này nhằm hạn chế việc đầu tư, sản xuất và t iêu dùng các sản phẩm tác động xấu đến môi trường. b) Thuế thu nhập doanh nghiệp : Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành qui định ưu đãi thuế suất 10% cho suốt đời dự án đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường; miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với các doanh ngh iệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực môi trường. c) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Qui định ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái ch ế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản x uất năng lượng sạch, n ăng lượng tái tạo 4.2. Kết quả đạt được Các khoản th u phí bảo vệ môi trường đã tạo thêm nguồn thu, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức và hành v i của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức v ề bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất t iên tiến để giảm bớt xả thải ch ất độc hại ra môi trường. Th úc đẩy doanh ngh iệp n gh iên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, n ghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu ho á thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm 5. Những tồn tại trong chính sách thuế bảo vệ m ôi trường ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 8 Bên cạnh kết quả đạt được như nêu trên, các chính sách thuế, phí hiện hành cũng có một số hạn chế như sau: Chính sách về phí Các loại phí bảo vệ môi trường hiện hành mới dừng lại ở mục tiêu huy động đón g góp một phần của những đố i tượng xả thải mà không tự mình xử lý chất thải; hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi trường. Nguồn thu từ ph í còn rất hạn chế. Tổng thu các khoản phí bảo vệ môi trường năm 2008 là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9000 tỷ đồng/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm. Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi sự nghiệp bảo vệ môi trường.Trong khi nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường rất lớn. Tính riêng nh u cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, kh u công n ghiệp vào khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, trồng rừng và tái trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thì nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Chính sách về thuế Trong các chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép không phải là mục tiêu chính. Vì vậy, v iệc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch m ôi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi m ua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến ho ạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường ch ứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi t iêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường. Các chính sách thuế và phí hiện hành như nêu trên chưa điều chỉnh các hoạt động sản xuất, t iêu dùng các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con n gười, ch ưa góp phần giảm thiểu các tác nhân sẽ gây tác động xấu đến môi trường tại nguồn gốc phát sinh. Chương III: Kiến nghị 1. Dựa trên các kinh nghiệm các nước Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn đ ể đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và d ễ thực hiện; Xây d ựng cơ chế theo dõi và đá nh giá để đảm bảo tính hiệu quả trong q uản lý; Quy định của Luật phả i đảm bảo khuyến khích việc bảo vệ môi trường; Mục tiêu chủ yếu của thuế môi trường là định hướng h ành vi xã hội để đảm bảo môi trường ngày càng trong sạch hơn, hoặc chí ít cũng không phát triển theo chiều h ướng x ấu đi, chứ không phải là thu được nh iều thuế từ những chủ thể gây ô nhiễm. Có những thành phần môi trường nếu mất đi thì không thể phục hồi được, và khi đó khôn g còn là vấn đề tài chính. Là một côn g cụ kinh tế, cách ưu việt nhất là quy định mức thuế sao cho chủ thể nộp thuế thấy có lợi hơn khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, các quy định của luật phải rõ ràn g để các ch ủ thể nộp thuế nhận thức và lựa chọn được ưu đãi thuế kh i sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, hơn là v iệc nộp thuế với mức cao để gây ô nhiễm. Đảm bảo lộ trình thuế hợp lý, t ránh gây “ sốc” cho nền kinh tế; Hiện nay, các quốc gia có nền k inh tế đang phát triển như nước ta đang trong giai đoạn tăng tốc để bắt kịp trình độ phát triển của các quốc gia tiên tiến. Chính vì vậy, việc sử dụng ở mức độ tối đa các nguồn tài n guyên là khó tránh khỏ i. Với thực tiễn như vậy, nhiệm vụ của thuế môi trường là từng bước ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 9 điều chỉnh hành vi xã hội, dần dần đưa nhận thức bảo vệ môi trường vào hoạt độn g sản xuất kinh doanh. Cần tránh tình trạng áp dụng ngay mức thuế cao dẫn đến gia tăng mạnh chi phí sản xuất , gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong giai đoạn cạnh tranh kinh tế toàn cầu h iện nay. Luật thuế môi trường phả i đưa ra được lộ trình áp dụng thuế hợp lý, từ mức thuế thấp dần dần đến mức thuế cao, để xã hội quen dần với trách nhiệm nộp thuế môi trường, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng của n ền kinh tế. 2. Dựa trên thực tiễn thực hiện ở Việt Nam 2.1 Giải pháp chung Cục Bảo vệ môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành và các địa phương để làm việc với các nhà tài trợ tiềm năng nhằm hoàn thiện các đề xuất dự án ưu tiên theo lộ trình đề ra. 2.2 Nguyên tắc tiếp cận khi xây dựng Luật thuế môi trường Tách bạch thuế môi trường với thuế tài nguyên, vì mục tiêu điều chỉnh không hoàn toà n giống nhau; Mặc dù có nhiều ý k iến cho rằng, thuế môi trường theo nghĩa rộn g bao gồm cả thuế tài nguyên, tuy nhiên qua quá trình t ìm hiểu mặc dù thuế tài nguyên c ũng có nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên, nh ưng thuế tài nguyên thực chất có một chức năng khác quan trọng hơn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý ( theo điều 1 thuế tài nguyên năm 1998), do vậy việc khai thác tài nguyên do các tổ chức, cá nh ân tiến hành cần phải nộp thuế nh ư là một cách để chia sẻ phần lợi ích từ giá trị tài n guyên được kh ai thác cho các mục đích chi t iêu công cộn g. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên có thể không ảnh hưởng nhiều đến môi trường nếu được tiến hành một cách khoa học, hợp lý. Căn cứ tính thuế tài nguyên được dựa vào giá trị tài nguyên được khai thác chứ không phải những tác động của hoạt động khai thác tài nguyên đến môi trường. Với những lý do trên cho thấy, không thể dùng thuế môi trường để thay thế cho thuế tài nguyên. Không những thế, t rong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền cần quan t âm đến v iệc hoàn chỉnh h ệ thống pháp luật thuế tài nguyên bằng cách xây dựng và ban hành Luật thuế tài nguyên để đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả. Thuế môi trường k hông thể thay thế hoàn toàn phí môi trường mà vẫn cầ n q uy định một số loại p hí môi trường nhất định; Căn cứ tính thuế và thuế suất; Vì đối tượng đánh thuế theo các nhóm khác nhau nên cần xây dựng căn cứ tính th uế phù hợp với từng chỉ tiêu cụ thể. Đối v ới nhóm hàng hóa sản xuất sử dụng trực tiếp có thể căn c ứ vào khối lượng sản phẩm sản x uất ra; đối với nhóm sản phẩm thải có thể dựa trên mức độ chất thải thải ra môi trường; đối với nhóm nguyên nhiên vật liệu khai thác, nhập khẩu dựa vào khối lượng tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu đầu vào ; đối với hoạt độn g gây tiếng ồn, gây bức xạ, phóng xạ nên xác định trên cơ sở tiếng ồn gây ra, mức độ bức xạ hoặc phóng xạ gây ra hoặc có thể xác định dựa trên lợi nhuận thu được của doanh ngh iệp làm cơ sở xác định mức tỷ lệ % thuế môi trường phải nộp. Và thuế suất được xây dựng theo tỷ lệ % phù hợp với từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cung ứng, nhóm nguyên nh iên v ật liệu sử dụng trong mối quan hệ với thuế suất của các loại thuế liên quan. Hoặc có thể xây dựng thuế suất theo các mức dựa trên mức độ sử dụng h àng hóa hoặc sản x uất nhập khẩu hàng hoá với thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi... ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG THUẾ B ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐ I VỚI VIỆT NAM TH: NGUYỄN THỊ THU THỦY GV: PGS. TS NGUYỄN NGỌC HÙNG NH Đêm 6-CH20 10 Chương IV: Kết luận Qua bài nghiên cứu sơ bộ về sự tác động của Luật thuế Bảo vệ môi trường đối với Việt nam, mặc dù tiếp cận với Luật thuế Bảo vệ môi trường mới ở dạng Dự thảo nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng việc ban hành Luật Thuế môi trường là thực sự cần thiết. Qua đó chúng ta cũng nhận xét được mục tiêu quan trọng khi ban hành Luật Thuế môi trường là: Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, ph ù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và những năm tới; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn; tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách, x ây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp với các qui định của Hiến pháp, t ính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan khác; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế; các quy định trong Luật không quá phức tạp, phải rõ ràn g, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý, động viên hợp lý đón g góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của n ền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, bài n ghiên cứu cũng còn tồn tại một số hạn chế vì hiện nay nước ta chưa có Luật thuế bảo vệ môi trường nên việc tham khảo tài liệu cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia trên trang Web rất hạn chế. Một số ý kiến cá nhân trên các tạp chí tham khảo chỉ ở dạng thảo luận, không phải là ý kiến của chuyên gia. Và h iện tại vẫn còn nhiều tranh luận trong các điều luật của Luật thuế bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thuế bảo vệ môi trường: Luật số 57/2010/QH12 2. Trường đại học Luật Hà Nội; NXB Công an nhân dân – Hà Nội/2006; Giáo t rình Luật Môi trường. 3. Nguyễn Thị Mai Phương; Tạp chí Nghiên cứu tài chính - kế toán, số 6/2007 ; Hướng tới chính sách th uế môi trường tại Việt Nam 4. NCS Nguyễn Quang Tuấn - Ths. Lê Thị Thảo; 20/08/2008; Bài đăng trên tạp ch í Nghiên cứu lập pháp số 129-thang-8-2008 5. ht tp://thanhtravietnam.vn/vi-VN/News/vandetrongtuan /2012/08/25867.aspx 6. iep/2012/08/doanh-nghiep-cao-su-dieu-dung- vi-thue-18811/ 7. ht tp://nld.com.vn/20120219101440169p0c1014/ke-ho-thue-bao-ve-moi-truon g.htm PHỤ LỤC Điều 8. Biểu khung thuế 1. Mức thuế tuyệt đối qui định theo Biểu kh ung dưới đây: TT Hàng hoá Đơn vị tính Mức thuế (đồng/1 đơn vị hàng hoá) Xăng, dầu, mỡ nhờn Xăng các loại Lít 1.000 - 4.000 Nhiên liệu bay Lít 1.000 - 3.000 Dầu diesel Lít 500 - 2.000 Dầu hoả Lít 300 - 2.000 Dầu mazut Lít 300 - 2.000 Dầu nhờn Lít 300 - 2.000 Mỡ nhờn Kg 300 - 2.000 I Than Than nâu Tấn 10.000 - 30.000 Than đá Tấn 10.000 - 30.000 Than antraxit Tấn 10.000 - 30.000 Than mỡ Tấn 10.000 - 30.000 II Dung dịch Hydro-ch loro-fluoro-cac bon Kg 1.000 - 5.000 V Túi nilông thuộc diện chịu thuế Kg 30.000 - 50.000 Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng Kg 500 - 2.000 I Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Kg 1.000 - 3.000 II Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng Kg 1.000 - 3.000 III Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng Kg 1.000 - 3.000 2. Căn cứ theo Biểu khung thuế qui định tại khoản 1 Điều này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội qui định mức thuế tuyệt đối cụ thể áp dụng cho từng loại hàng hoá ch ịu thuế bảo vệ môi trường theo các nguyên tắc sau: a. Mức thuế đố i với hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước tron g từng thời kỳ; b. Mức thuế đối với hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng ho á.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_so_bo_tac_dong_luat_thue_bao_ve_moi_truong_nttthuy_nhd6ch20_1551.pdf
Luận văn liên quan