Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở An Giang

Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 - Đặt vấn đề Chương trình “Ba giảm ba tăng” được Bộ Nông nghiệp&PTNT phát động vào năm 2002 để giảm bớt tình trạng nông dân sử dụng quá nhiều giống, phân, thuốc hóa học trong canh tác lúa, dễ gây ra dịch hại trên đồng ruộng. Đây là một chương trình khuyến nông với các hoạt động chủ yếu là tập huấn ngắn hạn và xây dựng mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn. Tỉnh An Giang đã triển khai Chương trình “Ba giảm ba tăng” sớm từ năm 2002 và đã đạt nhiều thành quả đáng kể. Mục tiêu là đến năm 2010, có 94% diện tích trồng lúa trong Tỉnh áp dụng kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” Tập huấn “Ba giảm ba tăng” thuộc loại dịch vụ công, chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện. Các lớp tập huấn được tổ chức theo dạng ngắn hạn có kết hợp thực hành tại chỗ và tham gia của nông dân, mỗi lớp có từ 20-30 học viên. Học viên là nông dân thuộc nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn, gia cảnh khác nhau. Hiệu quả thật sự của lớp học là nông dân tâm đắc, hài lòng về chất lượng tập huấn để mạnh dạn áp dụng trên ruộng lúa của mình và làm nòng cốt mở rộng diện tích áp dụng “Ba giảm ba tăng” trên địa bàn. Do đó, nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” rất cần thiết cho việc tiếp tục đẩy mạnh Chương trình nầy ở An Giang trong thời gian tới. 1.2 -Mục tiêu nghiên cứu ã Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở An Giang. ã Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. ã Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” trong thời gian tới. 1.3 - Phương pháp nghiên cứu 1.3.1-Phương pháp nghiên cứu - Xây dựng thang đo đơn hướng để đánh giá sự hài lòng, kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo bằng phân tích nhân tố (Principal Component Factor Analysis). - Áp dụng Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, là thang đo đa hướng với 5 thành phần cơ bản để đánh giá chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”; kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha , xác định lại các thành phần trong thang đo bằng phân tích nhân tố . - Phân tích phương sai để xem xét khác biệt về hài lòng theo các biến nhân khẩu học của học viên. - Phân tích hồi qui sự hài lòng theo các thành phần chất lượng dịch vụ để xác định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng. - Từ kết quả phân tích hồi qui và phân tích phương sai, đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. 1.3.2- Cơ sở dữ liệu 1.3.2.1- Dữ liệu thứ cấp. Các báo cáo về tập huấn “Ba giảm ba tăng” của Chi cục Bảo vệ thực vật và các tài liệu thống kê có liên quan. 1.3.2.2- Dữ liệu sơ cấp. Thiết kế thu thập dữ liệu. Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. Trong bảng câu hỏi chính thức; Thang đo hài lòng có 3 mục hỏi, Thang đo chất lượng dịch vụ có 22 mục hỏi; cho điểm theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 (Phụ lục 1). Lấy mẫu.Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, số mẫu lấy ở từng huyện tỉ lệ với số lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” đã tổ chức từ năm 2002-2006 ở tất cả 11 huyện trong tỉnh An Giang (Bảng 1.1). 1.3.3- Phân tích dữ liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mền SPSS13.0. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố, phân tích phương sai và phân tích hồi qui. 1.4- Cấu trúc của luận văn Luận văn được sắp xếp thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu cách đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Phần đặt vấn đề nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Từ đó, đề ra mục tiêu nghiên cứu chủ yếu là : Đánh giá sự hài lòng của nông dân, các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng và đề xuất giải pháp. Để đạt mục tiêu đề ra, phương pháp nghiên cứu là xây dựng thang đo sự hài lòng, thang đo chất lượng dịch vụ; phân tích phương sai, phân tích hồi qui. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cỡ mẫu đạt yêu cầu nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết gồm các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng, về thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và biến thể của nó là SRVPERF, quan hệ của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài là quan hệ của các thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng. Chương 3 trình bày tổng quan về nông nghiệp An Giang và chương trình “Ba giảm ba tăng”, bao gồm các nội dung: vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế địa phương, các chương trình nông nghiệp trọng điểm ở An Giang và chương trình “Ba giảm ba tăng” Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” đã thực hiện ở An Giang từ năm 2002-2006, bao gồm các nội dung đặc điểm mẫu điều tra, phân tích thông kê thang đo hài lòng và thang đo chất lượng dịch vụ, phân tích phương sai, phân tích hồi qui hài lòng theo các thành phần chất lượng dịch vụ và các giải pháp đề xuất. Cuối cùng là Chương 5 trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu và kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

pdf68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện để phân tích nhân tố. Qua phân tích nhân tố, 8 biến được sắp xếp thành 3 nhân tố với tổng phương sai trích là Deleted: (cumulative) Deleted: (factor loading) 37 64,073%, eigenvalue= 1,040, tức là 3 nhân tố nầy giải thích được 64% biến thiên của dữ liệu (Phụ lục 3). Các nhân tố được sắp xếp lại là: (1)- Nhân tố 1- Sự Đáp ứng gồm 3 biến: RES 2 : Giảng viên sẳn sàng đến thăm ruộng của nông dân trong suốt khóa học RES 4 : Nhóm giảng viên còn quan tâm giúp đỡ học viên sau khi khóa học kết thúc EMP1 : Giảng viên luôn thể hiện sự quan tâm đến sản xuất và đời sống của học viên Hai thành phần sự đáp ứng và cảm thông nhập lại thành một, trong đó, 2 biến RES 2, RES 4 được giữ lại và thêm biến EMP 1. Điều nầy có thể do trong thực tế, nông dân cảm thấy rằng sự cảm thông gắn kết với sự đáp ứng, tức là giảng viên có quan tâm đến sản xuất và đời sống của học viên thì mới đến thăm ruộng của học viên trong khóa học và sau khi khóa học kết thúc. Do đó, nhân tố nầy được đặt tên là Sự Đáp ứng. Qua tính tóan kiểm tra lại độ tin cậy của nhân tố “Đáp ứng” mới được sắp xếp lại, hệ số Cronbach alpha bằng 0,715 > 0,60 là chấp nhận được. (2)- Nhân tố 2- Sự Đảm bảo gồm 3 biến: REL 4: Thông tin cung cấp cho lớp chính xác ASS 1: Kỹ thuật áp dụng “Ba giảm ba tăng” được chỉ dẫn rõ ràng đầy đủ ASS 6: Việc so sánh, đối chiếu năng suất, chi phí của ruộng trình diễn với ruộng nông dân vào cuối vụ được thực hiện tốt Trong 6 biến của yếu tố Sự đảm bảo, qua phân tích nhân tố chỉ còn 2 biến là ASS 1 và ASS 6, đồng thời gộp vào biến REL 4 (Thông tin cung cấp cho lớp chính xác), nó cũng có thể là biểu hiện của sự đảm bảo. Do đó, nhân tố 2 được đặt tên là Sự Đảm bảo. Deleted: 8 38 Qua tính tóan kiểm tra lại độ tin cậy của nhân tố “Đảm bảo” mới được sắp xếp lại, hệ số Cronbach Alpha = 0,617 > 0,60 là chấp nhận được, nên nhân tố nầy được coi là một thành phần của Thang đo chất lượng dịch vụ. (3)- Nhân tố 3- Sự tận tình gồm 2 biến: REL 3: Giảng viên luôn lắng nghe và giải quyết các khó khăn của học viên RES 3: Giảng viên chịu khó giải đáp thấu đáo các thắc mắc, câu hỏi do học viên nêu ra trong lớp học Nhân tố nầy gồm 2 biến REL 3 và RES 3. Đối với học viên là nông dân, giảng viên được đánh giá cao nếu luôn lắng nghe và giải quyết các khó khăn của học viên trong quá trình học tập cũng như chịu khó giải đáp thấu đáo các thắc mắc, câu hỏi do học viên nêu ra trong lớp học. Nội dung nầy thể hiện sự tận tình, hết lòng của giảng viên đối với học viên nên nhân tố nầy được đặt tên lại Sự Tận tình. Qua tính tóan lại độ tin cậy của nhân tố “Tận tình” mới được sắp xếp lại, hệ số Cronbach Alpha bằng 0,620 > 0,60 là chấp nhận được. Như vậy, kết quả phân tích nhân tố cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ từ 5 thành phần ban đầu của Thang đo SERVPERF: Phương tiện hữu hình, sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông được sắp xếp lại thành 3 thành phần: Sự Đáp ứng, Sự Tin cậy, Sự Tận tình với độ tin cậy chấp nhận được, trong đó, có sự kết hợp giữa các biến trong các thành phần ban đầu (Bảng 4.8). Điều nầy phù hợp với nhận xét của Parasuraman và các cộng sự viên (1991) là khi áp dụng vào thực tế, các thành phần chất lượng dịch vụ có thể ít hoặc nhiều hơn 5 thành phần cơ bản. Sự thay đổi nầy cũng xảy ra tương tự như một số nghiên cứu chất lượng dịch vụ ở Việt Nam của các tác giả Nguyễn Việt & Nguyễn Khánh Duy (2005); Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Khánh Toàn (2005) và Nguyễn Thành Long (2006). Tóm lại, qua phân tích nhân tố và tính tóan độ tin cậy các thành phần thành phần mới được sắp xếp lại, Thang đo chất lượng dịch vụ tập huấn “Ba giảm ba tăng” được xác định lại gồm các thành phần là: Sự Đáp ứng, Sự Đảm bảo (của lớp học) và Sự Tận tình (của giảng viên). 39 Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố Thang đo chất lượng dịch vụ tập huấn (sắp xếp theo hệ số tải nhân tố) Nhân tố Biến Đáp ứng Đảm bảo Tận tình REL 3: GV lắng nghe và giải quyết khó khăn của học viên 0,791 REL 4: Thông tin cung cấp cho lớp chính xác 0,672 RES 2: GV sẳn sàng đến thăm ruộng nông dân 0,723 RES 3: GV chịu khó giải đáp thấu đáo thắc mắc của học viên 0,858 RES 4: GV quan tâm giúp đỡ học viên sau khóa học 0,823 ASS 1: Kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” được chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ 0,765 ASS 6 : Đối chiếu so sánh năng suất của ruộng trình diễn với ruộng nông dân vào cuối vụ được thực hiện tốt 0,757 EMP 1: GV quan tâm đến sản xuất, đời sống của học viên 0,762 Eigenvalue 2,931 1,155 1,040 Tổng phương sai trích 23,845% 45,312% 64,073% Cronbach Alpha 0,715 0,617 0,620 Thang đo chất lượng dịch vụ được xác định lại gồm ba thành phần là các nhân tố vừa được rút ra qua quá trình phân tích nhân tố là: Đáp ứng, đảm bảo và tận tình . Các thành phần nầy đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,60. Formatted: Left, Space After: 6 pt Formatted Table Formatted: Left, Space After: 6 pt Deleted: ¶ ¶ ¶ ¶ Deleted: 40 4.3- Phân tích phương sai Phân tích phương sai để xem xét khác biệt về hài lòng theo các biến nhân khẩu học của học viên, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của họ. Để thực hiện mục tiêu nầy, phương pháp Phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA) với mức ý nghĩa 5% sẽ được tiến hành. Do cỡ mẫu khá lớn, chỉ cần xem xét tính đồng nhất phương sai các nhóm bằng kiểm định Levene với giả thuyết H0 là phương sai các nhóm bằng nhau. Nếu chấp nhận giả thuyết H0 thì tiến hành phân tích phương sai. Nếu bác bỏ giả thuyết H0, tức là điều kiện phương sai đồng nhất không đáp ứng được thì phải dùng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis (cũng ở mức ý nghĩa 5%). Mức độ hài lòng của mỗi quan sát được tính bằng cách lấy trung bình các biến SAT 1, SAT 2 và SAT 3. 4.3.1-Khác biệt về hài lòng theo độ tuổi học viên Kiểm định Levene trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa là 0,048 < 0,05, có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, tức là điều kiện phương sai của các nhóm bằng nhau không đáp ứng được. Do đó, kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis được áp dụng . Trị số Chi bình phương của kiểm định Kruskal-Wallis có mức ý nghĩa quan sát là 0,079 > 0,05. Vậy chấp nhận giả thuyết H0-Không có sự khác biệt về hài lòng theo độ tuổi của học viên với mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 4). 4.3.2-Khác biệt về hài lòng theo diện tích đất sản xuất của học viên Kiểm định Levene trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa là 0,688 > 0,05, chấp nhận H0, tức là phương sai các nhóm không khác nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng . Trị số F trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa quan sát là 0,233 > 0,05. Do đó, chấp nhận giả thuyết H0- không có sự khác biệt về hài lòng theo diện tích ruộng đất của học viên (Phụ lục 5). 4.3.3-Khác biệt về hài lòng theo địa bàn huyện tổ chức lớp tập huấn Kiểm định Levene trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa là 0,042 < 0,05, có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, tức là điều kiện phương sai của các nhóm bằng nhau không đáp ứng được. Do đó, kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis được áp dụng . Formatted: Font: (Default) Arial, 13 pt, Bold Deleted: ¶ ¶ 41 Trị số Chi bình phương của kiểm định Kruskal-Wallis có mức ý nghĩa quan sát là 0,011 < 0,05. Vậy bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%-, tức là Có khác biệt về hài lòng của học viên theo địa bàn huyện. Bảng xếp hạng cho thấy các huyện An Phú, Châu Phú có mức độ hài lòng của học viên thấp nhất (Phụ lục 6) 4.3.4- Khác biệt về hài lòng theo năm tập huấn Kiểm định Levene trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa là 0,102 > 0,05; chấp nhận H0, tức là phương sai các nhóm không khác nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng . Trị số F trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa quan sát là 0,179 > 0,05. Như vậy, chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác biệt về hài lòng theo năm tập huấn (Phụ lục 7) 4.3.5-Khác biệt về hài lòng theo trình độ học vấn của học viên Kiểm định Levene trong phân tích phương sai có mức ý nghĩa là 0,785 > 0,05; chấp nhận H0, tức là phương sai các nhóm không khác nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng . Trị số F trong phân tích phương sai có mức ý ngĩa quan sát 0,155 > 0,05. Như vậy, chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác biệt về hài lòng theo trình độ học vấn của học viên (Phụ lục 8) Tóm lại, kết quả phân tích phương sai cho thấy chỉ có khác biệt về hài lòng của học viên theo địa bàn huyện tổ chức tập huấn . 4.4- Phân tích hồi qui. 4.4.1- Điều chỉnh mô hình nghiên cứu. Qua kết quả phân tích ở 4.2.2, Thang đo chất lượng dịch vụ ban đầu được sắp xác định lại có 3 thành phần: Sự Đáp ứng, Sự Đảm bảo và Sự Tận tình. Do đó, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại để nghiên cứu quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng (Hình 4.1). 42 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Mô hình quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, trong đó, các thành phần chất lượng dịch vụ vừa được xác định lại: Đáp ứng, Đảm bảo, Tận tình là tiền tố của hài lòng Các biến trong mô hình và quan hệ của nó được trình bày ở Bảng 4.9. Biến phụ thuộc là sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Biến độc lập là các thành phần chất lượng dịch vụ vừa được xác định: Sự Đáp ứng, Sự Đảm bảo và Sự Tận tình. Quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có kỳ vọng là quan hệ dương. Biến phụ thuộc Hài lòng hình thành từ 3 biến SAT 1, SAT 2 và SAT 3 của Thang đo Hài lòng. Nguồn số liệu của các biến SAT 1, SAT 2, SAT 3 có được qua quá trình điều tra phỏng vấn (xem Bảng 4.4). Giá trị của biến phụ thuộc Hài lòng là factor score được phần mềm SPSS tính tóan qua quá trình phân tích nhân tố, là kết hợp tuyến tính của các biến SAT 1, SAT 2, SAT 3 và đã được chuẩn hóa. Biến độc lập Đáp ứng hình thành từ 3 biến: RES 2, RES 4, EMP 1; biến độc lập Đảm bảo hình thành từ 3 biến: REL 4, ASS 1, ASS 6; biến độc lập Tận tình hình thành từ 2 biến: REL 3, RES 3 của Thang đo chất lượng dịch vụ qua quá trình phân tích nhân tố. Nguồn số liệu của các biến quan sát (item) trong Thang đo chất lượng dịch vụ có Đáp ứng Đảm bảo Tận tình Hài lòng 43 được qua quá trình điều tra phỏng vấn (xem Bảng 4.6). Giá trị của các biến độc lập là những factor score được SPSS tính tóan qua phân tích nhân tố, là những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát trong Thang đo chất lượng dịch vụ và cũng được chuẩn hóa. Bảng 4.9 Giải thích các biến trong mô hình Biến phụ thuộc Tên biến Giải thích nội dung biến Nguồn số liệu Kỳ vọng dấu Hài lòng - Tin tưởng rằng mình chỉ dẫn được cho nông dân khác áp dụng “Ba giảm ba tăng” (SAT 1) - Hài lòng với chất lượng lớp tập huấn (SAT 2) - Hài lòng với hiệu quả của phương pháp “Ba giảm ba tăng” (SAT 3) -điều tra -điều tra -điều tra Biến độc lập Tên biến Giải thích nội dung biến Nguồn số liệu Kỳ vọng dấu Đáp ứng - Giảng viên sẳn sàng đến thăm ruộng nông dân (RES 2) - Giảng viên quan tâm giúp đỡ học viên sau khóa học (RES 4) - Giảng viên quan tâm đến sản xuất, đời sống của học viên (EMP 1) - điều tra - điều tra - điều tra + Đảm bảo - Thông tin cung cấp cho lớp chính xác (REL 4) - Kỹ thuật áp dụng “Ba giảm ba tăng” được chỉ dẫn rõ ràng đầy đủ (ASS 1) - Việc so sánh, đối chiếu năng suất, chi phí của ruộng trình diễn với ruộng nông dân vào cuối vụ được thực hiện tốt (ASS 6) - điều tra - điều tra - điều tra + 44 Tận tình -Giảng viên luôn lắng nghe và giải quyết các khó khăn của học viên (REL 3) - Giảng viên chịu khó giải đáp thấu đáo các thắc mắc, câu hỏi do học viên nêu ra trong lớp học (RES 3) - điều tra - điều tra + - Giá trị của biến phụ thuộc Hài lòng là factor score được SPSS tính tóan qua phân tích nhân tố Thang đo hài lòng. - Giá trị của các biến độc lập : Đáp ứng, Đảm bảo, Tận tình cũng là các factor scores được SPSS tính tóan qua phân tích nhân tố Thang đo chất lượng dịch vụ. - Các giá trị của biến độc lập và biến phụ thuộc đều được chuẩn hóa . - Kỳ vọng dấu trong quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là dấu dương, tức là khi giá trị biến độc lập tăng, giá trị biến phụ thuộc sẽ tăng. 4.4.2- Tương quan giữa các biến trong mô hình. Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính bội là xem xét mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Ma trận hệ số tương quan Pearson được dùng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau (Bảng 4.10). Kết quả phân tích tương quan với kiểm định T (2 đuôi) cho thấy: Hài lòng và Đáp ứng tương quan dương có ý nghĩa 1% Hài lòng và Đảm bảo tương quan dương có ý nghĩa 1% Hài lòng và Tận tình tương quan dương có ý nghĩa 1% Các biến độc lập: Đáp ứng, Đảm bảo, Tận tình không có tương quan với nhau do chúng là các nhân tố được ước lượng qua quá trình phân tích nhân tố (Hòang Trọng và Chu Nguyễn Mộ,ng Ngọc , 2005). 45 Bảng 4.10 Ma trận tương quan giữa các biến Đáp ứng Đảm bảo Tận tình Hài lòng Hệ số tương quan 1 Đáp ứng Mức ý nghĩa(2-đuôi) Hệ số tương quan 0,000 1 Đảm bảo Mức ý nghĩa(2-đuôi) 1,000 Hệ số tương quan 0,000 0,000 1 Tận tình Mức ý nghĩa(2-đuôi) 1,000 1,000 Hệ số tương quan 0,352** 0,300** 0,215** 1 Hài lòng Mức ý nghĩa(2-đuôi) 0,000 0,000 0,001 **Tương quan có ý nghĩa 1% 4.4.3-Phân tích hồi qui. Mô hình hồi qui tuyến tính bội : Hài lòng = B0 + B1 * Đáp ứng + B2 * Đảm bảo + B3 * Tận tình Biến phụ thuộc: Hài lòng Biến độc lập: Đáp ứng, Đảm bảo, Tận tình. Cả 3 biến độc lập được đưa vào cùng lúc để phân tích hồi qui. Kết quả phân tích hồi qui có Hệ số xác định R2= 0,26, nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình là 26%, hay là 26% biến thiên của Hài lòng được giải thích bởi quan hệ tuyến tính với 3 biến độc lập nói trên, còn 74% biến thiên do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác không có trong mô hình . Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.11) dùng để kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị thống kê F được tính ra từ giá Deleted: ¶ ¶ 46 trị R2 của mô hình (4) có giá trị p rất nhỏ (p = 0,000) cho thấy rất an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui của các biến độc lập đều bằng không. Bảng 4.11 Phân tích phương sai của mô hình hồi qui Biến thiên Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương Giá trị F Giá trị p Hồi qui (Regression) 60,859 3 20,286 27,065 0,000 Phần dư (Residual) 173,141 231 0,750 Tổng 234,000 234 Kiểm định mô hình hồi qui. Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không xảy ra vì các biến độc lập không có tương quan với nhau (Bảng 4.10). Ngòai ra, kiểm tra hiện tượng Phương sai của sai số không đồng đều (Heteroskedasticity) bằng kiểm định tương quan hạng Spearman giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập đều cho thấy không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0-Hệ số tương quan hạng đều bằng không, tức là giả định phương sai của sai số không thay đổi là đáp ứng được (Hòang Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Như vậy mô hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng trên đây sử dụng được (Phụ lục 9) . Kết quả hồi qui trình bày ở Bảng 4.12 (5) cho thấy: Hệ số hồi qui riêng phần của biến Đáp ứng là B1 = +0,352, kiểm định T có p=0,000 Hệ số hồi qui riêng phần của biến Đảm bảo là B2 = +0,300, kiểm định T có p=0,000 Hệ số hồi qui riêng phần của biến Đảm bảo là B3 = +0,215, kiểm định T có p=0,000 4 F=( SSR/k)/[SSE/(n-k-1)] = [(n-k-1)/k].[R2/(1-R2)], n là số quan sát, k là số biến độc lập 5 Giá trị của các hệ số hồi qui riêng phần của biến độc lập bằng với hệ số tương quan Pearson giữa biến đó và biến phụ thuộc là do các biến độc lập và biến phụ thuộc đã được chuẩn hóa qua quá trình phân tích nhân tố (trung bình các biến bằng 0 và phương sai các biến bằng 1), và các biến độc lập không có tương quan với nhau 47 Bảng 4.12 Thông số thống kê của các biến Hệ số B Sai số chuẩn Giá trị T Giá trị p (hằng số) 1,07E- 0,056 0,000 1,000 Đáp ứng 0,352 0,057 6,227 0,000 Đảm bảo 0,300 0,057 5,296 0,000 Tận tình 0,215 0,057 3,791 0,000 Như vậy, các biến độc lập đều có quan hệ dương với sự hài lòng, đúng như kỳ vọng về dấu của quan hệ giữa các biến trong mô nình. Điều nầy cũng phù hợp với khuyến cáo của Cronin Taylor (1992) là chất lượng là tiền tố của sự hài lòng . Tóm lại, qua phân tích mô hình hồi qui, sự hài lòng có quan hệ dương với các thành phần chất lượng dịch vụ: Sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự tận tình. Đó cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn. 4.5-Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Qua kết quả phân tích hồi qui, sự hài lòng có quan hệ dương với các nhân tố: Sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự tận tình của giảng viên, tức là: Đáp ứng tăng sẽ làm tăng hài lòng, đảm bảo tăng sẽ làm tăng hài lòng, tận tình tăng sẽ làm tăng hài lòng. Do đó, để nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng các lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” trong thời gian tới, cần tiếp tục cải thiện các nhân tố : Sự đáp ứng, sự đảm bảo , sự tận tình ; tức là có các giải pháp làm tăng sự đáp ứng, sự đảm bảo của lớp học và sự tận tình của giảng viên. Deleted: Các đề Deleted: nhằm Deleted: Tăng sự đáp Deleted: sự Deleted: Tăng sự đảm Deleted: sự Deleted: Tăng sự tận Deleted: sự Deleted: tiếp tục 48 4.5.1- Giải pháp tăng sự đáp ứng Thành phần Đáp ứng gồm có ba biến: Giảng viên sẳn sàng đến thăm ruộng của nông dân (RES 2), Giảng viên quan tâm giúp đỡ học viên sau khóa học (RES 4) và giảng viên quan tâm đến sản xuất, đời sống của học viên (EMP 1). Do đó, để tăng sự đáp ứng của lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng”, các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như dưới đây. (1) Giảng viên phải có lịch đến thăm ruộng học viên định kỳ để hướng dẫn cụ thể họ thực hiện kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” phù hợp diễn biến thực tế trong suốt khóa học . (2) Trạm bảo vệ thực vật huyện lập sổ thống kê học viên qua các khóa tập huấn giao cho kỹ thuật viên xã và cán bộ nông nghiệp huyện, tỉnh phụ trách địa bàn theo dõi và hỗ trợ; khuyến khích học viên tham gia các tổ nhóm, câu lạc bộ khuyến nông để được tiếp tục cập nhật thông tin khuyến nông, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp sau khi khóa học kết thúc. (3) Cần thống kê đủ các thông tin về ruộng đất, số người trong hộ gia đình của học viên để giảng viên nắm được và quan tâm cụ thể đến sản xuất và đời sống của từng học viên. 4.5.2-Giải pháp tăng sự đảm bảo Thành phần Đảm bảo gồm có ba biến: Thông tin cung cấp cho lớp chính xác (REL 4), Kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” được hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ (ASS 1) và Đối chiếu, so sánh năng suất của ruộng trình diễn với ruộng nông dân vào cuối vụ được thực hiện tốt (ASS 6). Do đó, để tăng sự đảm bảo của lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng”, các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như dưới đây. (1) Nối mạng Internet bằng đường truyền tốc độ cao (ADSL) cho tất cả các trạm bảo vệ thực vật huyện để giúp cán bộ có điều kiện nắm bắt thông tin nhanh và cung cấp chính xác cho nông dân, đồng thời, mở rộng phạm vi Dự án Thông tin Khuyến nông đến các Trạm Bảo vệ thực huyện ở tất cả 11 huyện, thị bằng ngân sách nhà nước tỉnh (thay vì chỉ có 5 trạm khuyến nông ở 5 huyện từ nguồn của Trung tâm Khuyến nông quốc gia). Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh Chương trình “Internet nông thôn” của Tỉnh An 49 Giang để tăng cường khả năng cung cấp và trao đổi thông tin với các câu lạc bộ, tổ nhóm nông dân về tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. (2) Kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” không đơn giản là giảm giống, giảm phân bón hóa học, giảm thuốc trừ sâu bệnh mà giảm các nhập lượng thừa để cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao. Lớp học chỉ kéo dài trong một vụ tại một địa điểm trong khi có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Do đó, kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” cần được hướng dẫn áp dụng cụ thể trong các điều kiện khác nhau về thời vụ, thời tiết, đất đai, thủy lợi, tình hình dịch bệnh …để mang lại hiệu quả cao cho nông dân. (3) Kiểm tra chặt chẽ việc so sánh, đối chiếu năng suất, chi phí ruộng trình diễn với ruộng nông dân vào cuối vụ; việc đối chiếu phải có bảng biểu phân tích rõ ràng, dễ hiểu để nông dân thấy rõ hiệu quả của kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” 4.5.3- Giải pháp tăng sự tận tình Thành phần Tận tình gồm có hai biến: Giảng viên chịu khó lắng nghe và giải quyết khó khăn của học viên (REL 3) và Giảng viên chịu khó giải đáp thấu đáo thắc mắc của học viên (RES 3). Do đó, để tăng sự tận tình của giảng viên các lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng”, các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như dưới đây. (1) Do hầu hết giảng viên các lớp tập huấn khuyến nông là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, không qua trường lớp sư phạm; cho nên trong các lớp đào tạo giảng viên khuyến nông, cần nhấn mạnh yếu tố tận tình của giảng viên, thể hiện là chịu khó lắng nghe và giải đáp các thắc mắc cũng như giải quyết các khó khăn khác của học viên trong lớp tập huấn. (2) Về lâu dài, đưa cán bộ thường xuyên đứng lớp tập huấn khuyến nông học các khóa đào tạo giáo viên dạy nghề có cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề, sư phạm kỹ thuật để nâng cao kỹ năng sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giảng viên . 50 4.5.4- Giải pháp khác Qua kết quả phân tích phương sai ở 4.3, có khác biệt về hài lòng theo địa bàn huyện tổ chức tập huấn. Hai huyện có mức độ hài lòng của học viên thấp nhất là An Phú, Châu Phú. Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh An Giang cần quan tâm nâng cao chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở các huyện nầy. Do lực lượng giảng viên có vai trò chủ yếu trong việc thực hiện các giải pháp làm tăng sự hài lòng của nông dân về chất lượng các lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng”, mà trình độ chuyên môn của đa số cán bộ ở các Trạm Bảo vệ thực vật hai huyện nầy còn hạn chế, trước mắt cần tăng cường cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh An Giang giảng dạy các lớp tập huấn ở đây (cán bộ huyện làm trợ giảng); đồng thời tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật ở các huyện nầy về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ giảng dạy. 4.6- Kết luận chương Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu qua các bước mô tả đặc điểm mẫu điều tra, phân tích thống kê thang đo sự hài lòng và thang đo chất lượng dịch vụ (SERVPERF) gồm các nội dung thống kê mô tả, đo độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố; phân tích phương sai; phân tích mô hình hồi qui điều chỉnh theo kết quả phân tích nhân tố. Sự hài lòng của học viên đối với chất lượng của lớp tập huấn là khá cao (4,417), thang đo hài lòng có mức độ tin cậy chấp nhận được (α = 0,63). Kết quả phân tích phương sai cho thấy có khác biệt về hài lòng của học viên về chất lượng tập huấn theo địa bàn huyện . Thang đo chất lượng dịch vụ tập huấn qua phân tích nhân tố được sắp xếp lại thành 3 nhân tố: Sự Đáp ứng, Sự Đảm bảo, Sự Tận tình. Độ tin cậy của các nhân tố nầy đều chấp nhận được (α >0,60). Kết quả phân tích hồi qui xác định mô hình hồi qui tuyến tính bội của biến phụ thuộc Hài lòng theo 3 biến độc lập: Đáp ứng, Đảm bảo, Tin cậy có hệ số xác định R2= 0,26 với kiểm định F trong phân tích phương sai có ý nghĩa 1%; kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho thấy mô hình hồi qui sử dụng được. Các thành phần : Đáp ứng, Đảm bảo, Tận tình đều có quan hệ dương Deleted: 2.1.5 Deleted: Biện Deleted: điều chỉnh mô hình hồi qui theo kết quả Deleted: nhân tố Deleted: và kiểm định các giả thuyết. Deleted: Có khác biệt về hài lòng của học viên về chất lượng tập huấn theo địa bàn huyện . 51 với sự Hài lòng. Đó chính là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của nông dân về chất lượng dịch vụ tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Từ kết quả phân tích hồi qui, quan hệ của thành phần chất lượng và sự hài lòng là quan hệ dương, đề tài đã đề xuất các giải pháp nâng cao sự đáp ứng, sự đảm bảo của lớp học và và sự tận tình của giáo viên để làm tăng sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn ‘Ba giảm ba tăng” tại An Giang trong thời gian tới. Ngòai ra, kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự khác biệt về hài lòng theo địa bàn huyện tổ chức tập huấn nên đề tài đưa ra giải pháp tăng cường đội ngũ giảng viên cho hai huyện An Phú và Châu Phú, là nơi có mức độ hài lòng của học viên thấp nhất. Deleted: nghiên cứu Deleted: đưa ra một số Deleted: nhằm 52 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài nghiên cứu “ Sự hài lòng của học viên về chất lượng các lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” tại An Giang” nhằm đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với các lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng”, xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng các lớp vụ tập huấn “Ba giảm ba tăng”, từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Chương 1 trình bày sự hình thành của đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3 trình bày tổng quan về phát triển nông nghiệp An Giang và Chương trình “Ba giảm ba tăng”. Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” được trình bày chi tiết ở Chưong 4. Chương 5 trình bày ngắn gọn các kết luận về đề tài nghiên cứu và kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo. 5.1- Kết luận Đề tài đã xây dựng được một thang đo đơn hướng để đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng tập huấn các lớp “ Ba giảm ba tăng”. Thang đo hài lòng có 3 biến cho điểm theo thang điểm Likert và được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha; tính đơn hướng của thang đo cũng được xác nhận qua phân tích nhân tố. Thang đo nầy đã đánh giá được sự hài lòng của nông dân một cách cụ thể, xác đáng. Đề tài đã áp dụng Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, phân tích nhân tố và phân tích hồi qui để xác định được các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở An Giang là: Sự Đáp ứng, Sự Đảm bảo ( của lớp học) và Sự Tận tình (của giảng viên). Điểm mới của đề tài là áp dụng Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF vào lĩnh vực tập huấn khuyến nông, có điều chỉnh để tìm ra các thành phần thích hợp. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định nhận định của các nhà nghiên cứu Thang đo SERVQUAL (hoặc SERVPERF) là nó có thể thay đổi tùy theo lĩnh vực dịch vụ và góp phần củng cố quan Deleted: ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân về Deleted: ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của nông dân về chất lượng Deleted: đề xuất nhằm Deleted: ¶ Deleted: ¶ Deleted: ¶ Deleted: ¶ Deleted: ”. Deleted: 53 điểm chất lượng là tiền tố của sự hài lòng của Cronin Taylor (1992) và các nhà nghiên cứu khác. Căn cứ kết quả phân tích hồi qui và phân tích phương sai, đề tài đã đề xuất một cách có cơ sở khoa học một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” trong thời gian tới ở Tỉnh An Giang. 5.2- Kiến nghị Đề tài chỉ thực hiện trên phạm vi các lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” tổ chức tại An Giang từ năm 2002-2006, trong khi tập huấn khuyến nông rất đa dạng. Do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu việc áp dụng thang đo SERVPERF cho các dạng tập huấn khuyến nông khác như: kỹ năng chọn tạo giống, quản lý dịch hại tổng hợp, các lớp dạy nghề nông nghiệp ngắn hạn, quản lý kinh tế hộ…đang thực hiện ở An Giang để khái quát những thành phần tiêu biểu của Thang đo chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực tập huấn khuyến nông. Qua phân tích hồi qui trình bày ở Chương 4, mô hình hồi qui có hệ số xác định R2=0.26, tức là 26% biến thiên của sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” được giải thích bởi ba biến độc lập trong mô hình, là ba thành phần của Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF được sắp xếp lại, còn 74% biến thiên chưa giải thích được. Do đó, đề nghị có những nghiên cứu tiếp tục về sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”, trong đó, ngoài các thành phần cơ bản của Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, cần nghiên cứu bổ sung thêm biến giải thích (biến độc lập) vào mô hình quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng để cho mô hình hồi qui có mức độ phù hợp cao hơn. /. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, các “Báo cáo sơ kết Chương trình Ba giảm ba tăng ” từ năm 2002 đến 2006. Cục Thống kê An Giang, “Niên giám thống kê An Giang 2006” Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Khánh Tòan (2005), “Chất lượng dịch vụ lắp đặt đồng hồ nước tại Tp.Hồ Chí Minh và một số giải pháp”. (ngày truy cập 20/12/2006) Nguyễn Hữu Lam và Thạc sĩ Trần Quang Trung (2005) Phương pháp nghiên cứu trong quản trị (Đề cương bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, lớp Cao học khóa 15 Đại học Kinh tế TP.HCM). Nguyễn Thành Long (2006), “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An Giang” (Ngày truy cập 20/2/2007) Đỗ Hòai Nam và cộng tác viên (2006), Những bước đột phá của AN GIANG trên chăng đường đổi mới kinh tế- Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2006. Nguyễn Việt & Nguyễn Khánh Duy (2005), “Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM”, www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2005/thang03-05/nguyenviet.htm (ngày truy cập 20-12-2006) Hòang Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu với SPSS-Nhà xuất bản Thống kê 2005 55 Tiếng Anh Cronin, J.Joseph, Jr. & Steven A.Taylor (1992), “Measuring Service Quality”, Journal of Marketing, Vol.66, No.3 (Jul.,1992), p.55-68. Cronin, J.Joseph, Jr. & Steven A.Taylor (1994), “SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling Performance-Based and Perception-Minus- Expectations Measurement of Service Quality”, Journal of Marketing; Jan 1994; 58, 1; ABI/INFORM Global King, Gerald (2000) “Causal Loop Diagramming of the Relationships among Customer Satisfaction, Customer Retention, and Profitability” www.ftp.infomatik.rwth.aachen.de/Publications/CEUR-ws/vol-72/ 046%20king%20causal. pdf (Access date: 02-7-2007) Lin, Chia chi (2003), “A critical appraisal of customer satisfaction and e- commerce”, Management Auditing Journal; 2003; 18, 3; ABI/INFORME complete, pg.202. www.huizenga.nova.edu/5017/Readinglist/Lin (access date: 2-7-2007) Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, & Leonard L. Berry (1985), “A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Resaerch”, Journal of Marketing, vol.49 (Fall 1985), 41-50. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, & Leonard L. Berry (1991), “Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale” , Journal of Retailing, vol.67 (winter 1991) 420-450. Arash Shashin, “SERVQUAL and Model of Service Quality Gaps: A Framework for Determining and Prioritizing Critical Factors in Delivering Quality Services” , www.qmconf.com/Docs/0077.pdf (access date 30-10-2006) Sasima Thongsamak (2001), “Service Quality: Its Measurement and Relationship with Customer Satisfaction” ISE 5016 March 12th 2001, www.eng.vt.edu/irs/docs/Thongsamak_ServiceQuality.doc ( access date: 20-8-2006) 56 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI VỀ TẬP HUẤN “BA GIẢM BA TĂNG” Chào ông (bà) ! Tôi là Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT An Giang. Tôi đang nghiên cứu một đề tài khoa học nhằm nâng cao chất lượng các lớp tập huấn “3 giảm 3 tăng” nên cần tham khảo ý kiến của quí ông (bà). Không có ai bị thiệt hại gì qua đánh giá của ông, mà tất cả đều được nghiên cứu để cải tiến chất lượng, làm cho các lớp sau nầy tốt hơn. Cách cho điểm từ câu 1 đến câu 21 như sau: Xin ông vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các câu phát biểu dưới đây bằng cách khoanh tròn MỘT trong các số từ 1 đến 5 theo qui ước: 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung hòa, không đồng ý cũng không phản đối Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý ( Ghi chú: -Nếu đã khoanh một số rồi mà thay đổi thì gạch chéo rồi khoanh lại số khác. Nếu có học nhiều lớp 3 giảm 3 tăng thì đánh giá lớp gần nhất) Phần tham khảo ý kiến : I-Về cơ sở vật chất và điều kiện học tập: 1 Nơi học tập/hội thảo thuận lợi, dễ chịu 1 2 3 4 5 2 Dụng cụ, thiết bị học tập đầy đủ, phù hợp 1 2 3 4 5 3 Ruộng trình diễn/thực hành của lớp được tổ chức chu đáo 1 2 3 4 5 4 Có sự kết hợp tốt trong ban tổ chức lớp học 1 2 3 4 5 Có điều gì chưa hài lòng hoặc góp ý gì về cơ sở vật chất-điều kiện học tập?....................................................................................................................... II- Về sự tin cậy của lớp tập huấn: 5 Ban tổ chức thực hiện đúng những gì đã nói với lớp học 1 2 3 4 5 6 Sinh hoạt, học tập của lớp đúng giờ, đúng ngày 1 2 3 4 5 7 Giảng viên luôn lắng nghe và giải quyết khó khăn của học viên 1 2 3 4 5 8 Thông tin cung cấp cho học viên trong lớp chính xác 1 2 3 4 5 lớp tập huấn còn thiếu sót gì? Có đề nghị gì để làm tăng sự tin cậy của học viên với lớp tập huấn? …………………………………………………………………………………………. 57 III-Về đáp ứng yêu cầu của học viên: 9 Các yêu cầu/đề nghị của học viên trong lớp học được đáp ứng nhanh chóng 1 2 3 4 5 10 Giảng viên sẳn sàng đến thăm ruộng nông dân trong suốt khóa học 1 2 3 4 5 11 Giảng viên chịu khó giảng giải thấu đáo các thắc mắc, câu hỏi do học viên nêu ra trong học tập 1 2 3 4 5 12 Nhóm giảng viên còn quan tâm giúp đỡ học viên sau khi khóa học kết thúc 1 2 3 4 5 Các góp ý về việc đáp ứng yêu cầu của học viên: ……………………………………………………………………………………………………… IV-Về Sự đảm bảo : 13 Kỹ thuật áp dụng “3 giảm” được chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ 1 2 3 4 5 14 Giảng viên có kinh nghiệm 1 2 3 4 5 15 Cách trình bày, hướng dẫn của giảng viên dễ hiểu 1 2 3 4 5 16 Phần hướng dẫn thực hành đầy đủ, đi sâu vào thực tiễn 1 2 3 4 5 17 Việc trao đổi kinh nghiệm trong lớp học diễn ra sôi nổi, thoải mái 1 2 3 4 5 18 Việc so sánh đối chiếu năng suất, chi phí của ruộng trình diễn với ruộng nông dân vào cuối vụ được thực hiện tốt 1 2 3 4 5 Các góp ý để nâng cao khả năng phục vụ của lớp cho học viên: ……………………………………………………………………………………………………… V-về sự cảm thông: 19 Giảng viên luôn thê hiện sự quan tâm đến sản xuất và đời sống của học viên 1 2 3 4 5 20 Nhóm giảng viên gần gũi, thân mật với học viên 1 2 3 4 5 21 Giảng viên thông cảm khó khăn trong học tập của học viên là nông dân 1 2 3 4 5 22 Giảng viên luôn nhận biết được học viên có nhu cầu gì 1 2 3 4 5 Có góp ý gì để tăng cường sự cảm thông giữa giảng viên (hoặc ban tổ chức lớp tập huấn) và họcviên? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ VI-Về sự hài lòng: 23- Ông (bà) có tin tưởng rằng mình chỉ dẫn được cho nông dân khác áp dụng “3 giảm 3 tăng” một cách rành mạch không? 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không được Tương đối không được ở giữa Tương đối được Hoàn toàn được 58 24- Xin cho biết mức độ hài lòng của ông (bà) đối với chất lượng lớp tập huấn? 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không hài lòng Tương đối không hài lòng Ở giữa Tương đối hài lòng Hoàn toàn hài lòng 25- ông (bà) có hài lòng với hiệu quả của phương pháp “Ba giảm ba tăng” không ? 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không Tương đối không ở giữa Tương đối có Hoàn toàn có Những điều gì làm ông (bà) không hài lòng nhất đối với lớp tập huấn “3 giảm 3 tăng” ? ……………………………………………………………………………………… Những điều gì làm ông (bà) tâm đắc nhất với lớp tập huấn “3 giảm 3 tăng”? - ……………………………………………………………………………………. - ……………………………………………………………………………………. Các góp ý khác để nâng cao chất lượng các lớp “3 giảm 3 tăng” trong thời gian tới: -………………………………………………………………………………………. - ……………………………………………………………………………………….. Thông tin chung: Xin cho biết thêm thông tin về ông (bà). Vui lòng điền vào chỗ trống hoặc gạch chéo vào ô thích hợp ( không cần ghi tên). 26- Tuổi:……… 27-Giới tính: nam  Nữ:  28- Diện tích đất canh tác của hộ gia đình: …… ha 29- Địa điểm lớp tập huấn : ấp……….xã…………huyện……………….. 30- Thời gian dự lớp tập huấn “3 giảm 3 tăng” gần nhất: Từ năm 2004 trở về trước  ĐX 2004-2005  Hè Thu 2005  ĐX 2006-2007  Hè Thu 2006  31- Trình độ học vấn: cấp 1:  tốt nghiệp trung cấp:  (hoặc học chưa xong đại học) cấp 2:  tốt nghiệp cao đẳng-đại học:  cấp 3  32- Số lớp tập huấn khuyến nông khác đã tham dự đến nay:…………. 33- Có thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông không? có  không  34- Có làm thêm nghề khác ngoài nông nghiệp không? có  không  35-Nếu có thì nghề gì?.......................................................................................... Xin chân thành cảm ơn! 59 Phụ lục 2 Phân tích nhân tố Thang đo hài lòng Correlation Matrix Tin tuong rang minh chi dan duoc cho nong khac ap dung "3G3T" Muc do hai long voi chat luong lop tap huan San sang co dong cho lop tap huan "3G3T" Correlation Tin tuong rang minh chi dan duoc cho nong khac ap dung "3G3T" 1,000 0,368 0,377 Muc do hai long voi chat luong lop tap huan 0,368 1,000 0,348 Mưc do hai long voi hieu qua cua phuong phap "3G3T" 0,377 0,348 1,000 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,650 Approx. Chi-Square 83,410 df 3 Bartlett's Test of Sphericity Sig. 0,000 Total Variance Explained Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 1,728 57,613 57,613 1,728 57,613 57,613 2 0,653 21,766 79.,79 3 0,619 20.,21 100.,00 Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrix(a) Component 1 Tin tuong rang minh chi dan duoc cho nong khac ap dung "3G3T" 0,770 Muc do hai long voi chat luong lop tap huan 0,750 Mưc do hai long voi hieu qua cua ky thuat "3G3T" 0,757 Extraction Method: Principal Component Analysis. a 1 components extracted. 60 Phụ lục 3 Phân tích nhân tố Thang đo chất lượng (vòng 5) KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,773 Approx. Chi-Square 363,533 df 28 Bartlett’s Test of Sphericity Sig. 0,000 Total Variance Explained Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulati ve % Total % of Varianc e Cumulati ve % 1 2,931 36,643 36,643 2,931 36,643 36,643 1,908 23,845 23,845 2 1,155 14,433 51,076 1,155 14,433 51,076 1,718 21,472 45,316 3 1,040 12,997 64,073 1,040 12,997 64,073 1,501 18,757 64,073 4 0,713 8,910 72,983 5 0,627 7,836 80,819 6 0,568 7,094 87.913 7 0,531 6,643 94,556 8 0,435 5,444 100 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrix(a) Component 1 2 3 GV lang nghe va giai quyet kho khan cua hoc vien 0,791 Thong tin cung cap cho lop 0,672 GV san sang den tham ruong nong dan 0,723 GV chiu kho giai dap thau dao thac mac cua hoc vien 0,858 Gv quan tam giup do hoc vien sau khoa hoc 0,823 Ky thuat "3G3T" duoc chi dan ro rang, day du 0,765 Doi chieu so sanh nang suat cua ruong trinh dien voi ruong nong dan vao cuoi vu 0,757 GV quan tam den san xuat, doi song cua hoc vien 0,762 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 5 iterations. Formatted: Font color: Auto Deleted: ¶ 61 Phụ lục 4 Khác biệt về hài lòng theo độ tuổi Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) trung binh hai long Levene Statistic df1 df2 Sig. 2,438 4 229 0,048 Kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis Ranks Tuoi duoc ma hoa lai N Mean Rank Trung binh hai long tuoi tu (18-30) 33 93,91 tuoi tu (31-40) 52 132,26 tuoi tu (41-50) 74 111,84 tuoi tu (51-60) 52 126,82 tuoi tu (61 tro len) 24 120,10 Total 235 Test Statistics(a,b) trung binh hai long Chi-Square 8,370 Df 4 Asymp. Sig. 0,079 a Kruskal Wallis Test b Grouping Variable: tuoi duoc ma hoa lai Phụ lục 5 Khác biệt về hài lòng theo diện tích ruộng đất Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) Levene Statistic df1 df2 Sig. 0,493 3 207 0,688 Phân tích phương sai (ANOVA) Biến thiên Tổng bình Độ Trung bình bình F Sig. Giữa các nhóm 0,905 3 0,302 1,437 0,233 Bên trong nhóm 43,438 207 0,210 Tổng 44,342 210 Deleted: 4 62 Phụ lục 6 Khác biệt về hài lòng theo địa bàn huyện Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) Levene Statistic df1 df2 Sig. 1,935 10 224 0,042 Số thống kê của kiểm định Kruskal-Wallis Test Statistics(a,b) trung binh hài lòng Chi-Square 22.952 df 10 Asymp. Sig. 0,011 a Kruskal Wallis Test b Grouping Variable: Dia diem Bảng Xếp hạng mức độ hài lòng Địa điểm N Trung bình hạng (Mean Rank) An Phú 18 89,53 Châu Phú 24 94,15 Tri Tôn 12 100,42 Châu Thành 32 106,94 Long Xuyên 11 107,05 Chợ Mới 33 111,64 Thoại Sơn 23 118,07 Châu Đốc 10 120,85 Phú Tân 38 135,42 Tịnh Biên 16 148,63 Tân Châu 18 162,36 Trung binh hài lòng Tổng 235 Deleted: 5 63 Phụ lục 7 Khác biệt về hài lòng theo năm tập huấn Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) trung binh hai long Levene Statistic df1 df2 Sig. 2,309 2 220 0,102 Phân tích phương sai (ANOVA) Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0,720 2 0,360 1,731 0,179 Trong nội bộ nhóm 45,759 220 0,208 Tổng 46,479 222 Phụ lục 8 Khác biệt về hài lòng theo trình độ học vấn Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) Levene Statistic df1 df2 Sig. 0,432 4 229 O,785 Phân tích phương sai (ANOVA) Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 1,377 4 0,344 1,680 0,155 Bên trong nhóm 46,914 229 0,205 Tổng 48,291 233 Deleted: 6 Deleted: 7 64 Phụ lục 9 Kiểm định tính không đồng nhất của phương sai (Heteroskedasticity) của mô hình hồi qui Tương quan hạng giữa sai số và biến độc lập Đáp ứng Standardized Residual REGR factor score 1 (Đáp ứng) Correlation Coefficient 1 0,048 Sig. (2-tailed) . 0,465 Standardized Residual N 235 235 Correlation Coefficient 0,048 1 Sig. (2-tailed) 0.465 . Spearman's rho REGR factor score 1 (Đáp ứng) N 235 235 Tương quan hạng giữa sai số và biến độc lập Đảm bảo Standardized Residual REGR factor score 2 (Đảm bảo) Correlation Coefficient 1 0,022 Sig. (2-tailed) . 0,734 Standardized Residual N 235 235 Correlation Coefficient 0,022 1 Sig. (2-tailed) 0,734 . Spearman's rho REGR factor score 2 (Đảm bảo) N 235 235 Tương quan hạng giữa sai số và biến độc lập Tận tình Standardized Residual REGR factor score 3 (Tận tình) Correlation Coefficient 1 -0,012 Sig. (2-tailed) . 0,849 Standardized Residual N 235 235 Correlation Coefficient -0,012 1 Sig. (2-tailed) 0,849 . Spearman's rho REGR factor score 3 (Tận tình) N 235 235 Chú thích: Các hệ số tương quan hạng Spearman của 3 biến độc lập đều có mức ý nghĩa Sig.>0,05, như vậy, không thể bác bỏ giả thuyết H0-hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng không (ở mức ý nghĩa 5%). Do đó, có thể kết luận là phương sai của sai số không thay đổi. Page 30: [1] Deleted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM 4.2.1.5- Phân tích phương sai Để xem xét có sự khác biệt về hài lòng theo các nhóm học viên, phương pháp Phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA) với mức ý nghĩa 5% sẽ được tiến hành. Do cở mẫu khá lớn, chỉ cần xem xét tính đồng nhất phương sai các nhóm. Nếu điều kiện nầy được thỏa thì tiến hành phân tích phương sai. Nếu điều kiện phương sai của các nhóm đồng nhất không đáp ứng được thì phải dùng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis (cũng ở mức ý nghĩa 5%). Mức độ hài lòng của mỗi quan sát được tính bằng cách lấy trung bình các biến SAT 1, SAT 2 và SAT 3. Khác biệt về hài lòng theo độ tuổi học viên. Kiểm định Levene test trong phân tích phương sai có sig= 0,048< 0,05, tức là giả định phương sai của các nhóm bằng nhau không đáp ứng được. Do đó, kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis được áp dụng . Trị số Chi bình phương của kiểm định Kruskal-Wallis có sig=0,079 > 0,05. Vậy chấp nhận giả thuyết H0-Không có sự khác biệt về hài lòng theo độ tuổi của học viên với mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 3). Khác biệt về hài lòng theo diện tích đất sản xuất của học viên Kiểm định Levene test trong phân tích phương sai có sig= 0,688>0,05, có thể nói phương sai các nhóm không khác nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng . Trị số F trong phân tích phương sai có sig= 0,233>0,05. Do đó, chấp nhận giả thuyết H0- không có sự khác biệt về hài lòng theo diện tích ruộng đất của chủ hộ (Phụ lục 4). Khác biệt về hài lòng theo địa bàn huyện tổ chức lớp tập huấn Kiểm định Levene test trong phân tích phương sai có sig= 0,042< 0,05, tức là giả định phương sai của các nhóm bằng nhau không đáp ứng được. Do đó, kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis được áp dụng . Trị số Chi bình phương của kiểm định Kruskal-Wallis có sig=0,011 < 0,05. Vậy bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%-, tức là Có khác biệt về hài lòng của học viên theo địa bàn huyện. Bảng xếp hạng cho thấy các huyện An Phú, Châu Phú có mức độ hài lòng của học viên thấp nhất (Phụ lục 5) Khác biệt về hài lòng theo năm tập huấn Kiểm định Levene test trong phân tích phương sai có sig= 0,102>0,05; có thể nói phương sai các nhóm không khác nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng . Trị số F trong phân tích phương sai có sig= 0,179>0,05. Như vậy, chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác biệt về hài lòng theo năm tập huấn (Phụ lục 6) Khác biệt về hài lòng theo trình độ học vấn của học viên Kiểm định Levene test trong phân tích phương sai có sig= 0,785>0,05; có thể nói phương sai các nhóm không khác nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng . Trị số F trong phân tích phương sai có sig= 0,155>0,05. Như vậy, chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác biệt về hài lòng theo trình độ học vấn của học viên (Phụ lục 7) Tóm lại, kết quả phân tích phương sai cho thấy chỉ có khác biệt về hài lòng của học viên theo địa bàn huyện tổ chức tập huấn . Page 34: [2] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [3] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt, Bold Page 34: [4] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [5] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [6] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [7] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [8] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [9] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [10] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [11] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [12] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [13] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [14] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [15] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt, Bold Page 34: [16] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [17] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [18] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [19] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [20] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [21] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [22] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [23] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [24] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt, Bold Page 34: [25] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [26] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [27] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [28] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [29] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [30] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [31] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [32] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [33] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt Page 34: [34] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Space Before: 6 pt, After: 6 pt Page 34: [35] Formatted Doan Ngoc Pha 8/11/2007 3:16:00 PM Font: 12 pt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá sự hài lòng của nông dân đối với chất lượng tập huấn Ba giảm ba tăng ở An Giang.pdf