Đánh giá sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh - Bến Tre

Chomột ít nước cất hoặc nước máy vào trong khay nhựa của bộ kit để giữ ấm trong quá trình ủ trong tủ ấm. Đặt kitAPI vào khay nhựa Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn: dùng que cấy tiệt trùng lấymột ít khuẩn lạc cho vào 5 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất tiệt trùng lắc trộn đều.

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) nuôi ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh - Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoàn toàn với Aeromonas spp, tất cả đều không tạo vòng vô trùng, dù kết quả khảo sát thì loại kháng sinh này cũng không được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh ở đây. Theo Depaola et al (1995) chỉ có 7.1% chủng Aeromonas hydrophyla kháng với Cefazoline. Trong nghiên cứu này lại cho kết quả 100% số vi khuẩn Aeromonas spp kháng với Cefazoline chứng tỏ theo thời gian thì việc kháng thuốc của vi khuẩn trên một loại thuốc sẽ tăng lên. Theo Crumlish et al (2002) khi nghiên cứu của vi khuẩn Aeromanas hydrophyla gây bệnh trên cá tra ở ĐBSCL thì streptomycin (SM) vẫn còn nhạy với với loài này. Hatha and Vivekanandan (2005) có 9,3% số chủng Aeromanas hydrophyla kháng với streptomycin, đến năm 2006 Aeromanas hydrophyla phân lập trên cá tra ở ĐBSCL bị bênh xuất huyết đã có tới 10/12 (83,3%) số chủng kháng với streptomycin. Theo Adanir and Turutoglu (2007) có 100% các chủng Aeromanas hydrophyla phân lập trên cá chép bị bệnh đốm đỏ kháng với streptomycin, nhưng trong nghiên cứu này streptomycin vẫn còn nhạy trên 50% số vi khuẩn. Kết quả đó là do đây là khu vực mới nuôi cá trong những năm gần đây nên việc kháng thuốc chưa xảy ra phổ biến và dựa theo kết quả điều tra thì hầu hết người dân không sử dụng loại kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá nuôi. Bên cạnh đó, theo kết quả kháng sinh đồ ta cũng thấy xuất hiện hiện tượng đa kháng (một chủng vi khuẩn đã kháng với hai, ba loại kháng sinh) của các chủng Aeromonas spp phân lập ở Trà Vinh và Bến Tre. Hiện tượng đa kháng của Aeromanas hydrophyla cũng đã được đề cập bơi Mcnicol et al (1980) là đã tìm thấy 57% số vi khuẩn kháng với hai loại kháng sinh streptomycin-tetracycline. Trong nghiên cứu này có 5/8 chủng Aeromonas spp (62,5%) lập kháng sinh đồ đã kháng với ba loại kháng sinh, trong đó có 50% số chủng kháng với 3 loại kháng sinh AM+CEZ+SM và 12,5% kháng với AM+CEZ+TE, tỷ lệ đa kháng của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở đây là khá cao, điều này là do việc kết hợp kháng sinh không đúng và việc sử dụng kháng sinh không theo hướng dẫn của nông dân. Những loại vi khuẩn này khi gây bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị, hiện tượng kháng thuốc sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 25 4.3.2 Kết quả làm kháng sinh đồ E. ictaluri 100 0 0 0 83 17 58 42 0 100 0 0 50 50 0 58 17 25 42 58 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % K há ng th uố c kh án g si nh CEZ SM TE AM FFC DO CHL Thuốc kháng Sinh Nhạy Kháng Trung Bình Hình 4.12 Tỷ lệ phần trăm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. ictaluri Qua kết quả kháng sinh đồ cho thấy, trái lại với kết quả của chủng Aeromonas spp là 100% kháng với cefazoline (CEZ) và ampiciline (AM) với việc không tạo vòng vô trùng còn đối với vi khuẩn E. ictaluri phân lập được ở Trà Vinh và Bến Tre trong nghiên cứu này thì tất cả đều nhạy với cefazoline và ampiciline với vòng vô trùng rất lớn (30-40 mm). Từ kết quả điều tra thì không có hộ nuôi nào sử dụng ampiciline để điều trị và sử dụng cefazoline rất ít (16,2%). Theo Depaola et al (1995) nghiên cứu sự kháng thuốc của 22 chủng E. tarda trên hai lại kháng sinh này cũng không tìm thấy chủng nào bị kháng. Từ kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong những trường hợp bệnh bộc phát nặng, bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị thì có thể sử dụng cefazoline và ampiciline để điều trị bệnh cho cá khi bi bệnh do nhiễm vi khuẩn E. ictaluri. Đối với nhóm kháng sinh tetracycline và doxycycline, chỉ hơn phân nửa số vi khuẩn E. ictaluri (58%) trong nghiên cứu còn nhạy với hai loại kháng sinh này. Theo nghiên cứu về sự kháng thuốc của E. ictaluri phân lập ở ĐBSCL của Crumlish et al (2006) tính nhạy của loài vi khuẩn này lên doxycycline là 83,3% (10/12). Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan (2007) là 72,3% và trong một nghiên cứu về sự kháng thuốc của E. ictaluri ở Trà Vinh gần đây của Châu Hồng Thúy (2008) tính nhạy của vi khuẩn này còn 60% với tetracycline và 66,7% với doxycycline. Đến nghiên cứu này thì tính nhạy của loài vi khuẩn này với 2 lọai kháng sinh trên chỉ còn 50%. Qua đó cho thấy tính nhạy của E. ictaluri giảm dần theo thời gian nuôi của người dân, do đó việc sử dụng hai loại kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá nuôi ở đây là phải hết sức cân nhắc do hiện tại theo kết quả khảo sát vẫn còn khá nhiều hộ (41,94%) số hộ được phỏng vấn sử dụng doxycycline để điều trị bệnh cho cá. Với kháng sinh thuộc nhóm phenicol đã có 50% chủng E. ictaluri đề kháng với florfenicol và chloramphenicol. Crumlish và ctv (2002) ghi nhận PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 26 các chủng E. ictaluri phân lập trên cá tra ở Việt Nam nhạy cảm hoàn toàn với florfenicol đến năm 2006 Crumlish et al (2006) đã tìm được 57,1% số chủng kháng với florfenicol. Sau thời gian phát triển nghề nuôi và dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nông dân đã sử dụng nhiều lọai kháng sinh để điều trị bệnh cho cá. Kết quả đã hình thành các chủng E. ictaluri kháng florfenicol (50%) cho đến thời điểm hiện tại. Theo Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan (2007) có 42,5% chủng E. ictaluri kháng với florfenicol và Châu Hồng Thúy (2008) 16,7 % chủng E. ictaluri ở Trà Vinh là kháng với chloramphenicol. Qua kết quả điều tra thì số nông dân ở đây sử dụng florfenicol để điều trị bệnh cho cá là khá cao (61,29%) nên đã dẫn đến hiện tượng kháng của E. ictaluri đối với loại kháng sinh này. Tương tự với vi khuẩn Aeromonas spp , E. ictaluri cũng đã kháng với streptomycin, mặc dù những nghiên cứu trước đây cho rằng vi khuẩn E. ictaluri hoàn toàn nhạy với loại kháng sinh này Waltman & Shotts (1986); Stock & Wiedemann (2001), trong một nghiên cứu gần đây của Crumlish et al (2006) 12/14 số vi khuẩn E. ictaluri (85,7%) kháng với streptomycin và Từ Thanh Dung và ctv (2008) thì cũng cho kết quả 83% vi khuẩn E. ictaluri kháng với loại kháng sinh này. Theo Bùi Kim Tùng (2001) streptomycin không hấp thu qua đường ruột, trong thủy sản kháng sinh chủ yếu được sử dụng bằng cách cho ăn qua đường tiêu hóa, loại kháng sinh này không nên sử dụng trong thủy sản rất dễ tạo ra hiện tượng kháng thuốc. Mặc dù streptomycin không được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và kết quả điều tra cũng không thấy nông dân ở Trà Vinh và Bến Tre sử dụng nhưng hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn đối với loại kháng sinh này lại xảy ra có thể là do streptomycin được sử dụng rất nhiều để chữa bệnh cho người và gen kháng thuốc của vi khuẩn trên người đã truyền qua vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản. Hiện tượng đa kháng của E. ictaluri cũng tìm được trong nghiên cứu, có 7/12 chủng vi khuẩn (58,3%) kháng với hai loại kháng sinh trở lên. Tình trạng phổ biến hiện nay là nông dân thường kết hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị cùng lúc. Thêm vào đó, trước đây nhiều thuốc kháng sinh bán trên thị trường kết hợp hai hay nhiều loại kháng sinh trong cùng một sản phẩm cũng là nguyên nhân hình thành vi khuẩn đa kháng. Theo nghiên cứu về vi khuẩn E. ictaluri đa kháng của Từ Thanh Dung và ctv (2008) phân lập ở ĐBSCL thì có tỷ lệ cao hơn 73,4% ở Trà Vinh và Bến Tre. Sở dĩ nơi đây hiện tượng đa kháng của vi khuẩn thấp hơn là do các hộ dân nơi đây sử không nhiều chủng loại, theo kết quả diều tra thì chỉ có 7 loại là được sử dụng phổ biến. 4.4 Kết quả giá trị MIC Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Để sử dụng kháng sinh có hiệu quả thì phải dùng đúng cách, đúng thời gian và liều lượng qua đó hạn chế được hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Xác định giá trị MIC của thuốc kháng sinh lên vi khuẩn gây bệnh sẽ phần nào giúp cho việc sử dụng kháng sinh đúng liều. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 27 Kết quả giá trị MIC của ba loại kháng sinh tinh chloramphenicol, oxytetracycline và streptomycine lên chủng vi khuẩn chuẩn E. coli ATTCC 25922 không khác biệt so với kết quả có trong tài liệu CLSI M49-A sau khi ủ 24-48 giờ ở 37oC. 4.4.1 Giá trị MIC của vi khuẩn Aeromonas spp Kết quả cho thấy không có hiện tượng kháng thuốc của Aeromonas spp xảy ra trên hai loại kháng sinh oxytetracycline và chloramphenicol, đều này phù hợp với kết quả kháng sinh đồ. Nhưng trong một nghiên cứu về MIC của của Akinbowale et al (2006) trong tổng số 22 Aeromonas spp có 2 chủng đã kháng với chloramphenicol và 45,5% số vi khuẩn kháng với oxytetracycline và Crumlish et al (2006) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla phân lập ở ĐBSCL đã tìm thấy 66,7% số vi khuẩn kháng với oxytetracycline. Nhưng do giới hạn của đề tài chỉ làm MIC trên 4 chủng vi khuẩn Aeromonas spp phân lập được ở Trà Vinh và Bến Tre nên không tìm thấy kháng với oxytetracycline, điều này cũng có thể lý giải là do nông dân ở nơi đây không sử dụng nhiều oxytetracycline để phòng và trị bệnh cho cá và phù hợp với kết quả điều tra chỉ có 12,9% số hộ nuôi sử dụng oxytetracycline để điều trị. Qua bảng 4.5 cho thấy chloramfenicol vẫn còn nhạy với Aeromonas spp nhưng tất cả đều ở mức khá cao 8 µg/ml, đối với oxytetracycline thì nhạy ở mức thấp hơn 50% nhạy ở 4 µg/ml, 25% nhạy ở 2 µg/ml và 25% nhạy ở 8 µg/ml. Cũng theo kết quả MIC thì 100% số vi khuẩn đã kháng với kháng sinh streptomycine. Bảng 4.3. Giá trị MIC của thuốc kháng sinh trên 4 chủng vi khuẩn Aeromonas spp Thuốc kháng sinh Khoảng giá trị MIC (µg/ml) Số chủng kháng ≤0,5 1 2 4 8 16 32 64 ≥128 Chloramphenicol 4 0 Oxytetracycline 1 2 1 0 Streptomycin 1 3 4 4.4.2 Giá trị MIC của vi khuẩn E. ictaluri Không như Aeromonas spp kết quả đã tìm thấy sự kháng thuốc của E. ictaluri trên cả ba loại kháng sinh làm MIC và chiếm tỷ lệ khá cao. Có tới 75% (6/8) số vi khuẩn kháng với chloramphenicol và đối với oxytetracycline thì con số này là 62,5% (5/8), kết quả này giống với nghiên cứu của Crumlish et al (2006) có 61,5% chủng E. ictaluri kháng với oxytetracycline. Theo nghiên cứu gần đây của Từ Thanh Dung (2008) thì có tới 81,3% E. ictaluri kháng với oxytetracycline số còn lại là nhạy nhưng nhạy ở mức thấp (≤ 2 µg/ml) còn trong nghiên cứu này thì đã nhạy ở mức cao hơn (4 µg/ml). Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu của Stock and Wiedemann (2001) và Từ Thanh Dung (2008) thì không tìm thấy sự kháng thuốc của E. ictaluri đối với PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 28 chloramphenicol và tất cả đều nhạy ở mức rất thấp (≤0,5 µg/ml) ngược lại thì trong nghiên cứu này vi khuẩn đã kháng với số lượng chủng khá cao (75%). Theo nghiên cứu sự kháng thuốc của Stock and Wiedemann (2001) trong số 102 chủng thuộc 3 loài E. ictaluri, E. tarda và E. hoshinae thì chỉ có 2 chủng (1,96%) kháng với streptomycin. Còn trong nghiên cứu này thì 100% vi khuẩn E. ictaluri đã kháng với streptomycin. Bảng 4.4. Giá trị MIC của thuốc kháng sinh trên 8 chủng vi khuẩn E. ictaluri Thuốc kháng sinh Khoảng giá trị MIC (µg/ml) Số chủng kháng ≤0,5 1 2 4 8 16 32 64 ≥128 Chloramphenicol 1 1 6 5 Oxytetracycline 3 2 2 1 5 Streptomicine 1 7 7 Hình 4.13: Kết quả MIC của Aeromonas spp ở nồng độ 2 µg/ml không có vi khuẩn phát triển sau 24 giờ ủ ở 28-30oC (mũi tên trên hình) PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 29 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Người dân sử dụng nhiều loại kháng sinh để trị bệnh cho cá trong đó có ba loại được dùng nhiều là enrofloxacin (70,97%), florfenicol (61,29%), doxycycline (41,94%). Kết quả kháng sinh đồ tìm ra 100% Aeromonas spp kháng với cefazoline, 100% nhạy với florfenicol và chloramphenicol. Và 87,5% nhạy với tetracycline, doxycycline. Đa số chủng vi khuẩn E. ictaluri đã kháng với streptomycine (83%), chloramphenicol (58%), florfenicol (50%) các và tetracycline (42%). Kết quả cho thấy 100% số chủng nhạy với ampicilline và cefazoline. Đặc biệt, hiện tượng đa kháng được tìm thấy với tỉ lệ cao, Aeromonas spp (62,5% số chủng), E. ictaluri (58,3%). Kết quả MIC đã tìm thấy E. ictaluri kháng với chloramphenicol ở mức cao 75%. Thuốc kháng sinh oxytetracycline có giá trị MIC nhạy nhưng ở mức cao với vi khuẩn E. ictaluri là 4 (µg/ml) và Aeromonas spp là từ 4-8 (µg/ml) 5.2 Đề xuất Cần thu thêm nhiều nơi nuôi cá tra ở vùng nước lợ khác ở ĐBSCL và thời gian nghiên cứu kéo dài để có cách đánh giá một cách toàn diện hơn. Cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu về cơ chế và những biến đổi về tính kháng thuốc vi khuẩn gây bệnh trên cá tra nuôi ở vùng nước lợ ở ĐBSCL. Cần có những nghiên cứu song song về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên cá tra nuôi ở vùng nước ngọt và nước lợ để có sự so sánh, từ đó giúp cho việc quản lý và sử dụng kháng sinh hợp lý hơn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 30 PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adanir. D.O.R, and Hulya Turutoglu, 2007. Isolation and antibiotic susceptibility of Aeromonas hydrophila in a carp (Cyprinus carpio) hatchery farm. Bull Vet Inst Pulawy 51,pp. 361-364. 2. Akinbowale,. O. L., H. Peng and Barton, 2006. Antimicrobial resistnce in bacteria isolated from aquaculture sources in Australia. Journal of Applied Microbiology 100 (2006) pp 1103-1113. 3. Austin B. , Dawn A. Austin, 1993`. Bacterial fish pathogens: disease of farmed and wild fish. p, 218-219 (552 pages). 4. Bauer, A.W., and W.M.M. Kirby., 1966. Antibiotic susceptibility testing by a standardized single disk method. American Journal of Clinical Pathology, 45: pp: 493-496. 5. Bùi Kim Tùng, 2001. Thuốc kháng sinh, sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 225 trang. 6. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. NXB nông nghiệp. 439 trang. 7. Bùi Thị Tho, 2003. Thuốc Kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội, 3023 trang. 8. Châu Hồng Thúy, 2008. Khảo sát tình hình xuất hiện bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwarsiella ictaluri trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn cao học 2008, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ, 75 trang. 9. Clinical and Laboratory Standards Institure (CLSI), 2006a. Performance standards for antimicrobial disk and dilution susceptibility tests of bacteria isolate from aquatic animals; approve standard, third edition, M31-A3. Clinical and Laboratory Standards Institure, Wayne, NJ. 10. Clinical and Laboratory Standards Institure (CLSI), 2006b. Methods for broth dilution susceptibility testing of bacteria isolate from aquatic animals; informational supplement, M49-A. Clinical and Laboratory Standards Institure, Wayne, NJ. 11. Crumlish, M., Thành, P. C., Koesling, J., Tung, V., T. and Gravningen, K., 2006. Antibiotic sensitivity profles for bacteria from natural outbreaks of Edwardsiellosis and motile Aeromonas septicaemia in Vietnamese Pangasius hypophthalmus. www.pharmaq.no/Posters/DAAVI_2008- _poster. 12. Crumlish, M., Tu Thanh Dung, J.F. Turnbull, Nguyen Thi Nhu Ngoc, and H.W. Fugerson, 2002. Indentification of E. ictaluri from diseased freshwater catfish, Pangasius hypophthalmus cultured in the Mekong delta Vietnam, 25, p.733-736. 13. Depaola, A., James T. Peeler and Gary E. Rodrick., 1995. Effect of Oxytetraxycline-Medicated Feed on Antibiotic Resistance of Gram- PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 31 Negative Bacteria in Catfish Ponds. Applied and Environmental Microbiology, June 1995, p. 2335-2340. 14. Depaola, A., Pauline A. Flynn, R. Merrill McPhearson and Stuart B. Levy, 1988. Phenotypic and Genotypic Characterization of Tetracycline and Oxytetraxycline Resistance Aeromonas hydrophila from Cultured Channel Catfish (Ictalurus punctatus) and their Environments. Applied and Environmental Microbiology, July 1988, p. 1861-1863. 15. Eleonor, T.. A and Leobert D. dela pena, 2001. Antibiotic Resistance of bacteria from shrimp ponds. Aquculture 195 (2001) p. 193-204 16. Frerichs. R. M and R.F. Millar, 1993. Mannual for the isolate and indentification of fish bacterial pathogent. Institure of aquaculture, University of Sterling, Scotland. 107 pp. 17. Fugerson H.W., et al., 2001. Bacillary necrosis in farmed Pangasius hypophthalmus (Sauvage) from the Mekong Delta, VietNam. Journal of fish Disease, 2001, p. 509-513. 18. Furones .M.D.,2001. Sampling for antimicrobial sensitivity testing: a practical consideration. Aquacuture 169 (2001). 303-309. 19. Hatha1. A.M. and G. Vivekanandan, 2005. Antibiotic resistance of aeromonas hydrophila from farmed fish and wild caught fish. Antibiotic Resistance in Asian Aquaculture Environments Prooceedings Index (ISBN N° 88-901344-3-7). 20. Hawke J.P., 1979. A bacterium associated with pond cultured channel catfish, Ictalurus punctatus. J. Fish. Res. Board Can. 36: p. 1508 – 1512. 21. Hawke J.P., Durborow R.M., Thune R.L., and Camus A.C., 1998. ESC – Enteric septicemia of catfish. Southern Regional Aquaculture Center. No. 47. 22. Huỳnh Thị Tú, Nguyễn Thanh Phương, Frédéric Silvestre, Caroline Douny, Châu Tài Tảo, Guy Maghuin-Rogister và Patrick Kestemont, 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi tôm và sự tồn lưu của enroflooxacin và furazonlidone trong tom su (Penaeus monodon). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2006. trang 70-78. 23. Lê Anh Tuấn, 2008. Nước cho nuôi trồng thủy sản trong chiến lược quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học – Đại Học Cần Thơ, trang 205-209. 24. Mai Văn Tài, Tống Hoài Nam, Lý Thị Thanh Loan, phạm Văn Tình…,2004. Điều tra đánh giá hiện trạng các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lý. Báo cáo đề tài khoa học, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I. 24 trang. 25. Marja-liisa Hänninen, Pekka Oivanen and Varpu Hirvelä-koski, 1997. Aeromonas species in fish, fish-eggs, shrimp and freshwater. International Journal of Food Microbiology, Jan 1997, Pages 17-26 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 32 26. Matyar F., S. Di·nçer, A. Kaya, and Ö. Çolak, 2004. Prevalence and resistance to antibiotics in Gram negative bacteria isolated from retail fish in Turkey, Annals of Microbiology, 54 (2), p.151-160. 27. Mcnicol. L.A, K. M. S. Aziz, Imdadul Huq, James B. Kaper, Hank A. Lockman,Lt Elaine F. Remmers, William M. Spira, Mary J. Voll, and Rita R. Colwell, 1980. Isolation of Drug-Resistant Aeromonas hydrophila from Aquatic Environments. Antimicrobial Agents And Chemotherapy, Mar. 1980, P. 477-483 28. Miranda Claudio D., Corinna Kehrenberg, Catherine Ulep, Stefan Schwarz, and Marilyn C. Roberts., 2003. Diversity of Tetracycline Resistance Genes in Bacteria from Chilean Salmon Farms. Agents and chemotherapy, Mar. 2003, p. 883–888 29. Mohamed Nawaz, Kindon Sung, Saeed A. Khan, Ashraf A. Khan, and Roger Steele, 2006. Biochemical and Molecular Characterization of Tetracycline-Resistance Aeromonas veronii Isolates from Catfish. Applied and Environmental Microbiology, Oct 2006, p. 6461-6466. 30. Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra Pangasianodon hypophthamus thâm canh tại An Giang và Can Thơ Luận văn cao học 2005, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. 75 trang. 31. Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan., 2007. Phân lập và khảo sát đặc điểm kháng sinh của Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasius hypophthamus) nuôi thâm canh. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp số 1&2/2007. Trang 175-179. 32. Nguyễn Quốc Thịnh, Từ Thanh Dung và Fugerson H.W, 2004. Nghiên Cứu mô bệnh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh trắng gan, tạp chí khoa học – Đại Học Cần Thơ 2004. trang 120-125. 33. Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi, bệnh và tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi thâm canh cá tra ao (Pangasianodon hypophthamu) Luận văn đại học 2008, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ, 84 trang. 34. Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Từ Thanh Dung, và Lê Xuân Sinh, 2005. Bacterial Resistance to Antimicrobials Use in Shrimp and Fish Farms in the Mekong delta, Vietnam. Journal: Proceeding of the international workshop on: Antibiotic Resistance in Asian Aquaculture Environments. 35. Pender J. and E.E. Stobberingh., 2007. Antibiotic Resistaceof motile Aeromonads in indoor catfish and farms in the southern part of the Nethelands. International journal of Antimicrobial Agents, March 2008, p.261-265. 36. Phạm Minh Thành, 2008. Giáo trình sản xuất giống cá nước ngọt, Khoa Thủy Sản- Trường Đại Học Cần Thơ. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 33 37. Popovic T.N. , R. Coz-Rakovac, I. Strunjak-Perovic, 2007. Commercial phenotypic tests (API 20E) in diagnosis of fish bacteria: a review. Veterinarni Medicina, 52, 2007 (2 p): 49–53. 38. Prescott, J.F., 2000. Antimicrobial drug resistane and its epidemiology. In Antimicrobial therapy in veterinary medicine. Lowa State University press/Ame pp 27-48 (796 p) 39. Samira Sarter, Hoang Nam Kha Nguyen, Le Thanh Hung, Jérôme Lazard, and Didier montet., 2007. Antibiotic Resistace in Gram-negative bacteria isolated from farmed catfish. Food Control 18 (2007) p.1391-1396 40. Stock, I., and Bernd Wiedemann, 2001. Natural Antibiotic susceptibilities of Edwardsiella tarda, E. ictaluri and E. hoshinac. Antibiomicrobial Agenrs and chemotherapy, Aug, 2001, P.2245-2255 41. Tangtrongpiros,. J, 2005. Antibiotic Resistance Problem in Thailand. Antibiotic Resistance in Asian Aquaculture Environments Prooceedings Index (ISBN N° 88-901344-3-7). 42. Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus thâm canh ở An Giang. Luận văn cao học 2005, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ, 66 trang. 43. Từ Thanh Dung, 2008. Bài giảng Bệnh Vi khuẩn Trên Động Vật Thủy Sinh. Khoa Thủy Sản- Trường Đại Học Cần Thơ. 44. Tu Thanh Dung, Freddy Haesebrouck, Nguyen Anh Tuan, Patrick sorgeloos, Margo Baele, and Annemie Decostere, 2008. Antimicrobial susceptibility pattern of Edwarsiella ictaluri isolate from natural outbreaks of bacillary necrosis of Pangasianodon hypophthalmus in Vietnam. Microbial Drug Resistance. December 2008, 14(4) p: 311-316. 45. Từ Thanh Dung, M. Cramlish, H.W. Fugerson, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc Thịnh và Đặng Thị Mai Thy., 2004. Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa Học Đại Học Cần Thơ. Trang 137-142. 46. Võ Văn Ninh, 2001. Kháng sinh trong thú y. Nhà Xuất Bản Trẻ, 2001. 141 trang. 47. Waltman W.D. and E.B. Shotts, 1986. Antibiomicrobial susceptibility of Edwardsiella ictaluri, Journal of U’ildife Disrasrs.21 (21.1986),pp173- 177. Các trang wedsite: www.fistenest.gov.vn cập nhật ngày 31/10/2008 www.vietlinh.com.vn cập nhật ngày 6/11/2008 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 34 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CÁ TRA NUÔI Thông Tin Chung Họ và tên chủ hộ (người được phỏng vấn): ......................................................... Địa chỉ: ............................................................................................................... Số điện thoại: ...................................................................................................... Diện tích nuôi: .................................................................................................... Độ sâu: ............................................................................................................... Số ao nuôi: ......................................................................................................... Năm bắt đầu nuôi cá (kinh nghiệm): ................................................................... Mô hình nuôi: ..................................................................................................... Số vụ nuôi/năm: .................................................................................................. Thông Tin Về Kỹ Thuật Nuôi Cải tạo ao: .......................................................................................................... Hóa chất sử dụng cải tạo, liều lượng: .................................................................. Nguồn con giống: ............................................................................................... Mật độ thả (con/m2): ........................................................................................... Mùa vụ thả: ........................................................................................................ Kích cỡ con giống lúc thả: .................................................................................. Xử lý con giống khi thả: ..................................................................................... ........................................................................................................................... Loại thức ăn: ....................................................................................................... Cách cho ăn: ....................................................................................................... Số lần cho ăn: ..................................................................................................... Quản lý các yếu tố môi trường: ........................................................................... ........................................................................................................................... Nguồn nước: ....................................................................................................... Thay nước (lần/tháng): ....................................................................................... Các biện pháp xử lý khác: ................................................................................... ........................................................................................................................... Tình hình bệnh PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 35 Các bệnh xuất hiện ở các vụ nuôi trước: ............................................................. Bệnh xuất hiện ở vụ nuôi gần đây nhất: .............................................................. Cách xử lý: ......................................................................................................... ........................................................................................................................... Các bệnh thường gặp Bệnh do ký sinh trùng: Loại ký sinh hay dấu hiệu bệnh: ......................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Giai đoạn cá mắc bệnh: ....................................................................................... Mùa vụ thường xảy ra: ........................................................................................ Mức độ thiệt hại: ................................................................................................ ........................................................................................................................... Bệnh do vi khuẩn Loại vi khuẩn hay dấu hiệu bệnh: ....................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Giai đoạn cá mắc bệnh: ....................................................................................... Mùa vụ thường xảy ra: ........................................................................................ Mức độ thiệt hại: ................................................................................................ ........................................................................................................................... Bệnh khác Loại bệnh hay dấu hiệu bệnh: ............................................................................. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Giai đoạn cá mắc bệnh: ....................................................................................... Mùa vụ thường xảy ra: ........................................................................................ Mức độ thiệt hại: ................................................................................................ ........................................................................................................................... Xử Lý Bệnh Điều chỉnh môi trường: ....................................................................................... Điều chỉnh thức ăn: ............................................................................................. Sử dụng thuốc/hóa chất: ..................................................................................... PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 36 Người (cơ quan) tư vấn dùng thuốc/hóa chất: ..................................................... Loại thuốc/hóa chất: ......................................... Li ều lượng: .............................. Thời gian điều trị: .............................................. Hi ệu quả: ................................ Loại thuốc/hóa chất: .......................................... Liều lượng: ............................. Thời gian điều trị: ............................................. Hi ệu quả: ................................. Chủ hộ Người thu thập thông tin ………………….. ……………………………… PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 37 Phụ lục 2: PHIẾU THU MẪU CÁ TRA BỆNH Số TT:……. Ngày thu mẫu: .................................................................................................... Họ và tên người nuôi: ......................................................................................... Địa chỉ: ............................................................................................................... Điện thoại: .......................................................................................................... Loài cá: ............................................................................................................... Tuổi hay cỡ cá: ................................................................................................... Trọng lượng (g): ................................................................................................. Chiều dài (cm): ...................................... Chiều Cao (cm): ................................. Kích thước ao: Dài (m): ............ Rộng (m): ................. Sâu (m): ........................ Kích thước bè: Dài (m): ............ Rộng (m): ................. Sâu (m): ........................ Số lượng cá thả trong ao hay bè: ......................................................................... Mật độ cá thả (con/m2, con/m3): ........................................................................ Ngày thả cá: ........................................................................................................ Nguồn giống: ...................................................................................................... Vệ sinh, cải tạo ao/bè (có/không): ....................................................................... Hóa chất đã sử dụng, liều lượng:......................................................................... Vôi: .................................................................................................................... Thuốc tím: .......................................................................................................... Các loại khác: ..................................................................................................... ........................................................................................................................... Loại thức ăn: ....................................................................................................... Ngày mua thức ăn: .............................................................................................. Thức ăn tươi sống: ............................................................................................ % thức ăn/trọng lượng cơ thể: ............................................................................. Tần số cho ăn: .................................................................................................... Thức ăn chế biến: .............................................................................................. % thức ăn/trọng lượng cơ thể: ............................................................................. Tần số cho ăn: .................................................................................................... Nguồn nước: ...................................................................................................... Chất lượng nước: ................................................................................................ PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 38 Các chỉ tiêu môi trường: ..................................................................................... pH: .............................. NH4+: ................................ Độ kiềm: .......................... Màu nước trong ao hay bè: ................................................................................. Có thay nước hay không: .................................................................................... Thời giant hay nước: ........................................................................................... Ngày xuất hiện bệnh: ........................................................................................ Số cá chết hàng ngày: Tăng/giảm: ...................................................................... Dấu hiệu bệnh lý: .............................................................................................. v Bên ngoài: Hoạt động bơi lội: ............................................................................................... Màu sắc cơ thể: ................................................................................................... Vết thương trên da: ............................................................................................. Tập tính bắt mồi (bình thường, giảm, bỏ ăn) (%): ............................................... Hoạt động của mang: .......................................................................................... Triệu chứng khác: ............................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... v Bên trong: Có dịch nhầy trong xoang cơ thể: ....................................................................... Có dịch nhầy trong ruột: ..................................................................................... Màu sắc và hình dạng của gan, thận, tỳ tạng: ...................................................... Màu sắc và hình dạng các cơ quan khác: ............................................................ Triệu chứng khác: ............................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Ngày bắt đầu dung thuốc: ................................................................................... Các loại thuốc đã sử dụng, liều lượng: ................................................................ Loại thuốc sử dụng có hiệu quả không: ............................................................... Hướng chẩn đoán: .............................................................................................. Đề nghị: .............................................................................................................. Tên người thu mẫu PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 39 Phụ lục 3 Các bước thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản Ghi nhận các dấu hiệu bên ngoài của cá Mổ cá ghi nhận biểu hiện của các cơ quan nội tạng. Phân lập vi khuẩn từ gan, thận, tỳ tạng lên môi trường thạch TSA. Áp dụng các biện pháp vô trùng để tránh trường hợp bị tạp nhiễm. Ủ các đĩa môi trường ở nhiệt độ 28-30oC. Sau 18-24 giờ quan sát và ghi nhận hình thái của khuẩn lạc (48 giờ với nhóm Edwardsiella). Tiếp tục tách ròng, theo dõi để đạt đĩa cấy thuần. Sau đó tiến hành test các chỉ tiêu cơ bản: v Nhuộm Gram: Cho một giọt nước muối sinh lý lên lame. Dùng que cấy triệt trùng lấy một ít khuẩn lạc trãi đều lên lame. Để lame khô tự nhiên. Hơ lướt lame lên ngọn đèn cồn, để cố địnhvi khuẩn, để nguội. Nhuộm Crystal violet (dd1) khoảng 1 phút, rữa lame bằng nước. Nhuộm iodine (dd2) trong 1 phút, rửa lame bằng nước. Rửa lame bằng dung dịch alcohol/acetone (dd3) từ 2-3 giây. Rửa lame lại bằng nước sạch. Nhuộm safranin (dd4) khoảng 2 phút, rửa lại bằng nước sạch và để khô. Quan sát lame trên kính hiển vi quang học (40X và 100X) Vi khuẩn Gram (+): màu xanh / tím. Vi khuẩn Gram (-): màu hồng v Tính di động: Cho Vaseline lên 4 góc của lamelle và đặt ngữa lamelle lên bàn. Dung pipet tiệt trùng nhỏ một giọt nước muối sinh lý lên lamelle. Tiệt trùng que cấy, lấy một ít khuẩn lạc hòa tan vào giọt nước muối trên lamelle. Dùng lame đặt nhẹ nhàng lên lamelle sao cho lame không chạm vào giọt nước muối sinh lý chứa vi khuẩn. Cẩn thận lật nhanh lame để giọt nước được treo ngược trên lamelle Đặt lame lên kính hiển vi, quan sát tính di động của vi khuẩn ở vật kính 40X v Phản ứng Oxidase Chạm nhẹ que thử oxidase vào một khuẩn lạc trên đĩa agar hoặc dung que cấy nhặt một khuẩn lạc cho tiếp xúc trên que thử oxidase PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 40 Quan sát que thử trong 30 giây và quan sát sự thai đổi màu sắc: que thử chuyển màu xanh đậm cho phản ứng oxidase dương tính (+) và không chuyển màu âm tính (-). v Phản ứng Catalase Nhỏ một giột dung dịch H2O2 3% lên lame. Dung que cấy triệt trùng lấy một ít vi khuẩn cho vào dung dịch H2O2 3% Phản ứng Catalase dương tính có hiện tượng sủi bọt, catalase âm tính không sủi bọt. v Khả năng lên men và oxy hóa đường glucose (O-F test) Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa môi trường O/F đã tiệt trùng. Dung que cấy tiệt trùng lấy vi khuẩn trên đĩa agar và cấy thẳng vào 2 ống nghiệm chứa môi trường O/F, sau đó phủ 0,5-1 ml dầu paraffin tiệt trùng vào một ống nghiệm tạo điều kiện yếm khí trong ống nghiệm (F), ống còn lại sẽ kiểm tra tính hiếu khí của vi khuẩn (O). Để 2 ống nghiệm vào trong tủ ấm 28-30oC. Đọc kết quả sau 1-7 ngày Lên men (F) khi ống có phủ dầu paraffin chuyển màu vàng. Oxy hóa (O) khi ống không có phủ dầu paraffin chuyển sang màu vàng Không phản ứng khi 2 ống nghiệm đều màu xanh. Bảng 3.1: Bảng kiểm tra kết quả test O/F Ống tiếp xúc với không khí Ống phủ dầu paraffin Kết quả Xanh lá cây Xanh lá cây Không phản ứng với glucose Xanh lơ ở phần trên Xanh lá cây Phản ứng kiềm tính Vàng Xanh lá cây Phản ứng oxy hóa Vàng Vàng Phản ứng lên men v Phản ứng 0/129 Phản ứng này dùng để phân biệt nhóm vi khuẩn Aeromonas và Vibrio. Aeromonas kháng với 0/129 còn Vibrio thì ngược lại. Phương pháp: Vi khuẩn sau khi đã phục hồi từ tủ âm 80 và đạt được đĩa cấy thuần trên môi trường TSA. Dùng que cấy tiệt trùng cho một ít khuẩn lạc vào ống nghiệm đã chứa sẵn 5ml nước muối sinh lý (0,85%NaCl) tiệt trùng. Sau đó, xác định mật PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 41 số vi khuẩn bằng cách đem so với máy so màu quang phổ ở bước sóng 610nm OD = 0,1 ± 0,02 để mật số vi khuẩn ở vào khoảng 1x108 CFU/ml. Dùng tăm bông tiệt trùng thấm đều dung dịch vi khuẩn rồi trãi đều lên đĩa môi trường TSA sau đó để yên 1 phút. Dán các đĩa 0/129 (10µg) lên giữa các đĩa môi trường đã trãi vi khuẩn. Đem ủ trong tủ ấm 28-30oC và đọc kết quả sau 24 giờ. Kết quả: Vi khuẩn mẫn cảm với 0/129 sẽ tạo vòng vô trùng có đường kính ≥ 15 mm quanh đĩa 0/129. Ngược lại, vi khuẩn kháng với 0/129 sẽ không tạo vòng vô trùng. v Phương pháp định danh vi khuẩn bằng bộ kit API 20E (Biomerieus® SA 69280 marcy I’Etoile - France). Cho một ít nước cất hoặc nước máy vào trong khay nhựa của bộ kit để giữ ấm trong quá trình ủ trong tủ ấm. Đặt kit API vào khay nhựa Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn: dùng que cấy tiệt trùng lấy một ít khuẩn lạc cho vào 5 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất tiệt trùng lắc trộn đều. Các bước thực hiện: Dùng dung dịch vi khuẩn cho vào đầy các ô CIT, VP và GEL. Tương tự cho vi khuẩn vào đầy phần tuýp các ô ADH, LCD, ODC, H2S và URE, kế tiếp cho dầu paraffin vào đầy phần lõm các ô này. Tiếp theo dùng dung dịch vi khuẩn cho vào đầy phần tuýp các ô còn lại. Đậy nắp khay và ủ trong tủ ấm ở 26-28oC Đọc kết quả sau 24-48 giờ Đọc kết quả: Kiểm tra và ghi nhận các chỉ tiêu không cần thêm thuốc thử. Các chỉ tiêu cần thêm thuốc thử: Cho một giọt thuốc thử TDA vào ô TDA, đọc kết quả sau vài giây. Cho một gọt thuốc thử IND vào ô IND, đọc kết quả sau vài giây. Cho một giọt thuốc thử VP1 sau đó cho tiếp giọt thuốc thử VP2 vào ô VP, đọc kết quả sau 10-15 phút. Trước khi đọc kết quả , bộ kit API 20E phải đạt tối thiểu 3 chỉ tiêu cho kết quả dương tính. Ngược lại cần ủ mẩu thêm vài giờ. Sau khi cho thuốc thử vào thì đậy nắp khay nhựa lại. Khi đã cho thuốc thử vào các chỉ tiêu rồi thì không nên ủ lại trong tủ ấm Kiểm tra kết quả test API 20E PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 42 Bảng 3.2: Kết quả Test API 20E Chỉ tiêu Thành phần Phản ứng/enzyme Âm tính Dương tính ONPG Ortho-nitrophenyl galactosidase Β-galactosidase Không màu Vàng ADH Arginine Arginine hidrolate Vàng Đỏ/cam LDC Lysine Lysine decarboxylate Vàng Đỏ/cam ODC Ornithine Ornithine decarboxylate Xanh nhạt/vàng Xanh lá/xanh CIT sodium citrate Sử dụng citrate Không màu/xám nhạt Vệt đen mãnh H2S Sodium Thiosulphate Sản phẩm H2S Vàng Đỏ/cam URE Urea Men urease Vàng Nâu đỏ nhạt TAD L-Tryptophane Tryptophane deaminase Xanh nhạt/vàng Hồng IND L-Tryptophane Sản phẩm indole Không màu Hồng/đỏ VP Sodium Pyruvate Sản phẩm acetone Không có màu đen Khuyếch tán màu đen GEL Gelatin Gelatinase Xanh/xanh lá Vàng GLU D-glucose Lên men/oxh glucose Xanh/xanh lá Vàng MAN D-manitol Lên men/oxh manitol Xanh/xanh lá Vàng INO Inositol Lên men/oxh Inositol Xanh/xanh lá Vàng SOR D-sorbitol Lên men/oxh sorbitol Xanh/xanh lá Vàng RHA L-Rhamnose Lên men/oxh Rhamnose Xanh/xanh lá Vàng SAC D-sucrose Lên men/oxh sucrose Xanh/xanh lá Vàng MEL D-melibiose Lên men/oxh melibiose Xanh/xanh lá Vàng AMY Amygdalin Lên men/oxh Amygdalin Xanh/xanh lá Vàng ARA L-arabinose Lên men/oxh arabinose Xanh/xanh lá Vàng PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 43 Phụ lục 4 Bảng 4.1 Dấu hiệu bệnh lý và đặc điểm khuẩn lạc vi khuẩn Aeromonas sp Ký hiệu vi khuẩn Dấu hiệu bệnh lý Môi trường nuôi cấy Phát triển Mô tả khuẩn lạc Hình dạng vi khuẩn ATV0803 Da, vi xuất huyết, thận có dốm trắng TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ATV0804 Da, các vi, hậu môn xh. Nội tạng xuất huyết, dịch vàng TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ATV0805 Da, các vi, hậu môn xh. Nội tạng xuất huyết, dịch vàng TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ATV0910 Da, vi xuất huyết, thận có dốm trắng TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ABT0906 Da, vi, hậu môn xuất huyết. Mắt phù TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ABT0907 Da, vi, hậu môn xuất huyết. Mắt phù TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ABT0908 Da, vi, hậu môn xuât huyết. TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn ABT0909 Da, vi, hậu môn xuât huyết. TSA Thuần Tròn, nhỏ, trắng đục Que ngắn Bảng 4.2 Dấu hiệu bệnh lý và đặc điểm khuẩn lạc vi khuẩn E. ictaluri Ký hiệu vi khuẩn Dấu hiệu bệnh lý Môi trường nuôi cấy Phát triển Mô tả khuẩn lạc Hình dạng vi khuẩn ETV09 01 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài ETV09 02 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài ETV09 03 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài ETV09 04 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài ETV09 05 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que ngắn ETV09 06 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que ngắn EBT090 7 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài EBT090 8 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que ngắn EBT090 9 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que ngắn EBT091 0 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài EBT091 1 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài EBT091 2 Gan, thận, tỳ sưng to, có nhiều đốm trắng TSA Thuần tròn, trắng đục, li ti Que dài PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 44 Bảng 4.3 Kết quả kháng sinh đồ các chủng Aeromonas STT Vi Khuẩn FFC (mm) TE (mm) CEZ (mm) CHL (mm) DO (mm) AM (mm) SM (mm) 1 ATV0803 36 34 0 35 28 0 16 2 ATV0804 30 30 0 36 28 0 14 3 ATV0805 32 32 0 34 28 0 14 4 ATV08010 34 30 0 35 28 0 14 5 ABT0906 34 15 0 34 19 0 19 6 ABT0907 36 34 0 34 30 0 15 7 ABT0908 36 32 0 36 26 0 12 8 ABT0909 40 30 0 36 30 0 18 STT Vi Khuẩn FFC TE CEZ CHL DO AM SM 1 ATV0803 S S R S S R I 2 ATV0804 S S R S S R R 3 ATV0805 S S R S S R R 4 ATV08010 S S R S S R R 5 ABT0906 S R R S I R I 6 ABT0907 S S R S S R I 7 ABT0908 S S R S S R R 8 ABT0909 S S R S S R I Bảng 4.4 Kết quả kháng sinh đồ các chủng Edwardsiella STT Vi Khuẩn CEZ (mm) SM (mm) TE (mm) AM (mm) FFC (mm) DO (mm) CHL (mm) 1 ETV0801 32 0 40 34 40 28 40 2 ETV0802 30 0 38 30 36 30 36 3 ETV0803 34 0 34 36 42 34 44 4 ETV0804 36 0 40 38 44 28 45 5 ETV0805 34 18 42 36 0 20 0 6 ETV0906 40 0 10 40 8 15 0 7 EBT0907 38 18 10 38 8 8 0 8 EBT0908 36 0 30 38 40 30 0 9 EBT0909 40 0 34 34 32 36 44 10 EBT0910 36 0 10 32 6 10 0 11 EBT0911 40 0 9 40 8 15 7 12 EBT0912 40 0 8 40 8 15 8 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 45 STT Vi Khuẩn CEZ SM TE AM FFC DO CHL 1 ETV0801 S R S S S S S 2 ETV0802 S R S S S S S 3 ETV0803 S R S S S S S 4 ETV0804 S R S S S S S 5 ETV0805 S I S S R S R 6 ETV0906 S R R S R I R 7 EBT0907 S I R S R R R 8 EBT0908 S R S S S S R 9 EBT0909 S R S S S S S 10 EBT0910 S R R S R R R 11 EBT0911 S R R S R I R 12 EBT0912 S R R S R I R Bảng 4.5 Kết quả MIC chủng Aeromonas Chloramphenicol (µg/ml) Oxytetracycline (µg/ml) Streptomicine (µg/ml) ATV0805 8 8 64 ATV0806 8 4 64 ABT0807 8 2 32 ABT0808 8 4 64 Bảng 4.6 Kết quả MIC chủng Edwardsiella ictaluri Chloramphenicol (µg/ml) Oxytetracycline (µg/ml) Streptomicine (µg/ml) ETV0802 4 4 >1024 ETV0803 2 4 >1024 ETV0805 64 4 16 EBT0906 64 64 >1024 EBT0907 64 128 >1024 EBT0910 64 32 >1024 EBT0911 64 64 >1024 EBT0912 64 32 >1024 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 46 Bảng 4.7: Thao tác pha loãng kháng sinh ống nghiệm Nồng độ cần đạt được (ppm) Thể tích của dung dịch kháng sinh (ml) Thể tích nước muối sinh lý (ml) 1 1024 25 ml (dd thuốc gốc 1) 25 ml 2 512 25 ml (1024 ppm) 25 ml 3 256 25 ml (512 ppm) 25 ml 4 128 25 ml (dd thuốc gốc 2) 25 ml 5 64 25 ml (128 ppm) 25 ml 6 32 25 ml (64 ppm) 25 ml 7 16 25 ml (32 ppm) 25 ml 8 8 25 ml (16 ppm) 25 ml 9 4 25 ml (8 ppm) 25 ml 10 2 25 ml (4 ppm) 25 ml 11 1 25 ml (2 ppm) 25 ml 12 0,5 25 ml (1 ppm) 25 ml Bảng 4.8: Nuôi vi khuẩn ở các nồng độ thuốc kháng sinh khác nhau. Số MIC Hàm lượng cuối cùng (ppm) Thể tích dd thuốc kháng sinh Thể tích vi khuẩn (ml) 1 512 3 ml (1024 ppm) 3 ml 2 256 3 ml (512 ppm) 3 ml 3 128 3 ml (256 ppm) 3 ml 4 64 3 ml (128 ppm) 3 ml 5 32 3 ml (64 ppm) 3 ml 6 16 3 ml (32 ppm) 3 ml 7 8 3 ml (16 ppm) 3 ml 8 4 3 ml (8 ppm) 3 ml 9 2 3 ml (4 ppm) 3 ml 10 1 3 ml (2 ppm) 3 ml 11 0,5 3 ml (1 ppm) 3 ml 12 0,125 3 ml (0,5 ppm) 3 ml PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_td_phuong_6905.pdf
Luận văn liên quan