Đánh giá sự thỏa mãn công việc của công nhân tại công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng

 Đánh giá thực hiện công việc công bằng và chính xác, kịp thời và gắn công việc với cơ hội phát triển: Sau quá trình làm việc cần thực hiện đánh giá lại năng lực cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên để có những điều chỉnh và khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích người lao động và rà soát lại việc bố trí và sử dụng lao động. Kết quả đánh giá công việc cần được gắn kết với những điều kiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp của người lao động làm cho họ tập trung, phấn đấu nhiều hơn. Những cơ hội thăng tiến trong công việc cần được thông tin đến nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể và thực hiện một cách công bằng.

doc106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5006 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của công nhân tại công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện làm việc” N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn DK26 180 3.00 5.00 3.9000 .51892 DK27 180 3.00 5.00 4.0444 .68358 DK28 180 3.00 5.00 3.9722 .58310 DK29 180 2.00 4.00 3.4944 .60258 Hình 2.5: Đồ thị mức độ thỏa mãn trung bình theo nhóm“điều kiện làm việc” Yếu tố “điều kiện làm việc” gồm 4 biến quan sát: DK26 (Môi trường làm việc an toàn), DK27 (Bố trí không gian hợp lý), DK28 (Có đủ phương tiện thiết bị cần thiết để thực hiện công việc), DK29 (Áp lực công việc không quá cao). Theo như đồ thị trên ta thấy mức độ thỏa mãn trung bình của 3 thành phần DK26, DK27, DK28 đều trên 3,5 được đánh giá khá cao, cho thấy Công ty đã tạo điều kiện làm việc rất tốt cho công nhân. Chứng minh cho điều đó là: Trước khi người lao động chính thức vào làm việc, Công ty luôn tổ chức huấn luyện, hướng dẫn thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động có thể xảy ra cần phải đề phòng, biết cách thoát hiểm khi có sự cố xảy ra… Công ty đã trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết nhằm tránh các yếu tố nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động; có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy móc, thiết bị; phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra, tai nạn lao động. Công ty định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc, thiết bị nhà xưởng, kho hàng. Đồng thời treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nới có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Công ty đã ứng dụng các biện pháp về công nghệ mới và hóa chất mới thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo an toàn, sức khỏe đối với người lao động. Tuy nhiên có 1 thành phần ở mức tương đối, đó là DK29, điều này là phù hợp với tính chất công việc, chỉ thực hiện theo đơn đặt hàng, mẫu thiết kế đã có sẵn nên áp lực công việc cũng bình thường. Nhưng đôi khi có nhiều đơn đặt hàng thì công nhân phải tăng ca để hoàn thành đơn đặt hàng đúng thời hạn. Khi áp lực công việc không quá cao thì sẽ giúp tinh thần làm việc của công nhân thoải mái hơn, làm việc hiệu quả hơn. Về điều này Công ty nên tiếp tục phát huy. Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “đặc điểm công việc” Bảng 2.15: Kết quả thống kê mô tả mức độ thỏa mãn theo “đặc điểm công việc” N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CV22 180 2.00 4.00 3.6056 .60258 CV23 180 2.00 4.00 3.2556 .56055 CV24 180 2.00 4.00 3.5056 .60258 Hình 2.6: Đồ thị mức độ thỏa mãn trung bình theo nhóm“đặc điểm công việc” Yếu tố “đặc điểm công việc” gồm có 3 biến quan sát: CV22 (Công việc phù hợp với khả năng và sở trường của Anh/chị), CV23 (Anh/chị cảm thấy công việc mình đang làm rất thú vị), CV24 (Việc phân chia công việc hợp lý). Theo số liệu thống kê cho ta thấy có 2 thành phần được công nhân đánh giá tốt, đó là CV22 và CV23, điều này có nghĩa là công việc mà họ đang làm là phù hợp với khả năng, sở trường, sức khỏe của họ và công việc thì được phân chia hợp lý. Đối với Công ty thì sức khỏe của người lao động là hết sức quan trọng, vì thế Công ty thường cho nhân viên khám sức khỏe định kỳ và có chế độ tạo thuận lợi cho những người có sức khỏe yếu nên đa số họ đều có sức khỏe tốt phù hợp với công việc mà họ đang đảm nhận. Còn thành phần CV23 được đánh giá ở mức trung bình. Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “phúc lợi” Bảng 2.16: Kết quả thống kê mô tả mức độ thỏa mãn theo “phúc lợi” N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn PL31 180 3.00 5.00 4.0222 .63383 PL32 180 3.00 5.00 3.6778 .55588 PL33 180 3.00 5.00 3.5611 .54274 Hình 2.7: Đồ thị mức độ thỏa mãn trung bình theo nhóm“phúc lợi” Yếu tố “phúc lợi” gồm có 3 biến quan sát: PL31 (Chính sách phúc lợi rõ ràng, hữu ích), PL32 (Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo của Công ty đối với người lao động), PL33 (Phúc lợi được thực hiện đầy đủ và hấp dẫn). Từ đồ thị ta thấy cả 3 thành phần PL31, PL32, PL33 được công nhân đánh giá tốt, cho thấy Công ty đã thực hiện chính sách phúc lợi rất tốt. Công ty luôn chủ trương xem phúc lợi xã hội là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa Công ty và các doanh nghiệp khác, đồng thời là đòn bẩy kinh tế để nâng cao năng suất làm việc và giúp công nhân gắn bó lâu dài với Công ty. Chính vì thế mà công nhân đánh giá thành phần phúc lợi tốt. Phúc lợi xã hội gồm hai phần chính: phúc lợi theo luật quy định và phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng một phần nhằm kích thích nhân viên làm việc, duy trì và thu hút nhân tài về làm việc tại công ty. Ngoài bảo hiểm xã hội theo quy định Nhà nước, Công ty còn mua bảo hiểm y tế cho nhân viên nhằm trang trải các khoản viện phí nếu không may bị đau ốm. Đây chỉ là hai hình thức của phúc lợi xã hội nhưng lại là hai hình thức cốt yếu tác động đến người lao động. Một điểm không thể thiếu trong chính sách phúc lợi của Công ty đó là chương trình khám sức khỏe định kỳ. Do công nhân phải tiếp hằng ngày với máy móc và các vật liệu có nhiều bụi bẩn nên các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp công nhân biết được tình trạng sức khỏe của bản thân để đưa ra quyết định hợp lý và tức thời nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao dộng. Vì theo ban lãnh đạo Công ty sức khỏe của công nhân là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc. Do đó nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty. Ngoài ra, Công ty đã trích từ quỹ phúc lợi xã hội thưởng cho người lao động trong các trường hợp như thưởng tăng năng suất, thưởng theo tiến độ, cải tiến kỹ thuật, quý, năm… Những người lao động đạt thành tích xuất sắc nhiều năm liền thì được Công ty cho đi thăm quan du lịch khuyến khích họ làm việc nhiệt tình hơn. Chính vì vậy mà Công ty hết sức chú trọng đến chính sách phúc lợi, xem phúc lợi là yếu tố tạo nên sự hài lòng của nhân viên. Trong tương lai Công ty sẽ xem xét để mở rộng hơn nữa chính sách phúc lợi nhằm đem đến sự hài lòng cao nhất cho công nhân nói riêng và nhân viên nói chung của Công ty Dệt may 29/3. Mức độ thỏa mãn chung Bảng 2.17: Kết quả thống kê mô tả mức độ thỏa mãn chung của Công ty N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thoa man 180 2.33 4.33 3.2463 .60657 Co hoi 180 2.25 3.50 2.9861 .41843 Tien luong 180 1.50 4.25 3.2292 .62304 Dieu kien 180 2.75 4.75 3.8528 .47698 Cong viec 180 2.00 4.00 3.4556 .49817 Phuc loi 180 3.00 5.00 3.7204 .46898 Theo như bảng trên cho thấy công nhân có mức độ thỏa mãn công việc tại Công ty Dệt may 29/3, mức độ thỏa mãn cao nhất là điều kiện làm việc (3,8528), tiếp theo là phúc lợi(3,7204), cả hai yếu tố đều cao hơn mức độ thỏa mãn chung (3,2463). Còn lại 3 yếu tố có mức độ thỏa mãn ở mức trung bình, đó là đặc điểm công việc (3,4556), tiền lương (3,2292) và ít nhất là cơ hội đào tạo – thăng tiến (2,9861). CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Định hướng 3.1.1 Định hướng phát triển ngành Dệt may ở thành phố Đà Nẵng Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch dệt may đang đặt ngành dệt may nói chung trước nhiều thách thức, mà thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, trong khi đó năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Đà Nẵng lại chưa cao. Trong điều kiện của thành phố Đà Nẵng, muốn có một ngành công nghiệp dệt - may đủ sức cạnh tranh, thì yêu cầu cấp bách và lâu dài là cần đẩy mạnh phát triển ngành dệt để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm sao cho sản xuất được sợi, vải chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của ngành may về số lượng, chủng loại từ đó tạo ra thế chủ động về nguyên liệu cho ngành may. Để đáp ứng yêu cầu đó, cần tiến hành sắp xếp tổ chức lại sản xuất của ngành dệt, kết hợp với đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu sao cho nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành. Định hướng đến năm 2020, tổ chức lại sản xuất trong ngành dệt cần thực hiện theo những định hướng sau: - Tổ chức lại sản xuất trong ngành dệt phải theo xu thế đẩy mạnh liên kết, hợp tác: Việc tổ chức lại sản xuất cần tạo khả năng mở rộng quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp dân doanh, hộ cá thể; Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; Liên kết giữa doanh nghiệp qui mô lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ… Muốn vậy trong mỗi khâu cần xây dựng một số đơn vị đủ mạnh làm đầu mối thu hút các đơn vị khác. - Chuyên môn hoá hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp: Muốn mở rộng liên kết trong ngành, cần sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng tăng cường chuyên môn hoá. Vì chuyên môn hoá làm tăng tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp đi sâu hoàn thiện sản phẩm góp phần nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Đối với ngành dệt nên chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ, mỗi doanh nghiệp đi chuyên sâu làm chủ một giai đoạn công nghệ nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, nhờ đó tạo thuận lợi cho việc sử dụng máy móc chuyên dùng. - Mở rộng qui mô đơn vị sản xuất trong ngành dệt: Sản xuất của ngành dệt có nhiều công đoạn yêu cầu kỹ thuật chế biến phức tạp, phải sử dụng thiết bị chuyên dùng. Trong ngành dệt, mức độ hiện đại hoá của trang thiết bị công nghệ và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật có vai trò quyết định đối với năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó tổ chức sản xuất của ngành dệt cần tập trung qui mô lớn mới tạo thuận lợi cho việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại. Vì vậy khi tổ chức lại sản xuất trong ngành dệt phải bảo đảm mở rộng qui mô sản xuất để tạo điều kiện cho việc thúc đẩy hoạt động đầu tư tăng năng lực sản xuất. 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Dệt may 29/3 3.1.2.1 Ma trận SWOT Để đưa ra được định hướng của Công ty trong thời gian tới, tôi tiến hành phân tích ma trận SWOT như sau: ĐIỂM MẠNH (S) 1.Sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã hợp thời trang, chất lượng sản phẩm tốt. 2.Thị trường rộng lớn: - Tại thị trường nội địa: Công ty đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình, sản phẩm mang thương hiệu HACHIBA đã chiếm lĩnh được lòng tin yếu của người tiêu dùng trong cả nước. - Tại thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được nhiều người tiêu dùng ở Mỹ, Nhật Bản và các nước EU ưa chuộng tiêu thụ với số lượng đáng kể, chiếm tới 70% tỷ trọng xuất khẩu của Công ty. 3.Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt: Có thương hiệu lâu năm, khẳng định vị thế của mình qua các giải thưởng đã đạt như đạt giấy chứng nhận “sản phẩm khăn Jacquard của Công ty CP Dệt may 29/3 đạt Top 50 sản phẩm vàng thời hội nhập năm 2010”, nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2010, đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn…. 4.Nhân viên: Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, trình độ tay nghề cao, được Công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị mới vào sản xuất. 5.Trang thiết bị sản xuất hiện đại: Việc sửa chữa cơ sở hạ tầng, bổ sung máy móc thiết bị chuyên dùng theo chiều sâu để nâng cao năng suất, Công ty đã đầu tư cải tạo một lò hơi đốt dầu thành lò hơi đốt than tiết kiệm chi phí sản xuất trên 400 triệu đồng/ tháng. ĐIỂM YẾU (W) 1.Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, Công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thê giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. 2.Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. 3.Mạng lưới phân phối quảng bá còn hạn chế, công tác quản lý còn một số tồn tại. 4.Tính chuyên nghiệp hóa chưa thật sự cao. CƠ HỘI (O) 1.Chính sách hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển cùng nguyên liệu, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiêp mới; đào tạo và nghiên cứu các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt – may. 2.Xã hội: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động tạo them thời cơ mới để phát triển thị trường dệt may trong nước đầy tiềm năng. 3.Nhu cầu xuất khẩu tăng: con số kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD/ năm, thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, đứng thứ hai (chỉ sua Trung Quốc) về kim ngạch xuất khẩu dệt may vào hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản. 4.Ưu đãi cho hàng xuất khẩu: - Hội nhập, nhất là gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế đó là: xuất khẩu khồn bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng lợi ích từ môi trường đầu tư. - Chính quyền tỉnh, thành phố và địa phương khuyến khích đầu tư, phát triển sản phẩm theo hướng FOB nhằm đẩy mạnh tỷ trọng. THÁCH THỨC (T) 1.Cạnh tranh - Sản phẩm: Thách thức lớn nhất là có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, sẽ có rất nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… Bên cạnh đó cũng có nhiều đối thủ cạnh trạnh trong nước như Hòa Thọ, Việt Tiến, Thắng Lợi…. - Cạnh tranh giá: tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp nhiều rắc rối hơn nữa khi giá hàng hóa tại các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Châu Âu cắt giảm 20%. Riêng Mỹ giảm nhập hàng dệt may Việt Nam tới 15%. Điều này có nghĩa là hàng dệt may Việt nam nói chung, dệt may 29/3 nói riêng sẽ gặp phải sự cạnh tranh giá gay gắt ở thị trường nước ngoài. 2.Lao động: Việc có thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động, nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn. 3.Nhu cầu tâm lý: - Trong nước: Tâm lý sính ngoại, ham rẻ và định kiến “chê” hàng Việt Nam nghèo nàn về mẫu mã của nhiều người tiêu dùng trong nước. - Nước ngoài: Nhu cầu hàng hóa của thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sẽ giảm mạnh. Mức tiêu dùng hàng may mặc cao cấp sẽ giảm. Đặc biệt, Mỹ sẽ giảm nhập khẩu trên 15% hàng dệt may. Sức tiêu thụ của thị trường Mỹ, châu Âu giảm nên dĩ nhiên đơn đặt hàng may xuất khẩu sang các thị trường ấy cũng bị giảm theo. 4.Môi trường Kinh tế - Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp đến ngành dệt may, đặt doanh nghiệp trước những khó khăn thách thức - Cảnh báo về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu kém, đầu tư dàn trải. Sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực dệt may sẽ bị thiệt hại nặng. - Lãi suất vay quá cao, chi phí đầu vào tăng nhiều lần, phải trả tiền lãi ngân hàng cao. Phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức sẽ được các phương án chiến lược sau: Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO): S2O3: Thị trường rộng lớn là điểm mạnh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường, nên có cơ hội tăng số lượng xuất khẩu. S4O1: Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư vào sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành, củng cố vị thế trong lòng người tiêu dùng. S4O3O4: Tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc như Châu Âu,Mĩ… Luôn chú trọng đến cả hình thức và chất lượng sản phẩm, giữ vững hình ảnh của Công ty trong mắt người tiêu dùng. S6O3: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Sử dụng thế mạnh để vượt qua thử thách (ST) S1T1: Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng => giữ lại khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh… S1T4: Công ty cần thay đổi,đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để có thể chinh phục những khách hàng khó tính, đặc biệt thích thay đổi phong cách theo xu hướng thị trường. S1T4: Với chất lượng đã có, thời gian tới, doanh nghiệp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001. S2T1T3:        + Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.        + Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. S2T4: Khi môi trường kinh tế suy thoái ở các thị trường với mức độ khác nhau thì tập trung hơn cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng ít để có thể cứu nguy cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng lớn. S4T1T3: Công ty đã được nhiều người biết đến trên thị trường -> mở rộng sản xuất, nâng cao thị phần, xây dựng thương hiệu tạo lòng tin của khách hàng. S5T1T3: Nhân viên trình độ cao -> tạo điều kiện để làm việc hiệu quả, năng suất cao từ đó làm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, giá thành giảm -> cạnh tranh với các sản phẩm khác, thu hút khách hàng. S6T1T3: Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất ->  tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại Công ty,tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm, giá cả trên trường. Vượt qua điểm yếu tận dụng cơ hội (WO) W1O2: Đầu tư sản xuất nguyên liệu cho ngay trong nước để tránh tình trạng bị động về nguyên liệu đầu vào từ đó cung cấp kịp thời nguồn hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu tăng. W1O4: Tận dụng nguồn vốn FDI để đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm cải thiện tình trạng nhập khẩu nguyên liệu. W2O1: Tận dụng những chính sách hỗ trợ của nhà nước để sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào ở nội địa nhằm hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như hiện nay. W2O4: Hiện đại hóa trang thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý bằng việc tận dụng nguồn vốn FDI. Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa (WT) W1T1:   Không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả mà còn có sự cạnh tranh về nguồn nhân công. Nguồn lao động không ổn định, lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thì Công ty cần phải đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao, thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ phục vụ cho sản xuất để biến thành lợi thế tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về giá. W1T2: Số lượng doanh nghiệp FDI  hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam tăng thêm nhiều  làm áp lực cạnh tranh thu hút lao động càng tăng lên.Vì vậy, Công ty cần sử dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện, có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động; tăng lương để thu hút lao động. W3, W4+T1: Nhanh chóng sản xuất sản phẩm theo tiến độ hợp đồng đã kí với khách hàng, nhanh chóng thu hồi vốn để thực hiện tái đầu tư theo xu hướng FOB. 3.1.2.2 Mục tiêu phát triển của Công ty Tăng lợi nhuận cho Công ty. Từng bước chuyển xuất khẩu sang xuất khẩu hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) thay cho gia công xuất khẩu. Không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từng bước cải thiện, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị sản xuất. Duy trì và thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới cho Công ty. Tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn với các Công ty khác như Công ty Dệt may Hòa Thọ, Dệt Minh Khai, Dệt Phong Phú. Công ty định hướng phát triển đa ngành. Công ty đã xây dựng kế hoạch năm 2012 tổng doanh thu đạt 350 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 24 triệu USD. Công ty sẽ tuyển thêm 200 công nhân có tay nghề vào làm việc tại các xí nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động phấn đấu đạt 4,5 – 5 triệu đồng/ người/ tháng. 3.2 Một số giải pháp đề xuất để nâng cao sự thỏa mãn công việc của công nhân tại Công ty Để đạt được những định hướng phát triển của ngành Dệt may nói chung và của Công ty Dệt may 29/3 nói riêng, Công ty cần đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại của Công ty. Công ty hoạt động trong ngành sản xuất dệt may nên số lượng công nhân chiếm tỷ lệ cao trong Công ty. Vì vậy việc tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu và nâng cao sự thỏa mãn của công nhân về công việc là hết sức quan trọng. 3.2.1 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về cơ hội đào tạo – thăng tiến Theo kết quả nghiên cứu trên thì công nhân đánh giá Công ty có tổ chức đào tạo cho công nhân trên mức trung bình nhưng mức đánh giá đó không phải là cao. Công ty cần tiến hành nhiều hơn nữa công tác đào tạo để nâng cao tay nghề cho công nhân. Đào tạo phải trọng tâm, trọng điểm, có nội dung đào tạo và cách thức đào tạo hợp lý để thu được kết quả tốt nhất. Kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn chính quy với tại chỗ, hợp tác liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là đối với thực hành, thực tập để thích ứng yêu cầu thực tế của cơ sở sản xuất. Kết hợp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động tại nơi làm việc và có người hướng dẫn, giám sát sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Tổ chức đào tạo miễn phí cho những người lao động mới tuyển dụng. Tìm hiểu nhu cầu của người lao động, tổ chức đào tạo cho những người có năng lực và kỳ vọng vào công việc. Giúp người lao động làm quen và sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại giúp tăng năng suất trong quá trình sản xuất, hoàn thành vượt mức kê hoạch đề ra. Ban lãnh đạo đề ra các chỉ tiêu yêu cầu cụ thể ở từng vị trí trong phân xưởng để công nhân phấn đấu đạt được một cách công bằng và công khai. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân có năng lực được tham gia đề bạt. Công ty nên đưa ra chính sách thăng tiến rõ ràng và hợp lý, đảm bảo công bằng giữa các công nhân. 3.2.2 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về tiền lương Công cụ lương thưởng trong tay của các nhà quản lý là con dao hai lưỡi có thể khuyến khích mà cũng có thể làm trì trệ người lao động, tùy thuộc vào năng lực của nhà quản lý. Mức độ thỏa mãn về tiền lương được công nhân đánh giá thấp thứ hai trong tất cả các yếu tố thành phần. Vì vậy, tôi đưa ra một số giải pháp sau: Mức lương hiện tại của công nhân chưa đảm bảo giữ chân người lao động của Công ty và để khuyến khích người lao động làm việc hăng hái hơn. Vì vậy Công ty cần phải có các biện pháp nhằm tăng thu nhập cho người lao động. Hàng năm cần xem xét tình hình biến động giá cả để điều chỉnh mức lương cho phù hợp. Công ty cần tạo sự công bằng trong việc phân phối tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng giữa các nhân viên ở cùng một bộ phận, cùng một vị trí công việc. Đối với những người mới tuyển thì Công ty nên có chính sách hỗ trợ cho họ như hỗ trợ lương trong khi thử việc, học nghề, hỗ trợ kinh phí nhà trọ… Công ty cần xây dựng các chỉ tiêu và mức thưởng rõ ràng và hợp lý. Công ty cần công khai hơn nữa chính sách tính lương và thực hiện trả lương một cách công bằng giữa các lao động nhằm tránh hiện tượng người cùng làm một vị trí, một công việc nhưng lại có mức lương khác nhau gây ra mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến những điều không hay. 3.2.3 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về điều kiện làm việc Công nhân có mức thỏa mãn khá cao về điều kiện làm việc. Để nâng cao sự thỏa mãn về điều kiện làm việc của công nhân hơn nữa, tôi đưa ra một số giải pháp: Công ty cần tăng cường biện pháp thông gió, tăng cường chiếu sáng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật để giảm bớt tiếng ồn… Thường xuyên cho công nhân vận động tập thể dục trong giờ làm việc từ 1 – 2 lần trong ca để công nhân giảm bớt sự căng thẳng, áp lực, tinh thần thoải mái hơn để làm việc. Phát huy vai trò và trách nhiệm của nhân viên về việc giữ gìn vệ sinh trong Công ty, các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải được lắp đặt, cấm công nhân hút thuốc trong phân xưởng. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy về an toàn, vệ sinh lao động của công nhân để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho công nhân, lao động. 3.2.4 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về đặc điểm công việc Thỏa mãn về đặc điểm công việc là yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc, được công nhân đánh giá ở mức trung bình. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn về đặc điểm công việc: Công ty cần đào tạo và hướng dẫn công nhân nắm rõ quy trình công việc, không chỉ của cá nhân mà cả quy trình tổng quát của bộ phận. Công việc được thiết kế sao cho công nhân có quyền tham gia một số vấn đề liên quan đến công việc của họ trong phạm vi cho phép và nhận được thông tin phản hồi, phát huy tinh thần làm chủ tập thể và tính sáng tạo trong công việc của người lao động. Bảng mô tả công việc phải ghi rõ quyền hạn của công nhân, công việc cần báo cáo cho ai. Xác định rõ vai trò, vị trí công việc của Công ty vì người lao động luôn có nhu cầu khẳng định và tự hoàn thiện mình trong công việc. Vì vậy cần phải xác định rõ và cho người lao động cũng như mọi người thấy được vai trò của công việc và mức độ đóng góp, mức độ quan trọng của nó đối với Công ty. Điều này sẽ giúp cho người lao động khẳng định được vai trò của mình, của công việc mà mình đang làm tạo ra động lực làm việc tốt hơn. Tạo hứng thú trong công việc bằng cách Công ty vừa thực hiện việc khen thưởng nhân viên vừa thể hiện sự quan tâm của Công ty đối với người lao động và tạo sự tin tưởng ở nhân viên. 3.2.5 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về phúc lợi Thỏa mãn về phúc lợi là yếu tố thứ năm ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc và được đánh giá cao thứ hai trong tất cả các thành phần. Để nâng cao sự thỏa mãn của công nhân hơn nữa thì: Công ty nên có tổ chức công đoàn chuyên trách, tập trung vào việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi cho công nhân khi có tranh chấp một cách kịp thời. Việc giảm thời gian đi lại từ nơi ở của công nhân đến Công ty cần được quan tâm hơn, Công ty nên có xe đưa đón công nhân hay xây dựng khu nhà tập thể cho công nhân ở gần Công ty để họ chủ động trong việc đi lại tránh tình trạng chậm trễ giờ làm. Công ty có thể thưởng cổ phần cho nhân viên gắn bó lâu năm với Công ty và làm việc tốt trong nhiều năm liền hay bán cổ phần cho nhân viên với giá ưu đãi, thấp hơn giá thị trường. Như vậy, họ sẽ cảm thấy là mình cũng được làm chủ, góp phần vào sự thành công của Công ty nên sẽ làm việc nhiệt tình và hăng hái hơn. Đối với những nhân viên có thành tích tốt, đạt thành tích cao trong 5 năm liên tiếp thì sẽ được Công ty cho đi du lịch nước ngoài, kích thích nhân viên làm việc hăng hái. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Công ty Dệt may 29/3 là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Chính vì vậy lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là công nhân làm việc trong các xí nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của công nhân tổng sự tồn tại và phát triển của Công ty nên qua quá trình thực tập tại Công ty, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá sự thỏa mãn công việc của công nhân tại Công ty Dệt may 29/3”. Em đã hệ thống hóa được các vấn đề có tính lý luận và phương pháp đánh giá về thỏa mãn công việc của công nhân tại Công ty. Thông qua việc thu thập và xử lý dữ liệu kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc của công nhân tại Công ty Dệt may 29/3, đó là: cơ hội đào tạo – phát triển, tiền lương, điều kiện làm việc, đặc điểm công việc và phúc lợi. Trong đó thỏa mãn về phúc lợi là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thỏa mãn công việc, tiếp theo là đặc điểm công việc, cơ hội đào tạo – thăng tiến. Nhân tố ít ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc là tiền lương và điều kiện làm việc. Năm nhân tố này giải thích được 62,5% sự khác biệt của nhân tố thỏa mãn công việc. Hai nhân tố còn lại của mô hình: thỏa mãn về mối quan hệ với cấp trên và thỏa mãn về mối quan hệ với đồng nghiệp không ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của công nhân. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy mức độ thỏa mãn công việc của công nhân tại Công ty chỉ đạt mức trung bình là 3,2463. Trong nhân tố thì nhân tố ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc thì công nhân thỏa mãn nhiều nhất là điều kiện làm việc, tiếp theo là phúc lợi, đặc điểm công việc, tiền lương và cơ hội đào tạo – phát triển. Trong đó có hai nhân tố đạt trên mức trung bình là điều kiện làm việc và phúc lợi, còn lại ba nhân tố đạt mức trung bình hoặc cao hơn mức trung bình một chút. Và tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực và nâng cao sự thỏa mãn công việc cho công nhân và nhân viên góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở công nhân trực tiếp sản xuất tại các xí nghiệp của Công ty, chưa bao gồm các nhân viên khác, văn phòng, kinh doanh nên chưa bao quát hết toàn bộ Công ty và nghiên cứu không chú trọng đến các yếu tố khác có thể tác động đến thỏa mãn công việc như văn hóa Công ty, cá tính nhân viên, ý thức gắn kết với tổ chức…. 2. Kiến nghị Để góp phần để các giải pháp đã đề ra ở trên có thể thực hiện được, tôi xin đề xuất một số kiến nghị với lãnh đạo Công ty: Cần coi trọng công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị phần của khách hàng để từ đó có những chính sách thích hợp cho việc mở rộng và phát triển thị trường. Cơ cấu lại khách hàng, thị trường theo chủ trương đa dạng hóa thị trường và chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất, xí nghiệp sản xuất. Duy trì tốt các khách hàng hiện có và tìm kiếm thêm khách hàng mới để ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phải đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút và duy trì khách hàng. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm may mặc thời trang cho thị trường nội địa để phát triển thương hiệu. Tiếp tục phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực thiết kế và năng lực sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị yếu tiêu dùng khách hàng. Công ty nên có những chính sách tuyển dụng, phát triển và đãi ngộ nhân sự một cách đầy đủ và hiệu quả nhằm phát huy hiệu quả cao nhất đội ngũ lao động giỏi, nhiệt huyết và có nhiều kinh nghiệm để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Luôn quan tâm đến vấn đề đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động. Cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ lao động kế cận vì đội tuổi lao động trung bình trong công ty là tương đối cao. Bên cạnh đó thì cần phải có một đội ngũ lao động trẻ, nhiệt huyết, có trình độ làm động lực và làm đòn bẩy cho công ty. Luôn có những phương thức sử dụng lao động khoa học và hiệu quả nhất, phải bố trí và sử dụng lao động sao cho phù hợp cả về hình thức lẫn nội dung. Thực hiện triệt để chính sách đãi ngộ đối với những người lao động cần cù, sáng tạo, làm được nhiều cho Công ty. Đánh giá thực hiện công việc công bằng và chính xác, kịp thời và gắn công việc với cơ hội phát triển: Sau quá trình làm việc cần thực hiện đánh giá lại năng lực cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên để có những điều chỉnh và khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích người lao động và rà soát lại việc bố trí và sử dụng lao động. Kết quả đánh giá công việc cần được gắn kết với những điều kiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp của người lao động làm cho họ tập trung, phấn đấu nhiều hơn. Những cơ hội thăng tiến trong công việc cần được thông tin đến nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể và thực hiện một cách công bằng. Cải cách tiền lương: Tiền lương luôn là nhân tố quan trọng đối người lao động, tiền lương có đủ để trang trải cho cuộc sống và nhu cầu tích lũy mới giúp cho người lao động yên tâm làm việc và cống hiến. Hiện tại tiền lương tại Công ty còn thấp hơn những doanh nghiệp khác nên Công ty cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Để thực hiện việc trả lương công bằng, Công ty cần xây dựng chính sách tiền lương nhất quán, phải thực hiện đánh giá công việc của người lao động một cách khoa học, chính xác với năng lực, tính chất công việc cụ thể. Gắn tiền lương, thưởng với kết quả làm việc của người lao động sẽ giúp phát huy vai trò kích thích lao động của công cụ tiền lương. Thường xuyên mời các chuyên gia tư vấn, những cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đến để nói chuyện về những bài học kinh nghiệm mà họ đúc kết được trong suốt những năm họ làm việc. Tổ chức các hội nghị công nhân viên chức để lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân viên, giải quyết những vưỡng mắc và những nguyện vọng của người lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ths. Bùi Văn Chiêm, Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Huế. PGS. TS Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục. Nguyễn Thị Kim Ánh (2010), Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar, Luận văn thạc sỹ. Trần Kim Dung (2005), Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 248, tháng 6/2011, Đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên sản xuất tại Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát, Ts. Hà Nam Khánh Giao & Ths. Võ Thị Mai Hương. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức. Nguồn Internet: google.com, tailieu.vn, doanhnhan360.com PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN Xin chào Anh/chị! Em hiện là sinh viên thuộc khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện tôi đang thực tập tại Công ty CP Dệt may 29/3, tôi đang tiến hành nghiên cứu về đề tài: “Đánh giá sự thỏa mãn công việc của công nhân tại Công ty CP Dệt may 29/3 ”. tôi rất mong Anh/chị dành chút thời gian đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Ý kiến của Anh/chị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của đề tài. Mọi thông tin về Anh/chị sẽ được cam kết giữ bí mật. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị. Phần I: Đối với mỗi những phát biểu, Anh/chị hãy trả lời bằng cách đánh dấu X vào một trong các con số từ 1 đến 5; theo quy ước số càng lớn là Anh/chị càng đồng ý: (1) = Rất không đồng ý (4) = Đồng ý (2) = Không đồng ý (5) = Rất đồng ý (3) = Bình thường TT Các phát biểu Mức độ đồng ý I. TIỀN LƯƠNG 1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc 1 2 3 4 5 2 Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của Công ty 1 2 3 4 5 3 Tiền lương được trả công bằng giữa các công nhân 1 2 3 4 5 4 Tiền lương ngang bằng với các doanh nghiệp khác 1 2 3 4 5 5 Tiền lương trả đầy đủ và đúng hạn 1 2 3 4 5 6 Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng 1 2 3 4 5 7 Anh/ chị biết rõ chính sách lương thưởng, trợ cấp Công ty 1 2 3 4 5 II. CƠ HỘI THĂNG TIẾN - ĐÀO TẠO 8 Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại Công ty 1 2 3 4 5 9 Chính sách thăng tiến rõ ràng 1 2 3 4 5 10 Anh/ chị được đào tạo và phát triển nghề nghiệp 1 2 3 4 5 11 Công ty có nhiều cơ hội để anh/chị phát triển cá nhân 1 2 3 4 5 12 Anh/chị được tham gia đề bạt 1 2 3 4 5 III. CẤP TRÊN 13 Cấp trên quan tâm đến cấp dưới 1 2 3 4 5 14 Anh/ chị nhận được nhiều sự hỗ trợ của cấp trên 1 2 3 4 5 15 Cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của anh/chị 1 2 3 4 5 16 Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp của anh/chị 1 2 3 4 5 17 Anh/ chị được đối xử công bằng 1 2 3 4 5 18 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và có khả năng điều hành tốt 1 2 3 4 5 IV. ĐỒNG NGHIỆP 19 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau 1 2 3 4 5 20 Các đồng nghiệp của anh/ chị phối hợp làm việc tốt 1 2 3 4 5 21 Đồng nghiệp của anh/ chị rất thân thiện 1 2 3 4 5 V. ĐẶC ĐIỂM CÔNG ViỆC 22 Công việc phù hợp với khả năng và sở trường của anh/chị 1 2 3 4 5 23 Anh/ chị cảm thấy công việc của mình đang làm rất thú vị 1 2 3 4 5 24 Việc phân chia hợp lý 1 2 3 4 5 25 Công việc của anh/chị có nhiều thách thức 1 2 3 4 5 VI. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC 26 Môi trường làm việc an toàn 1 2 3 4 5 27 Bố trí không gian hợp lý 1 2 3 4 5 28 Có đủ phương tiện, thiết bị cần thiết để thực việc công việc 1 2 3 4 5 29 Áp lực công việc không quá cao 1 2 3 4 5 30 Anh/ chị không lo lắng về việc mất việc làm 1 2 3 4 5 VII. PHÚC LỢI 31 Chính sách phúc lợi rõ ràng hữu ích 1 2 3 4 5 32 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo của Công ty đối với anh/chị 1 2 3 4 5 33 Phúc lợi được thực hiện đầy đủ và hấp dẫn 1 2 3 4 5 SỰ THỎA MÃN CHUNG CỦA ANH/CHỊ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC 34 Hài lòng khi làm việc tại Công ty 1 2 3 4 5 35 Giới thiệu với mọi người đây là nơi tốt nhất để làm việc 1 2 3 4 5 36 Rất tự hào khi làm việc ở Công ty 1 2 3 4 5 Phần II: Xin Anh/chị cho biết một vài thông tin cá nhân: Giới tính: ¨ Nam ¨ Nữ Độ tuổi: ¨ Dưới 25 tuổi ¨ 25-40 tuổi ¨ 41-54 tuổi ¨ Trên 55 tuổi Thời gian làm việc tại Công ty: ¨ Dưới 1 năm ¨ 1-3 năm ¨ 3-5 năm ¨ Trên 5 năm Bộ phận làm việc: ¨ Xí nghiệp May ¨ Xí nghiệp Dệt ¨ Xí nghiệp Wash ¨ Bộ phận khác Trình độ chuyên môn: ¨ Đại học ¨ Cao đẳng ¨ Trung cấp ¨ Tốt nghiệp Trung học cơ sở /Trung học phổ thông Thu nhập hiện tại: ¨ Dưới 2 triệu/tháng ¨ 2-3 triệu/tháng ¨ 3-4 triệu/tháng ¨ Trên 4 triệu/tháng Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị. Chúc Anh/chị thành công trong cuộc sống! Phụ lục 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU B1. Kiểm định thang đo Cronbach alpha các biến độc lập Thang đo “tiền lương” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .779 7 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TL01 19.6333 7.608 .601 .727 TL02 20.2556 7.499 .707 .706 TL03 20.2278 7.328 .647 .716 TL04 19.8556 7.655 .650 .718 TL05 19.5778 9.240 .269 .790 TL06 20.1333 8.507 .285 .783 TL07 19.6500 9.469 .296 .782 Thang đo “cơ hội đào tạo – thăng tiến” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .837 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CH08 12.2778 3.017 .720 .785 CH09 11.9444 2.801 .638 .807 CH10 11.3167 3.156 .610 .812 CH11 11.8389 2.795 .593 .824 CH12 12.2000 3.133 .690 .795 Thang đo “cấp trên” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .407 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CT13 16.9278 2.179 .063 .446 CT14 16.8000 2.306 .058 .435 CT15 17.4111 2.042 .134 .405 CT16 17.3500 1.849 .352 .264 CT17 17.1444 1.711 .375 .233 CT18 16.8944 2.073 .211 .354 Thang đo “đồng nghiệp” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .775 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DN19 7.0222 .782 .593 .716 DN20 7.1611 .650 .743 .539 DN21 7.1944 .794 .509 .806 Thang đo “đặc điểm công việc” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .732 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CV22 10.1278 1.520 .768 .513 CV23 10.4778 1.860 .556 .654 CV24 10.2278 1.797 .534 .665 CV25 10.3667 2.234 .275 .801 Thang đo “điều kiện làm việc” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .840 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DK26 14.6500 4.184 .577 .826 DK27 14.5056 3.290 .775 .768 DK28 14.5778 3.798 .678 .799 DK29 15.0556 3.986 .553 .832 DK30 15.4111 3.640 .652 .806 Thang đo “phúc lợi” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .738 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PL31 7.1389 .891 .574 .646 PL32 7.4833 .989 .617 .591 PL33 7.7000 1.105 .508 .714 Thang đo biến phụ thuộc “thỏa mãn chung” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .841 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TM34 6.3222 1.661 .657 .826 TM35 6.5556 1.578 .791 .702 TM36 6.6000 1.526 .680 .809 B2. Phân tích nhân tố 2.1 Lần 1: KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .712 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2869.027 df 253 Sig. .000 Communalities Initial Extraction TN01 1.000 .751 TN02 1.000 .724 TN03 1.000 .697 TN04 1.000 .683 CH08 1.000 .785 CH09 1.000 .711 CH10 1.000 .634 CH11 1.000 .711 CH12 1.000 .738 DN19 1.000 .788 DN20 1.000 .800 DN21 1.000 .725 CV22 1.000 .735 CV23 1.000 .756 CV24 1.000 .672 DK26 1.000 .796 DK27 1.000 .800 DK28 1.000 .731 DK29 1.000 .604 DK30 1.000 .808 PL31 1.000 .658 PL32 1.000 .732 PL33 1.000 .715 Extraction Method: Principal Component Analysis. Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 7.777 33.815 33.815 7.777 33.815 33.815 3.468 15.080 15.080 2 2.382 10.355 44.169 2.382 10.355 44.169 3.364 14.627 29.707 3 2.120 9.219 53.388 2.120 9.219 53.388 3.032 13.183 42.890 4 1.920 8.349 61.738 1.920 8.349 61.738 2.385 10.368 53.258 5 1.323 5.751 67.488 1.323 5.751 67.488 2.262 9.836 63.094 6 1.231 5.353 72.841 1.231 5.353 72.841 2.242 9.747 72.841 7 .934 4.062 76.903 8 .730 3.173 80.076 9 .662 2.876 82.952 10 .613 2.665 85.618 11 .567 2.464 88.081 12 .487 2.116 90.197 13 .360 1.567 91.765 14 .336 1.461 93.226 15 .309 1.345 94.571 16 .239 1.039 95.610 17 .221 .963 96.573 18 .211 .916 97.489 19 .194 .843 98.332 20 .143 .620 98.952 21 .113 .492 99.444 22 .072 .315 99.759 23 .055 .241 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrix(a) Component 1 2 3 4 5 6 CH08 .807 CH11 .761 CH12 .760 CH09 .629 .535 CH10 .618 TN04 .747 TN03 .698 TN02 .629 TN01 .600 DK27 .871 DK26 .814 DK28 .790 DK30 .574 .574 DK29 .534 CV23 .748 CV22 .613 CV24 .527 DN19 .855 DN20 .851 DN21 .744 PL32 .794 PL33 .774 PL31 .631 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 13 iterations. 2.2 Lần 2: KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .681 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2475.950 df 210 Sig. .000 Communalities Initial Extraction TN01 1.000 .754 TN02 1.000 .737 TN03 1.000 .705 TN04 1.000 .714 CH08 1.000 .773 CH10 1.000 .641 CH11 1.000 .714 CH12 1.000 .754 DN19 1.000 .785 DN20 1.000 .802 DN21 1.000 .714 CV22 1.000 .768 CV23 1.000 .750 CV24 1.000 .690 DK26 1.000 .800 DK27 1.000 .796 DK28 1.000 .739 DK29 1.000 .657 PL31 1.000 .640 PL32 1.000 .741 PL33 1.000 .718 Extraction Method: Principal Component Analysis. Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 6.832 32.534 32.534 6.832 32.534 32.534 3.171 15.098 15.098 2 2.334 11.114 43.648 2.334 11.114 43.648 2.780 13.240 28.338 3 2.036 9.695 53.344 2.036 9.695 53.344 2.681 12.765 41.103 4 1.860 8.858 62.202 1.860 8.858 62.202 2.354 11.209 52.313 5 1.294 6.160 68.362 1.294 6.160 68.362 2.259 10.758 63.071 6 1.036 4.934 73.296 1.036 4.934 73.296 2.147 10.224 73.296 7 .930 4.427 77.722 8 .720 3.426 81.149 9 .661 3.147 84.296 10 .590 2.811 87.107 11 .549 2.615 89.721 12 .461 2.194 91.915 13 .332 1.582 93.498 14 .269 1.283 94.781 15 .242 1.152 95.932 16 .214 1.021 96.953 17 .198 .943 97.896 18 .171 .816 98.712 19 .130 .619 99.331 20 .083 .395 99.726 21 .058 .274 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrix(a) Component 1 2 3 4 5 6 CH08 .821 CH12 .789 CH11 .751 CH10 .643 TN04 .769 TN03 .686 TN02 .620 TN01 .594 DK27 .869 DK26 .812 DK28 .796 DK29 .556 CV23 .755 CV22 .682 CV24 .633 DN19 .855 DN20 .853 DN21 .743 PL32 .801 PL33 .773 PL31 .618 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 6 iterations. B3. Phân tích hồi quy Correlations Control Variables X1 X2 X3 X4 X5 X6 THOAMAN -none-(a) X1 Correlation 1.000 .000 .000 .000 .000 .000 .394 Significance (2-tailed) . 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 .000 df 0 178 178 178 178 178 178 X2 Correlation .000 1.000 .000 .000 .000 .000 .268 Significance (2-tailed) 1.000 . 1.000 1.000 1.000 1.000 .000 df 178 0 178 178 178 178 178 X3 Correlation .000 .000 1.000 .000 .000 .000 .153 Significance (2-tailed) 1.000 1.000 . 1.000 1.000 1.000 .040 df 178 178 0 178 178 178 178 X4 Correlation .000 .000 .000 1.000 .000 .000 .405 Significance (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 . 1.000 1.000 .000 df 178 178 178 0 178 178 178 X5 Correlation .000 .000 .000 .000 1.000 .000 .072 Significance (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 . 1.000 .336 df 178 178 178 178 0 178 178 X6 Correlation .000 .000 .000 .000 .000 1.000 .469 Significance (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 . .000 df 178 178 178 178 178 0 178 THOAMAN Correlation .394 .268 .153 .405 .072 .469 1.000 Significance (2-tailed) .000 .000 .040 .000 .336 .000 . df 178 178 178 178 178 178 0 Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 X6, X4, X3, X2, X1(a) . Enter a All requested variables entered. b Dependent Variable: Y Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .797(a) .636 .625 .61217040 1.914 a Predictors: (Constant), X6, X4, X3, X2, X1 b Dependent Variable: Y ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 113.793 5 22.759 60.730 .000(a) Residual 65.207 174 .375 Total 179.000 179 a Predictors: (Constant), X6, X4, X3, X2, X1 b Dependent Variable: Y Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) -3.05E-016 .046 .000 1.000 X1 .394 .046 .394 8.616 .000 1.000 1.000 X2 .268 .046 .268 5.862 .000 1.000 1.000 X3 .153 .046 .153 3.354 .001 1.000 1.000 X4 .405 .046 .405 8.861 .000 1.000 1.000 X6 .469 .046 .469 10.260 .000 1.000 1.000 a Dependent Variable: Y B4. Mô tả sự thỏa mãn các yếu tố thành phần và sự thỏa mãn chung 4.1 Mô tả sự thỏa mãn các yếu tố thành phần 4.1.1 Thỏa mãn theo yếu tố “cơ hội đào tạo – thăng tiến” Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation CH08 180 2.00 3.00 2.6167 .48755 CH10 180 3.00 4.00 3.5778 .49529 CH11 180 2.00 4.00 3.0556 .64055 CH12 180 2.00 3.00 2.6944 .46193 Valid N (listwise) 180 4.1.2 Thỏa mãn theo yếu tố “tiền lương” Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation TL01 180 1.00 5.00 3.5889 .76800 TL02 180 1.00 4.00 2.9667 .70829 TL03 180 1.00 4.00 2.9944 .79451 TL04 180 1.00 4.00 3.3667 .71613 Valid N (listwise) 180 4.1.3 Thỏa mãn theo yếu tố “điều kiện làm việc” Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation DK26 180 3.00 5.00 3.9000 .51892 DK27 180 3.00 5.00 4.0444 .68358 DK28 180 3.00 5.00 3.9722 .58310 DK29 180 2.00 4.00 3.4944 .60258 Valid N (listwise) 180 4.1.4 Thỏa mãn theo yếu tố “đặc điểm công việc” Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation CV22 180 2.00 4.00 3.6056 .60258 CV23 180 2.00 4.00 3.2556 .56055 CV24 180 2.00 4.00 3.5056 .60258 Valid N (listwise) 180 4.1.5 Thỏa mãn theo yếu tố “phúc lợi” Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation PL31 180 3.00 5.00 4.0222 .63383 PL32 180 3.00 5.00 3.6778 .55588 PL33 180 3.00 5.00 3.5611 .54274 Valid N (listwise) 180 4.2 Mô tả sự thỏa mãn chung Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Y 180 2.33 4.33 3.2463 .60657 X1 180 2.25 3.50 2.9861 .41843 X2 180 1.50 4.25 3.2292 .62304 X3 180 2.75 4.75 3.8528 .47698 X4 180 2.00 4.00 3.4556 .49817 X6 180 3.00 5.00 3.7204 .46898 Valid N (listwise) 180 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dock42qtkd_tong_hop_tran_thi_bao_anh_danh_gia_su_thoa_man_cong_viec_cua__.doc
Luận văn liên quan