Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế
giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải
quan tâm và tìm cách giải quyết.Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ
không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Đại Hội VII của Đảng đã xác định xoá đói giảm nghèo là một trong `những
chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Đồng thời
việc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì mới
đạt được hiệu quả. Những chính sách mà nhà nước đưa ra không những góp phần
xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần phát triển các ngành kinh tế, cải thiện đời
sống người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển
sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ
cấp thiết hơn bao giờ hết và những chính sách của nhà nước càng có ý nghĩa nhiều
hơn nữa đối với công tác giảm nghèo.
Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những công tác
giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Nhưng hiệu quả của công tác
xóa đói giảm nghèo ở nước ta như thế nào? Tác động của nó ra sao? Để trả lời
những câu hỏi trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác động của các chính sách xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các chính sách xóa đói giảm
nghèo.
- Đánh giá, tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất các ý kiến để hoàn thiện các chính
sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này thì đối tượng cần nghiên cứu là các chính sách xóa đói
giảm nghèo trong nông thôn và các tác động của các chính sách đó.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên đất nước Việt
Nam.
- Thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2010 , ngoài ra còn
tham khảo thêm thông tin giai đoan 2001-2005 và các giai đoạn trước
Phần II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập ở các báo cáo, các công trình nghiên cứu
đã công bố của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo đã và đang được
triển khai qua các trang web, sách báo để thấy được các tác động của các chính
sách đó.
2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tiến hành trao đổi thảo luận, thu thập ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và
những người hiểu biết vấn đề liên quan.
2.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thấy những tác
động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu.
Phần III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm nghèo
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình đọ
phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
Nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo
không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận
dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế
giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải
quan tâm và tìm cách giải quyết.Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ
không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Đại Hội VII của Đảng đã xác định xoá đói giảm nghèo là một trong `những
chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Đồng thời
việc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì mới
đạt được hiệu quả. Những chính sách mà nhà nước đưa ra không những góp phần
xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần phát triển các ngành kinh tế, cải thiện đời
sống người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển
sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ
cấp thiết hơn bao giờ hết và những chính sách của nhà nước càng có ý nghĩa nhiều
hơn nữa đối với công tác giảm nghèo.
Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những công tác
giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Nhưng hiệu quả của công tác
xóa đói giảm nghèo ở nước ta như thế nào? Tác động của nó ra sao? Để trả lời
những câu hỏi trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác động của các chính sách xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các chính sách xóa đói giảm
nghèo.
- Đánh giá, tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất các ý kiến để hoàn thiện các chính
sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này thì đối tượng cần nghiên cứu là các chính sách xóa đói
giảm nghèo trong nông thôn và các tác động của các chính sách đó.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên đất nước Việt
Nam.
- Thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2010 , ngoài ra còn
tham khảo thêm thông tin giai đoan 2001-2005 và các giai đoạn trước
Phần II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập ở các báo cáo, các công trình nghiên cứu
đã công bố của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo đã và đang được
triển khai qua các trang web, sách báo…để thấy được các tác động của các chính
sách đó.
2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tiến hành trao đổi thảo luận, thu thập ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và
những người hiểu biết vấn đề liên quan.
2.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thấy những tác
động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu.
Phần III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm nghèo
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình đọ
phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
Nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo
không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận
dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những
điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả,
trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước
được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh
bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng
đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc,
Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục
tập quán của địa phương.
Để hiểu rõ hơn thì nghèo đói được chia ra thành:
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa
phương.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung
bình của cộng đồng.
b. Chuẩn nghèo
Định nghĩa chuẩn nghèo:
Là một tiêu chuẩn để đo mức độ nghèo của các hộ dân, là căn cứ cho các hỗ trợ
về chính sách cho hộ đó. Chuẩn nghèo ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Ở Việt Nam nghèo đói được phân theo chuẩn nghèo quốc gia, nghĩa là dựa vào
thu nhập bình quân khẩu/tháng. Do vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính
phủ Việt Nam đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo. Ngày 27/9/2001 Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg trong đó phê duyệt "Chương trình
mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình
có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ
80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu
vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ
100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở
khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000
đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng
7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở
khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực
thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới
3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, mức chuẩn nghèo giai đoạn
2006-2010 do Chính phủ ban hành năm 2005 đã không còn phù hợp nữa do biến
động kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 40% so với thời điểm ban hành.
Vì vậy, Bộ đã đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo áp dụng cho năm
2010 như sau: Khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ
300.000 đồng/người/tháng (dưới 3,6 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo;
Khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 390.000
đồng/người/tháng (dưới 4.680.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Dự
kiến, theo điều chỉnh chuẩn nghèo này, tỉ lệ hộ nghèo cả nước sẽ là khoảng 16-
17%, tương ứng với 3,2-3,4 triệu hộ nghèo.
3.2 Cơ sở thực tiễn
3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề đói nghèo
3.2.1.1 Giải quyết đói nghèo ở Thái Lan
Đối với Thái Lan tỉ lệ nghèo là 30% dân số trong thập kỷ 80 đến năm 1996
giảm xuống còn 3% (13 triệu người) bởi chính phủ Thái Lan thực hiện một số biện
pháp sau:
- Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho
vay vật tư giá rẻ, chất lượng tốt.
- Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, Ngân hàng cho nông dân vay vốn với
lãi suất thấp (3% năm) và cho nông dân dùng thóc để thế chấp. Khi thóc được giá
người dân bán thóc và hoàn vốn cho Ngân hàng.
- Chính phủ Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc
gia với phát triển nông thôn. Thông qua việc phát triển nông thôn xây dựng những
xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, mở rộng
các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Chính phủ Thái Lan còn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, qua đó
người dân có quyền làm chủ ruộng đất. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân mở
rộng quy mô, hướng nông dân đi theo con đường sản xuất hàng hoá.
3.2.1.2 Giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có khoảng 250 triệu
người nghèo. Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ lệ đói nghèo chiếm khoảng
8,8% dân số (số liệu của FAO,1990). Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa
ra chương trình xoá đói giảm nghèo với những bước đi phù hợp, đến những năm
1990 số nghèo còn 125 triệu, đến năm 1995 còn 65 triệu.
Trong khi tập trung phát triển kinh tế thì Trung Quốc đã dành lượng lớn
nhân lực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để giải quyết vấn đề
nghèo đói. Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành công nghiệp địa
phương như: phát triển công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch từ lao động
động nông nghiệp sang lao động động công nghệp. Riêng vùng sâu vùng xa Chính
phủ Trung Quốc chủ trương kết hợp khai thác tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát tiển ngành nghề của địa phương, phòng chốn dịch bệnh, phổ cập giáo
dục, nâng cao trình đọ văn hoá,trình độ kỹ thuật cho người lo động, khống chế
mức tăng dân số, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Ngoài ra còn có chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp,
thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ chức xã hội
giúp đỡ các vùng nghèo, phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân rộng với
phương châm “bà con giúp đỡ lẫn nhau”.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để dảm bảo tất cả những người
lao động động đều có việc làm với 1 hệ thống giúp người lao động đều có việc
làm. Trung Quốc đã áp dụng chính sách kết hợp với những văn phòng giới thiệu
việc làm với 1 hệ thống giúp người lao động động có được việc làm . Cung cấp
những dịch vụ tư vấn về công việc, vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
được chính phủ Trung quốc ưu tiên thực hiện. Trung Quốc đã đặt ra những
chương trình thí điểm nhằm chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào các vùng nông thôn và Trung Quốc đã thu được kết quả to lớn, sản
xuất ngày càng phát triển.
3.2.1.3 Giải quyết vấn đề nghèo đói ở Ấn Độ
Ấn Độ là một nước có số người nghèo nhiều nhất thế giới và có khoảng 420
triệu người ở tình trạng đói nghèo, chiếm 55% dân số của cả nước. Ấn Độ đưa ra
vấn đề phát triển toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng ở nông thôn, áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng nhanh năng suất vật nuôi cây trồng đi
liền vói nó là phát triển công nghiệp nông thôn. Với các chương trình phát triển
nông nghiệp đạt được kết quả cao đã đưa Ấn Độ từ một nước phải nhập khẩu
lương thực trở thành một nước có thể tự cung cấp lương thực cho nhân dân cả
nước. Các vấn đề này đã được thể hiện ngay trong các kế hoạch ngắn hạn và dài
hạn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế văn hoá và xã hội
3.2.1.4 Giải quyết vấn đề nghèo đói ở Nhật Bản
Nhật Bản đã vươn lên là một nước cường quốc kinh tế, đời sống nhân dân
được nâng cao nhờ áp dụng một số biện pháp xoá đói giảm nghèo sau:
- Thực hiện quá trình dân chủ hoá sau chiến tranh nhằm tạo lập một nền
kinh tế thị trường bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tương đối trong sản
xuất kinh doanh, thực hiện dân chủ hoá lao động động.
- Xoá bỏ cơ sở gây ra sự phân hoá giàu nghèo, tạo lập mặt bằng bình đẳng
hơn cho xã hội. Đối với tài sản và đất đai thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho dân
cày”.
- Can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự
phát triểm mục tiêu ưu tiên.
- Tập trung cao cho phát triển kinh tế, làm cơ sở để cải tạo, hỗ trợ cuộc
sống cho người nghèo, giảm phân hoá giàu nghèo và tạo nên sự can bằng trong xã
hội.
- Thực hiện chính sách cùng hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
- Thực hiện đánh thuế thu nhập nhằm giảm bớt chênh lệch trong thu nhập.
- Thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội như: thông qua hệ thống bảo
hiểm rộng lớn trên các lĩnh vực, tương trợ công cụ, dịch vụ, phúc lợi bảo hiểm xã
hội….
3.2.2 Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Trong những năm qua, tỷ lệ người nghèo ở nước ta có xu hướng giảm rõ
rệt. Năm 2009 tỷ lệ nghèo chung cho cả nước là khoảng 11%.
Có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế.
Tiếp tục có nhiều chính sách, tập trung nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo
Bảng: Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn và phân theo
vùng (%)
1998 2002 2004 2006 2008
Tỷ lệ nghèo chung 37,4 28,9 19,5 16,0 14,5
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 9,0 6,6 3,6 3,9 3,3
Nông thôn 44,9 35,6 25,0 20,4 18,7
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 30,7 21,5 11,8 8,9 8,0
Trung du và miền núi phía Bắc 64,5 47,9 38,3 32,3 31,6
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 42,5 35,7 25,9 22,3 18,4
Tây Nguyên 52,4 51,8 33,1 28,6 24,1
Đông Nam Bộ 7,6 8,2 3,6 3,8 2,3
Đồng bằng sông Cửu Long 36,9 23,4 15,9 10,3 12,3
Nguồn: Tổng cục thống kê
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hệ thống hóa chính sách xóa đói giảm nghèo
Từ năm 1998, một chiến lược giảm nghèo đã được chính phủ xây dựng là
cơ sở hình thành chính sách xóa đói giảm nghèo quốc gia. Cùng với đầu tư phát
triển nông nghiệp và nông thôn, chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia về xóa đói giảm nghèo theo quyết định số 133/1998/QĐ – TTg bao gồm
9 dự án với các nội dung chính đó là: đầu tư cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại dân cư;
định canh định cư, di dân và kinh tế mới; hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc khó khăn ;
hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo.
Bên cạnh đó chương trình 135 cũng được ra đời nhằm hỗ trợ cho các xã đặc
biệt khó khăn phát triển kinh tế xã hội, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001 – 2010 với mục đích đầu tư hỗ trợ, tạo
điều kiện cho người nghèo có tư liệu và phương tiện sản xuất, dịch vụ, nâng cao
thu nhập; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và mạng lưới an sinh xã hội; đảm bảo
xóa đói giảm nghèo bền vững. Chiến lược này chia làm 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 2001 – 2005:
Chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm các chính sách và dự án sau đây:
a) Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, bao gồm:
hỗ trợ về y tế, về giáo dục, chính sách an sinh xã hội, miễn Thuế sử dụng đất nông
nghiệp, trợ giúp đối tượng nghèo về nhà ở, công cụ lao động và đất sản xuất.
b) Các dự án hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo gồm:
Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo chung:
Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vấn để phát triển sản xuất, Kinh doanh;
Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư;
Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc thù (bãi
ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông
Cửu Long).
Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo (có 25% hộ nghèo
trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu) không thuộc Chương trình 135:
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo (thủy lợi nhỏ,
trường học, trạm y ế, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt, chợ);
Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề các xã nghèo;
Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán
bộ các xã nghèo;
Dự án ổn định Dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo;
Dự án định canh, định cư ở các xã nghèo.
- Giai đoạn 2006 – 2010:
Có 1 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chia làm 3 nhóm
chính sách
1. Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản
xuất, tăng thu nhập
a) Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo;
b) Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số;
c) Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển
ngành nghề;
d) Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
đ) Dự án dạy nghề cho người nghèo;
e) Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.
2. Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội:
a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo;
b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo;
c) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt;
d) Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
3. Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức:
a) Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm
nghèo và hoạt động truyền thông);
b) Hoạt động giám sát, đánh giá.
4.2 Tác động của chính sách giảm nghèo
4.2.1 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong
những năm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm. Đặc biệt việc
đào tạo nguồn nhân lực ở vùng nông thôn nghèo. Vì đây là nội dung chủ yếu trong
chiến lược xóa đói giảm nghèo của nước ta. Người dân ở các vùng này thường ít
được tiếp cận với giáo dục nên mặt bằng dân trí của họ thấp. Từ nguyên nhân này
dẫn đến kết quả họ đã nghèo nay càng nghèo hơn khi kinh tế nước ta đang phát
triển theo nền kinh tế thị trường. Chính phủ đã có rất nhiều chính sách đề hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực cho các đối tượng nghèo. Các chính sách tác động hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực thực hiện với các nội dung chính sau:
- Chính sách giáo dục nâng cao mặt bằng dân trí:
Bố trí đủ giáo viên cho các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đảm
bảo các điều kiện thiết yếu, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản; xây dựng trường
dân tộc nội trú cho các huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở huyện (có
cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại
chỗ cho các địa phương nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi
theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu
tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào
tạo giáo viên thôn bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
- Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm:
Đầu tư xây dựng mỗi huyện nghèo một cơ sở dạy nghề tổng hợp được
hưởng các chính sách ưu đãi có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại
chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, ngành nghề phi
nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các
doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
- Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ:
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế, cơ sở cho con em ở các
huyện nghèo tại các trường đào tạo của bộ quốc phòng, ưu tiên tuyển chọn quân
nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung
cán bộ của địa phương.
- Chính sách đào tạo, nâng cao nhân lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở:
Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn,
bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tê xã hội; xây dựng và quản lý chương
trình dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa
gia đình.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo.
- Chính sách tăng cường và luân chuyển cán bộ tỉnh huyện về xã:
Các cán bộ này đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức, triển
khai, thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ
cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp
và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4.2.2 Hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ
bản
- Hỗ trợ về y tế
Cung cấp dịch vụ y tế nhiều hơn người nghèo, để giảm rủi ro đối với họ.
Tính đến năm 2009, trên cả nước có 10 979 cơ sở y tế cấp xã, phường, cơ quan,
mạng lưới y tế cộng đồng cũng được phân bố rộng rãi, đảm bảo dịch vụ y tế đến
gần với người nghèo nhất. Đội ngũ nhân viên y tế thôn bảo cũng được phát triển
và nâng cao. Thực hiện cung cấp thuốc thiết yếu cho các xã miền núi, biên giới hải
đảo, vùng sâu vùng xa.
Một chính sách thiết thực khác là khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ
em dưới 6 tuổi. Được thực hiện từ năm 2002, đến năm 2009 này đã có tới 21 triệu
người được thụ hưởng. Tổng kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo
trong giai đoạn 2005 - 2009 là trên 8.500 tỷ đồng, tiền chữa bệnh cho trẻ dưới 6
tuổi là gần 5.000 tỷ đồng...Năm 2007, khoảng 15 triệu lượt người nghèo được cấp
thẻ BHYT và khoảng 90% được khám chữa bệnh miễn phí bằng thẻ. Chính phủ đã
thực hiện hỗ trợ về y tế cho người nghèo từ năm 2002 với quyết định 139/2002
QĐ-TTg. Nhìn chung, các địa phương đã thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh
cho người nghèo.
- Hỗ trợ về giáo dục
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo được thực hiện với các nội
dung chính : miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp ; hỗ
trợ sách vở cho học sinh nghèo, khuyến khích học sinh vượt khó học giỏi bằng các
giải thưởng và các học bổng ; tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo
dục ở các trường dân tộc nội trú để đào tạo cho các cán bộ địa phương ; khuyến
khích các tổ chức các nhân tình nguyện tham gia giúp người nghèo nâng cao trình
độ học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để xóa mù chữ và ngăn tái mù
chữ như bổ túc văn hóa, lớp tình thương…
Một nội dung khác giúp cho người nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với giaoas
dục ở cấp cao như cho vay vốn ưu đãi sinh viên ĐH, CĐ thuộc diện hộ nghèo, khó
khăn cũng đang mang lại hiệu quả thiết thực. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội còn
có 597 phòng giao dịch ở các quận huyện và hàng ngàn điểm giao dịch tại các xã,
phường. HSSV có thể đến các phòng giao dịch ở quận huyện nơi đang theo học tại
các trường ĐH, CĐ để làm thủ tục vay vốn ưu đãi.
Năm 2007, 5 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, năm học
2007-2008 có hơn 750.000 học sinh, sinh viên đã được vay vốn học tập gần 5.169
tỷ đồng. Trong đó, số hộ nghèo chiếm hơn 14%, hộ cận nghèo là 67%, hộ khó
khăn gần 15%. Theo đánh giá của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau hai năm thực
hiện quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đào tạo, đối tượng và
chính sách ưu đãi được mở rộng hơn, số tiền cho vay của chương trình đã tăng 47
lần so với chín năm trước đó. Số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được
thụ hưởng cũng đã tăng gấp 14 lần.
- Hỗ trợ về nhà ở và nước sạch
Cung cấp cho người nghèo đặc biệt là dân tộc thiểu số về nhà ở và nước
sạch để xóa đói giảm nghèo bền vững. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà
ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Về nhà ở: Mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2 cho mỗi hộ đồng bào
sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương. Ngân
sách TW hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. Căn cứ tình hình và khả
năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng
đồng.
Về nước sạch: Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi
đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì Ngân sách TW hỗ trợ 0,5 tấn xi
măng/ hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/hộ để đào
giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt. Còn đối với công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung: ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là
đồng bào dân tộc thiểu số trở lên hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến
dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công
trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và
hiệu quả.
Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo còn được chính phủ thực hiện
ở quyết định 167 mới ban hành về xóa nhà tạm cho người nghèo với mức hỗ trợ
lớn hơn, qui trình thực hiện công khai minh bạch hơn, trao quyền nhiều hơn và
nâng cao trách nhiệm của người dân, giám sát cộng đồng chặt chẽ hơn thực sự là
một bước tiến lớn.
4.2.3 Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh tế
Chính sách tín dụng ưu đãi : Hình thức vay ưu đãi cho người nghèo có khả
năng làm việc nhưng không có vốn sản xuất tạo thu nhập cho mình thoát nghèo.
Các hộ gia đình nghèo, thuộc diện chính sách sẽ được hỗ trợ lãi suất tối đa 24
tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Thời gian được hưởng ưu đãi từ ngày 1/5
đến hết ngày 31/12/2011. Ngân hàng Chính sách xã hội có sự điều chỉnh về mức
lãi suất và hạn mức vay vốn nhằm đáp ứng đầy đủ như cầu về vốn của người
nghèo. Lãi suất được điều chỉnh theo hướng thấp hơn so với lãi suất thị trường.
Bảng : Sự biến động về lãi suất tín dụng ưu đãi từ năm 1999 đến nay
Đơn vị : %/tháng
Lãi suất
Thời gian Hộ nghèo
chung
Hộ nghèo khu vực III và xã đặc
biệt khó khăn
Từ 01/09/1999 đến
31/05/2001
0.7 0.6
Từ 01/06/2001 đến
31/12/2005
0.5 0.45
Từ 01/01/2006 đến nay 0.65 0.65
Nguồn : Ngân hàng chính sách xã hội
Đối với các hộ nghèo thuộc khu vực III và các xã đặc biệt khó khăn, chính
phủ quy định mức lãi suất riêng, thường thấp hơn so với lãi suất áp dụng cho hộ
nghèo chung. Hiện nay, áp dụng một mức lãi suất thống nhất là 0.65%/tháng.
Theo quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người nghèo có
thể vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%, mức hỗ trợ lãi suất
cho các đối tượng chính sách sẽ là 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn
cho vay thực tế tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc các chương trình có lãi suất
đang thực hiện lớn hơn 4%/năm. Ngoài ra, các đối tượng chính sách còn được hỗ
trợ toàn bộ lãi suất vay đối với các khoản vay tại ngân hàng thuộc các chương
trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4% mỗi năm thì được áp dụng
lãi suất vay mới 0% một năm).
Hạn mức cho vay cũng được điều chỉnh theo hướng tăng thêm về lượng,
nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của người nghèo. Năm
2005, hạn mức cho vay là 15 triệu đồng, đến năm 2007 đã nâng lên 30 triệu đồng,
hiện nay là 50 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo: Đối
tượng được hưởng chính sách là hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường
trú tại địa phương, là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có
hoặc chưa có đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.
Sau 04 năm thực hiện Quyết định trên và rà soát lại đối tượng thụ hưởng,
ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1592/QĐ-TTg về
việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn. Theo đó, Nhà nước tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện cuộc sống.
Đối tượng được thụ hưởng chính sách này là hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo
tiêu chí hộ nghèo hiện hành sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc
chưa đủ đất sản xuất; chưa có đất ở, có khó khăn về nhà ở và nước sinh hoạt, chưa
được thụ hưởng các chính sách quy định tại Quyết định số 134/204/QĐ-TTg ngày
20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Về hỗ trợ đất sản xuất: định mức đất sản xuất cho mỗi hộ căn cứ theo mức
bình quân chung và tuỳ thuộc vào khả năng quỹ đất hiện còn của địa phương,
nhưng tối thiểu là 0,25 ha ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha ruộng lúa nước 2 vụ
hoặc 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất nuôi, trồng thuỷ sản.
Đối với những hộ chưa đủ đất sản xuất theo định mức trên, chính quyền địa
phương căn cứ vào nhu cầu, khả năng lao động, sản xuất của từng hộ để giao phần
đất sản xuất còn thiếu cho từng hộ. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương và vay tín
dụng cho mỗi hộ để có đất sản xuất không quá 20 triệu đồng/hộ, trong đó ngân
sách trung ương cấp 10 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng không quá 10 triệu
đồng/hộ trong thời gian 5 năm với mức lãi xuất 0%; tùy thuộc vào giá đất ở địa
phương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định
giao đất cho hộ diện tích lớn hơn so với mức quy định trên. Các Công ty nông
nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các hợp tác xã
được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất sẽ được
ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 10 triệu đồng/ha để khai hoang, làm đường
giao thông, đầu tư điện lưới, xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ.
Ngoài ra, Quyết định này còn quy định về việc giao khoán bảo vệ và trồng
rừng; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề; hỗ trợ đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ nước
sinh hoạt; hỗ trợ nhà ở và đất ở; vay vốn để phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành
nghề, xuất khẩu lao động; lãi suất vay vốn; điều kiện được vay vốn và thủ tục vay
vốn đối với các đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định.
Uỷ ban Dân tộc Chính phủ là cơ quan chủ trì thực hiện các chính sách quy
định tại Quyết định này. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp và
toàn diện trong việc lập, phê duyệt và thực hiện Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ
đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo của địa phương theo quy định.
4.2.4 Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng xã nghèo
Đối tượng của chính sách là các xã nghèo năm trong quy định của chương
trình 135. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng phải đảm bảo 2 nội dung hỗ
trợ:
- Thứ nhất: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn.
Quá trình này phải mang lại cho xã các công trình phục vụ nhân dân, dân có việc
làm tăng thêm thu nhập từ lao động xây dựng các công trình ở xã.
- Thứ hai: Người dân được trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư,
quản lý và khai thác công trình, từ đó nâng cao quyền lợi và trách nhiệm. Nhà
nước hỗ trợ kinh phí đầu tư kết hợp với huy động nguồn lực trong dân để xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở xã.
Cùng với việc ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Chính phủ đã ban
hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư các dự án thuộc Chương trình phát triển
kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi
giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Đây là những quyết sách có
ý nghĩa quan trọng góp phần hỗ trợ giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn.
Đối với các thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, định mức
đầu tư các hợp phần cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất được tăng lên mức
200 triệu đồng/thôn, bản/năm và 50 triệu đồng/thôn, bản/năm so với trước đây ở
mức 150 triệu đồng/thôn, bản/năm và 30 triệu đồng/thôn, bản/năm (Quyết định
101/2009/QĐ-TTg).
Tương tự, đối với các xã thuộc Chương trình 135, định mức đầu tư hợp
phần cơ sở hạ tầng được nâng lên 1 tỷ đồng/năm/xã, so với mức 800 triệu
đồng/năm/xã trước đây; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cũng được nâng lên mức
300 triệu đồng/xã/năm, so với mức cũ 200 triệu đồng/xã/năm; dự án đào tạo cán
bộ xã, cộng đồng vẫn giữ nguyên mức là 60 triệu đồng/xã/năm.
Trong 4 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, hầu hết các tỉnh đều
đã thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng khá tốt, lựa chọn công trình đúng quy
hoạch, hợp lòng dân. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo điều kiện tích cực cho
đồng bào các dân tộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp thu và áp dụng
các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi tập
quán sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất được mở rộng, các ngành nghề, dịch vụ,
phục vụ sản xuất được chú trọng và phát triển hơn. Cụ thể như: hỗ trợ bò cho
những hộ nghèo, thiếu sức kéo, chưa có bò; hỗ trợ bằng giống lúa năng suất cao,
phân bón, thuốc trừ sâu; xây dựng mô hình trồng lúa- cá, trồng nấm,..., kết hợp với
tập huấn khuyến nông; hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất.
Theo số liệu của Ủy ban Dân tộc, đến hết năm 2009, đã triển khai đầu tư
xây dựng 12.646 công trình đạt 53,4% so với kế hoạch, với số vốn đã thực hiện
7.892,52 tỷ đồng; trong đó: Đường giao thông 3.375 công trình (đạt 44,6% so với
nhu cầu), thủy lợi 2.393 công trình (đạt 43,1% so với nhu cầu), trường học 2.478
công trình (đạt 70,2% so với nhu cầu), nước sinh hoạt 1.573 công trình (đạt
68,45% so với nhu cầu), điện 995 công trình (đạt 57,5% so với nhu cầu), chợ 367
công trình (đạt 32,9% so với nhu cầu), trạm y tế 489 công trình (đạt 52,86% so với
nhu cầu), nhà sinh hoạt cộng đồng 976 công trình (đạt 98,1% so với nhu cầu). Đến
31/12/2009, đã có 10.242 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó giao
thông 2.925 công trình, trường học 2.113 công trình, thủy lợi 1.987 công trình,
trạm y tế 436 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 945 công trình...
Các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho xã nghèo đã mang lại
hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong thực hiện chính sách
như:
- Diện hưởng lợi chính sách chưa thực sự dảm bảo đến được thôn nghèo và
cộng đồng nghèo nhất. Một số xã thuộc diện đầu tư của chương trình 135 đồng
thời lại được đầu tư lồng ghép từ các chương trình, dự án khác hoặc năm trên các
quốc lộ mới đi qua... nên có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thoát khỏi tình
trang đặc biệt khó khăn, song vẫn được hỗ trợ nhiều về xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo.
Thời gian qua, số lượng công trình công cộng xây dựng không ít nhưng không
phải tất cả đều phát huy tác dụng và đạt chất lượng. Trong số các loại công trinh
thiết yếu, chất lượng trường học được đánh giá cao nhất, chất lượng thấp thuộc về
các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt. Trong khâu thiết kế và thi công,
hoạt động giám sát thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập, tiêu cực.
- Sự tham gia của người dân còn hạn chế, điều này thể hiện ở tất cả các
khâu từ lựa chọn công trình đầu tư, thực hiện, giám sát đều còn mang tính hình
thức, chưa thực sự có sự tham gia của người dân trong đó.
- Công tác vận hành, bảo dưỡng các công trình chưa được coi trọng. Tình
trạng công trình sau nghiệm thu bàn giao được đưa vào sử dụng thì nhanh xuống
cấp nên hiệu quả sử dụng thấp.
4.2.5 Hỗ trợ đầu tư phát triển tổ chức và thể chế cộng đồng
Đầu tư phát triển các Tổ tự quản giảm nghèo. Xây dựng các thể chế cộng
đồng tự quản theo phương châm khuyến khích sự chủ động cùng tham gia. Xây
dựng những thể chế nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng nông thôn như các HTX
kiểu mới, các tổ chức nghề nghiệp của nông dân. Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt
động của các tổ chức xã hội tự nguyện trong cộng đồng, của hộ nghèo như nhóm
tiết kiệm, tín dụng, nhóm tương trợ, nhóm sở thích, câu lạc bộ, nhóm tự quản sử
dụng nước sạch, giao thông, thủy lợi ... động viên cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ cho
những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Người nghèo, hộ nghèo bước đầu nhận thức
được nhu cầu, quyền lợi và trách nhiệm của mình; chủ động tham gia vào quá
trình giảm nghèo của chính mình;trình độ dân trí, tính dân chủ được nâng lên; tính
cộng đồng ngày càng mở rộng; quan hệ giữa các dân tộc được vun đắp, tô bồi. Từ
đó tạo thêm sự gắn bó trong cộng đồng dân cư, đậm đà thêm tình làng nghĩa xóm;
tác động tích cực đối với phong trào xóa đói giảm nghèo.
4.3 Bài học kinh nghiệm
Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo là của toàn Đảng, toàn dân. Do đó, cần có sự
nỗ lực của tất cả mọi người, trước hết là những cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm
trong các chủ trương, chính sách đó. Nâng cao và thống nhất về nhận thức trách
nhiệm của các cấp ủy Đảng chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, từ các cấp lãnh
đạo đến quần chúng nhân dân.
Xây dựng một bộ máy có đủ năng lực trình độ, nhiệt tình trong công việc,
có cái nhìn khách quan và toàn diện về nghéo đói. Từ đó có cách tiếp cận tốt, thực
hiện với các công cụ chính sách một cách hiệu quả.
Hệ thống chính sách, cơ chế phù hợp, kế hoạch rõ ràng, chỉ đạo thực hiện
cụ thể tại từng xã, thôn, bản và đến từng hộ.
Các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược thường có
sự liên quan tới nhiều cấp, ngành, đoàn thể. Do đó cần có sự phối kết hợp đồng bộ
hợp lý giữa các bộ ngành, tổ chức đoàn thể. Xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm
trong thực thi và quản lý các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Tăng nguồn lực đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo. Tăng khả
năng huy động vốn tại các huyện thị. Ưu tiên vốn tín dụng cho vùng cao vùng sâu,
vùng đặc biệt khó khăn, tăng tính bền vững cho xóa đói giảm nghèo.
Quy hoạch, sắp xếp dân cư bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ làm ăn tốt , có
kinh nghiệm sản xuất với các hộ cần sự giúp đỡ để họ có thể giúp nhau.
Triển khai tổ chức thực hiện chương trình một cách linh hoạt nhất mà vẫn
đảm bảo hiệu quả.
Nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra của ban chỉ đạo chương trình, tránh tình
trạng vai trò của ban chỉ đạo bị lu mờ.
Nhanh chóng kịp thời nắm bắt thông tin, tiến độ thực hiện chương trình, có
báo cáo sơ kết tổng kết hoạt động nhanh chóng, thường xuyên để có những bài học
kinh nghiệm.
Lồng ghép và có các kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp, tránh trùng lặp
để đạt được hiệu quả.
Đa dạng hóa nguồn lực, trước tiên là phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động
nguồn lực trong cộng đồng, mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài
chính cho xóa đói giảm nghèo.
Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.
Tuyên truyền thông tin về các chương trình chính xác, cụ thể, dễ hiểu để tạo
nhận thức đúng đắn cho những đối tượng được hoặc không được hưởng chính
sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.
Chuẩn hóa các tiêu chí để xác định chính xác các đối tượng được hưởng
chính sách xóa đói giảm nghèo. Trong xét duyệt đối tượng tại địa phương cần có
sự minh bạch, công bằng. tổ chức điều tra, xác định hộ nghèo, quản lý chắc các hộ
nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Phát huy dân chủ, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia đóng góp ý kiến
cho quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo.
Có các giải pháp về đầu ra sản phẩm trong sản xuất mà người nghèo làm ra.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cần phù hợp với từng địa phương, tránh thất thoát
lãng phí nguồn lực.
Chương trình xóa đói giảm nghèo phải sát thực với tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương, không thể áp dụng một cách dàn trải, đồng nhất một
cách cứng nhắc.
PHẦN V : KẾT LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cho thực
thiện. thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo như Nghị quyết 30a,
chương trình 134, chương trình 135…chúng ta đã đạt được nhiều thành quả
nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức dòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa.
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề lớn và phức tạp, là thách thức không
chỉ đối với Việt Nam mà còn đối nhiều nước trên thế giới. Vì vậy xóa đói
giảm nghèo không thể giải quyết ngay trong ngày một ngày hai mà trải qua
nhiều bước, cần có sự đóng góp nỗ lực của toàn thể nhân dân và Đảng ta.
Các chính sách xóa đói giảm nghèo cần phải toàn diện về mọi mặt,
đảm bảo cho người nghèo thoát nghèo nhanh và bền vững. Thu hút người
dân tham gia hơn nữa vào quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chính
sách giảm nghèo.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. GS.TS Đỗ Kim Chung, Bài giảng chính sách nông nghiệp
2. Nguyễn Thị Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo
của Việt Nam đến năm 2015.
3. Các văn bản chính sách liên quan
4. Các trang web của các tổ chức liên quan như Ngân hàng CSXH ,
Bộ LĐ – TBXH, Tổng cục thống kê, Ủy ban dân tộc của Quốc
hội….
5. Tài liệu tham khảo khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.pdf