Đối với các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức vận động tránh những quan niệm sai lầm của các chủ cơ
sở mỹ nghệ vềmức độô nhiễm của các hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Tuyên truyền về cách phòng chống các bệnh có thể gây ra do ô nhiễm môi trường làng
nghề tại địa phương.
Đối với các cơ sở mỹ nghệ:
Cần thống kê lượng hóa chất và chất thải của cơ sở mình thải ra hàng tháng để có biện
pháp hạn chế giảm thải.
Cần quan tâm hơn đến vấn đề xử lý các nguyên vật liệu thừa, tránh tình trạng vứt bừa bãi.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đến sức khoẻ người dân tại Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ DỪA ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI DÂN TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE
Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp*, Ngô Khần*, Lê Việt Anh*, Nguyễn Trần Bảo Thanh*
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các làng nghề thủ công mỹ nghệ một mặt đem lại lợi nhuận về kinh tế cho đất
nước, tạo việc làm cho người dân nhưng mặt khác lại tác động xấu đến môi trường và sức khỏe
con người qua các hoạt động xả thải không qua xử lý.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường đến
sức khỏe người lao động và người dân xung quanh các làng nghề, cơ sở sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ, sản phẩm từ dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ các cơ sở đã thu gom và có biện pháp xử lý chiếm 61,90%. Các chủ cơ sở
chưa có biện pháp xử lý nước thải khá cao (42,86%). Đa số công nhân có các triệu chứng đau
đầu chóng mặt (65,79%), khó thở tức ngực khi làm việc lâu (43,42%). Các hộ gia đình xung
quanh chịu ảnh hưởng nhiều từ tiếng ồn và khói bụi từ hoạt động sản xuất của các cơ sở và có
mối liên quan giữa tình hình mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp của người dân với tình
hình xả khí và bụi ra môi trường của các cơ sở (PR=1,66,KTC:1,04-2,63).
Kết luận: Nhìn chung các hoạt động sản xuất của các cơ sở mỹ nghệ có những tác động nhất
định đối với sức khỏe của công nhân trực tiếp làm việc và người dân trong khu vực.
Từ khóa: Ô nhiễm môi trường, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm dừa, sức khỏe.
SUMMARY
ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL POLLUTION CAUSED BY
MANUFACTURING OF HANDICRAFT PRODUCTION MADE BY COCONUT
TOWARD HEALTH STATUS OF PEOPLE LIVING IN CHAU THANH DISTRICT,
BEN TRE PROVINCE
Dang Ngoc Chanh*, Le Ngoc Diep*, Ngo Khan*, Le Viet Anh*, Nguyen Tran Bao Thanh*
Background: Although handcraft villages have good effectiveness which makes country
income can raise and labor force can be used, on the other hand, waste without being processed
can cause environmental pollution and affect to people’s health.
Objectives: Assess the impact of environmental pollution on health of laborers and people
who living around handcraft villages, handicraft production facilities and products of coconut in
Chau Thanh district, Ben Tre province.
Methodlogy: Cross-sectional study.
* Khoa Sức Khỏe Môi Trường, Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP.HCM
Tác giả liên hệ: Đặng Ngọc Chánh ĐT: 0903704532 Email: dangngocchanh@ihph.org.vn
2
Results: There are 61.9% of facilities which have collected and treated waste. Percentage
of factories do not have sewage treatment is quite high (42.86%). Surrounding households
are most affected from noise and dust which come from operating. There is relationship
between espiratory case number and the status of gas and dust discharged from facilities.
(PR=1.66,CI:1.04-2.63).
Conclusion: Production activities have certain affection to heath status of worker and
people living around.
Key words: environmental pollution, handicraft production facilities, coconut product,
health.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Trong vài năm gần đây,
các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu
thống kê từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nước ta có khoảng 2.790 làng nghề, thu hút
khoảng 1,35 triệu lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nông nhàn[1]. Mặt khác,
song hành cùng những lợi ích về kinh tế, văn hóa là các tác động tiêu cực đến môi trường sống
và làm việc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống xung
quanh các làng nghề. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước do Viện Công nghệ
và Môi trường thực hiện cho thấy 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông
số vượt tiêu chuẩn cho phép[2]. Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm ở mức độ khác
nhau. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm
bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. Các bệnh như đau mắt, bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp,
đường ruột của người dân làng nghề cao hơn ở các làng thuần nông...Tại tỉnh Bến Tre, thực trạng
ô nhiễm môi trường làng nghề cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Theo báo cáo hiện
trạng môi trường năm 2005, toàn tỉnh hiện có khoảng 22 làng nghề trong đó chủ yếu là các làng
nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa[3]. Hầu hết các cơ sở đều thiếu vốn, mặt bằng và ý thức bảo
vệ môi trường trong hoạt động sản xuất còn nhiều hạn chế. Chất thải phát sinh trong quá trình
hoạt động của cơ sở không qua xử lý mà được thải trực tiếp ra môi trường. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
nâng cao sức khỏe cho người lao động, người dân xung quanh các làng nghề tại huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất của các cơ sở. Xác định được các loại hình sản
xuất, quy trình sản xuất sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ dừa tại huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre.
2. Xác định được các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường; hiện trạng quản lý và xử lý
chất thải tại các cơ sở. Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất và chất thải phát sinh đến
sức khỏe người lao động.
3. Điều tra tình hình sức khỏe của người dân sinh sống khu vực xung quanh các cơ sở sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ sản phẩm từ dừa.
3
4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất mỹ nghệ từ dừa.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phỏng vấn trực tiếp 300 đối tượng bao gồm công nhân trực tiếp làm việc tại các cơ sở
và người dân sinh sống trong bán kính 100 m xung quanh khu vực nhà xưởng các cơ sở sản
xuất mỹ nghệ. Bên cạnh đó kết hợp tiến hành khảo sát tại các cơ sở dựa trên bảng khảo sát.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại các cơ sở thủ công mỹ nghệ huyện Châu Thành:
Bảng 1: Đặc điểm của các cơ sở mỹ nghệ được khảo sát tại huyện Châu Thành
Đặc điểm Các cơ sở
Năm hoạt động trung bình 10 năm
Nhân công trung bình 8-10 người
Diện tích nhà xưởng trung bình <150 m
Doanh thu trung bình 200 triệu/năm
Tiến hành khảo sát tại 8 cơ sở tại thủ công mỹ nghệ 2 xã Tiên Thủy, Tân Thạch trên
tổng số hơn 20 cơ sở của toàn huyện. Hầu hết các cơ sở ở đây đã có số năm hoạt động lên tới
hơn 10 năm, thuộc loại hình cơ sở thủ công nhỏ lẻ. Hoạt động với số công nhân trung bình
khoảng từ 8 đến 10 người làm việc thường xuyên. Do tính chất nhỏ lẻ của những cơ sở này,
nên việc quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Tuy các cở sở đã làm bản
cam kết bảo vệ môi trường nhưng hầu như chưa thống kê được lượng chất thải phát sinh hằng
ngày, chưa có biện pháp xử lý đối với các loại hóa chất nguy hại và cũng như chưa thu gom và
xử lý nước thải. Qua quan sát đánh giá bằng cảm quan môi trường xung quanh nhà xưởng thì
hầu hết các phế phẩm, gỗ dừa dư thừa bị quăng bừa bãi xung quanh cơ sở; bụi gỗ bám đầy trên
tường cũng như trên trần nhà xưởng, tiếng ồn bụi và hơi hóa chất trong nhà xưởng khá nồng
nặc gây cảm giác khó chịu; nước thải có màu vàng đục do chứa nhiều mùn cưa và hầu hết thì
chưa xử lý và được cho chứa trong ao tù hoặc thải thẳng trực tiếp ra kênh mương. Nhìn chung
do quy mô của các cơ sở nhỏ, phân tán, đan xen với các khu vực dân cư sinh hoạt nên vấn đề ô
nhiễm môi trường ở các làng nghề tại huyện Châu Thành là dạng ô nhiễm phân tán khó quy
hoạch và kiểm soát.
Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất của các sở mỹ nghệ dừa tại huyện Châu Thành
Xẻ gỗ thành từng
miếng nhỏ
Tiện thành các chi
tiết
Ghép các chi tiết lại
với nhau
Đánh bóng và phơi
khô
Phun PU hoặc sơn
bóng
4
Bảng 2: Các dạng chất thải của các cơ sở mỹ nghệ
Các dạng chất thải Thành phần ô nhiễm
Khí thải Bụi, hơi xăng, dung môi, hơi sơn PU
Nước thải Dầu mỡ công nghiệp
Chất thải rắn Gỗ dừa dư thừa, cặn hóa chất
Các dạng chất thải khác Tiếng ồn
Dạng chất thải chủ yếu của các sở mỹ nghệ dừa ở huyện Châu Thành chủ yếu là bụi gỗ
dừa có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyễn, viêm thùy phổi.... Đáng lưu ý là chì và thủy ngân,
rất độc hại đối với cơ thể. Chì có trong bột chống gỉ, bột màu vô cơ làm cho màu sắc tươi hơn
(nhất là các màu đỏ, cam, vàng và trắng), có tác động tích cực đến quá trình làm khô mặt sơn.
Thủy ngân có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc. Việc hít thở nhiều bụi sơn ngoài
những tác hại của bụi nói chung còn có khả năng nhiễm độc hóa chất (chì, thủy ngân...). Ngoài
ra, nước thải của các cơ sở cũng có hàm lượng dầu mỡ công nghiệp cao và hầu hết được thải trực
tiếp vào kênh mương, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đến sức khỏe người lao
động
Khảo sát về các triệu chứng gặp phải trong quá trình làm việc, hầu như các công nhân
được hỏi có các triệu chứng đau đầu chóng mặt (65,79%). Các triệu chứng khó thở tức ngực
cũng thường xuyên xuất hiện khi làm việc lâu (43,42%). Triệu chứng ho và hắt hơi cũng thường
xuyên xuất hiện trong quá trình làm việc (30,26%). Ở một số ít công nhân còn xuất hiện một số
triệu chứng khá nghiêm trọng như sốc (11,84%) và ngứa toàn thân (2,63%). Chỉ 27,63% số
công nhân được hỏi cho rằng trong quá trình làm việc tại cơ sở sản xuất mỹ nghệ chưa có triệu
chứng xuất hiện.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các bệnh thường gặp ở công nhân
Tỷ lệ của việc xuất hiện các triệu chứng ở nhóm công nhân nữ (59,26%) cao hơn ở nhóm
công nhân nam (40,74%), tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm này không có ý nghĩa thống kê
(p=0,07). Với nhóm tuổi thì việc xuất hiện các triệu chứng lại tập trung ở nhóm từ 15 đến 30 tuổi
(48,15%) và ít nhất ở nhóm từ 47 đến 62 tuổi (18,52%). Việc xuất hiện các triệu chứng theo năm
5
làm việc tập trung ở nhóm công nhân làm việc từ 5 đến 10 năm (42,59%), khá ít ở nhóm công
nhân làm việc trên 1 năm (18,52%). Điều này cũng phần nào cho thấy việc công nhân tiếp xúc lâu
năm với các yếu tố ô nhiễm ở các cơ sỡ mỹ nghệ có khả năng xuất nhiều các triệu chứng có hại
cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, cả 2 sự khác biệt trên đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 5: Việc xuất hiện triệu chứng và các yếu tố liên quan ở công nhân
Xuất hiện các triệu chứng Đặc điểm n %
P
(95% CI)
Nam 22 40,74 0,07 Giới tính
Nữ 32 59,26 -
15-30 tuổi 26 48,15 0,412
30-46 tuổi 18 33,33 - Nhóm tuổi
47-62 tuôi 10 18,52 -
< 1 năm 10 18,52 0,254
1 -5 năm 14 25,93 -
5- 10 năm 23 42,59 - Năm làm việc
>10 năm 7 12,96 -
Ở nhóm công nhân nam tỷ lệ mắc một trong các bệnh kể trên cao hơn so với nhóm công
nhân nữ (51,35% và 48,65%), tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm này chưa mang ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Trong các nhóm tuổi thì việc mắc một trong các loại bệnh tập trung chủ yếu ở
nhóm từ 15 đến 30 tuổi (48,65%), tiếp đến là nhóm từ 31 đến 46 tuổi (35,14%) và ít nhất ở
nhóm từ 47 đến 62 tuổi (16,22). Theo thực tế khảo sát, nguyên nhân chính của các bệnh tập
trung ở nhóm tuổi từ 15 đến 30 tuổi, bởi đây nhóm đối tượng chủ yếu làm việc tại các cơ sở mỹ
nghệ. Theo số năm làm việc, tỷ lệ mắc một trong các bệnh ở trên thì việc xuất hiện các triệu
chứng trên tập trung ở nhóm công nhân làm việc từ 1 đến 5 năm và 5 đến 10 năm (42,59%), ở
nhóm công nhân làm việc trên 10 năm thì ít hơn (12,96%), xét trên cùng một nhóm thì những
người làm việc trên 10 năm có tỷ lệ có bệnh khá cao (54,55%) so với nhóm dưới 1 năm
(31,25%) và từ 5 đến 10 năm (48,15%).
Bảng 6: Việc có mắc bệnh và các yếu tố liên quan ở công nhân
Có mắc 1 trong các loại bệnh Đặc điểm N %
p
(95% CI)
Nam 19 51,35 0,498 Giới tính Nữ 18 48,65 -
15-30 tuổi 18 48,65 0,773
30-46 tuổi 13 35,14 - Nhóm tuổi
47-62 tuôi 6 16,22 -
< 1 năm 5 13,51 0,383
1 -5 năm 13 35,14 -
5- 10 năm 13 35,14 - Năm làm việc
>10 năm 6 16,22 -
Bảng 7: Tỷ lệ có bệnh đối với số năm làm việc của công nhân
Năm làm việc 10 năm
Bệnh (%) 31,25 59,09 48,15 54,55
Không bệnh (%) 68,75 40,91 51,85 45,45
6
3. Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đến sức khỏe người dân
quanh khu vực
Khảo sát về nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, do còn khó khăn trong vấn đề đưa nước
máy vào sử dụng tại các hộ gia đình ở khu vực vùng sâu, có khoảng 30% các hộ gia đình tại đây
sử dụng nước máy; 3,6% sử dụng nước mưa; 1,36% sử dụng nước giếng và đặc biệt có đến 66%
sử dụng nước sông, ao, hồ trong sinh hoạt.
Đối với nguồn nước sử dụng cho ăn uống, do tập quán thói quen sử dụng nước cũng như
đa số người dân tại đây vẫn còn sử dụng nước mưa cho ăn uống (chiếm khoảng 54%), 45% sử
dụng nước uống đóng bình, chỉ có 13,64% sử dụng nước máy và đặc biệt vẫn còn 13,18% sử
dụng nước bề mặt là sông, ao, hồ cho ăn uống. Một điều đáng chú ý là mặc dù đã được cung cấp
nước máy vào tận nhà (63 hộ) nhưng chỉ có 42,86% sử dụng nước máy cho ăn uống và tắm giặt,
một số hộ vẫn còn giữ thói quen sử dụng nước mưa (16 hộ, chiếm 25,4%) hoặc nước uống đóng
bình (47,62%) cho ăn uống. Từ tình hình trên, ta có thể thấy được nguy cơ tiềm ẩn đối với sức
khỏe. Bởi theo tập quán suy nghĩ của người dân, nước mưa là nguồn nước có sẵn và sạch nhất
trong tất cả các nguồn nước, tuy nhiên trong điều kiện không khí bị ô nhiễm do các hoạt động
sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người hiện nay thì trong nước mưa có thể chứa bụi
bẩn và các hóa chất tồn lưu độc hại khác.
Khảo sát các triệu chứng xuất hiện ở các hộ gia đình, có 29% hộ gia đình được khảo sát
có thành viên trong gia đình có biểu hiện đau đầu do tiếng ồn; 9% hộ có biểu hiện của khó thở,
tức ngực do hít phải mùi khó chịu phát sinh trong suốt quá trình sản xuất và 24% hộ có người
biểu hiện thường xuyên ho hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó theo thông tin cung cấp, có 4 hộ có thành
viên trong gia đình bị sốc.Về tình hình bệnh tật của người dân sống gần khu vực cơ sở sản xuất,
có 23,18% hộ mắc các bệnh về tai mũi họng, 16,82% hộ mắc các bệnh về đường hô hấp,
10,91% bị mắc các bệnh ngoài da và 8,18% mắc các bệnh liên quan về đường tiêu hóa.
Bảng 8: Các triệu chứng bệnh biểu hiện của người dân do bị ảnh hưởng bởi các cơ sở sản xuất
Triệu chứng N %
Đau đầu 64 29,09
Khó thở, tức ngực 20 9,09
Ho, hắt hơi 53 24,09
Sốc 4 1,82
Không có ai có triệu chứng 121 55,0
Bảng 9: Tình hình bệnh tật của người dân gần khu vực cơ sở sản xuất
Tình hình mắc các bệnh trong gia đình N %
Tai mũi họng 51 23,18
Bệnh về đường hô hấp 24 16,82
Bệnh ngoài da 18 10,91
Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa 37 8,18
Ung thư 0 0
7
Tỷ lệ mắc bệnh ở những hộ dân cho rằng họ có chịu ảnh hưởng của mùi và hơi hóa chất
cũng như việc xả bụi trong quá trình gia công cao gấp 1,66 lần so với những người cho rằng họ
không chịu ảnh hưởng do ở xa khu vực nhà xưởng của các cơ sở mỹ nghệ và kết quả này có ý
nghĩa thống kê (p= 0,036). Riêng khảo sát về ảnh hưởng của việc gây ô nhiễm nguồn nước sinh
hoạt đến tình hình mắc bệnh ngoài da thì không có mối liên quan.
Bảng 10: Mối liên quan giữa tình hình mắc bệnh về đường hô hấp và tình hình xả thải trong
không khí
Mắc bệnh về đường hô hấp Tình trạng xả thải trong
không khí Có Không
PR
(95% CI) P
Có 22 (41,51%) 31 (58,49%)
Không 44 (26,35%) 123 (73,65%)
1,66
(1,04-2,63) 0,036
KẾT LUẬN:
- Hầu hết các cở sở chưa thống kê được lượng chất thải phát sinh hằng ngày, chưa có biện
pháp xử lý đối với các loại hóa chất nguy hại và cũng như chưa thu gom và xử lý nước thải.
- Đa số ở các công nhân xuất hiện các triệu chứng là đau đầu chóng mặt (65,79%), khó thở
tức ngực cũng thường xuyên xuất hiện khi làm việc lâu (43,42%). Loại bệnh chủ yếu công
nhân mắc phải là bệnh về hô hấp (43,42%). Loại bệnh thường gặp thứ hai ở các công nhân
là tai mũi họng (34,21%).
- 29% hộ dân cư xung quanh có thành viên trong gia đình có biểu hiện đau đầu do tiếng ồn;
9% hộ có biểu hiện của khó thở, tức ngực và 24% hộ có người có biểu hiện thường xuyên
ho hoặc hắt hơi. 23,18% hộ mắc các bệnh về tai mũi họng, 16,82% hộ mắc các bệnh về
đường hô hấp, 10,91% bị mắc các bệnh ngoài da và 8,18% mắc các bệnh liên quan về
đường tiêu hóa. Có mối liên quan giữa tình hình mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
của người dân với tình hình xả khí và bụi ra môi trường của các cơ sở. Tỷ lệ mắc bệnh ở
những người chịu ảnh hưởng của tình trạng này gấp 1,66 lần so với những người ít chịu ảnh
hưởng (p<0,05).
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, cùng với việc tìm hiểu các ý kiến, nhu cầu thông tin của hai
nhóm đối tượng công nhân trực tiếp làm việc và người dân sống xung quanh các cơ sở mỹ nghệ
từ dừa. Một số đề xuất kiến nghị được đưa ra như sau:
Đối với chính quyền địa phương trực tiếp quản lý các cơ sở :
Tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên và rộng khắp về vấn đề xử lý thu
gom rác thải và nước thải tại các cơ sở mỹ nghệ.
8
Động viên các chủ cơ sở mỹ nghệ trang bị dụng cụ bảo hộ khẩu trang cũng như cải thiện
môi trường lao động cho công nhân. Chú ý nhắc nhở việc che chắn bụi xung quanh khu
vực sản xuất.
Đối với các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức vận động tránh những quan niệm sai lầm của các chủ cơ
sở mỹ nghệ về mức độ ô nhiễm của các hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Tuyên truyền về cách phòng chống các bệnh có thể gây ra do ô nhiễm môi trường làng
nghề tại địa phương.
Đối với các cơ sở mỹ nghệ:
Cần thống kê lượng hóa chất và chất thải của cơ sở mình thải ra hàng tháng để có biện
pháp hạn chế giảm thải.
Cần quan tâm hơn đến vấn đề xử lý các nguyên vật liệu thừa, tránh tình trạng vứt bừa bãi.
Đối với công nhân trực tiếp làm tại các cơ sở:
Cần tự ý thức hơn trong việc sử dụng bảo hộ lao động.
Tìm hiểu thêm các triệu chứng, cũng như các bệnh có thể bị do ảnh hưởng của vấn đề ô
nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Khôi Nguyên, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Bộ Tài nguyên môi trường,
2005.
2. Viện Công nghệ và Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa, Nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở
làng nghề Việt Nam, 2010
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Báo cáo hiện trạng môi trường, 2005.
4. Trịnh Thị Thanh, Độc học môi trường và sức khỏe con người, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- o_nhiem_lang_nghe_my_nghe_ben_tre_331.pdf