MỤC LỤC
Chương I - MỞ ĐẦU 4
I.1. Nội dung báo cáo 7
I.2. Cơ sở pháp lý thực hiện báo cáo 7
I.3. Các tài liệu, số liệu làm căn cứ báo cáo 8
I.4. Phương pháp xây dựng báo cáo 8
I.5. Tổ chức thực hiện báo cáo 9
Chương II - MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 10
II.1. Tên dự án 10
II.2. Tên cơ quan chủ đầu tư 10
II.3. Mục tiêu thực hiện dự án 10
II.4. Nội dung cơ bản của dự án 11
II.4.1. Vị trí Dự án 11
II.4.2. Diện tích mặt bằng 11
II.4.3. Hệ thống hạ tầng giao thông, cấp nước, điện tại khu vực dự án 12
II.4.4. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước ngày đêm 13
II.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của Dự án 13
II.4.6. Công suất hoạt động 14
II.4.7. Dây chuyền công nghệ sản xuất 14
II.4.8. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 22
II.4.9. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng 24
II.4.10. Phương thức vận chuyển, cung cấp nhiên nguyên liệu và sản phẩm 24
II.4.11. Lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án đem lại 24
II.5. Tiến độ thực hiện dự án 25
II.6. Chi phí cho dự án 25
II.7. Bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty 26
Chương III - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 28
III.1. Điều kiện khí tượng - thuỷ văn tại khu vực dự án 28
III.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án 34
III.2.1. Vị trí địa lý 34
III.2.2. Về dân số - lao động 34
III.2.3. Về tình hình kinh tế và cơ sở hạ tầng 35
III.2.4. Về tình hình văn hoá - xã hội 36
III.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực 37
Chương IV - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 41
III.1. Giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt 42
IV.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 48
IV.2.1. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí 48
IV.2.2. Tiếng ồn và vi khí hậu 52
IV.2.3. Các tác động của khí thải đến môi trường 53
IV.2.4. Môi trường nước 56
IV.2.5. Chất thải rắn 59
IV.2.6. Các sự cố có khả năng xảy ra từ hoạt động của Dự án 60
IV.3. Dự báo diễn biến các điều kiện môi trường khi dự án thực hiện 60
Chương V - CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 62
V.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị 62
IV.1.1. Biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động 62
IV.1.2. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động 63
V.2. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động 64
V.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 64
V.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện giao thông 66
V.2.3. Khống chế các chất làm suy giảm tầng ôzôn 66
V.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 66
V.3.1. Nước thải sản xuất 66
V.3.2. Nước thải sinh hoạt 69
V.3.3. Nước mưa chảy tràn 71
V.4. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn 72
V.4.1. Chất thải rắn sản xuất 72
V.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt 73
V.5. Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố 73
Chương VI - CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76
VI.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 76
VI.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 76
Chương VII - KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 78
Chương VIII - THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 79
Chương IX - NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 81
IX.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính 81
IX.2. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá ĐTM 82
IX.3 Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ PHIẾU KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHU VỰC LIÊN QUAN DỰ ÁN 94
PHỤ LỤC 2: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 95
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HIỆN HÀNH ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN 96
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ BẢNG VẼ, THUYẾT MINH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 97
53 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13689 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM - Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương I - MỞ ĐẦU 4
I.1. Nội dung báo cáo 7
I.2. Cơ sở pháp lý thực hiện báo cáo 7
I.3. Các tài liệu, số liệu làm căn cứ báo cáo 8
I.4. Phương pháp xây dựng báo cáo 8
I.5. Tổ chức thực hiện báo cáo 9
Chương II - MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 10
II.1. Tên dự án 10
II.2. Tên cơ quan chủ đầu tư 10
II.3. Mục tiêu thực hiện dự án 10
II.4. Nội dung cơ bản của dự án 11
II.4.1. Vị trí Dự án 11
II.4.2. Diện tích mặt bằng 11
II.4.3. Hệ thống hạ tầng giao thông, cấp nước, điện tại khu vực dự án 12
II.4.4. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước ngày đêm 13
II.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của Dự án 13
II.4.6. Công suất hoạt động 14
II.4.7. Dây chuyền công nghệ sản xuất 14
II.4.8. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 22
II.4.9. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng 24
II.4.10. Phương thức vận chuyển, cung cấp nhiên nguyên liệu và sản phẩm 24
II.4.11. Lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án đem lại 24
II.5. Tiến độ thực hiện dự án 25
II.6. Chi phí cho dự án 25
II.7. Bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty 26
Chương III - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 28
III.1. Điều kiện khí tượng - thuỷ văn tại khu vực dự án 28
III.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án 34
III.2.1. Vị trí địa lý 34
III.2.2. Về dân số - lao động 34
III.2.3. Về tình hình kinh tế và cơ sở hạ tầng 35
III.2.4. Về tình hình văn hoá - xã hội 36
III.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực 37
Chương IV - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 41
III.1. Giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt 42
IV.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 48
IV.2.1. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí 48
IV.2.2. Tiếng ồn và vi khí hậu 52
IV.2.3. Các tác động của khí thải đến môi trường 53
IV.2.4. Môi trường nước 56
IV.2.5. Chất thải rắn 59
IV.2.6. Các sự cố có khả năng xảy ra từ hoạt động của Dự án 60
IV.3. Dự báo diễn biến các điều kiện môi trường khi dự án thực hiện 60
Chương V - CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 62
V.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị 62
IV.1.1. Biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động 62
IV.1.2. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động 63
V.2. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động 64
V.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 64
V.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện giao thông 66
V.2.3. Khống chế các chất làm suy giảm tầng ôzôn 66
V.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 66
V.3.1. Nước thải sản xuất 66
V.3.2. Nước thải sinh hoạt 69
V.3.3. Nước mưa chảy tràn 71
V.4. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn 72
V.4.1. Chất thải rắn sản xuất 72
V.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt 73
V.5. Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố 73
Chương VI - CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76
VI.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 76
VI.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 76
Chương VII - KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 78
Chương VIII - THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 79
Chương IX - NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 81
IX.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính 81
IX.2. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá ĐTM 82
IX.3 Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ PHIẾU KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHU VỰC LIÊN QUAN DỰ ÁN 94
PHỤ LỤC 2: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 95
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HIỆN HÀNH ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN 96
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ BẢNG VẼ, THUYẾT MINH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 97
Chương I: MỞ ĐẦU
Thủy sản là một nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp thực phẩm. Động vật thủy sản đã cung cấp cho con người nguồn đạm phong phú. Nước ta nằm ở phía Tây Biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km. Biển Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và có cả bốn mùa. Ngành hải sản đang trên đà phát triển, là một trong các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu quan trọng.
Phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường là điều cần phải quan tâm đối với các nhà sản xuất. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung kết hợp cùng với Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường thành phố Đà Nẵng xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM.
Báo cáo này là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động sản xuất, chế biến thuỷ sản của Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM. Báo cáo cũng giúp cho Công ty có những thông tin cần thiết để chọn lựa các giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong khu vực.
I.1. Nội dung báo cáo:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM, bao gồm các nội dung chính sau đây:
Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM.
Xem xét, phân tích, đánh giá các tác động do hoạt động của Công ty đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống dân cư khu vực xung quanh.
Đề xuất biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động bất lợi, sự cố môi trường.
Xây dựng chương trình giám sát môi trường theo định kỳ để theo dõi việc xử lý các chất thải và bảo vệ môi trường khu vực.
I.2. Cơ sở pháp lý thực hiện báo cáo
Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các Luật - Nghị Định - Chính sách của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định: "Các cơ quan nhà nước, công ty, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống".
2. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 qui định các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường tại Điều 18, 19.
3. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
4. Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
5. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Qui chế về tổ chức và họat động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
6. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ KH, CN&MT và Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
7. Quyết định số 10/2006/QĐ-TTG ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến 2010 và định hướng năm 2020.
I.3. Các tài liệu, số liệu làm căn cứ báo cáo:
Để xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường này, các tài liệu, số liệu được sử dụng như sau:
Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành theo QĐ số 35/2002/QĐ - ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường.
Dự án khả thi đầu tư xây dựng Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung làm chủ đầu tư.
Các tài liệu, công văn, quyết định và bản vẽ kỹ thuật có liên quan.
Đặc điểm khí hậu, thủy văn thành phố Đà Nẵng năm 2005-2006.
Các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và một số tiêu chuẩn không bãi bỏ của quyết định số 35/2002/QĐ ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT.
Số liệu sử dụng trong báo cáo gồm các tài liệu khác có liên quan đến điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực (báo cáo ĐTM của Dự án Xây dựng Nhà máy Chế biến Thủy sản Đông lạnh Hải Thanh, dự án mở rộng Công ty CB & XK thuỷ sản Thọ Quang).
I.4. Phương pháp xây dựng báo cáo
Khảo sát thực địa
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước và hệ sinh thái ở khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa và thu thập thông tin liên quan đến khu vực xây dựng Dự án.
Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Phương pháp ngoại suy: Sử dụng phương pháp ngoại suy tương tự với một số dựa án xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản đã xây dựng có đặc điểm tương tự.
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội và các số liệu phân tích môi trường.
I.5. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án mở rộng Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung thực hiện.
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án:
1. Nguyễn Đức Bình
2. Trịnh Thị Minh Hằng
3. Trần Thị Hiền
4. Trương Đăng Phú Hiệp
5. Lê Thị Ngọc Hiếu
6. Lê Thị Diệu Hòa
ChươngII: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
II.1. Tên dự án
Dự án xây dựng Nhà máy Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản TCM.
Địa điểm: KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng - phường Thọ Quang – quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng.
II.2. Tên cơ quan chủ đầu tư
Chủ dự án: CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN MIỀN TRUNG
Địa chỉ: Khu công nghiệp và dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511.3.921963 - 3.921959 Fax: 0511.3.921958
II.3. Mục tiêu thực hiện dự án
- Phấn đấu thực hiện thành công chiến lược phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung giai đoạn 2008-2015: phấn đấu đến năm 2010 giá trị tự sản xuất chế biến và xuất khẩu của đơn vị đạt 15 triệu USD và 20 triệu USD cho những năm tiếp theo.
- Đầu tư tăng thêm năng lực sản xuất, chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo qui trình công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu VSAT thực phẩm. Tạo thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu mới có giá trị gia tăng, mở rộng mạng lưới khách hàng, thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu để :"Nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM trở thành Công ty có uy tín hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp những sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao, phong phú về chủng loại và mang tính đặc thù riêng."
- Đầu tư thêm năng lực sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu về việc chủ động trong công tác bảo quản hàng hoá sau sản xuất, tạo thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc lô hàng, chủ động trong việc dự trữ nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng, từng bước cải thiện mức thu nhập và đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, tạo môi trường sản xuất thuận lợi và thích hợp để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
- Tăng tích luỹ cho Nhà nước và cho Công ty.
II.4. Nội dung cơ bản của dự án
II.4.1.Vị trí Dự án
Địa điểm thực hiện Dự án thuộc KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà. Khu đất sử dụng cho dự án đã được qui hoạch nên hiện tại, khu công nghiệp này đang được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống thoát nước xung quanh khuôn viên Nhà máy, cấp nước, cấp điện.
Ranh giới của khu đất thực hiện Dự án bao gồm:
- Đông Bắc Đất trống chưa xây dựng.
- Đông Nam: Đất trống chưa xây dựng.
- Tây Bắc: Đường số 2 đang thi công.
- Tây Nam: Đường số 5
Với vị trí nằm trong qui hoạch của khu công nghiệp dịch vụ thủy sản, đặc biệt đây là khu qui hoạch dành riêng cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản, là một thuận lợi lớn của Công ty.
II.4.2. Diện tích mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng: 5.000m2
Diện tích mặt bằng này được dự định xây dựng 01 Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với công suất 1.200 tấn sản phẩm/năm với 48,8% mật độ xây dựng và 15 % là diện tích trồng cây xanh.
II.4.3. Hệ thống hạ tầng giao thông, cấp nước, điện tại khu vực dự án
Khu vực dự án nằm trong khu quy hoạch thủy sản Thọ Quang nên hệ thống giao thông rất thuận tiện. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh.
Hạ tầng giao thông: các trục đường như Ngô Quyền, Bạch Đằng Đông và các đường nội bộ trong phân khu khu công nghiệp đã được cải tạo, mở rộng, chất lượng đường khá tốt. Hơn nữa, hệ thống đường giao thông thủy cũng rất gần cầu cảng Thuận Phước, cảng Tiên Sa nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển mặt hàng thủy sản trong quá trình giao dịch và thu mua hàng hóa đến và đi tiêu thụ tại thị trường trong cả nước.
Hạ tầng cấp nước: nước sẽ sử dụng cho sản xuất của Nhà máy chủ yếu được lấy từ mạng lưới cấp nước thủy cục thành phố tại KCN. Để chủ động hơn về nguồn cung cấp Công ty dự tính sẽ xây bể chứa ngầm để dự phòng khi nguồn cung cấp nước thủy cục không đáp ứng đủ.
Về nước thải: Do KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải chung nên để đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ xây dựng một hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải trong trong quá trình sản xuất chế biến tại phân xưởng trước khi đưa đến nơi tiếp nhận nước thải theo hệ thống chung đã có.
Hạ tầng thoát nước: hiện tại hệ thống thoát nước tại khu công nghiệp đã được xây dựng đồng bộ dọc theo các trục đường giao thông về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp trước khi thải vào Âu thuyền Thọ Quang thuộc cửa sông Hàn và vịnh Đà Nẵng.
Về điện: Công ty sẽ xây dựng một trạm biến áp 1.000 KVA nên nhu cầu về điện khi Dự án đi vào hoạt động được đảm bảo đầy đủ.
Như vậy, vị trí xây dựng nhà máy rất thuận tiện cho việc sản xuất, đặc biệt là việc xuất nhập khẩu sản phẩm và nguyên vật liệu qua đường thủy, đường bộ, hàng không và cả đường sắt.
II.4.4. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước ngày đêm
Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Nhà máy gồm:
Tổng lượng nước cần dùng cho hoạt động dự kiến: 278 m3/ngày đêm, gồm:
- Nước cấp cho sản xuất (sơ chế, chế biến .. và vệ sinh công nghiệp): 240 m3/ngày đêm.
- Nước cấp cho sinh hoạt của 550 cán bộ công nhân viên Công ty. Lượng nước sử dụng khoảng 38 m3/ngày đêm.
Nguồn nước cung cấp: Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất tại Công ty được lấy từ nguồn nước cấp thủy cục.
II.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của Dự án
Toàn bộ nước thải sản xuất, sinh hoạt sau khi được thu gom và xử lý đạt yêu cầu theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành được đổ vào hệ thống thoát nước chung của KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, sau đó đổ ra khu vực Vũng Thùng - Thọ Quang (gần cửa sông Hàn).
Nước mưa chảy tràn trong khu vực Công ty được thu gom qua hệ thống cống riêng và các hố ga trước khi thải ra cống chung của khu công nghiệp.
II.4.6. Công suất hoạt động
Nhà máy chế biến hàng xuất khẩu của Dự án là 1.200 tấn sản phẩm/năm (với thời gian họat động của dự án 300 ngày/năm) với các loại mặt hàng tôm, cá, mực và thủy sản đông lạnh khác.
Công suất chế biến tính theo ngày tương ứng 4 tấn/ngày (bao gồm tôm: 3,2 tấn/ngày, cá các loại: 0,4 tấn/ngày và mực nguyên con: 0,4 tấn/ngày).
II.4.7. Dây chuyền công nghệ sản xuất
Tại nhà máy chế biến có 03 dây chuyền sản xuất như sau:
Mặt hàng tôm thẻ
1. Sơ đồ qui trình công nghệ:
Quy trình chế biến sản phẩm Tôm thẻ Sushi:
2. Thuyết minh chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ:
Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các khay nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe bảo ôn. Tại Công ty, có nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng với nhân viên thu mua kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không sử dụng hóa chất để bảo đảm nguồn nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào để sản xuất, nếu không đạt thì trả lại cho đại lý. Nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo ( 40C.
Rửa: Nguyên liệu được rửa sạch các tạp chất, vi sinh vật, các rong rêu,... nhiệt độ nước rửa phải đặt từ 5(100C.
Bảo quản nguyên liệu: Trường hợp nguyên liệu có số lượng nhiều nếu xử lý không kịp thì phải được bảo quản lại sao cho thời gian bảo quản không quá 24 giờ, nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo ( 40C.
Sơ chế: Tôm được vặt đầu dưới vòi nước chảy, bóc vỏ chừa đốt đuôi, rút tim bán thành phẩm sau khi sơ chế xong phải được bảo quản với tỷ lệ đá/bán thành phẩm 1:1 nhiệt độ bảo quản phải ( 50C.
Rửa bán thành phẩm: Bán thành phẩm được rửa theo từng size đã phân sơ bộ. Thay nước rửa sau khi rửa được 50kg bán thành phẩm. Nhiệt độ nước rửa ( 50C.
Xử lý: Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tôm có thể xử lý hoặc không xử lý.
Hấp/luộc: Tôm được hấp bằng hệ thống hấp và băng tải tự động công suất 350kg sản phẩm/giờ. Hơi dùng để sử dụng được dẫn từ lò hơi FULTON 500kg/h nhiên liệu dùng để đốt là dầu DO. Tùy theo mỗi loại size mà có thể cài đặt và điều chỉnh các thông số cho phù hợp sao cho nhiệt độ buồng hấp phải đạt từ 95(1200C, nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi hấp phải đạt (700C.
Làm nguội: Sản phẩm sau khi hấp chuyển vào bể làm nguội, tại đây sản phẩm được làm nguội với nhiệt độ nước làm nguội ( 40C nguồn nước làm nguội này được lấy từ trên bể nước lạnh đã được hệ thống làm lạnh nước hạ nhiệt độ nước xuống từ 8(100C. Tại đây, nước được bổ sung đá vảy để hạ nhiệt độ xuống để đạt yêu cầu, sau đó sản phẩm được băng tải tự động đưa sản phẩm qua khỏi bể làm nguội.
Cấp đông: Sản phẩm được cấp đông bằng hệ thống cấp đông IQF 250kg/h băng tải tự động, tùy theo từng loại kích cỡ (size) mà điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp, khi nhiệt độ tủ xuống 400C(-450C thì mới bắt đầu cho sản phẩm đi vào. Sản phẩm sau khi cấp đông xong thì nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt -180C.
Mạ băng: Mạ băng bằng hệ thống các vòi phun sương và băng tải tự động, nước dùng để mạ băng được dẫn từ bể nước lạnh 50m3 xuống thùng cách nhiệt 500 lít tại đây nước được bổ sung thêm đá vảy để nhiệt độ ( 20C sản phẩm sau khi mạ băng phải đảm bảo tỉ lệ ăn băng đạt từ 10(15%.
Tái cấp đông: Sản phẩm sau khi qua mạ băng được chuyển vào tủ tái đông, thời gian tái cấp đông được cài đặt theo từng size, nhiệt độ trong buồng tái cấp đông phải đạt từ -400C ( -450C.
Cân đóng bao Poly-Etylen (PE): Sản phẩm sau khi ra tái đông được kiểm tra chất lượng kiểm tra tỷ lệ ăn băng của sản phẩm (%) và phụ trội hao đông để đảm bảo lượng tịnh sau khi rã đông đúng theo yêu cầu của khách hàng rồi mới cho cân, sản phẩm được cân bằng cân điện tử loại cân 15kg, rồi đổ vào túi PE qua phểu định vị sao cho sản phẩm không được rơi ra ngoài. Thao tác cân và vào bao PE phải nhanh để tránh sản phẩm không bị rã băng.
Phát hiện kim loại: Sản phẩm sau khi hàn miệng bao xong đều qua máy rà kim loại để sản phẩm không lẫn những mãnh kim loại có đường kính ( 0,8mm.
Đóng thùng, bảo quản: Sản phẩm sau khi rà kim loại xong được đóng vào thùng carton, ghi đầy đủ thông tin, ký mã hiệu đầy đủ, các thông số ngoài hộp thùng, đai nẹp chắc chắn gồm 2 ngang, 2 dọc. Sản phẩm sau khi đóng thùng được đưa vào kho lạnh từng loại riêng biệt và sắp xếp theo từng hàng, nhiệt độ trong kho bảo quản phải duy trì luôn luôn đạt: -200C ( 20C.
Xuất hàng: Sản phẩm được vận chuyển trong các xe lạnh, container lạnh để duy trì nhiệt độ vận chuyển -200C.
Mặt hàng mực ống Sushi
1. Quy trình chế biến:
2. Thuyết minh chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ:
Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các khay nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển đến Phân xưởng chế biến số 3 bằng xe lạnh hoặc xe bảo ôn. Tại đây có nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng với nhân viên thu mua của Công ty kiểm tra phương pháp bảo quản, tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra cảm quan về độ tươi, màu sắc, mùi, kích cỡ của lô nguyên liệu nếu đạt yêu cầu, nguyên liệu được cân, rồi chuyển sang máy rửa và đưa vào xưởng để sản xuất ngay.
Rửa: Nguyên liệu tiếp nhận được chuyển sang máy rửa để sạch các tạp chất bám trên thân như: cát, sạn,... sau đó mực đưa vào sản xuất ngay. Nhiệt độ nước rửa phải đảm bảo từ 5(100C.
Bảo quản chờ chế biến: Nếu số lượng nguyên liệu lớn chưa kịp xử lý phải bảo quản trong thùng cách nhiệt. Nhiệt độ bảo quản ( 40C, thời gian bảo quản ( 24giờ.
Sơ chế: Thực hiện dưới vòi nước chảy, thao tác đúng quy trình để hạn chế đến mức thấp nhất đầu rơi ra khỏi thân. Lột da thân, da đầu còn vè, đầu làm sạch nội tạng, răng, mắt. Nhiệt độ bảo quản ( 40C.
Rửa bán thành phẩm: Rửa sạch các tạp chất bám trên thân, đầu mực. Nhiệt độ nước rửa từ 5(100C.
Quay muối: Quay đến khi mực săn chắc, thời gian quay từ 30(45 phút. Nồng độ muối từ 3(5%.
Rửa bán thành phẩm: Rửa sạch muối và các tạp chất bám trên thân mực. Nhiệt độ nước rửa từ 5(100C.
Phân cỡ: Mực được phân theo các cỡ sau: 100/300, 300/500, 500/800, 800/1.000, 1.000UP (gr/con). Nhiệt độ bảo quản ( 40C.
Rửa bán thành phẩm: Mực sau khi được phân cỡ được rửa bằng nước đá lạnh qua 3 bồn nước. Thay nước sau khi rửa xong 30kg. Nhiệt độ nước rửa ( 40C.
Cân: Mực sau khi rửa được để ráo rồi cân theo từng cỡ. Cân khối lượng tịnh + phụ trội.
Xếp khay: Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà có thể xếp mực theo qui cách khay khác nhau, định hình đẹp.
Cấp đông: Mực sau khi xếp khay xong được đưa sang cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc, thời gian cấp đông không quá ( 3 giờ. Nhiệt độ cấp đông từ: -40 ( -450C. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi cấp đông phải đạt ( -180C.
Tách khay, mạ băng: Bằng thiết bị chuyên dùng.
Mặt hàng cá Sushi
1. Quy trình chế biến sản phẩm cá Sushi:
2. Thuyết minh chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ:
Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các khay nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe bảo ôn. Tại đây, nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng với nhân viên thu mua của Công ty kiểm tra cảm quan về độ tươi, màu sắc, mùi, kích cỡ của lô nguyên liệu. Nếu đạt yêu cầu thì nguyên liệu được cân rồi chuyển sang máy rửa và đưa vào xưởng để sản xuất ngay.
Rửa: Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được chuyển sang máy rửa để rửa sạch các tạp chất bám trên như: cát, sạn... sau đó mực đưa vào sản xuất ngay. Nhiệt độ nước phải đảm bảo từ 5-100C.
Bảo quản chờ chế biến: Nếu lượng nguyện liệu lớn chưa kịp xử lý phải bảo quản trong các thùng cách nhiệt. Nhiệt độ bảo quản phải ( 40C, trong ( 24 giờ.
Sơ chế, fillet, lột da: Sơ chế theo kích cỡ nguyên liệu đã qui đổi trước khi bảo quản, đánh vẩy và kiểm tra vẩy trước khi fillet. Cắt đầu, mổ bụng lấy sạch mang, sạch nội tạng. Fillet 2 mãnh để lấy luôn phần xương lồng ngực, nhổ xương lột da làm sạch thịt đỏ. Thời gian sơ chế < 2phút/con. Nhiệt độ thân cá < 100C.
Kiểm cỡ: Cá được kiểm theo từng kích cỡ theo Phòng kỹ thuật qui định.
Cân, xếp khay: Cá trước khi cân phải để ráo. Xếp cá vào mâm hoặc khay dạng rời, thao tác phải xếp nhanh đẹp và đảm bảo vệ sinh, định hình xếp khay không cho thấy vết nứt giữa miếng fillet.
Chờ đông: Nếu vì lý do nào đó chờ đợi sản phẩm phải được chuyển vào tủ chờ đông, nhiệt độ tủ chờ đông từ: -1(40C, thời gian chờ đông không quá 4 giờ.
Cấp đông: Sản phẩm được cấp đông nhanh trong tủ đông tiếp xúc hoặc đông gió. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi cấp đông phải đảm bảo -180C.
Tách khay, xếp bao, hút chân không: Tách khay bằng tay không dùng nước, xếp cá vào PE chuyên dùng có sẵn decal với đầy đủ thông tin. Chuyển hút chân không bằng băng tải.
Đóng thùng: Cá được đóng vào thùng carton, niềng dây chắc chắn 2 dọc, 2 ngang.
Bảo quản: Sản phẩm sau khi đóng thùng được chuyển vào bảo quản trong các kho lạnh, thường xuyên duy trì nhiệt độ trong kho luôn luôn -180C. thời gian bảo quản trong kho không quá 18 tháng kể từ ngày sản xuất.
Xuất hàng: Sản phẩm được chuyển trong các xe lạnh, container lạnh, nhiệt độ và phương tiện trong lúc vận chuyển phải đảm bảo -180C.
II.4.8. Nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng sử dụng
Nguyên liệu: Đối với các mặt hàng khác nhau thì định mức tiêu hao nguyên liệu khác nhau như cá (cá fillet, cá nguyên con), mực (nguyên con, mực fillet), tôm (nguyên con, tôm bóc vỏ bỏ đầu). Định mức tiêu hao nguyên liệu ước tính như sau: Tôm:Cá:Mực = 2:3:2. Nguồn nguyên liệu được thu mua chủ yếu tại thị trường:
- Phương tiện thu gom: sau khi thu mua của các đơn vị và các đại lý, nguyên liệu được đưa lên xe chuyên dùng, bảo quản đá theo yêu cầu kỹ thuật chuyển về Nhà máy đúng thời gian đảm bảo chất lượng.
Nhiên liệu và năng lượng sử dụng gồm:
- Dầu DO dùng đốt lò hơi (21 lít/h) và dùng chạy máy phát điện dự phòng (30kg/h).
- Điện sử dụng cho sản xuất và thắp sáng nhà xưởng được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia tại Khu công nghiệp.
II.4.9. Danh mục các công trình của Dự án
Bảng 1: Danh mục các công trình xây dựng
STT
Hạng mục
Diện tích (m2)
1
Văn phòng
156
2
Nhà bảo vệ (01nhà)
9
3
Phân xưởng chế biến thủy sản
1782
4
Nhà xe văn phòng
156
5
Nhà xe công nhân
100
6
Nhà ăn
150
7
Nhà kho hàng khô
150
8
Xưởng cơ khí, kho vật tư tổng hợp
136
9
Hệ thống xử lý nước thải
100
10
Đặt máy phát điện dự phòng
12
II.4.10. Lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án có khả năng đem lại
Dự án được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, tăng kim ngạch xuất khẩu, phù hợp với Chủ trương của Chính phủ về chiến lược phát triển khu kinh tế trong điểm của khu vực miền Trung, trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Dự án ra đời sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao từ doanh thu của các sản phẩm, góp phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
II.5. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án bắt đầu thực hiện xây dựng, lắp đặt thiết bị từ năm 2008-2009 và dự kiến đưa Nhà máy đi vào hoạt động chính thức vào tháng 10/2010, gồm các công việc sau:
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Trình thẩm định dự án.
- Thuê thiết kế kỹ thuật.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật.
- Lập hồ sơ mời thầu xây dựng và đánh giá hồ sơ dự thầu
- Đấu thầu xây dựng Nhà máy CBTS Đông lạnh.
- Lập hồ sơ mua sắm thiết bị và đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Tổ chức thi công xây dựng.
- Lập hồ sơ chào hàng cạnh tranh máy móc thiết bị.
- Lắp đặt máy móc thiết bị.
- Đào tạo công nhân sản xuất và vận hành.
- Nghiệm thu công trình.
-Chạy thử, đưa vào hoạt động (dự kiến 10/2010).
II.6. Chi phí cho dự án
Vốn đầu tư: Dự kiến đến khi dự án đi vào họat động: 22.291.311.615 đồng, trong đó: Xây dựng Nhà máy CBTS: 2.669.460.454 đồng; Máy móc thiết bị: 16.873.409.700 đồng; Chi phí khác: 599.900.491 đồng; Chi phí đào tạo: 122.058.096 đồng; Dự phòng 10%: 2.026.482.874 đ.
Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn: Vốn vay ưu đãi 60%: 13.374.786.969 đồng; Vốn vay thương mại 30%: 6.687.393.485 đồng; Vốn doanh nghiệp 10%: 2.229.131.162 đồng.
II.7. Bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy
Sơ đồ tổ chức của Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản TCM
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản TCM
Tổng số CBCNV của Nhà máy là 550 người. Trong đó, lao động gián tiếp là 30 người và lao động trực tiếp là 520 người.
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ – XÃ HỘI
III.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
Điều kiện khí tượng, thủy văn tại khu vực dự án
Đặc điểm khí hậu
Khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên mang tính chất khí hậu của vùng Đà Nẵng. Khí hậu của thành phố Đà Nẵng là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nhiệt độ cao, lượng mưa phong phú. Tuy nhiên sự phân bố khí hậu theo không gian và thời gian rất phức tạp.
Nhiệt độ không khí
Theo số liệu đo đạc nhiều năm của Trạm khí tượng Đà Nẵng (thuộc Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ) cho thấy:
Nhiệt độ trung bình năm : 25.60C.
Nhiệt độ cao nhất trung bình : 29.80C.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 22.60C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 40.90C.
Nhiệt độ cao thấp tuyệt đối : 11.00C.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm và là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.Theo kết quả quan trắc nhiều năm của Trạm khí tượng Đà Nẵng cho thấy:
Độ ẩm trung bình năm :82%.
Độ ẩm cao nhất trung bình :88%.
Độ ẩm thấp nhất trung bình :75%.
Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối :51%.
Mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất bẩn trong môi trường nước.Lượng nước mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm. Tuy nhiên các hạt mưa kéo theo bụi và hoà tan một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô nhiễm đất nước.
Lượng mưa trung bình tại Đà Nẵng như sau:
Lượng mưa trung bình năm: 2089 mm.
Lượng mưa năm lớn nhất (năm 1964): 3307 mm.
Lượng mưa năm nhỏ nhất (năm 1954): 1111 mm.
Lượng mưa ngày lớn nhất (6/1953): 332 mm.
Số ngày mưa trung bình năm: 147 mm.
Số tháng có ngày mưa trung bình nhiều nhất: 22ngày (tháng10hàng năm)
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. 85% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa. Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 10.
Gió
Gió là yếu tố có ảnh hưởng đến sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất khí quyển. Tầng không khí sát mặt đất có tốc độ gió ban ngày lớn hơn ban đêm, còn ở trên cao thì ngược lại: tốc độ gió ban đêm lớn hơn ban ngày.
Hướng gió tại Đà Nẵng tương đối phân tán. Hướng gió thành phố Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình.
Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là Tây Bắc và Bắc Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Hướng gió thịnh hành vào mùa hè là Tây Nam và Đông-Đông Nam.
Tốc độ gió trung bình năm khoảng 3-4 m/s. Tần suất lặng gió khá cao, từ 25-50%. Trong mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ từ 15-25 m/s. Trong bão, tốc độ gió có thể lên đến 30-40 m/s (bão thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, 12).
Số giờ nắng và bức xạ:
Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình ở Đà Nẵng khoảng 2158 giờ mỗi năm. Cả năm trung bình có 10 ngày hoàn toàn không có nắng. Tháng XI và tháng XII là các tháng có số giờ nắng ít nhất trong năm. Các tháng V, VI, VII và VIII có số giờ nắng trung bình trên 200 giờ mỗi tháng.
Bức xạ mặt trời: Tổng lượng bức xạ mặt trời bình quân ở Đà Nẵng khoảng 98 Kcalo/cm2. Tháng có lượng bức xạ ít nhất trong năm là tháng XII. Các tháng V, VI, VII và VIII là các tháng có lượng bức xạ mặt trời trên 10 Kcalo/cm2.
Bảng: Tổng số giờ nắng và bức xạ mặt trời trung bình tháng và năm tại Đà Nẵng
Tháng
Số giờ nắng (giờ)
Bức xạ mặt trời (Kcalo/cm2)
I
143
5.7
II
151
6.4
III
166
8.7
IV
196
9.3
V
240
11.2
VI
240
10.6
VII
238
11.6
VIII
206
10.3
IX
166
8.4
X
149
7.1
XI
129
4.7
XII
129
3.9
Năm
2158
97.9
Đặc điểm thủy văn (sông Hàn)
Khu vực Dự án nằm bên cạnh và cửa sông Hàn, sông này là hợp lưu của sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ.
Sông Vĩnh Điện là một chi lưu của sông Thu Bồn chảy qua địa phận huyện Điện Bàn (Quảng Nam) và đến quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và đổ về sông Hàn.
Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của sông Yên (một chi lưu của sông Vu Gia) và sông Túy Loan, cùng chảy qua địa phận huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đến quận Ngũ Hành Sơn nhập lưu với sông Vĩnh điện và cùng đổ về sông Hàn.
Sông Hàn chảy dọc theo chiều dài của quận Ngũ Hành Sơn và quận Sơn Trà, sông này là con sông chính và là đường thủy quan trọng của thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm địa hình lòng sông: Từ ngã ba Túy Loan đến cầu Nguyền Văn Trỗi có nhiều vùng bãi ven sông, địa hình 2 bên bờ sông thấp nên khi có lũ lớn, nước chảy tràn trên bãi và vùng thấp ven 2 bên bờ sông. Điều kiện này làm cho tốc độ dòng chảy đoạn sông này có phần bị giảm nhỏ, nhưng xuống đến cầu Nguyễn Văn Trỗi, mặt cắt cầu bị thu hẹp làm cho tốc độ dòng chảy lũ tại đây tăng lên đáng kể.
Dòng chảy trong các trận lũ lớn gấp nhiều lần so với dòng chảy khi sông ở trạng thái bình thường. Tại TP Đà Nẵng cũng như các tỉnh ven biển miền Trung, lưu vực sông có địa hình hiểm trở, sông dốc và ngắn, nên trong mùa mưa lũ nước tập trung nhanh, cường suất mực nước và biên độ cao, lũ lên khá nhanh. Mùa lũ bắt đầu từ tháng X đến tháng XII. Trung bình mỗi năm có từ 3-4 trận lũ, năm nhiều nhất có từ 6-7 trận. Lũ thường tập trung trong tháng X và XI bằng hoặc lớn hơn báo động I một ít.
Với tình hình trên, mức độ ảnh hưởng lũ lụt đến môi trường sinh thái trong TP là không đáng kể, riêng trong nội thành hiện tượng úng ngập một số nơi do lượng nước tiêu thoát không kịp gây ảnh huưởng môi trường đến một vài khu dân cư trong TP.
Chế độ mực nước:
Mùa cạn bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII, dòng chảy mùa cạn chỉ chiếm từ 25 đến 30% dòng chảy năm. Trong mùa cạn dòng chảy vùng sông ảnh hưởng triều tại TP Đà Nẵng thay đổi theo từng giờ, từng ngày và tháng theo chu kỳ của chế độ triều.
Mùa lũ tại Đà Nẵng bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII. Trên thực tế mùa lũ tại Đà Nẵng chủ yếu 3 tháng, từ tháng X đến tháng XII, tháng I, tháng IX là các tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và ngược lại.
Dòng chảy trong sông ở TP chịu ảnh hưởng triều - mặn qua cửa sông Hàn và lượng nước nguồn đổ về qua 2 sông Tuý Loan và sông Yên. Vào mùa cạn dòng chảy thượng nguồn đổ về sông Cầu Đỏ chủ yếu là sông Yên, còn sông Tuý Loan thì rất nhỏ - Lưu lượng nước mùa cạn qua sông Yên lớn hơn 20 lần qua sông Tuý Loan. Song dòng chảy trên sông Yên lại bị Đập An Trạch ( cách ngã ba sông 5km) giữ lại phần lớn để tưới ruộng.
Ở hạ lưu độ mặn lớn và giảm chậm theo dọc sông (từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến Đò Xu). Từ Đò Xu trở lên độ mặn giảm rất nhanh, đặc biệt là từ Cầu Đỏ trở lên ngã ba sông Tuý Loan (tại Cầu Đỏ độ sâu lớp nước ứng với mực nước trung bình khoảng 6m, lên thượng lưu khoảng 300m, độ sâu lớp nước chỉ còn khoảng 3m, như vậy tại đoạn này độ dốc đáy sông khoảng 1%)
Độ mặn xâm nhập đoạn sông này chịu sự chi phối rõ rệt của dòng chảy thượng nguồn. Đặc biệt là thời kỳ này có một lượng nước trên sông Vu Gia đổ vào sông Thu Bồn tại Quảng Huế, lượng nước sông Yên bị mất do hoạt động của các trạm bơm dọc sông Yên và lượng nước khá lớn đập dâng An Trạch giữ nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 5: Đặc trưng mực nước năm 2002 - trạm Cẩm Lệ (Đơn vị: cm)
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Htb
-2
-5
-11
-13
-9
-11
-12
0
15
22
32
22
2
Hmax
60
41
35
44
53
35
43
72
84
79
86
68
86
Hmin
-70
-68
-64
-64
-69
-81
-74
-85
-43
-40
-21
-56
-85
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung trung bộ (năm 2002)
Chế độ triều:
Vùng biển Đà Nẵng dài trên 30km tính từ đèo Hải Vân đến nam quận Ngũ Hành Sơn, ngoài ra còn có quần đảo Hoàng Sa (diện tích 30.500 ha). Phần lớn các quận huyện của Đà Nẵng thường xuyên chịu tác động của chế độ thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng triều.
Chế độ triều vùng cửa sông TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của chế độ triều bán nhật triều không đều. Trung bình mỗi tháng có 3 ngày chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, tháng nhiều nhất có 8 ngày, tháng ít nhất có 1 ngày, thời gian còn lại chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều.
Bảng 6: Số ngày trung bình nhật triều và biên độ (CM) triều tại Cẩm lệ
Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Số ngày nhật Triều
3.2
3.2
3.0
2.5
2.8
2.8
3.4
2.6
3.1
3.8
4.1
3.0
37.5
BĐ triều TB
48
48
47
48
49
48
49
49
48
46
42
45
47
BĐ triều max
112
98
82
96
106
113
109
101
94
91
99
113
127
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung trung bộ (năm 2002)
Triều ở vùng biển Đà Nẵng thuộc loại triều yếu, theo số liệu quan trắc tại các trạm vùng cửa sông cho thấy biên độ triều trung bình khoảng 0,8-1,2m, lớn nhất đạt đến 1,5m. Tại cảng Đà Nẵng biên độ triều trung bình 70cm, lớn nhất 140cm. Trên sông Hàn tại Cẩm Lệ biên độ triều cao nhất là 127cm, trung bình 47cm. Trên sông Tuý Loan chịu ảnh hưởng triều yếu, cách Cửa sông 25km không còn ảnh hưởng triều.
Do bị ảnh hưởng của chế độ triều phức tạp bao gồm chế độ bán nhật triều và nhật triều - xen giữa có thời gian chuyển chế độ triều cho nên thời gian triều lên và thời gian triều xuống cũng biến đổi phức tạp. Trong những ngày nhật triều, thời gian triều lên dài nhất là 18 giờ, trung bình là 13,3 giờ, ngắn nhất là 12 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 15 giờ, trung bình là 11,5 giờ, ngắn nhất là 9 giờ. Trong những ngày bán nhật triều, thời gian triều lên dài nhất là 9 giờ, trung bình là 5,4 giờ, ngắn nhất là 2 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 9 giờ, trung bình là 5,5 giờ, ngắn nhất là 2 giờ.
Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án
Vị trí địa lý:
Dự án xây dựng Nhà máy chế biến và xuất khẩu TCM tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, phường Thọ Quang, thuộc Quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông thành phố.
Về dân số - lao động:
Hiện nay, toàn phường Thọ Quang có 5.220 hộ với 23.212 nhân khẩu, trong đó có 16.326 lao động trong độ tuổi, phân ra 13.907 lao động có việc làm dạng đang lao động với các ngành nghề kinh tế khác nhau trên địa bàn phường và thành phố; 2.419 lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Đây vừa là tiềm năng để phát triển kinh tế trên các lĩnh vực đồng thời cũng là khó khăn rất lớn mà các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết để ổn định xã hội trong quá trình phát triển.
Số lao động đang thuộc các ngành nghề khác nhau của phường Thọ Quang như sau:
- Lao động ngành thương nghiệp: 2.500 người
- Lao động ngành nông nghiệp: 250 người
- Lao động ngành đánh bắt thủy sản: 1.680 người
- Công nhân viên chức: 3.577 người
- Lao động phổ thông: 3.350 người
- Lao động ngành công nghiệp TTCN: 1.760 người
- Học sinh, sinh viên: 2.419 người
- Nội trợ: 850 người
Mức sống của người dân trong quận Sơn Trà so với các quận trung tâm thành phố là còn thấp. Mức thu nhập bình quân trên đầu người đạt 360.000 - 550.000 đồng/tháng. Đa số các hộ thuộc diện đói nghèo đều do không có việc làm ổn định hoặc đông con. Xét trên bình diện chung, các hộ đói nghèo đa số là hộ sống bằng nghề ngư nghiệp nhưng không có việc làm ổn định và nhìn chung mức sống của các hộ thủy sản có phần thấp hơn so với các hộ kinh doanh ngành nghề khác.
Về tình hình kinh tế và cơ sở hạ tầng
Thủy sản được xem là ngành kinh tế có thế mạnh của Quận. Chủ yếu là đánh bắt, khai thác hải sản với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 11.500 tấn.
Ngoài việc đánh bắt và khai thác hải sản còn có nghề nuôi trồng thủy sản.
Về nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp không lớn và không tập trung nhưng nông nghiệp trong địa bàn Quận cũng đóng vai trò quan trọng giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho các hộ nông dân, cung cấp một phần lương thực tại chỗ và cung cấp rau, hoa cho các địa bàn quận khác trong thành phố.
Về thương mại - dịch vụ và du lịch, do điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng và giao thông cũng như việc qui hoạch và xây dựng các khu thương mại, dịch vụ, du lịch chưa được cải thiện như các quận trung tâm thành phố, do đó về phương diện này còn chưa được phát triển.
Về cơ sở hạ tầng, điều kiện giao thông trong khu vực quận còn nhiều khó khăn. Hiện nay, thành phố đã qui hoạch và đang xây dựng đoạn đường đi qua phường Thọ Quang sẽ tạo thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển và đi lại được liên hoàn trong và ngoài dự án.
Đối với hệ thống thoát và xử lý nước thải trên địa bàn Quận đã được cải tạo hoặc xây mới tương đối hoàn chỉnh, hiện tượng ngập úng cục bộ trong mùa mưa gây khó khăn cho giao thông và sinh hoạt của nhân dân đã được giải quyết một cách triệt để ở hầu hết những con đường chính của phường.
Đối với hệ thống thông tin liên lạc của Quận nằm trong mạng bưu chính viễn thông của thành phố. Đây là một trong những trung tâm lớn của cả nước với tổng đài nội hạt kỹ thuật số, có tổng đài quốc tế tự động chuyển mạch cho các tỉnh miền Trung với trạm vệ tinh mặt đất. Hiện nay, ngành bưu chính viễn thông đang xây dựng trạm cặp bờ với hệ thống cáp quang biển quốc tế với 30 nước tham gia. Như vậy, rất thuận lợi cho thông tin nội hạt, liên tỉnh và quốc tế.
Nhìn chung, về cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, công trình công cộng và dịch vụ đã tương đối hoàn chỉnh.
2. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động đến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tham khảo các báo cáo về các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự án như sau:
Chất lượng môi trường không khí
Bảng 9 - Chất lượng môi trường không khí
TT
Tên chỉ tiêu
ĐV tính
Kết quả
TCVN
K1
K2
1
Nhiệt độ
0C
18
18,5
-
2
Độ ẩm
%
91
87
-
3
Tốc độ gió
m/s
1-3
1-2
-
4
Độ ồn
dBA
52-60
48-55
60(2)
5
Bụi tổng
mg/m3
0,3
0,2
0,3(1)
6
NOx
mg/m3
0,04
0,02
0,2(1)
7
SOx
mg/m3
0,005
0,003
0,35(1)
8
CO
mg/m3
8
3
30(1)
9
H2S
mg/m3
0,004
0,002
0,042(3)
10
NH3
mg/m3
0,003
0,002
0,2(3)
- K1: Mẫu lấy tại khu vực dự án.
- K2: Mẫu lấy cuối hướng gió, cách khu vực dự án khoảng 500m.
- (1): TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
- (2): TCVN 5949-1998: Âm học-Tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư.
- (3): TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Ngày lấy mẫu: 28/02/2008, đặc điểm thời tiết: trời mát, nhiều mây.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng.
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực Dự án chưa thấy có dấu hiệu ô nhiễm. Giá trị các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
II.2.2. Chất lượng môi trường nước
Bảng 10 - Chất lượng môi trường nước
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
TCVN
M
G
{1}
{2}
1
pH
-
7,6
7,4
5,5-9
6,5-8,5
2
Độ màu
Pt Co Alpha
-
1
-
5-50
3
Độ đục
mg/l
4,65
0,5
-
-
4
TSS
mg/l
27
-
80
-
5
BOD5
mg/l
10
-
< 25
-
6
COD
mg/l
18
-
< 35
-
7
Coliforms
MNP/100ml
4300
230
10.000
3
8
NO3-
mg/l
4,9
10,7
15
45
9
Dầu mỡ
mg/l
21,04
-
0,3
-
10
Fe
mg/l
-
0,02
2
1-5
11
TDS
mg/l
-
257
-
750-1500
- (-): Không phân tích.
- M: Mẫu nước Âu Thuyền Thọ Quang.
- G: Mẫu nước giếng nhà anh Đặng Anh Thọ, Tổ 48, phường Thọ Quang.
- {1}: TCVN 5942-1995 cột B: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;
- {2}: TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm;
Nhận xét:
+ Đối với môi trường nước ngầm: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, các chỉ tiêu đặc trưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
+ Đối với môi trường nước mặt: Kết quả phân tích cho thấy dầu mỡ cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam gấp nhiều lần do trong nước thải chế biến thuỷ sản chứa nhiều đạm và mỡ động vật thuỷ sản (đầu, thịt, vỏ tôm, mực, cá). Nhà máy sẽ có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi dự án triển khai để giảm tác động đến môi trường xung quanh.
Theo chỉ tiêu phân tích nước mặt lấy ở vị trí Âu Thuyền Thọ Quang thì môi trường nước mặt ở đây có dấu hiệu bị ô nhiễm, Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang sẽ kết hợp với Ban quản lý khu công nghiệp và dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng tiến hành các biện pháp xử lý, đảm bảo các nguồn thải ra môi trường ngoài đều phải đạt TCVN về môi trường.
2.3. Dự báo diễn biến các điều kiện môi trường tại khu vực khi không thực hiện dự án
Vị trí xây dựng Dự án trong khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng phù hợp với chủ trương qui hoạch công nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Đây là khu công nghiệp mới được thành lập nên ở đây chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đánh giá theo cảm quan thì môi trường này thuộc loại khá sạch, dân cư thưa thớt.
Vì vậy nếu Dự án không được thực hiện tại khu vực thì diễn biến các điều kiện môi trường tại đây như sau:
- Về môi trường tự nhiên:
+ Chất lượng môi trường không khí xung quanh, nước ngầm tại khu vực sẽ không có những biến động và không bị ô nhiễm do không có tác nhân gây ô nhiễm. Ô nhiễm chủ yếu có thể phát sinh do bụi giao thông tại khu vực.
+ Chất lượng nước mặt tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang, nơi tiếp nhận nước thải của KCN và Dự án hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm (NH4-N), cần tiếp tục theo dõi diễn biến để có biện pháp giảm thiểu thích hợp. Riêng về phía Công ty sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt để giảm thiểu tác động, không ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực.
- Về môi trường kinh tế, xã hội tại khu vực:
+ Dự án không được thực hiện thì sẽ không đáp ứng được chủ trương của UBND thành phố về việc di dời các cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản vào khu vực tập trung cho toàn thành phố. Đồng thời không đáp ứng được sự tập trung đầu tư cho việc phát triển ngành chế biến thủy sản theo chủ trương của Chính phủ đối với khu vực trọng điểm của miền Trung.
+ Dự án không thực hiện sẽ không tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương, làm giảm đi nguồn nộp vào ngân sách thành phố và không góp phần cải thiện kinh tế địa phương và tăng thu nhập cho người dân.
Chương 4: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
IV.1. Giai đoạn cải tạo mặt bằng và xây dựng lắp đặt nhà xưởng
Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội nhất định: tạo thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu mới có giá trị gia tăng, mở rộng mạng lưới khách hàng, thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, chủ động trong công tác bảo quản hàng hoá sau sản xuất, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, tạo môi trường sản xuất thuận lợi và thích hợp để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công và đi vào hoạt động sẽ gây ra một số yếu tố bất lợi về môi trường. Do đó, cần phải đánh giá được các nguồn tác động xấu đến môi trường để đề ra các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu kịp thời.
Các tác động đến môi trường của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Lược duyệt các tác động môi trường do dự án gây ra
Các hoạt động
Dự báo các tác nhân ô nhiễm(các tác động)
Đối tượng bị tác động
Quy mô tác động
Mức độ tác động
Biện pháp giải quyết
Giảm thiểu, ngăn ngừa
Xử lý
Giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình
Bụi, tiếng ồn, khí thải
-Môi trường KK.
-Công nhân.
- Người dân.
Tại khu vực dự án
Vừa
x
Xây dựng và hoàn chỉnh nhà xưởng, hạ tầng kỹ thuật.
-Bụi, ồn, khí thải,
-Tai nạn lao động.
-Sự cố cháy nổ.
- MTKK.
- Công nhân
- Chủ dự án.
Tại khu vực dự án
Trung bình (nếu xảy ra)
x
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc,…
- Bụi, tiếng ồn, khí thải
- Cản trở giao thông.
- MTKK.
- Công nhân
-Người dân.
-Trên đường xe vận chuyển và tại khu vực dự án.
-Bán kính tác động hẹp
Nhỏ.
x
Lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất,…
- Tai nạn lao động
-Sự cố cháy nổ
- Công nhân
- Chủ dự án
Tại khu vực dự án
Trung bình (nếu xảy ra)
x
Sinh hoạt của công nhân
- Nước thải
- CTR
- MTN.
-MTKK.
- Công nhân
Tại khu vực dự án
Nhỏ
x
Hầu hết các tác động đến môi trường về cơ bản không có sự thay đổi so với những tác động đã được trình bày trong Bản đăng ký bảo vệ môi trường Dự án đầu tư Xí nghiệp chế biến mặt hàng mới cũng do Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung làm chủ đầu tư đã được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Đà Nẵng phê chuẩn tại Phiếu xác nhận số 16/PXN ngày 29/09/2000.
Tuy nhiên, qui mô và mức độ tác động của dự án sẽ có sự thay đổi so với trước đây do sự thay đổi về các nguyên vật liệu thô, máy móc thiết bị đưa vào sản xuất.
Giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt bao gồm các hạng mục sau:
San lấp, cải tạo mặt bằng: Mặt bằng do khu công nghiệp bàn giao chưa đáp ứng yêu cầu về độ đồng đều, cao trình thiết kế cần san ủi và cải tạo.
Xây dựng nhà xưởng
Lắp đặt máy móc, thiết bị: Toàn bộ các thiết bị, dây chuyền sản xuất.
Xây dựng sân, vườn, hệ thống thoát nước và các hạng mục công trình khác.
IV.1.1. Bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM - Đà Nẵng.doc