Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư khu du lịch sinh thái bảy cạnh – ông đụng – côn đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc công ty tnhh du lịch và đầu tư Hồng Bàng - Phương đông

MỞ ĐẦU I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bảy Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre, Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới. Côn Đảo với những di tích văn hóa lịch sử cận đại, tiêu biểu là nơi có di tích lịch sử lớn nhất cả nước với hệ thống nhà tù, trại giam do Pháp, Mỹ để lại; nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt mang đậm dấu ấn chiến tích trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là niềm tự hào của dân tộc. Vườn Quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên ít bị tác động. Tại đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, hoang dã, nhiều bãi biển đẹp còn hoang sơ, các rạn san hô đẹp với độ che phủ cao, nhiều sinh vật biển quý, lạ. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã có qui hoạch các tuyến, điểm du lịch sinh thái hợp lý và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hòn Bảy Cạnh nằm ở phía Nam của đảo Côn Sơn, cách thị trấn Côn Đảo khoảng 8 km, Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối với nhau bằng doi cát ở giữa. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Ven biển phía Bắc của đảo là một khu rừng ngập mặn, còn ở ven biển phía Nam là những bãi cát rất đẹp. Biển xung quanh hòn Bảy Cạnh là một rừng san hô với hàng đàn cá biển. Hòn Bảy Cạnh là nơi có rùa biển lên đẻ nhiều nhất và là một điểm nghiên cứu chủ yếu về rùa biển của Vườn quốc gia Côn Đảo, sẽ là điểm hấp dẫn lượng du khách khi đến Côn Đảo du lịch tham quan di tích nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị chuyên đề - du khảo trong nước và quốc tế. Là khu vực qui hoạch khai thác du lịch đã được duyệt, là điểm để tổ chức loại hình du lịch sinh hoạt biển, xem rùa đẻ và sinh hoạt dã ngoại rất lý tưởng. Bãi Ông Đụng ở phía Tây Nam của Vườn Quốc gia Côn Đảo, cách trung tâm Vườn khoảng 2 km, một vị trí có tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, khu vực có hướng Đông bắc là biển, tạo thành eo lõm vào đảo và ranh giới là từ đỉnh núi đá cao có hai mũi núi đá thấp dần hình cánh cung nhô ra biển, là một thung lũng mở ôm lấy eo biển, tạo không gian riêng tư tĩnh lặng. Vị trí có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng, bởi điều kiện tự nhiên phong phú: có núi, có rừng, có biển. Với nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt du lịch sinh thái, nghiên cứu khai thác tiềm năng sinh học rừng - biển, việc hình thành khu du lịch sinh thái Hòn Bảy Cạnh - Ông Đụng là một nhu cầu thiết yếu, được xác định là một trong những mũi nhọn làm nền tảng cho việc phát triển du lịch, các dịch vụ có chất lượng cao gắn kết với các hình thức hoạt động sinh thái, các chương trình sinh hoạt đa dạng cho Côn Đảo. Hiện nay, với lượng du khách đến Côn Đảo ngày một cao, dự báo sẽ tăng nhanh chóng cùng với việc đầu tư phát triển Côn Đảo trong những năm tiếp sau sẽ là nguồn khách chủ yếu cho dự án. Nhận thấy những thế mạnh của Hòn Bảy Cạnh và Bãi Ông Đụng, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh - Ông Đụng tại Côn Đảo. Việc triển khai dự án nhằm hướng đến các mục tiêu sau: - Khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch sinh thái biển của Côn Đảo; - Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự án; - Xây dựng một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học tập, tham quan của du khách trong nước và quốc tế; - Thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Côn Đảo, đẩy mạnh quảng bá danh lam thắng cảnh của địa phương; - Tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư trong vùng, đóng góp ngân sách cho huyện đảo. Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Môi Trường Gia Anh lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh & Ông Đụng – Côn Đảo (sau đây gọi là dự án) tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt (áp dụng cho các dự án có diện tích đất nằm trong khu vực Vườn Quốc gia được quy định tại phụ lục I, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định. Thông tin chung về dự án: - Loại dự án: Đầu tư mới - Cơ quan phê duyệt dự án: Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông. - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Cơ quan phê duyệt ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường. --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG --------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 9: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ --------------------------------------------------------------------------------- KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ --------------------------------------------------------------------------------- (Báo cáo dài 180 trang)

doc180 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư khu du lịch sinh thái bảy cạnh – ông đụng – côn đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc công ty tnhh du lịch và đầu tư Hồng Bàng - Phương đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường BOD - Nhu cầu ô xy sinh hoá BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT - Bảo vệ môi trường CBCNV - Cán bộ công nhân viên CHXHCN - Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa COD - Nhu cầu ô xy hoá học CTNH - Chất thải nguy hại DO - Hàm lượng oxy trong nước ĐTM - Đánh giá tác động môi trường KHCN - Khoa học công nghệ KHKT - Khoa học kỹ thuật MTTQ - Mặt trận tổ quốc NĐ-CP - Nghị định – Chính phủ N-P - Nitơ - Photpho PCCC - Phòng cháy chữa cháy TCMT - Tiêu chuẩn môi trường TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam THC - Tổng hidrocacbon TSS - Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng TT - Thông tư UBND - Uỷ ban Nhân dân XLNT - Xử lý nước thải VLXD - Vật liệu xây dựng WB - Ngân hàng Thế giới WHO - Tổ chức Y tế Thế giới WWF - Quỹ bảo tồn động vật hoang dã Thế giới IUCN - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới DLST - Du lịch sinh thái   MỞ ĐẦU I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bảy Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre,…Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới. Côn Đảo với những di tích văn hóa lịch sử cận đại, tiêu biểu là nơi có di tích lịch sử lớn nhất cả nước với hệ thống nhà tù, trại giam do Pháp, Mỹ để lại; nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt mang đậm dấu ấn chiến tích trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là niềm tự hào của dân tộc.           Hình 1. Chùm ảnh minh họa về Côn Đảo Vườn Quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên ít bị tác động. Tại đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, hoang dã, nhiều bãi biển đẹp còn hoang sơ, các rạn san hô đẹp với độ che phủ cao, nhiều sinh vật biển quý, lạ. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã có qui hoạch các tuyến, điểm du lịch sinh thái hợp lý và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hòn Bảy Cạnh nằm ở phía Nam của đảo Côn Sơn, cách thị trấn Côn Đảo khoảng 8 km, Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối với nhau bằng doi cát ở giữa. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Ven biển phía Bắc của đảo là một khu rừng ngập mặn, còn ở ven biển phía Nam là những bãi cát rất đẹp. Biển xung quanh hòn Bảy Cạnh là một rừng san hô với hàng đàn cá biển. Hòn Bảy Cạnh là nơi có rùa biển lên đẻ nhiều nhất và là một điểm nghiên cứu chủ yếu về rùa biển của Vườn quốc gia Côn Đảo, sẽ là điểm hấp dẫn lượng du khách khi đến Côn Đảo du lịch tham quan di tích nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị chuyên đề - du khảo trong nước và quốc tế. Là khu vực qui hoạch khai thác du lịch đã được duyệt, là điểm để tổ chức loại hình du lịch sinh hoạt biển, xem rùa đẻ và sinh hoạt dã ngoại rất lý tưởng. Bãi Ông Đụng ở phía Tây Nam của Vườn Quốc gia Côn Đảo, cách trung tâm Vườn khoảng 2 km, một vị trí có tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, khu vực có hướng Đông bắc là biển, tạo thành eo lõm vào đảo và ranh giới là từ đỉnh núi đá cao có hai mũi núi đá thấp dần hình cánh cung nhô ra biển, là một thung lũng mở ôm lấy eo biển, tạo không gian riêng tư tĩnh lặng. Vị trí có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng, bởi điều kiện tự nhiên phong phú: có núi, có rừng, có biển. Với nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt du lịch sinh thái, nghiên cứu khai thác tiềm năng sinh học rừng - biển, việc hình thành khu du lịch sinh thái Hòn Bảy Cạnh - Ông Đụng là một nhu cầu thiết yếu, được xác định là một trong những mũi nhọn làm nền tảng cho việc phát triển du lịch, các dịch vụ có chất lượng cao gắn kết với các hình thức hoạt động sinh thái, các chương trình sinh hoạt đa dạng cho Côn Đảo. Hiện nay, với lượng du khách đến Côn Đảo ngày một cao, dự báo sẽ tăng nhanh chóng cùng với việc đầu tư phát triển Côn Đảo trong những năm tiếp sau sẽ là nguồn khách chủ yếu cho dự án. Nhận thấy những thế mạnh của Hòn Bảy Cạnh và Bãi Ông Đụng, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh - Ông Đụng tại Côn Đảo. Việc triển khai dự án nhằm hướng đến các mục tiêu sau: Khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch sinh thái biển của Côn Đảo; Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự án; Xây dựng một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học tập, tham quan của du khách trong nước và quốc tế; Thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Côn Đảo, đẩy mạnh quảng bá danh lam thắng cảnh của địa phương; Tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư trong vùng, đóng góp ngân sách cho huyện đảo. Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Môi Trường Gia Anh lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh & Ông Đụng – Côn Đảo (sau đây gọi là dự án) tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt (áp dụng cho các dự án có diện tích đất nằm trong khu vực Vườn Quốc gia được quy định tại phụ lục I, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định. Thông tin chung về dự án: Loại dự án: Đầu tư mới Cơ quan phê duyệt dự án: Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cơ quan phê duyệt ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường. II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2.1. Các văn bản pháp lý: Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; Luật Du lịch số 44/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI; Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004; Nghị định số 23/2006 NĐ – CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 về Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 1020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagera về An toàn sinh học”; Thông tư số 99/2006/TT – BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg, ngày/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 21/2008/ND9 –CP ngày 28/2/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 80/2006/NĐ – CP; Quyết định số 104 /2007/QĐ – BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, ban hành kèm theo “Quy chế Quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn”; Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ TNMT ban hành Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch; Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ xây dựng về quy định lập các đồ án quy hoạch đô thị; Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ xây dựng về quy định lập các đồ án quy hoạch đô thị; Quyết định số 8737/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010; Quyết định số 985/QĐ.UB ngày 2/3/2000 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt dự án qui hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo; Các văn bản số 4297/UB.VP ngày 6/8/2004, số 6462/UB.VP ngày 16/11/2004 và số 1593/UB.VP ngày 31/3/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về chủ trương chấp thuận cho Công ty TNHH. Kinh doanh Đầu tư Du lịch Hồng Bàng Phương Đông đầu tư nghiên cứu thực hiện lập dự án Khu du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo; Biên bản thỏa thuận ngày 9/6/2004 giữa Vườn Quốc gia Côn Đảo với Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng Phương Đông v/v xây dựng các dự án phát triển du lịch cao cấp với các loại hình văn hóa, sinh thái, nghiên cứu khoa học & nghỉ dưỡng, xây dựng cầu cảng phục vụ trong & ngoài nước với tầm cỡ quốc tế; Văn bản số 517/UBND.VP ngày 24/1/2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu v/v dự án đầu tư du lịch sinh thái tại Côn Đảo của Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng-Phương Đông; Văn bản số 224/CV-PC ngày 5/3/2007 của Cục Lâm nghiệp v/v lập dự án du lịch sinh thái tại huyện Côn Đảo; Văn bản số 91/TM-BQL ngày 7/5/2007 của Ban Quản lý Phát triển Côn Đảo v/v hướng dẫn điều chỉnh dự án đầu tư du lịch sinh thái; Phiếu tham vấn cộng đồng về bảo vệ môi trường của dự án của UBND và Ủy Ban MTTQ huyện Côn Đảo. 2.2. Các hồ sơ kỹ thuật: Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh - Ông Đụng – Côn Đảo do các đơn vị tư vấn thực hiện; Các bản vẽ quy hoạch và báo cáo thuyết minh quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh - Ông Đụng – Côn Đảo; Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam tháng 5/2000; Environmental Impacts of Ecotourism – CABI xuất bản; Hoạt động kinh tế xã hội tác động đến rạn san hô ở vịnh Nha Trang, Nguyễn Tác An, Phan Minh Thụ – Viện Hải dương học Nha Trang; Báo cáo kết quả thi công bước 1 đề án thăm dò nước dưới đất khu vực Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 6/2006; Báo cáo kết quả tính toán khí tượng hải văn, đo đạc địa hình dưới nước huyện Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ xây dựng khu du lịch nghỉ mát “The Condur resort” do Đài khí tượng Thủy văn phía Nam thực hiện tháng 6/2006; Kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu vực huyện Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 1/2007; Các tài liệu đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án; Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, nhất là các dự án có loại hình hoạt động tương tự như dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh –Ông Đụng, Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu 2.3. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, TCVN 5949-1998. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, TCVN 5937: 2005. Tiêu chuẩn khí thải, TCVN 5939:2005. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, TCVN 5944-1995. Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ, TCVN 5943-1995. Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt, TCVN 6772:2000. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng - Phương Đông chủ trì thực hiện, với sự tư vấn của Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Môi trường Gia Anh. Trong quá trình thực hiện, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng - Phương Đông đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Uỷ Ban Nhân Dân huyện Côn Đảo. Địa chỉ liên hệ đơn vị tư vấn ĐTM: Tên đơn vị tư vấn : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG GIA ANH Địa chỉ: 16 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM Tel : 08 8246776 Fax : 08 8246775 Đại diện là : Bà Đặng Thị Ngọc Diệp Chức danh : Giám đốc Email : giaanh.envi@gmail.com Danh sách các chuyên gia cố vấn về chuyên môn và cán bộ tham gia thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Danh sách chuyên gia cố vấn và cán bộ tham gia thực hiện ĐTM Số TT  Họ và tên  Học hàm, học vị  Cơ quan công tác   I  Chuyên gia cố vấn     1  Lâm Minh Triết Chuyên gia môi trường  GS .TS  Viện Nước và CNMT   2  Phùng Chí Sĩ Chuyên gia môi trường  PGS.TS  Entec   3  Ngô An Chuyên gia sinh thái  PGS.TS  Đại học Nông Lâm   4  Đoàn Cảnh Chuyên gia sinh thái  PGS.TS  Viện Sinh học Nhiệt đới   5  Đỗ Hồng Lan Chi Chuyên gia độc học môi trường  PGS.TS  ĐHQG – Tp.HCM   6  Lê Xuân Ái  Th.S  GĐ Vườn QGCĐ   II  Chủ đầu tư     1  Nguyễn Mạnh Hùng  GĐ  Công ty HB-PĐ   2  Trần Thị Ngọc Lợi  PGĐ  Công ty HB-PĐ   III  Cán bộ tham gia     1  Mai Tuấn Anh  TS. Khoa học MT  Gia Anh Co.,Ltd.   2  Nguyễn Quốc Bảo  Th.S Kỹ thuật MT  Gia Anh Co.,Ltd.   3  Dương Thúy Hoa  Th.S Khoa học MT  Gia Anh Co.,Ltd.   4  Bùi Thanh Tâm  KS. Môi trường  Gia Anh Co.,Ltd.   5  Dương Ngọc Lâm  KS. Môi trường  Gia Anh Co.,Ltd.    Và các thành viên khác của Gia Anh Co.,Ltd.   CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN I. TÊN DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI BẢY CẠNH - ÔNG ĐỤNG CÔN ĐẢO – BÀ RỊA VŨNG TÀU II. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH KINH DOANH DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ HỒNG BÀNG - PHƯƠNG ĐÔNG - Địa chỉ : Số 3, đường Hoàng Việt, Q. Tân Bình, Tp.HCM - Điện thoại : 088. 119837 ; Fax: 088.444627 - Đại diện : Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chức vụ: Giám đốc - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102015768 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 15/5/2003. III. VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN 3.1. Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh Vị trí xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh thuộc hòn Bảy Cạnh nằm ở phần eo ở khoảng giữa hòn Bảy Cạnh, cách thị trấn Côn Đảo khoảng 8km. Với diện tích khu đất: 908.370m2, khu đất có hướng bắc và hướng nam giáp biển, trong đó gồm bãi Cát Lớn nằm ở phía Nam hòn Bảy Cạnh có diện tích 578.690m2 và bãi Bờ Đập (bãi san hô) nằm ở phía Bắc hòn Bảy Cạnh có diện tích 118.800 m2, ở giữa là rừng ngập mặn có diện tích 77.700 m2. Diện tích đất xây dựng công trình còn lại: 133.180 m2. Khu đất dự kiến xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh có 2 mặt giáp biển gồm: Bãi Cát Lớn phía Nam và bãi Bờ Đập phía Bắc, hai bên là đất trống giáp núi, ở giữa có rừng ngập mặn. Bờ biển phía bắc dài 528m, bờ biển phía Nam là bãi cát trắng lõm vào trong đảo tạo thành eo biển rộng 1.155m. Địa hình tương đối bằng phẳng, hiện tại là đất trống toàn cây sú vẹt và bàng biển, trên đó chỉ có 1 Trạm Kiểm lâm nằm ở trung tâm bãi Cát Lớn với diện tích xây dựng: 160 m2. Tọa độ vị trí như sau: (Hệ tọa độ HN 72)  Hình 1.1. Bãi biển ở Bãi Cát Lớn 3.2. Khu du lịch sinh thái Ông Đụng Vị trí xây dựng khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Ông Đụng tại bãi Ông Đụng nằm phía Tây nam của đảo Côn Sơn có tổng diện tích 687.627 m2. Khu vực có hướng đông bắc là biển, tạo thành eo lõm vào đảo và ranh giới là từ đỉnh núi đá cao có hai mũi núi đá thấp dần hình cánh cung nhô ra biển tạo thành một thung lũng ôm lấy eo biển. Hiện nay Bãi Ông Đụng nằm trong nhiều tuyến du lịch tham quan của Vườn Quốc gia Côn Đảo.  Hình 1.2. Bãi đá Mồ Côi tại bãi Ông Đụng  Hình 1.3. Vị trí của khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh - Ông Đụng IV. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 4.1. Tại hòn Bảy Cạnh - Giao thông: Hiện tại giao thông từ Côn đảo ra tới Hòn Bảy Cạnh bằng tàu, xuất phát từ cầu tàu 914. Giao thông nội bộ trên đảo chưa có, chỉ có đường mòn rộng trung bình 0,8m từ bãi Cát Lớn xuyên rừng ngập mặn ra bãi Bờ Đập để kiểm lâm đi tuần tra. - Cấp điện: Trên đảo hiện tại chưa có mạng lưới điện, dự án phải sử dụng máy phát điện hoặc điện năng lượng mặt trời - Cấp nước: Hiện tại trên đảo không có nước ngọt, nước ngầm bị nhiễm mặn không đảm bảo dùng cho sinh hoạt. Nguồn nước trên đảo hiện tại chủ yếu dùng nước mưa hoặc nước ngọt vận chuyển bằng tàu từ Côn Đảo ra. Nước được dự trữ trong các bồn chứa bằng composite hoặc bể xây. - Thoát nước: Khu vực nghiên cứu quy hoạch lập dự án chưa có hệ thống thoát nước. Nước mưa tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên ra biển và rừng ngập mặn. 4.2. Tại bãi Ông Đụng - Giao thông: Vườn quốc gia Côn Đảo đã được đầu tư trục đường bê tông rộng 3m, từ đường nhựa của thị trấn vào trung tâm Vườn là điểm xuất phát đi xuống thung lũng bãi Ông Đụng, thuận lợi cho việc tổ chức tuyến du lịch đến điểm du lịch – bãi Ông Đụng bằng đường bộ. Từ trục đường chính xuống tới bãi sát ven biển, địa hình có độ chênh cao khoảng 100m, độ dốc lớn. Hiện tại có đường mòn, bậc đá tự nhiên, phù hợp cho du khách thích khám phá, trèo núi, có sức khỏe tốt. - Cấp điện: Nguồn điện lưới đã có của thị trấn theo trục giao thông chính. BQL Vườn quốc gia sẽ phối hợp với cơ quan chức năng của huyện kéo nguồn điện theo trục đường vào Vườn quốc gia đến vị trí tổ chức đường xuống bãi Ông Đụng. Dự án đầu tư cần thiết kế từ điểm đấu nối nguồn dẫn vào công trình. - Cấp nước: Hiện tại dùng xe bồn chở nguồn nước sạch của thị trấn bơm vào bể chứa 50m3 đã XD trên đỉnh – bên trục đường xuống bãi. Dùng ống nhựa mềm D20 cấp nước xuống cho trạm kiểm lâm. Tại trạm kiểm lâm đào giếng khơi sâu 3m, mực nước 0,5-1,5m là nước mạch nông, khi triều cường bị lợ hoá. -Thoát nước: Khu vực nghiên cứu quy hoạch lập dự án đầu tư xây dựng tại bãi Ông Đụng thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo không có hệ thống thoát nước. Nước mưa tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên ra biển. V. MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 5.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên Khu vực dự án tại bãi Ông Đụng là khu đất trống, có một số cây bụi, chưa có công trình xây dựng, không có dân cư sinh sống. Khu vực dự án du lịch sinh thái tại Bảy Cạnh có Trạm kiểm lâm và không có dân cư sinh sống. Cả hai khu vẫn còn mang vẻ hoang sơ của thiên nhiên, chưa bị khai phá, còn khá nhiều cây bụi. 5.2. Cảnh quan môi trường Vị trí triển khai dự án tại bãi Ông Đụng: một mặt nhìn ra biển, một phía dựa vào núi, giữa là nền đất đá dốc thoải còn nhiều cây bụi, khu vực điều hành tổ chức du lịch sẽ được xây dựng tại đậy theo thế mặt tiền hướng ra biển lưng dựa núi rất lý tưởng. Trục giao thông xuyên qua rừng đến bãi Ông Đụng có thế dốc với cây rừng xung quanh, sẽ tạo thành môi trường cảnh quan thuận lợi cho toàn khu vực. Khu Bảy Cạnh: bãi biển với bãi cát trắng mịn trải dài, nước trong xanh nhìn đến đáy, là bãi tắm sạch lý tưởng cho du khách. Nhìn chung cả hai địa điểm tiếp cận khu du lịch chưa có công trình nào xây dựng, còn vẻ hoang sơ tự nhiên, thuận lợi cho dự án xây dựng. 5.3. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội Hầu hết dân cư của huyện đảo sinh sống tập trung trên hòn đảo chính Côn Sơn. Diện tích đất cho các khu dân cư khoảng 861 ha, chiếm trên 15% tổng diện tích tự nhiên của Đảo. Trong đó trung tâm của huyện nằm ở phía Nam của Đảo, cách khu du lịch Ông Đụng khoảng 2 km về phía Tây. Hầu hết các cơ quan hành chánh sự nghiệp, trường học, trạm y tế huyện, chợ, cơ sở sản xuất,... đều tập trung gần khu vực trung tâm huyện. Các khu dân cư của huyện Côn Đảo chia làm 9 tổ tự quản. Cụm dân cư gần dự án nhất, nằm cách vị trí dự án khoảng 2 km về phía Tây. Các điểm di tích lịch sử nằm rải rác trên địa bàn huyện, trong đó các hệ thống nhà tù Côn Đảo (trại Phú Tường, Phú Sơn, Phú Bình, An Phú, Phú Hải...), di tích cách mạng Trại Chuồng Bò, nghĩa trang Hàng Dương,... đều nằm tập trung gần trung tâm huyện. VI. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN 6.1. Thuận lợi: Có được mặt bằng trống trải, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng. Chỉ có các loại cây cỏ dại, cây bụi tồn tại dưới dạng bụi; đá sỏi, không có các loại cây quý hiếm nên không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Cả hai địa điểm dự kiến triển khai dự án không có dân cư sinh sống nên thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng trong quá trình xây dựng và trong quá trình hoạt động không ảnh hưởng đến dân cư. Thế đất có độ dốc, thuận tiện cho việc tổ chức quy hoạch mạng lưới thoát nước. Cao trình khu đất ở mức tương đối, được tổ chức tạo địa hình và cảnh quan theo tổng thể, chổ trũng sẽ được qui hoạch làm hồ nước-hồ cảnh, xây dựng cảnh quan bên trong công trình vừa là tích nước cho tiêu tưới. Vị trí đầu tư xây dựng vùng ven thị trấn, thuận lợi cho việc tổ chức lưu trú cho lượng khách đến du lịch - tham quan - làm việc - nghỉ ngơi tại Côn Đảo. 6.2. Khó khăn: Hạ tầng cơ sở chưa hoàn chỉnh, do đó chủ đầu tư cần một khoản kinh phí lớn cho nhu cầu cấp điện, cấp nước, thoát nước cho phần dự án tại hòn Bảy Cạnh. Mạng lưới cấp nước đô thị chưa có điểm kết nối đến ranh khu đất ở bãi Ông Đụng, chủ đầu tư cần xúc tiến các thủ tục và xây dựng phần hạ tầng tiếp nhận nguồn nước nầy cung cấp cho dự án. Hệ thống thoát nước chưa có, sẽ phải đầu tư mới. Chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị, chủ đầu tư cần có giải pháp xây dựng để đảm bảo quá trình xây dựng và hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái của Côn Đảo. Vị trí xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh - Ông Đụng cách biệt nên khó khăn về vận chuyển vật tư xây dựng. Đánh giá chung: Vị trí đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Cạnh và Ông Đụng là phù hợp với quy hoạch chung của Côn Đảo, việc chọn lựa vị trí xây dựng tại các khu vực này sẽ góp phần tôn tạo cảnh quan chung cho toàn cảnh và tuyến bờ biển, một địa điểm lý tưởng thu hút khách du lịch đến với Côn Đảo. Việc đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng liên quan khu vực cần được triển khai thực hiện, là cơ sở đảm bảo cho dự án bên trong của Khu du lịch sinh thái được phát huy hiệu quả và phát triển các loại hình sinh hoạt dịch vụ đa năng, phù hợp với xu thế nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ du lịch hiện đại, khai thác đúng tiềm năng, đem lại lợi ích thiết thực cho vị trí quy hoạch. Thu hút được vốn đầu tư, tạo ra được nhiều cơ hội kinh doanh, tăng thêm nhiều cơ hội việc làm cho cư dân địa phương Tăng cường công tác bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các khu bảo vệ, góp phần tạo động lực cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang tính lịch sử Tóm lại, vị trí chọn lựa là phù hợp với yêu cầu, có điều kiện khả thi cho dự án sẽ đầu tư xây dựng. VII. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 7.1. Mục tiêu và chức năng của dự án Mục tiêu: Phát triển Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao, với những khu du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn, khu du lịch văn hóa lịch sử. Bảo tồn, phát huy giá trị vườn quốc gia Côn Đảo: Coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn thảm cây xanh hiện có, di thực một số loài cây phù hợp để trồng tại Côn Đảo và tài nguyên sinh vật biển … Xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí tham quan, học tập, nghiên cứu của du khách trong nước và quốc tế. 7.2. Nội dung chính của dự án Theo định nghĩa: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai. Do đó các nội dung của khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh – Ông Đụng thiết kế dựa trên các nguyên tắc của du lịch sinh thái. Xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh – Ông Đụng, Côn Đảo nhằm đáp ứng các nhu cầu sau: Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh-Ông Đụng cùng với Bãi Dương thành khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng – hội họp – giải trí – nghiên cứu biển, phục vụ lưu trú ngắn hạn và dài hạn, có nhắm đến mục tiêu cung cấp dịch vụ cho cả các khu biệt thự và những khách sạn nhỏ khác trong cùng khu vực. Tạo tiền đề thực thi phát triển du lịch của các dự án đầu tư vùng đảo, có sự kết nối nhằm phát huy thế mạnh về đầu tư – liên kết – liên doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Gắn kết chương trình sinh hoạt du lịch tham quan di tích lịch sử với các loại hình sinh thái, dã ngoại và nghiên cứu môi trường sinh học rừng – biển. Hình thành cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác và phát triển, đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của du khách đi du lịch, gắn với loại hình du lịch sinh thái, cảnh quan và du lịch nghỉ dưỡng. Hiện nay trên địa bàn Côn Đảo chưa có nhiều khách sạn hoặc nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cao phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Việc hình thành khu du lịch Bảy Cạnh kết hợp với bãi Dương với các phương thức phục vụ như khu du lịch sinh thái, resort, nghỉ dưỡng là phù hợp và hết sức cần thiết. Tạo ra một khu du lịch với các loại hình dịch vụ độc lập được kết nối liên hoàn thích hợp với yêu cầu khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng. Tạo cơ sở nền tảng dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng cao, trở thành điểm đến thu hút các chương trình tour du lịch trong nước và Quốc tế. Các định hướng chính cho giải pháp quy hoạch của dự án gồm: Tổ chức không gian quy hoạch gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Phù hợp với khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái – tham quan di tích lịch sử - nghiên cứu sinh học – hội thảo. Thiết lập mật độ công trình có tập trung và có phân tán theo công năng. Thiết kế mật độ công trình của khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh – Ông Đụng tuân thủ theo thông tư 99/2006/TT-BNN về du lịch sinh thái trong khu phục hồi sinh thái. 7.3. Dự báo loại khách và lượng khách đến Hiện tại các công trình đã được đầu tư xây dựng phục vụ du lịch tại Côn Đảo gồm: Khu du lịch Sài Gòn - Côn Đảo là khách sạn 1 tầng có 33 phòng nghỉ, hiện đang thi công khu khách sạn 3 tầng với 120 phòng nghỉ, khách sạn Phi Yến 12 phòng, khách sạn công ty ATC 20 phòng, nhà nghỉ du lịch Công đoàn 36 phòng, chủ yếu khai thác kinh doanh phục vụ ở nghỉ, công tác ngắn ngày. Ngoài ra có một số dự án đầu tư khác trong và ngoài nước nhưng cũng đang ở bước khảo sát, hoặc mới bắt đầu khởi công. Thực tế là quá thiếu so với nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch. Các điểm du lịch sinh thái hiện tại ở Côn Đảo hầu hết chưa được đầu tư xây dựng, mà mới chỉ dưới dạng phục vụ loại hình dã ngoại tham quan. Theo quyết định phê duyệt đề án phát triển kinh tế – xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ xác định: Khách du lịch dự kiến đến năm 2010 khoảng 200-250 nghìn người/năm; đến 2020 khoảng từ 500-700 nghìn người/năm. Đây là nhu cầu rất lớn và cũng là nhiệm vụ cần đáp ứng nếu phát huy khai thác tiềm năng, lợi thế của Côn Đảo nói chung trong đó có Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh và khu du lịch sinh thái Ông Đụng thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo. 7.4. Nguyên tắc quy hoạch khu du lịch sinh thái Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, công tác quy hoạch xây dựng tuân thủ các nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến diễn thế sinh thái tự nhiên, không làm thay đổi sinh cảnh thực vật rừng, động vật hoang dã, dòng chảy sông suối, cảnh quan thiên nhiên trong khu vực. Hạn chế khai thác nguyên vật liệu tại chỗ (ngoài diện tích được tác động để xây dựng) tại Vườn quốc gia để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, tránh làm lở đất, chặt cây trong khu vực được quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ du lịch. Việc xây dựng nhà nghỉ phục vụ du lịch chỉ được thực hiện trong phân khu dịch vụ hành chính, phân khu phục hồi sinh thái theo đề án đã được phê duyệt. Kiến trúc nhà nghỉ du lịch sinh thái theo truyền thống của địa phương, chiều cao tối đa cho xây dựng nhà nghỉ không quá 12m. Các khu cắm trại được lập tại phân khu dịch vụ hành chính và một số điểm quy định tại phân khu phục hồi sinh thái, các khu cắm trại được lựa chọn theo điều kiện tự nhiên, giảm thiểu việc chặt cây, san ủi. 7.5. Thông số Quy hoạch – Kiến trúc A. Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh Đầu tư xây dựng mới Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tuor du lịch sinh thái với các loại hình hoạt động: tham quan, tìm hiểu, học tập nghiên cứu sinh vật, rừng ngập mặn trên đảo, sinh vật biển như xem rùa đẻ, san hô… dã ngoại leo núi, tắm biển. Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế: Xây dựng Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh với công suất phục vụ cho 60 khách nghỉ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu du khách đến nghỉ dưỡng, nghiên cứu, hội nghị, hội thảo khoa học. Bao gồm: Khu nghỉ dưỡng: Nhà nghỉ và bungalow. Khu giải trí (nhà hàng, bar, Spa, massage…) Khu học tập, hội thảo Phần hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, điện lạnh, PCCC, thông tin liên lạc, trang thiết bị kèm theo xây dựng, sân, đường nội bộ, cây xanh, phải đồng bộ phù hợp với nhu cầu và quy hoạch chung của khu du lịch. Trang thiết bị kèm theo xây dựng: Trang thiết bị nội thất, hệ thống chống sét, điều hòa không khí, hệ thống báo cháy và PCCC, hệ thống thông tin liên lạc, mạng vi tính, cáp truyền hình, máy phát điện dự phòng. B. Khu du lịch sinh thái Ông Đụng Phục vụ tour du lịch sinh thái: tham quan, tìm hiểu, học tập nghiên cứu sinh vật của rừng nhiệt đới - đảo, sinh cảnh biển, san hô… Dã ngoại leo núi, tắm biển. Phục vụ điểm du lịch sinh thái: nghỉ dưỡng, nghiên cứu, hội nghị hội thảo công suất 100 chỗ. 7.6. Qui hoạch tổng mặt bằng a. Phương án giải phóng mặt bằng Khu đất xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh địa hình tương đối bằng phẳng, hiện tại là đất trống toàn cây sú vẹt và bàng biển, rải rác có các đụn cát nhỏ. Trên khu đất xây dựng chỉ có 1 Trạm Kiểm lâm nằm ở trung tâm bãi Cát Lớn với diện tích xây dựng: 160 m2. Khu đất xây dựng khu du lịch sinh thái thuộc bãi Ông Đụng địa hình tương đối dốc, Trạm Kiểm Lâm hiện hữu với diện tích xây dựng: 160m2. Phương án chung cho cả khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh – Ông Đụng là phát quang, san lấp mặt bằng cục bộ xung quanh vị trí xây dựng. b. Giải pháp quy hoạch Căn cứ qui mô nhu cầu diện tích tính toán nêu trên, hình dáng và địa hình khu đất xây dựng đồng thời phải phù hợp với định hướng phát triển du lịch của vườn Quốc gia Côn Đảo và thông tư 99/2006/TT-BNN về du lịch sinh thái trong khu phục hồi sinh thái. Căn cứ theo tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu về công năng sử dụng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh-Ông Đụng. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sinh thái và dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ khách tham quan du lịch. Giải pháp thiết kế với ý tưởng nhận thức sâu sắc về lĩnh vực sinh thái sẽ bao gồm: Đường sinh thái, kiến trúc sinh thái, nội thất sinh thái, cảnh quan sinh thái, ẩm thực sinh thái,… c. Tổ chức không gian quy hoạch gắn với cảnh quan thiên nhiên Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh-Ông Đụng hài hòa với cảnh quan thiên nhiên làm tôn vẻ đẹp hoang dã của biển – núi, rừng, đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm phục vụ, khai thác thế mạnh du lịch ở Côn Đảo là các loại hình sinh thái – nghỉ dưỡng, dã ngoại, nghiên cứu môi trường sinh học rừng – biển. d. Yêu cầu chung của giải pháp quy hoạch Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh : Khu nhà nghỉ trung tâm gồm các khối chức năng đảm bảo đáp ứng các loại hình dịch vụ theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao. Có tính đến sự liên hệ với các khu du lịch khác ở Côn Đảo nhằm tạo ra quần thể du lịch sinh thái. Đồng thời phải chú ý đến hình dáng, địa hình khu đất xây dựng và phù hợp, tôn tạo được vẻ đẹp của môi trường cảnh quan thiên nhiên mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động vật trong rừng và biển. Địa hình khu đất xây dựng trải dài theo eo biển, phía trước và sau giáp biển ở giữa có rừng ngập mặn nên diện tích khu đất xây dựng nhỏ, không có độ sâu. Để diện tích xây dựng không tập trung quá lớn, phù hợp địa hình và cảnh quan thiên nhiên nên phương án quy hoạch lựa chọn giải pháp phân tán, thấp tầng. Tổ chức quy hoạch phân khu chức năng phù hợp với yêu cầu và chương trình của tour du lịch, tạo thế liên kết các loại hình sinh hoạt đảm bảo đáp ứng phong phú cho chương trình du lịch Côn Đảo. Cơ cấu tổ chức quy hoạch gồm: Khu nhà trung tâm: Tổ chức đón tiếp các đoàn khách đến ở, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, hội thảo và tham gia các chương trình sinh hoạt động du lịch sinh thái trên Hòn Bảy Cạnh như: tắm biển, leo núi, tham quan rừng ngập mặn, đi thuyền đáy kính xem san hô, câu cá, xem rùa đẻ và tham dự buổi lễ thả rùa con về biển…cũng là nơi điều hành, tổ chức khai thác các loại hình dịch vụ du lịch của khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh. Khu nhà nghỉ bungalow (có 2 dạng): Nhà dạng biệt thự và nhà ghép đôi. bố trí thành các cụm nhà nghỉ thoáng mát và yên tĩnh, dọc theo tuyến đường từ Bãi Cát Lớn đến Bãi Bờ Đập Hội quán du thuyền: Tổ chức các loại hình du lịch sinh thái biển, sinh hoạt thể thao biển, có phòng ăn và quầy bar giải khát phục vụ khách du lịch. Cầu tàu: rộng 1,2m và dài 500m, có chỗ neo thuyền, chỗ đưa đón khách tham quan du lịch hoặc nghiên cứu biển. Khu du lịch dã ngoại: Cắm trại, leo núi, tham quan rừng ngập mặn. Giao thông nội bộ: rộng 1,2 m từ khu trung tâm uốn lựơn, dốc thoải lên xuống theo địa hình tự nhiên xuyên qua rừng ngập mặn dẫn đến các bungalow, tới hội quán du thuyền và xuống đầu cầu tàu.  Hình 1.4. Quy hoạch tổng mặt bằng KDLST Bảy Cạnh Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Ông Đụng: Để diện tích xây dựng không tập trung quá lớn phù hợp địa hình phương án thiết kế lựa chọn giải pháp phân tán. Đầu tiên đến là khu sảnh đón tiếp chung, và quầy lễ tân, xây dựng một tầng với không gian mở trống thoáng, bằng hệ thống hành lang cầu có mái che nối sang các hạng mục khác. Phía khu đất tương đối phẳng rộng sẽ xây nhà nghỉ dưỡng 2 tầng, quy mô 20 phòng nghỉ. Phía đối diện là khu Spa, massage, vật lý trị liệu. Đằng sau khu lễ tân sẽ xây dựng nhà 2 tầng hướng ra phía biển: trệt là nhà ăn, quầy bar, giải khát. Tầng lầu là phòng họp hội thảo 100 chỗ, phòng hội thảo nhỏ và phòng tiếp khách . Trước mặt nhà nghỉ 2 tầng, gần bên suối sẽ xây dựng bể bơi mini, có hình dáng mềm mại, hòa quyện với môi trường tự nhiên Dọc theo vòng cung của bãi, xen giữa các tảng đá lớn, các cây lớn, xây dựng các bungalow, hướng tầm nhìn ra biển. Hai đầu mũi núi nhô ra biển sẽ tổ chức xây dựng 2 nhà chờ dẫn xuống 2 cầu tàu. Giao thông nội bộ: từ khu trung tâm, tổ chức đường đi bộ rộng 1,5 mét uốn lựơn, dốc thoải lên xuống theo địa hình tự nhiên dẫn đến các bungalow, tới hội quán du thuyền, xuống đầu cầu tàu.  Hình 1.5. Quy hoạch tổng mặt bằng KDLST Ông Đụng 7.7. Các hạng mục công trình chính A. Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh Khu nhà trung tâm Nhà điều hành – hội trường – nhà ăn Đây là khu sinh thái biển đặc trưng, có eo biển lớn trên đảo, bãi cát lớn là bãi rùa biển đẻ lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy ý tưởng kiến trúc làm mặt bằng mô phỏng hình con rùa. Hạng mục công trình 2 tầng: Tầng trệt bố trí sảnh đón tiếp, bản đồ lưu niệm và làm việc nhân viên, quản lý điều hành, nhà hàng ăn uống giải khát và khu bếp nấu phục vụ. Tầng hai bố trí phòng hội trường họp hội thảo. Diện tích xây dựng: 369 m2, diện tích sàn: 738 m2. Chiều cao đến đỉnh mái: 11 m. Khoảng lùi từ khu nhà trung tâm tới bãi rùa đẻ là 300m. Giải pháp kiến trúc, kết cấu Cấu trúc không gian mô phỏng theo hình rùa biển. Kết cấu móng, cột BTCT, sàn gạch ceramic. Mái ngói, trần vòm cong theo mái. Hoàn thiện trang trí nội thất ốp đá, gạch, gỗ, sơn nước. Cửa đi, cửa sổ Eurowidow. Hệ thống đường ống cấp thoát nước, cấp điện đi chìm trong tường hoặc hộp gen. Phòng ăn vip, phòng hội thảo gắn máy điều hòa nhiệt độ. Lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định, hệ thống PCCC, thông tin liên lạc v.v… đồng bộ. Khối nhà nghỉ Thiết kế hai tầng, quy mô 16 phòng 30 giường, phòng ngủ có khu vệ sinh riêng khép kín. Mặt bằng uốn cong để hài hòa với các công trình bên cạnh và địa hình tự nhiên tạo sự mềm mại, ý tưởng như hình sóng biển. Mặt cong lồi các phòng ngủ, hướng ra phía biển, lắp kính lớn, tạo hiệu quả chan hòa với môi trường tự nhiên. Giải pháp kết cấu Móng, khung, cột BTCT. Mái lợp tôn màu. Trần tấm hợp kim nhôm có lớp cách âm. Tường bao che, ngăn chia xây gạch ống, gạch thẻ, xây và trát dùng vữa XM.75#. để đảm bảo độ bền vững công trình sử dụng xi măng bền suphat. Giải pháp hoàn thiện Sử dụng vật liệu cao cấp sang trọng . Nền, sàn, bậc tam cấp, bậc cầu thang lát đá granit tự nhiên hoặc đá granit nhân tạo. Trong phòng nghỉ sàn lát ván gỗ công nghiệp. Tường trong sơn gai, kết hợp ốp gỗ trang trí. Tường ngoài nhà sơn nước kết hợp ốp tấm hợp kim nhôm và các mảng tường kính. Trong khu vệ sinh tường ốp gạch ceramic cao 2,7m nền gạch ceramic nhám. Cửa sảnh chính dùng kính cường lực dầy 12mm, cửa đi, cửa sổ Eurowidow. Các phòng có trần, thạch cao khung nhôm chìm, bã matit, sơn nước. Các phòng nghỉ lắp cửa kính mặt tường cong để giao hòa với khung cảnh trời biển tự nhiên. Nhà Spa – massage Mặt bằng theo dây chuyền công năng sử dụng, hình thức mặt đứng làm sườn thép, lắp tấm hợp kim nhôm màu trắng ngà. Như hình một quả trứng rùa lớn. Đặc trưng riêng cho bãi rùa đẻ. Diện tích xây dựng 245 m2, diện tích sàn 490 m2 Các lỗ cửa sổ lấy sáng bố trí hình tròn, hình elip linh hoạt. Tạo hình thức mặt đứng, chiếu sáng không gian bên trong sinh động. Bungalow Các bungalow được xây dựng rải rác ven rừng, dọc theo tuyến đường từ Bãi Cát Lớn đến Bãi Bờ Đập. Để không làm ảnh hưởng lớn đến bề mặt địa hình tự nhiên sẽ xây dựng dạng nhà sàn thấp, cốt sàn cách mặt đất tự nhiên từ 0,6m đến 1,2m tùy theo vị trí địa hình. Có 2 dạng Bungalow, loại 2 phòng nghỉ ghép đôi có diện tích: 54m2 và loại biệt thự gồm 1 phòng nghỉ và 1 phòng khách có diện tích: 52m2. Móng, cột, dầm BTCT đổ tại chỗ. Mái kết cấu xà gố, cầu phong, litô gỗ, lợp lá và ngói. Phần thân nhà sử dụng vật liệu gỗ, tre, trúc, song, mây được xử lý kỹ thuật để đảm bảo chất lượng lâu bền và hình thức hài hòa không gian rừng cây sinh thái. Sàn phòng ở lát gỗ công nghiệp – gagô. Riêng khu vệ sinh tường được xây gạch, để hoàn thiện ốp lát gạch ceramic. Trang thiết bị, đồ nội thất cũng sẽ sử dụng cơ bản vật liệu gỗ, tre, trúc, song, mây. Để tạo sự thống nhất, đồng bộ từ kiến trúc, trang trí nội thất theo môi trường sinh thái . Hội quán du thuyền Hội quán du thuyền nằm tại bãi Bờ Đập ngay cửa rừng ngập mặn trên đường ra cầu tàu. Là nơi phục vụ du khách nghỉ chân, ăn uống và chờ xuống tàu. Với công năng sử dụng và để hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên, hạng mục sẽ có hình thức kiến trúc mở, ngoài lõi tường trụ tròn làm kho và khu vệ sinh, mặt bằng hình tròn chỉ có cột và mái che mưa nắng, không xây tường, chỉ xây tường khu vực bếp, vệ sinh. Diện tích sàn: 300m2. Kết cấu cột, vì kèo gỗ, mái lợp lá dừa. Nền nhà lát gạch bê tông giả đá. Tường xây khối trụ tròn dán sỏi tạo bề mặt xốp sần sinh động, hợp với khung cảnh núi, bãi đá, hiệu quả cảm nhận sự phong trần của không gian kiến trúc mở thoáng và rừng ngập mặn. Trong nhà lắp đặt hệ thống điện, cấp và thoát nước. Trang thiết bị, đồ nội thất cũng sẽ sử dụng vật liệu gỗ, tre, trúc, song, mây để tạo sự thống nhất, đồng bộ từ kiến trúc, trang trí nội thất theo môi trường sinh thái. Các công trình phụ trợ Nhà để máy phát điện, máy bơm Nhà 1 tầng, cấp 4. Diện tích 20m2 và 12m2, chiều cao thông thủy 3,0m. Cấu tạo: Móng, cột BTCT đổ tại chỗ. Mái lợp tôn sóng vuông dày 0,45 ly, kèo và xà gồ thép. Tường xây gạch ống dày 200 vữa xi măng mác 75#. Trát tường vữa xi măng mác 75# dày 15. Nền bê tông đá 1x2 mác 150 dày 100. Hoàn thiện: Tường, trần trong và ngoài nhà quét vôi, chân tường ngoài nhà ốp đá chẻ. Cửa đi, cửa sổ panô sắt.. Nhà mát và chòi nghỉ chân Chiều cao thông thủy 3m. Cấu tạo: Cột, kèo, xà gồ gỗ trên lợp lá. Nền nhà xếp đá tự nhiên trên nền cát phẳng. Tại bãi Cát Lớn của Hòn Bảy Cạnh dựng một số lều nghỉ chân cho du khách nghỉ ngơi, tắm biển. Kết cấu của chòi rất đơn giản gồm 4 cọc bằng vật liệu tre và phần mái có thể dỡ bỏ khi không có khách và được lợp lại khi có khách nghỉ. Các lều này sẽ bố trí xoay vòng theo chu kỳ 30 - 45 ngày/lần trên khu vực bờ biển trong khu Bãi Cát Lớn và phải được tháo dỡ vào mùa sinh sản của rùa biển. Quy hoạch các công trình đơn vị trong khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh như sau: Bảng 1.1. Quy hoạch các công trình khu DLST Bảy Cạnh STT  Quy mô các khối - bộ phận  Công suất  Diện tích (m2)  Diện tích sàn sử dụng (m2)    Tổng diện tích    3,762.00   1  Khối văn phòng và đón tiếp   156.00  156.00    Sảnh đón tiếp, quầy lễ tân   50.00     Phòng quản lý khu du lịch 14m2/phòng  1 phòng  14.00     Phòng làm việc nhân viên 7m2/phòng  2 phòng  14.00     Gian hàng lưu niệm, mỹ nghệ,các dịch vụ khác   10.00     Phòng khách   14.00     Phòng y tế 14m2/Phòng  1 phòng  14.00     Phòng trực, nghỉ nhân viên 14m2/phòng  1 phòng  14.00     Kho hành chính + dụng cụ 14m2/phòng  1 phòng  14.00     Phòng WC, tắm nhân viên (Nam,Nữ) 6m2/phòng  2 phòng  12.00    2  Nhà nghỉ chính   420.00  420.00    a.Phòng nghỉ 1 giường đôi (25%)  4 phòng  92.00     Phòng ngủ 20m2/phòng  4 phòng  80.00     Khu vệ sinh 3m2/phòng  4 phòng  12.00     b.Phòng ngủ 2 giường đơn (75%)  12 phòng  276.00     Phòng ngủ 20m2/phòng  12 phòng  240.00     Khu vệ sinh 3m2/phòng  12 phòng  36.00     c.Phục vụ tầng   52.00     Phòng làm việc 20m2/phòng  2 phòng  40.00     Khu vệ sinh 6m2/phòng  2 phòng  12.00    3  Khối phòng nghỉ bungalow   794.00  794.00    a. Bungalow dạng biệt thự (08)   416     Số lượng  08  52      Phòng khách16m2/phòng  1 phòng  16.00      Phòng ngủ (1 giường đôi) 16m2/phòng  1 phòng  16.00      Hiên nghỉ   12.00     Khu vệ sinh 8m2/phòng  1 phòng  8.00     b. Bungalow dạng ghép đôi   378     Số lượng  07  54      Phòng ngủ (1 giường đôi) 14m2/phòng  2phòng  28.00      Hiên nghỉ   18.00      Khu vệ sinh 4m2/phòng  2phòng  8.00    4  Khối học tập, hội thảo   256.00  256.00    Sảnh nghỉ giải lao  1  32.00     Phòng họp hội nghị, 1,2m2/chỗ  100 chỗ  120.00     Sân khấu + hậu trường  1  40.00     Phòng chuẩn bị + kho dụng cụ  1  24.00     Khu vệ sinh (Nam, nữ), 20m2/Phòng  2 phòng  40.00    5  Khối dịch vụ, phục vụ   1,092.00  1,092.00    a. Khu vực ăn uống trong nhà hội thảo   264.00     Phòng ăn lớn 1.5m2/chỗ  60 chỗ  90.00     Phòng ăn VIP, 24m2/Phòng  1phòng  24.00     Khu vực bếp nấu, gia công, kho, 0.9m2/chỗ …  60 chỗ  54.00     Phòng soạn chia, phục vụ bàn, 0.4m2/chỗ  60 chỗ  24.00     Phòng Bar giải khát, cafê (Tính cho 75%) 1.2m2/chỗ  45 chỗ  54.00     Khu vệ sinh (Nam, nữ), 9m2/Phòng  2 phòng  18.00     b.Hội quán du thuyền   180.00     Quầy bán vé + chỗ khách chờ   30.00     Phòng làm việc, nghỉ nhân viên 18m2/Phòng  1phòng  18.00     Phòng ăn + Bar, giải khát  1phòng  90.00     Khu vực bếp nấu, gia công 30m2/Phòng  1 phòng  30.00     Khu vệ sinh (Nam, nữ), 6m2/Phòng  2 phòng  12.00     c.Khu Spa, Massage, vật lý trị liệu   261.00     Quầy lễ tân, chỗ khách chờ  1  22.00     Phòng thay quần áo, gửi đồ, 8m2/Phòng  2 phòng  16.00     Phòng Spa, 10m2/Phòng  1 phòng  10.00     Phòng Sauna, 6m2/Phòng  1 phòng  6.00     Phòng Steam, 10m2/Phòng  1 phòng  10.00     Bồn ngâm chân, 7m2/Phòng  1 phòng  7.00     Phòng massage, 6m2/Phòng  15 phòng  90.00     Phòng thư giãn, giải khát, 60m2/Phòng  1 phòng  60.00     Phòng WC, tắm, 3m2/Phòng  4 phòng  12.00     Phòng trực, nghỉ nhân viên, 10m2/Phòng  1 phòng  10.00     Kho đồ vải, 9m2/Phòng  1 phòng  9.00     Phòng kỹ thuật, 9m2/Phòng  1 phòng  9.00     d.Nhà nghỉ ngắm biển, Chòi nghỉ chân dọc đường   220.00     Nhà mái lá cho du khách ngắm biển, 40m2/chòi  4 chòi  160.00     Chòi nghỉ chân xuyên rừng ngập mặn, 10m2/chòi  2 chòi  20.00     Chòi nghỉ chân dọc đường sang bãi Dương, 10m2/chòi  4 chòi  40.00     e.Khối phục vụ :   37.00     Phòng giặt, là  1  25.00     Kho chứa củi  1  12.00     f.Trạm để máy phát điện   20.00     g.Trạm bơm nước từ đảo Côn Sơn và bãi Bảy Cạnh  (2 cái)  24.00     h.Bể nước 100m3 và 50m3  (2 cái)  86.00     TỔNG DIỆN TÍCH    2,694.00   B. Khu du lịch sinh thái Ông Đụng Các công trình trong khu du lịch sinh thái Ông Đụng tương tự như khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh gồm các hạng mục như sau: Khu trung tâm Bungalow Hội quán du thuyền Nhà mát và chòi nghỉ chân Bên cạnh những công trình trên khu du lịch sinh thái Ông Đụng còn có thêm hạng mục hồ bơi và khu bè nổi trên biển. Khu hồ bơi: Để phục vụ sở thích riêng của du khách, đặc biệt là khách nghỉ điều dưỡng, hoặc những ngày biển động, xây 01 bể bơi với hệ thống lọc tuần hoàn trực tiếp. Quy mô bể: 200m3. Khu nhà bè nổi trên biển: Ngoài núi và rừng, bãi Ông Đụng còn có eo biển rất đẹp, để du khách có đa dạng loại hình vui chơi giải trí, tìm hiểu khám phá về sinh cảnh biển, dự án sẽ đầu tư 2 cụm nhà bè nổi neo trên biển để phục vụ tham quan, ngắm cảnh và bơi lặn. Hai cụm nhà bè nổi có tổng diện tích: 360m2 Quy hoạch các công trình đơn vị trong khu du lịch sinh thái Ông Đụng như sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA Bay Canh - Ong Dung-sau bao ve.doc
Luận văn liên quan