MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10
I. TÊN DỰ ÁN: 10
II. CHỦ ĐẦU TƯ 10
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 10
1. Vị trí địa lý của dự án 10
2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án 10
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 10
1. Giải pháp kiến trúc của dự án 10
1.1. Giải pháp chung: 10
1.2. Công năng phân bổ theo các tầng: 10
1.3. Cơ cấu căn hộ: 10
2. Giải pháp kết cấu của dự án 10
3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án 10
3.1. Quy hoạch giải phóng mặt bằng 10
3.2. Công tác san nền 10
3.3. Hệ thống giao thông 10
3.4. Hệ thống cấp điện 10
3.5. Hệ thống cấp nước 10
3.6. Hệ thống thoát nước mưa 10
3.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 10
3.8. Thu gom và xử lý chất thải rắn 10
4. Chi phí đầu tư dự án 10
4.1. Nguồn vốn đầu tư. 10
4.2. Tổ chức quản lý dự án 10
4.3. Tiến độ thực hiện dự án 20
5. Các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án 10
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG & KINH TẾ - XÃ HỘI 10
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 10
1. Địa hình - Địa mạo 10
2. Điều kiện địa chất công trình – địa chất thủy văn 10
3. Địa chất thủy văn: 10
4. Khí hậu 10
5. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án 10
5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 10
5.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm 10
5.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 10
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 10
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10
I. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 10
1. Các nguồn gây ô nhiễm 10
1.1. Bụi 10
1.2. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển 10
1.3. Tiếng ồn 10
1.4. Nước thải 10
1.5. Rác xây dựng và rác thải sinh hoạt 10
1.6. Vấn đề an toàn lao động 10
2. Các tác động khác 10
2.1. Tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực 10
2.2. Tác động đến môi trường đất 10
2.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật 10
2.4. Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực 10
2.5. Tác động giao thông chung quanh 10
II. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 10
1. Các nguồn gây ô nhiễm 10
1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 10
1.2. Chất thải rắn 10
1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 10
1.4. Ô nhiễm ồn 10
1.5. Khả năng gây cháy nổ 10
2. Các tác động đến môi trường và xã hội 10
2.1. Tác động đến môi trường từ nước thải 10
2.2. Tác động đến môi trường từ chất thải rắn 10
2.3. Tác động đến môi trường từ chất thải nguy hại 10
2.4. Tác động đến môi trường từ tiếng ồn 10
III. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 10
1.Tác động tích cực 10
2.Tác động tiêu cực 10
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 10
I. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 10
1. Tiếng ồn 10
2. Ô nhiễm không khí 10
3. Ô nhiễm môi trường nước 10
4. Chất thải rắn 10
5. Ô nhiễm môi trường đất 10
II. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 10
1. Khống chế ô nhiễm nước 10
1.1.Nước mưa 10
1.2.Nước thải sinh hoạt: bao gồm 2 hệ thống 10
2. Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn 10
2.1.Biện pháp quản lý và thu gom rác sinh hoạt từ các hộ gia đình 10
2.2. Bùn thải từ bể tự hoại và hệ thống xử lý nước thải 10
3. Phương án xử lý chất thải nguy hại 10
4. Phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí 10
4.1. Biện pháp quy hoạch 10
4.2. Biện pháp quản lý 10
4.3. Khống chế ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng 10
4.4. Khống chế ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn 10
4.5. Ô nhiễm ồn 10
4.6. Ô nhiễm mùi 10
5. Phòng cháy chữa cháy 10
6. Hệ thống chống sét 10
7. Trồng cây xanh trong khuôn viên khu nhà ở 10
8. Một số biện pháp hỗ trợ 10
III. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU 10
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư: 10
2. Trách nhiệm của ban quản lý chung cư: 10
CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10
CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10
I. CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10
II. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10
1. Giám sát chất lượng môi trường không khí 10
2. Giám sát chất lượng nước thải 10
3. Giám sát chất lượng nước ngầm 10
4. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt 10
5. Các yếu tố khác 10
6. Chi phí giám sát chất lượng môi trường 10
7. Các biện pháp hỗ trợ 10
CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 10
I. PHẦN XÂY DỰNG 10
II. PHẦN THIẾT BỊ 10
CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 10
I. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 10
II. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 10
CHƯƠNG 9. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 10
I. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 10
II. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 10
III. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
1. Kết luận 10
1.1 Về mặt pháp lý 10
1.2 Về mặt hiệu quả kinh tế xã hội 10
2. Kiến nghị 10
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng quy hoạch Chung cư cao cấp Phong Phú – Khu B 15
Bảng 2: Bảng diện tích để xe theo tiêu chuẩn TCXDVN 323:2004 16
Bảng 3: Bảng quy hoạch Chung cư từ tầng 3 đến tầng 22 14
Bảng 4: Bảng quy hoạch Chung cư từ tầng 14 đến tầng 15 14
Bảng 5: Bảng quy hoạch Chung cư tầng thượng 15
Bảng 6: Bảng tổng nhu cầu nước 18
Bảng 7: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư dự án 20
Bảng 8: Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại khu vực dự án 24
Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước ngầm 25
Bảng 10: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước mặt 26
Bảng 11: Thành phần các chất trong khói thải ô tô 30
Bảng 12: Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1.000 lít xăng) 30
Bảng 13: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 31
Bảng 14: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (chưa qua bể tự hoại) 32
Bảng 15: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (sau khi qua bể tự hoại) 37
Bảng 16: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ôtô 37
Bảng 17: Hệ số ô nhiễm máy phát điện sử dụng dầu DO 40
Bảng 18: Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện 41
Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người 43
Bảng 20 : Bậc chịu lửa của chung cư bậc 1 59
Bảng 21: Các thông số lựa chọn thiết kế tính toán hệ thống xử lý nước thải 62
Bảng 22: Thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị 64
Bảng 23: Bảng khái toán kinh phí phần xây dựng 68
Bảng 23: Bảng khái toán kinh phí phần thiết bị 68
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 49
Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công suất 948m3/ngày 52
76 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5644 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư Phong Phú – Khu B tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ INTRESCO
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CHUNG CƯ CAO CẤP PHONG PHÚ – KHU B
TẠI XÃ PHONG PHÚ – HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP.HCM
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội Đồng Thẩm Định Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi trường ngày 20.03.2008 thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM)
TP.HCM, THÁNG 03/2008
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ INTRESCO
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUNG CƯ CAO CẤP
PHONG PHÚ – KHU B
Tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP.HCM
CHỦ ĐẦU TƯ
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH
DOANH NHÀ INTRESCO
P.Giám đốc
Trương Minh Thuận
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG
TẦM NHÌN XANH (GREE)
Giám đốc
Nguyễn Tuấn Anh
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư Xây dựng chung cư cao cấp Phong Phú – Khu B do Công ty CP. Đầu tư Kinh doanh nhà Intresco làm chủ đầu tư được phê duyệt tại quyết định số …../QĐ-TNMT-QLMT ngày …………của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…….tháng …..năm 2008
KT.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Phước
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10
I. TÊN DỰ ÁN: 10
II. CHỦ ĐẦU TƯ 10
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 10
1. Vị trí địa lý của dự án 10
2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án 10
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 10
1. Giải pháp kiến trúc của dự án 10
1.1. Giải pháp chung: 10
1.2. Công năng phân bổ theo các tầng: 10
1.3. Cơ cấu căn hộ: 10
2. Giải pháp kết cấu của dự án 10
3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án 10
3.1. Quy hoạch giải phóng mặt bằng 10
3.2. Công tác san nền 10
3.3. Hệ thống giao thông 10
3.4. Hệ thống cấp điện 10
3.5. Hệ thống cấp nước 10
3.6. Hệ thống thoát nước mưa 10
3.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 10
3.8. Thu gom và xử lý chất thải rắn 10
4. Chi phí đầu tư dự án 10
4.1. Nguồn vốn đầu tư. 10
4.2. Tổ chức quản lý dự án 10
4.3. Tiến độ thực hiện dự án 20
5. Các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án 10
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG & KINH TẾ - XÃ HỘI 10
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 10
1. Địa hình - Địa mạo 10
2. Điều kiện địa chất công trình – địa chất thủy văn 10
3. Địa chất thủy văn: 10
4. Khí hậu 10
5. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án 10
5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 10
5.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm 10
5.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 10
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 10
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10
I. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 10
1. Các nguồn gây ô nhiễm 10
1.1. Bụi 10
1.2. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển 10
1.3. Tiếng ồn 10
1.4. Nước thải 10
1.5. Rác xây dựng và rác thải sinh hoạt 10
1.6. Vấn đề an toàn lao động 10
2. Các tác động khác 10
2.1. Tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực 10
2.2. Tác động đến môi trường đất 10
2.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật 10
2.4. Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực 10
2.5. Tác động giao thông chung quanh 10
II. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 10
1. Các nguồn gây ô nhiễm 10
1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 10
1.2. Chất thải rắn 10
1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 10
1.4. Ô nhiễm ồn 10
1.5. Khả năng gây cháy nổ 10
2. Các tác động đến môi trường và xã hội 10
2.1. Tác động đến môi trường từ nước thải 10
2.2. Tác động đến môi trường từ chất thải rắn 10
2.3. Tác động đến môi trường từ chất thải nguy hại 10
2.4. Tác động đến môi trường từ tiếng ồn 10
III. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 10
1.Tác động tích cực 10
2.Tác động tiêu cực 10
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 10
I. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 10
1. Tiếng ồn 10
2. Ô nhiễm không khí 10
3. Ô nhiễm môi trường nước 10
4. Chất thải rắn 10
5. Ô nhiễm môi trường đất 10
II. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 10
1. Khống chế ô nhiễm nước 10
1.1.Nước mưa 10
1.2.Nước thải sinh hoạt: bao gồm 2 hệ thống 10
2. Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn 10
2.1.Biện pháp quản lý và thu gom rác sinh hoạt từ các hộ gia đình 10
2.2. Bùn thải từ bể tự hoại và hệ thống xử lý nước thải 10
3. Phương án xử lý chất thải nguy hại 10
4. Phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí 10
4.1. Biện pháp quy hoạch 10
4.2. Biện pháp quản lý 10
4.3. Khống chế ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng 10
4.4. Khống chế ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn 10
4.5. Ô nhiễm ồn 10
4.6. Ô nhiễm mùi 10
5. Phòng cháy chữa cháy 10
6. Hệ thống chống sét 10
7. Trồng cây xanh trong khuôn viên khu nhà ở 10
8. Một số biện pháp hỗ trợ 10
III. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU 10
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư: 10
2. Trách nhiệm của ban quản lý chung cư: 10
CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10
CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10
I. CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10
II. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10
1. Giám sát chất lượng môi trường không khí 10
2. Giám sát chất lượng nước thải 10
3. Giám sát chất lượng nước ngầm 10
4. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt 10
5. Các yếu tố khác 10
6. Chi phí giám sát chất lượng môi trường 10
7. Các biện pháp hỗ trợ 10
CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 10
I. PHẦN XÂY DỰNG 10
II. PHẦN THIẾT BỊ 10
CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 10
I. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 10
II. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 10
CHƯƠNG 9. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 10
I. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 10
II. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 10
III. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
1. Kết luận 10
1.1 Về mặt pháp lý 10
1.2 Về mặt hiệu quả kinh tế xã hội 10
2. Kiến nghị 10
PHẨN PHỤ LỤC 10
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng quy hoạch Chung cư cao cấp Phong Phú – Khu B 15
Bảng 2: Bảng diện tích để xe theo tiêu chuẩn TCXDVN 323:2004 16
Bảng 3: Bảng quy hoạch Chung cư từ tầng 3 đến tầng 22 14
Bảng 4: Bảng quy hoạch Chung cư từ tầng 14 đến tầng 15 14
Bảng 5: Bảng quy hoạch Chung cư tầng thượng 15
Bảng 6: Bảng tổng nhu cầu nước 18
Bảng 7: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư dự án 20
Bảng 8: Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại khu vực dự án 24
Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước ngầm 25
Bảng 10: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước mặt 26
Bảng 11: Thành phần các chất trong khói thải ô tô 30
Bảng 12: Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1.000 lít xăng) 30
Bảng 13: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 31
Bảng 14: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (chưa qua bể tự hoại) 32
Bảng 15: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (sau khi qua bể tự hoại) 37
Bảng 16: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ôtô 37
Bảng 17: Hệ số ô nhiễm máy phát điện sử dụng dầu DO 40
Bảng 18: Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện 41
Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người 43
Bảng 20 : Bậc chịu lửa của chung cư bậc 1 59
Bảng 21: Các thông số lựa chọn thiết kế tính toán hệ thống xử lý nước thải 62
Bảng 22: Thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị 64
Bảng 23: Bảng khái toán kinh phí phần xây dựng 68
Bảng 23: Bảng khái toán kinh phí phần thiết bị 68
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 49
Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công suất 948m3/ngày 52
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Bộ KHCN&MT
: Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường
BTNNT
BTCT
: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
: Bê tông cốt thép
BOD
: Nhu cầu oxy sinh hóa
COD
: Nhu cầu oxy hóa học
DO
: Oxy hòa tan
CTR
: Chất thải rắn
CTNH
: Chất thải nguy hại
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
EC
: Độ dẫn điện
GPS
: Hệ thống định vị toàn cầu
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
KCN
: Khu công nghiệp
KĐT
: Khu đô thị
KCC
: Khu chung cư
NĐ-CP
: Nghị định Chính Phủ
QĐ-UB
: Quyết định Ủy Ban
TBVTV
: Thuốc bảo vệ thực vật
TCVN
: Tiêu Chuẩn Việt Nam
TCXD
: Tiêu Chuẩn Xây dựng
TT-BTNMT
: Thông tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường
TM&DV
: Thương Mại và Dịch vụ
UBND
: Ủy ban Nhân dân
GREE
: Công ty Môi trường Tầm Nhìn Xanh
MỞ ĐẦU
Xuất xứ dự án
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích đất tự nhiên trên 2.000Km2, hiện nay có gần 1 triệu ngôi nhà với diện tích khoảng 41triệu m2, nhưng nhu cầu về chỗ ở ổn định vẫn đang là nhu cầu cấp thiết đối với nhiều người dân thành phố.Tình trạng ách tắc giao thông, nhà lụp xụp trên kênh rạch, nạn ô nhiễm môi trường… Đã trở thành những vấn đề nan giải đối với đời sống đô thị. Đây là những nguyên nhân khiến thành phố gặp nhiều khó khăn, phức tạp trong việc quản lí, điều hành và phát triển đô thị, đã ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Huyện Bình Chánh là một huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế là quỹ đất dồi dào. Vì thế, nơi đây trong tương lai sẽ là hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giãn dân từ nội thành, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá cũng như việc phát triển đồng đều và toàn diện Thành phố. Mặt khác, kết hợp với chủ trương giảm áp lực dân cư trong nội thành, giải quyết nhu cầu nhà ở cho những người có thu nhập thấp và việc bố trí tái định cư cho người dân. Theo quy hoạch chung, diện tích cần thiết cho việc phát triển các khu đô thị mới khoảng 2.100 Hecta và các khu vực hiện hữu khác khoảng 900 Hecta, cơ cấu chiếm khoảng 11,7% so với tổng diện tích toàn huyện.
Để góp một phần thực hiện chủ trương chính sách nói trên, đồng thời góp phần xây dựng một đô thị hoàn chỉnh đảm bảo đúng tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cũng như mỹ thuật, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà InTresCo sẽ xây dựng Chung cư cao cấp Phong Phú – khu B tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh với diện tích: 12.396m2.
Dự án đã được Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh – Ban quản lý Khu Nam chấp thuận về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng theo Quyết định số 21/QĐ-BQLKN ngày 29/5/2003 và Quyết định số 45/QĐ-BQL ngày 21/05/2007.
Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường Công ty Cổ phần đầu tư Kinh doanh nhà InTresCo đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho “Dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư Phong Phú – Khu B tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP.Hồ Chí Minh”.
Căn cứ pháp luật và kỹ thuật
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc “Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04/09/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”.
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý”.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”.
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020.
Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Quyết định của UBND Tp.HCM – Ban Quản lý Khu Nam số 45/QĐ-BQL ngày 21/05/2007 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư 13E – Đô thị mới Nam thành phố tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (Phần quy hoạch hạ tầng kỹ thuật).
Tổ chức thực hiện
Báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư Phong Phú – Khu B với diện tích 12.396m2 tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP.Hồ Chí Minh do Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Intresco chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh (GREE).
Các thông tin về đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh (GREE):
Đại diện : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH – Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : 207/81 Nguyễn Văn Đậu, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại : (84.8) 5150181, Fax: 84.8) 8114594
Mã số thuế : 0303845528
Tham gia thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án có các chuyên gia của Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh (GREE) sau:
ThS. Nguyễn Tuấn Anh – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh;
KS. Trịnh Đình Thao – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh;
ThS. Nguyễn Đình Đức – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh;
KS. Lại Minh Tiến – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh;
KS. Nguyễn Thị Hoa – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh;
KS. Nguyễn Thị Kim Xuyến – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh;
KS. Nguyễn Thị Bích Thủy – Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh.
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I. TÊN DỰ ÁN:
“CHUNG CƯ CAO CẤP PHONG PHÚ – KHU B”
Tên khác: THE MANSION
Địa điểm thực hiện dự án: Tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TP.Hồ Chí Minh.
II. CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ INTRESCO
Đại diện: Ông TRƯƠNG MINH THUẬN – Chức vụ: Phó tổng Giám đốc.
Địa chỉ liên hệ: 18 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM.
ĐT: 08.8230256; Fax: 08.8293764.
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất đầu tư xây dựng Chung cư Phong Phú – Khu B có diện tích 12.396m2, được qui hoạch xây dựng trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Các mặt tiếp giáp của khu đất xây dựng dự án như sau:
Phía Bắc : Giáp với Khu A dự án chung cư Phong Phú
Phía Nam : Giáp với đường số 1
Phía Đông : Giáp đường D1
Phía Tây : Giáp với Khu C dự án chung cư Phong Phú, rạch Mã Voi.
2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án
Hiện trạng khu đất dự án:
Dân số hiện hữu là không có do khu đất đã được giải phóng đền bù hoàn chỉnh.
Mật độ dân cư bằng không.
Hiện trạng toàn bộ là đất trống đã được san lấp.
Hiện trạng giao thông
Giao thông đối ngoại: Tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh có lộ giới theo quy hoạch là 120m cách ranh đất là 112.5m về phía Tây Bắc.
Đường D1 lộ giới 20m (4m – 12m – 4m) đã san lấp và trải cấp phối đá dăm tiếp giáp phía Đông Bắc khu đất.
Hiện trạng san nền:
Địa hình khu vực đã được san nền hoàn chỉnh theo quy hoạch Khu dân cư Intresco - Phong Phú chạy dọc theo tuyến đường D1. Cao độ san nền trung bình 2.13m (theo cao độ chuẩn Hòn Dấu).
Hiện trạng hệ thống thoát nước mặt:
Khu vực quy hoạch thoát nước mặt theo tuyến cống thoát nước mặt (1200 của dự án Khu dân cư Intresco - Phong Phú chạy dọc theo tuyến đường D1.
Hiện trạng hệ thống thoát nước bẩn:
Khu vực quy hoạch thoát nước bẩn theo tuyến cống thoát nước bẩn ( 300 của dự án Khu dân cư Intresco - Phong Phú chạy dọc theo tuyến đường D1.
Hiện trạng vệ sinh môi trường:
Khu vực dự kiến xây dựng hiện nay chưa có dân cư và đã được san lấp do đó môi trường ở đây không bị ô nhiễm.
Hiện trạng cấp nước
Khu vự quy hoạch được đấu nối với tuyến cấp nước khu vực qua hệ thống cấp nước ( 200 của dự án Khu dân cư Intresco - Phong Phú chạy dọc theo tuyến đường D1 và được đấu nối với đường ống cấp nước từ nhà máy nước sông Sài Gòn và nhà máy nước Thủ Đức.
Hiện trạng cấp điện
Nguồn điện của khu vực quy hoạch hiện đấu nối từ trạm điện T2 (2x1200KV) đấu nối với mạng điện chung của Khu dân cư Intresco - Phong Phú.
Nhận xét:
Khu đất đầu tư xây dựng Khu chung cư cao tầng Phong Phú - Khu B tại xã Phong Phú - huyện Bình Chánh đã được đền bù hoàn chỉnh và tái định cư các hộ dân trong khu vực dự án xong. Hiện nay toàn bộ khu đất trống, đã được san lấp, không có các công trình công cộng, công trình nhà ở trong khu vực.
Khu đất dự án không có các di tích lịch sử văn hóa, các loài động thực vật quí hiếm cư trú và không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị kinh tế.
Vị trí qui hoạch dự án phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Khu Đô thị Nam Thành phố - Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Giải pháp kiến trúc của dự án
1.1. Giải pháp chung:
Các căn hộ chung cư cao tầng được xây dựng theo kiểu căn hộ độc lập khép kín, với diện tích trung bình từ 90,10m2 đến 181,30m2, Penhouse 288,44m2 đến 298,71m2. Căn hộ được thiết kế có nhiều loại diện tích ở khác nhau, để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Mỗi căn hộ có từ hai phòng ngủ trở lên, phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, 2WC, và có ban công riêng.
Tất cả các căn hộ được bố trí có đầy đủ ánh sáng và thông gió tự nhiên, đảm bảo sinh hoạt thuận tiện, tiện nghi đầy đủ, có không gian sinh động, phong phú, có môi trường sống thoải mái trong lành.
Hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống điện phải đảm bảo sao cho khi phải sữa chữa hư hỏng ở hộ này thì không phải thông qua hộ khác.
Vật liệu xây dựng và vật liệu trang trí nội thất dự kiến cho công trình là vật liệu khá tốt, và các thiết bị cao cấp, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật.
1.2. Công năng phân bổ theo các tầng:
a. Tầng hầm : 9.328,22 m²
Bãi giữ xe : 8.329,42 m²
Khối kỹ thuật, hồ nước, trạm bơm : 998,8 m²
b. Tầng 1 : 4.334,76 m²
Khu thương mại dịch vụ : 2.388,78 m²
Trạm y tế (được bố trí tại Block B4) : 580,00 m2
Sảnh, cầu thang, hành lang chung, kỹ thuật : 592,00 m²
Diện tích công cộng : 773,98 m²
c. Tầng diển hình (từ tầng 2 đến tầng 21) : 3.738,48 m²
Gồm 4 đơn nguyên, diện tích mỗi đơn nguyên : 934,62 m2
Mỗi tầng của một đơn nguyên gồm có 8 căn hộ:
04 căn hộ loại A
02 căn hộ loại B
02 căn hộ loại C
Mỗi đơn nguyên có 02 thang máy, 01 thang bộ, 01 thang thoát hiểm.
Sảnh, hành lang, kỹ thuật.
d. Tầng 22 đến tầng 24 : 3.742,88 m²
Gồm 4 đơn nguyên, diện tích mỗi đơn nguyên : 935,72 m2
Mỗi tầng của một đơn nguyên gồm có 08 căn hộ:
04 căn hộ loại A
02 căn hộ loại B
02 căn hộ loại C
01 căn hộ loại D
Mỗi đơn nguyên có 02 thang máy, 01 thang bộ, 01 thang thoát hiểm.
Sảnh, hành lang, kỹ thuật.
e. Tầng sân thượng ( tầng 25): 3.679,16 m²
Gồm 04 đơn nguyên, diện tích mỗi đơn nguyên : 935,72 m2
Mỗi tầng của 1 đơn nguyên gồm có 02 căn hộ :
01 căn hộ loại E1
01 căn hộ loại E2
Mỗi đơn nguyên có 02 thang máy, 01 thang bộ, 01 thang thoát hiểm.
Sảnh, hành lang, kỹ thuật.
1.3. Cơ cấu căn hộ:
Căn hộ được bố trí linh hoạt giữa các loại căn hộ như sau:
a. Tầng 2 đến tầng 21 : Khu B gồm 04 đơn nguyên, số căn hộ 01 tầng cho mỗi đơn nguyên gồm :
LOẠI CĂN HỘ
DIỆN TÍCH (m²)
SỐ LƯỢNG
TỔNG DT (m²)
Căn hộ A
90,10
4
360,4
Căn hộ B
107,23
2
214,46
Căn hộ loại C
115,58
2
231,16
Diện tích tổng cộng
128,60
Tổng cộng
8
934,62
b.Tầng 22 đến tầng 24 : Khu B gồm 04 đơn nguyên số căn hộ một tầng cho mỗi đơn nguyên gồm :
LOẠI CĂN HỘ
DIỆN TÍCH (m²)
SỐ LƯỢNG
TỔNG DT (m)
Căn hộ A
90,10
2
180,2
Căn hộ B
107,23
2
214,46
Căn hộ loại C
115,58
2
231,16
Căn hộ loại D
181,30
1
181,3
Diện tích công cộng
128,60
Tổng cộng
7
935,72
c. Tầng sân thượng (tầng 25) : Khu B gồm 04 đơn nguyên, số căn hộ tầng sân thượng cho mỗi đơn nguyên gồm :
LOẠI CĂN HỘ
DIỆN TÍCH (m²)
SỐ LƯỢNG
TỔNG DT (m²)
Căn hộ D1
298,71
1
298,71
Căn hộ D2
288,44
1
288,44
Diện tích tổng cộng
332,64
Tổng cộng
2
919,79
d.Tính toán chổ để xe tại tầng hầm:
Diện tích để xe theo tiêu chuẩn TCXDVN 323 : 2004 là :
Khoản mục
Tiêu chuẩn
Diện tích
Số căn hộ
732
Chỗ để xe ô tô
25 m²/4 hộ
4.575
Chỗ để xe máy
(2 xe x 2,5 m2/xe/hộ)
3.660
Chỗ để xe đạp
0,9 m²/xe/hộ
658,8
Tổng diện tích để xe cần thiết
8.235
Diện tích để xe theo thiết kế tại tầng hầm : 8.329,42m2 , còn lại sẽ được bố trí bãi giữ xe ngoài trời.
2. Giải pháp kết cấu của dự án
Công trình chung cư Phong Phú – Khu B – Bình chánh, TP Hồ Chí Minh là công trình thuộc loại cao tầng bao gồm 1 tầng hầm, 1 trệt + 23 tầng lầu và sân thượng + 1 mái được phân ra làm từng khu riêng biệt khu căn hộ từ tầng 2 đến tầng 24 và tầng sân thượng, khu dịch vụ từ tầng 1, tầng hầm làm khu để xe, tầng mái kết hợp với hồ nước mái khoảng 320 m3 phía trên.
Chiều cao thông thủy của nhà trung bình khoảng 3.0m và bước cột công trình tương đối lớn từ 3.8 đến 9.24 m do đó việc bố trí hệ thống dầm sàn bêtông dự ứng lực là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất cho công trình. Hệ chịu lực chính công trình là hệ thống cột, vách kết hợp với sàn bêtông ứng suất trước tạo thành hệ khung cứng. Đặc điểm của loại kết cấu này là cột ở giữa chịu tải trong đứng (chịu nén đúng tâm) và 1 phần tải trọng ngang, phần còn lại của tải trọng ngang do vách, lõi thang máy chịu.
Do công trình có độ cao xấp xỉ 87 m nên khi xét đến tải trọng ngang (chủ yếu là tải trọng gió) thì ngoài thành phần gió tĩnh ta phải xét tới thành phần gió động.
Giải pháp nền móng:
Theo tài liệu báo cáo địa chất công trình, khu vực này có:
Tầng đất trên cùng là bùn sét hữu cơ ở độ sâu đến 28m.
Kế tiếp là các tầng sét và bột, nửa cứng có trạng thái dẻo cứng, nửa cứng,kết cấu chặt vừa ở độ sâu từ 28m đến 36m.
Tiếp theo là các tầng á cát có trạng thái chặt vừa ở độ sâu từ 36m đến 48m.
Tiếp theo tầng sét, nửa cứng chặt ở sâu từ 48m đến 60m.
Cuối cùng tầng cát mịn, nửa cứng chặt ở sâu từ 60m đến 70m.
Công trình này gồm 1 tầng hầm và 25 tầng lầu, tải trọng xuống móng chính rất lớn.
Như vậy để gia cố nền cho công trình ta dùng cọc khoan nhồi đường kính 8001000mm để gia cố nền.
3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án
3.1. Quy hoạch giải phóng mặt bằng
Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án đã được Chủ đầu tư kết hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện hoàn chỉnh theo các qui định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Khối nhà ở cao tầng được bố trí với mặt chính hướng về đường giao thông chính của khu vực tạo nên một quần thể không gian kiến trúc hài hòa, hiện đại như là điểm nhấn của khu vực, với các tiêu chuẩn thiết kế tốt, đảm bảo an toàn giao thông, PCCC và thông thoáng tự nhiên cho công trình.
Khối nhà cao tầng được bố trí hình chử thập, các mặt căn hộ đều tiếp xúc với mặt ngoài và phối cảnh đạt thẫm mỹ bốn mặt, tất cả tiếp giáp các trục giao thông xung quanh.Toàn khu vực tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa phù hợp với kiến trúc hiện đại, nội thất bên trong thông thoáng, đem lại hiệu quả cho người sử dụng nói riêng và tạo nên nét đẹp cho khu vực nói chung.
Tạo đường giao thông nội bộ bao quanh công trình đảm bảo đường giao thông cho công trình cũng như công tác PCCC.
Bố trí các thảm xanh và vỉa hè rộng thoáng đảm bảo môi trường trong sạch cho công trình.
3.2. Công tác san nền
Địa hình khu vực đã được san nền hoàn chỉnh theo quy hoạch Khu dân cư Intresco - Phong Phú chạy dọc theo tuyến đường D1. Cao độ san nền trung bình 2.13m (theo cao độ chuẩn Hòn Dấu).
3.3. Hệ thống giao thông
Giao thông đối ngoại: Tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh có lộ giới theo quy hoạch là 120m cách ranh đất là 118m về phía Tây Bắc.
Đường D1 lộ giới 20m (4m – 12m – 4m) đã được san lấp và trãi đá cấp phối đá dăm tiếp giáp phía Đông khu đất.
Đường số 1lộ giới 40m ( 7m – 11m - 4m - 7m) đã được san lấp và trãi đá cấp phối đá dăm.
3.4. Hệ thống cấp điện
Khu vực quy hoạch được cấp điện từ trạm biến áp T2 (2x1200KVA) thuộc dự án khu dân cư Intresco – Phong Phú
Hệ thống cung cấp điện được đặt ngầm dưới vỉa hè và có hệ thống chiếu sáng đường phố.
Toàn bộ hệ thống điện sẽ được nối đất an toàn tại tủ điện chính, ngoài việc đảm bảo an toàn sử dụng còn có tác dụng để chống sét đành lan truyền.
3.5. Hệ thống cấp nước
Tiêu chuẩn cấp nước
Nước sinh hoạt: 250 lít/người/ngày đêm (TCVN 4513 – 88)
Nước tưới cây: 4 lít/m2 (TCVN 33 – 85: Tiêu chuẩn tưới nước)
Nước chữa cháy: 5 lít/giây/1 đám cháy. Nước chữa cháy được lấy từ bể chứa nước ngầm của khu chung cư.
Ứơc tính số lượng người khi dự án đi vào hoạt động là 2.928 người (4người/căn hộ)
Nhu cầu cấp nước cho khu chung cư:
Qtb = 250 lít/người/ngày ( 2.928 người = 732.000 lít/ngày đêm = 732m3/ngày
Qmax = 732m3/ngày ( 1,5 ( 1.098 m3/ngày (k=1,5)
Nhu cầu cấp nước cho khu thương mại: Chiếm khoảng 15% khối lượng nước dùng trong khu nhà ở
1.098m3/ngày ( 15% ( 165 m3/ngày
Nhu cầu cấp nước cho vệ sinh, tưới cây
Tổng diện tích vườn hoa cây xanh, đường nội bộ là 1.000m2
4 ( 1.000 = 4000 lít ( 4 m3/ngày
Bảng 6: Tổng nhu cầu cấp nước
Đối tượng
Khu nhà ở
Khu
thương mại
Cây xanh,
Sân vườn
Qtb
Qmax
Nhu cầu cấp nước (m3/ngày)
732
1.098
165
4
Tổng nhu cầu cấp nước max
2.000 m3/ngày
3.5.2. Nguồn cung cấp nước
Khu quy hoạch được đấu nối với tuyến ống cấp nước chính D200 chạy dọc theo tuyến đường D1 và đấu nối vào đường cấp nước từ nhà máy nước sông Sài Gòn và nhà máy nước Thủ Đức.
Nước được chứa tại các bể ngầm, bơm lên bồn chứa trên mái để sử dụng. Bể chứa ngầm kết hợp làm bể chứa nước cứu hoả. Từ bồn chứa, nước được dẫn đến các căn hộ bằng hệ thống ống dẫn.
Hệ thống ống bơm nước từ bể ngầm lên bể chứa hay bồn sử dụng ống STK, ống từ bồn nước đến các căn hộ sử dụng bằng ống PVC Bình Minh.
Hệ thống cung cấp nước được xây dựng ngầm dưới vỉa hè và có hệ thống PCCC, cách mặt đất 0,5m ÷ 0,7m và cách móng công trình 1,5m. Cách đường ống kỹ thuật khác 1m.
3.6. Hệ thống thoát nước mưa
Hướng thoát nước mưa được tính toán phù hợp với hướng thoát nước chung của toàn khu. Sử dụng hệ thống cống tròn BTCT và các hố ga đặt ngầm để tổ chức thoát nước mưa triệt để, tránh ngập úng cục bộ.
Hệ thống thoát nước bẩn xây dựng riêng biệt với nước mưa và được kết nối ra hệ thống cống dẫn đặt dưới hè đường
Mạng lưới thoát nước mưa được quy hoạch nằm dưới hai bên hè đường của Khu chung cư và nối thông ra rạch Mã Voi và hồ điều tiết.
3.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Ước tính lưu lượng nước thải bẩn bằng 80% tổng lượng nước cấp không tính lượng nước chữa cháy, nước tưới cây.
Hệ thống thu gom nước thải
Hệ thống thu gom nước thải được bố trí cho toàn Khu chung cư
Nước thải phát sinh từ nhà ở và các công trình công cộng của khu chung cư sẽ theo đường ống thoát nước thải dẫn về các bể tự hoại và sau đó được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của khu chung cư để xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định về môi trường, phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Hệ thống cống thoát nước bẩn được thiết kế tự chảy, xây dựng ngầm dưới đất và đi dọc theo các trục đường chính trong khu quy hoạch.
Xử lý nước thải
Nước thải phát sinh từ Khu chung cư chủ yếu là nước thải sinh hoạt.
Lượng nước thải phát sinh từ khu chung cư chiếm 80% lượng nước cấp là: 1.000 m3/ngày.
Nước thải phát sinh từ khu chung cư sẽ được tiền xử lý bằng bể tự hoại trước khi được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung.
Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
3.8. Thu gom và xử lý chất thải rắn
Chung cư được bố trí các thùng rác công cộng tại các khu vực quy định sẵn.
Rác phát thải từ Khu chung cư sẽ đực chủ nguồn thải hợp đồng với Công ty môi trường đô thị huyện Bình Chánh thu gom và xử lý chất thải theo đúng các quy định hiện hành.
4. Chi phí đầu tư dự án
Khái toán công trình: Khu B của dự án xây dự ng trên khu đất có diện tích 12.396m2, có quy mô tổng diện tích sàn xây dựng là 105.941,41m² được ước tính như sau:
Bảng 7. Tổng hợp chi phí đầu tư dự án
Diễn giải
Khối lượng
(m2)
Đơn giá
(USD/m2)
Thành tiền
(USD)
Chi phí quyền sử dụng đất
12.396
338
4.189.848
Chi phí xây dựng hạ tầng, đường sân bay
8.061,24
100
806.124
Chi phí xây dựng
103.340,28
550
58.267.776
Tổng cộng :
63.263.748
Tương đương 989,3 tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo đầu tư của Chủ dự án
4.1. Nguồn vốn đầu tư.
Hình thức vốn đầu tư:
Liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng góp vốn xây dựng nhận sản phẩm.
Xác định nguồn vốn
Chi phí đất: 100% vốn tự có.
Chi phí xây dựng - phát triển dự án: 100% vốn vay ngân hàng.
Ưu đãi đầu tư
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp (28%). Thuế này được thanh toán khi hoàn tất thủ tục bán căn hộ .
4.2. Tổ chức quản lý dự án
Việc quản lý dự án xây dựng Khu chung cư cao cấp Phong Phú – Khu B được thực hiện theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000.
Chọn hình thức đầu tư là Chủ đầu tư thành lập Tư vấn Quản lý Dự án
5. Các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án
Lĩnh vực đầu tư trong nước với nhiều kinh nghiệm phát triển dự án và giải quyết đền bù giải toả.
Có kinh nghiệm, thế mạnh trong giao dịch với các cơ quan chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản.
Thu thập được kinh nghiệm phát triển dự án theo nhiều loại hình khác nhau: đất nền, căn hộ với nhiều mô hình kiến trúc hiện đại.
Có mối quan hệ kinh doanh chiến lược với nhiều nhà đầu tư thứ cấp & các định chế tài chính hỗ trợ cho khách hàng mua sản phẩm từ dự án.
Ổn định cuộc sống của một số người dân tái định cư trong huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong khu vực huyện Bình Chánh.
Giải quyết một phần chỗ ở cho nhu cầu của người dân thành phố.
Cung cấp nước sạch cho người dân.
Đảm bảo nguồn cung cấp điện.
Hệ thống giao thông đi lại thuận lợi.
Góp phần tốt hơn về công tác bảo vệ môi trường như:
Thu gom và xử lý nước thải
Thu gom và xử lý chất thải rắn
Góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG & KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Địa hình - Địa mạo
Khu đất đã được san nền hoàn chỉnh, cao độ san nền trung bình 2.13m hướng đổ dốc: thoát ra rạch Mã Voi hiện hữu phía Tây khu đất. Khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng với cao độ trung bình 2.13 m theo hệ chuẩn Hòn Dấu.
Cảnh quan thiên nhiên:
Khu vực quy hoạch thuộc một phần Khu Đô thị Nam Thành phố, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong dự án Quy Hoạch Chi Tiết Khu Dân Cư Intresco - Phong Phú. Vị trí nằm cách xa trung tâm Thành phố nhưng gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng nên phần nào chịu ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa. Do vậy, việc “chạm” vào thiên nhiên cần có những khoảng không gian đệm, mở chuyển tiếp giữa xáo động của đô thị hóa với những yên tĩnh của một vùng đất vốn hoang vu này.
2. Điều kiện địa chất công trình – địa chất thủy văn
Địa chất công trình:
Địa chất khu quy hoạch nằm trong mảng địa chất chung của khu vực Nhà Bè- Bình Chánh, có đặc điểm mềm yếu, cấu tạo bởi trầm tích Eluvi bồi tích đệ tứ. Ở một vài nơi có dân cư sinh sống, trên mặt là lớp đất đắp với thành phần gồm cát, sét, đá dăm, sỏi thực vật dày khoảng 1m. Còn lại địa chất khu vực hầu hết có cấu tạo địa tầng 03 lớp đất chính như sau:
Lớp 1: Lớp bùn sét hữu cơ màu xám đen, trạng thái mềm, lẫn cát và cây mục, bề dày trung bình là 0,8m.
Lớp 2: Lớp cát sét màu xám đến vàng cứng vừa dày khoảng 1m.
Lớp 3 : Lớp sét màu xám xanh, trạng thái dẻo nhão, bề dày trung bình 4m.
Nhìn chung tình hình địa chất khu vực này đất mềm yếu, đất nền có độ ẩm cao, lại chịu ảnh hưởng của sông rạch nên chế độ thủy triều diễn biến phức tạp. Cần có biện pháp xử lý thích hợp để làm tăng độ ổn định của công trình, giảm lún nền đường.
Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2.
Do nền đất yếu, sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2, vì vậy để an toàn cho công trình xây dựng chung cư và các công trình lân cận, Chủ đầu tư chú trọng gia cố nền móng vững chắc bằng cách đóng cọc nhồi bêtông, vvv…
3. Địa chất thủy văn:
Khu quy hoạch có chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều trên sông Nhà Bè, biên độ triều trong ngày trung bình là 2m. Theo các số liệu quan trắc, mực nước cao nhất (Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmin), tương đương với các tần suất (P) khác nhau như sau: (cao độ chuẩn Mũi Nai).
Tần suất (P)
1%
10%
25%
50%
75%
99%
Hmax
1,55
1,45
1,40
1,35
1,31
1,23
Hmin
-1,98
-2,20
-2,09
-2,32
-2,58
-2,87
4. Khí hậu
Khu vực quy hoạch thuộc phân vùng khí hậu IVb của Việt Nam. Đặc điểm của phân vùng khí hậu này là:
Nhiệt độ: bình quân 29oC
Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 05 (40oC)
Tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 12 (23oC)
Khí hậu: nhiệt đới, một năm chia 2 mùa rõ rệt – mưa và nắng :
Mùa mưa từ tháng 05 – 11.
Mùa nắng từ tháng 12 - 04
Độ ẩm: trung bình 79,8%.
Tháng có độ ẩm cao nhất: tháng 9 (90%).
Tháng có độ ẩm thấp nhất: tháng 3 (65%).
Lượng mưa: số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày đạt 1.949mm (trong khoảng từ 1.392 – 2.318 mm).
Lượng mưa cao nhất: 2.318 mm/năm
Lượng mưa thấp nhất: 1.392 mm/năm
Bức xạ: tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình đạt 11,7Kcal/tháng.
Lượng bức xạ cao nhất: 14,2 Kcal/tháng
Lượng bức xạ thấp nhất: 10,2 Kcal/tháng
Lượng bốc hơi: khá lớn (trong năm 1.350mm), trung bình 37mm/ngày.
Gió: có hai hướng gió chính.
Thịnh hành trong mùa khô: gió Đông Nam chiếm 20%-40%; gió Đông chiếm 20%-30%
Thịnh hành trong mùa mưa: gió Tây Nam chiếm 66%.
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn năm 2005 – Sở Du lịch TP.HCM)
5. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự kiến thực hiện dự án, Chủ Đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Intresco phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Môi trường Tầm Nhìn Xanh và Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ tiến hành khảo sát đo đạc phân tích các chỉ tiêu và nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án.
5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh và điều kiện vi khí hậu tại khu vực xây dựng dự án tại Khu dân cư Intresco Phong Phú (13E), xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí lấy mẫu tại giữa khu đất hiện hữu của dự án.
Bảng 8: Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại khu vực dự án
Mẫu 1: Được lấy ở đầu hướng gió (đường số 1)
Các chỉ tiêu
Đơn vị đo
Kết quả
14/12/2007
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5937 - 2005
Bụi
mg/m3
0,27
0,30
NO2
mg/m3
0,015
0,20
CO
mg/m3
1,5
30,0
SO2
mg/m3
0,10
0,35
Độ Ồn
dBA
52-54
60
Đơn vị phân tích:Phân viện nghiên cứu KHKT -BHLĐ ngày14/ 12/2007.
Mẫu 2: Được lấy ở cuối hướng gió (đường số 7)
Các chỉ tiêu
Đơn vị đo
Kết quả
14/12/2007
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5949 - 2005
Bụi
mg/m3
0,32
0,30
NO2
mg/m3
0,025
0,20
CO
mg/m3
2,2
30,0
SO2
mg/m3
0,12
0,35
Độ Ồn
dBA
48-50
60
Đơn vị phân tích: Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ ngày 14/12/2007.
Ghi chú:
Mẫu khí được lấy tại khu vực dự án, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM.
TCVN 5937-2005: tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lững, CO, NO2, SO2… trong không khí xung quanh)
Kết quả đo đạc cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án các chỉ tiêu nhìn chung khá cao tuy nhiên những chỉ tiêu này vẫn chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại vị trí đo đạc, hầu hết các giá trị đo đạc đều thấp hơn so với giới hạn thải tối đa cho phép của các chất này có mặt trong môi trường không khí xung quanh. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án được trình bày trong bảng số 8.
5.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm
Đối với chất lượng môi trường nước ngầm lấy mẫu tại giếng khoan ( đường số 5 khu chung cư, giếng sâu 32m) ) trong khu vực dự án. Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng số 9.
Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng nước ngầm tại giếng khoan trong khu vực dự án
Các chỉ tiêu
Đơn vị đo
Kết quả
14/12/2007
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5944-2005
pH
-
5,5
6,5-8,5
Độ cứng
mgCaCO3/L
18
300-500
TDS
mg/L
126
750-1500
Cl-
mg/L
10,2
200-600
NH+4
mg/L
0.05
-
NO-3
mg/L
0.36
45
NO-2
mg/L
0
-
SO42-
mg/L
8,5
200-400
Tổng Fe
mg/L
0,6
1-5
Tổng Coliform
MPN/100ML
0
0
Đơn vị phân tích: Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ ngày 14/ 12/2007.
Ghi chú:
Mẫu nước được lấy tại khu vực dự án, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM
TCVN 5944-2005: chất lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (tiêu chuẩn này giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của chất ô nhiễm trong nước ngầm. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn được áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng của một nguồn nước ngầm trong một khu vực nhất định)
Theo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại giếng khoan của khu vực dự án cho thấy chất lượng nước ngầm rất tốt, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5944-2005). Tuy nhiên để có thể phục vụ cho mục đích cấp nước sinh họat và các nhu cầu dùng nước khác thì nước giếng khoan phải qua hệ thống xử lý lọc, hấp phụ, khử trùng mới đảm bảo chất lượng nước cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
5.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt (cô diệu: đặc điểm sông mã voi, cách thức lấy mẫu)
Đối với chất lượng môi trường nước mặt tại rạch Mã Voi – nguồn tiếp nhận nước thải. Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng số 10.
Bảng10: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước mặt
Các chỉ tiêu
Đơn vị đo
Kết quả
14/12/2007
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5942-2005
A
B
pH
-
5,81
6,0-8,5
5,5-9,0
COD
mg/L
42
<10
<35
BOD5
mg/L
19
<4,0
<25
TSS
mg/L
5,81
-
-
NO3-
mg/L
5,2
-
-
PO42-
mg/L
0,4
-
-
Tổng coliform
MPN/100ml
1,5*106
<5000
<10.000
Đơn vị phân tích: Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ ngày 14/ 12/2007.
Ghi chú:
Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).
Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng.
TCVN 5942-2005: tiêu chuẩn chất lượng nước mặt ( tiêu chuẩn này qui định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt. Ngòai ra, tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt)
Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước mặt tại khu vực của dự án cho thấy chất lượng nước mặt đã bị ô nhiễm, hầu như tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-2005). Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ, thể hiện qua các thông số BOD5, COD cao và DO thấp. Nguồn gốc của các thành phần ô nhiễm này chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt của người dân tại khu vực sông chợ Đệm, rạch Mã Voi, vvv…(là những nguồn tiếp nhận nước thải).
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
HuyệnBình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích tự nhiên là 25.269,16 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Dân số tính đến năm 2003 là 219.340 người, chiếm 3,9% dân số thành phố, mật độ dân số bình quân là 820 người/km2, với 15 xã và 1 thị trấn. Huyện Bình Chánh nằm về phía Tây-Tây Nam của nội thành TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, phía Nam giáp 2 huyện Bến Lức và Cần Giuộc tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An, phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 7, Quận 8 và huyện Nhà Bè.
Kinh tế xã hội Xã Phong Phú
Những năm đầu giải phóng nền kinh tế của xã Phong Phú hoàn toàn dựa vào nông nghiệp là chính, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa có, mật độ dân cư sống thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp, do đó đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Các hướng tiếp giáp của xã Phong Phú:
Phía Đông của xã giáp huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh
Tây giáp xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
Nam giáp xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
Bắc giáp xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Thị trấn An Lạc, Tp. Hồ Chí Minh.
Sau 30 năm giải phóng, cùng với sự phát triển chung của khu vực, xã Phong Phú đã và đang trong quá trình phát triển đô thị hóa nhanh. Nhiều công ty, xí nghiệp kinh doanh trên địa bàn đã tạo việc làm cho lao động xã từng buớc thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hiện nay đời sống dân cư trong xã Phong Phú nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhất là khu dân cư xung quanh khu vực dự án. Vẫn còn rất nhiều ngôi nhà lá, nhà ổ chuột.
Tổng diện tích xã Phong Phú 1868,9ha. Dân số: toàn xã có 85.195 hộ dân với 340.781 nhân khẩu. Xã Phong Phú có 4 trường học bao gồm: 1 trường cấpI, 1 trường cấp II, 1 trường cấp III và 1 trường dạy nghề. Xã có một Trạm Ytế.
Giao thông : Tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh cách ranh đất 118 m về phía Tây Bắc. Ngay trên quốc lộ 1A là một con lươn dài không có đường cắt ngang qua khu vực dự án nên giao thông đi vào khu vực dự án không thuận tiện. Trong khu vực dự án chưa có con đường nội bộ nên người dân đi lại ngay con đường bên trong dự án.
Cấp điện, nước: Hiện nay nguồn điện cấp cho xã là nguồn điện quốc gia, nguồn nước của người dân vẫn sử dụng nguồn nước giếng tự khoan.
Thoát nước và môi trường: Nước thải của các hộ dân cư sẽ được thải vào hệ thống thoát nước chung của toàn xã. Nhìn chung hiện nay hệ thống thoát nước của xã Phong Phú vẫn hoạt động tốt.
Như vậy sau này khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt đời sống khu dân cư và như vậy khu vực xung quanh dự án sẽ được quy hoạch phù hợp. Giao thông đi lại cũng sẽ được quy hoạch sẽ mở rộng và trải nhựa những con đường đất xung quanh khu vực dự án. Nguồn nước cung cấp cho người dân sẽ là nguồn nước cấp của thành phố thay vì dùng nước giếng như hiện nay. Toàn bộ nước thải được tập trung về trạm xử lý cục bộ sau đó xả vào cống thu nước và thải ra rạch Mã Voi do đó hệ thoát nước của khu vực cũng sẽ được cải tạo. Nước thải sẽ được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Hiện tại dự án đã thực hiện xong quá trình san lấp mặt bằng do đó các tác động ảnh hưởng đến môi trường không được đề cập trong báo cáo ĐTM này.
I. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
1. Các nguồn gây ô nhiễm
Những hoạt động trong giai đoạn thi công các quá trình như: giải tỏa, chuẩn bị mặt bằng, phá vỡ nhà cửa, đào móng, cung cấp vật liệu, gia công sắt, thép,... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và những hoạt động lân cận của người dân. Có thể tóm lược các nguồn gây ra ô nhiễm chính trong quá trình xây dựng như sau
1.1. Bụi
Ô nhiễm do bụi đất, đá, cát, xi măng phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, trong quá trình xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu: gây ra các tác động đến công nhân trực tiếp thi công trên công trường, đến môi trường không khí xung quanh và hệ động thực vật. Cụ thể như sau:
Baûng số 11: Taûi löôïng caùc chaát oâ nhieãm khoâng khí trong quaù trình thi coâng xaây döïng
Stt
Nguyeân nhaân gaây oâ nhieãm
Heä soá oâ nhieãm
Taûi löôïng (kg)
Buïi sinh ra do quaù trình ñaøo ñaát, san uûi maët baèng bò gioù cuoán leân
1 – 100 g/m3
20 - 200
Buïi sinh ra do quaù trình boác dôõ vaät lieäu xaây döïng (xi maêng, ñaát caùt, ñaù…), maùy moùc, thieát bò.
0,1 - 1 g/m3
2-20 kg
Tieáng oàn, rung do caùc phöông tieän vaän taûi vaø cô giôùi thi coâng.
80 – 90 dBA
80 –90 dBA
Khoùi thaûi cuûa caùc phöông tieän vaän taûi, thi coâng cô giôùi coù chöùa buïi, CO, hydrocacbon, SO2, NOx,….(xe taûi 3,5 – 16 taán, chaïy daàu DO 1%S)
Buïi : 4,3 kg/taán DO
SO2 : 0,1 kg/taán DO
NOx : 55 kg/taán DO
CO : 28 kg/taán DO
VOC:12 g/taánDO
Buïi : 13 g/h
SO2 : 0.3 g/h
NOx : 165 g/h
CO : 84 g/h
VOC : 36 g/h
Xe vaän chuyeån caùt, ñaát laøm rôi vaûi treân maët ñöôøng ( phaùt sinh buïi ….
0,1 – 1 g/m3
2 – 20 kg
Nguoàn: Theo taøi lieäu ñaùnh giaù nhanh cuûa WHO, 1995
Tác hại
Bụi có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da... Bụi bám trên da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.
1.2. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng.
Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy móc sử dụng trên công trường chứa các thành phần gây độc hại như CO, NOx, SOx, các chất hữu cơ bay hơi và bụi.
Nồng độ các chất ô nhiễm tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của các động cơ. Phương tiện vận chuyển và máy móc càng cũ, nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn.
Nếu xác định được số lượng xe hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do hoạt động của xe được nêu ở bảng 11 ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải.
Một cách khác nếu biết lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao thông hoạt động trên công trường, chúng ta có thể tính được lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường dựa theo hệ số ô nhiễm ở Bảng 11.
Bảng11: Thành phần các chất trong khói thải ô tô
Tình trạng
vận hành
CxHy (ppm)
CO (%)
NO2 (ppm)
CO2 (%)
Chạy không tải
750
5,2
30
9,5
Chạy chậm
300
0,8
1.500
12,5
Chạy tăng tốc
400
5,2
3.000
10,2
Chạy giảm tốc
4.000
4,2
60
9,5
Khí thải phát sinh từ các phương tiên giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong khu vực thực hiện dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng tại công trường. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chỉ tập trung vào những khoảng thời gian vận chuyển của các phương tiện, không tập trung và thường xuyên.
Tác hại
Sunfua dioxyt (SO2)
SO2 tác động mạnh, gây tức ngực, đau đầu, khó thở… Độc tính chung của SOx là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thu lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin. Hít thở không khí có nồng độ SO2 đến 50mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho; nồng độ 130-260mg/m3 là liều nguy hiểm khi hít thở trong 30-60 phút; với nồng độ 1000-1300 mg/m3 là liều gây chết nhanh (sau 30-60 phút). SO2 còn là nguyên nhân gây nên mưa acid.
Nitơ oxyt (NOx)
Khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút, với nồng độ 5ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau vài phút tiếp xúc, với nồng độ 15 - 50ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc.
Khí Oxyt Carbon (CO)
CO gây tổn thương, thoái hóa hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, các loại viêm thanh quản cho công nhân đốt lò. Người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb), (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư Phong Phú – Khu B tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TPHồ Chí Minh.doc