Đánh giá tác động môi trường (DTM) của Nhà máy kẽm Trường Thành

MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh. Hiện nay, nhu cầu về kim loại màu trong nước để phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là kẽm, kẽm oxit có nhiều ứng dụng: được sử dụng trong sản xuất cao su, công nghiệp chế biến dược mỹ phẩm, trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm, trong công nghiệp xi mạ, làm vỏ pin, dập khuôn, kẽm oxit được sử dụng như chất liệu có màu trắng trong màu nước và sơn cũng như chất hoạt hóa trong công nghiệp ô tô Xuất phát từ tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động. Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất kẽm oxit và kẽm thỏi tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh. Công ty đã được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000336 ngày 24/12/2010. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt.

doc90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường (DTM) của Nhà máy kẽm Trường Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh. Hiện nay, nhu cầu về kim loại màu trong nước để phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là kẽm, kẽm oxit có nhiều ứng dụng: được sử dụng trong sản xuất cao su, công nghiệp chế biến dược mỹ phẩm, trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm, trong công nghiệp xi mạ, làm vỏ pin, dập khuôn, kẽm oxit được sử dụng như chất liệu có màu trắng trong màu nước và sơn cũng như chất hoạt hóa trong công nghiệp ô tô.... Xuất phát từ tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động. Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất kẽm oxit và kẽm thỏi tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh. Công ty đã được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000336 ngày 24/12/2010. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt. 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ pháp lý Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” của công ty TNHH Kim loại màu Trường Thành dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. - Luật đầu tư năm 2005, được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 số 59/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ngày 10/02/2009. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 04:2008/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng quy chuẩn Việt Nam về môi trường. - Công văn số 169/BQL-DDT ngày 31/03/2008 của BQL các Khu công nghiệp về việc ký hợp đồng cho thuê lại đất. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường Tây Bắc phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 1/2011. - Cuốn Thuyết minh dự án: “ Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với bụi và một số chất vô cơ. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối bụi và các chất vô cơ. - QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 V/v ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5949-1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Lê Huy Bá (2000), Độc học môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (1998), Kỹ thuật thông gió, NXB Xây dựng, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM: Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp kế thừa; Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường; Phương pháp đánh giá nhanh. Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu. Quá trình điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có sử dụng một số thiết bị được liệt kê trong bảng 1. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường   1  Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ)   2  Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh)   3  Máy đo tốc độ gió   4  La bàn: Trung Quốc   II. Thiết bị đo khí hiện trường   1  Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE Systems/Mỹ   2  Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments   III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước   1  TOA, Nhật Bản   2  HORIBA-T22, Nhật Bản   3  Máy cực phổ WATECH, Đức   4  Máy đo quang NOVA, Đức   5  Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức   6  Máy DR 2800   7  Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đưc   8  Các dụng cụ phân tích khác   4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH KIM LOẠI MÀU TRƯỜNG THÀNH Người đại diện: Ông Bùi Tuấn Anh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: 344 đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.66831449 Fax: 04.37632572 Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm: - Cung cấp tài liệu gốc về Dự án; - Giới thiệu chung về Dự án bao gồm: Địa điểm, nội dung và quy mô đầu tư dự án, thời gian thực hiện và tổ chức thi công,… để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường. 4.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT Người đại diện: Ông Đào Văn Quý. Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở chính: Căn 44A, 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Bảng 2. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT  Họ và tên  Học hàm, học vị    Đào Văn Quý  KS. Công nghệ hóa    Nguyễn Thị Vân  Th.S Hóa học    Nguyễn Văn Phán  KS. CN Môi trường    Đinh Thị Vân  CN. Môi trường    Mai Thị Kim Anh  CN. Môi trường    Mai Thị Nhâm  KS. Môi trường    Phùng Văn Toán  CN. Môi trường    Hoàng Thị Tuyến  CN. Môi trường    Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường & Công Nghệ Xanh Việt.   Sau khi ký hợp đồng với Công ty TNHH Kim loại màu Trường Thành, Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt đã triển khai các công việc sau: + Thành lập tổ chuyên gia khảo sát, lấy mẫu và phân tích đánh giá hiện trạng môi trường; - Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổ chuyên gia tư vấn nghiên cứu đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường. - Điều tra, thu thập các số liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án. + Thành lập tổ chuyên gia nghiên cứu và phân tích các tác động của dự án, nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu qui mô, qui trình công nghệ của dự án; - Nghiên cứu và phân tích các chất thải đặc thù của qui trình công nghệ để xây dựng chuyên đề đánh giá tác động môi trường. - Từ các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải, các chuyên gia đề xuất các biện pháp giảm thiểu và tính toán các công trình xử lý môi trường cần thiết trong quá trình dự án đi vào hoạt động; - Căn cứ Phụ lục 4: “ Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường” của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, chủ trì nhiệm vụ đã tổng hợp các kết quả phân tích, các chuyên đề, các tác động và các biện pháp giảm thiểu, biên soạn báo cáo để thông qua chủ đầu tư. CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN “NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÀNG CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG THÀNH” 1.2. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH KIM LOẠI MÀU TRƯỜNG THÀNH Người đại diện: Ông Bùi Tuấn Anh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: 344 đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công ty TNHH Kim loại màu Trường Thành được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000336 do Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 24/12/2010. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành của công ty TNHH kim loại màu Trường Thành được thực hiện tại KCN Đại Đồng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau: 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án + Sản phẩm của dự án là kẽm oxit chất lượng cao và kim loại màu: - Sản xuất oxit kẽm từ nguồn nguyên liệu kẽm thỏi tinh 99% sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. - Sản xuất kim loại màu từ nguồn nguyên liệu là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất tôn mạ kẽm, kết cấu mạ kẽm, bao gồm: xỉ kẽm, bột xỉ kẽm, kẽm thỏi hàm lượng thấp,... + Với quy mô công suất là 2.900 tấn/năm khi đi vào sản xuất ổn định tương đương 242 tấn sản phẩm/tháng. Với Kẽm oxit: 100 tấn/tháng và kim loại màu 142 tấn/tháng. + Tổng vốn đầu tư: 35.436.868.000 đồng (Ba mươi lăm tỷ, bốn trăm ba mươi sáu triệu, tám trăm sáu mươi tám nghìn đồng). Bao gồm: Vốn cố định: + Tiền thuê mặt bằng dự án: 11.000.000.000 đồng + Mua máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ : 9.200.000.000 đồng + Phương tiện vận tải: 1.500.000.000 đồng + Thiết bị văn phòng: 400.000.000 đồng + xây dựng nhà máy: 9.000.000.000 đồng Vốn lưu động: 3.936.868.000 đồng Nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay. 1.4.2. Quy trình sản suất * Sơ đồ công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất oxit kẽm (ZnO)  Hình 1. Quy trình công nghệ sản xuất ZnO và dòng thải Thuyết minh công nghệ: Thỏi kẽm tinh 99% được nhập về kho từ các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài sau đó cho vào lò nung chảy, tại đây nguyên liệu được nung nóng chảy ở nhiệt độ 419,50C rồi chảy đến lò chưng hơi. Tại lò chưng hơi với điều kiện nhiệt độ nhất định, Zn bốc lên thành kẽm hơi còn các tạp chất còn lẫn trong nguyên liệu là một số kim loại khó bay hơi như: Fe, Cu, Al,.. sẽ tích tụ tại đáy lò và sẽ được thu lại qua một cửa ra tại đáy lò. Kẽm thể hơi bay sang lò oxy hóa, tại đây kẽm thể hơi tham gia phản ứng cháy trong không khí ở điều kiện xác định tạo thành kẽm oxit. Thông qua việc điều chỉnh các điều kiện của phản ứng cháy (lượng không khí, độ ổn định nhiệt…), người ta có thể thay đổi cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý của ZnO ( tính bán dẫn, tính quang dẫn,…). Sau đó ZnO bay sang bể làm lạnh và kết tinh thành ZnO chất lượng cao. Quy trình công nghệ tinh chế kim loại màu Hình 2. Sơ đồ công nghệ tinh chế kim loại màu Giải thích quy trình kỹ thuật: - Nguyên liệu ban đầu để sản xuất là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất tôn mạ kẽm, kết cấu mạ kẽm, bao gồm: xỉ kẽm, bột xỉ kẽm, kẽm thỏi hàm lượng thấp,…Trước khi đưa vào sản xuất đều phải phân tích, kiểm tra hàm lượng để phân loại trước khi cho vào lò luyện. Lò luyện sẽ cho ra phôi bán thành phẩm. Sau quá trình phân tích bán thành phẩm, những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang lò tinh luyện. Những sản phẩm không đạt yêu cầu về hàm lượng bán thành phẩm sẽ được quay lại lò luyện để tái sản xuất. Lò tinh luyện sẽ cho ra sản phẩm đạt hàm lượng 99%. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ quay lại lò tinh luyện để tiếp tục cho ra thành phẩm. 1.4.3. Các hạng mục xây dựng của dự án Tổng diện tích khu đất xây dựng : 14.747 m2. Trong đó: - Diện tích xây dựng: 2.872 m2. +Xưởng sản xuất: 2.299 m2. + Nhà văn phòng 2 tầng: 208,5 m2. + Nhà ăn : 167,6 m2. + Nhà bảo vệ, trạm bơm : 30 m2. + Nhà để xe máy của công nhân viên : 108 m2. + Khu vệ sinh của công nhân: 36 m2. + Bãi để xe ô tô. + Trạm cân điện tử 60 tấn. + Trạm biến áp. + Bể nước ngầm. - Diện tích sân đường : 2.874 m2: + Sân đường bê tông xi măng: 2.537 m2. + Đường cấp phối: 337 m2. - Sân bóng đá Mini: 555 m2. - Diện tích cây xanh, thảm cỏ: 9.001 m2( 61%). - Mật độ xây dựng chiếm: 19,5 %. - Hệ số sử dụng đất: 0,21. 1.4.4. Danh mục máy móc, trang thiết bị dùng cho dự án Bảng 1.1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án STT  Danh mục máy móc  Số lượng  Tình trạng  Xuất xứ   1  Lò nung chảy  1  Mới  Trung Quốc   2  Lò chưng hơi  1  Mới  Trung Quốc   3  Lò oxy hóa  1  Mới  Trung Quốc   4  Lò luyện  2  Mới  Trung Quốc   5  Máy phân tích hàm lượng thành phẩm  3  Mới  Trung Quốc   6  Cân định lượng  2  Mới  Trung Quốc   7  Máy khâu bao  1  Mới  Trung Quốc   8  Máy in  1  Mới  Trung Quốc   9  Xe đẩy tay  5  Mới  Trung Quốc   10  Máy bơm nước  4  Mới  Trung Quốc   11  Máy phát điện  2  Mới  Trung Quốc   12  Xe ô tô  10  Mới  Trung Quốc   13  Máy biến áp  1  Mới  Trung Quốc   1.4.5. Nhu cầu về nguyên vật liệu, điện, nước và nhân lực Nhu cầu về nguyên liệu dùng cho sản xuất Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu trong sản xuất STT  Tên nguyên liệu  Đơn vị  Khối lượng   1  Thỏi kẽm tinh  Tấn/tháng  101   2  Xỉ kẽm, bột xỉ kẽm, kẽm thỏi hàm lượng thấp  Tấn/tháng  180   Nhu cầu về điện, nước, nhiên liệu Bảng 1.3. Nhu cầu điện nước và nhiên liệu cho sản xuất Stt  Tên nhiên liệu, năng lượng sử dụng  Đơn vị  Số lượng tb/tháng  Nguồn cung cấp   1  Điện  Kwh  23.000  KCN Đại Đồng   2  Dầu đốt  Tấn  15  -   3  Than  Tấn  100  Quảng Ninh   4  Nước  m3  90  KCN Đại Đồng   Nhu cầu về lao động: Khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức cần khoảng 200 lao động - Lao động có trình độ đại học: 20 lao động - Lao động có trình độ cao đẳng: 100 lao động - Lao động phổ thông: 80 lao động. 1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án Tiến độ thực hiện của dự án: - Tháng 12/2010 đến tháng 3/2011 hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành và hoạt động của dự án. - Tháng 04/2011 khởi công xây dựng nhà máy. - Tháng 04/2011 – hết tháng 8/2011 xây dựng xong nhà máy và các hạng mục liên quan. - Tháng 09/2011 – 11/2011 lắp đặt máy móc thiết bị và chạy thử. - Tháng 12/2011 hoạt động chính thức. Thời gian hoạt động của dự án là 48 năm kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đầu tư. CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Tiên Du là huyện nằm liền kề với thành phố Bắc Ninh đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Trong huyện có 2 trục đường chính đó là đường quốc lộ 1A và 1B chạy qua cho nên rất thuận tiên cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Diện tích: 95,7km2. Dân số: 124.831 người . Ðơn vị hành chính: 1 thị trấn và 15 xã Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 10,8%/năm Bình quân lương thực: 484 kg/người/năm Tiên Du là một huyện ở Bắc Ninh nằm ở phía Nam thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống. Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơn ở phía Tây Nam, giáp với Quế Võ ở phía Đông và cũng có tiếp giáp một chút với huyện Yên Phong ở phía Tây (phía Tây xã Phú Lâm tiếp giáp với phía Đông xã Đông Thọ, huyện Yên Phong). Trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Lim. Tiên Du cơ bản là huyện đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên, vẫn có một số đồi thấp trên địa bàn của huyện. Sông Đuống là ranh giới tự nhiên (dài 12 km) giữa Tiên Du với huyện Thuận Thành. 2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m. Do khu vực dự án nằm trongvùng Châu thổ sông Hồng nên tính chất của đất là đất cát pha lớp đất thịt dầy 0,3 – 0,4 m. Tầng trên chủ yếu đất pha sét có cường độ chịu tải trung bình 1 – 1,1 k/c2. 2.1.3. Khí hậu KCN Đại Đồng, huyện Tiên Du nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông nhưng chủ yếu có 2 mùa chính. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 07, 08 và 09; hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tháng 01 tháng 02 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc, đặc trưng các yếu tố khí tượng chủ yếu như sau: Bảng 2.1. Tổng lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ năm 2009 Tháng  Lượng mưa (mm/năm)  Lượng bốc hơi (mm/năm)  Nhiệt độ (0C)   Tháng 1  10,2  68,2  17,2   Tháng 2  30,6  61,2  18,1   Tháng 3  89,7  60,2  20,7   Tháng 4  115,8  54,1  24,2   Tháng 5  195,3  75,9  26,6   Tháng 6  67,8  100,9  29,7   Tháng 7  293,7  79,3  32,6   Tháng 8  210,1  78,4  29,1   Tháng 9  51,5  76,7  28,3   Tháng 10  0,7  123,9  26,1   Tháng 11  15,3  99,1  23,2   Tháng 12  35,2  81,2  19,3   Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm là 23,3oC, dao động trong khoảng từ 22,5oC – 24,1oC. Trong năm 2008, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1: 17,2oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7: 32,6oC, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 15,4oC. Lượng mưa Mùa mưa tập trung 85% lượng mưa cả năm và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình là 1331mm, số ngày mưa trung bình là 144,5 ngày. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa và đạt cực đại vào tháng 7.Mùa khô là 6 tháng còn lại, mưa ít, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 12 là tháng mưa cực tiểu với 12-18mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 254,6 mm. Bốc hơi Lượng bốc hơi hàng năm dao động không lớn, trung bình là 1029mm, cao nhất đạt 1329,8mm và thấp nhất là 892mm. Còn trong năm lượng bốc hơi cao nhất là tháng 10 (123,9mm). Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình năm tương đối lớn, xấp xỉ 81%. Diễn biến độ ẩm ở đây phụ thuộc vào yếu tố mưa nên trong một năm thường có 2 thời kỳ: thời kỳ độ ẩm cao và thời kỳ độ ẩm thấp. Nắng Trung bình hàng năm có 1500-1600 giờ nắng, tháng nóng nhất là tháng 6 với tổng giờ nắng trung bình 180 giờ, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3. Bảng 2.2. Số giờ nắng, độ ẩm trung bình của các tháng trong năm 2009 Tháng  Số giờ nắng (h)  Độ ẩm (%)   Tháng 1  103,3  75   Tháng 2  73,9  87   Tháng 3  53,1  85   Tháng 4  94,2  86   Tháng 5  164,5  83   Tháng 6  172,8  80   Tháng 7  169,7  84   Tháng 8  211,0  82   Tháng 9  170,3  84   Tháng 10  149,4  81   Tháng 11  138,7  70   Tháng 12  62,8  76   Trung bình cả năm  1.563,7  81,1   Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Bắc Ninh Gió Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9. Ở khu vực này hàng năm xảy ra 8 - 10 trận bão với tốc độ gió từ 20 - 30m/s, thường kèm theo mưa lớn và kéo dài. Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5m/s Tốc độ gió cực đại trong năm: 34m/s Bão Xuất hiện nhiều trong tháng 7 và 8, cấp gió từ cấp 8-10, đôi khi tới cấp 12. 2.1.4. Hiện trạng môi trường của dự án Hạ tầng kỹ thuật được khai thác, sử dụng trên cơ sở các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp. Để xác định hiện trạng môi trường khu vực dự án, các mẫu khí, nước ngầm được tiến hành đo đạc, lấy mẫu vào ngày 20/1/2011. Việc đo đạc, lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi cán bộ của Công ty TNHH Công nghệ & Môi trường Xanh Việt, Trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đại diện chủ đầu tư. ( Các vị trí lấy mẫu Bảng 2.3. Các vị trí lấy mẫu khu vực dự án STT  Kí hiệu mẫu  Địa điểm lấy mẫu   1  K1  Không khí tại khu vực đường vào cách dự án 300m về hướng Nam   2  K2  Không khí tại khu vực đầu dự án   3  K3  Không khí tại khu vực giữa dự án   4  K4  Không khí tại khu vực cuối dự án   5  Nước thải  Nước mặt tại khu vực dự án   2.1.4.1. Môi trường không khí Khi lấy mẫu không khí, công ty TNHH Công nghệ và Môi trường Xanh Việt tiến hành lấy mẫu tại 2 khu vực: không khí xung quanh ( K1 và K2) và các mẫu không khí trong xưởng sản xuất đã có. Kết quả phân tích Bảng 2.4. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án TT  Chỉ tiêu đo đạc và phân tích  Vị trí đo đạc và lấy mẫu  Phương pháp thử nghiệm  QCVN 05:2009/BTNMT, trong 1h     K1  K2  K3  K4     1  Bụi lơ lửng (µg/m3)  47  41  39  48  TQKT-1993  300   2  Ồn (dBA)  56,3  52,1  51,4  55,1  TCVN 5965-1995  75 (TCVN 5949-1998)   3  NO2 (µg/m3)  49  41  47  54  TQKT-1993  200   4  SO2 (µg/m3)  37  38  41  36  TQKT-1993  350   5  CO (µg/m3)  315  307  314  311  TQKT-1993  30000   Nguồn: Trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhận xét: Kết quả đo đạc, phân tích mẫu không khí khu vực xung quanh “K1, K2, K3, K4” có các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều đạt QCVN 05:2009/BTNMT- trong 1h và TCVN 5949-1998; Như vậy chất lượng không khí khu vực dự án là khá tốt, hầu như chưa có dấu hiệu ô nhiễm. 2.1.4.2. Môi trường nước Bảng 2.5. Chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực thực hiện dự án STT  Chỉ tiêu phân tích  Đơn vị  Kết quả phân tích  Phương pháp thử  QCVN 08:2008/ BTNMT, cột B      NM     1  pH  mg/l  7,1  TCVN 6492 - 1999  5,5 - 9   2  TSS  mg/l  154  TCVN 6625 - 2000  50   3  BOD5  mg/l  34  APHA5220  15   4  COD  mg/l  41  APHA 5210  30   5  PO43-  mg/l  0,254  JIS K0102:1998  0,3   6  NO3-  mg/l  3,217  JIS K0102:1998  10   7  NH4+  mg/l  0,398  JIS K0102:1998  0,5   8  Cu  mg/l  0,002  TCVN 6193-1996  0,5   9  Fe  mg/l  0,957  TCVN 6177-1996  1,5   10  As  mg/l  KPH  TCVN6626-1996  0,05   11  Pb  mg/l  KPH  TCVN 6193-1996  0,05   12  Coliform  MNP/100ml  15000  TCVN 6187/1:2009  7500   Nguồn: Trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước mặt lấy tại khu vực dự án có các chỉ tiêu phân tích được “in đậm” không đạt QCVN 08:2008/ BTNMT, cột B. Còn các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Nói chung chất lượng nguồn nước mặt khu vực dự án được đánh giá là khá tốt. 2.1.4.3. Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá khả năng chịu tải của môi trường khu vực dự án Qua các khảo sát thực địa tại khu vực dự án cho thấy: Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành nằm trong khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại khu vực này đã có nhiều nhà máy được xây dựng, đã và đang hoạt động, cũng có một số tác động đến các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, qua phân tích các yếu tố môi trường trong khu vực dự án vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN tương đương. Như vậy, sức chịu tải của môi trường tại khu vực dự án được đánh giá là cao. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường cần phải quan tâm đặc biệt là khí thải, bụi tiếng ồn và chất thải rắn. Trong quá trình xây dựng và hoạt động, nhà máy sẽ nghiêm túc chấp hành các quy định và thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế những ảnh hưởng của hoạt động nhà máy đến các thành phần môi trường. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Điều kiện kinh tế Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Du khóa XV vào tháng 7 năm 2010 đã nêu rõ: 5 năm qua, kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ cao và khá bền vững, bình quân đạt 16,3%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 36,6 triệu đồng, gấp 1,83 lần chỉ tiêu Đại hội XV đề ra. Thu ngân sách ước đạt 244 tỷ đồng. Để thoát khỏi đói nghèo, những năm qua huyện Tiên Du đã được thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi. Theo đó, sự chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt thể hiện ở sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng. Trong đó, cơ cấu mùa vụ được bố trí hợp lý hơn như: giảm diện tích lúa xuân sớm, xuân trung; tăng trà lúa xuân muộn… Đồng thời, thực hiện chương trình đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao: C70, C71, Nếp 352, lúa lai 2 dòng… vào thâm canh đã đưa năng suất lúa năm 2009 lên 59,1 tạ/ha. Sản lượng lúa cả năm 2009 đạt 49.940 tấn. Cây màu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nên có nhiều loại giống mới cho năng suất, sản lượng cao như: giống ngô Biosed 9681, DK 888, khoai tây Hà Lan. Nhờ vậy, sản lượng cây lương thực có hạt năm 2009 đạt 51.973 tấn. Sản lượng lương thực tăng nhanh là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đàn gia súc, gia cầm đang ngày càng phát triển. Vì thế, hiện chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính và là nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình. Trong năm 2009, toàn huyện có trên 149.086 con lợn, 5.603 con bò, 176 con trâu, gia cầm đạt 499 nghìn con. Việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp còn được triển khai đồng bộ với chương trình nuôi cá thâm canh. Nhiều hợp tác xã đã chuyển diện tích đồng trũng trước đây sản xuất lúa thành khu nuôi trồng thủy sản như Lạc Vệ (20 ha), Hoàn Sơn (9,3ha), Tân Chi (5ha)… Đến hết năm 2009, toàn huyện có khoảng 369 ha được nuôi thả cá, sản lượng đạt 1.762 tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tiên Du vẫn còn nhỏ bé và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện ngành này đang phát triển chủ yếu dựa trên các làng nghề truyền thống như Nội Duệ - Thị trấn Lim - Khắc Niệm với các nghề: dệt lụa, làm bún và một số nghề mới như sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim. Đến hết năm 2007, toàn huyện đã có 40 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 51 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực này. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 16%/năm, đạt trên 95 tỷ đồng năm 2008. Một số mặt hàng phát triển và đạt chất lượng cao như: giấy, tơ tằm, chế biến nông sản,… 2.2.2. Điều kiện xã hội Việc xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm được huyện phát động sâu rộng nhằm phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống giao thông vận tải được tăng cường, đặc biệt trong các bước quy hoạch, lập dự án cải tạo và nâng cấp các tuyến đường huyện và liên xã. Tranh thủ mọi nguồn vốn và dự án để thi công và hoàn thành 20km đường nhựa thuộc các tuyến 270, 295, Trị Phương - Đại Đồng. Giao thông nông thôn đã cơ bản được nhựa hoá và bê tông hoá. Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Đến hết năm 2008, số điện thoại bình quân đạt 20 máy/100dân. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, phấn đấu giảm hộ nghèo tăng nhanh hộ giàu, xoá hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh, từ 17,7% năm 2005 xuống còn 5% năm 2010. Quan tâm chăm sóc các đối tượng chính sách xã hội, đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng văn hoá. Ưu tiên cho sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển. 5 năm qua có 1 giáo viên giỏi cấp quốc gia, 268 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 2092 lượt giáo viên giỏi cấp huyện. Tỷ lệ học sinh khá giỏi ở bậc tiểu học (năm học 2009 - 2010) 80,5%, THCS 54,9%, bậc THPT 54,8%. Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt " Luật Giáo dục", làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ việc học tập và giảng dạy, tăng cường đào tạo nghề cho người lao động. Hiện nay, du lịch đang ngày càng tỏ rõ là một ngành kinh tế đầy tiềm năng với lợi thế đặc biệt là tiềm năng văn hoá – nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống và các lễ hội văn hoá dân gian khác nhau như: Hội hát Quan Họ, Hội hái hoa Mẫu Đơn gắn liền với các địa danh núi Hồng Vân và chùa Phật Tích. Những lễ hội và địa danh này hiện đang là những địa điểm thu hút nhiều du khách khắp nơi đến tham quan. Nhận thức được tiềm năng to lớn này, UBND huyện Tiên Du đã có kế hoạch đầu tư phát triển du lịch thành thế mạnh, thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2010-2015. Vì thế, rất có thể trong tương lai, du lịch sẽ góp phần không nhỏ tạo nên khuôn mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội huyện Tiên Du. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành, tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích là 14.758,8 m2. Trong quá trình triển khai, Dự án có thể gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và KT – XH của địa phương. Do vậy, chương 3 của báo cáo ĐTM này sẽ đánh giá các tác động tiềm tàng của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thi công công trình và giai đoạn dự án đi vào hoạt dộng sản xuất. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN Bảng 3.1. Nguồn phát sinh ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng STT  Nguồn gây tác động  Đối tượng có thể bị tác động trực tiếp   1  Chất thải rắn - Chất thải rắn xây dựng (gạch vỡ, vữa thừa, đất, cát, vỏ bao xi măng, sắt vụn,…..); - Rác thải sinh hoạt;  Môi trường đất   2  Chất thải nguy hại Giẻ lau dầu mỡ, quần áo găng tay dính dầu mỡ. Dầu mỡ thải. Phuy, thùng đựng xăng dầu,..  Môi trường đất   3  Nước thải - Nước thải sinh hoạt do các hoạt động của công nhân. - Nước thải do hoạt động xây dựng như: rửa đá,cát,... - Nước mưa chảy tràn.  Môi trường nước Môi trường đất   4  Khí thải - Ô nhiễm do bụi, đất, đá tại công trường xây dựng; - Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải; - Ô nhiễm khí thải từ phương tiện thi công xây dựng.  Môi trường không khí xung quanh khu vực dự án   5  Tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh do quá trình xây dựng: vận hành máy móc thi công tại công trường, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.  Công nhân lao động trực tiếp   6  Tai nạn lao động - Thi công xây dựng các hạng mục của công trình; - Trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị.  Công nhân lao động trực tiếp   3.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải 3.1.1.1. Tác động đến môi trường nước * Nguồn phát sinh chất ô nhiễm Trong giai đoạn này, nguồn phát sinh chất ô nhiễm gây ảnh hưởng tới môi trường nước bao gồm: - Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường. - Nước thải xây dựng: Nước rửa đá, cát, sỏi, máy móc thiết bị,... - Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án cuốn theo cặn bẩn, dầu mỡ rơi vãi trên công trường do các phương tiện thi công. Nguồn gốc ô nhiễm và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường nước được thể hiện tại bảng sau. Bảng 3.2 . Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị TT  Nguồn gốc ô nhiễm  Chất ô nhiễm chỉ thị   1  Nước mưa chảy tràn  Chất rắn lơ lửng, kim loại nặng do rửa trôi, dầu mỡ nhiên liệu từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị, xác thực vật…   2  Nước thải sinh hoạt  Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, COD, hợp chất nitơ, phốt pho) và vi khuẩn.   3  Nước thải xây dựng  Chất rắn lơ lửng, đá, cát, xi măng.   * Thành phần và tải lượng chất ô nhiễm Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Số lượng công nhân tham gia xây dựng dự án trung bình khoảng 30 người/ngày. Với định mức sử dụng nước là 100 lít nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 80% lượng nước cấp (80 lít/người/ngày), thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 2,4 m3/ngày. Dựa theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một đầu người, ta có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh tại nhà máy do quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy được trình này trong bảng sau: Bảng 3.3.Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tại công trường (30 lao động). Chất ô nhiễm  Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày)  Tải lượng (Kg/ngày)  Nồng độ (mg/l)  QCVN 14:2008/BTNMT Cột B   BOD5  45 - 54  1,35 – 1,62  562,5 - 675  50   TSS  70 – 145  2,1 – 4,35  875 – 1812,5  100   NO3-  6 – 12  0,18 – 0,36  75 - 150  50   PO43-  0,6 – 4,5  0,018 – 0,135  7,5 - 56,25  10   Amoni  3,6 – 7,2  0,108 – 0,216  45 - 90  10   Coliform  106- 109 MPN/100ml  5.000 MPN/100ml   So sánh với QCVN 14: 2008/BTNMT, cột B, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước, làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan có trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước. Ngoài ra các chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho có trong nước tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Do vậy, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý qua hệ thống bể tự hoại rồi sau đó đổ ra hệ thống dẫn nước chung của KCN. Nước thải xây dựng Quá trình thi công xây dựng trên công trường có sử dụng nước cho các công việc xây lắp như: Trộn bê tông, trộn vữa, rửa đá, sỏi, tưới gạch, bảo dưỡng bê tông tại chỗ, rửa máy móc, thiết bị thi công,... Do vậy, sẽ phát sinh một lượng nước thải xây dựng. Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải này là: Cát, đá, xi măng,....thuộc loại ít độc, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Ước lượng, lượng nước thải này khoảng 15 m3/tháng. Nước mưa chảy tràn - Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 20 phút sau đó). Do trong nước mưa đợt đầu chứa nhiều các hàm lượng chất ô nhiễm, chúng chưa được pha loãng so với các đợt mưa lần sau. Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau: M = Mmax (1- e-Kzt ) x F (kg) Trong đó: + Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max (Mmax= 250 kg/ha); + Kz: Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, (Kz = 0,4 /ngày); + t: Thời gian tích luỹ chất bẩn (15 ngày); + F: diện tích khu vực thi công 0,2872(ha). (Trần Đức Hạ, quản lý môi trường nước, NXB khoa học kỹ thuật, 2006) Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là 59 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận. * Mức độ tác động - Nước thải sinh hoạt: Lực lượng lao động tập trung tại khu vực Dự án trong giai đoạn xây dựng cao điểm ước tính vào khoảng 30 công nhân. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của công nhân khoảng 2,4 m3/ngày. Với những đặc trưng ô nhiễm như đã nêu ở mục trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm khu vực Dự án. - Nước thải xây dựng: Nước sử dụng trong khâu trộn vữa, đúc bê tông sẽ ngấm vào vật liệu xây dựng, một phần nhỏ ngấm xuống đất hoặc bay hơi theo thời gian nên loại nước thải này phát sinh ít. Nước thải xây dựng chủ yếu phát sinh từ các quá trình rửa máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Tuy nhiên, thành phần trong nước thải này chủ yếu là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào hệ thống thoát nước khu công nghiệp chỉ ở mức độ thấp. Song để đảm bảo không gây ứ đọng cống rãnh thoát nước, chúng ta cần quan tâm đến lượng nước thải phát sinh từ các quá trình vệ sinh máy trộn bê tông, máy trộn vữa và rửa sỏi, đá do nước thải của các quá trình này có chứa đất, cát, xi măng với hàm lượng cao. - Nước mưa chảy tràn: cuốn theo bụi, đất đá, cát xuống cỗng rãnh gây tác cống, ảnh hưởng đến dòng chảy. Các tác động này đánh giá là tiêu cực nhưng có tính tạm thời (trong khoảng thời gian xây dựng, khoảng 4 tháng). 3.1.1.2. Chất thải rắn * Nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng bao gồm: - Chất thải rắn sinh hoạt; - Chất thải xây dựng; * Thành phần và tải lượng - Chất thải rắn sinh hoạt từ lán trại của công nhân: bao gồm các chất thải hữu cơ (chiếm 50% tổng khối lượng) và các chất thải vô cơ. Thành phần chính bao gồm thực phẩm, thức ăn thừa, nhựa.,…Với số lượng 30 công nhân hoạt động xây dựng, lượng chất thải sinh hoạt vào khoảng 15 kg (một công nhân thải ra khoảng 0,5 kg rác mỗi ngày ). - Chất thải xây dựng như: bê tông, gạch đá, cát, thép vụn, vỏ bao xi măng,… đây là loại chất thải trơ, không độc hại, lượng phát sinh chất thải này tương đối lớn, khoảng 600 kg/tháng. Lượng chất thải trên chỉ phát sinh trong thời gian xây dựng, do thời gian xây dựng ngắn (khoảng 4 tháng) nên tác động của nguồn thải này mang tính tạm thời. Bảng 3.4. Khối lượng chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng STT  Tên chất thải  Khối lượng (kg/tháng)   1  Chất thải rắn sinh hoạt  450   2  Chất thải xây dựng  600   * Mức độ tác động - Chất thải rắn sinh hoạt của các công nhân xây dựng tại khu vực thi công vào khoảng 15 kg/ngày (0,5 kg/người/ngày). Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa,… khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy sẽ làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm làm ô nhiễm môi trường nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, tạo điều kiện cho ruồi, muỗi phát triển và lây lan dịch bệnh. - Chất thải rắn trong xây dựng là các chất khó phân hủy làm thay đổi tính chất hoá lý của đất và có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tùy theo từng chủng loại. 3.1.1.3. Chất thải nguy hại Ngoài ra, còn một lượng nhỏ là chất thải nguy hại: + Các thùng, can đựng dầu mỡ, dầu mỡ thải, giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị xây dựng. + Các loại hóa chất, phụ gia sử dụng trong xây dựng. + Các loại cặn sơn, giẻ lau nhiễm sơn, thùng, can đựng sơn. + Que hàn và các loại CTR nguy hại khác. Nguồn chất thải này được coi là chất thải nguy hại, lượng phát sinh trên công trường khoảng 30 kg/tháng. Chất thải rắn nguy hại phát sinh tại khu vực thi công xây dựng là tương đối nhỏ. Tuy nhiên nếu không được thu gom thường xuyên, chúng sẽ trở thành yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. 3.1.1.4. Tác động đến môi trường không khí * Nguồn phát sinh - Bụi do quá trình đào móng, vận chuyển, bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu xây dựng như: đá, cát, xi măng, sắt thép,….. - Bụi và các chất khí như SO2, NO2, CO, VOC,…. sinh ra từ khói thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường. - Khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động, phương tiện thi công cơ giới trên công trường. - Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khác. * Thành phần và tải lượng Bụi - Trong giai đoạn thi công xây dựng, bụi phát sinh chủ yếu là từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu trên các tuyến đường. Để đánh giá ảnh hưởng của bụi trong quá trình vận chuyển của các phương tiện vận chuyển (theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 trong hướng dẫn lập cam kết bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) được xác định theo công thức sau: E = 1,7 k (s/12)(S/48) (W/2,7)0,7(w/4)0,5[(365-p)/365] Trong đó: + E = hệ số phát thải (kg bụi/km) + k = Hệ số không thứ nguyên cho loại kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron). + s = Hệ số mặt đường (đường đất s = 6,4) + S = Tốc độ trung bình của xe tải (lấy S = 20 km/h) + W = Tải trọng xe tải (chọn tải trọng trung bình 10 tấn) + w = Số lốp xe (chọn trung bình w = 6) + p = Số ngày mưa trung bình trong năm (lấy p = 145 ngày, trung bình năm tại Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh). Thay các giá trị vào ta có: E = 0,42 kg/km. Như vậy, lượng bụi phát sinh ra quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông được ước tính là 0,42 kg bụi trên 1 km đường xe chạy. - Lượng bụi phát thải do các hoạt động xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào diện tích mặt bằng xây dựng (công trường) và mức độ triển khai các hoạt động xây dựng. Có thể sử dụng hệ số phát thải bụi do xây dựng để ước tính lượng bụi thải ra (Theo Air Chief, Cục môi trường Mỹ, 1995) E = 2,69 tấn/ha/tháng xây dựng. (Hệ số phát tán bụi này có thể áp dụng để ước tính bụi khi cường độ xây dựng ở mức bình thường, đường không quá kém.) Thời gian xây dựng dự kiến 04 tháng, tổng diện tích công trường xây dựng là 0,2357 ha (0,06 ha/tháng). Như vậy tổng lượng bụi phát tán vào không khí do hoạt động xây dựng vào khoảng: 2,69 x 0,06 = 0,16 tấn/tháng. - Ô nhiễm bụi từ nguyên vật liệu xây dựng Trong tài liệu Air Chief, 1995 của Cục môi trường Mỹ chỉ ra mối quan hệ giữa lượng bụi thải vào môi trường do các đống vật liệu để đổ bê tông (cát, sỏi, đá dăm) chưa sử dụng, mối quan hệ đó được thể hiện bằng phương trình sau: E = k.(0,0016). (kg/ tấn) Trong đó: - E = Hệ số phát tán bụi cho 1 tấn vật liệu. - k = Hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k = 0,74 cho các hạt bụi kích thước < 30micron). - U = Tốc độ trung bình của gió (lấy U = 1,9 m/s) - M = Độ ẩm của vật liệu (lấy M = 3% cho cát) Hệ số phát thải này đã tính cho toàn bộ vòng vận chuyển và đưa đi sử dụng, bao gồm: - Đổ cát sỏi thành đống. - Xe cộ đi lại trong khu vực chứa nguyên vật liệu. - Gió cuốn trên bề mặt đống vật liệu và vùng đất xung quanh. - Lấy vật liệu đi để sử dụng. Thay các giá trị vào phương trình trên ta có: Từ kết quả trên có thể thấy rằng, nếu quản lý tốt quá trình xây dựng, hạn chế để vật liệu dự trữ thì lượng bụi sẽ giảm tỷ lệ với lượng giảm vật liệu xây dựng dự trữ. Khí thải từ quá trình vận chuyển Trong quá trình thi công xây dựng, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Khi hoạt động, các phương tiện giao thông vận tải với nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng và dầu Diezen, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí sẽ thải vào môi trường một lượng khí thải khá lớn chứa các chất khí gây ô nhiễm không khí như: Bụi muội, CO, CO2, NO2, SO2…Mức độ phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài tuyến đường đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu, loại xe… Trong giai đoạn xây dựng cơ bản là 4 tháng. Số ô tô cần thiết để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường ước tính 5 chuyến/giờ. Giả sử công ty sử dụng xe tải có trọng lượng 10 tấn để vận chuyển. Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính Loại xe  CO (kg/1000km)  SO2 (kg/1000km)  NOx (kg/1000km)   Xe ô tô con & xe khách  7,72  2,05S  1,19   Xe tải động cơ Diesel > 3,5 tấn  28  20S  55   Xe tải động cơ Diesel < 3,5 tấn  1  1,16S  0,7   Mô tô & xe máy  16,7  0,57S  0,14   Trong đó: S - hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (0,5%). (Nguồn: GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003). Dựa trên hệ số ô nhiễm đối với các loại xe vận chuyển của một số chất ô nhiễm chính thể hiện ở bảng trên, chỉ tính tải lượng từ các phương tiện vận chuyển của nhà máy (bỏ qua tải lượng của các khí độc hại do các phương tiện giao thông khác cùng đi lại trên tuyến đường). Tải lượng của một số chất ô nhiễm chính như sau: ECO = 5 x 28 = 140 kg/1000km.h = 0,04 mg/m.s; ESO2 = 5 x 20 x 0,5% = 50 kg/1000km.h = 0,014 mg/m.s; ENox = 5 x 55 = 275 kg/1000km.h = 0,076 mg/m.s; Bảng 3.6. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất do phương tiện vận chuyển TT  Loại khí  Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)   1  CO  0,04   2  SO2  0,014   3  NOx  0,076   Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, chủ dự án sẽ chú trọng trong việc kiểm soát lượng phát sinh từ hoạt động trên và áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu lượng phát thải Tác động từ hoạt động của các máy trộn bê tông Trong quá trình xây dựng các công trình, ngoài việc dùng bê tông thương phẩm còn tiến hành đổ bê tông giằng tường, cột, đổ trần các công trình phụ trợ,…. Khối lượng bê tông cần đổ khoảng 800 m3. Thời gian cần thiết cho máy trộn đổ bê tông thủ công loại 1 m3 (1h đổ được 10 m3) là: 800/10 m3 = 80 h. Theo định mức mỗi giờ máy trộn đổ bê tông tiêu thụ hết 3 lít dầu. Số lượng dầu cần thiết là: 80h x 3lít/h x 0,89 = 213 kg = 0,213 tấn. Dựa vào công thức tính toán ở trên ta có thể tính được mức phát thải chất ô nhiễm vào không khí của máy trộn bê tông như sau: Bảng 3.7. Lượng phát thải do máy trộn bê tông Tên chất gây ô nhiễm  Định mức phát thải Kg/tấn nhiên liệu  Tổng lượng phát thải (Kg)   Bụi  0,94  0,2   CO  0,05  0,01   SO2  2,8  0,6   NO2  12,3  2,62   VOC  0,24  0,05   Từ bảng kết quả trên cho thấy hàm lượng bụi và khí phát thải vào không khí rất nhỏ. Phạm vi khu vực dự án lớn, xa khu dân cư cho nên ít ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người lao động trong công trường và người dân xung quanh khu vực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường (DTM) của Nhà máy kẽm Trường Thành.doc