Đánh giá tác động môi trường dự án: Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên

MỞ ĐẦU8 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN8 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)9 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM12 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM13 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN15 1.1. TÊN DỰ ÁN15 1.2. CHỦ DỰ ÁN15 1.2.1. Tên cơ quan chủ dự án:15 1.2.2. Địa chỉ liên hệ:15 1.2.3. Điện thoại: .15 1.2.4. Họ tên, chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án:15 1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN15 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN17 1.4.1. Quy mô của dự án. 17 1.4.2. Các hạng mục thi công xây dựng. 17 1.4.3. Giải pháp tổng mặt bằng. 19 1.4.4. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư. 20 1.4.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 23 1.4.6. Thiết bị phục vụ thi công. 24 CHƯƠNG 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,26 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG26 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất26 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn. 26 2.1.3. Hiện trạng môi trường sinh thái29 2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. 29 2.1.4.1. Môi trường không khí32 2.1.4.2. Môi trường nước. 33 2.1.4.3. Môi trường đất36 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI38 2.2.1. Điều kiện về kinh tế. 38 2.2.2. Điều kiện về xã hội39 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG41 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG41 3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải42 3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án. 42 3.1.1.2. Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động. 51 3.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải58 3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án. 58 3.1.2.2. Khi dự án đi vào hoạt động. 61 3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra. 62 3.1.4. Đối tượng bị tác động. 63 3.1.4.1. Hệ sinh vật và con người xung quanh khu vực dự án. 63 3.1.4.2. Các thành phần môi trường vật lý tại khu vực dự án. 63 3.1.4.3. Môi trường kinh tế - xã hội khu vực dự án. 63 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ64 3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán khí độc hại và bụi64 3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn. 65 3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải65 3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh. 65 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG66 4.1 GIAI ĐOẠN SAN LẤP MẶT BẰNG VÀ THI CÔNG XD DỰ ÁN66 4.1.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động xấu. 66 4.1.1.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn. 66 4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước. 67 4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn. 68 4.1.2 Biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trường. 68 4.1.2.1 Đối với sự cố tai nạn lao động. 68 4.1.2.2 Đối với sự cố tai nạn giao thông. 68 4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu khác. 69 4.2. GIAI ĐOẠN BẾN XE ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG70 4.2.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải70 4.2.1.1 Nước thải sinh hoạt71 4.2.1.2 Nước mưa chảy tràn. 81 4.2.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn. 82 4.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí83 4.2.4 Hạn chế mức độ ảnh hưởng do tiếng ồn. 84 4.2.5 Các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường. 84 4.2.5.1 Các biện pháp phòng cháy chữa cháy:84 4.2.5.2 Phòng chống bão lụt, chống sét84 4.2.6 Các biện pháp khác. 85 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ86 GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 88 5.1. Chương trình quản lý môi trường. 87 5.1.1. Chương trình quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường. 87 5.1.2. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường. 90 5.1.3. Lập kế hoạch quản lý, triển khai công tác bảo vệ môi trường. 90 5.1.4. Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường. 90 5.2 Chương trình giám sát môi trường. 91 5.2.1 Giám sát chất thải91 5.2.2 Theo dõi tình hình sức khoẻ của người dân quanh khu vực. 98 CHƯƠNG 6:THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG99 6.1. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỊNH ĐÁN99 6.1.1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội99 6.1.2. Về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội99 6.1.3. Kiến nghị99 6.2. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG THỊNH ĐÁN UBMTTQ100 6.2.1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội100 6.2.2. Về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội100 6.2.3. Kiến nghị100 6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 101 1. KẾT LUẬN101 2. KIẾN NGHỊ101 3. CAM KẾT. 102 3.1. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường. 102 3.2. Cam kết với cộng đồng. 102 3.3. Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án. 102 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN a/ Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án Hiện nay giao thông vận tải đang chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nó đóng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nó đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, đi lại làm việc, tham quan du lịch của nhân dân. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 120 tuyến vận tải khách liên tỉnh với trên 500 xe khách hoạt động, trong đó có tới 80 tuyến xuất phát từ bến xe khách thành phố Thái Nguyên (chiếm gần 70%), số còn lại là đến bến xe các huyện, thị trong tỉnh. Ngoài các tuyến xe khách còn có 7 tuyến xe buýt với 70 xe đang hoạt động, với tần suất xuất bến từ 15-25 phút/chuyến, hoạt động 60-80 lượt xe 1 tuyến/ ngày và 8 hãng taxi với gần 100 đầu xe, hoạt động chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên.(Thuyết minh dự án xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt - Thái Nguyên - 2009). Như vậy, trong những năm gần đây các phương tiện vận tải, các loại hình vận tải và nhu cầu vận tải hành khách đã tăng nhanh trên địa bàn thành phố. Các phương tiện vận tải cần có bến xe phục vụ cho giao thông tăng cao. Mặt khác, bến xe khách thành phố Thái Nguyên hiện nay đã được xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất nghèo nàn và thiếu thốn, diện tích chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của người dân. Lượng xe khách ngày một tăng lên dẫn đến tình trạng quá tải của khu vực bến xe. Do vậy, đầu tư xây dựng bến xe khách mới với những điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ trong giai đoạn hiện nay là một trong những yêu cầu cấp bách của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của khu vực thành phố nói riêng. Thực hiện Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 9/2/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng và phát triển bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. Và Văn bản số 268/UBND-SXKD ngày 3/3/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v cho phép Công ty CP Long Việt đầu tư xây dựng và quản lý khai thác bến xe Thái Nguyên mới, dự án “Đầu tư xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên” được hình thành. Để đáp ứng các yêu cầu và thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường, công ty cổ phần (CP) Long Việt đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án: “ Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên” nhằm mục đích: - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên. - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn bến xe đi vào hoạt động. - Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

doc102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3859 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án: Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 8 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 8 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 9 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 12 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 13 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 15 1.1. TÊN DỰ ÁN 15 1.2. CHỦ DỰ ÁN 15 1.2.1. Tên cơ quan chủ dự án: 15 1.2.2. Địa chỉ liên hệ: ..15 1.2.3. Điện thoại: ……………………………………………………….....15 1.2.4. Họ tên, chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án: 15 1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 15 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 17 1.4.1. Quy mô của dự án 17 1.4.2. Các hạng mục thi công xây dựng 17 1.4.3. Giải pháp tổng mặt bằng 19 1.4.4. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư 20 1.4.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 23 1.4.6. Thiết bị phục vụ thi công 24 CHƯƠNG 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 26 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 26 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 26 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn 26 2.1.3. Hiện trạng môi trường sinh thái 29 2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 29 2.1.4.1. Môi trường không khí 32 2.1.4.2. Môi trường nước 33 2.1.4.3. Môi trường đất 36 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 38 2.2.1. Điều kiện về kinh tế 38 2.2.2. Điều kiện về xã hội 39 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 41 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 41 3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 42 3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 42 3.1.1.2. Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động 51 3.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 58 3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 58 3.1.2.2. Khi dự án đi vào hoạt động 61 3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 62 3.1.4. Đối tượng bị tác động 63 3.1.4.1. Hệ sinh vật và con người xung quanh khu vực dự án 63 3.1.4.2. Các thành phần môi trường vật lý tại khu vực dự án 63 3.1.4.3. Môi trường kinh tế - xã hội khu vực dự án 63 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 64 3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán khí độc hại và bụi 64 3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn 65 3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải 65 3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh 65 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 66 4.1 GIAI ĐOẠN SAN LẤP MẶT BẰNG VÀ THI CÔNG XD DỰ ÁN 66 4.1.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động xấu 66 4.1.1.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 66 4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước 67 4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn 68 4.1.2 Biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trường 68 4.1.2.1 Đối với sự cố tai nạn lao động 68 4.1.2.2 Đối với sự cố tai nạn giao thông 68 4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu khác 69 4.2. GIAI ĐOẠN BẾN XE ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 70 4.2.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải 70 4.2.1.1 Nước thải sinh hoạt 71 4.2.1.2 Nước mưa chảy tràn 81 4.2.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn 82 4.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 83 4.2.4 Hạn chế mức độ ảnh hưởng do tiếng ồn 84 4.2.5 Các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường 84 4.2.5.1 Các biện pháp phòng cháy chữa cháy: 84 4.2.5.2 Phòng chống bão lụt, chống sét 84 4.2.6 Các biện pháp khác 85 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ 86 GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..............................................................88 5.1. Chương trình quản lý môi trường 87 5.1.1. Chương trình quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường 87 5.1.2. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường 90 5.1.3. Lập kế hoạch quản lý, triển khai công tác bảo vệ môi trường 90 5.1.4. Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường 90 5.2 Chương trình giám sát môi trường 91 5.2.1 Giám sát chất thải 91 5.2.2 Theo dõi tình hình sức khoẻ của người dân quanh khu vực 98 CHƯƠNG 6:THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 99 6.1. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỊNH ĐÁN 99 6.1.1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội 99 6.1.2. Về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội 99 6.1.3. Kiến nghị 99 6.2. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG THỊNH ĐÁN UBMTTQ 100 6.2.1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội 100 6.2.2. Về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội 100 6.2.3. Kiến nghị 100 6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 1. KẾT LUẬN 101 2. KIẾN NGHỊ 101 3. CAM KẾT 102 3.1. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường 102 3.2. Cam kết với cộng đồng 102 3.3. Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án 102 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐTM Trang Bảng 1.1: Các hạng mục thi công xây dựng 17 Bảng 1.2. Chi phí đầu tư cho từng hạng mục 21 Bảng 1.3. Biên chế lao động 24 Bảng 1.4. Các loại thiết bị chính phục vụ thi công trên công trường 24 Bảng 1.5 : Tiến độ thực hiện dự án 25 Bảng 2.1. Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án và khu vực xung quanh . 32 Bảng 2.2: Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước ngầm xung quanh dự án 33 Bảng 2.3: Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt xung quanh khu vực dự án ............................................................................................................................35 Bảng 2.4. Kết quả đo và phân tích chất lượngđất khu vực dự án 36 Bảng 3.1. Những nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án 41 Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính 43 Bảng 3.3 Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) trong giai đoạn thi công XDCB 43 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh 44 trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình 44 Bảng 3.5: Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong 46 giai đoạn thi công xây dựng của dự án 46 Bảng 3.6. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị 47 Bảng 3.7: Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 49 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải 52 phát sinh trong quá trình hoạt động của bến xe 52 Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong 54 giai đoạn bến xe đi vào hoạt động 54 Bảng 3.10. Thành phần rác thải sinh hoạt thông thường của bến xe 57 Bảng 3.11. Mức áp âm phổ biến của một số phương tiện thi công 58 Bảng 3.12. Mức gây ồn của phương tiện cơ giới đường bộ 61 Bảng 4.1: Chi phí đền bù đất 69 Bảng 4.2: Chi phí đền bù công trình kiến trúc 70 Sơ đồ 4.1: khối của hệ thống xử lý nước thải Bảng 5.1 : Chương trình quản lý môi trường 87 Bảng 5.2. Chương trình giám sát môi trường khu vực dự án giai đoạn XDCB 91 Bảng 5.3 : Chương trình giám sát môi trường khu vực . bến xe giai đoạn hoạt động 92 Bảng 5.4: Chương trình giám sát môi trường xung quanh giai đoạn XDCB 93 Bảng 5.5 : Chương trình giám sát môi trường xung quanh giai đoạn sản xuất 94 DANG MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐTM Trang Hình 1.1: Bản đồ vị trí xây dựng dự án 16 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức lao động của công ty 23 Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu các thành phần môi trường 31 Hình 3.1: Mô hình phát tán nguồn đường 45 Hình 3.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt 55 Hình 4.1: Bể tự hoại cải tiến BASTAF 74 Hình 4.2: Sơ đồ bể điều hoà 76 Hình 4.3 Sơ đồ bể lắng đứng 80 Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống thoát nước chung 82 Hình 4.5: Sơ đồ hệ thống thoát nước sinh hoạt 82 Hình 5.1: Vị trí lấy mẫu giám sát môi trường cho bến xe khách Long Việt Thái Nguyên giai đoạn XDCB 96 Hình 5.2: Vị trí lấy mẫu giám sát môi trường cho bến xe khách Long Việt Thái Nguyên giai đoạn đi vào hoạt động 97 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT  VIẾT ĐẦY ĐỦ   UBND  Uỷ ban nhân dân   SXKD  Sản xuất kinh doanh   QĐ  Quyết định   TT  Thông tư   ĐTM  Đánh giá tác động môi trường   CP  Cổ phần   TCVN  Tiêu chuẩn Việt Nam   QCVN  Quy chuẩn Việt Nam   BTCT  Bê tông cốt thép   KTCB  Kiến thiết cơ bản   QLDA  Quản lý dự án   THCS  Trung học cơ sở   PTTH  Phổ thông trung học   BOD  Nhu cầu oxy sinh học   COD  Nhu cầu oxy hóa học   KDC  Khu dân cư   MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN a/ Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án Hiện nay giao thông vận tải đang chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nó đóng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nó đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, đi lại làm việc, tham quan du lịch… của nhân dân. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 120 tuyến vận tải khách liên tỉnh với trên 500 xe khách hoạt động, trong đó có tới 80 tuyến xuất phát từ bến xe khách thành phố Thái Nguyên (chiếm gần 70%), số còn lại là đến bến xe các huyện, thị trong tỉnh. Ngoài các tuyến xe khách còn có 7 tuyến xe buýt với 70 xe đang hoạt động, với tần suất xuất bến từ 15-25 phút/chuyến, hoạt động 60-80 lượt xe 1 tuyến/ ngày và 8 hãng taxi với gần 100 đầu xe, hoạt động chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên.(Thuyết minh dự án xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt - Thái Nguyên - 2009). Như vậy, trong những năm gần đây các phương tiện vận tải, các loại hình vận tải và nhu cầu vận tải hành khách đã tăng nhanh trên địa bàn thành phố. Các phương tiện vận tải cần có bến xe phục vụ cho giao thông tăng cao. Mặt khác, bến xe khách thành phố Thái Nguyên hiện nay đã được xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất nghèo nàn và thiếu thốn, diện tích chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của người dân. Lượng xe khách ngày một tăng lên dẫn đến tình trạng quá tải của khu vực bến xe. Do vậy, đầu tư xây dựng bến xe khách mới với những điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ trong giai đoạn hiện nay là một trong những yêu cầu cấp bách của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của khu vực thành phố nói riêng. Thực hiện Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 9/2/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng và phát triển bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. Và Văn bản số 268/UBND-SXKD ngày 3/3/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v cho phép Công ty CP Long Việt đầu tư xây dựng và quản lý khai thác bến xe Thái Nguyên mới, dự án “Đầu tư xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên” được hình thành. Để đáp ứng các yêu cầu và thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường, công ty cổ phần (CP) Long Việt đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án: “ Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên” nhằm mục đích: - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên. - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn bến xe đi vào hoạt động. - Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. b/ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư Công ty cổ phần Long Việt 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) a/ Căn cứ pháp luật - Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng11 năm 2003; - Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về hoạt động quản lý chất thải rắn; - Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về hoạt động quản lý chất thải rắn; - Nghị định 04/2007/NĐ-CP nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghi định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 03/2009/TT- BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về các tiêu chuẩn vệ sinh lao động (Bao gồm: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan; - Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 2/11/2005 của Thủ tướng chính phủ v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; - Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 9/2/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng và phát triển bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020; * Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường: - TCVN 5949-1998 - Âm học - Tiếng ồn phương tiện giao thông phát ra khi tăng tốc độ, mức ồn tối đa cho phép; - TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; - TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh; - TCVN 6438:2001 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải; - TCVN 6772:2000 - Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép; - QCVN 03:2008/BTMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - QCVN 08:2008/BTMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 14:2008/BTMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; - Các văn bản khác có liên quan đến pháp luật môi trường và liên quan đến dự án; b/ Căn cứ kỹ thuật - Các số liệu về khí tượng, thủy văn của tỉnh Thái Nguyên năm 2008 (Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên); - Số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội của phường Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên (Phiếu điều tra kinh tế - xã hội, sức khoẻ cộng đồng- Phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên 2009); - Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp; + Văn bản số 268/UBND-SXKD ngày 3/3/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v cho phép Công ty CP Long Việt đầu tư xây dựng và quản lý khai thác bến xe Thái Nguyên mới; +Giấy chứng nhận đầu tư số: 17 121 000 018 ngày 15/04/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên - chứng nhận: Công ty Cổ Phần Long Việt đầu tư dự án bến xe Khách Long Việt - Thái Nguyên; + Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái nguyên; + Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng bến xe khách; + Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt - Thái Nguyên; + Tóm tắt dự án xây dựng Bến xe; - Các số liệu, tài liệu khảo sát, quan trắc, và phân tích môi trường do Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Thủ Đô thực hiện năm 2009; c/ Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu tham khảo - Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng. Kỹ thuật môi trường. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2001. - Phạm Ngọc Châu. Môi trường nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - Cục Bảo vệ Môi trường. - GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng. Môi trường không khí. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003. - Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003. - Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ. Thoát nước tập II – Xử lý nước thải. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2002. - Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2000. - Lâm Minh Triết. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. - Lê Trình. Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2000. - Sổ tay an toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ trên công trường xây dựng. Nxb Xây dựng, của Tổ chức Lao động Quốc tế. - Bộ tài nguyên và Môi trường, Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường. Báo cáo dự án Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận về ĐTM tổng hợp của các hoạt động phát triển trên một vùng lãnh thổ, Hà Nội - 2003. - Một số tài liệu tham khảo khác. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử dụng để lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên, bao gồm: - Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế - xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án. - Phương pháp liệt kê: Chỉ ra đầy đủ các tác động cần chú ý do các hoạt động của dự án gây ra. - Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam, các quy chuẩn Quốc gia về môi trường. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án. - Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do các hoạt động của dự án gây ra. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Đoàn cán bộ của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và khu vực xung quanh bao gồm: chất lượng môi trường nước, không khí để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng Bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên” do Công ty cổ phần Long Việt chủ trì thực hiện với sự tư vấn chính của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên. a/ Đơn vị lập báo cáo Công ty cổ phần Long Việt Địa chỉ: 315 Trường Chinh, TP Đà Nẵng. Đại diện đơn vị: Ông Võ Duy Tấn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Điện thoại: Fax: - Cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến việc xây dựng và hoạt động của dự án. - Phối hợp cùng đoàn khảo sát của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên thu thập số liệu, điều tra, lấy mẫu, đo đạc tại khu vực xây dựng dự án và xung quanh để làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực dự án. b/ Cơ quan tư vấn Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên Đại diện đơn vị: Nguyễn Thế Giang - Giám đốc trung tâm Địa chỉ liên hệ: Số 425A - Đường Phan Đình Phùng - Thành phố Thái Nguyên. Điện thoại: Fax: - Lập đoàn nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và điều tra xã hội học khu vực dự án. - Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực xây dựng dự án theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam. - Dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực. - Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án. - Xây dựng báo cáo tổng hợp. - Báo cáo trước hội đồng thẩm định. - Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM TT  Họ và tên  Chuyên ngành đào tạo  Chức danh   1  Nguyễn Văn Tám  Ks Công nghệ môi trường  Nhân viên phòng ĐTM   2  Nguyễn Thị Huệ  CN Khoa học môi trường  Nhân viên phòng ĐTM   3      4      5      6      7      CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên 1.2. CHỦ DỰ ÁN 1.2.1. Tên cơ quan chủ dự án: - Công ty cổ phần Long Việt 1.2.2. Địa chỉ liên hệ: - 315 Trường Chinh, TP Đà Nẵng. 1.2.3. Điện thoại: Fax: 1.2.4. Họ tên, chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án: Ông Võ Duy Tấn Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Trần Đình Ba Chức vụ: Tổng Giám đốc điều hành 1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN Địa điểm xây dựng dự án bến xe nằm trên tuyến đường Quốc lộ 3 và đường Quang Trung thuộc phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích đất sử dụng là 6,6 ha. Khu vực xây dựng bến xe có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc : Giáp đường dẫn lên tuyến chính Quốc lộ 3 đoạn qua TP Thái Nguyên - Phía Nam : Giáp đường quy hoạch - Phía Đông : Giáp đường Quang Trung - Phía Tây : Giáp đường quy hoạch  Hình 1.1. Bản đồ vị trí thực hiện dự án 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Quy mô của dự án Dự án đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên dự kiến xây dựng trên diện tích 6,6 ha, với công suất như sau - Tổng lượt xe ra vào bến: 300 xe/ngày - Doanh nghiệp tự thuê quầy bán vé: 25 doanh nghiệp - Doanh nghiệp uỷ thác bến xe bán vé: 25 doanh nghiệp - Số xe xuất bến cùng lúc nhiều nhất: 30 xe Tổng vốn đầu tư: Công ty CP Long Việt sẽ bỏ vốn đầu tư xây dựng mới toàn bộ các hạng mục công trình từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc phục vụ bến xe với tổng mức vốn là 113.000.000.000 đồng (Một trăm mười ba tỷ đồng). 1.4.2. Các hạng mục thi công xây dựng a- Nhà ga hành khách : Công trình được thiết kế là khối nhà 1 và 2 tầng kết hợp, diện tích sàn 2741 m2, mái BTCT và mái kèo thép tổ hợp, tường ngoài ốp tấm Alu-cabon. Tổng diện tích phân bố cụ thể như sau: Bảng 1.1. Các hạng mục thi công xây dựng STT  Hạng mục công trình  Thông số kỹ thuật    Tầng trệt  2201,7 m2   1  Tiền sảnh  163 m2   2  Sảnh chờ mua vé  308 m2   3  Quầy Sách Báo, giải khát  94 m2   4  Quầy bán vé  57 m2   5  ATM  6,3 m2   6  Không gian chờ  621 m2   7  Shop + Kiốt  59 m2   8  Bưu điện  16,5 m2   9  Căng tin- giải khát  136,4 m2   10  Phục vụ + Kho  34,4 m2   11  Phòng hành chính  63 m2   12  Phòng Giám Đốc  26 m2   13  Phòng điều độ  26 m2   14  Nhận ký gửi hàng  16,6 m2   15  Kho  12,8 m2   16  Phòng an ninh  4,6 m2   17  Khu vệ sinh  75,8 m2   18  Hành lang chờ lên xe  153,3 m2   19  Diện tích giao thông, phụ trợ  328 m2    Tầng 2  539,3 m2   20  Hội trường  152,2 m2   21  Sảnh tầng  63,4 m2   22  Phục vụ ăn uống  137,2 m2   23  Bếp + Kho + Phục vụ  57 m2   24  Vệ sinh  44 m2   25  Giao thông + phụ trợ  85,5 m2    Khung thép mái, mái lợp tôn tấm Polycacbonat        b- Bãi xe trả Khách : : 223 m2. c- Nhà xe máy khách+ nhân viên (khung thép mái lợp tôn): : 344 m2. Trong đó: - Nhà xe khách : 244m2 - Nhà xe nhân viên : 100m2 d- Nhà thu gom rác : 40m2 e- Trạm xăng dầu : 474m2 Trong đó: - Mái che : 288 m2 - Nhà điều hành : 90 m2 - Rửa xe : 96 m2 f- Bể xử lý nước thải : 45m3. g- Gara sửa xe + Dịch vụ rửa xe : 750m2 h- Nhà nghỉ Bến xe : 1850m2 ( 18phòng 1 giường và 21 phòng 2 giường + dịch vụ ăn uống, giải khát) i- Kho hàng hoá + kho tạm : 1.900m2 k- Nhà vệ sinh công cộng : 130m2 l- Trạm kiểm soát : 48m2 m- Các Kiốt : 2010m2 n- Cổng, tường rào : 1.128m o- Sân BT nhựa (bãi xe): : 35.385m2 p- Hệ thống PCCC q- Hệ thống cấp điện chiếu sáng, chống sét r- Hệ thống cấp thoát nước x- Cây xanh cảnh quan : 21.786m2 1.4.3. Giải pháp tổng mặt bằng -Với diện tích khu đất 66000 m2 tận dụng tối đa quỹ đất cho nhu cầu làm bãi xe lên khách hay bãi xe chờ tài và đường giao thông (chiếm khoảng 53,35%), các công trình kiến trúc chiếm khoảng 13,38%, cây xanh 33,27% . - Nhà ga hành khách là công trình chính của Bến xe, có màu sắc hài hoà, bố cục thông thoáng. Kiến trúc công trình thể hiện phong cách hiện đại. Mặt ngoài sử dụng vật liệu Alucabon phù hợp với công trình công cộng. - Về mặt quản lý bến xe được phân làm 2 khu vực chính: + Khu vực phía trước nhà ga: Khách ra vào tự do. + Khu vực phía sau nhà ga: Khách có vé mới được vào khu vực này. - Về qui họach các hạng mục công trình được bố trí như sau: + Cổng: Bố trí 2 cổng 2 bên, 1 cổng vào và 1 cổng ra cho tất cả các lọai phương tiện. + Trạm kiểm soát: Có 3 trạm kiểm soát và bảo vệ được bố trí như sau: * Bảo vệ cổng vào. * Bảo vệ cổng ra. * Bảo vệ cổng phụ + Nhà ga hành khách: * Là công trình chính, vị trí mặt tiền, cách tường rào 90m. * Phía trước nhà ga thiết kế mảng xanh, tạo cảnh quan cho nhà ga. * Bố trí chỗ đậu xe hơi cho khách tại sân trước nhà ga. * Khách vào nhà ga mua vé và đợi xuất bến tại phòng đợi và ra xe xuất bến từ cửa sau. * Trong nhà ga có các dịch vụ phục vụ cho khách như: điện thọai, internet, ATM, sạc điện thọai di động, shop và ăn uống. * Bố trí 25 quầy bán vé, trong đó 15 quầy dành cho 15 doanh nghiệp có đăng ký thuê quầy, và 10 quầy dành cho các doanh nghiệp ủy thác cho bến bán. + Nhà nghỉ: * Bố trí riêng biệt, nằm bên cạnh, phía Bắc nhà Ga Hành Khách * Phục vụ cho khách trong và ngoài bến xe. + Trạm xăng, dầu: * Nằm về phía Đông Nam khu đất trên đường Quang Trung. * Phục vụ cho xe trong và ngoài bến. + Ga ra sửa và rửa xe: ở phía cuối khu đất, gần bãi đổ và gữi xe qua đêm, thuận tiện thoát nước + Nhà vệ sinh công cộng : nằm bên trong nhà ga, vị trí dễ thấy, phía trong bãi đỗ xe có bố trí thêm 2 nhà vệ sinh công cộng. + Xe thồ, xe taxi, và xe đón người thân đều tập trung phía trước, gần bãi xe trả khách. 1.4.4. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Công ty CP Long Việt sẽ bỏ vốn đầu tư xây dựng mới toàn bộ các hạng mục công trình từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc phục vụ bến xe. - Tổng vốn đầu tư: 113.000.000.000 đồng. - Nguồn vốn đầu tư: Là vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay thương mại. Trong đó chi phí cho từng hạng mục cụ thể theo bảng sau: Bảng 1.2. Chi phí đầu tư cho từng hạng mục TỔNG MỨC ĐẦU TƯ :          TT  Công trình  đ.vị  Kh.lượng  Đơn giá  Thành tiền   I  CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC           32.245.000.000   1  Nhà ga hành khách  m2        10.754.800.000      Tiền Sảnh  m2  163  3.000.000  489.000.000      Các Không gian chức năng khác  m2  2,202  4.200.000  9.248.400.000      Hành lang chờ lên xe  m2  153  3.000.000  459.900.000      Bãi xe trả khách  m2  223  2.500.000  557.500.000   2  Nhà Nghỉ Bến Xe  m2  1,850  4.500.000  8.325.000.000   3  Cửa hàng xăng dầu + Bồn bể  m2  474  2.800.000  1.327.200.000   4  Nhà xe nhân viên  m2  100  1.500.000  150.000.000   5  Nhà giữ Xe 2 bánh  m2  244  1.500.000  366.000.000   6  Kho Hàng hoá  m2  1,250  2.000.000  2.500.000.000   7  Kho tạm  m2  650  1.500.000  975.000.000   8  WC công cộng  m2  130  3.500.000  455.000.000   9  Xưởng sửa chữa ô tô + Rửa Xe  m2  750  2.800.000  2.100.000.000   10  Trạm kiểm soát  m2  48  3.000.000  144.000.000   11  Các Kiốt  m2  2,010  2.000.000  4.020.000.000   12  Tường rào ,cổng  m  1,128  1.000.000  1.128.000.000   II  HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT           34.307.140.000   13  San nền     180,362  70.000  12.625.340.000   14  Bể nước + Đài nước  m3        500.000.000   15  Sân đường nội bộ  m2  35,385  500.000  17.692.500.000   16  Cây xanh - sân vườn - tiểu cảnh  m2  21,786  50.000  1.089.300.000   17  Khu xử lý nước thải  m2  45     350.000.000   18  Hệ thống cấp điện ngoài nhà           650.000.000   19  Hệ thống thoát nước mưa và nước thải           450.000.000   20  Hệ thống cấp nước ngoài nhà           150.000.000   21  Hệ thống chữa cháy ngoài nhà           300.000.000   22  Trạm biến áp + máy phát điện           500.000.000      TỔNG CỘNG  a+b     66.552.140,000   III  CHI PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA           33.158.512.200   IV  CHI PHÍ KHÁC           5.389.872.548   1  Chi phí tư vấn thiết kế  d  x  2.558%  1.702.403.741   2  Chi phí QLDA  d  x  1.980%  1.317.732.372   3  Chi phí lập dự án đầu tư  d  x  0.483%  321.446.836   4  Chi phí thẩm tra bản vẽ TKTC  d  x  0.151%  100.493.731   5  Chi phí thẩm tra dự toán  d  x  0.147%  97.831.646   6  Chi phí giám sát thi công công trình  d  x  2.038%  1.356.332.613   8  Chi phí lập hồ sơ mời thầu xây lắp  d  x  0.249%  165.714.829   10  Chi phí bảo hiểm  d  x  0.200%  133.104.280   11  Chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng  1,45hax20.000.000x1.25x1.1  59.812.500   12  Chi phí khảo sát địa hình           15.000.000   13  Chi phí khảo sát địa chất           120.000.000   V  CHI PHÍ DỰ PHÒNG        10.000%  7.194.201.255      TỔNG CHI PHÍ     112.294.726.003   1.4.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án a/ Nhu cầu lao động - Tổng số lao động: Khi dự án đi vào hoạt động tổng số cán bộ công nhân công ty là 58 người. - Nguồn lao động: Ưu tiên sử dụng nguồn lao động 100% làm việc tại thành phố Thái Nguyên và một phần nhân viên tại bến xe khách Thái Nguyên hiện có. b/ Tổ chức quản lý lao động Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức lao động của công ty c/ Bố trí lao động Việc bố trí lao động được xác định trên cơ sở yêu cầu về khối lượng, tính chất công việc cụ thể. Số lượng lao động của Bến xe khách được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3. Biên chế lao động STT  Chức danh – Công việc  Số lao động    Tổng số  58   1  Giám đốc 1 ngườ 5 người  1   2  Phó giám đốc  2   3  Kế hoạch điều độ - tài vụ  5   4  Nhân viên bán vé của doanh nghiệp  20   5  Nhân viên bán vé của bến xe  5   6  Tổ chức hành chính 2 ngư  2   7  Bảo vệ  7   8  Nhân viên điều hành và phục vụ nhà nghỉ  4   9  Nhân viên quản lý và bán tại cây xăng  4   10  Dịch vụ ăn uống  6   11  Phòng hướng dẫn và phát thanh viên  2   1.4.6. Thiết bị phục vụ thi công Các thiết bị máy móc phục vụ thi công dự án chủ yếu là thuê của các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp. Theo ước tính khối lượng đào đắp và thi công trên hiện trường, nhu cầu thiết bị chính phục vụ thi công như sau: Bảng 1.4. Các loại thiết bị chính phục vụ thi công trên công trường STT  Tên thiết bị  Đơn vị  Số lượng   1  Máy xúc  Chiếc  3   2  Máy ủi  Chiếc  3   3  Máy gạt  Chiếc  1   4  Máy lu  Chiếc  1   5  Xe ô tô tải 5-10 tấn:  Chiếc  6   1.4.7. Tiến độ thực hiện Bảng 1.5 : Tiến độ thực hiện dự án Stt  Nội dung công việc  Tiến độ thực hiện     Năm 2010  Năm 2011  2012...     Q I  Q II  Q III  Q IV  Q I  Q II  Q III  Q IV    1  Công tác chuẩn bị thực hiện dự án            2  Chuẩn bị mặt bằng, đấu thầu xây dựng            3  Thi công phần thô công trình            4  Thi công hoàn thiện công trình            5  Công tác lắp đặt trang thiết bị, bàn giao công trình,            6  Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên            7  Đưa dự án vào hoạt động            CHƯƠNG 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất Địa hình khu vực dự án khá bằng phẳng, độ cao chênh lệch trong khu vực dự kiến xây dựng không đáng kể khoảng 1,7 m. Địa tầng trong khu vực khảo sát từ mặt đất đến độ sâu 13,4 m được chia thành 3 lớp như sau: Lớp 1: Đất lấp, có thành phần là sét pha lẫn bê tông, sỏi sạn; trạng thái nửa cứng đến dẻo, kết cấu chặt vừa. Lớp đất này nằm ngay trên bề mặt, bề dày của lớp này là 0,5m. Lớp 2: Sét pha, trạng thái nửa cứng, độ sâu xuất hiện mặt lớp là 0,5m; đất có thành phần là sét pha mặt lớp lẫn bột kết đá phong hoá, bề dày của lớp này là 1-1,5m. Lớp 3: Đá bột kết phong hoá, trạng thái cứng. Độ sâu xuất hiện mặt lớp thay đổi từ 1,5-2m. Trong thời gian khảo sát địa chất khu vực chưa gặp nước dưới đất, điều đó cho thấy nước dưới đất ở tầng sâu, do vậy không ảnh hưởng đến việc thi công móng công trình sau này. (Nguồn: Công ty tư vấn kiến trúc Thái nguyên - 2008. Thuyết minh khảo sát địa chất xây dựng công trình ) 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn * Điều kiện khí tượng Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên năm 2008, nhìn chung khu vực phường Thịnh Đán nói riêng và khu vực thành phố Thái Nguyên nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có lượng mưa khá phong phú, mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc, Bắc. Vào mùa này, thời tiết khô hanh, lạnh, ít mưa. Nhiệt độ tháng lạnh nhất có thể xuống đến 6oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông - Nam. Thời gian này thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ ngày nắng nóng có thể lên tới 41,5oC. - Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là: + Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,6oC + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28.9oC + Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 17oC - Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Tại khu vực có: + Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 88% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 77% - Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Lượng mưa toàn khu vực được phân bố theo hai mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, các trận mưa kéo dài từ 3 – 4 ngày, mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Ngày mưa cao nhất đạt 104,9 mm. + Số ngày có mưa khoảng : 150 – 160 ngày/năm. + Lượng mưa trung bình tháng: 167,1mm + Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 7): 489mm + Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 2): 0,3mm + Lượng mưa trung bình năm: 1500-2500 mm - Tốc độ gió và hướng gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Tại khu vực này, trong năm có hai mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông - Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông – Nam. + Tốc độ gió cực tiểu trong năm: 0,3m/s + Tốc độ gió cực đại trong năm: 18m/s + Tốc độ gió trung bình năm : 1,9 m/s - Nắng và bức xạ Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. + Số giờ nắng trong năm: 1.300 - 1.750 giờ/năm. + Số giờ nắng trong ngày: 4 - 5 giờ/ngày. + Bức xạ: Lượng bức xạ bình quân: 125,4 Kcal/cm2. * Điều kiện thủy văn Với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Khu vực thành phố Thái Nguyên có lượng mưa tập trung nhiều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (khoảng 87%). Trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. Khu đất xây dựng dự án Bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lưu sông Cầu, trong vùng còn có một mạng lưới các rạch nước, suối nhỏ (điển hình là suối Mỏ Bạch). Đặc biệt, khu vực này còn chịu ảnh hưởng của tiểu khí hậu Hồ Núi Cốc nên không khí mát mẻ và trong lành. Khu vực dự án nằm trong khu vực đất không bị ngập lụt, mặt bằng thoát nước tốt. Nguồn tiếp nhận nước thải của bến xe khi đi vào hoạt động là hệ thống thoát nước chung của thành phố Thái Nguyên. * Các sông suối chính trong khu vực - Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình (diện tích 3.478 km2, chiếm 47% toàn bộ diện tích hệ thống) với tổng chiều dài là 288 km. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Vạn On (đỉnh cao 1.326 m), chảy qua Chợ Đồn, đi qua phía Tây Bạch Thông-Chợ Mới (Bắc Kạn), chảy về Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh), Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang) và tới Phả Lại (Hải Dương). Sông Cầu chảy qua gần nhất khu vực dự án (cách 1,5km) ở khu vực giáp gianh Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng. Lưu vực sông Cầu có môdun dòng chảy trung bình từ 22-24 l/s.km2. Dòng chảy năm dao động không nhiều, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8-2,3 lần so với năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy khoảng 0,28. Dòng chảy của sông Cầu chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10. Lượng dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18-20% lượng dòng chảy cả năm. Tháng cạn nhất là tháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6-2,5%. Sông Cầu là một nguồn nước có giá trị, giải quyết các nhu cầu cấp nước cho thành phố Thái Nguyên trước mắt và lâu dài. Sông còn là nơi tiếp nhận nước thải chủ yếu của thành phố Thái Nguyên cũng như của một số huyện trong tỉnh. Nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của bến xe là sông Cầu nhưng không chịu sự chi phối trực tiếp của con sông này. - Suối Mỏ Bạch là một nhánh nhỏ chảy ra sông Cầu, là con suối tiếp nhận nguồn nước thải của các phường Thịnh Đán, Quan Triều, xã Quyết Thắng...của thành phố Thái Nguyên. Suối Mỏ Bạch có chiều rộng trung bình 5-7m, lòng suối có độ dốc vừa phải, mực nước vào mùa khô từ 30 – 50cm, về mùa mưa lũ đạt tới 1 – 1,5m. Tốc độ dòng chảy trung bình 8,5m/phút, lưu lượng thông thường từ 0,4 đến 0,8m3/s. Suối Mỏ Bạch chủ yếu là nguồn tiếp nhận nước thải của khu vực và được sử dụng chủ yếu cho mục đích thủy lợi. 2.1.3. Hiện trạng môi trường sinh thái Hệ sinh thái trong khu vực rất nghèo nàn, hệ sinh thái tự nhiên hầu như đã bị thay thế, tính đa dạng sinh học thấp và có nguy cơ sẽ phá huỷ hoàn toàn do việc thực hiện các loại dự án quy hoạch. Tuy chưa có một nghiên cứu chi tiết về hiện trạng đa dạng sinh học tại đây, tuy nhiên qua quá trình khảo sát thực địa phục vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhóm tác giả cũng ghi nhận một số đặc điểm chủ yếu như sau - Thực vật Thảm thực vật tự nhiên hầu như không còn do hoạt động canh tác của con người, thực vật phổ biến trong khu vực là các loại cây lương thực thông thường. Diện tích cây xanh cũng bị thu hẹp dành chỗ cho các hoạt động kinh tế, dân sinh khác. - Động vật Hệ động vật trong khu vực dự án khá nghèo nàn về mặt chủng loại. Hệ động vật ở đây chủ yếu là các loài động vật đã được thuần dưỡng và gần gũi với cuộc sống như: gia súc, gia cầm... Các loài hoang dã còn sót lại là chuột, ếch nhái, rắn và một số loài khác không có giá trị bảo tồn. 2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, ngày 02/10/2009 Đại diện Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu môi trường tại khu vực tổ 1, tổ 18 và xung quanh địa điểm triển khai dự án bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên. Việc lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam. Kết quả thu được dùng để đánh giá chất lượng các thành phần môi trường hiện tại cũng như trong việc kiểm soát, phòng ngừa các vấn đề ô nhiễm môi trường sau này. Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện ở hình 2.1  2.1.4.1. Môi trường không khí Kết quả đo và phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án xây dựng và khu vực xung quanh được thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án và khu vực xung quanh (Xem phụ lục – Bảng kết quả phân tích số 0404-1 đến 0404-5/TQM-KQ) Stt  Tên chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  TCVN 5937, 5938:2005; 5949:1998      KK-4.04-1  KK-4.04-2  KK-4.04-3  KK-4.04-4  KK-4.04-5    1  Ồn  dBA  65,7  63,5  67,2  62,4  62,2  75   2  NH3  mg/m3  <0,01  <0,01  <0,01  <0,01  <0,01  0,2   3  H2S  mg/m3  <0,0123  <0,0123  <0,0123  <0,0123  <0,0123  0,042   4  NO2  mg/m3  <0,05  <0,05  <0,05  <0,05  <0,05  0,2   5  SO2  mg/m3  0,03  <0,026  <0,026  <0,026  <0,026  0,35   6  Bụi  mg/m3  <0,1  0,15  <0,1  0,44  <0,1  0,3   Chú thích: * Vị trí lấy mẫu - KK-4.04-1: Khu vực trung tâm của dự án. Tọa độ UTM (N21o34’571”, E105048’713”); - KK-4.04-2: Tại nhà ông Nguyễn Văn Cường, tổ 1, Phường Thịnh Đán,tp Thái Nguyên, cách dự án 100m về hướng Bắc. Toạ độ UTM (N21o34’669”, E105048’645”); - KK-4.04-3: Khu vực cách dự án 150m về phía Đông ( giáp với đường cao tốc tránh Thành phố ). Toạ độ UTM (N21o34’609”, E105048’790”); - KK-4.04-4: Khu dân cư phía Nam của dự án ( cách dự án 100m ). Toạ độ UTM (N21o34’495”, E105048’782”); - KK-4.04-5: Khu dân cách dự án 100m về phía Tây. Tọa độ UTM (N21o34’488”, E105048’710”); * Thời gian lấy mẫu - Ngày lấy mẫu: 19/10/2009 - Giờ lấy mẫu: Từ 14h – 16h30’ - Ngày phân tích: 19/10/2009 - 30/10/2009 * Tiêu chuẩn so sánh - Đối với các chỉ tiêu: NO2, SO2, H2S, NH3, Bụi Khu vực không khí xung quanh được so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937:2005, 5938:2005. - Đối với chỉ tiêu: Tiếng ồn được so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998. Nhận xét: Hầu hết các chỉ tiêu đo đạc và phân tích về bụi, khí độc đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu về bụi tại vị khu dân cư phía Nam của dự án ( cách dự án 100m ) có biểu cao hơn 1,47 lần so với tiêu chuẩn. Vì đây là nơi gần đường giao thông diễn ra nhiều hoạt động đi lại của các phương tiện cơ giới, tuy nhiên giá trị này vượt quá tiêu chuẩn cho phép không đáng kể. Qua đó thấy chất lượng môi trường không khí khu vực dự án còn khá tốt, điều đó cũng cho thấy khả năng chịu tải của môi trường không khí khu vực dự án là tương đối tốt. 2.1.4.2. Môi trường nước Để đánh giá chất lượng môi trường nước do nước thải của dự án gây ra, Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lấy các mẫu nước ngầm và xung quanh khu vực dự án để phân tích. Kết quả phân tích vừa là căn cứ để đánh giá hiện trạng môi trường nước hiện tại của dự án, vừa là cơ sở để so sánh và đánh giá sự ảnh hưởng của nguồn nước thải của dự án đến chất lượng môi trường nước trong khu vực và tại nguồn tiếp nhận trong những đợt quan trắc giám sát chất lượng môi trường nước sau này. Kết quả phân tích được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 2.2: Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước ngầm xung quanh dự án (Xem phụ lục – Bảng kết quả phân tích số 0404-8 và 0404-9/TQM-KQ ) Stt  Tên chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  QCVN 09:2008/BTNMT      NN-4.04-1  NN-4.04-2    1  pH  --  4,9  4,9  6,5-8,5   2  SO42-  mg/l  4,93  1,07  400   3  NO3-N  mg/l  0,66  0,04  15   4  NO2-N  mg/l  <0,005  <0,005  1   5  NH4-N  mg/l  <0,006  <0,006  0,1   6  PO43--P  mg/l  <0,05  <0,05  KPHT   7  Coliform  MPN/100ml  <1  190  3   Chú thích: KPHT: Không phát hiện thấy (Không được phép có mặt trong nước ngầm) “ – ”: Quy chuẩn không quy định “--”: Không có đơn vị * Vị trí lấy mẫu - NN-4.04-1: Tại nhà ông Nguyễn Văn Cường, tổ 1, phường Thịnh Đán, tp Thái Nguyên, cách dự án 100m về hướng Bắc. Toạ độ UTM (N21o34’669”, E105048’645”); - NN-4.04-2: Tại nhà bà Bùi Thị Hoài, tổ 18, phường Thịnh Đán, tp Thái Nguyên, cách dự án 100m về hướng Nam. Toạ độ UTM (N21o34’528”, E105048’794”). * Thời gian lấy mẫu - Ngày lấy mẫu: 15/10/2009 - Giờ lấy mẫu: Từ 9h15' - Ngày phân tích: 15/10/2009 đến 30/10/2009. * Tiêu chuẩn so sánh Nước dưới đất (nước ngầm) được sử dụng Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT để so sánh. Nhận xét Các kết quả thu được đều thấp hơn hoặc bằng so với QCVN 09:2008, điều đó khẳng định rằng chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án tại thời điểm lấy mẫu vẫn tốt. Đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ tác động của nước thải bến xe đến môi trường nước dưới đất sau này. Tuy nhiên cả 2 mẫu nước ngầm đều có pH ( 4,9 ) nhỏ hơn so với quy chuẩn. Qua khảo sát không nhận thấy có nguồn gây ô nhiễm chỉ tiêu này, vì vậy có thể nhận định độ pH thấp là do cấu tạo và tính chất của tầng địa chất tại khu vực đó. Mặt khác, kết quả phân tích cho thấy cả 2 mẫu nước ngầm đều có mặt PO43--P trong khi quy chuẩn quy định chỉ tiêu này không được phép có mặt trong nước ngầm, và chỉ tiêu Coliform ở mẫu NN-4.04-2 đã vượt quá 63,3 lần so với giá trị giới hạn của quy chuẩn. Điều này cho thấy nước ngầm khu vực này đã bị nhiễm Coliform khá nặng, có thể lý giải là do giếng nước của dân cư khu vực dự án đã bị ảnh hưởng của chuồng trại chăn nuôi đặt cạnh đó. Kết quả đo và phân tích chất lượng nước mặt được thể hiện ở bảng 2.3 Bảng 2.3: Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt xung quanh khu vực dự án (Xem phụ lục-Bảng kết quả phân tích số 0404-6 đến 0404-7/TQM-KQ) STT  Tên chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  QCVN 09:2008/BTNMT      NM-404-1  NM-404-2    1  pH  -  6,9  6,7  5,5 – 9   2  BOD5  mg/l  16,1  17  25   3  COD  mg/l  75,5  105  50   4  TSS  mg/l  61,8  72,1  100   5  NO3-N  mg/l  0,13  0,3  15   6  NO2-N  mg/l  0,126  0,152  0,05   7  NH4-N  mg/l  19,327  12,22  1   8  Tổng N  mg/l  25,75  18,73  -   9  Dầu mỡ  mg/l  <0,1  <0,1  0,3   10  Coliform  MPN/100ml  19800  23000  10000   Chú thích: - “ – ”: Tiêu chuẩn không quy định - “--”: Không có đơn vị - “KPHT": Không phát hiện thấy (Không được phép có mặt trong nước mặt) * Vị trí lấy mẫu - NM-4.04-1: Trên suối La Hiên, sau điểm tiếp nhận nước thải của dự án 100m về phía Đông Bắc. Toạ độ UTM (N21o34’606”, E105048’790”); -NM-4.04-2: Tại kênh thoát nước trong khu vực dự án. Toạ độ UTM (N21o34’574”, E105048’758”); * Thời gian lấy mẫu - Ngày lấy mẫu: 15/10/2009 - Giờ lấy mẫu: Từ 9h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc73825484-DTM-Ben-Xe-Khach-Tn-Sua111.doc
Luận văn liên quan