Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại tại số 222, đường trần duy hưng, phương trung hòa, quận cầu giấy, tp Hà Nội

MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Trong những năm vừa qua do quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới, sự tăng cường hợp tác kinh tế đầu tư thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, các nước Châu Âu và các nước khác trên thế giới diễn ra hết sức sôi động. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, sự thành lập một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sự mở rộng các văn phòng công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng. Nhu cầu được nghỉ trong khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam và nhu cầu thuê văn phòng ngày một gia tăng. Theo tính toán, Hà Nội cần phòng khách sạn và các cơ sở lưu trú khác đến năm 2010 là 22.627 phòng, đến năm 2020 là 42.056 phòng. Như vậy đến năm 2010 Hà Nội cần phải có thêm 10.000 phòng khách sạn hạng 3 sao trở lên mới đáp ứng được 1,8 triệu khách quốc tế và đưa thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm hội nghị hội thảo quốc tế của khu vực. Trước tình hình đó Công ty TNHH Thăng Long Property là liên doanh giữa Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long với công ty Videmia SAS đã tiến hành xây dựng Khách sạn, nhà văn phòng và Trung tâm thương mại nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu của thị trường Hà Nội về khách sạn và nhà văn phòng. Lô đất dùng để xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại có diện tích là 40.000 m2 tại góc đường Trần Duy Hưng với đường vành đai số 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội được Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội chấp thuận tại công văn số 475/QHKT-P1 ngày 22 tháng 11 năm 2002. Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và Trung tâm thương mại là UBND Thành phố Hà Nội. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1 Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, khóa XI và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 179/1999/ NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định về việc thi hành Luật Tài nguyên nước. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về qui hoạch xây dựng. - Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hàn Quy chế khu đô thị mới. - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về thoát nước Đô thị và Khu công nghiệp. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại tại số 222, đường trần duy hưng, phương trung hòa, quận cầu giấy, tp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Trong những năm vừa qua do quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới, sự tăng cường hợp tác kinh tế đầu tư thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, các nước Châu Âu và các nước khác trên thế giới diễn ra hết sức sôi động. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, sự thành lập một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sự mở rộng các văn phòng công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng. Nhu cầu được nghỉ trong khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam và nhu cầu thuê văn phòng ngày một gia tăng. Theo tính toán, Hà Nội cần phòng khách sạn và các cơ sở lưu trú khác đến năm 2010 là 22.627 phòng, đến năm 2020 là 42.056 phòng. Như vậy đến năm 2010 Hà Nội cần phải có thêm 10.000 phòng khách sạn hạng 3 sao trở lên mới đáp ứng được 1,8 triệu khách quốc tế và đưa thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm hội nghị hội thảo quốc tế của khu vực. Trước tình hình đó Công ty TNHH Thăng Long Property là liên doanh giữa Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long với công ty Videmia SAS đã tiến hành xây dựng Khách sạn, nhà văn phòng và Trung tâm thương mại nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu của thị trường Hà Nội về khách sạn và nhà văn phòng. Lô đất dùng để xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại có diện tích là 40.000 m2 tại góc đường Trần Duy Hưng với đường vành đai số 3, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội được Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội chấp thuận tại công văn số 475/QHKT-P1 ngày 22 tháng 11 năm 2002. Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và Trung tâm thương mại là UBND Thành phố Hà Nội. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1 Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, khóa XI và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 179/1999/ NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định về việc thi hành Luật Tài nguyên nước. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về qui hoạch xây dựng. - Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hàn Quy chế khu đô thị mới. - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về thoát nước Đô thị và Khu công nghiệp. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải xử lý. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y Tế ngày 10/10/2002 về Môi trường lao động. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về qui hoạch xây dựng; - Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Giấy chứng nhận đầu tư số 011022000132 của Công ty TNHH Thăng Long Property do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận ngày 03 tháng 02 năm 2010; - Công văn số 763/QHK-PI ngày 17/03/2010 của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội về yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng tổ hợp công trình tại khu đất 222 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT). - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nồng độ một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06: 2009/BTNMT). - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong khí thải công nghiệp (QCVN 19: 2009/BTNMT) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp (QCVN 20:2009/BTNMT). - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT. -Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1998). - Quy chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại: QCVN 07:2009/BTNMT. 2.3 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Các tài liệu thống kê về tình hình thủy văn, khí tượng, xã hội học, kinh tế – xã hội trong khu vực dự án. - Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2008. - Các báo cáo ĐTM tương tự để có cơ sở so sánh và xác định các tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động của dự án gây ra. - Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực thực hiện dự án do Viện Địa chất thực hiện vào tháng 04 năm 2010. - Lê Trình- Đánh giá tác động môi trường- Phương pháp và ứng dụng- NXB KH-KT, 2000. - Lê Huy Bá, Độc học môi trường, 2000. - Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, 1998. - Nguyễn Duy Động – Thông gió và kỹ thật xử lý khí thải – NXB giáo dục, 1999. - Nguyễn Xuân Nguyên – Nước thải và công nghệ xử lý nước thải – NXB Khoa Học và Kỹ thuật Hà Nội, 2003. - Nguyễn Xuân Nguyên – Nước thải và công nghệ xử lý chất thải khí – NXB Khoa Học và Kỹ thuật Hà Nội, 2004. - Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho dân dụng và công nghiệp, 1998. - Pollution – World Health Organization, Geneva, 1993. - Wastewater Engineering, Metcalf & Eddy, 1991. - Industrial Water Pollution Control,W.Wesley Eckenfelder,Jr. - Environmental Impact Assessment, Canter. - Emission Inventories, U.S Environmental Protection Agency, 1995 - Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Các tài liệu trên có tính chính xác và độ tin cậy cao. Thông tin tương đối mới - là cơ sở khoa học tin cậy trong đánh giá. Nguồn tài liệu dữ liệu do Chủ dự án cung cấp Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong báo cáo ĐTM là những tài liệu có tính cập nhật và độ tin cậy cao. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo: - Các phương pháp nghiên cứu, phân tích môi trường vật lý (nước, không khí): để phân tích hiện trạng môi trường nền khu vực dự án. - Phương pháp thống kê: dùng thể thu thập các số liệu nền về các điều kiện tự nhiên, đất đai, thủy văn, chất lượng không khí, môi trường nước… tại khu vực thực hiện dự án. - Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên nền tảng là các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia. - Đánh giá nhanh: Các phương pháp đánh giá nhanh về các nguồn ô nhiễm đất, nước, không khí do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng để đánh giá tác động môi trường cho dự án. - Phương pháp tham vấn cộng đồng: phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện dự án. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trong quá trình xây dựng và hoạt động sẽ làm thay đổi diện tích đất sử dụng và thảm thực vật hiện tại, đồng thời phát sinh ra khí thải, nước thải, rác thải gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến môi trường tự nhiên. Chính vì các lý do nêu trên mà chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học. Thấy rõ được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và nhằm thi hành nghiêm chỉnh Mục 2, điều 18 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Thăng Long Property đã phối hợp với công ty Cổ phần hóa chất công nghệ mới Việt Nam tiến hành xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM) cho Dự án đầu tư xây dựng. Báo cáo ĐTM được xây dựng trên cơ sở hoạt động của công ty từ đó tiến hành thiết lập những tác động tích cực và tiêu cực đến các lĩnh vực đặc biệt là môi trường tự nhiên do dự án mang lại. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, đưa ra các chính sách hoạt động cụ thể và chương trình hành động trong thời gian sắp tới vì một môi trường trong lành trong tương lai. 4.1. Chủ dự án Chủ dự án: Công ty TNHH Thăng Long Property Ông: Evans Stephen Grant Chức danh: Tổng giám đốc công ty Trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, Chủ đầu tư dự án đã nhận được sự phối hợp và giúp đỡ tận tình của Viện địa chất . 4.2. Cơ quan tư vấn Công ty Cổ phần hoá chất Công nghệ mới Việt Nam. Địa chỉ: Số 1, ngõ 76/7, phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0437167523 Fax: 0437194246 Danh sách những người tham gia lập báo cáo: Họ và tên  Chuyên môn   Ngô Huy Du  Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học   Phạm Thị Hoàng Lựu  Kỹ sư Hóa   Vũ Văn Nhan  Kỹ sư Hóa   Chu Văn Vĩnh  Tiến sĩ Hóa học   Ngô Huy Thành  Kỹ sư Môi trường   Nguyễn Thị Minh  Kỹ sư Hóa   Trần Hữu Hiển  Thạc sĩ Công nghệ Môi trường   Bùi Long Biên  Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học   Ninh Thị Bích Hạnh  Kỹ sư Hóa học   Trần Hải Phương  Cư nhân Hóa Môi trường   Đào Công Thảo  Cử nhân Khoa học Môi trường   Nguyễn Thị Hồng Hạnh  Trung cấp Hóa   Tống Thị Vân Anh  Cử nhân Hoá học   Vũ Thị Quỳnh Hoa  Cử nhân Sinh học   Ngô Xuân Trường  Cử nhân Hoá học   Phạm Quỳnh Trang  Cử nhân môi trường   CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và Trung tâm thương mại tại số 222, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội 1.2 CHỦ ĐẦU TƯ Tên gọi: Công ty TNHH Thăng Long Property Địa chỉ trụ sở chính: Số 222, đường Trần Duy Hưng, Tp Hà Nội Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty TNHH Thăng Long Property số 011022000132 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận ngày 03 tháng 02 năm 2010; Người đại diện: Evans Stephen Grant Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại: 04. 39386653 Fax: 04. 9335792 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Khu vực thực hiện dự án nằm ở Lô B&C trong tổng diện tích 75.180 m2 thuộc quyền sở hữu của Công ty Thương mại Quốc tế và Dịch vụ siêu thị Bouborn Thăng Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyền sử dụng đất cho mục đích đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị. Hiện nay, khu đất này thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Thăng Long Property ( là công ty con của công ty Thăng Long GTC) có tọa độ địa lý như sau: 23o23’326N; 58o22’ 304E 23o23’320N; 58o 22’ 325E Toàn bộ khu vực dự án có diện tích là 40.000 m2 được Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội chấp thuận tại công văn số 475/QHKT-P1 ngày 22 tháng 11 năm 2002 và công văn số 763/QHK-PI ngày 17/03/2010 của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội về yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng tổ hợp công trình tại khu đất 222, Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Diện tích đất được sử dụng với mục đích xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại. Khu đất thực hiện dự án có đặc điểm như sau: - Phía Bắc giáp với đường đang thi công - Phía Đông giáp với dân cư. - Phía Tây giáp với đường Phạm Hùng (đường vành đai số 3). - Phía Nam giáp với siêu thị BigC Thăng Long Nhìn chung khu vực thực hiện dự án khá thuận tiện về giao thông, rất thích hợp khi xây dựng trung tâm mua sắm, khách sạn và văn phòng. Mặc dù dự án được xây dựng gần với khu dân cư (cách khu dân cư khoảng 40 m) nhưng xung quanh khu vực Dự án không có công trình văn hóa, di tích lịch sử nào nên những tác động gây ra ảnh hưởng chủ yếu môi trường xung quanh khu vực dự án. Vị trí của dự án được thể hiện tại Hình 1.1 và Phụ lục 2 của Báo cáo. Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Tổng diện tích lô đất xây dựng dự án là 40.000m2. Lô đất được quy hoạch là cụm công trình trung tâm mua sắm, văn phòng và khách sạn. Căn cứ theo sơ đồ tổng mặt bằng và vị trí của khu đất đã được phê duyệt thì quy mô xây dựng cụ thể của dự án là như sau: - Tổng diện tích đất: 40.000 m2 - Mật độ xây dựng: 45% - Diện tích sàn xây dựng: 18.000 m2 - Hệ số sử dụng đất: 5.75 - Tổng diện tích sàn: 351.140 m2 Trong đó: Khu thương mại và vui chơi giải trí chiếm: 27,4% Khách sạn 5 sao: 10,9 % Khu văn phòng: 61,70% 1.4.1 Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc 1.4.1.1 Tổ chức cơ cấu chức năng Công trình bao gồm nhiều hạng mục chủ yếu phục vụ cho dự án xây dựng khách sạn, văn phòng và trung tâm thương mại mua sắm bao gồm 6 khối, mỗi khối có số tầng khác nhau: - Khối Văn phòng: 28 tầng - Khối khách sạn: 36 tầng - Khối công trình hỗn hợp: 51 – 58 tầng và 2 tầng hầm: có chức năng chính là bãi đỗ xe hơi và xe máy, với số lượng chỗ để xe hơi là 1970 và 2460 chỗ để xe đạp. Ngoài ra một phần diện tích được dùng cho hệ thống kỹ thuật và kho. Chiều cao mỗi hầm là 3,35m, như vậy tổng chiều cao hầm là 7,7m. Ngoài ra hầm được sử dụng cho mục đích kinh doanh: siêu thị, cửa hàng và nhà hàng-câu lạc bộ. Tầng trệt: được sử dụng cho mục đích kinh doanh, trung tâm thương mại mua sắm gồm các nhà hàng và các cửa hàng. Phần còn lại dùng cho khách sạn và văn phòng. a. Giải pháp kiến trúc Hình khối kiến trúc của các toà nhà công trình được tổ hợp bởi hai khối chính là khối chân đế cao 4- 5 tầng có chức năng dịch vụ công cộng, thương mại, văn phòng và 5 khối tháp ký hiệu A, B, C, D, E cao: 28; 36; 58; 51; 39 tầng từ tầng 6 trở lên có chức năng làm căn hộ và một phần là khu dịch vụ công cộng. Các khối tháp ký hiệu A, B, C, D, E cách nhau lần lượt là 16,7m; 24,4m; 24,6m; 24,6m và có khoảng lùi công trình so với chỉ giới đường đỏ đường Phạm Hùng và đường Trần Duy Hưng tối thiểu là 100m. Công trình có 2 tầng hầm được tổ chức làm nơi để xe ô tô, xe đạp, xe máy. Sảnh đón chính hướng ra đường Phạm Hùng phục vụ khối dịch vụ. Các sảnh đón của khối căn hộ và văn phòng được tổ chức tại trục đường Trần Duy Hưng và các vị trí giao thông phụ khác. Khối dịch vụ và văn phòng được thiết kế tiếp giáp với mặt đường chính nhằm tăng tối đa khả năng tiếp cận với người tiêu dùng. Bên cạnh hiệu quả thẩm mỹ kiến trúc cao, công trình được nghiên cứu chặt chẽ về công năng sử dụng có hiệu quả sử dụng đất cao dựa trên các tiêu chuẩn quy định. b. Định hướng cơ cấu sử dụng đất và phân khu chức năng Phương án kiến trúc công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở: tổ hợp công trình có chung khối đế F cao 4-5 tầng có chức năng dịch vụ công cộng, thương mại, văn phòng 5 khối tháp (ký hiệu A,B,C,D,E, H) cao 28, 36, 58, 51, 39 tầng có chức năng làm căn hộ, dịch vụ công cộng và 2 tầng hầm, cụ thể như sau: * Các tầng hầm: bố trí để xe, khu kỹ thuật (hai khối hầm được xây dựng độc lập với nhau , mỗi khối có 2 tầng hầm, chiều cao mỗi tầng là 3,35m gồm có: - Tầng hầm 1 có diện tích sàn xây dựng là 8.033m2 . - Tầng hầm 2 có diện tích sàn xây dựng mỗi tầng là 8.747m2 - Tổng diện tích tầng hầm là 16.780 m2 * Tại các khối đế (F) Khối đế được bố trí làm trung tâm thương mại có diện tích xây dựng là 16.900 m2, chiều cao xây dựng là 5 tầng, và tổng diện tích xây dựng là 75.740 m2 - Tầng 1: Bố trí sảnh thông suốt, không gian sinh hoạt cộng đồng: thương mại – dịch vụ công cộng; khu văn phòng bố trí một phần diện tích tại khối A, B, và E; chiều cao tầng 1 là 6m. - Tầng 2: Bố trí khu công trình hỗn hợp tại khối C và E; khu văn phòng bố trí tại khối A, B, E; khu vườn hoa tiểu cảnh tại khối 2 và không gian thông tầng tại khối 1, 3 và 4; diện tích sàn xây dựng 4061,3 m2; chiều cao tầng 2 là 6m. - Tầng 3: Bố trí khu thương mại công cộng (riêng trong khối 2 bố trí khu vườn hoa tiểu cảnh công cộng); chiều cao tầng 3 là 6m. - Tầng 4: Bố trí khu thương mại – dịch vụ công cộng (riêng trong khối 2 bố trí khu vườn hoa tiểu cảnh công cộng); chiều cao tầng 4 là 4m. - Tầng 5: Bố trí khu thương mại – dịch vụ công cộng (riêng trong khối 2 bố trí khu vườn hoa tiểu cảnh công cộng); chiều cao tầng 5 là 5m. * Tại các khối tháp cao tầng: Các khối tháp cao tầng của tòa nhà được bố trí như sau: Tổ hợp phát triển  Chức năng  Diện tích xây dựng (m2)  Số tầng  Tổng diện tích xây dựng (m2)   Khối đế  Trung tâm thương mại  16.900  5 tầng  75.740   Tòa nhà A  Văn phòng  1.350  28 tầng trên đế  30.200   Tòa nhà B  Căn hộ dịch vụ khách sạn  1.100  36 tầng trên đế  32.300   Tòa nhà C  Căn hộ dịch vụ sử dụng hỗn hợp  1.600  58tầng trên đế  88.000   Tòa nhà D  Căn hộ sử dụng dịch vụ hỗn hợp  1.400  51 tầng trên đế  74.200   Tòa nhà E  Căn hộ sử dụng dịch vụ hỗn hợp  1.300  39 tầng  50.700   Tổng diện tích  18.000   351.140   Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại * Hệ số giao thông trục đứng (các thang bộ và thang máy) - Đối với Khối căn hộ: Hệ thống thang máy của khối căn hộ  là nút giao thông trục đứng có bố trí thang máy và thang bộ làm lõi cứng của công trình. Hệ thống thang gồm thang máy và thang bộ thoát hiểm. - Đối với khối dịch vụ: Hệ thống giao thông chủ yếu là thang bộ tại các vị trí gần lối ra vào chính. Ngoài ra, còn được bổ sung hệ thống thang cuốn hiện đại (chuyên dụng cho siêu thị) nhằm tạo và  định hướng luồng giao thông của khách hàng được thuận lợi và mạch lạc: - Khối văn phòng được bố trí thang bộ và thang máy riêng tạo ra sự phân khu chức năng riêng biệt và  rõ ràng. d. Tổ chức thi công dự án * Vật liệu xây dựng: - Vật liệu kiến trúc: các vật liệu sử dụng trong toàn bộ  tòa nhà cơ bản được sản xuất trong nước. - Đối với mặt đứng tòa nhà: Sử dụng sơn ngoài nhà của hãng sơn liên doanh sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO. - Đối với các vật liệu nội thất: chủ yếu dùng các vật liệu và thiết bị vệ liên doanh như : American Standard,.. nhằm hạ giá thành sản phẩm. - Diện tích văn phòng; việc hoàn thiện đồng bộ phần xây dựng với nội thất sẽ thực hiện  theo đặt hàng của chủ sử dụng. Các căn hộ: Hoàn thiện sơn, trát, ốp lát đồng bộ theo thiết kế xây dựng được phê duyệt, sử dụng vật tư có phẩm chất tốt. Trường hợp thay đổi chủng loại vật tư đắt tiền hơn, chủ nhà phải trả thêm phần chênh lệch giá ngoài vượt dự toán ban đầu. * Hình thức kiến trúc khối công trình - Hình thức kiến trúc của công trình được sử dụng phong cách kiến trúc  hiện đại, bằng giải pháp sử dụng các vật liệu kính, bê tông,… kết hợp cùng các vật liệu hoàn thiện hiện đại làm cho công trình có nét riêng và đặc trưng cho một khối nhà hỗn hợp hiện đại. - Sự  phối hợp giữa phân vị đứng và phân vị ngang hài hòa mặt đứng được phần thành 2 khối thân và  đế tạo nên dáng vẻ vững chắc cho công trình, làm nổi bật chức năng và mục đích sử dụng của công trình - Phần sảnh của công trình với đường nét hiện đại, với mái sảnh vươn ra vững vàng cộng với các vật liệu hoàn thiện hiện đại là điểm nhấn cùa công trình - Sự  kết hợp uyển chuyển giữa màu sắc nhã nhặn truyền thống với màu sắc của hiện đại toát nên vẻ đẹp của công trình. - Công trình mang hình thức kiến trúc hiện đại, vững chắc và sự kết hợp hợp lý giữa các không gian và cảnh quan môi trường kiến trúc xung quanh tạo nên một không gian kiến trúc đẹp có công năng hợp lý làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan xung quanh khu vực. Các vật liệu xây dựng chính sử dụng như sau: - Cốt thép AII, Cường độ tính toán: Ra = 2800kg/cm2 - Cốt thép AIII, Cường độ tính toán: Ra = 3650kg/cm2 - Các tường gạch sử dụng mác 75, vừa XM mác 50 - Cấu kiện thép dùng thép hình có cường độ tính toán R=2250kG/cm2. - Để chống thấm sàn và vách tầng hầm, sử dụng các loại vật liệu như màng chống thấm, tấm cách nước của các hãng sản xuất vật liệu chống thấm nước ngoài như: SOPREMA (pháp) MBT, SIKA. * Tổ chức thi công: Thuê những nhà thầu lớn của Việt Nam và quốc tế với những biện pháp thi công hiện đại từ vật liệu, máy móc đến việc tổ chức thực hiện và thu gom rác thải xây dựng để giảm thiểu tác động đến môi trường. Theo cam kết các công trình hạn chế để công nhân ở lại và sinh hoạt tại công trường nên cũng hạn chế các chất thải sinh hoạt phát sinh. * Tập kết vật liệu: Vật liệu xây dựng công trình sẽ được tập kết tại các vị trí do đơn vị trúng thầu xây dựng công trình bố trí trong khu đất của dự án để thuận tiện cho việc thi công xây dựng các hạng mục công trình. 1.4.1.2 Tổ chức giao thông trong công trình, lối ra vào, bãi đỗ xe Hệ thống giao thông cơ giới được bố trí đi vòng xung quanh lô đất .Lối tiếp cận vào công trình cho nhân viên và hầm đỗ xe sẽ từ đường Vành đai số 3 (đường Phạm Hùng) và đường phía Bắc của lô đất. Lối tiếp cận cho khách sử dụng các phương tiện công cộng hay khách ghé qua trong khoảng thời gian ngắn chủ yếu từ hai hướng là đường vành đai 3 (Phạm Hùng) và Trần Duy Hưng ở phía Nam. Lối đi bộ: Lối đi bộ được bố trí xen kẽ trong các khoảng không gian mở của công trình. Nếu tiếp cận từ bãi đỗ xe ngoài trời, khách bộ hành có thể đi xuyên qua hành lang mua sắm ở giữa công trình để tới trung tâm mua sắm và khách sạn. Hệ thống thang máy: Hệ thống thang máy của tòa nhà do Công ty tư vấn Cơ điện Indochine thiết kế. Do tòa nhà cao tầng nên sẽ được phân đoạn thành 20 tầng một nhịp thang. Các lối thoát hiểm: Bố trí đảm bảo về khoảng cách và số lượng, vị trí tại các điểm giao thông dễ tiếp cận công trình. Từ tầng 1 đến tầng 58, tất cả các khu vực kinh doanh đều có thang thoát hiểm riêng và trực tiếp ra ngoài công trình. Để giảm thiểu ách tắc giao thông do sự tập trung khách đến trung tâm và khách sạn, Chủ đầu tư tiến hành phân luồng lưu thông cho các phương tiện: Đối với khách hàng của công trình sẽ được hướng dẫn ra/vào khu giao thông công cộng như bến xe buýt. Hầu hết chỗ để xe được đặt ở tầng hầm, có một lối đi tách biệt dành cho người đi bộ và các phương tiện giao thông. Đối với việc lưu thông cho khối văn phòng (tòa nhà C, D, E) có lối ra vào riêng nối ra đường Trần Duy Hưng. Ngoài ra, các trục đường giao thông và các điểm dừng xe sẽ được thiết kế đủ lớn để cho các phương tiện cá nhân và xe taxi dừng đỗ tránh hiện tượng xếp hàng tràn lan gây ách tắc giao thông. Đường dốc vào ngay nơi sau dừng đỗ để thúc đẩy lưu lượng giao thông và tránh ùn tắc. Các bãi đỗ xe được bố trí ở 1 tầng hầm với tổng diện tích sàn là 18.000 m2 và một bãi đỗ xe ngoài trời được xây dựng mái che phủ. 1.4.2 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng 1.4.2.1 Hệ thống giao thông Theo quy hoạch tổng thể thì khu vực dự án nằm trong Lô B&C của khu đất đã được Thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch. (chi tiết xem phụ lục 1) - Phía Bắc giáp với đường mới mở. Phía Đông giáp với dân cư. Phía Tây giáp với đường vành đai số 3 (đường Phạm Hùng). Phía Nam giáp với đường Trần Duy Hưng. Tại các giao lộ, bán kính bó vỉa được thiết kế phù hợp với quy chuẩn xây dựng, bảo đảm an toàn và thuận lợi. Độ dốc dọc và ngang đường bảo đảm thoát nước mặt được nhanh nhất, giữ gìn vệ sinh môi trường và tăng cao tuổi thọ của đường. Biện pháp kỹ thuật: Do khả năng lún không đều của nền đất san lấp qua thời gian, nên công trình sẽ sử dụng kết cấu đường mềm (bề mặt đường trải nhựa asphalt) để có thể dễ dàng sửa chữa hơn là kết cấu bêtông cứng, khi có hiện tượng lún xảy ra. 1.4.2.2 Chuẩn bị kỹ thuật nền đất và cao độ san lấp Khu vực thiết kế, hầu hết trước kia là đất nông nghiệp, nền đất thấp. Do đó để có thể đưa vào sử dụng, phải tôn cao nền đất hiện hữu của khu vực xây dựng đường, công trình, sân bãi Cao độ san nền thấp nhất dự kiến khoảng +6,30m về phía tây Bắc của khu đất. Để giảm tối thiểu những rủi ro do độ lún không đều, giải pháp tốt nhất là tiến hành một cuộc thử nghiệm và theo dõi một khu vực san lấp thử càng sớm càng tốt. Công việc bao gồm: Khoan 6 đến 8 lỗ khoan/khối công trình để xác định chiều dày của các lớp đất bồi mềm bên dưới. Tiến hành thử nghiệm bằng chùy xuyên. Bố trí một khu nền đắp thử nghiệm. Theo dõi áp lực lỗ rỗng và sự sụt lún của nền đắp thử nghiệm. Việc san lấp nền vượt cao độ ổn định 1,5m để dự phòng lún, cần nghiên cứu khảo sát địa kỹ thuật chi tiết để giải quyết toàn bộ vấn đề lún và chính xác các hoạt động san lấp. Để giảm mức độ lún thay đổi tại rìa của từng khu vực nền san lấp, việc san lấp sẽ được mở rộng thêm 15m ra ngoài rìa của công trình. Ngoài ra cần tiến hành một số công tác khác: Chia dãy công trường trước khi san lấp Bố trí các đống san lấp và tải chất thêm. Theo dõi lún. Dỡ bỏ tải chất thêm. 1.4.2.3 Qui hoạch cấp nước Tiêu chuẩn áp dụng và nhu cầu cấp nước Tiêu chuẩn cấp nước áp dụng TCVN 4513-88 : Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 323-2004 : Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 6160-96 : Phòng chữa cháy- Nhà cao tầng TCVN 5760-93 : Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế Nhu cầu cấp nước Nguồn nước sử dụng cho giai đoạn xây dựng là nước giếng khoan được khoan ở độ sâu 20m, với lượng nước sử dụng là 13,5 m3/ ngày bao gồm nước sử dụng cho công nhân lao động trên công trường và nước dùng để rửa các máy trộn xi măng. (Nước thải trong giai đoạn xây dựng được mô tả chi tiết trong chương 3 của báo cáo) Nguồn nước sử dụng khi Dự án đi vào giai đoạn hoạt động: Nguồn cấp: nguồn nước cấp cho dự án được lấy từ mạng lưới cấp nước chung của thành phố. Lưu lượng nước cấp sinh hoạt cho dự án: 1  Khu mua sắm  2.500  người    Nhu cầu cấp nước (tiêu chuẩn 15,5lit/người.ngày)  39  m3/ngày   2  Thực khách của khách sạn  600  người    Nhu cầu cấp nước (tiêu chuẩn 100 lit/người.ngày)  60  m3/ngày   3  Cán bộ công nhân viên làm việc tại tòa nhà  200  người    Nhu cầu cấp nước (tiêu chuẩn 50lit/người.ngày)  1  m3/ngày   4  Tháp làm lạnh  3 tháp     Nhu cầu cấp nước (nhu cầu tháp 153,6m3/ngày)  460,8  m3/ngày   5  Rửa bãi đậu xe (30 vòi)  11,16  m3/ngày   6  Vườn/ Công viên (20nos taps)  1  m3/ngày   7  Sử dụng cho mục đích khác      Rửa nhà vệ sinh (20 vòi)  3  m3/ngày    Tổng nhu cầu dùng nước cho dự án  574  m3/ngày   Tháp làm lạnh sử dụng cho tòa nhà là hệ thống làm lạnh trung tâm nên lượng nước cấp sử dụng cho tháp tương đối lớn. Mục đích của tháp là làm lạnh cho toàn trung tâm thương mại do đó nhu cầu tiêu thụ nước là tương đối cao. Lưu lượng nước cấp chữa cháy: Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy (fire hydrant): q = 95 l/s (trong 45 phút). Như vậy lưu lượng nước cấp cho chữa cháy là:  Tiêu chuẩn cấp nước cho hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler system): q=3400 l/min (trong 1 giờ). . Như vậy lưu lượng nước cấp cho spinkler system là:  Tổng lượng nước cấp dùng cho chữa cháy là: Qcc = 256.5 m3 + 204 m3 = 460.5 m3. Các giải pháp cấp nước Giải pháp cấp nước sinh hoạt Nước sạch từ đường ống cấp nước chung khu vực sẽ đi vào bể chứa được đặt tại tầng hầm của tòa nhà với dung tích khoảng 225m3, sau đó nước được bơm cấp nước liên tục theo nhu cầu sử dụng. Giải pháp cấp nước chữa cháy Nước chữa cháy trong mua sắm thuộc khu dự án được lấy từ bể chứa đặt tại tầng hầm dung tích là 1000m3. Khi xảy ra cháy bể chứa nước sẽ đảm bảo đủ lượng nước cấp cho công tác chữa cháy (1 giờ chữa cháy tự động và 45 phút chữa cháy bằng thủ công). Các trụ chữa cháy thuộc nội vi khu dự án có nhiệm vụ cấp nước chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra ngoài nhà. Đường ống cấp nước cho trụ chữa cháy được lấy trực tiếp trên đường ống cấp nước trước khi vào bể nước ngầm. Các họng chữa cháy bên ngoài tòa nhà sẽ được công ty TNHH Thăng Long Property lắp đặt theo quy hoạch chung cho toàn bộ khu vực dự án. 1.4.2.4 Quy hoạch thoát nước a. Tiêu chuẩn và lưu lượng thoát nước Tiêu chuẩn thoát nước áp dụng TCVN 4474-87 : Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 323-2004 : Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế Lưu lượng nước thải: lưu lượng nước thải được tính toán dựa trên lượng nước cấp cho dự án, tính toán lượng nước thải chiếm 100% lượng nước cấp (không bao gồm nước cấp cho tháp làm lạnh và nước tưới cây) 1  Khu mua sắm  2,500  người       Lượng nước thải   39  m3/ngày   2  Thực khách của khách sạn  600  người       Lượng nước thải   60  m3/ngày   3  Cán bộ công nhân viên làm việc trong tòa nhà  200  người       Lượng nước thải  1  m3/ngày   4  Rửa bãi đậu xe (30 vòi)  11,16  m3/ngày     Sử dụng cho mục đích khác      5  Rửa nhà vệ sinh (20 vòi)  3  m3/ngày    Tổng lượng nước thải   115  m3/ngày   Như vậy tổng lượng nước thải làm tròn là 120 m3/ngày. b. Giải pháp thiết kế thoát nước Giải pháp thoát nước thải Trong dự án quy hoạch chung về việc thoát nước thải cho khu đất thực hiện dự án thì nước thải của Dự án sau khi xử lý đạt quy chuẩn sẽ thải trực tiếp vào cống thoát nước chung của Thành phố và hệ thống xử lý nước thải sẽ được chủ đầu tư tính toán đầy đủ và xây dựng trước khi tiến hành các hạng mục công trình trong khu vực. Mạng lưới đường ống thoát nước thải nội khu sử dụng ống PVC ( 300 dẫn vào trạm xử lý nước thải của Dự án, sau khi nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được đấu nối vào đường ống thoát nước thải chính (4000 được đặt trên tuyến đường nội khu tại 1 điểm đấu nối, sau đó thải vào hệ thống chung của thành phố. Giải pháp thoát nước mưa Nước mưa thu hồi từ mái nhà, vỉa hè … được thu vào hệ thống hố ga và ống thu trong nội khu, dẫn vào hệ thống cống thoát nước mưa chính đi dọc theo vỉa hè ra nhập vào hệ thống cống thoát nước mưa của thành phố hiện đã có trên đường Phạm Hùng và các tuyến cống thoát nước dự kiến xây dựng trên các trục đường phía Tây Bắc và Đông Bắc của dự án. Hệ thống thoát nước mưa được thi công sau khi nền được san đắp đã ổn định với yêu cầu đường ống được lắp đặt phải có độ dốc và việc gia cố nền móng an toàn. Đường ống chính thu nước mưa được thiết kế bao quanh công trình là ống PVC (300. Hệ thống thoát nước mưa nội khu sẽ được tiếp tục nối vào đường ống thoát nước mưa tại các điểm đấu nối chính trước khi đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố. 1.4.2.5 Quy hoạch cấp điện a. Nguồn điện Nguồn cung cấp điện chính cho toàn khu vực là từ trạm điện quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (22/0,4KV) tại phía Bắc của khu vực dự án. b. Lưới điện cao áp Mạng lưới điện cao áp Thành phố được kết nối với lưới điện cao áp Quốc gia thông qua trạm điện của quận và được truyền tải từ nhà máy về Khu trung tâm thương mại theo đường dây mạch kép 110KV. c. Lưới điện trung áp Trạm điện cung cấp điện cho toàn bộ khu thương mại đặt ở tầng lửng, tuyến cáp trung thế 22KV của khu thương mại dẫn đi ngầm trong ống nhựa PVC đường kính (114mm2, được đấu nối với tuyến trung thế 22KV ở trụ bê tông B6 hiện hữu đi trên không dọc theo đường Trần Duy Hưng, tuyến cáp trung thế của khu thương mại được dẫn đi ngầm dưới đất vào giếng thông tầng ở tầng hầm sau đi bằng khay cáp trong giếng điện đến tủ đóng cắt trung thế trong trạm biến áp ở tầng lửng. d. Lưới điện hạ áp Từ trạm điện, điện áp 22KV được biến áp thành 380/220V-50hz cung cấp điện đến các tủ phân phối ở giếng thông tầng điện của từng khu vực, từng tầng từ tủ chính điện cấp đến các tủ nhánh ở trong nhà. Lưới điện phân phối cho từng khu vực, từng tầng và tủ nhánh trong các gian phòng, chiếu sáng lối đi, sân bãi…. Dây cáp điện được dẫn đi âm dưới sàn hay trên trần, đi nổi trong giếng điện, luồn trong ống nhựa PVC hay trên máng cáp, dùng cáp đồng 4 lõi. Để vận hành hệ thống điện tối ưu, cần cân bằng phụ tải giữa các pha, nên phân bố hợp lý đối xứng giữa các pha, lắp đặt tụ bù để tăng cao hệ số cos(. Các thiết bị điện đặt trong và ngoài nhà được tính toán chọn phù hợp với cấp điện áp của mạng lưới điện cung cấp, tính chất môi trường và yêu cầu sử dụng. Khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện tất cả đã được tính toán thích hợp với việc bổ sung thêm phụ tải sau này, theo những giai đoạn phát triển của dự án do việc gia tăng phụ tải, sẵn sàng cho việc nâng cấp phụ tải trong tương lai. e. Lưới chiếu sáng đường: Ngoài hệ thống chiếu sáng tự nhiên cần đặt thêm hệ thống chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo an ninh, chiếu sáng trang trí, chiếu sáng thoát hiểm. Nhằm trang bị đủ ánh sáng khi làm việc và an toàn khi có sự cố xảy ra đồng thời tạo vẻ mỹ quan cho toàn khu dân cư. Dùng đèn huỳnh quang, đèn cao áp và bóng tiết kiệm điện để chiếu sáng tuỳ theo chức năng ở từng khu vực. Lắp đèn chiếu sáng ngoài lối đi đường nội khu và ngoài khu, công viên, đèn cỏ trang trí sân vườn, bồn hoa, vỉa hè, bảng hiệu trong khu dân cư…. Lắp đèn nội khu dùng lọai đèn halogen 220V/50HZ/180W, lắp trên trụ nhôm cao 3.5m, khoảng cách giữa hai trụ từ 20m đến 22m tùy theo khu vực, lắp đèn cỏ ở khu công viên cây xanh …, dùng đèn 220V/50HZ/60W, lắp trên trụ cao 0.5m. Ngoài ra có đặt một số MCB, hộp nối dây và đặt ống dự phòng cho chiếu sáng sau này ở các khu vực bồn hoa, vỉa hè, công viên nội khu…, nhằm trang trí cho toàn khu. Tất cả các dây dẫn chiếu sáng đi dây 10mm2 luồn trong ống nhựa PVC(40mm2, đi âm dưới đất. Thời gian tắt – mở được điều khiển bằng bộ định giờ (timer) tùy theo người sử dụng. 1.4.2.6 Giải pháp thiết kế mạng lưới thông tin liên lạc Từ thiết bị kết nối và truy nhập mạng chính đặt tại dự án liên kết với các thiết bị kết nối và truy nhập nhánh của khu vực. Cáp được dẫn đi ngầm trong ống nhựa PVC(90&60 để đưa vào phòng thông tin sử dụng đặt ở tầng lửng. Hệ thống thông tin bao gồm truyền hình cáp, điện thoại, mạng máy tính, dự định tổng dung lượng đường truyền sẽ sử dụng cho dự án là 330line. a. Truyền hình cáp Tín hiệu bên ngòai đưa vào đi âm bằng ống PVC đến giếng điện ở tầng hầm, sau đó được dẫn đi bằng khay cáp trong giếng điện đến tầng lửng vào phòng thông tin. Từ tủ phân phối thông tin chính tín hiệu được truyền tải đến cung cấp cho các tủ nhánh khác của từng khu, từ tủ nhánh ở các khu vực tín hiệu được đưa đến từng tầng và vào các khu vực ở từng tầng, tín hiệu bên ngòai đưa vào được kết nối từ mạng lưới thành phố, đấu nối với tuyến cáp hiện có dọc theo đường Phạm Hùng, dây dẫn tín hiệu vào đi âm dưới đất luồn trong ống nhựa PVC(60mm2. Tín hiệu từ tủ chính dẫn đến tủ nhánh ở từng khu vực và tủ nhánh ở các tầng trong lô đều được đi ngầm luồn trong ống nhựa PVC(60mm2 hay dẫn đi trong khay cáp đi trong giếng thông tầng điện. b. Điện thoại và mạng máy tính: Cáp tín hiệu điện thoại và mạng máy tính được đưa vào tủ thông tin chính đặt ở phòng thông tin ở tầng lửng. Tín hiệu đưa vào được đấu nối từ mạng lưới thành phố với tuyến cáp hiện có chạy dọc theo đường Phạm Hùng, tín hiệu vào luồn trong ống nhựa PVC(90mm2, đi ngầm. Tín hiệu từ tủ chính ở phòng thông tin phân phối cho các tủ nhánh ở từng khu vực, từng tầng và trong căn, đều đi ngầm luồn trong ống nhựa PVC(90mm2 hay dẫn đi trong máng cáp đi trong giếng thông tầng điện. c) Hệ thống cây xanh Có thể nói hệ thống cây xanh của Dự án là một phần quan trọng để nâng vị thế của công trình để xứng đáng với vị trí hiện có của Dự án. Công trình này sẽ được thiết kế với mục tiêu tăng diện tích cây xanh tối đa. Ngoài hệ thống cây xanh, tiểu cảnh trên mặt đất (cốt .00) thì trên nóc đế của các Tòa nhà (Tầng 5) sẽ được trồng cây xay và tiểu cảnh. Ngoài ra trên từng tầng sẽ tối đa phần tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và các phần trồng cây xanh. Có thể khoảng 20 tầng lại có tầng công cộng có trồng cây xanh và quán cà phê…. Cây xanh trong khuôn viên của công trình: Cây xanh sẽ được che phủ với diện tích tối đa là 20% diện tích của tòa nhà. Chủng loại và số lượng cây xanh: Cây keo tai tượng, cau vua, bạch đàn cao sản, cây cau cao sản, hoa sữa, lộc vừng, liễu. Tổng cộng khoảng 25.000 cây các loại. Thiết kế kiến trúc: Cây xanh được trồng xung quanh toàn khu, sát với hệ thống tường bao; hai bên đường đi chính; ở lô đất phía trong và ngoài cổng chính ra vào. 1.4.3 Tiến độ thực hiện dự án Tiến độ thực hiện dự kiến như sau: Quý 2/ 2007 đến quý 3/2008: tiến hành làm các thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư Quý 3/2008 đến quý 3/2009: thiết kế, thuê nhà thầu Quý 4/2009; tiến hành các thủ tục về Môi trường Quý 1/2010 – quý 4/2010: xây dựng dự án Quý 1/2011: Đưa dự án vào hoạt động. Hiện tại tiến độ thực hiện dự án đang chậm hơn so với tiến độ dự kiến ban đầu. 1.4.4 Vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư: 50.000.000 USD. 1.4.5 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Tổ chức quản lý và thực hiện dự án là Công ty TNHH Thăng Long Property CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ Xà HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất Khu vực dự án nhìn chung có cấu tạo nền đất phù sa, thành phần chủ yếu gồm sét, bùn sét, có màu xám đen, màu đen. Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,5 kg/cm2. Theo kết quả khảo sát địa chất tại khu vực dự án vào năm 2007, địa chất tại khu vực được chia thành các lớp chính như sau: Lớp 1: xốp, xám đen, bùn hữu cơ (5-25cm) Dung trọng ướt : ( = 14,50 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 7,5 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 92,06% Tỷ trọng : Gs = 2,61 Lực cố kết : C = 5,4 kPa Góc ma sát : ( = 3o26’ Lớp 2: cứng, nâu – xám trắng, sét nạc (25-75cm) Dung trọng ướt : ( = 19,40 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 15,20 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 27,33% Tỷ trọng : Gs = 2,73 Lực cố kết : C = 29,3 kPa Góc ma sát : ( = 13o32’ Lớp 3a: cứng, nâu vàng, sét có lẫn cát (75-100cm) Dung trọng ướt : ( = 19,80 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 16,00 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 23,79% Tỷ trọng : Gs = 2,71 Lực cố kết : C = 21,8 kPa Góc ma sát : ( = 13o31’ Lớp 3b: tỷ trọng trung bình, cát sét vàng nâu (100-150cm) Dung trọng ướt : ( = 19,80 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 16,10 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 22,69% Tỷ trọng : Gs = 2,69 Lực cố kết : C = 10,5 kPa Góc ma sát : ( = 19o52’ Lớp 4: cứng, xám hơi đen, sét nạc (150-200cm) Dung trọng ướt : ( = 18,60 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 14,00 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 33,18% Tỷ trọng : Gs = 2,72 Lực cố kết : C = 23,6 kPa Góc ma sát : ( = 11o23’ Lớp 5: tỷ trọng trung bình, xám tro, cát sét phù sa (20-230cm) Dung trọng ướt : ( = 20,10 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 16,90 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 18,86% Tỷ trọng : Gs = 2,67 Lực cố kết : C = 8,8 kPa Góc ma sát : ( = 23o58’ Lớp 6: rất cứng, vàng nâu – xám trắng, cát sét (230-279cm) Dung trọng ướt : ( = 20,70 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 17,40 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 19,03% Tỷ trọng : Gs = 2,73 Lực cố kết : C = 53,8 kPa Góc ma sát : ( = 16o19’ Lớp 7: cát sét phù san nặng, nâu vàng (279-500cm) Dung trọng ướt : ( = 20,05 KN/m3 Dung trọng khô : ( = 16,70 KN/m3 Độ ẩm tự nhiên : W = 20,36% Tỷ trọng : Gs = 2,67 Lực cố kết : C = 8,9 kPa Góc ma sát : ( = 25o54’ Nhìn chung, trong khu vực khảo sát các lớp đất phần trên chưa trải qua quá trình nén chặt tự nhiên nên có cường độ chịu lực kém. 2.1.2 Điều kiện thủy văn Xung quanh khu vực thực hiện dự án không có nhánh sông, kênh mương nào đi qua. Nước thải của công trình sau khi xử lý đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn sẽ được thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của Thành phố. 2.1.4. Điều kiện khí tượng Khí hậu khu vực thực hiện dự án mang đặc điểm khí hậu của Hà Nội và có đặc điểm khí hậu chung của vùng Bắc Bộ nằm trong vùng hoàn lưu khí quyển nhiệt đới gió mùa của miền Bắc, có sự tương phản sâu sắc giữa mùa đông và mùa hè. Mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 14oC, tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình là 33oC Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình của không khí là 84%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối của không khí là 16%. Thời kỳ ẩm nhất là các tháng cuối mùa Đông (tháng 1, 2, 3). Độ ẩm trung bình đạt 85-87%. Thời kỳ khô nhất là các tháng đầu mùa đông, tháng 1 có độ ẩm cực tiểu trung bình 80%. Nắng: Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1500-1600 giờ. Tháng nóng nhất là tháng 7 với tổng số giờ nắng là 180 giờ. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700 – 2.200mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Trong mùa mưa tập trung 85% tổng lượng mưa cả năm trong thời gian này. Lượng mưa trung bình quan trắc được tại Hà nội là 1676,6mm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa và đạt cực đại vào các tháng 7 và tháng 8 (2 tháng có bão nhiều nhất) trung bình khoảng 300mm. Sáu tháng còn lại thuộc về mùa mưa ít, tháng 12 là tháng có lượng mưa ít nhất 12-18mm và có từ 5-7 ngày mưa. Độ bốc hơi: Độ bốc hơi trung bình năm từ 800-1.000mm Theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2008, các đặc điểm khí tượng năm 2008 của Hà nội thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng năm 2008 tại Hà Nội Nguồn: Niên Giám thống kê 2008 Đơn vị: oC Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Nhiệt độ  15,2  13,8  21,4  24,7  27,6  28,6  29,4  29,0  28,3  26,5  21,4  18,4   Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình các tháng năm 2008 tại Hà Nội Đơn vị: % Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Độ ẩm  80  72  82  84  79  81  79  83  80  80  76  75   Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Bảng 2.3: Số giờ nắng trung bình các tháng năm 2008 tại Hà Nội Đơn vị: Giờ Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Số giờ nắng  63  26  68  73  143  116  144  124  123  92  148  114   Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình các tháng năm 2008 tại Hà Nội Đơn vị: mm Tháng  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Lượng mưa  27  14  20  122  184  234  424  305  199  469  259  11   Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Gió và hướng gió: Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình lan truyền các chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch. Tốc độ gió nhỏ hoặc gió lặng thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải. Hướng gió chủ đạo trong năm là: Về mùa đông gió thường thổi tập trung từ 2 hướng: Bắc – Đông Bắc và Đông – Đông Nam. Mùa hạ gió thường thổi từ Nam – Đông Nam. Tốc độ gió lớn nhất lên tới 30 – 35 m/s xảy ra vào mùa hè khi có dông bão. Vào mùa Đông khi có gió mùa tràn về, tốc độ gió giật có thể đạt tới 20m/s. Tốc độ gió trung bình năm tại khu vực là 2,6m/s. 2.1.5 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 2.1.5.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh Chủ dự án đã phối hợp với Viện Địa chất tiến hành đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực vào ngày 13/04/2010. Các kết quả đo đạc được thực hiện tại khu đất dự án chưa tiến hành thi công xây dựng do đó các số liệu đo đạc về môi trường không khí có thể được coi như tài liệu nền của dự án, sử dụng làm căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động. Các chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích đều tuân theo quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT) và tiêu chuẩn âm học (TCVN 5949:1998). Vị trí đo đạc, lấy mẫu: tại khu đất dự án K1: Giữa khu đất dự án (Tọa độ: 23o23’230N; 58o 22’ 279E) K2: Giáp khu vực bãi trông xe phía bên trái khu đất (Tọa độ: 23o23’200N; 58o 22’ 218E) K3: Phía sau khu đất dự án, giáp tường rào bên phải (Tọa độ: 23o23’120N; 58o22’ 255E) K4: Đầu dự án cạnh đường vào phía cổng phụ BigC (Tọa độ: 23o23’326N; 58o22’ 304E) K5: Cuối dự án, bên phải cạnh nhà bảo vệ khu đất (Tọa độ: 23o23’320N; 58o 22’ 325E) Các vị trí lấy mẫu được thể hiện cụ thể tại phụ lục 3 của báo cáo Thời gian bắt đầu lấy mẫu: 9h ngày 13/04/2010. Lúc tiến hành lấy mẫu tại khu vực thực hiện dự án: Trời nắng. Phương pháp lấy mẫu và phân tích: + Đối với mẫu không khí xung quanh, chiều cao điểm lấy mẫu kể từ mặt đất 1.5m. Thời gian lấy mẫu là 30 phút/mẫu. + Lấy mẫu các hơi, khí bằng máy lấy mẫu không khí APEX SERIES (Casella - UK). Các hơi, khí được thu mẫu theo phương pháp hấp thụ và phân tích bằng phương pháp so màu trên máy so màu Shimadzu UV Visible Spectrophotometer (UV mini-1240 – SHIMADZU CORPORATION – KYOTO, JAPAN). Các hợp chất hữu cơ được phân tích theo phương pháp sắc ký trên sắc ký khí GC 17A - SHIMADZU CORPORATION – JAPAN. + Đo độ ồn bằng máy đo hiện số (EXTECH INSTRUMENTS - USA). + Đo nhiệt độ, độ ẩm bằng máy đo hiện số HANNA (USA). Đo tốc độ gió bằng máy đo MC-86 (TPS - Australia). Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT) và tiêu chuẩn âm học (TCVN 5949:1998). Bảng 2.5. Kết quả phân tích Vi khí hậu và mẫu không khí xung quanh TT  Th«ng sè ph©n tÝch  §¬n vÞ  K1  K2  K3  K4  K5  QCVN 05:2009 06:2009 TCVN 5949:1998   1  NhiÖt ®é  oC  28,1  28,0  27,9  27,8  29,2  -   2  §é Èm  %  62,0  66,2  65,5  62,5  63,4  -   3  H­íng giã  -  ĐN  ĐN  ĐN  ĐN  ĐN  -   4  Tèc ®é giã  m/s  2,20  2,15  1,35  1,20  1,78  -   5  ¸p suÊt khÝ quyÓn  hPa  1005  1005  1005  1005  1005  -   6  §é ån LAeq  dBA  60,1  58,2  65,6  55,5  58,0  75   7  Bôi tæng sè  mg/m3  0,172  0,180  0,185  0,190  0,185  0,3   8  CO  mg/m3  1,40  1,20  1,50  1,30  1,60  30   9  SO2  mg/m3  0,036  0,034  0,032  0,034  0,031  0,35   10  NOx  mg/m3  0,021  0,020  0,019  0,020  0,019  0,2   11  HC  mg/m3  2,5  2,2  1,8  1,5  2,0  5   12  NH3  mg/m3  0,10  0,07  0,08  0,11  0,12  0,2   13  H2S  mg/m3  0,015  0,020  0,016  0,018  0,025  0,042   Nguồn: Viện Địa chất, 2010 Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nhỏ hơn qui chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT), điều này cho thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án không có dấu hiệu ô nhiễm và chưa bị tác động từ các hoạt động trong khu vực. 2.1.5.2 Chất lượng nước mặt Như đã trình bày về phần điều kiện thủy văn tại mục 2.1.2, khu vực thực hiện dự án không có hệ thống sông, kênh mương nào đi qua. Ngày 13/04/2010 công ty đã kết hợp với Viện địa chất tiến hành lấy mẫu trong 1 ao có diện tích khoảng 10 m2 nằm trong khu đất của dự án để đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án. Bảng 2.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt TT  Th«ng sè ph©n tÝch  §¬n vÞ ®o  NM1  QCVN 08:2008/ BTNMT(B1)   1  pH  -  7,15  5,5 -9   2  DO  mg/l  5,25  ( 4   3  COD  mg/l  33  30   4  BOD5  mg/l  21  15   5  SS  mg/l  38  50   6  DÇu mì  mg/l  0,07  0,1   7  Coliform  MPN/100ml  8.500  7.500   8  Cr6+  mg/l  <0,002  0,04   9  Cr3+  mg/l  <0,002  0,5   10  As  mg/l  0,010  0,05   11  Pb  mg/l  <0,002  0,05   12  NO2  mg/l  0,018  0,04   13  NO3  mg/l  8,2  10   14  NH4 (theo N)  mg/l  0,90  0,5   15  Zn  mg/l  0,007  1,5   16  Fe  mg/l  0,65  1,5   17  Ni  mg/l  < 0,002  0,1   18  Mn  mg/l  < 0,01  -   19  F  mg/l  0,18  1,5   20  CN  mg/l  <0,002  0,02   21  Hg  mg/l  <0,0002  0,001   Nguồn: Viện Địa chất, 2010 Nhận xét: Theo kết quả phân tích chất lượng nước ao trong khu vực dự án có thể nhận thấy các chỉ tiêu phân tích đều đạt QCVN 08:2008 (cột B1). Tuy nhiên, có 3 chỉ tiêu cao hơn so với quy chuẩn là BOD, COD, NH4, nguyên nhân do đây là ao tù chỉ có nước khi trời mưa nên dễ tích tụ các chất bẩn hữu cơ có hàm lượng cao hơn so với quy chuẩn. Khi dự án tiến hành triển khai thì ao này sẽ được san lấp để xây dựng các hạng mục công trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại tại số 222, đường trần duy hưng, phương trung .doc
Luận văn liên quan