Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên

Cần tập trung hoàn thiện các quy trình áp dụng của phương pháp đánh giá tác động môi trường không chỉ tập trung cho các dự án phát triển, tăng cường hơn nữa việc áp dụng vào các kế hoạch phát triển quy mô quốc gia, vùng, ngành; Các vấn đề tồn tại trong các đánh giá ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn nữa các công cụ xử phạt nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật. Về công tác triển khai thực hiện: Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của cộng đồng vào công tác đánh giá tác động môi trường; Cần có lồng ghép các kết quả đánh giá tác động môi trường vào nghiên cứu khả thi và ra quyết định; Xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Để đảm bảo việc thực hiện ĐTM có hiệu quả cả khi đánh giá và khâu giám sát.

docx76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh mục tất cả các yếu tố môi trường liên quan đến dự án/ hoạt động cần đánh giá Gửi danh mục đến chuyên gia hoặc lấy ý kiến đánh giá Có nhiều loại danh mục (danh mục giản đơn, danh mục mô tả, danh mục câu hỏi, danh mục có ghi mức độ tác động, …) . b. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận là phương pháp phối hợp liệt kê các tác động của hoạt động phát triển dự án và liệt kê các yếu tố môi trường (chỉ tiêu môi trường) có thể bị tác động vào một ma trận. Có 2 loại ma trận: Ma trận đơn giản (định tính và bán định lượng) Ma trận định lượng. c. Phương pháp phân tích chi phílợi ích Phân tích chi phí – lợi ích là một công cụ chính sách cho phép các nhà hoạch đính chính sách quyền lựa chọn giữa các giải pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau. Trình tự tiến hành: Liệt kê tất cả các tài nguyên được chi dùng trong mọi hoạt động kể cả tài nguyên nhân lực. Liệt kê tất cả các sản phẩm thu được kể cả phế thải có giá trị hoàn nguyên. Xác định tất cả mọi hành động tiêu thụ, hành động làm suy giảm tài nguyên, kể cả hoạt động sản xuất gây ô nhiễm. Liệt kê các khía cạnh có lợi cho tài nguyên nhưng chưa được xét đến trong đề án hoạt động, các khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Liệt kê vào dự án hoạt động những vấn đề cần bổ sung cho dự án để sử dụng hợp lý và phát huy tối đa nguồn tài nguyên. Diễn đạt kết quả phân tích nêu trên vào báo cáo đánh giá ĐTM. d. Phương pháp đánh giá rủi ro Rủi ro môi trường là những tổn hại bất ngờ không lường trước được xảy ra gây tổn hại đến cơ sở vật chất hoặc sức khỏe cộng đồng hoặc đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các bước thực hiện: Xác định khu vực đòi hỏi có sự nâng cấp, bổ sung (đặc biệt đối với nhà máy mới xây dựng và có sự thay đổi công nghệ). Trình bày được rằng hoạt động của công trình là an toàn. Bảo đảm được “giá trị tiền tệ” việc cung cấp an toàn. Về bản chất, đánh giá rồi có thể được sử dụng để xác định ưu tiên đối với chi phí cho các biện pháp làm giảm rủi ro. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường a. Vị trí địa lý Nhà máy được xây dựng tại Khu công nghiệp Phố Nối A – Xã Trưng Trắc – Huyện Văn LâmTỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 24 km. Vị trí tiếp giáp: Phía Đông Bắc giáp Công ty TAIANG Phía Đông Nam giáp Công ty ALPHANAM Phía Tây Nam giáp quốc lộ 5 Phía Tây Bắc giáp Công ty Ô Tô Việt Nam. b. Đặc điểm địa hình địa mạo Hiện trạng khu đất: Là đất của Công ty Hamico sản xuất vật liệu sành sứ thủy tinh, khu đất đã có một nhà văn phòng 2 tầng, hai nhà ăn một tầng cho cán bộ công nhân viên, một nhà nghỉ một tầng cho các bộ công nhân viên, ba nhà công nghiệp thép tiền chế để sản xuất và một số nhà kho. Khu đất đã có mạng lưới đường giao thông nội bộ rộng 6m bằng bê tông và đảm bảo cho xe container lưu thông trong nhà máy. Cao độ nền đường hiện tại là +9.70. c. Khí hậu Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu đều có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm nước và không khí. Qúa trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm ra môi trường phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu của khu vực có nguồn gây ô nhiễm. Hưng Yên cách không xa Hà Nội nên khí hậu của tỉnh cũng có những nét tương tự như khí hậu tại Hà Nội, là chia thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm1.600 mm. Nhiệt độ trung bình năm của Hưng Yên là 23.2°C phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh. Độ ẩm trung bình năm từ 80% 90%. Hưng Yên có hai mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đông nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7. Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Hưng Yên như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây ra tại Hưng Yên chiếm tới 1520% tổng lượng mưa năm. Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần suất lớn nhất trong các tháng 7 , 8 và 9. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội a. Các đặc điểm kinh tế xã hội Xã Trưng TrắcHuyện Văn Lâm có 1.885 hộ dân, tổng số dân 8.096 người chủ yếu làm nông nghiệp, trên 10% số hộ phi nông nghiệp. Số hộ nghèo ít. Đường giao thông đã được bê tông hóa, lát gạch thuận tiện cho đi lại. Trong khu vực có 49 nhà máy xí nghiệp công nghiệp, bệnh viện, trạm Y tế đầy đủ. Xã có tổng diện tích đất 790.14 ha. Đất nông nghiệp là 250 ha. Đất công nghiệp là 150 ha. Đất khác là 340.14 ha. b. Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc Trước khu đất đã có đường dây 22KV của khu công nghiệp và được đấu nối với một trạm biến áo 180 KVA của nhà máy. Có dây điện thoại chạy dọc theo đường nội bộ khu công nghiệp. c. Hệ thống cấp nước Nước sạch cung cấp cho nhà máy được cấp từ các nhà máy nước ngầm khu công nghiệp công suất 20.000 m³/ ngày đêm. d. Hệ thống thoát nước Trước cổng nhà máy có một kênh thoát nước rộng khoảng 4m, chạy dài theo con đường và nhà máy đổ ra khu vực tập trung. e. Tài nguyên thiên nhiên Có 2 sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Hưng Yên là sông Hồng và sông Luộc. Sông Hồng sau khi chảy qua địa bàn Hà Nội chảy vào giáp ranh hai tỉnh Hưng Yên và Hà Tây. Chiều dài giáp tỉnh Hưng Yên là 57 km. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, năm có đỉnh lũ cao nhất là năm 1971 với mực nước đỉnh lũ là 8.41 m ( ngày 22/8/1971) , năm đỉnh lũ thấp nhất là năm 1965, với mực nước đỉnh lũ là 5.3 m. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Năm có mực nước kiệt nhất là năm 1960, với mực nước kiệt 0.07 m (ngày 10/5/1960). Tài nguyên đất đai: Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88.31% đất nông nghiệp); Đất vườn tạp là 2.207,05 ha; Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 4.092,73 ha. Tài nguyên nước: Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thủy nông BắcHưngHải. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 2.2.1. Tên dự án ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN 2.2.2. Chủ đầu tư CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIA RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 2.2.3. Nội dung dự án a. Sản phẩm Công ty sẽ sản xuất các loại sản phẩm sau: Bia chai 450 ml chiếm 50% sản lượng, giá bán 11.367 đ/lít Bia lon 330 ml chiếm 50% sản lượng, giá bán 16.667 đ/lít Sản phẩm phụ Từ quá trình sản xuất bia có thể tạo ra được một số sản phẩm phụ để phục vụ cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế như bã bia, bã men và các nguyên liệu phụ. b. Quy trình công nghệ Nguyên liệu thay thế Malt khô Nghiền Dịch hóa Nghiền Bia tươi Xuất xưởng Dán nhãn, xếp thùng, hộp Nấu chín Nhân giống Hoa Houblon Men giống Thanh trùng Chiết lon Chai Rửa khử trùng Chiết chai Lọc trong bia tươi Lên men phụ và tàng trữ Lên men chính Làm lạnh Lắng trong Đun sôi với hoa Houblon Lọc trong thu hồi dịch đường Ngâm (đường hóa) Thuyết minh quy trình công nghệ Trang thiết bị 1. Khu vực xử lý nguyên liệu Hệ thống nhập liệu công suất 10 tấn/h. 2 silon chứa gạo dung tích chứa 85 tấn. 3 silon chứa malt dung tích mỗi silon 150 tấn. Hệ thống làm sạch malt công suất 2 tấn/h bao gồm hệ thống băng tải, thang nâng, thiết bị sang dạng trống, cân, thiết bị loại đá, cửa dạng trượt, thiết bị lọc, đường ống. Hệ thống làm sạch gạo công suất 1 tấn/h bao gồm hệ thống băng tải, thang nâng, thiết bị sang dạng trống, cân, thiết bj loại đá, cửa dạng trượt, thiết bị lọc, đường ống Hệ thống nghiền gạo công suất 1 tấn/h bao gồm các phễu chứa, máy nghiền 2 trục, băng tải. Hệ thống nghiền malt công suất 2 tấn/h bao gồm các phễu chứa, máy nghiền 2 trục, băng tải. Máy nghiền malt và máy nghiền gạo nhập ngoại, hệ thống các thiết bị phụ trợ chế tạo trong nước. 2. Khu vực nhà nấu công suất 22 m³/mẻ 1 bộ cấp gạo 1.500 kg/mẻ gồm hệ thống đường ống, bộ cấp liệu và phụ kiện. 1 nồi malt thể tích 19,2 m³, thể tích hữu dụng 15,6 m³, đường kính 3.200 mm bao gồm các đường ống, hệ thống khuấy từ dưới bằng inox, ống thông hơi, bảo ôn. 1 nồi cháo thể tích 9,1 m³, thể tích hữu dụng 5,3 m³, đường kính 2.200 mm bao gồm bộ cấp liệu, các đường ống, hệ thống khuấy từ dưới bằng inox, ống thông hơi, bảo ôn. Hệ thống phân phối dịch cháo gồm đường ống, phụ kiện và bơm công suất 30100 m³/h. 1 thiết bị lọc lắng thể tích 36,2 m³ nhập ngoại, đường kính 5.000 mm các đường ống, ống thông hơi, hệ thống khuấy, cấp dịch cháo, bộ gạt bã từ dưới, đáy giả, bằng inox, bảo ôn, phụ kiện, bơm dịch đường công suất 1117 m³/h. Bộ phận bã ướt bồn 1 thùng chứa hình chữa nhật đặt dưới thiết bị lọc lắng thể tích 7 m³, hệ thống xả, băng tải, phụ kiện. 1 silo chứa và bán bã ướt cho 8 mẻ nấu hình trụ thể tích 45 m³ cùng các phụ kiện. Hệ thống thu dịch đường gồm tank chứa dịch nằm ngang thể tích 25 m³, đường ống, phụ kiện và bảo ôn, 1 bơm dịch 40 m³/h. 1 nồi hoa inox thể tích 31,1 m³, đường kính 3.500 mm có hệ thống gia nhiệt trong cùng các đường ống, ống thông hơi, bảo ôn, phụ kiện, bơm dịch công suất 125 m³/h. 1 bộ định lượng houblon gồm 2 thùng inox thể tích 80 l, đường ống phụ kiện, bơm công suất 10 m³/h. 1 thùng lắng xoay inox thể tích 28,5 m³, đường kính 3800 mm có cùng các đường ống, ống thông hơi, bộ phun loại bã hoa, bảo ôn, phụ kiện, 1 bơm dịch đường công suất 25 m³/h, 1 bơm nước 12 m³/h. 1 hệ thống thu bã hoa gồm tank chứa inox thể tích 1,5 m³, đường ống phụ kiện, 1 bơm bã 6 m³/h. 1 hệ thống làm lạnh và cấp khí dịch nha bao gồm 1 thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản 25 m³/h, bộ cấp khí, phụ kiện, bơm dịch 25 m³/h. Hệ thống cấp nước cho nhà nấu bao gồm 1 tank chứa nước thường 50 m³ ; 1 thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản làm lạnh nước, 1 tank nước lạnh 50 m³ ; 1 tank nước nóng 74,7 m³ ; các đường ống phụ kiện. 1 TB trao đổi nhiệt dạng ống nằm ngang làm nước nóng, hệ thống các bơm. 1 hệ thống CIP gồm 1 tank thu hồi nước 5,2 m³, 2 tank xút 5,2 m³ ; 1 tank axit 5,2 m³ ; TB trao đổi nhiệt, đường ống, bơm, phụ kiện, 1 hệ thống giảm áp và phân phối hơi. Hệ thống đường ống kết nối cho nhà nấu, Hệ thống kiểm tra, điều khiển và đo đạc bao gồm các thiết bị đo, hệ thống điều khiển bằng tay hoặc tự động toàn bộ quá trình. Toàn bộ hệ thống thiết bị nhà nấu có thể được cung cấp và lắp đặt trong nước hoặc nhập ngoại. 3. Khu vực lên men và nhân men 11 tank lên men thể tích 160 m³ ; thể tích hữu dụng 132 m³ bằng inox 304 đặt ngoài trời cùng với hệ thống áo lạnh, đường ống, phụ kiện, bảo ôn, 1 côn thiết bị nhân giống nấm men thể tích 500 l cùng với áo lạnh ở thân và đáy côn. 1 thiết bị thanh trùng nấm men thể tích 3 m³ cùng với áo lạnh ở thân và phần gia nhiệt đáy côn. 3 tank chứa nấm men thể tích 7,2 m³ cùng với áo lạnh ở thân và đáy côn. 4. Hệ thống lọc bia, làm lạnh bia, pha bia tự động Thiết bị lọc nến với chật trợ lọc kieselguhr công suất 15 m³/h bao gồm đường ống, hệ thống bơm, sàn thao tác , trạm trộn kieselguhr. Thiết bị lọc PVPP công suất 15 m³/h. Thiết bị lọc bẫy công suất 15 m³/h. Tank trung gian chứa bia chưa lọc thể tích 4 m³ bao gồm đường ống, phụ kiện, bơm, bảo ôn. Hệ thống khử khí trong nước và pha bia tự động. Hệ thống thiết bị làm lạnh bia trước lọc, Toàn bộ hệ thống thiết bị lọc bia, làm lạnh bia, khử khí trong nước, pha bia tự động mua của các nước EU. 5. Tank chứa bia sau lọc dạng outdoor 4 tank chứa bia sau lọc thể tích mỗi tank 160 m³ bằng inox 304 đặt ngoài trời cùng với hệ thống áo lạnh, đường ống, phụ kiện, bảo ôn. 6. Hệ thống CIP cho các tank và đường ống, hệ thống đường ống lạnh 7. Hệ thống lạnh tiết kiệm năng lượng 2 hệ thống máy nén với môi chất NH3, công suất 750 Kw. 3 hệ thống làm lạnh theo bậc công suất 160 Kw, 110 kW, 80 Kw. Thiết bị ngưng tụ bốc hơi công suất 1.050 Kw. Hệ thống các bơm glycol: 8 cái, bơm nước : 1 cái. Tank chứa glycon 80 m³. Hệ thống đường ống, phụ kiện. 8. Hệ thống thu hồi CO2. Bao gồm balông chứa, thiết bị rửa, máy nén CO2 công suất 250 kg/h, thiết bị loại nước, lọc than hoạt tính, thiết bị lạnh, thiết bị ngưng tụ CO2, 1 tank chứa CO2 25m³, 1 thiết bị bay hơi CO2, hệ thống đường ống, phụ kiện. 9. Hệ thống khí nén 2 máy nén khí trục vít xoay 2 bậc không dầu công suất 7,5 m³/phút ; áp suất 9 bar ; hoạt động tự động. Hệ thống đường ống, phụ kiện. 10. Hệ thống hơi Hệ thống nồi hơi đốt than gồm 2 lò, công suất mỗi lò 6 tấn/h, áp suất 10 bar. Các phụ kiện và vật tư thay thế. 11. Hệ thống xử lý nước công nghệ công suất 60 m³/h Các thiết bị cần thiết gồm 02 bộ song song ( một chạy, một hoàn nguyên). Có hệ thống điều chỉnh tự động pH; độ cứng; độ kiềm. 12. Hệ thống cấp điện Hệ thống cấp điện trung thế điện áp 22 kV Máy biến áp ngâm dầu 2.500 KVA. Tủ cấp điện hạ thế. 1 máy phát điện dự phòng chạy dầu diesel 1500 KVA/380V. Hệ thống dây dẫn, phụ kiện, 13. Hệ thống xử lý nước thải công suất 1000 m³/ngày Chất lượng nước thải sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn loại B theo TCVN 59452005. Thiết bị ngoại, xây dựng làm tại Việt Nam. 14. Dây chuyền chiết chai công suất 15.000 chai/h Máy dỡ và xếp palet. Hệ thống băng tải palet. Máy rửa két. Máy dỡ két. Thiết bị kiểm soát. Máy rửa chai. Máy kiểm tra chai rỗng. Máy chiết và đóng chai. Hệ thống cấp nắp chai. Hệ thống CIP. Máy kiểm tra mức chiết. Thiết bị thanh trùng. Máy dán nhãn. Máy in phun Code. Hệ thống băng tải. Hệ thống cáp, phân phối điện. Hệ thống đường ống kết nối. Dây chuyền chiết chai nhập ngoại của các nước EU. 15. Dây chuyền chiết lon công suất 18.000 lon/h Máy dỡ palet. Thiết bị rửa lon rỗng. Máy chiết. Máy ghép mí, hệ thống cấp nắp. Máy thanh trùng. Thiết bị phát hiện và loại bỏ lon chiết thiếu. Trạm thổi và làm khô lon. Thiết bị in mã trên lon. Máy đóng lon và hộp carton. Thiết bị kiểm tra hộp sau khi đóng gói. Thiết bị in mã trên hộp. Hệ thống băng tải. Hệ thống CIP. Máy xếp palet tự động, băng tải cho máy xếp. Bơm tăng áp cho thiết bị rửa lon. Hệ thống điện động lực, điều khiển. Hệ thống đường ống nối và phụ kiện, phụ tùng thay thế. Dây chuyền chiết lon nhập ngoại của các nước EU. 16. Hệ thống xử lý nước cho lò hơi Bao gồm 1 bình trao đổi cation, 1 bình hòa muối, 1 bơm xử lý nước, 1 tank chứa nước mềm, hệ thống đường ống, phụ kiện. Công suất 12 m³/h và chất lượng đáp ứng theo yêu cầu của lò hơi. 17. Thiết bị phòng thí nghiệm Thiết bị phân tích các chỉ tiêu của malt, gạo, houblon, nước. Thiết bị phân tích vi sinh và men. Thiết bị phân tích dịch đường, bia trong tank, bia thành phẩm… 2.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2.3.1. Chất lượng môi trường không khí Bảng 1: Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng môi trường không khí Ngày đo 19/06/2007 Ký hiệu K2 Cạnh cổng Công Ty mương thoát nước K3 Cạnh quốc lộ 5 gần công ty Alphanam K1 Trung tâm nhà máy Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN TT Ký hiệu mẫu Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s) 1 K1 34 60 1.02.9 2 K2 33 62 1.02.9 3 K3 34 56 1.53.3 Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Bảng 2: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí Ngày đo: 19/06/2007 Các chỉ tiêu Kết quả Ồn dB Bụi µg/m³ CO µg/m³ NO2 µg/m³ SO2 µg/m³ H2S mg/m TVOC mg/m³ K1 55 90 1820 54 96 <0.0001 1.62 K2 58 14 1840 55 92 <0.0001 1.59 K3 62 150 1810 56 87 <0.0001 1.67 TCVN 5575 2 300 1 30000 1 200 1 350 1 Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN [1] – TCVN 59372005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh trung bình 1 giờ [2] – TCVN 5949 – 1995 : Tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư trung bình 1 giờ () Không quy định ( ) Không có Nhận xét: Tại khu vực thực hiện dự án cho thấy nồng độ các chỉ tiêu như SO2, NO2 và CO đều thấp hơn TCVN 5937 – 2005 điều đó cho thấy môi trường không khí ở đây khá sạch, chưa bị tác động nhiều của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá môi trường nền trước khi thực hiện dự án. Tuy nhiên, do khu vực thực hiện dự án nằm sát các nhà máy khác như Công ty Ô tô Việt Nam, Công ty Alphanam, … nên sự tác động của các hoạt động của các nhà máy xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường là khó tránh khỏi, đặc biệt hướng gió là tác nhân quan trọng tác động đến hiện trạng ô nhiễm và khả năng phát tán ra môi trường xung quanh. 2.3.2. Chất lượng môi trường nước 2.3.2.1. Chất lượng nước mặt Bảng 3: Kết quả phân tích nguồn tiếp nhận nước thải của công ty Ngày đo 19/06/2007 TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 59422005 1 pH 6.91 5,59 2 SS mg/l 110 80 3 Độ đục NTU 2.1 4 Độ dẫn µs/cm 292 5 Tổng P mg/l <0.05 6 TDS mg/l 372 7 DO mg/l 6.85 8 COD mg/l 46 >35 9 BOD5 mg/l 19 <25 10 Tổng N mg/l 9.2 15 11 Coliform MPN/100ml 1.1 x 10^6 10.000 12 Dầu mỡ mg/l 0.18 0.3 Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Từ bảng kết quả cho thấy, nguồn tiếp nhận đã có dấu hiệu ô nhiễm Coliform. Sở dĩ có hiện tượng này là vì đây là hệ thống cống thải chung của Khu Công nghiệp Phố Nối A do có nhiều nguồn thải đổ vào và gây ô nhiễm. Nước thải tại mương nước cổng nhà máy không bị ô nhiễm COD và đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước thải sản xuất biarượu. Toàn bộ lượng nước thải sản xuất của nhà máy sẽ được thu gom xử lý đạt TCVN 5945 – 2005 cột B trước khi thải vào môi trường. 2.3.2.2. Nước ngầm Bảng 4: Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm Ngày lấy mẫu : 19/6/2007 TT Ký hiệu Mô tả vị trí 1 NN1 Nước ngầm lấy tại giếng nước khoan thăm dò độ sâu 40m Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Bảng 5: Kết quả phân tích nước ngầm Ngày lấy mẫu: 19/6/2007 TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5944:1995 1 Pb mg/l 0.001 2 TDS mg/l 325 3 Độ đục NTU 15 4 Độ oxy hóa KMnO4 mgO2/l 3.8 5 Hàm lượng Clorua mg/l 33.6 200600 6 PO4³ mg/l <0.1 7 Amonia mg/l 0.87 8 Nitrit mg/l <0.1 9 Sunfat mg/l <0.1 200400 10 Fe tổng mg/l 2.25 15 11 Arsen mg/l 0.018 0,05 12 Hg mg/l <0.001 0,001 13 SS mg/l 440 14 Độ kiềm tổng mg/l 77.9 15 Độ cứng µs/cm 51.3 300500 16 Coliform MPN/100ml 2.3 x 10^4 3 x 10^4 Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Từ những kết quả phân tích trên cho thấy: Độ đục của nước cao hơn cho phép, còn các thông số khác đều đạt chỉ tiêu cho phép. Tuy nhiên khi nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm này sẽ có hệ thống lọc và xử lý nước đạt tiêu chuẩn cho sản xuất bia. 2.3.3. Chất lượng đất Ngày lấy mẫu : 19/6/2007 TT Ký hiệu Mô tả vị trí 1 TH1 Mẫu đất tầng mặt (0 – 20cm) Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng đất TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả 1 pH 5.43 2 Hàm lượng chất hữu cơ % 1.05 3 Tổng N % 0.03 4 Tổng P % 0.11 5 Fe mg/kg 196 6 Cu mg/kg 7.2 7 Al mg/kg 29.8 Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Từ kết quả phân tích cho thấy: Đất khu vực xây dựng nhà máy có pH thấp, nhiễm axit nhẹ. Đất nghèo dinh dưỡng: chất hữu cơ, N và P đều thấp. 2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC HẠI CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT Khi dự án xây dựng Nhà máy bia được triển khai sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như: Tạo cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại cho địa phương khu vực dự án. Khai thác lao động của địa phương, tạo công ăn việc làm cho hơn 100 cán bộ và công nhân. Đem lại các khoản thuế nộp cho chính phủ, thuế thu nhập, thuế lợi tức nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương. Việc xây dựng gặp nhiều thuận lợi: xây dựng, lắp đặt nhanh chóng các hạng mục công trình, thời gian thi công nhanh, quản lý và tổ chức thi công hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường. 2.5. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.5.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản 2.5.1.1. Tác động của việc xây lắp các hạng mục công trình nhà máy Qúa trình này tất yếu sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm, giai đoạn xây dựng nhà xưởng của dự án sẽ phát thải các ô nhiễm do: Bụi cát, gạch đá, xi măng. Khí thải từ các thiết bị, máy móc, thi công như xe chuyên chở vật tư, nguyên liệu, từ quá trình sơn, hàn…. Nước thải, chất thải rắn của hoạt động sống và lao động của công nhân, các dịch vụ kèm theo. Do nhiệt độ cao Các vấn đề VSATLĐ, VSATTP và các sự cố rủi ro tai nạn bất ngờ khác. 2.5.1.2. Tác động của quá trình xây lắp lên môi trường không khí a. Ô nhiễm do bụi Nguồn phát sinh bụi là từ việc đổ đất cát, đá sỏi, gạch ngói, xi măng, sắt thép trong công trường. Tại các vị trí tập trung phương tiện, tập kết nguyên vật liệu, nồng độ bụi có thể tăng lên vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1015 lần với bán kính tác động hàng trăm mét. Thành phần chính là các hạt bụi từ đất cát, xi măng có đường kính < 50 µm, các loại bụi này tuy không có độc tính cao ( không gây nguy hại ) nhưng cũng sẽ tác động lên công nhân thi công và môi trường xung quanh. Chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật và làm hạn chế quá trình quang hợp. b. Ô nhiễm từ khí thải, từ xe, máy móc thi công xây dựng Thành phần khí thải ô nhiễm bao gồm: Bụi Cox, NOx, SO2, hơi xăng, hơi khí hàn. Nguồn phát thải là các xe chở nguyên vật liệu, các máy đóng cọc, dùng nguyên liệu diezel, xăng, các máy hàn sắt thép dùng khí và điện….. Theo tính toán, đối với khu vực thoáng rộng, tác động của khí thải ở mức đáng kể trong vòng bán kính <100m. Nồng độ khí ô nhiễm có thể tăng lên 56 lần so với môi trường nền tùy theo từng loại khí. Bán kính tác động ngoài phạm vi 200m trở lên sẽ bị ảnh hưởng nhẹ hơn và ngoài 500m thì coi như không đáng kể. Bảng 7: Mức độ ô nhiễm khí thải từ các phương tiện chuyên chở Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (%) Chạy không tải 75 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1000 12,2 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 60,2 Chạy giảm tốc 400 4,2 600 9,5 Nguồn: WHO Tải lượng ô nhiễm với từng khí có thể tính toán từ số lượng xe, diện tích khu vực và thành phần chất thải từ bảng nêu trên. Khí thải ô nhiễm còn phát thải từ các thiết bị hàn cắt sắt thép bằng que hàn điện, hàn hơi, chúng có hệ số gây ô nhiễm rất cao. Bảng 8: Hệ số ô nhiễm của hàn điện và hơi Chất gây ô nhiễm Đường kính que hàn (MM) Chiều dày kim loại (MM) 2,5 3,25 4 5 6 <5 >5 520 >20 Khói hàn (mg/que) 288 508 706 1100 1578 CO (mg/que) 10 15 25 35 50 NO x ( mg/que) 12 20 30 45 70 Acetylen (g/Fe2O3/litO2) 3 5 Propan (g/Fe2O3/lit O2) 2 3 4 Nguồn: Sổ tay kỹ thuật hàn công nghiệp Ở các tính toán cho thấy dự báo nồng độ ô nhiễm ví dụ do NOx trong không khí ở khu vực thi công tăng tức thời gấp 23 lần so với phông môi trường và có thể vượt tiêu chuẩn cho phép ( TCVN 59732005). c. Ô nhiễm không khí do tiếng ồn. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn là các xe, máy thi công, các hoạt động có tác động mạnh của công nhân ví dụ từ các búa máy, đóng cọc, …. Bảng 9: Nguồn phát sinh tiếng ồn và mức độ áp âm Loại phương tiện Mức độ ồn phổ biến (DBA) Mức ồn lớn nhất ( DBA) Ô tô trọng tải < 3,5 tấn 85 103 Ô tô trọng tải > 3,5 tấn 90 105 Ô tô cần cẩu 90 110 Máy ủi 93 115 Máy dập bê tông 8085 100 Máy cưa tay 8082 95 Máy nén diesel có vòng tay rộng 7580 97 Búa máy 1,5 tấn 7075 87 Máy trộn bê tông chạy diesel 7075 85 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn đối với môi trường khu vực trước hết ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động và cư dân sống, sinh hoạt hay đi lại trong khu vực. 2.5.1.3. Tác động của thi công xây lắp đối với môi trường nước. Nguồn phát thải ảnh hưởng đến môi trường nước phải tính đến là các loại dầu mỡ thừa thải loại, đổ vương vãi trên mặt công trường từ các phương tiện thi công. Đặc điểm chất thải này có độ ô nhiễm cao. Nguồn ô nhiễm thứ hai là từ các chất thải sinh hoạt của công nhân sử dụng và theo đó nước thải sinh hoạt. Chất thải dầu mỡ và chất thải sinh hoạt được nước mưa hòa tan, chảy ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm. Ngoài thành phần dầu mỡ, chất hữu cơ hòa tan, vi khuẩn, còn có các chất rắn lơ lửng khác làm ô nhiễm thêm nguồn nước. 2.5.1.4. Tác động của thi công xây lắp đến môi trường đất Trong quá trình xây lắp các hạng mục của công trình ảnh hưởng không nhiều đến môi trường đất do khu đất nằm trong KCN đã được san nền móng từ trước. 2.5.1.5. Tác động của thi công xây lắp tới tài nguyên sinh thái Dự án trong giai đoạn xây lắp hầu như không tác động đến tài nguyên sinh thái. 2.5.1.6. Các tác động khác trong giai đoạn xây lắp Việc xây dựng nhà xưởng sẽ có tác động đến tài nguyên môi trường đang được con người sử dụng như vấn đề cung cấp nước, giao thông vận tải trong khu vực và các tác động khác lên cuộc sống của dân cư quanh khu vực dự án. Trong quá trình thi công xây lắp sẽ tập trung đông người và ăn ở trong điều kiện lán trại. Do vậy, các sinh hoạt hàng ngày sẽ phát sinh vấn đề chất thải, nước thải ảnh hưởng lên môi trường. Chất thải sinh hoạt ở công trường có số người ước tính khoảng 100 người hàng ngày sẽ thải ra khoảng 50kg rác. Chúng có thành phần đa dạng và chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Khối lượng tuy không nhiều, song nếu không được thu gom quản lý tốt sẽ phát tán khắp khu vực, phân hủy gây ô uế. Sự ô nhiễm sẽ dẫn đến dịch bệnh, mất ATVSLĐ và các ảnh hưởng khác đến sức khỏe con người. 2.5.1.7. Các vấn đề môi trường khác Các vấn đề xã hội: Việc tập trung một số lượng lớn công nhân có thể dẫn đến các vấn đề xã hội văn hóa nhất định do mâu thuẫn giữa công nhân từ nơi khác và người dân địa phương. 2.5.1.7. Tai nạn lao động, khả năng gây cháy nổ Tai nạn lao động Do làm việc trong môi trường có sự tham gia của nhiều yếu tố nên công tác an toàn lao động được Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đặc biệt quan tâm. Các nhân tố có thể gây tai nạn: Các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như gây choáng, mệt mỏi, … Công trường thi công có nhiều phương tiện vận chuyển hoạt động có khả năng gây tai nạn. Các tai nạn có thể xảy ra khi thi công nhà cao tầng: vận chuyển xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng,… Nguy cơ tai nạn lao động khi trời mưa do môi trường ẩm ướt dễ gây sự cố về điện, sụt lún đất, úng ngập cục bộ là những yếu tố có thể xảy ra. Khả năng gây cháy nổ Nguy cơ cháy nổ trên công trường thi công khi tập trung các vật liệu dễ cháy như cốp pha, sơn, dung môi, xăng dầu, … 2.5.2. Tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động sản xuất 2.5.2.1. Ảnh hưởng từ các dự án xung quanh Xung quanh nhà máy có các công ty Taiang, Công ty Alphanam, Công ty Ô tô Việt Nam là những công ty sản xuất các mặt hàng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến môi trường sản xuất của nhà máy là không tránh khỏi như bụi, tiếng ồn,… Công ty Bia Hà Nội – Hưng Yên đã có những biện pháp thiết thực để giảm thiểu nguồn ô nhiễm này. Nhà máy trồng cây xanh xung quanh để ngăn chặn tiếng ồn, ngăn bụi phát tán. Qúa trình sản xuất được thực hiện trong nhà kính, các tăng lên men, silon đựng nguyên liệu có nắp đậy cẩn thận, chuẩn bị những mái che tại những vị trí có khả năng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. 2.5.2.2. Khí thải Bảng 10: Tải lượng chất thải khí phát thải do đốt than Các thông số Kết quả Nồng độ (mg/m³) Tải lượng (kg/giờ) Bụi 624 1,744 SO2 2108 2,502 NOx 305 0,850 CO 0,072 Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Theo Quyết định số 22/2006/QĐBTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sẽ là : Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 5939:2005 Bảng 11: Nồng độ tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong khí thải Các thông số Kết quả Nồng độ thải (mg/m³) Nồng độ tối đa cho phép (mg/m³) Bụi 624 200 SO2 2108 500 NOx 305 580 Từ kết quả bảng tính toán trên cho thấy: Nồng độ SO2 cao hơn nồng độ tối đa cho phép (TĐCP) của TCVN 5939:2005 khoảng 4,2 lần. Bụi khói cao hơn nồng độ TĐCP 3 lần, các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn nồng độ TĐCP. Do đó để giảm thiểu ô nhiễm, Công ty CP đầu tư phát triển BiaRượuNước giải khát Hà Nội sẽ tiến hành lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý khí bụi và khí SO2 để giảm thiểu tác hại của nồi hơi. 2.5.2.3. Nước thải a. Nước mưa Nước mưa chảy tràn của nhà máy phụ thuộc vào mùa. Khối lượng nước này khi chảy tràn cuốn theo cát bụi, dầu mỡ có thể gây ô nhiễm nhẹ. b. Nước thải sinh hoạt Với 102 lao động khi nhà máy đi vào ổn định thì nước thải sinh hoạt có khối lượng và tính chất như sau: Khối lượng nước thải sinh hoạt: 2,5 m³/ngày đêm Nước thải sinh hoạt chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng c. Nước thải sản xuất Các hạng mục sử dụng nước: 1. Rửa các tank lên men : 200 m³/ngày đêm 2. Rửa chai: 320 m³/ngày đêm 3. Phục vụ sinh hoạt: 2,5 m³/ngày đêm 4. Vệ sinh nhà xưởng: 100 m³/ngày đêm 5. Nước công nghệ cho sản xuất: 710 m³/ngày đêm Nước cấp cho toàn bộ quy trình sản xuất và sinh hoạt khoảng 1.330 m³/ngày đêm. Bảng 12: Tính chất nước thải dòng tổng Thông số Đơn vị Nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt pH mg/l 68 BOD mg/l 1.400 220 COD mg/l 2.200 350 SS mg/l 500 500 Tổng nitơ mg/l 30 40 Tổng phốt pho mg/l 25 8 Nguồn : Cty CPĐT PTCN Rượu Bia NGK HN 2.5.2.4. Chất thải rắn Vỏ chai, bao bì đựng nguyên liệu: hàng năm Công ty sử dụng 4.094 tấn malt và 2.558 tấn gạo thải ra khoảng 133.040 vỏ bao bì các loại. Các công đoạn rửa, chiết, thanh trùng chai, dán nhãn thải ra mảnh chai vỡ, nắp kim loại hỏng, giấy nhãn hỏng. Hộp giấy carton hỏng, giấy gói, bìa Palet thải ra khoảng 15kg/ngày. Can nhựa, xô nhựa chứa hóa chat rửa và các chất thải khác thải ra ngoài khoảng 70 chiếc/ năm. Việc vận chuyển bia trong khu vực nhà máy: các keg bia được nhập và xuất kho được vận chuyển bằng các loại xe chuyên dùng cỡ nhỏ và có kệ gỗ để có thể xúc dễ dàng. Các kệ gỗ này lâu ngày bị hỏng và được thải ra ngoài. Ước tình hàng năm có khoảng gần 100 kệ gỗ hỏng được thải ra. Rác sinh hoạt Dẻ lau thấm dầu mỡ, các vỏ thùng chứa hóa chất, .. 2.5.2.5. Tiếng ồn Bảng 13: Tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu vực làm việc trong cơ sở sản xuất Thời gian tiếp xúc Mức ồn cho phép (Dba) 8 giờ ≤ 85 4 giờ ≤ 90 2 giờ ≤ 95 1 giờ ≤ 100 30 phút ≤ 105 15 phút ≤ 110 < 15 phút ≤ 115 Nguồn : Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ – BYT 2.5.3. Tác động đến kinh tế xã hội 2.5.3.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người Sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh: SO2: Bản chất SO2 là chất khí có tính độc hại ở nồng độ cao hơn 20mg/m³ con người tiếp xúc sẽ bị bệnh những bệnh cấp tính như viêm da, đau đầu, nôn mửa,…. CO2: Phát sinh từ quá trình đốt dầu và lên men bia, CO2 là khí nhà kính làm gia tăng nhiệt độ khí quyển. H2S: Gây ô nhiễm mùi cho khu vực, làm giảm chất lượng môi trường sống của con người. 2.5.3.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường Tác động đến nước mặt Làm thay đổi chất lượng nước mặt Nước thải sản xuất của nhà máy hiện nay bao gồm các loại nước thải của các công đoạn sản xuất như lọc, rửa thiết bị lên men, rửa sàn, …Trong đó nước thải gây ô nhiễm nhất là nước thải ở giai đoạn lọc thô và lọc tinh. Nước thải từ phân xưởng lọc men có pH thấp và thường chứa một lượng lớn các vi sinh vật sau quá trình lên men. Ngoài ra nước thải sinh hoạt có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nếu không được kiểm soát ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. Ảnh hưởng đến chế độ thủy động lực của nguồn tiếp nhận Tác động đến nguồn nước ngầm Khi nước mặt bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, hợp chất nitow, dầu mỡ, vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước giếng khoan khu vực dân cư xung quanh. Các khía cạnh làm giảm chất lượng nước: Nước có mùi hôi do ô nhiễm chất hữu cơ Nước bị ô nhiễm khuẩn Ecoli Cạn kiệt nước ngầm vào mùa khô Qúa trình tác động diễn ra nhanh hay chậm liên quan đến cấu tạo địa chất tầng dưới. Do tầng dưới chủ yếu là tầng sét nên tốc độ thấm diễn ra chậm vì vậy tác động đến chất lượng nước ngầm ít có khả năng xảy ra. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN 3.1. BỐI CẢNH QUẢN LÝ Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức được rằng môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển kinh tế, sự sống của con người bởi vì môi trường không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa, nguồn hấp thụ chất thải do chính quá trình sản xuất và con người tạo ra. Chính vì vậy thuật ngữ “phát triển bền vững”, theo đó sự phát triển có ý nghĩa rộng hơn và bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau. Hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua các dự án đầu tư buộc phải bảo đảm qui trình đánh giá tác động môi trường nhằm không gây ra những hệ lụy tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng và thiên nhiên. Luật pháp Việt Nam có những qui định rõ ràng buộc các dự án đầu tư phát triển có tác động đến môi trường tự nhiên phải tiến hành công tác đánh giá những ảnh hưởng mà hoạt động của dự án sẽ gây ra cho tự nhiên và những người dân trong khu vực của dự án đó. Căn cứ pháp lý: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật đầu tư năm 2005; Nghị định số 08/2005/NĐCP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 140/2006/NĐCP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc Quy định bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 59/2007/NĐCP ngày 06/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 05/2008/TTBTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 08/2009/TTBTNMT ngày 15/07/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Các văn bản pháp lý khác. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.2.1. Giai đoạn xây dựng 3.2.1.1. Quy hoạch xây dựng hợp lý Khả năng phát thải nước thải là không tránh khỏi và chất thải phát sinh có tính độc không cao và có thể xử lý. Mặt khác, do nhà máy nằm cạnh các nhà máy khác nên khả năng lam truyền chất ô nhiễm nhanh khi có sự cố môi trường xảy ra. Vì vậy, Công ty đã có thiết kế và kế hoạch xây dựng các phân xưởng sản xuất hợp lý không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo an toàn môi trường. 3.2.1.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công Việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường chủ yếu là các biện pháp hạn chế tác động trong quá trình thi công đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất, bảo vệ sức khỏe con người và phòng tránh tai nạn lao động, tệ nạn xã hội. a. Biên pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước Ô nhiễm đất là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ô nhiễm nước ngầm và nước mặt, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất là do quá trình vận chuyển vật liệu và thi công xây dựng nhà máy không thích hợp. Vì vậy các giải pháp thích hợp bao gồm: Tại các tuyến đường chuyên chở vật liệu, tại khu vực thi công bố trí hệ thống tiêu thoát nước tạm thời hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật khoan, đóng cọc nhằm tránh tình trạng thâm nhập của nước mặt vào nước ngầm. Gỉam thiểu sự xả thải chất thải bao gồm các biện pháp sau: Đối với chất thải sinh hoạt: Hợp lý hóa quá trình thi công nhằm giảm mật độ người trên công trường. Xây dựng lán trại tạm cùng với nhà vệ sinh di động, hệ thống cấp thoát nước tạm thời. Mỗi khu lán trại có 1 thùng đựng rác riêng. Gíao dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường sống. Đối với chất thải xây dựng: Trong thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như sắt, thép, gỗ, gạch đá,….do đó sẽ có các giải pháp: Hạn chế phát thải chất thải trong thi công như gạch vỡ, đất cát,.. Các phế liệu có thể tái chế, tái sử dụng như bao bì, xi măng,..cần thu gom và tập trung tại nơi quy định để bán cho người đi thu mua. Nhiên liệu phế thải do máy móc thải ra được bỏ vào thùng riêng. Không xả thải ra môi trường. b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Trong thời gian thi công xây dựng nhà máy tiến hành tưới ướt đường, đất xây dựng để khống chế ô nhiễm bụi. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động ( mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, ủng quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ khác) cho công nhân nhằm tránh tác hại của khí, bụi,..và tai nạn lao động. Các xe vận chuyển vật liệu (sỏi, đá, cát, gạch) phải có bạt che. Các công trình trong quá trình xây dựng phải có bạt che xung quanh, nhằm tránh bụi công trình và tai nạn lao động có thể xảy ra. Không sử dụng thiết bị thi công quá cũ nhằm hạn chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn quá lớn. Có nội quy cụ thể đối với nhà thấu đến xây dựng nhà máy như : không đổ đất, cát từ trên cao xuống, tưới đất trong phạm vi xây dựng (03 lần/ngày). Chất lượng môi trường không khí tại khu vực xây dựng nhà máy phải đạt các tiêu chuẩn TCVN 59372005, TCVN 59382005. c. Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn và chấn động trong thi công Gỉam tối đa tiếng ồn tại nguồn: thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị tránh ồn bảo hộ cá nhân cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo. Tính toán thiết kế các móng máy có đủ khối lượng, chiều sâu để làm giảm độ rung của thiết bị. Bố trí thời gian thi công vào ban đêm để giảm tối đa các tác động, nhất là tiếng ồn đối với những người đang hoạt động trong khu vực. 3.2.1.3. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác: Tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phòng dịch. a. An toàn lao động Thiết lập các hệ thống đèn báo hiệu, chuông báo cháy, kiểm tra rò rỉ các đường ống kỹ thuật, ống dẫn nhiên liệu,..theo tiêu chuẩn quy định. Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc và thiết bi được đào tạo thực hành theo nguyên tắc đúng đắn, vận hành đúng nguyên lý máy móc thiết bị, kiểm tra và bảo trì kỹ thuật định kỳ. Khi thi công, lắp ráp ở trên giàn giáo hoặc thiết bị trên cao phải đeo dây an toàn. Công nhân được đào tạo hoặc hướng dẫn thực hành để ứng xử với các tình huống theo quy tắc an toàn khi có sự cố. Chuẩn bị phương án dự phòng cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. b. Phòng chống cháy nổ Hạn chế số lượng vật liệu cháy dự trữ như : gỗ, tranh, tre, nứa lá,.. Loại thải hơi dầu, dung môi và các chất lỏng cháy, dễ cháy tạo ra khi tiến hành công việc hoặc khi bảo quản. Dựng các biển hiệu cấm đốt lửa tại những khu vực để vật liệu dễ cháy, không cho phéo đốt lửa không đúng quy định trên công trường. Quy định nơi hút thuốc riêng, nơi sử dụng lửa. Loại trừ nguyên nhân gây nổ các máy nén khí, bình chứa khí và các thiết bị áp lực khác. Đề phòng xảy ra sự cố đối với các dây dẫn và cáp bọc cách điện, không được để chúng bị đốt nóng quá 60100°C. Để đảm bảo dòng điện khỏi quá tải và ngắn mạch nên dùng cầu chì an toàn và rơle tự ngắt mắc nối tiếp vào mạch. c. Vệ sinh phòng dịch Trong đời sống, đảm bảo vệ sinh ăn ở cho công nhân như: Bố trí hợp lý hệ thống đường xá, khơi thông cống rãnh. Tạo hàng rào ngăn cách để tách biệt với khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn. Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cần thiết phục vụ thi công. Nhà vệ sinh, nhà tắm đầy đủ. Nơi ăn ở thoáng mát. Thực hiện ăn chín, uống sôi không sử dụng thức ăn ôi thiu. Xây dựng phòng y tế tạm thời, thuốc men đầy đủ. 3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 3.2.2.1. Giải pháp làm thoáng khu vực xay nghiền, lò hơi, lên men Khu vực sàng, nghiền malt và gạo cũng gây ra một lượng bụi đáng kể, thành phần bụi chủ yếu là chất hữu cơ. Tuy nhiên trong hệ thống thiết bị nghiền của máy có thiết bị lọc cyclone và lọc túi vải để thu hồi malt và gạo, do vậy đa phần bụi sẽ được lọc trước khi thải ra ngoài. Các số liệu thống kê về đặc tính khi kết hợp lọc cyclone và túi vải hiện nay trên thế giới cho thấy hiệu suất khi áp dụng cả hai thiết bị trên sẽ đạt khoảng 90% thành phần còn lại gồm 2% là các hạt bụi có kích thước dưới 10µm và được phân bổ như sau: Bảng 14: Tỷ lệ phần trăm trọng lượng hạt bụi theo kích thước Kích thước hạt bụi (µm) Tối thiểu % Trung bình % Tối đa % 2,5 10,5 13,8 17,0 6,0 28,0 30,5 33,0 10,0 49,0 49,0 49,0 Nguồn: Emission Estimation Techniques Manual for Beer Manufacturing, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Úc 1999 Trong trường hợp cụ thể của nhà máy, tải lượng ô nhiễm bụi tại nguồn như sau: Tải lượng bụi Đơn vị Gía trị ( ứng với 50 triệu lít/năm) Kích cỡ < 10 µm Kg/ngày 1,77 Kích cỡ > 10 µm Kg/ngày 7,2 Tổng cộng Kg/ngày 8,1 Như vậy, tải lượng bụi của nhà máy phát sinh từ khâu xay malt, nghiền gạo mỗi ngày là 16,02 kg. Để không gây ảnh hưởng tới con người và môi trường có thể bố trí khu vực xay nghiền nguyên liệu ở nơi thoáng mát và cuối hướng đón gió. Công ty có thể đầu tư hệ thống thu hồi CO2 từ các tank lên men: giảm hoàn toàn lượng CO2 phát tán vào môi trường, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính. 3.2.2.2. Gỉai pháp quản lý chất thải rắn Bã bia, men bia, bã men đóng vào trong các silo ký hợp đồng bán cho bộ phận thu mua chất thải rắn của Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Hà Nội. Chai, nắp, vỏ hộp hỏng được thu gom và bán cho các cơ sở tái chế. Các kệ gỗ hỏng dùng làm nguyên liệu đốt. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý theo quy định. 3.2.2.3. Gỉai pháp chống ô nhiễm nhiệt, chống nóng Thiết kế nhà xưởng thông thoáng, chiều cao các nhà xưởng lớn, trên mái nên lắp đặt các quả cầu hút gió, thông gió tự nhiên nhờ hệ thống cửa sổ và cửa mái. Lắp đặt các lớp trần cách nhiệt để giảm bức xạ nhiệt truyền qua kết cấu mái. Lắp đặt hệ thống phun mưa tạo thành một lớp sương mù che phủ toàn bộ mái nhà xưởng. Lắp hệ thống quạt thổi gió mát bên ngoài vào các vị trí công nhân thao tác để đảm bảo thoáng gió. 3.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và rung trong thời gian hoạt động của nhà máy Sử dụng biện pháp cách ly, cách âm thích hợp. Lắp đặt đệm chống rung, lò xo chống rung cho các thiết bị có công suất lớn. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân, mũ chụp tai hoặc nút chống ồn. KẾT LUẬN Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và nhiều biến động trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, nhiều dự án phát triển chỉ mới đạt được mục tiêu kinh tế mà chưa đi đôi với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên như định hướng đã đề ra. Vì vậy, yêu cầu đánh giá tác động môi trường không chỉ dừng lại ở hoạt động tuân theo quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi đánh giá tác động môi trường ở trước và trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đánh giá tác động môi trường là một quy trình có tính hệ thống nhằm xem xét trước những hậu quả mà các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường. So với cơ chế bảo vệ môi trường khác, cơ chế này tập trung vào ngăn ngừa ô nhiễm nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc tiến hành đánh giá công khai, minh bạch sẽ giúp công chúng phát huy quyền dân chủ, đồng thời họ cũng nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình vì họ là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của văn bản đó. Đánh giá tác động môi trường góp phần hình thành một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, một xã hội văn minh, phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng môi trường. Nói cách khác, việc đánh giá tác động môi trường sẽ kết hợp chặt chẽ, thống nhất, hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng pháp luật là nhằm xác lập phương thức đúng đắn phục vụ việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào nội dung của hoạt động pháp luật để cho ra đời những sản phẩm pháp luật có tính bền vững, ổn định, khả thi. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Hà Nội – Hưng Yên sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước đạt mức tăng trưởng cao, góp phần ổn định xã hội và cung cấp sản phẩm bia chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước. Dự án góp phần tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong và ngoài KCN. Lợi ích kinh tế mang lại là tăng các khoản nộp thuế cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá TĐMT giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội. Luận văn đã phân tích và chỉ rõ những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai dự án cũng như đi vào sản xuất như: Nước thải từ các công đoạn sản xuất Chất thải rắn, chất thải sinh hoạt Là những tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu. Trên cơ sở chỉ rõ nguồn gây ô nhiễm và dự báo các tác động, luận văn đã đưa ra các giải pháp khắc phục và phòng ngừa mang tính thực tiễn, dễ áp dụng. Mục đích chính của đánh giá tác động môi trường là đảm bảo sự hài hòa phát triển kinh tếxã hội với việc bảo vệ môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững. Một số đề xuất: Về nội dung đánh giá tác động môi trường: Cần tập trung hoàn thiện các quy trình áp dụng của phương pháp đánh giá tác động môi trường không chỉ tập trung cho các dự án phát triển, tăng cường hơn nữa việc áp dụng vào các kế hoạch phát triển quy mô quốc gia, vùng, ngành; Các vấn đề tồn tại trong các đánh giá ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn nữa các công cụ xử phạt nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật. Về công tác triển khai thực hiện: Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của cộng đồng vào công tác đánh giá tác động môi trường; Cần có lồng ghép các kết quả đánh giá tác động môi trường vào nghiên cứu khả thi và ra quyết định; Xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Để đảm bảo việc thực hiện ĐTM có hiệu quả cả khi đánh giá và khâu giám sát. Cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện ĐTM có thể đảm bảo về mặt khoa học mang đầy đủ ý nghĩa. Do đề tài nghiên cứu còn khá mới mà thời gian và trình độ của em có hạn, chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được Thày góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Để chuyên đề này được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn Thày giáo – TS. Đinh Đức Trường, Thày đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này! Em xin chân thành cám ơn các anh, chị ở Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã cộng tác với em để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. 2. Nghị định số 89/2006/NĐCP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 3. Thông tư soos08/2006/TTBTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 4. Giáo trình : Đánh giá tác động môi trường Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 5. Trần Ngọc Chấn Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tập I, II, III, 2001. Hưng Yên, ngày …. Tháng…..năm 2013 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hương Lớp : Kinh tếQuản lý Tài nguyên và Môi trường Khóa: 52 Tên đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên ( Công suất 50 triệu lít/năm) Họ và tên cán bộ hướng dẫn : Ông LÊ ĐỨC LÀNH Cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Hưng Yên Địa chỉ liên hệ: Số 437 Nguyễn Văn Linh  Thành phố Hưng Yên Nội dung nhận xét: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xác nhận của cơ quan Cán bộ hướng dẫn (ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Hà Nội, ngày …. Tháng… năm 2013 Khoa Môi trường và Đô Thị NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hương Lớp : Kinh tếQuản lý Tài nguyên và Môi trường Khóa: 52 Tên đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên ( Công suất 50 triệu lít/năm) Nội dung nhận xét: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kết luận và cho điểm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Gíao viên hướng dẫn Ký (ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchuyen_de_tot_nghiep_2102.docx
Luận văn liên quan