LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch v.v Nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch thi nhau ra đời, những hoạt động của chúng đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Chính vì thế mà trong quá trình phát triển đất nước hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Để có thể vừa phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững thì yêu cầu các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất phải thực hiện tốt việc đánh giá tác động của môi trường và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ, du lịch ngày càng cao và trở nên phổ biến. Mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2011 rất cao 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30 - 31 triệu lượt khách du lịch nội địa. Do đó ngành dịch vụ du lịch đang là một ngành mũi nhọn đang được chú trọng phát triển ở nước ta hiện nay. Ở Đà Nẵng các vùng đất ven biển được quy hoạch dành cho việc xây dựng các tổ hợp du lịch lịch vụ - resort ven biển cao cấp mang tầm vóc châu lục và thế giới, hàng loạt các khách sạn 5 sao cao cấp với các dịch vụ hàng đầu ra đời. Tuy nhiên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm xấu đến môi trường nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài này sẽ giúp tôi củng cố lại những kiến thức đã học ở nhà trường và tìm hiểu thêm về những kiến thức thực tế.
1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá về những tác động môi trường khi thi công, xây dựng và đi vào hoạt động của Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đến môi trường.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu để hạn chế các tác động của Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đến môi trường.
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12211 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch v.v… Nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch thi nhau ra đời, những hoạt động của chúng đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Chính vì thế mà trong quá trình phát triển đất nước hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Để có thể vừa phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững thì yêu cầu các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất phải thực hiện tốt việc đánh giá tác động của môi trường và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ, du lịch ngày càng cao và trở nên phổ biến. Mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2011 rất cao 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30 - 31 triệu lượt khách du lịch nội địa. Do đó ngành dịch vụ du lịch đang là một ngành mũi nhọn đang được chú trọng phát triển ở nước ta hiện nay. Ở Đà Nẵng các vùng đất ven biển được quy hoạch dành cho việc xây dựng các tổ hợp du lịch lịch vụ - resort ven biển cao cấp mang tầm vóc châu lục và thế giới, hàng loạt các khách sạn 5 sao cao cấp với các dịch vụ hàng đầu ra đời. Tuy nhiên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm xấu đến môi trường nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài này sẽ giúp tôi củng cố lại những kiến thức đã học ở nhà trường và tìm hiểu thêm về những kiến thức thực tế.
1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá về những tác động môi trường khi thi công, xây dựng và đi vào hoạt động của Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đến môi trường.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu để hạn chế các tác động của Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đến môi trường.
2. Cơ sở khoa học cho những định hướng nghiên cứu
Để góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ môi trường cho thành phố Đà Nẵng đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng được thực hiện.
Nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc cung cấp các cơ sở khoa học, tư vấn cho các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng, đề xuất những biện pháp quản lý, xử lý một cách hợp lý nhất, bảo đảm sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng, phạm vi, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác động từ quá trình thực hiện Dự án không liên quan đến chất thải là các tác động xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng và cả giai đoạn vận hành Dự án, các tác động này có tính tổng hợp, phức tạp và diễn ra trong thời gian dài. Trong phạm vi thời gian thực tập hạn chế, trong báo cáo này tôi xin được trình bày chủ yếu các tác động có liên quan đến chất thải.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 14/2/2011 đến ngày 15/5/2011.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
- Phương pháp đánh giá nhanh.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, công cụ hữu ích cung cấp cho cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý, giám sát công tác bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như các địa phương khác trong nước ta nói chung.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng là cơ sở để cơ quan chủ đầu tư thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ Dự án
Đà Nẵng nằm ở 15o55’20’’ đến 16o14’10’’ vĩ tuyến Bắc, 107o18’30’’ đến 108o22’00’’ kinh tuyến Đông, phía Bắc giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp Tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông.
Với vị trí Trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765Km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 964Km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.
Các trung tâm kinh doanh thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000Km từ Thành phố Đà Nẵng.
Với những đặc điểm về địa hình, vị trí thuận lợi, khí hậu tương đối tốt, Đà Nẵng đã và đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình trong lĩnh vực du lịch.
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của Thành phố Đà Nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, Thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp làm say lòng khách mỗi khi đến Thành phố này.
Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ được ví như Đà Lạt, Sa Pa của miền Trung, có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là “Nam Thiên danh thắng”,…
Đà Nẵng đã được đầu tư những khu nghỉ dưỡng chất lượng cao với những dịch vụ cao cấp như: Furama, Sandy Beach,… ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Thế mạnh của Đà Nẵng là tiềm năng về biển, du lịch biển đa dạng với nhiều khu du lịch như bãi biển Bắc Mỹ An A, bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm,… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng của bình minh và sự lặng lẽ của hoàng hôn giữa phong cảnh hữu tình.
Với những điều kiện và yếu tố như vậy và được sự phê duyệt của UBND Thành phố Đà Nẵng, Công ty TNHH Đức Long – Dung Quất đã đầu tư xây dựng Dự án “Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long” tại Khu T20, Phường Phước Mỹ - Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng. Dự án khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện nội dung chương trình hành động trong định hướng phát triển của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển ngành du lịch nói riêng cũng như kinh tế Thành phố Đà Nẵng nói chung.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật
1) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, ban hành theo quyết định số 52/2005/QH11.
2) Luật xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
3) Luật phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/06/2001 quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
4) Nghị định số 35/2003/NĐCP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
5) Thông tư số 04/2004/TT – BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ – CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật của Luật PCCC.
6) Nghị định số 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09/04/2007 về Quản lý chất thải rắn.
7) Nghị định số 88/2007/NĐCP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28/05/2007 về thoát nước Đô thị và Khu công nghiệp.
8) Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
9) Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP.
10) Chiến lược Bảo vệ Môi trường Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và Quy hoạch Môi trường công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
11) Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường, Đánh giá Môi trường Chiến lược và Cam kết Bảo vệ Môi trường.
12) Quyết định số 04/2008/QĐ – XD 03/4/2008 của Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- TCVN 5949 – 1998: Mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và dân cư.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
3. Tài liệu tham khảo
1) Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, Đánh giá Tác động Môi trường – Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, 1993;
2) Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB KH&KT, 2001;
3) Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, 2006;
4) Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng 2009;
5) Lê Trình, Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Quốc Bình, Các phương pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường;
6) Giáo trình xử lý nước thải, NXB xây dựng Hà Nội, 1996;
7) Trần Hiếu Nhuệ - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, 1990;
8) Lê Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, NXB Giáo dục, 2003;
9) Kỹ thuật bảo hộ lao động, NXB ĐH và Trung học Chuyên nghiệp, 1979;
10) Trần Hiếu Nhuệ, Cấp thoát nước – NXB KH và KT, 2004;
11) Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KH và KT, 1997;
12) Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải, NXB xây dựng, 2000;
13) Ban Khoa giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, trung tâm nghiên cứu Giáo dục Môi trường và phát triển, Bảo vệ Môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2003;
14) Lê Văn Nãi, Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KH và KT, 1999;
15) GVC Đinh Đắc Hiền, GS.TS Trần Văn Địch, Kỹ thuật An toàn và Môi trường, NXB KH và KT, 2005;
16) TS. Nguyễn Khắc Cường, Giáo trình môi trường trong xây dựng, NXB Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ Dự án tự tạo lập
1. Dự án đầu tư Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long.
2. Hồ sơ khảo sát địa chất Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long.
5. Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự kiến xây dựng dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, độ ồn tại khu vực dự kiến xây dựng Dự án và khu vực xung quanh.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này dựa theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án.
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Phương pháp này tranh thủ được ý kiến đóng góp về các hoạt động, các biện pháp thực hiện và các đề xuất của Ủy Ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Phường Phước Mỹ, nơi thực hiện Dự án.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên Dự án
- Công trình: Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long.
- Địa điểm: Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Thành phố khoảng 2km.
- Cơ quan đầu tư: Công ty TNHH Đức Long Dung Quất.
1.2. Cơ quan chủ Dự án
- Cơ quan đầu tư: Công ty TNHH Đức Long Dung Quất.
- Địa chỉ liên lạc: Cụm CN Nam Chu Lai – Xã Bình Chánh – Huyện Bình Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Vị trí thực hiện Dự án
1.3.1. Vị trí địa lý của Dự án
Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long được xây dựng tại khu T20 thuộc Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Thành phố khoảng 2km.
- Diện tích khu đất thực hiện Dự án là: 9.339m2.
- Ranh giới khu đất có các mặt tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp: Khu T20 hiện có.
+ Phía Tây giáp: Khu dân cư quy hoạch thuộc Phường Phước Mỹ.
+ Phía Nam giáp: Khách sạn Mỹ Khê II.
+ Phía Đông giáp: Đường Trường Sa.
1.3.2. Các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
- Đường giao thông: Giáp về phía Đông của khu vực Dự án là đường ven biển Trường Sa, là tuyến đường du lịch ven biển nối liền Thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An và là tuyến đường chiến lược trong phát triển du lịch của Thành phố. Dự án nằm cách khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn khoảng 3km, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 5km, các công trình hạ tầng quan trọng như cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu, sân bay Quốc tế Đà Nẵng đều nằm trong khoảng từ 5 đến 7km. Với vị trí thuận lợi như vậy nên việc đón khách từ sân bay, bến cảng đến Dự án và ngược lại thuận tiện.
- Sông ngòi, biển: cách 50m về phía Đông là bãi biển Mỹ Khê.
- Đồi, núi: Cách Dự án về phía Tây Nam khoảng 2km có núi Ngũ Hành Sơn.
- Khu dân cư: Tại khu vực này được Thành phố quy hoạch để xây dựng các khu nghỉ mát cao cấp. Khu dân cư gần Dự án nhất cách Dự án khoảng 50m về phía Tây, nằm trên trục đường ven biển Trường Sa, đường Hồ Xuân Hương.
- Cơ sở dịch vụ, công nghiệp: Khu vực xây dựng nằm trên tuyến đường Trường Sa. Đây là tuyến đường du lịch của Thành phố Đà Nẵng, nên hiện tại và tương lai các khu vực lân cận của Dự án hầu hết là các khu nghỉ mát.
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1. Đặc điểm hiện trạng tại khu vực xây dựng Dự án
a. Hiện trạng sử dụng đất
- Khu đất dự kiến xây dựng có tổng diện tích: 9.339,12m2
- Khu đất thuộc trạm T20 quản lý: 7.958,82m2
- Khu đất thuộc trạm điều dưỡng T26B quản lý: 1.390,30m2
b. Hiện trạng xây dựng
Trên khu đất dự kiến xây dựng hiện có những công trình sau:
1- Công trình thuộc trạm T20 quản lý
- Nhà nghỉ T18 + T15: 556m2
- Nhà vệ sinh: 56m2
- Nhà kho: 119m2
- Trạm biến áp: 28,9m2
2- Công trình thuộc trạm T26B quản lý
- Nhà nghỉ 4 tầng:
+ Diện tích xây dựng: 606m2
+ Diện tích sàn: 2.424m2
- Nhà 2 tầng:
+ Diện tích xây dựng: 227m2
+ Diện tích sàn: 454m2
Bảng 1.1. Thống kê các công trình, vật kiến trúc hiện có trên khu đất
STT
Hạng mục
Khối
lượng
Chất lượng
còn lại
Ghi chú
I
Công trình thuộc T20 quản lý
1
Nhà nghỉ T18 + T15
(Nhà cấp 4, mái lợp tôn, nền xi măng, cửa pano gỗ, tường gạch)
556
50%
Giữ lại
2
Nhà vệ sinh
(Nhà cấp 4, tường gạch, cửa sắt kéo, mái lợp tôn, nền bê tông xi măng)
56
50%
Phá bỏ
3
Nhà kho
(Nhà cấp 4, tường gạch, cửa sắt kéo, mái lợp tôn, nền bê tông xi măng)
119
70%
Phá bỏ
4
Trạm biến áp
28,9
80%
Phá bỏ
5
Sân nền, đường nội bộ (nền bê tông xi măng)
120
50%
Phá bỏ
II
Công trình thuộc T26 quản lý
1
Nhà nghỉ 4 tầng
(tạm tính đạt 1 sao)
2,424
60%
Giữ lại
2
Nhà 2 tầng (nhà ăn)
454
60%
Giữ lại
3
Nhà để xe
30
60%
Phá bỏ
4
Sân nền
290
60%
Phá bỏ
Khi tiến hành xây dựng Dự án các công trình này sẽ được phá bỏ, chỉ giữ lại nhà nghỉ T18 + T15 (nhà cấp 4), nhà điều dưỡng T26 (nhà nghỉ 4 tầng), nhà ăn (nhà 2 tầng).
c. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Dự án nằm trên tuyến đường Trường Sa rất thuận lợi trong việc đi lại hệ thống đường nối liền trung tâm Thành phố đã được mở rộng và đưa vào sử dụng.
- Hệ thống cấp, thoát nước: Tại khu vực đã có hệ thống cấp, thoát nước tại đường ven biển Trường Sa (giáp với Dự án về hướng Đông).
- Cấp điện, thông tin liên lạc: Hiện nay, tại khu vực đã có đầy đủ hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc.
1.4.2. Nội dung xây dựng Dự án
1.4.2.1. Hình thức đầu tư của Dự án
Tổng mức đầu tư của Dự án (bao gồm lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng) là 254.839.527.000 đồng.
1.4.2.2. Quy mô công trình
Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long xây dựng theo mô hình Khách sạn nghỉ dưỡng hội nghị ven biển đạt tiêu chuẩn 4 sao. Tổng số phòng nghỉ gần 180 phòng. Trong đó:
a. Khối phòng ở
- Phòng VIP : 18 phòng
- Phòng Suite : 18 phòng
- Phòng Standard : 143 phòng
b. Khối công cộng
- Phòng hội nghị:
+ Phòng lớn : 600 chỗ
+ Phòng nhỏ : 30 – 100 chỗ
- Nhà hàng
+ Phòng ăn lớn : 400 chỗ
+ Nhà hàng tiệc cưới : 600 chỗ
- Phòng Karaoke
- Bể bơi
- Phòng tập thể dục và các môn chơi thể thao dưới nước
- Khu Massage – Stream bath
- Các phòng dịch vụ khác (shop Souvenir, cafeteria,…)
c. Khối hành chính
- Bộ phận Hành chính – Quản lý Khách sạn
- Bộ phận phục vụ buồng phòng
- Bộ phận nhà hàng – Hội nghị
- Bộ phận giải trí – TDTT
- Bộ phận kỹ thuật
Bảng 1.2. Tổng hợp diện tích các hạng mục công trình tại Dự án
STT
Các hạng mục công trình
Số lượng
Tầng cao
Diện tích (m2)
I
Công trình
1
Khối ngủ (179 phòng)
Phòng VIP
18
57,2
Phòng Suite
18
44
Phòng Standard
143
28,6
2
Khối dịch vụ
Phòng hội nghị 600 chỗ
1
2
533
Phòng hội thảo (30 – 100) chỗ
1
2
40
Nhà hàng tiệc cưới 600 chỗ
1
1
638
Nhà hàng 400 chỗ
1
2
480
Cà phê Loughe
1
1
480
Hồ bơi
1
Tầng kỹ thuật
150
II
Cây xanh, thảm cỏ, mặt nước
1
Hồ tạo cảnh, sân vườn
1300
2
Cây xanh, thảm cỏ
2142
III
Giao thông – sân đường
2094
IV
Sân tennis
1
1116
V
Bãi đỗ xe
1
1321
VI
Trạm điện
1
90
Bảng 1.3. Quy hoạch sử dụng đất
STT
Loại đất
Diện tích XD (m2)
Tỷ lệ (%)
I
Đất xây dựng công trình
2.808
30
1
Khách sạn
2.706
2
Nhà kỹ thuật điện nước
90
II
Đất TDTT
1.116
11,9
Sân tennis
1.116
III
Đất giao thông
2.094
22,5
Đường giao thông nội bộ
651
Sân bãi đỗ xe
1.321
IV
Đất sân vườn, cây xanh, cảnh quan
3.321
35,6
Sân vườn kết hợp hồ nước
1.300
Sân vườn đi dạo kết hợp giải khát ngoài trời
2.142
Tổng diện tích đất
9.339
100
1.4.2.3. Giải pháp chống sét, nối đất
Để việc chống sét được an toàn và hiệu quả, đảm bảo cho các thiết bị vận hành an toàn, không xảy ra sự cố làm ngưng trệ quá trình vận hành của trung tâm. Điều đó thực hiện được bằng cách sử dụng hệ thống chống sét chủ động (ESE). Đây là hệ thống chống sét điện tử tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay đã được Ủy ban tiêu chuẩn của Úc và New Zealand chấp nhận thành tiêu chuẩn Quốc gia chung ký hiệu NZ/AS1768/1991.
1.4.2.4. Giải pháp cấp nước
Hệ thống cấp nước:
Quy mô Khách sạn 179 phòng, số người tại các phòng dự tính như sau:
- Phòng 3 giường đơn : 18 phòng × 3 người/phòng
- Phòng 2 giường đơn : 87 phòng × 2 người/phòng
- Phòng 1 giường đôi : 56 phòng × 2 người/phòng
- Phòng VIP : 18 phòng × 2 người/phòng
- Tổng : 376 người
- Nước dự phòng để chữa cháy: 60m3
Bảng 1.4. Tính mức tiêu thụ nước
STT
Các hạng mục
Số lượng
Chỉ tiêu thiết kế
Tổng mức tiêu thụ (m3/ngđ)
1
Nước sinh hoạt cho khối ngủ (179 phòng)
376 người
qk = 200 l/ng.ngđ
Σqk = 75,2
2
Nước sinh hoạt cho nhân viên phục vụ
300 người
qnv = 25 l/ng.ngđ
Σqnv = 7,5
3
Khu nhà hàng (nhà hàng tiệc cưới + nhà hàng Âu – Á)
1000 ghế
qnh = 24 l/suất ăn ngày
Σqnh = 24
4
Khu thư giãn
5
5
Khu hội nghị, hội thảo
700 ghế
8 l/ghế.ngđ
5,6
6
Nước bổ sung cho bể bơi (bổ sung định kỳ chất lượng thất thoát)
Vbbơi = 80 m3
Qbs = 10% dung tích bể
8
Q = Tổng cộng (1÷6)
125,3
7
Nhu cầu khác
-
10
Tổng cộng
135,3
Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước được lấy từ mạng lưới cấp nước của Thành phố trên trục đường ven biển Trường Sa.
1.4.2.5. Giải pháp thoát nước
a. Hệ thống thoát nước thải
Nước thải từ công trình được phân chia thành 03 loại sau:
- Trục 01: Nước rửa gồm nước thải từ các thiết bị Lavabo, tắm, giặt và nước rửa sàn. Sau khi thu gom được dẫn vào các ống đứng thoát nước. Các ống này có đường kính từ D100 đến D150 uPVC. Trên đường ống có bố trí các họng kiểm tra và họng thông tắc. Ngoài ra, trong mỗi trục thoát nước bố trí thêm 1 ống thông hơi D100 uPVC tăng cường, cứ cách 2 tầng thì ống thoát nước rửa sẽ được nối với ống thông hơi.
Sau khi thu gom toàn bộ nước thải từ trục 01 sẽ dẫn đến trạm xử lý nước thải sơ bộ.
- Trục 02: Nước phân tiểu là phần nước thải thoát ra từ các thiết bị vệ sinh: Xí, tiểu, bide,… Sau khi thu gom được dẫn vào các ống đứng thoát nước. Các ống này có đường kính từ D100 đến D150 uPVC. Trên đường ống có bố trí các họng kiểm tra và họng thông tắc. Ngoài ra trong mỗi trục thoát nước bố trí thêm 1 ống thông hơi D100 uPVC tăng cường, cứ cách 2 tầng thì ống thoát nước rửa sẽ được nối với ống thông hơi.
Nước thải từ trục 02 sẽ dẫn đến các bể tự hoại, sau khi xử lý sơ bộ sẽ dẫn đến trạm xử lý nước thải.
- Trục 03: Nước thải có mỡ là nước thải thoát ra từ các chậu rửa thực phẩm từ các khu bếp. Sau khi thu gom sẽ dẫn đến bể tách dầu mỡ, sau đó dẫn đến trạm xử lý.
Tất cả nước thải từ ba loại trên đều cần được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố.
b. Hệ thống thoát nước mưa
Nước mưa mái được thu qua hệ thống ống thoát nước chịu áp lực cao có xây các gối đỡ ống, hố gas nước mưa trước khi được thải trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước ngoài nhà.
1.4.2.6. Hệ thống cây xanh và chất thải rắn
a. Hệ thống cây xanh
Diện tích đất sân vườn, cây xanh, cảnh quan, hồ nước chiếm 35,6 % diện tích toàn khu, ngoài ra còn có sân vườn kết hợp hồ nước, sân vườn đi dạo kết hợp giải khát ngoài trời.
b. Chất thải rắn
Dự kiến trong các khu chức năng trên toàn khu vực Dự án sẽ bố trí các điểm thu gom rác. Những vị trí kín đáo không gây ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trường xung quanh, đảm bảo luôn sạch sẽ.
Rác thải được thu gom hàng ngày tập trung tại khu chứa tạm thời và thuê Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển tới bãi rác của Thành phố.
1.4.2.7. Tổ chức quản lý Dự án trong giai đoạn vận hành khai thác
Khi Dự án đi vào hoạt động, tùy từng giai đoạn phát triển của Dự án mà số lao động có thể thay đổi. Lao động được bố trí cơ bản như sau:
Hình 1.1. Tổ chức quản lý Dự án
Tổ chức theo mô hình này thuận lợi cho việc điều hành sản xuất kinh doanh. Các bộ phận tự chịu trách nhiệm về công việc của mình và phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề khi cần thiết.
1.4.2.8. Nhu cầu nhân sự
Tổng cộng khoảng 300 người, trong đó:
- Giám đốc: 01 người
- Ban điều hành: 03 người
- Bộ phận kinh doanh: 05 người
- Bộ phận tài chính: 04 người
- Bộ phận nhân sự: 03 người
- Bộ phận quản lý sản xuất (nhà hàng, buồng phòng, hội nghị,…): 10 người
- Bộ phận nhà bếp: 05 người
- Nhân viên: Khoảng 300 người
1.4.2.9. Tiến độ thực hiện Dự án
- Tháng 07/2010: Báo cáo xin phê duyệt phương án sử dụng đất.
- Tháng 07 – 09/2010: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý (phê duyệt tổng mặt bằng; thỏa thuận đánh giá tác động môi trường và thẩm định PCCC. Thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng,…).
- Tháng 09/2010 đến tháng 12/2012: Thi công xây dựng.
- Tháng 03/2013: Kết thúc, bàn giao.
- Tháng 04/2013: Đưa Dự án vào khai thác.
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện về tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện địa chất
Bãi biển Mỹ Khê nằm trong khu vực có điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu tương đối tốt.
Khu đất có đặc điểm địa hình là gò cát kiến tạo của khu biển. Mặt địa hình tương đối nhấp nhô, có các gợn cát.
Địa chất có đặc điểm sau:
Nền đá gốc xuất hiện khá sâu, khoan giếng đến 60m nhưng chưa gặp chỉ gặp sản phẩm phong hóa.
Lớp phủ bên trên có cấu tạo khá phức tạp bao gồm nhiều lớp đất với khả năng chịu tải khác nhau, tuy nhiên các lớp đất nằm trực tiếp dưới đất.
Lớp phủ bên trên có cấu tạo rất phức tạp bao gồm nhiều lớp đất với khả năng chịu tải khác nhau, tuy nhiên các lớp đất đá nằm trực tiếp dưới móng công trình đến độ sâu 17,0m đều là các từ mịn, cát thô vừa đến các bụi, có khả năng chịu tải tốt.
Mực nước ngầm xuất hiện và ổn định ở độ sâu từ 2,0m đến 2,5m nhưng ít có khả năng ăn mòn bê tông.
2.1.2. Điều kiện về Khí tượng – Thủy văn
2.1.2.1. Khí tượng
Khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nên nhìn chung mang tính chất khí hậu Đà Nẵng – khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ mùa đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn. Khu vực thực hiện Dự án thuộc tiểu vùng 1, thuộc vùng khí hậu III với những đặc trưng chung của vùng cát Đà Nẵng như: Tổng nhiệt > 9000 độ, tổng lượng bức xạ năm > 140Kcal/cm2, tổng lượng mưa trung bình là 2066mm và số giờ nắng từ 1800 – 2000 giờ trong một năm. Dưới đây là các đặc trưng về khí hậu từ các số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ từ 2005 – 2009 của Thành phố Đà Nẵng.
1- Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê, nhiệt độ không khí trung bình tại Đà Nẵng trong năm 2009 là 26,30C, nhiệt độ cao nhất là 30,60C, nhiệt độ thấp nhất là 20,60C. Biên độ nhiệt ngày đêm của không khí đạt giá trị lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam.
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng và năm
STT
Các tháng
Các năm
2005
2007
2008
2009
1
Cả năm
25,9
26,2
25,5
26,3
2
Tháng 1
21,4
21,3
21,6
20,6
3
Tháng 2
23,9
23,7
19,4
23,7
4
Tháng 3
22,8
25,4
23,3
25,5
5
Tháng 4
25,8
26,4
27,0
26,9
6
Tháng 5
29,0
28,1
27,7
27,6
7
Tháng 6
30,5
29,8
29,4
30,6
8
Tháng 7
28,4
29,4
29,5
29,3
9
Tháng 8
28,7
28,8
28,6
29,2
10
Tháng 9
27,9
27,8
27,8
27,5
11
Tháng 10
26,3
26,0
26,3
26,7
12
Tháng 11
25,2
23,2
24,4
24,4
13
Tháng 12
21,2
23,9
21,5
23,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2009)
2- Số giờ nắng
Tại Đà Nẵng, hàng năm trung bình có khoảng 1984,9 giờ nắng, số giờ nắng trung bình trong ngày là 6 giờ. Trong năm có ít nhất 5 giờ nắng/ngày từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Các tháng 4, 5, 6, 7 có số giờ nắng nhiều nhất là từ 8,1 – 8,9 giờ/ngày.
Bảng 2.2. Số giờ nắng trung bình các tháng và năm
STT
Các tháng
Các năm
2005
2007
2008
2009
1
Cả năm
1.965,6
2.000,1
1.861,0
2.112,8
2
Tháng 1
157,1
45,8
110,4
116,8
3
Tháng 2
171,6
181,8
24,0
178,0
4
Tháng 3
150,7
173,5
157,9
187,4
5
Tháng 4
193,4
180,5
214,4
163,2
6
Tháng 5
245,7
231,0
227,2
226,1
7
Tháng 6
220,2
277,2
226,6
256,4
8
Tháng 7
216,6
290,1
277,2
211,9
9
Tháng 8
170,3
170,4
201,7
235,1
10
Tháng 9
181,1
199,8
165,2
135,4
11
Tháng 10
109,2
75,6
112,2
136,2
12
Tháng 11
138,0
48,8
68,0
116,0
13
Tháng 12
11,7
125,6
49,2
150,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2009)
3- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Độ ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hóa học của các chất thải (SO2, SO3,…) mạnh hơn tạo ra H2SO3; H2SO4.
Độ ẩm trung bình năm tại Đà Nẵng là 82%. Độ ẩm cao nhất ghi nhận được là 87% vào tháng 12. Độ ẩm thấp nhất ghi nhận được là 71% vào tháng 7.
Các tháng mùa khô có độ ẩm trung bình từ 71 – 83%, độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 40%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình 82 – 86%, có ngày đạt tới 95%.
Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình các tháng và năm
STT
Các tháng
Các năm
2005
2007
2008
2009
1
Cả năm
82
82
82
81
2
Tháng 1
84
87
85
82
3
Tháng 2
85
83
80
86
4
Tháng 3
84
85
85
83
5
Tháng 4
83
80
82
81
6
Tháng 5
77
80
81
82
7
Tháng 6
71
74
77
71
8
Tháng 7
80
76
75
76
9
Tháng 8
78
78
78
77
10
Tháng 9
82
81
81
84
11
Tháng 10
86
87
88
82
12
Tháng 11
86
85
85
83
13
Tháng 12
88
85
87
84
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2009)
4- Mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô nhiễm. Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm. Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và hòa tan một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô nhiễm đất, nước.
Hàng năm tại Đà Nẵng có một mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11. Các tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 3, 4, 5 và 6. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm tại Đà Nẵng là 2066mm.
Theo số liệu đo đạc, hàng năm tại Đà Nẵng có trung bình 11 ngày có lượng mưa trên 50mm, có 114 ngày có lượng mưa dưới 10mm. Lượng mưa phân bố tại Đà Nẵng như sau:
- Lượng mưa năm lớn nhất là 3064,4mm.
- Lượng mưa năm thấp nhất là 1400mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất là 332mm.
- Số ngày mưa trung bình trong năm là 140 – 148 ngày.
Bảng 2.4. Tổng lượng mưa trung bình các tháng và năm
STT
Các tháng
Các năm
2005
2007
2008
2009
1
Cả năm
1.870,9
3.064,4
2.525
3.017,8
2
Tháng 1
36,0
153,3
82,8
159,5
3
Tháng 2
5,8
0,4
33,6
23,3
4
Tháng 3
36,4
58,0
53,7
23,0
5
Tháng 4
12,0
55,3
67,0
179,9
6
Tháng 5
20,0
156,4
157,7
65,3
7
Tháng 6
22,0
7,1
35,5
36,2
8
Tháng 7
136,3
24,1
47,9
186,5
9
Tháng 8
209,8
152,2
56,6
152,8
10
Tháng 9
236,0
252,8
230,3
1.375,7
11
Tháng 10
510,1
1.147,4
1.006,5
455,8
12
Tháng 11
432,2
893,6
568,6
197,4
13
Tháng 12
214,1
163,8
185,3
165,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2009)
5- Gió
Gió là yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong không khí.
Tốc độ gió phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất khí quyển. Tầng không khí sát mặt đất có tốc độ gió ban ngày lớn hơn ban đêm, còn ở trên cao thì ngược lại: Tốc độ gió ban đêm lớn hơn ban ngày.
Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy khi đánh giá tác động môi trường liên quan đến nguồn ô nhiễm không khí, mùi cần xem xét tốc độ gió nguy hiểm.
Hướng gió Thành phố Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Về mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một phần gió Đông. Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20%. Về mùa hạ, ở vùng ven biển phía Nam, gió thịnh hành là gió Tây Nam với tần suất phổ biến từ 20 – 30%, trong khi đó, ở vùng ven biển phía Bắc chỉ trong tháng VIII gió Tây Nam mới có tần suất nhiều hơn các gió khác.
Tốc độ gió trung bình năm là 3,3m/s. Tần suất lặng gió khá cao, từ 25 – 50%. Trong mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ từ 15 – 25m/s. Trong bão, tốc độ gió có thể lên đến 30 – 40m/s.
Hàng năm trung bình có từ 50 – 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm cho nền nhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm: Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C và độ ẩm thấp nhất là 55%.
Bảng 2.5. Tốc độ gió – Tần suất – Hướng gió
Tháng
Tốc độ gió (m/s)
Hướng gió
Tần suất hướng gió cực đại (%)
Trung bình
Cực đại
1
3,4
19
Tây Bắc
18,5
2
3,4
18
Tây Bắc
20,4
3
3,4
18
Đông
20,3
4
3,3
18
Đông
21,7
5
3,4
25
Đông
15,2
6
3,0
20
Đông
15,0
7
3,0
26
Tây Nam, Đông
11,0 ; 12,9
8
3,0
17
Tây Nam
12,3
9
3,3
28
Bắc
14,9
10
3,6
40
Bắc
16,2
11
3,5
24
Bắc
19,3
12
3,2
18
Bắc, Tây Bắc
15,2 ; 16,8
Năm
3,3
40
Tây Bắc
16,1
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ)
Ghi chú: Tây Nam, Đông và Bắc, Tây Bắc là các hướng gió trong cùng tháng có giá trị tần suất hướng gió cực đại xấp xỉ nhau và là những hướng gió chủ đạo trong tháng đó.
6- Bão và áp thấp nhiệt đới
Trong suốt 12 tháng đều có khả năng có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng. Tuy nhiên, thời gian có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là từ tháng VIII đến tháng XI hàng năm.
Hàng năm trung bình có 2 – 6 cơn bão và 2 – 3 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Trung (Số liệu thống kê bão của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ từ năm 2005 – 2009).
Theo số liệu thống kê 2009, bão và áp thấp nhiệt đới tại Đà Nẵng diễn ra trong tháng IX đến tháng XI được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6. Số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng năm 2009
Tháng
Tổng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Số cơn
bão
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0
1
0
2
Số cơn
ATNĐ
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
0
2
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ)
7- Gió mùa Đông Bắc
Khi gió mùa Đông Bắc tràn về thường gây ra mưa và mưa to, một số không ít trường hợp còn phối hợp với các nhiễu động nhiệt đới ở Nam biển Đông tạo ra những đợt rất to, kéo dài trong nhiều ngày, gây ra lũ lụt trầm trọng nhiều vùng.
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2009, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Đà Nẵng như sau:
Bảng 2.7. Số đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng
Năm
Tháng
Tổng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
2005
3
4
3
1
0
0
0
0
0
2
1
3
17
2006
5
5
2
2
1
0
0
0
1
1
1
6
24
2007
6
0
2
3
2
0
0
0
1
2
3
4
23
2008
3
5
6
2
1
0
0
0
0
5
4
5
31
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ)
2.1.2.2 . Thủy văn
Khu vực xây dựng Dự án nằm gần biển Đông nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm Thủy văn của khu vực này.
Về khí hậu trong vùng mang đặc tính cơ bản là nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Hàng năm trung bình có trên 10 cơn bão và 4 đến 5 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Riêng Thành phố Đà Nẵng trung bình có 2 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp.
a. Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng
Bờ biển Đà Nẵng kéo dài hơn 30km, chịu chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,6m. Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng phụ thuộc vào mùa trong năm. Sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau với tần suất ổn định vào tháng 7 là 75,21%. Vào mùa đông, tần suất sóng theo hướng Đông Bắc giảm dần và chuyển sang hướng Đông, đạt 32,34% vào tháng 4. Từ tháng 5 đến tháng 7 hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất đạt 61,7% vào tháng 7. Vào tháng 8 sóng chuyển dần sang hướng Nam với tần suất 55,37%.
Trên cơ sở số liệu bão, có thể tính độ cao của sóng cực đại ứng với chu kỳ tại vùng biển Đà Nẵng và Quảng Nam. Độ cao sóng cực đại có thể đạt tới mức 7,5m (chu kỳ lặp lại 5 năm) và 14,5m (chu kỳ lặp lại 100 năm).
Bảng 2.8. Độ cao sóng cực đại theo các chu kỳ tại vùng biển Đà Nẵng
Độ cao sóng cực đại
Chu kỳ lặp lại (năm)
H5% (m)
5
10
20
50
100
H5% (m)
7,5
9,5
11,0
12,6
14,5
Trong quá trình di chuyển vào vùng bờ biển Việt Nam, hầu hết các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam đều gây ra gió, sóng mạnh trên vùng biển Đà Nẵng. Gió mạnh trong bão gây ra nước dâng trong bão, độ cao của nước dâng trong bão phụ thuộc vào cường độ, tốc độ di chuyển của bão và độ sâu của vùng biển.
b. Dòng chảy
Dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió. Dòng chảy vào mùa đông dao động từ 10 đến 36cm/s với hướng dòng chảy thịnh hành là Đông Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển. Tốc độ dòng cực đại mùa đông là 71cm/s lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa hè.
2.1.3. Hiện trạng hệ sinh thái vùng thực hiện Dự án
2.1.3.1. Tài nguyên sinh vật trên cạn
Khu vực Dự án là vùng cát ven biển nên tài nguyên sinh vật nói chung đơn điệu và nghèo nàn so với các khu vực khác. Hiện trạng tự nhiên của khu vực đã dần dần thay thế thành khu dân cư, các khu du lịch. Thực vật bao gồm một số loại cây bạch đàn, phi lao hoặc cây trồng phân tán trong khu dân cư. Dọc theo các bờ cát ven khu vực có rau muống, xương rồng, một số các loại cây bụi và các loại cây trồng như dừa, phi lao,… Trong khu dân cư có trồng cây cảnh, cây tạo bóng mát, cây ăn trái.
Động vật nuôi trong các hộ dân gồm các loại gia súc như heo, chó, các loại gia cầm,… Động vật hoang dã có các loại bò sát, côn trùng,…
2.1.3.2. Động vật dưới nước
Biển Đà Nẵng có thành phần loài động vật khá phong phú: 58 loài phù du thuộc 34 giống, 27 họ, 7 bộ và ngành; 120 loài động vật đáy thuộc 88 giống, 66 họ, 6 lớp, 4 ngành, 55 loài san hô cứng; hơn 500 loài cá, với khoảng 30 loài cá có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng các loại hải sản khoảng 113.000 tấn, trong đó cá nổi khoảng 70.000 tấn, cá đáy 30.000 tấn, còn lại là mực và tôm.
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện Dự án, Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu, đo đạc và phân tích một số chỉ tiêu môi trường đặc trưng tại khu vực Dự án.
Tham khảo số liệu phân tích của Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
2.1.4.1. Môi trường không khí và vi khí hậu
Bảng 2.9. Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường không khí và vi khí hậu tại khu vực Dự án
STT
Chỉ tiêu phân tích
ĐVT
Vị trí đo đạc lấy mẫu
QCVN05:2009/BTNMT
K1
K2
1
Nhiệt độ
0C
33
32
-
2
Độ ẩm
%
72
71,7
-
3
Tiếng ồn
dBA
55,1 – 73,6
45,4 – 67,5
60(1)
4
Bụi tổng
mg/m3
0,22
0,2
0,3(2)
5
SO2
mg/m3
0,03
0,02
0,35(2)
6
NO2
mg/m3
0,19
0,16
0,2(2)
7
CO
mg/m3
7
4
30(2)
+ Ghi chú:
- Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn.
- (1) TCVN 5949 – 1998: Mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và dân cư.
- (2) QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- K1: Mẫu khí lấy tại khu vực cổng Dự án, gần đường Trường Sa.
- K2: Mẫu khí lấy tại khu vực giữa Dự án.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
+ Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và vi khí hậu tại khu vực Dự án cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có độ ồn vượt so với tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể.
2.1.4.2. Môi trường nước ngầm
Bảng 2.10. Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước ngầm trong khu vực Dự án
STT
Các chỉ tiêu phân tích
ĐVT
Kết quả M1
QCVN
09:2008/BTNMT
1
pH
-
6,9
5,5 ÷ 8,5
2
Độ cứng (as CaCO3)
mg/l
182
500
3
COD
mg/l
0,5
4,0
4
TSS
mg/l
0,6
1500
5
Zn
mg/l
0,19
3,0
6
Pb
mg/l
0,002
0,01
7
Cd
mg/l
0,002
0,005
8
Mn
mg/l
0,02
0,5
9
Cu
mg/l
0,021
1,0
10
Hg
mg/l
KPH
0,001
11
NO3-
mg/l
63,6
15
12
Fe tổng
mg/l
0,04
5,0
13
NH4+
mg/l
0,64
0,1
14
Coliform
MPN/100ml
11×103
3
15
E.Coli
MPN/100ml
2
KPH
+ Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện
- M1: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực Dự án.
- Ngày lấy mẫu: 17/08/2010
- Thời tiết lúc lấy mẫu: Trời nắng.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
+ Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực Dự án cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu NO3-, NH4+, E.Coli, Coliform vượt giới hạn cho phép nhiều lần.
2.1.4.3. Môi trường nước biển ven bờ
Bảng 2.11. Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước biển ven bờ
STT
Thông số
ĐVT
Kết quả M2
QCVN 10:2008/BTNMT
(cột B)
1
pH
-
7,0
6,5 – 8,5
2
DO
mg/l
4,4
≥ 4
3
NH4+
mg/l
0,01
0,5
4
TSS
mg/l
1,2
50
5
Zn
mg/l
0,22
1
6
Pb
mg/l
0,001
0,02
7
Cd
mg/l
KPH
0,005
8
Cu
mg/l
0,019
0,5
9
Fe tổng
mg/l
0,06
0,1
10
Dầu mỡ
mg/l
KPH
KPH
11
Coliform
MPN/100ml
9
1.000
+ Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện.
- M2: Mẫu nước biển ven bờ, cách Dự án khoảng 100m về hướng Đông.
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (cột B – Áp dụng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước).
- Ngày lấy mẫu: 17/08/2010
- Thời tiết lúc lấy mẫu: Trời nắng, gió nhẹ.
- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng.
+ Nhận xét: Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng của nước biển ven bờ gần khu vực xây dựng Dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dự án được triển khai xây dựng tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Theo số liệu điều tra về các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực đến thời điểm tháng 06/2010 như sau:
2.2.1. Điều kiện xã hội
2.2.1.1. Tình trạng đất đai
Tổng diện tích đất: 208,5738 ha. Trong đó:
- Đất thổ cư : 64,6802 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp (đất hoa màu) : 2,9290 ha
2.2.1.2. Tình hình dân số
- Tổng số dân: 15.150 người (nhân khẩu tại hộ: 13.230 người).
- Số hộ dân: 2886 hộ. Trung bình 4,58 người/hộ.
- Tỷ lệ tăng dân số: 3,79%
2.2.1.3. Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng
- Trường học: 04 cơ sở. Trong đó:
+ Trường THCS : 01 cơ sở
+ Trường tiểu học : 02 cơ sở
+ Trường mầm non : 01 cơ sở
- Cơ sở y tế: 01 trạm y tế
- Chợ: 01 cơ sở
- Toàn Phường có 02 đình, 02 chùa, 01 nhà thờ
- Cơ sở công nghiệp đang hoạt động: 04
- Tình trạng giao thông: Thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
+ Đường nhựa : 80%
+ Đường bê tông : 20%
- Tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe và môi trường: Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh mùa hè, dịch bệnh thiên tai gây ra. 100% nhà dân có hố xí tự hoại.
2.2.2. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế của địa phương bao gồm các ngành: Du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó:
+ Nông nghiệp chiếm : 6,34%
+ Tiểu thủ công nghiệp : 2,07%
+ Thương mại – Dịch vụ : 27,09%
+ Ngành khác : 64,48%
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Giai đoạn Dự án thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng
3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Môi trường không khí
a. Bụi và các khí độc phát sinh trong quá trình thi công Dự án
- Nguồn gây tác động:
Nguồn phát sinh bụi trong quá trình thi công xây dựng Dự án chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu.
+ Khí thải của các phương tiện vận tải chở nguyên vật liệu xây dựng, các loại máy móc, thiết bị thi công như bụi, khí SOx , NOx , CO, VOC.
- Tính toán tải lượng, nồng độ các chất thải:
1- Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, san nền, bốc dỡ nguyên vật liệu
Khu vực xây dựng Dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 5,5m ÷ 9,5m. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng Dự án, toàn bộ khu đất sẽ được san nền với cao độ thiết kế là 5,8m.
Tổng khối lượng đất đào, đắp tính toán:
- Khối lượng đất đào tính toán: 5453,12m3
- Khối lượng đất đắp tính toán: 3432,91m3
- Khối lượng xà bần khi phá dỡ các công trình hiện trạng 100m3.
- Khối lượng đất phát sinh khi đào tầng hầm: 6748,5m3.
Trung bình, khi thực hiện đào hoặc đắp 1m3 đất sẽ phát sinh khoảng 0,75Kg bụi, trong đó 10% là bụi lơ lửng (Nguồn: Giáo trình môi trường trong xây dựng – TS. Nguyễn Khắc Cường – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh).
Với khối lượng đất đào, đắp tính toán như trên thì ước tính lượng bụi phát thải ra môi trường là 8348,3Kg trong đó có 834,83Kg bụi lơ lửng. Thời gian san lấp mặt bằng dự kiến khoảng 1 tháng, thời gian làm việc một ngày 8 giờ, như vậy thải lượng bụi do hoạt động đào đắp là 34,8Kg/giờ, trong đó bụi lơ lửng là 3,48Kg/giờ.
Đối với lượng bụi phát sinh do các xe vận chuyển đất, cát làm rơi vãi trên đường, bụi do các hoạt động san ủi mặt bằng, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng có thể ước tính dựa vào hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bảng 3.1. Nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động san lấp mặt bằng
STT
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Nồng độ
QCVN 05:2009/BTNMT
1
Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát).
1 – 100mg/m3
0,3mg/m3
2
Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá, máy móc, thiết bị).
0,1 – 1mg/m3
3
Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi.
0,1 – 1mg/m3
Như vậy, theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng bụi sinh ra trong quá trình san ủi mặt bằng, vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu vượt ngưỡng cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh. Do đặc điểm khu vực Dự án thông thoáng, bị ảnh hưởng nhiều do tác động gió, nên tác động của bụi sẽ ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh. Bụi khuếch tán sẽ hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, gây ra các bệnh về hô hấp, các bệnh về mắt, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan Đô thị tại khu vực.
2- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau:
Bảng 3.2. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô
Tình trạng vận hành
CxHy
(ppm)
CO
(%)
NO2
(ppm)
CO2
(ppm)
Chạy không tải
750
5,2
30
9,5
Chạy chậm
300
0,8
1500
12,5
Chạy tăng tốc
400
5,2
3000
10,2
Chạy giảm tốc
4000
4,2
60
9,5
Để đáp ứng tiến độ thi công của công trình, hàng ngày cần có khoảng 4 xe (tải trọng 10 tấn) để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng.
Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 – 16 tấn, với xe chạy dầu diezen, tốc độ trung bình 8 – 10Km được xác định như sau:
Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
Chất ô nhiễm
Tải lượng từ 01 xe (Kg/10Km đường dài)
Tải lượng từ 04 xe (Kg/10Km đường dài)
Bụi
0,009
0,036
SO2
0,0429
0,1716
NOx
0,118
0,56
CO
0,06
0,24
VOC
0,026
0,104
Để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện giao thông. Giả sử ta xét nguồn đường có độ dài vô hạn thì nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất tại khoảng cách x nằm trên trục gió thổi trực giao với nguồn đường sẽ được xác định theo công thức sau: (Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1 – 2002).
Trong đó:
C: Nồng độ khí thải (mg/m3)
M: Tải lượng nguồn thải (g/m.s)
u: Vận tốc gió trung bình (lấy u = 2m/s)
σz: Hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng
Hệ số khuếch tán σz là hàm số theo khoảng cách x và độ ổn định khí quyển được tính theo công thức Slade: σz = 0,53 . x0,73
H: Chênh lệch chiều cao giữa mặt đường so với mặt đất xung quanh (m). (Lấy H = 0,5m).
Bảng 3.4. Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào khu vực
Khoảng cách x (m)
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3)
Bụi
SO2
NOx
CO
1
0,00080
0,00018
0,0102
0,0052
2
0,00060
0,00016
0,0086
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng(68 trang).doc