MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BÁO CÁO 1
1.2 NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1
1.2.1 CÁC GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP 2
1.2.2 TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG BÁO CÁO 2
1.2.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO 3
1.2.4. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM 4
CHƯƠNG 2 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 6
2.1.TÊN DỰ ÁN 6
2.2. CHỦ DỰ ÁN 6
2.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 7
2.4. MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA DỰ ÁN 7
2.4.1 MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI 7
2.4.2. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 10
2.5. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN HỐ GẦN 10
2.5.1. MẶT BẰNG XÂY DỰNG MỎ 11
2.5.2. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ TUYỂN KHOÁNG 13
2.5.2.1. Lựa chọn phương pháp khai thác 13
2.5.2.2 Khu chứa thải (TSF) 13
2.5.2.3 Quản lý nước từ mỏ 17
2.5.2.4 Đá thải 19
2.5.2.5 Phương pháp tuyển khoáng 19
2.6 CHI PHÍ CHO DỰ ÁN VÀ NGUỒN VỐN 22
2.6.1 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN 22
2.6.2 CHI PHÍ CHO DỰ ÁN HỐ GẦN 22
2.6.3 TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN 23
CHƯƠNG 3 GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN 24
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 24
3.1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 24
3.1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO KHU DỰ ÁN 24
3.1.3 ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN 25
3.1.4 ĐỊA CHẤT MỎ 25
3.1.5 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 28
3.1.6 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 28
3.1.6.1 Nhiệt độ 29
3.1.7 LƯỢNG MƯA, ĐỘ ẨM 30
3.1.8 CHẾ ĐỘ GIÓ 32
3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 33
3.2.1 DÂN SỐ 33
3.2.2 KINH TẾ 34
3.2.3 LAO ĐỘNG 35
3.2.4 TÁC ĐỘNG CỦA DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 36
3.2.5 XÃ HỘI 36
3.2.5.1 Giáo dục 36
3.2.5.2 Sức khỏe 37
3.2.5.3 Việc làm 37
3.2.6 SẮC TỘC 38
3.2.7 VĂN HÓA 39
3.2.8 LỊCH SỬ VÀ KHẢO CỔ HỌC 39
3.2.9 THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN BỒNG MIÊU 40
3.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ 41
3.4 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 42
3.4.1 TÀI NGUYÊN ĐẤT 42
3.4.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM 44
3.4.4 HỆ ĐỘNG THỰC VẬT (TÀI NGUYÊN SINH THÁI) 45
3.5 MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NỀN 48
3.5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẤT 48
3.5.2 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NƯỚC 51
3.5.2.1 Khu vực lấy mẫu và vị trí lấy mẫu 51
3.5.2.2 Phương pháp lấy mẫu 51
3.5.2.3 Kết quả phân tích nước mặt 55
3.5.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM 57
3.5.3.1 Khu vực lấy mẫu và vị trí lấy mẫu 57
3.5.3.2 Phương pháp lấu mẫu 57
3.5.3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước 58
3.5.3.4 Kết quả phân tích nước ngầm 59
3.5.4 CHẤT LƯỢNG CÁC LOÀI THỦY SINH 59
3.5.5 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 60
3.5.6 TIẾNG ỒN 61
3.5.7 ĐỊA CHẤN 61
3.5.8 MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TẠI KHU VỰC KHAI THÁC 62
3.6 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NỀN HIỆN TẠI 64
3.6.1 CHẤT LƯỢNG ĐẤT 64
3.6.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 69
3.6.2.1 Chất lượng nước mặt đánh giá năm 1994 69
3.6.2.2 Chất lượng nước mặt đánh giá năm 2004 69
3.6.2.3 Tóm tắt kết quả phân tích nước mặt 70
3.6.3 CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 72
3.6.3.1 Chất lượng nước ngầm năm 1994 72
3.6.3.2 Chất lượng nước ngầm năm 2004 73
3.6.3.3 Tóm tắt kết quả phân tích nước ngầm 73
3.6.4 HỆ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT 74
3.7 DỰ BÁO DIỄN BIẾN CỦA MÔI TRƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 74
3.7.1 KHÁI QUÁT 74
3.7.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 75
3.7.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 75
3.7.4 . TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI 75
3.7.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp 75
3.7.4.2 Những ảnh hưởng gián tiếp 76
CHƯƠNG 4 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 77
4.1 KHÁI QUÁT 77
4.2 CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG 77
4.3 BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP VÀ NHÀ THẦU 79
4.4 KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 79
4.4.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯƠC MẶT 79
4.4.1.1 Khái quát 79
4.4.1.2 Giai đoạn xây dựng 80
4.4.1.3 Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ 80
4.4.1.4 Giai đoạn sau khi đóng cửa mỏ 82
4.4.1.5 Môi trường tiếp nhận 82
4.4.2 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN NƯỚC NGẦM 83
4.4.2.1 Tháo khô mỏ 83
4.4.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 83
4.4.4 TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN 84
4.4.4.1 Các nguồn có khả năng gây ra tiếng ồn 84
4.4.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá 84
4.4.4.3 Đánh giá tác động 85
4.4.5 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 85
4.5 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 86
4.5.1 BẢN CHẤT CỦA CÁC TÁC ĐỘNG 86
4.5.2 ĐỘC TỐ 86
4.5.3 MẤT MÁT NƠI CƯ TRÚ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 87
4.6 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI 88
4.6.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 88
4.6.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI 88
4.6.2.1 Khái quát 88
4.6.2.2 Các tác động tích cực đến kinh tế xã hội 89
4.6.2.3 Các tác động tiêu cực có thể có từ dự án 90
4.7 PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO VÀ SỰ CỐ 92
CHƯƠNG 5 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CÓ THỂ CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 94
5.1 KHÁI QUÁT 94
5.2 CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ SỰ CỐ 94
5.2.1 PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC 94
5.2.2 PHƯƠNG ÁN TUYỂN KHOÁNG 94
5.2.3 QUY HOẠCH HỢP LÝ TỔNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN 98
5.2.4 CHẤT LƯỢNG/SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 101
5.2.5 SỬ DỤNG THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN 108
5.2.6 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ RỦI RO 108
5.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 110
5.3.1 KHÁI QUÁT 110
5.3.2 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC 110
5.3.2.1 Quản lý nước mưa chảy tràn 110
5.3.2.2 Quản lý chất thải rắn 111
5.3.2.3 Chất thải sinh hoạt 113
5.3.2.4 Nước thải công nghiệp 114
5.3.2.5 Dầu thải 117
5.3.2.6 Hoá chất và các chất thải khác 117
5.3.2.7 Xyanua 117
5.3.2.8 Nước ngầm 120
5.3.2.9 Các lỗ khoan 120
5.3.3 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 121
5.3.4 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN 121
5.3.5 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 123
5.3.6 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 124
5.3.7 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI 125
5.4 PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC 125
5.4.1 KHÁI QUÁT 125
5.4.2 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐÓNG CỬA MỎ 126
5.4.3 HOÀN THỔ 126
5.4.4 CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC BÃI ĐÁ THẢI 127
5.4.5 CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓNG CỬA KHU ĐẬP CHỨA QUẶNG THẢI 128
5.4.6 QUẢN LÝ ĐẤT MÀU VÀ HOÀN THỔ ĐẤT TRỒNG 129
5.5 KHỐNG CHẾ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI SAU KHI ĐÓNG CỬA MỎ 130
CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 131
6.1 GIỚI THIỆU CHUNG 131
6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 131
6.2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC 131
6.2.2 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG 131
6.3 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 132
6.3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 132
6.3.2 ĐO LƯU LƯỢNG NƯỚC 132
6.3.3 QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM 132
6.3.3.1 Quan trắc nước mặt 132
6.3.3.2 Quan trắc mực nước ngầm 133
6.3.3.3 Lấy mẫu trầm tích 134
6.3.3.4 Quan trắc khí tượng 136
6.3.3.5 Quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn và độ rung 136
6.3.4 GIÁM SÁT CÁC BÃI ĐÁ THẢI 137
6.3.5 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT 137
6.3.6 QUAN TRẮC HỆ SINH THÁI 137
6.3.7 QUẢN LÝ XYANUA 137
6.3.8 THỜI GIAN VÀ TẦN XUẤT QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 139
6.4 CÁC SỰ CỐ VỀ MÔI TRƯỜNG 139
6.5 CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ QUAN TRẮC 139
MÔI TRƯỜNG 139
6.5.1 DỰ TOÁN CHI PHÍ 139
6.5.2 CHI PHÍ CHO BỘ PHẬN MÔI TRƯỜNG 140
6.5.3 DỰ TOÁN CHI PHÍ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 140
6.5.4 DỰ TOÁN CHI PHÍ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHI ĐÓNG CỬA MỎ 142
6.5.5 KÝ QUỸ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 142
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144
7.1 CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 144
7.1.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG 144
7.1.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM 144
7.1.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI: 144
7.1.4 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI: 145
7.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 145
162 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4403 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường khu khai thác vàng Bồng Miêu, Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BÁO CÁO
Khu Hố Gần nằm trong diện tích dự án vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, trong diện tích Giấy phép Đầu tư số 140/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp cho Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu ngày 05/3/1991.
Dự án vàng Bồng Miêu của công ty Khai thác vàng Bồng Miêu (BOGOMIN) là dự án liên doanh giữa công ty Covictory Investment Ltd (giấy phép đầu tư số 140/GP ngày 05/3/1991), sau đó chuyển nhượng cho Công ty Bong Mieu Holdings Ltd (Giấy phép điều chỉnh 140/ĐCGP1, ngày 29/11/1993) với công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO) thuộc Bộ Công nghiệp và Xí nghiệp Khai thác vàng Bồng Miêu (nay là Công ty Công nghiệp Miền Trung) của tỉnh Quảng Nam, trong đó Bong Mieu Holding Ltd. sở hữu 80%, MIDECO sở hữu 10% và Công ty Công nghiệp Miền Trung sở hữu 10%. Liên doanh được thành lập để khai thác mỏ vàng Bồng Miêu, thời hạn giấy phép đầu tư là 25 năm. Thời hạn này có thể gia hạn.
Kết quả của công tác thăm dò ở khu vực mỏ Bồng Miêu do công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành từ năm 1991 đến nay đã xác định được trữ lượng có giá trị thương mại là 858.000 tấn quặng với hàm lượng vàng trung bình 2.42 g/T tại khu Hố Gần.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các Nghị định của Chính phủ về bảo vệ môi trường, công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án khai thác khu Hố Gần thuộc mỏ vàng Bồng Miêu. Báo cáo ĐTM được công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu và Công ty Kingett Mitchell Limited, Auckland, New Zealand lập trên cơ sở các công trình nghiên cứu môi trường thực hiện trong các năm 1994-1996 và 2004.
Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu môi trường, phân tích tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu, đồng thời phân tích những mặt tích cực trong việc phát triển mỏ theo hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của luật, nghị định và thông tư về bảo vệ môi trường như liệt kê trong phần 1.2 dưới đây.
1.2 NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY
Báo cáo được thành lập trên cơ sở các văn bản pháp quy chính sau đây:
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ngày 10/1/1994.
Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: Bộ TCVN theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 26/4/2002 về 31 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
Quyết định số 1971/1999/QĐ-BKHCNMT quy định về quy trình công nghệ sử dụng và tiêu hủy xyanua;
TCVN 4586/1997 về bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Thông tư liên tịch Bộ Tài chính-Công nghiệp-Khoa học, Công nghệ và Môi trường số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT, ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT, ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường v/v: Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư.
CÁC GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP
Giấy phép Đầu tư số 140/GP do Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp ngày 05/3/1991.
Điều chỉnh Giấy phép Đầu tư số 140/ĐCGP1, ngày 29/11/1993 của UBNN HTĐT cấp.
Giấy phép khai thác mỏ số 582/CNNg-KTM, ngày 22/7/1992 do Bộ Công nghiệp nặng cấp;
- Quyết định cấp đất số 1569/QĐ-UB ngày 9/10/1993 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
(xem Phụ lục I)
1.2.2 TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG BÁO CÁO
Các tài liệu đã sử dụng để xây dựng báo cáo này bao gồm:
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khai thác khu mỏ vàng Bồng Miêu do công ty Lycopodium - Australia lập năm 1996 .
Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khu Hố Gần do công ty Micon lập tháng 10 năm 2004.
Các kết quả thử nghiệm mẫu công nghệ Hố Gần do công ty Gekko – Ballarat Australia lập năm 2004.
Các tài liệu thăm dò địa chất mỏ Bồng Miêu và khu Hố Gần
Các tài liệu lưu trữ của đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ, số liệu về địa lý, kinh tế, nhân văn của Ủy Ban nhân dân thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Báo cáo nghiên cứu môi trường nền khu vực Bồng Miêu do Jon L. Rau lập năm 1996.
Số liệu điều tra, nghiên cứu và kết quả phân tích về môi trường hiện tại.
Số liệu điều tra về tình hình kinh tế xã hội trong khu vực dự án và các khu lân cận.
Các phương pháp, công nghệ xử lý chất thải.
Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới về xây dựng báo cáo ĐTM.
NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường là cung cấp cơ sở cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường của Việt Nam có thể đánh giá dự án.
Nội dung chính của báo cáo bao gồm:
Giới thiệu về mỏ Hố Gần , phương pháp khai thác, công nghệ tuyển luyện, việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu và hóa chất, v.v
Đánh giá hiện trạng môi trường nền (môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội) khu vực dự án.
Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực có thể có do hoạt động khai thác và chế biến vàng ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Đưa ra các phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có ảnh hưởng đến môi trường và đánh giá các phương án để lựa chọn.
Lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Giám sát, đào tạo và quản lý nhân lực, sử dụng thiết bị. Lập kế hoạch chi phí quan trắc, giải pháp giảm thiểu và ký quỹ môi trường.
Về cơ bản, cấu trúc của báo cáo ĐTM tuân theo “Nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường” quy định trong Phụ lục 1.2, Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, có tham khảo “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác chế biến đá và sét” do Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1999.
1.2.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO
Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo ĐTM bao gồm:
Phương pháp liệt kê (Checklist): thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên (khí tượng, địa lý, thủy văn..) và điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực triển khai dự án.
Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích xử lý trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước, đất và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án.
Phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập và đánh giá tác động môi trường ở các mỏ có điều kiện tương tự để tiến hành đánh giá mức độ tác động môi trường sinh ra từ các hoạt động của dự án khai thác mỏ Hố Gần.
Phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin về kinh tế xã hội trong khu vực dự án.
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá tác động môi trường trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN-1995-2000 và 2001), hoặc các tiêu chuẩn môi trường quốc tế khác.
Phương pháp mô hình hóa: Khu chứa thải và sự cân bằng nước của khu mỏ đã được mô hình hóa để đánh giá khối lượng nước trong quy trình tuyển và lượng nước được xử lý, thải ra. Đây chỉ là mô hình sơ bộ và sẽ được chi tiết hóa trong kết quả phân tích sau này trước khi đi vào sản xuất.
1.2.4. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án mỏ Hố Gần do Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu gồm các ông Rodney H. Murfitt, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và các chuyên gia môi trường của Công ty Kingett Mitchell, Auckland, New Zealand gồm Geoff Boswell (chuyên viên tư vấn cao cấp), Adrian Goldstone (chuyên viên xử lý môi trường mỏ và Giám Đốc Quản lý), Nick Corlis (Kỹ sư Môi trường cao cấp), Brett Sinclair (Kỹ sư Địa chất thủy văn), Paul May (Kỹ sư Môi trường), Dr.Ian Boothroyd (Nhà sinh thái học) và John Cawley (Chuyên gia đánh giá tác động tiếng ồn) thành lập.
Tham gia thu thập, nghiên cứu, xử lý số liệu còn có các đơn vị và cá nhân:
Trung tâm nghiên cứu địa chất môi trường của trường Đại học mỏ địa chất Hà nội: Giáo sư Tiến sĩ Võ Năng Lạc, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Học, Tiến sĩ Hà Văn Hải, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Lãm, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Quý Nhân. Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu về sự ô nhiễm kim loại nặng tại thung lũng sông Vàng, chất lượng nước và nguồn nước ngầm vào năm 1996.
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc trường Đại học Quốc gia, Hà nội. Các nhà khoa học của Trung tâm gồm Giáo Sư Võ Quý, GS-TS Hà Đình Đức, GS-TS Nguyễn Nghĩa Thìn, TS Nguyễn Thái Tú và nhà sinh vật học Nguyễn Đức Tú đã tiến hành nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên sinh vật trong vùng dự án, 1995-1996.
TS sử học Nguyễn Văn Đoàn của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu môi trường kinh tế-xã hội trong những năm 1995-1996.
TS Jon H. Rau tiến hành nghiên cứu môi trường nước, phân tích các tài liệu sẵn có của các chuyên gia đã thực hiện trước đây và lập báo cáo môi trường nền khu vực dự án vào năm 1996.
Công ty Coffey Geosciences Ptd., nghiên cứu điều kiện địa chất công trình khu vực và thiết kế đập chứa thải, năm 2004.
Chuyên viên tư vấn cao cấp Geoff Boswell và những người khác của công ty Kingett Mitchell cùng cán bộ công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành nghiên cứu môi trường bổ sung về chất lượng nước, và cập nhật các số liệu mới về kinh tế - xã hội năm 2004 để lập nên báo cáo ĐTM này.
CHƯƠNG 2
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
2.1.TÊN DỰ ÁN
Dự án khai thác vàng khu Hố Gần, mỏ Bồng Miêu (sau đây gọi tắt là dự án Hố Gần).
2.2. CHỦ DỰ ÁN
Tên công ty
Tên tiếng Việt:
Tên tiếng Anh:
Tên giao dịch:
Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu
Bong Mieu Gold Mining Co., Ltd.
BOGOMIN
Trụ sở mỏ:
Xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng giao dịch:
113/2 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng.
Giấy phép thành lập
Giấy phép Đầu tư số 140/GP ngày 05/3/1991 và Giấy phép điều chỉnh số 140/ĐCGP1 ngày 29 tháng 11 năm 1993
Số điện thoại:
0 511 826518
FAX:
0 511 824130
BOGOMIN là một công ty liên doanh, với các chủ đầu tư gồm:
Bên Việt Nam:
1-Công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO) thuộc Bộ Công nghiệp.
Địa chỉ: 183 Đường Trường Chinh, Hà Nội.
ĐT: 04-8528509 Fax: 04-7840209
Tỷ lệ góp vốn: 10%
2- Công ty Công nghiệp Miền Trung (thay thế cho Xí nghiệp Khai thác Vàng Bồng Miêu), thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam.
Địa chỉ: Xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
ĐT: 0510-665022/665023
Fax: 0510-665024
Tỷ lệ góp vốn: 10%.
Bên Nước ngoài:
Bong Mieu Holdings Limited.
Đăng ký tại : Bangkok, Thailand
Địa chỉ : 2507 Soi Labprao
Tỷ lệ góp vốn vào liên doanh: 80%
2.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Khu Hố Gần nằm trong khu vực giấy phép đầu tư 140/GP của dự án mỏ vàng Bồng Miêu ở địa bàn xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Khu vực giấy phép đầu tư có diện tích là 30km2, được khống chế bởi các điểm góc A,B,C,D với tọa độ:
Điểm góc X (UTM) Y(UTM)
A 220413.9500 1706845.4200
B 226489.4300 1706845.4200
C 226497.3800 1701706.1800
D 220413.9500 1701706.1800
Mỏ nằm cách thị xã Tam Kỳ 15 km về phía tây - nam và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Đông - Nam. (xem hình 2.1 và 2.2)
Trung tâm khu vực hoạt động sản xuất của dự án nằm ở đồi Hố Gần, cách khu dân cư gần nhất khoảng 2,0km.
2.4. MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA DỰ ÁN
2.4.1 MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI
Dự án đầu tư mỏ Bồng Miêu là dự án khai thác vàng quy mô công nghiệp và hiện đại đầu tiên ở Việt Nam kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ra đời năm 1987. Dự án khai thác khu Hố Gần là bước đầu của toàn bộ dự án khai thác khu mỏ Bồng Miêu. Dự án có những mục tiêu sau:
Khai thác, tận dụng tài nguyên khoáng sản, góp phần xây dựng khu/ngành công nghiệp khai thác chế bến vàng hiện đại ở khu vực Miền trung và ở Việt Nam;
Tăng thu ngân sách cho Nhà nước từ các loại thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên.
Tạo công ăn việc làm trực tiếp cho lao động phổ thông và có tay nghề tại chỗ của địa phương và gián tiếp thông qua các hợp đồng dịch vụ. Đa dạng hóa các ngành kinh tế trong khu vực dự án, v.v…
Hạn chế và giảm thiểu các hoạt động khai thác vàng trái phép trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng phá hoại môi trường như hiện nay, và Nhà nước sẽ thu được thuế từ dự án khai thác vàng ở Hố Gần và các khu khác trong khu mỏ Bồng Miêu theo quy định của pháp luật.
Sự thành công của dự án sẽ có tác động rất lớn đến thái độ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thời cũng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có sự tin cậy an tâm về một môi trường đầu tư an toàn, làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư vào địa phương nói riêng và cả nước nói chung…
Hình 2.1 Vị trí khu vực dự án
2.4.2. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
Căn cứ vào trữ lượng đã xác định được, hoạt động khai thác khu Hố Gần dự kiến sẽ kéo dài trong 3 năm. Tuy nhiên việc tiếp tục thăm dò sẽ làm tăng trữ lượng và kéo dài thời gian hoạt động của mỏ. Sản lượng vàng trong 3 năm đầu trung bình từ 14.000 đến 20.000 oz vàng/năm, vàng được xuất khẩu, đem lại nguồn thu cho ngân sách từ các loại thuế, điều không có được từ hoạt động khai thác vàng thủ công trái phép hiện nay.
Trong quá trình hoạt động dự án sẽ sử dụng khoảng 170 đến 220 lao động, trong đó chỉ có khoảng từ 6 đến 8 người nước ngoài, còn lại là lao động địa phương hoặc lao động Việt Nam có kỹ thuật cao tuyển từ các tỉnh khác, v.v. Dự án phát triển sẽ kéo theo một lực lượng lao động khoảng 1.200 đến 1.580 người hoạt động trong các ngành dịch vụ liên quan đến dự án. Đây sẽ là những động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa trong vùng.
Khai thác vàng quy mô công nghiệp sẽ giảm thiểu và chặn đứng các hoạt động khai thác vàng thủ công trái phép, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sinh thái do hoạt động khai thác vàng trái phép gây ra, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, và có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phục hồi môi trường.
2.5. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA
DỰ ÁN HỐ GẦN
Các hoạt động chính của công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu là tiến hành thăm dò, khai thác vàng và các khoáng sản đi kèm tại khu mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. Sản phẩm cuối cùng là vàng doré. Sản phẩm sẽ được xuất khẩu 100%.
Mỏ Bồng Miêu gồm các khu Núi Kẽm, Hố Ráy - Thác Trắng và Hố Gần (hình 2.1, 2.2). Mỏ Bồng Miêu được phát hiện và khai thác bởi người Chàm từ hàng trăm năm về trước, được người Pháp khai thác từ năm 1895 đến 1942 và được công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu tiến hành thăm dò đánh giá lại từ năm 1991.
Khu Hố Gần nằm ở phía nam sông Vàng và phần phía tây của khu vực giấy phép đầu tư Bồng Miêu, cách văn phòng Bồng Miêu 2km về phía nam (xem hình 2.2).
Khu Hố Gần nằm ở trung tâm nếp lồi Bồng Miêu. Tại đây phát triển các tập đá phiến gơnai cắm thoải về tây, bị xuyên cắt bởi granit và pecmatit . Khoáng hóa vàng phát triển trong các đời cà nát, cắm thoải, và đới dăm kết cà nát (hình 3.1, 3.1.1).
Trữ lượng có thể khai thác của khu Hố Gần dự kiến khoảng – 858.000 tấn quặng với hàm lượng 2.42g/t vàng. Tổng trữ lượng vàng có thể khai thác ước khoảng 53.800 auxơ hoặc 1,67 tấn vàng (theo Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi mỏ Hố Gần, 2004)
Theo công suất thiết kế, sản lượng khai thác của nhà máy khoảng từ 100.000 đến 180.000 tấn quặng/năm. Sản phẩm thương mại của mỏ là vàng và bạc.
Song song với việc khai thác trữ lượng quặng đã được xác định, công ty sẽ tiến hành thăm dò bổ sung các khu Hố Ráy - Thác Trắng và Núi Kẽm đã được thăm dò trước đây và các khu có triển vọng khác trên toàn diện tích giấy phép đầu tư nhằm tăng trữ lượng để kéo dài tuổi thọ của mỏ.
2.5.1. MẶT BẰNG XÂY DỰNG MỎ
Mặt bằng xây dựng mỏ khu Hố Gần được trình bày ở hình 2.2, gồm khu khai thác lộ thiên, khu nhà máy và Văn phòng mỏ ở trên đồi Hố Gần, khu đập chứa thải ở thung lũng suối Lò (Xã Kok Sáu), và các công trình xây dựng phụ trợ khác. Khi dự án đi vào sản xuất sẽ phải xây dựng các con đường giao thông sau đây:
Đường giao thông từ thôn 10, xã Tam Lãnh qua sông Vàng lên Hố Gần dài khoảng 1,0 km. Sẽ phải xây dựng một ngầm tràn bằng bê tông qua sông. Dự kiến con đường này mỗi ngày có dưới 50 lượt xe qua lại.
Đường nội mỏ từ nhà máy đến khu khai thác, đến đập chứa thải và nhà làm việc tại mỏ, dài 3,5 km.
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể khu Hố Gần
2.5.2. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ TUYỂN KHOÁNG
2.5.2.1. Lựa chọn phương pháp khai thác
Các tiêu chí sử dụng để đánh giá và lựa chọn phương pháp khai thác lộ thiên mỏHố Gần là:
Quy mô và hình thái thân quặng
Hàm lượng khoáng hóa và sự phân bố kim loại
Độ sâu của thân quặng
Căn cứ vào đặc điểm thân quặng nằm gần mặt hoặc lộ trên mặt, khu Hố Gần sẽ được khai thác bằng phương pháp lộ thiên để bảo đảm khai thác quặng an toàn và hiệu quả nhất. Phương pháp khai thác lộ thiên cho phép đạt sản lượng cao. Đây là một phương pháp công nghệ hiện đang được ứng dụng tại Việt Nam.
Các moong khai thác sẽ được mở theo sườn đồi, từ độ cao 200 m ở đỉnh Hố Gần đến 100m ở thung lũng Suối Lò (hình 2.5)
2.5.2.2 Khu chứa thải (TSF)
Khu chứa thải gồm một đập thải chính và ba đập phụ xây dựng ở thung lũng Suối Lò. Đập chắn thải chính (đập số 1) sẽ được xây dựng tại một vị trí thu hẹp của thung lũng ở độ cao 95m và các đập phụ sẽ được xây dựng ở độ cao 100m. Theo thiết kế thì khu chứa thải là một khu giữ nước không bị rò rỉ, được xây dựng bằng một lớp sét có độ thấm thấp. Dung dịch xử lý trong khu chứa thải ngấm qua lớp sét sẽ được gom vào một cái mương nằm dưới đáy của đập thải rồi chảy vào một trũng thu nước được xây thấp hơn so với đập thải chính, ở độ cao 85m.
Đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết (đập số 3) được xây dựng ở suối nhánh phía đông của thung lũng Suối Lò, phía trên đập thải chính. Bề mặt khu chứa thải ngâm chiết sẽ được lót lớp sét chống thấm để ngăn sự thấm nước thải xuống các tầng nước ngầm.
Sẽ xây dựng hai đập ngăn nước, một ở nhánh suối phía đông (đập số 4) ở phía trên đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết, và một ở nhánh suối phía tây (đập số 3) của thung lũng Suối Lò ở phía trên đập chính. Các đập này dùng để chứa nước và khi đầy nước sẽ chảy vào các kênh dẫn nước bao quanh khu chứa thải.
Để ngăn và tiêu nước từ sườn thung lũng suối Lò đổ xuống các khu chứa thải, sẽ phải đào kênh tiêu nước bao quanh khu chứa thải.
Một trũng thu nước được đặt ở hạ nguồn đập thải chính và từ đây lượng nước thấm ra từ thân đập sẽ được bơm ngược trở về khu đập chứa thải chính.
Chất thải từ quá trình tuyển trọng lực và tuyển nổi sẽ được thải bằng ống dẫn trọng lực từ nhà máy ở độ cao 150m trực tiếp đến đập chứa thải chính. Chất thải từ quá trình ngâm chiết chứa 85% chất rắn sẽ được bơm vào đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết. Vị trí của đập chứa thải được trình bày ở hình 2.3 và 2.4
Hình 2.3 Sơ đồ mỏ Hố Gần – Sơ đồ chi tiết
Hình 2.4 Mặt cắt khu chứa thải
2.5.2.3 Quản lý nước từ mỏ
Mực nước trong đập chứa thải chính và đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết sẽ được kiểm soát bằng bơm gắn trên phao nổi. Nước từ đập chứa thải dây chuyền ngâm chiết sẽ thải qua đập thải chính và từ đập thải chính sẽ thải ra Suối Lò, rồi thải ra sông Vàng. Đập thải chính sẽ cung cấp nước xử lý cho nhà máy và được bổ sung nước sạch từ đập ngăn nước.
Chất thải và nước trong quá trình xử lý liên quan có khả năng bị ô nhiễm do tiếp xúc với xyanua hoặc sunphua sẽ được thải trực tiếp vào đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết. Chất thải của dây chuyền ngâm chiết luôn được giữ ngập trong nước ít nhất là 2m để làm chậm quá trình ôxy hóa trong thời gian thải lắng kết. Nước từ dây chuyền tuyển trọng lực, nước từ mỏ, nước rò rỉ từ bãi thải, nước chảy tràn từ nhà máy, nước từ công trình xây dựng và nước thải ra từ nhà máy, nhà làm việc sẽ thải trực tiếp vào đập thải chính. Chất thải từ đập chứa thải qua ngâm chiết sẽ thải qua đập chính (hình 2.5).
Thời gian giữ nước thải từ mỏ trong đập thải chính theo thiết kế là từ 6 đến 65 ngày. Phải mất 4 ngày để làm lắng các phần tử bùn của nước mỏ và 16 ngày để làm lắng các phần tử sét. Nước từ mỏ lưu lại trong đập thải chính trên 16 ngày chiếm 82% và lưu trên 30 ngày chiếm 76%. Điều này đảm bảo rằng hàm lượng của chất rắn lơ lửng luôn thấp hơn tiêu chí đặt ra trước khi thải, ngoại trừ lúc có mưa lũ. Thời gian lưu giữ trong đập cũng giúp làm giảm nồng độ xyanua và giảm nồng độ kim loại hòa tan trong nước thải.
Căn cứ vào các số liệu về lượng mưa khu vực, độ bốc hơi, nồng độ xyanua loãng và kết quả thí nghiệm mẫu công nghệ đã thực hiện, cho thấy có thể sử dụng khả năng hòa loãng để kiểm soát chất lượng thải cuối cùng chảy từ mỏ, và chất lượng nước thải này cũng sẽ thấp hơn tiêu chuẩn nước thải công nghiệp Việt Nam và thấp hơn ngưỡng cho phép về tiêu chuẩn môi trường bảo vệ các loài thủy sinh.
Hình 2.5 Sơ đồ quản lý nước thải mỏ Hố Gần
2.5.2.4 Đá thải
Đá thải được đổ thành đống và để ở bãi thải bên cạnh các moong khai thác. Khối lượng đá thải trong bãi thải dự kiến khoảng 975.000 tấn.
Các bãi thải sẽ được xây dựng sao cho nước rò rỉ và nước chảy tràn từ các bãi thải sẽ được thu vào một đường mương và dẫn vào đập thải chính.
2.5.2.5 Phương pháp tuyển khoáng
Trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, một số địa điểm xây dựng nhà máy và phương pháp tuyển khoáng đã được xem xét đánh giá.
Địa điểm lựa chọn xây dựng nhà máy là một khu đất bằng phẳng, ổn định nằm ở đồi Hố Gần. Khu đất này nằm cách xa và cao hơn các sông suối, đảm bảo không bị ngập lụt
Các phương pháp tuyển khoáng đã được cân nhắc xem xét trong quá trình nghiên cứu khả thi và tiền khả thi gồm
Tuyển bằng ngâm chiết xyanua – hấp phụ bằng nhựa aurix
Tuyển trọng lực và tuyển nổi, lấy tinh quặng đưa ngâm chiết xyanua tích cực.
Phương pháp tuyển trọng lực, tuyển nổi và ngâm chiết xyanua đã được chọn lựa do phương pháp này đơn giản nhất, hiệu quả nhất và khả năng thu hồi vàng cao nhất. Phương pháp này cũng được xem là một phương pháp thiết thực nhất đối với các loại quặng khu Hố Gần và các khu lân cận. Quy trình tuyển đã được lựa chọn này cũng cho phép chứa và xử lý chất thải mỏ một cách phù hợp để hạn chế thấp nhất khả năng tác động đến môi trường.
Dây chuyền tuyển khoáng gồm nhiều công đoạn:
Nghiền sơ cấp (đập hàm) và nghiền thứ cấp (nghiền côn)
Nghiền bi
Tuyển trọng lực
Tuyển nổi
Tinh quặng được đưa vào thùng ngâm chiết chứa dung dịch xyanua 0,7%
Tinh quặng sau khi đã được ngâm chiết xyanua và dung dịch sau khi tuyển được đưa ra khỏi thùng, khử độc và lưu giữ trong đập chứa thải từ quy trình ngâm chiết.
Dùng nhựa aurix để hấp phụ vàng hòa tan trong dung dịch xyanua
Giải hấp vàng từ nhựa aurix
Thu hồi vàng bằng phương pháp điện phân
Nung chảy vàng để lấy vàng-bạc dưới dạng thỏi và loại bớt tạp chất
Sơ đồ dây chuyền sản xuất và quản lý nước thải được thể hiện trong trình 2.5
Dây chuyền Gekko và quy trình xyanua hóa tích cực sử dụng các hóa chất (xyanua, vôi tôi, oxy lỏng) để hòa tan vàng. Dung dịch xyanua chứa vàng đi qua những cột chứa nhựa aurix để hấp phụ vàng. Than ngậm vàng sẽ được rửa bằng axit và vàng được thu hồi từ dung dịch bằng phương pháp điện phân. Trong bể điện phân vàng sẽ mạ lên những catốt được làm bằng những búi sợi kim loại. Các catốt này được nung chảy, vàng sẽ lắng xuống còn các tạp chất nổi bên trên sẽ được tách ra. Vàng/bạc dạng thỏi và xỉ kim loại là dạng sản phẩm cuối cùng. Sơ đồ mặt bằng và đặc điểm thiết kế nhà máy tuyển được trình bày trong hình 2.6
Quặng thải từ dây chuyền Gekko sẽ được xử lý khử độc (quy trình khử độc bằng hydro peroxit) để giảm nồng độ xyanua từ 0,5% đến 1% (khoảng từ 500 đến 1000mg/L) trong dung dịch xuống còn dưới 5mg/L. Các chất thải rắn và lỏng sẽ được bơm ra đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết và nước thải sau khi lắng sẽ thải ra đập thải chính.
Công suất của nhà máy dự kiến khoảng 100.000 tấn quặng/năm và sẽ nâng dần sản lượng lên 180.000 tấn quặng/năm sau 7 tháng hoạt động sản xuất.
Hình 2.6 Sơ đồ mặt bằng và đặc điểm thiết kế nhà máy tuyển Hố Gần
2.6 CHI PHÍ CHO DỰ ÁN VÀ NGUỒN VỐN
2.6.1 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN
Tổng số vốn đầu tư ban đầu cho dự án mỏ Vàng Bồng Miêu sẽ không vượt quá 15.000.000 USD, trong đó vốn pháp định là 1.000.000 USD. Tỉ lệ vốn góp vốn của các nhà đầu tư được trình bày trong Bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1 Tỉ lệ góp vốn đầu tư
Hạng mục
Tiền mặt USD
Tài sản
Bên Việt Nam
- Mideco
100,000
- MINCO
100,000
Bên nước ngoài
- Bong Mieu Holdings Ltd
800,000
Ngoài vốn pháp định, Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu sẽ phải vay vốn để phát triển dự án
Bên nước ngoài (Công ty Bong Mieu Holdings Ltd ) sẽ bảo đảm cấp vốn, bảo lãnh cho việc vay vốn và an toàn các khoản vốn cho vay.
Toàn bộ tài sản của liên doanh sẽ chịu sự thế chấp, không được đem đi thanh lý khi không có sự chấp thuận của người cho vay.
2.6.2 CHI PHÍ CHO DỰ ÁN HỐ GẦN
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong đó:
Vốn mua sắm thiết bị: 2.888.000 Đô la Mỹ
Vốn xây dựng cơ bản khác: 893.300 Đô la Mỹ
Lãi vay trong thời gian xây dựng: 350.000 Đô la Mỹ
Đầu tư khác: 596.200 Đô la Mỹ
Vốn lưu động: 122.500 Đô la Mỹ
Tổng vốn đầu tư 4.850.000 Đô la Mỹ.
Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): 61%
Chi phí cho các công trình bảo vệ môi trường:
Chi phí dự kiến cho công trình bảo vệ môi trường: 30.000 USD/năm
Quỹ phục hồi môi trường (năm thứ nhất): 64.000 USD
Quỹ phục hồi môi trường (từ năm thứ 2 đến năm thứ 4): 85.000USD
2.6.3 TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN
Bảng 2.2 tóm lược lịch trình xây dựng mỏ. Dự kiến mỏ Hố Gần sẽ được khai thác trong 4 năm.
Bảng 2.2 Kế hoạch xây dựng mỏ
Công việc
Thời gian
Các loại giấp phép xây dựng
11/2004-4/2005
Xây dựng nhà cửa và ngầm
11-12/2004 -4/2005
Xây dựng đập thải
04/08/05
Xây dựng, lắp đặt nhà máy
04/07/05
Đào tạo và chạy thử nhà máy
07/08/05
Sản xuất
9/2005
CHƯƠNG 3
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NỀN
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Dự án vàng Bồng Miêu được cấp Giấy phép Đầu tư 140/GP ngày 05/3/1991 có diện tích 30km2 và Giấy phép khai thác số 582/CNNg-KTM ngày 22/7/1992 có diện tích 358ha. Khu Hố Gần mỏ vàng Bồng Miêu là một quả đồi thấp, kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam có diện tích 42ha.
Khu vực Giấy phép Đầu tư có tọa độ được xác định từ 108o24’00” đến 108o27’34” kinh đông và 15o22’49” đến 15o22’20” vĩ bắc.
Vị trí khu vực giấy phép nằm ở xã Tam Lãnh, Tam Kỳ và xã Trà Cót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Khu Hố Gần nằm trọn trong địa phận xã Tam Lãnh, cách thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 15km. Thị xã Tam Kỳ nằm trên Quốc lộ 1, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Nam (hình 2.1).
Để đến được khu vực dự án Bồng Miêu, từ Đà Nẵng đi theo Quốc lộ 1 về phía nam 70km đến Tam Kỳ, tiếp đó rẽ phải đi theo tỉnh lộ về phía Tiên Phước . Trên đoạn đường từ Tam Kỳ đến Tiên Phước có hai con đường rẽ trái dẫn đến Bồng Miêu. Đường rẽ thứ nhất tại Tam Dân cách Tam Kỳ 14km dài 20km. Đường rẽ thứ hai tại xã Tiên Thọ (Cây Cốc) cách Tam Kỳ 20km, dài 14km. Cả hai con đường đều đang được nâng cấp rải nhựa và đá dăm.
Từ văn phòng mỏ Bồng Miêu đến khu Hố Gần là một con đường đất được xây dựng trước đây. Một số đoạn đường này đã bị xói mòn hư hỏng nặng tuy nhiên có thể san ủi và rải đá cải tạo lại đường phục vụ cho việc đi lại trong mọi điều kiện thời tiết.
3.1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO KHU DỰ ÁN
Dự án Bồng Miêu nằm ở rìa đông của dãy Trường sơn thuộc khu vực Trung Trung Bộ, cách bờ biển Đông khoảng 20km.
Khu vực mỏ Bồng Miêu có địa hình khá phức tạp, gồm các dãy núi có rừng, kéo dài chủ yếu theo phương Đông-Tây. Đỉnh Núi Kẽm cao nhất có độ cao 493m, chạy theo phương gần Đông-Tây, sườn Bắc dốc, sườn Nam thoải.Các dãy núi khác có độ cao từ 200m đến 400m bị phân cắt tạo thành các đỉnh riêng biệt. Thung lũng sông Bông Miêu là thung lũng rộng nhất trong vùng, chạy dài theo phương chủ yếu Đông-Tây. Hệ thống thung lũng phương Bắc Nam thường ngắn, hẹp và dốc.
3.1.3 ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
Sông Vàng là con sông chính nằm trong khu vực dự án, có hướng dòng chảy chủ yếu về phía Tây Bắc. Sông Vàng dài hơn chục kilomet, có đồng bằng ven sông rộng trung bình 1500m (khu vực hạ lưu) và hẹp dần về phía thượng lưu, chỉ còn 375m (gần khu vực văn phòng Bồng Miêu). Trong thời gian mực nước sông thấp thì đoạn sông nằm trong khu vực Giấy phép Đầu tư có độ rộng thay đổi từ 20-30m (từ khu Núi Kẽm đến khu Hố Gần).
Sông Vàng chảy theo hướng Tây rồi đổ về Sông Tiên ở xã Tiên Lập. Sông Tiên nhập vào sông Thu Bồn ở Tân An và sông Thu Bồn chảy theo hướng bắc sau đó tiếp tục chảy theo hướng đông đổ vào cửa biển Hội An.
Lưu vực sông Vàng và các sông kế tiếp ở hạ lưu (sông Quế Phương và sông Tiên) có tổng diện tích là 101km2, trong đó lưu vực thượng nguồn ở Bồng Miêu là 35km2. Các suối đầu nguồn sông Vàng ở phía đông nam so với mực nước biển là 590m hoặc 658m. Chiều dài sông Vàng chảy qua các khu vực mỏ Bông Miêu là 7km.
Công ty Quốc tế Coffey Partners (CPI, 1992) sử dụng hệ số dòng rửa trôi là 0,35 đối với lượng nước mưa thực vượt trội so với bốc hơi để tính dòng chảy của sông. Căn cứ vào giả định này mà Công ty Quốc tế Coffey Partners đã tính được đỉnh điểm hàng ngày của dòng chảy từ tháng 9 đến tháng 12 vượt quá 250mL/ngày (2,9m3/s) với lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm trên 200.000 triệu. Số liệu dòng chảy của sông do cán bộ của Công ty khai thác vàng Bồng Miêu thực hiện được trình bày trong phần 3.4.2
3.1.4 ĐỊA CHẤT MỎ
Có ba khu quặng hóa nằm trong khu vực giấy phép đầu tư là khu Hố Gần, Hố Ráy (cả hai khu này có khả năng khai thác lộ thiên) và Núi Kẽm (có thể khai thác hầm lò). Ngoài ra còn có một số khu khác đã được thăm dò chi tiết ở các mức độ khác nhau. Đó là các khu Tây Bồng Miêu, Bắc Bồng Miêu, Tây Hố Ráy, Thác Trắng, Rừng Dẻ, Bắc và Nam Núi Kẽm, Sarô, Nhà Thùng và Suối Tre. Khu Thác Trắng (Hố Ráy kéo dài, Tây Hố Gần (Hố Gần kéo dài) và Bắc Núi Kẽm (Núi Kẽm kéo dài) gần đây đã được tiến hành khoan thăm dò.
Các khu quặng hóa vàng và các khu có triển vọng nằm ở trung tâm và ở hai cánh của nếp lồi Bồng Miêu. Khoáng hóa phát triển trong các đới dập vỡ cà nát chứa các mạch thạch anh- sunphua, dăm kết thạch anh – sunphua-đá phiến hoặc đá phiến chứa sunphua. Các đới cà nát phát triển trong các tập đá phiến biến chất và cắm song song với mặt phân phiến. Một số nơi các đới cà nát chứa quặng tạo thành những cấu trúc song song kéo dài 2km theo đường phương và theo hướng cắm (ở khu Núi Kẽm và Hố Gần). Công trình gần đây ở khu Hố Gần đã xác định một thân xâm nhập thể tường chứa các mạch thạch anh, bị greizen hóa, có cấu trúc gân mạch và chứa sunphua xâm tán.
Khu Hố Gần (Mỏ Hố Gần)
Khu Hố Gần nằm ở bờ trái sông Bông Miêu, cách khu văn phòng mỏ Bồng Miêu khoảng 2km về phía nam.
Khu Hố Gần nằm ở nhân nếp lồi Bồng Miêu, được cấu thành bởi các tập đá phiến và granito-gơnai cắm thoải về tây, bị các thân pegmatit và granit xuyên cắt. Khoáng hóa vàng phát triển trong các đới dập vỡ cà nát cắm thoải và đới dăm kết liên quan với chúng, và trong các đới dăm kết của đá xâm nhập và các thân xâm nhập granit xuyên trong đá biến chất. Các đới cà nát dăm kết và thân xâm nhập phát triển trong tầng đá biến chất và cắm song song với mặt phân phiến. Chúng chứa các mạch thạch anh sulphua, dăm kết thạch anh-sulphua-đá phiến hoặc đá phiến chứa sulphua, (đôi chỗ bị oxy hóa, chứa limonit/gơtit). Khoáng vật sulphua chủ yếu là pyrit, galenit, acsenopyrit và pirotin.
Phần phía tây mỏ có các thể tường granit xuyên cắt và khoáng hóa vàng phát triển trong dăm kết granit (hình 6) và granit biến đổi. Khối xâm nhập chứa các mạch thạch anh (hình 7) bị greizen hóa, có cấu tạo lỗ hổng, gân mạch, chứa sunphua xâm tán.
Khoáng hóa Hố Gần thuộc loại nhiệt dịch nhiệt độ trung bình.
Quặng ở đây phần lớn lộ trên mặt hoặc nằm dưới lớp phủ mỏng. Thân quặng dày từ vài ba centimet đến 12m. Hoạt động khai thác mỏ của người Chàm, người Pháp và người Việt xưa kia đã để lại trên bề mặt mỏ những bãi đá-quặng khá dày. Mặt phân phiến của đá vây quanh và các đới cà nát chứa quặng có hướng cắm gần song song với bề mặt địa hình hiện tại và bị một số khu suối và thung lũng phân cắt.
Hình 3.1 Sơ đồ địa chất khu/mỏ Hố Gần
3.1.5 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Ở thung lũng sông Vàng, độ sâu của mực nước ngầm đo được ở các giếng nước cách bề mặt khoảng 1,5m. Các giếng này phần lớn nằm trong lớp trầm tích sông.
Nguồn cung cấp nước nước uống có khả năng lấy từ trầm tích aluvi liên quan với sông Vàng. Lợi thế của việc bơm nước từ nguồn nước này là nước được lọc vi sinh tự nhiên từ sông qua các lớp trầm tích (Công ty Quốc tế Coffey Partners 1992).
Khu Hố Gần nằm trên một yên ngựa của Núi Kẽm kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam . Tuy vậy, nguồn nước ngầm ở đây ít và do đặc điểm tự nhiên của bề mặt khu Hố Gần mà lượng nước ngầm trong các moong khai thác sẽ rất thấp. Sẽ có một lượng nước ngầm nhỏ chảy theo các đới cà nát ở phía trên xuống moong khai thác, song nước trong moong khai thác chủ yếu sẽ là nguồn nước mưa.
Trầm tích trong các moong khai thác là đá phiến và gơnai có độ thấm thấp. Địa hình khu vực moong khai thác dốc sẽ loại trừ khả năng hình thành các bể nước ngầm (Công ty Quốc tế Coffey Partners 1992).
Công ty khai thác vàng Bồng Miêu và công ty Quốc tế Coffey Partners đã tiến hành nghiên cứu địa chất công trình trong các khu đập thải ở thung lũng Suối Lò (còn gọi là Xã Koc Sáu). Các lỗ khoan cho thấy ở khu vực dự kiến xây đập thải (đập chính) tầng trầm tích aluvi dày từ 5 đến 6m và tầng đá phiến nằm dưới chúng bị phong hóa tới độ sâu khoảng 13m. Khu dự kiến xây đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết có tầng trầm tích aluvi dày 3m và đá phiến bị phong hóa ở bên dưới dày 24,5m.
3.1.6 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Công ty đã xây dựng một trạm quan trắc khí tượng tại văn phòng mỏ, ở Bồng Miêu. Công tác đo lượng mưa hàng ngày đã được thực hiện liên tục từ 1/8/1993 - 30/6/1995 và được tiếp tục đo lại từ tháng 4 - tháng 5 năm 2004.
Các số liệu về lượng mưa, nhiệt độ và độ bốc hơi sử dụng trong báo cáo này được trích từ số liệu của Trạm quan trắc khí tượng Nhà nước đặt tại Tam Kỳ (Trạm quan trắc khí tượng thủy văn Tam Kỳ), Tiên Phước và số liệu thu thập tại các trạm quan trắc tại khu mỏ Bồng Miêu.
Số liệu thu thập được ở Bồng Miêu được sử dụng đến mức tối đa.. Hiện tại, Công ty đang tiến hành thu thập các số liệu đầy đủ về khí tượng thủy văn cho khu vực Bồng Miêu.
3.1.6.1 Nhiệt độ
Số liệu về nhiệt độ của hai trạm quan trắc khí tượng thủy văn Tam Kỳ và Trà My trong các thời kỳ 1979-2001 và 1999-2001, được trình bày trong bảng 3.1 và Hình 3.2.
Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí tại Tam Kỳ và Trà My
(Đơn vị oC)
Tháng
Trà My
Trà My
Tam Kỳ
1999 - 2001
TB 1979-2001
1999 - 2001
Tháng 1
21.4
20.7
21.3
Tháng 2
21.6
21.9
22.2
Tháng 3
24.4
24.1
24.6
Tháng 4
26.4
26
27.1
Tháng 5
26.5
26.7
27.8
Tháng 6
26.9
27.1
28.4
Tháng 7
27.3
26.9
29.0
Tháng 8
26.9
26.9
28.5
Tháng 9
26.1
25.7
27.4
Tháng 10
24.9
24.3
25.9
Tháng 11
22.5
22.5
23.9
Tháng 12
20.3
20.5
21.3
Trung bình
24.6
24.4
25.6
Hình 3.2: Nhiệt độ không khí tại Tam Kỳ và Trà My
Nhiệt độ không khí cao nhất trong năm là vào các tháng 6 và 7, thấp nhất là từ tháng 12 đến hết tháng 2. Vào mùa lạnh, nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 15oC. Nhiệt độ hạ thấp theo độ cao, biên độ giao động nhiệt độ theo các mùa củng rộng hơn do đó, sự thay đổi nhiệt độ không khí ở Bồng Miêu có thể lớn hơn so với ở Tam Kỳ. Vào mùa đông (tháng 1), nhiệt độ trung bình ở các khu vực miền núi có độ cao 500-1000 m là 18-20oC, thậm chí có năm xuống dưới 10-11oC. Vào mùa hè, ở các khu vực miền núi các tháng nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 26,5 đến 27oC. Nhiệt độ tại các thung lũng như Bồng Miêu có thể lên đến 39-40oC.
3.1.7 LƯỢNG MƯA, ĐỘ ẨM
Lượng mưa trung bình năm
Theo số liệu ghi nhận về lượng mưa của trạm quan trắc tại văn phòng Bồng Miêu trong hơn hai năm (từ 08/1993-07/1995) cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm là 4.086mm, tối thiểu là 2935 mm và tối đa là 5265mm (bảng 3.2). Hình 3.3 trình bày lượng mưa trung bình tháng và cho thấy mùa mưa bắt đầu vào đầu tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 12.
Bảng 3.2 Lượng mưa trung bình hàng tháng tại Bồng Miêu – số liệu từ năm 1993 đến 1995 (lượng mưa được tính theo mm)
Năm
T.1
T.2
T.3
T.4
T.5
T.6
T.7
T.8
T.9
T.10
T.11
T.12
Tổng
93-94
69
99
297
0
135.9
251.7
28
192.3
159
1704.1
1171
1158.2
5265.2
94-95
45
0
65
3
131.5
116
175
168
388
947
480.5
563
2935.0
TB
57.0
49.5
181.0
1.5
5
183.9
101.5
180.2
273.5
1325.6
825.8
860.6
4173.6
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình tại Bồng Miêu, Tam Kỳ và Trà My
Công ty đã phải dùng số liệu lượng mưa 23 năm (1977-2000) của trạm Khí tượng thủy văn Tiên Phước để tính toán cân bằng nước cho thiết kế đập chứa thải.
Sự phân bố lượng mưa
Lượng mưa lớn nhất trong năm xuất hiện vào tháng 10. Lượng mưa trung bình của tháng 10 là 1325,6mm (số liệu trong 2 năm). Từ tháng 1 đến tháng 8 là những tháng khô với lượng mưa trong tháng ít hơn 180mm. Từ tháng 1 đến tháng 4 là những tháng rất khô, trong một vài năm lại đây không có mưa vào những tháng này. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa của cả năm (từ tháng 9 đến tháng 12).
Lượng mưa cao nhất đo được vào các tháng 10, 11 và 12 năm 1993 lần lượt là 1704.1, 1171.0 và 1158.2mm với lượng mưa cao nhất trong 24 giờ là 390mm (và 72 giờ là 617mm). Vào tháng 10 năm 1994, lượng mưa cao nhất đo được trong 24 giờ là 518mm (và 72 giờ là 635mm).
Độ ẩm tương đối
Toàn khu vực này có độ ẩm tương đối cao, khá ổn định quanh năm, trung bình từ 83% vào tháng 4 đến 93% vào tháng 11 và tháng 12. Độ ẩm tương đối lớn nhất vào những tháng mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và mưa lớn. Độ ẩm đạt tối thiểu vào những tháng mùa hè do lúc này có gió tây nam nóng và khô. Theo báo cáo, độ ẩm tại Bồng Miêu có thể giảm xuống mức 55% vào những tháng khô nhất. Độ ẩm tại Bồng Miêu có thể giống với Tam Kỳ mặc dù mức cực đại có thể cao hơn (Hình 3.4).
Hình 3.4 Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại Tam Kỳ và Trà My
Độ bốc hơi
Tỉ lệ bốc hơi nước có vai trò quan trọng trong việc thiết kế xử lý nước thải cho mỏ vàng Bồng Miêu. Độ bốc hơi thường lớn hơn vào những lúc có gió mùa tây nam khô và nóng. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Trà My và Tam Kỳ từ 1999-2003, độ bay hơi nước mặt trung bình năm lần lượt là 664 mm và 1080mm. Giá trị tổng bay hơi hàng tháng là khoảng 26 mm vào tháng 12 đến 145 mm vào tháng 4 (xem hình 3.5). Số liệu quan trắc độ bốc hơi của trạm khí tượng Tam Kỳ được sử dụng để lập mô hình nước xả cho lưu vực Hố Gần và đập chứa thải.
Hình 3.5: Biến trình bốc hơi trung bình tháng tại Tam Kỳ và Trà My.
3.1.8 CHẾ ĐỘ GIÓ
Có 4 mùa khác nhau rõ rệt về hướng gió, sức gió và lượng mưa. Đó là:
Gió mùa đông bắc (mùa đông): hoạt động vào các tháng mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2), thường gây ra mưa phùn và lạnh.
Gió lào (mùa Hạ)
Vào giữa mùa hè (tháng 5 và tháng 6) gió Lào thổi qua dãy Trường Sơn mang theo những đợt gió mùa đông bắc nóng, khô ở vùng đồng bằng duyên hải. Những cơn gió khô này có thể sẽ gây thiệt hại cho mùa màng.
Gió mùa mùa hạ:
Gió mùa đông nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, mang theo độ ẩm lớn và mưa rào tại khu vực Bồng Miêu. Đợt gió mùa này cung cấp một lượng nước đáng kể cho các khu vực Cao nguyên Trung bộ và dãy Trường Sơn.
Tín phong nhiệt đới hoạt động trong suốt mùa hạ, đặc biệt từ tháng 7 đến tháng 9, thường đem lại mưa rào, mưa dông;
Bão: Bão thường đổ bộ vào khu vực Quảng Nam vào các tháng 9, 10 và 11, gây ra mưa lớn và gió mạnh, tốc độ trung bình là 18m/s, lớn nhất tới 40m/s.
Các khu vực đồi núi thấp nằm gần dãy Trường Sơn phân cắt mạnh là những nơi thường xảy ra bão lụt. Khi xảy ra bão, lưu lượng nước của các con sông trong khu vực Cao nguyên Trung bộ kể cả sông Vàng có thể tăng từ 10 đến 20 lần trong một ngày.
Theo số liệu ghi nhận được trong 100 năm qua có 493 cơn bão và lốc ảnh hưởng đến Việt Nam, trung bình mỗi năm xuất hiện 4,7 cơn bão.
Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11, tuy nhiên đôi khi cũng có thể xảy ra vào các tháng 5 và tháng 12. Các số liệu về bão ghi nhận được từ năm 1960 đến 1990 là:
Từ 1960-1969: 55 trận bão, trung bình 5,6 lần/năm
Từ 1970-1979: 66 trận bão, trung bình 6,6 lần/năm
Từ 1980-1989: 72 trận bão, trung bình 7,2 lần/năm
Đà Nẵng và Huế đều nằm ở vành đai của bão nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão. Con số thiệt hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê và trình bày tại Hội nghị ESCAP/UNDRO lần thứ nhất về chuyên đề Thập niên phòng chống thiên tai Quốc tế tổ chức tại Bangkok năm 1991.
Cơn bão Cecil (cơn bão số 2) xuất hiện tại Đà Nẵng ngày 25 tháng 5 năm 1989 gây mưa to ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Nghệ Tĩnh, làm 151 người chết, 106 người bị thương, gần 400 người mất tích và 336.344 người mất nhà ở. Cơn bão này còn làm sập 111.000 ngôi nhà, 150 trường học, 21.164 ha lúa bị mất trắng, 81.067 ha lúa bị ngập úng và gây hư hại cho 85.991 ha hoa màu, 12.200 tấn lương thực bị hư hỏng và 7.500 tấn lương thực bị lũ cuốn trôi. Trên 4.000 tấn phân bón bị trôi ra sông, 200 tàu thuyền bị chìm, 161 chiếc mất tích và 200 chiếc bị hư hỏng nặng. Trên 1 triệu mét khối đất đã được sử dụng để đắp đất gia cố cho hệ thống thủy lợi và đường giao thông bị hư hại.
Khu vực Bồng Miêu có khả năng xảy ra mưa lớn bất thường trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là nguyên nhân gây nên xói lở đường sá và gây khó khăn trong việc xử lý nước đối với mỏ khai thác lộ thiên.
3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
3.2.1 DÂN SỐ
Khu Hố Gần, mỏ Bông Miêu thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam. Theo số liệu điều tra dân số mới nhất vào ngày 12 tháng 12 năm 2003, xã Tam Lãnh có 11 thôn và 6.440 nhân khẩu. Các thôn này đều được đánh theo số để thuận tiện cho mục đích quản lý hành chính. Số và tên của mỗi thôn cùng với số hộ gia đình sinh sống trong mỗi thôn được trình bày trong bảng 3.3 và vị trí các thôn được trình bày trong hình 2.1.
Bảng 3.3 Dân số của xã Tam Lãnh (tháng 12 năm 2003)
Thôn
Tên thôn
Số hộ gia đình
Dân số mỗi thôn (người)
Thôn 1
Phước Bảo
117
537
Thôn 2
Phước Lợi
110
530
Thôn 3
An Trung
109
502
Thôn 4
142
577
Thôn 5-1
An Lâu 1
164
658
Thôn 5-2
An Lâu 2
61
311
Thôn 6
Trung Sơn
213
915
Thôn 7
An Thượng
179
778
Thôn 8
An Bình
119
516
Thôn 9
Trà Sung
88
383
Thôn 10
Bồng Miêu
157
713
Tổng cộng
1459
6440
Qua khảo sát 100 hộ gia đình cho thấy khoảng 20% số hộ (20 hộ) có ít nhất một thành viên trong gia đình đã từng hoặc đang làm việc cho các công ty khai thác vàng. Độ tuổi dân số của xã Tam Lãnh được tóm tắt trong bảng 3.4. Toàn xã có 3084 người ở độ tuổi lao động.
Bảng 3.4 : Độ tuổi dân số trong xã
Tuổi
Tỉ lệ % dân số
Từ 1-5
21.74
Từ 6-15
18.84
Từ 16-20
7.25
Từ 21-45
42.03
Trên 45 tuổi
10.14
Tổng cộng
100
3.2.2 KINH TẾ
Nền kinh tế của Bồng Miêu luôn gắn liền với hoạt động khai thác ở các mỏ trong khu vực. Trước khi Pháp khai thác, hầu hết người dân Bồng Miêu đều sống bằng nghề khai thác vàng hoặc làm dịch vụ cho dân khai thác. Trong giai đoạn Pháp khai thác, rất ít người dân địa phương được tuyển dụng. Từ 1981 – 1991 là thời kỳ cao điểm của nạn khai thác vàng trái phép, kinh tế địa phương chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động khai thác vàng, hầu hết người dân Bồng Miêu đều sống bằng nghề khai thác vàng hoặc cung cấp dịch vụ cho dân khai thác. Dân làm vàng từ các nơi khác cũng đã đổ về Bồng Miêu để khai thác vàng. Vào thời gian này, Xí nghiệp KTV Bồng Miêu của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã tiến hành khai thác vàng sa khoáng tại thung lũng sông Vàng và đã tuyển dụng hàng trăm lao động địa phương. Từ năm 1989 Xí nghiệp chuyển sang khai thác vàng gốc trong các lò khai thác của Pháp trước đây.
Từ 1991, Công ty KTV Bồng Miêu chỉ giữ lại 10 công nhân của Xí nghiệp cũ làm việc cho Công ty. Lao động địa phương được tuyển dụng làm việc theo thời vụ như đào giếng, hào, chèn chống lò và lấy mẫu tại các hầm lò Núi Kẽm. Tình trạng thất nghiệp trong vùng gia tăng trong những năm gần đây.
Trong chương trình phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm tới việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có vàng. Ngành khai khoáng có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực và các địa phương gần mỏ nhờ vào các khoản thuế, tạo công ăn việc làm và phát triển các ngành công nghiệp liên quan như xây dựng, chế tạo và dịch vụ cho các công ty khai thác mỏ.
3.2.3 LAO ĐỘNG
Cơ cấu nghề nghiệp của người dân Bồng Miêu rất phức tạp. Mặc dù 85% dân số là nông dân, nhưng thực tế chỉ có 32% sống bằng nghề nông. Hầu hết các gia đình sống bằng nhiều nghề khác nhau, một số làm nông theo thời vụ và có liên quan đến nông nghiệp và một số khác làm kinh doanh hoặc khai thác lâm sản và vàng tại địa phương.
76% tổng thu nhập địa phương có được từ việc khai thác lâm sản và vàng trong khu vực. Lao động phổ thông chiếm 11% dân số. Giáo viên, người buôn bán nhỏ và người nấu rượu chiếm 4% và thợ may, thợ kim hoàn, thợ mộc và cưa xẻ gỗ chiếm 1%.
Hiện tại, mỗi năm địa phương canh tác hai vụ lúa nước, tuy nhiên năng suất thấp. Ngoài ra địa phương còn trồng thêm các loại cây hoa màu như sắn, chuối, khoai, ngô trong vườn hoặc ở sườn đồi (đốt nương làm rẫy).
Phần lớn các gia đình được phỏng vấn sống bằng nghề lâm nghiệp từ việc đốn củi, phát quang để khai thác cho đến chặt cây, bóc vỏ cây đem bán.
Theo kết quả khảo sát năm 1996, có 87% hộ gia đình được phỏng vấn tham gia khai thác khoáng sản. Họ đào đãi vàng sa khoáng dưới lòng sông hoặc lấy quặng từ khu Hố Gần, Sa Rô, Núi Kẽm để nghiền đãi lấy vàng. Người lớn thì đi khai thác quặng, trẻ em và phụ nữ thì đãi vàng. Tuy nhiên, hiện nay số hộ tham gia vào hoạt động này giảm xuống 10%.
Thu nhập bình quân đầu người là 360.000 đồng/tháng, tuy nhiên còn có nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Số hộ khá giả trong xã chiếm 35% và số hộ đủ ăn là 65%. Dân khai thác vàng sa khoáng kiếm được từ 10.000 đến 20.000 đồng mỗi ngày và dân khai thác quặng là từ 20.000 đến 30.000 đồng mỗi ngày. Một số người khai thác cho chính họ, và số khác làm thuê những người có máy xay quặng và tiền công mỗi tháng là từ 500.000 - 700.000 đồng/tháng. Những người bẫy chim có thể bẫy được từ 3 đến 4 con mỗi ngày và bán với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/con. Một số loại chim quý hiếm có thể bán với giá lên đến 150.000 đồng/con.
3.2.4 TÁC ĐỘNG CỦA DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Theo số liệu của Uỷ Ban nhân dân xã Tam lãnh (năm 2004), diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác nhau của xã Tam Lãnh được trình bày trong bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất ở xã Tam Lãnh
Nhóm đất theo mục đích sử dụng
Diện tích (ha)
Đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm)
489
Đất rừng
4768,3
Đất định cư (bao gồm đất chuyên dùng)
1404,6
Đất ở
27,5
Đất chưa sử dụng (đất sông, núi…)
230,9
Tổng diện tích đất tự nhiên
6921
Nhiều hoạt động phụ của dân địa phương có tác động đến môi trường khu vực lân cận dự án Bồng Miêu. Chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng và săn bắt động vật hoang dã. Tỉ lệ phần trăm hộ tham gia vào các hoạt động này được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Các tác động do người dân địa phương đối với môi trường
Các hoạt động
Phần trăm gia đình tham gia (%)
Chặt cây rừng làm chất đốt
100
Chặt cây rừng/lột vỏ cây đem bán
25
Đánh bắt cá tại các suối nội vùng
45
Đốt rừng làm rẫy
35
Khai thác khoáng sản
87 (1996)
Số hộ gia đình hiện nay tham gia khai thác vàng chưa xác định rõ, tuy nhiên con số này có lẽ chỉ chiếm dưới 10% số hộ gia đình trong xã.
Dự án Bồng Miêu nằm trong diện tích rừng của địa phương được bảo vệ nghiêm ngặt và nghiêm cấm người dân săn bắt hay khai thác tài nguyên rừng tại khu vực này. Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động khai thác trái phép của người dân vẫn diễn ra.
3.2.5 XÃ HỘI
3.2.5.1 Giáo dục
Xã Tam Lãnh có một trường mẫu giáo cho 145 cháu, một trường cấp I (lớp 1-5), các lớp học được bố trí tại từng thôn, và một trường cấp II (lớp 6 - 9) tại thôn 5.
Toàn xã có 35 phòng học và 100% trẻ em trong xã đều đến trường. Sau khi học hết cấp II, học sinh đi về Tam Kỳ để tiếp tục học cấp III. Tất cả các trường học trên địa bàn xã còn thiếu trang thiết bị dạy học, dụng cụ thể dục thể thao cho học sinh.
Nhiều học sinh trong xã nghỉ học sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông cơ sở. Năm học 1994-1995, toàn xã có 54 em tốt nghiệp phổ thông cơ sở tuy nhiên chỉ có 25 em dự thi phổ thông trung học và chỉ có 10 em đỗ trường công lập, còn các em khác phải học bán công. Toàn xã có 3 em thi đỗ vào các trường Cao đẳng Đà Nẵng. Rất hiếm có học sinh khu vực này tiếp tục theo học Cao đẳng hoặc Đại học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- EIA_Amended_26April05_Final_Vn_Edited_by.doc