Đánh giá tác động môi trường Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt

TÓM TẮT LUẬN VĂN Đà Lạt là một trong những địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách UBND Tp Đà Lạt đã định hướng phát triển khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nằm trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế” khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo dựng khung cảnh chung cho toàn khu du lịch cũng như cung ứng các dịch vụ cao cấp cho một lượng lớn du khách. Song song với tác động tích cực do dự án đem lại quá trình xây dựng và hoạt động của dự án cũng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Vì vậy khóa luận đã tiến hành xác định, nhận diện các nguồn tác động của dự án đến môi trường, từ đó đề ra những phương án khả thi nhằm giảm thiểu những tác động từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến chất lượng môi trường Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm. Khóa luận gồm: phần mở đầu và phần nội dung. Trong đó phần nội dung đi sâu vào vấn đề đánh giá những tác động đến môi trường và đề ra những biện pháp giảm thiểu, phần nội dung gồm những phần chính sau: - Chương 1: Mô tả sơ lược về dự án - Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội - Chương 3: Đánh giá tác động môi trường - Chương 4: Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường - Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường - Kết luận và kiến nghị MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . i TÓM TẮT LUẬN VĂN iv DANH MỤC CÁC BẢNG . viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix A - PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1 3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI . 1 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 B - NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 3 Chương 1 3 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN . 3 1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN . 3 1.2 TÊN DỰ ÁN . 3 1.3 CHỦ DỰ ÁN 3 1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 4 1.5 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN . 4 1.6 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 5 1.4.1 Các hạng mục công trình chính của dự án . 5 1.4.2 Các công trình phụ trợ . 7 1.4.3 Yêu cầu về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc . 7 1.4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất7 1.4.3.2Không gian quy hoạch kiến trúc7 1.4.3.3 Đối với đất cây xanh – rừng thông hiện hữu8 1.4.3.4 Các yêu cầu về kiến trúc xây dựng hạ tầng kĩ thuật, vệ sinh môi trường, quản lý xây dựng 8 1.4.4 Tiến độ thực hiện dự án 8 1.4.5 Vốn đầu tư . 9 1.4.6 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 9 Chương 2 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG . 10 VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 10 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG . 10 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 10 2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn 10 2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 10 2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước . 11 2.1.3.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực Dự án 15 Tài nguyên thực vật khu đất dự án 15 2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 15 2.2.1 Điều kiện kinh tế . 15 2.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp15 2.2.1.2 Chăn nuôi gia súc15 2.2.1.3 Tiểu thủ công nghiệp . 15 2.2.1.4 Hoạt động lâm nghiệp . 15 2.2.1.5 Hoạt động du lịch . 16 2.2.2 Điều kiện xã hội . 16 2.2.2.1 Đặc điểm dân cư . 16 2.2.2.2 Thu nhập và đời sống dân cư . 16 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 17 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG . 17 3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 17 3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị17 3.1.1.2. Giai đoạn xây dựng . 18 3.1.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24 3.1.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải . 32 3.1.2.1 Giảm diện tích rừng và chất lượng rừng32 3.1.2.2 Giảm chất lượng nước hồ32 3.1.2.3 Sạt lở33 3.1.2.4 Xói mòn và hoang hóa đất33 3.1.2.5 Hoạt động tập trung công nhân . 34 3.1.3 Đối tượng bị tác động 34 3.1.3.1 Môi trường tự nhiên . 34 3.1.3.2 Giao thông vận tải . 35 3.1.3.3 Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng . 35 3.1.3.4 Vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng36 3.1.3.5 Kinh tế và xã hội . 36 3.1.4 Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra 37 3.1.4.1 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình xây dựng:37 3.1.4.2 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình hoạt động 38 3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ . 38 Chương 4 40 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG . 40 4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 40 4.1.1 Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 40 4.1.1.1 Các biện pháp hạn chế các tác động có hại trong giai đoạn khảo sát – thiết kế40 4.1.1.2Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng41 4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động44 4.1.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 52 4.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước hồ52 4.1.2.2 Biện pháp giảm thiểu sạt lở53 4.1.2.3 Các biện pháp giảm thiểu xói mòn và hoang hóa đất53 4.1.2.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân53 4.1.2.5 Một số biện pháp hỗ trợ 54 4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG . 54 4.2.1 Các biện pháp phòng ngừa các sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 54 4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy rừng . 54 4.2.1.2 Biện pháp an toàn lao động . 55 4.2.1.3 An toàn giao thông trong giai đoạn xây dựng . 56 4.2.2 Các biện pháp phòng ngừa các sự cố, rủi ro trong giai đoạn hoạt động 56 4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy rừng . 56 4.2.2.2 Chống sét và các phương pháp phòng ngừa sét56 4.2.2.3 Phương hướng và biện pháp phòng chống cháy nổ . 56 4.2.2.4 Sự cố ngập úng . 57 Chương 5 58 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT . 58 MÔI TRƯỜNG . 58 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 58 5.1.1 Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cơ bản . 58 5.1.2 Trong quá trình dự án đi vào hoạt động . 59 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG . 59 5.2.1 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 59 5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động . 59 5.2.2.1 Giám sát chất lượng không khí59 5.2.2.2 Giám sát chất lượng nước . 60 5.2.2.3 Giám sát môi trường chất thải rắn 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 61 1. KẾT LUẬN . 61 2. KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 63 PHỤ LỤC 1 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU ĐẤT DỰ ÁN . 64 PHỤ LỤC 2 – CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG . 65 MÔI TRƯỜNG . 65 PHỤ LỤC 3 – CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CỦA . 68 DỰ ÁN 68 P.3.1 Giao thông68 P.3.3 Hệ thống truyền hình69 P.3.4 Hệ thống thông tin liên lạc69 P.3.5 Cấp nước . 69 P.3.6 Hệ thống thoát nước . 70 PHỤ LỤC 4 – BẢNG THỐNG KÊ PHÂN LÔ CHỨC NĂNG CỦA DỰ ÁN 72 PHỤ LỤC 5 – ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 73 KHU VỰC DỰ ÁN 73 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU . 79

doc89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3917 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trước tiên, con xin chân thành cảm ơn bố mẹ là người đã nuôi nấng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện để con có được như ngày hôm nay. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, tập thể quí thầy cô khoa Công nghệ Môi trường đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ Phần Mộc An Châu, Ban quản lý dự án khu du lịch hồ Tuyền Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương, người đã động viên em trong những lúc gặp khó khăn, tận tình hướng dẫn, bổ sung những kiến thức còn thiếu trong quá trình thực hiện khóa luận. Cảm ơn các bạn lớp DH05MT và anh chị khóa trên đã chia sẻ, góp ý và động viên mình. Điều đó đã giúp mình vượt qua những trở ngại, khó khăn để hoàn thành bài khóa luận. Những tình cảm cao quý ấy sẽ là hành trang và nhịp cầu vững chắc giúp em tự tin bước vào công việc của mình sau này, em hết sức trân trọng và xin chân thành cảm ơn. Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Em mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn mọi người! Sinh viên thực hiện Phạm Thị Khánh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP.HCM, Ngày…..tháng……Năm 2009 Giáo Viên Hướng Dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP.HCM, Ngày…..tháng……Năm 2009 Giáo Viên Phản Biện TÓM TẮT LUẬN VĂN Đà Lạt là một trong những địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách UBND Tp Đà Lạt đã định hướng phát triển khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nằm trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế” khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo dựng khung cảnh chung cho toàn khu du lịch cũng như cung ứng các dịch vụ cao cấp cho một lượng lớn du khách. Song song với tác động tích cực do dự án đem lại quá trình xây dựng và hoạt động của dự án cũng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Vì vậy khóa luận đã tiến hành xác định, nhận diện các nguồn tác động của dự án đến môi trường, từ đó đề ra những phương án khả thi nhằm giảm thiểu những tác động từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến chất lượng môi trường Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm. Khóa luận gồm: phần mở đầu và phần nội dung. Trong đó phần nội dung đi sâu vào vấn đề đánh giá những tác động đến môi trường và đề ra những biện pháp giảm thiểu, phần nội dung gồm những phần chính sau: Chương 1: Mô tả sơ lược về dự án Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội Chương 3: Đánh giá tác động môi trường Chương 4: Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường Kết luận và kiến nghị MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT LUẬN VĂN iv DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix A - PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1 3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 B - NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3 Chương 1 3 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 3 1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 3 1.2 TÊN DỰ ÁN 3 1.3 CHỦ DỰ ÁN 3 1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4 1.5 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 4 1.6 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 5 1.4.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 5 1.4.2 Các công trình phụ trợ 7 1.4.3 Yêu cầu về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc 7 1.4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất 7 1.4.3.2 Không gian quy hoạch kiến trúc 7 1.4.3.3 Đối với đất cây xanh – rừng thông hiện hữu 8 1.4.3.4 Các yêu cầu về kiến trúc xây dựng hạ tầng kĩ thuật, vệ sinh môi trường, quản lý xây dựng 8 1.4.4 Tiến độ thực hiện dự án 8 1.4.5 Vốn đầu tư 9 1.4.6 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 9 Chương 2 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 10 VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 10 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 10 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 10 2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn 10 2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 10 2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước 11 2.1.3.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực Dự án 15 Tài nguyên thực vật khu đất dự án 15 2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 15 2.2.1 Điều kiện kinh tế 15 2.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp 15 2.2.1.2 Chăn nuôi gia súc 15 2.2.1.3 Tiểu thủ công nghiệp 15 2.2.1.4 Hoạt động lâm nghiệp 15 2.2.1.5 Hoạt động du lịch 16 2.2.2 Điều kiện xã hội 16 2.2.2.1 Đặc điểm dân cư 16 2.2.2.2 Thu nhập và đời sống dân cư 16 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 17 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 17 3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 17 3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị 17 3.1.1.2. Giai đoạn xây dựng 18 3.1.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24 3.1.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 32 3.1.2.1 Giảm diện tích rừng và chất lượng rừng 32 3.1.2.2 Giảm chất lượng nước hồ 32 3.1.2.3 Sạt lở 33 3.1.2.4 Xói mòn và hoang hóa đất 33 3.1.2.5 Hoạt động tập trung công nhân 34 3.1.3 Đối tượng bị tác động 34 3.1.3.1 Môi trường tự nhiên 34 3.1.3.2 Giao thông vận tải 35 3.1.3.3 Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng 35 3.1.3.4 Vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng 36 3.1.3.5 Kinh tế và xã hội 36 3.1.4 Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra 37 3.1.4.1 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình xây dựng: 37 3.1.4.2 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình hoạt động 38 3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 38 Chương 4 40 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 40 4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 40 4.1.1 Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 40 4.1.1.1 Các biện pháp hạn chế các tác động có hại trong giai đoạn khảo sát – thiết kế 40 4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng 41 4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động 44 4.1.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 52 4.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước hồ 52 4.1.2.2 Biện pháp giảm thiểu sạt lở 53 4.1.2.3 Các biện pháp giảm thiểu xói mòn và hoang hóa đất 53 4.1.2.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân 53 4.1.2.5 Một số biện pháp hỗ trợ 54 4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 54 4.2.1 Các biện pháp phòng ngừa các sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 54 4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy rừng 54 4.2.1.2 Biện pháp an toàn lao động 55 4.2.1.3 An toàn giao thông trong giai đoạn xây dựng 56 4.2.2 Các biện pháp phòng ngừa các sự cố, rủi ro trong giai đoạn hoạt động 56 4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy rừng 56 4.2.2.2 Chống sét và các phương pháp phòng ngừa sét 56 4.2.2.3 Phương hướng và biện pháp phòng chống cháy nổ 56 4.2.2.4 Sự cố ngập úng 57 Chương 5 58 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT 58 MÔI TRƯỜNG 58 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 58 5.1.1 Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cơ bản 58 5.1.2 Trong quá trình dự án đi vào hoạt động 59 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 59 5.2.1 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 59 5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 59 5.2.2.1 Giám sát chất lượng không khí 59 5.2.2.2 Giám sát chất lượng nước 60 5.2.2.3 Giám sát môi trường chất thải rắn 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 1. KẾT LUẬN 61 2. KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 1 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU ĐẤT DỰ ÁN 64 PHỤ LỤC 2 – CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 65 MÔI TRƯỜNG 65 PHỤ LỤC 3 – CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CỦA 68 DỰ ÁN 68 P.3.1 Giao thông 68 P.3.3 Hệ thống truyền hình 69 P.3.4 Hệ thống thông tin liên lạc 69 P.3.5 Cấp nước 69 P.3.6 Hệ thống thoát nước 70 PHỤ LỤC 4 – BẢNG THỐNG KÊ PHÂN LÔ CHỨC NĂNG CỦA DỰ ÁN 72 PHỤ LỤC 5 – ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 73 KHU VỰC DỰ ÁN 73 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU 79 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Cân bằng sử dụng đất của dự án Bảng 1.2 : Tổng hợp kinh phí đầu tư Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Bảng 2.3: Chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực thác Đatanla (2) Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm Bảng 3.1: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông Bảng 3.2: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông Bảng 3.4: Tính chất của một số loại dầu Bảng 3.5: Hệ số phát thải Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm Bảng 3.7: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại nhà hàng Bảng 3.8: Lượng nước cấp cho toàn dự án Bảng 3.9: Tính chất nước thải sinh hoạt và so sánh với tiêu TCVN 5945 - 2005 Bảng 3.10: Thành phần chất thải rắn Bảng 4.1: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Vị trí khu đất của dự án Hình 1.2: Sơ đồ bố trí các công trình xây dựng trong khu vực dự án Hình 4.1: Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải Hình 4.2: Hình vẽ cấu tạo bể tự ngoại ba ngăn có ngăn lọc DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BOD  Nhu cầu ôxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)   COD  Nhu cầu ôxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)   SS  Chất lơ lửng (Suspendid Solids)   CO2  Khí cacbonic   SO2  Khí Sunfurơ   NOx  Nitơ oxit   H2S  Sunfua hydro   TCVN  Tiêu chuẩn Việt Nam   QCVN  Quy chuẩn Việt Nam   WHO  Tổ chức Y tế Thế giới   ĐTM  Đánh giá tác động môi trường   BTCT  Bê tông cốt thép   BTNMT  Bộ Tài Nguyên Môi Trường   TT  Thông tư   Tp  Thành phố   TNHH  Trách nhiệm hữu hạn                                 A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng và Tp Đà Lạt đến năm 2015 xác định du lịch là ngành kinh tế chủ lực và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là nơi giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có cảnh quan tự nhiên độc đáo, khí hậu dịu mát quanh năm, là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp hội thảo và vui chơi giải trí. Chính vì vậy dự án đầu tư hồ Tuyền Lâm được đưa vào danh mục kêu gọi vốn đầu tư nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng nói chung. Nằm trong phân khu chức năng 7.6 của khu du lịch hồ Tuyền Lâm, dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế” được công ty TNHH Thủ Đô Đất Việt đầu tư cũng góp phần tạo dựng cảnh quan cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Thực hiện đánh giá tác động môi trường khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - khu du lịch Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt theo thông tư 05/2008/TT – BTNMT do Bộ Tài Nguyên Môi Trường Ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008. 3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Mô tả sơ lược về dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Tp Đà Lạt”. Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội. Đánh giá tác động môi trường của dự án tới môi trường. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các vấn đề chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất. Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả nhất, luận văn sử dụng những phương pháp sau đây: Khảo sát thực địa: Bằng cách ra hiện trường, nơi sẽ tiến hành các hoạt động của dự án; tham quan các khu du lịch đang tiến hành xây dựng và hoạt động… phỏng vấn, thu thập ý kiến của người dân và chụp lại các hình ảnh. Phương pháp này sẽ cung cấp cho luận văn những minh họa sống động và cần thiết. Thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu: là phương pháp tìm hiểu, so sánh và lựa chọn những thông tin và dữ liệu chính xác và cần thiết nhất cho luận văn từ nguồn dữ liệu sơ cấp. Công việc xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện bằng tay và cả trên máy tính. Phương pháp này sẽ cho ra những kết quả tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề. Phương pháp chuyên gia: đây là cách phỏng vấn, bàn luận và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chuyên viên, các Thầy Cô và những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần tìm hiểu. Với phương pháp này, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thu thập được với các văn bản và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam để đánh giá tác động do hoạt động sản xuất của Công ty gây ra. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm của WHO: nhằm ước tính một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khóa luận chỉ tập trung ở dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Tp Đà Lạt”. 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá ảnh hưởng của các tác động của dự án và độ tin cậy của các phương pháp giảm thiểu giúp các cơ quan có chức năng đưa ra quyết định chính xác về việc cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Giúp nhà đầu tư tìm được những phương án nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động giúp dự án đi vào hoạt động tốt hơn. B - NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chương 1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 đã xác định du lịch là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Hiện nay lượng du khách trong và ngoài nước đến Đà Lạt ngày càng tăng, dự báo đến năm 2010 Đà Lạt sẽ có khoảng hơn 2 triệu lượt khách trong đó đa số là khách nước ngoài. Định hướng phát triển chung của Đà Lạt, khu Hồ Tuyền Lâm là một trong những địa điểm trọng yếu phát triển về du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Với tiềm năng thiên nhiên sẵn có, phong cảnh hữu tình, Hồ Tuyền Lâm hội đủ các điều kiện thiết yếu phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và Quốc tế. Nằm trong khu qui hoạch của Hồ Tuyền Lâm, dự án được hoạch định là trung tâm đón tiếp, nghỉ dưỡng,hội thảo, khách sạn cao cấp. Do đó việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn phù hợp. Song song với quá trình phát triển chung của thành phố Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm là khu vực với nhiều thế mạnh về tự nhiên cũng như sự quan tâm đầu tư của các cơ quan chức năng, tiềm năng phát triển về nghỉ dưỡng của khu vực là rất lớn. 1.2 TÊN DỰ ÁN Tên dự án : Khu Nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Tp Đà Lạt. Địa điểm : Khu đất thuộc phân khu chức năng số 7.6 trong tổng thể Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 1.3 CHỦ DỰ ÁN Chủ đầu tư : Công ty TNHH Thủ Đô Đất Việt. Trụ sở chính : Lầu 15, phòng 1509 Sài Gòn Tower số 29 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện : Bà Phan Thị Thanh Hương; Chức vụ: Giám Đốc Điện thoại : 08.8233319 Fax : 08.8233321 1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Để tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, chủ đầu tư - Công ty TNHH Thủ Đô Đất Việt đã chọn Công ty Cổ phần Mộc An Châu là đơn vị tư vấn thực hiện. Thông tin về đơn vị tư vấn Tên công ty : Công ty Cổ Phần Mộc An Châu Người đại diện : Ông Trương Kiên Dũng Chức vụ : Giám Đốc Địa chỉ liên hệ: Lầu 7, số 14 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : 08.4042159 – 08.4242161 Fax : 08 4042160 1.5 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng tại khu đất thuộc phân khu chức năng số 7.6 có diện tích là 17 ha trong tổng thể khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Theo bản đồ quy hoạch phân khu chức năng có đường ranh như sau: Phía Bắc giáp: Dự án khu Thiên Nhân 30,1 ha. Phía Nam giáp khu quy hoạch của Công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn Thông Sacom. Phía Đông giáp : dự án Bán Đảo và dự án Gia Tuệ. Phía Tây giáp : đất của dự án khác. Hình 1.1: Vị trí khu đất của dự án 1.6 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Các hạng mục công trình chính của dự án Từ tuyến đường nội bộ quanh hồ Tuyền Lâm vào cửa ngõ của dự án là cổng vào, nhà bảo vệ, bãi đậu xe. Trung tâm của dự án là khu trung tâm với các chức năng tiếp tân, hội thảo, khách sạn, hồ bơi trong nhà, Gym, Spa, Aerobic. Khu tiếp tân được chia làm 2 khu vực: khu tiếp đón và khu làm thủ tục tiếp nhận khách. Khu tiếp đón không có vách xung quanh, quay mặt ra bãi đậu xe. Khu làm thủ tục đặt tại cao trình thấp hơn theo địa thế tự nhiên của khu đất, được thiết kế với hệ thống cửa xếp bao quanh, có thể được mở trống hoàn toàn khi thời tiết khô ráo, ấm áp và đóng kín trong trường hợp mưa to gió lớn. Tại các cao trình thấp hơn nữa, là phòng đa dụng, quán cà phê, giải khát... Tất cả các hạng mục được bố trí bao quanh một sân giữa và luôn luôn có hướng nhìn xuống mặt hồ thấp bên dưới... Nhà hàng và Bar được bố trí tại đỉnh đồi cao nhất của khu đất. Nhà hàng được thiết kế với khung chịu lực bê tông cốt thép, mái ngói, lan can và cửa bằng gỗ. Kiểu dáng thiết kế theo kiến trúc phương Tây, trang trí vẫn theo hướng khai thác những đường nét đặc trưng của cao nguyên, và bảo đảm được tiêu chuẩn khách sạn 5 sao cho khách. Khu vực bếp rộng rãi, trang bị chuyên nghiệp và hiện đại. Sơ đồ bố trí các công trình chính của dự án được thể hiện trong hình 1.2 Hình 1.2 Sơ đồ bố trí các công trình xây dựng trong khu vực dự án Xen kẽ trong khuôn viên dự án là 25 biệt thự có tầng cao 2 đến 2,5 tầng, 9 biệt thự có tầng cao từ 1,5 đến 2 tầng. Các nhà biệt thự và villa được bố trí xen kẽ dưới những tán thông hiện hữu và nhằm tận dụng tốt nhất địa hình tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hiện có trong khu vực. Các biệt thự được thiết kế với cấu trúc khung BTCT, mái ngói, cửa kiếng khung gỗ, tường xây bằng đá và gạch. Bố trí các tầng so le nhau theo địa thế dốc của khu đất, bảo đảm tối đa địa thế tự nhiên và các hướng nhìn ra hồ. Khoảng cách tối thiểu của các nhà với mặt hồ là 30 m. Trang bị trong phòng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn 5 sao với kiểu dáng trang trí mang màu sắc cao nguyên và những đặc thù của kiến trúc Đà Lạt. Ngoài ra dự án còn xây dựng một số nhà nghỉ chân trong khuôn viên dự án để du khách có thể dừng chân ngắm cảnh khi đi dạo trong khu du lịch. 1.4.2 Các công trình phụ trợ Dự án là khu quy hoạch mới, do đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực dự án chưa có, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án sẽ được thiết kế và đấu nối với hệ thống chung của KDL Hồ Tuyền Lâm. 1.4.3 Yêu cầu về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc 1.4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất Bảng 1.1 : Cân bằng sử dụng đất của dự án Stt  Loại đất  Diện tích xd (m2)  Tỷ lệ (%)   1  Đất xây dựng công trình  9.711  5,70   2  Giao thông, sân bãi  6.803  3,99   3  Trồng thông  122.576  71,89   4  Vườn hoa thảm cỏ  31.412  18,42      Tổng  170.502  100,00   Nguồn: Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt ” 1.4.3.2 Không gian quy hoạch kiến trúc Do ảnh hưởng của tuyến đường lên đồi thánh giá cắt ngang qua khu đất, nên khu đất bị chia cắt làm 2 khu vực chính chia phía Tây đường lên đồi Thánh Giá và đường phía Đông lên đồi Thánh Giá. Khu phía Tây lối vào chính từ tuyến đường nội bộ quanh Hồ Tuyền Lâm với các chức năng chính của khu bao gồm khu nhà chính với các chức năng tiếp tân, hội thảo, khách sạn, hồ bơi trong nhà, Gym, Spa, Aerobic ra vào nhà hàng; cửa ngõ vào công trình bố trí bãi đậu xe, nhà bảo vệ và cổng vào của khu xen kẽ bên trong là các nhóm nhà villa và biệt thự cao cấp. Khu phía Đông lối vào chính từ đường lên đồi Thánh Giá và nối tiếp với tuyến đường nội bộ phía Tây bố trí 2 nhóm nhà villa với 2 mô hình nhà khác nhau tạo nét phong phú về hình thái kiến trúc cho khu vực. Trên toàn khu do đặc điểm về địa hình nên nhóm công trình công cộng bố trí ở vị trí trung tâm lô đất gần tuyến đường lên đồi thánh giá vì ở khu vực này địa hình tương đối bằng phẳng thuận tiện cho xây dựng và đồng thời có vị trí cao tạo ra tầm quan sát tốt nhất cho công trình và cũng tạo được cảm giác mạnh cho toàn khu. Các nhà biệt thự và villa được bố trí xen kẽ dưới những tán thông hiện hữu và nhằm tận dụng tốt nhất địa hình tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hiện có trong khu vực. 1.4.3.3 Đối với đất cây xanh – rừng thông hiện hữu Luôn giữ nguyên tắc gìn giữ hệ thống rừng thông hiện hữu hạn chế tối đa những tác động xấu làm thay đổi hiện trạng. Không xây dựng công trình trong khu vực này, có thể xen kẽ các chòi nghỉ mật độ xây dựng tối đa là 0.1%. 1.4.3.4 Các yêu cầu về kiến trúc xây dựng hạ tầng kĩ thuật, vệ sinh môi trường, quản lý xây dựng Hình thái kiến trúc nhẹ nhàng mang tính đặc thù của khu vực Đà Lạt, phù hợp cảnh quan thiên nhiên. Đối với các villa sử dụng như những loại hình với hình thái kiến trúc nhẹ nhàng phù hợp với địa hình, hạn chế tối đa việc san lấp mặt bằng. Màu sắc nhẹ nhàng phù hợp với cảnh quan rừng thông và toàn khu. Công trình công cộng sử dụng màu sắc đơn giản không cầu kì, hình thái kiến trúc nhẹ nhàng nhưng vẫn tạo được điểm nhấn cho toàn khu. 1.4.4 Tiến độ thực hiện dự án Đợt I : Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Đợt II : San lấp mặt bằng. Đợt III : Thi công hệ thống tuyến đường chính. Đợt IV : Thi công hệ thống cấp thoát nước. Đợt V : Thi công hệ thống cấp thoát điện, chiếu sáng, đường phố, thông tin liên lạc. Đợt VI : Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đợt VII : Thi công hệ thống các công trình công cộng và tiện ích trong toàn khu. Đợt VIII : Thi công công trình nhà biệt thự. Đợt IX : Trồng cây xanh, cải tạo thảm cỏ, đường đi dạo… Tiến độ đầu tư dự kiến trong 2 năm, từ quý III năm 2009 đến quý III năm 2011. Các công trình xử lý môi trường được đầu tư xây dựng song song với các hạng mục công trình khác của dự án. 1.4.5 Vốn đầu tư Bảng 1.2 : Tổng hợp kinh phí đầu tư Stt  Chi phí  Thành tiền (VNĐ)   1  Chi phí xây dựng và thiết bị  59.449.259.000   1.1  Chi phí xây dựng cơ bản  22.347.292.000   1.2  Chi phí trang trí nội thất  28.322.000.000   1.3  Chi phí xây dựng các công trình phụ  4.553.728.000   1.4  Chi phí thiết bị  4.226.239.000   2  Chi phí thiết kế cơ bản  5.248.917.000   3  Chi phí dự phòng  6.069.817.000   Tổng mức đầu tư cho dự án  70.767.993.000   Nguồn: Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt ” 1.4.6 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Công ty TNHH Không Gian sống thực hiện việc thiết kế và thi công. Công ty TNHH Thủ Đô Đất Việt thực hiện việc quản lý, giám sát. Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất Khu đất nằm phía Bắc hồ Tuyền Lâm thuộc phân khu chức năng số 7.6 trong tổng thể quy hoạch của hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8km về hướng Nam được hoạch định là khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khu đất dự án có cao độ thấp dần về phía hồ Tuyền Lâm, trên có rừng thông trồng 7-10 tuổi, cũng có một số cây được trồng cách đây 20-30 năm. Rừng thông ở đây thuần loại, chủ yếu là thông ba lá (Pinus Khasya) tạo nên khung cảnh khá thơ mộng. Khu vực dự án ở phía Bắc có hướng nhìn về hồ, thuận lợi để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, làng biệt thự. Đất khu hồ Tuyền Lâm thuộc dạng Feralit đỏ vàng phát triển từ đá mẹ sa thạch, đất Feralit nâu vàng phát triển từ đá mẹ Granit, ở các vùng ven các khe suối có đất dốc tụ, đất sình lầy rửa trôi và bối tụ có màu xám đen. Phần lớn diện tích đất được thảm rừng che phủ nên tốc độ phong hóa nhỏ, cấu trúc các loại đất ít bị phá vỡ. Độ dày tầng đất ≥ 50 cm, độ pH từ 4 - 6. 2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn Xem phụ lục 2 2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực dự án, Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM đã phối hợp cùng với Trạm quan trắc và giám sát môi trường tỉnh Lâm Đồng tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu để phân tích vào ngày 28 tháng 03 năm 2009. Tiến hành đo trong điều kiện trời nắng, có gió nhẹ. Hiện trạng môi trường không khí Vị trí lấy mẫu không khí: Vị trí lấy mẫu, trong khu vực thực hiện dự án. Tại tọa độ (UTM) 220373E – 1316992N. Có độ cao 1406 m so với mặt nước biển. Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Stt  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  TCVN 5937 - 2005   1  Tiếng ồn  dBA  44,7  60*   2  SO2  mg/m3  KPH  0,35   3  NO2  mg/m3  KPH  0,2   4  Bụi  mg/m3  0,1  0,3   5  CO  mg/m3  2,34  30   6  Độ ẩm  %  70,3  -   7  Tốc độ gió  m/s  1,6  -   8  Nhiệt độ  oC  21,6  -   Nguồn: Trạm quan trắc và giám sát môi trường tỉnh Lâm Đồng, tháng4/2009 Ghi chú: TCVN 5937–2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. * Chỉ tiêu về tiếng ồn so sánh với TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án còn rất tốt. Tại vị trí đo đạc, tất cả các giá trị đo đạc được đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn thải tối đa cho phép các chất này có mặt trong môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937- 2005; TCVN 5949 - 1998); Các số liệu đo đạc tại thời điểm đo đạc được xem là số liệu “nền” làm căn cứ để giám sát chất lượng không khí khi dự án đi vào hoạt động. 2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước Hiện trạng môi trường nước mặt Vị trí lấy mẫu nước mặt: nước mặt Hồ Tuyền Lâm. Cách khu vực dự án 75 m Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Stt  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  QCVN 08 : 2008       Cột A1  Cột A2   1  pH  -  6,73  6 – 8,5  6 – 8,5   2  Độ dẫn điện (EC)  (/cm  55  -  -   3  TSS  mg/l  39  20  30   4  COD  mg/l  22,4  10  15   5  BOD5  mg/l  13  4  6   6  DO  mg/l  6,7  (6  (5   7  Dầu mỡ  mg/l  8,6  0,01  0,02   8  Nitrat (tính theo N)  mg/l  1,5  2  5   9  Phosphat (tính theo P)  mg/l  4,0  0,1  0,2   10  Colifrom  MPN/100 ml  4,0  2.500  5.000   11  Nhiệt độ  oC  20,9  -  -   12  Fe tổng  mg/l  0,12  0,5  1   Nguồn: Trạm quan trắc và giám sát môi trường tỉnh Lâm Đồng, tháng4/2009 Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2 Cột A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2 Qua kết quả phân tích cho thấy nguồn nước mặt tại khu vực đã bị ô nhiễm do có phương tiện lưu thông cho hoạt động du lịch thì khả năng tích trữ dầu mỡ là rất lớn, không chỉ dầu mỡ Diezel mà còn có các loại dầu từ quá trình thải bỏ của du khách và các cư dân sống xung quanh khu vực hồ. Ngoài ra, tại điểm lấy mẫu (do lấy mẫu gần bờ), khả năng các chất ô nhiễm trôi dạt vào gần bờ, trong đó dầu mỡ là chất hoạt động bề mặt, có khả năng trôi dạt vào bờ là rất dễ xảy ra, mặt khác quá trình lấy mẫu vào mùa khô, mực nước hồ thấp dẫn đến khả năng ô nhiễm cao hơn mùa mưa, đồng thời xung quanh các điểm lấy mẫu có sự ô nhiễm hữu cơ do các loại chất thải sinh hoạt của người dân thải bỏ cũng như các loại chất thải sinh hoạt của du khách khi tham quan du lịch. Bảng 2.3: Chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực thác Đatanla (2) Stt  Chỉ tiêu  Đơn vị  Vị trí 1  TCVN: 5945-2005 (Cột B)   1  Nhiệt độ  oC  28,9  40   2  pH  -  6,68  5,5 – 9   3  COD  mg/l  12  80   4  BOD5  mg/l  7  50   5  SS  mg/l  6  100   6  DO  mg/l  6,4  -   7  Độ đục  NTU  20  -   8  Dầu tổng  mg/l  0,8  20   9  Coliforms  MPN/100ml  46  5.000   10  *Fe  mg/l  KPH (LOD = 0,01)  5   11  *Cu  mg/l  KPH (LOD = 0,05)  2   12  *Pb  mg/l  KPH (LOD = 0,001)  0,5   13  *Zn  mg/l  KPH (LOD = 0,01)  3   14  As  mg/l  KPH (LOD = 0,0005)  0,1   Nguồn: Trung tâm Sắc Ký Khí, tháng 10/2007 Ghi chú: (2) Tham khảo ĐTM Khu Thanh Nhựt Resort – Spa. TCVN 5945 – 2005 - Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. Thời gian lấy mẫu 2: 12 giờ 00 phút ngày 09 tháng 10 năm 2007. Kết quả phân tích các chỉ tiêu trình bày trong Bảng 2.3 cho thấy các chỉ tiêu pH, COD, BOD5, SS, đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945 – 2005, cột B). Điều này cho thấy nước mặt trong khu vực thác ĐaTanLa chưa bị ô nhiễm do dân cư sống trong khu vực còn thưa thớt, các khu du lịch chưa đi vào khai thác. Tuy nhiên, trong tương lai, khi khu du lịch hồ Tuyền Lâm được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, nếu lượng nước thải phát sinh không được xử lý hoàn toàn và triệu để thì khả năng gây ô nhiễm nguồn nước tại thác ĐaTanLa là cao. Số liệu phân tích ở bảng 2.3 được sử dụng làm số liệu nền để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường nước. Hiện trạng môi trường nước ngầm Vị trí lấy mẫu: Nước giếng đào của hộ dân cách khu vực dự án khoảng 150m. Xung quanh khu vực giếng là đất trồng rau. Tại tọa độ 220772E – 131811N. Có độ cao 1401m so với mặt nước biển. Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm Stt  Thông số  Đơn vị tính  Kết quả  QCVN 09 : 2008   1  pH  -  6,04  5,5 – 8,5   2  Nhiệt độ  toC  24  -   3  Tổng rắn  mg/l  43,5  1500   4  Tổng cứng  mg CaCO3/l  57  500   5  As  mg/l  16,7.10-3  0,05   6  Pb  mg/l  0,008  0,01   7  Zn  mg/l  0,12  5,0   8  Fe  mg/l  0,04  3   9  Cl-  mg/l  3  250   10  Coliform  MPN/100ml  4  3   Nguồn: Trạm quan trắc và giám sát môi trường tỉnh Lâm Đồng, tháng4/2009 Ghi chú: QCVN 09 : 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn môi trường trừ chỉ tiêu Coliform, nhưng chỉ tiêu này đều có giá trị gần với QCVN 9: 2008/BTNMT. Nhìn chung chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án khá tốt, có thể sử dụng tạm thời cho mục đích sinh hoạt khi chưa có nguồn nước thủy cục trong khu vực dự án. 2.1.3.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực Dự án Tài nguyên thực vật khu đất dự án Hệ thực vật mang đặc trưng á nhiệt đới và ôn đới với rừng thông là chủ yếu, bên cạnh đó còn có vườn cây ăn trái của dân bản địa đang trồng như hồng, cây cà phê, rau, hoa màu Hiện trạng tài nguyên động vật khu đất dự án Với diện tích nhỏ và rừng ở đây chủ yếu là rừng thông, rừng cây ăn trái, rau, hoa màu, cà phê của dân bản địa nên hệ động vật ở đây không phóng phú như các khu vực khác ở phía sau rừng. Qua khảo sát thực tế chỉ có một số loại chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng,…không có loài quý hiếm. 2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1 Điều kiện kinh tế 2.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp Ngành nghề chính của dân cư trong phường 3 là trồng rau, hoa và cây ăn trái. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 60 - 70% tổng diện tích đất tự nhiên của phường. Đất canh tác tập trung ở những vùng trũng gần các nguồn nước, gần hồ, diện tích đất nông nghiệp 2.900 ha. 2.2.1.2 Chăn nuôi gia súc Chăn nuôi không là nguồn thu chính của nhân dân phường, phường 3 có mật độ chăn nuôi thấp: tỷ lệ heo 0,25 con/người; tỷ lệ gà 1,67 con/người; tỷ lệ bò, trâu 0,02 con/người. 2.2.1.3 Tiểu thủ công nghiệp Dân cư được khuyến khích phát triển thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch như thêu may,… tuy nhiên tay nghề người thợ ở khu vực chưa khéo, sản phẩm chưa đa dạng nên không hấp dẫn người mua. 2.2.1.4 Hoạt động lâm nghiệp Toàn bộ diện tích đất có rừng ở phường 3 nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm, thuộc rừng phòng hộ môi trường cảnh quan của Đà Lạt. Hoạt động lâm nghiệp gồm: tỉa thưa rừng trồng thu hoạch gỗ, chăm sóc rừng trồng, chặt hạ những cây có nguy cơ ngã đổ trong mùa mưa bão, bảo vệ và thu hồi đất rừng bị xâm chiếm, kịp thời xử lý khi có sự cố. 2.2.1.5 Hoạt động du lịch Hiện tại khách trên hồ Tuyền Lâm tuy đông nhưng chủ yếu thăm quan mặt hồ, và thăm viếng Thiền Viện Trúc Lâm. Do dịch vụ du lịch chưa được đầu tư đúng mức nên doanh thu từ hoạt động du lịch không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của địa phương. 2.2.2 Điều kiện xã hội 2.2.2.1 Đặc điểm dân cư Thành phố Đà Lạt có 12 phường và 3 xã với diện tích 391,06 km2. Dân số Đà Lạt đến cuối năm 2005 là 183.719 người, trong đó dân số thành thị 163,954 người (chiếm 89%), nông thôn 19.766 người (chiếm 11%). Dân số phường 3 là 14.281 người với 3.050 hộ. 2.2.2.2 Thu nhập và đời sống dân cư Thu nhập chính của người dân khu vực phường 3 là từ sản xuất nông nghiệp với diện tích 314,8 ha, nhưng không ổn định vì năng xuất và giá cả luôn biến động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tình hình sâu bệnh, thị trường,… Đời sống một số hộ còn khó khăn (thu nhập dưới 250.000 đồng/tháng), thông tin liên lạc hạn chế, nhất là vùng trũng không được phủ sóng, chưa có đường dây hữu tuyến. Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải Nguồn phát sinh chất thải và mức độ gây ô nhiễm trong quá trình triển khai dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện. Các giai đoạn chính phát sinh chất thải: Giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn xây dựng. Giai đoạn hoạt động. 3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị Giải phóng mặt bằng Giai đoạn chuẩn bị trước khi xây dựng dự án là thực hiện phá dỡ các công trình hiện hữu. Việc phá dỡ sẽ gây những tác động đáng kể như làm phát sinh khí thải, bụi, tiếng ồn. Bên cạnh đó, công nhân thực hiện công tác phá dỡ phải làm việc ở những điều kiện khó khăn nên vấn đề an toàn lao động sẽ được chủ đầu tư chú trọng và có biện pháp phòng ngừa. Tập kết máy móc, nguyên vật liệu tại khu vực dự án Trước khi bắt tay vào xây dựng, chủ công trình sẽ vận chuyển, tập kết máy móc, nguyên vật liệu vào khu vực dự án. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển tập kết nguyên vật liệu như gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép,… chuẩn bị cho công tác xây dựng sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NO2, SO2, CO, VOC, THC gây tác đến môi trường không khí xung quanh khu vực dự án. Ngoài ra, việc vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu cũng sẽ làm rơi vãi cát, đá… trên đường phố nếu không có biện pháp kiểm soát quá trình lưu thông của các phương tiện trên đường. Nguồn phát sinh chất thải rắn này sẽ góp phần làm cản trở giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. 3.1.1.2. Giai đoạn xây dựng Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (1) Bụi và khí thải Bụi trong quá trình san lấp Theo tính toán, mức độ khuếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng căn cứ trên hệ số ô nhiễm (E): Hệ số ô nhiễm : E = k*0,0016*(U/2,2)1,4/(M/2)1,3 = 2,99. 10-5 kg/ tấn Trong đó : E : Hệ số ô nhiễm (kg/tấn). k : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35. U: Tốc độ gió trung bình 2,3 m/s (theo số liệu Đài KTTV Khu vực Tây Nguyên). M : Độ ẩm trung bình của vật liệu là 20%. Nguồn: (*) Environmental Assessment Sourcebook, Volume Ii. Secrtoral Guidelines. Environment Department, World Bank, Washington DC, 8/1991. Từ kết quả của công thức trên ta tính được lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp theo công thức sau: W = E*Q*d = 163,26 kg/tháng Trong đó : W : Lượng bụi phát sinh bình quân (kg/tháng). E : Hệ số ô nhiễm (kg/tấn). Q : Khối lượng đất đào đắp (m3/tháng). Trong thời điểm tiến hành san lấp cao điểm một ngày có 10 xe chở đất, mỗi xe chở khoảng 7 m3 đất, lượng đất đào đắp khoảng 2100 m3/ tháng d : Tỷ trọng đất đào đắp (tấn/m3), ở Việt Nam tầng đất mặt có tỷ trọng trong khoảng 2,49 ≤ d ≤ 2,83 tấn/m3 – Chọn d = 2,6 Bụi và khí thải từ các phương tiện Các thiết bị thi công có thể gây ra ô nhiễm không khí là xe tải, máy đóng cọc, máy nén, búa máy, máy khoan, máy phát điện, trạm trộn bêtông… Do hầu hết các máy móc thiết bị đều sử dụng xăng hoặc dầu làm nhiên liệu, nên chúng sẽ đưa bụi (TSB), SO2, NOx, CO và chì vào không khí. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 tấn nhiên liệu sử dụng cho xe tải trọng tải lớn (3,5 – 16 tấn), dùng diesel chứa 4,3 kg TSP (tổng bụi lơ lửng), 64 kg SO2, 55 kg NO2, 28 kg CO, 12 kg VOC và 1 tấn xăng sử dụng cho máy có tải trọng > 3,5 tấn dung xăng chứa 3,5 kg TSP, 64 kg SO2, 300 kg CO, 30 kg VOC, 1,35 kg chì. Trong một ngày (8 giờ làm việc), 6 máy thi công dùng diesel cùng hoạt động sẽ thải ra các chất ô nhiễm với khối lượng như trên. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam bình thường tác động ô nhiễm không khí này chỉ có phạm vị cục bộ (chỉ trong phạm vi công trường và vùng gần công trường) và tạm thời (chỉ trong thời gian xây dựng). Tác động ô nhiễm không khí chính trong giai đoạn xây dựng là bụi, phát sinh từ các hoạt động vận chuyển, san ủi đào đắp, đặc biệt là vào mùa khô. Đối tượng chịu ảnh hưởng là các vùng trong công trường, nhà cửa, quán xá, nhà dân địa phương dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu. Trong mùa khô vào các khoảng thời gian xây dựng cao điểm, chất lượng không khí chung quanh có thể bị tác động bởi các máy móc thiết bị xây dựng và hàm lượng bụi trong không khí có thể không đạt tiêu chuẩn Việt Nam đối với chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 – 2005). Ngoài ra, các ngôi nhà nằm gần vị trí công trường có thể bị ảnh hưởng do các khí SO2, NOx, gây ra rỉ sét, ăn mòn vật liệu. Ở nồng độ cao các khí này có thể gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống cây trồng. Do đó việc ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong suốt giai đoạn thi công là cần thiết. Tác động của SO2, NOx, bụi, chì đến sức khỏe con người và sinh vật được trình bày chi tiết trong các tập tài liệu chuyên đề của “Chương trình an toàn hóa chất Quốc tế” (ICSP) do WTO ấn hành, 1985 (30). Báo cáo này không đề cập đến độc tính sinh thái của các tác nhân ô nhiễm này. Bảng 3.1: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông Trọng lượng xe  Bụi  SO2  NOx  CO  VOC   < 3,5 tấn  0,2  1,16 x S  0,7  1  0,15   3,5 – 16 tấn  0,9  4,29 x S  11,8  6  2,6   Nguồn: WTO, Geneva, 1993. Nồng độ ô nhiễm phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của động cơ. Phương tiện vận tải càng cũ, nồng độ chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn. Khói hàn do gia công hàn cắt kim loại: quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi. Ngoài ra còn có các khí thải khác như: CO, NOx. Tuy nhiên, tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn, do được phân tán trong môi trường rộng và thoáng. (2)Tiếng ồn, rung động Từ hoạt động giải phóng mặt bằng xây dựng cơ bản Tiếng ồn là tất cả những âm thanh gây cho chúng ta cảm giác khó chịu, quấy rối điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và thu nhận âm thanh của con người, xua đuổi động vật trên khu đất dự án và các khu đất kế cận. Ô nhiễm ồn có thể phát sinh từ các nguồn sau: máy ủi; máy đầm nén; máy cạp đất, máy san; thiết bị xây dựng; khu trộn bê tông; vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng; máy phát điện,…. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các thiết bị thi công, số liệu có thể tham khảo được trình bày trong Bảng 3.2 Bảng 3.2: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công Stt  Thiết bị  Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m     Tài liệu (1)  Tài liệu (2)   01  Máy ủi  93,0    02  Máy đầm nén (xe lu)   72,0 – 74,0   03  Máy xúc gầu trước   72,0 – 84,0   04  Gầu ngược   72,0 – 93,0   05  Máy kéo   77,0 – 96,0   06  Máy cạp đất, máy san   80,0 – 93,0   07  Máy lát đường   87,0 – 88,5   08  Xe tải   82,0 – 94,0   09  Máy trộn bêtông  75,0  75,0 – 88,0   10  Bơm bêtông   80,0 – 83,0   11  Máy đập bêtông  85,0    12  Cần trục di động   76,0 – 87,0   13  Cần trục Deric   86,5 – 88,5   14  Máy phát điện   72,0 – 82,5   15  Máy nén  80,0  75,0 – 87,0   16  Búa chèn và máy khoan đá   81,0 – 98,0   17  Máy đóng cọc  75,0  95,0 – 106,0   Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000. Tài liệu (2): Mackernize, L. da., 1985. Để xác định tác động của quá trình thi công trên tuyến đường, độ ồn tại các hoạt động thi công xây dựng được đánh giá như sau: Khu trộn bê tông Mức độ ồn cực đại trong khoảng 15m là 90 dBA và độ ồn ở các khoảng khác có thể xác định bằng cách sử dụng quy luật giảm 6 dBA sau một khoảng cách gấp 2 lần. Như vậy, độ ồn sẽ là 84 dBA tại 30 m, 78 dBA tại 60 m và 72 dBA tại 120 m. Mức giới hạn chịu đựng được của độ ồn không vượt quá 70 dBA trong thời gian 24 giờ. Vì độ ồn tính toán từ nguồn gây ồn như trên là giá trị tối đa theo các tài liệu. Hiện nay một số thiết bị xây dựng có độ ồn thấp hơn số liệu trên. Ví dụ, máy trộn bê tông theo chuẩn của GSA (Hội địa chất hoa kỳ) chỉ gây ồn ở mức 75 dBA ở cự ly 15m nên chỉ gây cường độ ồn 63 dBA ở cự ly 60m. Hoạt động vận chuyển đất đá Công tác này sử dụng một số loại máy móc thiết bị như gàu xúc, máy ủi, máy kéo, máy san đất và xe tải. Mỗi thiết bị có thể gây ồn đến cường độ 90dBA ở cự ly 15m (GSA cho phép 75 – 80 dBA). Nếu các thiết bị này hoạt động đồng thời, tiếng ồn do chúng gây ra sẽ cộng hợp, tức là cường độ tổng hợp có thể đạt đến 97 – 98 dBA.. Máy phát điện Cường độ ồn do máy phát điện gây ra thường không vượt quá 82 dBA ở cự ly 15m (GSA yêu cầu thấp hơn 75 dBA). Điều đó có nghĩa cường độ ồn cực đại ở cự ly 60m sẽ khoảng 70dBA. Những biện phát che chắn bổ sung là cần thiết nếu các đối tượng bị tác động nằm trong cự ly gần hơn. Trong giai đoạn này các tác động môi trường không thường xuyên, không kéo dài, chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ mất đi khi dự án hoàn thành công tác xây dựng. Khu vực dự án hầu như không có dân cư sinh sống, địa phương đã đi nơi khác, do vậy tác động tích cực tới dân cư không có. Nguồn phát sinh nước thải Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng dự án là: Nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng. (1) Nước thải Trong giai đoạn thi công tại công trường sẽ tập trung từ vài chục đến vài trăm công nhân xây dựng (Vào thời điểm tập trung xây dựng dự án sẽ thu hút khoảng 200 công nhân). Hoạt động lao động và sinh hoạt của công nhân có thể gây một số tác động đến môi trường. Ô nhiễm chủ yếu do nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân ở các lán trại xây dựng, hoạt động xây dựng và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường đang xây dựng. Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 8 m3 trong trường hợp lượng công nhân tập trung trong khu vực dự án là 200 công nhân, mỗi công nhân sử dụng 40lít/ngày. Tuy nhiên lượng nước thải thực tế có thể ít hơn do chỉ một số ít công nhân ở tại các lán trại, đa số công nhân ở thuê và thường chỉ rửa mặt, rửa tay trên công trường. Ngoài ra còn có nước thải từ việc giải nhiệt máy móc, thiết bị. Loại ô nhiễm này tương đối nhẹ, ít gây ảnh hưởng. (2) Nước mưa chảy tràn Tự thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa thực hiện dự án, nước mưa rơi xuống đất sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy vào hồ hoặc thấm trực tiếp xuống đất. Khi dự án khu du lịch xây dựng cơ sở hạ tầng, nước mưa chảy tràn qua các địa hình dốc, cuốn theo đất, chất thải xây dựng,... đưa xuống lòng hồ gây bồi lắng và ô nhiễm nơi tiếp nhận. Nước mưa chỉ được quy ước là sạch nếu không mang các chất ô nhiễm, khi đó nước mưa được dẫn vào đường thoát tách riêng với hệ thống thoát nước thải để xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau: Tổng Nitơ : 0,5 ÷ 1,5 mg/l; Phopho : 0,004 ÷ 0,03 mg/l; COD : 10 ÷ 20 mg/l; Tổng chất rắn lơ lửng : 10 ÷ 20 mg/l. Nguồn phát sinh chất thải rắn (1) Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm cành cây, cỏ cây bụi,... phát sinh khi chuẩn bị mặt bằng và các vật liệu xây dựng như: gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt…) cáctông, dây điện, ống nhựa, kính… phát sinh từ những vị trí thi công. Rác cây: lượng cành cây, cỏ, cây bụi bị đốn bỏ tương đối lớn nhưng lượng chất thải rắn này có đặc tính dễ phân hủy có thể chôn lấp, phân hủy làm phân xanh bón cho cây trồng. Nhưng nếu lượng chất thải này không được thu gom hợp lý, bị thải bỏ xuống hồ Tuyền Lâm sẽ làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong hồ. Các chất thải rắn khác: bao bì, sắt vụn, đất đá, gạch, xi măng …lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng tùy thuộc vào tính chất công trình. Tuy nhiên loại chất thải rắn này ít gây ô nhiễm môi trường do được bán cho các vựa ve chai và có thể tái sử dụng được. Các loại rác như bao bì, thực phẩm thừa … tạo ra từ các khu lán trại tạm thời và sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công. Ước tính lượng rác thải sinh hoạt của 200 công nhân trên công trường, các khu lán trại tạm thời, nhà trọ khoảng 100 kg/ngày đêm. Tuy lượng rác này không nhiều nhưng nếu không có biện pháp quản lý và thu gom tốt có thể gây ô nhiễm môi trường. Thông thường, công tác thu gom chất thải sinh hoạt tại các lán trại xây dựng tạm thời không đạt yêu cầu cho nên một phần chất thải của công nhân xây dựng sẽ trực tiếp gây ô nhiễm khu vực xung quanh lán trại, đồng thời gây mất mỹ quan. (2) Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng của dự án Trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn nguy hại như: dầu mỡ thải, giẻ lau dầu mỡ và các thùng chứa dầu phục vụ cho công tác thi công xây dựng và hoạt động giao thông. Tham khảo thực tế các công trình xây dựng thì khối lượng chất thải phát sinh ước tính khoảng 500 – 800 kg trong suốt quá trình. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý triệt để, nếu không sẽ gây tác động đến môi trường đặc biệt là đất, nước ngầm, và nước mặt hồ Tuyền Lâm. 3.1.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí (1) Từ phương tiện giao thông Phương tiện giao thông hoạt động khi Dự án được đưa vào sử dụng bao gồm các loại xe (xe gắn máy, xe bốn bánh các loại, các loại xe du lịch). Khi hoạt động, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CmHn, CO, CO2,… Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán, nên việc khống chế và kiểm soát sẽ rất khó khăn. Nếu xác định được số lượng xe hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do tình trạng hoạt động của xe ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải. Một cách khác nếu biết lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao thông hoạt động ra vào khu vực dự án, chúng ta có thể tính được lượng chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường dựa theo tải lượng ô nhiễm ở Bảng 3.3. Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông Stt  Chất Ô Nhiễm  Tải lượng (g/km)     Xăng  Điezen   1  CO  60  0.69-2.57   2  CmHn  5.9  0.14 -2.07   3  NOx  2.2  0.68- 1.02   4  Muội ( C)  0.22  1.28   5  SO2  0.17  0.47   6  Chì (Pb)  0.49 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKL hoan chinh.doc
Luận văn liên quan