Đánh giá tác động môi trường quy hoạch chung mạng lưới giao thông thị xã Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Nội dung dài 135 trang 1.1. Tên dự án. Quy hoạch chung mang lưới giao thông thị xã Tam Đường – tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, xã hội của tỉnh Lai Châu. 1.2. Chủ dự án. Chủ dự án là UBND tỉnh Lai Châu Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu là: Quàng Văn Binh 1.3. Vị trí địa lý của dự án. - Khu vực nghiên cứu nằm trong địa phận hành chính của Thị trấn Phong Thổ (nay là P.Quyết Thắng, P.Đoàn Kết và P.Tân Phong), xã Nậm Loỏng, xã San Thàng, một phần của 2 xã Sùng Phài và Nùng Nàng. Tổng diện tích: 7.291 ha. Trong đó khu vực thiết kế quy hoạch là: 2.584 ha và diện tích xây dựng đô thị là 1020 ha. - Phía Đông giáp xã Hồ Thầu và xã Tà Lẻng. - Phía Tây Bắc giáp xã Lả Nhì Thàng - Phía Tây Nam giáp xã Ma Quai thuộc huyện Sìn Hồ. - Phía Bắc giáp xã Thèn Sin và xã Sùng Phài. - Phía Nam giáp xã Nùng Nàng và xã Bản Giang. - Đô thị nằm dọc trên trục QL4D, cách thị xã Lai Châu cũ( nay là TX.Mường Lay thuộc Tỉnh Điện Biên) hơn 200km (theo tuyến QL4D và QL12) về phía Nam, cách thị trấn Paso (nay là TT.Phong Thổ thuộc H.Phong Thổ) 30km dọc theo QL4D, cách thị trấn Bình Lư (nay là TT.Tam Đường thuộc H.Tam Đường) 40km, cách thị trấn Sìn Hồ 70km.

pdf135 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường quy hoạch chung mạng lưới giao thông thị xã Tam Đường, tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 7 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƢỚI GIAO THÔNG TX TAM ĐƢỜNG MỞ ĐẦU: 1. Xuất xứ của dự án. - Tại kỳ họp thứ 4 khoá XI từ ngày 21/10 đến 26/11/2003 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh trong đó xác định tỉnh Lai Châu được chia làm 2 tỉnh: Điện Biên và Lai Châu, tỉnh lỵ Lai Châu đặt tại thị trấn Phong Thổ ( hiện nay là phường Quyết Thắng, phường Đoàn Kết và phường Tân Phong) thuộc huyện Tam Đường. Việc chia tách tỉnh là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta để tạo điều kiện phát triển kinh tế miền núi và an ninh biên giới trong thời kỳ đổi mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khu vực thị trấn Phong Thổ có vị trí kinh tế quan trọng, có vai trò giữ gìn an ninh biên giới, là đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế cửa khẩu, có tiềm năng phát triển đô thị. - Bên cạnh đó, khu vực Tam Đường - Bình Lư còn là nơi xác định bố trí di dân tái định cư phục vụ cho xây dựng thuỷ điện Sơn La, đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc quy hoạch đô thị Tam Đường. - Vì vậy, việc lập quy hoạch chung đô thị Tam Đường là rất cần thiết và cấp bách, góp phần thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng Tam Đường thành thị xã Tỉnh lỵ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại du lịch, văn hoá, xã hội của tỉnh Lai Châu mới. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 8 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng. 2.1. Văn bản pháp luât. - Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của chính phủ, ngày 12 tháng 12 năm 2005. - Căn cứ vào Điều 09, chương III, Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường. - Nghị định số 80/2006/NĐ – CP của chính phủ, ngày 09 tháng 08 năm 2006 về việc “ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường”. - Nghị định số 21/2008/NĐ - CP của chính phủ, ngày 28 tháng 02 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. - Quyết định số 01/1998/QĐ - TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. - Chỉ thị 30/2003/CT – TTg ngày 26/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chia tách tỉnh và điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh Lai Châu, Đắk lăk, Cần Thơ, Lao Cai. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Công văn số 11/TB – VPCP ngày 29/01/2003 của văn phòng chính phủ về kết luận của Thủ tướng chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 9 - Công văn số 46/BXD – VP ngày 04/03/2004 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện lập quy hoạch chung đô thị tỉnh lỵ Tam Đường tỉnh Lai Châu. - Quyết định số 816/QĐ - BXD ngày 25/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế dự án quy hoạch chung đô thị Tam Đường tỉnh Lai Châu. 2.2. Văn bản kỹ thuật. - Bản đồ đo đạc địa hình, tỷ lệ 1/10.000 khu vực nghiên cứu, diện tích khoảng 3.000 ha do sở Xây dựng tỉnh Lai Châu cung cấp năm 2004 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (năm 2001) và quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020, tỷ lệ 1/10.000 - Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế - Xã hội Tỉnh (Lai Châu cũ) đến năm 2020. - Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai châu (tỉnh Lai châu mới) giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (dự thảo). - Hồ sơ quy hoạch chung và chi tiết xây dựng thị xã Lai Châu năm 1997 do Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ Xây dựng lập. - Hồ sơ quy hoạch chung và chi tiết xây dựng thị trấn Tam Đường - trung tâm huyện lỵ Tam Đường mới do Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ Xây dựng lập năm 2000. - Các dự án liên quan phục vụ cho việc quy hoạch. 3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng. 3.1. Tổ chức - Việc tổ chức thực hiện dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho quy hoạch mạng lưới giao thông của thị Xã Tam Đường – Lai Châu đã được các nhà môi trường của Việt Nam thuộc Bộ tài nguyên môi trường cùng với các kỹ sư giao thông phân tích, xử lý và cùng bàn bạc để xây dựng nên báo cáo này. 3.2. Phương pháp thực hiện TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 10 Báo cáo ĐTM được thành lập theo các trình tự sau: - Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu liên quan + Nghiên cứu khả thi các phương án phát triển + các sơ đồ mặt bằng, cấu trúc các phương án + Quy trình vận hành, quản lý và kiểm soát các phương án + Các biện pháp khác phục ô nhiễm . Nhận dạng các nguồn gây ô nhiễm do quá trình thực hiện các phương án phát triển có thể xảy ra trong xây dựng, vận hành và quản lý. . Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, kinh tế – xã hội của khu vực thực hiện dự án, các tài liệu hiện trạng giao thông. . Tiến hành khảo sát và đo đạc môi trường tại khu vực phát triển dự án và vùng lân cận. . Lấy và phân tích các loại mẫu nước, mẫu khí, mẫu đất các loại… . Tiến hành xử lý số liệu: Tính toán và lập các biểu bảng, đô thị… Đánh giá chất lượng môi trường khu vực quy hoạch Tính toán, đánh giá tổng hợp các tác động tiêu cực và tích cực của phương án phát triển. Xây dựng, đề xuất các biện pháp giảm thiểu. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 11 + Gửi báo cáo đến các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường xin ý kiến đóng góp. + Chỉnh lý bổ xung và hoàn chỉnh báo cáo ĐTM, trình duyệt các cơ quan hữu quan xem xét và phê duyêt. CHƢƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 12 1.1. Tên dự án. Quy hoạch chung mang lưới giao thông thị xã Tam Đường – tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, xã hội của tỉnh Lai Châu. 1.2. Chủ dự án. Chủ dự án là UBND tỉnh Lai Châu Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu là: Quàng Văn Binh 1.3. Vị trí địa lý của dự án. - Khu vực nghiên cứu nằm trong địa phận hành chính của Thị trấn Phong Thổ (nay là P.Quyết Thắng, P.Đoàn Kết và P.Tân Phong), xã Nậm Loỏng, xã San Thàng, một phần của 2 xã Sùng Phài và Nùng Nàng. Tổng diện tích: 7.291 ha. Trong đó khu vực thiết kế quy hoạch là: 2.584 ha và diện tích xây dựng đô thị là 1020 ha. - Phía Đông giáp xã Hồ Thầu và xã Tà Lẻng. - Phía Tây Bắc giáp xã Lả Nhì Thàng - Phía Tây Nam giáp xã Ma Quai thuộc huyện Sìn Hồ. - Phía Bắc giáp xã Thèn Sin và xã Sùng Phài. - Phía Nam giáp xã Nùng Nàng và xã Bản Giang. - Đô thị nằm dọc trên trục QL4D, cách thị xã Lai Châu cũ( nay là TX.Mường Lay thuộc Tỉnh Điện Biên) hơn 200km (theo tuyến QL4D và QL12) về phía Nam, cách thị trấn Paso (nay là TT.Phong Thổ thuộc H.Phong Thổ) 30km dọc theo QL4D, cách thị trấn Bình Lư (nay là TT.Tam Đường thuộc H.Tam Đường) 40km, cách thị trấn Sìn Hồ 70km. 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 13 1.4.1. Dự án thực hiện là quy hoạch dự án quy hoạc tổng thể mặt bằng giao thông đối nội và đối ngoại của thị xã Tam Đường nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của thị xã mới của tỉnh Lai Châu sau khi tách tỉnh. a. Các công trình chính trong giao thông đối nội là: - Mạng lưới đường thiết kế theo hướng Tây Bắc, Đông Nam tạo thành ô cờ và những đường bao. Đảm bảo đi lại thuận tiện giữa các khu chức năng. Những tuyến đường bám theo đường đồng mức,mềm mại, uyển chuyển, đảm bảo độ dốc cho phép và tránh phá dỡ, đào đắp lớn.Trong quá trình quy hoạch thiết kế luôn tuân theo các quy trình quy phạm ,các tiêu chuẩn liên quan như. + Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định số 682/BXD – CSXD ngày 14 -12-1996 của bộ trưởng bộ xây dựng. + Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị TCVN4449-1987. + Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị 22TCN104-83. * Xác định quy mô phân cấp tuyến đường trong hệ thống mạng lưới đường của thị xã. - Đường trục chính trung tâm tỉnh + Đường số 1: Quy mô dự kiến. . Chiều dài 1,84km . Chỉ giới đường rộng 60m . Mặt đường rộng 10.5 x 2 + 0.5 x 2= 22m . Giải phân cách 22m . Hè đường hai bên rộng 8+8=16m - Đường trục chính đô thị +Đường số 2 :Quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 9.645km . Chỉ giới đường rộng 53.5m . Mặt đường rộng 5.5 + 11.25+11.25 +5.5= 35.5 m TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 14 . Hè đường hai bên 6 +6 = 12 m . Giải phân cách 0.5 + 5 + 0.5 = 6 m + Đường số 3 (đường trục chính trung tâm thị xã).Quy mô đường dự kiến. . Tổng chiều dài 1.204km . Chỉ giới đường rộng 33m . Mặt đường rộng 7.5 + 1 + 7.5 + 1 = 17m . Hè đường hai bên 6 + 6 = 12 m . Giải phân cách 4 m -Đường liên khu vực : + Đường số 4 chính là đoạn C – B (chính là đoạn QL4D cũ chạy qua dô thị) . Quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 5.543 km . Chỉ giới đường rộng 22m . Mặt đường rộng 12m . Hè đường hai bên 5 + 5 = 10 m + Đường số 5, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 3.936km . Chỉ giới đường rộng 20.5m . Mặt đường rộng 10.5m . Hè đường hai bên 5 + 5=10m + Đường số 6, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 2.296km . Chỉ giới đường rộng 20.5 m . Mặt đường rộng 10.5 m . Hè đường hai bên 5 + 5=10m + Đường số 7, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 2.965km TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 15 . Chỉ giới đường rộng 20.5 m . Mặt đường rộng 10.5m . Hè đường hai bên 5 + 5 =10 m + Đường số 8, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 6.336km . Chỉ giới đường rộng 20.5m . Mặt đường rộng 10.5m . Hè đường hai bên 5 + 5=10m + Đường số 9, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 1.815 km . Chỉ giới đường rộng 20.5m . Mặt đường rộng 10.5m . Hè đường hai bên 5 + 5=10m + Đường số 10, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 2.455 km . Chỉ giới đường rộng 20.5m . Mặt đường rộng 10.5m . Hè đường hai bên 5 + 5=10m - Đường khu vực + Đường số 11, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 0.47km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5+4.5 = 9m + Đường số 12, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 1.305km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 16 . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9m + Đường số 13, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 0.517km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9m + Đường số 14, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 0.205km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9m + Đường số 15, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 0.738km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9m + Đường số 16 , quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 1.198km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9m + Đường số 17 , quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 2.987km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5=9m + Đường số 18, quy mô đường dự kiến .Tổng chiều dài 1,245km . Chỉ giới đường rộng 16.5m TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 17 . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 +4.5 = 9 m + Đường số 19, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 1.248km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9 m + Đường số 20, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 1.268 km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5 m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9 m + Đường số 21 , quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 0.772km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 + 4.5=9m + Đường số 22, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 0.576 km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m . Hè đường hai bên 4.5 +4.5 = 9 m + Đường số 23, quy mô đường dự kiến . . Tổng chiều dài 2.49 km . Chỉ giới đường rộng 16.5m . Mặt đường rộng 7.5m .Hè đường hai bên 4.5 + 4.5 = 9 m.  Bãi đỗ xe liên tỉnh : TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 18 - Bến xe liên tỉnh có diện tích :2040 m2 chiếm 0.2% diện tích đất của thị xã .Với diện tích bến xe liên tỉnh này đủ để đáp ứng sự phát phát triển của thị xã trong tương lai.  Các công trình phục vụ giao thông đường bộ trong nội thị: - Bãi đỗ xe:Trong khu vực Thị Xã bố chí 7 bãi đỗ xe, nằm dải rác trện toàn đô thị nhằm tăng hiệu quả của các bãi đỗ xe trên toàn thị xã .Chính vì thế ta bố trí các bãi đỗ xe ở các vị trí như khu trung tâm thưong mại, khu công nghiệp, khu quảng trường nhà hát, khu bệnh viện, khu liên hợp thể thao, quy mô tổng diện tích các bãi đỗ xe khoảng 15,90ha bình quân khoảng 3,0 m2/người.Trong khu vực dân cư, khu công nghiệp, khu công viên vui chơi phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, đều có bãi đỗ xe riêng tuỳ theo điều kiện cụ thể thực tế . - Có một bãi để xe có diện tích khoảng 1.4ha có chức năng phục vụ trợ giúp cho bến xe liên tỉnh để nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của bến xe liên tỉnh. b. Giao thông đối ngoại. * Giao thông hàng không: - Dự kiến xây dựng cảng hàng không dân sự, kết hợp quân sự, đạt tiêu chuẩn cấp 4, tại xã Hồ Thầu, sát Quốc Lộ 4D thuộc huyện Tam Đường mới, cách trung tâm Tỉnh lỵ khoảng 15km nằm ngoài ranh giới quy hoạch của thị xã Tam Đưòng . Tổng diện tích từ 25ha đến 30ha, chiều dài đường băng dự kiến 1400m, chiều rộng đường băng 35m * Phương án quy hoạch cảng hạng không trên là hợp lí.Tuy nhiên việc phát triển giao thông hàng không đang trong giai đoạn nghiên cứu và mục tiêu phát triển phải lâu dài. * Giao thông đường bộ:  Quốc lộ 4D . TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 19 - Nối từ Lào Cai, qua Thị Trấn Tam Đường thuộc H.Tam Đường mới, điểm đầu km20 QL12, điểm cuối km89 đỉnh đèo Trạm Tôn, là trục đường quan trọng của huyện Phong Thổ. Chiều dài tuyến qua huyện Phong Thổ 89km, qua khu vực thiết kế là 9.463km. Trong tương lai 4D có vai trò quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của Tỉnh Lai Châu nói chung và Huyện Phong Thổ nói riêng - Về hướng tuyến cơ bản theo tuyến đường cũ.Tuy nhiên để cho việc định hướng và phát triển mạng lưới giao thông của toàn đô thị được hài hoà và đồng bộ thì đoạn tuyến chạy qua đô thị được mở rộng và có kết cấu các bộ phận giống như đường đô thị. - Quy mô tuyến đường QL4D qua khu vực nội thị dự kiến: + Tổng chiều dài: 9.463km, + Chỉ giới đường đỏ thay đổi theo các đoạn : . Đoạn E-D + đoạn B-A có B = 20.5m . Mặt đường 10.5m . Hè đường 2 bên 5x2 =10m. . Đoạn D - B có B = 22 m . Mặt đường 10.5m . Hè đường 2 bên 6x2 =12m. - Ta có các mặt cắt ngang điển hình của tuyến đường quốc lộ 4D TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 20  Huyện lộ 128 đi Sìn Hồ: - Đường Huyện lộ (đi Sìn Hồ ), là tuyến đối ngoại và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội giữa hai huyện Sìn Hồ và thị xã Tam Đường .Tổng chiều dài tuyến qua khu vực nghiên cứu 14,3km - Quy mô tuyến đường dự kiến + Chỉ giới đường đỏ 16,5m + Mặt đường rộng 7,5m  Đường liên xã từ xã San Thàng đến xã Thèn Sìn: TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 21 - Đường liên xã từ xã San Thàng đến xã Thèn Sìn thuộc H.Tam Đường,là tuyến đường nối trung tâm xã đến trung tâm xã đồng thời là cầu nối giao lưu văn hoá trao đổi buôn bán giữa các xã với nhau . Tổng chiều dài 28km. - Quy mô tuyến dự kiến + Chỉ giới đường 13,5m + Mặt đường rộng 6,5m + Hè, lề hai bên rộng 3x2=6m. 1.4.2. Các loại máy móc thiết bị kèm theo dự án là các loại máy chuyên dụng dành cho việc xây dựng của các công trình giao thông, gồm: . Các loại xe vận tải chuyên chở vận liệu xây dựng cũng như chuyên chở các chất thải trong qua trình thi công. . Các loại máy chuyên dụng để làm đường như xe lu, xe cán nhựa, xe gạt đá… 1.4.3. Các loại vật liệu chuyên dùng cho việc làm các công trình giao thông: . Các loại đất đá dùng làm kết cấu đường… . Các loại bó vỉa dùng để bo vỉa lề đường… . các loại cống, ốn dùng làm cho hệ thống cấp điện, nước, hệ thống thoát nước… TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 22 CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ –XÃ HỘI. 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng. 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất. a. Điều kiện về địa lý: - Khu vực nghiên cứu nằm trong một thung lũng chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam dọc theo QL4D. Địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc trung bình 5-10%, có cao độ từ +820 đến +970. Hướng dốc của địa hình từ trung tâm thị xã Tam Đường về hai hướng Tây Nam và Đông Nam. - Đặc biệt phía Tây Bắc , phía Nam và phía Đông Bắc giáp ranh giới thiết kế quy hoạch là các dãy núi cao,trong phạm vi thiết kế quy hoạch có các đồi núi nằm rải rác trên toàn đô thị địa hình có dạng bát úp với cao độ trung bình 940m, độ dốc >10%. Trừ diện tích đất hiện trạng xây dựng còn hầu hết trong đô thị là các cánh đồng lúa và những đồi chè . *Nhìn chung đối với địa hình miền núi thì khu vực nghiên cứu thiết kế quy hoạch có địa hình tương đối thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị hiện nay và tương lai. b. Địa chất: * Địa chất về thủy văn: Theo đánh giá, trong khu vực nghiên cứu có tầng đá vôi Đồng Giao. Hay gặp các hang động castơ, có nguồn nước ngầm tương đối phong phú nhưng chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cụ thể. Tuy nhiên động thái nước dưới đất liên hệ chặt chẽ với dòng nước mặt, cho nên việc khai thác rất hạn chế. - Khu vực có suối Sùng Phài và suối Nậm Ma rộng trung bình 1.5 – 2.5 m, sâu từ 2.0 đến 2.5 m; chủ yếu thoát nước vào mùa mưa, lưu lượng không lớn, thoát theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. - Có hiện tượng sụt lở không bị ngập lụt TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 23 - Do ảnh hưởng của địa hình phía Tây và phía Tây Bắc có núi cao, độ dốc tương đối lớn, tạo ra lưu vực đáng kể vào mùa mưa, khi xây dựng đô thị cần có biện pháp chống lũ núi, còn phần lớn địa hình xung quanh dạng đồi bát úp lưu vực nhỏ và phân tán, việc thoát nước thuận lợi, đặc biệt không có lũ quét. * Địa chất công trình: - Địa chất vùng Tam Đường gồm 3 tầng đá. - Tầng Vân Nam có chiều dày 30 - 40 m. - Tầng Điệp Vân Lục có chiều dày 110 - 205 m. - Tầng Điệp Đồng Giao có độ dày 150 - 340 m. - Cường độ chịu tải của nền đất >1.8kg/cm2,xây dựng công trình trên cấp 3. Theo kết quả khảo sát địa hình và tài liệu khoan khảo sát địa chất một số công trình của thị xã Tam Đường, trong khu vực nghiên cứu có các hang động castơ và các dòng chảy ngầm (Tại một số nơi đã xuất hiện các hố sụt và nguồn nước mặt phía Tây đều tự tháo theo dòng chảy ngầm). Các khu vực này không thuận lợi cho xây dựng các công trình nhiều tầng. Do vậy, cần phải khảo sát thăm dò thực tế cho các khu vực xây dựng công trình cụ thể * Tài nguyên khoáng sản: - Có các mỏ nước, tài nguyên rừng, thảm thực vât, đá ,đất quý đất hiếm...v.v. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn. - Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc, ảnh hưởng nhiều của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm khí hậu là mùa Đông tương đối ẩm. Mùa Hạ đến sớm từ tháng 3. Mùa Mưa đến sớm từ tháng 4, kết thúc sớm vào tháng 9. a. Nhiệt độ: TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 24 - Nhiệt độ cao nhất: 33.70o C - Nhiệt độ thấp nhất: - 0.400 C - Nhiệt độ trung bình năm: 19.200 C b. Gió: - Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam. - Tốc độ gió trung bình 29m/g c. Mưa: - Lượng mưa hàng năm khá lớn QTb năm = 2.600 mm.(Lai Châu 2.070 mm và Hà nội 1.680 mm) - Số ngày mưa bình quân trong năm là 176 ngày, thuộc loại cao. Lượng mưa phân bố gần như đều trong năm. - Nhìn chung lượng mưa ngày không lớn, cao nhất đạt 160 mm. - (Lai châu 312 mm, Hà nội 568 mm) - Đặc biệt xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6 lần/năm (1975 và 1990) d. Độ ẩm: - Độ ẩm trung bình là 83% - Độ ẩm thấp nhất là 56% e. Nắng: - Số giờ nắng trung bình năm là 2002 giờ f. Bốc hơi: - Lượng bốc hơi trung bình năm là 889.6mm g. Sương: - Sương mù và sương muối xuất hiện hàng năm. - Sương mù bình quân 13 ngày/năm - Sương muối 1.1 ngày/năm h. Giông: TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 25 - Thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9. Tổng số ngày có giông trong năm là 110 ngày. Giông thường xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm theo gió xoáy. 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên. Môi trường đất. -Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn là 1.134 ha, tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 120ha. Cụ thể như sau: -Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn là 1.134 ha, tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 120ha. Cụ thể như sau: 2.2. Điều kiện về kinh tế – xã hội. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 26 a. Các công trình cơ quan: - Trên toàn thị trấn có 22 trụ sở cơ quan ban ngành của huyện và của thị trấn(nay là thị xã Tam Đường) với diện tích chiếm đất 3,8 ha. b.Công trình công cộng *Hệ thống công trình công cộng còn thiếu cả về số lượng,quy mô lẫn chất lượng.Chưa đáp ứng được vai trò của một thị xã trực thuộc tỉnh. - Ytế: + Toàn thị trấn có 1 cơ sở khám chữa bệnh là trung tâm y tế huyện nay là TX. Tam Đường gồm 60 giường, chưa được đầu tư đồng bộ và chưa đáp ứng được các yêu cầu phục vụ. - Giáo dục đào tạo: + Toàn thị trấn có 4 trường từ mầm non đến PTTH gồm: . Mầm non:2 trường có 22 lớp, 390 cháu . Trung học cơ sở và tiểu học có 2 trường 43 lớp, 1.738 học sinh. . Trường dân tộc nội trú: nhà cấp 4; 8 lớp, 200 học sinh * Cơ sở vật chất các trường học hầu hết là nhà cấp 4, rất ít phòng học được xây dựng kiên cố. Nhìn chung cơ sở vật chất cho giáo dục còn thiếu thốn nhiều. - Công trình văn hoá du lịch: + Thị trấn có hệ thống công trình văn hoá bao gồm: Nhà văn hoá thị xã (nhà cấp 4), trung tâm văn hoá TDTT (nhà cấp 4) + Thị trấn có 2 khách sạn du lịch. - Công trình thương mại dịch vụ: + Thị trấn có 1 chợ huyện diện tích 0.26 ha nhà cấp 4 * Hệ thống thương mại của thị trấn chưa hình thành mạng lưới hoàn chỉnh, chưa phát huy được lợi thế về vị trí giao thông để phát triển dịch vụ thương mại. - Ngoài ra còn có một số các công trình công cộng trên phần đất của 2 xã Nùng Nàng, Nậm Loỏng. Tại xã Nậm Loỏng có Uỷ ban nhân dân xã Nậm TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 27 Loỏng, khu vực vui chơi giải trí và nhà nghỉ. Tại xã Nùng nàng có 1 trường THCS xã Nùng Nàng. 2.3. Diện tích khu vực cần thực hiện dự án. Trong dự án xây dựng và phát triển TX Tam Đường – Lai Châu thì tổng diện tích quy hoạch cho TX là hơn 1300 ha, trong đó diện tích đất dành cho các công trình giao thông chiếm 15% tức là: gần 200 ha. Do vậy diện tích mà các hộ dân phải chịu thu hồi là rất lớn, chiếm hầu hết khu vực đất nông nghiệp của nhân dân. CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG. 3.1. Nguồn gây tác động. 3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải. a. Nguồn phát sinh ra chất thải rắn. - Từ quá trình san lấp, giải phóng mặt bằng. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 28 - Từ quá trình xây dựng dự án các công trình giao thông. - Từ quá trình sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng. b. Nguồn phát sinh ra chất thải lỏng. - Xăng dầu của các phương tiện phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng, khảo sát, thi công công trình. - Từ việc rửa xe cộ, các phương tiện phục vụ cho dự án. - Từ sinh hoạt của công nhân khi thực hiện dự án. c. Nguồn phát sinh chất thải khí. - Các phương tiện tham gia vào quá trình khảo sát, san lấp giải phóng mặt bằng, vào việc thi công xây dựng và quá trình công trình đi vào hoạt động. - Từ các khu vực san lấp mặt bằng, khu thi công do bụi đất đá bay lên do phương tiện đi lại. - Từ sinh hoạt tại các khu vực công nhân thi công công trình ở. - Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện tham gia vào hoạt động của dự án. 3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải. - Sự sạc lở của các triền núi, triền đồi sau khi san nấp mặt bằng do tác động của các quá trình thi công. - Sự xói mòn của các triền đồi, núi do thảm thực vật bị phá hủy - Thay đổi dòng chảy của các dòng sông, dòng suối do bị thu hẹp dòng chảy hay bi san lấp. - Sự thay đổi của các hệ sinh thái khi có đường giao thông đi qua. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 29 - Động đất, lũ lụt - Tai nạn giao thông 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra. - Các tuyến đường chạy dọc theo khu vực triền núi phía bắc có nguy cơ bị sạc lở cao do khu vực này nằm ngay sát bên núi và do được san lấp nên khi có mưa tích lũy lâu ngày dễ gây ra sụt lún. - Tai nạn do sự lưu thông của các phương tiện giao thông khi các công trình giao thông đi vào vận hành. - Khu vực quy hoạch xây dựng nằm trên khu vực có địa chất bất ổn, nằm 3.2. Đối tƣợng bị tác động a. Đối tượng bị tác động. - Triền núi phía bắc thị xã - Đồi chè phía bắc dọc theo quốc lộ 4D mới - Đất trồng cây nông nghiệp của dân cư xung quanh thị trấn nay láy vào diện tích đát quy hoạch của TX Tam Đường mới. b. Quy mô - Hầu như tất cả phần diện tích nông nghiệp của dân cư xung quanh thị trấn Tam Đường cũ bị thu hồi để phục vụ cho quy hoạch của TX mới. - Khu vực đồi núi phía Bắc của TX Tam Đường, khu đồi chè. 3.3. Đánh giá tác động. 3.3.1. Giai đoạn trước xây dựng. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 30 * Đây là giai đoạn thực hiện các công việc nghiên cứu, đo đạc, giải phóng mặt bằng: - Nghiên cứu kỹ thuật: đây là công việc quan trọng giúp cho việc thi công sau này. Công việc này rất quan trọng vì nó đưa ra các yếu tố kỹ thuật giúp cho việc đưa ra được các phương án xây dựng, nó giúp giảm thiểu tác động tới môi trường. - Đo đạc: đây là công việc định tuyến, xác định tuyến cho các tuyến giao thông. Công việc này không ảnh hưởng đến môi trường nhiêu. - Thu hồi đất giải phóng mặt bằng, đây là công việc quan trọng của dự án để lấy mặt bằng thi công. Công việc này ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề: +Trước hết là ảnh hưởng đến đời sống của người dân + Làm thay đổi chế độ thủy lực của các dòng nước mặt, nước ngầm. + Làm tăng xói mòn và bồi lắng, làm suy thoái môi trường đất và ô nhiễm môi trường nước. + Làm mất các thảm thực vật nơi sinh sống của động vật hoang dã. + Tạo điều kiện thuận lợi cho con người xâm lấn và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Cản trở đi lại và xáo trộn cuộc sống bình thường của người dân. + Gây ảnh hưởng xấu đến di sản lịch sử, văn hóa, cảnh quan .3.3.2. Giai đoạn xây dựng, thi công. * Giai đoạn này chủ dự án đưa trang thiết bị và nhân lực để thực hiện dự án, việc đào đắp, làm đường gây những tác động tiêu cực cho môi trường cũng như cho người dân xung quanh dự án. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 31 - Tác động đến đất và đất trồng: trong thời gian thi công xây dựng đường bộ, dải đất hai bên đường bị ảnh hưởng như phần nền cũ bị bóc đi, thay vào đó là nền mới, đất đá đào lên có lẫn cả vật liệu làm đường sẽ che phủ đất canh tác hai bên tuyến đường, và khu vực lân cận. Đất canh tác tại khu vực TX Tam Đường với lớp đất ở trên mặt rất mỏng, khi bị xáo trộn lên dễ bị biến thành đất sỏi đá, không còn trồng trọt được nữa và phải bỏ hoang. Ngoài ra, vật liệu để làm cầu như bê tông, cát, sỏi hoặc nhựa đường bị rơi vãi xuống hai bên tuyến đường cũng gây tác hại lớn tới đất trồng. - Tác động đến nguồn nước và hệ thống thủy văn: việc san lấp đất sẽ gây ách tắc và làm thay đổi dòng chảy. Đặc biệt là khi thi công nền đường vào mùa mưa bão, có thể gây ra ngập lụt, sạc lở từng đoạn hay cả tuyến đường do nằm trên các sườn đồi núi. Khi thi công những cầu vượt sông, nguồn nước trên các sông suối có thể bị ảnh hưởng lớn, độ đục có thể tăng lên rất cao gấp 2 đến 3 lần. Khả năng ô nhiễm nước do dầu từ các máy móc thi công rơi rớt hoặc đổ ra cũng sẽ cao. Trong nhiều trường hợp thi công cầu, nước sinh hoạt của dân trong vùng về phía hạ lưu của công trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc sử dụng nước sông cho sinh hoạt sẽ là những vấ đề cần đặt ra khi xây dựng cầu. - Tác động đến chất lượng nước: + Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của công trường xây dựng cầu đường tới môi trường là làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của dân địa phương và của công nhân xây dựng. + Hoạt động của các phương tiện vận tải và máy móc thi công sẽ làm rơi vãi nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn. Lượng dầu mỡ này sẽ bị nước mưa cuốn trôi làm ô nhiễm nước mặt và nguồn nước ngầm. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 32 - Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước:Việc sử dụng đất tự nhiên để dựng và mở rộng tuyến đường kèm theo là các hoạt động thi công, khai thác và chuyên chở vật liệu… dẫn tới các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước bị mất cân bằng. Đoạn đường bộ và các cầu đường bộ được xây dựng mới nếu không có các biện pháp xử lý phù hợp sẽ làm nhiễu loạn dòng chảy, ô nhiễm nước mặt, gây tác hại tới tài nguyên thủy sản. Các chất thải do hoạt động xây dựng có thể làm hại cây cối, hoa màu hai bên đường và gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thực vật. Sụt lở, xói mòn do mưa trong quá trình thi công cầu, đường cũng ảnh hưởng tới chất lượng nước, giảm khả năng sinh trưởng của các đọng vật htuyr sinh, phủ lấp các sinh vật đáy, tạo yếm khí cho môi trường sống, gây ô nhiễm trầm tích đáy, biến đổi độ dinh dưỡng của nước, làm chất các loài động vật phù du. Các phương tiện thi công có thể gây ra các sự cố tràn dầu, gây ô nhiễm tới nguồn nước. - Tác động của tiếng ồn khi xây dựng. + Ảnh hưởng của tiếng ồn khi xây dựng chỉ có tính chất tạm thời. Trong thời gian xây dựng và cải tạo cầu, đường, các hoạt động thi công là nguồn gây ra tiếng ồn, trong đó nguồn gây tiếng ồn chính là các búa đóng cọc. Công việc đóng cọc khi thi công gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ở nhiều lĩnh vực và phụ thuộc vào điều kiện địa chất của khu vực. Thông thường, đóng cọc gây ra tiếng ồn, rung động, lún và dịch chuyển đất gần khu thi công. + Các thiết bị đào đắp cũng gây ra tiếng ồn chủ yếu ở các khu vực san lấp. Công nhân và nhân dân sống gần khu vực xây dựng sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. - Ảnh hưởng của rung động trong quá trình xây dựng: Rung động tạo ra trong quá trình xây dựng là do hoạt động của việc đóng ép cọc, lu và đầm, đào đắp, nổ mìn và xe máy thi công trên công trường. Ngoài ra TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 33 còn do việc thử nền đất bằng phương pháp kiểm tra động. Rung động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đến các công trình kiến trúc… trong khu vực gần công trường xây dựng. - Tác động đến chất lượng không khí: trong giai đoạn thi công, cải tạo, việc tập trung các máy xây dựng dùng động cơ diezel công suất lớn, mật độ xe cộ tăng nên thường các máy móc có kích thước lớn làm bề rộng đường giảm, gây ách tắc giao thông. Tất cả gây ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung động ở mức độ cao hơn. Những vị trí tập kết vật liệu xây dựng cũng là các nguồn tạo ra bụi xi măng, cát đá. - Tác động của việc khai thác và chuyên chở vật liệu: + Việc khai thác và chuyên chở vật liệu gây tác đọng đến môi trường về nhiều mặt: chất lượng đất, không khí, nước, tiếng ồn…khi khai thác và chuyên chở vật liệu thường sử dụng các máy móc và phương tiện có công suất lớn, đôi khi còn sử dụng thuốc nổ để phá đá, gây ra bụi và tiếng ồn lớn cho cả một vùng. Do vậy việc vận chuyển và khai thác vật liệu nên tránh làm vào ban đêm và giờ nghỉ trưa. Ngoài ra các mỏ đá nếu nằm gần khu vực dân cư hay những khu vực nhạy cảm khác như trường học, bệnh viện … thì không nên tiến hành khai thác. - Tác động của chất thải từ quá trình xây dựng: Chất thải từ các công trường xây dựng cầu đường là một vấn đề không nhỏ nếu được quan tâm đúng mức sẽ hạn chế được mức độ gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất. + Lượng chất thải lớn nhất là cát lẫn đá, sỏi, đất nhiễm dầu,… không còn sử dụng được nữa. Các phế thải này nên tận dụng để làm nền cho các đoạn tiếp theo, không nên dồn xuống hai bên tuyến đường vì dễ gây ô nhiễm cho đất nông nghiệp. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 34 + Chất thải do sinh hoạt của công nhân xây dựng thường gây ô nhiễm môi trường đất và nước. + Loại chất thải phổ biến là dầu mỡ bôi trơn đã qua sử dụng. Khi thay dầu mỡ bôi trơn mới cho các phương tiện vận tải và máy móc thi công thì dầu thải phải được thu gom để đua đi xử lý, không được đổ xuống nền đường hoặc đổ ra khu vực xung quanh. - Di dân, rời nhà ở + Thực hiện dự án mở rộng và nâng cấp đường, cần tiến hành việc di chuyển dân cư và nhà ở để giải phóng mặt bằng cho xây dựng.Theo thống kê và tính toán, công tác giải phóng mặt bằng yêu cầu phải tái định cư khoảng 500 người dân của 85 hộ gia đình; chưa kể tới số người và số đất bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp; ngoài ra cần di chuyển một phần hoặc toàn bộ 421 công trình vĩnh cửu, 250 công trình tạm thời. + Dân cư thuộc diện phải di dời chủ yếu là người kinh, còn các nhóm dân tộc thiểu số khác đều nằm xa vùng ảnh hưởng. - Chiếm dụng đất, đào đắp đất: Theo kết quả tính toán thì diện tích đất yêu cầu của dự án ước tính khoảng 80 ha, trong đó khoảng 25 ha là diện tích đất canh tác, 15 ha là đất trên đó đã xây dựng công trình dân dụng. - Thiệt hại thu nhập nông nghiệp: Việc chiếm dụng đất nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nông dân ở các mức độ khác nhau. Việc xây dựng còn gây thiệt hại do phá vỡ hoặc hư hỏng hệ thống tưới tiêu. - Giao thông vận tải: + Trong quá trình thi công, giao thông sẽ bị ảnh hưởng, cần có các biện pháp để đảm bảo giao thông thông suốt và hạn chế những sự cố xảy ra. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 35 Nguy hiểm cao nhất là vào ban đêm lái xe nhìn không rõ chướng ngại vật, vì vậy cần dùng các biển báo hiệu và đèn hiệu để chỉ đường. + Sự tập trung, di chuyển và làm việc của một khối lượng lớn các thiết bị thi công khi nguồn vật liệu cho phép khai thác ở xa nơi san lấp cũng là một trong những đặc điểm của dự án. Các thiết bị thi công sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến an toàn cho cư dân ven đường cũng như giao thông công cộng. Ngoài ra nó còn làm hư hỏng những đoạn đường cũ của nông thôn. + Khi tuyển chọn nguồn nguyên liệu xây dựng và tuyến đường vận tải cần phải tính đến các vấn đề sau: . Nhu cầu khai thác mỏ đất, đá . Sử dụng đường sông suối . Xác định tuyến đường vận tải . Che phủ hàng để giảm bụi, giảm rơi vãi vật liệu. . Điều kiện sử dụng và sửa chữa đường công cộng . Đào tạo và khuyến khích lái xe an toàn, cẩn thận. - Sức khỏe cộng đồng: do phải tập trung một số lượng lớn công nhân và cán bộ kỹ thuật trong quá trình thi công nên khả năng lây bênh do tiếp xúc là rất khó tránh khỏi. Các công trình xây dựng sẽ thu hút một số quán bia rượu và dịch vụ khác…rất dễ tạo ra nguồn lây nhiễm dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống văn hóa và sức khỏe cộng đồng. Những bệnh dịch truyền nhiễm qua đường ăn uống và rác thải sinh hoạt có nguy cơ tăng nhanh do vậy cần đề xuất những biện pháp đảm bảo vệ sinh, những biện pháp này mang tính tổng hợp. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 36 - Công ăn việc làm:Tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân địa phương nơi có dự án đi qua. Sức khỏe an toàn, điều kiện làm việc, thu nhập của người lao động là những vấn đề của dự án. Vấn đề giới tính liên quan đến tuyển dụng người lao động cũng cần được chú ý. Khi tuyển dụng nhân lực của địa phương cần tổ chức đào tạo trước khi cung cấp cho các nhà thầu nhỏ. Dự án cần tính đến yếu tố lợi ích xả hội trong tuyển dụng công nhân để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều người dân lại mất đi việc làm. Diện tích đất canh tác của những người dân bị thu hồi để phục vụ cho dự án. Do đó người dân mất đi phương tiện lao động sẽ phát sinh ra các vấn nạn của xã hội. Điều này cần được chú ý và có biện pháp khắc phục. 3.3.3.Tác động trong quá trình khai thác. * Đây là quá trình đưa công trình vào sử dụng. Ở giai đoạn này tác đọng tiếng ồn là lớn nhất. Nó phụ thuộc vào mức ồn của từng loại xe gây ra, lưu lượng giao thông trên đường, tốc độ dòng xe, chất lượng đường, địa hình, công trình kiến trúc hai bên đường và khoảng cách giữa đường và các đối tượng nhạy cảm. Đồng thời bên cạnh đó khi đi vào sử dụng các công trình giao thông cũng gây ra những hậu quả không nhỏ đối với môi trường đất nước và không khí do các chất thải ra trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng do tai nạn giao thông gây ra. - Tác động tới môi trường địa phương + Mật độ và tốc độ các phương tiện giao thông tăng lên sẽ gây ra các vấn đề: Tăng mức ồn và rung động: mất an toàn và ô nhiễm không khí, nước và đất. + Sử dụng đất và vấn đề kế hoạch hóa: Sau khi tuyến đường cải tạo xong, cần phải trả lại không gian và mặt bằng hai bên đường. Việc tháo dỡ lán TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 37 trại của công nhân, tháo dỡ các trạm trộn bêtong nhằm giải phóng mặt đường để trả lại đất cho nông dân phải được thực hiện ngay. Tuyến đường mới hoàn tất sẽ tạo ra giá trị sử dụng đất ven đường cao lên nhiều lần.Các diện tích này có thể sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ du lịch,sửa chữa,ăn uống,xây dựng văn phòng làm việc hay nhà máy mới…Do vậy chính quyền địa phương cần có quy hoạch xây dựng trước để tạo cảnh đẹp cho tuyến đường và đạt hiệu quả cao cho xã hội. + Tác động đến thủy văn: Khi cải tạo xong tuyến đường,hệ thống thủy văn chắc chắn sẽ được cải thiện hơn. Lý do là cống và cầu qua đường trước kia quá nhỏ, không đủ để tiêu nước vào mùa mưa, nay được thiết kế phù hợp với tần suất lũ 10%, nên việc úng lụt cục bộ tại từng đoạn đường sẽ được cải thiện tốt hơn. Điều này giúp nông dân chủ đông hơn trong canh tác nông nghiệp. + Tác động tới chất lượng nước: Tuyến đường sau khi nâng cấp và sử dụng sẽ có mật độ phương tiện vận tải cao, điều đó gây tác động xấu tới môi trường nước mặt hai bên tuyến đường. Khi số lượng lớn phương tiện chạy qua tuyến đường với tốc độ cao sẽ xảy ra tai nạn và kèm theo đâm đổ sẽ xuất hiện sự cố tràn xăng, dầu. Ngoài ra tại các trạm dừng chân hoặc tiếp nhiên liệu,dầu mỡ bị rơi vãi nhiều gây ô nhiễm cho nước mặt, đất và nước ngầm. Sau khi tuyến đường hoàn thành, các khu dân cư mới cũng hình thành và sẽ gây ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải và rác thải sinh hoạt. + Tác động đến chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động: Sau khi đường được xây nâng cấp xong, số lượng phương tiện vận tải sẽ tăng lên theo thời gian. Do đó, chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động tại khu vực dự án sẽ xấu đi so với hiện tại. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 38 + Tác động thực vật của khu vực hai bên đường, hầu như bị phá trụi, đặc biệt là hai bên triền đồi có tuyến đường chạy qua. Tuy nhiên do xe chạy trên đường, phát ra khí thải độc hại và chất thảI rắn do vậy việc trồng rau xanh và cây ăn quả hai bên đường là không nên. Nếu muốn, phải trồng cây xa ra hai bên đường với cự ly trên 300 m. đặc biệt là khu vực đồi trồng chè khu vực xung quanh TX. + Xói mòn đất: các tuyến đường được nâng cấp từ nền đường cũ nên thì việc xói mòn đất không có gì khác biệt hiện trạng. Nhưng đối với các tuyến đường mới mở trong dự án thì việc xói mòn diễn ra lớn nhất là vào mùa mưa bão. Tại những điểm khai thác vật liệu làm đường, xói mòn lớn sẽ xảy ra vào mùa mưa lũ. Khi tuyến đường đã hoàn thành, nêu không còn có nhu cầu khai thác nữa thì cần phải san lấp cẩn thận, tạo độ dốc vừa phải và tiến hành phủ lớp bảo vệ thực vật mới để giảm nhẹ xói mòn. Ở những nơi có thể, các hoạt động xây dựng của các công trình nên đưa ta xa bờ sông tạo điều kiện cho việc lưu thông dòng chảy. Tại những nơi hiểm yếu, cần đặt những đệm ngăn xói mòn bằng các vật liệu nhẹ để tạo ra các chiếc bẫy cặn, theo thời gian cặn được tích lũy sẽ làm vững chắc bờ sông, suối, đem lại hiệu quả lâu dài. - Tác động tới môi trường kinh tế: sau khi hoàn thành tuyến đường, khả năng lưu thông của các phương tiện vận tải tăng nhanh. Điều đó sẽ kích thích kinh tế các tỉnh nằm trong dự án tăng trưởng mạnh. Đặc biệt là đối với tỉnh Lai Châu – một tỉnh mới được tái lập còn gặp nhiều khó khăn. dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng đều trong cả nước, thúc đẩy sự phát triển các ngành có nhu cầu vận tải lớn trong tỉnh nhơ chế biến nông sản, khai thác và chế biến lâm sản…Các tuyến đường giao thông đi qua các khu vực trong TX sẽ tạo ra điều kiện phát triển và giá trị sử dụng của một vùng đất dọc theo con đường mới, mang lại lợi ích chi dân cư hai bên. TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 39 - Tác động đến môi trường xã hội: Một số lao động của địa phương sau khi bị thu hồi đất sàn xuất sẽ dẫn đến thất nghiệp, từ đó sẽ phát sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè… các bệnh xã hội có nguy cơ lan truyền dễ dàng hơn như bệnh HIV… Khi các tuyến đường giao thông hoàn thành xong và đi vào hoạt động thì tai nạn giao thông sẽ dễ xảy ra do xe cộ lưu thông trên đường gây ra. Bên cạnh đó còn là vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, chất thải rắn, lỏng. CHƢƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG. 4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới mt 4.1.1. Biện pháp giảm thiểu đối với những ảnh hưởng liên quan đến xói lở, bồi tích và môi trường đất. Những ảnh hưởng của địa hình và đất thường do thay đổi nền đắp, đào mỏ đất và hoạt động khai thác đá và thay đổi thành núi đá. Duy trì tính ổn định và tránh xói mòn là mục tiêu của những đề xuất giảm thiểu dối với những ảnh hưởng do thay đổi nền đường đắp. Các giải pháp kỹ TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 40 thuật được đề xuất hướng tới việc ổn định nền và mái taluy thông qua việc lựa chọn các vật liệu có ít xói mòn, rải lớp gibbon, đá và đầm chặt, đặc biệt ở xung quanh cầu và cống; mái taluy sẽ được điều chỉnh từ 1:1.5 hoặc 1:2.5, đắp bậc thang sẽ được áp dụng trong các trường hợp nền đường cao hơn 6m. Tại các mái dốc sẽ tái tạo thảm thực vật, sử dụng các loại cây có sức chịu đựng sự chăn thả trên đó; rãnh thoát nước được xây dựng tại những nơi cần thiết bảo đảm dẫn nước đến thảm thực vật; lòng mương máng, ống dẫn nước và đặc biệt là các cửa thu và thoát nước phải được gia cố bằng đá,vữa xây hoặc xi măng; hệ thống thoát nước bão sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN- 4054(1998). Hạn chế thi công công trình xây dựng trong vùng bị xói mòn và có khả năng lũ lụt vào mùa khô …. Các khu mỏ đất phải nằm ngoài chỉ giới đường; Sự khôi phục hố đào sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành công trình theo yêu cầu bảo vệ môi trường; Các khu vực mỏ đất sẽ được phân loại để đảm bảo thoát nước và không bị thay đổi tính đồng bộ với cảnh quan hoặc tạo ra những khu đầm vĩnh viễn mâu thuẫn với nhu cầu bảo vệ môi trường; Lớp đất mặt thu được khi mở mỏ sẽ được giữ lại và tái sử dụng...Hoạt động khai thác đá thường là các hoạt động độc lập với dự án .Tuy nhiên, nó cũng phải được quan tâm đến khía cạnh môi trường bằng việc lựa chọn các nguồn đá trong khu vực tránh làm mất mát tài nguyên thiên nhiên, giảm bụi, tiếng ồn, và an toàn của người lao động. Chỉ có các mỏ đá được cấp phép khai thác mới được sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho dự án. 4.1.2. Biện pháp giảm thiểu liên quan đến bảo vệ môi trường nước. Những tác động tiềm tàng liên quan đến môi trường nước bao gồm những thay đổi theo chiều hướng bất lợi tới chế độ thủy văn nước mặt,nước ngầm của các loại dòng chảy kể cả các dòng nước chảy tràn,dòng chảy lũ và làm suy thoái chất lượng nước. Biện pháp giảm thiểu các loại tác động tiềm tàng đối với chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 41 phải được giải quyết trước hết thông qua các thiết kế về hệ thống thoát nước ngang trà không làm thay đổi tình trạng dòng nước tự nhiên hiện tại và các công trình tưới tiêu gần khu vực dự án; Các công trình trên tuyến sẽ được định vị tại nguồn nước ít nhạy cảm nhất và khu vực có nguy cơ xói mòn là thấp nhất; Mực nước thiết kế của các công trình ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054 - 1998 phải tính đến các ảnh hưởng do bão và lũ; Tận dụng các vật thể tự nhiên hoặc tạo ra chúng với mục đích làm chậm dòng nước lũ; Đối với các dòng chảy có nguy cơ xói lở bờ không tổ chức khai thác vật liệu và tìm giải pháp gia cố bờ tránh xói lở nếu tình trạng này xảy ra trong phạm vi của dự án. Các tác động về chất lượng nước tiềm tàng trong giai đoạn thi công cũng sẽ được giảm thiểu qua việc hạn chế sự lắng đọng bùn cát nhờ các kĩ thuật khống chế xói mòn, khống chế chất thải tại các vị trí của trạm trộn asphalt và các nguồn chất thải rắn và lỏng khác; Công trường xây dựng và các nguồn ảnh hưởng phụ tiềm tàng khác sẽ được bố trí ở vị trí phù hợp và sẽ được cung cấp hệ thống thoát nước và nước thải, đảm bảo rằng các nguồn nước tiếp nhận chất thải từ các hoạt động của dự án không bị suy giảm về chất lượng ( theo TCVN5492 và 5493-1995 ); Mọi sự can thiệp vào mực nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước này phải được khống chế chặt chẽ. Giám sát chất lượng nước ngầm theo TCVN 5944-1995. 4.1.3. Biện pháp giảm thiểu liên quan tới ô nhiễm không khí. Tác động tiềm tàng tới chất lượng môi trường không khí thường xuất hiện giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác dự án. Tác động tới chất lượng không khí trong giai đoạn thi công sẽ được giảm thiểu thông qua việc khống chế các vị trí trạm trộn asphalt, khu vực khai thác và các thiết bị gây ra ô nhiễm không khí ...; việc sử dụng hợp lý thiết bị phun nước và các thiết bị khác để giảm tác động của bụi cũng sẽ được thực hiện và giám sát như là một phần trong giám sát thi công; Các tác động TÀI LIỆU CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO CUNG CẤP BỞI MTX.VN SVTH: VŨ TIẾN ANH ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI 42 bất lợi đén các dân cư xung quanh hoặc đến công nhân của công trường trong khi đang thi công sẽ được giảm tối đa hoặc bằng viêc ngừng thi công cho đến khi điều kiện thích hợp được thiết lập; Việc đốt cháy ngoài trời các loại chất thải có chứa dầu mỡ, hóa chất phải được cấm. Tác động tới chất lượng không khí trong giai đoạn khai thác sẽ được giảm thiểu giảm thiểu chủ yếu dựa biện pháp cải tạo nhiên liệu; Sử dụng xe động cơ bốn kì hơn động cơ hai kì; Điều tiết dòng xe, khuyến khích sử dụng xe công cộng và xe ít gây ô nhiễm. Thi hành thuế gây ô nhiễm, lập quota ô nhiễm, thu phí môi trường v…v. Yêu cầu thực hiện những biện pháp này vượt ra tầm của dự án. Tuy nhiên, việc trồng cây và các dải cây hai bên đường nơi có thể thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn này là biện pháp rất hữu hiệu hạn chế ô nhiễm không khí do phát thải của dòng xe trên đường. 4.1.4. Tài nguyên sinh vật. Những tác động tiềm tàng tới tài nguyên sinh vật có thể xảy ra với hệ sinh thái nước,hệ sinh thái trên cạn. Tác động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động gián tiếp thường khó đánh giá, tuy nhiên trong một vài trường hợp, mức độ tác động của loại tác động này lại trầm trọng hơn mức độ tác động của loại tác động trực tiếp. Yêu cầu giảm thiểu những tác động trực tiếp tới nguồn tài nguyên sinh vật do bị chiếm dụng cho chính con đường và các hoạt động phục vụ cho việc thi công được xác định là bất cứ biện pháp nào được thực hiện nhằm trả lại chất lượng sinh cảnh của khu vực thực hiện dự án giống như khi không có dự án. Thông thường diện tích khu vực cần giảm thiểu đòi hỏi được bù đắp về loại hình đặc thù của đời sống hoang dã, được diễn đạt thông qua những đánh giá phức tạp về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDTM_Giao_Thong.pdf