5.1. Kết luận
Qua khảo sát và đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử
dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong các CSDL thường dùng
trong thực hành tra cứu thường dùng chúng tôi rút ra được kết luận như sau:
1. Có sự khác biệt giữa các CSDL về khả năng cung cấp thông tin tương tác thuốc.
Trên cả hai tiêu chí về việc liệt kê tương tác và nhận định tương tác có ý nghĩa
lâm sàng theo cả hai định nghĩa, 4 CSDL MM, SDI, HH, DF có sự chênh lệch
lớn. Ngay cả các cặp tương tác được nhận định ở mức độ cao nhất trong 1
CSDL cũng chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn từ các CSDL còn lại.
2. Đã xây dựng được danh sách 27 tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm
sàng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương dựa trên mức độ nặng, mức
độ y văn ghi nhận về tương tác và mức độ can thiệp được ghi nhận trong 4
CSDL thường dùng và đã xây dựng được hướng dẫn xử trí cho những tương tác
này.
3. Đã xác định được tần suất xuất hiện 27 cặp tương tác này trong bệnh án nội trú
tại 4 khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư trong 10 ngày từ 1/3/2015 đến
10/3/2015. Trong 505 bệnh án sử dụng thuốc điều trị ung thư tại các khoa này
có 115 bệnh án xuất hiện tương tác thuốc nằm trong danh mục cần chú ý. Tỷ lệ
tương tác trung bình là 0,26 0,52 tương tác/ bệnh án. 131 tương tác phát hiện
được thuộc 12 cặp tương tác cần chú ý đã được xây dựng ở trên. Các cặp
methotrexat -pantoprazol, methotrexat – omeprazol và cyclophosphamid -
alopurinol là các tương tác thuốc gặp phổ biến nhất trong các bệnh án. Hai khoa
điều trị là Khoa bệnh máu trẻ em và Khoa điều trị hóa chất có tỷ lệ xuất hiện
tương tác thuốc cao hơn so với Khoa bệnh máu tổng hợp và Khoa ghép tế bào
gốc.
89 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Viện huyết học và truyền máu Trung ương trong các cơ sở dữ liệu tra cứu thường dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các CSDL tham khảo bản giấy chậm trễ thời gian trong việc thu thập và công
bố dữ liệu TTT so với các CSDL điện tử. HH và DF được cập nhật từng năm, trong khi
đó MM cập nhật 3 tháng một lần và SDI cập nhật hàng tháng.
Ngay cả trong một sách chuyên khảo tra cứu tương tác thuốc bằng tiếng Việt là
“Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” cũng không có được sự nhất quán. Theo đó,
mỗi tương tác được nhắc lại hai lần ở hai chuyên luận khác nhau. Tuy nhiên, có những
cặp tương tác được chuyên luận của một thuốc (thuốc tương tác) đề cập đến nhưng
chuyên luận của thuốc bị tương tác lại không đề cập. Ví dụ, tương tác của nhóm thuốc
chống ung thư các loại và nhóm quinolon được đề cập trong chuyên luận của thuốc
chống ung thư các loại, tuy nhiên cặp tương tác này lại không xuất hiện trong chuyên
luận của quinolon [3]. Điều này không đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn CSDL của nhóm
nghiên cứu và không đưa vào nghiên cứu của chúng tôi.
41
4.2. Xây dựng danh mục tƣơng tác thuốc cần chú ý của các hoạt chất điều trị ung
thƣ đƣợc sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ƣơng và hƣớng dẫn
xử trí các cặp tƣơng tác này trong thực hành lâm sàng
Việc xây dựng một danh mục tương tác thuốc cần chú ý đã được thực hiện ở
nhiều nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu dựa trên sự đồng thuận ý kiến chuyên gia tại
Hà Lan đã xây dựng một danh mục gồm 38 tương tác cần cảnh báo hoặc can thiệp trên
lâm sàng. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là thông tin về TTT có YNLS chưa
được y văn ghi nhận [26]. Hai nghiên cứu ở Singapore khi xây dựng một danh mục
TTT có YNLS đã so sánh 2 CSDL là DF và MM dựa trên mức độ bằng chứng, mức độ
nặng [30], [53]. Tuy nhiên khi lấy TTT có YNLS dựa trên mức độ nặng và mức độ
bằng chứng thì vẫn có những tương tác có hậu quả trên lâm sàng là không nghiêm
trọng [54]. Do đó, một số nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên cả ý kiến chuyên gia
về nhận định TTT có YNLS [54]. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn phương
pháp lấy sự đồng thuận dựa trên cả mức độ bằng chứng, mức độ nặng và sự can thiệp y
khoa để xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý gồm 27 cặp tương tác với các
thuốc hiện đang được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Trong
danh sách 27 cặp tương tác đã xây dựng, thuốc ung thư thường gặp tương tác là
methotrexat (chiếm 9 cặp) và các thuốc dùng kèm thường gặp tương tác là chống nấm
nhóm azol (itraconazol, ketoconazol và fluconazol). Nhiễm nấm cơ hội thường gặp ở
những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, gồm cả bệnh nhân đang được hóa trị liệu,
thường được điều trị bằng các azol chống nấm hoặc terbinafin. Fluconazol, itraconazol,
ketoconazol là những chất ức chế CYP3A; đồng thời cũng ức chế cả CYP2C9 (ngoại
trừ ketoconazol) [14], [45]. Trong khi đó nhiều thuốc ung thư lại chuyển hóa qua
enzym CYP450 ở gan, dẫn đến nguy cơ cao gặp TTT [12].
Trong số 27 cặp tương tác được liệt kê, có một cặp tương tác giữa hai hoạt chất
ung thư là asparaginase và vincristin. Đây là cặp phối hợp được dùng trong điều trị một
số bệnh máu ác tính [8]. Tương tác giữa 2 cặp thuốc ung thư cũng đã được nhắc đến
42
trong nhiều nghiên cứu trước đây.Trong một nghiên cứu tại Iran sử dụng phần mềm
Lexi-Interact, người ta cũng đã xác định một cặp tương tác giữa các thuốc ung thư là
vincristin và imatinib [23]. Trong nghiên cứu khác của Mouzon lại cho thấy rằng 10
(24,4%) tương tác liên quan đến 2 thuốc chống ung thư [35]. Việc sử dụng phối hợp 2
thuốc ung thư thường nằm trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để giảm
nguy cơ gây hại của tương tác giữa các thuốc này, cần có biện pháp sử dụng và theo
dõi phù hợp. Ví dụ, với cặp asparaginase và vincristin ở trên, SDI khuyến cáo nên dùng
asparaginase sau vincristin khoảng 12-24 giờ để giảm độc tính.
So với danh sách các cặp tương tác có YNLS đã xây dựng trước đây, nghiên
cứu của chúng tôi có những cặp tương đồng như methotrexat – amoxicilin [54],
methotrexat - aspirin, methotrexat - trimethoprim [30], busulfan - itraconazol,
mercaptopurin - alopurinol [26], [54]. Một số cặp tương tác thường được nhắc đến như
methotrexat - NSAIDs (diclofenac, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen),
cyclophosphamid – warfarin hay sirolimus - ketoconazol [30], [54] không được đề cập
trong danh sách này. Lý do xuất phát từ việc những thuốc này hiện không được sử
dụng hoặc rất ít được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Bên
cạnh đó, tiêu chí lựa chọn tương tác để đưa vào danh mục của các nghiên cứu khác
nhau. Ngoài ra, nhóm thuốc được lựa chọn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự
khác biệt so với một số nghiên cứu khác. Nhóm nghiên cứu lựa chọn những thuốc điều
trị ung thư có mã ATC là L01, không bao gồm các thuốc ức chế miễn dịch (L02).
Nhóm nghiên cứu hy vọng danh sách 27 cặp tương tác này sẽ giúp các bác sĩ nắm được
những tương tác nghiêm trọng một cách nhanh chóng và dễ dàng trong thực hành.
4.3. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tƣơng tác trong danh mục tƣơng tác thuốc đã
đƣợc xây dựng trong bệnh án nội trú tại các khoa sử dụng thuốc điều trị ung thƣ
của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ƣơng.
Từ danh mục 27 tương tác thuốc, chúng tôi tiến hành tra cứu trên bệnh án của
bệnh nhân nội trú tại 4 khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư trong 10 ngày từ 1/3/2015
43
đến 10/3/2015. Kết quả cho thấy tỷ lệ xuất hiện tương tác trong các bệnh án là 115/505
bệnh án dùng thuốc điều trị ung thư (chiếm 22,8%). Đây thực sự là một con số đáng
quan tâm, cần được giảm thiểu để tăng cường an toàn cho bệnh nhân. Trong số 115
bệnh án gặp TTT đó có 3 bệnh án (0,59%) gặp 3 TTT và 10 bệnh án (1,98%) gặp 2
TTT. Tỷ lệ này cũng không chênh lệch nhiều so với nghiên cứu của Mouzon và cộng
sự trên bệnh nhân ung thư tại một bệnh viện đại học tại Bỉ cho thấy rằng có 1 bệnh
nhân (0,8%) gặp 3 TTT và 9 bệnh nhân (7,4%) gặp 2 TTT [35].
Trong 115 bệnh án xuất hiện tương tác, chúng tôi chỉ phát hiện được 12 cặp
tương tác nằm trong danh mục TTT cần chú ý. Trong đó, có 3 cặp tương tác gặp nhiều
nhất trên bệnh nhân là methotrexat - pantoprazol, cyclophosphamid - alopurinol và
methotrexat - omeprazol. Ba cặp tương tác này đều không phải là những tương tác
chống chỉ định tuyệt đối mà chỉ cần giám sát chặt chẽ trên lâm sàng. Methotrexat đã
được một số nghiên cứu trước đây nhận định là thuốc điều trị ung thư thường gặp
tương tác. Đồng thời, nhóm thuốc ức chế bơm proton cũng được xem là thuốc dùng
kèm dễ gặp tương tác trên bệnh nhân ung thư [35], [51]. Một số tài liệu đã ghi nhận
rằng tương tác giữa methotrexat và các chất ức chế bơm proton có thể gây ra tăng độc
tính của methotrexat; nên ngừng sử dụng các chất ức chế bơm proton trước 4-5 ngày và
thay thế bằng các chất kháng H2 như ranitidin [14], [35], [57]. Alopurinol thường được
dùng để ngăn ngừa tăng acid uric và hội chứng ly giải khối u [57]. Nếu bắt buộc dùng
cùng cyclophosphamid, tương tác giữa cyclophosphamid và alopurinol phải được kiểm
soát bằng cách giám sát chặt chẽ độc tính của cyclophosphamid, đặc biệt là suy tủy
[58].
Trong 4 khoa điều trị sử dụng thuốc điều trị ung thư, 2 khoa có số bệnh án gặp
nhiều tương tác thuốc nhất là Khoa bệnh máu trẻ em (26,97%) và Khoa điều trị hóa
chất (26,37%) do đây là hai khoa tập trung nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị ung
thư nhất (360/505 bệnh án).
44
Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định tỷ lệ xuất hiện 27 tương tác này
trong bệnh án điều trị nội trú và không xác định tỷ lệ phản ứng có hại do các tương tác
này thực tế gây ra trên bệnh nhân. Tuy nhiên, với mức độ nghiêm trọng được ghi nhận
trong y văn, việc xuất hiện những tương tác này trong bệnh án, với tỷ lệ không nhỏ,
cần được lưu ý và thận trọng.
45
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Qua khảo sát và đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử
dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong các CSDL thường dùng
trong thực hành tra cứu thường dùng chúng tôi rút ra được kết luận như sau:
1. Có sự khác biệt giữa các CSDL về khả năng cung cấp thông tin tương tác thuốc.
Trên cả hai tiêu chí về việc liệt kê tương tác và nhận định tương tác có ý nghĩa
lâm sàng theo cả hai định nghĩa, 4 CSDL MM, SDI, HH, DF có sự chênh lệch
lớn. Ngay cả các cặp tương tác được nhận định ở mức độ cao nhất trong 1
CSDL cũng chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn từ các CSDL còn lại.
2. Đã xây dựng được danh sách 27 tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm
sàng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương dựa trên mức độ nặng, mức
độ y văn ghi nhận về tương tác và mức độ can thiệp được ghi nhận trong 4
CSDL thường dùng và đã xây dựng được hướng dẫn xử trí cho những tương tác
này.
3. Đã xác định được tần suất xuất hiện 27 cặp tương tác này trong bệnh án nội trú
tại 4 khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư trong 10 ngày từ 1/3/2015 đến
10/3/2015. Trong 505 bệnh án sử dụng thuốc điều trị ung thư tại các khoa này
có 115 bệnh án xuất hiện tương tác thuốc nằm trong danh mục cần chú ý. Tỷ lệ
tương tác trung bình là 0,26 0,52 tương tác/ bệnh án. 131 tương tác phát hiện
được thuộc 12 cặp tương tác cần chú ý đã được xây dựng ở trên. Các cặp
methotrexat -pantoprazol, methotrexat – omeprazol và cyclophosphamid -
alopurinol là các tương tác thuốc gặp phổ biến nhất trong các bệnh án. Hai khoa
điều trị là Khoa bệnh máu trẻ em và Khoa điều trị hóa chất có tỷ lệ xuất hiện
tương tác thuốc cao hơn so với Khoa bệnh máu tổng hợp và Khoa ghép tế bào
gốc.
46
5.2. Đề xuất
1. Cán bộ y tế nên tham khảo nhiều CSDL khác nhau khi tra cứu thông tin về
tương tác thuốc, so sánh và đối chiếu để có được thông tin phù hợp và
chính xác.
2. Cán bộ dược lâm sàng cập nhật và bổ sung hàng năm danh sách TTT cần
chú ý mà chúng tôi đã xây dựng ở trên, theo danh mục các thuốc sử dụng
tại bệnh viện; Mở rộng danh mục tương tác thuốc cho các thuốc khác ngoài
thuốc điều trị ung thư; Tích hợp danh mục TTT cần chú ý vào phần mềm
kê đơn để cảnh báo tương tác cho bác sỹ trong thực hành lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phí Xuân Anh và cộng sự (2011), “Nghiên cứu đánh giá một số cơ sở dữ liệu thường
dùng trong thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam”, Tạp chí Dược học, 422, tr.
12-15.
2. Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2014), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, NXB Y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2012), Dược lý học, NXB Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2009), Ung thư học, NXB Y học, Hà Nội.
7. Hoàng Vân Hà (2012), “Nghiên cứu xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý
trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh Nhàn”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ,
Đại học Dược Hà Nội.
8. Nguyễn Anh Trí (2003), Điều trị các bệnh ác tính cơ quan tạo máu, NXB Y học, Hà
Nội
9. Nguyễn Thu Vân (2010), “Đánh giá một số cơ sở dữ liệu thường dùng trong thực
hành tra cứu tương tác thuốc tại Việt Nam” Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học
Dược Hà Nội.
Tiếng Anh
10. Abarca J, Malone DC, Armstrong EP, et al (2004), “Concordance of severity
ratings provided in four drug interaction compendia”, J Am Pharm Assoc,44, pp.136-
141.
11. Barber N. (2004), “Designing information technology to support prescribing
decision making", Qual Saf Health Care, 13, pp. 450–454.
12. Beijnen JH, Schellens JH (2004), “Drug interactions in oncology”, Lancet Oncol,
5, pp.489–496.
13. Bjerrum L, Andersen M, Petersen G, Kragstrup J (2003), “Exposure to potential
drug interactions in primary health care, Scand J Prim Health Care, 21(3), pp.153–
158.
14. Blower P, de Wit R, Goodin S, Aapro M (2005), “Drug-drug interactions in
oncology: why are they important and can they be minimized?”, Crit Rev Oncol
Hematol, 55, pp.117–142.
15. Bottiger Y, Laine K, Andersson ML, Korhonen T, Molin B, Ovesjo ML et al
(2009), “SFINX – a drug-drug interaction database designed for clinical decision
support systems”, Eur J Clin Pharmacol, 65, pp. 627-633.
16. Bulsink A, Imholz ALT, Brouwers JRB, Jansman FGA (2013), “Characteristics of
potential drug-related problems among oncology patients”, Int J Clin Pharm, 35,
pp. 401-407.
17. David S.Tatro, Pharm D (2013), “Drug Interaction Facts”, Wolters Kluwer Health
18. Egger SS, DreweJ , Schlienger RG (2003), “Potential drug-drug interactions in the
medication of medical patients at hospital discharge”, Eur J Clin Pharmacol, 58,
pp.773 – 778.
19. Fulda TR, Valuck RJ, Zanden JV, Parker S, Byrns PJ (2000), “Disagreement
among drug compendia on inclusion and rating of drug–drug interactions”, Curr Ther
Res, 61, pp.540-548.
20. Giglio A, Miranda V, Fede A et al (2011), “Adverse drug reactions and drug
interactions as causes of hospital admission in oncology”, J Clin Oncol, 42(3), pp.342-
353.
21. Glassman P.A., Simon B., Belperio P., et al (2002), “Improving Recognition of
Drug Interactions. Benefits and Barriers to Using Automated Drug Alerts", Med Care,
40(12), pp. 1161-1171.
22. Glintborg B , Andersen SE , Dalhoff K (2005), “Drug-drug interactions among
recently hospitalised patients – frequent but mostly clinically in significant”, Eur J
Clin Pharmacol, 61, pp.675 – 681.
23. Hadjibabaie M, Badri S, Ataei S, Moslehi AH, Karimzadeh I, Ghavamzadeh
A(2013), “Potential drug–drug interactions at a referral hematology–oncology ward in
Iran: a cross-sectional study”, Cancer Chemother Pharmacol,71, pp.1619–1627.
24. Horn J.R., Hansten P.D. (2013), “Drug Interactions Analysis and Management”,
Wolters Kluwer Health
25. Huang SM, Lesko LJ (2004),“Drug -drug, drug-dietary supplement, and
drug-citrus fruit and other food interactions: what have we learned?”,J
Clin Pharmacol , 44, pp.559–569.
26. Jansman, FG, Reyners, AK, Roon, EN (2011), “Consensus-Based Evaluation of
Clinical Significance and Management of Anticancer Drug Interactions”, Clin Ther,
33, pp. 305-314.
27. Josep L.Fleiss (1986), “The design and analysis of Clinical experiments”, John
Wiley & Sons, Inc
28. Karen Baxter (2010), Stockley’s drug interactions, Ninth edition, Pharmaceutical
Press.
29. Kaushal R., Shojania K.G., Bates D.W. (2003), “Effects of Computerized
Physician Order Entry and Clinical Decision Support Systems on Medication Safety. A
Systematic Review.", Arch Intern Med, 163(12), pp. 1409-1416.
30. Ko Y, Tan SL, Chan A, Wong YP, Yong WP, Ng RC, Lim SW, Salim A (2012),
“Prevalence of the coprescription of clinically important interacting drug combinations
involving oral anticancer agents in Singapore: a retrospective database study”, Clin
Ther, 34, pp.1696–1704.
31. Kohler GI, Bode-Boger SM, Busse R, et al (2000), “Drug-drug interactions in
medical patients: effects of in-hospital treatment and relation to multiple drug use”, Int
J Clin Pharmacol Ther, 38(11), pp.504-513.
32. Kuperman G, Bobb A, Payne T, et al (2007), “Medication-related Clinical Decision
Support in Computerized Provider Order Entry Systems: A Review”, J Am Med Inform
Assoc, 14(1), pp.29–40.
33. Malone D.C., Abarca J., Hansten P.D., et al. (2004), “Identification of Serious
Drug-Drug Interactions: Results of the Partnership to Prevent Drug-Drug Interactions",
J Am Pharm Assoc, 44, pp. 142-151.
34. Moura CS et al (2009), “Drug-drug interactions associated with length of stay and
cost of hospitalization”, J Pharm Pharmaceut Sci, 12(3), pp.266 – 272.
35. Mouzon A, Kerger J, D’Hondt L, Spinewine A (2013), “Potential Interactions with
Anticancer Agents: A Cross-Sectional Study”, Chemotherapy, 59, pp.85–92.
36. Nikolić BS, Ilic MS (2013), “Assessment of the consistency among three drug
compendia in listing and ranking of drug-drug interactions”, Bosnian Journal of Basic
Medical Sciences, 13 (4): 254-258
37. Patrick E.Shrout and Josep L. Fleiss (1979), Intraclass Correlations: Uses in
Assessing rater reliability”, Psychological Bulletin, 85, pp.420-425.
38. Pirmohamed M, James S, Meakin S, Green C, Scott A, Walley T, Farrar K, Park B,
Breckenridge A (2004), “Adverse drug reactions as cause of admission to hospital:
prospective analysis of 18 820 patients”, BMJ, 329,pp.15–19.
39. Riechelmann RP and A. Del Giglio (2009), “Drug interactions in oncology: how
common are they?”, Annals of Oncology, 20, pp.1907-1912.
40. Riechelmann RP, Moreira F, Smaletz O et al (2005), “Potential for drug
interactions in hospitalized cancer patients, Cancer Chemother Pharmacol, 56,pp.286–
290.
41. Riechelmann RP, Saad ED (2006), “A Systematic Review on Drug Interactions in
Oncology”, Cancer Investigation, 24, pp.704–712, 2006
42. Riechelmann RP, Tannock IF, Wang L, Saad ED, Nathan AT, Kryzanowska MK
(2007), “Potential drug interactions and duplicate prescriptions among cancer
patients”, J Natl Cancer Inst, 99(8), pp.592-600.
43. Riechelmann RP, Zimmermann C, Chin SN, et al (2008), “Potential drug
interactions in cancer patients receiving supportive care exclusively”, J Pain Symptom
Manage, 35, pp.535–543.
44. Robert Keith Middleton (2006), “Drug Interactions, Textbook of Therapeutic Drug
and Disease management”, Lippincott Williams & Wilkins, Eighth edition, pp.47-69.
45. Shear N, Drake L, Gupta AK, Lambert J, Yaniv R (2000), “The Implications and
Management of Drug Interactions with Itraconazole, Fluconazole and Terbinafine”,
Dermatology, 201, pp.196–203.
46. Sweidan M, Reeve JF, Brien JE, et al (2009), “Quality of drug interaction alerts in
prescribing and dispensing software”, MJA, 190(5), pp.251-254.
47. The European Agency for the Evaluation of Medicinal products (1995), Note for
guidance on the investigation of drug interactions
48. Tulner LR et al (2008), “Drug-Drug Interactions in a Geriatric Outpatient Cohort”,
Drugs Aging, 25(4), pp.343-355.
49. Van Leeuwen R. W .F., E. L. Swart, E. Boven, F. A. Boom, M. G. Schuitenmaker
& J. G. Hugtenburg (2011), “Potential drug interactions in cancer therapy: a prevalence
study using an advanced screening method”, Annals of Oncology, 22,pp.2334–2341
50. Vitry AI. et al (2006), “Comparative assessment of four drug interaction
compendia”, British Journal of Clinical Pharmacology, 63, pp.709-714
51. Voll ML, Yap KD, Terpstra WE, Crul M (2010), “Potential drug–drug interactions
between anticancer agents and community pharmacy dispensed drugs”, Pharm World
Sci, 32(5), 575–580
52.Vonbach P, Dubied A, Krahenbuhl S, Beer JH (2008), “Prevalence of drug–drug
interactions at hospital entry and during hospital stay of patients in internal medicine”,
European Journal of Internal Medicine, 19(6), pp.413-420
53. Wong CM, et al. (2008), “Clinically Significant Drug–Drug Interactions Between
Oral Anticancer Agents and Nonanticancer Agents: Profiling and Comparison of Two
Drug Compendia”, The Annals of Pharmacotherapy, 42, pp.1737-1748.
54. Wong CM, et al. (2009),“Clinically significant drug-drug interactions between oral
anticancer agents and nonanticancer agents: a Delphi survey of oncology pharmacists”,
Clin Ther; 31 (2), pp.2379–2386.
55. Yap, K., Raaj, S. & ChanA (2010),“OncoRx-IQ: a tool for quality assessment of
online anticancer drug interactions”, International Journal for Quality in HealthCare,
22(2), pp. 93-106.
Websize
56. Cổng thông tin điện tử bộ y tế, tin tức sự kiện, hoạt động, Khai mạc Hội nghị khoa
học Phòng chống ung thư,
57. Pharmaceutical Press, Stockley’s interaction alerts [online],
58. Truven Health Analytics, Micromedex 2.0,
59. World Health Organisation, Fact sheets cance,
Phụ lục 1. Hệ số ICC đánh giá đồng thuận về liệt kê cặp tương tác giữa 4 CSDL
Hoạt chất ICC
Thuốc có trong 4 CSDL
Bortezomid 0,261
Busulfan 0,174
Cisplatin 0,088
Cyclophosphamid 0,093
Doxorubicin 0,096
Etoposid 0,063
Imatinib 0,130
Mercaptopurin 0,081
Methotrexat 0,141
Vincristin 0,169
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid -0,016
Bleomycin -0,078
Cytarabin -0,213
Daunorubicin -0,223
Ifosfamid -0,141
Mitoxantron -0,257
Tretinoin -0,008
Thuốc có trong 2 CSDL
Asparaginase -0,333
Dacarbazin -0,412
Fludarabin -0,377
Hydroxyurea -0,404
Rituximab -0,353
Phụ lục 2. Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong nhận định cặp TTT
có YNLS theo định nghĩa 1
Hoạt chất ICC
Thuốc có trong 4 CSDL
Bortezomid -0,055
Busulfan -0,015
Cisplatin -0,046
Cyclophosphamid -0,010
Doxorubicin -0,096
Etoposid -0,132
Imatinib -0,140
Mercaptopurin -0,009
Methotrexat -0,056
Vincristin -0,001
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid -0,201
Bleomycin -0,196
Cytarabin -0,269
Daunorubicin -0,313
Ifosfamid -0,208
Mitoxantron -0,331
Tretinoin -0,067
Thuốc có trong 2 CSDL
Asparaginase -0,652
Dacarbazin -0,536
Fludarabin -0,490
Hydroxyurea -0,518
Rituximab -0,613
Phụ lục 3. Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong nhận địnhcặp TTT có
YNLS theo định nghĩa 2
Hoạt chất ICC
Thuốc có trong 4 CSDL
Bortezomid -0,200
Busulfan -0,216
Cisplatin -0,205
Cyclophosphamid -0,272
Doxorubicin -0,183
Etoposid -0,243
Imatinib -0,191
Mercaptopurin -0,142
Methotrexat -0,226
Vincristin -0,149
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid -0,168
Bleomycin -0,059
Cytarabin -0,260
Daunorubicin -0,338
Ifosfamid -0,324
Mitoxantron -0,327
Tretinoin -0,061
Thuốc có trong 2 CSDL
Asparaginase -0,652
Dacarbazin -0,319
Fludarabin -0,375
Hydroxyurea -0,474
Rituximab -0,233
Phụ lục 4. Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của SDI
Tên thuốc Có YNLS ở
cả 2 ĐN
Chỉ có YNLS
theo ĐN 1
Chỉ có YNLS
theo ĐN2
Thuốc có trong 4 CSDL
Bortezomid 18 (13,64%) 114 (86,36%) 0 (0%)
Busulfan 5 (20,83%) 17 (70,83%) 2 (8,34%)
Cisplatin 17 (37,78%) 25 (55,56%) 3 (6,67%)
Cyclophosphamid 22 (41,51%) 15 (28,30%) 16 (30,19%)
Doxorubicin 25 (40,32%) 22 (35,48%) 15 (24,19%)
Etoposid 7 (17,07%) 21 (51,22%) 13 (31,71%)
Imatinib 69 (93,24%) 5 (6,76%) 0 (0%)
Mercaptopurin 8 (25,81%) 19 (61,29%) 4 (12,90%)
Methotrexat 52 (35,37%) 78 (53,06%) 17 (11,56%)
Vincristin 22 (36,67%) 35 (58,33%) 3 (5%)
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid 0 (0%) 170 (100%) 0 (0%)
Bleomycin 13 (50%) 12 (46,15%) 1 (3,85%)
Cytarabin 6 (24%) 16 (64%) 3 (12%)
Daunorubicin 4 (15,38%) 22 (84,62%) 0 (0%)
Ifosfamid 4 (13,79%) 20 (68,97%) 5 (17,24%)
Mitoxantron 1 (5,26%) 18 (94,74%) 0 (0%)
Tretinoin 5 (29,41%) 11 (64,71%) 1 (5,88%)
Thuốc có trong 2 CSDL
Asparaginase 2 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Dacarbazin 1 (5,56%) 16 (88,88%) 1 (5,56%)
Fludarabin 2 (9,52%) 19 (90,48%) 0 (0%)
Hydroxyurea 4 (16,67%) 18 (75,00%) 2 (8,33%)
Rituximab 1 (8,33%) 10 (83,33%) 1 (8,33%)
Phụ lục 5. Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của MM
Tên thuốc Có YNLS ở
cả 2 ĐN
Chỉ có YNLS
theo ĐN 1
Chỉ có YNLS
theo ĐN2
Thuốc có trong 4 CSDL
Bortezomid 17 (77,27%) 0 (0%) 5 (22,73%)
Busulfan 20 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Cisplatin 27 (90%) 0 (0%) 3 (10%)
Cyclophosphamid 46 (85,19%) 1 (1,85%) 7 (12,96%)
Doxorubicin 126 (94,74%) 0 (0%) 7 (5,26%)
Etoposid 20 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Imatinib 84 (87,5%) 0 (0%) 12 (12,5%)
Mercaptopurin 24 (96,00%) 0 (0%) 1 (4,00%)
Methotrexat 133 (97.08%) 0 (0%) 4 (2,92%)
Vincristin 83 (97,65%) 0 (0%) 2 (2,35%)
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid 73 (38,62%) 0 (0%) 116 (61,38%)
Bleomycin 15 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Cytarabin 12( 92,31%) 1 (7,69%) 0 (0%)
Daunorubicin 16 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Ifosfamid 26 (39,39%) 40 (60,61%) 0 (0%)
Mitoxantron 18 (94,74%) 0 (0%) 1(5,26%)
Tretinoin 29 (96,67%) 0 (0%) 1 (3,33%)
Thuốc có trong 2 CSDL
Asparaginase 16 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Dacarbazin 13 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Fludarabin 13 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Hydroxyurea 14 (87,50%) 2 (12,50%) 0 (0%)
Rituximab 15 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Phụ lục 6. Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của DF
Tên thuốc Có YNLS ở
cả 2 ĐN
Chỉ có YNLS
theo ĐN 1
Chỉ có YNLS
theo ĐN2
Thuốc có trong 4 CSDL
Bortezomid 0 (0%) 2 (100%) 0 (0%)
Busulfan 2 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Cisplatin 6 (75%) 2 (25%) 0 (0%)
Cyclophosphamid 7 (19,44%) 29 (80,56%) 0 (0%)
Doxorubicin 1 (5,88%) 16 (94,12%) 0 (0%)
Etoposid 2 (28,57%) 5 (71,14%) 0 (0%)
Imatinib 7 (58,33%) 5 (41,67%) 0 (0%)
Mercaptopurin 12 (70,59%) 5 (29,41%) 0 (0%)
Methotrexat 49 (62,03%) 30 (37,97%) 0 (0%)
Vincristin 15 (65,22%) 8 (34,78%) 0 (0%)
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid 1 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Bleomycin 3 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Cytarabin 1 (12,5%) 7 (87,5%) 0 (0%)
Daunorubicin 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Ifosfamid 0 (0%) 1 (100%) 0 (0%)
Mitoxantron 0 (0%) 7 (100%) 0 (0%)
Tretinoin 3 (100%) 0 (0%) 0 (0%)
Thuốc có trong 2 CSDL
Asparaginase 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Dacarbazin 0 (0%) 7 (100%) 0 (0%)
Fludarabin 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Hydroxyurea 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Rituximab 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Phụ lục 7. Sự chênh lệch giữa các CSDL trong nhận định các cặp tương tác ở mức độ
cao nhất
Thuốc A Thuốc B SDI MM DF HH
Thuốc có trong 4 CSDL
Busulfan
Cisplatin
Cyclophosphamid
Doxorubicin
Etoposid
Mercaptopurin
Methotrexat
Vincristin
Vaccin cúm sống KTT KTT
Vaccin sởi KXĐ KXĐ
Vaccin quai bị KXĐ KXĐ
Vaccin rubella KXĐ KXĐ
Vaccin thương hàn KXĐ KXĐ
Vaccin thủy đậu KXĐ KXĐ
Vaccin sốt vàng da KXĐ KXĐ
Vaccin BCG KXĐ KXĐ
Vaccin rotavirus KXĐ KXĐ KXĐ
Busulfan
Cisplatin
Cyclophosphamid
Doxorubicin
Etoposid
Mercaptopurin
Vincristin
Vaccin bại liệt KTT KXĐ KTT
Methotrexat Vaccin bại liệt KTT KXĐ
Busulfan
Cisplatin
Doxorubicin
Etoposid
Mercaptopurin
Methotrexat
Vincristin
Lenograstim KXĐ KXĐ KXĐ
Lipegfilgrastim KXĐ KXĐ KXĐ
Molgramostim KXĐ KXĐ KXĐ
Filgrastim KTT KXĐ KXĐ
Pegfilgrastim KTT KXĐ KXĐ
Busulfan Metronidazol KTT
Cyclophosphamid Etanercept KXĐ KXĐ
Cyclophosphamid Molgramostim KXĐ KXĐ KXĐ
Cyclophosphamid
Etoposid
Warfarin
Doxorubicin Colchicin KTT KTT KTT
Doxorubicin Saquinavir KTT KTT
Doxorubicin Nelfinavir KTT KTT
Doxorubicin
Vincristin
Boceprevir KTT KTT KTT
Doxorubicin Atazanavir KTT KTT
Doxorubicin Cobicistat KTT KXĐ KXĐ
Doxorubicin Lopinavir KTT KTT
Doxorubicin Telaprevir KTT KTT KTT
Mercaptopurin Febuxostat
Mercaptopurin Alopurinol
Mercaptopurin Azathioprin KTT KTT
Methotrexat Dipyron KXĐ KXĐ
Methotrexat Acetretin
Methotrexat Amoxicilin KTT
Methotrexat Ampicilin KTT KTT
Methotrexat Aspirin
Methotrexat Bacampicilin KTT KXĐ
Methotrexat Bismuth Subsalicylat KTT KTT KTT
Methotrexat Carbenicilin KTT KTT
Methotrexat Choline salicylat KTT KTT
Methotrexat Cloxacilin KTT KXĐ
Methotrexat Diclofenac
Methotrexat Dicloxacilin KTT
Methotrexat Etodolac KTT
Methotrexat Fenoprofen KTT
Methotrexat Flurbiprofen
Methotrexat Ibuprofen
Methotrexat Indomethacin
Methotrexat Ketoprofen
Methotrexat Ketorolac KTT
Methotrexat Leflunomid KXĐ
Methotrexat Magnesium salicylat KTT KTT
Methotrexat Meclofenamat KTT KTT
Methotrexat Acid mefenamic KTT
Methotrexat Mezlocilin KXĐ
Methotrexat Nabumeton KTT
Methotrexat Naproxen
Methotrexat Oxacillin KTT
Methotrexat Oxaprozin KXĐ
Methotrexat Penicilin G KTT
Methotrexat Penicilin V KTT
Methotrexat Piperacilin KXĐ
Methotrexat Piroxicam KTT
Methotrexat Probenecid
Methotrexat Salalat KTT KXĐ
Methotrexat Sodium salicylat KXĐ
Methotrexat Sodium thiosalicylat KXĐ KTT KXĐ
Methotrexat Sulfadiazin KTT KTT
Methotrexat Sulfamethoxazol KTT
Methotrexat Sulfasalazin KTT
Methotrexat Sulfisoxazol KTT KTT
Methotrexat Sulindac KTT
Methotrexat Ticarcilin KXĐ
Methotrexat Tolmetin KTT
Methotrexat Trimethoprim
Methotrexat Neomycin
Imatinib Ergometrin KTT KTT KTT
Imatinib Lomitapid KXĐ KXĐ
Imatinib Conivaptan KTT KTT
Imatinib Eletriptan KTT KTT KTT
Imatinib Maraviroc KTT KTT KTT
Imatinib Naloxegol KXĐ KXĐ KXĐ
Imatinib Eligustat KXĐ KXĐ KXĐ
Imatinib Tolvaptan KTT KTT
Thuốc có trong 3 CSDL
Arsenic trioxid Ajmalin KXĐ
Arsenic trioxid Amiodaron KTT
Arsenic trioxid Amisulprid KXĐ
Arsenic trioxid Apomorphin KTT
Arsenic trioxid Artemether KTT
Arsenic trioxid Artemisinin KXĐ KXĐ
Arsenic trioxid Azimilid KXĐ
Arsenic trioxid Bedaquilin KXĐ
Arsenic trioxid Benperidol KXĐ KXĐ
Arsenic trioxid Ceritinib KTT KXĐ
Arsenic trioxid Chlorpromazin KTT
Arsenic trioxid Cibenzolin KXĐ KXĐ
Arsenic trioxid Citalopram KTT
Arsenic trioxid Clomipramin KTT
Arsenic trioxid Dabrafenib KXĐ
Arsenic trioxid Dasatinib KTT
Arsenic trioxid Delamanid KXĐ
Arsenic trioxid Disopyramid KTT
Arsenic trioxid Dofetilid KTT
Arsenic trioxid Dolasetron KTT
Arsenic trioxid Domperidon KXĐ
Arsenic trioxid Dronedaron KTT
Arsenic trioxid Droperidol KTT
Arsenic trioxid Eribulin KTT KXĐ
Arsenic trioxid Escitalopram KTT
Arsenic trioxid Gatifloxacin KTT
Arsenic trioxid Halofantrin KTT
Arsenic trioxid Haloperidol KTT
Arsenic trioxid Hydroquinidin KXĐ
Arsenic trioxid Ibutilid KTT
Arsenic trioxid Iloperidon KXĐ
Arsenic trioxid Ivabradin KXĐ
Arsenic trioxid Ketanserin KXĐ KXĐ
Arsenic trioxid Levomepromazin KTT KXĐ
Arsenic trioxid Mesoridazin KXĐ
Arsenic trioxid Methadon KTT
Arsenic trioxid Mizolastin KXĐ KXĐ
Arsenic trioxid Moxifloxacin KTT
Arsenic trioxid Nilotinib KTT
Arsenic trioxid Ondansetron KTT
Arsenic trioxid Paliperidon KXĐ
Arsenic trioxid Pasireotid KXĐ
Arsenic trioxid Pazopanib KTT
Arsenic trioxid Pimozid KTT
Arsenic trioxid Piperaquin KXĐ
Arsenic trioxid Procainamid KTT
Arsenic trioxid Quinidin KTT
Arsenic trioxid Quinin KTT
Arsenic trioxid Ranolazin KTT
Arsenic trioxid Romidepsin KTT KTT
Arsenic trioxid Saquinavir KTT
Arsenic trioxid Sertindol KXĐ
Arsenic trioxid Sildenafil KTT KTT
Arsenic trioxid Sorafenib KTT
Arsenic trioxid Sotalol KTT
Arsenic trioxid Sparfloxacin KTT
Arsenic trioxid Sultoprid KXĐ
Arsenic trioxid Sunitinib KXĐ
Arsenic trioxid Telaprevir KTT KTT
Arsenic trioxid Thioridazin KTT
Arsenic trioxid Tolterodin KTT KTT
Arsenic trioxid Toremifen KTT
Arsenic trioxid Vandetanib KXĐ
Arsenic trioxid Vardenafil KTT
Arsenic trioxid Vemurafenib KXĐ
Arsenic trioxid Ziprasidon
Arsenic trioxid Mesoridazin KXĐ
Bleomycin
Cytarabin
Daunorubicin
Ifosfamid
Mitoxantron
Vaccin BCG KXĐ
Vaccin cúm sống KTT
Vaccin sởi KXĐ
Vaccin bại liệt KTT KXĐ
Vaccin rubella KXĐ
Vaccin thương hàn KXĐ
Vaccin thủy đậu KXĐ
Vaccin sốt vàng da KXĐ
Vaccin quai bị KXĐ
Vaccin rotavirus KXĐ
KXĐ
Bleomycin Brentuximab KXĐ
Cytarabin
Daunorubicin
Ifosfamid
Mitoxantron
Filgrastim KTT KXĐ
Lenograstim KXĐ KXĐ
Lipegfilgrastim KXĐ KXĐ
Molgramostim KXĐ KXĐ
Pegfilgrastim KTT KXĐ
Tretinoin Chlortetracyclin KTT KXĐ
Tretinoin Demeclocyclin KTT KTT
Tretinoin Doxycyclin KTT KTT
Tretinoin Lymecyclin KXĐ KXĐ
Tretinoin Meclocyclin KTT KXĐ
Tretinoin Methacyclin KXĐ KTT
Tretinoin Minocyclin KTT KTT
Tretinoin Oxytetracyclin KTT KTT
Tretinoin Rolitetracyclin KXĐ KXĐ
Tretinoin Tetracyclin
Thuốc có mặt trong 2 CSDL
Asparaginase
Dacarbazin
Fludarabin
Hydroxyurea
Rituximab
Vaccin rotavirus KXĐ
Dacarbazin
Fludarabin
Hydroxyurea
Rituximab
Vaccin BCG
Vaccin cúm sống
Vaccin sởi
Vaccin bại liệt KTT
Vaccin rubella
Vaccin thương hàn
Vaccin thủy đậu
Vaccin sốt vàng da
Vaccin quai bị
Dacarbazin
Fludarabin
Hydroxyurea
Lenograstim KXĐ
Lipegfilgrastim KXĐ
Molgramostim KXĐ
Pegfilgrastim KTT
Filgrastim KTT
Fludarabin Alemtuzumab KTT
Fludarabin Dipyridamol KTT
Fludarabin Pentostatin
Hydroxyurea Didanosin
Hydroxyurea Stavudin
Rituximab Alemtuzumab
Chú thích:
Tương tác ở mức độ cao nhất
Có tương tác
Không xác định
Không tương tác
Không có thuốc ung thư
KXĐ
KTT
Phụ lục 8: Hướng dẫn xử trí tương tác của các thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết
học và Truyền máu Trung ương.
STT Thuốc A Thuốc B Hƣớng can thiệp
1 Asparaginase Vincristin Dùng asparaginase sau vincristin khoảng 12
- 24 giờ.
2 Bleomycin Digoxin Nên thay thế dạng viên nén digoxin bằng
dạng viên nang chứa dịch lỏng digoxin hoặc
digitoxin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
dấu hiệu giảm tác dụng dược lý (tình trạng
suy tim xấu đi, mất kiểm soát nhịp thất).,
giám sát nồng độ trong máu để thiết lập
liều, tăng liều nếu cần thiết.
Lưu ý có thể cần hiệu chỉnh lại liều digoxin
sau khi ngừng dùng hóa trị liệu sau 1 tuần.
3 Bortezomib Ketoconazol Giám sát đáp ứng lâm sàng của bortezomid
khi bắt đầu hoặc ngừng sử dụng
ketoconazol. Giám sát phản ứng có hại của
bortezomid khi dùng đồng thời với
ketoconazol (bệnh lý thần kinh ngoại biên,
giảm thính lực, giảm tiểu cầu, tiêu chảy,
mệt mỏi). Hiệu chỉnh liều bortezomid nếu
cần thiết.
4 Busulfan Itraconazol Nên thể thay thế itraconazol bằng
fluconazol.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
độc tính của busulfan (suy tủy, xuất huyết
bang quang, nhiễm độc thần kinh, bệnh tắc
tĩnh mạch gan, độc tính trên gan, giảm sản
tế bào tủy xương). Hiệu chỉnh liều busulfan
nếu cần thiết.
5 Busulfan Metronidazol Tránh dùng đồng thời metronidazol và
busulfan.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
độc tính của busulfan (suy tủy dẫn đến giảm
bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu), định kỳ theo
dõi công thức máu của bệnh nhân. Không
nên dùng liều cao busulfan.
6 Cisplatin Furosemid Tránh dùng đồng thời cisplatin và
furosemid.
Trong trường hợp cần phối hợp, cân nhắc
giảm liều furosemid và duy trì cân bằng
dịch dương tính.
Theo dõi chức năng thính giác và chức năng
thận của bệnh nhân.
7 Cyclophosphamid Digoxin Nên thay thế dạng viên nén digoxin bằng
dạng viên nang chứa dịch lỏng digoxin hoặc
digitoxin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giảm đáp
ứng của digoxin (tình trạng suy tim xấu đi,
mất kiểm soát nhịp thất). Theo dõi nồng độ
để hiệu chỉnh liều phù hợp; tăng liều
digoxin nếu cần thiết.
Lưu ý có thể cần hiệu chỉnh lại liều digoxin
sau khi ngừng dùng hóa trị liệu sau 1 tuần.
8 Cyclophosphamid Alopurinol Định kỳ giám sát công thức máu toàn phần
để phát hiện sự tăng tác dụng và độc tính
của cyclophosphamid.
9 Cytarabin Digoxin Nên thay thế dạng viên nén digoxin bằng
dạng viên nang chứa dịch lỏng digoxin hoặc
digitoxin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
đáp ứng của digoxin (tình trạng suy tim xấu
đi, mất kiểm soát nhịp thất). Theo dõi nồng
độ để hiệu chỉnh liều phù hợp; tăng liều
digoxin nếu cần thiết.
Lưu ý có thể cần hiệu chỉnh lại liều digoxin
sau khi ngừng dùng hóa trị liệu sau 1 tuần.
10 Doxorubicin Ciclosporin Tránh dùng đồng thời doxorubicin và
ciclosporin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
chặt chẽ thay đổi trạng thái tâm thần và độc
tính trên thần kinh trung ương.
11 Etoposid Ciclosporin Trong trường hợp cần phối hợp, giảm liều
etoposid 40%-50% khi truyền ciclosporin
liều cao. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu
phản ứng quá mẫn (ban da, sốt, co thắt phế
quản)
12 Mercaptopurin Alopurinol Tránh dùng alopurinol và mercaptopurin
đồng thời. Nếu alopurinol dùng đề điều trị
gout thì cân nhắc biện pháp thay thế.
Nếu alopurinol được bắt đầu ở bệnh nhân
nhận mercapropurin thì liều mercaptopurin
được giảm 25-33% liều ban đầu. Theo dõi
công thức máu toàn phần hàng tuần, giám
sát nồng độ mercaptopurin trước và sau khi
bắt đầu alopurinol. Cảnh báo bệnh nhân
những dấu hiệu của nhiễm trùng, chảy máu
hoặc dấu hiệu khác của suy tủy xương.
13 Methotrexat Aspirin Tránh dùng methotrexat và aspirin đồng
thời.
Trong trường hợp cần phối hợp, giảm liều
methotrexat hoặc dùng thêm leucovorin kéo
dài. Theo dõi nồng độ methotrexat trong
máu để hiệu chỉnh liều, giám sát ảnh hưởng
của methotrexat (suy tủy, độc tính trên tiêu
hóa, viêm miệng, ức chế tủy xương, độc
tính trên gan, nhiễm trùng)
14 Methotrexat Ciclosporin Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi
độc tính của cả methotrexat và ciclosporin.
Theo dõi nồng độ trong máu của cả 2 thuốc
để hiệu chỉnh liều. Giám sát độc tính trên
thận và gan.
15 Methotrexat Omeprazol Nên ngưng sử dụng omeprazol 5 ngày trước
khi dùng methotrexat để tránh ngộ độc
methotrexat.
Có thể cân nhắc dùng kháng H2 như
ranitidin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
dấu hiệu và triệu chứng với độc tính của
methotrexat.
16 Methotrexat Pantoprazol Nên ngưng sử dụng pantoprazol 5 ngày
trước khi dùng methotrexat để tránh ngộ
độc methotrexat.
Có thể cân nhắc dùng kháng H2 như
ranitidin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
nồng độ methotrexat, theo dõi dấu hiệu tăng
độc tính của methotrexat như đau cơ.
17 Methotrexat Rabeprazol Tạm dừng rabeprazol khi dùng methotrexat
liều cao.
Có thể cân nhắc dùng kháng H2 như
ranitidin.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
dấu hiệu và triệu chứng với độc tính của
methotrexat.
18 Methotrexat Amoxicilin Nếu cần tiêm kháng sinh phổ rộng có thể
dùng ceftazidim.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
độc tính của methotrexat và đo nồng độ
methotrexat 2 lần/tuần trong ít nhất 2 tuần
đầu tiên. Liều và thời gian dùng leucovorin
có thể cần tăng lên
19 Methotrexat Piperacilin Nếu cần tiêm kháng sinh phổ rộng có thể
dùng ceftazidim.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
độc tính của methotrexat và đo nồng độ
methotrexat 2 lần/tuần trong ít nhất 2 tuần
đầu tiên. Liều và thời gian dùng leucovorin
có thể cần tăng lên
20 Methotrexat Ticarcilin Nếu cần tiêm kháng sinh phổ rộng có thể
dùng ceftazidim.
Trong trường hợp cần phối hợp, giám sát
độc tính của methotrexat và đo nồng độ
methotrexat 2 lần/tuần trong ít nhất 2 tuần
đầu tiên. Liều và thời gian dùng leucovorin
có thể cần tăng lên
21 Methotrexat Trimethoprim Tránh sử dụng đồng thời methotrexat và
trimethoprim. Có thể dùng một loại kháng
sinh thay thế khác (tránh dùng các
penicilin)
Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi sự
bất thường huyết học. Leucovorin calcium
có thể cần thiết để điều trị thiếu máu
nguyên hồng cầu và giảm bạch cầu trung
tính do thiếu acid folic.
22 Tretinoin Fluconazol Nên tránh dùng đồng thời tretinoin và
fluconazol.
Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi
bệnh nhân với các dấu hiệu của ngộ độc
tretinoin (tác dụng phụ trên thần kinh trung
ương, đau đầu, sốt, mệt mỏi), có thể cần
giảm liều tretinoin.
23 Tretinoin Ketoconazol Nên tránh dùng đồng thời tretinoin và
ketoconazol.
Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi
bệnh nhân các dấu hiệu của ngộ độc
tretinoin (đau đầu, sốt, mệt mỏi). Có thể cần
hiệu chỉnh liều của tretinoin khi bắt đầu
hoặc ngừng dùng ketoconazol.
24 Tretinoin Acid
tranexamic
Việc truyền máu, tiểu cầu và huyết tương
được ưu tiên hơn trong dự phòng xuất huyết
ở bệnh nhân có bệnh bạch cầu cấp tính.
Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi
chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của
huyết khối.
25 Vincristin Digoxin Nên thay thế dạng viên nén digoxin bằng
dạng viên nang chứa dịch lỏng digoxin hoặc
digitoxin.
Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi
chặt chẽ nồng độ digoxin trong máu. Giám
sát đáp ứng với digoxin (tình trạng suy tim
xấu đi, mất kiểm soát nhịp thất). Tăng liều
digoxin nếu cần.
Lưu ý có thể cần hiệu chỉnh lại liều digoxin
sau khi ngừng dùng hóa trị liệu sau 1 tuần.
26 Vincristin Itraconazol Nên tránh dùng đồng thời vincristin và
itraconazol. Nếu có thể nên ngừng
itraconazol. Có thể thay thế bằng terbinafin.
Trong trường hợp cần phối hợp, có thể cần
điều chỉnh liều của vincristin; giám sát chặt
chẽ nhiễm độc thần kinh, rối loạn tạo máu
viêm miệng và liệt ruột.
27 Vincristin Ketoconazol Nên tránh dùng đồng thời vincristin và
ketoconazol. Nếu cần có thể ngừng
ketoconazol.
Trong trường hợp cần phối hợp, có thể cần
điều chỉnh liều của vincristin; giám sát chặt
chẽ nhiễm độc thần kinh, rối loạn tạo máu
viêm miệng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phí Xuân Anh và cộng sự (2011), “Nghiên cứu đánh giá một số cơ sở dữ liệu
thường dùng trong thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam”, Tạp chí
Dược học, 422, pp.12-15.
2. Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2006), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, NXB Y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2012), Dược lý học, NXB Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2009), Ung thư học, NXB Y học, Hà Nội.
7. Hoàng Vân Hà (2012), “Nghiên cứu xây dựng danh sách tương tác thuốc cần
chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh Nhàn”, Khóa luận tốt
nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.
8. Nguyễn Anh Trí (2003), Điều trị các bệnh ác tính cơ quan tạo máu, NXB Y
học, Hà Nội.
9. Nguyễn Thu Vân (2010), “Đánh giá một số cơ sở dữ liệu thường dùng trong
thực hành tra cứu tương tác thuốc tại Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ,
Đại học Dược Hà Nội.
Tiếng Anh
10. Abarca J, Malone DC, Armstrong EP, et al (2004), “Concordance of severity
ratings provided in four drug interaction compendia”, Journal of the American
Pharmacists Association, 44, pp.136-141.
11. Barber N. (2004), “Designing information technology to support prescribing
decision making”, Qual Saf Health Care, 13, pp.450–454.
12. Beijnen JH, Schellens JH (2004), “Drug interactions in oncology”, The Lancet
Oncology, 5, pp.489–496.
13. Bjerrum L, Andersen M, Petersen G, Kragstrup J (2003), “Exposure to potential
drug interactions in primary health care”, Scandinavian Journal of Primary
Health Care, 21(3), pp.153–158.
14. Blower P, de Wit R, Goodin S, Aapro M (2005), “Drug-drug interactions in
oncology: why are they important and can they be minimized?”, Critical
Reviews in Oncology/ Hematology, 55, pp.117–142.
15. Bottiger Y, Laine K, Andersson ML, Korhonen T, Molin B, Ovesjo ML et al
(2009), “SFINX – a drug-drug interaction database designed for clinical
decision support systems”, European Journal of Clinical Pharmacology, 65,
pp.627-633.
16. Bulsink A, Imholz ALT, Brouwers JRB, Jansman FGA (2013), “Characteristics
of potential drug-related problems among oncology patients”, International
Journal of Clinical Pharmacy, 35, pp.401-407.
17. David S.Tatro, Pharm D (2013), Drug Interaction Facts, Wolters Kluwer
Health.
18. Egger SS, DreweJ , Schlienger RG (2003), “Potential drug-drug interactions in
the medication of medical patients at hospital discharge”, European Journal of
Clinical Pharmacology, 58, pp.773 – 778.
19. Fulda TR, Valuck RJ, Zanden JV, Parker S, Byrns PJ (2000), “Disagreement
among drug compendia on inclusion and rating of drug–drug interactions”,
Current Therapeutic Research, 61, pp.540-548.
20. Giglio A, Miranda V, Fede A et al (2011), “Adverse drug reactions and drug
interactions as causes of hospital admission in oncology”, Journal of Clinical
Oncology, 42(3), pp.342-353.
21. Glassman P.A, Simon B, Belperio P, et al (2002), “Improving Recognition of
Drug Interactions. Benefits and Barriers to Using Automated Drug Alerts",
Medical Care, 40(12), pp.1161-1171.
22. Glintborg B , Andersen SE , Dalhoff K (2005), “Drug-drug interactions among
recently hospitalised patients – frequent but mostly clinically insignificant”,
European Journal of Clinical Pharmacology, 61, pp.675 – 681.
23. Hadjibabaie M, Badri S, Ataei S, Moslehi AH, Karimzadeh I, Ghavamzadeh A
(2013), “Potential drug–drug interactions at a referral hematology–oncology
ward in Iran: a cross-sectional study”, Cancer Chemother Pharmacol, 71,
pp.1619–1627.
24. Horn J.R, Hansten P.D (2013), Drug Interactions Analysis and Management,
Wolters Kluwer Health.
25. Huang SM, Lesko LJ (2004), “Drug -drug, drug-dietary supplement,
and drug-citrus fruit and other food interactions: what have we
learned?”, Journal of Clinical Pharmacology, 44, pp.559–569.
26. Jansman, FG, Reyners, AK, Roon, EN (2011), “Consensus-Based Evaluation of
Clinical Significance and Management of Anticancer Drug Interactions”,
Clinical Therapeutics, 33, pp.305-314.
27. Josep L.Fleiss (1986), The design and analysis of Clinical experiments, John
Wiley & Sons, Inc.
28. Karen Baxter (2010), Stockley’s drug interactions, Ninth edition,
Pharmaceutical Press.
29. Kaushal R., Shojania K.G., Bates D.W. (2003), “Effects of Computerized
Physician Order Entry and Clinical Decision Support Systems on Medication
Safety. A Systematic Review", Archives of Internal Medicine, 163(12), pp.
1409-1416.
30. Ko Y, Tan SL, Chan A, Wong YP, Yong WP, Ng RC, Lim SW, Salim A
(2012), “Prevalence of the coprescription of clinically important interacting
drug combinations involving oral anticancer agents in Singapore: a retrospective
database study”, Clinical Therapeutics, 34, pp.1696–1704.
31. Kohler GI, Bode-Boger SM, Busse R, et al (2000), “Drug-drug interactions in
medical patients: effects of in-hospital treatment and relation to multiple drug
use”, International Journal of Clinical Pharmacology and Therapeutics,
38(11), pp.504-513.
32. Kuperman G, Bobb A, Payne T, et al (2007), “Medication-related Clinical
Decision Support in Computerized Provider Order Entry Systems: A Review”,
Journal of the American Medical Informatics Association, 14(1), pp.29–40.
33. Malone D.C, Abarca J, Hansten P.D, et al. (2004), “Identification of Serious
Drug-Drug Interactions: Results of the Partnership to Prevent Drug-Drug
Interactions", Journal of American Pharmacists Association, 44, pp.142-151.
34. Moura CS et al (2009), “Drug-drug interactions associated with length of stay
and cost of hospitalization”, Journal of Pharmaceutical Sciences, 12(3), pp.266
– 272.
35. Mouzon A, Kerger J, D’Hondt L, Spinewine A (2013), “Potential Interactions
with Anticancer Agents: A Cross-Sectional Study”, Chemotherapy, 59, pp.85–
92.
36. Nikolić BS, Ilic MS (2013), “Assessment of the consistency among three drug
compendia in listing and ranking of drug-drug interactions”, Bosnian Journal of
Basic Medical Sciences, 13 (4), pp. 254-258
37. Patrick E.Shrout and Josep L. Fleiss (1979), “Intraclass Correlations: Uses in
Assessing rater reliability”, Psychological Bulletin, 85, pp.420-425.
38. Pirmohamed M, James S, Meakin S, Green C, Scott A, Walley T, Farrar K, Park
B, Breckenridge A (2004), “Adverse drug reactions as cause of admission to
hospital: prospective analysis of 18 820 patients”, British Medical Journal, 329,
pp.15–19.
39. Riechelmann RP and Giglio AD (2009), “Drug interactions in oncology: how
common are they?”, Annals of Oncology, 20, pp.1907-1912.
40. Riechelmann RP, Moreira F, Smaletz O et al (2005), “Potential for drug
interactions in hospitalized cancer patients”, Cancer Chemotherapy and
Pharmacology, 56, pp.286–290.
41. Riechelmann RP, Saad ED (2006), “A Systematic Review on Drug Interactions
in Oncology”, Cancer Investigation, 24, pp.704–712.
42. Riechelmann RP, Tannock IF, Wang L, Saad ED, Nathan AT, Kryzanowska
MK (2007), “Potential drug interactions and duplicate prescriptions among
cancer patients”, Journal of the National Cancer Institute, 99(8), pp.592-600.
43. Riechelmann RP, Zimmermann C, Chin SN, et al (2008), “Potential drug
interactions in cancer patients receiving supportive care exclusively”, Journal of
Pain and Symptom Management, 35, pp.535–543.
44. Robert Keith Middleton (2006), “Drug Interactions”, Textbook of Therapeutic
Drug and Disease management, Lippincott Williams & Wilkins, Eighth edition,
pp.47-69.
45. Shear N, Drake L, Gupta AK, Lambert J, Yaniv R (2000), “The Implications
and Management of Drug Interactions with Itraconazole, Fluconazole and
Terbinafine”, Dermatology, 201, pp.196–203.
46. Sweidan M, Reeve JF, Brien JE, et al (2009), “Quality of drug interaction alerts
in prescribing and dispensing software”, Medical Journal of Australia, 190(5),
pp.251-254.
47. The European Agency for the Evaluation of Medicinal products (1995), Note
for guidance on the investigation of drug interactions.
48. Tulner LR et al (2008), “Drug-Drug Interactions in a Geriatric Outpatient
Cohort”, Drugs & Aging, 25 (4), pp.343-355.
49. Van Leeuwen RWF, Swart EL, Boven E, Boom FA, Schuitenmaker MG &
Hugtenburg JG (2011), “Potential drug interactions in cancer therapy: a
prevalence study using an advanced screening method”, Annals of Oncology,
22, pp.2334–2341.
50. Vitry AI. et al (2006), “Comparative assessment of four drug interaction
compendia”, British Journal of Clinical Pharmacology, 63, pp.709-714.
51. Voll ML, Yap KD, Terpstra WE, Crul M (2010), “Potential drug–drug
interactions between anticancer agents and community pharmacy dispensed
drugs”, Pharmacy World and Science, 32(5), pp.575–580.
52. Vonbach P, Dubied A, Krahenbuhl S, Beer JH (2008), “Prevalence of drug–
drug interactions at hospital entry and during hospital stay of patients in internal
medicine”, European Journal of Internal Medicine, 19, pp.413-420.
53. Wong CM, et al. (2008), “Clinically Significant Drug–Drug Interactions
Between Oral Anticancer Agents and Nonanticancer Agents: Profiling and
Comparison of Two Drug Compendia”, Annals of Pharmacotherapy, 42,
pp.1737-1748.
54. Wong CM, et al. (2009),“Clinically significant drug-drug interactions between
oral anticancer agents and nonanticancer agents: a Delphi survey of oncology
pharmacists”, Clinical Therapeutics, 31 (2), pp.2379–2386.
55. Yap, K., Raaj, S. & ChanA,(2010), “OncoRx-IQ: a tool for quality assessment
of online anticancer drug interactions”, International Journal for Quality in
HealthCare, 22(2), pp. 93-106.
Websize.
56. Cổng thông tin điện tử bộ y tế, tin tức sự kiện, hoạt động, Khai mạc Hội nghị
khoa học Phòng chống ung thư,
57. Pharmaceutical Press, Stockley’s interaction alerts [online],
58. Truven Health Analytics, Micromedex 2.0,
59. World Health Organisation, Fact sheets cance,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_thong_tin_ve_tuong_tac_cua_thuoc_dieu_tri_ung_thu_s.pdf