Tóm Lược
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Xây dựng nhà cửa và cơ sở để chế biến các hệ sinh thái, yếu tố hàng đầu của môi trường sống. Ngoài ra đất đai là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như: nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng như lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng hiệu quả.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đô thị hoá là nguyên nhân dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng cao trên địa bàn huyện Lai Vung. Người dân ngày càng nhận thức được đất đai là tài sản quý giá và tìm hiểu về pháp luật đất đai nhiều hơn. Từ đó trong quá trình sử dụng đất không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng và phát sinh thành tranh chấp buộc các cơ quan có thẩm quyền phải vận dụng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan để hòa giải hay giải quyết. Vì những lý do trên, được sự đồng ý của thầy Nguyễn Hữu Long và khoa Địa Lý, Trường Đại Học Đồng Tháp và phòng Tài Nguyên & Môi Trường Huyện Lai Vung cho em thực tập tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai năm 2007 - 2011 với đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai giai đoạn 2005 – 2010 tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”.
Qua nghiên cứu nhận thấy: Việc thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai của công dân ở Phòng Tài Nguyên & Môi trường Lai Vung đã được sự quan tâm cũng như sự hướng dẫn kịp thời từ phía Trung Ương và của UBND tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho công tác xét khiếu nại - tố cáo, tranh chấp về đất đai của công dân ngày càng đạt hiệu quả cao cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong quá trình giải quyết các khiếu nại - tố cáo, tranh chấp về đất đai Phòng Tài nguyên & Môi trường đã dựa trên cơ sở của Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo . và các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp dẫn đến lượng đơn tồn đọng không giải quyết dứt điểm như: Người sử dụng đất không làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật: đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, chuyển nhượng . đều giao dịch bằng miệng (thiếu hồ sơ pháp lý). Khó khăn nhất là tranh chấp, khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại dạng này rất khó giải quyết và thường kéo dài thời gian nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân làm cho lượng đơn tồn đọng qua các năm vẫn còn.
Vì vậy, giải quyết tranh chấp về đất đai là công việc phức tạp và cần thiết, làm tốt công tác này sẽ có ảnh hưởng tốt không chỉ các bên tham gia mà còn cho cả Nhà nước. Tóm lại công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo cần được các ngành các cấp quan tâm chú trọng.
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4777 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại - Tố cáo về đất đai giai đoạn 2005 – 2010 tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua chỉ mang tính chất vận dụng chung LĐĐ năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LĐĐ năm 1998, năm 2001 và sự ra đời của LĐĐ năm 2003 và các văn bản để áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. Huyện Lai Vung chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng nhìn chung có thể khái quát một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết trong thời gian qua như sau:
Đòi lại đất cũ
Dạng tranh chấp này trên địa bàn huyện Lai Vung diễn ra phổ biến và phức tạp được thể hiện ở những dạng sau:
Đòi lại đất cũ khi thực hiện chủ trương “nhường cơm sẻ áo” thời kỳ 1975- 1980
Ở dạng tranh chấp này người nhường đất hiện nay đời sống gặp nhiều khó khăn, không có đất sản xuất. Nhưng khi đó người được nhường hiện nay không canh tác trực tiếp trên phần đất đó hoặc sang nhượng cho người khác.
Khi giải quyết dạng tranh chấp trên nếu căn cứ theo điều 2 LĐĐ năm 1993 và Luật sửa đổ bổ sung một số điều của LĐĐ năm 1998 thì không giải quyết trả lại đất cho chủ cũ. Nhưng trong giải quyết tranh chấp đất đai phải kết hợp LĐĐ với các chính sách xã hội khác và đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chính vì vậy có trường hợp giải quyết trả lại một phần, có trường hợp trả lại tiền công khai phá ban đầu.
Đòi lại đất thời kỳ 1980 - 1990 đưa vào hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất
Ở dạng tranh chấp này cũng tương tự như dạng trên cũng kết hợp LĐĐ với các chính sách xã hội khác nhau và đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chẳng hạn nếu người chủ cũ đòi lại đất mà hiện tại người này có kinh tế ổn định hoặc đã có đất canh tác đảm bảo cuộc sống, còn người đang canh tác chỉ sống nhờ chủ yếu vào phần đất đó thì giải quyết bằng cách người hiện đang canh tác phải trả tiền công cải tạo, khai phá trước đây cho chủ cũ hay là chia đôi khi có trường hợp trả lại hoàn toàn phần đất đó.
Khi giải quyết dạng tranh chấp này gặp một số khó khăn như trường hợp chủ cũ hiện nay gặp khó khăn không có đất sản xuất và người đang sử dụng đất thì đời sống chủ yếu dựa vào phần đất nói trên.
Khi giải quyết trả lại một phần hay chia đôi thì người đang sử dụng phần đất đó cho rằng họ sử dụng ổn định lâu dài và có đóng thuế sử dụng đất về phía chủ cũ họ đưa ra chứng cứ chứng minh đất này là của họ nay gia đình gặp khó khăn nên xin lại một phần. Khi giải quyết dạng này chủ yếu là hòa giải.
Đòi lại đất hay đòi lại tiền hoa lợi khi thực hiện chính sách “trang trải” đất đai thời kỳ 1981–1983
Khi thực hiện chủ trương này có Quyết định 13/HĐ-BT của Hội Đồng Bộ Trưởng là phải bồi thường hoa lợi trên phần đất đó (công cải tạo, cây trồng, hoa màu trên phần đất đó).
Riêng huyện Lai Vung quy định nếu người được nhường đất phải trả tiền hoa lợi cho người nhường, giá trị bồi hoàn được tính 50 -70%.
Năng suất của năm gần nhất (hay tính theo hạng đất).
Trường hợp trong thời gian thực hiện chủ trương, người nhận đất không bồi hoàn hoa lợi theo những quy định lúc bấy giờ đến những năm gần đây khi phát sinh tranh chấp.
Khó khăn ở dạng này là tìm ra chứng cứ xác minh là đã trả hoa lợi hay chưa cho chủ lúc bấy giờ.
Đòi lại đất của chủ cũ mà trước đây chủ cũ đã tự ý bỏ đất đi
Khi mà giá trị đất ngày càng tăng cao thì vấn đề tranh chấp đòi lại đất diễn ra khá nhiều. Trường hợp trước đây vì chạy giặc hay gia đình gặp khó khăn đã để lại đất cho người gần đó canh tác, hay tự ý bỏ đi một thời gian, chính quyền nơi đó đã giao cho một số hộ hiện thời không có đất để canh tác.
Giải quyết dạng tranh chấp này nếu thông qua kết quả xác minh mà chủ cũ tự ý bỏ đất không canh tác mà được chính quyền giao cho người khác sử dụng ổn định lâu dài từ trước đến nay thì không giải quyết trả lại, có trường hợp giải quyết bồi hoàn hay trả lại một phần đất. Khi giải quyết ở dạng tranh chấp này thường là vấn đề chứng cứ để xác nhận phần đất này là của họ trước kia là tự ý bỏ đi hay vì một lý do khác nay gia đình gặp khó khăn về xin lại một phần đất để sinh sống.
Đất sang bán trái phép không có giấy tờ hợp lệ
Trường hợp này thường là đất mượn của người khác canh tác rồi sang bán không có giấy tờ, chỉ làm giấy chuyển nhượng bằng tay không có xác nhận của chính quyền địa phương… giải quyết dạng này thu hồi đất trả về chủ cũ.
Tranh chấp đất nội tộc, hương hỏa
Dạng tranh chấp diễn ra với số lượng khá phổ biến và phức tạp, như đất của ông bà cha mẹ cho con cháu nay đòi lại. Khi xác minh vụ việc người cho đất nói trước đây là cho mượn hay cho ở nhờ khi kinh tế gia đình khá hơn thì lấy lại, còn người nhận đất thì cho rằng là cho luôn. Thật sự dạng tranh chấp này gặp khó khăn cho công tác giải quyết.
Đất hương quả là phần đất mà người nào chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, cha mẹ thì được hưởng quyền lợi trên phần đất đó như là được trực tiếp sản xuất trên phần đất đó. Nhưng khi trong cuộc sống gia đình đang thờ cúng gặp khó khăn nên anh em xin được thờ cúng cha mẹ, ông bà… Có trường hợp người anh, em đi chiến tranh nay hòa bình trở về xin được thờ cúng, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ và một thời gian sau ông bà, cha mẹ đã chết nay người đó xin được thờ cúng và quản lý phần đất đó.
Giải quyết dạng tranh chấp này gặp khó khăn ở chỗ lấy ý kiến của thân tộc, nếu mọi người trong thân tộc công minh, vô tư nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn khách quan thì không có gì phức tạp. Nhưng trong thân tộc có một số người cho rằng người này đúng và một số người khác lại cho là người kia đúng thì công tác giải quyết, kết luận gặp khó khăn.
Khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng
Trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của Huyện nên đã trưng dụng một phần đất của nhân dân để giao khoán cho các công ty Nhà nước, hay xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các khu tái định cư cho người dân, giải tỏa mặt bằng làm lộ giới.
Do lúc đó chính sách đất đai chưa được chặt chẽ dẫn đến tình trạng trưng dụng đất chưa được bồi hoàn hoặc có bồi hoàn một ít. Còn hiện nay trong quá trình trưng dụng đất khi bồi hoàn thì khung giá chưa hợp lý, hay khi trưng dụng đất giải phóng mặt bằng nhằm mục đích thực hiện quy hoạch xây dựng khu tái định cư nhưng khi xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh thì lại bán lại với giá quá cao.
Giải quyết ở dạng này trước đây chưa đền bù cho người dân còn trường hợp đền bù chưa thỏa đáng thì điều chỉnh khung giá cho hợp lý
e. Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của xã, huyện
Giải quyết ở dạng tranh chấp này thường thì thanh tra phòng Tài nguyên và Môi trường thông qua việc xác minh các chứng cứ trình UBND Huyện ra quyết định giải quyết.
f. Tranh chấp đường đi, dẫn nước trong trồng cây và nuôi thủy sản
Các hộ dân có vị trí thửa đất phía ngoài cặp các tuyến kênh, sông không thể nhượng lại một phần đất để tạo đường thoát dẫn nước cho các hộ dân có đất phía trong thỏa thuận. Nguyên nhân các hộ phía ngoài cho rằng: tạo đường sẽ làm chết cây trong vườn , đường dẫn nước vào sẽ dễ sạt, lở bờ, giá chuyển nhượng thấp, hoặc do thành kiến cá nhân…Từ đó các hộ dân gặp khó khăn về đường đi và thoát nước yêu cầu chính quyền can thiệp, giải quyết.
Ở dạng tranh chấp này chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể trong giải quyết, cấp huyện giải quyết trên cơ sở hòa giải, động viên để hai bên đương sự đi đến thỏa thuận, phía cơ quan Nhà nước căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và tạo cho người dân ổn định sản xuất và sản xuất đạt hiệu quả cao.
Dạng tranh chấp này giải quyết dứt điểm ở cấp huyện chưa có trường hợp yêu cầu, khiếu nại lên cấp tỉnh.
Một số vấn đề trong công tác thanh tra đất đai
a. Một số sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng, tái định cư
Các sai phạm mà cơ quan quản lý nhà nước của Huyện về lĩnh vực đất đai thường gặp chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:
- Những sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sai phạm trong giải quyết thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bàn giao ngoài thực địa không đúng với quyết định giao đất.
- Cho phép chuyển mục đích không đúng thẩm quyền, không đúng quy hoạch sử dụng đất.
- Bồi thường không đúng với diện tích, mức bồi thường cho người có đất được bồi thường.
Một số vi phạm của các tổ chức cá nhân sử dụng đất
- Việc người dân lấn chiếm phần đất của người khác.
- Sử dụng không đúng mục đích khi nhà nước giao cho
- Quá trình chuyển nhượng không có giấy tờ hợp pháp
- Không làm thủ tục giao đất cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật
- Tình trạng nợ tồn đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các tổ chức, cá nhân không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu của các vi phạm về quản lý, sử dụng đất
- Một số chính sách, pháp luật đất đai trước đây chưa đồng bộ, còn có sơ hở, bất hợp lý, không còn phù hợp với thực tế.
Cụ thể, theo Điều 31 Luật Khiếu nại - tố cáo, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Tuy nhiên, Điểm b Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai lại quy định thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó.
- Chính quyền ở cơ sở nhiều nơi còn yếu kém, chưa quan tâm đúng mức đến quản lý nhà nước về đất đai, đặc điểm công tác kiểm tra, thanh tra chưa chặt chẽ, thường xuyên còn yếu kém.
- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một số bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chưa nghiêm; nhiều trường hợp cán bộ nhà nước lợi dụng pháp luật đất đai lợi dụng trục lợi.
- Sự thiếu công bằng trong quản lý, sử dụng đất giữa người dân địa phương.
- Đội ngũ cán bộ thanh tra đất đai các cấp còn quá mỏng, cấp xã cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm rất nhiều việc; trong khi đó nhiều năm qua phải tập trung cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai nên hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra;
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là cấp huyện và cấp xã còn chậm; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, khó thực hiện, thậm chí chỉ là hình thức; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu sát, hiệu quả đạt thấp, phát sinh tình trạng “quy hoạch treo”.
Tình hình xử lý vi phạm pháp luật đất đai
- Việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong những năm qua đã được ở huyện và các xã chú trọng thực hiện.
- Kết quả xử lý xong nhiều vụ việc vi phạm;
- Uỷ ban nhân dân các cấp, các địa phương trong huyện chưa thật sự quan tâm thực hiện chỉ đạo khắc phục tồn tại và xử lý sai phạm trong quản lý, sử dụng đất.
- Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đất đai rất phức tạp, khó xử lý do xảy ra lâu, đã có nhiều biến động về chủ sử dụng, mục đích sử dụng cũng như ranh giới sử dụng đất.
- Sự phân cấp trách nhiệm trong thực tế quản lý đất đai giữa các cấp, các ngành ở địa phương hoặc giữa các cấp chưa rõ ràng dẫn đến việc xử lý vi phạm về đất đai kéo dài.
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lai Vung
Nghiên cứu hồ sơ
Làm việc trực tiếp với đương sự
Nhận đơn
Viết báo cáo
Ra quyết định
Thực thi quyết định
Lưu hồ sơ đã giải quyết
Kiểm tra lại chứng lý trong hồ sơ
Xác minh chứng cứ
Hợp xét khiếu tố
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lai Vung
Cán bộ tiếp dân hoặc cán bộ phụ trách công tác nhận đơn, khiếu nại - tố cáo, tranh chấp đất đai, đọc nội dung đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đủ nội dung khiếu nại: địa chỉ, năm sinh, tên người làm đơn, người đúng ra làm và nộp đơn có đúng đối tượng quy định không. Nếu không thì phải ủy quyền hợp pháp, đơn đạt yêu cầu trên thì mới nhận. Nếu hồ sơ không đảm bảo các điều kiện thì yêu cầu bổ sung hoặc trả lại cho đương sự. Phải xem xét thời hiệu nhận đơn (giới hạn ở các lần giải quyết khiếu nại lần đầu ở huyện và khiếu nại lên tỉnh). Thực tế có một số vụ cá biệt, mặc dù quá thời hiệu khiếu nại, nhưng cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại nội dung đã giải quyết trước đây. Loại đơn quá thời hiệu này là do một trở ngại, khó khăn trong cuộc sống của đương sự hoặc đương sự không am hiểu pháp luật nên không nộp đơn khiếu nại, trễ thời hiệu quy định.
Cán bộ nhận đơn nếu thấy đơn đạt yêu cầu thì có nghĩa vụ ra biên nhận cho đương sự về chờ nhận giấy mời của cán bộ thụ lý để tìm hiểu thêm vụ việc. Ra thông báo tạm thời chưa thi hành quyết định huyện và cán bộ phân công thụ lý để giải quyết. Cán bộ thụ lý hồ sơ nhận hồ sơ gốc ở huyện về nghiên cứu. Sau khi thụ lý hồ sơ cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ từ hồ sơ gốc lấy từ huyện sau đó tiến hành xác minh thực tế bằng cách lập biên bản, lấy lời khai, đo đạc hiện trạng, bổ sung chứng cứ, viết báo cáo kết quả xác minh… Thông qua nội dung báo cáo với lãnh đạo thanh tra tỉnh qua cuộc hợp xét khiếu tố. Thông thường khiếu nại có hai hướng giải quyết:
+ Giữ y quyết định: Nếu xét thấy vụ việc đương sự khiếu nại không trái quy định pháp luật và đương sự không có chứng cứ gì khác so với quyết định khiếu nại thì UBND có quyền ra quyết định giữ nguyên quyết định đó.
+ Có chỉnh sửa quyết định nếu thấy vụ việc giải quyết rồi nhưng trái với quy định pháp luật và đương sự đã đưa ra được những bằng chứng cụ thể để xác minh thì thông qua UBND tỉnh để dự thảo quyết định và ra quyết định giải quyết theo hướng có sửa chữa quyết định khiếu nại. Sau khi có quyết định của cơ quan chức năng kết hợp địa phương xem xét thực hiện quyết định, phân chia ranh giới đất cho từng đương sự và lưu hồ sơ đã giải quyết.
Về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách có hệ thống, chính điều này mà các cấp có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp đất đai đã áp dụng theo luật khiếu nại - tố cáo.
3.4. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN LAI VUNG
Trình tự giải quyết khiếu nại
Gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
- Thông báo không giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Thụ lý giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục quy định.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
- Nghiên cứu qua đương sự: Khi nghiên cứu hồ sơ chưa làm rõ các yêu cầu thì có thể kết hợp qua tiếp xúc với đương sự, yêu cầu họ trình bày, cung cấp thêm tài liệu chứng cứ.
- Nghiên cứu địa bàn: Đôi khi việc nghiên cứu khảo sát ban đầu phải xuống địa bàn nơi có vụ việc bi khiếu nại để xác định rõ, nhất là đối với những vụ việc phức tạp.
b. Ra quyết định thụ lý vụ việc
Sau khi ra quyết định thụ lý vụ việc, người thụ lý phải nghiên cứu rà soát hoàn chỉnh hồ sơ. Để đảm bảo thủ tục hành chính, nếu đơn ghi chưa rõ thì yêu cầu người khiếu nại bổ sung đầy đủ hồ sơ, trình bày rõ nội dung khiếu nại. Cán bộ thụ lý phải xác định trọng tâm, trọng điểm, nội dung cần giải quyết để xây dựng kế hoạch xem xét, xác minh.
c. Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc
Kế hoạch đề cập nội dung cơ bản sau:
- Những nội dung cần nghiên cứu bổ sung.
- Những vấn đề cần thanh tra, xác định.
- Gặp gỡ (cơ quan, cá nhân, người liên quan...) để thu thập thông tin, thẩm tra xác minh chứng cứ.
- Các điều kiện phục vụ: tài chính, nhân lực, phương tiện giao thông...
- Khả năng các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết.
- Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nào chính theo thời gian, nội dung cụ thể.
- Tiến độ, thời gian: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc vụ việc.
- Các văn bản liên quan đến việc kết luận giải quyết, các chứng cứ, tài liệu có liên quan cần sưu tầm. Các thủ tục hành chính, cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ việc thụ lý vụ việc.
- Kế hoạch giải quyết vụ việc phải báo cáo và được Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết phê duyệt.
d. Tập hợp và nghiên cứu các văn bản liên quan đến vụ việc
Từ kế hoạch nêu ra, để giải quyết vụ việc nhanh chóng, người thụ lý giải quyết phải sưu tầm, tập hợp các tài liệu có liên quan:
- Văn bản, tài liệu do đơn khiếu nại đề cập làm căn cứ để khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Văn bản, tài liệu có liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại. Đây cũng là tài liệu phục vụ cho việc xem xét đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Văn bản, tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính của công dân và các lĩnh vực có liên quan.
- Văn bản, tài liệu tham khảo, đặc điểm lãnh thổ, dân cư, tài liệu các vụ đã giải quyết tương tự.
Bước 2: Thụ lý việc thẩm tra, xác minh chứng cứ
Khi tiến hành thẩm tra xác minh cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Làm việc tới người khiếu nại, người có liên quan.
- Tổ chức đối thoại.
- Thẩm tra xác minh.
Ngoài ra bước này còn có thể hiện thêm một số nội dung khác như:
- Yêu cầu giám định khi cần thiết.
- Xác nhận cơ quan có thẩm quyền các nội dung cần thiết.
Bước 3: Ra quyết định công bố quyết định giải quyết
Tổng báo cáo chuẩn bị tài liệu
- Cán bộ thụ lý cần tổng hợp thành hồ sơ giải quyết khiếu nại
Hồ sơ bao gồm:
Đơn khiếu nại, bản giải trình của người bị khiếu nại
Quyết định thụ lý.
Các văn bản nhà nước có liên quan
Các biên bản gốc làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại
Biên bản xác minh, báo cáo xác minh
Các chứng cứ thu thập được
Báo cáo kết quả thụ lý
Báo cáo tổng hợp vụ việc được chia thành làm ba phần:
Phần 1: Khái quát vụ việc khiếu nại: Nêu tóm tắt nội dung quyết định thụ lý, người khiếu nại, người bị khiếu nại và nội dung khiếu nại.
Phần 2: Quá trình giải quyết, hoặc quá trình giải quyết cấp có thẩm quyền trước đó: Trình bày nội dung từng vụ việc, kết thúc từng phần, cán bộ thụ lý kết luận và đề xuất giải pháp giải quyết.
Phần 3: Kết luận vụ việc và đề xuất quyết định tổng thể vụ việc: Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và tài liệu kèm theo trình lên cấp có thẩm quyền.
Dự kiến và hoàn chỉnh phương án giải quyết
- Thủ trưởng đơn vị báo cáo tham mưu người có thẩm quyền ra quyết định, giải quyết tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm cơ sở ban hành quyết định giải quyết.
- Mở hội nghi tư vấn (nếu thấy cần thiết).
- Xây dựng phương án, chọn phương pháp tối ưu để giải quyết.
Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết
- Ra quyết định giải quyết. Quyết định giải quyết phải bảo đảm được những yêu cầu về hình thức, nội dung theo quy định:
+ Về hình thức: Phải thể hiện đầy đủ các yếu tố của một quyết định hành chính được ban hành theo thẩm quyền.
+ Về nội dung: Phải thể hiện thái độ dứt khoát của cơ quan thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết lần đầu phải có các nội dung sau đây (Điều 38 Luật khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung 2005):
Ngày, tháng, năm ra quyết định;
Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
Nội dung khiếu nại;
Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
Giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
Quyền khiếu nại tiếp, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
Quyết định giải quyết lần hai: quyết định lần hai có nội dung tương tự như giải quyết lần đầu nhưng có nội dung sau ( Điều 45 Luật khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung 2005)
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có thể gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
Công bố quyết định giải quyết
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được công bố công khai. Việc công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại có thể tuỳ theo vụ việc cụ thể mà triệu tập hay không triệu tập thêm các thành phần. Đôi khi, do tính chất của vụ việc, quyết định có thể công bố qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền giáo dục chung.
Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ
Thi hành quyết định giải quyết
- Người ra quyết định có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành quyết định nghiêm chỉnh.
Thủ trưởng cơ quan hành chính có vụ việc bị khiếu nại kịp thời thực hiện đúng theo quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thực trạng cho thấy nhiều quyết định giải quyết khiếu nại không được chấp hành đầy đủ, kịp thời, làm cho các vụ việc khiếu nại vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết lần đầu sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người ra quyết định lần hai phải ra quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành thi hành quyết định đó.
Thời gian tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời gian giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gởi cho người khiếu nại, người giải quyết lần đầu, người có quyền, người có lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do việc tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Hồ sơ lưu trữ
Hồ sơ vụ việc được lập gửi vào lưu trữ để giúp cho việc quản lý, theo dõi công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời nó là căn cứ cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại ở cấp trên hoặc vụ việc có liên quan khác.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: (Điều 47 của Luật KNTC SĐBS 2005)
Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản gặp gỡ, đối thoại;
Quyết định giải quyết khiếu nại;
Các tài liệu có liên quan.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại toà án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Toà án khi có yêu cầu.
Trình tự giải quyết tố cáo
a. Giao nhiệm vụ cho cán bộ đơn thụ lý đơn tố cáo
- Nghiêm cứu đơn và tài liệu, bằng chứng mà người tố cáo cung cấp và có thể liên hệ với người tố cáo để tìm hiểu thêm sự việc (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật cho người tố cáo).
- Viết báo cáo tóm tắt nội dung đơn tố cáo, nêu rõ nội dung sự việc tố cáo, phạm vi, tính chất mức độ vii phạm và đề xuất những biện pháp giải quyết.
- Xây dựng kế hoạch giải quyết.
Kế hoạch giải quyết phải đầy đủ các mục sau:
Phạm vi sự việc cần làm rõ và bước tiến hành.
Các bằng chứng liên quan cần xác minh.
Đối tượng có liên quan
Thời gian cần thiết để tiến hành
Các yêu cầu, điều kiện khác cần giám định.
b. Thủ trưởng cơ quan có thâm quyền ra quyết định thụ lý giải quyết
Trong quyết định này là cần để tiến hành công việc giải quyết tố cáo, đồng thời cũng để năng cao trách nhiệm của người giải quyết trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật.
Trong quyết định cần nêu rõ:
Họ tên chức vụ của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh.
Nội dung cần xác minh.
Thời gian tiến hành, thời gian kết thúc.
Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.
c. Thẩm tra xác minh
Đây là bước thực hiện các nghiệp vụ có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định nhất trong quá trình giải quyết nội dung tố cáo, những việc cần làm trong bước này:
- Tiếp xúc với người tố cáo, yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng để làm rõ sự việc.
- Làm việc với người tố cáo về nội dung mà người tố cáo nêu ra và yêu cầu người tố cáo trình bày bằng văn bản theo các bằng chứng để tự bảo vê.
- Tiến hành thu thập, thanh tra xác minh thông tin, tài liệu bằng chứng (nếu có) để làm rõ sự việc. Nếu người tố cáo giải trình không rõ và tài liệu chứng cứ không bảo đảm giá trị pháp lý thì yêu cầu giải trình cho rõ.
- Khi làm việc với người tố cáo phải ghi biên bản cụ thể, rõ ràng, những nội dung nào chưa giải trình được, không giải trình được, hai bên cùng kí tên biên bản.
d. kiểm tra lại tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ để đối chiếu với chế độ, chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước
- Tài liệu chứng cứ trong hồ sơ giải quyết tố cáo có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng, là căn cứ pháp lý để giúp cho việc kết luận đầy đủ chính xác những hành vi vi phạm của người bị tố cáo. Do đó trước khi kết luận vấn đề gì nhất thiết phải kiểm tra đầy đủ các chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ việc.
- Đối chiếu vụ việc, bằng chứng với các quy định của chính sách pháp luật (có hiệu lực trong thời gian xây dựng ra vụ việc) để xác minh đúng sai từng vụ việc.
e. Khi hoàn thành công tác xác minh có đầy đủ thông tin cần thiết, cần kết luận sơ bộ vụ việc
Tiến hành thông báo dự thảo kết luận cho hai bên đương sự, nếu một trong hai bên chưa nhất trí yêu cầu bên chưa nhất trí cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ và đi đến thống nhất. Nếu cả hai đương sự chưa thống nhất một trong hai bên hoặc cả hai không cung cấp được tài liệu, chứng cứ cụ thể thì ghi biên bản lưu hồ sơ.
f. Viết báo cáo kết luận vụ việc
- Thông thường, văn bản kết luận có thể chia làm ba phần:
Phần 1: Nêu đặc điểm tình hình chung
- Giới thiệu khái quát về đương sự
- Tóm tắt nội dung tố cáo
- Kết quả giải quyết của các cấp
Phần 2: Nêu kết quả thẩm tra, xác minh từng nội dung
- Khẳng định sự việc đúng, sai của các bên đương sự.
- Chỉ ra nguyên nhân (khách quan, chủ quan) trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Làm rõ những sai phạm về kinh tế, chính trị, xã hội và tổ chức.
Phần 3: Nêu kết luân, kiến nghị
- Nêu những hành vi vi phạm chủ yếu như: tham ô, lạm dụng chức vụ, quyền hạn...
- Quy rõ trách nhiệm cá nhân hay tập thể.
- Nếu hành vi vi phạm luật có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì đề nghị thủ trưởng cho làm thủ tục chuyển giao hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.
g. Căn cứ kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau
- Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ ràng và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết người cố tình tố cáo sai sự thật.
- Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh.
- Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Người giải quyết tố cáo gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.
3.5. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP - KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI THEO LĐĐ NĂM 2003
LĐĐ năm 1993 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chưa rõ ràng cho nên có nhiều tình trạng khi muốn gửi đơn thì không biết gửi ở đâu, gây sự đùn đẩy của cơ quan Nhà nước. Do đó mà LĐĐ năm 2003 ra đời trên cơ sở nền tảng LĐĐ năm 1993 quy định rõ hơn chi tiết hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai.
Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của mặt trận, các tổ chức khác của xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trong trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Hòa giải cơ sở
UBND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết cuối cùng
UBND ra quyết định giải quyết lần đầu
Hình 3.3: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo LĐĐ năm 2003.
3.5.2. Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai (Điều 138 của LĐĐ 2003)
UBND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
UBND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
Toà án nhân dân trực tiếp giải quyết
Hình 3.4: Sơ đồ giải quyết khiếu nại đất đai theo LĐĐ năm 2003.
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý bởi quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân.
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại TAND.
3.6. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI THEO VĂN BẢN YÊU CẦU, ĐƠN THƯ PHẢN ẢNH
Bảng 3.1: Tổng số đơn tranh chấp, khiếu nại – tố cáo đã nhận và giải quyết
Loại
Năm
Tranh chấp
Khiếu nại
Tố cáo
2005
221
35
2
2006
280
25
0
2007
276
28
1
2008
76
45
2
2009
80
32
1
3/2010
37
5
0
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo của huyện Lai Vung).
Từ ngày 1/1/2005 đến 3/2010 được sự lãnh đạo của huyện uỷ, sự giám sát hội đồng nhân dân Huyện, UBND huyện đã chú trọng công tác tiếp dân theo quy định của pháp luật. Việc tiếp công dân thường xuyên hàng ngày được giao cho các đồng chí trong văn phòng UBND huyện đảm nhận. Hay hàng tuần vào ngày thứ năm chủ tịch UBND huyện trực tiếp, tiếp công dân.
Từ ngày 1/1/2005 đến nay toàn huyện đã tiếp được 559 lượt công dân.
Đối với các đơn không thuộc thẩm quyền Huyện chỉ đạo các ngành Huyện tham mưu mời đương sự đến hướng dẫn, giải thích cho người dân khiếu nại, tố cáo biết, việc giải thích hướng dẫn chỉ thực hiện một lần. Đồng thời trả lại đơn và hướng dẫn đương sự đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cán bộ thanh tra Sở rất chú trọng đến công tác quản lý sử dụng đất, tranh thủ giải quyết sớm những tồn đọng, đơn thư khiếu nại của công dân về lĩnh vực tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm, bố trí cán bộ tham gia các đoàn giải quyết tranh chấp tại cấp huyện và thành phố trong tỉnh.
3.7. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
3.7.1. Nguyên nhân khách quan
Lịch sử đã để lại những hậu quả khác nhau trên cả hai miền. Ở Miền Bắc, sau cách mạng tháng 8 và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, Phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân. Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai tương đối ổn định.
Ở Miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong chín năm kháng chiến Chính phủ đã tiến hành chia ruộng đất cho người nông dân hai lần vào năm 1949 - 1950 và năm 1954. Nhưng đến năm 1957, chế độ Sài Gòn cũ đã thực hiện việc cải cách diện địa, thực hiện “Truất hữu” nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân. Sau năm 1975, Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường, trang trại. Những tổ chức đó bao chiếm quá nhiều diện tích nhưng sử dụng kém hiệu quả. Đặc biệt qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào năm 1978 - 1979 và năm 1982 - 1983, cùng với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân đã dẫn đến những xáo trộn về ruộng đất, về ranh giới, số lượng và mục đích sử dụng.
3.7.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong cơ chế quản lý Nhà nước trước kia, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở. Có thời kỳ, mỗi loại đất do một ngành quản lý. Đất nông nghiệp do ngành nông nghiệp quản lý, đất lâm nghiệp do ngành lâm nghiệp quản lý, đất chuyên dùng thuộc ngành nào ngành ấy quản lý, dẫn đến tranh chấp giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, cũng như với đất chuyên dùng xảy ra tình trạng: Có loại đất do nhiều cơ quan quản lý cũng có loại đất không do cơ quan nào quản lý.
Một số nơi có những chủ trương hoặc việc làm sai lầm làm cho nhân dân hiểu rằng Nhà nước có chủ trương trả lại ruộng đất cũ, trả lại đất ông cha. Việc Nhà nước luôn tách, nhập hoặc thành lập các đơn vị hành chính mới, việc xác định địa giới không làm kịp thời hoặc không rõ ràng, làm cho tình hình tranh chấp đất đai phức tạp thêm.
Việc điều tra, xem xét, giải quyết các tranh chấp đất đai còn tùy tiện, yếu kém, hiệu lực thấp. Cán bộ quản lý đất đai còn thiếu gương mẫu, tùy tiện vi phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai.
Năm 1979 thông qua Nghị định 404/CP ngày 9/11 của Hội Đồng Chính phủ, Tổng cục quản lý ruộng đất đã được thành lập, giúp Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trên cả nước. Tuy có nhiều cố gắng nhưng quản lý Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo, có khi phạm sai lầm. Hồ sơ địa chính chưa hoàn thiện nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định quyền sử dụng ruộng đất của các chủ thể, không phản ảnh được thực trạng sử dụng đất đai; quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp; vì vậy khó xử lý những trường hợp vi phạm.
Chính sách đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai chưa nhất quán, đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng chính sách còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: người có khả năng sản xuất nông nghiệp thì thiếu ruộng, ngược lại người không có khả năng sản xuất vẫn được chia ruộng. Do vậy, tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp Luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp Luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.
Việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có còn có những nguyên nhân đặc thù và tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, vào phong tục, tập quán của từng địa phương để có được những phương pháp tốt nhất cho từng vụ tranh chấp.
3.8. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA - GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LAI VUNG
3.8.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của tỉnh ủy, UBND huyện, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của ban giám đốc sở. Bên cạnh các nỗ lực của tập thể cán bộ thanh tra chuyên ngành, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động ngay từ những ngày đầu năm với chương trình và thời biểu cụ thể áp dụng cho công tác thanh tra và kiểm tra theo luật định.
Việc quản lý sử dụng đất đã từng bước đi vào thế ổn định, ngành đã chủ trương hoạch định phương án sử dụng đất đã được chính phủ phê duyệt. Đối với huyện Lai Vung thực hiện tốt công tác kiểm kê, quản lý sử dụng đất trên cơ sở và tiêu chí đặt ra, song vẫn còn tồn tại một số cá biệt ở một vài địa phương việc quản lý sử dụng đất không đúng mục đích dẫn đến thiệt hại khó thể chấp nhận.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về đất đai không ngừng được cập nhật và từng bước hoàn thiện sát hợp với thực tế của xã hội phù hợp với yêu cầu bức thiết của cộng đồng cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Do vậy, mỗi cán bộ thanh tra chuyên ngành phải tự trao dồi kiến thức pháp luật khả năng, nghiệp vụ luôn phải nâng cao và hơn hết phải tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cả cuộc sống, sinh hoạt và trong khi thừa hành nhiệm vụ.
3.8.2. Khó khăn
Việc sở hữu, quản lý sử dụng đất qua các thời kỳ của đất nước đã đặt lên vai ngành địa chính nói chung và bộ phận thanh tra nói riêng một gánh nặng không thể cất khởi trong một sớm, một chiều. Chúng ta vừa tập trung phát triển các nguồn lực kinh tế, vừa giải quyết các nhu cầu bức xúc của nhân dân trong lĩnh vực đất đai, nên khi đối diện với thực tế qua công tác được giao, thanh tra Sở phải đảm bảo tính trung thực tôn trọng pháp luật, đáp ứng tính khách quan chuẩn xác từng vụ việc. Trong khi đội ngũ cán bộ, thanh tra chưa thể đáp ứng kịp thời so với tình hình thực tế luôn biến động liên quan đến tranh chấp đất đai trong nền kinh tế thị trường.
Lĩnh vực tranh chấp đất đai luôn tỏ ra phức tạp do các mối quan hệ lịch sử để lại, nên có những vụ việc khi giải quyết không thể dứt điểm thậm chí kéo dài nhiều năm, phần kiểm tra xác minh chưa chặt chẽ, thiếu nhất quán về quan điểm, giải quyết từ dưới lên làm chưa đến nơi đến chốn và thường là đùn đẩy trách nhiệm. Nên khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền đương sự không chấp hành không thể thực hiện được do thiếu chuẩn sát hoặc tính pháp lý chưa thể thuyết phục.
Trên cùng một mãnh đất cùng một thời gian đã có nhiều “chủ”, ngày nay đất đai có giá trị cao, làm phát sinh khiếu nại.
Bên cạnh đó, Việc quản lý đất đai của ta còn lỏng lẻo, ý thức chấp hành pháp luật và quy định về quản lý, sử dụng đất đai của người dân còn rất hạn chế. Thực tế có nhiều hộ dân đang sử dụng đất nhưng không kê khai đăng ký, không làm đầy đủ các thủ tục về đất đai. Trong giao dịch về quyền sử dụng đất như: Cầm cố, chuyển nhượng, cho thuê, đều giao dịch miệng, không làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi giá trị đất tăng cao, một số người nảy sinh làm đơn khiếu kiện cho rằng mình chỉ cầm cố, không sang nhượng (Vì giao dịch không giấy tờ) làm phát sinh tranh chấp, nên có trường hợp một vụ tranh chấp nhân dân và chính quyền đều khẳng định là đã chuyển nhượng, nhưng căn cứ vào pháp lý thì không đủ để kết luận đã chuyển nhượng nên phân sử đất ai trả nấy và các trường hợp như vậy rất khó xử và khi đã xử xong cũng khó thực hiện quyết định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 166 LĐĐ thì tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên không tự hòa giải được thì phải đưa ra phường, xã, thị trấn để hòa giải trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định "ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi". Như vậy, giai đoạn UBND xã, phường, thị trấn thực hiện hòa giải không được tính vào thời hiệu khởi kiện, dẫn đến nhiều trường hợp được hòa giải xong gửi đơn đến Tòa án thì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật, làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của đương sự.
Điều 135 của Luật Đất đai quy định mọi tranh chấp đất đai đều phải thực hiện bước hòa giải tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, trên thực tế có tới ba loại hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương là: 1) hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở; 2) hòa giải bắt buộc do UBND cấp xã tổ chức theo Điều 135 của Luật Đất đai; 3) hòa giải do Tòa án giải quyết đối với trường hợp do Tòa án thụ lý giải quyết. Mặc dù Chính phủ đã có quy định về Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (Khoản 2 Điều 161 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) để giúp UBND cấp xã thực hiện hòa giải bắt buộc, song thực tế, việc thực hiện hòa giải mang tính thủ tục là chính. Vì vậy, cần sửa đổi theo hướng kết hợp hoà giải ở cơ sở với hòa giải bắt buộc theo LĐĐ.
Một sự khác biệt lớn giữa hai luật này là sự khác nhau giữa các quy định về thời hiệu. Theo Điều 31 Luật Khiếu nại, tố cáo, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Tuy nhiên, Điểm b Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai lại quy định thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó.
3.9. GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.9.1. Giải pháp
- Hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan.
- Tiến hành rà soát đơn thư tồn đọng kéo dài. Giải quyết có hiệu quả những đơn thư tồn đọng cũng như các quyết định đúng pháp luật nhưng chưa được thực hiện. Kiên quyết kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định để chấm dứt các khiếu nại, coi đó là khâu then chốt để làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội.
- Cần sửa đổi một cách cơ bản LĐĐ hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm (Vì trong thực tế có nhiều hộ dân đang sử dụng đất nhưng không kê khai đăng ký, không làm đầy đủ các thủ tục về đất đai…). Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt đối thoại hàng tuần với nhân dân, nghe ý kiến phản ánh của nhân dân và chính quyền trong việc khiếu nại tố cáo, phát huy tính dân chủ xây dựng Nhà Nước pháp quyền vững mạnh ở địa phương.
- Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ Trung Ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất là một dạng tranh chấp đặc thù, liên quan đến các chính sách, pháp luật theo từng giai đoạn khác nhau và tính chất, đặc điểm của từng vụ việc, quan hệ tranh chấp đất đai tại các vùng, miền khác nhau. Do đó, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất còn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và luôn bảo đảm tính khả thi trong thực tế. Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất cho thấy: Hầu như các căn cứ giải quyết thứ 3, 4, 5 qui định tại Điều 161 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP không được áp dụng trong quá trình giải quyết, vì nó không chứa đựng tính pháp lý rõ ràng và không đủ tính định lượng để phục vụ cho việc xem xét, đánh giá khách quan, chính xác khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Tham gia cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc phức tạp và “điểm nóng” liên quan đến đất đai theo yêu cầu của Huyện ủy và UBND huyện
- Mỗi xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai của địa phương mình.
3.9.2. Bài học kinh nghiệm
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo công dân cần mạnh dạn phân cấp cho chính quyền địa phương giải quyết theo thẩm quyền, tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở khi có vụ việc mới phát sinh, tổ chức phân phối với các tổ chức đoàn thể, đưa vụ việc ra dân xem xét, giải quyết trên tinh thần công khai dân chủ.
Cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo phải có năng lực, trình độ chuyên môn, xác minh vụ việc phải trung thực thẳng thắn và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công, chống các biểu hiện tiêu cực, tình cảm cá nhân (xác minh đúng, chính xác việc giải quyết tranh chấp sẽ được sáng tỏ).
Nâng cao vai trò trách nhiệm cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
Cương quyết xử lý cán bộ có hành vi tiêu cực, hách dịch, trục lợi cá nhân trong việc tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo.
Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
Tổ chức cập nhật thường xuyên các vụ việc khiếu nại tố cáo, để kịp thời phát hiện các vụ việc được cấp có thẩm quyền đã giải quyết nhưng chưa triển khai thực hiện.
Lắng nghe ý kiến phản ánh đóng góp của nhân dân trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo để chọn lọc những thông tin bổ ích trong quá trình xác minh giải quyết khiếu nại tố cáo.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
¥
4.1. KẾT LUẬN
Qua xem xét các hồ sơ thanh tra, thẩm tra xác minh các vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai của các đối tượng sử dụng đất, kết hợp với quá trình tham gia vào các cuộc thanh tra đất đai thực tế ở các địa phương trên địa bàn huyện Lai Vung.
Quy trình thanh tra đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung được thực hiện đầy đủ 4 bước, được thành lập đoàn thanh tra đất đai liên ngành khi tiến hành thanh tra các đối tượng sử dụng và quản lý đất đai như các nông trường, trang trại, khu quy hoạch…theo Chỉ thị 247/CP và Chỉ thị 245/CP của Thủ tướng Chính phủ.
Trong công tác chuyên môn ngành địa chính, Thanh tra phòng Tài nguyên & Môi trường đã thực hiện 2 quy định như sau: thanh tra theo kế hoạch của phòng Tài nguyên (hay còn gọi là thanh tra thường xuyên); Thanh tra theo văn bản yêu cầu, đơn thư phản ảnh (hay còn gọi là thanh tra đột xuất).
Từ năm 1998 đến cuối năm 2004 thanh tra phòng Tài nguyên & Môi trường Lai Vung đã tiến hành thanh tra, thẩm tra, xác minh việc quản lý và sử dụng đất đai của các chủ thể và đã được kết quả khá cao từ 60 - 100%, thanh tra theo kế hoạch.
Thanh tra theo đơn thư phản ảnh đạt từ 30,5 – 75.3%
Việc quản lý và sử dụng đất đai ở cấp cơ sở chưa chặt chẽ, nghiêm minh. Cán bộ cấp cơ sở cũng còn yếu về công tác chuyên môn, hiểu biết về chính sách và pháp Luật Đất đai còn rất hạn chế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ việc đã giải quyết rồi nhưng người dân vẫn khiếu nại, tố cáo.
Khi các vụ việc đã được thanh tra kiểm tra và đã có kiến nghị xử lý, nhưng do quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền còn chậm nên các vụ việc bị tồn động, kéo dài. Có những vụ việc đã có quyết định của UBND huyện từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện.
Hệ thống các văn bản pháp luật tuy ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ thống nhất và do đặc thù của công tác quản lý và sử dụng đất ở huyện Lai Vung nói riêng và cả nước nói chung nên dẫn đến kết quả là chưa phát huy hết vai trò, sức mạnh, tính nghiêm minh trong việc quản lý và sử dụng.
Trong công việc giải quyết đơn khiếu kiện về tranh chấp đất đai của công dân chưa làm đồng bộ cũng như chưa được sự phối hợp thống nhất chặt chẽ giữa huyện, xã, phường về thời gian cũng như chương trình làm việc.
4.2. KIẾN NGHỊ
Qua tìm hiểu về tình hình thực tế và tình hình thanh tra và giải quyết đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung từ năm 2005 đến 2010 tôi xin kiến nghị như sau:
Đề xuất quy trình thanh tra liên ngành.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai trong đội ngũ cán bộ địa chính.
Tuyên truyền chính sách pháp Luật Đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân một cách phổ biến và sâu rộng.
Thống nhất quan điểm, thời gian và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý đất đai từ tỉnh đến cơ sở.
Có thái độ kiên quyết, cứng rắn và xử lý thật nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về đất đai; các hành động chống đối cản trở thiếu hợp tác và gây khó khăn cho công tác thanh tra đất đai.
Tổ chức nhiều cuộc thanh tra chuyên đề nhằm phát hiện và ngăn chặn những sai sót trong việc quản lý và sử dụng đất đai của các ngành, các cấp, các địa phương, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình để có cơ sở pháp lý xử lý các trường hợp những phần tử cực đoan kích động nhân dân tụ tập đông người, khiêu khích xuyên tạc chính quyền, gây rối trật tự ở địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch kiểm tra định kỳ tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo địa phương giúp địa phương giải quyết khiếu nại tố cáo tồn động kéo dài trong thời gian qua.
Trung ương cần có quy định thống nhất từ Bộ đến cơ sở trong việc thực hiện cưỡng chế các đối tượng không chấp hành quy định giải quyết khiếu nại tố cáo của cấp có thẩm quyền.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai giai đoạn 2005 – 2010 tại huyện Lai Vung tỉnh.doc