MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái.
Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường.
Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương.
Hoằng Hoá là một huyện nông nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 22.453,87 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2007), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 64,88% (14.568,41 ha), có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thu của vùng đất đồng bằng ven biển, có điều kiện kinh tế phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá.
Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hoằng Hóa là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Châu Thu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thành Hoá.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Hoằng Hoá, phát hiện những tiềm năng và tồn tại trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềm năng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các các loại hình sử dụng đất hiện tại.
- Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thành Hoá.
147 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16854 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường của các loại hình sử dụng đất
4.3 Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hóa
4.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất
* Các yêu cầu sử dụng đất của các LUT.
- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 1 (2 lúa-màu)
+ Đất phù sa
+ Địa hình vàn, vàn cao
+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha
+ Đất có tầng canh tác dày.
+ Tưới tiêu chủ động
- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 2 (2 lúa):
+ Đất phù sa
+ Địa hình vàn, vàn thấp
+ Thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng
+ Chế độ tưới chủ động
- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 3 (lúa - 2 màu):
+ Đất phù sa
+ Địa hình vàn cao, vàn
+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha
+ Đất có tầng canh tác trung bình
+ Chế độ tưới chủ động
- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 4 (lúa - màu):
+ Đất phù sa
+ Địa hình vàn, vàn cao
+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha
+ Đất có tầng canh tác trung bình
+ Chế độ tưới chủ động
-Yêu cầu sử dụng đất của LUT chuyên màu
+ Đất phù sa
+ Địa hình vàn cao, cao
+ Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha
+ Tầng đất canh tác dày, có tầng loang lổ là tốt
+ Tưới tiêu chủ động
-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 5 (lúa - cá)
+ Đất thấp, trũng, hay ngập nước trong vụ mùa, ít chua đến chua.
+ Thành phần cơ giới nặng
+ Đất glây trung bình đến nặng
- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 6 (1 lúa)
+ Đất thấp, trũng, hay ngập nước trong vụ mùa, chua.
+ Thành phần cơ giới nặng
+ Đất glây trung bình đến nặng
* Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất đã được trình bày tại phần 4.2.2 nêu trên.
* Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất nông ngư nghiệp theo Nghị quyết 10/HU của Huyện uỷ huyện Hoằng Hoá, đặc biệt là nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2008 -2010.
* Những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện:
- Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi hơn các huyện khác trong tỉnh.
- Tiềm năng về quỹ đất khá phong phú và khả năng sử dụng đất cho sản xuất nông ngư nghiệp.
- Các điều kiện về khí hậu thời tiết, lượng mưa, độ ẩm, nền nhiệt độ có thể đa dạng hoá cây trồng và luân canh tăng vụ, nhằm tăng năng suất cây trồng và hệ số sử dụng đất.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nguồn lao động dồi dào...
4.3.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng huyện Hoằng Hóa
* Quan điểm đề xuất.
Đề xuất sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp giữa các mục tiêu phát triển chiến lược của Quốc gia, mục tiêu phát triển của địa phương và yêu cầu của người sử dụng đất. Những mục tiêu chiến lược cần quan tâm là an toàn lương thực, đa dạng hoá cây trồng, tăng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hoá, mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng vụ, đầu tư theo chiều sâu.
Đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt kinh tế xã hội và môi trường, có khả năng phát triển ổn định và lâu dài, tận dụng những lợi thế của địa phương về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội.
Đề xuất các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hoá giai đoạn 2008-2010.
Đề xuất các loại hình sử dụng đất cho sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, gia tăng lợi ích kinh tế của người sử dụng đất.
Đề xuất sử dụng đất trên cơ sở quan tâm cải thiện và nâng cao mức sống, thu hút lao động, tạo thêm việc làm cho người dân.
* Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng huyện Hoằng Hóa.
Từ quan điểm đề xuất, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất hiện tại và dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hóa, chúng tôi đề xuất hướng sử dụng đất như sau:
LUT 1 (2 lúa + 1 màu): Hiện nay trên thực tế LUT này đang được áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện Hoằng Hoá. Tuy nhiên, việc lựa chọn cây trồng và giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với khu vực, được thị trường chấp nhận là vấn đề cần được quan tâm, nhất là ở vùng đồng bằng (các xã Hoằng Phú, Hoằng Quỳ, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái...)
LUT 2 (2 lúa): là LUT này chiếm diện tích lớn trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ở những diện tích thuộc địa hình vàn và vàn thấp thấp thì LUT này vẫn được người dân chấp nhận, do đảm bảo được an ninh lương thực, yêu cầu đầu tư lao động không cao, thu nhập của người nông dân đạt khá, bảo vệ được đất.
LUT 3 (1 lúa + 2 màu): là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện Hoằng Hoá. Tuy nhiên, đất được sử dụng triệt để trong cả năm nên cần có biện pháp bồi bổ cho đất trong quá trình sử dụng.
LUT 4 (1 lúa + 1 màu): Ở những diện tích thuộc địa hình vàn cao, khả năng tưới không chủ động thì LUT này vẫn được người dân chấp nhận, do yêu cầu đầu tư lao động không cao, khai thác tiềm năng lao động, thu nhập của người nông dân đạt khá, bảo vệ được đất. Tuy nhiên, trong tương lai cần có biện pháp kiến thiết đồng ruộng và xây dựng các công trình thuỷ lợi, nhằm chuyển đổi sang LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (1 lúa + 2 màu) và LUT 7 (Chuyên rau màu và cây CNNN) phù hợp với định hướng Quy hoạch sử dụng dụng đất của huyện.
LUT 5 (lúa + cá): Ở những diện tích thuộc địa hình thấp trủng thì LUT này vẫn được người dân chấp nhận, do khai thác tiềm năng lao động, thu nhập của người nông dân đạt khá, bảo vệ được đất. Tuy nhiên, trong tương lai cần có biện pháp kiến thiết đồng ruộng và chuyển đổi sang LUT 7 (nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt).
LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày): Hiện nay trên thực tế LUT này đang được áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện Hoằng Hoá. Tuy nhiên, việc lựa chọn cây trồng và giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với khu vực, được thị trường chấp nhận là vấn đề cần được quan tâm; mặt khác, đất được sử dụng triệt để trong cả năm nên cần có biện pháp bồi bổ cho đất trong quá trình sử dụng.
LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: chuyên cá): ở những vùng đất trũng, ngập nước thường xuyên được cải tạo để thả cá, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều tiết nguồn nước mặt và điều hòa môi trường sinh thái. LUT này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.
LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: chuyên tôm): ở những vùng đất trũng, gần cửa biển ngập nước được cải tạo để nuôi tôm, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và điều hòa môi trường sinh thái.
Ngoài các LUT có triển vọng trên, thì LUT 6 (1 lúa) không thể không lựa chọn, vì đây là LUT khá phổ biến ở các xã vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng như xã Hoằng Đạo, Hoằng Đức, Hoằng Phúc, Hoằng Thắng và thị trấn Bút Sơn...
Trong thời gian tới chúng tôi đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng đồng bằng được thể hiện qua bảng 4.17, vùng ven biển được thể hiện qua bảng 4.18.
Bảng 4.17. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng đồng bằng
Loại hình sử dụng đất
(LUT )
Diện tích hiện trạng (ha)
Diện tích đề xuất (ha)
Tăng, giảm (ha)
LUT 1
2 lúa + 1 màu
1982,61
2.442,81
460,2
LUT 2
2 lúa
3.328,45
2.907,95
-420,50
LUT 3
1lúa + 2màu
811,78
850,11
38,33
LUT 4
1 lúa + 1 màu
656,8
417,67
-239,13
LUT 5
1 lúa + 1 cá
241,18
391,20
150,02
LUT 6
1 lúa
579,28
271,18
-308,1
LUT 7
Chuyên rau màu và cây CNNN
1.343,39
1.504,49
161,1
LUT 8
Nuôi trông thủy sản nước ngọt
574,6
732,68
158,08
Qua bảng 4.17 ta thấy:
Các LUT có diện tích tăng: LUT 1 (2lúa + 1 màu) tăng 460,2 ha, LUT 3 (1lúa + 2màu) tăng 38,33 ha, LUT 5 (1 lúa + 1 cá) tăng 150,02 ha, LUT 7 (Chuyên rau màu và cây CNNN) tăng 161,1 ha, LUT 8 (Nuôi trông thủy sản nước ngọt) tăng 158,08 ha. Các LUT có diện tích giảm: LUT 2 (2 lúa) giảm 420,50 ha, LUT 4 (1 lúa + 1 màu) giảm 239,13 ha, LUT 6 (1 lúa) giảm 308,1 ha. Chi tiết về chu chuyển diện tích của các LUT được thể hiện qua phụ lục 06.
Bảng 4.18. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng ven biển
Loại hình sử dụng đất
(LUT )
Diện tích hiện trạng (ha)
Diện tích đề xuất (ha)
Tăng, giảm (ha)
LUT 1
2 lúa + 1 màu
477,62
594,62
117,0
LUT 2
2 lúa
737,65
569,15
-168,50
LUT 3
1lúa + 2màu
352,46
511,11
158,65
LUT 4
1 lúa + 1 màu
378,26
188,0
-190,26
LUT 7
Chuyên rau màu và cây CNNN
397,85
480,96
83,11
LUT 8
Nuôi trông thủy sản nước lợ
1.217,38
1.217,38
0
Qua bảng 4.18 ta thấy:
Các LUT có diện tích tăng: LUT 1 (2lúa + 1 màu) tăng 117 ha, LUT 3 (1lúa + 2màu) tăng 158,65 ha và LUT 7 (Chuyên rau màu và cây CNNN) tăng 83,11 ha. LUT 8 (Nuôi trông thủy sản nước lợ) trông tương lai không tăng. Các LUT có diện tích giảm: LUT 2 (2 lúa) giảm 168,50 ha, LUT 4 (1 lúa + 1 màu) giảm 190,26 ha. Chi tiết về chu chuyển diện tích của các LUT được thể hiện qua phụ lục 07.
4.4 Đề xuất một số giải pháp thực hiện
* Giải pháp về chính sách xã hội và quản lý tổ chức sản xuất
- Chính sách sử dụng đất:
Phải tập trung thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để thuận tiện hơn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời phải thực hiện đồng bộ và nhanh chóng việc cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn toàn huyện.
Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để giảm chi phí, tập trung sản xuất hàng hóa. Ngoài quỹ đất dành quy hoạch phát triển công nghiệp, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, còn lại bố trí sử dụng đất theo hướng ưu tiên quỹ đất ruộng tốt, chủ động tưới tiêu cho sản xuất lương thực. Ví dụ, là đất sâu trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản; đất 2 lúa - 1 màu; vùng đất ven biển năng suất trồng lúa thấp chuyển rang đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả sử dụng đất cao
Có chính sách hỗ trợ đối với nông dân khai hoang phục hoá đất đưa vào sản xuất. Cần phát huy hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai: sử dụng đất theo quy hoạch, tuân theo nguyên tắc của quy hoạch để tránh tình trạng khai thác bừa bãi như những năm qua làm giảm diện tích diện tích đất chuyên trồng lúa nước, phải tăng cường các chính sách giao khoán rừng phòng hộ ven biển để ngăn chặn sự sâm nhập của cát biên, bảo vệ diện tích đất canh tác của vùng ven biển. Có được như vậy, mới sử dụng đất được lâu dài và có hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư giúp đỡ trực tiếp người sản xuất tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất:
+ Áp dụng và phổ cập, chuyển giao các chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đến hộ sản xuất.
+ Hướng dẫn các hộ gia đình biết lập kế hoạch sản xuất theo hướng sử dụng đất đai có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chuyển đổi thời vụ cấy thích hợp, tiếp thu giống mới có năng suất cao, phương pháp canh tác tiên tiến, các biện pháp bảo vệ cây trồng, bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Xây dựng mô hình để làm mẫu cho nông dân sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình, khuyến khích kinh tế hộ nông dân phát triển. Đối với giải pháp này, cần áp dụng đối với tất cả các hệ thống sử dụng đất trên địa bàn huyện.
* Giải pháp nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Hoằng Hoá có nguồn lao động dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy lao động được đào tạo và có hiểu biết kiến thức khoa học kỹ thuật không nhiều. Do vậy trong những năm tới cần phải đổi mới, tăng nhân số lượng lao động có đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và nhân dân trong huyện trên các lĩnh vực. Huyện cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với người lao động có nguyện vọng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân được tham gia đào tạo và đào tạo lại để có được một lực lượng lao động có chất lượng phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
* Giải pháp về kinh tế
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và thị trường nông nghiệp đến từng người dân tham gia sản xuất.
- Bản thân người sản xuất đa phần là thiếu vốn. Cho nên, chúng ta cần phải có các chính sách tín dụng ưu đãi và mở rộng các hình thức tín dụng dành cho nông dân nhằm hỗ trợ họ trong việc đầu tư sản xuất hàng hoá nông sản. Đặc biệt cần xác định thời điểm cho vay vốn đối với người sản xuất - gắn việc vay vốn với việc tổ chức gieo trồng cho kịp thời vụ để tăng hiệu quả của đồng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng thời điểm, gây ra lãng phí.
- Nhà nước cần phải có chính sách giúp đỡ nông dân tìm và mở thị trường vật tư, kỹ thuật, sản phẩm đến thị trường vốn. Nhà nước phải hướng dẫn cho họ ngay cả việc xác định mức cung, mức cầu về một loại sản phẩm nào đó, tránh tình trạng ứ đọng, hư hỏng phải huỷ bỏ.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp Nhà nước cung cấp giống, phân bón... và cả tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện như vậy, các cơ quan chức năng cần dự báo cho nông dân về thị trường sản phẩm. Đặc biệt là đối với các LUT 1(2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa), LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp NN) và LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ) là những LUT có hiệu sử dụng đất cao.
Hiện nay, dịch vụ thị trường nông nghiệp, thủy sản và chính sách tín dụng đầu tư sản xuất chưa phát triển. Trong khi sản xuất đa canh đáp ứng thị trường nguồn vốn và thông tin giá cả hết sức quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tác động trực tiếp đến sản xuất của một hay nhiều cây trồng và vùng nguyên liệu. Qua đó, có thể xây dựng chính sách tổ chức sản xuất theo hình thức 4 nhà: quản lý, đầu tư, kỹ thuật và sản xuất. Sự kết hợp này sẽ đảm bảo quản lý, kỹ thuật, thông tin thị trường và sản xuất có hiệu quả.
4 nhà
Nhà nước Kỹ thuật
Dịch vụ Nông dân
(Tín dụng + thị trường )
Hình 4.15. Xây dựng mối quan hệ giữa 4 nhà
* Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Để đảm bảo việc cung cấp lương thực và giảm nhẹ áp lực lên những vùng đất đã thoái hoá, việc trồng trọt các vùng đất khô nhờ nước mưa (không có tưới tiêu) và vùng đất trũng chưa có hệ thống tiêu nước cần thiết phải có sự quản lý đặc biệt, có thể cải thiện tình hình đó bằng cách:
+ Phải sử dụng những phương pháp trồng trọt ít gây tác động đến đất đai, chủ yếu là phương thức nông ngư kết hợp.
+ Phát triển giống cây trồng có năng suất cao, khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng,...
+ Thâm canh, tăng cường phân bón hữu cơ để bổ sung thêm đạm cho đất.
- Kiến thiết đồng ruộng và xây dựng công trình thuỷ lợi:
+ Đất cát có cấu trúc bở rời và mực nước ngầm cao đòi hỏi phải kiến thiết đồng ruộng hợp lý bằng cách đắp các bờ vùng, bờ thửa. Trên các bờ vùng trồng các loại cây lúa và màu. Cần thiết phải lập hệ thống mương tưới, tiêu để chống hạn thường xuyên và chống ngập tạm thời làm ảnh hưởng đến phát triển và năng suất cây trồng. Chính vì vậy, hệ thống mương cần phải có lối thoát nước ra sông lạch để tránh ngập úng tạm thời. Giải pháp này áp dụng đối với LUT 1(2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa), LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) ở vùng ven biển.
+ Xây dựng một số trạm bơm và hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước cùng hệ thống kênh mương dẫn nước từ các con sông, kênh thủy lợi chính nhằm chủ động hơn trong việc tưới tiêu số diện tích LUT 1(2 lúa + 1 màu), LUT 2 (2 lúa), LUT 3 (2 màu + 1 lúa), LUT 5 (lúa + màu), LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) cũng như phục vụ việc hình thành vùng chuyên canh rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì cho đất:
+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất. Điều này có thể đạt được qua áp dụng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học đối với tất cả các hệ thống sử dụng đất.
+ Luân canh, xen canh và đa dạng hoá cây trồng không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng sinh khối nhờ sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu để khai thác dinh dưỡng, hoặc tăng dinh dưỡng cho đất nhờ cây họ đậu cố định đạm.
+ Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu). Với giải pháp này, có thể áp dụng đối với tất cả kiểu sử dụng đất ở vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp:
Trong điều kiện hiện tại, những giải pháp chưa được áp dụng để khắc phục điều kiện canh tác ngày càng khó khăn. Việc duy trì, sử dụng các loài cây con truyền thống, có nguồn gốc bản địa là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, chúng không những mang ý nghĩa về kinh tế mà còn bảo vệ đất, môi trường và chống khả năng sa mạc hoá. Chính vì vậy, những loài này cần phải được giữ lại và tiếp tục phát triển để đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho huyện. Đồng thời, cũng cần tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm nghiệm các giống cây trồng ở những vùng có cùng điều kiện sản xuất thuận lợi để áp dụng vào sản xuất cho từng vùng, tạo ra nhiều loại sản phẩm, tăng độ che phủ cho đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Khi có những giải pháp trên được áp dụng, trong điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, cần phải tính đến sử dụng những loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, có được cơ cấu cây trồng hợp lý. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo những mô hình sản xuất đã thành công ở những vùng cùng điều kiện canh tác như mô hình trồng nho trên đất cát ở Ninh Thuận hay mô hình trồng rau sạch ở huyện Đông Sơn, Quảng Xương - Thanh Hóa..., đó là những mô hình cần được áp dụng trong vùng nghiên cứu để sản xuất khi có điều kiện, làm thay đổi hiện trạng cơ cấu cây trồng còn nghèo chủng loại như hiện nay. Có được như vậy, mới có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân đi đôi với việc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
Những giải pháp trên được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ sẽ mang lại sự ổn định xã hội, đảm bảo diện tích canh tác, cây trồng được tưới nước sẽ làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong vùng. Với giải pháp công trình thuỷ lợi có nhiều diện tích đất trồng cây dài ngày, cây rau, màu, thực phẩm và lúa nước được tưới tiêu sẽ đảm bảo an toàn lương thực, thu hút lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân đó chính là gia tăng lợi ích của người nông dân trong vùng.
5. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Hoằng Hoá là huyện đồng bằng ven biển có tổng diện tích tự nhiên 22.473,18 ha, trong đó đất nông nghiệp 14.518,8 ha, chiếm 64,6 % tổng diện tích tự nhiên. Toàn huyện có 12 loại hình sử dụng đất. Trong đó có 8 loại hình sử dụng đất chính và 18 kiểu sử dụng đất: Vùng đồng bằng có 8 LUT là: 2 lúa + 1 màu, 2 lúa, 2 màu + 1 lúa, 1 lúa + 1 màu, 1 lúa + 1 cá, 1 lúa, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Vùng ven biển có 6 LUT là: 2 lúa + 1 màu, 2 lúa, 2 màu + 1 lúa, 1 lúa + 1 màu, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản nước lợ.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT trên 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trương.
* Hiệu quả kinh tế:
Đối với vùng đồng bằng: Loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất cao nhất là LUT 1 (2 lúa + 1 màu) bình quân đạt 76.980.000 đồng và thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) đạt 23.040.000 đồng. Hiệu quả đồng vốn cao nhất là LUT 5 (lúa + cá) đạt 1,57 lần và thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) đạt 0,93 lần.
Đối với vùng ven biển: Loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất cao nhất là LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước lợ: Chuyên tôm) đạt 173.700.000 đồng và thấp nhất là LUT 4 (1 lúa + 1 màu) đạt 50.060.000 đồng. Hiệu quả đồng vốn cao nhất là LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước lợ: Chuyên tôm) đạt 4,32 lần và thấp nhất là LUT 1 (2 lúa + 1 màu) bình quân đạt 1,13 lần.
* Hiệu quả xã hội: Các loại hình sử dụng đất đều có ý nghĩa rất lớn trong đời sống xã hội của người sản xuất trên toàn huyện. Những LUT này không những đảm bảo lương thực cho huyện mà còn gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong đó LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa) và LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) đem lại hiệu quả xã hội cao nhất, thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) và LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước lợ) .
* Về hiệu quả môi trường: Tất cả các loại hình sử dụng đất đề có ảnh hưởng tốt đến môi trường. Trong đó LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa) đem lại hiệu quả môi trường cao nhất, thấp nhất là LUT 5 (1 lúa + 1 cá), LUT 6 (1 lúa).
3. Đề xuất sử dụng đất trong thời gian tới:
Đối với vùng đồng bằng cần ưu tiên phát triển các LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa), LUT 5 (1 lúa + 1 cá), LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: chuyên cá)và duy trì LUT 2 (2lúa).
Đối với vùng ven biển cần ưu tiên phát triển các LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa), LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) và duy trì LUT 2 (2lúa), LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: chuyên tôm)
4. Giải pháp thực hiện cho các đề xuất:
* Giải pháp về chính sách xã hội và quản lý tổ chức sản xuất:
- Hoàn thiện chính sách sử dụng đất như đổi điền dồn thửa đồng thời kết hợp với công tác cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao chương trình tiến bộ khoa học vào sản xuất và xây dựng mô hình mẫu cho nông dân.
* Giải pháp nguồn lực lao động: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với người lao động có nguyện vọng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân được tham gia đào tạo và đào tạo lại để có được một lực lượng lao động có chất lượng phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
* Giải pháp về kinh tế: Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và thị trường nông ngư nghiệp đến từng người dân tham gia sản xuất. Xây dựng mô hình liên kết "bốn nhà": quản lý, đầu tư, kỹ thuật và sản xuất.
* Giải pháp khoa học kỹ thuật: Kiến thiết đồng ruộng và xây dựng công trình thuỷ lợi, áp dụng các kỹ thuật canh tác cải tạo độ phì cho đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
5.2 Kiến nghị
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài sớm được đưa ra thực hiện trên địa bàn huyện Hoằng Hoá để có thể khẳng định và xem xét ở những vùng có điều kiện tương tự.
2. Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái của huyện, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản,...
3. Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Thị Bình (1993), "Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hng", Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 3/1993.
Nguyễn Đình Bồng (2002), "Quỹ đất quốc gia- Hiện trạng và dự báo sử dụng đất", Tạp Chí khoa học đất, 16/2002.
Lê Xuân Cao (2002), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở Nông trờng quốc doanh sao Vàng Thanh Hoá. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.
Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trịnh Văn Chiến (2000), Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, Hà Nội
Ngô Thế Dân (2001), "Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001.
Đường Hồng Dật và nnk (1994) Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 1.
Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội.
Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994), Báo cáo nền số 9, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài (2003), Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, Hà Nội.
Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp ĐHNN I, Hà Nội.
Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.
Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp - Hà Nội 2000.
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (1992), Hà Nội.
Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 271-291 và trang 373.
Nguyến Khang và Phạm Dơng Ưng (1995), "Kết quả bớc dầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991), Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Luật đất đai năm 2003 (2004), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
Phùng Văn Phúc (1996), "Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010", Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986-1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Rosemary Morrow (1994) " Hướng dẫn sử dụng đất theo nông nghiệp bền vững" NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Sẫm (2003), Đámh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất sử dụng theo hớng sản xuất hàng hoá huyện Tữ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội.
Lê Hồng Sơn (1996), "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng việt, NXB Khoa học-xã hội, Hà Nội.
Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống Nông nghiệp lu vực sông Hồng. Hợp tác Pháp - Việt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trờng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Viện Điều tra Quy hoạch (1998), Hội nghị tập huấn công tác quy họach, kế hoạch sử dụng đất đai, Tổng cục Địa chính, từ 22-26/10/1998, Đà Nẵng.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), "Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
A.J Smyth, J. Dumaski (1993), "FESLM An International Frame- Work for Evaluating Sustainable Land Management", World soil Report No. 73, FAO, Rome, pp 74.
De Kimpe E.R, B.P Warkentin (1998), "Soil Functions and Future of Natural Resources", Towards Sustainable Land Use, USRIC, Volume 1, pp10-11.
FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Rome.
FAO (1990), Land Evaluation and farming syatem analysis for land use panning. Working document.
Smyth A. Jand Dumaski (1993), FESLM An International Framework for Evaluation Sustainable Land Management, World soil Report, FAO, Rome.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
22.473,18
100,00
1
Đất nông nghiệp
NNP
14.518,8
64,61
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
11.440,34
50,91
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
11.312,79
50,34
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
9.546,09
42,48
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
25,46
0,11
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1.741,24
7,75
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
127,55
0,57
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.272,26
5,66
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.272,26
5,66
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
1.790,88
7,97
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
15,32
0,07
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
7.274,52
32,37
2.1
Đất ở
OTC
2.299,84
10,23
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.249,11
10,01
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
50,73
0,23
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
3.034,62
13,50
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
44,06
0,20
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
24,31
0,11
2.2.3
Đất an ninh
CAN
0,94
0,00
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
258,79
1,15
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
2.706,52
12,04
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
9,86
0,04
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
186,25
0,83
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
1.743,95
7,76
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
Đất chưa sử dụng
CSD
679,86
3,03
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
489,12
2,18
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
138,87
0,62
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
51,87
0,23
Phụ lục 02. Giá bán một số vật tư sản xuất nông nghiệp và
hàng hóa nông sản chủ yếu ở địa bàn điều tra
TT
Diễn giải
ĐVT
Giá bán
I
Giá bán vật t sản xuất cho nông nghiệp
1
Phân đạm URE
đ/tấn
9.500.000
2
Phân Sunphat kali
đ/tấn
8.500.000
3
Phân nông chảy
đ/tấn
2.000.000
4
Thuốc trừ cỏ Heeco 100ml
đ/gói
2500
5
Thuốc nấm chai thủy tinh 249 ml
đ/gói
2500
6
Vôi
đ/tấn
500.000
7
Cá giống
đ/con
125
8
Tôm giống
đ/con
60
II
Công lao động sản xuất nông nghiệp
1000đ/công
50.000
III
Giá bán hàng hóa nông sản
1
Thóc tẻ thường
đ/kg
4.800
2
Ngô hạt
đ/kg
4.500
3
Khoai lang tơi
đ/kg
1.200
4
Lạc
đ/kg
13.000
5
Vừng (Mè)
đ/kg
30.000
6
Đậu tơng
đ/kg
13.500
Rau các loại
đ/kg
1.500
7
Cá (chuyên canh)
đ/kg
15.000
8
Cá (thâm canh)
đ/kg
12.000
9
Tôm sú (25 con/kg)
đ/kg
90.000
(Nguồn: Điều tra nông hộ tại địa bàn nghiên cứu)
Phụ lục 03. Chi phí đầu tư bình quân trên 1ha/vụ năm 2008
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT
Cây trồng
Giống
Bón phân
BVTV
Chi phí khác
Chi phí trung gian
Công LĐ thuê
Tổng chi phí
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=(3)+(4)+
(5)+(6)
(8)
(9)=(7)+(8)
I
Vùng đồng bằng
1
Lúa xuân
1.520
4.660
1.000
3.000
10.180
4.000
14.180
2
Lúa mùa
1.190
4.300
1.600
3.000
10.090
4.000
14.090
3
Lúa chiêm xuân
1.520
3.820
4.000
9.340
5.000
14.340
4
Ngô đông
900
6.550
1.000
1.000
9.450
3.000
12.450
5
Ngô xuân
900
6.550
1.000
1.000
9.450
3.000
12.450
6
Khoai lang đông
800
5.220
800
1.000
7.820
4.000
11.820
7
Rau các loại
1.000
3.160
1.000
1.000
6.160
3.000
9.160
8
Lạc xuân
4.000
3.180
1.200
2.000
10.380
3.000
13.380
9
Vừng hè
400
2.650
600
1.000
4.650
3.000
7.650
10
Đậu tương hè
800
2.820
1.200
2.000
6.820
3.000
9.820
11
Đậu tương xuân
800
3.180
1.200
2.000
7.180
3.000
10.180
12
Cá (thâm canh)
628
5.405
6.033
2.000
8.033
13
Cá (chuyên canh)
2.500
15.600
18.100
3.000
21.100
II
Vùng ven biển
1
Lúa xuân
1.520
4.300
1.000
3.000
9.820
4.000
13.820
2
Lúa mùa
1.190
3.940
1.600
3.000
9.730
4.000
13.730
3
Ngô đông
900
7.550
1.000
1.000
10.450
3.000
13.450
4
Ngô xuân
900
7.550
1.000
1.000
10.450
3.000
13.450
5
Khoai lang đông
800
5.220
800
1.000
7.820
4.000
11.820
6
Rau các loại
1.000
4.160
1.000
2.000
8.160
3.000
11.160
7
Lạc xuân
4.000
3.180
1.200
2.000
10.380
3.000
13.380
8
Vừng hè
400
2.650
600
1.000
4.650
3.000
7.650
9
Đậu tương hè
800
2.820
1.200
2.000
6.820
3.000
9.820
10
Đậu tương xuân
800
3.180
1.200
2.000
7.180
3.000
10.180
11
Tôm
2.400
9.810
12.210
5.000
17.210
Phụ lục 04. Kết quả thu được bình quân trên 1 ha/vụ ở vùng đồng bằng năm 2008
TT
Cây trồng
GTSX
CPTG
TCP = CPTG+LĐ
GTGT = GTSX-CPTG
TNHH= GTSX-TCP
Công LĐ
CTXS/ CPTG
TNHH/ CPTG
GTHH/ Công LĐ
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
(công)
(lần)
(lần)
(1000đ)
1
Lúa xuân
28.800
10.180
14.180
18.620
14.620
280
2,83
1,44
52,21
2
Lúa mùa
26.880
10.090
14.090
16.790
12.790
260
2,66
1,27
49,19
3
Lúa chiêm xuân
23.040
9.340
14.340
13.700
8.700
300
2,47
0,93
29,00
4
Ngô đông
23.400
9.450
12.450
13.950
10.950
290
2,48
1,16
37,76
5
Ngô xuân
24.750
9.450
12.450
15.300
12.300
275
2,62
1,30
44,73
6
Khoai lang đông
18.000
7.820
11.820
10.180
6.180
225
2,30
0,79
27,47
7
Rau các loại
22.500
6.160
9.160
16.340
13.340
435
3,65
2,17
30,67
8
Lạc xuân
28.600
10.380
13.380
18.220
15.220
300
2,76
1,47
50,73
9
Vừng hè
15.000
4.650
7.650
10.350
7.350
276
3,23
1,58
26,63
10
Đậu tương hè
18.900
6.820
9.820
12.080
9.080
295
2,77
1,33
30,78
11
Đậu tương xuân
21.600
7.180
10.180
14.420
11.420
295
3,01
1,59
38,71
12
Cá (thâm canh)
21.600
6.033
8.033
15.567
13.567
300
3,58
2,25
45,22
13
Cá (chuyên canh)
48.000
18.100
21.100
29.900
26.900
330
2,65
1,49
81,52
Phụ lục 05. Kết quả thu được bình quân trên 1 ha/vụ ở vùng ven biển năm 2008
TT
Cây trồng
GTSX
CPTG
TCP = CPTG+LĐ
GTGT = GTSX-CPTG
TNHH= GTSX-TCP
Công LĐ
CTXS/ CPTG
TNHH/ CPTG
GTHH/ Công LĐ
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
(công)
(lần)
(lần)
(1000đ)
1
Lúa xuân
26.880
9.820
13.820
17.060
13.060
280
2,74
1,33
46,64
2
Lúa mùa
24.960
9.730
13.730
15.230
11.230
260
2,57
1,15
43,19
3
Ngô đông
23.400
10.450
13.450
12.950
9.950
290
2,24
0,95
34,31
4
Ngô xuân
24.750
10.450
13.450
14.300
11.300
275
2,37
1,08
41,09
5
Khoai lang đông
18.000
7.820
11.820
10.180
6.180
225
2,30
0,79
27,47
6
Rau các loại
18.000
8.160
11.160
9.840
6.840
435
2,21
0,84
15,72
7
Lạc xuân
28.600
10.380
13.380
18.220
15.220
300
2,76
1,47
50,73
8
Vừng hè
15.000
4.650
7.650
10.350
7.350
276
3,23
1,58
26,63
9
Đậu tương hè
18.900
6.820
9.820
12.080
9.080
295
2,77
1,33
30,78
10
Đậu tương xuân
21.600
7.180
10.180
14.420
11.420
295
3,01
1,59
38,71
11
Tôm
68.850
12.210
17.210
56.640
51.640
329
5,64
4,23
156,96
Phụ lục 06. Chu chuyển tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng đồng bằng
LUT
Mã
Hiện trạng
LUT 1
LUT 2
LUT 3
LUT 4
LUT 5
LUT 6
LUT 7
LUT 8
Tổng tăng (+), giảm (-)
Tơng lai
2 lúa + 1 màu
LUT 1
1982,61
1982,61
460,2
2.442,81
2 lúa
LUT 2
3.328,45
370,2
2.907,95
50,3
-420,50
2.907,95
1lúa + 2màu
LUT 3
811,78
721,58
90,2
38,33
850,11
1 lúa + 1 màu
LUT 4
656,8
90
78,23
417,67
70,9
-239,13
417,67
1 lúa + 1 cá
LUT 5
241,18
180,48
60,7
150,02
391,20
1 lúa
LUT 6
579,28
210,72
271,18
97,38
-308,1
271,18
Chuyên rau màu và cây CNNN
LUT 7
1.343,39
1.343,39
161,10
1.504,49
Nuôi trông thủy sản nớc ngọt
LUT 8
574,6
574,6
158,08
732,68
Tổng tăng
9518,09
2442,81
2907,95
850,11
417,67
391,2
271,18
1504,49
732,68
9.518,09
Phụ lục 07. Chu chuyển tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng ven biển
LUT
Mã
Hiện trạng
LUT 1
LUT 2
LUT 3
LUT 4
LUT 7
LUT 8
Tổng tăng (+), giảm (-)
Tơng lai
2 lúa + 1 màu
LUT 1
477,62
477,62
117
594,62
2 lúa
LUT 2
737,65
68,5
569,15
100
-168,50
569,15
1lúa + 2màu
LUT 3
352,46
321,76
30,7
158,65
511,11
1 lúa + 1 màu
LUT 4
378,26
48,5
89,35
188
52,41
-190,26
188,00
Chuyên rau màu và cây CNNN
LUT 7
397,85
397,85
83,11
480,96
Nuôi trông thủy sản nớc ngọt
LUT 8
1.217,38
1.217,38
0
1.217,38
Tổng tăng
3561,22
594,62
569,15
511,11
188
480,96
1217,38
3.561,22
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Họ và tên chủ hộ:.......................................................Nam(Nữ),Tuổi..............
Xã.................................huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Phiếu số:
Họ và Tên điều tra viên: Đào Ngọc Đức
Thời gian điều tra: Ngày............Tháng............Năm 20.......
I-TÌNH HÌNH CHUNG:
1-Gia đình ông bà có bao nhiêu người
1.1-Phân theo giới tính: Nam..............Nữ....................
1.2-Nghề nghiệp: Nông nghiệp..............Thoát ly.............Khác...........
1.3-Phân theo độ tuổi
Dưới 18 tuổi:
Từ 18 đến 55 tuổi
Trên 55 tuổi
3-Nguồn thu nhập chính của gia đình là gì?
3.1-Trồng trọt
3.2-Chăn nuôi
3.3-Nghề phụ hay dịch vụ
3.4-Sản phẩm chăn nuôi
4-Ông bà sử dụng bao nhiêu đất?
4.1-Đất nông nghiệp:
-Đất 1 vụ
-Đất 2 vụ
-Đất 3 vụ
-Đất mặt nước NNTS
-Các loại đất NN khác
5-Tổng thu nhập/năm của gia đình (1000đ):
II-ĐẤT ĐAI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:
1-Ông (bà) cho biết đặc điểm chính của các khoanh đất đang sử dụng?
TT
Loại hình sử dụng đất
Diện tích
(m2)
Địa hình ruộng
Tưới chủ động
Bơm tát
Hạn hay úng
1
2
3
4
5
-Loại hình sử dụng đất : ghi 2 lúa+1 màu, 2 lúa...
-Địa hình ruộng: ghi Vàn, Cao, Thấp...
III-TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ:
1-Trồng trọt:
Cây trồng
Diện tích
(m2)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Giá trị sản lượng
(1000đ)
1-Cây lương thực
Lúa xuân
Lúa mùa
Lúa chiêm xuân
Ngô đông
Ngô xuân
Khoai Lang
Cây khác
2-Cây công nghiệp và T.phẩm
Lạc xuân
Đậu tương xuân
Đậu tương hè
Vừng
Rau
Cây khác
2-Nuôi trồng thuỷ sản:
Vật nuôi
Khối lượng sản phẩm
(kg)
Giá trị bình quân
(đ/kg)
Tiền bán hàng
(1000đ)
Cá
Tôm
IV-ĐẦU TƯ-CHI PHÍ SẢN XUẤT
Công lao động thuê tại địa phương là:..............................đ/ngày công
1-Trồng trọt:
1.1-Chi phí vật chất:
Đơn vị:1000đ/ha
Cây trồng
Giống
Vật tư
Chi khác
Phân bón
Thuốc BVTV
1-Cây L.Thực
Lúa xuân
Lúa mùa
Lúa chiêm xuân
Ngô đông
Ngô xuân
Khoai Lang
Cây khác
2-Cây CN,TP
Lạc xuân
Đậu tương xuân
Đậu tương hè
Vừng
Rau
Cây khác
1.2-Đầu tư lao động: Đơn vị tính: Ngày công/ha
Cây trồng
Công tự có
Công đi thuê
Tổng cộng
1-Cây L.thực
Lúa xuân
Lúa mùa
Lúa chiêm xuân
Ngô đông
Ngô xuân
Khoai Lang
Cây khác
2-Cây C.Nghiệp, TP
Lạc xuân
Đậu tương xuân
Đậu tương hè
Vừng
Rau
Cây khác
Lạc xuân
2-Nuôi trồng thuỷ sản:
Vật nuôi
Công tự có
Công đi thuê
Tổng số công
Giống
Chi phí khác
Tổng chi phí
Cá
Tôm
V-HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NÔNG HỘ:
Cây trồng-Vật nuôi
Đơn giá
(đ/kg sản phẩm)
Sản lượng
GTSX
(1000đ)
Chi phí vật chất+thuê lao động
(1000đ)
Thu nhập HH
(1000đ)
1-Cây L.thực
Lúa xuân
Lúa mùa
Lúa chiêm xuân
Ngô đông
Ngô xuân
Khoai Lang
Cây khác
2-Cây C.Nghiệp, TP
Lạc xuân
Đậu tương xuân
Đậu tương hè
Vừng
Rau
Cây khác
3. Nuôi trồng TS
Cá
Tôm
VI. MỨC ĐỘ SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ CÁC LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT.
Cây trồng
Cao
Trung bình
Thấp
1-Cây L.thực
Lúa xuân
Lúa mùa
Lúa chiêm xuân
Ngô đông
Ngô xuân
Khoai Lang
Cây khác
2-Cây C.Nghiệp, TP
Lạc xuân
Đậu tương xuân
Đậu tương hè
Vừng
Rau
Cây khác
VI. KHẢ NĂNG DUY TRÌ VÀ CẢI THIỂN ĐỘ PHÌ CHO ĐẤT.
Cây trồng
Cao
Trung bình
Thấp
1-Cây L.thực
Lúa xuân
Lúa mùa
Lúa chiêm xuân
Ngô đông
Ngô xuân
Khoai Lang
Cây khác
2-Cây C.Nghiệp, TP
Lạc xuân
Đậu tương xuân
Đậu tương hè
Vừng
Rau
Cây khác
VII-TÌNH HÌNH TIẾP THU TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
1-Gia đình có được nghe phổ biến cách quản lý và sử dụng đất không?
1.1-Có 1.2-Không
Nếu có: -Từ ai:...........................................................................................
-Bằng phương tiện gì: Đài Tivi Họp
2-Cơ quan địa phương như Địa chính, Khuyến nông có thăm tình hình sử dụng đất của gia đình không?
2.1-Có 2.2-Không
3-Gia đình có được dự lớp tập huấn sản xuất không?
3.1-Có 3.2-Không
Nếu có: -Tập huấn nội dung gì:.................................................................
-Ai trong gia đình đi học:.............................................................
-Có áp dụng được vào sản xuất không:........................................
4-Gia đình có tham dự chương trình hay Câu lạc bộ sản xuất nào không?
4.1-Có
Loại lớp (Câu lạc bộ):..................................................................
Thời gian tham gia:......................................................................
Có bổ ích không:..........................................................................
4.2-Không
5-Gia đình có nguyện vọng tìm hiểu thêm những kỹ thuật mới trong sản xuất không?
Về trồng trọt: Có Không
Về nuôi trồng thủy sản: Có Không
Ngành nghề khác: Có Không
6-Ông (bà) cho biết tình hình tiêu thụ các nông sản phẩm trong thời gian qua?
6.1.Lương thực:
a-Khả năng tiêu thụ sản phẩm (>60%)
b- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (45-60%)
c- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (<45%)
Nơi tiêu thụ: Tại nhà, tại ruộng; cơ sở người mua; chợ; nơi khác.
Hình thức bán sản phẩm:…………………………………………
6.2.Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày
a-Khả năng tiêu thụ sản phẩm (>60%)
b- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (45-60%)
c- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (<45%)
Nơi tiêu thụ: Tại nhà, tại ruộng; cơ sở người mua; chợ; nơi khác.
Hình thức bán sản phẩm:…………………………………………
6.3.Các sản phẩm nuôi trông thuỷ sản
a-Khả năng tiêu thụ sản phẩm (>60%)
b- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (45-60%)
c- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (<45%)
Nơi tiêu thụ: Tại nhà, tại ruộng; cơ sở người mua; chợ; nơi khác.
Hình thức bán sản phẩm:…………………………………………
7-Dự định về sản xuất trong thời gian tới?
7.1-Ý định chuyển đổi cây trồng:
a) 2 lúa + màu chuyển sang ………………………………………
Tại sao………………………………………………………………
b) 2 lúa chuyển sang………………………………………………
Tại sao……………………………...............................................
c) 2 màu + lúa chuyển sang………………………………………
Tại sao……………………………...............................................
d) Lúa + màu chuyển sang………………………………………
Tại sao……………………………..............................................
đ) Lúa + cá chuyển sang…… ……………………………………
Tại sao……………………………...............................................
g) 1 lúa chuyển sang………………………………………………
Tại sao……………………………................................................
h) Chuyên rau màu và cây CNNN chuyển sang…………………..
Tại sao……………………………………………………………..
k)Nuôi trồng thủy sản chuyển sang ………………………………
Tại sao…………………………………………………………………
l)Khác…………………………………………………………………..
7.2-Theo ông (bà) loại hình sử dụng đất nào sẽ được ông bà tăng cường áp dụng trong tương lai?
a) 2 lúa + màu: Áp dụng Không
Tại sao……………………………………………………………
b) 2 lúa chuyển: Áp dụng Không
Tại sao……………………………............................................
c) 2 màu + lúa: Áp dụng Không
Tại sao……………………………............................................
d) Lúa + màu: Áp dụng Không
Tại sao……………………………............................................
đ) Lúa + cá: Áp dụng Không
Tại sao……………………………............................................
g) 1 lúa: Áp dụng Không
Tại sao……………………………............................................
h) Chuyên rau màu và cây CNNN: Áp dụng Không
Tại sao……………………………………………………………
k) Nuôi trồng thủy sản: Áp dụng Không
Tại sao……………………………………………………………
VIII-NHẬN XÉT CHUNG: .............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xác nhận của chủ hộ Người phỏng vấn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
ĐÀO NGỌC ĐỨC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. ĐÀO CHÂU THU
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đào Ngọc Đức
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS. T.S Đào Châu Thu, sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, UBND các xã thuộc huyện Hoằng Hóa, các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và PTNN, Thống kê thuộc UBND huyện Hoằng Hóa, Khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, đã tạo điều kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người thân và đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó !
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả
Đào Ngọc Đức
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục đồ thị vii
1. Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3
2.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 3
2.2 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. 10
2.3 Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của FAO 21
2.4 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 22
3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
3.1 Đối tượng nghiên cứu 28
3.2 Phạm vi nghiên cứu 28
3.3 Nội dung nghiên cứu 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa 33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hóa 49
4.1.3 Tình hình quản lý đất đai 57
4.1.4 Đánh giá chung 61
4.2 Xác định, mô tả và đánh giá hiệu quả các LUT hiện tại 64
4.2.1 Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Hoằng Hóa 64
4.2.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Hoằng Hóa. 73
4.3 Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hóa 89
4.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất 89
4.3.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng huyện Hoằng Hóa 91
4.4 Đề xuất một số giải pháp thực hiện 96
5. Kết luận, đề nghị 101
5.1 Kết luận 101
5.2 Kiến nghị 103
Tài liệu tham khảo 104
Phụ lục 108
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CPTG Chi phí trung gian
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc
TCP Tổng chi phí
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
GTSX Giá trị sản xuất
IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
KH Khấu hao
LĐ Lao động
LUT Loại hình sử dụng đất
LUU Kiểu sử dụng đất
TNHH Thu nhập hốn hợp
RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia.
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam 9
4.1. Số liệu khí tượng thuỷ văn các tháng năm 2008 của huyện 37
4.2. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá 39
4.3. Dân số, lao động của huyện Hoằng Hóa giai đoan 2006-2008 49
4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các thời kỳ 51
4.5. Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ 51
4.6. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm 2006-2008 52
4.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa 58
4.8. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 60
4.9. Các loại hình sử dụng đất của huyện Huyện Hoằng Hóa 66
4.10. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 74
4.11.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng đồng bằng 75
4.11.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp vùng ven biển 76
4.12. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 82
4.13. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp 82
4.15. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất nông ngư nghiệp 86
4.16. Đánh giá mức độ hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 88
4.17. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng đồng bằng 93
4.18. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất tương lai của vùng ven biển 94
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Vị trí huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá 34
4.2. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi các tháng trung bình trong năm 2008 của huyện 37
4.3. Số ngày mưa và số giờ nắng các tháng trong năm 38
4.4. Cơ cấu kinh tế năm 2008 của huyện Hoăng Hóa 52
4.5. Cơ cấu các loại đất năm 2008 huyện Hoằng Hóa 58
4.6. Vị trí các xã được lựa chọn làm điểm điều tra 65
4.7. Cảnh quan LUT 1 (2 lúa + màu) 68
4.8. Cảnh quan LUT 2 (2 lúa) 68
4.9. Cảnh quan LUT 3 (1 lúa + 2 màu) 69
4.10. Cảnh quan LUT 5 (lúa - cá) 70
4.11. Cảnh quan LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) 72
4.12. Cảnh quan LUT 8 (chuyên cá) 72
4.13. Cảnh quan LUT 8 (chuyên tôm) 73
4.14. Mối quan hệ hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất 89
4.15. Xây dựng mối quan hệ giữa 4 nhà 98
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.doc