Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phát hiện và sử
lý kịp thời các trường hợp sai phạm của người dân trong quá trình sử dụng như:
tự động chuyển mục đích sử dụng đất, mua bán trái phép, lấn chiếm, bên cạnh
đó việc sử lý vi phạm còn chưa kiên quyết, kịp thời đã dấn đến trì trệ tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cần nâng cao hơn nữa công tác tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp
luật đất đai, một cách sâu rộng và hiệu quả hơn trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là
trong nhân dân. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4814 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005- 11/2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hặc chẽ.
+Thời gian gần đây, ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo cơ quan thanh tra huyện
tiến hành thanh kiểm tra thường xuyên, đột xuất về việc sử dụng đất đai của người
dân, ra quyết định phạt nặng đối với các hành vi lấn chiếm trái phép, chuyển
nhượng sai quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các cán bộ quản lý lõng lẻo để tình
trạng sai phạm tiếp tục xảy ra.
- Kiểm tra: Qua công tác kiểm tra, huyện đã xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm quản lý sử dụng đất đai: cưỡng chế trả lại hiện trường, một số trường hợp phải
trả lại hiện trạng ban đầu, buộc tháo dỡ, xử lý các hiện tượng san lấp…
+ Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức chấp
hành tốt pháp luật đất đai cho người sử dụng đất và cán bộ quản lý đất đai. Qua đó
giảm thiểu số vụ tiêu cực xảy ra.
Nhìn chung công tác quản lý, sử dụng đất đaitrên địa bàn huyện ngày càng được
tăng cường và có hiệu quả, từng bước đi vào nề nếp, số lượng vi phạm giảm rõ
rệt.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2008
Trong tổng diện tích tự nhiên gần 54.000ha, đất đưa vào sử dụng là
53.798ha chiếm 99,63% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp là
41.424ha ( chiếm 76,71% diên tích tự nhiên ). Quỹ đất sử dụng vào nhóm phi
nông nghiệp là 12.374ha ( chiếm 22,92% )
Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất
Loại đất
Diện tích
năm 2007
(ha)
Cơ cấu
(%)
Ước diện
tích năm
2008 (ha)
Cơ cấu
(%)
Tăng(+),
giảm (-)
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên 54.000 100,00 54.000 100,00 -
22
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
I. Đất nông nghiệp 42.097 77,96 41.424 76,71 673
1. Đất sản xuất nông nghiệp 38.070 90,43 37.514 90,56 556
a) Ðất trồng cây hàng năm 11.548 30,33 11.165 29,76 383
b). Ðất trồng cây lâu năm 26.522 69,67 26.349 70,24 173
2. Đất lâm nghiệp 3.372 8,01 3.308 7,99 64
a) Đất rừng sản xuất 2.493 73,93 2.435 73,61 57
b) Đất rừng phòng hộ 879 26,07 873 26,39 6
3. Đất nuôi trồng thủy sản 468 1,11 444 1,07 4
4. Đất nông nghiệp khác 187 0,45 158 0,38 29
II. Đất phi nông nghiệp 11.702 21,67 12.374 22,92 -673
1. Ðất ở 1.567 13,39 1.837 14,84 -270
2. Đất chuyên dùng 7.358 62,88 7.755 62,67 -398
a) Ðất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp 47 0,64 47 0,61 -
b) Đất quốc phòng, an ninh 1.626 22,10 1.626 20,97 -
c) Đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp 3.244 44,09 3.335 43,00 -91
d) Đất có mục đích công cộng 2.441 33,17 2.747 35,42 -306
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 234 2,00 233 1,88 1
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 131 1,12 137 1,11 -6
5. Đất sông suối và MNCD 2.413 20,62 2.413 19,50 -
III. Đất chưa sử dụng 202 0,37 202 0,37 -
(Nguồn :Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành)
Qua biểu đồ cho thấy diện tích đất nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất chiếm
76,71%, tiếp đến là đất phi nông nghiệp (22,92%) và nhóm đất chưa sử dụng 0,37%.
Nhìn chung, hiện trạng sử dụng đất của huyện trong thời gian qua đã phản
ánh việc sử dụng đất trên địa bàn là hợp lý và đúng hướng. UBND huyện đã có
những chủ trương để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng
đất đai cũng như tình hình thực tế trên địa bàn huyện. Đất nông nghiệp đang có xu
thế giảm để chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đây là sự chuyển dịch tất yếu khi mà
23
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
huyện Long Thành đang trong giai đoạn phát triển khá mạnh về công nghiệp, dịch
vụ thương mại và các công trình phúc lợi khác để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội chung của huyện, tỉnh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên cần phải có những kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và
mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt phải hạn chế đến mức thấp nhất trong việc chuyển
diện tích đất lúa sang sử dụng vào mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh lương thực
cho địa phương.
Từ các số liệu trên cho thấy việc khai thác sử dụng đất của huyện khá triệt để,
khả năng mở rộng và khai thác thêm đất chưa sử dụng là rất hạn chế. Vì vậy, việc sử
dụng đất trong thời gian tới phải hết sức tiết kiệm và sử dụng đất phải bền vững,
mang lại hiệu quả cao.
2.2.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Bảng 5 : Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Theo đối tượng sử dụng đất
Đất khu dân cư
nông thôn Đất đô thị
Đất nông nghiệp 3.320,1362 612,5221
Đất phi nông nghiệp 2.203,6480 315,8429
Đất chưa sử dụng 11,5359 0.0000
Tổng 5.535,3201 928,3650
(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành)
Qua bảng trên cho thấy hiện trảng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
chủ yếu tập trung trong khu dân cư nông thôn với 5.535,3201ha, đất đô thị chiếm
diện tích nhỏ 928,3650ha.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng
- Trong tổng diện tích tự nhiên, các tổ chức kinh tế và nhà nước và UBND xã
quản lý một diện tích khá lớn: Các tổ chức kinh tế nhà nước ( chủ yếu là các
nông trường cao su) quản lý tới 15.102,23ha, chiếm 28,24% tổng diện tích tự
nhiên.UBND xã quản lý 1.931,36ha,trong đó chủ yếu là các đất xây dựng cơ sở
hạ tầng như đất trụ sở,giao thông,thủy lợi, đất di tích lịch sử, nghĩa trang nghĩa
địa. Đất các đối tượng khác quản lý chù yếu là đất quốc phòng,an ninh.
24
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
- Đất do nước ngoài sử dụng và liên doanh với nước ngoài có tỷ trọng không lớn
nhưng rất có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng:
Đến năm 2007 đất do nước ngoài sử dụng và liên doanh với nước ngoài là
147,95ha chiếm 0.28% diện tích tự nhiên.
-Các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở chủ yếu do hộ gia đình,cá
nhân quản lý.
2.2.3. Tình hình biến động đất đai
Bảng 6 : Tình hình biến động đất đai Huyện Long Thành
Loại đất Năm 2005 Năm 2008 So với năm 2005
Đất nông nghiệp 42.370 41.424 - 946
Đất phi nông nghiệp 11.410 12.374 + 964
Đất chưa sử dụng 220 202 - 18
Tổng 54.000 54.000 0
(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành)
Biến động đất đai trên địa bàn huyện Long Thành giai đoạn 2005-2008 là
phù hợp với xu thế sử dụng đất tại địa phương, đồng thời phù hợp với mục tiêu công
nghiệp hoá và hiện đại hoá của huyện. Trong đó:
Đất nông nghiệp giảm so với năm 2005, phần diện tích giảm là đất sản xuất
nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Diện tích giảm chủ yếu do chuyển sang đất chuyên
dùng với mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Biến động đất nông nghiệp
là phù hợp và có tính tích cực, góp phần vào việc sử dụng đất đai tại địa phương
mang tính hiệu quả và triệt để.
Đất phi nông nghiệp tăng lên tương ứng theo xu hướng giảm của đất lâm
nghiệp và đất chưa sử dụng một cách phù hợp. Đất phi nông nghiệp tăng là một
trong những yếu tố tích cực góp phần rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết
thực cho nhân dân trong huyện, phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh.
Đất chưa sử dụng giảm nhiều, chủ yếu chuyển sang đất chuyên dùng sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp; đây là yếu tố tích cực góp phần làm tăng hiệu quả sử
dụng đất đai trên địa bàn huyện.
2.3. Công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ qua các năm
2.3.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2005 đến năm 2007
25
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
2.3.1.1. Căn cứ pháp lý
Để quản lý đất đai một cách hoàn thiện và có hiệu quả, cơ quan quản lý đất đai
huyện Long Thành thực hiện đầy đủ các văn bản về quản lý đất đai như: chỉ thị
10/1998/CT – TTg về đẩy mạnh để hoàn thành giao đất và cấp giấy chứng nhận đất
nông nghiệp vì giai đoạn này người dân sử dụng đất chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp và thực hiện tiếp nghị định 17/1999/NĐ – CP ngày 29/3/1999 về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển thừa kế quyền sử dụng đất và thông tư số
346/TT – TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính ban hành quy định thủ tục
cấp GCNQSDĐ. Sau khi nghị định 17 ra đời, quyền của người sử dụng đất được
quy định rõ ràng, giá trị quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng nên người sử dụng
đất muốn thực hiện quyền lợi của mình thì cần phảI có GCNQSDĐ, trước nhu cầu
của người dân, chính phủ ban hành một số văn bản nhằm đẩy nhanh công tác cấp
giấy chứng nhận đất như chỉ thị 18/CP – TTg về một số biện pháp để hoàn thành
việc cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở đô thị và đất ở
nông thôn, thông tư 1442/1999/TTLT – TCĐC – BTC của liên bộ tài chính và tổng
cục địa chính hướng dẫn cấp GCNQSDĐ theo chỉ thị 18/1999/CT – TTg hướng dẫn
việc ghi nợ và những giải pháp khác để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận.
Tiếp theo đó là thông tư 1990/TT – TCĐC về việc hướng dẫn đăng ký đất đai, lập
hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.Quyết định số 2202/QĐ – UB ngày 18/6/2002
của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về ban hành quy định về thủ tục đối với các hoạt
động giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp GCNQSDĐ.
2.3.1.2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều 3
nghị định 66/2001/NĐ – CP ngày 28/9/2001 của chính phủ quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân thành phố cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng sau:
- Các tổ chức sử dụng đất.
- Nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân huyện cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng sau đây:
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất.
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất.
26
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất có các công trình như: đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ hoặc các công trình khác phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Thẩm quyền chứng nhận biến động lên GCNQSDĐ quy định như sau:
- Sở địa chính, sở địa chính nhà đất chứng nhận biến động vào GCNQSDĐ
thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
- Cơ quan địa chính cấp huyện chứng nhận biến động vào GCNQSDĐ thuộc
thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp.
2.3.1.3. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ
Theo thông tư 1990/TT – TCĐC ngày 30/11/2001 quy định tại khoản 3 chương 2
như sau:
1. Người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp
GCNQSDĐ:
- Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về đất đai.
- Những giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai trong từng thời kỳ của nhà nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam
Việt Nam, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà người được giao
đất, thuê vẫn tiếp tục sử dụng đất từ đó đến nay.
- GCNQSDĐ tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên
trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng
đất ở mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay mà không có tranh chấp.
- Giấy tờ về kế thừa, tặng cho nhà ở gắn liền với đất mà được ủy ban nhân dân
xã nơi có đất xác nhận và đất đó không có tranh chấp.
- Bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có
hiệu luật pháp luật.
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
27
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
- Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân xã nơi có đất thẩm tra là đất không có
tranh chấp và được ủy ban nhân dân huyện xác nhận kết quả thẩm tra của ủy ban
nhân dân cấp xã.
- Giấy tờ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia đình xã
viên của hợp tác xã từ trước ngày 28/6/1971.
- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng đất có các loại giấy tờ sau quy định trên mà đất đó nằm trong
quy hoạch xây dựng mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
nhưng chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được
cấp giấy.
3. Người sử dụng đất có một số loại giấy tờ quy định tại điểm 1 mà đất đó nằm
trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết định thu hồi
đất thì được cấp GCNQSDĐ nhưng phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ
an toàn công trình theo quy định của pháp luật.
2.3.1.4. Những trường hợp được xem xét cấp GCNQSDĐ
- Người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm 3.1 của
chương 2 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác ( do chưa làm thủ tục chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật ) được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
xác nhận không tranh chấp.
- Người sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại điểm 3.1 của chương 2,
được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận đất đó không có tranh chấp, phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại điểm 3.1 của
chương 2 mà đất đó nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích khác đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không được cấp GCNQSDĐ.
2.3.1.5. Quy trình cấp GCNQSDĐ theo thông tư 1990/TT – TCĐC
( (1) (2)
(6) (5)
(4) (3)
Người SDĐ UBND xã UBND huyện
28
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp GCNQSDĐ theo thông tư 1990/2001/TT – TCĐC
(1)Người sử dụng đất nộp hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất tại ủy ban
nhân dân xã.
(2)Sau khi UBND xã thẩm tra, xác nhận vào hồ sơ những trường hợp đủ điều
kiện cấp GCNQSDĐ trình ủy ban nhân dân huyện.
(3)Cơ quan địa chính nay là phòng tài nguyên môi trường thẩm định hồ sơ cấp
GCNQSDĐ về mức độ đầy đủ, chính xác của hồ sơ, xác định đủ điều kiện
cấp GCNQSDĐ, kết qủa thẩm định ghi vào đơn xin đăng ký quyền sử dụng
đất.
(4)Sau khi hoàn thành việc thẩm định, cơ quan địa chính chuyển hồ sơ cấp
GCNQSDĐ đã được thẩm định đến ủy ban nhân dân huyện kèm theo các văn
bản, tài liệu sau:
- Tờ trình thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
- Dự thảo quyết định cấp GCNQSDĐ kèm theo danh sách các trường hợp sử
dụng đất đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
- GCNQSDĐ cho những trường hợp đủ điều kiện. Thời hạn thẩm định và lập
hồ sơ trình duyệt của cơ quan địa chính không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
(5)Trong thời hạn 7 ngày kể ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan địa chính chuyển
đến ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định cấp GCNQSDĐ và ký
GCNQSDĐ cho những điều kiện. Sau khi người sử dụng đất thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính chuyển về ủy ban nhân dân xã.
(6)Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm đăng ký vào sổ địa chính và giao
GCNQSDĐ cho người sử dụng đất.
2.3.1.6. Tổng hợp kết quả đạt được năm 2005 đến năm 2006
Từ khi thực hiện công tác cấp giấy theo chỉ thị 10/1998 và chỉ thị 18/1999 của
thủ tướng, chính phủ cùng với sự áp dụng các văn bản hướng dẫn của chính phủ,
tổng cục địa chính … Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành đã đôn đốc việc cấp
Cơ quan địa
chính ( Phòng
TN&MT )
29
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
GCNQSDĐ theo thẩm quyền của huyện trong những năm qua và đạt được kết quả
như sau:
- Bảng 7 : Kết quả đăng ký cấp giấy CNQSDĐ năm 2005.
Đơn vị hành
chính Số Hộ Số Giấy
Diện tích
(m2)
So với kế hoạch được giao
Kế hoạch Tỷ lệ(%)
Long An 133 678 423,830 400 170
An Phước 126 165 165,417 150 110
Tam Phước 92 322 361,041 150 215
Long Đức 64 78 56,548 40 195
Lộc An 7 10 2,618 50 20
Tam An 39 71 58,929 150 47
An Hòa 95 175 47,032 150 117
Long Hưng 66 171 48,820 100 171
Phước Tân 205 848 528,830 500 170
Tân Hiệp 21 77 91,712 100 77
Bàu Cạn 68 154 125,657 100 154
Phước Thái 157 254 159,854 150 169
Phước Bình 61 145 247,785 50 290
Suối Trầu 9 53 53,942 40 133
Bình An 2 2 11,875 50 4
Bình Sơn 12 19 4,955 60 32
Cẩm Đường 32 41 12,720 80 51
Long Phước 30 59 127,689 50 20
TT.long Thành 500 692 337,556 700 99
Tổng 1,719 4,014 2,866,810 3,020 133
KHU VỰC NT 1,219 3,322 2,529,254 143 46,612
( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Long Thành)
Từ bảng trên ta có thể thấy nhu cầu ổn định đất đai để yên tâm sản xuất của
người dân ngày càng cao.Ngoài ra,người dân ngày càng nhận thức được tầm
quan trọng của giấy CNQSDĐ trong việc phát triển kinh tế. Năm 2005 công tác
cấp giấy CNQSDĐ huyện Long Thành được triển khai theo mô hình “ Một Cửa
Một Dấu ” cho nên tình hình cấp giấy được đẩy nhanh. Mặc dù mô hình này khá
mới nhưng cũng đạt được kết quả khả quan. Tổng số giấy CNQSDĐ đươc cấp là
4.014 giấy với tổng diện tích là 286,6810ha, vượt kế hoạch đề ra 133%.Khu vực
nông thôn chiếm gần 90% số giấy được cấp trong năm 2005 này. Trong đó xã
30
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
Phước Tân là xã cấp được nhiều giấy CNQSDĐ nhiều nhất với 52,8830ha,vượt kế
họach đề ra 170%.
-Bảng 8: Kết quả đăng ký cấp giấy CNQSDĐ năm 2006 huyện Long Thành
Đơn vị hành
chính
Số Hộ Số Giấy
Diện tích
(m2)
So với kế hoạch được giao
Kế hoạch Tỷ lệ(%)
Long An 96 309 354,953 200 155
An Phước 110 138 248,826 100 138
Tam Phước 61 190 424,988 50 380
Long Đức 28 30 19,845 40 75
Lộc An 6 13 30,846 25 52
Tam An 56 133 237,752 100 133
An Hòa 39 213 153,450 50 426
Long Hưng 18 56 60,467 150 37
Phước Tân 234 539 738,898 200 270
Tân Hiệp 23 66 96,684 40 165
Bàu Cạn 41 107 248,139 100 107
Phước Thái 180 262 227,295 75 349
Phước Bình 35 84 234,718 50 168
Suối Trầu 17 53 49,018 40 133
Bình An 9 20 39,254 50 40
Bình Sơn 18 29 127,875 50 58
Cẩm Đường 14 29 42,811 80 36
Long Phước 8 10 11,588 400 3
TT.long Thành 323 456 404,666 400 114
Tổng 1,316 2,737 3,752,073 2,200 124.41
KHU VỰC NT 993 2,281 3,347,407 1,800 126.72
( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Long Thành)
Qua bảng trên cho ta thấy, năm 2006 số hộ xin đăng ký cấp giấy CNQSDĐ
giảm khá nhiều.So với năm 2005, năm 2006 số giấy CNQSDĐ được cấp chỉ có
2.737 giấy với tồng diện tích 375,2073ha.Khu vực nông thôn năm 2006 chiếm
gần 84% số giấy được cấp với diện tích 334,7407ha.Tuy nhiên so với kế hoạch
đề ra đạt tới 124.41%.Năm nay, xã Phước Tân vẫn đứng đầu cả huyện về số giấy
được cấp 539 giấy với diện tích 73,8898 ha.
2.3.1.7. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2005 – 2006
Do giai đoạn này tình hình phát triển kinh tế còn tương đối thấp cho nên người
dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của GCNQSDĐ nhưng để quản lý diện tích đất đai
của huyện và tạo điều kiện cho người dân được làm chủ thửa đất mà mình đang
31
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
canh tác, cơ quan quản lý đất đai đã tiến hành các thủ tục cấp GCNQSDĐ cho nhân
dân toàn huyện.
Tuy nhiên trong giai đoạn này việc cấp GCNQSDĐ còn nghiên về phía nhà
nước. Công tác cấp phát GCNQSDĐ nay là khâu cuối cùng của công tác cấp giấy
chứng nhận để đáp ứng với nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên người dân ít
quan tâm về giấy chứng nhận vì tâm lý người dân nghĩ rằng có GCNQSDĐ người
dân phải nộp các khoản thuế và tiền làm giấy chứng nhận hoặc các xã ở vùng xa do
điều kiện đi lại khó khăn nên họ ít quan tâm đến việc nhận giấy chứng nhận điều
này một phần là do ý thức của người dân còn hạn chế, điều này gây khó khăn cho
công tác cấp GCNQSDĐ.
Trong thời gian này thì thời hạn để phát giấy chứng nhận do cơ quan cấp
không được người dân quan tâm. Có khi đã có GCNQSDĐ cho người dân rồi nhưng
người dân cũng không đến nhận điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân và cũng ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nhà nước.
Năm 2006 huyện tiếp tục tiến hành cấp mới giấy chứng nhận cho hộ gia đình
cá nhân sử dụng đất. Tiến hành cấp giấy cho các hình thức biến động như chuyển
nhượng, thừa kế, chuyển đổi nhưng số lượng đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận
không được người dân quan tâm. Mặt khác giai đoạn này công tác quản lý đất đai
trên địa bàn thiếu và còn yếu về trình độ chuyên môn cũng như sự quan tâm của các
cấp chính quyền cơ sở không được chặt chẽ trong việc cập nhật hóa thông tin biến
động đất đai dẫn đến việc điều chỉnh biến động không kịp thời. Trong giai đoạn này,
hiện tượng tự phát của các khu dân cư cập đường giao thông, hiện tượng sang
nhượng nhà đất trong khu vực thành thị rất phổ biến, việc chuyển nhượng đất ngầm
trong nội bộ nhân dân bằng giấy tay rất nhiều như cán bộ địa chính chưa kiểm soát
được tạo nhiều tiêu cực trong việc quản lý đất đai và tiến hành khâu cấp
GCNQSDĐ.
2.3.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ từ năm 2006 – 2008
2.3.2.1. Căn cứ pháp lý
Đây là giai đoạn mới trong công tác quản lý đất đai của nước ta. Sự ra đời của
luật đất đai 2003 đã mở ra một giai đoạn mới nhằm chấn chỉnh việc quản lý đất đai
và việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả.
Tiếp theo là hàng loạt các văn bản hướng dẫn việc thi hành luật đất đai như
nghị định 181/2004/CP ngày 29/10/2004, quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT
ngày 01/11/2004…
32
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
2.3.2.2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được quy định tại điều 52 của luật đất đai 2003 như
sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSDĐ cho
tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá
nhân nước ngoài trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp
GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ quy định tại khoản 1 điều này được
ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
2.3.2.3. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ
Điều 49, luật đất đai 2003 quy định như sau:
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích xã, phường, thị trấn.
2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 và 51 của luật này mà chưa
được cấp GCNQSDĐ.
4. Người được chuyển đổi nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử dụng đất là
pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân,
quyết định thi hành án hoặc quyết định của giải quyết tranh chấp đất đai của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của luật này.
8. Người mua nhà ở, gắn liền với đất ở.
9. Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở.
2.3.2.4. Quy định những trường hợp được xem xét cấp GCNQSDĐ
33
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
Theo điều 48 nghị định 181/2004/NĐ – CP quy định về việc cấp GCNQSDĐ
cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần
thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại
khoản 1,2 và 5 điều 50 của luật đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích
có giấy tờ được cấp GCNQSDĐ, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu
hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất theo quy hoạch mà đã có
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 điều 50 của luật đất đai được cấp GCNQSDĐ đối với phần diện tích
không có giấy tờ khi có đủ điều kiện sau:
a. Đất không có tranh chấp.
b. Đất được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc chi
tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được
xét duyệt, trường hợp đất được xây dựng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hoặc chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân
cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch kế hoạch đó.
Thời điểm sử dụng do ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi có đất xác
nhận.
c. Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01
tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của chính phủ
về thu tiền sử dụng đất.
d. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất mà trước đây nhà nước đã có quyết định
quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước nhưng
trong thực tế nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình cá nhân đó được tiếp tục
sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền
sử dụng đất.
2.3.3.5. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định
181/2004/NĐ – CP, ngày 29/10/2004
Theo điều 135 nghị định 181/2004/NĐ – CP thì trình tự, thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
(2)
(1) (3)
(8) (7) (6)
NGƯỜI
SDĐ
UBND
XÃ
VPĐKQSDĐ P.TN & MT
34
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
(5) (4)
Sơ đô 2.2: Quy trình cấp giấy chứng nhận theo nghị định 181/2004/NĐ – CP
(1) Hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã
(2) Ủy ban nhân dân xã thẩm tra, các nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, xem
xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Gửi hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ( VP. ĐKQSDĐ ).
(3) VP. ĐKQSDĐ sau khi nhận được hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì tiến hành kiểm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện ( ghi ý kiến đối với
trường hợp không đủ điều kiện ). Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trích lục bản đồ địa chính, hoặc
trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính), trích
sao hồ sơ địa chính và gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định
nghĩa vụ tài chính. Sau đó gửi hồ sơ những trường hợp nào đủ điều kiện
và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kèm theo
trích lục hồ sơ địa chính, sau đó gửi hồ sơ những trường hợp nào đủ điều
kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kèm
theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích sao hồ sơ địa chính đến phòng
tài nguyên và môi trường.
(4) Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trình
UBND huyện.
(5) UBND huyện duyệt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển về
phòng tài nguyên và môi trường.
(6) Phòng tài nguyên và môi trường gửi về VP. ĐKQSDĐ.
(7) VP. ĐKQSDĐ thực hiện vào sổ địa chính và trả duyệt giấy chứng nhận về
UBND xã.
2.3.3.6. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2007 đến
năm 2008
UBND
HUYỆN
35
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
- Bảng 9 : Kết quả đăng ký cấp giấy CNQSDĐ năm 2007 huyện Long Thành
Đơn vị hành chính Số Hộ Số Giấy Diện tích (m2)
So với kế hoạch được giao
Kế hoạch Tỷ lệ(%)
Long An 98 270 299,166 150 180.00
An Phước 171 235 442,896 100 235.00
Tam Phước 78 252 506,492 100 252.00
Long Đức 80 98 31,233 40 245.00
Lộc An 14 22 46,353 50 44.00
Tam An 66 148 253,364 100 148.00
An Hòa 39 93 28,497 50 186.00
Long Hưng 33 120 92,590 100 120.00
Phước Tân 132 310 419,795 150 206.67
Tân Hiệp 45 136 273,853 40 340.00
Bàu Cạn 131 273 790,685 100 273.00
Phước Thái 161 270 165,798 100 270.00
Phước Bình 66 120 468,324 50 240.00
Suối Trầu 80 169 508,899 40 422.50
Bình An 2 8 10,754 50 16.00
Bình Sơn 46 78 136,013 50 156.00
Cẩm Đường 22 26 45,361 80 32.50
Long Phước 227 554 876,495
TT.long Thành 596 842 584,335 300 280.67
Tổng 2,087 4,024 5,980,903 1,650 243.88
KHU VỰC NT 1,491 3,182 5,396,568 1,350 235.70
( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Long Thành)
Năm 2007 số giấy CNQSDĐ được cấp tăng rõ rệt so với năm 2006 một
phần do triển khai tốt Nghị định 84/20007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính
phủ.Mặt khác, do nhu cầu được cấp giấy CNQSDĐ của người dân ngày càng
nhiều,số giấy CNQSDĐ được cấp của toàn huyện số giấy là 4,024 giấy với tổng
diện tích 598,0903ha vượt kế hoạch đề ra hơn 243%.Năm nay,được cấp nhiều ở
huyện chủ yếu tại Thị trấn Long Thành với 842 giấy CNQSDĐ với diện tích
58,4335ha.
- Bảng 10 : Kết quả đăng ký cấp giấy CNQSDĐ ở huyện Long Thành từ đầu
năm 2008 đến tháng 11/2008.
Đơn vị hành chính Số Hộ Số Giấy
Diện tích
(m2)
So với kế hoạch được giao
Kế hoạch Tỷ lệ(%)
Long An 196 685 508,065 150 456.67
36
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
An Phước 76 112 167,282 100 112.00
Tam Phước 39 117 233,973 120 97.50
Long Đức 109 167 66,493 40 417.50
Lộc An 20 44 71,188 20 220.00
Tam An 33 46 95,651 80 57.50
An Hòa 42 53 44,639 150 35.33
Long Hưng 48 75 76,171 200 37.50
Phước Tân 59 114 266,818 300 38.00
Tân Hiệp 56 176 289,939 50 352.00
Bàu Cạn 169 303 608,905 80 378.75
Phước Thái 65 170 185,977 150 113.33
Phước Bình 183 320 915,114 150 213.33
Suối Trầu 26 35 39,921 50 70.00
Bình An 113 171 359,373 130 131.54
Bình Sơn 27 49 117,268 40 122.50
Cẩm Đường 97 152 220,742 40 380.00
Long Phước 392 685 1,471,618 350 195.71
TT.long Thành 469 680 363,399 300 226.67
Tổng 2,219 4,154 6,102,536 2,500 166.16
KHU VỰC NT 1,750 3,474 5,739,137 2,200 157.91
( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Long Thành)
- Công tác cấp giấy CNQSDĐ từ ngày 01/01/2008 đến ngày 30/10/2008 đã cấp
được 2.219 hồ sơ/4.154 giấy/610,25 ha đạt 166,16% so với chỉ tiêu kế hoạch huyện
giao. Trong đó khu vực nông thôn cấp được 1.750 hồ sơ/3.474 giấy/573,91 ha đạt
157,91% so với chỉ tiêu huyện giao; khu vực đô thị cấp được 469 hồ sơ/680
giấy/36,33 ha đạt 226,67% so với chỉ tiêu huyện giao.
- Ước thực hiện 02 tháng cuối năm 2008 cấp được khoảng 446 giấy, nâng tổng
số trong năm 2008 cấp được 4.600 giấy đạt 184,00% so với chỉ tiêu kế hoạch huyện
giao và đạt 114,31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khu vực nông thôn cấp
được 3.858 giấy đạt 175,36% so với chỉ tiêu huyện giao; khu vực đô thị cấp được
750 giấy đạt 250,00%. Nâng tổng số từ năm 1993 cho đến nay cấp được 49.371
giấy, trong đó khu vực nông thôn cấp được 44.122 giấy; khu vực đô thị cấp được
5.249giấy.
- Công tác phát giấy CNQSDĐ ước đến cuối năm 2008, Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất huyện phát 4.478 giấy.
- Số giấy còn tồn chưa phát 951 giấy trong đó số giấy còn tồn tại các xã, thị
trấn là 805 giấy; số giấy còn tồn tại Văn phòng ĐKQSDĐ là 146 giấy.
37
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
Tính đến thời điểm hiện nay công tác cấp đổi giấy CNQSDĐ tại các xã Long
Phước, An Phước, Tam Phước, Tam An, Phước Tân được 1.775 hồ sơ/3.518 giấy.
2.3.2.7. Đánh giá chung tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai
đoạn 2007 – 2008
Huyện Long thành được đo đạc lập hồ sơ địa chính từ năm 1990 về căn bản
đến cuối năm 2008 thì căn bản đã hoàn thành xong công việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên
còn một số trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ ở một số xã còn tồn động.
Nguyên nhân các xã còn nhiều thửa chưa cấp giấy chứng nhận là do hồ sơ địa
chính đo đạc trước năm 1993 không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, do đó cần
phải điều chỉnh cho phù hợp mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mặt khác còn các trường hợp như, trên thực tế người dân sử dụng thửa đất
nhưng trong hồ sơ địa chính chưa có số thửa diện tích cụ thể, nguồn gốc đất chưa
điều tra chính xác.
Việc lập thủ tục xác lập pháp lý để cấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức ở
từng địa phương chưa thực hiện. Nguyên nhân do các địa phương chưa quan tâm
triển khai đồng bộ để lập thủ tục về trên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các tổ chức.
Về hiệu qủa cấp giấy chứng nhận:
Trình tự thời gian của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn
này chưa đạt hiệu qủa vì:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các trường hợp cấp mới, cấp
đổi, chuyển nhượng, thừa kế được tiến hành trong vòng 30 ngày cho nên những
trường hợp như chuyển quyền, thừa kế,… người dân muốn có GCNQSDĐ sớm để
thực hiện quyền của người sử dụng đất ( vay vốn ngân hàng ) nhưng thời gian giao
trả sổ kéo dài gây chậm trễ. Do nhiều nguyên nhân đã tác động đến thời gian giao
trả kết quả cho người dân. Do huyện Long Thành mới ra đời Văn Phòng Đăng Ký
Quyền Sử Dụng Đất do đó việc áp dụng các thủ tục theo thông tư số
30/205/TTLT/BTC – BTNMT ngày 18/04/2005 của bộ tài chính và bộ tài nguyên
môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện
nghĩa vụ tài chính chưa triển khai đi vào hoạt động có nề nếp, đồng thời do các hồ
sơ có quá nhiều thông tin cần phải ghi đầy đủ chính xác, mà người dân chưa am
hiểu cụ thể, tiếp nhận hồ sơ cũng chưa đáp ứng theo năng lực chuyên môn dẫn đến
38
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
tình trạng chuyển trả hồ sơ nhiều lần cũng ảnh hưởng đến hiệu qủa cấp giấy. Mặt
khác kết quả viết giấy chứng nhận đôi lúc cũng còn sai sót. Các chi tiết trên giấy
chứng nhận như năm sinh, số CMND, địa chỉ người sử dụng đất cũng ảnh hưởng
đến việc cấp giấy chứng nhận dẫn đến cải cách quy trình cấp giấy chứng nhận cho
nhân dân.
2.3.3. So sánh quy trình cấp GCNQSDĐ theo thông tư 1990/2001/TT – TCĐC
và quy trình đăng ký cấp GCNQSDĐ theo nghị định 181/2004/CP
Giống nhau:
Về thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy, nội dung thực hiện các bước như kiểm
tra, xem xét, thẩm tra hồ sơ từ cấp xã đến cấp huyện.
Khác nhau:
Nghị định 181/2004/NĐ – CP của chính phủ thực hiện theo quy trình một cửa
một dấu với thành lập thêm văn phòng đăng ký đất là cơ quan dịch vụ công có chức
năng tổ chức thực hiện đăng ký về sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất
quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan môi trường trong việc thực hiện thủ tục
hành chính về quản lý sử dụng đất. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND xã và
nhận giấy chứng nhận tại UBND xã sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.
Quy trình thông tư 1990/2001/TT – TCĐC thì UBND xã trực tiếp lên UBND
huyện nộp hồ sơ cấp giấy không như bây giờ UBND xã đem hồ sơ đến văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất sau đó phòng tài nguyên và môi trường trình lên UBND
huyện xem xét ký giấy chứng nhận.
Tại địa phương việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đúng theo thông tư 1990/2001/TT – TCĐC của tổng cục địa chính. Theo Nghị định
181/2004/NĐ – CP của chính phủ thì địa phương thực hiện như sau: người sử dụng
đất đem hồ sơ trực tiếp đến VP. ĐKQSDĐ. VP. ĐKQSDĐ trực tiếp nhận hồ sơ, ghi
giấy hẹn cho người sử dụng đất. Các bước tiếp theo thực hiện giống như nghị định
181. Điểm khác ở đây là người sử dụng đất trực tiếp nộp hồ sơ tại VP. ĐKQSDĐ và
nhận GCNQSDĐ cũng tại nơi nhận hồ sơ không thông qua UBND xã để nộp hồ sơ.
UBND xã chỉ việc xác nhận nguồn gốc của thửa đất của người sử dụng đất.
2.3.4. Một số kết quả đạt được thông qua công tác cấp GCNQSDĐ
Từ việc đăng ký và cấp giấy CNQSDĐ cho người sử dụng đất đã đem lại
nhiều lợi ích khác nhau làm tiêu đề cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương, làm cơ sở cho sự tăng cường hiệu quả đạt về mọi mặt mà đất đai là tư
39
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu cho sự phát triển. Có thể nói việc cấp giấy
CNQSDĐ đã mang lại hiệu quả trên mọi phương tiện khác của đời sống con
người, những hiệu quả đạt được đó không tách rời nhau mà chúng bổ sung cho
nhau gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Từ những hiệu quả đạt được trên lĩnh vực này
sẽ là cơ sở động lực cho sự gia tăng hiệu quả đạt được trên lĩnh vực khác.
- Lĩnh vực sử dụng đất
+ Khi giấy CNQSDĐ được cấp đã xóa bỏ quan hệ cổ hũ của người sử
dụng đất” là quyền sở hữu ruộng đất” trước đây. Giúp người sử dụng đất ngày
càng yên tâm hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm mục
đích chủ yếu là nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất.
+ Cấp giấy CNQSDĐ tạo cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư trên
mảnh đất của mình về trồng trọt, chăn nuôi lẫn các công trình phục vụ trên đất
mang lại lợi ích tối ưu.
+ Thông qua giấy CNQSDĐ người sử dụng đất có thể vay vốn tín dụng để
đầu tư phát triển sản xuất qua việc thế chấp giấy CNQSDĐ cho ngân hàng hoặc
các tổ chức tín dụng, mà rộng hơn là việc cho thuê, góp vốn bằng giá trị QSDĐ
để nâng cao hiệu quả đạt được thông qua lọai đất được giao theo mục đích sử
dụng
- Lĩnh vực kinh tế
+ Về phía người sử dụng đất thì hiệu quả đạt được xuất phát từ việc sử
dụng đất mà họ đầu tư
+ Về phía nhà nước:
• Tăng thu ngân sách cho nhà nước từ các khoản thu khi tiến hành cấp
giấy CNQSDĐ. Trong quá trình sử dụng đất thì các họat động dân sự
về đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê giữa người sử dụng
đất đã mang lại cho nhà nước một nguồn thu từ việc thu thuế qua họat
động dân sự đó kể cả các công trình trên đất mang lại.
• Từ việc cấp giấy CNQSDĐ giúp địa phương nắm chắc được cơ cấu quỹ
đất, xác định thực trạng cơ cấu kinh tế của địa phương nhằm định
hướng quy mô và tốc độ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của địa
phương.
40
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
• Thông qua công tác cấp giấy CNQSDĐ sẽ xác định được diện tích các
diện tích bị bao chiếm trái phép của các tổ chức cá nhân, tiến hành thu
hồi diện tích trên để cùng với quỹ đất công ích được cho thuê sử dụng
tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương quản lý.
- Lĩnh vực xã hội
+ Khi diện tích các lọai đất được cấp giấy CNQSDĐ thì việc tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai giữa các chủ sở hữu sẽ giảm hẳn, góp phần xây dựng
an ninh xã hội tốt hơn. Các cấp chính quyền không còn liên tục giải quyết các
tranh chấp về đất đai gây mất trật tự.
+ Từ lợi ích về kinh tế mang lại mà người sử dụng đất đã đầu tư trên đất
đã góp phần nâng cao thu nhập cho họ, giảm bớt được sự chênh lệch giàu nghèo,
đảm bảo công bằng xã hội là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai
Có thể nói qua công tác cấp giấy CNQSDĐ cho người sử dụng đất đã mang lại
nhiều thuận lợi không chỉ đối với việc quản lý về xã hội mà còn mang lại những
hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương đó :
+ Góp phần đưa luật đất đai vào áp dụng, đảm bảo luật đất đai được chấp
hành nghiêm chỉnh và thuận lợi.
+ Các khoản ngân sách Nhà nước thu hồi từ đất một phần sẽ được đầu tư
phục vụ cho việc tổ chức quản lý của ngành được tốt hơn.
+ Giúp Nhà nước và UBND các cấp nắm chắc được cơ cấu quỹ đất biến
động qua từng năm của địa phương theo từng loại đất để làm cơ sở cho việc tiến
hành tốt công tác quy họach, kế họach sử dụng đất, xây dựng các chương trình,
các kế họach phát triển cho từng địa phương.
+ Đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mục đích, những sai phạm về mục
đích sử dụng đất sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời.
+ Những diện tích đất đã được cấp giấy CNQSDĐ nếu có tranh chấp
khiếu nại về đất đai thì sẽ được thẩm quyền giải quyết của tòa án. Điều đó sẻ làm
giảm bớt áp lực của cơ quan hành chính trong việc giải quyết tranh chấp đất
khiếu nại.Từ những hồ sơ địa chính sau cấp giấy chứng nhận sẽ là căn cứ pháp lý
để ngành tòa án giải quyết thuận lợi và có cơ sở hơn.
41
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
+ Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai chặt cẽ hơn với
cơ chế thành lập mô hình “ Một Cửa, Một Dấu” sẽ rút ngắn được thời gian giải
quyết hồ sơ, góp phần tích cực vào việc cải cách thủ tục hành chính. Đây là ưu
điểm mà huyện đang cần thực hiện giúp người dân giải quyết hồ sơ chuyển
nhượng trong ngày, hạn chế việc đi lại mất thời gian của nhân dân.
2.3.5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác đăng ký cấp giấy CNQSDĐ
a. Thuận lợi:
+ Người sử dụng đất ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của giấy CNQSD
Đ . Từ đó ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với nhu cầu sử
dụng đất.
+ Việc giao đất ổn định đất nông nghiệp cũng như đất ở tạo điều kiện cho
nhân dân yên tâm sản xuất- kinh doanh, đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi
để thực hiện tốt việc quản lý đất đai.
+ Bản đồ địa chính từng xã đã được thiết lập hoàn thành, sơ đồ giải thửa
đã được xác lập rõ ràng, chi tiết để các xã quản lý chắc phần diện tích thuộc địa
giới của mình một cách cụ thể hơn.
+ Các quy định pháp luật về đất đai được Nhà nước ban hành cụ thể, rõ
ràng, chi tiết là yếu tố cơ bản quan trong để thực hiện việc quản lý đồng bộ và
thống nhất. Các cấp Đảng Ủy và chính quyền tập trung sự lãnh đạo và chị đạo
sâu sắc, cán bộ địa chính ở sở được củng cố, nâng cao năng lực làm việc và có
trách nhiệm trong công tác.
+ Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ,
thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định, đồng thời nâng cao tính chủ động
điều hành công việc ở địa phương, trong đó có lĩnh vực địa chính.
+ Vai trò của cán bộ địa chính cấp Huyện được chuyên môn hóa, làm tốt
hơn việc phân công kiểm tra theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các
cán bộ địa chính xã ngày càng được nâng cao thể hiện qua các lớp bồi dưỡng do
Tỉnh tổ chức.
b. Khó khăn:
+ Bộ máy làm việc của phòng Tài Nguyên- Môi Trường huyện Long
Thành trong những năm qua chưa đủ biên chế để đảm nhiệm các công việc theo
chuyên môn, luôn luôn chạy theo công việc đột xuất của UBND Huyện, đã gây ra
những khó khăn trong công tác đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSDĐ nói riêng
42
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
và công tác khác có liên quan đến đất đai.Vì nhiệm vụ tăng thêm nhưng chưa bổ
sung biên chế, nên chậm bàn giao công việc.
Tình hình sử dụng đất có nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng những công tác
xác minh của cán bộ địa chính.
+ Do bản đồ giải thửa còn nhiều sai sót so với thực tế về hình thể diện
tích, đo bao, nên có nhiều chủ sử dụng trên một thửa.
+ Người sử dụng đất chưa hiểu rõ pháp luật về đất đai nên dẫn đến nhiều
vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo,…nhưng khi giải quyết thì họ không đồng ý vì họ
không được lợi.
+ Những vướng mắc trong công tác chuyên môn khi thực hiện các văn bản
quy định pháp luật về đất đai và môi trường. Tuy đã được các bộ, cơ quan TW,
Chính phủ ban hành ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng trong lĩnh vực cụ thể vẫn
còn thiếu và chưa đồng bộ làm cho địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ
+ Những tác động của cơ chế thị trường làm cho đất đai trở thành một lọai
hàng hóa đặc biệt dễ sinh lời trong việc đầu tư. Do đó nhiều người đều quan tâm
và tìm mọi cách chiếm dụng đất, bất chấp luật pháp hoặc lợi dụng sự sơ hở trong
công tác quản lý để lấn chiếm trái phép gây khó khăn đối với một số trường hợp
chưa cấp giấy, gây khó khăn trong công tác cấp giấy.
Tồn tại:
+ Công tác lập hồ sơ địa chính chưa hoàn thành cho toàn Huyện cho nên
có xã vẫn chưa thực hiện công tác đăng ký cấp giấy CNQSDĐ.
+ Nhân dân đã xây dựng nhà ở và các công trình phụ không tập trung
trong phạm vi 300m2 đất ở theo quy định, mà nằm rải rác trong vườn nên việc
xác định diện tích đất ở tốn nhiều thời gian trong công tác kiểm tra thực tế cho
việc cấp giấy CNQSDĐ.
+ Một số xã đầu tư chưa đúng mức công tác cấp giấy CNQSDĐ nên dẫn
đến không đạt chỉ tiêu đưa ra trong kế hoạch.
Những giải pháp cần khắc phục trong công tác đăng ký cấp giấy
CNQSDĐ.
a. Định hướng đề xuất giải pháp
43
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
Qua thực tế công tác cấp giấy nhìn thấy những khó khăn tồn tại chưa khắc
phục được, nhằm đem lại lợi ích cho người sử dụng đất và tạo điều kiện cho nhà
nước thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tôi có đề xuất như sau:
- Cần tập trung giải quyết dứt điểm, nhanh chóng các khâu công việc
nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt, đồng thời cử cán bộ hỗ trợ, đảm bảo thực hiện
đúng theo kế hoạch, tập trung giải quyết một số đơn còn tồn đọng, các đơn chưa
đủ điều kiện cấp giấy, hướng dẫn cho chủ sử dụng đất làm thủ tục bổ sung hồ sơ
đã kê khai đăng ký
- Đối với huyện phải tích cực chỉ đạo, đưa ra những phương hướng chính
sách, hướng dẫn cán bộ chuyên môn một cách cụ thể, có những biện pháp hổ trợ
trong công tác cấp giấy đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
- Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ theo
hướng lâu dài. Bên cạnh đó phải chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp
cơ sở để giúp Nhà nước quản lý thống nhất về đất đai.
- Cần đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, bên cạnh đó cần có biện pháp
cụ thể hỗ trợ, đôn đốc thường xuyên nhằm đảm bảo đúng kế họach đề ra.
- Quy định về các khoản thu khá cao điều này đã gây trở ngại cho những
hộ còn gặp khó khăn, cần có những biện pháp cụ thể đối với những trường hợp
này nhằm đảm bảo cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình.Bên cạnh đó cần có biện pháp cụ thể đối với trường hợp
không đăng ký, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai trong
quá trình xét duyệt hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ
- Trong các khâu quản lý địa chính, cần trang bị những phương tiện máy
móc hiện đại để quản lý đất đai được tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn.
- Hiện nay tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa lập thủ tục
thông qua nhà nước cón khá nhiều, UBND các cấp cần có biện pháp xử lý mạnh
các trường hợp này
b. Hoàn thiện công tác cấp giấy CNQSDĐ
- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan trong công tác
xét duyệt cấp giấy CNQSDĐ.
44
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
- Cần nhanh chóng chỉnh sửa bộ hồ sơ địa chính cho các xã để họ thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như tầm quan trọng của việc đăng ký, cấp
giấy CNQSDĐ một cách chính xác.
- Đề đẩy mạnh và hoàn thiện công tác cấp giấy cho một số diện tích còn
lại luôn cần đến một chính sách tuyên truyền, giải thích cho ngưới dân hiểu rõ lợi
ích của việc đăng ký và vận động số hộ chưa đăng ký đến đăng ký để được cấp
giấy CNQSDĐ
- Nhanh chóng hoàn thành công tác chỉnh sửa bản đồ địa chính để nhằm
phục vụ công tác cấp giấy một cách chính xác, hiệu quả, rút ngắn thời gian trong
công việc kiểm tra, chỉnh lý, tính toán diện tích một cách dễ dàng.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Công tác kê hai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một
công tác hết sức quan trọng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người sử
dụng đất thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình để họ có thể an tâm
sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một công tác có ý nghĩa
lớn về mặt pháp lý, mang tính khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện tốt để quản lý đất
đai.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay huyện Long Thành đã cấp được
14.929 giấy với diện tích được cấp là 1870,2322ha. Hướng tới Ủy ban nhân dân
cấp xã sẽ tiếp tục tổ chức đăng ký giải quyết các đơn còn tồn đọng để cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện hiện
nay đã được sự quan tâm giúp đở của các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện thuận
45
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
lợi cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện thuận lợi
và dể dàng.
Trên cơ sở đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đã thiết lập được hệ thống hồ
sơ tài liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai thường xuyên ở địa
phương. Nhìn chung thông qua các công tác này Huyện đã từng bước quản lý đất
đai ,một cách chặt chẽ để thống nhất hơn và đảm bảo đúng pháp luật.
Như vậy trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay Huyện đã cơ bản hoàn thành
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhưng vẫn chưa đạt được theo
như yêu cầu của Huyện đề ra) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai
trên địa bàn Huyện.
Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phát hiện và sử
lý kịp thời các trường hợp sai phạm của người dân trong quá trình sử dụng như:
tự động chuyển mục đích sử dụng đất, mua bán trái phép, lấn chiếm,…bên cạnh
đó việc sử lý vi phạm còn chưa kiên quyết, kịp thời đã dấn đến trì trệ tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cần nâng cao hơn nữa công tác tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp
luật đất đai, một cách sâu rộng và hiệu quả hơn trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là
trong nhân dân. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai.
2. KIẾN NGHỊ
Ngành tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương phối hợp với các ngành có
liên quan tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật điều chỉnh công tác cấp
GCNQSDĐ nói riêng và quản lý Nhà nước về đất đai nói chung để tránh những
chồng chéo, mâu thuẫn, bên cạnh đó phải xem xét đến khả năng phù hợp của cácvăn
bản đối với từng địa phương cụ thể. Đồng thời rà soát xem lại các đối tượng sử dụng
đất mà không đủ điều kiện cấp giấy để tìm hướng tháo gỡ và giải quyết dứt điểm.
Từ kết quả đã đạt được như trên và trong quá trình thực tập tại địa phương
về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề tài xin được kiến nghi
một số ý như sau:
- Cần tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai đến ngưới dân trên mọi
thông tin đại chúng, để người dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
- Cần giải quyết dứt điểm số đơn còn tồn đọng, hướng dẫn chủ sử dụng đất
kê khai bổ sung đối với những trường hợp đơn còn thiếu, chưa đủ điều kiện.
46
Ngành: Quản Lí Đất Đai SVTH: Huỳnh Trung Dũng
- Xử lý nghiêm minh các trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm luật đất
đai.
- Tập trung tiến hành xử lý các trường hợp tranh chấp, khiếu nại tố cáo.
- Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính.
- Có biện pháp ngăn ngừa và xử lý các hành vi có tính chất tiêu cực làm
ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai
- Nghiên cứu về các khoản thu từ việc cấp giấy CNQSDĐ cho phù hợp với
mức thu nhập cùa người dân tại địa phương đặc biệt là những gia đình chính sách
-Đầu tư kinh phí đúng mức cho mỗi phương án kê khai đăng ký, cấp giấy
CNQSDĐ tại mỗi địa phương cho phù hợp để việc thực hiện triển khai công tác
này một cách hiệu quả.
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_tinh_hinh_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung_dat_tren_dia_ban_huyen_long_thanh_tinh_dong_nai_7542.pdf