- Việc sử dụng đất ở, đất chuyên dùng thiếu quy hoạch. Mặt khác, sự thiếu
vốn, thiếu đầu tư làm giảm tác dụng làm cơ sở và thúc đẩy và thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế, xã hội.
- Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp chỉ đạt 6,69%. Trong khi đó tỷ lệ đất chưa
sử dụng lên tới 51,87%. Hiệu quả sản xuất thấp do điều kiện sản xuất khó khăn
và thiếu đầu tư. Một số chủ trương phát triển kinh tế xã hội không hợp lý cũng
làm giảm hiệu quả sử dụng đất.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3133 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất gò đồi huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 21, 2004
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT GÒ ĐỒI
HUYỆN HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hồ Kiệt, Huỳnh Văn Chương và CTV
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 505.400 ha, trong
đó đất chưa sử dụng mà hầu hết là đất đồi núi chiếm tỷ lệ rất lớn (khoảng 39%).
Đây là khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội cũng như việc quản lý sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên vùng đồi núi
của tỉnh. Những nghiên cứu này là hết sức quý giá nhằm khắc phục những điều
kiện tự nhiên kinh tế đang diễn ra bất lợi cho vùng, đồng thời đây cũng là những
cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo của vùng.
Để tiếp tục góp phần đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đồi vùng
Tây Thừa Thiên Huế làm cơ sở cho việc định hướng các bước tiếp theo cho việc
6
khai thác tiềm năng vùng đất này trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
vùng gò đồi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế".
1.2. Mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu:
Mục đích: Đánh giá các yếu tố tác động đến việc quản lý và sử dụng đất
vùng gò đồi bước đầu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng đất và các
quy hoạch chuyên ngành, nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên vùng gò
đồi phía Tây Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi lãnh thổ vùng nghiên cứu đó là vùng gò đồi
huyện Hương Trà là khu vực phía Tây tiếp giáp với thành phố Huế. Trong đó chủ
yếu nghiên cứu các đối tượng tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý
và sử dụng đất.
Nội dung đề tài bao gồm
1. Đánh giá các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến quản lý
và sử dụng đất vùng gò đồi huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi huyện Hương Trà tỉnh
Thừa Thiên Huế
7
3. Đánh giá tổng quát về tiềm năng đất nông, lâm nghiệp khu vực nghiên
cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp chính được sử dụng là:
Nhóm các phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập các số liệu sẵn có và các kết quả nghiên cứu trước tại khu vực
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phỏng vấn các hộ gia đình có sử dụng đất theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên trong nhóm đã định trước.
- Điều tra thực địa
Phương pháp bản đồ
- Sử dụng các phương pháp thành lập bản đồ số và phép overlay trên
Mapinfo 6.0
Nhóm các phương pháp xử lý số liệu, phân tích đánh giá, dự báo
8
- Xử lý số liệu và đánh giá các hiện tượng bằng các thuật toán thống kê.
- Chẩn đoán dự báo thông qua modul DIAGNOSTIC của phần mềm thống
kê STAGRAF ver. 7.0
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tiểu vùng gò
đồi Hương Trà:
Vùng đất gò đồi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng kinh tế và có
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phân bố trong
6 huyện: Nam Đông, Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới.
Có thể chia vùng gò đồi Thừa Thiên Huế thành những tiểu vùng bao gồm:
tiểu vùng Phong Điền, tiểu vùng Hương Trà, tiểu vùng Hương Thủy - Phú Lộc,
tiểu vùng Nam Đông.
Tổng diện tích vùng gò đồi Hương Trà là 31.628 ha (60,7% tổng diện tích
tự nhiên của huyện), bao gồm 5 xã: Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương
Bình và Hồng Tiến.
Tiểu vùng gò đồi Hương Trà có địa hình dốc, cao dần từ Đông sang Tây,
với chiều dài tới 20 km; có độ cao trung bình từ 100m đến 200m, độ dốc trung
bình từ 15o - 20o, cục bộ độ dốc lớn hơn 25o. Sự phân bố phức tạp của hệ thống
thủy văn làm cho địa hình của tiểu vùng bị phân cắt mạnh cả theo chiều đứng và
9
mặt bằng. Theo bản đồ thổ nhưỡng và kết quả đánh giá thực địa, ở vùng này
chiếm ưu thế là các loại đất phát triển trên đá sét, đá granit, phù sa cổ và đá cát.
Qua kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có thể nhận xét
chung như sau:
Thuận lợi
- Có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp; khá
thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, phát triển kinh tế gia đình,
kinh tế trang trại.
- Cơ cấu dân số trẻ, có lực lượng lao động đông.
- Cơ sở hạ tầng đủ về số lượng các công trình cơ bản như điện, đường giao
thông, trường học, trạm y tế..., đáp ứng được ở mức độ nhất định nhu cầu phát
triển của vùng.
- Có tiềm năng về du lịch với những cảnh quan tự nhiên và các di tích lịch
sử, bước đầu có khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch.
Khó khăn
- Lượng mưa tập trung theo mùa nên thường gây ra hạn hán, lũ lụt; điều
kiện địa hình phức tạp gây ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống.
10
- Mặc dầu đã có những phát triển nhất định song cơ sở hạ tầng vẫn chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ tăng dân số cao, chất lượng dân cư còn hạn chế;
thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là cho việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Quỹ đất lớn song sử dụng chưa hợp lý, còn để đất hoang hóa nhiều.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, chất lượng dân cư còn hạn chế.
2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai vùng gò đồi huyện Hương Trà:
Năm 1994, bản đồ địa chính được thành lập tại xã Hương Thọ theo lưới toa
độ chuẩn quốc gia. Ngoài ra, các xã thuộc vùng nghiên cứu chưa có bản đồ địa
chính đo vẽ theo quy phạm quốc gia. Đây là khó khăn lớn nhất của vùng trong
việc quản lý và sử dụng đất.
UBND các xã đã phổ biến các chính sách của nhà nước về các vấn đề có
liên quan đến đất đai. Cán bộ địa chính xã có vai trò quan trọng trong việc nâng
cao hiệu lực của hệ thống pháp luật đất đai. Tuy vậy còn một bộ phận lớn nhân
dân hoàn toàn chưa hiểu hoặc còn mơ hồ về các quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất đã được pháp luật quy định (thể hiện ở bảng 1).
Bảng 1: Trình độ văn hóa và hiểu biết luật đất đai của cư dân vùng nghiên cứu
Trình độ văn hóa Hiểu biết luật đất đai
11
Mức độ Tỷ lệ (%) Mức độ Tỷ lệ (%)
Không biết chữ 12,5 Không biết 44,2
Đến tiểu học 18,3 Biết ít 27,5
Đến THCS 45,8 Biết 25,8
Đến PTTH 17,5 Hiểu rõ 2,5
Tốt nghiệp PTTH 5,8
(Tổng số mẫu điều tra là 150; Trình độ văn hóa được xác định
là trình độ cao nhất của chồng hoặc vợ chủ hộ)
Như vậy, có thể thấy có đến trên 44% số hộ được điều tra hoàn toàn không
có hiểu biết về Luật Đất đai; 27,5% có biết chút ít về Luật Đất đai. Với số lượng
lớn người dân có rất ít hiểu biết về Luật Đất đai như vậy, có thể nói, đây là một
trong những nguyên nhân hết sức cơ bản ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính
sách và pháp luật đất đai ở vùng nghiên cứu.
Kết quả cho đến năm 2001 đã giao được 1472,93 ha đất nông nghiệp cho
hộ gia đình và cá nhân (chiếm 76,56% diện tích đất nông nghiệp). Kết quả đó đã
12
có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao hiệu lực quản lý đất đai và hiệu quả
sản xuất nông nghiệp.
Việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP (ngày 27/9/1993 của Chính Phủ)
diễn ra rất chậm (đến năm 2001 mới chỉ thực hiện đối với khoảng 33% đất nông
nghiệp). Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mới dừng
ở khâu kê khai, lập hồ sơ. (Riêng Hương Thọ, UBND xã đã xét đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận cho 703/913 hộ). Đối với đất lâm nghiệp và đất ở việc cấp giấy
chứng nhận chưa triển khai thực hiện.
Công tác thống kê kiểm kê đất trên địa bàn vùng được thực hiện thường
xuyên, dựa trên cơ sở những ghi chép thay đổi tình hình sử dụng đất của các cán
bộ địa chính xã, báo cáo định kỳ 6 tháng một lần cho phòng địa chính huyện
Hương Trà. Tuy nhiên, do trình độ nghiệp vụ của cán bộ địa chính các cấp còn
hạn chế, điều kiện tự nhiên trong vùng khá phức tạp, cơ sở dữ liệu, (đặc biệt là
bản đồ) còn nghèo nàn, thiếu chính xác, việc thực hiện các quy định về thống kê
thiếu kịp thời và nghiêm túc... dẫn đến kết quả thống kê hằng năm vẫn còn bỏ sót
nhiều sự biến động đất đai; công tác kiểm kê thực hiện khá vất vả và không đầy
đủ số liệu.
Trong vùng chưa có phương án quy hoạch sử dụng đất cụ thể. Công tác
lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng đã
được tổ chức thực hiện nhưng không đồng bộ, dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng không có hiệu quả.
13
Trên địa bàn vùng hiện tượng tranh chấp khiếu nại ít xảy ra. Các vấn đề
nảy sinh thường được giải quyết thông qua công tác giải quyết của cán bộ địa
chính xã.
Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quản lý đất đai:
Qua quá trình nghiên cứu thực tế và phân tích so sánh với các yêu cầu và
nghiệp vụ quản lý đất đai, có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản nhất ảnh
hưởng đến hiệu lực công tác quản lý đất đai 5 xã tiểu vùng gò đồi Hương Trà
như sau:
- Điều kiện kỹ thuật rất hạn chế: Toàn vùng hiện nay chưa có hệ thống bản
đồ địa chính được đo vẽ đảm bảo yêu cầu. Các tài liệu xác định số lượng và chất
lượng đất chưa được thành lập có căn cứ khoa học và tuân thủ quy định pháp luật
- Cán bộ địa chính xã là những người trực tiếp thực hiện và tham mưu cho
chính quyền các cấp về quản lý đất đai chưa được đào tạo, thiếu kiến thức,
thường biến động lại thêm điều kiện kinh tế chi phối nên hoạt động còn kém hiệu
quả.
- Các yếu tố chi phối chính ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai là mức
sống, trình độ văn hóa và mức độ hiểu biết pháp luật của dân cư địa phương.
2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai vùng gò đồi huyện Hương Trà
14
Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên theo mục đích sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 31628,0 ha, chiếm 12% diện tích vùng
gò đồi trọng điểm toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm 60,7% so với tổng diện tích
tự nhiên của huyện Hương Trà. Cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng được
trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng năm 2000
(ĐVT: ha)
Diện tích đất theo mục đích sử dụng
Tên xã
Tổng
DT Đất
nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất thổ
cư
Đất chưa
sử dụng
Toàn vùng
31628,0
(100%)
1923,9
(6,08%
)
12812,1
(40,51
%)
438,7
(1,39%)
49,0
(0,15%
)
16404,3
(51,87%)
Hương
Thọ
4714,0 376,2 2280,5 214,4 16,1 1826,8
15
Bình
Thành
6502,0 221,8 2726,4 73,1 9,6 3471,1
Bình Điền 11910,0 455,7 6283,9 68,2 12,8 5089,4
Hương
Bình
6337,0 800,4 772,3 71,3 8,7 4684,6
Hồng Tiến 2165,0 69,9 749,1 11,7 1,8 1332,4
Như vậy, trong vùng nghiên cứu, tiềm năng đất đai có thể khai thác cho
mục đích sản xuất nông lâm nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, diện tích đã khai thác
cho sản xuất nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Đây là nguyên nhân của hiện tượng
nông dân sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp nhưng lại thiếu đất để sản xuất;
do vậy họ trở thành những người tham gia vào các hoạt động khai thác rừng thiếu
tổ chức và quy hoạch, làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phòng hộ của cả hệ
thống rừng phòng hộ đầu nguồn rất quan trọng của cả tỉnh Thừa Thiên Huế.
Biến động các loại đất chính giai đoạn 1995 - 2000, 2001
Đất nông nghiệp năm 2001 là 2.114,5 ha, tăng 358,8 ha so với năm 1995 và
tăng 190,6 ha so với năm 2000. Đất nông nghiệp tăng chủ yếu từ đất chưa sử
dụng và đất lâm nghiệp.
16
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất cây hàng năm năm 2001 là 2.114,5 ha
tăng so với năm 1995 là 262,5 ha (bình quân mỗi năm tăng 112,5 ha). Đất nông
nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn này do mở rộng diện tích trồng mía. So
với năm 2000, đất trồng cây hàng năm tăng chậm hơn nhiều, chỉ có 11,2 ha.
Đối với đất lúa và lúa màu trong giai đoạn 1995 đến 2000 chỉ tăng 85,5 ha,
trong khi đó loại đất này tăng khá trong giai đoạn 2000 - 2001. Nguyên nhân là
do sau khi không thực hiện chương trình mía đường một số diện tích mía có điều
kiện sản xuất đã chuyển sang trồng lúa; một số diện tích lạc có điều kiện tưới
nước đã được chuyển thành đất trồng lúa.
Đất trồng cây lâu năm vào năm 2001 là 578,2 ha tăng so với năm 1995 là
353,7 ha và so với năm 2000 là 69,7 ha. Diện tích loại đất này tăng một phần do
thay đổi định mức diện tích đất ở nên diện tích đất vườn trồng cây lâu năm được
tách ra. Mặt khác, do chương trình định canh, định cư, các chương trình phát
triển kinh tế trang trại đã chuyển một phần đất lâm nghiệp thuận lợi cho sản xuất
thành diện tích trồng cây lâu năm (cao su, hồ tiêu...).
Đất lâm nghiệp có rừng năm 2001 là 13.532,4 ha, tăng 2.208,4 ha so với
năm 1995, tăng 720,3 so với năm 2000. Năm 2001 diện tích rừng trồng tăng
4.780,5 ha so với năm 1995. Việc tăng diện tích rừng là do tăng diện tích rừng
trồng (chủ yếu là rừng phòng hộ), kết quả của việc thực hiện các chương trình
trồng rừng.
2.4. Định hướng sử dụng đất 5 xã vùng gò đồi huyện Hương Trà:
17
Sử dụng phép chồng lớp bản đồ về độ dày tầng đất và lớp bản đồ thổ
nhưỡng nhận được diện tích các loại đất theo nguồn gốc phát sinh, cấp độ dốc và
độ dày tầng đất. Việc phân loại diện tích đất theo nguồn gốc phát sinh, độ dốc là
cơ sở cho việc xác định tiềm năng đất nông lâm nghiệp trong các phương án quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Dự kiến khả năng khai thác đất chưa sử dụng
Căn cứ vào các yêu cầu của các mục đích sử dụng, so sánh với kết quả điều
tra đất đai, với sự tham gia của các địa phương, có thể dự báo khả năng khai thác
đất chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng dự kiến khai thác cho việc trồng cây hàng năm là 294,52
ha. Bao gồm 76,5 ha thuộc Bình Điền; 212 ha thuộc Bình Thành và 87,02 ha
thuộc Hương Thọ.
Dự kiến khai thác 100 ha đất đồi chưa sử dụng ở xã Bình Thành để trồng
cây lâu năm (cao su). Tại Bình Thành đã có dự kiến phát triển 200 ha đất đồi
chưa sử dụng thành đồng cỏ chăn thả đại gia súc.
Đa số đất chưa sử dụng có thể khai thác được chủ yếu cho mục đích lâm
nghiệp. Trong đó, trồng mới là 8.999,98 ha, phân bổ cụ thể cho các xã như sau:
Bình Thành 849 ha, Bình Điền 4.769.2 ha, Hương Thọ 1.540,77 ha và Hương
Bình 1.796.01 ha. Dành cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng là 2.658.41 ha, phân
bổ cho Bình Thành là 1.852,82 ha và Hương Bình là 805,59 ha.
18
Đất mặt nước có khả năng khai thác cho nuôi trồng thủy sản (bao gồm ao
hồ nhỏ..) là 19,55 ha, tập trung ở xã Bình Thành.
Bảng 3: Khả năng khai thác đất chưa sử dụng trong vùng nghiên cứu
Dự kiến đưa vào khai thác cho mục đích
Nông nghiệp Lâm nghiệp
Loại đất
Chưa sử dụng
Diện
tích hiện
trạng
(ha) Cây
hàng
năm
Cây
lâu
năm
Đồng
cỏ
Thủy
sản
Trồng
mới
K/nuôi
tái sinh
1. Đất bằng 99.52 99.52
2. Đất đồi núi 15453.8
5
200.00 100.00 200.0
0
8999.9
8
2658.4
1
2.1. Cỏ, lau
lách
5021.55 3448.9
7
46.00
19
2.2. Cây lùm
bụi
5815.68 200.00 100.00 200.0
0
2787.8
1
1805.5
9
2.3. C.gỗ rải
rác
4540.72 2687.3
0
806.82
3. Mặt nước 15.99 15.99
Tổng 294.52 100 200 15.99 8999.9
8
2658.1
1
3.4.2. Định hướng sử dụng các loại đất chính:
Căn cứ vào các lớp thông tin về địa hình, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật,
hiện trạng sử dụng đất, các yêu cầu của các mục đích sử dụng đất, tiến hành xử lý
trên hệ thống thông tin GIS được kết quả định hướng sử dụng đất trong vùng. Kết
quả được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4: Định hướng sử dụng đất 5 xã vùng gò đồi Hương Trà
ĐVT: ha
Loại đất Hiện trạng Định hướng
20
theo mục đích sử dụng Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 31628 100 31628 100
1/ Đất nông nghiệp 2 114.5 6.68 2552.14 8.06
2/ Đất lâm nghiệp có
rừng
13 532.4 42.80 27757.43 87.76
3/ Đất chuyên dùng 454.2 1.44 373.81 1.18
4/ Đất ở 58.3 0.18 80.05 0.25
5/ Đất chưa sử dụng 15 468.6 48.91 864.57 2.73
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. Kết luận:
Khu vực 5 xã Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền, Bình Thành và Hồng
Tiến thuộc tiểu vùng Hương Trà có các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc
trưng cho hầu hết vùng đồi phía Tây thành phố Huế.
21
- Địa dốc, bị chia cắt, lượng mưa lớn phân bố không đều theo thời gian,
thảm thực vật bị phá hủy nghiêm trọng là nguyên nhân gây nên xói mòn và làm
giảm độ phì nhiêu của đất.
- Mặc dầu các địa phương có nhiều cố gắng nhưng nền kinh tế trong vùng
kém phát triển; cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa hợp lý, năng suất thấp; cơ sở vật
chất kỹ thuật nghèo nàn là nguyên nhân gây nên đói nghèo và lạc hậu.
a. Về công tác quản lý đất đai tại tiểu vùng Hương Trà:
Các nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được
triển khai. Tuy nhiên, hiệu lực công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Các nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sự hạn chế đó là:
- Điều kiện kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý đất đai chưa đạt yêu cầu.
- Trình độ và và điều kiện làm việc của cán bộ địa chính xã, huyện còn
thiếu và yếu.
- Điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, hiểu biết về pháp luât của nhân dân
còn thiếu thốn. Điều đó dẫn đến trình độ văn hoá thấp và quan trọng hơn cả là sự
thiếu hiểu biết về pháp luật trong đó có luật đất đai.
b. Về sử dụng đất tại tiểu vùng Hương Trà:
22
- Đất đai của khu vực nghiên cứu chưa được sử dụng triệt để. Tỷ lệ sử dụng
đất thấp song có xu hướng phát triển (năm 2000 là 48,13%, năm 2001 là
51,09%); tỷ lệ che phủ đạt 42,11% vào năm 2000 và 44,61 % vào năm 2001, mặc
dầu cao hơn toàn huyện, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.
- Việc sử dụng đất ở, đất chuyên dùng thiếu quy hoạch. Mặt khác, sự thiếu
vốn, thiếu đầu tư làm giảm tác dụng làm cơ sở và thúc đẩy và thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế, xã hội.
- Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp chỉ đạt 6,69%. Trong khi đó tỷ lệ đất chưa
sử dụng lên tới 51,87%. Hiệu quả sản xuất thấp do điều kiện sản xuất khó khăn
và thiếu đầu tư. Một số chủ trương phát triển kinh tế xã hội không hợp lý cũng
làm giảm hiệu quả sử dụng đất.
c. Căn cứ vào các lớp thông tin bản đồ xây dựng được về khu vực
nghiên cứu và các yêu cầu của các mục đích sử dụng đất với sự hỗ trợ của
GIS đã đề xuất được các định hướng sử dụng đất. Theo đó, nếu có các biện pháp
sử dụng đất hợp lý có thể hình thành cơ cấu sử dụng đất tiến bộ hơn, cụ thể là: tỷ
lệ sử dụng đất 97,27%, cơ cấu đất nông nghiệp 8,06%, cơ cấu đất lâm nghiệp đạt
87,76%.
d. Bước đầu đã xây dựng được các lớp thông tin bản đồ về khu vực
nghiên cứu. Đây vừa là tài liệu chuyển tiếp sử dụng như công cụ trong quá trình
nghiên cứu, vừa là các kết quả quan trọng của đề tài.
23
3.2. Hạn chế và đề xuất:
Mặc dù đề tài đã thực hiện được cơ bản các mục tiêu đề ra, song vẫn còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là việc khảo sát đánh giá chất lượng đất cũng như bố trí
thí nghiệm các loại cây trồng để đánh giá thích nghi, phục vụ quy hoạch. Đề tài
chỉ mới xác định một số loại hình sử dụng đất chủ yếu, có hiệu quả thiết thực đối
với đời sống kinh tế xã hội địa phương.
Cần có những nghiên cứu tiếp theo (đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện các lớp
thông tin bản đồ ở mức độ chi tiết hơn, tiến hành các nghiên cứu mang tính kỹ
thuật cụ thể) để có thể đề xuất được các loại hình sử dụng đất thích hợp, góp
phần nâng cao hiệu lục quản lý và hiệu quả sử dụng đất.
Tµi liu tham kh¶o
1. D ¸n ®Ìu t x©y dng rng phßng hĩ ®Ìu nguơn s«ng H¬ng. UBND tnh
Tha Thiªn Hu, (1992).
2. K ho¹ch ph¸t trin kinh t x· hĩi 1996 - 2000 tnh Tha Thiªn Hu - UBND
Tnh Tha Thiªn Hu (1995).
3. Hơ Kit, §¸nh gi¸ xêi mßn vµ bơi l¾ng ®Ít trªn mĩt sỉ m« h×nh canh t¸c
phư bin vng ®Ít dỉc lu vc s«ng H¬ng Tha Thiªn Hu, LuỊn ¸n TSNN
(2000)
24
4. TrÌn §×nh Lý, §µo Trông Hng, §ì H÷u Th, Nghiªn cu c¶i t¹o, s dng hp
lý h sinh th¸i vng gß ®ơi B×nh TrÞ Thiªn, Tµi liu hĩi th¶o s dng hp lý
tµi nguyªn thiªn nhiªn vµ b¶o v m«i tríng vng B×nh TrÞ Thiªn, nxb
N«ng nghip (1996).
5. C¸c b¸o c¸o ca UBND Huyn H¬ng trµ vµ UBND tnh Tha Thiªn Hu cê
liªn quan.
ASSESSING THE CURRENT MANAGEMENT AND THE USE OF LAND
ON THE UPLAND OF HUONG TRA DISTRICT,
THUA THIEN HUE PROVINCE
Ho Kiet, Huynh Van Chuong
College of Agriculture and Forestry, Hue
University
SUMMARY
The topography of the upland of Huong Tra District is sloping and
separated. The economic situation in the region is not well developed. The
current management of the land and its use is still limited. The main causes are
25
the poor cultural, educational and economic situation of the residents and the
poor professional competance of the local land administration staff.
It’s also promoted the lines of further land use systems based on the
digitalized special subject - maps by “over - lay” method.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_bai01_4012.pdf