Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam

Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN. Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, không minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài là những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế (thuế lợi nhuận đối với nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi.

doc35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel…, những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử…. Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm….. Tuy nhiên, các KCN cũng đã thu hút được các dự án có quy mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng…. Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN mới chiếm khoảng 5 – 10% số dự án, nhưng cũng đã góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề công nghiệp. Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự…. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, dã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. 3.Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng Qua 15 năm hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam, nhiều KCN đã và đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền kinh tế cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển. Tính đến hết năm 2005 cả nước có 130 KCN phân bố ở 45 tỉnh, thành phố với quy mô bình quân khoảng 205 ha/KCN. Trong đó có 75 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 16.381 ha. Tỷ lệ điền đầy của các KCN đang hoạt động đạt khoảng 71,4% diện tích đất có thể cho thuê. Theo số liệu của Đề cương Hội nghị gửi kèm công văn số 104/BKH-KCN&KCX ngày 23/2/2006 của Bộ KH&ĐT. Về thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cả nước hiện đã có khoảng 130 dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: - Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)… cùng với quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng. - Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN. - Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương)…. - Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí… - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN. III. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp Mô hình quản lý hành chính Hiện nay nước ta có khoảng 150 khu chế xuất và khu công nghiệp trên cả nước. Với số lượng rất lớn của các khu công nghiệp hiện nay thì việc quản lý của nhà nước là vô cùng khó khăn. Hiện nay ở địa bàn các tỉnh có khu công nghiệp đều thành lập các ban quản lý, mà đó việc quản lý trực tiếp thuộc về các ban quản lý này và nhà nước thông qua ban quản lý để có thể biết được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ngoài ra đánh giá tổng thể về quản lý nhà nước với khu công nghiệp chúng ta có thể đánh giá về quản lý theo chiều dộc và quản lý theo chiều ngang, Trong đó, quản lý theo chiều dọc là quản lý theo các ngành, cơ quan theo chức năng từ trung ương cho đến cơ sở, đứng đầu là chính phủ chịu trách nhiệm quản lý chung về quy hoạch cà chiến lược phát triển, sau đó là các bộ lien quan quản lý theo chức năng(bộ Xây dựng quản lý về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bộ Tài nguyên mối trường quản lý về việc xử lý chất thải…), tiếp sau là các ban quản lý khu công nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các doanh nghiệp và báo cáo kết quả cho các cơ quan lien quan. Đánh giá mô hình quản lý nhà nước đối với khu chế xuất và khu cồng nghiệp tại Việt Nam ta có thể thông qua sơ đồ sau: Quản lý nhà nước Quản lý địa phương Bộ công nghiệp Bộ xây dựng Bộ khoa học công nghệ và môi trường Bộ thương mại Ban tổ chức cán bộ chính phủ Bộ kế hoạch và đầu tư Các cơ quan quản lý các KCN trung ương Ban quản lý khu công nghiệp địa phương Cấp, thu hồi giấy phép đầu tư Xây dưng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Ban hành điều lệ quản lý khu công nghiệp Xác định các laọi hình công nghiệp Phê duyệt quy hoach chi tiết Tổ chức thẩm định các dự án khu c ông nghiệp thẩm định thiết kế kỹ thuật Quản lý vè khoa học công nghệ và môi trường Xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu Bộ máy nhân sự của Ban quản lý công nghiệp cấp tỉnh Doanh nghiệp Công nghiệp Dự án phát triển Khu công nghiệp Công ty kinh doanh hạ tăng KCN Chính sách của nhà nước tác động quan trọng đến sụ phát triẻn khu công nghiệp, khu chế xuất cần không ngừng hoàn thiện các chính sách Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các khu công nghiệp. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo quản lý thống nhất các khu công nghiệp. Ngoài ra cần từ bỏ quản điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói: ”VIệt Nam chỉ khuyến khích đầu tư mà không khuyến khích sản xuất”. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất: giá thuế đắt, thuế(thuế lợi nhuận trong nước là 15%, nước ngoài là 10%) hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đầu mối với các khu công nghiệp phát triển công trình xã hội phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ tài chính để thu hút các doanh nghiệp, áp dụng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất xuất khẩu vào thị trường trong nước được hưởng thuế CEPT để có thể canh tranh được với các nước khác. Hệ thống cơ chế chính sách đối với khu chế xuất, khu công nghiệp Để thu hút đầu tư vào KCN, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư vào KCN. Các chính sách này chủ yếu tập trung vào ưu đãi về mặt tài chính, đất đai và được xây dựng theo hướng tăng cường ưu đãi đối với các lĩnh vực công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao. Ngoài ra, bản thân mô hình quản lý, quy hoạch và vận hành KCN cũng thể hiện rõ chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp. Về cơ bản, các chính sách khuyến công trong phát triển KCN thể hiện ở các nội dung sau: Về chính sách ưu đãi gắn liền với quá trình hình thành KCN. Qua quá trình điều chỉnh luật pháp có một số thay đổi theo lĩnh vực, ngành nghề hay đối tượng nhà đầu tư, tuy nhiên về cơ bản vẫn tiếp tục duy trì tính khuyến khích cao đối với đầu tư vào KCN.  Thứ nhất, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng Việc hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đã được quy định trong Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp đồng thời UBND cấp tỉnh cân đối ngân sách hàng năm để hỗ trợ xây dựng hạng mục này. Đối với một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ quy định các điều kiện, nguyên tắc, hạn mức và hạng mục công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phương để cùng nhà đầu tư xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, KCX. UBND cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, KCX. Việc hỗ trợ hạ tầng trong hàng rào KCN đã được triển khai trong thực tiễn thực hiện Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN của các địa phương. Trong 3 năm 2005-2007, tổng nguồn vốn cho mục tiêu là 1.200 tỷ đồng; tổng kinh phí khuyến công như báo cáo là 1.002,539 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương đã giải quyết một phần khó khăn cho các địa phương trong việc huy động nguồn vốn xây dựng hạ tầng KCN. Các KCN được hỗ trợ đã có những kết quả tích cực trong xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và nỗ lực của các địa phương, một số KCN mới thành lập và đang xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được hỗ trợ nay đã hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng và đi vào vận hành như: Hòa Xá (Nam Định), Đình Trám (Bắc Giang), Thụy Vân (Phú Thọ), Đồng Văn I (Hà Nam), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam), Phú Tài (Bình Định), Hòa Hiệp (Phú Yên), Mỹ Tho (Tiền Giang). Và do hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, nhiều KCN ở địa bàn có điều kiện khó khăn đã bắt đầu thu hút đầu tư. Các KCN ở các địa bàn này đã có đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp của địa phương, nhất là đã kích thích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn.  Thứ hai, ưu đãi về tài chính         Các dự án đầu tư vào KCN thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiền sử dụng đất theo pháp luật tương ứng phù hợp với lĩnh vực ưu đãi. Các dự án đầu tư vào KCN căn cứ vào lĩnh vực đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất ưu đãi 10%, 15%, 20%, thời gian miễn thuế từ 2 đến 4 năm; thời gian giảm thuế từ 6 đến 9 năm. Các dự án công nghiệp kỹ thuật cao, dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất áp dụng đối với lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Các dự án đầu tư vào KCN được miễn giảm tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất… Ngoài ra, dự án đầu tư vào KCN được hỗ trợ về đào tạo, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn đầu tư, vay tín dụng ưu đãi… Cơ chế quản lý và vận hành của mô hình KCN, đã thể hiện rõ mục tiêu xây dựng KCN để tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. KCN được hình thành theo Quy hoạch tổng thể phát triển KCN cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phương án Quy hoạch đã thể hiện sự phù hợp về vị trí, hạ tầng giao thông, phù hợp về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Ngoài ra, Quy hoạch chi tiết KCN thể hiện sự hài hoà giữa phát triển công nghiệp, đảm bảo các yếu tố về xã hội và môi trường. Việc hình thành và đầu tư KCN phải tuân thủ các tiêu chí và điều kiện về đầu tư, xã hội, môi trường. Do đó, việc phát triển công nghiệp qua mô hình KCN đảm bảo được tính đồng bộ và thống nhất trong kết nối hạ tầng, cơ cấu đầu tư và đảm bảo kiểm soát môi trường. Cơ chế thuê đất, thuê lại đất giữa Nhà nước, chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp được quy định thống nhất, trách nhiệm của chủ đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp KCN; chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý KCN được xác định rõ ràng trong các văn bản pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai vì vậy công tác tổ chức quản lý và vận hành KCN rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp hoạt động.  Thuận lợi về cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tính đồng bộ và sẵn có của hệ thống kết cấu hạ tầng là các điểm đặc thù, thể hiện tính khuyến khích cao của hệ thống KCN trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Có thể nói rằng, vai trò của KCN trong công tác khuyến công đã được khẳng định rõ qua kết quả thực tế thu hút đầu tư và đóng góp của KCN vào phát triển công nghiệp địa phương và cả nước trong thời gian qua. Chương II Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu chế xuất khu công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay Trong chương này nhóm nghiên cứu xin đề cập đến tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam. Song có một đièu rất đáng tiềc là số liệu của một số phần không có sự cập nhạt kịp thời đặc biệt là trong 2 năm gần đây khiến cho tính thực tiễn của đề tài bị giảm sút. Nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng khắc phuc nhược điểm này để bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn Những đánh giá chung trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp giai đoạn 2000 đến nay Sau 15 năm xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng quốc gia đã được cải thiện nâng cấp và thủ tục đầu tư đơn giản hơn so với bên ngoài, các KCN Việt Nam đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào KCN bao gồm các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp. Ngoài các dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Tính đến tháng 12 năm 2005, các KCN của cả nước đã thu hút được trên 4.400 dự án đầu tư, trong đó có 2.202 dự án có vốn ĐTNN với tổng vốn đăng ký là 17,6 tỷ USD và 2.214 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 103 ngàn tỷ đồng (chưa tính 1.059 triệu USD và 31,3 ngàn tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng các KCN) trong đó gần 2.400 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và trên 900 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. Bảng 1: Tổng số dự án đầu tư và vốn đầu tư vào KCN Chỉ tiêu Số dự án Số vốn đăng ký Đầu tư nước ngoài 2.202 17,6 tỷ USD Đầu tư trong nước 2.214 1,03 tỷ đồng Cả nước 4.416 17,6 tỷ USD + 1,03 tỷ đồng Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay Tình hình thu hút qua các năm Trong giai đoạn đầu phát triển KCN, các nhà ĐTNN là đối tượng chính đầu tư vào các KCN. Đến hết năm 2005, các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 40 nước, vùng lãnh thổ đã có đầu tư vào KCN với 2.202 dự án, với tổng số vốn đăng ký 17,6 tỷ USD (chưa kể 1.059 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng). So với vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã được cấp giấy phép trong cả nước, tỷ trọng vốn đăng ký của các dự án trong KCN chiếm khoảng 29%, nếu chỉ tính riêng các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí, du lịch, khách sạn...) tỷ trọng này chiếm trên 40%. Tính đến nay vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN đạt trên 5,828 tỷ USD, bằng 53,2% vốn đầu tư đăng ký và chiếm 75% số vốn thực hiện của các dự án ĐTNN trên cả nước. So với các dự án có vốn ĐTNN chung của cả nước, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư của các dự án KCN thuộc loại cao và thời gian xây dựng tương đối ngắn (khoảng 1 - 2 năm). Các dự án có vốn ĐTNN đầu tư vào KCN chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN với hơn 1.200 dự án, chiếm 87% số dự án có vốn ĐTNN vào KCN. Doanh nghiệp liên doanh trong KCN chỉ với con số khoảng 200 dự án đạt tỷ lệ 13% về số dự án. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài vào KCN tăng qua các năm, thể hiện ở bảng 8: Bảng 2: Tình hình thu hút dự án đầu tư nước ngoài vào KCN - KCX theo các năm TT Năm KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẢ NƯỚC Số dự án Vốn (Tr.USD) Số dự án Vốn (Tr.USD) Số dự án Vốn (Tr.USD) 1 2000 Tỷ lệ % 154 41 475 24 5 1,3 28,9 1,4 371 100 2.012 100 2 2001 Tỷ lệ % 180 39 786 32 17 3,7 117 4,8 461 100 2.460 100 3 2002 Tỷ lệ % 299 43 961 69 28 4 186 13 694 100 1.380 100 4 2003 Tỷ lệ % 179 24 1.517 80 4 0,5 15,1 0,7 752 100 1.900 100 5 Đến 31/12/2005 Tỷ lệ % 2.202 46,8 17.600 40,7 192 4,1 1.004 2,3 4.701 100 43.200 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ta thấy rằng: + Tỷ trọng thu hút ĐTNN vào KCN từ năm 2000 đến hết năm 2005 đạt 46,8% về số dự án và 40,7% về vốn của các dự án ĐTNN vào Việt Nam, và có xu hướng ngày càng tăng. Xu hướng tỷ trọng vốn và dự án ĐTNN vào KCN ngày càng tăng khẳng định ưu thế thuận lợi của KCN đối với các dự án có vốn ĐTNN trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. + Số lượng dự án và vốn ĐTNN thu hút vào KCN lớn gấp 11,5 lần về số dự án và 17,5 lần về số vốn đầu tư so với KCX, từ đó có thể khẳng định trong tình hình hiện nay, việc phát triển KCN nhằm thu hút dự án và vốn ĐTNN là một giải pháp đúng đắn. + Hiện nay, xu hướng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào KCN ngày càng tăng thể hiện bình quân vốn đầu tư trên một dự án đầu tư nước ngoài vào KCN giảm dần theo các năm Bảng 3: Vốn đầu tư nước ngoài bình quân một dự án trong KCN Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Bình quân vốn đầu tư (tr.USD/dự án) 23 21 3,8 3,0 4,3 3,2 3,44 4,3 Đây là một trong những lý do dẫn đến trình độ công nghệ chuyển giao không cao, điều này cho thấy các nhà đầu tư hướng vào thị trường nội địa nhiều hơn là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư ngày càng nhiều vào trong KCN đặt ra yêu cầu trong thời gian tới cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút các đối tượng đầu tư này đồng thời cần có các giải pháp để thu hút các dự án có quy mô, trình độ công nghệ cao vào KCN. Tình hình thu hút theo đối tác đầu tư Trong số hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn ĐTNN và KCN, các quốc gia Châu Á có vị trí hết sức quan trọng, nếu căn cứ theo số dự án, 7 nước và vùng lãnh thổ Châu Á gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia đã chiếm gần 80% trên tổng số các dự án có vốn ĐTNN vào KCN. 10 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về đầu tư vào KCN tại Việt Nam Bảng 4: 10 nước, vùng lãnh thổ đứng đầu về đầu tư vào KCN. TT Nước, Vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư (Tr.USD) 1 Đài Loan 425 2.124,06 2 Nhật Bản 128 1.530,11 3 Hàn Quốc 173 1.493,67 4 Singapore 84 714,68 5 British Virginlslands 49 644,9 6 Hồng Kông 65 502,76 7 Thái Lan 34 418,813 8 Hoa Kỳ 43 371,63 9 Cayman Ilands 4 360,184 10 Malaysia 44 290,364 Cộng 1049 8.451,16 Ta thấy rằng: Nhìn một cách tổng thế, cơ cấu vốn đầu tư vào KCN theo các quốc gia hiện nay là chưa cân đối. + Đài Loan là nước đứng đầu về đầu tư vào KCN Việt Nam cả về số dự án và vốn đầu tư (với 425 dự án và 2.124,06 triệu USD). + Trong khi Nhật Bản và các nước công nghiệp Châu Á chiếm vị trí chủ đạo bởi số lượng vốn đầu tư và số dự án áp đảo thì các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, những nước có công nghệ nguồn thì vai trò rất mờ nhạt. Đây là vấn đề bức xúc được đặt ra đối với công tác xúc tiến, vận động đầu tư. + Đầu tư trực tiếp của Mỹ và các nước ở khu vực Châu Âu còn hạn chế với 43 dự án của Mỹ, 10 dự án của Australia và 50 dự án của EU…và đều là những dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ công nghiệp với vốn đầu tư rất khiêm tốn. + Đầu tư của các nước ASEAN chủ yếu là của Singapore (84 dự án), Malaysia (44 dự án), Thái Lan (34 dự án) chiếm 14,3% tổng số các dự án có vốn ĐTNN đầu tư vào KCN. Tình hình thu hút theo phân ngành kinh tế Bảng 5: Đầu tư nước ngoài trong KCN theo ngành (tính đến 6/2003) TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký (Tr. USD) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Công nghiệp nặng 298 26,0 3.234,94 28,6 2 Công nghiệp dầu khí 8 0,7 1.555,87 13,8 3 Công nghiệp nhẹ 583 50,8 3.347,75 29,6 4 Công nghiệp thực phẩm 116 10,1 817,81 7,2 5 Nông - Lâm nghiệp 52 4,5 613,95 5,4 6 Thuỷ sản 8 0,7 84,17 0,7 7 GTVT - Bưu điện 2 0,2 247,50 2,2 8 Xây dựng 43 3,8 472,96 4,2 9 Ytế - Văn hoá - Giáo dục 10 0,9 110,54 1 10 Dịch vụ ăn uống tại KCN 10 0,9 23,17 0,2 11 Xây dựng hạ tầng KCN 16 1,4 797,45 7,1 Cộng 1146 100 11.306,11 100 Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm năm 2003, Vụ quản lý KCN- KCX, Bộ KH&ĐT Biểu đồ 1: Tỷ lệ % số dự án ĐTNN trong KCN theo ngành Biểu đồ 2: Tỷ lệ % vốn ĐTNN trong KCN theo ngành + Số lượng dự án có vốn ĐTNN đầu tư vào KCN tham gia hầu hết vào các lĩnh vực ngành nghề, tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ đạt mức cao nhất (50,8% số dự án và 29,6% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là tỷ trọng vào ngành công nghiệp nặng (26% số dự án và 28,6% tổng vốn đầu tư). + Tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, nông - lâm - ngư nghiệp ở mức thấp (15,3% số dự án, 13,5% tổng vốn đầu tư), chưa đáp ứng được nhu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Số dự án đầu tư vào các ngành công nghệ cao còn ít. Tình hình thu hút theo khu vực kinh tế Bảng 6: Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN theo vùng (tính đến hết 6/2004) TT Vùng Số dự án Vốn đầu tư (Tr. USD) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Trung du miền núi phía Bắc 24 1,7 97,8 0,9 2 Tây Nguyên 0 0 0 0 3 Đồng bằng sông Cửu Long 50 3,5 371 3,2 4 Đồng bằng sông Hồng 128 8,9 1.337,7 11,6 5 Duyên hải miền Trung 62 4,4 683 5,9 6 Đông Nam bộ 1.170 81,6 9.023 78,4 Cộng 1.434 100 11.512,5 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 3: Tỷ lệ % vốn ĐTNN đầu tư vào KCN theo vùng + Số lượng dự án và vốn ĐTNN đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào KCN miền Đông Nam Bộ (chiếm 81,6% về số dự án và 78,4% về tổng vốn đầu tư), một mặt nhờ ưu thế về điều kiện hạ tầng kỹ thuật - xã hội của khu vực, mặt khác do chính sách và các biện pháp tích cực của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thu hút các dự án ĐTNN vào KCN. Ngoài ra đây là khu vực tập trung nhiều KCN nhất cả nước nên cũng thu hút được nhiều dự án và vốn ĐTNN nhất. + KCN ở vùng Đồng bằng sông Hồng mặc dù có cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội tương đối thuận lợi nhưng thu hút số lượng dự án và vốn ĐTNN vào KCN không tương xứng (chiếm 8,9% về số dự án và 11,6% về tổng vốn đầu tư). + Các KCN ở Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện thu hút được rất ít các dự án có vốn ĐTNN do môi trường đầu tư của các địa bàn này khó khăn, mặt khác cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hộ chưa thuận lợi. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp để giúp cho các địa bàn này thu hút được các dự án đầu tư có vốn nước ngoài vào KCN. Tình hình thu hút vốn FDI tai KCN, KCX Tân Thuận – Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam Nét độc đáo của KCX Tân Thuận không chỉ thu hút mạnh vốn đầu tư FDI mà đã khơi nguồn hình thành định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh chuyển động về hướng Nam, tiến ra phía Đông, trở thành khu vực phát triển sôi động, hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Đây chính là thành qủa rõ nhất của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một vùng đất nghèo theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận với diện tích rọng 300 ha, tổng vốn đầu tư cư sở hạ tầng là 89 triệu USD. Trong 15 năm qua KCX này đã đạt được những thành tựu đáng kể về thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đất Nhà Bè - Quận 7 Tp Hồ Chí Minh. KCX Tân Thuận đã thu hút trên 159 nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu với doanh số xuất khẩu năm 2005 lên gần 1 tỷ USD. Vốn đầu tư trong KCX Tân Thuận hình thành và phát triển trong mối quan hệ xúc tiến thị trường của Tân Thuận và theo xu hướng mở cửa của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và nền kinh tế quốc gia. Tính đến 31/7/2005, phân bổ vốn đầu tư theo các nước và lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư là 821,97 triệu USD được phân bố như sau: Đài Loan 30,98%, Nhật Bản 57,25%, Hàn Quốc 3,44%, Hồng Kông 4,48%, Mỹ 1,37%, Singapore 1,09%, Việt Nam 0,54%, Malaysia 0,54%, úc 0,19%, Đức 0,12%. 15 năm qua Khu chế xuất Tân Thuận có mức tăng trưởng cao và toàn diện từ kim ngạch xuất khẩu đến mở rộng ổn định thị trường, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư đang theo xu hướng chuyển dịch từ công nghệ thâm dụng lao động sang công nghiệp có hàm lượng vốn và kỷ thuật cao. Khu chế xuất Tân Thuận thực sự là mô hình kinh tế hướng ngoại đầy sức sống.  Công ty Liên doanh đã đầu tư vốn cho đến nay là 58 triệu USD,và bắt đầu năm thứ 3 đã có lãi. Công ty Liên doanh đã nộp thuế cho nhà nước tổng cộng cho đến nay là 5,8 triệu USD: - Thuế trong xây dựng kinh doanh: 4,65 triệu USD - Thuế TNDN : 876,19 triệu USD Ngoài ra, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong 10 năm qua trên diện tích 300 ha đất của khu chế xuất tạo ra một khối luợng tài sản cho xã hội lên đến 661,3 triệu USD. Nhưng giá trị về mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại vùng Nhà Bè là vô cùng lớn không thể đo bằng con số tài chính. Nơi đây, từ một vùng đất thấp, nghèo, ngập mặn quanh năm, không ai muốn sở hữu nó, đã trở thành tấc đất tấc vàng, một vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội, làm giàu cho các nhà đầu tư. Khi xây dựng KCX Tân Thuận, yêu cầu đầu tiên là thu hút được nhà đầu tư. Nhưng yêu cầu tiếp theo lớn hơn và lâu dài hơn là khi có sự hiện diện của KCX rồi thì vùng đất này phát triển như thế nào. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế - xã hội của dự án. KCX Tân Thuận trong 15 năm qua đã làm được cả hai yêu cầu này. Ngày nay không ai còn xem Nhà Bè là vùng đất nghèo như năm xưa. Nhà Bè đã hồi sinh với tiến trình đô thị hoá nhanh chóng, không ai cưỡng lại được. Sự hồi sinh của Nhà Bè được khơi nguồn từ Khu chế xuất Tân Thuận. Phần đô thị hóa của vùng Nhà Bè trước đây đã trở thành quận 7; nơi có hai điểm sáng là thành qủa của TPHCM sau ngày đổi mới .Đó là KCX Tân Thuận và Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng . Nơi đây còn có tuyến Đại lộ Nguyễn Văn Linh với lộ giới 120m, dài 17,8km (qua 14 cầu cống ), có lẽ là con đường có lộ giới rộng nhất Việt Nam hiện nay và được xây dựng với tốc độ nhanh nhất. Từ những thành quả của 15 năm phát triển, KCX Tân Thuận đã thực sự có sức lan toả của thời kỳ đổi mới. * Sức lan toả mạnh mẽ  Khởi đầu từ KCX Tân Thuận, đến cuối năm 2005 cả nước có 130 KCX, KCN với diện tích tự nhiên là 26.517ha, phân bố rộng khắp trên 45 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, thu hút 4.516 dự án đầu tư, trong đó 2.202 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 17,6tỷ USD và 2.314 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 103.000 tỷ đồng. Trong năm 2005 các KCX-KCN của cả nước làm ra một giá trị sản xuất đạt trên 14tỷ USD bằng 28% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 6 tỷ USD bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thu hút 740.000 lao động trực tiếp . Đến tháng 12/2004, TP. Hồ Chí Minh có 15 KCX-KCN với 416 doanh nghiệp nước ngoài và 558 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư còn hiệu lực là 1.663,55 triệu USD và 17.273 tỷ đồng. Trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bắt đầu từ khu chế xuất Tân Thuận đã hình thành một chuỗi liên hoàn các KCX-KCN tạo thành một hành lang công nghiệp đi từ Khu chế xuất Tân Thuận, tiếp đó là khu chế xuất Linh Trung, tiếp nối liên hoàn với các khu công nghiệp dọc theo Quốc lộ 51 đến KCN Biên Hoà I và Biên Hòa II, đến KCN Việt Nam Singapore, Sóng Thần, Đồng An (Bình Dương) v.v liên hoàn với KCX Linh Trung, kéo sang KCX Tân Thuận rồi tiếp đến khu đô thị mới Nam Sài Gòn, thông sang KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân (Bình Chánh) liên thông với KCN Đức Hoà1, Xuyên Á (Long An), kế đến KCN Bắc Củ Chi và liền kề là KCN Trảng Bàng (Tây Ninh). Chuỗi KCN vẫn còn đang mở rộng như vết dầu loang. Sức lan toả của Khu chế xuất Tân Thuận không chỉ là sự nhân ra nhanh chóng mô hình khu chế xuất mà còn mang nội dung phát triển mà khu chế xuất Tân Thuận là động lực nhân ra, hình thành hệ thống các dự án mới làm thay đổi cuộc sống của vùng Nhà Bè và góp sức làm rõ những định hướng phát triển ra biển Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Đó là: Tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh gọi tắt là đường Bình Thuận (từ Khu chế xuất Tân Thuận đến huyện Bình Chánh) hiện nay đặt tên là Đại lộ Nguyễn Văn Linh, nối liền với Quốc lộ 1, chiều dài tuyến đường 17,8 km, lộ giới 120 mét, có mười làn xe chạy. Tuyến đường này sẽ giúp cho việc giải toả hàng hoá xuất nhập khẩu của Cảng Sài Gòn không phải đi vào nội thành như hiện nay, đây cũng là tuyến đường vành đai quan trọng của thành phố. Tuyến đường được xây dựng song song với hướng của Kinh Tế, Kinh Đôi (hướng Đông Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn). Khu đô thị mới Nam Tp Hồ Chí Minh (Nam Sài Gòn) được qui hoạch dọc theo tuyến đường Bình Thuận, diện tích là 2.600 ha với sức chứa khoảng 500.000 dân. Khu đô thị này được qui hoạch song song với khu vực nội thành hiện có (quận 1, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8) và cách trục đường Trần Hưng Đạo khoảng 4 - 5 km. Đây là khu đô thị mới hiện đại phục vụ cho việc giãn dân thành phố. Với diện tích 2.600 héc ta theo qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn khu được chia làm 21 phân khu chức năng, gồm các khu trung tâm thương mại - dịch vụ, khu dân cư, khu sản xuất, khu tập trung phân phối hàng hoá, khu hành chính, y tế, khu thể thao, công viên, khu giáo dục đào tạo (cả các trường đại học) khu khoa học - kỹ thuật cao, khu vui chơi giải trí v.v Khu công nghiệp Hiệp Phước rộng 2.000 héc ta thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, bên cạnh sông Soài Rạp phía Tây giáp tỉnh Long An. Từ trung tâm thành phố theo hương lộ 34 xuống tới khu công nghiệp Hiệp Phước khoảng 16 km và xuôi dòng sông Soài Rạp ra bờ biển Đông còn khoảng 20km. Theo dự án, sẽ xây dựng nơi đây một khu công nghiệp cơ bản, với các ngành cần sử dụng đất rộng, cần bến cảng cho tàu có trọng tải lớn cập bến, có những mức độ ô nhiễm phải xử lý tập trung như xi mạ, nhuộm, hoá chất, v.v Một nhà máy nhiệt điện có công suất 375 MW được xây dựng nhằm cung cấp điện năng cho khu công nghiệp Hiệp Phước và cả vùng phía Nam thành phố sau này. Sự mở rộng và lớn mạnh của chuỗi liên hoàn các KCX-KCN đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khẳng định và nâng thêm vị trí, vai trò trung tâm lớn nhất của cả nước về công nghiệp của Vùng KTTĐ phía Nam mà thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân phát triển. Chuỗi liên hoàn các khu công nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến và trình độ quản trị doanh nghiệp hiện đại, tạo thành đòn bẩy cho sự phát triển công nghiệp của khu vực Nam Bộ và cả nước. Trên nền tảng đó, công nghiệp Vùng và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng có tính hiện thực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đi vào công nghệ cao, công nghệ sạch của nền kinh tế tri thức. Khu chế xuất Tân Thuận chẳng những khởi đầu cho sự hình thành, phát triển một mô hình kinh tế mà còn bao hàm ý tưởng tiến về phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Nó chứng minh một thực tế: Nếu có cách nghĩ, cách làm đúng có thể dùng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời xoá đói giảm nghèo một cách triệt để nhất. *Từ khung pháp lý Khu chế xuất Tân Thuận đến khung pháp luật cho loại hình KCX-KCN cả nước Về môi trường pháp lý: Nếu như sự ổn định về chính trị, xã hội trong nước là yếu tố đầu tiên bảo đảm thu hút FDI thành công, thì khung pháp lý của Khu chế xuất Tân Thuận bao gồm Quy chế Khu chế xuất; Quy định về chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý, Quyết định về chức năng nhiệm vụ của Công ty kinh doanh phát triển hạ tầng, Điều lệ Công ty liên doanh là một đóng góp quan trọng cho khung pháp lý hình thành các KCX-KCN tiếp theo sau đó. Hiện nay trên cơ sở khung pháp lý này, Nhà nước đã bổ sung và ban hành khung pháp lý chung cho các khu công nghiệp, khu chế xuất cả nước. * Mô hình kinh tế có sức tích tụ và tập trung vốn cao và hiệu qủa Khu chế xuất Tân Thuận đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho bản thân mình, cho thành phố và cả nước. Kinh tế thành phố từ 1992 trở về trước chưa có được một tổ chức kinh tế nào có khả năng tích tụ vốn, nên rất khó khăn trong đầu tư chiều sâu và đầu tư mới để hiện đại hoá thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, tiếp cận được với thị trường quốc tế. * Đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động Tích tụ và tập trung tư bản ở mức cao là tiền đề căn bản để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Khác với trình độ công nghệ các doanh nghiệp ngoài KCX, KCN; trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong KCX, KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều thuộc loại tiên tiến, đồng bộ tương ứng với quy mô tổ chức doanh nghiệp. Trên cơ sở đó hình thành tính ổn định về chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm đi tới xác định được phân khúc thị trường, thị trường có chức năng khác biệt và lỗ hổng thị trường (market nich). Vì thế các doanh nghiệp có khả năng sản xuất được các sản phẩm cao cấp, giàu hàm lượng tri thức và giàu tiềm năng thành công về cạnh tranh trên thương trường. * Sức cộng hưởng với kinh tế nội địa Sức hấp dẫn, sự lan toả của mô hình kinh tế khu công nghiệp, khu chế xuất bên cạnh ưu thế trong xúc tiến thị trường thưng mại và đầu tư quốc tế còn tạo ra sự cộng hưởng sinh động và hiệu quả đối với kinh tế nội địa trên 2 đối tượng cơ bản là Nhà nước và doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gắn kết với các doanh nghiệp trong KCX, KCN là thời cơ tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm với giá thành thấp nhất, giảm tối đa chi phí quản lý. Từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa đầu tư đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường mới, nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp đi tới hình thành được thương hiệu mạnh . Nhìn lại chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Khu chế xuất Tân Thuận với những nét độc đáo tạo sức phát triển mới của riêng Tân Thuận, chúng tôi mạnh dạn khái quát một mô hình phát triển của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong oơ chế kinh tế thị trường. Một là: Khu chế xuất Tân Thuận mở đầu cho một loại hình kinh tế có sức lan tỏa lớn đồng thời mở ra một định hướng phát triển mới, hiệu quả cao . Hai là: Khu chế xuất Tân Thuận là cầu nối quan trọng cho sự hội nhập kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và rộng hơn là của Việt Nam với thị trường thế giới. Ba là: Khu chế xuất Tân Thuận là mô hình đổi mới tư duy kinh tế mà sự thành công của nó thể hiện sự kết hợp hài hoá hai yếu tố: - Một khung phát lý của nền kinh tế thị trường thích nghi với sự hội nhập kinh tế thế giới. - Phát huy vai trò đi đầu của doanh nhân (trong nước và nước ngoài ) trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, Bốn là: Sự thành công của KCX Tân Thuận đưa đến một định hướng mới của thành phố HCM là phát triển ra Biển Đông, một định hướng chiến lược của thành phố trong thế kỷ 21. Tóm lại, nét độc đáo của KCX Tân Thuận không chỉ là đã thu hút được vốn đầu tư FDI như chức năng được giao là mà sự thành công của KCX Tân Thuận đã khơi nguồn hình thành định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh chuyển động về hướng Nam, tiến ra biển Đông. Đó là sự ra đời Nhà máy điện Hiệp Phước, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Khu công nghiệp Hiệp Phước và sắp tới là Khu đô thị cảng Hiệp Phước đưa khu vực phiá Nam thành phố Hồ Chí Minh trở thành khu vực phát triển sôi động, hiệu quả cao về kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt vùng đất Nhà Bè quanh năm ngập mặn, nghèo đến mức cạp đất mà ăn thành một vùng đô thị trù phú, hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây chính là thành qủa rõ nhất của chủ trương đổi mới tư duy, một chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một vùng đất nghèo theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những kết quả đạt được trong thu hút FDI vào khu công nghiệp và khu chế xuất tại Việt Nam Thành tựu Thành tựu phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương phát triển các KCN, KCX là đúng đắn, phù hợp. KCN, KCX đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm cho ngươời lao động; chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng; sản xuất nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao; tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tính đến 8-2008, Việt Nam có khoảng hơn 150 KCN được đưa vào sử dụng với tổng diện tích đất tự nhiên trên 32.000 ha, thu hút được trên 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trị giá 25,3 tỉ USD, chiếm 72% quỹ đất của KCN, KCX và chiếm 60% vốn FDI. Giá trị SXCN của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị SXCN cả nước đã tăng từ 8% (năm 1996) lên 14% (năm 2000) và 17% (năm 2001) lên 28% (năm 2005). Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX từ năm 1996 đến năm 2005 ước đạt khoảng 28,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước; thời kỳ 2001-2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996-2000. Tính đến cuối năm 2005, 1 ha đất công nghiệp ở KCN, KCX đã vận hành, thu hút được 1,93 triệu USD, đạt giá trị SXCN 0,76 triệu USD và xuất khẩu bình quân (2001-2005) 0,33 triệu USD/năm... KCN ngày càng phát triển thì càng có thêm nhiều mô hình các KCN đặc biệt ra đời: KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu kinh tế mở, KCN chuyên ngành... Ngày càng có nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng KCN, thu hút nhiều loại nguồn vốn đầu tư. Phần lớn các KCN hoạt động có hiệu quả, đóng góp vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý KCN có trình độ, năng động; tạo được đội ngũ công nhân đông đảo, chất lượng lao động ngày càng nâng cao. Theo qui hoạch phát triển các KCN, từ nay tới năm 2015, cả nước dự kiến thành lập mới trên 100 KCN với diện tích đất dự kiến khoảng 26.000 ha. Tuy nhiên, số lượng này cũng khó đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ nay đến năm 2015 sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên cả nước trên 60% diện tích; thu hút thêm 6.500-6.800 dự án trong và ngoài nước, với tổng vốn khoảng 36-39 tỷ USD, thực hiện đạt khoảng 50%. Giai đoạn đến năm 2020 sẽ hoàn thiện cơ bản mạng lưới KCN, KCX trên toàn lãnh thổ, với diện tích 60.000-80.000 ha. Chương III Giải pháp thúc đẩy việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tơi đây Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trong thời gian tới Ngày 21-8-2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó có các khu công nghịêp tỉnh Bắc Ninh Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Các khu công nghiệp có quy mô hợp lý tạo điều kiện phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.  Theo Quyết định, đến năm 2010 cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành lập, một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 15.000ha-20.000ha. Các khu công nghiệp, phải có công trình xử lý nước thải và bảo đảm diện tích trồng cây xanh nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Giai đoạn đến năm 2015 nâng tổng diện tích các khu công nghiệp khoảng 65.000ha-70.000dự kiến ha, phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy hơn 60% tại các khu công nghiệp. Đến năm 2020, hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000ha. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh có các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 như sau: KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh với diện tích dự kiến 200 ha. KCN Yên Phong II với diện tích dự kiến 300 ha. KCN Quế Võ II với diện tích dự kiến 200 ha. Các khu công nghiệp dự kiến mở rộng đến năm 2015: KCN Quế Võ có diện tích dự kiến mở rộng 300 ha. KCN Tiên Sơn có diện tích dự kiến mở rộng 100 ha. KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn có diện tích dự kiến mở rộng 300 ha. Những giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp  1. Vấn đề phát triển các KCN theo quy hoạch:  Có 2 quan điểm trong phát triển các KCN: quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN, quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu trong nước và FDI về chất lượng theo một quy hoach, các KCN phải có tính chuyên và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các KCN đều tập trung mọi cố gắng thu hút đầu tư, FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nào, sản phẩm gì. Phát triển các KCN, KCX cần phải theo một quy hoạch thống nhất, cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng khu công nghiệp dựa trên lợi thế của từng khu công nghiệp, thực hiện một sự phân công hợp tác giữa các KCN các tỉnh, các địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.  2. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các khu công nghiệp: Xây dựng chất lượng KCN ngang tầm khu vực và quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp về quy mô, ngành nghề và công nghệ  Cơ cấu ngành nghề trong các KCN còn bất cập. Xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề, công nghệ để tạo được hiệu quả đầu tư cao. Đối với một số KCN cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao. 3. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp:  Xây dựng cả 3 thể loại: KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp. Không nên xây dựng quá nhiều KCN trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ.  Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một mô hình tập trung công nghiệp thường hình thành ở các huyện thị vùng nông thôn tập hợp lại theo cùng ngành nghề, mô hình thích hợp để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp nông thôn.  Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê đất, hỗ trơ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng và các công trình ngoài hàng rào và các công trình công công trong cụm, cần thực hiện chương trình xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn bán trả chậm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn ít, doanh nghiệp được trả chậm tới 10 năm.  4. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN:  Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và xã hội trong KCN, bảo đảm tính đồng bộ, thuận tiện thỏa mãn khách hàng. Kết quả hoạt động và phát triển KCN không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội.  5. Phát triển các cụm dân cư:  Phát triển các KCN phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư, theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hòa, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị quá lớn tạo ra sự quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị. Không thể mỗi KCN, KCX đều xây dựng các cụm dân cư riêng rẽ, điều đó đưa đến phá vỡ quy hoach đô thị hóa, cung như làm tăng chi phí xây dựng KCN, giảm hiệu quả các KCN, KCX.  6. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN:  Cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN đã có, khi nào các khu công nghiệp lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các khu công nghiệp tiếp theo. Số lượng các KCN của Việt Nam cũng đã khá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn làm giảm diện tích đất nông nghiệp, trong khi diện tích cho thuê của các KCN chiếm chưa đến 45%. Trung Quốc cắt giảm 500 KCN nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và phí phạm quỹ đất canh tác, các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các KCN bị ngưng và nhiều nơi rút hồ sơ lập KCN mới khỏi danh sách được phê duyệt.  Những dự án đầu tư vào KCN, KCX phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có biện pháp phối hợp giữa các KCN và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm cho nhau.  7. Tiếp thị các khu công nghiệp:  Cần tiến hành tiếp thị rầm rộ ở những nơi là xuất phát điểm chính của đầu tư trong nước và ngoài nước (FDI) như các tỉnh thành phố lớn trong nước và ngoài nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Cần quảng bá điểm khác biệt của KCN mình, phát huy “giá trị cộng thêm” của mình để thu hút đầu tư. Giá cho thuê đất rẻ ở các tỉnh ĐBSCL không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư (giá cho thuê đất thấp hơn giá thành đầu tư xây dựng hạ tầng của 1 ha đất công nghiệp). Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các KCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Xây dựng khu công nghiệp trong khu vực nghèo (vùng nông nghiệp ĐBSCL) rẻ hơn trong khu vực phát triển (TP. HCM, thành phố Hà Nội), có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn, ngược lại có chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu vực phát triển hơn. Không phải ngẫu nhiên 70-75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25-30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển.  8. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi  Cải thiện các KCN chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Điều kiện nền tảng nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI vào các khu công nghiệp. Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư, chính sách thu hút FDI: giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hóa,mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Nam cao nhất tại khu vực ASEAN ).  9. Quản lý và chính sách phát triển KCN, KCX:  Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN.  Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, không minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài là những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN.  Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế (thuế lợi nhuận đối với nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi.  Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đấu nối với KCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN.  Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN. Ap dụng cho các doanh nghiệp trong KCX xuất khẩu vào thị trường trong nước được hưởng thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước ASEAN xuất vào Việt Nam. Kết Luận Như vậy chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về sự phát triển cũng như tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam Nhòm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hưỡng dẫn tân tình của TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ - Giảng vien khoa kinh tế đầu tư Cùng tập thể giảng viên khoa kinh tế đầu tư Đã giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài này Chúng em xin chân thành cảm ơn!!! Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdau_tu_nuoc_ngoai_nhom_6_7056.doc
Luận văn liên quan