Chiếm 6,9% diện tích tự nhiên được phân bố từ địa hình trung gian nơi tiếp giáp vùng đồi núi
và vùng thấp, địa hình chia cắt trung bình, đất tương đối bằng và tập trung ở huyện Sơn Hòa,
Đồng Xuân, Sông Hinh và một phần phía tây thị xã Tuy Hòa. Đất ở độ cao 20-200m, tầng đất
thường mỏng, trong phẩu diện có lẫn nhiều đá, một số vùng có kết ven, phản ứng đất chua,
nghèo hữu cơ và đạm cũng như các chất dinh dưỡng khác. Qua điều tra, có khoảng 9.500 ha
loại đất này có độ dốc dưới 5o, tầng dày trên 70cm, có khả năng phát triển nông nghiệp và cây
công nghiệp, tập trung ở phía đông huyện Sơn Hòa, tây thị xã Tuy Hòa và huyện Đồng Xuân.
44 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình triển nông nghiệp phú yên giai đoạn 2001-2010 theo các nguyên tắc phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả sản xuất Nông nghiệp của tỉnh nhà.
Sau đây là nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh từ các đơn vị trực thuộc Sở dành cho
hoạt động KHCN: (2)
Đơn vị Năm 2008
(1.000đ)
Năm 2009
(1.000đ) Ghi chú
TT Giống và KT Cây trồng 710.000 820.000
TT Giống và KT Vật nuôi 69.235 77.140
TT Giống và KT Thuỷ sản 387.039 542.272
Chi cục Bảo vệ thực vật 126.000 95.000
TỔNG 1.292.274 1.439.507
Trong thời gian tới cần điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với các đề tài, dự
án KHCN theo tình thần tại Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN về
Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân
sách nhà nước.
Tăng cường hơn nữa nguồn vốn cho các hoạt động KHCN, tối thiểu phải đạt trên
1% tổng kinh phí cho lĩnh vực Nông nghiệp; Đầu đư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát
huy tối đa lợi ích từ việc đầu tư cho KHCN mang lại.
Triển khai áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu đối với các đề tài, dự án KHCN;
thực hiện chế độ khoán kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
(2) Nguồn: Công văn số 23/TT của Trung tâm Giống và KT Cây trồng ngày 14/8/2009; Báo cáo
số 15/BC-TTG&KTVN của Trung tâm Giống và KT Vật nuôi ngày 17/8/2009; Báo cáo số
17/BC-KTTS của Trung tâm Giống và KT Thuỷ sản ngày 10/8/2009 và Báo cáo (không số) của
Chi cục BVTV Phú Yên ngày 10/8/2009.
Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, tăng cường
năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN; Kinh phí SNKH tập trung vào thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN ứng dụng các Tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được cụ thể hoá theo
các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh trong từng giai đoạn.
Huy động nguồn kinh phí đối ứng từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
khác, các tổ chức KH&CN tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chuyển giao các
KTTB vào sản xuất có sử dụng NSNN, với tỷ trọng vốn đối ứng chiếm 70 - 80 % tổng
kinh phí.
Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh và khuyến
khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư
cho các dự án chuyển giao các KTTB và công nghệ mới vào sản xuất.
II. Định hướng phát triển KHCN ngành Nông nghiệp đến năm 2020.
1. Định hướng phát triển chung.
Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh Công
nghiệp và Dịch vụ. Từng bước tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học
và nâng cao trình độ KHCN trong các ngành sản xuất, nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.
Xác định phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH-HĐH; Bảo đảm sự gắn kết giữa khoa
học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, giữa khoa học và công nghệ với
khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; Đẩy
mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy
năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm
lực khoa học và công nghệ; Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực KHCN
nhằm khai thác thành tựu KHCN thế giới, thu hút nguồn lực và công nghệ
nước ngoài để đón đầu nền KHCN tiên tiến để phát triển kinh tế.
2. Định hướng phát triển ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp:(3)
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao, sản
phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập
trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế
biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực,
ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một
số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với giống tốt và
kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị,
khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh.
Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy
gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế
khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng.
Phát triển thủy sản bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai
thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phát triển vùng
nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường nuôi trồng trên biển, đảm bảo môi
trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản.
Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô
thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong Tỉnh. Phát triển dịch vụ,
ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, tăng đầu tư
cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống.
Tăng cường năng lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến nông, thông tin
và hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh lương thực, ngân sách nhà nước
hàng năm đầu tư cho lĩnh vực này tăng 10 – 15%.
Chọn tạo và sản xuất đủ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy
sản có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt các giống cây trồng có khả năng
chống chịu với điều kiện không thuận lợi như kháng mặn, hạn, chịu ngập,
giống cây trồng biến đổi gen để phục vụ nhu cầu sản xuất.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến
thu hoạch, bảo quản, chế biến. Đối với cây lúa, thúc đẩy nhanh cơ giới hóa
khâu thu hoạch để giảm thất thoát, đến năm 2020 thực hiện thu hoạch bằng
máy đạt 50%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật
cao.
Xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng
dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực
hành sản xuất tốt (GAP), phát triển kinh tế vườn.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đối với các cơ sở bảo
quản, chế biến.
Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện và công nghệ hiện đại, phát
triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ đánh bắt có
hiệu quả. Quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trước hết
là thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; áp dụng rộng rãi các quy trình công
nghệ sinh sản nhân tạo; xây dựng hệ thống thú y thủy sản; kiểm soát chặt
chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi; hiện đại hóa các cơ sở chế
biến, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Mục tiêu nhiệm vụ KHCN ngành Nông nghiệp đến năm 2020. (4)
Trồng trọt: Nâng tỉ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
lên đạt trên 70%; lúa giống cấp xác nhận hoặc tương đương đạt trên 50%
vào năm 2015 và 90% vào năm 2020, nhằm tạo ra nông lâm sản, thực phẩm,
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
thu nhập của nông dân.
(3), (4)Nguồn: Theo Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg, ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020; Nghị quyết số 63/NQ-CP
ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia; Ngày 22 tháng 7 năm
2009,UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định số 1328/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình
Giống cây trồng,giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản của tỉnh Phú Yên giai
đoạn 2010-2020.
Chăn nuôi: Phát triển đàn gia súc theo hướng chất lượng cao: Bò lai đạt trên
60%, heo lai hướng nạc đạt trên 80% tổng đàn vào năm 2015 và phấn đấu đạt trên 90%
vào năm 2020.
Lâm nghiệp: Nghiên cứu sưu tập, chọn lọc giống cây Lâm nghiệp; Xây dựng
nguồn giống cây Lâm nghiệp; xây dựng các cơ sở ươm giống cây Lâm nghiệp đáp ứng
nhu cầu trồng rừng; xây dựng các vườn cây đầu dòng.
Thuỷ sản: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác sản xuất giống
và nuôi trồng thuỷ sản. Bảo đảm 90% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thuỷ sản chủ lực
(tôm sú, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá chình trắng, cá giò, cá lăng đuôi
đỏ...) tại Phú Yên.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ YÊN.
Chuyên đề
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ YÊN
1.1. Tình hình sản xuất Nông nghiệp (Phần này rà soát lấy số liệu
mới)
Phú Yên là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc giáp tỉnh Bình Định,
Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, Đông giáp
Biển Đông. Là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích đất tự
nhiên là 5.060 km2, với cơ cấu gồm 109 xã, phường và thị trấn; với 7 huyện,
thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hoà. Theo niên giám thống kê năm 2008,
dân số toàn tỉnh là: 885.438 người, trong đó: dân số khu vực nông thôn là
705.479 người (chiếm 79,60%) dân số toàn tỉnh.
Là một tỉnh thuần nông, phần lớn diện tích đất đai thuộc khu vực nông
thôn, có lực lượng lao động dồi dào người dân cần cù chịu khó. Tỉnh có thế
mạnh về phát triển nông nghiệp, theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giá trị sản
xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 (tính theo giá cố định 1994) đạt
khoảng 2.142 tỷ đồng. Tính theo giá hiện hành đạt khoảng 5.938 tỷ đồng tăng
25,7% so với năm 2007, trong đó: nông nghiệp 3.451 tỷ đồng, lâm nghiệp 113 tỷ
đồng, thuỷ sản 1.174 tỷ đồng.
Cơ cấu ngành phân theo giá cố định 1994: nông nghiệp chiếm
65,73%, lâm nghiệp chiếm 1,96%, thuỷ sản chiếm 35,9%; (Phân theo giá
thực tế: nông nghiệp chiếm 64,65%, lâm nghiệp chiếm 2,12%, thuỷ sản chiếm
33,33%).
-Về trồng trọt:
+ Cây lương thực: cây lúa: diện tích gieo trồng cả năm đạt 56.832ha
(trong đó: vụ Đông Xuân 25.640ha, Hè thu 23.747ha, vụ mùa 7.445ha),
năng suất 51,8 tạ/ha; cây bắp: diện tích 6.371 ha, sản lượng đạt 17.525 tấn,
+ Cây Công nghiệp ngắn ngày: cây sắn: diện tích 16.520 ha, sản lượng đạt
247.895 tấn; cây mía: diện tích 18.128 ha, sản lượng đạt 938.656 tấn,
+ Các cây trồng khác: cây bông vải: diện tích 358 ha, sản lượng đạt
873 tấn; thuốc lá: diện tích 481 ha, sản lượng đạt 588 tấn; đậu phụng: diện
tích 987 ha, sản lượng đạt 1.026tấn; cây mè: diện tích 2.323 ha, sản lượng
đạt 1.046 tấn;
+ Công Công nghiệp dài ngày: cà phê: diện tích 1.174 ha, sản lượng
1.310 tấn; cây điều: diện tích 4.281 ha, sản lượng đạt 1.049 tấn; cây dừa:
diện tích trồng tập trung 1.783ha, sản lượng 25.921 tấn; cao su: diện tính
2.054 ha...
-Về chăn nuôi: Theo kết quả điều tra tại thời điểm 01/10/2008
+ Đàn trâu: 2.939 con, Đàn bò: 191.823 con, trong đó: đàn bò lai chiếm
43,4%; Đàn heo: 126.515 con, lợn thịt chiếm 91,4% tổng đàn, lợn nái chiếm
8,4% tổng đàn; Đàn gia cầm 2,065 triệu con, trong đó: đàn gà 995 ngàn con,
đàn vịt, ngan, ngỗng 1,07 triệu con.
+ Sản lượng thịt gia súc, gia cầm bán trong kỳ 29.141 tấn, sản lượng
thịt dê 750 tấn, sản lượng trứng gia cầm 78.942 ngàn quả.
-Về Lâm nghiệp:
+ Trồng rừng: Diện tích trồng mới rừng tập trung đạt khoảng 3.862 ha tăng
61,9% so với năm 2007, trong đó: rừng phòng hộ - đặc dụng 374 ha, rừng sản xuất
3.488 ha; ngoài ra đã cải tạo và trồng mới được 143ha điều ghép, trồng cao su đại
điền khoảng 80ha. Trồng cây phân tán ước đạt 2 triệu cây.
+ Sản lượng gỗ khai thác năm 2008 ước đạt 21.500m3, trong đó: rừng
tự nhiên 4.500 m3 tăng 15,4%, rừng trồng 17.000 m3, lâm sản khác: củi 62
ngàn ster, mật ong 1.650 lít, than củi 400 tấn.
-Về thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2.352 ha, sản lượng thu
hoạch 5.263 tấn. Sản lượng khai thác hải sản đạt 37.141 tấn, khai thác tôm
hùm giống 550 ngàn con, cung ứng giống nuôi tôm hùm thịt thương phẩm.
1.2. Định hướng phát triển ngành Nông nghiệp đến năm 2020
Theo Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008
V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên
đến năm 2020, theo đó về Nông, lâm ngư nghiệp:
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao, sản
phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập
trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế
biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực,
ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một
số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với giống tốt và
kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị,
khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề hoa, sinh vật cảnh.
- Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây
lấy gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn
chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng.
- Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô
thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển dịch vụ,
ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho nông dân, tăng đầu tư
cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống.
- Phát triển thuỷ sản bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai
thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Phát triển vùng
nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường nuôi trồng trên biển, bảo đảm môi
trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuỷ sản.
1.3. Hiện trạng Khoa học – Công nghệ
a) Về nguồn nhân lực
- Kết quả thống kê sơ bộ ngành Nông nghiệp tháng 10/2009 như sau:
+ Tổng số Cán bộ, công chức, viên chức hiện có 687 người, gồm 23
đầu mối (Văn phòng Sở và 22 đơn vị trực thuộc).
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Số người có trình độ từ cao đảng, đại học là: 329 người (chiếm 48%),
Số có trình độ cao học: 7 người (theo chuyên ngành thuỷ sản 1, kế toán
1, bảo vệ thực vật 1, nông học 2, chăn nuôi 1, lâm nghiệp 1), chiếm 1%.
Số đang học cao học: 3 người (theo chuyên ngành nông học: 1, bảo vệ
thực vật 1, giống cây trồng 1), chiếm 0,5%.
+ Về quản lý nhà nước: Số chuyên viên chính: 21 người, chiếm 3,0%.
+ Về Lý luận Chính trị: Cao cấp Chính trị và tương đương: 18 người,
chiếm 2,6%; Trung cấp chính trị 60 người, chiếm 8,7% tổng số CB-CCVC.
- Về hệ thống tổ chức, bộ máy: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh) tham
mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở
địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và
phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ
sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch
vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và
theo quy định của pháp luật.
b) Tình hình đầu tư tài chính cho nghiên cứu Khoa học và công
nghệ
Theo số liệu thống kê sơ bộ về đầu tư tài chính cho nghiên cứu Khoa
học và công nghệ giai đoạn 2000-2008 từ nguồn kinh phí của ngành Nông
nghiệp và PTNT theo các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2000-2005 khoảng 1.000-1.200 triệu đồng/năm
+ Giai đoạn 2006-2008 khoảng 1.500-1.600 triệu đồng/năm.
- Đầu tư cho KH-CN ở Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng còn
ở mức rất thấp (chỉ chiếm dưới 1% GDP) so với mức bình quân của thế giới
(trên 2% GDP). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho trình độ trang thiết bị
và công nghệ lạc hậu khá xa so với thế giới, trong đó Phú Yên cũng không là
ngoại lệ.
c) Những đóng góp của Khoa học-công nghệ đối với phát triển
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khoa học và công nghệ đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những chuyển biến rõ
rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu của địa phương;
góp phần làm cho nền kinh tế tỉnh phát triển và tăng trưởng cao, ổn định
liên tục trong những năm qua. Khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tổng hợp một số mô hình, đóng góp của Khoa học-Công nghệ trên
lĩnh vực ngành Nông nghiệp và PTNT thể hiện ở một số nội dung tiêu biểu
sau:
Phần này viết chọn lọc ngắn gon hơn
- Lĩnh vực trồng trọt
- Hàng năm, ngành Nông nghiệp đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới
trong thâm canh cây trồng, từng bước xây dựng các mô hình sản xuất có
hiệu quả điển hình như: sạ lúa theo hàng bằng nông cụ sạ hàng, sản xuất lúa
chất lượng cao, trồng mía thâm canh đạt năng suất trên 80tấn/ha, mô hình
thâm canh cây điều ghép cao sản, trồng rau chất lượng cao, thâm canh cây
bắp lai, luân canh lúa - đậu xanh - lúa, trồng tre lấy măng làm thực phẩm,
trồng cây phân tán, trồng keo xen điều, trồng hỗn hợp keo lai và dó trầm,
keo lai vô tính, trồng cây đặc sản như: dó trầm dưới tán rừng, nuôi trồng sa
nhân dưới tán rừng.v.v.
- Hỗ trợ một phần kinh phí về con giống, cây giống cùng với việc xây
dựng các mô hình trình diễn đã đem lại một số hiệu quả kinh tế nhất định,
Ngoài ra hỗ trợ cho các địa phương 440 nông cụ sạ hàng, đến nay diện tích
áp dụng công cụ sạ hàng khoảng 15.000 ha/vụ (chiếm 60-65% diện tích) và
18 máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp cho các huyện Đồng Xuân, Tuy
An, Phú Hoà, Tây Hoà. Các nông cụ trên đang được phát huy tác dụng tốt
nhằm giảm bớt căng thẳng về lao động trong khâu thu hoạch lúa, hạ giá
thành sản phẩm...
- Từ nguồn vốn Khoa học-Công nghệ các đề tài tiêu biểu đã thực hiện
gồm: Điều tra, thu nhập, khảo nghiệm tuyển chọ các giống điều ưu tú bằng
phương pháp ghép đã tuyển chọn được các dòng điều PN1, GL, MH, DH
...hiện còn các vườn điều đầu dòng tại Trung tâm giống và Kỹ thuật cây
trồng là nguồn cung cấp vật liệu cho việc sản xuất giống cây điều ghép cung
cấp cho nhu cầu trồng điều trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Xây dựng mô hình
tưới nước nước bằng phương pháp lấy nước ngầm để nâng cao năng suất
mía tại các vùng nguyên liệu, làm cơ sở cho việc khuyến cáo nông dân thâm
canh tăng năng suất mía có tưới nước bổ sung. Xây dựng mô hình ứng dụng
KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại xã miền núi Eatrol, huyện Sông
Hinh, trong đó mô hình thâm canh cây lúa nước giống LN93-1, mang lại
hiệu quả và được nông dân vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc duy trì và
nhân rộng hàng năm tạo nguồn lương thực tại chỗ cho vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
- Sử dụng ong ký sinh chuyên tính để phòng trừ bọ dừa tại Phú Yên.
Tuy hiệu quả chưa được rõ nét song đã có kết luận thực tiễn việc nhân nuôi
ong ký sinh chuyên tính tại Phú Yên là đạt kết quả khá.
- Áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng giúp nông dân nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đến nay ước
khoảng 50%
diện tích trồng lúa được nông dân áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng và
khảng
định một tiến bộ KHKT trong sản xuất và có thể áp dụng hầu hết diện tích
lúa.
- Xây dựng các mô hình sản xuất Rau an toàn theo hướng GAP tại
vùng rau trọng điểm Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa: Hiện mô hình đang
được duy trì triển khai thực hiện trên quy mô 20 ha, cung ứng một phần sản
phẩm RAT cho tiêu thụ tại Siêu thị CO-OP Mart; 20 ha sản xuất cây dược
liệu an toàn cung cấp nguyên liệu sạch cho sản xuất dược liệu tại Trạm
nguyên liệu dược Miền Trung
- Lĩnh vực Chăn nuôi, thú y
- Xây dựng 01 mô hình cừu giống (Phú Hoà), 11 mô hình khuyến
nông chăn nuôi vỗ béo bò, 13 mô hình cải tạo đàn bò (610 con), 10 mô hình
chăn nuôi bò thịt năng suất cao (1.412 con), 10 mô hình chăn nuôi heo thâm
canh, 01 mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi
trường (72 con), 03 mô hình nuôi ngan pháp lấy thịt (2.890 con) .v.v.
- Các hạng mục lồng ghép trong các đề tài, dự án ứng dụng khoa học
công nghệ cho khu vực miền núi, các mô hình về năng suất xanh...đã du
nhập, tuyển chọn một số giống vật nuôi như: cừu, dê, vịt, ngan, bồ câu, ếch,
cá ....Bước đầu hình thành một số mô hình trồng cỏ, chăn nuôi theo hướng
tập trung, đầu tư thâm canh mạng lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc triển khai các mô hình chăn nuôi đã tạo ra được sự chuyển biến
trong tích cực trong chăn nuôi của người nông dân, chuyển dần từ hình thức
chăn nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.
- Lĩnh vực Thuỷ sản
Nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững, ngành Nông
nghiệp đã xây dựng được 46 mô hình trình diễn gồm:
- Nuôi tôm sú thâm canh công nghiệp theo phương pháp ít thay nước,
nuôi tôm sú ở vùng có độ mặn thấp, nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi.
- Nuôi thủy sản nước mặn, lợ: nuôi cá mú bằng lồng, tôm hùm lồng,
vẹm xanh và ốc hương.
- Nuôi thủy sản nước ngọt: Cá trắm, trôi, mè, chép, rô phi đỏ, rô phi
đơn tính đực dòng GIFT, cá chim trắng, cá chình, cá rô đồng.v.v.
- Khai thác xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Ứng dụng máy tầm
ngư định vị trên tàu khai thác khơi ở Phú Yên, vận động ngư dân sử dụng
máy sản xuất nước đá vảy Scotsmant trên tàu khai thác khơi ở Phú Yên.
Ngoài ra, các đơn vị khác trong ngành đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa
học chuyên đề như: Hội thảo xây dựng cánh đồng 50 triệu đ/ha/năm; Hội
thảo sản xuất Nông nghiệp sinh thái bền vững; Hội thảo sử dụng phân bón
và bảo vệ môi trường; Hội thảo sản xuất giống lúa xác nhận; Hội thảo sản
xuất nấm ăn và nấm dược liệu; Hội thảo sản xuất cây ăn quả v.v. Qua các
kênh thông tin còn góp phần tuyên truyền các các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp
hành pháp luật của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC-CÔNG
NGHỆ
1. Quan điểm phát triển
Nhiệm vụ Khoa học công nghệ của ngành Nông nghiệp và PTNT thời
gian đến là tập trung thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo tinh
thần của (i) Chương trình hành động số 05 CTr/TU ngày 03 tháng 10 năm
2006 của Tỉnh uỷ Phú Yên về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi, giai đoạn 2006-
2010; (ii) Chương trình hành động số 30/2008/CTr-TU ngày 20 tháng 10
năm 2008 của Tỉnh uỷ Phú Yên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
BCH Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2. Định hướng các nhiệm vụ Khoa học-Công nghệ
(1) Phát triển sản xuất bảo đảm an ninh lương thực, chú trọng phát
triển sản xuất nông sản hàng hoá có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm
và nâng cao hiệu quả kinh tế; có hơn 40% diện tích trồng lúa chất lượng cao.
Nâng tỉ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lên đạt trên 70%;
lúa giống cấp xác nhận hoặc tương đương đạt trên 50% tăng dần hàng năm.
(2) Phát triển đàn gia súc theo hướng chất lượng cao: Bò lai đạt trên
70%, heo lai hướng nạc đạt trên 90% tổng đàn vào năm. Phát triển các loại
gia súc, gia cầm đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa (trùn quế, heo
rừng, nhím, hươu,...); hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng
trang trại.
(3) Chọn tạo, du nhập, cải thiện các giống cây trồng chủ lực như cây
lúa, cây mía, cây sắn, nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp khác; các loại
giống vật nuôi chủ lực của tỉnh (bò, heo, gia cầm); các giống thuỷ sản (tôm
sú, tôm thẻ chân trắng, cá, cua..)
(4) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống, kỹ thuật thâm
canh các loại vật nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ; bảo đảm an toàn dịch
bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành các vùng sản xuất rau, quả an
toàn tập trung; cung cấp sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm VSATTP và
cung cấp cho các siêu thị, các khu công nghiệp...
(5) Áp dụng cơ giới hoá các khâu sản xuất chính như: làm đất, gieo
trồng, thu hoạch và sơ chế nông sản..., các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, công
nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nguồn thiên địch tự nhiên trong phòng
ngừa dịch bệnh; quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và môi
trường sống khu vực nông thôn nói riêng.
(6) Áp dụng khoa học công nghệ trên quan điểm bảo đảm hạn chế
việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa 2 vụ/năm
sang các mục đích khác; chuẩn bị đối phó với các ảnh hưởng xấu của biến
đổi khí hậu và thiên tai (hạn hán, lũ lụt, ngập mặn ven biển, thoái hoá đất,
dịch hại gia tăng về chủng loại và tần xuất .v.v.); sử dụng nước trong sản
xuất nông nghiệp theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.
(7) Tăng cường mở rộng, hợp tác với các Viện, Trường Đại học,
Trung tâm nghiên cứu trong nước và khu vực để tranh thủ áp dụng nhanh
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi tắt đón đầu công nghệ mới vào sản xuất.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KH-CN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020
3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy
Tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức của ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn theo hướng: (i) Hình thành phòng Quản lý khoa học - Công
nghệ thuộc sở, tham mưu cho lãnh đạo sở về các hoạt động KH-CN, bảo
đảm thực hiện được các mục tiêu, nội dung của ngành trong thời gian tới;
(ii) Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Khoa học của
ngành Nông nghiệp và PTNT; (iii) Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý đối với
các Trung tâm chuyên ngành (giống Cây trồng, Vật nuôi, Thuỷ sản) theo
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ; bảo đảm tự
trang trải kinh phí, theo cơ chế đặt hàng nghiên cứu các lĩnh vực và phù hợp
với yêu cầu sản xuất; (iv)Khuyến khích các cá nhân thành lập tổ chức Khoa
học và công nghệ về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.2. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Phối hợp, đề xuất với các Viện, trường đại học: Đổi mới nội dung
đào tạo theo hướng hiện đại, cập nhật; xã hội cần gì đào tạo nấy, thoả mãn
nhu cầu người học cần gì học nấy. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo
cho các trường Chuyên nghiệp theo hướng linh hoạt mềm dẻo, đặc biệt đối
với các trường Nông, Lâm , Ngư nghiệp cần đổi mới nội dung đào tạo nhằm
đáp ứng đòi hỏi của công nghệ sản xuất, khai thác, chế biến theo hướng hiện
đại.
- Để khác phục tình trạng hiện nay khi sinh viên ra trường thường
kém năng lực thực tiến, Các Viện, Trường đại học cần: Cải cách hệ thống
đào tạo cấp đại học và sau đại học theo hướng gắn đào tạo, nghiên cứu với
năng lực thực tiễn cho sinh viên và nghiên cứu sinh trước khi tốt nghiệp.
- Có chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ trẻ ngành Nông nghiệp
theo học sau đại học (hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập; được lựa chọn nơi,
cơ quan công tác; ưu tiên xắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh
đạo).
3.3. Tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
- Cần có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất (hiện nay diện tích
khoảng 3.000 m2/hộ) để thuận tiện việc ứng dụng cơ giới hóa các khâu làm
đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch và đầu tư thâm canh tăng năng suất, thực
hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, luân canh, xen canh cho thu
nhập và hiệu quả kinh tế cao.
- Kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như
đường giao thông, hệ thống thủy lợi, chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ... làm
tiền đề cho việc áp dụng và nhân rộng các tiến bộ KHCN vào lĩnh vực nông
nghiệp và PTNT. Nâng mức đầu tư ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng;
ưu tiến các lĩnh vực có tác động, hỗ trợ thiết thực cho lĩnh vực Khoa học,
công nghệ.
- Ưu tiên đầu tư các phòng thí nghiệm, thực nghiệm; bố trí kinh phí
hàng năm để chủ động kiểm định, đánh giá chất lượng vật tư, nông sản hàng
hoá, kiểm định mẫu bệnh phẩm...phục vụ chon công tác chỉ đạo sản xuất
trên địa bàn tỉnh.
3.4. Giải pháp về đầu tư tài chính
- Cải tiến, điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với các đề tài, dự án
Khoa học-Công nghệ, theo Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-
BKHCN về Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và
công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
- Cân đối và bố trí nguồn vốn cho các hoạt động Khoa học-Công nghệ
tối thiểu đạt 1% tổng kinh phí cho lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, bảo đảm
tương đương với các nước trong khu vực.
- Triển khai áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu các đề tài, dự án
Khoa học- Công nghệ; thực hiện chế độ khoán kinh phí; mở rộng việc liên
kết với các Viện nghiên cứu, các Trường đại học để nhanh chóng tiếp thu
các nghiên cứu cơ bản, ứng dựng vào sản xuất.
3.5. Giải pháp về đòn bẩy kinh tế nhằm đẩy mạnh nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng Khoa học công nghệ
- Tăng cường sự phối hợp với các hiệp hội trong và ngoài tỉnh; là cầu
nối chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, công nghệ, thị trường...Thông qua các
diễn đàn, hội thảo Khoa học chuyên đề và các hợp tác gắn với lợi ích kinh tế
khác.
- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các
Viện nghiên cứu; đầu tư cho công tác nghiên cứu, áp dụng Khoa học - Công
nghệ vào sản xuất và đồi sống (hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng, tín dụng,
thuế…)
- Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết, thu hút nguồn vốn và công nghệ
tiên tiến của nước ngoài; thuê, mời chuyên gia trong và ngoài nước có trình
độ chuyên môn giỏi làm việc tại địa phương; tổ chức các đoàn tham quan,
khảo sát, học tập kinh nghiệm tiên tiến cả trong nước và nước ngoài.
- Tuyên truyền phổ biến và thực hiện có hiệu quả Quyết định số
1571/2207/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 về việc quy định mức chi trợ cấp cho
cán bộ thuộc diện quy hoạch cử đi học tập tập trung dài hạn ngoài tỉnh;
Quyết định số 1877/2008/QĐ-UBND ngày 18/11/2008 Ban hành Quy định
về chính sách thu hút, sử dụng tri thức.
- Có cơ chế khen thưởng các tổ chức, nhà khoa học, các doanh nghiệp
và cá nhân đã đóng góp công sức vào đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động
mang lại hiệu quả kinh tế nổi bật thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, bao
gồm cả về vật chất và tinh thần.
3.6. Giải pháp xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực
- Ưu tiên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài, dự
án thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhất là các đề tài góp phần thực hiện chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả
giống cây trồng vật nuôi, đặc biệt là giống mới, áp dụng cơ giới hóa vào sản
xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
- Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các cơ quan nghiên cứu thuộc
khu vực và trong nước với các cơ quan chuyên ngành sở tại nhằm chuyển
giao nhanh tiến bộ KHCN đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp tại địa
phương.
- Cần có chương trình, cơ chế chính sách khuyến khích các người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, các Nhà khoa học và Doanh nghiệp nước ngoài
đến tham gia, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh nói chung và
ngành Nông nghiệp và PTNT nói riêng.
- Củng cố, bổ sung mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở nhằm đẩy
mạnh việc xây dựng các mô hình trên quy mô lớn, chuyển giao nhanh các
tiến bộ Khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua việc xây dựng các mô
hình trình diễn, các lớp huấn luyện, tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tham
quan trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài tỉnh.
- Sớm triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24
tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các
lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, trên địa bàn
tỉnh nhằm khuyến khích nhiều thành phần tham gia hoạt động khoa học,
công nghệ, trong đó có lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Phú Yên là tỉnh sản xuất nông nghiệp với nhiều tiềm năng và lợi thế,
là cơ sở và động lực cho việc hình thành, phát triển nền nông nghiệp hàng
hóa lớn trong thời gian đến. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng, xây dựng
các giải pháp phát triển Khoa học và Công nghệ của ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 là rất cần thiết.
Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về phát triển nguồn lực khoa học
công nghệ trên các lĩnh vực khác để nguồn lực trong từng ngành cùng phát
triển và có tác động hỗ trợ, thúc đấy việc phát triển nguồn lực khoa học công
nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt các
Quyết định của UBND tỉnh về chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài
và lao động có kỹ thuật cao từ các nơi khác đến công tác và làm việc lâu dài
tại tỉnh Phú Yên. Tăng cường vai trò của liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ
thuật tỉnh trong nhiệm vụ tập hợp rộng rãi đội ngũ trí thức Khoa học công
nghệ trong thời gian đến.
2. Mạnh dạn sử dụng, đề bạt những người có trình độ cao vào các lĩnh
vực, các cấp quản lý, quản trị để sử dụng chất xám và tạo động lực để họ
cống hiến cho sự phát triển của địa phương. Có kế hoạch đào tạo cán bộ kế
cận, đào tạo lại đối với số cán bộ có chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc; bổ túc kiến thức mọi mặt (chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, pháp
luật...) đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
3. Tỉnh cần có sự đầu tư thoả đáng để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, trong đó: đặc biệt chú ý đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
chính quyền, quản lý kinh tế các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Thực hiện xây dựng chính quyền gắn liền với cải cách hành
chính (cải tiến thủ tục hành chính, lề lối làm việc, hoàn thiện, củng cố bộ
máy chính quyền các cấp).
4. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách (hợp đồng
lao động, tuyển dụng, thi tuyển công chức, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương,
nâng ngạch, cử thi tuyển nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật .v.v.) để có biện
pháp chấn chỉnh những sai sót, tồn tại; bổ sung chính sách về phát triển
nguồn nhân lực cho phù hợp và bảo đảm tính khả thi cao; gắn kết các giải
pháp phát triển kinh tế xã hội với phát triển nhân lực, kết hợp với việc cải
cách hành chính và phát huy dân chủ ở cơ sở. Ban hành chính sách để
khuyến khích nhân tài đi đào tạo ở nước ngoài sau đó trở về công tác tại địa
phương./.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ
YÊN
*Chú dẫn các từ ngữ viết tắt
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
KHCN Khoa học công nghệ
BQL Ban quản lý
DA Dự án
KHKT Khoa học kỹ thuật
CB-CNVC Cán bộ công nhân viên chức
PCLB Phòng chống lụt bão
TT Trung tâm
KTS Kỹ thuật số
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
NN-CNC Nông nghiệp Công nghệ cao
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
UBND Uỷ ban nhân dân
GAP Good Agrricultural Practices
*Tài liệu tham khảo
1) BCH Trung ương khoá X, Văn kiện hội nghị lần thứ bảy, năm 2008.
2) Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIV, năm 2006.
3) UBND tỉnh Phú Yên, Quyết định số 2567/QĐ-UB ngày 14/9/2004 v/v phê
duyệt Quy hoạch Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên đến năm 2010, năm 2004.
4) Tỉnh uỷ Phú Yên, Chương trình hành động số 05/CTr-TU ngày 03 tháng 10
năm 2006 về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất, chất lượng
hiệu quả cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010, năm 2006.
5) Tỉnh uỷ Phú Yên, Chương trình hành động số 08-CTr/TU về phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Phú Yên, năm 2006; Chương trình hành động số 29-CTr/TU, Tỉnh uỷ Phú
Yên, năm 2008.
6) Tỉnh uỷ Phú Yên, Chương trình hành động số 30-CTr-TU, về việc thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH-TW về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn, năm 2008.
7) Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm
2008 V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên đến năm
2020, năm 2008.
8) UBND tỉnh Phú Yên, Quyết định số 1328/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 7 năm 2009 V/v
Ban hành Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản
của tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2010-2020, năm 2009.
9) Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/7/2009 v/v Ban hành
danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, năm 2009.
10) Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, Niên giám thống kê, năm 2000- 2008.
11) Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, năm 2007.
12) Sở Nông nghiệp và PNTN Phú Yên, Báo cáo tổng kết, năm 2005-2008.
1.3. Hiện trạng Khoa học - Công nghệ
a) Về nguồn nhân lực
- Kết quả thống kê sơ bộ ngành Nông nghiệp tháng 10/2009 như sau:
+ Tổng số Cán bộ, công chức, viên chức hiện có 687 người, gồm 23
đầu mối (Văn phòng Sở và 22 đơn vị trực thuộc).
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Số người có trình độ từ cao đẳng, đại học là: 329 người (chiếm 48%),
Số có trình độ cao học: 7 người (theo chuyên ngành thuỷ sản 1, kế toán
1, bảo vệ thực vật 1, nông học 2, chăn nuôi 1, lâm nghiệp 1), chiếm 1%.
Số đang học cao học: 3 người (theo chuyên ngành nông học: 1, bảo vệ
thực vật 1, giống cây trồng 1), chiếm 0,5%.
+ Về quản lý nhà nước: Số chuyên viên chính: 21 người, chiếm 3,0%.
+ Về Lý luận Chính trị: Cao cấp Chính trị và tương đương: 18 người,
chiếm 2,6%; Trung cấp chính trị 60 người, chiếm 8,7% tổng số CB-CCVC.
- Về hệ thống tổ chức, bộ máy: Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là UBND tỉnh) tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm
nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an
toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi
đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của
UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
b) Tình hình đầu tư tài chính cho nghiên cứu Khoa học và công
nghệ
Theo số liệu thống kê sơ bộ về đầu tư tài chính cho nghiên cứu Khoa
học và công nghệ giai đoạn 2000-2008 từ nguồn kinh phí của ngành Nông
nghiệp và PTNT theo các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2000-2005 khoảng 1.000-1.200 triệu đồng/năm
+ Giai đoạn 2006-2008 khoảng 1.500-1.600 triệu đồng/năm.
- Đầu tư cho KH-CN ở Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng còn
ở mức rất thấp (chỉ chiếm dưới 1% GDP) so với mức bình quân của thế giới
(trên 2% GDP). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho trình độ trang thiết bị
và công nghệ lạc hậu khá xa so với thế giới, trong đó Phú Yên cũng không là
ngoại lệ.
c) Những đóng góp của Khoa học-công nghệ đối với phát triển
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khoa học và công nghệ đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những chuyển biến rõ
rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu của địa phương;
góp phần làm cho nền kinh tế tỉnh phát triển và tăng trưởng cao, ổn định
liên tục trong những năm qua. Khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tổng hợp một số mô hình, đóng góp của Khoa học-Công nghệ trên
lĩnh vực ngành Nông nghiệp và PTNT thể hiện ở một số nội dung tiêu biểu
sau:
- Lĩnh vực trồng trọt: Hàng năm, ngành Nông nghiệp đã áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh cây trồng, từng bước xây dựng các mô
hình sản xuất có hiệu quả như: sạ lúa bằng nông cụ sạ hàng (số lượng trên
1.500 nông cụ) với khoảng 15.000 ha/vụ (chiếm 60-65% diện tích), sử dụng
máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy trong thu hoạch lúa góp phần giảm
thất thoát và giảm căng thẳng về nhân công trong mùa vụ ( số lượng máy
trên 18 cái), mô hình thâm canh cây lúa nước giống LN93-1 đã mang lại
hiệu quả cao góp phần tạo nguồn lương thực tại chỗ cho đồng bào các dân
tộc thiểu số tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên, chương trình 3 giảm, 3
tăng giúp nông dân nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa (ước khoảng 50%
diện tích sản xuất đang áp dụng mô hình này), mô hình trồng mía thâm canh
đạt năng suất cao với trên 80 tấn/ha bằng phương pháp lấy nước ngầm, mô
hình thâm canh cây điều ghép cao sản từ nguồn điều đầu dòng do Trung tâm
Giống và KT cây trồng Phú Yên xây dựng, với các giống đã được khảo
nghiệm cho năng suất, chất lượng cao như PN1, GL, MH, DH ..., mô hình
trồng Rau an toàn theo hướng GAP tại vùng rau trọng điểm xã Bình Ngọc,
thành phố Tuy Hòa với diện tích hơn 20 ha cung cấp nguồn rau sạch cho
siêu thị Coop-Mart, ngoài ra có khoảng 20 ha sản xuất cây dược liệu an toàn
tại Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa cung cấp nguyên liệu sạch cho sản xuất dược
liệu tại Trạm nguyên liệu dược Miền Trung, mô hình thâm canh cây bắp lai,
luân canh lúa - đậu xanh - lúa, trồng tre lấy măng làm thực phẩm, mô hình
sử dụng ong ký sinh chuyên tính để phòng trừ bọ dừa tại các vùng dừa của
tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, đã tổ chức nhiều buổi Hội thảo chuyên đề như: xây
dựng cánh đồng 50 triệu đ/ha/năm, sản xuất Nông nghiệp sinh thái bền
vững, sử dụng phân bón và bảo vệ môi trường, sản xuất giống lúa xác nhận,
sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất cây ăn quả .v.v.
- Lĩnh vực Chăn nuôi, thú y: Xây dựng 01 mô hình cừu giống (Phú
Hoà), 11 mô hình khuyến nông chăn nuôi vỗ béo bò, 13 mô hình cải tạo đàn
bò (610 con), 10 mô hình chăn nuôi bò thịt năng suất cao (1.412 con), 10 mô
hình chăn nuôi heo thâm canh, 01 mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng
nạc đảm bảo vệ sinh môi trường (72 con), 03 mô hình nuôi ngan pháp lấy
thịt (2.890 con) .v.v. Việc triển khai các mô hình chăn nuôi đã tạo được sự
chuyển biến tích cực trong chăn nuôi của người nông dân, chuyển dần từ
hình thức chăn nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.
- Lĩnh vực khác: ngành Thủy sản đã xây dựng được 46 mô hình gồm:
Nuôi tôm sú thâm canh công nghiệp theo phương pháp ít thay nước, nuôi
tôm sú ở vùng có độ mặn thấp, nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi, nuôi cá mú
bằng lồng, tôm hùm lồng, vẹm xanh và ốc hương, nuôi cá rô phi đơn tính
đực dòng GIFT. Ngoài ra, ứng dụng máy tầm ngư định vị trên tàu khai thác,
vận động ngư dân sử dụng máy sản xuất nước đá vảy Scotsmant trên tàu
khai thác. Góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả trong nuôi trồng và
khai thác thủy hải sản cho ngư dân tỉnh Phú Yên; Các mô hình trồng cây
phân tán, trồng keo xen điều, trồng hỗn hợp keo lai và dó trầm, keo lai vô
tính, trồng cây đặc sản như: dó trầm dưới tán rừng, nuôi trồng sa nhân dưới
tán rừng đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân.
THỔ NHƯỠNG
Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra năm 1978 và kết quả bổ sung chuyển đổi tên đất sang hệ thống FAO,
năm 1991, của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp. Tỉnh Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên
là 505.400 ha, trong đó đất có địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 14% diện tích, đất ở độ
dốc từ 0o đến trên 25o chiếm 86%. Đất đai Phú Yên được hình thành trên mẫu đất phù sa với
3 loại đá chính là: Granit, Bazan, trầm tích (đá phiến sét).
Dựa vào hệ thống phân loại sinh học, Phú Yên có 8 loại đất như sau:
Đất cát biển
Chiếm 2,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển từ Sông Cầu đến Hòa Hiệp và dọc
theo sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ. Đất nằm ở địa hình bằng phẳng, có nơi lượn sóng, độ cao
trung bình từ 2 đến 10m. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng
kém, độ phì nhiêu thấp.
Đất mặn phèn
Chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên; còn gọi là “đất có vấn đề”, phân bố tập trung ở xã Hòa
Tâm, Hòa Hiệp, Hòa Xuân và ở các xã dọc biển từ Sông Cầu đến cửa sông Đà Rằng. Đất
được hình thành bởi quá trình lắng đọng của các sản phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của
nước biển và các sản phẩm biển.
Đất mặn phèn có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, mực nước ngầm nông (50-
70cm), đất mặn nhiều, đất phèn trung bình, mặn ít. Trong đất thường có tầng hữu cơ bán phân
giải, chứa nhiều hợp chất có lưu huỳnh, hàm lượng SO2 trên 0,07%, đất có phản ứng chua, ít
chua. Riêng đất phèn ít và trung bình, mặn ít phản ứng đất rất chua, pH KCl dưới 4,0, hàm
lượng hữu cơ trong đất cao, đặc biệt là tầng mặt (trên 3,5%). Lượng đạm khá ở tầng mặt và
giảm dần ở các tầng kế tiếp. Đất nghèo lân (P205) dưới 0,05%, 2kali trao đổi nghèo, độ no
baze thấp (V=30), hàm lượng canxi, Mg thấp nhỏ hơn 5,5 H+C/100gr.
Đất phù sa
Chiếm 9,8% diện tích tự nhiên. Đất này tập trung chủ yếu ở huyện và thị xã Tuy Hòa, rải rác
ở huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu. Được hình thành do sự bồi đắp của các sông Ba,
sông Kỳ Lộ, sông Bàn Thạch và ở các con suối. Trong đó phù sa sông Ba là tốt và giàu chất
dinh dưỡng (do sông Ba chảy qua nhiều vùng đất đỏ trên Tây Nguyên kéo đất về bồi đắp), đất
có thành phần cơ giới mịn. Riêng sản phẩm bồi tụ của các sông khác có thành phần cơ giới
nhẹ hơn, phản ứng đất ít chua dưới 4,5%, hàm lượng caton, kiềm đạt đến mức trung bình, độ
no baze nhỏ hơn 50%, chất hữu cơ và đạm khá. Ở các loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ
vàng, phù sa cổ, phù sa không được bồi hàm lượng này thấp hơn, diễn biến từ trung bình thấp
đến nghèo lên ở mức trung bình nghèo (P205: 0,02 - 0,07%), Kali tổng số khá. Nhìn chung đất
thích hợp với sinh trưởng của cây lúa, và cây mía.
Đất xám
Chiếm 6,9% diện tích tự nhiên được phân bố từ địa hình trung gian nơi tiếp giáp vùng đồi núi
và vùng thấp, địa hình chia cắt trung bình, đất tương đối bằng và tập trung ở huyện Sơn Hòa,
Đồng Xuân, Sông Hinh và một phần phía tây thị xã Tuy Hòa. Đất ở độ cao 20-200m, tầng đất
thường mỏng, trong phẩu diện có lẫn nhiều đá, một số vùng có kết ven, phản ứng đất chua,
nghèo hữu cơ và đạm cũng như các chất dinh dưỡng khác. Qua điều tra, có khoảng 9.500 ha
loại đất này có độ dốc dưới 5o, tầng dày trên 70cm, có khả năng phát triển nông nghiệp và cây
công nghiệp, tập trung ở phía đông huyện Sơn Hòa, tây thị xã Tuy Hòa và huyện Đồng Xuân.
Đất đen
Chiếm 3,5% diện tích, phân bố ở phía nam huyện Tuy An, xã Bình Kiến (thị xã Tuy Hòa),
huyện Sông Hinh và một phần ở huyện Sơn Hòa. Đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa
của đá bọt và đá bazan, loại này có nhiều ở Sơn Hòa và Sông Hinh. Đất có tầng mỏng, địa
hình chia cắt, có nhiều đá lộ đầu.
Loại đất hình thành do sản phẩm bồi tụ của đá bazan ở địa hình thấp thuộc phía nam Tuy
An, tầng đất dày ít đá lẫn, kết ven ở mức độ khác nhau. Đất có phản ứng hơi chua đến độ
trung tính, hàm lượng chất hữu cơ khá ở tầng mặt (3,54%) và giảm dần tầng dưới, hàm lượng
đạm cao No10=0,26%, lân tổng số giàu P205: 0,07-0,08% P=20,5=25,5mg/100gr đất so với
các nhóm đất hình thành trên đá bazan khác. Nhóm đất này có hàm lượng caton trao đổi Ca++
Mg++ cao hơn Ca++ 22,0-31 Ldđ/100gr Mg++ 2-2,5 Ldl/100gr, độ no baze V% trên 60%, nhóm
đất đen có nhiều ưu điểm trong trồng trọt.
Đất đỏ vàng
Chiếm 65% diện tích tự nhiên và được chia ra các đơn vị tổ đất như sau:
Đất nâu vàng - đất nâu đỏ trên đá bazan.
Loại đất này chiếm 5,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở Sơn Thành (huyện Tuy Hòa), Sông
Hinh, An Xuân, An Lĩnh (Tuy An) và cao nguyên Vân Hòa thuộc huyện Sơn Hòa. Đất có thành
phần cơ giới nặng, sét, kết cấu tơi xốp. Hàm lượng hữu cơ khá từ 3,0%-4,2% và giảm dần ở
tầng sâu, đạm tổng số giàu N% =0,25-0,28%, các chất lân, kali tổng số đạt từ trung bình đến
khá, đất có phản ứng ít chua (pH KCl). (pH KCl 4,0-5,0), Caton trao đổi Ca++ Mg++ nhỏ hơn 4
Ldl/100gr, độ no baze thấp (V>40).
Đất bazan ở Phú Yên khác với Tây Nguyên, tầng đất thường mỏng, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu,
độ dốc khá lớn. Trong tổng số 29.950 ha chỉ có 5400 ha đất có độ dốc dưới 8o, tầng đất dày
trên 70cm. Đất này thích hợp với cây cà phê, chè, cao su...
Đất đỏ vàng trên đá Macma - Acid.
Có diện tích lớn nhất, chiếm 59,2%, phân bố đều khắp tỉnh, phần lớn là đồi núi cao có địa
hình đa dạng và phức tạp. Đất có tầng dày và mỏng, ở một số nơi có địa hình thoai thoải và
bằng hoặc có độ dốc thấp thì tầng đất dày khá hơn. Đất có thành phần cơ giới hạt khô, có lẫn
nhiều thạch anh, khả năng giữ nước kém, phản ứng đất chua (pH KCl=4,0-4,5), hàm lượng
hữu cơ trung bình 2,7%, đạm tổng số tương đối khá N=0,11-0,14%, lân và kali nghèo.
Trong tổng số gần 2400 ha đất có độ dốc dưới 8o, tầng dày trên 70cm có khả năng phát
triển nông nghiệp, được phân bố ở Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa.
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Chiếm 2,2% diện tích, phân bố trên núi cao từ 900-1000m thuộc khu vực huyện Đồng Xuân,
Sông Hinh. Đất có độ dốc trên 25o, địa hình rất phức tạp, tầng đất mỏng, có nhiều đá lộ đầu,
đất có hàm lượng hữu cơ giàu, đạm tổng số từ khá đến giàu, các hàm lượng khác tương đối.
Đất dốc tụ
Chiếm 0,3% diện tích, phân bố rải rác ở các địa hình thấp, trũng, ven các hợp thủy thành
từng đám nhỏ. Đất hình thành trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn
núi cao, các vật liệu do dòng nước mang tới tập trung nên tầng đất thường khác nhau, sản
phẩm lộn xộn.
Đất ở Phú Yên được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại của sinh quyển nhiệt
đới và sự phong phú, phức tạp của cấu trúc địa chất. Qua điều tra phân tích, các nhà khoa học
chia đất Phú Yên làm 4 tổ hợp sau:
Tổ hợp I:
Đất có độ phì cao, tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, các loại đất này ở vùng đồng bằng
thấp gồm có:
Đất phù sa.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan. Tổ hợp này chiếm 10%, số đã sử dụng phù hợp với
cây lương thực, cho năng suất cao.
Tổ hợp II:
Các loại đất có độ phì trung bình, có khả năng phát triển nông nghiệp ở các địa hình bằng
gồm:
- Đất dốc tụ.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ.
- Đất đỏ trên đá bazan.
- Đất nâu thấm trên đá bọt và đá bazan.
- Đất mặn phèn ít và trung bình.
Tổ hợp III:
Đất có độ phì nhiêu thấp và độ phì nhiêu trung bình, hạn chế khả năng phát triển nông
nghiệp, gồm:
- Đất cát và cồn cát biển.
- Đất mặn nhiều, phèn nhiều.
- Đất xám.
- Đất vàng đỏ trên đá macma axid.
Tổ hợp IV:
Đất có độ phì thấp, tầng mỏng, độ dốc lớn, chủ yếu dùng vào nông nghiệp, gồm:
- Đất mùn vàng đỏ trên núi.
- Đất phát triển trên đá macma axid tầng mỏng.
Nhìn chung đất đai ở Phú Yên khá phong phú về chủng loại, phân bố đều khắp các vùng,
nhiều loại đất có chất lượng tốt, cho phép Phú Yên phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và
vững chắc. Trong đó đặc biệt là phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_8501.pdf