Q ua kết điều tra phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế và đề ra giải pháp sản xuất
muối tại vùng nghiên cứu đề tài ta thấy rằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao
lao động dồi dào, độ mặn nước biển và các yếu tố thích hợp cho việc sản xuất muối có
khả năng cho năng xuất cao. Hiệu quả kinh tế của nghề muối ở xã X uân Bình -huyện
Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên. Q ua số liệu điều tra khảo sát thực tế từ 2003 – 2007 ta thấy
doanh thu của HTX đạt khoảng 80% ( trong 5 năm) chỉ có năm 2004 thua lỗ do thời
tiết không thuận lợi.v.v.còn lại các năm thì một đồng chi phí bỏ ra thu về từ 1,02 đ đến
1,67đ, thu nhập bình quân của lao động trên năm 6.683.125đ mức thu nhập này cao
hơn rất nhiều với tổng thể thu nhập chung địa bàn của xã hiện nay khoảng 3 trệu đến 4
triệu đồng/ người/ năm.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề muối xã Xuân Bình, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔN G LÂM TP. HỒ CHÍ MINH.
BÁO CÁO
LUẬN VĂN TÓM TẮT
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ NGHỀ MUỐI XÃ XUÂN BÌNH,
HUYỆN SÔN G CẦU,
TỈNH PHÚ YÊN.
NGUYỄN TƯỜNG LÂM
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành Phố Tuy Hòa
Tháng 12/ 2007
2
PHẦN I:
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Hạt muối rất quan trọng trong đời sống con người bao thế hệ nay; trong y học
nước muối tinh khiết dùng để sát trùng và tham gia các phụ gia khác trong một số loại
thuốc; trong nông nghiệp muối dùng bổ sung khoán vi lượng cho chăn nuôi trồng trọt;
trong công nghiệp muối được sử dụng trong công nghiệp hoá chất như thuỷ ngân,
clorua dùng cho y dược, sút dùng cho sản xuất tơ nhân tạo, xì dầu, mì chính, làm thực
phẩm v. v.
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Trung bộ có chiều dài bờ biển là: 189
km, có nhiều nơi phát triển được các cánh đồng muối, nhờ vào thiên nhiên ưu đãi điều
kiện tốt thuận lợi cho việc sản xuất muối.: như số ngày nắng nhiều, độ mặn nước biển
cao, chế độ bốc hơi tự nhiên tốt. Từ lâu ngưòi dân biết tận dụng tối đa yếu tố tự nhiên
hiện có, để tạo thành làng nghề sản xuất muối truyền thống. Sản lượng hàng năm sản
xuất ra 15000 tấn đến 19000 tấn, lượng muối sản xuất ra chủ yếu do diêm dân tự tiêu
thụ, giá cả thấp không ổn định nên thu nhập của ngưòi làm muối không ổn, lợi nhuận
của hộ diêm không cao.
Việc đánh giá hiêụ quả kinh tế từ nghề muối và đề ra giải pháp nâng cao hiệu
quả cho người dân ở đây là một việc làm cần thiết. Do đó chúng tôi chọn đề tài “Đánh
giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề muối ở xã Xuân Bình, huyện
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề muối.
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng nghề muối.
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ nghề sản xuất muối.
Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất muối.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của hạt muối và nghề sản xuất muối, hiệu
quả thu nhập của nghề làm muối so với các ngành nghề khác tại địa phương. Khuyến
khích lao động tham gia nghề muối, mở rộng đầu tư thêm diện tích sản xuất muối.
Giới thiệu ngành chức năng nhận thấy rõ tầm quan trọng của hạt muối và có
định hướng quan tâm đầu tư.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu
Địa bàn xã Xuân Bình, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Đối tượng nghiên cứu
HTX M uối Tuyết Diêm, hộ diêm dân ở xã Xuân Bình, huyện Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên.
Thời gian nghiên cứu
Để có thể hoàn thành đề thực tập tốt nghiệp, phải tiến hành thu thập số liệu và
xử lý số liệu và hoàn thành luận văn từ ngày 13/8/2007 đến ngày 10/11/2007.
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin
Chọn ngẫu nhiên số hộ điều tra về sản xuất muối, thu thập thông tin sơ cấp
bằng phiếu điều tra, thống kê mô tả. Các số liệu thống cơ thứ cấp tham khảo từ HTX
M uối, các tài liệu của sở ban ngành của huyện và Sở NN& PTNT tỉnh Phú Yên.
Khảo sát thực địa về địa bàn nghiên cứu
Đề tài áp dụng kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn để tìm hiểu tình tổng quát
nhằm đánh giá hiệu quả hinh tế, khó khăn trở ngại trong sản xuất, nhận định tổng quan
của diêm dân về ngành sản xuất muối hiện nay.
4
PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Điều tra diêm hộ
Đề tài tiến hành điều tra 40 hộ trên địa bàn xã, mẫu điều tra thực tế theo diện
tích sán xuất của diêm hộ.
Bảng 2.1. Cơ Cơ Số Hộ Điều Tra Theo Khoản Diện Tích
Số Hộ Khoản diện tích
12 0,2ha – 0,5ha
7 0,5ha – 0,75ha
9 0.75ha - 1ha
11 1ha – 2ha
Tổng Cộng :40 hộ
Nguồn: Điều tra hộ diêm dân
2.1.2.Thiết kế nội dung câu hỏi điều tra
Nội dung câu hỏi điều tra gồm: Thông tin tổng quát, đặc điểm đất đai, diện tích
đang sản xuất muối, số lao động trong hộ, lao động phải thuê mướn, chi phí đầu tư sản
xuất, công nhà hộ bỏ ra trong vụ sản xuất, tổng sản lượng của hộ thu được trong một
năm sản xuất, các nguồn thu khác từ sản xuất muối.
2.1.3. Khái niệm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
Lợi nhuận ( Là thu nhập nếu thuê mướn toàn bộ).
Giá trị này được tính bằng tổng giá trị thu nhập trừ đi tổng chi phí đầu tư. Đây
là cách tính trong trường hợp tính cả các chi phí gia công gia đình và chi phí cơ hội
khác. Tổng chi phí bao gồm: 1) chi phí tiền mặt bỏ ra; 2)giá trị lao động đã đầu tư vào
hoạt động sản xuất; 3) chi phí thuê công cải tạo đất, công cụ sản xuất diêm nghiệp.
Thu nhập hộ diêm nghiệp
Giá trị này được tính bằng tổng giá trị sản lượng muối trừ đi các chi phí mà hộ
diêm nghiệp bỏ ra, chi phí này bao gồm các chi phí mà người diêm dân bỏ ra cho từng
công đoạn sản xuất muối nhưng không tính đến chi phí cơ hội, như chi phí thuê lao
động, thuê công cải tạo đất, công kỹ thuật sản xuất muối. v. v..
5
Chi phí đầu tư trên một đơn vị
Đây là giá trị ước lượng từ đồng chi phí đầu tư trên một đơn vị sản phẩm diêm
nghiệp, chi phí này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng vốn. trong nền kinh tế thị trường,
tổng chi phí đầu tư được tính cả chi phí cơ hội của đất mà người dân phải trả cho chủ
đất theo giá qui định, ở đây chi phí này được tính từ thuế diêm nghiệp mà hộ diêm
nghiệp đóng thuế cho nhà nước thông qua HTX trên đầu xã viên của hộ.
Hiệu suất lao động
Trong nền kinh tế dư thừa lao động. Phạm vi lao động gia đình thể hiện rõ sự
phát triển kinh tế hay không, thường các hộ diêm nghiệp đảm bảo cố gắng và duy trì
lao động gia đình để giảm chi phí đầu tư. Hiệu quả lao động càng cao tức là mang đến
giá trị ngày công lao động cao. Người dân muốn sử dụng lao động gia đình hơn là thuê
mướn lao động từ bên ngoài. Hiệu suất lao động được tính bằng tổng giá trị thu nhập (
Doanh Thu ) của sản phẩm chia cho tổng đầu tư lao động.
Tỷ suất lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả đồng vốn trong sản xuất muối của hộ diêm
nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao tức là mang lại lợi nhận càng nhiều từ sản xuất. tỷ
xuất lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận của sản phẩm chia cho tổng chi phí sản xuất (
giá trị tiền mặt đã đầu tư )
2.1.4.Công cụ xử lý
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phần mền tương thích trong nghiên cứu kinh tế
xã hội như Eviews, Excel, để tổng hợp sơ cấp và nhờ máy vi tính xử lý.
2.1.5.Các chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu về kết quả
Tổng chi phí sản xuất (TCPSX).
Tổng giá trị sản lượng (TGTSL) = Đơn gía bán * Tổng sản lượng tạo ra (kg).
Lợi nhuận (LN) = TGTSL - Tổng CPSX.
Thu nhập (TN) = LN + Chi phí lao động gia đình và các khoảng vật chất gia
đình đóng góp.
Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
Hiệu suất sinh lợi = TGTSL/ TCPSX (Tiền mặt).
(Một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng TGTSL)
6
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ CPSX (Tiền mặt).
Hiệu suất lao động = TGTSL/ Tổng ngày công lao động.
(Một ngày công lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng TGTSL).
Thu nhập môt (ha) = Tổng thu nhập/ Tổng diện tích.
Thu nhập một Lao động (TNLĐ) = Tổng thu nhập/ Tổng số lao động.
Thu nhập của hộ(TNCH) = (Tổng doanh thu của hộ + Công nhà của hộ và các
khoảng chi phí vật tư khác) - Tổng chi phí của hộ.
Tổng thu nhập = (Tổng sản lượng * đơn gia bán) – (Tổng chi phí + các khoản
chi phí khác)
2.2. Khái quát về địa bàn
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xuân bình là xã nằm về phía bắc của huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên có tọa độ
địa lý như sau:
Từ 13o31, 30” đến 13o 36, 30” Vĩ độ Bắc.
Từ 109o08,50” đến 109o 14,20” Kinh độ Đông.
*Ranh giới tiếp giáp:
Phía bắc giáp xã Xuân Lộc và Đầm Cù M ông.
Phía N am giáp xã Xuân Cảnh.
Phía Tây giáp xã Xuân Phương và thị trấn Sông Cầu.
Phía Đông giáp xã Xuân Hoà, xã Xuân Cảnh và Đầm Cù Mông.
Diện tích đất và sử dụng đất
Đất đai ở xã Xuân Bình chủ yếu là đất pha cát, tỷ lệ cát lớn hơn nên khá thích
hợp cho việc phát triển các loại cây trồng lâu năm như: dừa, cây hàng năm như: Sắn,
đậu đỗ các loại.v.v..Do ảnh hưởng của địa hình dốc, lưu vực sông hẹp cho nên thổ
nhưỡng chủ yếu là đất bạc màu, nhiễm mặn, độ phèn cao.
Xã Xuân Bình có tổng diện tích tự nhiên theo bản đồ địa giới 364/CP là
5.105ha.
Trong đó
Đất nông nghiệp: 2.698,8 ha
Đất sản xuất nông nghiệp: 472,3 ha.
7
Đất làm muối: 135,9 ha.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 41,0 ha.
Đất nông nghiệp khác: 0,9 ha.
Đất phi nông nghiệp: 373,4 ha
Đất chưa sử dụng: 2.024,8 ha
Khí hậu
Xã Xuân Bình có đặc điểm khí hậu chung của vùng duyên hải Miền Trung –
Nam Trung bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên có chế độ khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm mưa mùa, với hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, có
những đợt nắng nóng kéo dài từ 15 đến 30 ngày gây ra hạn hán; nhiệt độ nắng gắt vào
tháng 5,6,7 có lúc lên tới 37oC– 38oC, . Lượng bốc hơi cao thường xảy ra trong các
tháng mùa khô, lượng bốc hơi trung bình trong tháng từ 50 – 100mm/ tháng, lượng
bốc hơi cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 ( Dương lịch) từ 150 – 200 mm. Đây là lúc
thuận lợi cho việc sản xuất muối.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội
Cơ cấu hành chính và dân số
Trụ sở UBND xã Xuân Bình đặc tại trung tâm của xã nằm cánh quốc lộ 1A
khoảng 50m, địa bàn của xã chia thành 5 thôn, Vùng sản xuất muối tập trung tại một
thôn, đó là thôn Tuyết Diêm, Xã Xuân Bình có 2112 hộ với 9187 nhân khẩu, Trong đó
nam 4128, nữ 5059.
Giao thông
Quốc lộ 1A, tuyến cầu Xuân Bình-Xuân Hải là 2 tuyến giao thông huyết mạch
quan trọng nhất trong giao lưu phát triển kinh tế -văn hoá- xã hội của xã. Hiện nay
việc giao thương hàng hóa của người dân trên địa xã chủ yếu dựa vào 2 tuyến lộ này vì
tiếp giáp với địa giới Xuân Lộc về phía Bắc, Xuân Cảnh, Xuân Phương về phía Nam,
Xuân Hải về phía Đông. Tuyến Quốc lộ 1A chạy qua xã có chiều dài 5 km. Ngoài ra
các tuyến giao thông trên địa bàn năm thôn được nâng cấp đầu tư nhất là pêtông hóa
nông thôn hiện nay trên địa bàn xã kiên cố được 4,5 km .
Nhìn chung hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã tương
đối thông suốt về hướng, tuyến rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hội nhập
8
nền kinh tế thị trường với các xã lân cận, và vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh trên toàn
quốc.
2.3. Cơ cấu lao động toàn xã
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Trên Địa Bàn xã
Ngành nghề Số
lượng
Nam Nữ Tỉ lệ %
toàn xã
Tỉ lệ
%với
SX
NN
1.Nông nghiệp:
+ Lúa
+ Muối.
+ Nuôi TTHS.
2. Lâm nghiệp:
3. TM - Dịch vụ:
4. Công Nghiệp:
5. Nghề khác:
3215
1659
851
705
202
171
358
187
1667
825
445
397
123
73
255
98
1548
834
406
308
79
98
103
89
77,7%
5%
4,1%
8,7%
4,5%
100%
51,6%
26,4%
22%
Tổng Cộng 4133 2216 1917 100%
Nguồn: VP- TK xã
Hình 2.1 Cơ Cấu Lao Động trên Địa Bàn xã
Tỉ lệ % toàn xã
0.78
0.05
0.04
0.09 0.05 1.Nông nghiệp:
2. Lâm nghiệp:
3. TM- Dịch vụ:
4. Công Nghiệp:
5. Nghề khác:
9
Theo bảng 2 và thể hiện trên đồ thị (hình 2.1) ta thấy rằng cơ cấu lao động,
ngành nghề của xã chủ thì ngành nông nghiệp chiếm chủ yếu 78% còn lại các ngành
nghề khác chiếm 22%. Chứng tỏ rằng trên địa bàn xã điều kiện phát triển kinh tế rất
khó khăn, thu nhập về sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất thấp.
Hình 2.2 Cơ Cấu Nghề Trong Sản Xuất Nông Nghiệp
Cơ cấu nghề trong nông nghiệp
+ Lúa;
51.60%+ Muối.;
26.40%
+ Nuôi
TTHS.;
22.00%
+ Lúa
+ Muối.
+ Nuôi TTHS.
Từ đồ thị thể hiện trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương hiện tại gồm có 3
nghề chính đó là sản xuất lúa và một số diện tích trồng màu như sắn, bắp.v.v nhưng
không đáng kể, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất muối truyền thống tại địa bàn xã
chiếm tỉ lệ 26,4% tuy rằng tỉ lệ lao động này chiếm chưa cao nhưng thực tế tại địa
phương tỉ trọng thu nhập sản xuất muối tổng thể của nghề sản xuất nông nghiệp đóng
góp rất nhiều về thu nhập mặt bằng chung của xã.
2.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên tình hình vùng sản xuất muối
Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vùng sản xuất muối thôn Tuyết Diêm xã Xuân Bình có toạ độ 13o34, độ vĩ
Bắc, 109o17 độ kinh đông. nằm cách thị trấn Sông Cầu 18 km về phía bắc, cách quốc
lộ 1A 100m.
Kinh tế - xã hội vùng sản xuất muối
Thôn Tuyết Diêm nằm về phía đông nam xã Xuân Bình, có tổng diện tích tự
nhiên 1.012 ha.
10
Dân số 401 hộ và 1750 nhân khẩu, tỉ lệ trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
60%, tham gia lao động sản xuất muối khoảng 95% lao động trong độ tuổi, còn lại 5%
tham các ngành nghề khác trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.v.v.
Hiện tại thôn Tuyết Diêm có một trường tiểu học với 252 học sinh và hai
trường mẫu giáo với số lượng học sinh 42 em.
Gần 98% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, thôn có tuyến đường giao thông
Pêtông nông thôn vừa được nâng cấp với kinh phí nhà nước và nhân dân cùng làm, dài
gần 2 km.
Đặc điểm HTX muối
Hợp tác xã muối Tuyết Diêm là tổ chức kinh tế tập thể, do nhân dân tự nguyện
đóng góp vốn và công sức lao động để tổ chức sản xuất và hoạt động các dịch vụ khác.
Là đơn vị chuyên sản xuất muối hạt, chế biến các thành phẩm muối hầm, muối
tinh.v.v. cung cấp cho thị trường trong cả nước, tiêu thụ theo giá do thị trường quyết
định, đem lại hiệu quả kinh tế cùng có lợi chung.
2.5. Quyền và nghĩa vụ nghiên tắc hoạt động của HTX muối
Nghiên tắc hoạt động của HTX Muối.
Tự nguyện gia nhập HTX và ra HTX: Mọi công dân Việt Nam coá đủ điều kiện
theo qui định của luật HTX và tán thành Điều lệ của HTX điều có thể trở thành xã viên
HTX Muối. Đồng thời xã viên có quyền ra HTX theo qui định của điều lệ.
Xã viên có quyền tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của H TX và có quyền
ngang nhau trong biểu quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của HTX, thể hiện
đầy đủ quyền dân chủ và bình đẳng tronh đơn vị.
Tự chịu trách nhiệm cùng có lợi: HTX chủ động xây dựng phương án sản xuất
và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh, hoạt động và các dịch vụ, tự
quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi.
HTX khoán sản phẩm cuối cùng cho xã viên, xã viên giao nộp cho HTX: 15%
theo tỷ lệ giao khoán và hưởng 85%. HTX làm nghĩa vụ thuế cho nhà nước, chi trả các
hoạt động quản lý, điều hành sản xuất và trích lập các quỹ.
Cơ cấu bộ máy quản lý của HTX Muối
11
Tổ chức BQT- HTX muối gồm 8 người; 1chủ nhiệm, 1Phó chủ nhiệm phụ trách
một đội, 3 uỷ viên phụ trách đội trưởng còn lại, Ban kiểm soát 1 trưởng ban, giứp việc
1 kế toán và 1 thủ quỷ.
Tổng số xã viên HTX muối: 851 xã viên, được chia làm 4 đội (từ đội 1 đến đội
4)
2.6. Sơ đồ sản xuất muối truyền thống của HTX muối Tuyết Diêm
Hình 2.3 minh họa sơ đồ ruộng muối và Diêm dân đang làm da.
12
Hình 2.4 Sơ Đồ Qui Trình Sản Xuất Muối
Nước Thủy Triều
Dòng dẫn thuỷ
Diện tích hồ chứa nước tổng thể của đội
Diện Tích chứa nước giai đoạn 1
RA RA
RC RC Diện tích
RA RA chứa nước
(2) Diện tích Giai đoạn 2
chứa nước (2)
RA RA gia i đoạn 3
(3) RC RC (3)
RA RA
RA RA
RC RC
RA RA
Nguồn : ĐTTT
13
* Diễn giải sơ đồ sản xuất muối:
Quá trình sản xuất muối lấy nước từ thuỷ triều, theo con nước triều dân cao,
tức là lôi dụng các con nước cường để lấy nước biển vào đồng muối, vì vậy phải nắm
vững chế độ thuỷ triều tại địa phương mình.
Diện tích hồ chứa nước của đội là diện tích khoảng 10% tổng diện tích toàn
đồng muối, dự trữ nguồn nước để cung cấp cho toàn đồng muối của đội.
Khi qua hệ thống chứa nước của từng đội nước được dẫn đi khắp đồng muối
theo kênh mương thuỷ đạo trải rộng khắp đồng muối.
Nước biển được dẫn đến từng vùng ruộng sản xuất muối (nhóm xã viên hoặc
hộ xã viên có diện tích khác nhau từ 0,2 – 2ha).
Nước biển tiếp tục được dẫn vào diện tích chứa nước giai đoạn 1 của vùng sản
xuất (khu chứa nước riêng cho một vùng sản xuất muối).
Trong thời gian từ 5 đến 7 ngày nước được phơi nắng nâng dần độ mặn của
nước biển và tiếp tục dẫn nước vào diện tích chứa nước giai đoạn 2 (khu diện tích này
gọi là chứa lạc).
Nước từ chứa lạc tiếp tục dẫn vào diện tích chứa nước giai đoạn 3(khu diện tích
này gọi là chứa mặn).
Nước đựợc chứa trong chứa mặn được đưa trực tiếp vào ruộng chịu (ký hiệu
theo sơ đồ RC) độ mặn của nứoc biển trong giai đoạn này đạt tới 300 Be.
Nước từ ruộng chịu được đưa vào ruộng ăn (ký hiệu theo sơ đồ RA). Tại nơi
ruộng ăn này muối được kết tinh từ đây trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày thì thu
hoạch được.
2.7. Các bước Qui trình sản xuất muối
2.7.1. Giai đoạn đầu vụ
Sau mãn mùa vụ một năm sản xuất muối toàn bộ hệ thống đê bao, kênh dẫn
thuỷ nội đồng, hệ thống các chứa nước cũng như diện tích các ruộng điều bị nước lũ
phá vỡ. Vì vậy phải bắt đầu làm lại từ đầu công đoạn như sau:
Đắp đê bao ngăn nước biển tràn vào bảo vệ cho từng đồng muối (từng đội),
đắp và sữa chữa hệ thống bờ đê khoanh vùng và các kênh dẫn thuỷ nội đồng.
14
Tháo cạn nước còn lại trong đồng muối và tiến hành phơi nắng đất các vùng sản
xuất muối, khi đất tới độ khô tiến hành cày làm đất và tiếp tục phơi nắng cho đến khi
nào đất khô trắng.
khi đất đã khô trắng lấy nước biển vào tiến hành cho bừa ải, tạo mặt bằng toàn
diện cho từng vùng sản xuất riêng biệt. Và tiến hành phân ruộng và phân chứa theo sơ
đồ đã vẽ.
Trong giai đoạn này khó khăn nhất là giai đoạn làm da (có nghĩa là đằm mặt
bằng ruộng ăn và ruộng chịu có đủ độ cứng và hạn chế tối đa rút nước) công đoạn làm
da này phải thực hiện trong thời gian là 10 ngày, lúc ruộng còn nước theo qui định và
đến khi khô và cứng mặt da.
.2.7.2. Giai đoạn sản xuất muối
Theo sơ đồ đã vẽ mỗi đám ruộng chịu phải đảm bảo lượng nước cho hai đám
ruộng ăn.
Theo phương thức sản xuất muối truyền thống tại địa bàn nghiên cứu trong quá
trình thu hoạch muối trong một chu kỳ sản xuất là 12 ngày thì thu hoạch được 2 lứa
muối.
Lứa nhất (lứa đẩy): Khi thu hoạch xong lứa muối nước từ chứa lạc đưa vào
ruộng ăn với mục đích làm cho tan toàn bộ lượng muối còn sót lại. Sau khoảng thời
gian 12 đến 16 giờ, chúng ta làm công đoạn đẩy ruộng (múc nước toàn bộ của ruộng
ăn đổ sang ruộng chịu đẩy sạch các chất bùn cặn bẩn ra ngoài). Phơi khô mặt da 4 đến
5 giờ, rồi dẫn nước từ ruộng chiụ sang. Qui trình đưa nước từ ruộng chịu sang trong
lứa muối 3 lần thì hạt muối có thể thu hoạch được.
Lứa Nhì: Nước dẫn từ chứa lạc vào ruộng ăn, các qui trình tiếp tục vẫn như
lứa nhất nhưng lần này không đẩy ruộng.
2.7..3.Giai đoạn thu hoạch muối
Hiện nay bà con diêm dân thu hoạch muối bằng thủ công, tập kết vận chuyển
lên nơi để muối và cất đậy bằng tranh dừa hoặc bạc tủ.
15
4.3. Tình hình sản xuất muối và tiêu thụ muối
4.3.1. Trên thế giới và khu vực
Hiện nay trên thế giới có gần 100 nước sản xuất muối với sản lượng hàng năm
250 triệu tấn, các nguồn muối mỏ thiên nhiên 41%, phơi nước 51%, muối nấu chiếm
8%.
Phương pháp sản xuất muối phơi có hiệu quả và sản lượng cao nhất, các nước
gần Việt Nam bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Đông Nam Á…Hàng năm
sản xuất 60 triệu tấn, trong đó có 75% là phương pháp phơi nước. Phương pháp này có
ưu điểm: năng xuất cao, chất lượng tốt, giá thành thấp, có hiệu quả kinh tế cao nhất,
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, các phương pháp so với phương pháp ít có hiệu
quả kinh tế hơn.
Cơ cấu tiêu dùng muối trên thế giới là 60% sản xuất công nghiệp, 30% chế biến
thực phẩm và trực tiếp, 10% tiêu dùng khác. Do nhu cầu muối công nghiệp tăng, nên
các nước công nghiệp phát triển phải nhập khẩu muối như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan .v.v. hàng năm Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu muối có thể 1 triệu tấn/ năm, các
nước khác Đài Loan 300.000 tấn / năm đến 500.000 tấn/ năm.
Lượng muối tiêu thụ hàng năm tính bằng kg / người, trung bình toàn thế giới
41,7kg / người. Trong khi đó nước ta chỉ 8,7 kg / người, Trung Quốc 27,3 kg
/người.v.v..Riêng nước ta có ưu thế là muối biển thiên nhiên thích hợp với thị hiếu
người tiêu dùng hiện nay của nhân dân nhiều nước. Do đó trong bốn năm (1995-1998)
đã xuất khẩu được 135.000 tấn muối cho các nước như: Hàn Quốc, MaLaysia, Nhật
Bản. Do ưu thế muối biển thiên nhiên cùng với thị trường muối tiêu thụ ở khu vực cho
phép ta qui hoạch để phát triển đồng muối phục vụ về nhu cầu về muối ăn đang tăng
của nền kinh tế, giải quyết hài hòa tương quan của tiêu dùng nội địa và xuất khẩu,
trong đó lấy xuất khẩu để phát triển đồng muối, phục vụ lâu dài cho nội đia.(Nguồn tin
Sở N N& PTNT tỉnh Phú Yên)
2.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về muối ở các vùng trong nước
Theo tài liệu qui hoạch sản xuất chế biến lưu thông muối của tỉnh Phú yên giai
đoạn 2002- 2010, muối sản xuất theo kiểu truyền thống bình thường trong cả nước có
các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn(TC- muối VN- TC 3974-84) như sau.
16
Bảng 2.3. Chỉ Tiêu Muối S ản Xuất Theo Kiểu Bình Thường
Tên chỉ Tiêu Muối
Cà Ná
Muối
Tri Hải
Muối
Phú Yên
TC-
MuốiVN-
TC3974-84
So Sánh
NaCI
97,8%
97,9%
97,0%
≥97%
Đạt
Mg2+
0,54%
0,61%
1,15%
Không Đạt
≤0,4%
Không đạt
Ca2+
0,15%
0,13%
Không phát
hiện
≤0,3%
Đạt
SO4
1,18%
1,12%
1,90%
Không Đạt
≤1,1%
Không đạt
Tạp chất Không tan
0,20%
0,14%
0,24% Đạt
≤0,25%
Đạt
Độ ẩm
6,7%
7,5%
1,79% Đạt
≤9,5%
Đạt
Nguồn: Sở NN&PTNT Tỉnh Phú Yên
Theo bản đánh giá chỉ tiêu so sánh các vùng muối trong cả nước từ bảng 2.3
được đánh giá có tất cả 6 chỉ tiêu thì chất lượng muối được sản xuất theo truyền thống,
chất lượng muối ở Phú Yên đạt được 4 chỉ tiêu. Chứng tỏ rằng muối ở Phú Yên đáp
ứng được người tiêu dùng trong nước, nhưng về sử dụng muối công nghiệp chưa đạt
hiệu quả cao.
2.4. Thực trạng sản xuất muối và tiêu thụ ở nước ta
Toàn quốc có 20 tỉnh có nghề làm muối, từ Hải Phòng đến Bạc Liêu có 18
đồng muối tập trung có nghề sản xuất muối lâu đời, theo số liệu của Sở N N & PTNN
tỉnh Phú Yên. Diện tích, năng suất, sản lượng muối cho các ba vùng trên toàn quốc cụ
thể như sau:
17
Bảng .2.4. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Muối Toàn Quốc
Tên Đơn Vị Diện Tích
(ha)
Năng suất
Tấn/ha/Năm
Sản lượng
Tấn/năm
Miền Bắc 2.968 68 202.000
M ìên Trung 3.586 75 268.000
Nam Bộ 4.900 33 160.000
Cả Nước 11.454 55 630.000
Nguồn: Sở NN&PTNT Tỉnh Phú Yên
Hình 2.5. Đồ thị biểu diển năng xuất, sản lượng muối của toàn quốc
0
50
100
150
200
250
300
Miền Bắc Mìên Trung Nam Bộ
Diện Tích Năng suất Sảnlương Tấn/năm
Từ bảng 2.4 và đồ thị chúng ta thấy rằng diện tích, năng suất và sản lượng muối
toàn quốc tập trung chủ yếu là ở miền trung trong đó có tỉnh Phú yên diện tích chiếm
31,3% năng suất đạt 75 tấn / ha cao hơn các vùng trong cả nước chẳng hạn như diện
tích các tỉnh Nam Bộ chiếm 42,7% năng suất lại thấp chỉ đạt 33 tấn /ha. Từ đây ta
nhận thấy rằng thời tiết, điều kiện đất đai là yếu tố thuận lợi trong việc sản xuất muối.
Nói chung khai thác muối ở cả 3 miền đều thuận lợi, tạo được công ăn việc làm
cho nhiều người, cung cấp muối ăn tại chỗ, khai phá được các vùng hoang hoá chưa
được khai thác.
18
Tình hình tiêu thụ muối ở nước ta: Vùng quen biển phần lớn thừa muối, vùng
núi cao, vùng sâu, vùng xa thì thường thiếu muối do vậy nhà nước cần có chính sách
trợ giá muối Iốt đối với đồng bào dân tộc và những vùng khó khăn.giá cả muối lên
xuống thất thường hạn chế đến thu nhập cũng như sản xuất của người dân.
2.5. Thực trạng sản xuất muối và tiêu thụ ở tỉnh Phú Yên
Diện tích muối trong năm qua đều có xu hướng giảm do một số diện tích
chuyển sang nuôi trồng các loại thuỷ sản khác như: tôm sú.v.v..giảm từ năm 1999 đến
năm 2001và bắt đầu tăng trở lại từ năm 2002 trở lại đây.
Bảng 2.5. Diện Ních, Năng Xuất Và Sản Lượng Muối Từ 1999 – 2002 Địa Bàn
Tỉnh
Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002
Diện Tích Ha 204 186 178 208
Năng Suất Tấn/ha 82 75,3 73,5 81
Sản Lượng Tấn 16.728 14.005 13.089 16.840
Giá Bán Lẻ đ/Kg 643 1.143 600 650
Nguồn: Sở NN&PTNT Tỉnh Phú Yên
Hình 2.6. đồ thị biểu diễn diện tích năng suất, sản lượng và giá bán lẻ từ năm
(1999- 2002)
0.0
5,000.0
10,000.0
15,000.0
20,000.0
1999 2000 2001 2002
Diện Tích
Năng Suất
Sản Lượng
Giá Bán Lẻ
Theo bảng số liệu cho ta thấy rằng diện tích sản xuất muối của tỉnh Phú Yên từ
năm 1999 đến năm 2002 không tăng và giảm trong năm 2000 là 18 ha, năm 2001 là 26
ha,vì lý do vào thời điểm này về nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá mạnh đặc biệt là
thả nuôi tôm sú nên bà con diêm dân đã sử dụng một số diện tích làm muối chuyển
19
sang nuôi tôm. Nhưng về năng suất sản lượng giảm không đáng kể vì vào các năm này
thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối, giá tương đối ổn định, và đặc biệt năm 2000 giá
muối rất cao 1.143 đ/kg. Đây cũng là các yếu tố bà con diêm dân trở lại đầu tư sản
xuất muối, nâng dần diện tích tăng lên từng năm.
2.6. Thực trạng sản xuất muối và tiêu thụ ở Huyện Sông Cầu
Huyện Sông Cầu có xã có diện tích sản xuất muối.
+ Xã Xuân Bình có diện tích: 135,9ha.
+ Xã Xuân phương có diện tích: 72,1ha.
Bảng 2.6 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Muối Từ 2003 – 2007.
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
Diện Tích Ha 208 205 200 210 225
Năng Suất Tấn/ha 81 75,1 100 119 101
Sản Lượng Tấn 16.840 15.400 20.000 25.000 22.750
Giá Bán Lẻ đ/Kg 650 500 550 600 600
Nguồn: Phòng KT Huyện
Hình 2.7. Đồ thị biểu diễn diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán trên địa bàn xã
huyện sông cầu 2003 – 2007
0
5000
10000
15000
20000
25000
1 2 3 4 5
Chỉ tiêu Diện Tích Năng Suất Sản Lượng Giá Bán Lẻ
20
Từ bảng 2.6 và đồ thị ta nhận thấy rằng diện tích sản xuất muối giảm dần đến
năm 2005 và tăng trở lại đến năm 2007, nhưng diện tích tăng không đáng kể so với
năm 2005 chỉ tăng 17ha. Nhưng ngược lại năng suất sản lượng và tổng sản lượng có
mức độ tăng giảm không đáng kể, sự ảnh hưởng của thời tiết góp phần quan trọng
nâng tổng sản lượng muối cho toàn huyện. Gía bán chênh lệch 50đ/kg qua các năm vì
ta nhận thấy rằng giá bán tương đối ổn định.
2.7. Thực trạng sán xuất muối và tiêu thụ muối ở xã Xuân Bình.
Xã Xuân Bình có tổng diện tích sản xuất là 135,9 vào năm 2007
Bảng 2.7 Diện Tích Và Năng Suất Muối Từ Năm 2003 - 2007
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
Diện Tích Ha 109 113,6 120,5 125 135,9
Năng Suất Tấn/ha 82,5 77 102 123 125
Sản Lượng Tấn 8.893 8.747 12.300 15.375 16.988
Giá Bán Lẻ đ/Kg 750 570 600 620 700
Nguồn: HTX muối Tuyết Diêm.
Hình 2.8. đồ thị biểu diễn diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán tại địa bàn
xã từ năm (2003-2007)
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
1 2 3 4 5
Chỉ tiêu Diện Tích Năng Suất
Sản Lượng Giá Bán Lẻ
21
So với tổng diện tích của toàn huyện diện tích của đồng muối của xã Xuân Bình
diện tích chiếm 65,34%.
Diện tích tăng dần theo hàng năm, tổng diện tích tăng 5 năm là 26,9ha và sản
lượng cũng tăng dần theo từng năm, giá cả cao hơn tổng thể của toàn huyện có thời
điểm đạt 750 đ/kg (hiện tại khi kết thúc đề tài giá đạt tới 1.200đ/kg). Sở dĩ giá ở đồng
muối xã Xuân Bình có giá cao hơn vì chất lượng muối có chất lượng cao hơn, phù hợp
với người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt là chế biến các sản phẩm thủy hải sản như:
muối mắm, chế biến muối tinh .v. v.
2.8. Hiệu qủa kinh tế về sản xuất muối
2.8.1. Đối với HTX muối
Bảng 2.8. Tổng Chi Phí Đầu Tư Trong Năm Sản Xuất
Khoản mục Đơn
VT
Số
lượng
Đơn giá
(nghìnđ)
Thành tiền
(nghìn đ)
Cơ Cấu
%
- Chí phí đầu vụ:
+ Công đắp đê bao.
+ Công cải tạo đất
Công
ha
100909
135,9
20
900
2.018.180
122.310
30,1%
-ChiPhí thu Hoạch
+ CFí Kỷ Thuật
+ CFí thu muối
ha
Công
135,9
96.900
4.860
30
660.474
2.907.000
50,1%
- Chi phí khác:
+ Vận chuyển
+ CFí bảo quản.
tấn
tấn
16.988
16.988
39
45
662.532
764.460
19,8%
Tổng Cộng: 7.116.956
Nguồn: HTX muối Tuyết Diêm.
Theo bản 2.8: tổng đầu tư chi phí của HTX muối trong năm 2007:
7.116.956.000đ cho tổng diện tích 135,9ha. Trong đó ta nhận thấy rằng chi phí cho
công kỷ thuật chiếm tới 50,1% tổng chi phí của một năm sản xuất, nhưng khoản chi
phí này buộc HTX phải bỏ ra vì đây là công kỷ thuật theo truyền thống (Phải là xã
viên HTX tham gia nhiều năm mới thực hiện được)
Tổng chi phí này bao gồm cả chi phí thuê mướn và cả công nhà sẵn có của hộ
diêm dân (đây là chi phí sản xuất trong một năm).
22
Theo thực tế điều tại hộ diêm dân, và BQT-HTX muối giá công lao động hàng
năm từ năm 2003 – 2007 để đầu tư vào chi phí toàn đồng muối tăng 2% đến 3% của
tổng chi phí năm trước đó. Lấy chi phí bình quân tăng hàng năm là 2.5%.
Bảng 2.9. Tổng Doanh Thu Các Năm Sản Xuất (2003 – 2007)
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
Diện Tích Ha 109 113,6 120,5 125 135,9
Năng Suất Tấn/ha 82,5 77 102 123 125
Sản Lượng Tấn 8.893 8.747 12.300 15.375 16.988
Giá Bán Lẻ đ/Kg 750 570 600 620 700
Doanh thu 1000đ 6.669.750 4.985.790 7.380.000 9.532.500 11.891.600
Nguồn: HTX muối Tuyết Diêm.
Theo bản 4.7 diện tích tại xã Xuân Bình không giảm vì gần 26,4% hộ sản xuất
nông nghiệp từ nghề muối họ vẫn bám trụ nghề muối cho dù giá cả bấp bênh, thời tiết
không thuận lợi, ta thấy rằng trong năm 2004 diện tích vẫn tăng nhưng sản lượng và
giá thấp dẫn đến doanh thu và lợi nhuận không có và dẫn đến thua lỗ.
Bảng 2.10. hiệu quả kinh tế của HTX muối từ 2003-2007
Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Chi Phí (nghìn đ) 6.487.124 6.653.457 6.824.058 6.999.033 7.116.965
Tổng SL (tấn) 8.893 8.747 12.300 15.375 16.988
Giá bán (đ) 750 570 600 620 700
DT ( nghìn đ) 6.669.750 4.985.790 7.380.000 9.532.500 11.891.600
LN (nghìn đ) 182.626 - 1.667.676 555.942 2.533.467 4.774.635
HSSL 1,02 0,74 1,08 1,36 1,67
Theo bảng 2.10 ta thấy rằng hiệu suất sinh lợi qua các năm chi phi bỏ ra 1đ thì
thu được trên 1đ lợi nhuận, theo tại thời điểm nghiên cứu đề tài giá muối hiện là
700đ/kg hiệu suất sinh lợi có được là khi bỏ ra 1đ chi phi thì thu về 1,67đ lợi nhuận,
nói như vậy không phải nghề sản xuất muối lúc nào cũng đem về lợi nhuận đôi khi gặp
rủi ro về thời tiết không thuận, giá cả hạ thấp, sản lượng năng suất không cao doanh
thu đạt thấp dấn đến thua lỗ như năm 2004 khi bỏ ra 1đ chi phi thì lỗ 0,36đ.
23
2.8.2. Đối với hộ diêm nghiệp
Theo thực tế điều tra cả 40 hộ có diện tích từ 0,2 ha đến 2 ha bình quân một ha
diện tích sản xuất muối được khoán đến 8 xã viên. Việc giao khoán này theo điều lệ
của HTX không nhất thiết là xã viên cùng chung một hộ mà các hộ ít xã viên cùng
nhận chung diện tích để sản xuất.
Bảng 2.11. tổng chi phí sản xuất với 8 xã viên có tổng diện tích 1ha.
Số
TT
Khoản mục Số
lượng
Đơn giá
(nghìn
đồng )
Thành tiền
(nghìn
đồng )
Cơ
cấu
%
1 Công đầu vụ:
+ Công đầu vụ HTX
+ Công đầu vụ của hộ
160
344
30
30
15.120
4.800
10.320
30,7%
2 Công thu hoạch trong
quá trình sản xuất.
+Công Kỷ thuật(bầu
muối)
+ Công cào.
+ Công đẩy ruộng.
+ Công gằn.
+ Công gánh.
+ Công múc nước.
+ Công hốt muối.
160
60
140
60
256
140
60
30
30
30
30
30
30
30
26.280
4.800
1.800
4.200
1.800
7680
4.200
1.800
53,4%
3 Các khoảng chi phí
khác.
+ Chi phí vận chuyển.
+Chi phí bảo quản muối.
160
100
30
30
9.875
4.800
3.000
15,9%
Tổng cộng: 49.200 100%
Nguồn: Điều tra hộ diêm dân
Theo bảng chi phí thì tổng chi phí tổng cho 1ha của diện tích sản xuất muối là
49.200.000đ, chi phí này chưa trừ đi khoảng chi phí mà công nhà bỏ ra, theo điều ta
thực tế chiếm bình 50% chi phí bỏ ra.
Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất muối ta lấy năng
suất sản lượng bình quân năm 2007, giá bán tại thời điểm điều tra là 700đ/kg. ta có
bảng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sán xuất 1ha như sau:
24
Bảng 4.12. Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Muối
Chỉ Tiêu Đơn Vị Tính Giá trị
Doanh thu Nghìn đồng 87.500
Chi phi Nghìn đồng 49.200
Lợi nhuận Nghìn đồng 38.300
Lợi nhuận/đồng chi phí Lần 0,77
Hiệu suất sinh lời(HSSL) Lần 1,77
Thu nhập/ hộ/ năm/ 8 xã viên Nghìn đồng 62.900
TN bình quân/ ngày LĐ Đồng 53.350
Hiệu suất LĐ Lần 1,78
Thu nhập của hộ sau thuế THX (15%) Nghìn đồng 53.645
Thu nhập 1 lao động sau thuế (15%)/năm Đồng 6.683.125
Nguồn: TTTH
Từ bảng 4.12 ta thấy rằng:
- Bên cạnh đó theo thực tế tổng số công lao động trong vụ sản xuất chủ yếu là
hộ gia đình và xã viên tự làm ( công đầu vụ và công trong quá trình thu hoạch) chiếm
khoảng 50% = 24.600.000đ
- Thu nhập của hộ (TN)= 38.300.000đ + 24.600.000đ = 62.900.000đ
- Hiệu suất sinh lợi (HSSL)= 1,77
+ Từ tỷ số hiệu suất sinh lợi cho ta thấy rằng cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được
1,77 đồng doanh thu.
- Theo thực tế HTX tổng giá trị sản lượng của 1 ha xã viên thu được phải đóng
thuế cho HTX thực hiện nghĩa vụ của nhà nước là 15%.
+ Thực thu nhập của hộ sau thuế là = 53.465 000đ
+ Thu nhập lao động bình quân / ngày công = 87.500.000đ/1640 C = 53.350 đ
- Vậy thực tế cứ 01 ngày công lao động của xã viên HTX muối thì thu được
53.350đ. Theo giá hiện tại thuê mướn tại thời điểm nghiên cứu đề tài thì 01 công lao
động được trả là 30.000đ. Vậy có tỷ số hiệu suất lao động 1,78.
- Thu nhập (TN) của 1 lao động trong 1 hộ sản xuất muối gồm 8 xã viên trong 1
năm = 53.465.000đ/8 = 6.683.125 đ.
25
Từ đây nhận thấy rằng thu nhập từ nghề sản xuất muối truyền thống tại địa
phương có mức thu nhập bình quân là 6.683.125 đồng cao hơn nhiều đối với thu nhập
mặt bằng chung nhân khẩu bình quân của xã hiện nay là từ 3 triệu đến 3,5 triệu, (chưa
tính các khoảng thu nhập khác làm thuê từ sản xuất muối như: bốc vác, gánh, cào.v.v.)
2.3. Phân tích thị trường tiêu thụ muối và các nhân ảnh hưởng đến TN
Thị trường tiêu thụ
Theo tìm hiểu và điều tra tại địa bàn nghiên cứu thị trường tiêu thụ muối của
sản phẩm làm ra từ đồng muối Tuyết Diêm, xã Xuân Bình, chủ yếu là thị trường tiêu
thụ trong nước, tiêu thụ chủ yếu là muối tiêu dùng, các tỉnh góp phần trong tiêu thụ
muối tỉnh Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và các tỉnh tây nguyên .v.v.
Giá bán
Gía bán chủ yếu do thị trường trong nước quyết định, chủ yếu là do tư nhân thu
mua muối vận chuyển đến các vùng có nhu cầu tiêu dùng, gần như giá sản phẩm phụ
thuộc vào sản lượng, theo điều tra cho thấy rằng giá cả tăng cao khi sản lượng muối
giảm trong năm( thời tiết không thuận lợi cho nghề làm muối, mưa nhiều).
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Diêm dân.
Thời tiết, giá, năng suất sản lượng, tư thương tiêu thụ muối, điều tiết nhập khẩu
lượng muối của Chính Phủ dẫn đến giá tăng hoặc giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ diêm dân.
2.4 Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong sản xuất muối
Thuận lợi
M ùa nắng kéo dài trên 8 tháng/năm.
Độ mặn trên 30 Be
Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 1500mm. Vào thời kỳ gió tây khô
nóng là tháng có độ ẩm không khí thấp nhất, khả năng bốc hơi đạt giá trị cao nhất trên
150 mm/tháng.
Đồng muối tương đối tập trung, có quốc lộ 1A đi qua là điều kiện thuận lợi cho
lưu thông tiêu thụ muối.
Diêm dân vùng dự án có truyền thống gắn bó với nghề muối từ hàng trăm năm
nay.
26
Khó khăn
Hiện tại điều kiện sản xuất và tiêu thụ muối trong vùng còn bấp bênh, đời sống
diêm dân gặp nhiều khó khăn do:
Thực trạng tuyến đê bao, khâu vận chuyển rất thô sơ, đê bao chưa đủ lớn, nghĩa
là chưa đủ mặt cắt để chống lũ, chỉ đắp đê ngăn triều trong mùa sản xuất, đến mùa
mưa lũ các tuyến đê và kênh mương nội đồng bị sạt lở hoàn toàn, làm cho bùn cát kéo
vào bồi lấp ruộng muối.
Cơ sở hạng tầng vùng muối yếu kém và ngày càng xuống cấp, chưa cải tiến
được phương pháp sản xuất, chi phí sản xuất cao, nông thôn vùng muối chậm đổi mới,
đời sống diêm dân gặp nhiều khó khăn.
Các bãi tập trung vào kho chứa muối còn nhỏ, manh mún, không đủ sức chứa,
gây ách tắc sản xuất muối.
Giá muối không ổn định, chưa có tổ chức đứng ra tiêu thụ muối cho diêm dân.
Nguyên nhân
Chưa có quy hoạch và chưa có đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, sản
xuất chưa thích nghi với thị trường, chỉ cung cấp cho thị trường muối thô giá thấp.
Người dân làm muối không được cung cấp đầy đủ thông tin.
Chậm ban hành cơ chế chính sách cho phát triển muối, chưa có chính sách phù
hợp để tiêu thụ muối cho diêm dân.
Các chương trình dự án về muối xây dựng và phát triển khai chậm. Cơ chế vay
vốn phục vụ cho sản xuất nghề muối chưa được ưu tiên khuyến khích hổ trợ phát triển,
hộ diêm dân chưa được tham gia vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất và dự trữ muối
và dự trữ muối vì không có tài sản thế chấp.
Các doanh nghiệp quốc doanh chưa làm tốt vai trò chủ đạo trong việc chế biến
và tiêu thụ muối cho diêm dân.
HTX nghề muối chưa củng cố, đội ngũ cán bộ quản lý chưa được đào tạo nên
lúng túng trong điều hành.
2.5. Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất muối
2.5.1.Mở thêm những diện tích có khả năng sản xuất muối
27
Hiện tại đồng muối xã Xuân Bình có tổng diện tích 135,9 ha dự kiến theo
thống kê có thể mở rộng tăng thêm diện tích khai thác muối là 19,63 ha, theo khảo sát
thì số diện tích này có vị trí gần các khu vực sản xuất muối, đất chủ yếu ruộng một lúa
sản xuất kém hiệu, nhiểm mặn, phèn đủ điều kiện chuyển sang sản xuất muối.
Bảng 2.13. Diện Tích Cụ Thể Từng Đội Như Sau
Đội Diện tích mở rộng ( ha)
01 4,217
02 4,788
03 7,7038
04 2,9482
Tổng cộng: 19,63
Nguồn: HTX M uối Tuyết Diêm
Theo sản lượng bình quân năm 2007 năng suất bình quân 125 tấn/ha. Vậy tổng
sản lượng thu được từ mở rộng diện tích sản xuất muối:
19,63 ha * 125 tấn = 2.453,75 tấn.
Tổng giá trị sản lượng (TGTSL)= 2.453,75 * 1.000 * 700 = 1.717.625.000đ.
Danh thu (DT)= 1.717.625.000đ – (19,63ha * 52.369.000đ) = 689.261.530đ
Từ đây ta thấy rằng thu nhập tăng thêm cho từng xã viên HTX muối trong 1
năm sản xuất nếu được đầu tư mở rộng tăng thêm diện tích.
(TN)/xã viên= 689.261.530/851= 809.903đ
( Thu nhập này chưa chiệu thuế HTX).
2.5.2. Đầu tư tuyến đê bao
Bảng 2.14. Thống Kê Chi Phi Đắp Đê Bao Hàng Năm Của Toàn Đồng Muối.
Đội Số xã viên Số công Đơn giá Thành tiền
01 203 23.954 20 479.080
02 301 35.518 20 710.360
03 182 24.476 20 489.552
04 165 19.961 20 399.220
Tổng cộng: 2.018.180
Nguồn: TT TH
28
Sở dĩ giá công:20.000đ/ngày đây là giá công theo mặt bằng chung của công đầu
vụ đắp đê bao chứ không phải công kỹ thuật trong vụ sản xuất muối là 30.000đ/ngày.
Nếu được đầu tư kiên cố đê bao, đập tràn xã lũ hàng năm ước thiệt hại giảm
khoảng 40% (Trong tổng chi phí đầu tư đắp đê bao). Vậy chỉ tốn khoảng chi phí đầu tư
đắp đê bao hàng năm là 60% = 1.210.811.000đ.
Nếu không được đầu tư kiên cố đê bao hàng năm mỗi xã viên phải bỏ ra khoảng
chi phí là: 2.371.539đ. Được đầu tư kiên cố đê bao thì mỗi năm xã viên chỉ bỏ khoảng
chi phí là: 1.422.809đ.
Vậy giảm chi phí đầu tư đê bao hàng năm của một xã viên là: 948.729đ.
Theo thực tế nếu đầu tư tuyến đê bao kinh phí đầu tư rất lớn nên ngành chức
năng cần xem dự định đầu theo giai đoạn.
2.5.3 Đầu tư chi phí vận chuyển:
Tổng sản lượng muối năm 2007: 16.988 tấn.
Theo giá vận chuyển điều tra thống kê bình quân trên toàn đồng muối có giá
vận chuyển là: 39.000đ/tấn.
Tổng chi phí cho vận chuyển là: 16.988tấn * 39.000đ/tấn = 662.532.000đ.
Nếu được đầu tư hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận
chuyển và lưu thông muối bằng cơ giới theo giá điều tra hiện nay khoảng 15.000đ/tấn.
Tổng chi phí vận chuyển được đầu tư giao thông = 16.988 tấn * 15.000đ/tấn =
254.820.000đ.
Vậy giảm chi phí vận chuyển = 662.532.000đ – 254.820.000đ = 407.712.200đ.
Từ đó hàng năm xã mỗi xã viên giảm đi một khoảng chi phí cho việc vận
chuyển muối bình quân là: 407.712.200đ/ 851 = 479.097đ.
Vậy từ ba giải pháp phân để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề sản xuất muối cho
ta nhận thấy rằng nếu nhà nước quan tâm đầu về tuyến đê bao, giao thông, mở rộng
diện thì hàng năm nâng mức thu nhập của xã viên tăng thêm 2.237.729đ
29
PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua kết điều tra phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế và đề ra giải pháp sản xuất
muối tại vùng nghiên cứu đề tài ta thấy rằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao
lao động dồi dào, độ mặn nước biển và các yếu tố thích hợp cho việc sản xuất muối có
khả năng cho năng xuất cao. Hiệu quả kinh tế của nghề muối ở xã Xuân Bình -huyện
Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên. Qua số liệu điều tra khảo sát thực tế từ 2003 – 2007 ta thấy
doanh thu của HTX đạt khoảng 80% ( trong 5 năm) chỉ có năm 2004 thua lỗ do thời
tiết không thuận lợi.v.v.còn lại các năm thì một đồng chi phí bỏ ra thu về từ 1,02 đ đến
1,67đ, thu nhập bình quân của lao động trên năm 6.683.125đ mức thu nhập này cao
hơn rất nhiều với tổng thể thu nhập chung địa bàn của xã hiện nay khoảng 3 trệu đến 4
triệu đồng/ người/ năm.
Qua ba giải pháp nghiên cứu kiến nghị đầu tư trong một năm sản một xã viên
HTX muối giảm chi phí là 2.237.729đ, có nghĩa là thu nhập của xã viên được tăng lên
từ khoảng chi phí đó.
3.2. Kiến nghị
Đề nghị Chính Phủ sớm ban hành chính sách khuyến diêm phù hợp với đặc thù,
đặc điểm điều kiện của nghề sản xuất muối.Chính sách khuyến diêm cần thưc hiện tốt
với tất cả hộ sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường nguồn vốn ngân sách
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng muối. Đầu tư phân kỳ theo giai đoạn trước tiên
quan tâm đầu tư về hệ thống đê bao vì nếu đê bao không sạc lở bà con diêm dân sẽ
tranh thủ thời tiết ổn định sản xuất dẫn đến sản lượng tăng, và tiếp theo đầu tư vận
chuyển, theo tài liệu của Sở NN & PTNT tỉnh Phú Yên thì mức đầu tư khá cao, nên
cần có sự quan tâm của các cấp.
Chính Phủ nên xem xét khi thực hiện điều tiết sản lượng muối, đặc biệt là nhập
khẩu muối của các nước châu Á gây khó khăn chung về giá cả muối nội địa trong
nước vì muối trong nước chưa đủ tiêu chuẩn muối công nghiệp, vì nhà nước cần quan
30
tâm đầu tư để nghề muối trong nước sản xuất ra hạt muối đạt tiêu chuẩn muối công
nghiệp.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn theo dõi về muối có nhận thức
cơ bản về sản xuất chế biến và kinh doanh muối. Cục chế biến cần tổng kết giới thiệu
mô hình sản xuất kinh doanh muối có hiệu quả, để các địa phương khác học tập rút
kinh nghiệm.
Thực hiện chương trình khuyến diêm để chuyển giao tiến độ khoa học sản xuất,
chế biến kinh doanh muối đến diêm dân đặc biệt là sản xuất muối chất lượng, đáp ứng
được nhu cầu của tiêu cchuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn muối xuất khẩu. Bố trí kinh
phí xây dựng các dự án khuyến diêm hàng năm. Đầu tư cho thực hiện thí điểm luân
canh giữa làm muối và mùa mưa kết hợp nuôi tôm xen canh.
UBND Tỉnh quan tâm cân đối vốn đầu tư phát triển, nhất là để thực hiện xây
dựng cơ sở hạ tầng, tác động cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, tổng công ty
muối để mua hết sản lượng muối theo giá sàn xây dựng hàng năm do diêm dân sản
xuất.
31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danhgiavadexuatgiaiphapnangcaohieuquakinhtenghemuoioxaxuanbinh_huyensongcau_tinhphuyen_9368.pdf