Đánh giá về chế độ thừa kế hương hỏa trong bộ quốc triều hình luật

Lời mở đầu Quốc triều hình luật là sự kết tinh và đỉnh cao của những thành tựu lập lập pháp thế kỉ XV- XVIII, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiên Việt Nam. Luật hương hỏa của triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của người Việt, có nhiều điểm khác với pháp luật Trung Hoa. Thừa kế tài sản hương hỏa là loại thừa kế tài sản đặc biệt Nội dung : Tổng thể của các điều luật về thừa kế trong bộ luật Quốc triều Hình luật : khi cha mẹ còn sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản, vì trong gia đình con cái không có quyền tài sản. Nếu cha mẹ chết, nguwoif còn sống tiếp tục nắm quyền chủ tài sản, do vậy quan hệ thừa kế vẫn chưa thể nảy sinh. Nhà làm luật phong kiến coi thừa kế không chủ là quyền lợi cá nhân, mà quan trọng hơn là còn vì mục đích duy trì và bảo vệ sự trường tồn của gia đình phụ hệ của dòng họ. Thừa kế chỉ phát sinh khi trong gia đình xảy ra một trong hau trường hợp sau : - Nếu vợ chồng không có con thì một trong hai người chết phát sinh quan hệ thừa kế. - Nếu vợ chồng có con thì phải đến khi cả hai người chết mới phát sinh quan hệ thừa kế Hương hỏa là một một phần điền sản của người chết dành lại cho người con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dành lại cho con trai thứ, không có con trai thứ thì dành lại cho con gái để khai khẩn ruộng đất, thu lợi hoa màu. Một phần hoa lợi đó để lo phần phần mộ của người chết và họ hàng, phần còn lại người giữ hương hỏa sử dụng cho bản thân. Theo qui định của Quốc triều hình luật, số điền sản dùng làm hương hỏa bằng 1/20 điền sản. Theo nguyên tắc chung thì người con trai trưởng giữ hương hỏa. Trường hợp người con trai trưởng chết thì phần hương hỏa được gộp vào điền sản của người con trưởng và tiếp tục dành 1/20 điền sản làm hương hỏa giao cho con trưởng của người đó và cứ tiếp tục như vậy. Theo điều 399, ruộng đất hương hỏa không được truyền quá 5 đời, vì con cháu chỉ phải thờ cúng những nguwoif trong vòng năm đời. Luật qui định không được chia nhau ruộng đất vốn là hương hỏa nhưng để cho ai thì không nói tới

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá về chế độ thừa kế hương hỏa trong bộ quốc triều hình luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Quốc triều hình luật là sự kết tinh và đỉnh cao của những thành tựu lập lập pháp thế kỉ XV- XVIII, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiên Việt Nam. Luật hương hỏa của triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của người Việt, có nhiều điểm khác với pháp luật Trung Hoa. Thừa kế tài sản hương hỏa là loại thừa kế tài sản đặc biệt Nội dung : Tổng thể của các điều luật về thừa kế trong bộ luật Quốc triều Hình luật : khi cha mẹ còn sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản, vì trong gia đình con cái không có quyền tài sản. Nếu cha mẹ chết, nguwoif còn sống tiếp tục nắm quyền chủ tài sản, do vậy quan hệ thừa kế vẫn chưa thể nảy sinh. Nhà làm luật phong kiến coi thừa kế không chủ là quyền lợi cá nhân, mà quan trọng hơn là còn vì mục đích duy trì và bảo vệ sự trường tồn của gia đình phụ hệ của dòng họ. Thừa kế chỉ phát sinh khi trong gia đình xảy ra một trong hau trường hợp sau : Nếu vợ chồng không có con thì một trong hai người chết phát sinh quan hệ thừa kế. Nếu vợ chồng có con thì phải đến khi cả hai người chết mới phát sinh quan hệ thừa kế Hương hỏa là một một phần điền sản của người chết dành lại cho người con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dành lại cho con trai thứ, không có con trai thứ thì dành lại cho con gái để khai khẩn ruộng đất, thu lợi hoa màu. Một phần hoa lợi đó để lo phần phần mộ của người chết và họ hàng, phần còn lại người giữ hương hỏa sử dụng cho bản thân. Theo qui định của Quốc triều hình luật, số điền sản dùng làm hương hỏa bằng 1/20 điền sản. Theo nguyên tắc chung thì người con trai trưởng giữ hương hỏa. Trường hợp người con trai trưởng chết thì phần hương hỏa được gộp vào điền sản của người con trưởng và tiếp tục dành 1/20 điền sản làm hương hỏa giao cho con trưởng của người đó và cứ tiếp tục như vậy. Theo điều 399, ruộng đất hương hỏa không được truyền quá 5 đời, vì con cháu chỉ phải thờ cúng những nguwoif trong vòng năm đời. Luật qui định không được chia nhau ruộng đất vốn là hương hỏa nhưng để cho ai thì không nói tới. Nếu theo phong tục tập quán, phần ruộng đất này cho người thừa tự cuối cùng hoặc nhập vào ruộng đất của dòng họ. Trường hợp cha mẹ sinh được hai người con trai mà người con trai trưởng không có con trai nhưng người con trai thứ sinh được con trai thì hương hỏa được giao cho người con trai thứ đó. Nếu con trai của người con trai thứ đó không có con trai thì hương hỏa lại được giao cho con gái của người con trai trưởng. Như vậy nếu xét về quan hệ gia đình thì dòng họ này sẽ không có người nối dõi. Vì các con, các cháu của người lập hương hỏa không có con trai. Pháp luật qui định hương hỏa giao lại cho con gái của người con trai trưởng. Trường hợp này, xét về quan hệ huyết thống thi cháu gái gần hơn chắt gái. Do đó hương hỏa giao lại cho con gái của người con trai trưởng là hợp lí. Quốc triều hình luật không qui định trường hợp một người hoàn toàn không có con trai, cháu trai … thì hương hỏa sẽ do ai quản lý. Tuy nhiên, luật đã dự định các trường hợp sẽ xảy ra khi không có cháu trai trưởng thì giao lại cho con trai người con trai thứ. Nếu không có con trai thì giao lại cho con gái hoặc cháu gái trưởng. Trường hợp vợ cả không có con trai thì giao lại cho con trai của vợ lẽ. Như vậy hầu như pháp luật đã trù liệu hầu như các khả năng có thể xảy ra trong thực tế. Về trật tự quyền ruộng đất hương hỏa, luật hương hỏa đã dành phần lớn các điều khoản qui định về trình tự người được hưởng hương hỏa. Thông thường việc truyền hương hỏa thể hiện nguyên tắc trọng nam, trọng trưởng. Nhưng những nhà làm luật của nhà Lê đã “mềm hóa” nguyên tắc này khi mà không có con trai trưởng thì truyền cho con gái, con gái không có thì truyền cho người trong họ nhưng không được truyền ra ngoài dòng họ. Người tàn phế hoặc bất hiếu không được nhận ruộng đất hương hỏa. Một số sơ đồ về thừa kế : Hương hỏa Sơ đồ lập thừa tự : DI sản vợ chồng 2/3 vợ chồng 1/3 thừa tự Thừ tự Thừa tự của vợ chồng Sơ đồ chia di sản và lập hương hỏa Tài sản vợ chồng Di sản thừa kế Hương hỏa (1/20) BĐS Các con ( cháu) Bố mẹ Con trai trưởng Con trai thứ Con gái Kết luận : Mục đích luật thừa kế triều Lê vừa nhằm củng cố sự trường tồn của dòng họ vừa nhằm giữ gìn sự hòa thuận, thương yêu giữa anh chị em trong gia đình. Với việc cho người phụ nữ có quyền thừa kế và phần con gai bằng phần con trai, luật thừa kế đã trở thành một định chế nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của pháp luật nhà Lê Danh mục tài liệu tham khảo Các sách tham khảo: Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, năm 2001. Bộ luật Quốc triều hình luật Một số vấn đè pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV, Nxb. Chính trị quốc gia năm 1998 Quốc triều hình luật – lịch sư hình thành, nôi dung và giá trị , Lê thị Sơn . Các website tham khảo : 1. 2. 3. 4. 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá về chế độ thừa kế hương hỏa trong bộ quốc triều hình luật.doc