Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ

Mỹ được coi là nơi thể nghiệm thành công nhất của học thuyết phân quyền. Chính thể Mỹ áp dụng nguyên tắc này một cách cứng rắn. Rất nhiều nhà nước sau này cũng áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực nhưng hầu như không triệt để bằng như nhà nước Mỹ. Để tìm hiểu về việc áp dụng nguyên tắc này của nhà nước Mỹ, em xin chọn đề tài: “Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ.” Mục lục I – Hiến pháp Mỹ 1787 II – Học thuyết phân chia quyền lực III – Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ 1. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau 2. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau 3. Nguyên tắc Ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không bị loại trừ hoặc tiếm quyền 3.1 Hoạt động độc lập của ba bộ phận của nhà nước 3.1.1 Nghị viện 3.1.2 Tổng thống 3.1.3 Pháp viện tối cao 3.2 Sự kiềm chế và đối trọng quyền lực giữa ba bộ phận của nhà nước 4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của học thuyết phân quyền KẾT BÀI

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ được coi là nơi thể nghiệm thành công nhất của học thuyết phân quyền. Chính thể Mỹ áp dụng nguyên tắc này một cách cứng rắn. Rất nhiều nhà nước sau này cũng áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực nhưng hầu như không triệt để bằng như nhà nước Mỹ. Để tìm hiểu về việc áp dụng nguyên tắc này của nhà nước Mỹ, em xin chọn đề tài: “Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ.” * * * I – HIẾN PHÁP MỸ 1787 Cách mạng tư sản Mỹ là một cuộc cách mạng triệt để. Sau khi thành lập, nước Hoa Kỳ vẫn chưa có hiến pháp. Qua thực tiễn thời gian này, người Mỹ nhận thấy hậu quả của một chính quyền liên bang yếu là rất nhiều vấn đề quan trọng của liên bang không thể giải quyết. Vì vậy, tháng 5/1987, Hội nghị liên bang được triệu tập để xóa bỏ các điều khoản Liên bang và xây dựng hiến pháp liên bang. 55 đại biểu đã mất đến bốn tháng để tranh luận và thảo luận Ngày 17/9/1787, Hiến pháp Hoa Kỳ - bộ luật tối cao của đất nước được thông qua, thiết lập nhà nước cộng hòa tổng thống. Bản hiến pháp này đã xác lập cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các nhánh quyền lực. Hiến pháp 1787 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng một cách cứng rắn và triệt để các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước. Với một bản hiến pháp có giá trị bền vững, hầu như không phải thay đổi kể từ Hiến pháp đầu tiên, nước Mỹ đã duy trì được sự ổn định trong hoạt động của bộ máy nhà nước và chính thể tổng thống cộng hoà trong suốt hơn 2 thế kỷ qua. II – HỌC THUYẾT PHÂN CHIA QUYỀN LỰC Cội nguồn của tư tưởng phân quyền đã có từ thời cổ đại ở Phương Tây. Tư tưởng phân quyền trong xã hội Hy-lạp cổ đại đã có mầm mống từ Aristote. Những tư tưởng phân quyền sơ khai trong thời cổ đại được phát triển thành học thuyết ở Tây Âu vào thế kỷ 17-18, gắn liền với hai nhà tư tưởng lớn là J. Locke và Montesquieu. Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra. Hiến pháp Mỹ đã thể hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt để thuyết phân chia quyền lực. Nguyên tắc tổ chức nhà nước được chia ra ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan giữ ba quyền này có quyền hành và thực thi quyền lực đó một cách hoàn toàn độc lập, tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực giữa các nhánh quyền, để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực. Nếu xét về bản chất, việc tổ chức nhà nước theo thuyết phân quyền không chỉ nhằm chống lại sự độc đoán, chuyên quyền và dàn xếp mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản, mà còn ngằm che đậy bản chất của nhà nước tư sản, lừa bịp quần chúng nhân dân. III – SỰ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỌC THUYẾT PHÂN CHIA QUYỀN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC MỸ Từ những điều khoản đầu tiên của Hiến pháp đã quy định: Quyền lập pháp trao cho Nghị viện (Điều 1); Quyền hành pháp trao cho Tổng thống (Điều 2); Quyền tư pháp được trao cho tòa án tối cao (Điều 3) Trên cơ sở của thuyết phân quyền, nhà nước tư sản Mỹ đã được tổ chức theo ba nguyên tắc sau: Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau. Ba bộ phận đó có nhiệm kì khác nhau. Ba bộ phận đó có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không loại trừ hoặc tiếm quyền của nhau. Các nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thánh khác nhau Nghị viện Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dấn chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang. Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ. Theo khoản 3 điều 1, thượng nghị sĩ do quốc hội tiểu bang đầu lên. Sau đó , theo bổ sung và sửa đổi sau này (điều 17), thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ đều do dân chúng trực tiếp bầu ra. Khi là nghị sĩ của một viện thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. Tổng thống Tổng thống do toàn dân bầu ra, nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm, và các quan chức này không thể là nghị sĩ. Các cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử tổng thống không được tiến hành đồng thời Pháp viện tối cao Pháp viện tối cao gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của thượng nghị viện. 2. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau. Nghị viện Hạ nghị viện: các thành viên của hạ nghị viện có nhiệm kì 2 năm. Thượng nghị viện: có nhiệm kì 6 năm. Sau mỗi hai năm có thể bầu lại 1/3 thượng nghị sĩ. Tổng thống Nhiệm kì của tổng thống là 4 năm. Không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống Pháp viện tối cao Các thẩm phán của pháp viện tối cao có nhiệm kì suốt đời. 3. Nguyên tắc Ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không bị loại trừ hoặc tiếm quyền 3.1 Hoạt động độc lập của ba bộ phận của nhà nước 3.1.1 Nghị viện Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về nghị viện bao gồm thượng nghị viện và hạ nghị viện. Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp. Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra. Cả hai viện của nghị viện có những thẩm quyền chung như sau: Có quyền thông qua tất cả các đạo luật. Một đề xuất được Nghị viện xem xét được gọi là một dự luật. Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Tuy nhiên, quyền làm luật của Nghị viện bị giới hạn. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm nghị viện thông qua một số loại luật. Được xây dựng chính sách biểu thuế và giám sát thu thuế. Được quyền phê chuẩn dự án ngân sách của chính quyền liên bang do Chính phủ tổng thống phê chuẩn. Có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực nên hai viện (Thượng viện và Hạ viện) có chức năng và quyền hạn khác nhau. Ví dụ như: Hạ nghị viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao của nhà nước, kể cả tổng thống (khi có quá một phần hai hạ nghị sĩ đồng ý); nhưng quyền kết tội những quan chức này lại thuộc về Thượng nghị viện. Hạ nghị viện có quyền phê chuẩn các dự án lợi tức do Tổng thống kí; còn Thượng nghị viện có quyền tán thành hay không tán thành các bộ trưởng, các thẩm phán và chánh án của Pháp viện tối cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống kí. Tóm lại thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống. 3.1.2 Tổng thống Theo Hiến pháp 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Điều II trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống Hợp chúng quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngành hành pháp cũng phát triển thêm. Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống. Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp, tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Vì vậy, tổng thống có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng. Chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn cho tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống, thực hiện các chính sách của tổng thống, và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của tổng thống. Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước Tổng thống trình các dự án luật và sự án ngân sách lên nghị viện Tổng thống kí các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao. Tổng thống bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao Tổng thống ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Có thể thấy tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập. Tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện, cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các.Tổng thống hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước. 3.1.3 Pháp viện tối cao Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Chủ thể của quyền tư pháp là pháp viện tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế “kiềng ba chân” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân.  Pháp viện tối cao có những quyền hạn chủ yếu sau: Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không Quyền diễn giải các quy định (giải thích pháp luật) Quyền tối cao về xét xử 3.2 Sự kiềm chế và đối trọng quyền lực giữa ba bộ phận của nhà nước Sau khi nước Mỹ ra đời, hai đảng tư sản được thành lập (Đảng Cộng hòa ra đời năm 1851, Đảng Dân chủ ra đời năm 1791). Hai đảng phải này thay nhau cầm quyền và thực hiện chức năng kìm chế và đối trọng quyền lực. Chức năng này thể hiện nổi bật ở ba trường hợp. Nếu một đảng vừa có người là tổng thống, vừa chiếm đa số trong nghị viện thì đảng kia trở thành đảng đối lập. Trường hợp thứ hai, một đảng có người là tổng thống, còn đảng kia chiếm đa số trong cả hai viện của quốc hội. Trường hợp thứ ba là một đảng có người là tổng thống và chiếm đa số trong một viện, còn đảng kia chiếm đa số ở viện kia. Riêng trong nội bộ nghị viện cũng thực hiện nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực. Hai viện của nghị viện có chức năng và quyền hạn khác nhau. Hạ viện thường là cơ quan rất "nóng". luôn phản ứng rất nhanh với thực tế xã hội, nên có thể có những nghị quyết chưa chính xác. Thượng nghị viện sẽ kiềm chế bớt tính chất “nóng” của hạ nghị viện. Trong Theo Hiến pháp, quyền hành pháp thuộc về Nghị viện. Tuy nhiên, Tổng thống có quyền phủ quyết các dự án luật do nghị viện đưa ra. Khi đó, dự luật này lại chuyển lại hai viện. Và lần này, đạo luật đó phải được từng viện thông qua với đa số tuyệt đối. Khi đó, tổng thống phải kí ban bố. Tuy thực hiện nguyên tắc phân lập các quyền dứt khoát theo chế độ tổng thống, nhưng Nghị viện Hoa kỳ cũng có quyền kiểm soát rộng đối với Chính phủ. Tổng thống bổ nhiệm các công chức cao cấp phải hỏi ý kiến của Thượng viện và có thể bị từ chối. Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền chặt chẽ là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và ngược lại, Tổng thống cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Tòa án Tối cao có quyền phán quyết hủy bỏ một bộ luật, cho dù bộ luật này được Quốc hội thông qua và Tổng thống chấp nhận. Tòa án Tối cao cũng được phép bác bỏ những quyết định khẩn cấp của Tổng thống, đây là biện pháp kiểm tra và cân bằng đối với quyền lực của Tổng thống. Tòa án Tối cao cũng có quyền chỉ thị Quốc hội và Tổng thống phải cung cấp thông tin khi cần. Ngoài quyền xét xử, Toà án tối cao còn có chức năng quản lý hành chính và kiểm soát toàn bộ bộ máy tư pháp liên bang. 4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của học thuyết phân quyền Các Tổng thống đôi khi vẫn được gọi là "Chủ tịch Quốc hội", do sự quan tâm sát sao đến những quyết định của Quốc hội. Hơn nữa, quyền phủ quyết mà Hiến pháp trao cho Tổng thống đảm bảo rằng các quan điểm của Nhà Trắng phải được lắng nghe, nếu không muốn nói là luôn được chú ý lắng nghe trên Đồi Capitol. Quyền lập pháp được Hiến pháp trao cho Quốc hội. Những năm trước 1900, đa số luật thông qua mỗi năm đều do Quốc hội đưa ra; các Thượng, Hạ nghị sĩ dự thảo và thông qua luật. Nhưng sang thế kỷ 20, vai trò này đã đổi chỗ. Thay đổi lớn nhất là vào thời kỳ Chính Sách Mới khi Tổng thống kiểm soát chặt chẽ việc làm luật. Từ đó, như nhà chính trị học James Robinson nhận định: Quốc hội hầu như nhượng mọi quyền chủ động cho ngành hành pháp.Trong hai thập niên vừa qua, gần 80% luật được thông qua đều xuất phát từ ngành hành pháp.  Tư pháp ở Mỹ được đánh giá là có mức độ độc lập rất cao nhưng thực chất vẫn can thiệp vào lập pháp, hành pháp đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía các cánh quyền lực đó. Hiến pháp Mỹ không hề quy định cho Toà án có quyền kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật của Quốc hội. Nhưng Toà án Tối cao Mỹ đã ảnh hưởng đến Quốc hội bằng quyền bảo hiến tự nhận * * * Như vậy, trong suốt hai thế kỉ từ khi ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ luôn vững chắc và ổn định. Tuy còn một số khuyết điểm song có thể nói, tại Mỹ học thuyết phân quyền đã được áp dụng thành công nhất. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………1 NỘI DUNG I – Hiến pháp Mỹ 1787………………………………………………..1 II – Học thuyết phân chia quyền lực…………………………………1 III – Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ……………………………………………………..2 1. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau…………………………………………………2 2. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau……………………………………………………………...3 3. Nguyên tắc Ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không bị loại trừ hoặc tiếm quyền………………………………………………….3 3.1 Hoạt động độc lập của ba bộ phận của nhà nước………..3 3.1.1 Nghị viện…………………………………………..3 3.1.2 Tổng thống………………………………………...4 3.1.3 Pháp viện tối cao………………………………….5 3.2 Sự kiềm chế và đối trọng quyền lực giữa ba bộ phận của nhà nước………………………………………...5 4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của học thuyết phân quyền……………………………..…….6 KẾT BÀI……………………………………………………….6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2003 Hệ thống chính trị của Anh, Pháp, Mỹ - GS.TS Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), NXB Lý luận chính trị, 2007 Bài viết Hệ thống kiềm chế và đối trọng trong bộ máy nhà nước Hoa Kỳ - Đào Thị Thanh Thúy, Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Bài luận Học thuyết phân chia quyền lực – Một cách tư duy về quyền lực nhà nước – Bùi Ngọc Sơn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ.doc
Luận văn liên quan