Đánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh)

Mục đích nghiên cứu việc thực hiện luật PCBLGĐ ở Việt Nam do GENCOMNET thực hiện là nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng, thông tin khách quan về những thuận lợi, khó khăn-thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ, nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ. Nghiên cứu đã được GENCOMNET triển khai tại Hà Nội và bốn tỉnh, thành phố khảo sát là Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bản báo cáo có thể tóm tắt như sau: Sau gần hai năm thực hiện luật PCBLGĐ (có hiệu lực từ ngày 1/7/2008), đại đa số người dân đã nghe nói đến luật với mức độ hiểu biết khác nhau. Các địa phương đều đã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về luật dưới nhiều hình thức nhưng nhiều cán bộ và người dân vẫn chưa có nhận thức chính xác về các loại BLGĐ. Các ý kiến của cán bộ và người dân cho biết tình trạng bạo lưc vẫn đang xảy ra với nhiều các hình thức phức tạp, trong số đó hành vi “chồng mắng chửi vợ” và thậm chí là “chồng đánh vợ” được nhiều người cho rằng đã xảy ra trong vòng một năm qua. Khi xảy ra bạo lực gia đình, đa số người được hỏi cho rằng “hàng xóm” là người đã can ngăn trong vụ BLGĐ, tiếp đến là “thành viên tổ hòa giải”, “cán bộ thôn xã” và “công an” và những người khác. Rất có thể là BLGD là việc của nội bộ nên các “thành viên gia đình” đã can ngăn nhưng không được và BLGĐ bung ra đến mức người ngoài gia đình đã biết và can ngăn. Hơn một nửa số người được hỏi đã giải thích rằng “không có ai can ngăn trong vụ BLGĐ vì “người ta coi đấy là việc riêng của gia đình”. Trong số 15 các nguyên nhân gây ra BLGĐ, nhiều người nói đến nhất là những nguyên nhân như “Nghèo đói, thất nghiệp”, “nghiện rượu, bia”, “Cha mẹ ít quan tâm đến con cái”, “Học vấn thấp, ít hiểu biết”, “Do nam giới nóng tính”, “Vợ hoặc chồng ngoại tình”, “Ham mê cờ bạc, số đề”. Trong số chín lý do biện hộ cho việc chồng có thể ngược đãi, hành hạ vợ, nhiều người nhấn mạnh đến lý do ”Chồng phát hiện vợ không chung thuỷ”. Về hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con cái, Ở Việt Nam tình trạng cha mẹ đánh hoặc mắng con không phải là hiếm, thậm chí còn phổ biến, nhất là khi không ít người giáo dục con theo kiểu ”yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Gần một nửa số người được hỏi tỏ ra đồng ý với việc ”Cha mẹ có quyền dùng roi vọt dạy con”. Hơn một phần ba số người được hỏi đồng ý với việc ”Cha mẹ có quyền chửi mắng con cái”. Nhưng gần một nửa những người được hỏi đã không đồng ý với nhận định ”Cha mẹ có quyền đánh đập con”. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết lý do BLGD giữa con cái với cha, mẹ là do con cái “hư” vướng vào “tệ nạn xã hội” như ”nghiện hút ma túy”, ”nghiện bia, nghiện rượu”, ”chơi cờ bạc, số đề”. Đồng thời là do ”cha mẹ giáo dục con không tốt”, ”cha mẹ không làm gương cho con cái”, ”cha mẹ không quan tâm đến con cái” và một lý do liên quan đến lợi ích vật chất là ”do tranh chấp tài sản, phân chia tài sản”. Trong sáu tháng trước thời điểm khảo sát tại các địa phương chỉ có khoảng ba phần tư số người trả lời cho biết có nghe tuyên truyền về nội dung phòng chống bạo BLGĐ, cho thấy việc tuyên truyền về BLGĐ cần được thường xuyên tổ chức để đảm bảo người dân biết, hiểu đúng và thực thi pháp luật. Về các hình thức tuyên truyền phòng chống BLGĐ gồm có: Tuyên truyền qua họp tổ dân phố/họp thôn/ấp, Tuyên truyền qua sinh hoạt đoàn thể, Tuyên truyền qua loa truyền thanh, Qua chương trình văn hoá văn nghệ, Tuyên truyền qua panô/áp phích, Cộng tác viên DS-GĐ-TE đến từng gia đình, Tuyên truyền qua bảng tin. Trong đó họp tổ dân phố, thôn ấp là hình thức phổ biến nhất để tuyên truyền nội dung phòng chống BLGĐ ở các thôn, bản, ấp là ”họp dân”. Đối tượng của các buổi tuyên truyền này là phụ nữ chứ không phải cả nam và nữ như vậy chưa đủ, chưa hiệu quả. Trong số 12 tổ chức ở địa phương nhiều người được hỏi đã đánh giá cao vai trò của Hội phụ nữ, tổ dân phố, tổ hòa giải cơ sở trong PCBLGĐ. Việc kết hợp giữa các tổ chức đặc biệt là chính quyền địa phương chưa được đánh giá cao và việc giải quyết các vụ BLGĐ vẫn chủ yếu là qua hòa giải. Hoạt động của tổ hào giải còn gặp rất nhiều khó khăn về cả các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý tại địa phương. Hoạt động hòa giải cùng với tư vấn tuy chưa có điểm tư vấn chính thức, nhưng bước đầu có hiệu quả. Trong số 10 biện pháp phòng, chống BLGĐ thì biện pháp “tuyên truyền Luật phòng chống BLGĐ trên loa đài được nhiều người cho biết là phổ biến nhất và nhìn chung các biện pháp tuyên truyền về luật là chưa phát huy được tác dụng, hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí, nguồn lực và năng lực cần thiết. Đối với phòng, chống BLGĐ, chỉ tuyên tuyền, giáo dục thì chưa đủ; nhưng biện pháp xử phạt hành chính cũng chưa có hiệu lực ngăn chặn do mang tính chất đối phó và trên thực tế cũng rất khó thực hiện có hiệu quả. Việc thực hiện luật PCBLGĐ cũng có các yếu tố thuận lợi nhất định như mọi người ít nhiều “được trang bị kiến thức về luật PCBLGĐ”, “có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và các đoàn thể”, “công tác phòng, chống BLGĐ được lồng ghép vào kế hoạch phát triển của địa phương”. Luật PCLBLGĐ đã được triển khai với nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn: trong bảy khó khăn đã nêu ra, nhiều người nhấn mạnh khó khăn do “Thiếu kinh phí cho hoạt động Phòng chống BLGĐ” và “Nạn nhân BLGĐ không tự nguyện khai báo”. Trong số các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện luật PCBLGĐ thì chủ thể gia đình được nhiều người nhấn mạnh nhất. Trong số các biện pháp thực hiện luật PCBLGĐ thì nhiều người nhấn mạnh biện pháp hàng đầu là “Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình”, “Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ” và “Tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ”. Tóm lại, nghiên cứu về việc thực hiện luật PCBLGĐ đã thực hiện được mục đích đề ra là cung cấp thông tin khách quan, khoa học về những thuận lợi, khó khăn - thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ để các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng tham khảo trong việc góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ ở Việt Nam trong thời gian tới. Đối với một thiết chế xã hội lâu đời như gia đình thì luật PCBLGĐ cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đi vào cuộc sống. Luật và chính sách liên quan cần liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao vai trò của Hội phụ nữ, thu hút sự tham gia của nam giới, tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành của các cơ quan tổ chức các cấp, tổ chức xã hội dân sự, đổi mới các hình thức giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi trong thực hiện luật PCBLGĐ và bình đẳng giới. MỤC LỤC Lời cảm ơn Phần 1: Giới thiệu Phần 2: Phương pháp nghiên cứu I. Mục đích nghiên cứu II. Chọn mẫu nghiên cứu III. Phương pháp nghiên cứu IV. Đối tượng nghiên cứu V. Khách thể nghiên cứu VI. Khung lý thuyết VII. Khái niệm công cụ Phần 3: Thực trạng bạo lực gia đình I. Hiểu biết về luật phòng chống bạo lực gia đình II. II. Đánh giá tình hình bạo lực gia đình và cách xử lí Phần 4: Nguyên nhân của bạo lực gia đình I. Nguyên nhân II. Đánh giá III. Các lý giải đặc biệt Phần 5: Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình I. Tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình II. Đánh giá sự tham gia hiệu quả thực tế của các tổ chức III. Các thuận lợi trong phòng chống bạo lực gia đình IV. Các khó khăn trong phòng chống bạo lực gia đình V. Các giải pháp để thực hiện hiệu quả luật phòng chống bạo lực gia đình Phần 6: Kết luận và khuyến nghị I. Kết luận II. Khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Báo cáo gồm 98 trang, hữu ích cho người học xã hội học, luật, nghiên cứu về giới, bạo lực gia đình, công tác xã hội gia đình, công tác xã hội với phụ nữ .

doc99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7869 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương có cơ sở trợ giúp nạn nhân cũng cho thấy khó khăn lớn trong việc trợ giúp nạn nhân BLGĐ. Nếu xảy ra tình huống bạo lực và nạn nhân cần hỗ trợ thì chỉ có gần một phần ba số người có thể cho biết cơ sở trợ giúp nan nhân ở địa phương để có thể hỗ trợ các nạn nhân. Bảng 33. Tỉ lệ các ý kiến cho biết địa phương có hay không các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Địa phương có cơ sở trợ giúp nạn nhân không? Yên Bái Hà Nam Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh Có 0.8 44.0 48.8 25.6 Không 96.8 26.4 15.2 56.0 Không biết 2.4 29.6 36.0 18.4 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 Trong bốn địa phương được khảo sát, tỉnh Yên Bái có rất ít (0.8%) người được hỏi trả lời là “ở địa phương đã có những cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ”. Thành phố Đà Nẵng có tỉ lệ cao nhất (48.8%) và thứ hai là tỉnh Hà Nam có 44% số người trả lời là địa phương có những cơ sở này. Rất có thể là địa phương nào có dự án hay được đầu tư thực hiện luật phòng, chống BLGĐ thì ở địa phương đó có những cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Tại Đà Nẵng, với quyết tâm đưa Luật PCBLGĐ vào cuộc sống và phát huy tác dụng, cả hệ thống chính trị của cấp cơ sở của phường Hòa Thọ Tây đã vào cuộc, từ việc ban hành các công văn gửi các tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn, đến việc các ngành liên quan sẽ tiến hành xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, nhằm trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình (BLGĐ) và kiểm soát, giáo dục người có hành vi BLGĐ có hiệu quả. Thiết lập đường dây nóng đến tận các phường xã và thiết lập cơ sở dữ liệu có cập nhật thường xuyên, để giám sát hiệu quả công tác phòng, chống BLGĐ. Đồng thời thiết lập các địa chỉ tin cậy, để hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ở các địa bàn tổ dân phố, bao gồm trạm y tế phường, nhà của Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường, nhà của công an phường và một địa chỉ là nhà chùa (đang xây dựng), thông báo rộng rãi qua các cuộc họp tổ dân phố và các hội đoàn thể về địa chỉ và công khai số điện thoại của Chủ tịch xã, công an phường và chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường … “Tôi đã ký quyết định xây dựng 3 địa chỉ đỏ và thông báo cho toàn thể cộng đồng trong phường biết thông qua họp tổ dân phố, họ đoàn thể (có văn bản). Với các địa chỉ đỏ này những phụ nữ bị bạo lực từ chồng có thể đến lánh nạn và tìm sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể. Ngoài ra chúng tôi còn thông báo công khai rộng rãi các số điện thoại của Công an, chủ tịch Hội phụ nữ và cả số điện thoại của chủ tịch UBND phường để mọi người tố cáo hành vi bạo lực gia đình” (CT UBND phường, Đà Nẵng) Loại cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình ở địa phương Trong số những người trả lời “địa phương có các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ”, có tới 76.5% số người cho biết rõ đó là “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Trên thực tế đó là các trạm y tế xã, phường hoặc các bệnh viện trên địa bàn. Thường chỉ nạn nhân nào bị bạo lực gây thương tích hay tổn thương về thể lực mới được đưa đến các cơ sở y tế để khám, chữa trị các thương tổn. Bảng 34. Tỉ lệ nam và nữ cho biết ở địa phương có các loại cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ Nam Nữ Chung 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 78.7 75.0 76.5 5. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng 54.1 59.1 57.0 4. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; 37.7 52.3 46.3 3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; 23.0 36.4 30.9 2. Cơ sở bảo trợ xã hội; 21.3 26.1 24.2 6. Khác (ghi rõ): 3.3 5.7 4.7 Chỉ có 57% số người cho biết ở địa phương có “địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” để trợ giúp nạn nhân BLGĐ. Rất có thể các địa chỉ tin cậy này là tổ phụ nữ, tổ hòa giải, cơ quan chính quyền địa phương, công an. Chỉ có 46.3% số người cho biết ở địa phương có “cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình”, trong đó tỉ lệ nữ là 52.3 nhiều hơn hẳn tỉ lệ nam 37.7%. Ít người (24.2%) cho biết ở địa phương có “cơ sở bảo trợ xã hội” để trợ giúp nạn nhân BLGĐ. Như vậy có thể thấy là, chỉ có khoảng một phần ba số người được hỏi cho biết ở địa phương có cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình, trong các cơ sở đó phần đông mọi người (76.5%) hay nói đến “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Còn các cơ sở khác không được nhiều người biết đến. Nếu có ít cơ sở và nếu có cơ sở mà ít người biết thì việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi trên thực tế địa phương nào cũng có cơ sở khám, chữa bệnh nhưng cũng chỉ có hai phần ba trong tổng số một phần bao số người biết thì việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực bị thương tích do BLGĐ cũng khó khăn, chứ chưa nói đến các hỗ trợ khác. Xem xét kỹ hơn về những cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ có thể thấy như sau: Bảng 35. Tỉ lệ các ý kiến cho biết có các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ Yên Bái Hà Nam Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 0 76.4 78.7 75.0 2. Cơ sở bảo trợ xã hội; 0 40.0 13.1 18.8 3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; 0 49.1 31.1 0.0 4. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; 0 60.0 41.0 34.4 5. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng 0 50.9 72.1 40.6 6. Khác (ghi rõ): 0 0.0 3.3 12.5 Không một người nào ở tỉnh Yên Bái cho biết một cơ sở nào đã có ở địa phương. Trong khi đó, ở Hà Nam, có tới 76% ý kiến cho biết ở địa phương “đã có cơ sở khám, chữa bệnh”. Có lẽ nhiều địa phương đều có cơ sở khám chữa bệnh nên tỉ lệ ý kiến trả lời “có” ở Đà Nẵng cũng chiếm tới gần 79% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 75%. Về “Cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình”: có tới 60% ý kiến người dân ở Hà Nam cho biết địa phương “có các cơ sở” này và hơn 50% cho biết địa phương có “địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” để hỗ trợ cho các nạn nhân BLGĐ. Ở Đà Nẵng, hơn 72% ý kiến cho biết địa phương có các “địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”. Trong bốn địa phương, chỉ có Hà Nam và Đà Nẵng là thực sự có “cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ” còn hai địa phương là Yên Bái và thành phố Hồ Chí Minh không có cơ sở như vậy. Phỏng vấn sâu một số cán bộ ở địa phương cho thấy có một số yếu tố góp phần giảm BLGĐ, ví dụ: “Nguyên nhân giảm bạo lực: do từ khi xây dựng ấp văn hóa, tổ văn hóa ý thức của người dân được nâng cao rõ rệt. Trong quy chế của xây dựng gia đình văn hóa có yêu cầu về giữ gìn gia đình hạnh phúc, gia đình đoàn kết. Nhờ đó mà người ta giúp đỡ nhau, thể hiện tình thần hàng xóm. Khi có công ăn việc làm tốt thì bạo lực gia đình giảm đi rất nhiều. Qua báo chí tivi thì ít nhiều cũng tác động đến suy nghĩ của người dân. Vấn đề trọng nam khinh nữ cũng giảm đi rất nhiều, có thể nói là không còn tồn tại nữa.” (nam, 66 tuổi, học vấn lớp 10/10, trưởng ban nhân dân ấp, tp. Hồ Chí Minh) Một trong biện pháp có hiệu quả để phòng chống BLGĐ là sử dụng điện thoại, đường dây nóng để tố giác và báo với cơ quan chức năng về hành vi BLGĐ để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Chính phụ nữ lại phát hiện và giải thích vai trò của cách thông tin này, ví dụ như sau: “Ngày xưa thì không ai dám đi báo đâu vì sợ trả thù. Bây giờ có điện thoại rồi nên người gây bạo lực không biết ai mà trả thù, họ chỉ chửi đổng thôi”... “Ở đây khi họp thôn ấp, công an và chính quyền phổ biến số điện thoại và hướng dẫn việc gọi điện. (thảo luận nhóm nữ, tp. Hồ Chí Minh) Cán bộ kiểm tra, giám sát việc phòng, chống bạo lực gia đình Việc thực hiện Luật Phòng chống BLGĐ đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên từ nhiều phía, trong đó có sự kiểm tra, giám sát từ phía cán bộ cơ sở, cụ thể là cán bộ ở thôn, bản. Tuy nhiên, chỉ có 46.8% số người được hỏi cho biết là “hàng tháng cán bộ ở thôn có kiểm tra, giám sát việc phòng, chống bạo lực gia đình”. Số người còn lại là 53.2% đã trả lời “không” hoặc “không biết” cán bộ ở thôn có kiểm tra, giám sát việc phòng chống BLGĐ. Điều này chứng tỏ rằng, các cán bộ ở cơ sở chưa làm đầy đủ và thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Bảng 36. Tỉ lệ nam và nữ cho biết hàng tháng cán bộ ở thôn “có” hoặc “không” kiểm tra, giám sát việc phòng chống bạo lực gia đình “Có” “Không” “Không biết” Chung Nam  Số lượng 99 81 28 208 Tỉ lệ 47.6 38.9 13.5 100.0 Nữ  Số lượng 135 108 49 292 Tỉ lệ 46.2 37.0 16.8 100.0 Chung  Số lượng 234 189 77 500 Tỉ lệ 46.8 37.8 15.4 100.0 Xem xét kỹ hơn về việc kiểm tra, giám sát phòng chống BLGĐ ở các địa phương có thể thấy rõ một tình hình như sau: chỉ có 20.8% số người được hỏi ở tỉnh Yên Bái cho biết là “cán bộ ở thôn có kiểm tra, giám sát việc phòng, chống bạo lực gia đình”. Đây là một tỉ lệ thấp nhất trong bốn địa phương. Tiếp đến là tỉnh Hà Nam với 48.8% và thành phố Hồ Chí Minh với 49.6%. Tỉ lệ cao nhất là ở Đà Nẵng với 68%. Bảng 37. Tỉ lệ ý kiến cho biết cán bộ ở thôn có hoặc không kiểm tra, giám sát việc phòng chống bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Yên Bái Hà Nam Đà Nẵng Tp. HCM Có 20.8 48.8 68.0 49.6 Không 66.4 35.2 18.4 31.2 Không biết 12.8 16.0 13.6 19.2 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 Các biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở đối với hành vi bạo lực gia đình Sự có mặt của cán bộ cơ sở khi xảy ra bạo lực gia đình được thể hiện thông qua kết quả điều tra như sau: Bảng 38. Tỉ lệ ý kiến cho biết sự có mặt của cán bộ cơ sở khi xảy ra bạo lực gia đình để can thiệp, xử lý “Có” “Không” “Không biết” Chung Nam  Số lượng 168 14 26 208 Tỉ lệ 80.8 6.7 12.5 100.0 Nữ  Số lượng 233 25 34 292 Tỉ lệ 79.8 8.6 11.6 100.0  Chung  Số lượng 401 39 60 500 Tỉ lệ 80.2 7.8 12.0 100.0 Mặc dù chỉ có 46.8% ý kiến cho rằng cán bộ thôn có thường xuyên kiểm tra, giám sát việc phòng, chống BLGĐ ở địa phương. Nhưng có đến 80.2% số người được hỏi đã trả lời rằng “khi xảy ra BLGĐ, cán bộ cơ sở mặt để can thiệp, xử lí”. Chỉ có 19.8% số người còn lại trả lời “không” hoặc “không biết”. Điều này chứng tỏ rằng khả năng ứng phó trực tiếp của cán bộ cơ sở là cao và đã được người dân ghi nhận rõ ràng. Bảng 39. Tỉ lệ ý kiến cho biết cán bộ cơ sở có mặt để can thiệp, xử lý vụ bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Yên Bái Hà Nam Đà Nẵng Tp. HCM Có 76.0 77.6 92.8 74.4 Không 9.6 10.4 3.2 8.0 Không biết 14.4 12.0 4.0 17.6 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 Trong bốn địa phương khảo sát, thành phố Đà Nẵng có tỉ lệ cao nhất (92.8%) số người trả lời cho biết “cán bộ cơ sở có mặt để can thiệp, xử lý” vụ bạo lực gia đình xảy ra ở địa phương. Biểu đồ 13. Biểu đồ thể hiện loại biện pháp xử lý phổ biến nhất đã áp dụng khi xảy ra bạo lực gia đình Trong số những người trả lời rằng cán bộ cơ sở có mặt tại vụ xảy ra bạo lực gia đình để can thiệp, xử lý, có tới 90.5% người cho biết biện pháp phổ biến nhất là “Can ngăn và hoà giải tại chỗ”. Không có sự khác biệt đáng kể giữa tỉ lệ nam và nữ. Điều này chứng tỏ rằng một khi đã xảy ra BLGĐ thì cần phải ngăn chặn ngay tại chỗ để hành vi đó bị chặn lại ngay để không gây hậu quả đến mức phải xử lý phức tạp, rắc rối sau này. Nói cách khác, các biện pháp khác cần được áp dụng khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng từ vụ BLGĐ không được “can ngăn và hoài giải tại chỗ” kịp thời. Địa phương đều có tổ hòa giải. Ví dụ , theo báo cáo của lãnh đạo xã, hiện nay xã Văn Xá, tỉnh Hà Nam, xã này có 9 tổ hòa giải chia đều cho 4 thôn. Nhiệm vụ của ban hòa giải là can thiệp các hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, thường thì sự xuất hiện của ban hòa giải chỉ đến sau khi có hành vi bạo lực đã xảy ra. Tổ hòa giải cơ sở có 5 thành viên. Mỗi một xóm có 1 tổ. Một thôn có 3 xóm thì 3 tổ. Họ là xóm trưởng, bí thư xóm và các thành viên của Đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, thanh tra nhân dân, mặt trận, người cao tuổi. Đa số diễn ra bạo lực gia đình rồi thì ban hòa giải mới biết mà đến chứ nguy cơ thì làm sao biết được. Người ta không nói cũng chả biết. (TLN lãnh đạo, Hà Nam) Một biện pháp khác được chính nạn nhân BLGĐ và người nhà của nạn nhân BLGĐ nêu ra là chịu đựng, cam chịu, nín nhịn theo kiểu “một điều nhịn chín điều lành”. Chính người nhà nạn nhân và người khác xung quanh cũng khuyên nạn nhân thực hiện biện pháp “nín nhịn” này. Mà bây giờ cãi nhau thì sợ người ta lại bảo con này lắm mồm chồng đi làm suốt ngày phục vụ nọ kia mà lại còn cãi nhau mè nheo nữa thì cũng chán, mà bây giờ con cái lớn hết cả rồi, con gái lớn năm nay 17 tuổi rồi nhiều khi nó đến lớp nhiều thằng nó nói bố mày thế nọ thế kia, đấy thì về nó cũng chán. Cho nên nhiều chị cũng khuyên em là cứ nhịn cho xong. (PVS nạn nhân, Hà Nam) Có khuyên là em phải ngọt ngào, không được văng tục với chồng, không được chửi, lăng mạ chồng mà lúc nào cũng phải ngọt ngào, nó có đánh cũng phải ngọt, đấy, tôi cứ phải khuyên em tôi thế (PVS người nhà nạn nhân, Hà Nam) Một nữ nạn nhân nêu rõ lý do nín nhịn, chịu đựng BLGĐ là vì thương con, không muốn làm ảnh hưởng đến con cái: Nếu hai đứa con thì chắc không ở với nhau nữa đâu đây những 5 đứa, 2 đứa lớn thì nó không sao, bây giờ còn ba đứa mà nó hãy bé thì kiểu mình đàn bà thì mình cứ cố nhịn đi, nói thế chứ nói nữa thì mình cũng nhịn đi đấy nhưng mà nhiều lúc mình cũng bực bảo đưa hẳn lên chính quyền cho nó xong đi, thế nhưng mình nghĩ đi lại nghĩ lại thương mấy đứa con, chứ còn chị bảo đi đâu mà chẳng sống được (PVS nạn nhân, Hà Nam) Bây giờ cũng có mấy đứa con, nó khổ là khổ mấy đứa con thôi chứ mình đi đâu mà chẳng sống được đúng không, kể cả không thích về xách túi đi luôn con cứ để lại làm gì mà chẳng đi được. Thế nhưng con thì bé, tất cả con cái ăn uống hàng ngày là mình lo tất, ông ấy không biết con ốm con đau không bao giờ ông ấy biết, con ốm đau là ông ấy không biết. Ông ấy chỉ biết đi làm thôi, không bao giờ ông ấy đả động đến, giả dụ con nó sốt quá bảo nó sốt quá hay như thế nào thì còn về hỏi con một câu còn thì không bao giờ. Mình không có nhà thì con cái nó bíu vào đâu, bây giờ mình bỏ đi hết thì mấy đứa con nó bơ vơ, thôi cứ chấp nhận vậy. (PVS nạn nhân, Hà Nam) Cán bộ lãnh đạo cũng cân nhắc các biện pháp xử lý cho phù hợp, chứ không phải trường hợp nào mà chồng đánh vợ cũng đưa ra pháp luật trừng trị: Có trường hợp chồng đánh vợ, biết là bạo lực nhưng mà không muốn làm to vì vợ chồng nó còn là tình cảm, đưa chồng lên thì xấu mặt ai, xấu mặt vợ chứ ai cho nên là không đưa ra pháp luật cái đấy (TLN lãnh đạo, Hà Nam) Tình huống chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài can thiệp Bảng 40. Tỉ lệ ý kiến cho biết ở địa phương có trường hợp người chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp “Có” “Không” “Không biết” Chung Nam  Số lượng 32 152 24 208 Tỉ lệ 15.4 73.1 11.5 100.0 Nữ  Số lượng 59 194 39 292 Tỉ lệ 20.2 66.4 13.4 100.0  Chung  Số lượng 91 346 63 500 Tỉ lệ 18.2 69.2 12.6 100.0 Cuộc điều tra cho thấy: chỉ có 18.2% số người được hỏi cho biết có trường hợp người chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp, gần 70% ý kiến cho biết là không có trường hợp nào như vậy. Bảng 41. Tỉ lệ ý kiến cho biết tình trạng xảy ra trường hợp chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài can thiệp phân chia theo địa phương Có trường hợp nào chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài can thiệp không? Yên Bái Hà Nam Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh Có 10.4 27.2 9.6 25.6 Không 86.4 62.4 69.6 58.4 Không biết 3.2 10.4 20.8 16.0 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 Trong bốn địa phương, tỉnh Yên Bái và thành phố Đà Nẵng có tỉ lệ thấp nhất (khoảng 10%) số người trả lời cho biết ở địa phương có xảy ra trường hợp chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài can thiệp. Hai thành phố là Hà Nam và thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ cao nhất (26-27%) ý kiến cho biết có xảy ra trường hợp như vậy. Tuy nhiên, cũng chỉ có gần 30% số người cho biết “cán bộ cơ sở không áp dụng biện pháp gì” trong trường hợp người chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài can thiệp. Số còn lại 70% ý kiến nói rằng cán bộ cơ sở vẫn áp dụng những biện pháp can ngăn, xử lý đối với các trường hợp chồng đánh vợ kể cả khi người chồng không cho người ngoài vào can thiệp. Vấn đề áp dụng các biện pháp can ngăn, xử lý với đối tượng là những người chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp là một khó khăn lớn với những người làm công tác hòa giải vì thông thường nhóm đối tượng này rất ngoan cố và không thừa nhận lỗi của bản thân họ khi để xảy ra BLGĐ. Những cán bộ địa phương phụ trách công tác phòng chống BLGĐ hầu hết được biết các vụ việc qua thông báo của quần chúng, vì vậy phần lớn trường hợp họ chỉ có thể đến làm công tác hòa giải, can ngăn... sau khi bạo lực xảy ra. Đây có thể là nguyên nhân khiến 30% những người dân phỏng vấn cho rằng “những cán bộ cơ sở không áp dụng biện pháp gì”. Bảng 42. Tỷ lệ ý kiến cho biết cán bộ cơ sở “có” và “không” áp dụng biện pháp can thiệp trong trường hợp “chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp” “Không áp dụng biện pháp can thiệp nào” “Có” Chung Nam  Số lượng 9 23 32 Tỉ lệ 28.1 71.9 100.0 Nữ  Số lượng 18 41 59 Tỉ lệ 30.5 69.5 100.0  Chung  Số lượng 27 64 91 Tỉ lệ 29.7 70.3 100.0 Cần thấy rõ một điều là: hành vi chồng đánh vợ là hành vi vi phạm luật Phòng chống BLGĐ, do vậy dù thủ phạm là người chồng không cho người ngoài can thiệp thì người ngoài nhất là cán bộ cơ sở vẫn phải có trách nhiệm có mặt và kịp thời áp dụng các biện pháp can ngăn, xử lý theo đúng pháp luật. Biện pháp phổ biết nhất và có thể là phù hợp nhất, hiệu quả nhất như vừa mới phát hiện ở trên là “can ngăn và hòa giải tại chỗ”, tiếp theo đó, tùy theo mức độ nghiêm trọng của BLGĐ có thể áp dụng các biện pháp khác như “giúp nạn nhân bạo lực tạm lánh” và xử lý hành chính đối với thủ phạm bạo lực. PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Mức độ hiểu biết về pháp luật là khác nhau giữa các nhóm xã hội, các địa phương nhưng nhìn chung hiểu biết về luật PCBLGĐ và hành vi BLGĐ của cả người dân và cán bộ chưa cao, chưa sâu sắc, chưa đầy đủ, thiếu chính xác. Các hình thức và hành vi BLGĐ rất phong phú, đa dạng mà cả người gây ra BLGĐ và nạn nhân BLGĐ cũng không có nhận thức rõ ràng về nguyên nhân và hậu quả của chúng. Nguyên nhân của BLGĐ chủ yếu là do thái độ gia trưởng của nam giới, rượu chè, kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định, ngoại tình. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền về phòng chống BLGĐ cũng như đã triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống (hoà giải, xử lý vi phạm hiện tượng bạo lực gia đình) nhờ vậy theo đánh giá của cả cán bộ và người dân thì bạo lực gia đình có chiều hướng giảm hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, năng lực về tuyên truyền vận động của đội ngũ cán bộ cơ sở chưa thật tốt. Có sự phối hợp giữa các đoàn thể, ban ngành địa phương mặc dù chưa thật chặt chẽ. Hội Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền vận động, giáo dục người dân phòng chống bạo lực gia đình. Nam giới chưa được thu hút vào quá trình phòng, chống BLGĐ do vậy vai trò của nam giới còn mờ nhạt II. Khuyến nghị Đối với các cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương Biện pháp tuyên truyền – vận động thực hiện luật Công tác phòng chống BLGĐ mang tính xã hội cao, do vậy phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống BLGĐ với các biện pháp chủ yếu sau đây: Các phương tiện truyền thông đại chúng phải được coi là biện pháp quan trọng trong chiến lược phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế sự gia tăng các hành vi BLGĐ. Đối với các tỉnh thành khác nhau và khu vực khác nhau cũng cần thực tiện tuyên truyền khác nhau. Để thực hiện được điều này cần có sự thống nhất giữa các cơ quan từ cấp trung ương đến cấp địa phương để lựa chọn hình thức tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình phù hợp. Đặc biệt là với phương tiện truyền thông phổ biến như truyền hình thì cần lồng ghép các chương trình tuyên truyền chống BLGĐ trong các khung giờ cao điểm thu hút người xem. Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương để đảm bảo mọi chương trình tuyên truyền có thể có số lượng cao nhất những người dân đón xem. Trong các chương trình tuyên truyền về BLGĐ ngoài nội dung chính cần nêu bật được vị thế quan trọng của người phụ nữ ở cả lĩnh vực xã hội và gia đình. Đối mới các nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng: cần sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, pa nô, áp phích, tờ rơi, bộ tranh, báo, đài, truyền hình, giúp mọi người hiểu rõ các hình thức, đặc điểm, tính chất của BLGĐ, các nguyên nhân, điều kiện và cơ chế BLGĐ, các hậu quả của BLGĐ và các biện pháp phòng chống BLGĐ. Riêng các tờ rơi tuyên truyền cần đảm bảo phát đến tận tay người dân. Tuyên truyền bằng cách lồng ghép nội dung vào các cuộc họp, sinh hoạt ở địa phương Đây là một trong các biện pháp có hiệu quả, nhưng cần chú ý đến nội dung cho phù hợp với đối tượng, tức là mời được đúng đối tượng tham gia các cuộc họp, sinh hoạt. Bởi rất có thể những người được mời, cần được mời tham gia thì lại không đến họp, ví dụ: Theo em thấy thì thông qua các cuộc họp xóm, họp phụ nữ thì công tác tuyên truyền vấn đề bạo lực gia đình thì cái vấn đề họp, đối tượng tham gia họp thì là 1 số thôi, 1 số bà con gia đình có ý thức thì người ta đi, còn lại phần những gia đình không có ý thức thì những trường hợp xảy bạo lực, xảy ra đánh cãi nhau đấy thì thường xảy ra ở những gia đình không đi tham dự các cuộc họp thông tin nghe, hiểu được vấn đề đấy chưa được sâu rộng nên xảy ra cũng nhiều. (TLN nam thanh niên chưa có gia đình, Hà Nam) Một số hình thức khác được đề cập nhiều là tuyên truyền qua các hình thức đóng kịch, tiểu phẩm và truyền thông tại trường học. Hình thức khác là sinh họat rồi đóng tiểu phẩm, diễn đàn văn nghệ, giao lưu văn nghệ, sinh hoạt đoàn thể dưới các thôn xóm thì mình lồng ghép nội dung vào. Lên các trường học nói chuyện chuyên đề về trợ giúp pháp lý. Nhất là các cháu lớp 9. Lớp 8 lớp 9. Phòng chống buôn bán trẻ em, bạo lực trẻ em. Có khi nó nhiệt tình lại thích những họat động như thế. Rồi về nói cho bố mẹ nghe (PVS cán bộ tư pháp, Hà Nam) Theo em thì ví dụ muốn Luật chống bạo lực gia đình muốn có hiệu quả thì ta phải trên các phương tiện thông tin này, ta tổ chức bằng các tiểu phẩm hay là các cái buổi nói chuyện về pháp luật hay là ở các chương trình nói chuyện tiếp sóng của VTV1, VTV2 nói về các luật, chủ yếu là băng rôn họ đưa vào tiểu phẩm họ diễn thì sát sao với người dân hơn chứ còn bằng văn bản thì có khi dân họ không đọc được. Đa số là tuyên truyền bằng các băng rôn khẩu hiệu, hoặc các vở kịch đưa sát sao với người dân xem TV nhiều hơn. (TLN nam thanh niên chưa có gia đình, Hà Nam) Biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật Tuyên truyền những nội dung luật pháp có liên quan đến quyền của phữ và trẻ em như: Luật PCBLGĐ, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Luật hình sự...Các bộ luật này muốn đến được với người dân phải được chuyển thành các hình ảnh, ngôn từ đơn giản dễ hiểu và sinh động, có như thế mới tiếp cận và có hiệu quả với nhóm đối tượng có học vấn không cao. Tổ chức các cuộc nói chuyện, tọa đàm, tạo ra diễn đàn trao đổi có sự tham gia của phụ nữ và trẻ em và và nam giới nhằm tuyên truyền về tình hình và các biện pháp phòng chống BLGĐ. Huy động sự tham gia tích cực của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình. Nam giới không thể đứng ngoài cuộc vì đây chính là đối tượng có thể làm thay đổi vấn đề bạo lực gia đình bằng cách thông qua các buổi họp cộng đồng, thông qua tuyên truyền trong dòng họ vì chính trong các sinh hoạt của dòng họ thu hút rất đông sự tham gia của các nam giới (suất đinh) . Trong các buổi họp dòng họ này cần xác định và tuyên truyền cho người có tầm ảnh hưởng trong dòng họ trước, sau đó từ những người này mới tiến hành tuyên truyền thay đổi suy nghĩ của những người đàn ông khác trong dòng họ. Biện pháp phát hiện, hòa giải xử lý vụ BLGĐ Xây dựng các số điện thoại đường dây nóng, và đảm bảo số điện thoại được phổ biến rộng rãi cho người dân (Ví dụ: Dán số điện thoại đường dây nóng vào từng hộ gia đình, phát số điện thoại đường dây nóng liên tục trên truyền hình vào các giờ cao điểm.... ). Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những hành vi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện pháp luật Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, hành chính...Đặc biệt cần bổ sung, cụ thể hóa phù hợp các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng chống BLGĐ. Huy động mọi nguồn lực nhằm giúp đỡ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (tạo việc làm, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, tư vấn pháp luật....) Biện pháp hỗ trợ các đối tượng bị BLGĐ Hỗ trợ các nạn nhân bị BLGĐ là một khâu tất yếu trong việc khắc phục những hậu quả và phòng tránh nạn BLGĐ. Để thực hiện tốt vấn đề này cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan và tổ chức từ trung ương đến địa phương, từ các nhà tài trợ và nhiều tổ chức dân sự Các cơ quan trung ương cần xây dựng một hệ thống chính sách- pháp luật về việc hỗ trợ cho các nạn nhân bị BLGĐ. Quy định các cơ quan và tổ chức tại địa phương chịu trách nhiệm hỗ trợ các nạn nhân bị BLGĐ. Các cơ quan địa phương cần phân định rõ ràng nhiệm vụ của mình trong việc hỗ trợ các nạn nhân bị BLGĐ. Việc hỗ trợ cần được tiến hành nhanh chóng. Một giải pháp đưa ra có thể mở các nhà tạm lánh ngay tại các cơ sở y tế, điều này sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc nạn nhân. Biện pháp tăng cường quản lý Để việc quản lý các vấn đề về BLGĐ một cách có hiệu quả cần có sự thống nhất của các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Các cơ quan trung ương cần thành lập các cơ quan chuyên trách quản lý về BLGĐ, khoanh vùng các điểm nóng về BLGĐ tại các địa phương để tăng cường việc quản lý. Các cơ quan này cần có những hoạt động kiểm tra, đánh giá tại các địa phương hàng tháng, hàng quý, hàng năm để đánh giá về tình hình BLGĐ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về vấn đề BLGĐ tại từng địa phương. Tránh trường hợp chồng chéo về chức năng nhiệm vụ gây khó khăn trong việc quản lý. Đặc biệt cần chú ý đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động công an, dân phòng, tự quản địa phương, dân quân tự vệ...tại các địa phương. Để tăng cường hơn hiệu quả quản lý của các cơ quan, tại mỗi địa phương cần lập danh sách những hộ gia đình đã từng xảy ra bạo lực gia đình, xảy ra tranh chấp, có mâu thuẫn...Và có sự quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn. Nâng cao tính hiệu quả của công tác hòa giải bằng cách trang bị thêm những kỹ năng và kiến thức khi làm việc với nhóm người bị bạo lực. Họ cần phải làm gì khi gặp những trường hợp bị bạo lực, cách hành xử với những nạn nhân bị BLGĐ và những đối tượng gây ra BLGĐ (quan trọng là lên tiếng bảo vệ người bị bạo lực chứ không phải là hoà giải để cho mọi chuyện lắng dịu). Nâng cao nhận thức về tác động và hậu quả của bạo lực gia đình lên cuộc sống và phát triển của trẻ em trong gia đình có bạo lực. Chứng kiến những cảnh bạo lực gia đình diễn ra trong gia đình sẽ tác động lớn đến tâm sinh lý và phát triển của trẻ em. Cần có chương trình đặc biệt về nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em gái để giúp cho phụ nữ và các em gái có kiến thức cần thiết khi đối mặt với bạo hành gia đình (tìm đến ai và ở đâu để trình báo khi bị bạo hành). . Cần tập trung cho việc giáo dục trẻ em ngay từ đầu vì đây mới chính là phương án mang tính lâu dài.Những chương trình nâng cao nhận thức này phải được thiết kế phù hợp với trình độ và ngôn ngữ của nhóm dân cư này. Tuyên truyền về Bạo lực Gia đình trong trường học cho giáo viên và học sinh theo mô hình vết dầu loang. Những em học sinh này sẽ là tác nhân mạnh tác động đến hành vi và ý thức của cha mẹ và những người thân khác trong gia đình. Biện pháp về lâu dài với các địa phương vẫn là kết hợp PCBLGĐ với việc xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội Tài chính và sự tham gia của các cơ quan ban ngành, tổ chức Cần coi việc phòng chống BLGĐ là một trong những mục tiêu, nội dung hoạt động của cả cộng đồng xã hội để có thể phân bổ được nguồn lực cần thiết và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể. Có khá nhiều nhu cầu và giải pháp mà những người tham gia TLN và PVS đưa ra để giải quyết vấn đề thực thi luật PCBLGD tại địa phương. Tuy nhiên, những giải pháp mà cán bộ và người dân đưa ra mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về BLGD mà chưa có các hình thức xử lý đối tượng bạo lực và hỗ trợ nạn nhân bạo lực. Điều này cho thấy, mặc dù Luật PCBLGD đã ra đời và có hiệu lực, tuy nhiên người dân vẫn chưa có thái độ coi những hành vi BLGĐ là hành vi vi phạm pháp luật và đáng bị trừng trị. Đây có lẽ là một trong những rào cản lớn khiến cho Luật PCBLGD khó được thực thi một cách trọn vẹn Cần có quy định nghiêm cấm các hành vi nguy cơ cao gây ra BLGĐ như hạn chế, ngăn cấm uống rượu quá nhiều. Lý do là cứ uống rượu vào là nó đánh vợ. Cái xã hội bây giờ ý tôi đề nghị với lại xã hội là ngăn cấm rượu bớt đi. Bây giờ nóng quá bia vào lại ghen tuông, chửi bới, cầm dao chém vợ. (PVS người nhà nạn nhân, Hà Nam) Trên thực tế, trong khu vực nhà nước đã có quy định cấm cán bộ, công chức uống bia, rượu trong giờ làm việc. Nhưng khu vực nông thôn thì người dân vẫn có thể uống rượu vào bất cứ lúc nào, điều này có nghĩa là BLGĐ vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và với bất kỳ gia đình nào. Đối với các tổ chức tài trợ Để thực hiện tốt những mục tiêu phòng chống BLGĐ vai trò của các cơ quan, các nhà tài trợ là vô cùng quan trọng. Các cơ quan tài trợ cần có chính sách phân bổ nguồn tài trợ , cho hoạt động phòng chống BLGĐ một cách hợp lý theo từng chủ đề, theo từng địa phương… cụ thể. Tránh để việc tài trợ tràn lan và thiếu sự quản lý chặt chẽ. Biện pháp tuyên truyền vận động Các cơ quan các nhà tài trợ cần tài trợ cho công tác tuyên truyền về phòng chống BLGĐ một cách thường xuyên và có hệ thống lâu dài. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác tuyên truyền, vận động về BLGĐ Tránh việc chỉ tham gia công tác tài trợ khi có những cuộc vận động lớn. Những buổi nói chuyện, tọa đàm tuyên truyền về BLGĐ được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác phòng chống BLGĐ. Để thực hiện được các hoạt động này thường xuyên và có hệ thống cần có sự giúp đỡ rất lớn từ phía các nhà tài trợ. Các nhà tài trợ cần tham khảo ý kiến của những chuyên gia, những cơ quan địa phương để có thể tài trợ cho những buổi tọa đàm mang lại hiệu quả cao nhất. Biện pháp tăng cường quản lý Để tăng cường hiệu quả về quản lý cần nâng cao năng lực của các cán bộ địa phương, và lập nên các đoàn cán bộ thanh tra từ trung ương đến địa phương để giám sát, kiểm tra về vấn đề BLGĐ. Để thực hiện được vấn đề này cần có một nguồn kinh phí rất lớn mà trong đó các cơ quan nhà nước khó có thể đáp ứng đủ. Vì vậy, các cơ quan, các nhà tài trợ có thể tham gia vào công tác tài trợ việc đào tạo, tập huấn cho các cán bộ; tài trợ cho việc thành lập các đoàn thanh tra từ cấp cơ sở đến trung ương... Biện pháp nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện pháp luật Khi một bộ luật được ban hành dù đã được trải qua một quá trình hoàn thiện nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình nó được thi hành. Các nhà tài trợ có thể đầu tư cho các dự án nghiên cứu, đánh giá những hiệu quả của luật phòng chống BLGĐ, từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị và giải pháp thích hợp cho các cơ quan lập pháp và hành pháp của nhà nước. Biện pháp hỗ trợ các nạn nhân bị BLGĐ Hiện nay chủ yếu hoạt động của các nhà tài trợ là giúp đỡ, hỗ trợ cho các nạn nhân bị BLGĐ. Vì vậy các cơ quan tài trợ cho các nạn nhân cần có sự phối kết hợp với các cơ quan nhà nước tại từng địa phương trong việc xây dựng nên các cơ sở hỗ trợ nạn nhân và các chính sách hỗ trợ để việc hỗ trợ các nạn nhân BLGĐ có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Phòng chống bạo lực gia đình - Luật số 02/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Báo cáo Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam, , 2008. Nghiên cứu định tính về bạo lực gia đình của Phạm Thị Hiền 2005, Vũ Hồng Phong 2005. CDC, Sexual violence prevention: beginning the dialogue, 2004. Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tháng 8/2010 Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Minh Bảo, tỉnh Yên Bái. Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Xã Văn Xá, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Bình Chánh, huyện Bình Chán, Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo đánh giá thực thi Luật phòng chống bạo lực gia đình trong việc hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình tại các địa bàn: Huyện Yên Bình, Thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái; Hyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình; Huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên; Huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu; Huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên từ tháng 9/2009 đến tháng 11/2009 Bài viết: “Bi hài chuyện 'cải tà' những ông chồng bạo lực” đăng ngày 10/12/2009 11.Bài viết “Phòng chống bạo lực gia đình: Có luật thôi... chưa đủ “ đăng ngày 26/6/2010 Bài viết: “Phòng chống bạo lực gia đình ở Đà Nẵng: Tuyên truyền đến từng người dân” đăng 4/2010. Bài viết : “Tuyên truyền về bạo lực gia đình: Thiếu chiều sâu” Đăng ngày 24/5/2010. Phụ lục 1 Cơ cấu giới tính và tuổi của mẫu khảo sát Về cơ cấu giới tính: Cuộc khảo sát có quy mô mẫu là 500 người trong đó có 208 nam chiếm 41.6% và 292 nữ chiếm 58.4% nữ. Về cơ cấu tuổi: nhóm tuổi thanh niên tức là nhóm người dưới 30 tuổi chiếm 21%, nhóm tuổi 30-49 chiếm 46.8% và nhóm tuổi từ 50 trở lên chiếm 32.2%. Như vậy hai phần ba số người được khảo sát thuộc nhóm tuổi từ 30 trở lên, nhóm tuổi “người lớn” thực sự không còn là thanh niên, tức là có cuộc sống gia đình. Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tuổi của người trả lời chia theo nam, nữ Tình trạng hôn nhân Có tới 86% số người được khảo sát “đang có vợ hoặc chồng” và chỉ có 9% số người chưa có vợ hoặc chưa có chồng. Số còn lại hoặc là đang trong tình trạng “ly thân”, “ly hôn” hoặc “góa”. Như vậy mẫu khảo sát có đủ các tình trạng hôn nhân gia đình để có thể cung cấp được thông tin về chủ đề BLGĐ. Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tình trạng hôn nhân của người trả lời Đáng chú ý là tỉ lệ nam chưa có vợ cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ chưa có chồng. Có thể giải thích điều này bằng một thực tế là nam kết hôn muộn hơn nữ cho nên cùng trong một độ tuổi thanh niên tỉ lệ nữ chưa chồng ít hơn nhiều so với tỉ lệ nam chưa vợ. Tỉ lệ nam và nữ đang trong tình trang “ly thân” là tương đương nhau. Nhưng tỉ lệ nữ “ly thân” và “góa” cao hơn hẳn so với tỉ lệ nam. Việc tỉ lệ nam “ly thân” ít hơn tỉ lệ nữ có thể giải thích bằng một hiện tượng là nam có thể có tâm lý ngại nói đến “ly thân” hoặc không cởi mở khi nói về tình trạng có vẻ “tế nhị, riêng tư, chưa rõ ràng” này trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Việc tỉ lệ nữ góa chồng cao hơn nhiều tỉ lệ nam có thể giải thích là nam giới có thể dễ dàng tái hôn hơn là nữ và phụ nữ do nhiều yếu tố về tuổi và gánh nặng con cái nên khó tái hôn hơn nam giới. Điều quan trọng là mẫu khảo sát có đủ các thành phần liên quan tới các tình trạng hôn nhân, gia đình sẽ giúp thu được thông tin đầy đủ về các khía cạnh, các vấn đề khác nhau có thể có của BLGĐ. Cơ cấu dân tộc Trong mẫu khảo sát, người Kinh chiếm đại đa số với tỉ lệ là 98.8%, số còn lại là người các dân tộc ít người. Như vậy cơ cấu dân tộc của mẫu khảo sát không đại diện cho cơ cấu dân tộc của cả nước bởi vì trong bốn địa phương chỉ có Yên Bái là tỉnh miền núi nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Ba địa phương còn lại là Hà Nam, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh không phải là các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Bảng 1. Cơ cấu Dân tộc phân chia theo giới tính nam và nữ “Kinh” “Khác” Chung “Nam” Số lượng 205 3 208 Tỉ lệ 98.6 1.4 100.0 “Nữ” Số lượng 289 3 292 Tỉ lệ 99.0 1.0 100.0  Chung Số lượng 494 6 500 Tỉ lệ 98.8 1.2 100.0 Cơ cấu tôn giáo Nhìn chung, đa số người dân “không theo tôn giáo nào” với 79% trả lời như vậy. Trong số những người có theo tôn giáo, số người theo “đạo Phật” chiếm đông nhất với 17.2%, tiếp đến là “Công giáo” với 2.8%, tiếp theo là “Đạo Cao Đài” với 0.6% và cuối cùng là “Đạo Tin Lành” với 0.4%. Phụ nữ có xu hướng “mộ đạo” nhiều hơn nam giới: điều này thể hiện rõ ở tỉ lệ nam không theo tôn giáo nào chiếm tới 85.6% trong khi tỉ lệ nữ là 74.3%. Tỉ lệ nữ theo “Công Giáo” là 3.8% nhiều gấp đôi tỉ lệ nam (1.4%). Bảng 2. Cơ cấu tôn giáo của người trả lời chia theo nam, nữ “Không theo tôn giáo nào” “Đạo Công Giáo” “Đạo Phật” “Đạo Tin Lành” “Đạo Cao Đài” Chung “Nam” Số lượng 178 3 26 0 1 208 Tỉ lệ 85.6 1.4 12.5 0.0 0.5 100.0 “Nữ” Số lượng 217 11 60 2 2 292 Tỉ lệ 74.3 3.8 20.5 0.7 0.7 100.0  Chung Số lượng 395 14 86 2 3 500 Tỉ lệ 79.0 2.8 17.2 0.4 0.6 100.0 Cơ cấu thành thị và nông thôn chia theo giới tính nam và nữ Nhìn chung, cơ cấu thành thị và nông thôn của mẫu điều tra phản ánh chính xác cơ cấu thành thị - nông thôn của cả nước: 25% người trả lời sống ở thành thị và 75% sống ở nông thôn. Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu thành thị - nông thôn chia theo giới tính nam, nữ Tuy nhiên, xét theo giới tính, có thể thấy tỉ lệ nữ sống ở nông thôn nhiều hơn nam và ngược lại tỉ lệ nam sống ở thành thị nhiều hơn nữ (xem bảng). Cơ cấu thành thị và nông thôn theo địa bàn nghiên cứu Cơ cấu thành thị và nông thôn của người trả lời cho thấy: tỉnh Yên Bái và tỉnh Hà Nam là hai tỉnh miền núi với 100% số người trả lời ở nông thôn. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng có 125 người được hỏi cho biết 100% sống ở thành thị. Nhưng 125 người được hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết 100% họ sống ở nông thôn. Bảng 3. Cơ cấu thành thị và nông thôn phân theo tỉnh, thành phố “Thành thị” “Nông thôn” Chung “Yên Bái” Số lượng 0 125 125 Tỉ lệ 0 100.0 100.0 “Đà Nẵng” Số lượng 125 0 125 Tỉ lệ 100.0 0.0 100.0 “Hà Nam” Số lượng 0 125 125 Tỉ lệ 0 100.0 100.0 “Tp Hồ Chí Minh” Số lượng 0 125 125 Tỉ lệ 0 100.0 100.0  Chung Số lượng 125 375 500 Tỉ lệ 25.0 75.0 100.0 Cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật Bảng 4. Cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật “Không biết đọc, biết viết” “Tiểu học” “Trung học cơ sở” “Trung học phổ thông” “Trung cấp trung học chuyên nghiệp” “Cao đẳng Đại học” “Sau đại học” Chung Nam Số lượng 3 23 93 62 11 14 2 208 Tỉ lệ 1.4 11.1 44.7 29.8 5.3 6.7 1.0 100.0 Nữ Số lượng 7 63 136 69 8 9 0 292 Tỉ lệ 2.4 21.6 46.6 23.6 2.7 3.1 0.0 100.0 Chung Số lượng 10 86 229 131 19 23 2 500 Tỉ lệ 2.0 17.2 45.8 26.2 3.8 4.6 0.4 100.0 Trong tổng số 500 người được khảo sát có 10 người, chiếm 2%, không biết đọc không biết viết, gọi là “mù chữ”. Chỉ có 26.2% số người khảo sát có trình độ “trung học phổ thông”, 3.8% trình độ trung cấp chuyên nghiệp và 4.6% trình độ cao đẳng, đại học (xem bảng). Đáng chú ý là tỉ lệ nữ có trình độ “cao đẳng, đại học” là 3.1%, chỉ bằng một nửa tỉ lệ nam là 6.7%. Tỉ lệ nam có trình độ trung học chuyên nghiệp cũng cao hơn tỉ lệ nữ. Như vậy, có thể nói là mẫu khảo sát đã phản ánh được khoảng cách giới thậm chí là bất bình đẳng giới về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa nam và nữ. Nhìn chung, mẫu khảo sát có cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tương đương với cơ cấu lực lương lao động của cả nước. Có thể giải thích sự tương đồng về cơ cấu học vấn như vậy bằng một thực tế là mẫu khảo sát gồm những người trong độ tuổi lao động ở bốn tỉnh, thành phố trong cả nước. Cơ cấu nghề nghiệp Bảng 5. Cơ cấu nghề nghiệp của người trả lời chia theo nam nữ “Nông nghiệp” “Phi nông nghiệp” “Nông nghiệp kiêm ngành nghề” “Công nhân” “Cán bộ viên chức” “Buôn bán, kinh doanh” “Nghề khác” Chung “Nam” S.lượng 62 24 1 20 9 20 72 208 Tỉ lệ 29.8 11.5 0.5 9.6 4.3 9.6 34.6 100.0 “Nữ” S.lượng 122 5 4 27 12 54 68 292 Tỉ lệ 41.8 1.7 1.4 9.2 4.1 18.5 23.3 100.0 Chung  S.lượng 184 29 5 47 21 74 140 500 Tỉ lệ 36.8 5.8 1.0 9.4 4.2 14.8 28.0 100.0 Trong tổng số 500 người được khảo sát, chỉ có 36.8% số người làm nghề “nông nghiệp” trong khi đó tỉ lệ này là 54% trong tổng lực lượng lao động của cả nước. Đó là vì trong bốn địa bàn nghiên cứu chỉ có tỉnh Yên Bái là ở miền núi phía Bắc còn lại tỉnh Hà Nam ở đồng bằng sông Hồng, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Số người là “cán bộ viên chức” chỉ chiếm 4.2% và làm nghề “buôn bán, kinh doanh” chiếm 15%. Điều quan trọng là mẫu khảo sát bao gồm được các nhóm nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Cơ cấu xã hội về mức sống Cuộc khảo sát này sử dụng một chỉ báo về mức sống: đó là người dân tự đánh giá mức sống của mình. Kết quả là 14% số người tự xếp mức sống của gia đình thuộc loại “nghèo”. Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình dựa vào chỉ báo khách quan là tiêu chuẩn nghèo cũng cho biết tỉ lệ nghèo tương tự. Chỉ có 1 người trong tổng số 500 người được hỏi tự nhận có mức sống giàu (chiếm 0.2%), 8.4% tự đánh giá mức sống “khá”, đa số (77.4%) đánh giá mức sống thuộc loại “trung bình”. Bảng 6. Tỉ lệ tự đánh giá mức sống nghèo, trung bình, khá, giàu phân chia theo nam và nữ “Nghèo” “Trung bình” “Khá” “Giàu” Chung Nam  Số lượng 22 162 23 1 208 Tỉ lệ 10.6 77.9 11.1 0.5 100.0 Nữ  Số lượng 48 225 19 0 292 Tỉ lệ 16.4 77.1 6.5 0.0 100.0  Chung Số lượng 70 387 42 1 500 Tỉ lệ 14.0 77.4 8.4 0.2 100.0 Xem xét cơ cấu mức sống giàu nghèo ở các địa phương có thể thấy chỉ có tỉnh Hà Nam là có người tự đánh giá mức sống thuộc loại “giàu”, còn lại cả ba địa phương không có ai tự nhận có mức sống “giàu”. Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù là địa phương có mức sống cao nhất cả nước nhưng có tỉ lệ cao nhất (29.6%) số người tự đánh giá mức sống nghèo và 4% tự đánh giá là có mức sống “khá”. Rất có thể những người này đã so sánh mức sống của mình với mức sống của những người giàu có của thành phố nên mới tự nhận là nghèo. Thành phố Đà Nẵng có tỉ lệ cao nhất (84.8%) số người tự đánh giá mức sống thuộc loại “khá”, trong khi đó thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ thấp nhất (66.4%) số người tự đánh giá “khá” về mức sống. Tỉnh Yên Bái có tỉ lệ thấp nhất (5.6%) những người tự đánh giá là “nghèo nhưng lại có tỉ lệ cao nhất (16%) số người tự đánh giá mức sống là “giàu”. Như vậy, các đia phương khác nhau có cơ cấu nghèo, trung bình và khá giả không giống nhau. Mặc dù đời sống người dân đã được cải thiện rất mạnh mẽ, nhưng đến năm 2009 mới chỉ có rất ít người tự đánh giá mức sống “giàu có”, còn lại đa số tự đánh giá có mức sống gia đình bình thường. Bảng 7. Tỉ lệ tự đánh giá mức sống nghèo, trung bình, khá, giàu phân chia theo địa phương Tự đánh giá mức sống của hộ gia đình Yên Bái Hà Nam Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh Nghèo 5.6 11.2 9.6 29.6 Trung bình 78.4 80.0 84.8 66.4 Khá 16.0 8.0 5.6 4.0 Giàu - 0.8 - - Tổng cộng 100.0 100 100.0 100.0 Phụ lục 2 Hộp 3. Đăc điểm kinh tế xã hội của Phường Hòa Thọ Tây, thành phố Đà Nẵng Phường Hòa Thọ Tây được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở xã Hòa Thọ Tây chuyển lên phường Phường Hòa Thọ Tây có 28 tổ dân phố, với 2458 hộ dân. Trong đó số hộ nghèo theo tiêu chí mới có 398 hộ, chiếm 16,7%. Dân cư của Phường Hòa Thọ Tây không đồng nhất, có nhiều người ở nơi khác di cư đến tìm việc làm thuê nhà ở, hoặc mua đất định cư lâu dài. Phường có 28 tổ dân phố với 18 chi bộ đảng, 18 chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh và 18 chi hội người cao tuổi, đoàn thanh niên. Toàn phường có 18 tổ hòa giải, 2 tổ hòa giải thuộc 3 liên tổ dân phhoos, 2 tổ hòa giải thuộc 2 liên tổ dân phố, số còn lại mỗi tổ dân phố có một tổ hòa giải. Tổ trưởng tổ hòa giải là Trưởng Ban công tác mặt trận kiêm nhiệm (thành phần của tổ hòa giải xem chi tiết trong báo cáo) Địa bàn Phường Hòa Thọ Tây đang trên đà chuyển đổi từ xã sang phường, cho nên cơ sở hạ tầng cũng còn yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Nghề nghiệp: Có 40% số hộ sản xuất nông nghiệp 30% số hộ buôn bán kinh doanh 30 % cán bộ công chức nhà nước Hộp 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Minh Bảo, tỉnh Yên Bái Xã Minh Bảo thuộc thành phố Yên Bái, tiếp giáp với 4 phường của thành phố và 2 xã của huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, xã có tuyến đường Thanh Liêm chạy từ Km 6 đi Đại Đồng (huyện Yên Bình), có các đường liên thôn, liên xã. Minh Bảo có diện tích 1.554ha, chia thành 7 đơn vị hành chính cấp thôn. Dân số có 837 hộ và 3.235 nhân khẩu, trong đó có 43 hộ công giáo, 11 dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống. Minh Bảo là xã thuần nông, chủ yếu trồng lúa, rau màu, ngoài ra nhân dân cũng canh tác chè, trồng cây, khai thác gỗ, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm. Trên địa bàn xã Minh Bảo có 13 đơn vị doanh nghiệp, do vậy xã có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, song cũng là nơi thuận lợi để các tệ nạn xã hội xâm nhập, phát sinh. Xã chưa có hoạt động can thiệp Hộp 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Xã Văn Xá hiện có 7454 người với 2773 hộ gia đình. Xã được chia làm 4 thôn (Điền Xá, Chanh Thôn, Đặng Xá, Trung Đồng). Số người trong độ tuổi lao động của xã là 2850 người trong đó số người làm công nghiệp chiếm 10%, dịch vụ 20% và nông nghiệp chiếm 70%. Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn bình quân hàng năm 35 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 4100 triệu đồng. Giá trị hàng xuất khẩu 1500 triệu đồng, tổng thu ngân sách thường xuyên của xã 510 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7% . Thu nhập bình quân đầu người 7.1 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân 4.980 tấn, lương thực bình quân đầu người là 618kg. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 15% năm 2009 xuống còn 6.65% giữa năm 2010. Toàn xã có một trường tiểu học nằm cạnh Ủy ban Nhân dân xã. Toàn xã có 9 tổ hòa giải rải đều cho 4 thôn, trung bình mỗi thôn có 2 tổ hòa giải, riêng thôn Chanh Thôn đông dân số nhất có 3 tổ hòa giải. Xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, thuộc địa bàn dự án Gencomnet/SDC nhưng chưa có hoạt động can thiệp. Mà xã Đồng Hóa của huyện Kim Bảng mới có hoạt động can thiệp. Hộp 4. Đăc điểm kinh tế xã hội của xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Xã Bình Chánh nằm ở phía nam huyện Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh) cách trung tâm huyện Bình Chánh khoảng 7-8km. Xã Bình Chánh giáp với Thị trấn Tân Túc ở phía Bắc, giáp với xã Tân Quý Tây ở phía Đông, giáp với các xã Phước Lý và Mỹ Yên (huyện Bến Lức tỉnh Long An) ở phía Nam và Đông Nam, và xã Tân Bửu (huyện Bến Lức tỉnh Long An) ở phía Tây. Trước 30/4/1975 xã Bình Chánh là quận lỵ của Quận Bình Chánh thuộc tỉnh Gia Định Diện tích tự nhiên của xã Bình Chánh là 814 ha, trong đó diện tích canh tác là 180 ha. Dân số xã Bình Chánh: theo số liệu của công an xã tính đến ngày 16/62010, trên địa bàn xã Bình Chánh có 4055 hộ với 22.126 nhân khẩu, cư trú tại 4 ấp với 119 tổ dân phố. Với số lượng dân số nhiều như vậy, Bình Chánh là một trong những xã có dân số đông nhất huyện Bình Chánh. Đó là chưa kể đến số lượng công nhân làm việc ở các xí nghiệp, cơ sở sản xuất tạm trú. Trên địa bàn xã có 231 doanh nghiệp, thương mại dịch vụ, 1084 hộ kinh doanh cá thể; 02 chợ. Mức sống của người dân xã Bình Chánh thuộc loại khá so với 15 xã, thị trấn của huyện Bình Chánh. Trên địa bàn xã có 3 Trường Mầm non ( trong đó có 2 trường tư thục); 2 Trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở và 1 Trường trung học phổ thông. Toàn xã có 7 ngôi chùa, 1 tịnh thất, 1 nhà thờ Công giáo, 3 đình và 1 miếu. Đình Bình Trường được UBND thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố ngày 01/02/2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các tỉnh, thành phố- Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Tp Hồ Ch.doc
Luận văn liên quan