Đánh thuế vào tiết kiệm

Nếu tiền tiết kiệm hưu trí bị đánh thuế khi người tiết kiệm về hưu thì đâu là trợ cấp thuế? Trợ cấp là hành vi trì hoãn được việc trả thuế cho đến khi bạn rút tiền từ các tài khoản tiết kiệm hưu trí, làm giảm số thuế phải nộp do: - Người lao động sẽ kiếm được tiền lãi từ tiền thuế mà họ tránh được việc phải trả thuế bây giờ. - Người trả thuế sẽ phải trả thuế ở một mức thuế suất thấp hơn khi họ về hưu vì thu nhập của họ khi đó sẽ thấp hơn.

ppt31 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh thuế vào tiết kiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH THUẾ VÀO TIẾT KIỆM Môn: Phân tích chính sách thuế GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Thực hiện: Nhóm 05 - Lớp NH Đêm 6 – K20 DANH SÁCH NHÓM Hoàng Khoa Anh Trần Thị Ngọc Huyền Lương Thị Ánh Hồng Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc Hà Lê Anh Phi Thái Vũ Thu Trang Lê Ngọc Minh Tú Lê Thị Thúy Vy NỘI DUNG Thuế và tiết kiệm – Mô hình lý thuyết và minh chứng Các mô hình tiết kiệm khác Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm hưu trí THUẾ VÀ TIẾT KIỆM – MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MINH CHỨNG 1.1 Lý thuyết truyền thống Vai trò của tiết kiệm là ổn định tiêu dùng theo thời gian. Mô hình lựa chọn theo thời gian: việc lựa chọn số lượng tiết kiệm chính là lựa chọn cách thức phân bổ tiêu dùng cá nhân theo thời gian Mô hình đơn giản C1 : Tiêu dùng của Jack trong thời gian làm việc C2 : Tiêu dùng của Jack khi nghỉ hưu S : Tiết kiệm của Jack R : Lãi suất gửi Ngân hàng T : Thuế đánh vào tiết kiệm Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập 1.2 Minh chứng: lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm Các ước lượng về độ co giãn của tiết kiệm với lãi suất sau thuế nằm trong khoảng 0 đến 0,67. Sự co giãn của tiết kiệm theo lãi suất sau thuế là tham số quyết định đối với các nhà phân tích chính sách. 1.3 Lạm phát và thuế tiết kiệm 1.3.1 Sự trườn lên ngưỡng đánh thuế (Bracket creep) 1.3.2 Lạm phát và thuế vốn Lãi suất thực (r) = Lãi suất danh nghĩa (i) – tỷ lệ lạm phát II. CÁC MÔ HÌNH TIẾT KIỆM KHÁC 2.1 Mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro Động cơ tiết kiệm là biện pháp tự bảo hiểm trước những rủi ro từ các trường hợp bất lợi sẽ đến trong tương lai: Các vấn đề về sức khỏe Thất nghiệp Ly dị… Giả định mô hình: các cá nhân không có khả năng vay mượn nếu họ gặp phải những cú sốc vì: Họ phải đối mặt với giới hạn thanh khoản do ngân hàng Những rào cản khi vay mượn Minh chứng về mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro Bảo hiểm con người là một trong ba loại hình BHTM. Đảm bảo ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro, tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng. Bù đắp cho phần thu nhập bị giảm sút hoặc mất thu nhập nằm ngoài phạm vi hưởng trợ cấp BHXH. Đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm. 2.2 Mô hình tự kiểm soát Yếu tố chủ yếu xác định hành vi tiết kiệm là khả năng cá nhân trong việc tìm ra cách thức tự mình tiết kiệm, để dành thu nhập ngoài phạm vi “ tự thỏa mãn trong ngắn hạn”. Cá nhân phải cần những công cụ có thể tin tưởng để giúp họ tự kiểm soát  Mô hình minh chứng Việc tích lũy tài sản ở Mỹ. Thử nghiệm của Richard Thaler & Shlomo Benartzi(2004): “tiết kiệm nhiều hơn ngày mai”. -> Những người lao động cam kết dành một phần trong sự tăng lên của thu nhập tương lai để vào tiết kiệm hưu trí. -> Họ sợ sẽ chi tiêu hết vào việc thỏa mãn các sở thích ngắn hạn không có lợi. -> Kết quả: 78% trong số những người lao động quyết định tham gia. -> Kết luận: mô hình trên gia tăng tiết kiệm đối với người lao động. III. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CỦA THUẾ ĐỐI VỚI TIẾT KIỆM HƯU TRÍ 3.1 Trợ cấp thuế hiện hành đối với tiết kiệm hưu trí 3.1.1 Tại Mỹ Các nhà chính sách của Mỹ đã đưa ra những tài khoản và quỹ đặc biệt được thiết kế nhằm trợ cấp về thuế đối với tiết kiệm hưu trí của người dân. Đặc điểm chung: Lãi phát sinh từ các tài khoản, quỹ này đều không phải chịu thuế. Người lao động sẽ phải trả thuế lúc anh ta nhận tiền khi về hưu như là những khoản thu nhập thường xuyên. 3.1.1.1 Trợ cấp thuế đối với tiền hưu do người sử dụng lao động trả Người sử dụng lao động đóng góp một phần trên thu nhập của người lao động vào 1 tài khoản đầu tư. Người lao động nhận được tiền tiết kiệm này từ lợi nhuận của tài khoản đầu tư khi họ về hưu. Tất cả các tiền lãi phát sinh từ sự tích lũy các khoản tiết kiệm hưu trí đều không phải chịu thuế. Người lao động phải nộp thuế đối lúc nhận tiền khi về hưu. 3.1.1.2 Tài khoản 401 (k) Tài khoản 401 (k) hay còn được gọi là Quỹ hưu trí 401(k) là hình thức chủ doanh nghiệp mở một quỹ hưu mang tên người lao động và đều đặn bỏ vào quỹ một phần lương chưa đóng thuế của họ. Người lao động không phải đóng thuế tạm thu trên phần lương bỏ vào quỹ vì số tiền này không ghi trên bảng lương. 3.1.1.3 Tài khoản hưu trí cá nhân (IRAs) Năm 1974, Quốc hội Mỹ đưa ra một kế hoạch tiết kiệm hưu trí cá nhân khác, mang tên IRA (Individual Retirement Arrangement – Quỹ Hưu trí Cá nhân). Đây là một cơ chế tiết kiệm hưu trí được ưu đãi thuế dành cho cá nhân không bao gồm tiền hưu trí do người sử dụng lao động cung cấp. 3.1.1.4 Tài khoản Keough TK Keough dành cho các cá nhân lao động tự do và các chủ doanh nghiệp cá thể hoặc những người hành nghề chuyên môn. Những cá nhân có tài khoản Keough có thể tiết kiệm đến 40.000 USD mỗi năm từ thu nhập mà mình tạo ra mà không phải chịu thuế để có thể rút ra sử dụng (và bị đánh thuế) khi nghỉ hưu. 3.2 Tại sao trợ cấp thuế lại tăng mức sinh lợi của tiết kiệm? Nếu tiền tiết kiệm hưu trí bị đánh thuế khi người tiết kiệm về hưu thì đâu là trợ cấp thuế? Trợ cấp là hành vi trì hoãn được việc trả thuế cho đến khi bạn rút tiền từ các tài khoản tiết kiệm hưu trí, làm giảm số thuế phải nộp do: - Người lao động sẽ kiếm được tiền lãi từ tiền thuế mà họ tránh được việc phải trả thuế bây giờ. - Người trả thuế sẽ phải trả thuế ở một mức thuế suất thấp hơn khi họ về hưu vì thu nhập của họ khi đó sẽ thấp hơn. 3.3 Hiệu ứng lý thuyết đến tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế Trợ cấp thuế đối với tiết kiệm hưu trí tác động theo cơ chế ngược với cơ chế tác động của thuế đánh trên thu nhập từ tiền lãi. A  B trong trường hợp nếu hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập. A  C trong trường hợp hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế. Các giới hạn đối với trợ cấp thuế trên tiết kiệm hưu trí Các giới hạn đối với trợ cấp thuế trên tiết kiệm hưu trí Đối với người có tiết kiệm thấp hơn mức giới hạn: Các giới hạn đối với trợ cấp thuế trên tiết kiệm hưu trí Đối với người có tiết kiệm cao hơn mức giới hạn: 3.4 Những hàm ý cho các mô hình tiết kiệm khác 3.4.1 Tiết kiệm phòng ngừa rủi ro - Đối với những người tiết kiệm vì mục tiêu phòng ngừa rủi ro thì người ta sẽ không tái sắp xếp tài sản khi số tiền tiết kiệm vượt quá giới hạn trợ cấp về thuế - Đối với những người tiết kiệm hưu trí, họ sẽ tiến hành sắp xếp lại tài sản. 3.4.2 Mô hình tự kiểm soát Mô hình này sẽ làm tăng tiết kiệm nhiều hơn vì ngoài nhu cầu phát sinh do được ưu đãi thuế còn có thêm nhu cầu xuất phát từ sự cam kết vì việc đóng góp chính là sự trực tiếp lấy đi từ bảng lương và cá nhân sẽ không thể tiếp cận tiền tiết kiệm cho các nhu cầu trong ngắn hạn cho đến khi họ về hưu. 3.4.3 Tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm quốc gia Ưu đãi thuế góp phần làm tăng tiết kiệm cá nhân, tuy nhiên lại làm nguồn thu ngân sách bị thâm hụt. Trừ khi có sự gia tăng biên lớn trong tiết kiệm từ những kế hoạch tiết kiệm có sẵn, bằng không những kế hoạch khuyến khích tiết kiệm nói chung lại làm giảm tiết kiệm quốc gia, do đó ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và tiềm năng tăng trưởng. THANK YOU FOR LISTENING

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptptcst_nhom_5_3298.ppt
Luận văn liên quan