Phạm vi khảo cứu
Ý nghĩa triết học của thuật ngữ "Đạo đức học" (Ethics) bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều so với nghĩa hạn hẹp của nó trong câu “đạo làm người trong đời” (man on the street) - đạo đức được xét đến trong khuôn khổ chọn lựa cung cách ứng xử. Khía cạnh được các triết gia quan tâm đến, có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Nó khảo sát đến cuộc sống tốt lành - nói cách khác, một cuộc sống đáng sống, cuộc sống toàn mãn.
Các triết gia xem vấn đề trọng tâm của Đạo đức cần được khai phá là “the summum bonum” hiểu là “lẽ chí thiện tận mỹ của cuộc đời.” Một khi “lẽ chí thiện tận mỹ” đã thành hình, mọi sự phải-trái, đúng-sai đều có thể được xác định một cách đơn giản. Hành vi được xem là đúng đắn khi nó góp phần nâng cao nhận thức về lẽ chí thiện ấy; trong khi hành vi sai trái lại có ảnh hưởng cản trở khuynh hướng nhận thức ấy. Từ những nhận định trên, người ta có thể kết luận rằng Đạo đức học bao hàm hai lãnh vực, tạm gọi là “cách xử thế đúng mực” và “lẽ chí thiện tận mỹ trong đời”. Qua đó, Đạo đức học có thể được định nghĩa như là bộ môn nghiên cứu đức hạnh và lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc đời.
Sau khi xác định thuật ngữ “Đạo đức học” như là môn học nghiên cứu lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời, chúng ta cũng cần phải xem xét đến mối liên quan giữa nó với các thuật ngữ khác, thí dụ như đạo đức (moral), trái đạo đức (immoral), trái đạo lý (unethical), phi đạo đức (nonmoral). Giữa đạo (ethics) và đức (morals) có mối quan hệ tương tự như giữa lý thuyết và thực hành vậy. "Đạo" ám chỉ đến lý thuyết về lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời (đạo học), trong khi "đức" ngụ ý đến việc thực hành đạo lý ấy trong cuộc sống đời thường.
Thuật ngữ "đức" có một nghĩa kép. Nghĩa đầu tiên ám chỉ đến khả năng nhận thức và đưa ra các quyết định phù hợp với nguyên tắc đạo lý. Nghĩa thứ hai ám chỉ đến sự thể hiện đạo hạnh qua hành trang trong đời sống thực tế.
Với nghĩa thứ nhất của thuật ngữ "đức", chúng ta tìm thấy thuật ngữ tương phản với nó là “vô đức” (hay phi luân-amoral), hàm nghĩa không có khả năng phân định lẽ đúng-sai. Với nghĩa thứ hai của “đức”, chúng ta có thuật ngữ tương phản là “trái đạo đức” (hay trái luân lý-immoral), ám chỉ chó những hành động vi phạm các chuẩn mực đạo đức (thông thường, hai thuật ngữ "phi đạo đức" và "phi luân" có thể được sử dụng thay đổi qua lại cho nhau.)
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức học & triết lý nhân sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức học & triết lý nhân sinh
1. Phạm vi khảo cứuÝ nghĩa triết học của thuật ngữ "Đạo đức học" (Ethics) bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều so với nghĩa hạn hẹp của nó trong câu “đạo làm người trong đời” (man on the street) - đạo đức được xét đến trong khuôn khổ chọn lựa cung cách ứng xử. Khía cạnh được các triết gia quan tâm đến, có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Nó khảo sát đến cuộc sống tốt lành - nói cách khác, một cuộc sống đáng sống, cuộc sống toàn mãn.Các triết gia xem vấn đề trọng tâm của Đạo đức cần được khai phá là “the summum bonum” hiểu là “lẽ chí thiện tận mỹ của cuộc đời.” Một khi “lẽ chí thiện tận mỹ” đã thành hình, mọi sự phải-trái, đúng-sai đều có thể được xác định một cách đơn giản. Hành vi được xem là đúng đắn khi nó góp phần nâng cao nhận thức về lẽ chí thiện ấy; trong khi hành vi sai trái lại có ảnh hưởng cản trở khuynh hướng nhận thức ấy. Từ những nhận định trên, người ta có thể kết luận rằng Đạo đức học bao hàm hai lãnh vực, tạm gọi là “cách xử thế đúng mực” và “lẽ chí thiện tận mỹ trong đời”. Qua đó, Đạo đức học có thể được định nghĩa như là bộ môn nghiên cứu đức hạnh và lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc đời.Sau khi xác định thuật ngữ “Đạo đức học” như là môn học nghiên cứu lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời, chúng ta cũng cần phải xem xét đến mối liên quan giữa nó với các thuật ngữ khác, thí dụ như đạo đức (moral), trái đạo đức (immoral), trái đạo lý (unethical), phi đạo đức (nonmoral). Giữa đạo (ethics) và đức (morals) có mối quan hệ tương tự như giữa lý thuyết và thực hành vậy. "Đạo" ám chỉ đến lý thuyết về lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời (đạo học), trong khi "đức" ngụ ý đến việc thực hành đạo lý ấy trong cuộc sống đời thường.Thuật ngữ "đức" có một nghĩa kép. Nghĩa đầu tiên ám chỉ đến khả năng nhận thức và đưa ra các quyết định phù hợp với nguyên tắc đạo lý. Nghĩa thứ hai ám chỉ đến sự thể hiện đạo hạnh qua hành trang trong đời sống thực tế.Với nghĩa thứ nhất của thuật ngữ "đức", chúng ta tìm thấy thuật ngữ tương phản với nó là “vô đức” (hay phi luân-amoral), hàm nghĩa không có khả năng phân định lẽ đúng-sai. Với nghĩa thứ hai của “đức”, chúng ta có thuật ngữ tương phản là “trái đạo đức” (hay trái luân lý-immoral), ám chỉ chó những hành động vi phạm các chuẩn mực đạo đức (thông thường, hai thuật ngữ "phi đạo đức" và "phi luân" có thể được sử dụng thay đổi qua lại cho nhau.)Bên cạnh đó, chúng ta cần phân biệt giữa "đạo đức cá nhân" (personal ethics), nhấn mạnh đến những chuẩn mực đạo đức áp dụng chó các cá nhân, và “đạo đức xã hội” (social ethics) vốn liên quan đến các hệ thống luân lý cộng đồng. Xét luân lý là nền tảng đạo đức của một xã hội hay một quốc gia, đạo đức xã hội có thể được xem là tương đồng với triết học chính trị và xã hội. Ngược lại, đạo đức cá nhân chỉ giới hạn trong thái độ ứng xử của mỗi con người.Cũng cần chú ý rằng, trong phần thảo luận này, Đạo đức học sẽ được diễn giải rộng rãi, không chỉ bó gọn trong khuôn khổ các ý tưởng và hành vi tuân thủ theo một hệ thống quy tắc đạo đức chuẩn mực. Nói cách khác, nó bao hàm có triết lý nhân sinh, nền tảng của “đạo làm người” trong cuộc đời (the way of life).2. Triết lý của SCORATES Socrates(470-399 trước CN) là một trong những tư tưởng gia Hy Lạp cổ đại đầu tiên kêu gọi giới học giả và các nhà lãnh đạo quốc gia đương thời, những người quá chú tâm đến các công trình nghiên cứu thế giới tự nhiên, nên quan tâm nhiều hơn đến bản chất của con người.
Đối với Socrates, con người là đối tượng đáng được quan tâm hơn cả và bất cứ điều gì ảnh hưởng đến con người đều có tầm quan trọng quyết định. Tri thức về thế giới tự nhiên bên ngoài (vũ trụ học-cosmology), nếu không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống con người, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Mọi tri thức có liên quan đến bản chất và cuộc sống của con người đều đáng được sở hữu và cần phải được tích luỹ. Hơn nữa, theo cách nói của Socrates, “cuộc sống vô minh (the unexamined life) thì không đáng để sống.”Tự biết mìnhTự biết mình, hoàn toàn biết rõ bản chất ý thức lẫn vô thức của chính mình, là động cơ tạo nên năng lực, sự tiết độ và thành đạt. Các cá nhân gặp phải khó khăn trong đời phần lớn bởi vì họ không thực sự hiểu biết được sự hiểu được bản chất, khả năng, giới hạn, động cơ-toàn bộ cung bậc tính cách của chính họ. Thực chất, họ cần đến một tấm gương "tâm lý" có khả năng giúp họ nhận ra bản ngã của chính mình, bao gồm toàn bộ ưu khuyết điểm và tiềm năng thực tế của họ.Một người thực sự tự biết mình sẽ đạt được thành công trong cuộc sống, bởi lẽ anh ta biết chính xác những gì nằm trong khả năng của mình cũng như cách thức vận dụng chúng. Ngược lại, một người không tự biết mình sẽ tiếp tục vấp ngã, thậm chí đi đến những huỷ hoại cả cuộc đời.Hầu hết mọi người đều cho rằng tự biết rõ chính mình, rằng “không ai gần gũi ta hơn chính bản thân bản thân ta.” Tuy nhiên, tự tin không có nghĩa là tự biết mình. Thực ra, một người khôn ngoan và từng trải có thể "biết " về bạn nhiều hơn chính bạn đấy! Socrates đã đặt ra câu hỏi: “ Phải chăng bạn cho rằng bạn tự biết mình, đơn giản chỉ vì bạn sở hữu cái tên của mình?”. Ông cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ muốn biết về con ngựa, chúng ta phải nắm được tuổi đời , sức vóc và tình trạng sức khoẻ của nó, từ đó mới có thể xác định được mức độ nhanh nhẹn và khả năng làm việc của nó. Nguyên lý này cũng áp dụng đúng với con người để hiểu chính mình, con người trên cõi đời. Quá trình tìm hiểu bản thân đòi hỏi không ít nỗ lực. Nói cho cùng, tự biết mình là mọt lẽ thiện trong đời.Đức hạnh là tri thứcĐối với Socrates, bất cứ ai biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó. Hành vi sai trái chỉ xuất phát từ sự vô minh. Một người có hành động không đúng bởi vì, và chỉ vì, anh ta không biết cái gì là đúng đắn. Không có một người tỉnh táo và lành mạnh nào lại chủ tâm làm tổn hại bản thân mình. Nếu anh ta thực sự làm một điều như vậy, đơn giản chỉ vì phạm phải sai lầm nào đó trong quá trình hành động, hoàn toàn không phải do cố ý. Không ai chủ định chọn lựa điều sai trái, bởi lẽ hành vị tội lỗi luôn mang đến tai hoạ cho bản thân họ và người khác.Nếu thấu hiểu hậu quả thực sự của trộm cắp, dối trá, lừa đảo, thù hằn và các hành vi tội lỗi khác; nếu biết được chúng sẽ gây tổn hại như thế nào cho bản thân họ, chẳng hạn như sự sa đoạ về mặt tinh thần và sự thoái hoá về mặt nhân cách, chắc chắn con người sẽ tự giác né tránh chúng. Thiếu nhận thức đúng đắn chính là lý do duy nhất khiến một số người không thể kiềm chế được chính mình trước những cám dỗ tội lỗi; bởi lẽ bất cứ người nào biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó.Đức hạnh là hạnh phúcTheo Socrates, đức hạnh không chỉ là tri thức, bản thân nó cũng đồng nghĩa với hạnh phúc. Bởi lẽ, hành vi đạo đức cũng chính là hành vi mang đến những điều tốt đẹp cho người thực hiện nó. Hạnh phúc kết thành quả từ đó.3. Triết lý của ARISTOLE về sự tự phát triển năng lực Aristotle (384-322 trước CN) đã phát triển một hệ thống tư tưởng đạo đức học có thể được gọi là "Thuyệt tự phát triển nhận thức" (Self-Realizationism). Nó được hình thành trên quan niệm cho rằng cuộc sống tốt đẹp (hay hạnh phúc) là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của một con người. Trong quá trình đó, cá nhân phải chuyển toàn bộ tiềm năng của mình thành những giá trị thực. Một đưa bé sơ sinh chưa phải là con người, chỉ là một cá nhân tiềm tàng. Để trở thành một con người thực sự, tiềm năng của nó phải được “nhận thức và phát triển.” Thí dụ: Đứa bé ấy có thể tiềm ẩn khả năng cảm nhận âm nhạc như Beethoven, nhưng nếu không nhận thức được tài năng của mình hoặc không có cơ hội phát huy tài năng ấy, nó vẫn chỉ là một "nhạc sĩ tiềm tàng" cho đến khi phát hiện ra thiên tư và hoàn thiện kỹ năng âm nhạc của mình.Theo Aristotle, mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản chất thực sự (hoặc nhân cách) của mình một cách toàn diện, là phát triển các tiềm năng cuả mình đến độ viên mãn và từ đó, tự hoàn thiện chính mình. Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình hậu quả của những thất bại trong đời. Sự suy sụp tính thần ấy bộc lộ rõ ràng qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ- những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Ngược lại, người nào nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thoả nguyện- một đời sống hạnh phúc.Thiên nhiên chẳng hành sự vô íchAristotle tin tưởng sâu sắc rằng “Thiên nhiên chẳng hành sự vô ích.” Trong thiên nhiên, vạn vật và mọi sự đều có nguyên nhân cũng như mục đích tồn tại của nó. Con người sinh ra ở đời có mục đích tự nhiên riêng, có chức năng và mục tiêu riêng của họ. Các tạo vật thiên nhiên hoàn tất được mục đích của chúng trong đời sẽ mang đến cái đẹp, sự thoả nguyện và hạnh phúc.Hãy so sánh con người với một hạt giống. Khởi đầu như một mần sống- một “đoá hoa tiềm tàng”, hạt giống bán rễ vào đất, đầm chồi, lớn thành cây rồi nảy hoa kết quả. Nó phải trải qua một quá trình phát triển trước khi đạt đến sự hoàn chỉnh, sự thăng hoa và thành tựu viên mãn giá trị của một đời. Tương tự như thế, con người mới sinh ra đời chỉ là một tổ hợp của nhiều tính cách và năng lực tiềm ẩn. Trong điều kiện thích hợp và với nỗ lực thích hợp, anh ta có thể phát huy tài năng của mình - trở thành một tạo vật hoàn mỹ, một con người hạnh phúc và thành tựu viên mãn một cuộc đời.Hạnh phúc-Lẽ chí thiện tận mỹCon người, như Aristotle khẳng định, theo đuổi rất nhiều mục tiêu trong đời, nhưng mục đích tối hậu mà anh ta mưu cầu suốt một đời chính là Hạnh Phúc. Tất cả mục tiêu khác chỉ là phương tiện để đạt đến hạnh phúc, dạng mục đích luôn được khao khát thành tựu lấy chính nó. Thí dụ: Tiền bạc chỉ là phương tiện, không phải là mục đích tối hậu. Nó là loại vật dụng cho phép sở hữu chủ mua sắm những vật dụng khác, góp phần vào cuộc sống hạnh phúc cá nhân của anh ta. Tương tự như vậy, công việc hàng ngày, đời sống hôn nhân, các hoạt động xã hội và các dạng tài sản khác là những nguồn nuôi dượng hạnh phúc của một con người. Mưu cầu hạnh phúc mang đến mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống. Thực tế, nếu một cá nhân bị tước đoạt cơ hội vươn đến hạnh phúc, mối quan tâm của anh ta dành cho cuộc sống, cũng như ước muốn tiếp tục tồn tại trong đời, sẽ chấm dứt.Con đường vươn đến hạnh phúcTheo Aristotle, sự thành tựu hạnh phúc tuỳ thuộc hoàn toàn vào quá trình phát huy tiềm năng và thiên tư của mỗi cá nhân. Tiến trình nhận thức ấy mang đến đời sống hạnh phúc. Hơn nữa, một viễn cảnh hạnh phúc sáng lạn hơn. Ngược lại, khi tiềm năng bản thân bị bỏ phế, ngủ quên và thui chột đi, cá nhân sẽ không tránh khỏi một đời sống tự dằn vặt, khổ đau và suy sụp. Theo Aristotle, Thượng Đế sáng tạo ra con người có mục đích. Không nhận thức ra được mục đích của mình, con người sẽ không bao giờ cảm thấy thoả mãn với cuộc đời; nhận thức và thực hiện được mục đích ấy, con người mới tìm thấy sự thoả nguyện, hạnh phúc và cái đẹp của cuộc sống.Hình thức tối cao của hạnh phúcNhư đã trình bày ở trên, Aristotle đồng nhất cuộc sống "chí thiện tận mỹ" (the summun bonum) với hạnh phúc; hạnh phúc vươn đến chỗ siêu việt khi con người nhận thức ra được bản chất tối thượng của chính mình. Bản chất tối thượng ấy được tìm thấy trong lãnh vực tâm hồn, ở khía cạnh tinh thần của cuộc sống- khía cạnh riêng biệt của giống người. Hoạt động viên mãn của tư tưởng (ở các lĩnh vực khoa học, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v... ) chính là nguồn gốc phát sinh ra niềm hạnh phúc tối thượng. Năng lực tối cao của trí tuệ con người là tư duy, vì thế suy tư chiêm nghiệm chính là nguồn hoan lạc lớn nhất của con người.Ba dạng bản chất của con ngườiAristotle khẳng định rằng có 3 dạng bản chất tồn tại đồng thời trong mỗi con người: bản chất thực vật (thể chất), bản chất động vật (cảm tính) và bản chất lý trí (nhân tính). Cả ba dạng này cần phải được thành tựu một cách viên mãn. Hơn nữa, quá trình nhận thức và thành tựu mỗi dạng bản chất sẽ mang đến một niềm hạnh phúc riêng.Xét bản chất thực vật, sức khoẻ tốt mang đến một cảm giác an lành, thư thái. Nó cần được duy trì bằng các hoạt động thể dục phù hợp, kết hợp với sự quan tâm thích đáng dành cho thân thể và sức khoẻ của bản thân. Bản chất động vật của con người đòi hỏi sự thoả mãn trong các lạc thú thuộc về bản năng như: ăn ngon miệng, nghe êm tai, ngủ đẫy giấc, v.v... Tuy nhiên, chỉ khi thành tựu bản chất lý trí, phát huy toàn mãn tiềm năng trí tuệ thông qua các hoạt động tư duy, con người mới đạt đến niềm hạnh phúc tối thượng.Vì thế, một cuộc sống thư thái có ý vị siêu việt hơn so với kinh nghiệm thể chất và cảm tính; cuộc sống trí tuệ là cuộc sống mang tính nhân bản hơn cả. Đó là cuộc sống quan tâm và cống hiến cho âm nhạc, hội hoạ, kịch nghê, mỹ thuật, triết học, văn chương, khoa học, chính trị, xã hội, tôn giáo, v.v...- tất cả những lãnh vực trí tuệ khác thuộc về hoan lạc riêng biệt của giống người, hoàn toàn nằm ngoài khả năng nhận thức của các tạo vật khác trong thiên nhiên.Tiết độ trong mọi sựAristotle đồng hóa cung cách ứng xử có lý trí với đức hạnh. Ông định nghĩa đức hạnh như là thói quen tiết độ-nói cách khác, đức hạnh là thói quen tránh xa các hình thức ứng xử thái quá. Cực đoan thì luôn sai trái, trong khi đức hạnh là thái độ trung hoà giữa hai thái cực.Thí dụ: Can đảm là đức tính trung hoà giữa hai thái cực: hèn nhát và liều lĩnh. Ở một thái cự, kẻ hèn nhát thiều dũng khí. Ở thái cực còn lại, kẻ liều lĩnh vượt qua giới hạn an toàn của hành động có tính “đảm lược”, trở thành nạn nhân của sự dại dột và tính ương bướng nơi mình.Người đức độ là người thực hiện các hành vi đức hạnh trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ một vài tính huống mà thể hiện liên tục và thường xuyên như một thói quen trong đời-đức độ trở thành một nếp sống, một tính cách của anh ta. Ngược lại, tính cách “trái đạo đức” là hậu quả của sự vi phạm liên tục và thường xuyên các cung cách ứng xử sai trái.Đức hạnh theo thuyết AristotleĐức hạnh bao gồm nhiều đức tính khác nhau; mỗi đức tính đại diện cho thái độ trung hoà giữa hai thái cực có liên quan. Aristotle đã liệt kê 12 đức tính quan trọng cùng với các dạng tính cách thái quá có liên quan với chúng. Đó là: Hành vi đúng đắnCon người được sinh ra, theo Aristotle, không chỉ sống để tồn tại, mà để sống một cuộc đời tốt đẹp-tuân thủ những nguyên tắc do lý trí của chính mình tạo ra, tuân theo bản chất tối thượng của mình. Hành vi cá nhân cần được kiểm soát bởi các nguyên tắc đạo đức, sự tiết độ và né tránh mọi hình thức thái quá hay bất cập. Điều này đòi hỏi anh ta phải xác định hành vi đúng đắn cho từng tình huống cụ thể. Đó không phải là một công việc dễ dàng, bởi lẽ mực thước và đức độ có nghĩa là làm đúng việc, liên hệ đúng người, đúng nơi, đúng lúc, đúng mức, đúng cách và phục vụ cho mục đích đúng đắn. Thí dụ: Bố thí vốn là một công việc đơn giản. Nhưng xét về mặt đức hạnh, người bố thí phải ban phát đúng người, đúng thời điểm, đúng mục đích, với một lượng thích đáng, với cung cách đúng mực. Bố thí, xét trên phương diện đạo đức, là hành vi xuất phát từ thiện tâm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đạo đức học & triết lý nhân sinh.docx