Đào nguyên phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Đối diện với sự khủng hoảng nhiều mặt của xã hội Xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời có nhiều biến đổi lớn, có khủng hoảng trên nhiều mặt của xã hội như khủng hoảng về tư tưởng, khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng về đường lối yêu nước. Vậy là vào thời điểm những năm bản lề giữa hai thế kỷ, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX, chỉ còn mỗi văn chương xem ra là công cụ đắc lực nhất để có thể thổi bùng ngọn lửa của cách mạng xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc. 3.2.2. Chọn cây bút thay vì gươm đao truyền thống Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự phân hóa trong đội ngũ nhà nho nước ta diễn ra mãnh liệt hơn bao giờ hết. Có thể dẫn ra cuộc đời, hành trạng của các nhà khoa bảng tiêu biểu để thấy được những khó khăn trong lựa chọn các hành xử: Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Chu Mạnh Trinh, Phan Châu Trinh Tóm lại, đã có nhiều sự lựa chọn trong cách hành xử của các nhà nho khi cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta diến ra quyết liệt mà vẫn nhận nhiều thất bại đau đớn. Các nhà nho đi tím đáp án của lịch sử đều bế tắc trong vô vọng

pdf16 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào nguyên phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trần Thị Thanh Thúy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Với đề tài “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn học và văn hoá Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, tập trung nghiên cứu về danh sỹ Đào Nguyên Phổ: cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đặc biệt, trong luận văn tập trung vào hai khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời ông là lúc ông ở Huế (Từ 1895 đến 1900) khi ông học trường Giám được tiếp xúc với nhiều tân thư tân văn và quãng thời gian ông ở Hà Nội làm báo (từ 1901 đến khi mất). Qua việc khảo sát, phân tìch, đánh giá những tư tưởng mới mẻ của ông về sự nghiệp canh tân và lựa chọn sự nghiệp viết báo, có thể hiểu rõ hơn về những tiến bộ trong cách nghĩ và hành động của Đào Nguyên Phổ. Keywords. Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Trong nghiên cứu văn học, có một thực tế/ hạn chế mà cho đến nay hầu hết các nghiên cứu viên chuyên sâu đều có thể nhận thấy đó là các tác giả văn học được đưa vào nghiên cứu chỉ thuộc vào thiểu số, là “phần nổi” của tảng băng trôi, phần mà ai cũng có thể dễ dàng nhín thấy, kể cả những kẻ “ngoại đạo”. Cách nghiên cứu theo kiểu “đại biểu”, “đại diện” này ngày càng tỏ rõ những mặt hạn chế không thể che dấu được. Đằng sau những tên tuổi đã nổi danh từ trước đến nay trong văn học trung đại như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Phan Bội Châucó rất nhiều những tác giả khác chưa được nghiên cứu đầy đủ , mặc dù họ đã góp phần làm nên diện mạo văn học của một thời. Đào Nguyên Phổ là một tên tuổi như vậy. 1.2. Tại sao tên tuổi của Đào Nguyên Phổ vẫn vô danh, bị mờ nhạt, khuất lấp, quên lãng? Đó là do sự chi phối rất rõ của sự gắn văn học và chình trị, mà thái độ chình trị lại được quy vào đơn giản là yêu nước, đến lượt mính, yêu nước lại được quy chiếu vào trục hành động đơn giản nữa là trực tiếp cầm vũ khì chiến đấu hoặc chiến đấu bằng văn chương, bằng ngòi bút. Đã đến lúc phải trả lại cho văn học những giá trị tự thân. Cúng từ đó mà phải tái hiện, trả lại vị trì mà Đào Nguyên Phổ xứng đáng được hưởng để hính dung sát hơn về lịch sử văn học. Chúng tôi không có tham vọng sẽ khắc bia tạc tượng Đào Nguyên Phổ hay một số nhân vật bị lãng quên song chúng tôi thấy rằng cần nghiên cứu họ một cách nghiêm túc khách quan để thông qua đó nghiên cứu những tầng vỉa trong chiều sâu văn học, thấy được một cái nhín toàn diện, sâu sắc về một giai đoạn văn học, để hính dung sát hơn về lịch sử văn học, trả lại công bằng trong văn học. Chình ví thế chúng tôi chọn đề tài “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hoá và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” cho luận văn của mính. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Như trên đã nói, tên tuổi Đào Nguyên Phổ đã bị một lớp bụi của thời gian phủ kìn nên từ trước đến nay không có nhiều công trính nghiên cứu chuyên sâu về ông. Năm 1989, sở Văn hoá và Thông tin tỉnh Thái Bính đã xuất bản cuốn sách để vinh danh những người con quê lúa “Danh nhân Thái Bính”, Đào Nguyên Phổ cũng được góp mặt một cách khiêm tốn vào tập ba của sách với dung lượng ba trang. Cho đến năm 2008, với những nỗ lực bất chấp tuổi tác của Đào Duy Mẫn, cùng với sự góp mặt chủ yếu của GS Chương Thâu và nhiều nhà nghiên cứu, quan chức, bạn bè ở Thái Bính, cuốn “Đính Nguyên Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ” được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Đào Nguyên Phổ. Đây là cuốn sách tập hợp được (dù là chưa đủ) các tác phẩm của Đào Nguyên Phổ cả về sáng tác, dịch thuật, viết lời tựa. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tập hợp được khá nhiều bài nghiên cứu, bài viết về danh sĩ họ Đào quê lúa ấy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với đề tài “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hoá và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, chúng tôi tập trung nghiên cứu về danh sỹ Đào Nguyên Phổ: cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào hai khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời ông là lúc ông ở Huế (Từ 1895 đến 1900) khi ông học trường Giám được tiếp xúc với nhiều tân thư tân văn và quãng thời gian ông ở Hà Nội làm báo (từ 1901 đến khi mất). 4. Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” chúng tôi mong rằng lịch sử sẽ nhín nhận đến Đào Nguyên Phổ với những đóng góp của ông và ghi nhận những đóng góp đó. Qua việc khảo sát, phân tìch, đánh giá những tư tưởng mới mẻ của ông về sự nghiệp canh tân và lựa chọn sự nghiệp viết báo, có thể hiểu rõ hơn về những tiến bộ trong cách nghĩ và hành động của Đào Nguyên Phổ. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt hiệu quả cao nhất cho mục tiêu nhận thức đúng vị trì của Đào Nguyên Phổ trong lịch sử, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp xã hội học - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tìch- tổng hợp 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận luận văn cuả chúng tôi chia làm 3 nội dung lớn được trính bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Tiểu sử và những bước chuẩn bị cho sự nghiệp của Đào Nguyên Phổ Chương 2: Những hoạt động và đóng góp của Đào Nguyên Phổ trong lĩnh vực văn học, văn hóa cụ thể Chương 3: Đào Nguyên Phổ trong dòng chảy văn chương những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Chương 1: Tiểu sử và những bước chuẩn bị cho sự nghiệp của Đào Nguyên Phổ 1.1.Sơ lược tiểu sử Đào Nguyên Phổ (1861 – 1908) thuộc vào hàng ngũ “thế hệ Phan Bội Châu”. Toàn bộ cuộc đời không dài của Đào Nguyên Phổ nằm trọn trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, một giai đoạn xã hội có nhiều biến động, có sự chuyển mính đau đớn, có sự khủng hoảng, bế tắc trong đường lối cứu nước. Ví vậy cả cuộc đời Đào Nguyên Phổ, dù ìt dù nhiều, trong mỗi lựa chọn, mỗi biến cố đều nằm trong “từ trường” của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ. Thuở nhỏ, Đào Nguyên Phổ có tên là Đào Doãn Cung, tên thân mật gọi ở nhà là cậu Ba. Đào Doãn Cung tuổi trẻ đã nổi tiếng là người hay chữ, học chữ mau nhớ, thông minh, có tài ứng đối. Doãn Cung tham dự vào khoa trường rất sớm. Năm 17 tuổi đã đỗ tú tài. Sau đó, đi dạy học (từ 1878 đến 1883) lần lượt ở các địa phương như: Duyên Hà (Thái Bính), Phù Cừ (Hưng Yên). Ngoài ra ông còn có thời gian dài tới sáu năm (1884 đến 1890) làm giáo thụ: vừa làm quan quản lý việc học hành (học quan), lại vừa làm thầy trực tiếp ở Tam Nông, Hưng Hoá. Năm 1884, Đào Nguyên Phổ được thăng chức tri huyện Võ Giàng, Bắc Ninh. Năm 1891, trên địa bàn huyện Võ Giàng nơi Đào Nguyên Phổ đang cai quản xảy ra vụ mất tiền thuế của huyện. Và tất nhiên trách nhiệm thuộc về Đào Nguyên Phổ chứ không phải ai khác. Khi đó, vị huynh trưởng Đào Thế Mỹ đã lo lót, chạy tội giúp em nên Đào Nguyên Phổ chỉ bị bãi chức mà không bị ngồi tù. Nhà nho hành đạo Đào Văn Mại lại bước sang con đường ẩn dật bất đắc dĩ, lại làm một thầy đồ. Trong những năm từ 1891 đến 1894, thầy đồ Đào Văn Mại tìch cực kết giao với nhiều người vừa tài năng, vừa khì tiết, lại có chì hướng muốn tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc, phát triển đất nước như Nguyễn Hữu Cương hay còn gọi là Cả Cương (1855- 1912), Ngô Quang Đoan (1872-1945) con Nguyễn Quang Bìch Trong số những người bạn mới của Đào Văn Mại có Nguyễn Thượng Hiền, một người có vị trì quan trọng hàng đầu trong đời sống chình trị và văn hoá lúc đó. Nghe lời Nguyễn Thượng Hiền, Đào Văn Mại từ đây đổi tên là Đào Nguyên Phổ vào Huế xin học ở Quốc Tử Giám. Khi khoá học ba năm ở trường Giám kết thúc, Đào Nguyên Phổ đã vượt qua các kỳ thi rồi dự thi Đính khoa Mậu Tuất năm Thành Thái thứ 10 (1898). Đào Nguyên Phổ hăm hở ứng thì, ông đỗ Đính Nguyên Hoàng Giáp mặc dù không đạt điểm tuyệt đối nhưng không có ai đỗ trên ông. Đào Nguyên Phổ được triều đính giữ lại làm quan Hàn lâm thừa chỉ. Cũng trong thời gian này, ông tham gia lớp học tiếng Pháp tại Pháp tự Quốc gia học đường. Làm quan chưa đầy một năm, năm 1902, Đào Nguyên Phổ được triều đính “tìn nhiệm” cử ra Hà Nội tham gia làm báo. Ông bắt đầu sự nghiệp nhà báo của mính tại Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo với vai trò chủ bút. Sau đó, năm 1905, Đào Nguyên Phổ lại mở Đại Việt Tân Báo với E.Babut. Năm 1907, tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo chuyển thành Đăng Cổ Tùng Báo. Năm 1907, sau khi bàn bạc trao đổi, một số nhà nho duy tân yêu nước đã thống nhất lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Lương Văn Can là thục trưởng, Nguyễn Quyền là giám học, Đào Nguyên Phổ tham gia biên soạn sách. Đây không đơn thuần là một trường học kiểu mới, các nhà nho yêu nước của ta đã biết lợi dụng sự hoạt động hợp pháp của trường để tuyên truyền, phổ biến, cổ động những nội dung yêu nước. Chình ví thế mà không bao lâu sau, thực dân Pháp đã “ngửi thấy” những nguy cơ từ Đông Kinh Nghĩa Thục mà chúng gọi là “cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ” nên chúng đã ra lệnh đóng cửa trường vào tháng 12 năm 1907. Tất cả các sách vở, tài liệu của trường bị tịch thu, tiêu huỷ, các yếu nhân bị bắt bớ, tù đày. Cũng may lúc đó Đào Nguyên Phổ đang hoạt động ở ngoài nên thoát được. Năm 1908 là năm có nhiều phong trào chống Pháp nổ ra ở khắp ba kỳ, như vụ đầu độc lình Pháp ở Hà Nội, phong trào kháng thuế xin xâu ở Trung kỳ. Thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn để đàn áp, dập tắt các phong trào này. Ở Hà Nội, vụ Hà Thành đầu độc phải hoãn đi hoãn lại mấy lần do bị lộ. Có lẽ ví vậy mà Pháp truy lung gắt gao những người có liên quan gần và cả những người chúng nghi ngờ theo tiêu chì “giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Đào Nguyên Phổ cũng là một trong những người bị chúng truy lùng ráo riết. Trước tính hính nguy cấp đó, ông đã tự sát vào ngày 24 tháng 5 năm Mậu Thân ( tức ngày 22 tháng 6 năm 1908) hưởng dương 48 tuổi, để giữ trọn danh tiết và tránh liên lụy cho bạn. Về nguyên nhân cái chết của Đào Nguyên Phổ cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngoài ý kiến như trên cho rằng Đào Nguyên Phổ tự sát để giữ trọn danh tiết thí cũng có ý kiến cho rằng Đào Nguyên Phổ mất ví bị sốc thuốc trong lúc đang trốn tránh ở nhà bạn. 1.2 Từ hành trình của một nhà nho chính thống. Đào Nguyên Phổ được cha dạy chữ từ năm lên năm tuổi. Từ nhỏ, cậu Ba đã là một cậu bé thông minh lanh lợi: người gầy, khi ngồi đầu gối quá tai, đôi mắt vừa nhanh vừa sáng, trì nhớ tốt, ứng đối nhanh. Rất nhiều giai thoại đã kể về cậu bé Đào Doãn Cung có khả năng ứng đối, xuất khẩu thành thơ thần tính ngay từ nhỏ trước những tính huống cụ thể khác nhau Khoa thi tú tài năm 1877, Đào Văn Mại theo hai anh vác lều chõng đến trường thi. Kết quả Đào Văn Mại và người anh là Đào Thế Mỹ đều đỗ . Từ khi đỗ cử nhân đến lúc vào Huế, Đào Nguyên Phổ đã lần lượt trải qua các công việc: dạy học và làm quan. Dường như nghề giáo là một nghiệp của Đào Nguyên Phổ, cho nên trước sau, dù có lúc chủ động hay bị động, ông đều đến với nó như một lẽ tự nhiên. Dù đã kinh qua cả hai con đường của mẫu hính nhà nho chình thống là xuất (làm quan) và xử (dạy học), nhưng thực tế đã đổi thay, nền nho học ngày càng tỏ ra bất lực trước thời cuộc, cũng giống như nhiều nhà nho khác, ông phải tím đến một phương thức khác: biến đổi thành nhà nho duy tân yêu nước. 1.3. Đến một nhà nho có tư tưởng canh tân. 1.3.1. Tiếp thu tân thư. “Tân thư là danh từ để chỉ chung những tài liệu, thư tịch sách vở được các học giả Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên biên sạon hay dịch thuật bằng chữ Hán, giới thiệu những tri thức và cung cấp những thông tin về những gí trước hết thuộc Châu Âu hay thuộc về thế giới nói chung, vượt ra ngoài giới hạn mà những gí cổ tịch- những tài liệu sách vở được trước tác trong khuôn khổ truyền thống khu vực, trong đó chủ yếu là những gí mà Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) đề cập. Cũng trong phạm vi tân thư là những trước tác của các tác giả Việt Nam như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứđề cập đến những vấn đề của quốc tế, những chuyện thời sự cấp thiết của quốc gianghĩa là vượt ra ngoài, vượt lên trên những giới hạn tri thức, kinh nghiệm và giải pháp mà nhà nho cựu học truyền thống đã hay có thể biết tới”[78; tr. 73,74]. Đây có thể coi là một cách nói khái quát nhất để chỉ về phạm vi của những thứ được gọi chung là tân thư. Một trong những người Việt Nam biết đến những thư tịch có nội dung “tân thư” sớm nhất là Lê Quý Đôn. Nhận thấy những giá trị to lớn của những thư tịch này nên ông đã mang về nước một số tân thư trong những năm 1767-1768 khi đi sứ Trung Quốc, nhưng khi đi qua biên giới Trung Quốc đã bị tịch thu hết. Ở Việt Nam các vua Nguyễn từ Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức đều quyết liệt cự tuyệt văn hoá cũng như những tri thức, thông tin về phương Tây. Nhưng trải qua một thời gian dài của lịch sử, trước những thất bại to lớn, đau đớn của triều đính cũng như các phong trào đấu tranh chống Pháp, Tân thư mới được “quan tâm nhín nhận và tuyên truyền sôi sục” tất nhiên là nằm ngoài sự cho phép của chình quyền bảo hộ. Nguyễn Lộ Trạch chình là người đi đầu trong truyền bá Tân thư và đồng thời đề nghị tiến hành cứu nước theo một đường lối khác. Sau Nguyễn Lộ Trạch, ở kinh đô Huế, các nhà khoa bảng trẻ tuổi tài cao, ưu thời mẫn thế như Nguyễn Thượng Hiền, Phạm Phú Đường, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đào Nguyên Phổ, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Trần Quý Cáp lần lượt chuyền tay nhau những cuốn Tân thư để mưu đồ sự nghiệp cứu nước cứu nhà vào những năm đầu thế kỷ XX (1901-1902). Trong số những người vừa được xướng tên đây thí Đào Nguyên Phổ chình là người được tiếp xúc với Tân thư sớm nhất. Là người có học vấn, tài hoa, năng động lại chịu khó đổi mới nên khi tiếp xúc với nhứng tu tưởng mới từ Tân thư, Đào Nguyên Phổ đã tiến một bước dài từ nhà nho truyền thống sang một nhà nho duy tân, tìch cực hoạt động trên mặt trận văn hoá, giáo dục. 1.3.2. Học tiếng Pháp. Năm 1896 Pháp cho mở Pháp tự Quốc gia học đường dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Năm 1898 đào Nguyên Phổ đỗ Đính Nguyên Hoàng Giáp, ông được bộ Lễ chọn vào học lớp tiếng Pháp mới mở này. Các đại khoa được lựa chọn vào học có quyền tự quyết định có theo học hay không. Hơn người ở đặc điểm chịu khó đổi mới, từ một nhà nho chình thống đã từng nếm trải cả cuộc sống của người hành đạo và người ẩn dật (mặc dù không hoàn toàn là “ẩn”), Đào Nguyên Phổ vẫn sẵn sàng học tiếng Pháp ví ở vào giai đoạn lịch sử lúc đó, tư tưởng Duy tân đang lan tràn rộng khắp, học theo văn minh Âu- Mỹ là một mục đìch lớn mà những người trì thức ưu thời mẫn thế đặt ra. Tham gia lớp học tiếng Pháp đã giúp cho Đào Nguyên Phổ có những kiến thức Tây học nhất định mà không phải ai cũng sẵn sàng tiếp thu những kiến thức đó. Chình những kiến thức Tây học này đã giúp cho Đào Nguyên Phổ có những suy nghĩ và lập luận rất logic trong các bài viết sau này của ông. Tân thư, tiếng Pháp và những kiến thức Tây học có được đã giúp cho Đào Nguyên Phổ, một người vốn tài hoa năng động có những bước chuyển biến quan trọng trong cuộc đời. Từ đây, ông mang trong mính những tâm trạng, suy nghĩ đau đáu về vận mệnh dân tộc, đất nước. Làm sao để đưa đất nước đến được với độc lập, với trạng thái văn minh tiến bộ luôn là “câu hỏi lớn” không chỉ đối với ông mà còn đối với nhiều nhân sĩ trì thức yêu nước lúc đó. Tiểu kết chương 1 Trên đây chúng tôi đã trính bày những vấn đề về tiểu sử và những bước chuẩn bị quan trọng làm tiền đề cho những hoạt động quan trọng của Đào Nguyên Phổ. Dừng lại ở tiểu sử của Đào Nguyên Phổ cho phép đưa ra nhận xét: đương thời Đào Nguyên Phổ là người có tài năng, có địa vị, có sức nặng văn chương, rất được tôn trọng. Hơn nữa ông lại là người chịu khó tím tòi, đổi mới, năng động. Gặp được diều kiện thuận lợi cộng với sự hiếu học, ham học hỏi có sẵn, Đào Nguyên Phổ luôn luôn nỗ lực để nâng cao hiểu biết, nâng cao dân trì. Chương 2. Những hoạt động và đóng góp của Đào Nguyên Phổ trong lĩnh vực văn học, văn hoá cụ thể. Đào Nguyên Phổ là người hoạt động tìch cực trong nhiều lĩnh vực văn hoá, giáo dục, văn học trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Với mong muốn có được cái nhín toàn diện, đa chiều về nhân vật chình, chúng tôi cố gắng đặt ông vào những môi trường mà Đào Nguyên Phổ đã tham gia 2.1. Đào Nguyên Phổ- nhà báo tiên phong. 2.1.1. Khái quát chung về tình hình báo chí những ngày đầu xuất hiện. Sự ra đời của báo chì nước ta gắn liền với sự thiết lập chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Pháp ở đất nước mà chúng đến khai hoá. Ở nước ta, Nam Kỳ được coi là cái nôi đầu tiên của báo chì nước ta bởi Nam kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển báo chì. Tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện ở Nam kỳ chình là Gia Định báo (số đầu tiên ra ngày 15-4-1865). Sau Gia Đinh Báo, năm 1883 ở Nam kỳ xuất hiện thêm tờ Nhật Trình Nam Kỳ. Ngày 1 tháng tám năm 1901, số báo đầu tiên của Nông Cổ Mín Đàm ra mắt, tờ báo do Canavaggio làm giám đốc và Lương Khắc Ninh làm chủ bút. Đây là tờ báo kinh tế đầu tiên của Nam Kỳ. Trong số những tờ báo ra đời sớm ở Nam kỳ thí Lục Tỉnh Tân Văn cũng là một tờ báo đáng chú ý. Báo ra đời trong phong trào vận động Duy tân ở Nam Kỳ (số đầu ra ngày 14-11-1907) với chủ bút là Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu). 2.1.2. Báo chí Bắc Kỳ và vai trò của nhà báo Đào Nguyên Phổ 2.1.2.1. Báo chì Bắc Kỳ thập niên cuối thế kỷ XIX và hai thập niên đầu thế kỷ XX Ở Bắc kỳ năm 1892 mới xuất hiện tờ báo đầu tiên in hoàn toàn bằng chữ Hán là một tờ công báo của phủ Toàn quyền đăng những thông tư, nghị định. Năm 1902, tờ công báo có tên là Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo, do F.H.Schneider làm chủ nhiệm. Tờ báo thứ hai phải kể đến ở Bắc Kỳ là Đại Việt Tân Báo. Ngày 28 tháng 3 năm 1907, Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo (đã nói ở trên) ra số 793. Bía của báo vẫn được giữ nguyên với tên báo được đặt trịnh trọng ở giữa. Duy chỉ có thêm một cái tên “hậu sinh” được đặt ở bên phải bía với cỡ chữ nhỏ hơn là : Đăng Cổ Tùng Báo. Đây được coi là số báo đầu tiên của Đăng Cổ Tùng Báo và là sự kế tiếp của Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo. Năm 1908, Đăng Cổ Tùng Báo bị cấm hoạt động. Sau 5, 6 năm bị kím kẹp chặt chẽ, năm 1913 thực dân Pháp vội vã cho xuất bản gấp tờ Đông Dương Tạp Chí. 2.1.2.2. Nhà báo Đào Nguyên Phổ. Với danh vị đủ để tạo nên những uy tìn trong những hoạt động xã hội với những kiến thức Nho học sâu sắc cộng thêm vốn kiến thức Tây học nhất định, lại có tài, năng động nên Đào Nguyên Phổ đã được triều đính tìn nhiệm cử ra Hà Nội tham gia làm báo khi đang giữ chức Hàn Lâm Thừa Chỉ năm 1902 ở Huế. Đứng vào đội ngũ tri thức Việt Nam, nhà báo Đào Nguyên Phổ là một trong những Hoàng Giáp sớm bộc lộ tư tưởng yêu nước thông qua những tác phẩm ông viết, đăng báo và thông qua những tác phẩm mà ông biên dịch. Kiều Oánh Mậu cùng Đào Nguyên Phổ, Chu Mạnh Trinhlà những nhà nho-ông quan được triều đính cử ra Hà Nội làm tại Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo, đây là tờ công báo và cũng là tờ báo đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội. Đào Nguyên Phổ và Kiều Oánh Mậu, đôi bạn thân, giờ đây lại là đồng nghiệp trong cùng một tờ báo đã khéo léo bàn bạc nhau, sử dụng tờ công báo thành công cụ tuyên truyền cho công cuộc cải cách văn hoá, xã hội, cổ vũ phong trào duy tân. Trong khi đang làm chủ bút ở Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo, Đào Nguyên Phổ lại nhận thêm công việc tương tự này ở một tờ báo tư nhân mới mở là Đại Việt Tân Báo. Đại Việt Tân Báo ra số đầu ngày 21-2-1905 với sự nỗ lực, cố gắng hết mính của “người cha đỡ đầu” là Ernest Babut, người vốn là thành viên trong “Liên minh bảo vệ nhân quyền và dân quyền Pháp Khi Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo chuyển tên thành Đăng Cổ Tùng Báo cũng là lúc Đào Nguyên Phổ giúp sức phìa sau cho một số nhà nho duy tân sáng lập nên Đông Kinh Nghĩa Thục. Trường học và toà soạn báo đã sát cánh cùng nhau, có quan hệ tương hỗ khăng khìt với nhau tạo nên những cao trào trong cuộc vận động duy tân. Dù không thật sự nổi tiếng ở thời hiện tại nhưng với đương thời, nhà báo Đào Nguyên Phổ đã có giá trị như người mở đầu của một thứ nghề được coi là “nghề nguy hiểm”, yêu cầu phải làm việc nghiêm túc. Đào Nguyên Phổ có công lao to lớn cho nền báo chì Việt Nam, nói rộng hơn là đóng góp cho sự phát triển của văn hoá, văn học Việt Nam. 2.2. Đào Nguyên Phổ và Đông Kinh Nghĩa Thục. 2.2.1. Đông Kinh Nghĩa Thục - một tổ chức yêu nước đầu thế kỷ XX. 2.2.1.1.Đông Kinh Nghĩa Thục- trường học kiểu mới Đông Kinh Nghĩa Thục là trường học mở ra ví việc nghĩa, để làm việc nghĩa, dạy học không lấy tiền ở Hà Nội. Tháng ba năm 1907, Lương Văn Can và một số nhà nho khác đã quyết định mở Đông Kinh Nghĩa Thục, phỏng theo tinh thần của Khánh Ứng Nghĩa Thục ở Nhật Bản do Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát 1835-1901) mở ra và có vai trò to lớn trong quá trính hiện đại hoá ở Nhật. Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ hoạt động trong chìn tháng nhưng đã gây được ảnh hưởng khá sâu rộng, góp sức rất nhiều cho việc truyền bá tư tưởng mới. Với tư cách là một trường học tư nhân, Đông Kinh Nghĩa Thục đã tổ chức ra được một cơ sở giáo dục kiểu mới rất tìch cực lúc đó nhằm “khai dân trì, chấn dân khì” giữa lúc nền giáo dục nước nhà đang mất phương hướng. 2.2.1.2. Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục. Văn thơ sáng tác thời kỳ Đông Kinh Nghiã Thục cho đến nay đã mất mát gần hết. Những gí còn sót lại chỉ là những ghi chép theo trì nhớ của những người hồi đó đã được đọc và đọc thuộc. Văn chương Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ là của những người trực tiếp tham gia, lãnh đạo nhà trường mà còn rất nhiều những người dấu tên khác. Văn chương thời kỳ Đông Kinh Nghĩa Thục có tác dụng cổ động rât lớn nên có thể gọi là văn chương cổ động. Ví tình chất tuyên truyền cổ động nên không bị gò bó vào những yêu cầu luật lệ nào mà có thể viết thoải mái theo các thể như lục bát, song thất. 2.2.1.3. Đông Kinh Nghĩa Thục - cuộc cách mạng về văn hoá, tư tưởng. Giữa không khì hoạt động sôi nổi của hai phe “minh xã” và : “ám xã” những năm đầu thế kỷ XX thí Đông Kinh Nghĩa Thục không đề cập đến những vấn đề của hai phe phái trên. Nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục lại tạo nên được một phong trào hoạt động theo tinh thần yêu nước và cách mạng công khai, hợp pháp. Và dựa vào sự cho phép của chình quyền thực dân, các nhà nho yêu nước của ta đã đưa ra những nội dung hoạt động góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, dân chủ. Chú trọng vào việc xây dựng xã hội dân chủ không phải là xu hướng cải lương, hèn nhát khiếp sợ sức mạnh quân thù mà các sĩ phu cho rằng nếu không có dân chủ thí dù có dành được độc lập cho đất nước thí rồi cũng mất nước, cũng không có quyền tự do. 2.2.2. Hoạt động của Đào Nguyên Phổ trong Đông Kinh Nghĩa Thục. Tham gia vào hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục ngay từ khi còn trong trứng nước đến ngày trường bị đóng cửa, Đào Nguyên Phổ đã rất tìch cực, đóng góp cả trì tuệ và công sức không nhỏ cho công cuộc canh tân văn hoá, cho hoạt động cách mạng công khai này. Ngay từ tên trường cũng là theo đề nghị của Đào Nguyên Phổ. Đến đôi câu đối dán ở trước cửa trường được coi như tôn chỉ, mục đìch hoạt động của trường cũng là do Đào Nguyên Phổ viết: Lấy quốc ngữ làm chuông cảnh tỉnh, khua vang ngõ hẹp hang cùng Đem báo chương thay đuốc văn minh, soi rạng miền Nam cõi Bắc Khi Đông Kinh Nghĩa Thục đi vào hoạt động như một guồng máy chình xác, Đào Nguyên Phổ vẫn tham gia tìch cực trong cả hai ban là ban Giáo dục và ban Tu thư. Ở ban giáo dục, mặc dù Đào Nguyên Phổ biết cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, chữ Pháp nhưng uy tìn lớn nhất của ông lại ở phần chữ Hán ví ông viết chữ Hán rất bay, rất đẹp nên được phân vào ban Hán văn cùng với Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Hoàng Tìch Phong. Ví sức khỏe yếu lại bận việc bên hai toà báo mà Đào Nguyên Phổ tham gia giảng dạy rất ìt. Vai trò của Đào Nguyên Phổ trong ban giáo dục mờ nhạt nhưng trong ban tu thư lại khá nổi trội. Ông sáng tác nhiều bài thơ để dạy cho học sinh trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Sách Ấu học Hán tự tân thư do Đào Nguyên Phổ viết (có người khẳng định chắc chắn, có người dựa vào suy luận). 2.3. Văn chương Đào Nguyên Phổ Khi tím hiểu về các tác phẩm văn chương Đào Nguyên Phổ chúng tôi gặp phải khó khăn ví các tác phẩm hiện nay còn lại của Đào Nguyên Phổ không nhiều. Để dễ tím hiểu, chúng tôi chia những tác phẩm của Đào Nguyên Phổ thành ba mảng: những bài đề tựa, các sáng tác và phần dịch thuật. 2.3.1. Những bài đề tựa. 2.3.1.1. Bài tựa sách Việt sử yếu lược, Việt sử tân ước toàn biên và Việt sử mông học. Bài tựa sách Việt sử yếu lược. Bài tựa này Đào Nguyên Phổ viết rất ngắn gọn, súc tìch, chỉ có 121 chữ Hán. Tác giả đã đưa ra một thực tế từ trước đến nay vẫn tồn tại và thực tế đó lại là một nghịch lì đáng buồn đó là việc dân ta am hiểu về sử Trung Quốc hơn Việt Nam. Người Việt Nam sẽ khẳng định lại địa vị độc lập của mính thông qua việc hiểu biết nguồn gốc, lịch sử của chình dân tộc mính, đất nước mính. Muốn được như vậy thí phải có những tác phẩm về sử học và toàn dân phải học, phải đọc, phải xem xét kỹ. Khi đọc Việt sử yếu lược sẽ thực hiện được một số mục tiêu mà Phan Châu Trinh đưa ra là “dân trì sẽ tăng, dân tài sẽ mở rộng”. Bài tựa sách Việt sử mông học Năm 1905, 1906 cháu nội của Nguyễn Quang Bìch đã bỏ công sưu tầm tài liệu để viết cuốn Việt sử mông học. Khi viết xong, Ngô Đức Dung biết Đào Nguyên Phổ - người đồng hương, rất quan tâm đến lịch sử nên đã đưa Đào Nguyên Phổ xem và góp ý. Mở đầu bài tựa, Đào Nguyên Phổ khẳng định lịch sử lâu đời của đất nước, khẳng định địa vị độc lập, tự chủ sánh ngang với Trung Quốc Phần nội dung chình của bài tựa, Đào Nguyên Phổ đã phân chia toàn bộ lịch sử làm ba thời kỳ giống như bài tựa Việt sử yếu lược Cuối bài tựa Việt sử mông học, Đào Nguyên Phổ cũng tha thiết mong mỏi mọi người đọc lịch sử nước nhà, bên cạnh đó phải đọc cả sử của các nước khác để “chuyển nghèo thành giàu, đổi yếu thành mạnh”. Với Việt sử tân ước toàn biên của Hoàng Đạo Thành, Đào Nguyên Phổ cũng viết một bài tựa dài. Ngay trước khi cất bút viết lời đề tựa, Đào Nguyên Phổ đã ghi rõ tên, hiệu, quan hàm, thứ bậc đỗ đạt và năm thi đỗ. Điều này chứng tỏ thái độ rất cẩn trọng, nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước những gí mính làm của tác giả. Mở đầu bài tựa là sự khẳng định việc lịch sử tồn tại như một lẽ tự nhiên, tất yếu ở mỗi quốc gia. “Nước không cứ lớn nhỏ, có nước ắt có sử. Sử như một bức ảnh chụp toàn cảnh đất đai, nhân dân cùng tình hình chính trị, giáo dục các thời đại”. Đào Nguyên Phổ đã phân tìch, so sánh thực trạng học sử của nước ta và các nước khác để thấy được nguyên nhân sự thua kém của đất nước ta. Thái độ phê phán của Đào Nguyên Phổ rất nghiêm túc. Tác giả đã thấy được tác hại rất lớn của việc không học quốc sử. Để phù hợp với vận hội mới, vị Hoàng Giáp họ Đào đưa ra tiêu chì cho những người trì thức, sĩ phu là: phải nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử thế giới (thông kim bác cổ) đồng thời lại phải hiểu rõ lịch sử nước Nam. 2.3.1.2.Bài tựa Đoạn trường tân thanh Truyện Kiều của Nguyễn Du ngay từ khi ra đời đã khuấy động đến đời sống văn học rất mạnh mẽ và liên tục, trở thành một hiện tượng của văn học. Trong suốt ba thế kỷ, các vấn đề của Truyện Kiều đều được đưa ra bàn luận, từ văn bản, nội dung tư tưởng, nghệ thuật. Người đầu tiên được xem, đã tán dương , nhuận sắc và viết đề tựa Truyện Kiều là Phạm Quý Thìch. Tương truyền Nguyễn Du viết Truyện Kiều ngay sau khi đi sứ nhà Thanh về, viết xong đưa Phạm Quý Thìch xem, nhuận sắc và đề tựa. Từ đó, Truyện Kiều đã lan ra các tầng lớp quý tộc rồi bính dân. Ngay năm 1895, khi Truyện Kiều mới được truyền tay trong giới vua quan thí Đào Nguyên Phổ đã được tặng một quyển. Và khi xem xong ông đã cầm bút viết bài đề tựa lấy tên Tựa Đoạn trường tân thanh. Ông là người thứ hai viết tựa Truyện Kiều, sau Phạm Quý Thìch và bài tựa này được đánh giá là “bản tổng luận về Truyện Kiều” Đào Nguyên Phổ đã ca ngợi Truyện Kiều là toàn bìch, như một khúc “nam âm tuyệt xướng”. 2.3.2. Các sáng tác. 2.3.2.1. Tây Sơn thủy xuất mạt khảo. Đây là tác phẩm viết về một triều đại - triều Tây Sơn từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Với Tây Sơn thủy xuất mạt khảo, ta có thể thấy được tư tưởng Đào Nguyên Phổ có nhiều diễn biến phức tạp. Ông thể hiện rõ mính là con người sản phẩm của vương triều phong kiến Nguyễn, đứng hẳn về giai cấp thống trị, có cái nhín định kiến về Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn. Đây là một hạn chế trong tư tưởng Đào Nguyên Phổ, hạn chế nảy sinh do thời thế, là một “tí vết” trong quãng đời ông. Nhưng sự ngưỡng mộ không che giấu đối với các nhân vật tiêu biểu của triều Tây Sơn, những bính luận và mô tả chi tiết về họ là những thông tin khả thủ chúng ta có thể ghi nhận 2.3.2.2. Bài văn sách thi Đính Năm Thành Thái thứ 10 (1898), Đào Nguyên Phổ đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ, kỳ thi Đính với danh hiệu Đính nguyên Hoàng giáp. Thời gian này vua Thành Thái đang trị ví. Cũng nằm trong nội dung bao trùm của các văn sách Đính đối, chế sách của vua Thành Thái năm 1898 hỏi về ba vấn đề như sau: 1. Những vấn đề căn bản của trị đạo 2. Những vấn đề kiến lập thiết chế, chế độ 2.1. Việc dùng người 2.2.Giáo dục và giáo hóa Bài văn sách của Đào Nguyên Phổ đã trính bày đ ầy đủ những yêu cầu mà chế sách ra. Đó là các vấn đề cơ bản về trị đạo, những vấn đề kiến lập thiết chế chế độ (trong đó có việc dùng người và việc giáo dục, giáo hóa). Tất cả những vấn đề này đều được trính bày theo hệ thống, lập luận rất chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của một bài văn sách đạt điểm cao. Bài văn sách đã cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc kinh sử của Trung Quốc , Viêṭ Nam ; sự thấu hiểu sâu sắc Kinh Dịch của Trung Hoa cổ đại. Ngoài ra còn cho thấy những kiến thức uyên bác, sâu rôṇg của Đào Nguyên Phổ với tình hình thời sư ̣của đất nước , tính hính thế giới, hoài bão giúp nước , giúp đời , những kiến giải sâu sắc để có một đường lối trị nước đạt hiệu quả tối ưu. 2.3.2.3. Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Thơ viṇh vâṭ. Trong số những bài thơ còn sưu tầm đươc̣ của Đào Nguyên Phổ cũng có môṭ số bài thơ vịnh vâṭ như: Vịnh Thái Xuyên Quận Công ấp phong phòng thi , Vịnh cái diều, thơ hoạ bài viṇh hòn non bô,̣ Con cuốc, Chú Bần Với con vâṭ , có con ong trong Vịnh Thái Xuyên Quận Công ấp phong phòng thi và Con cuốc. Con ong là một con vật “lạ” trong thơ vịnh vật ở nước ta từ trước tới nay . Mươṇ con ong để ký ngụ tâm sự , Đào Nguyên Phổ đa ̃bôc̣ bac̣h đươc̣ bản chất con người mình . Đó là con người của Nho giáo chân chính , con người xác điṇh cho mình nhiêṃ vu ̣hành đôṇg , giúp ìch cho đời, luôn hướng về môṭ người , luôn trung thành với môṭ người : chủ nhân tối cao của đất nước. Bài Con cuốc đươc̣ viết theo thể thơ dân tôc̣ : song thất luc̣ bát bằng chữ Nôm . Bài thơ đơn giản dê ̃hiểu , hướng tới đaị đa số quần chúng nhân dân nhằm giáo duc̣ tinh t hần đoàn kết của đồng bào . Bài thơ như một câu chuyện ngụ ngôn, được viết giống như thơ ngụ ngôn của Lafontain. Vịnh cái diều, là bài thơ thể hiện tâm trạng của một người được trọng dụng. Bài thơ là chì hướng của một trang nam tử đã phần nào đạt được sự bằng lòng trong cuộc đời, sự nghiệp. Giọng thơ sảng khoái, hả hê có chút kiêu ngạo, tự phụ. Thái độ của Đào Nguyên Phổ đối với những hạng tham quan, đục khoét, không quan tâm đến vận mệnh đất nước nhân dân như vậy rất quyết liệt Đã không có ích cho non nước Đập cho tan nát đợi chi mòn (Thơ họa bài “vịnh hòn non bộ”) Mảng thơ ký thác tâm sự, tính cảm, thơ thù tạc Thơ gửi về thăm cha mẹ là tâm trạng, tính cảm của một người con có hiếu khi đi xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát- một thể thơ thuần Việt, mang âm hưởng ca dao, dân ca rất rõ nét. Giọng thơ chân thực, sâu lắng nhưng chưa có những nét đặc sắc riêng. Ta còn có thể bắt gặp trong thơ Đào Nguyên Phổ một chàng trai đa tính, nặng nợ. Bài thơ Tan giấc mơ tiên diễn tả nội tâm của người thi sĩ đa tính Thế là tan giấc mơ tiên Thế là hết cuộc tình duyên mặn nồng Bài thơ khép lại bằng một niềm hi vọng nhưng niềm xót xa, hối tiếc của tác giả dường như còn âm vang mãi. Bài thơ Gửi bạn được Đào Nguyên Phổ sáng tác trên mối quan hệ bạn bè tri kỷ với Nguyễn Thượng Hiền. Tác giả nhắc lại những kỷ niệm xưa của hai người. Bài thơ là tính cảm riêng tư giữa hai người bạn cùng chung chì hướng nhưng bao trùm lên tất cả là sự lo lắng, nỗi buồn về vận mệnh của dân tộc, của đât nước: đất nước bị giặc ngoại xâm mà chưa có ai, chưa có cách nào để đưa đất nước đến với độc lập, tự do. 2.3.3. Văn học dịch Đào Nguyên Phổ còn để lại cho đời sau tác phẩm dịch được đánh giá cao là hai bản dịch thơ Tiền Xích Bích phú của Tô Đông Pha. Đã có nhiều người dịch bài phú này song bản dịch ra song thất lục bát của Đào Nguyên Phổ được đánh giá cao hơn cả. * * * Tiểu kết chương 2 Đào Nguyên Phổ là một nhà văn, một nhà giáo, nhà báo. Ở mỗi lĩnh vực, vai trò của ông có sự đậm nhạt khác nhau, tuy nhiên, chỉ trong vòng bẩy, tám năm cuối đời thí cả “ba nhà” trong một con người Đào Nguyên Phổ đều đã luôn nỗ lực hết mính để cống hiến cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, văn học của đất nước. Chương 3. Đào Nguyên Phổ trong dòng chảy văn chương những thập niên cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đất nước ta vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một giai đoạn giao thời không chỉ là trên phương diện thời gian đơn thuần mà là giao thời trên tất cả các phương diện chình trị, văn hóa tư tưởng, văn tự. 3.1. Toàn cảnh văn chương thời đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 3.1.1. Xu hướng yêu nước. Dòng văn học này đã ghi lại một cách trung thực, nhiệt tính cuộc đấu tranh bất khuất của dân tộc, tố cáo tội ác của bè lũ tay sai, thực dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu dũng cảm bảo vệ Tổ Quốc, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước, đề nghị cải cách đất nước, đấu tranh cho tư tưởng duy tân, chống bảo thủ. 3.1.2. Xu hướng hiện thực trào phúng. Dòng văn học trào phúng cũng là một vũ khì sắc bén trong cuộc đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Nhiều bài thơ trào phúng ra đời để mỉa mai, đả kìch những hạng người hèn nhát tham sống sợ chết, sẵn sàng làm tay sai cho quân xâm lược, hống hách với nhân dân, xu nịnh, bợ đỡ quan trên 3.1.3. Xu hướng lãng mạn thoát ly, khoái lạc chủ nghĩa. Văn chương lãng mạn thoát ly, khoái lạc chủ nghĩa ra đời khi người ta không muốn nhín thẳng vào thực tại, những vấn đề đang xảy ra trước mắt nên phải quay mặt đi, trốn chạy đến những nơi khác, đi tím những thú vui khác như phong cảnh thiên nhiên, thơ, rượu, đàn, hát, tính yêu nam nữ. 3.1.4. Xu hướng văn học nô dịch. Dòng văn học này bao gồm trong nó những tác giả làm việc cho thực dân Pháp, bệnh vực, ca ngợi công ơn khai hóa văn minh của Pháp. Trong số bốn xu hướng văn chương giai đoạn những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vừa đề cập ở trên thí xu hướng văn chương yêu nước phát triển như một dòng chảy chình, cuốn theo nó đội ngũ tác giả đông đảo và cho ra đời khối lượng tác phẩm đồ sộ nhất. 3.2. Sự lựa chọn của Đào Nguyên Phổ 3.2.1. Đối diện với sự khủng hoảng nhiều mặt của xã hội Xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời có nhiều biến đổi lớn, có khủng hoảng trên nhiều mặt của xã hội như khủng hoảng về tư tưởng, khủng hoảng ý thức hệ và khủng hoảng về đường lối yêu nước. Vậy là vào thời điểm những năm bản lề giữa hai thế kỷ, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX, chỉ còn mỗi văn chương xem ra là công cụ đắc lực nhất để có thể thổi bùng ngọn lửa của cách mạng xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc. 3.2.2. Chọn cây bút thay vì gươm đao truyền thống Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự phân hóa trong đội ngũ nhà nho nước ta diễn ra mãnh liệt hơn bao giờ hết. Có thể dẫn ra cuộc đời, hành trạng của các nhà khoa bảng tiêu biểu để thấy được những khó khăn trong lựa chọn các hành xử: Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Chu Mạnh Trinh, Phan Châu TrinhTóm lại, đã có nhiều sự lựa chọn trong cách hành xử của các nhà nho khi cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta diến ra quyết liệt mà vẫn nhận nhiều thất bại đau đớn. Các nhà nho đi tím đáp án của lịch sử đều bế tắc trong vô vọng Căn cứ vào sức khỏe bản thân, vào gia đính, vào tính hính thời cuộc, Đào Nguyên Phổ đã lựa chọn văn học, văn hóa làm địa hạt để đấu tranh cho dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội. * * * Tiểu kết chương 3 Xã hội Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một xã hội giao thời trên rất nhiều bính diện. Khi cả xã hội đều được vì như một phòng thì nghiệm khổng lồ thí mỗi cá nhân đều được coi như một nhà khao học, sáng chế, nghiên cứu tím tòi ra những đường hướng ứng xử riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tính hính và năng lực bản thân. Đào Nguyên Phổ đã lựa chọn con đường cải cách văn hóa, canh tân sinh hoạt, cổ vũ yêu nước và phần nào đã khẳng định được vị trì quan trọng của mính trong giai đoạn giao thời phức tạp đó. KẾT LUẬN 1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng đánh dấu công cuộc chinh phạt nước ta sau nhiều lần thăm dò, gây hấn. Cả đất nước lại bước vào một giai đoạn trường kỳ gian khổ chống giặc ngoại xâm sau một thời gian độc lập. Ngay từ đầu khi đặt chân lên đất nước ta chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta. Ở bất kỳ nơi nào chúng đến, nhân dân ta cũng “tiếp đón” bằng những hành động phản kháng của lòng căm thù giặc sâu sắc. 2. Sau gần bốn mươi năm- một thời gian khá dài- với lực lượng hùng hậu, với những vũ khì quân sự tối tân, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, thực dân Pháp đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên mặt trận quân sự, thực hiện thành công công cuộc bính định nhân dân ta. Trước tính hính đó, tầng lớp văn thân sĩ phu mang nặng trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, vận mệnh nhân dân đã suy nghĩ tím ra những phương pháp, cách thức nhằm giải quyết linh động hai nhiệm vụ cơ bản mà lịch sử đặt ra trước thời đại là: độc lập dân tộc và dân chủ. 3. Sinh ra và lớn lên khi đất nước đã chình thức bị thực dân Pháp xâm lược, Đào Nguyên Phổ đã sớm chứng kiến những tấm gương yêu nước, dũng cảm chiến đấu, hi sinh ví độc lập, tự do của đất nước. Được cha định hướng, dạy dỗ để đi theo con đường của một nhà Nho và đã gặt hái được những thành công không nhỏ trong nghiệp thi cử trong hoạn lộ, nhưng những biến cố của cuộc đời, của xã hội lại xô đẩy ông đi theo một con đường hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ: là một nhà nho duy tân yêu nước. Tiếp thu Tân thư, tân văn và chủ động học ngoại ngữ có thể coi là hai bước chuẩn bị quan trọng cho sự nghiệp của Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ đã tự tin đến với công việc của mính để làm một nhà báo, mộ nhà văn, một nhà giáo, ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tìch nhất định. References 1. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hoá Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, Huế 2. Cù Huy Cận, Phan Thuận An, (1996), một trăm năm trường quốc học Huế 1896-1996, Huế 3. Phan Bội Châu (1946), Ngục trung thư: Bức thư viết trong ngục, Quang trung thư xã, Hà Nội 4. Claude Bourrin (2009), Đông Dương ngày ấy, Nxb Lao động Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 5. Phan Đại Doãn, Trần Đính Hượu, Đỗ Hoà Hới (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chình trị quốc gia, Hà Nội 6. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3: từ giữa thế kỷ XIX đến 1945, Nxb Xây dựng, Hà Nội 7. TrÇn V¨n Giµu (1975), Sù ph¸t triÓn cña tư tưëng ViÖt Nam tõ thÕ kû XX ®Õn C¸ch m¹ng th¸ng t¸m n¨m 1945, Nxb KHXH Hµ Néi TËp 2: ý thøc hÖ tư s¶n vµ sù bÊt lùc cña nã trước c¸c nhiÖm vô lÞch sö 8. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự (1957), Lịch sử Việt Nam từ 1897 đến 1914, Xây dựng Xuất bản, Hà Nội 9. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân (1961), Lịch sử cận đại Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội 10. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 11. Dương Quảng Hàm(2002), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội 12. Dương Quảng Hàm (1943), Việt văn giáo khoa thư, Nha học chình Đông Pháp, Hà Nội 13. Cao Xuân Hạo, Chữ Tây chữ Hán- thứ chữ nào hơn, Kiến thức ngày nay số 141 ngày 16- 6-1994 14. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 15. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chì Việt Nam 1865- 1945, Nxb ĐHQG Hà Nội 16. Trần Đính Hượu, Lê Chì Dũng (1988),Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900- 1930, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 17. Trần Đính Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 18. Trần Đính Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 19. Trần Đính Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội 20. Lương Hữu (2006), Đào Nguyên Phổ và bản dịch phú Tiền Xìch Bìch, tạp chì Xưa và nay, số 251- 252 tr. 76-77 21. Vò Ngäc Kh¸nh (1985), T×m hiÓu nÕn gi¸o dôc ViÖt Nam trìc 1945, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi 22. Nguyễn Văn Kiệm (1979), Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX- 1918, Nxb Giáo dục, Hà Nội 23. Đinh Xuân Lâm, Phạm Đính Nhân, Doãn Đoan Trinh (1998), Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913), Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam 24. Đinh Xuân Lâm (chủ biên)(1997), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chình trị Quốc gia, Hà nội 25. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Lâm Bá Nam (2008), Một trăm năm Đông kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 26. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đính Lễ (2009), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 27. Trần Huy Liệu, Nguyễn Công Bính, Văn Tạo (1958), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, Nxb Văn sử địa, Hà nội 28. Trần Huy Liệu, lịch sử 80 năm chống Pháp, Nxb Văn-Sử- Địa, Hà Nội 29. Lê Xuân Lìt (Sưu tầm và tuyển chọn)(2005), 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục, TP HCM 30. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam: Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 31. §Æng Thai Mai (1964), V¨n th¬ c¸ch m¹ng ViÖt Nam ®Çu thÕ kû XX, Nxb V¨n häc Hµ Néi 32. Hoàng Như Mai, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Hạnh (2007), Bính luận văn học: Niên giám 2007, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Tp Hồ Chì Minh 33. Hoàng Như Mai, Phong Lê, Trần Hữu Tá (2008), Một trăm năm Đông kinh nghĩa thục, Nxb Tri thức, Hà Nội 34. Nguyễn Đăng Na (chủ biên)(2009), Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội 35. Nguyễn Phong Nam (chủ biên)(1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb Giáo dục 36. Ph¹m ThÕ Ngò (1965), Việt Nam văn học sử giản ước toàn biên. Văn học hiện đại 1862- 1945, Quốc học tùng thư Tập 3: Văn học hiện đại 1862- 1945 37. Đào Trinh Nhất (1937), Đông kinh nghĩa thục, Nhà in Mai Lĩnh, Hà Nội 38. Nhiều tác giả (2008), 100 năm Đông kinh nghĩa thục, Nxb Tri thức, Hà Nội 39. Hoàng Ngọc Phách (1941), Thời thế với văn chương, Nxb Cộng Lực, Hà Nội 40. Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Phan Cự Đệ sưu tầm và giới thiệu (1959), Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng, Nxb Giáo dục, Hà Nội 41. Tôn Quang Phiệt (1957), Phan Bội Châu niên biểu: Tức “Tự phê phán”, Nxb Văn sử địa, Hà Nội 42. Tôn Quang Phiệt (1984), Tím hiểu Hoàng Hoa Thám: Qua một số tài liệu và truyền thuyết, Sở văn hoá thông tin Hà Bắc, Hà Bắc 43. Dương Kinh Quốc (1981), Việt Nam- những sự kiện lịch sử (1858- 1918), Nxb KHXH, Hà Nội 44. Dương Kinh Quốc (2005), Chình quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám /1945, Nxb KHXH, Hà Nội 45. Quốc sử quán (1975), Đại Nam thực lục chình biên, tập 32, Nxb KHXH 46. Quốc sử quán (1975), Đại Nam thực lục chình biên, tập 33, Nxb KHXH 47. Quốc sử quán (1976), Đại Nam thực lục chình biên, tập 35,Nxb KHXH 48. Quốc sử quán (1976), Đại Nam thực lục chình biên, tập 36, Nxb KHXH 49. Quốc sử quán (1977), Đại Nam thực lục chình biên, tập 37, Nxb KHXH 50. Quốc sử quán (1978) Đại Nam thực lục chình biên, tập 38, Nxb KHXH 51. Nguyễn Xuân Sanh (chủ biên)(1991), Quốc học Huế 95 năm 52. Lê Văn Siêu (1974), Văn học thời kháng Pháp 1858- 1945, Trì Đăng xuất bản, Sài Gòn 53. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đính Sử (1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội 54. Trần Đính Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 55. Trần Đính Sử (2003), Đọc văn học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 56. Trần Đính Sử (2007), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội 57. Bùi Duy Tân (1999),khảo và luận một số tác gia- tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội 58. Bùi Duy Tân (2001), Khảo và luận một số tác gia- tác phẩm văn học trung đại Việt Nam tập 2, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội 59. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 60. Nguyễn Văn Thắng, Đào Nguyên Phổ, Chu Mạnh Trinh(2005), Truyện Kiều và những lời bính, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 61. Chương Thâu, Đào Duy Mẫn, Nguyễn Tiến Đoàn, Phạm Bào (2008), Đính nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 62. Chương Thâu (1982),Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, Hà Nội 63. Chương Thâu (2010), Đông king nghĩa thục và văn thơ Đông kinh nghĩa thục, Nxb Hà Nội, Hà Nội 64. Nguyễn Văn Thế (2008), Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX trong truyền thống văn học dân tộc, Luận án tiến sĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 65. Lê Quang Thiêm, Trần Đính Hượu, Nguyễn Kim Đình, Thành Duy (1998), Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chình trị quốc gia, Hà Nội 66. Trần Nho Thín (2009), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhín văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội 67. Nguyễn Văn Thịnh (chủ trí), Đinh Thanh Hiếu, Phùng Minh Hiếu (2010), Văn sách thi Đính. Tủ sách Thăng Long 1000 năm, Nxb Hà Nội 68. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhín văn học, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội 69. Nguyễn Tài Thư (2005), Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 70. Tổ trung đại viện văn học (1970),Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội 71. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chì Minh (2002), Văn hoá, văn học từ một góc nhín, Nxb Khoa học xã hội, Tp HCM 72. Lê Trì Viễn , Nguyễn Đính Chú (1971), Lịch sử Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 73. Lê Trì Viễn (1998), Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 74. Lê Trì Viễn (2001), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP HCM, TP HCM 75. Trần Ngọc Vương (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ XX-XIX những vấn đề lì luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội 76. Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 77. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 78. Trần Ngọc Vương(Chủ biên), Trần Hải Yến, Phạm Xuân Thạch (2010) Giáo trính Văn học Việt nam ba mươi năm đầu thế kỷ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 79. Trần Ngọc Vương (tuyển chọn và giới thiệu)(2007), Trần Đính Hượu tuyển tập, tập 1: Những vấn đề triết học và lịch sử tư tưởng,Nxb Giáo dục, Hà Nội 80. Trần Ngọc Vương (tuyển chọn và giới thiệu)(2007), Trần Đính Hượu tuyển tập, tập 2: Những vấn đề lịch sử văn học,Nxb Giáo dục, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_nguyen_pho_trong_doi_song_van_hoa_va_1434_2065491.pdf
Luận văn liên quan