Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ĐTBD, CBCC nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Công tác ĐTBD, xây dựng đội ngũ CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC hành chính các cấp lần đầu tiên được đề cập đến một cách toàn diện trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VII. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng đã chỉ rõ cần “đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”. Nhằm đẩy mạnh ĐTBD, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của CBCC, Luật CBCC được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua nhấn mạnh “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch ĐTBD để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”. Nhằm hướng dẫn, triển khai thi hành Luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về ĐTBD công chức. Nghị định quy định cả ĐTBD trong nước và ngoài nước. Nội dung ĐTBD công chức trong nước gồm có: lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng QLNN, quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Nội dung ĐTBD công chức ở nước ngoài gồm có: kiến thức, kỹ năng quản lý HCNN và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. Theo Điều 7 của Nghị định, chương trình ĐTBD công chức trong nước được chia làm 3 loại: chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Thời gian qua, công tác ĐTBD CBCC nói chung, công chức hành chính các cấp nói riêng của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, giúp cho trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao, bộ máy các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của tỉnh với tư cách là trung tâm kinh tế vùng và cả nước. Sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức hanh chính các cấp góp phần xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho đầu tư sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân, đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển kinh tế năng động, xã hội ổn định, một cực quan trọng của vùng tam giác phát triển phía Bắc. Tuy nhiên, trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, công tác ĐTBD CBCC ở Quảng Ninh vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh, nhất là trong điều kiện và tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, vì vậy là một yêu cầu bức thiết. Điều này đã được khẳng định trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh và cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách hành chính. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính ”. Để góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD, khắc phục những hạn chế, tìm ra những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ công chức hành chính các cấp của tỉnh Quảng Ninh, tác giả lựa chon đề tài “ĐTBD CBCC chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh” MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 10 1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 10 1.1.1. Khái niệm chung về CBCC chính quyền địa phương 10 1.1.2 Khái niệm chung về ĐTBD CBCC chính quyền địa phương 14 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 23 1.2.1. Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị 23 1.2.2. Tính khoa học của quy hoạch, kế hoạch ĐTBD 24 1.2.3. Tính khoa học, hợp lý trong việc lựa chọn chương trình, cơ sở đào tạo bồi dưỡng để cử công chức tham gia ĐTBD 25 1.2.4. Thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD 28 1.3. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 30 1.3.1. Chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước 30 1.3.2. Nội dung công tác ĐTBD CBCC 32 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức 34 1.4.1. Hệ thống đào tạo công chức của Trung Quốc 34 1.4.2. Đào tạo và sử dụng công chức ở Ốt-xtrây-li-a 39 1.4.3. Về công tác ĐTBD công chức ở một số nước khác 41 Tiểu kết Chương 1 44 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG NINH 46 2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh 46 2.1.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh 46 2.1.2. Những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 51 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Quảng Ninh thời gian qua 53 2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 53 2.2.2. Xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 56 2.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên 61 2.2.4. Quy hoạch và cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng 62 2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung 66 2.3.1. Những kết quả tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 66 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 68 Tiểu kết Chương 2 75 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH QUẢNG NINH 78 3.1. Những vấn đề đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Quảng Ninh 78 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 78 3.1.2. Mục tiêu ĐTBD CBCC Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 83 3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn Quảng Ninh 85 3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh Quảng Ninh 85 3.2.2. ĐTBD tạo ra được sự thay đổi về chất trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 88 3.2.3. Đổi mới nhận thức về trách nhiệm của Nhà nước trong ĐTBD; kết hợp ĐTBD với huấn luyện công chức 89 3.3. Một số giải pháp 91 3.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác ĐTBD 91 3.3.2. Tăng cường quản lý ĐTBD CBCC 92 3.3.3 Hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 93 3.3.4. Đổi mới về nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy 94 3.3.5. Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 97 3.4. Một số kiến nghị 98 KẾT LUẬN CHUNG 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC

doc124 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5726 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông giữa các bậc học. Nội dung chương trình phải đáp ứng việc học tập nâng cao trình độ cho CBCC, viên chức trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. - Về đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo cần tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và bổ sung, cập nhật kiến thức mới; tăng cường giảng viên thỉnh giảng đang công tác ở cấp bộ, ngành trung ương về địa phương để học viên có cơ hội tiếp cận với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong quá trình thực thi công vụ. - Tiếp tục hỗ trợ tỉnh về kinh phí, hỗ trợ các khoá ĐTBD theo các dự án của bộ, ngành, của các tổ chức quốc tế. Về phía Tỉnh ủy, UBND và các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh cần: - Cụ thể hóa chủ trương tăng cường ĐTBD nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong tỉnh bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở ĐTBD, tăng định mức hỗ trợ kinh phí trong việc thu hút nhân tài về tỉnh công tác cũng như mức kinh phí hỗ trợ CBCC của tỉnh đào tạo sau đại học, hỗ trợ sinh hoạt phí cho CBCC tham gia các khóa ĐTBD nhằm động viên CBCC tích cực tham gia và khi đã tham gia thì họ có thể yên tâm theo học, nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức trong các khóa ĐTBD. - Có giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, bao gồm từ việc thu hút đến quy hoạch trong ĐTBD nâng cao trình độ cả về chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm hiện đại; chính sách hỗ trợ công tác phí, nhà ở công vụ. Khuyến khích việc thiết lập và mở rộng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Ngoài việc trả thù lao thỏa đáng, cần có các biện pháp khen thưởng, tôn vinh kịp thời để họ tích cực tham gia ĐTBD. - Xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác ĐTBD, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó, chú trọng đến các cơ chế, chính sách ưu đãi về thủ tục đầu tư, ưu đãi trong việc giao mặt bằng đến các ưu đãi về thuế. - Sớm thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho CBCC, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết trong công việc giúp họ sớm ổn định cuộc sống. KẾT LUẬN ĐTBD CBCC hành chính là một yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã xác định: “Xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước”. Đối với công tác ĐTBD, Nghị quyết đã xác định rõ: CBCC nhà nước “cần phải được ĐTBD kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội”. Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác cán bộ: “Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”. Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCC được Đại hội xác định là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước” [14]. Vai trò đặc biệt quan trong trong thực hiện nhiệm vụ nêu trên thuộc về công tác ĐTBD CBCC. Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước ta, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ xây dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững, đến năm 2015, Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi nỗ lực cao nhất của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó, vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về đội ngũ CBCC trong việc xây dựng và hoạch định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; CCHC, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Có thể nói, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ tận tụy của đội ngũ CBCC có vai trò quyết định đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đội ngũ CBCC của tỉnh Quảng Ninh cũng như của cả nước nói chung được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, một bộ phận được đào tạo cơ bản qua trường lớp, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp. Còn khá nhiều CBCC được trưởng thành từ phong trào cách mạng trong sản xuất và chiến đấu, có kinh nghiệm, nhiệt tình công tác, nhưng những tri thức và sự hiểu biết về khoa học công nghệ, về kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế. Một trong những giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của CBCC là ĐTBD. Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nội vụ, của các học viện và các ban, ngành trung ương, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐTBD; tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như cán bộ cho công tác này. Nhìn chung, số lượng các lớp, các chương trình ĐTBD cũng như số lượng CBCC được tham gia ĐTBD đạt mức kế hoạch đề ra. Kết quả tích cực của công tác ĐTBD CBCC góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC, đóng góp nỗ lực quan trọng cùng toàn Đảng, toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Song, nhìn chung công tác ĐTBD CBCC của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chất lượng ĐTBD còn nhiều bất cập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm trước mắt đối với công tác ĐTBD là phải nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh việc ĐTBD đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng ngạch, chức danh CBCC, cần thực hiện việc ĐTBD dựa trên năng lực thực hiện công việc nhằm tăng cường nâng cao năng lực làm việc thực tế và ĐTBD cán bộ nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường bài toán hiệu quả luôn được coi trọng. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cho công tác ĐTBD CBCC có hạn, trước yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thì nâng cao chất lượng công tác ĐTBD cán bộ công chức là một yêu cầu khách quan. Luận văn “ĐTBD CBCC chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh” đã nghiên cứu về hoạt động đào tạo CBCC chính quyền ở tỉnh Quảng Ninh và đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý, nâng cao chất lượng công tác này. Từ phân tích cơ sở lý luận của công tác ĐTBD CBCC, Luận văn đánh giá thực trạng công tác ĐTBD CBCC của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010, chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế để đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC. Phương hướng đề ra là ĐTBD phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của địa phương; chú trọng ĐTBD nâng cao năng lực thực hiện công việc của CBCC và kết hợp ĐTBD với các hình thức huấn luyện, kèm cặp. Các giải pháp bao gồm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở ĐTBD; đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trong ĐTBD./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1997). Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. Bộ Nội vụ (2005), Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 74/2001/QĐ-TTg và Phương hướng thực hiện Quyết định 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2006 - 2010. Bộ Nội vụ (2005), Báo cáo về kế hoạch đổi mới nội dung chương trình ĐTBD CBCC, Ban quản lý dự án ADB. TS. Ngô Thành Can, Quản lý công tác ĐTBD CBCC, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tháng 10/2003. TS. Ngô Thành Can, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD CBCC, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tháng 8/2003. TS. Ngô Thành Can (2011), Cải cách công tác đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực công, Kỷ yếu hội thảo khoa học Học viện Hành chính “Cải cách hành chính từ góc nhìn của các nhà khoa học” NXB Lao động. Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng TS. Nguyễn Trọng Điều, Một số vấn đề cơ bản của công tác quản lý nhà nước về ĐTBD cán bộ công chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 26 năm 1997. PGS. TS. Nguyễn Trọng Điều (2007),Về chế độ công vụ Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997),Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia. Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010 Tô Tử Hạ (1998), Công vụ công chức và những vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, NXB Chính trị quốc gia. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Huấn luyện công chức để nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 8/2011 TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình Hành chính công, NXB Giáo dục. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Kỷ yếu Hội thảo“Nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ IV”. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia. Hướng dẫn 2871/2004/HD-UBND tỉnh Quảng Ninh về chế độ trợ cấp đi học. C.Mác - P.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia. GS. TS. Bùi Văn Nhơn (2004), Các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước ở nước ta, Đề tài độc lập cấp nhà nước. ThS. Nguyễn Diệu Tú, Hệ thống đào tạo công chức của Trung Quốc, Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/2010. TS. Nguyễn Văn Trung, Phương Xuân Thịnh, Đào tạo và sử dụng công chức ở Ốt-xtrây-lia, Tạp chí Quản lý nhà nước số 12/2010 TS. Nguyễn Văn Trung, Kinh nghiệm đào tạo công chức ở một số nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2009. Luật Cán bộ, công chức, Quốc hội XII, ngày 13/11/2008 Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác ĐTBD cán bộ và công chức nhà nước. Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch về đào tạo bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2001 - 2005. Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch về đào tạo bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch về đào tạo bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011 - 2015. Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đào tạo bồi dưỡng CBCC. Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế cử CBCC đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài. Giang Thanh Nghị, Hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước, đề tài luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính 2007 Báo cáo về công tác đào tạo, bồi dưỡng số 16 ngày 20/7/2011 của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh PHỤ LỤC Phụ lục 1: Báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh UBND TỈNH QUẢNG NINH SỞ NỘI VỤ Số: /SNV-ĐT V/v báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện QĐ số 40/2006/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hạ Long, ngày tháng 01 năm 2011 Kính gửi: Bộ Nội vụ Thực hiện công văn số 4186/BNV– ĐT ngày 29/11/2010 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, Sở Nội vụ Quảng Ninh báo cáo kết quả thực hiện như sau: I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 40/2006/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010, xác định rõ mục tiêu và xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho từng nội dung, từng đối tượng theo lộ trình cụ thể. Phân công trách nhiệm thực hiện cho các cơ quan liên quan theo thẩm quyền. Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương như: - Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác Hội nhập kinh tế giai đoạn 2003-2010; - Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với CB,CC công tác ở vùng dân tộc, miền núi; - Quyết định số 31,34/2006/QĐ-TTg; Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg ngày 28/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với lãnh đạo và cán bộ công chức cấp xã; - Quyết định số 83/2007/QĐ-TTg ngày 08/6/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và CB,CC QLNN về Tôn giáo giai đoạn 2006-2010; - Các dự án cấp Bộ ngành về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng làm việc như: Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; dự án ADB của Bộ Nội vụ; dự án về Công nghệ thông tin ..... Theo đó tỉnh Quảng Ninh có một số văn bản triển khai thực hiện như: Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 01/2/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tỉnh QN giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 29/3/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai giảng dạy tiếng Dân tộc Dao Thanh Phán cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc sinh sống thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm, căn cứ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, Sở Nội vụ đã có các văn bản hướng dẫn các Sở, ban, ngành và địa phương tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý, sử dụng. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các Sở, ban, ngành và địa phương, Sở Nội vụ tiến hành tổng hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của tỉnh, tổ chức họp liên ngành lấy ý kiến tham gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thực hiện. Sau khi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nội vụ chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo thống nhất kế hoạch mở lớp, giao chỉ tiêu, kinh phí cho các đơn vị thực hiện, xét duyệt danh sách học viên đăng ký, thông báo triệu tập học viên đủ điều kiện cử đi đào tạo, bồi dưỡng . Trong quá trình triển khai đào tạo, bồi dưõng, Sở Nội vụ thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo để quản lý học viên, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức lớp học. Cử cán bộ và chuyên viên giám sát lịch giảng dạy, nắm bắt tình hình học tập và kết quả đào tạo, kịp thời điều chỉnh những bất cập vướng mắc trong quá trình tổ chức các lớp học. Kết thúc mỗi lớp học, Sở Nội vụ tiến hành lập hồ sơ lưu gồm: Quyết định chiêu sinh kèm theo danh sách học viên; kế hoạch giảng dạy; bảng điểm học tập; báo cáo tổng kết lớp học; Quyết định công nhận kết quả kèm theo danh sách học viên hoàn thành khoá học. Ngoài kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh thực hiện từ nguồn kinh phí tỉnh cấp, hàng năm, các Sở, ban, ngành và các địa phương đều được cấp kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để chủ động đáp ứng các nhu cầu đột xuất (trong nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm phân bổ cho các đơn vị). Quy trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đã được đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng đối tượng theo phân cấp hiện hành. III. KẾT QUẢ DÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIAI ĐOẠN 2006-2010; KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2011 1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, VC trong nước của tỉnh Quảng Ninh năm 2010: a/ Đào tạo, bồi dưỡng trong nước Năm 2010, là năm cuối thực hiện 40/2006/QĐ-TTg và là năm đầu tiên thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CB,CC xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về dạy Nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CB,CC,VC toàn tỉnh trên cơ sở rà soát các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo hoàn thành 8 mục tiêu theo Quyết định 40/2006/QĐ-TTg và ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng CB,CC xã theo Quyết định 1956. Để tạo thuận lợi cho đội ngũ CB,CC của tỉnh có điều kiện VLVH, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương phối hợp với các cơ sở đào tạo để mở các lớp tại địa phương như các lớp QLNN chương trình chuyên viên cao cấp; các lớp cao cấp Lý luận chính trị; các lớp đào tạo trình độ sau đại học cho các ngành Kinh tế, ngành Y-Dược, ngành Sư phạm; Đại học Lao động xã hội cho công chức xã .... Năm 2010 còn là năm đầu tiên thực hiện theo phân cấp, trường Chính trị tỉnh cũng đã mạnh dạn đảm nhiệm vai trò đào tạo chương trình QLNN Chuyên viên chính, do vậy nhiều CB,CC cấp huyện và xã được tham gia học tập chương trình này; Năm 2010, số kinh phí tỉnh cấp cho Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh là 9.750 triệu đồng, trong đó cấp riêng cho Kế hoạch đào tạo CB,CC xã là 750 triệu đồng tăng 36% so với năm 2009 (kinh phí cấp năm 2009 là 6.200 triệu đồng), do vậy số lượng CB,CC,VC của tỉnh được tham gia học tập so với các năm trước tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng (Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 03ĐT-01) b/ Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC ở nước ngoài so với năm 2009 cũng đã khởi sắc hơn, tuy vậy cũng chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như Môi trường, Du lịch, Phương pháp giảng dạy và hoạch định chính sách. Thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu ngắn hạn dưới 3 tháng, duy nhất 1 trường hợp đào tạo 12 tháng (Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 05ĐT-01) 2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010: a/Đào tạo, bồi dưỡng trong nước Trên cơ sở bám sát các mục tiêu của Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC của tỉnh giai đoạn 2006-2010 với các nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng vùng miền và từng nhóm đối tượng CB,CC,VC của tỉnh. - Đối với các lớp Lý luận chính trị: Mục tiêu xây dựng đội ngũ CB,CC, VC tỉnh Quảng Ninh có phẩm chất chính trị vững vàng, đội ngũ lãnh đạo quản lý vừa hồng vừa chuyên, Tỉnh cho chủ trương phối hợp với các cơ sở đào tạo TW và địa phương để đào tạo trình độ lý luận chính trị cho CB,CC,VC toàn tỉnh, đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm Chính trị cấp huyện để làm địa điểm mở lớp đào tạo nguồn cán bộ cho cấp huyện, cấp xã. Từ năm 2006 đến nay số CB,CC, VC của tỉnh được đào tạo về Lý luận chính trị ở các trình độ Đại học, Cao cấp, Trung cấp là 2095 lượt người. So với chỉ tiêu kế hoạch vượt 0,03 %. - Đối với các lớp QLNN: Đáp ứng mục tiêu 100% CB,CC Hành chính được chuẩn hoá ngạch bậc, được trang bị kiến thức QLNN để đáp ứng công việc. Ngay từ năm 2007 tỉnh đã quan tâm và chỉ đạo phối hợp với Học viện Hành chính để mở các lớp chuyên viên chính tại địa phương để tạo điều kiện có nhiều nhất CB,CC được tham gia học tập; đến năm 2010 tỉnh cũng đã phối hợp với Học viện để mở 01 lớp chuyên viên cao cấp tại tỉnh tạo điều kiện cho 58 cán bộ cốt cán của tỉnh tham gia học tập; các lớp Chuyên viên, do trường Chính trị tỉnh đảm nhiệm, từ năm 2008 Tỉnh cũng cho chủ trương tăng cường mở lớp tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để tạo điều kiện nâng dần tỷ lệ CB,CC cấp huyện, cấp xã theo học; Tính đến nay số CB,CC được cử đi học các lớp bồi dưỡng về QLNN là 3021 lượt người. So với chỉ tiêu kế hoạch vượt 32 %. - Đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CB,CC,VC của tỉnh: Thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ CB,CC có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ; phấn đấu đến năm 2010 có 100% công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn.... Trong những năm gần đây số lượng CB,CC,VC được cử đi đào tạo và đào tạo lại tăng nhiều, đặc biệt một số lớp tỉnh quan tâm cấp kinh phí đào tạo như: Đào tạo Bác sỹ tuyến xã, Y tế Thôn bản, CĐ lao động – xã hội cho tuyến xã, Trung cấp ngành Quân sự, TC ngành Phụ nữ, TC ngành Luật, TC Văn hoá Dân tộc Miền núi.....; tỷ lệ cử đi đào tạo trình độ Sau đại học tăng nhiều so với giai đoạn 2001 – 2005 tập trung nhiều ở các ngành Y tế, giáo dục và kinh tế. Hiện nay tính chung toàn tỉnh có 87% số CB,CC xã được đào tạo chuyên môn từ trình độ trung cấp trở lên. - Đối với các lớp bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ và Kỹ năng lãnh đạo: Với mục tiêu 100 % CB,CC hành chính được trang bị, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao; 100% công chức lãnh đạo cấp Sở, huyện được trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý; thực hiện đầy đủ quy trình đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hoá trước khi bổ nhiệm, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo TW, các giảng viên thỉnh giảng đang công tác tại các Bộ ngành, các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực tham gia giảng dạy. Qua các lớp học này các học viên được nâng cao kiến thức, được cập nhật thông tin mới và bổ sung kinh nghiệm trong quản lý và thực thi công vụ; - Đối với các lớp Tin học và Ngoại ngữ: Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC đáp ứng thời kỳ đổi mới của đất nước và thời kỳ Hội nhập Quốc tế, được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh các lớp Tin học và Ngoại ngữ đã được mở rộng xuống các địa phương thuộc tỉnh, đáp ứng nhu cầu tin học hoá Văn phòng và nhu cầu giao dịch Quốc tế. Hoàn thành mục tiêu 100% số CB,CC xã được phủ kín trình độ Tin học Văn phòng Tính đến nay đến nay số CB,CC được đào tạo về Ngoại ngữ là 1112 lượt người, so với chỉ tiêu kế hoạch vượt 33 %. Số CB,CC được đào tạo về Tin học là 9.128 lượt người, so với chỉ tiêu kế hoạch vượt 226 % Ngoài việc triển khai các lớp theo kế hoạch hàng năm, tỉnh Quảng Ninh còn tranh thủ được các nguồn vốn kinh phí từ các chương trình, dự án cấp bộ, ngành mở được nhiều lớp bồi dưỡng về Công nghệ thông tin, Kỹ năng quản lý đào tạo, Kỹ năng quản lý và điều hành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã và Kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ .... Từ năm 2003, tỉnh Quảng Ninh còn được Công ty Dầu thực vật Cái Lân, đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tài trợ nhiều xuất học bổng cho sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trường đại học trong nước với số tiền hàng trăm triệu đồng/ năm. (Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 04ĐT-01) b/ Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài Trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh cũng đã có nhiều nỗ lực chọn cử CB,CC đi đào tạo ở nước ngoài, tuy vậy hiệu quả chưa được như mụctiêu đặt ra, nguyên nhân là: Trình độ Ngoại ngữ của CB,CC,VC của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu học tập ở nước ngoài, do vậy nhiều chỉ tiêu phân về tỉnh phải bỏ vì không có người đủ điều kiện về Ngoại ngữ để chọn cử đi học. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phân bổ chỉ tiêu về tỉnh không mấy hấp dẫn, 1 phần do chương trình học không phù hợp, 1 phần do được cử đi các nước không thuộc tốp đầu về phát triển kinh tế - xã hội. Vì những lý do trên số CB,CC,VC cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài không nhiều, đối tượng cử đi thường là chương trình ngắn hạn dưới 3 tháng và tập trung ở một số lĩnh vực về chuyên môn nghiệp vụ. (Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 06ĐT-01) 3. Kết quả thực hiện 8 mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, VC của tỉnh Quảng Ninh giai doạn 2006 - 2010: Với mục tiêu trang bị và nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính và cán bộ công chức cấp xã, tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ năng lực thi hành công vụ, có tinh thần tận tụy phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Đến năm 2010 về cơ bản tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành các chỉ tiêu phấn đấu, đối chiếu với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, các nội dung đạt được như sau: - 82 % CB,CC được trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo, quản lý, công chức các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp; - 93% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ; - 100% công chức lãnh đạo cấp sở, cấp huyện được trang bị kỹ năng lãnh đạo quản lý; - 100% cán bộ xã được trang bị kiến thức về chính trị, QLNN và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; - 95% số cán bộ có chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND đuược đào tạo, bồi dưỡng chuẩn chức danh; - 87 % số CB,CC xã được đào tạo chuyên môn từ trình độ trung cấp trở lên; - 94% số cán bộ không chuyên trách ở các xã thôn và tổ dân khu phố được tập huấn nghiệp vụ II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Đánh giá chung Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và các văn bản hiện hành quy định về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nguồn nhân lực của tỉnh. Đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện toàn diện, ở tất cả các nội dung như: Nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện công vụ, kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) cho cán bộ, công chức các cấp chính quyền. Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh và trang bị kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ trước khi bổ nhiệm; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức xã đảm bảo có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở các xã, thôn và tổ dân phố. Trong 5 năm qua, thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh đã có bước đổi mới và chuyển biến tích cực, gắn sát với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ. Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm tăng dần. Việc đào tạo và đào tạo lại theo quy định và chuẩn hoá các chức danh đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số được quan tâm. Đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã được nâng lên, cơ bản đáp ứng được mục tiêu chiến lược về công tác cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học ngày càng tăng; các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực và chuyên môn nghiệp vụ được các địa phương đơn vị quan tâm, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Các đơn vị đã bố trí sắp xếp công việc, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Tỉnh đã giải quyết tốt các chế độ chính sách cho người đi học. Đại đa số cán bộ, công chức, viên chức xác định được trách nhiệm của bản thân khi tham gia các khoá học, chủ động sắp xếp công việc, thời gian và tự túc một phần kinh phí trong quá trình học tập, nâng cao trình độ. Sau đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả công tác ngày càng được nâng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. 2. Những ưu điểm và tồn tại, bài học kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2006 - 2010 a/Ưu điểm. Đối với sự chỉ đạo của các cơ quan Trung ương Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành triển khai thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg đã được ban hành kịp thời, cụ thể, theo các nội dung quy định về đào tạo, bồi dưỡng. Có các chỉ tiêu đặt ra phù hợp với các loại hình vùng, miền. Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện các nội dung, chương trình, đề án, dự án theo kế hoạch, kịp thời đánh giá, điều chỉnh công tác tổ chức thực hiện. Cơ sở đào tạo của Trung ương đã tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nội dung, đối tượng, địa bàn để các địa phương tổ chức thực hiện. Tổ chức bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên. Công tác phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo của Trung ương cho cơ sở đào tạo của các địa phương đã được thực hiện triệt để. Chuyển giao thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng tài liệu đã được tiến hành tốt, nâng cao tính chủ động của địa phương. - Đối công tác triển khai, tổ chức thực hiện của tỉnh Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về việc đào tạo, bồi dưỡng CB,CC của tỉnh giai đoạn 2006-2010 và giao cho các cơ quan chức năng triển khai Kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả, đặc biệt quan tâm đến việc cấp kinh phí hàng năm cho các đơn vị thực hiện Kế hoạch. Cấp uỷ, lãnh đạo địa phương, đơn vị thuộc tỉnh có quan điểm, chủ trương tích cực trong công tác định hướng bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, công chức. Quan tâm chỉ đạo điều hành công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp sau đào tạo. Bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra, tập trung đào tạo theo quy hoạch: gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu vị trí làm việc và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, bậc, chức danh và vị trí công tác. Làm tốt công tác dự báo nhu cầu, chọn cử đi đào tạo đúng vị trí, đúng người cần học. Tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng. Năm 2004, tỉnh đã ban hành Quyết định số 2871/2004/QĐ-UB quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng CB,CC và thu hút nhân tài riêng của tỉnh, theo đó cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngoài các chế độ đi học, học viên còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền tài liệu, tiền đi thực tế ...và được hưởng hỗ trợ một lần sau đào tạo. Thực tế, trong những năm qua, việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ này đã tạo những điều kiện thuận lợi cơ bản cho nguời học nâng cao kiến thức mọi mặt, nhất là đào tạo ở trình độ sau đại học. b/ Tồn tại - Đối với công tác chỉ đạo của các cơ quan Trung ương: Hệ thống văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng của chính phủ, các bộ ngành và của tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ; Phân cấp về đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới, thiếu triệt để. Hiện tại Luật cán bộ, công chức đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu, chưa đồng bộ nên có vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch và chọn cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh. Chính sách về tài chính cho công tác đào tạo còn chậm sửa đổi chưa phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương (định mức cho đào tạo, bồi dưỡng; mục chi). Nội dung của một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được thực tiễn đặt ra: chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu thực tế, thiếu sự liên thông giữa các bậc học, có sự trùng lặp về nội dung gây lãng phí về thời gian và kinh phí; Một số giáo trình giảng dạy nội dung chưa được cập nhật thường xuyên nên không đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Nội dung bài giảng chưa sát, chưa phù hợp với từng đối tượng, chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, do vậy sau đào tạo có tình trạng cán bộ, cong chức vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết công vụ. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài còn ít về chỉ tiêu, thời gian triển khai hạn chế nên dẫn đến tình trạng không thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Các khoá học mới dừng ở việc bồi dưỡng ngắn hạn; - Đối với công tác triển khai, thực hiện của tỉnh: Khi triển khai thực hiện Quyết định 40/2006/QĐ-TTg, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị và địa phương thuộc tỉnh chưa đồng đều, chưa đáp ứng với đòi hỏi ở nhiều vị trí công tác. Có tình trạng thiếu cán bộ có trình độ cao, tham mưu tốt ở một số lĩnh vực chủ chốt như y tế, giáo dục. Đặc biệt ở một số vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, đa số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn còn thấp nhưng vì nhiều nguyên nhân đã không thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng nên chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá, còn hạn chế về năng lực thực thi công vụ. Việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng ở một số nội dung còn có hạn chế như: Số lượng được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị, QLNN chương trình chuyên viên cao cấp còn ít ; Một số địa phương, đơn vị thuộc tỉnh còn yếu về công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu cử đi đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đào tạo, sử dụng sau đào tạo. Một số giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh còn thiếu kinh nghiệm về thực tiễn trên các lĩnh vực quản lý nên trong quá trình giảng dạy chất lượng bài giảng còn hạn chế, chất lượng đào tạo có mặt chưa theo kịp yêu cầu đặt ra. Chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh chưa có sức hút mạnh; Một số địa phương thuộc thuộc vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh do khoán chi ngân sách hành năm ổn định nên việc dành kinh phí cho cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bị hạn chế. Tỉnh Quảng Ninh với đặc thù là tỉnh biên giới có 70% là vùng núi, biên giới, hải đảo. Vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (có xã đến hơn 90% là người dân tộc thiểu số), tốc độ độ thị hoá diễn ra nhanh chóng, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng cao, vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn chưa thể đáp ứng kịp với yêu cầu đặt ra. 3/ Một số đề xuất, kiến nghị Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã có những kết quả khả quan. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tỉnh có một số đề xuất như sau: - Về chương trình, tài liệu học tập: Đề nghị các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ sớm ban hành chương trình, giáo trình mới. Khi thiết kế chương trình cần đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học. Nội dung chương trình phải đáp ứng việc học tập nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; - Về đội ngũ giảng viên: các cơ sở đào tạo cần tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và bổ sung, cập nhật kiến thức mới; Tăng cường giảng viên thỉnh giảng đang công tác ở cấp bộ, ngành Trung ương để học viên có cơ hội tiếp cận với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong quá trình thực thi công vụ. - Tiếp tục hỗ trợ tỉnh về kinh phí, hỗ trợ các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo các dự án của Bộ, ngành, của các tổ chức quốc tế. 4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC trong nước của tỉnh Quảng Ninh năm 2011: a/ Đào tạo, bồi dưỡng trong nước Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2011 -2015, ngay từ cuối năm 2010 tỉnh đã có chủ trương thông báo đến các địa phương đơn vị thuộc tỉnh tiến hành đánh giá công tác cán bộ, lập quy hoạch chọn cử đối tượng tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với chức danh và vị trí công tác; Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ và chủ trương của tỉnh về xây dựng xã hội học tập, các cơ quan tham mưu đã xây dựng Kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt với số kinh phí là 16.500 triệu đồng, trong đó tập trung cho các nội dung đào tạo, bồi dưỡng trình độ Cao cấp Lý luận chính trị, các Kỹ năng lãnh đạo quản lý và Kỹ năng nghiệp vụ. Về chuyên môn nghiệp vụ ưu tiên cử người đi đào tạo trình độ Sau đại học, đào tạo trình độ CĐ, ĐH cho đối tượng cấp xã đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản 100% công chức xã có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên. Chỉ tiêu xây dựng cho các nội dung đào tạo, bồi dưỡng - Trình độ Lý luận chính trị: có 1581 lượt người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ Cao cấp và Trung cấp - Quản lý nhà nước: có 260 lượt người được cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng QLNN chương trình Chuyên viên chính và Chuyên viên - Chuyên môn nghiệp vụ: có 849 lượt người được cử đi đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên, 5847 lượt người được cử đi bồi dưỡng về chuyên môn - Bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ: có 1145 lượt người - Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: 1520 lượt người - Trình độ ngoại ngữ: 200 lượt người - Trình độ tin học: 600 lượt người . - Đào tạo tiếng Dân tộc: 70 lượt người Kinh phí đề nghị UBND tỉnh cấp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC trong nước năm 2011 là 36.435 triệu đồng. Trong đó dự kiến ngân sách TW là 600 triệu đồng; Ngân sách địa phương là 17.100 triệu đồng; Nguồn khác là 18.375 triệu đồng. (Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 09ĐT-01) b/ Đào tạo, bồi dưỡng ở ngước ngoài Tranh thủ các nội dung bồi dưỡng nhân lực của các chương trình, dự án, khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cử được CB,CC,VC đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, đặc biệt ở các các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và Kỹ năng hoạt động nghề nghiệp Kinh phí dự kiến cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho CB,CC,VC của tỉnh Quảng Ninh năm 2011 theo chương trình của các dự án là 122.700 USD. (Chi tiết số liệu đào tạo, bồi dưỡng xem phụ biếu BM: 10ĐT-01) IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2012: - Kinh phí dự kiến đào tạo, bồi dưỡng trong nước cho CB,CC,VC của tỉnh Quảng Ninh năm 2012 là 38.000 triệu đồng. Trong đó ngân sách TW là 700 triệu đồng; Ngân sách địa phương là 17.500 triệu đồng; Nguồn khác là 19.800 triệu đồng. - Kinh phí dự kiến đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho CB,CC,VC của tỉnh Quảng Ninh năm 2012 theo chương trình của các dự án là 125.000 USD. Trên đây là báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010, và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC của tỉnh năm 2011, Sở Nội vụ Quảng Ninh trân trọng báo cáo./. Nơi nhận: - Như kính gửi (báo cáo) - UBND tỉnh (để báo cáo) - Ban Tổ chức tỉnh ủy (để biết) - Lưu VT, CCHC. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Lê Thị Kim Loan Phụ Lục 2: Báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh trong năm 2008-2010 của trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh UBND TỈNH QUẢNG NINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CỪ Số: /BC-TCT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hạ Long, ngày 05 tháng 4 năm 2009 Dự thảo Báo cáo Tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh trong năm 2008-2009. Thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW, ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức số 3568/KHĐT-TH, ngày 27 tháng 12 năm 2007 và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức số: 3168/KHĐT-TH, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư ; Thông báo số: 384/KHĐT-ĐT, ngày 20 tháng 3 năm 2008; Thông báo số: 300/SNV-VP, ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Sở Nội vụ. Trong hai năm 2008 và 2009 Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ luôn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch được tỉnh giao về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong toàn tỉnh. Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, xin báo cáo về việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch cụ thể trong hai năm qua với những kết quả đã đạt được như sau: I. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trong hai năm 2008, 2009. 1. Năm 2008: a. Chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao cho nhà trường. - Kế hoạch tuyển sinh mới trong năm 2008 (theo Thông báo số 3568/KHĐT-TH, ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư): + 01 lớp Đại học Báo chí: 64 học viên + 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị: 64 học viên + 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị: 140 học viên + Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 210 học viên + Đào tạo tiền công vụ: 75 học viên - Theo Thông báo về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức năm 2008 số: 384/SNV-ĐT, ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Sở Nội vụ: + Cao cấp lý luận chính trị: 110 học viên + Cử nhân hành chính: 70 học viên + Bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên: 130 học viên + Đào tạo tiền công vụ: 75 học viên b. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong năm 2008 đã đạt được. * Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên: Chỉ tiêu giao năm 2008 Kết quả bồi dưỡng năm 2008 Tên lớp Địa điểm đặt lớp Khai giảng Bế giảng Tổng số học viên So sánh với chỉ tiêu giao 130 học viên - CV36 Huyện Tiên Yên 15/01/2008 30/6/2008 67 Vượt chỉ tiêu 439 học viên - CV37 Tại trường 26/5/2008 28/8/2008 56 - CV38 Tại trường 02/8/2008 28/11/2008 83 - CV39 Tại trường 04/9/2008 01/12/2008 87 - CV40 Thị xã Cẩm Phả 26/9/2008 10/01/2009 146 - CV41 Công ty Tuyển than Hòn Gai 04/10/2008 04/01/2009 73 - CV42 Thành phố Móng Cái 30/10/2008 06/3/2009 Tổng cộng: 569 học viên * Đào tạo trung cấp lý luận chính trị năm 2008: Chỉ tiêu giao năm 2008 Kết quả đào tạo năm 2008 204 Học viên Tên lớp Địa điểm đặt lớp Khai giảng Bế giảng Tổng số học viên So sánh với chỉ tiêu giao - C95 Huyện Cô Tô 01/6/2006 30/5/2008 66 - C96 Tại trường 11/9/2006 15/8/2008 54 - C97 Thành phố Hạ Long 18/9/2006 26/6/2008 84 - C98 Tại trường 25/01/2007 15/01/2009 72 - C99 Thị xã Cẩm Phả 07/5/2007 14/01/2009 100 - C100 Huyện Yên Hưng 18/6/2007 26/3/2009 79 - C101 C.ty CP than Vàng Danh 14/7/2007 13/8/2008 75 - C103 Thành phố Móng Cái 28/9/2007 26/8/2008 67 - C107 Huyện Hải Hà 26/12/2007 24/12/2008 60 - A31 Tại trường 22/10/2007 30/5/2008 43 Tổng cộng: 700 học viên * Cao cấp lý luận chính trị: 02 lớp - Lớp Cao cấp lý luận chính trị: K1 (khai giảng: 11/2007): 113 học viên - Lớp Cao cấp lý luận chính trị: K2 (khai giảng: 02/12/2008): 114 học viên * Đại học Báo chí: 01 lớp (57 học viên) * Đại học hành chính: * Đào tạo tiền công vụ: - Chỉ tiêu giao năm 2008: 75 học viên, đã đào tạo bồi dưỡng 01 lớp: 43 học viên. * Trung cấp Hành chính-Văn thư: mở 01 lớp (25 học viên) * Bồi dưỡng giảng viên các trung tâm chính trị: 01 lớp = 65 học viên * Tham gia giảng dạy các lớp: Trung cấp công an, Trung cấp phụ vận. 2. Năm 2009: a. Chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao năm 2009: - Kế hoạch tuyển sinh mới trong năm 2009 theo Thông báo số 3168/KHĐT-TH, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư: + Đại học Báo chí (từ năm 2008 chuyển sang năm 2009): 57 học viên + 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị (DCD) từ năm 2008 chuyển sang năm 2009: 58 học viên + 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị từ năm 2008 chuyển sang năm 2009: 170 học viên. + 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị từ năm 2008 chuyển sang năm 2009: 114 học viên. + 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị (DCĐ): 120 học viên + 04 lớp Bồi dưỡng trưởng thôn: 280 học viên. + Lớp Bồi dưỡng cán bộ huyện thị: 100 học viên + Lớp Trung cấp Hành chính-Văn thư: 100 học viên. * Theo Thông báo số: 300/SNV-VP, ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Sở Nội vụ về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2009. Lớp học Số lượng học viên I. Các lớp chuyển tiếp từ năm 2008 sang năm 2009 1. Cao cấp lý luận chính trị khoá I 113 học viên 2. Cao cấp lý luận chính trị khoá II 114 học viên II. Các lớp bồi dưỡng 2009 1. Bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND cấp xã 150 học viên 2. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên 400 học viên 3. Đào tạo tiền công vụ 300 học viên b. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã đạt được năm 2009 (tính đến tháng 4 năm 2009). * Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên: Chỉ tiêu giao năm 2009 Kết quả bồi dưỡng năm 2009 (tính đến tháng 4/2009) 400 học viên Tên lớp Đào tạo tại Khai giảng Bế giảng Tổng số học viên được đào tạo - CV43 Huyện Đông Triều 20/2/2009 6/2009 100 - CV44 Tại trường 23/3/2009 7/2009 78 * Dự kiến chuẩn bị mở các lớp - CV45 Tại trường 5/2009 - CV46 Tại trường 10/2009 - CV47 Huyện Yên Hưng 8/2009 - CV48 Tại trường 11/2009 * Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị đến tháng 4 năm 2009: Chỉ tiêu năm 2009 Kết quả đào tạo Tên lớp Đào tạo tại Khai giảng Bế giảng Tổng số học viên So sánh với chỉ tiêu giao 120 học viên - C102 Huyện Tiên Yên 9/2007 6/2009 74 - C104 Huyện Đầm Hà 10/2007 6/2007 79 - C105 Huyện Đông Triều 10/2007 6/2009 110 - C106 Thị xã Uông Bí 12/2007 8/2009 120 - C108 Trường huấn luyện cán bộ Đoàn-Đội 3/2008 6/2009 61 - C109 Tại Trường 4/2008 12/2009 55 - C110 Thị xã Cẩm Phả 5/2008 12/2009 114 - Quân sự Trường Quân sự 5/2008 5/2009 70 - C111 Thành phố Móng Cái 5/2008 8/2009 92 - C112 Huyện Vân Đồn 7/2008 2/2010 81 - C113 Mỏ Cọc 6 5/2008 8/2009 77 - C114 Huyện Ba Chẽ 6/2008 11/2009 74 - C115 Huyện Hải Hà 7/2008 01/2010 83 - C116 Thành phố Hạ Long 9/2008 01/2010 96 - C117 Trường Chính trị 4/2009 4/2011 71 - C118 Trường Chính trị 4/2009 7/2010 98 - A32 Trường Chính trị 11/2008 10/2009 38 * Trung cấp Hành chính-Văn thư: 01 lớp (25 học viên). * Đào tạo tiền công vụ: - 20/4/2009: Khai giảng 01 lớp tại trường - 7/2009: Khai giảng 02 lớp tại trường 300 học viên - 8/2009: Khai giảng 01 lớp tại Tiên Yên * Bồi dưỡng Chủ tịch HĐND xã: Dự kiến tháng 7 năm 2009 mở 02 lớp: - 01 lớp 02 tháng - 01 lớp 03 tháng 158 học viên * Cao cấp chính trị: khoá 1 và khoá 2 tiếp tục học nối sang năm 2009 (tổng số 227 học viên). II. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong 02 năm qua của nhà trường: 1. Thuận lợi: - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên về công tác đào tạo cán bộ, công chức của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ – UBND tỉnh. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Sở Nội vụ, Sở Tài chính với nhà trường về công tác đào tạo. - Sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo của Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Sự phối hợp tốt với các huyện thị, các Trung tâm chính trị để mở các lớp học. - Có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng uỷ, Ban Giám đốc nhà trường, sự đoàn kết nhất trí của tập thể giảng viên, cán bộ nhà trường, một tập thể cán bộ giảng viên biết vượt qua mọi khó khăn vất vả để cùng nhau thực hiện tốt các chỉ tiêu về công tác đào tạo bồi dưỡng trong 02 năm 2009-2009 mà tỉnh giao. - Nhà trường có một đội ngũ giảng viên được trang bị kiến thức rất cơ bản để kịp thời đáp ứng sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh nhà, tính đến nay nhà trường đã có: + 02 giảng viên đang theo học tiến sỹ + 11 giảng viên đã học xong cao học + 05 giảng viên đang theo học thạc sỹ + 100% giảng viên đã có từ 1 đến 3 bằng đại học Hằng năm giảng viên của các khoa được bố trí đi tập huấn các chương trình đê nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin theo yêu cầu của học viên. Nhìn chung các giảng viên của nhà trường đều nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, đem hết nhiệt huyết của mình phụng sự cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường và của tỉnh. - Công tác quản lý đào tạo có nhiều sự đổi mới và đạt được nhiều thánh tích (áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo, đảm bảo kế hoạch đào tạo theo đúng tiến độ, phân công sử dụng có hiệu quả lực lượng giảng viên, phối hợp chặt chẽ giữa các khoa phòng của nhà trường thực hiện tốt quy trình đào tạo). Năm 2008 phòng Đào tạo nhà trường đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen về có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. 2. Một số khó khăn trong công tác đào tạo của nhà trường. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, nhà trường đang gặp phải những khó khăn cơ bản trong công tác đào tạo cán bộ: - Về cơ sở vật chất: số phòng học và phòng ở nội trú của học viên không đủ để đáp ứng kịp thời mở lớp, do vậy nhà trường đã làm việc với Sở Nội vụ mở một số lớp bồi dưỡng (chuyên viên, đào tạo tiền công vụ) đặt tại địa phương để giảm tải số lượng lớp mở tại trường. - Giảng viên phải đi công tác xa (giảng dạy ở các lớp mở tại huyện thị) nên việc đi lại gặp khó khăn và công tác quản lý đào tạo cũng gặp những trở ngại đáng kể. - Năm 2009 là năm bắt đầu thực hiện mô hình đào tạo chương trình mới theo quy định của Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (9/2009 bắt đầu triển khai thực hiện chương trình mới), do đó đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải tham gia chương trình tập huấn, soạn giảng theo nội dung mới. - Việc bố trí xe đưa đón các thầy cô xuống phục vụ các lớp Cao cấp lý luận chính trị, Đại học Báo chí chưa thực sự phù hợp vì nhà trường có 02 xe ô tô, mỗi kỳ học của lớp Cao cấp lý luận chính trị cần từ 3 đến 4 lượt xe đưa đón thầy cô nên rất tốn kém. Mặt khác nếu bố trí xe đưa đón thầy cô thì không còn xe cho lãnh đạo trường đi công tác. - Học viên vừa học vừa làm nên có một số ít học viên chưa thựa sự yên tâm học tập còn xin nghỉ để giải quyết công việc cơ quan. III. Phương hướng quản lý công tác đào tạo của Trường 1. Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao 2009 2. Tích cực hơn nữa trong công tác quản lý đào tạo: theo đúng quy chế 3. Đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở trường mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo của tỉnh. 4. Động viên giảng viên khắc phục khó khăn, trau dồi kiến thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là một số nội dung cơ bản đánh giá kết quả đào tạo nhà trường trong hai năm 2008-2009. Hạ Long, ngày 08 tháng 4 năm 2009 T.L GIÁM ĐỐC Trưởng phòng Đào tạo Hoàng Thị Thúy Hường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh.doc
Luận văn liên quan